Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn

LỜI NÓI ĐẦU Sự cần thiết của đề tài: Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta, chúng ta không thể nào sinh sống, hoạt động mà không thải rác. Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dân không n

doc106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại rác sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gừng được nâng cao đang làm cho lượng rác thải ngày càng tăng lên. Nếu không được xử lý tốt, rác thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Tại các nước phát triển, bên cạnh việc vận động và áp dụng các biện pháp, chế tài để giảm thiểu xả thải rác, các chính phủ đã chú trọng đầu tư cho ngành công nghiệp tái chế chất thải. Chỉ thị số 199/TTg ngày 2/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp và tiếp sau đó là quyết định số 152/199/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ những nỗ lực lớn lao của Chính phủ trong việc đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, ở đó vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược. Nhờ đó, môi trường được cải thiện đồng thời tăng nguyên liệu, sản phẩm cho nền kinh tế. Song công nghiệp tái chế chất thải chỉ phát triển được khi có nguồn rác được phân loại tốt, vì vậy phân loại rác tại nguồn đã được xác định là giải pháp cần thiết trong chu trình thu gom và xử lý chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng. Mặt khác, mỗi ngày ở Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 tấn CTRSH trong đó hết 5.200 tấn được đem chôn lấp ở các bãi chôn (Nguồn: Cty Môi trường đô thị, 2007). Do đó lượng rác thải chưa được tái chế, tái sử dụng chiếm tới hơn 85% tổng khối lượng CTRSH. Với tốc độ này thì Thành phố sẽ không đủ quỹ đất để chôn lấp trong tương lai, các bãi chôn lấp sẽ quá tải và các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, đồng thời cũng kiềm hãm sự phát triển xã hội. Phân loại CTR tại nguồn có khả năng giải quyết các vấn đề đó. Những lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn là không thể phủ nhận, nó không chỉ mang tính chất là một giải pháp cho sự phát triển ở các thành phố lớn phát triển mà còn là một sự tái sử dụng vật chất cho tương lai. Do vậy nếu chúng ta thực hiện tốt việc phân loại rác thì rác không chỉ đi ra từ đời sống mà còn là một sản phẩm quay trở lại với cuộc sống chúng ta. Nhằm thực hiện tốt việc thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam, một trong những mục tiêu trong chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn là tổ chức thực hiện phân loại rác tại nguồn với tỉ lệ gia tăng qua từng giai đoạn: tối thiểu là 90% năm 2010 và đảm bảo 95% năm 2020. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay việc phân loại rác tại nguồn vẫn đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm tại các quận 1,4,5,6,10 và huyện Củ Chi ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Và Quận 6 là 1 trong 5 quận của thành phố thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn đầu tiên. Trong quá trình thực hiện dự án thí điểm Quận 6 đã đạt được những thuận lợi và khó khăn nhất định về các mặt như công tác tuyên truyền, hệ thống thu gom vận chuyển, kiểm tra giám sát, các quy định xử phạt, chế tài lực lượng thu gom và người dân khi thực hiện sai hay không thực hiện việc phân loại rác tại nguồn chính vì vậy đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn” là hết sức cần thiết, nó góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 . Mục tiêu đề tài: Đánh giá thuận lợi và khó khăn của dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 6. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình phân loại rác tại nguồn của địa bàn quận 6. Ý nghĩa của đề tài: Tìm ra các giải pháp mới nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý cũng như xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 6 để việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận diễn ra đồng bộ từ khâu thu gom đến nhà máy tái chế. Xử lý được một lượng CTRSH khổng lồ của thành phố, góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài: tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng CTR của thành phố nói chung và quận 6 nói riêng. Thu thập tài liệu về chương trình phân loại rác tại nguồn mà thành phố đã thực hiện thí điểm trên địa bàn quận 6. Đánh giá được những thuận lợi cũng như giới hạn của dự án thí điểm PLRSHTN trên địa bàn quận 6. Đề xuất các giải pháp về tuyên truyền, công cụ pháp lý, hệ thống thu gom và vận chuyển, nhà máy chế biến phân compost và tái chế nhằm nâng cao hiệu quả của việc PLRSHTN trên địa bàn quận 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rác sinh hoạt từ các nguồn: Hộ gia đình Trường học Cơ quan – văn phòng Dịch vụ kinh doanh Bệnh viện, trung tâm y tế Các chợ trong quận 6 Doanh trại quân đội Rác đường phố Đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong địa bàn quận 6 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận: Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác và khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả. Với sự gia tăng dân số cũng như mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải ngày càng nhiều. Trong khi đó hệ thống quản lý CTR cũng như công nghệ xử lý chưa được phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Vì vậy, việc thực hiện PLRTN và đề xuất các giải pháp quản lý cũng như chọn lựa công nghệ xử lý CTR một cách phù hợp cho tương lai là vấn đề cần thiết và cấp bách trong thời gian này. Hiện nay, lượng rác sinh hoạt đang chiếm khối lượng lớn với nhiều thành phần và tính chất khác nhau nên rất khó thu gom và xử lý. Tại các bãi chôn lấp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không khí, nước mặt và nước ngầm do khí thải và nước rỉ rác. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước với tốc dộ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh vì thế nó thúc đẩy quá trình ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường do CTRSH ngày càng nghiêm trọng. Do vậy, CTRSH là vấn đề cấp thiết và cần được quan tâm hàng đầu bởi cộng đồng dân cư, các nhà quản lý đô thị cũng như các cấp lãnh đạo của mọi cấp. Do vậy lượng CTRSH nếu không được quản lý một cách triệt để sẽ dẫn tới hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. 6.2 Phương pháp cụ thể: Phương pháp thu thập số liệu, tài liêu Phương pháp chuyên gia Phương pháp điều tra và khảo sát xã hội học Phương pháp thống kê và xử lý số liệu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM VÀ TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 1.1 Tổng quan CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố HCM: 1.1.1 Hệ thống kỹ thuật Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị tại thành phố HCM được thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị tại TP.HCM Nguồn phát sinh Tồn trữ tại nguồn Thu gom Bãi chôn lấp Trung chuyển và vận chuyển Tái sinh, tái chế và tái sử dụng Công đoạn lưu chứa Hiện tại các gia đình tự trang bị sử dụng thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, một số gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng các loại túi xốp, nilon chứa chất thải rắn. Khi đến thời gian giao rác, thông thường các hộ đem thùng chứa hoặc túi nilon để trước cửa để công nhân thu gom dễ dàng thu gom. Đối với những hộ không ở nhà vào thời gian thu gom rác, thường bỏ rác vào các bọc nilon buộc chặt, để trước cửa, chính hành động này đã tạo điều kiện cho những người thu nhặt ve chai có thể bươi, móc gây ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng rác tiếp nhận rác, hầu hết rác phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom rác trong chợ. Các hoạt động mua bán trên đường phố (cố định và di dộng), sinh hoạt đi lại của người dân đang là vấn đề phức tạp và nhức nhối trong việc tổ chức lưu chứa chất thải của mình. Tình trạng đường phố đầy rác do các đối tượng này xả thải bừa bãi không đúng nơi quy định là thường xuyên, liên tục và đã thành thói quen xấu khó điều chỉnh. Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, rác được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị. Sau đó, hầu hết rác đều được chuyển ra đổ vào các thùng 240l. Phần lớn các vị trí lưu chứa rác của các hộ gia đình, các khu chưng cư, đặc biệt khu nhà cao tầng, các điểm chợ, các điểm đặt thùng rác công cộng, ... đều không có lưu ý nghiên cứu thiết kế ban đầu hay có nhưng bố trí không hợp lý, không thuận tiện. Tại các khu vực công cộng trên đường phố, vỉa hè, phần lớn chưa được bố trí thùng rác công cộng hoặc có nhưng không đảm bảo phục vụ theo đúng chức năng của thùng rác công cộng. Nhận xét: Tình trạng chất lượng vệ sinh nơi công cộng rất xấu do ý thức giữ gìn vệ sinh của một bộ phận cộng đồng dân cư kém. Người dân chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm, xử sự của mình đối với chất thải rắn do hiện nay việc bao cấp của nhà nước trong lĩnh vực này còn nhiều. Chưa có sự quản lý nhà nước, dẫn đến thiếu sự thống nhất và đồng bộ của hệ thống lưu chứa tại nguồn. Công đoạn Quét dọn rác đường phố và vớt rác trên kênh rạch Hàng ngày, lực lượng công nhân của các Cty Dịch vụ công ích của các quận huyện phải thực hiện quét dọn vệ sinh hàng ngàn tuyến đường giao thông và vỉa hè. Để hoàn thành khối lượng công việc lớn này, hiện thành phố có trên 2.000 lao động và khoảng 1.500 phương tiện thô sơ thùng 660 lít thu gom lưu chứa chất thải. Các hoạt động cung cấp dịch vụ diễn ra từ 18 giờ chiều tối và đến 6h sáng hôm sau. Kỹ thuật quét thực hiện bằng thủ công. Kinh phí nhà nước chi trả cho hoạt động này trên 200 tỷ đồng/năm và khoản chi này đang gia tăng hàng năm. Tất cả hoạt động này đều do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thông qua nguồn ngân sách của Ủy ban nhân dân quận huyện với hình thức giao vốn kế hoạch hàng năm. Nhận xét Hệ thống quét dọn hoạt động ổn định, kết nối rất tốt và nhịp nhàng với hệ thống thu gom vận chuyển. Chỉ có một thành phần duy nhất tham gia cung ứng dịch vụ đó là nhà nước. Thiếu sự điều hành mang tính tích cực (về công nghệ, trong quản lý tác nghiệp, ....) trong quá trình cung ứng dịch vụ thích nghi với sự thay đổi của xã hội. Công tác quét dọn chủ yếu bằng thủ công chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng vệ sinh (chủ yếu quét sạch rác, còn cát thì không). Kinh phí dịch vụ tăng liên tục mà chất lượng dịch vụ tăng không tương ứng. Công tác quản lý nhà nước yếu kém, công tác kiểm tra giam sát bị buôn lỏng. Tình trạng chất lượng vệ sinh sau khi quét rất xấu và diễn biến ngày càng phức tạp do ý thức người dân quá kém. Công đoạn thu gom Hệ thống thu gom rác tại nguồn do lực lượng của Cty Dịch vụ công ích của các quận huyện ( chiếm khoảng 40%) và lực lượng tư nhân rác dân lập ( chiếm khoảng 60%) cùng thực hiện cung ứng dịch vụ trên toàn địa bàn thành phố. Rác sinh hoạt từ nguồn thải ra được chứa đựng trong các thùng chứa 660 lít, xe ba gác đạp, xe đẩy tay hoặc các xe lam, xe ba gác có gắn động cơ được công nhân vệ sinh hay rác dân lập chuyển đến các điểm hẹn tập trung trên đường phố hoặc các bô, trạm trung chuyển rác gần nhất. Ở một số nơi, lực lượng rác dân lập có kết hợp quét dọn vệ sinh khu vực các con hẽm tại khu vực mình cung cấp dịch vụ mà không thu thêm kinh phí. Lực lượng rác dân lập được hình thành từ trước giải phóng đến nay. Lực lượng này có xuất thân phức tạp từ những gia đình nghèo, ở nhiều địa phương khác đến cũng như có trình độ văn hóa và hiểu biết thấp. Hoạt động của lực lượng này mang tính cha truyền con nối. Lực lượng rác dân lập là một một nhóm tư nhân với các cá thể cung cấp dịch vụ độc lập ở một số khu vực nhất định. Các khu vực này chủ yếu là những địa bàn, khu dân cư hình thành mới, hoặc ở những vùng sâu vùng xa, những nơi chưa có lực lượng thu gom của nhà nước cung cấp dịch vụ này. Những cá nhân này tự tìm kiếm địa bàn và tự trang bị phương tiện thu gom cũng như tự thống nhất về thời gian, giá dịch vụ với các hộ gia đình. Thời gian thu gom diễn ra khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng của từng khu vực hoặc do lực lượng thu gom ấn định, thường diễn ra liên tục suốt cả ngày lẫn đêm. Địa bàn thu gom rất phức tạp do đặc điểm có quá nhiều các tổ chức nhà nước và tư nhân (trên 30 đơn vị), các cá thể rác dân lập (trên 2.000 người) cùng tham gia cung ứng dịch vụ trên địa bàn thành phố nói chung và một địa bàn phường xã cụ thể nói riêng. Việc cung cấp dịch vụ phần lớn không thông qua hợp đồng kinh tế và giá dịch vụ thường do tự thương thảo với mức giao động trong khoảng từ 7.000 – 15.000 đồng/hộ/tháng. Tùy theo khu vực thu gom nội thành hay ngoại thành, mặt tiền hay trong hẽm, ở các khu chung cư cao tầng hay thấp tầng, các khu dân cư cao cấp hay không cao cấp có mức giá dịch vụ thu khác nhau rõ rệt. Giá thu dịch vụ chỉ tính đến chi trả cho công đoạn thu gom ban đầu do người cung cấp dịch vụ tự thu và cân đối thu chi hoạt động. Giá dịch vụ hiện đang áp dụng được quy định cách đây gần 10 năm quá lạc hậu và không có cơ sở tính toán hợp lý trên nguyên tắc tính đúng tính đủ. Hiện nay về mặt quản lý chuyên ngành do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thông qua ngành dọc là các Phòng Tài nguyên Môi trường Quận Huyện nhưng về quản lý hành chính (nhân sự, cấp giấy hành nghề) các đường dây rác lại do các Ủy ban nhân dân các phường xã quản lý. Ở một số quận huyện, việc quản l‎ý ngành và hành chính đều do Công ty Dịch vụ công ích đảm nhận luôn. Lực lượng quản lý ở các quận quận huyện, phường xã là không có, các cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm. Hình 1.2. Hiện trạng thu gom chất thải rắn Nhận xét: Phương tiện thu gom của lực lượng dân lập chưa phù hợp về mặt mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường (phát tán mùi hôi và nước rỉ rác) do đa số là tự chế. Đôi khi có tình trạng đổ bỏ rác bừa bãi do ngại đi xa hoặc chờ (đến các điểm hẹn đổ quy định). Địa bàn thu gom da beo do ai thương lượng (hoặc tranh dành không lành mạnh) được với hộ dân nào (hay cụm dân cư nào) thì tiến hành thu gom ở đó. Do có quá nhiều đầu mối quản lý, nhân sự thiếu và yếu kém dẫn đến sự quản lý từ phía nhà nước không hiệu quả, khó có thể can thiệp vào công tác thu gom rác của lực lượng dân lập này (giá dịch vụ, thời gian thu gom, bảo hộ lao động, đăng ký hành nghề, …). Thiếu sự quản lý đồng bộ từ Thành phố đến địa phương, thiếu cơ chế quản lý phù hợp và hiệu quả cũng như thiếu các biện pháp chế tài hữu hiệu đối với lực lượng này. Phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt chưa được tính toán và thu đầy đủ. Thành phố đang phải chi trả kinh phí rất lớn cho vấn đề này. Công đoạn thu gom vận chuyển Hàng ngày hệ thống thu gom vận chuyển phải giải quyết khoảng 6.000 tấn chất thải sinh hoạt. Cơ sở vật chất để giải quyết lượng rác lớn này gồm có trên 40 bô/trạm trung chuyển, trên 600 xe cơ giới các loại và có 23 đơn vị công ích và 1 Hợp tác xã tham gia cung ứng dịch vụ với khoảng trên 1.000 nhân công. Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép rác kín, sau đó đổ trực tiếp vào xe ép rác (loại xe nhỏ hơn 4 tấn) chuyển đến trạm trung chuyển, một số xe đẩy tay đổ trực tiếp vào trạm trung chuyển khi thu gom chất thải rắn ở khu vực gần trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) nhận chất thải rắn và đổ ra bãi chôn lấp Đa Phước (Bình Chánh) hoặc Phước Hiệp (Củ Chi). Tại một số điểm, chất thải rắn sau khi được thu gom bằng xe đẩy tay chuyển trực tiếp sang xe ép lớn và chở thẳng đến bãi chôn lấp. Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị đang chịu trách nhiệm chuyên chở 55% khối lượng chất thải rắn đô thị của TPHCM, Hợp tác xã Công nông chuyên chở 15%, phần còn lại 30% do các Công ty dịch vụ công ích các Quận, huyện chuyên chở. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ quản giao vốn sự nghiệp hàng năm bằng kế hoạch vốn cho Công ty Môi trường Đô thị. Đơn vị này là đơn vị tổng thầu ký hợp đồng lại với các Cty Dịch vụ công ích Quận, huyện và Hợp tác xã tổ chức tiếp nhận, thu gom rác tại các điểm hẹn, các thùng rác công cộng hoặc các điểm phát sinh rác đổ bừa bãi trên đường phố. Ngoài ra, Quận 1, Quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh và Huyện Củ Chi, Cần Giờ là những đơn vị được phân cấp trực tiếp thực hiện công tác vận chuyển rác thông qua giao kế hoạch vốn hàng năm của UBND Quận - Huyện cho các đơn vị. Mỗi năm Nhà nước phải chi trả cho công tác trung chuyển và vận chuyển từ 200 - 250 tỷ đồng. Kinh phí này tăng lên hàng năm thông qua gia tăng khối lượng rác hàng năm và đơn giá dịch vụ ngày một tăng. Chất lượng các xe vận chuyển rác còn sử dụng được ở mức tương đối khoảng 70%, các xe vận chuyển phần lớn là xe đã qua sử dụng. Các bô rác, trạm trung chuyển phần lớn nằm lẫn trong khu dân cư và hiện nay 90% trong số này là không đảm bảo yêu cầu hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển từ nguồn ngân sách nhà nước còn quá manh mún, không đồng nhất và rất hạn chế. Nhận xét Hệ thống thu gom vận chuyển hoạt động ổn định, đảm bảo vận chuyển hết chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn thành phố. Có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Cơ sở hạ tầng, các phương tiện cơ giới cung ứng dịch vụ phần lớn là đã qua sử dụng, củ kỹ và lạc hậu, không đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Cần khoản kinh phí lớn để đầu tư đổi mới trang thiết bị và cơ sở vật chất. Kinh phí vận chuyển tăng liên tục tuy nhiên chất lượng dịch vụ không thay đổi nhiều. Công tác quản lý nhà nước (bao gồm công tác kiểm tra giám sát) yếu kém, chưa theo kịp tốc độ thay đổi, phát triển tự nhiên của ngành, chưa nói đến việc đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Hình 1.3. Hiện trạng hệ thống thu gom vận chuyển tại TP.HCM Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hệ thống thu gom vận chuyển tại TP.HCM Chứa trong thùng 240-660 lít (Trực tiếp) NGUỒN THẢI RÁC SINH HOẠT THƯỜNG RÁC SINH HOẠT BỆNH VIỆN CÔNG NGHIỆP (Thùng 240 L) NGUỒN THẢI RÁC XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CTRSH ĐIỂM HẸN THU GOM BÔ ÉP KÍN TRẠM TRUNG CHUYỂN TRẠM TRUNG CHUYỂN BÃI CHÔN LẤP CTRSH Công đoạn chôn lấp Hiện nay, hầu hết lượng chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh được thu gom và vận chuyển lên các bãi chôn lấp, kể cả những chất thải nguy hại. Công tác vận hành tất cả các bãi chôn lấp do Cty Môi trường đô thị thực hiện. Chôn lấp là công nghệ duy nhất được sử dụng để xử lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Tình hình chung các bãi chôn lấp rác tại TPHCM hiện nay: Công trường Đông Thạnh: đang tiếp nhận xà bần (1000tấn/ngày). Công trường Phước Hiệp: công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đã ngưng tiếp nhận xử lý rác, hiện nay chỉ còn vấn đề xử lý nước rỉ rác và đóng bãi. Công trường Gò Cát: công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đã ngưng tiếp nhận xử lý rác, hiện nay chỉ còn vấn đề xử lý nước rỉ rác và đóng bãi . Bên cạnh đó, hệ thống thu khí gas và chạy máy phát điện đang vận hành tốt hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Bãi chôn lấp 1A – Công trường xử lý rác Phước Hiệp: hiện bãi chôn lấp này đang tiếp nhận 3000 tấn/ngày. Đây là bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, hiện nay bãi chôn lấp này vẫn đang hoạt động quá tải với công suất tiếp nhận khoảng 6.000 tấn/ngày và tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp do sự cố lún trượt rác. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước: Được thiết kế tiếp nhận 3000 tấn/ngày. Đây là bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh kết hợp công nghệ xử lý rác làm compost và phân loại tái chế chất thải rắn. Dự kiến Khu này sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2007 với bãi chôn lấp và trong năm 2008 sẽ vận hành các công nghệ còn lại. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phải chi trả trên 200 tỷ đồng/năm cho Cty Môi trường đô thị thông qua giao vốn kế hoạch hàng năm thực hiện cung ứng dịch vụ xử lý chất thải sinh hoạt này. Bên cạnh đó, công tác xử lý nước rỉ rác của các bãi chôn lấp cũng đang thực hiện với các đơn vị tư nhân như Cty Quốc Việt, Cty Đức Lâm và Cty Seen. Các đơn vị này hoạt động xử lý và nhà nước thực hiện mua nước sạch và thanh toán thông qua từng m3 nước xử lý đạt yêu cầu. Nhận xét: Chưa đa dạng công nghệ xử lý và các thành phần kinh tế tham gia. Kinh phí xử lý rác ngày một gia tăng nhưng chất lượng dịch vụ không được cải thiện nâng cao. Hình 1.5. Hiện trạng xử lý chất thải rắn tại TP.HCM 1.1.2 Công tác thu gom CTRSH tại TPHCM Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM Hiện nay trên địa bàn TPHCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. - Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn. - Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình (Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom 2008, Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển). Rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển rác. Số lượng lao động thu gom công lập và dân lập tại các quận/huyện được thống kê tại bảng sau. Bảng 1.1 : Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2006) STT Quận/Huyện Lao động thu công (người) Công lập Dân lập 1   Quận 1 270 73 2   Quận 2 30 50 3   Quận 3 131 370 4   Quận 4 68 130 5   Quận 5 140 200 6   Quận 6 158 185 7   Quận 7 86 120 8   Quận 8 150 125 9   Quận 9 33 160 10   Quận 10 136 140 11   Quận 11 100 250 12   Quận 12 32 110 13  Quận Phú Nhuận 96 288 14 Quận Bình Thạnh 236 220 15 Quận Tân Bình 325 464 16 Quận Tân Phú 96 130 17 Quận Thủ Đức 32 115 18 Quận Bình Tân 120 95 19 Quận Gò Vấp 74 165 20 Huyện Hóc Môn 23 40 21 Huyện Nhà Bè 30 85 22 Huyện Bình Chánh 96 215 23 Huyện Củ Chi 60 50 24 Huyện Cần Giờ 19 - Tổng cộng 2.541 3.780 Nguồn: Tổng hợp của các quận, huyện, thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, 2006. Từ bảng trên cho thấy lực lượng thu gom dân lập chiếm gần 60% lực lượng thu gom của toàn Thành phố, là lực lượng thu gom chủ yếu trong các đường nhỏ, đường hẻm mà xe cơ giới không vào được. Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế trong công tác thu gom nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lực lượng rác dân lập trong công tác bảo vệ môi trường cho Thành phố. Đối với hệ thống thu gom rác công lập thì vấn đề tổ chức thu gom đã đi vào nề nếp, từng bước ổn định. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt động thu gom rác khu vực công cộng, quét dọn đường phố. Còn với lực lượng thu gom rác dân lập do được hình thành một cách tự phát từ rất lâu nên lực lượng này thường làm việc một cách độc lập và thường không ký hợp đồng thu gom bằng văn bản với các hộ dân. Chính quyền địa phương hầu như không thể quản lý được lực lượng này, vì thế đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý chung của Thành phố. Quy trình thu gom: Quy trình thu gom của lực lượng thu gom công lập - Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. Nếu tuyến thu gom có một người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thể đẩy từ 2-3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom rác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn. - Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. - Đối với các khu vực phát sinh chất thải lớn: Công ty cho xe tới thu gom một hoặc vài cơ sở vào ngày thoả thuận trước rồi vận chuyển về trạm trung chuyển để xe lớn vận chuyển đi bãi chôn lấp. Quy trình thu gom của lực lượng dân lập Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, một số rác dân lập đẩy xe (thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển, một số khác đến đổ rác trực tiếp tại bô rác gần nhất. Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ (2-4 tấn) và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp. Phương tiện thu gom rác: Phương tiện thu gom rác hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Các loại phương tiện tại TPHCM rất đa dạng, chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như các loại xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam. Ngoài ra còn có các loại xe khác như xe tải, xe công nông cải tiến, xe máy cày cải tiến,… Chính các phương tiện thu gom thô sơ này đã không bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, gây bốc mùi, để rơi vải rác dọc đường vận chuyển. Theo số liệu của Phòng Quản lý chất thải rắn vào năm 2005, TPHCM có tổng cộng 3675 xe thu gom các loại như xe thùng 660L, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam,… Dung tích chứa của các phương tiện này đều bị lực lượng thu gom tận dụng tối đa, thậm chí quá tải do phần lớn các phương tiện đều bị cơi nới cao lên. Các loại phương tiện như xe lam, lavi, xe ba gác máy (do lực lượng rác dân lập sử dụng),…có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn gấp 1,5 – 2 lần so với các loại thùng 660L và vận tốc vận chuyển cũng nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện này thường không bảo đảm vệ sinh môi trường trong khi thu gom. Đa số lực lượng thu gom công lập sử dụng phương tiện thu gom là xe thùng 660L thu gom chủ yếu trên các tuyến đường chính, còn các phương tiện như xe ba gác, xe lam được lực lượng dân lập sử dụng thu gom trên các đường nhỏ, các hẻm trong Thành phố. Ngoài xe thùng 660L có cấu trúc như nhau trên toàn địa bàn Thành phố và được thiết kế dành riêng cho việc thu gom CTR, các loại phương tiện còn lại đều do người thu gom cải tiến từ các loại xe mà không qua kiểm định của cơ quan chức năng. 1.1.3 Chiến lược phát triển ngành xử lý CTR tại TPHCM Mục tiêu: Từng bước hình thành một hệ thống quản lý đồng bộ về công tác quản lý CTR đô thị, với kỹ thuật xử lý rác tiên tiến nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu phát sinh đến khâu xử lý sau cùng, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu đến năm 2015: Hoàn tất việc phân loại CTR tại nguồn, tiến hành tái sử dụng tái chế phế liệu thu hồi từ rác, giảm thiểu tối đa khối lượng rác đưa đến các khu xử lý rác. Thu gom, vận chuyển và xử lý được 95% tổng khối CTR phát sinh. Xử lý triệt để CTR công nghiệp nguy hại bằng công nghệ tiên tiến. Hoàn thiện hệ thống quản lý công tác giải quyết CTR đô thị bảo đảm đồng bộ về luật pháp, về đầu tư phát triển, về tổ chức bộ máy điều hành tác nghiệp, về chính sách tạo nguồn tài chánh. Các giải pháp chủ yếu: Hoàn thiện khung pháp luật Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý CTR, nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Lập quy hoạch quản lý CTR đô thị TPHCM đến năm 2020 làm cơ sở để lập và phê duyệt các dự án đầu tư phát triển ngành. Xây dựng, ban hành quy trình công nghệ tổng thể và chi tiết công tác phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái chế phế liệu được thu hồi, quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác cho từng loại CTR. Xây dựng, ban hành chính sách xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế kể cả trong và ngoài nước tham gia quản lý CTR. Hiệu chỉnh Quy chế quản lý lực lượng lấy rác dân lập ( một hình thức xã hội hóa ) làm cơ sở cũng cố tổ chức thu gom rác dân lập theo hướng tăng cường quản lý Nhà nước, bảo đảm vệ sinh môi trường. Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất hàng hóa áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải, có những nghiên cứu nhằm giảm thiểu CTR sau khi tiêu dùng hàng hóa đó. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý CTR Nghiên cứu, tổ chức lại hệ thống quản lý, điều hành tác nghiệp hoạt động của ngành vệ sinh. Một cơ quan được chính quyền thành phố giao nhiệm làm đầu mối quản lý tạp trung, xuyên suốt toàn bộ hoạt động của ngành, còn hoạt động tác nghiệp được phân cấp một phần hoặc toàn bộ quy trình giải quyết CTR cho đơn vị công ích Quận huyện thực hiện hoặc tổ chức đấu thầu rộng rãi kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia. Cũng cố phát huy các doanh nghiệp Nhà nước làm công tác vệ sinh môi trường đang hoạt động có hiệu quả, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Hiện đại hóa công nghệ và sản xuất thiết bị chuyên ngành xử lý CTR Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án đầu tư đưa vào áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện của thành phố trong tất cả các khâu của quy trình giải quyết chất thải r._.ắn. Nhập khẩu, tiến tới tự sản xuất các thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Nghiên cứu và ứng dụng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong việc lựa chọn công nghệ, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, xây dựng và vận hành các dự án xử lý rác bảo đảm kỹ thuật môi trường. Tăng cường quan hệ và hợp tác quốc tế Tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ và các nguồn tài trợ quốc tế khác về đào tạo, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý CTR. Các giải pháp hỗ trợ cụ thể khác Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị thông qua giáo dục tại trường học, họp Tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình phát động Xanh – Sạch – Đẹp nhân các ngày Lễ lớn trong năm. Tăng cường kiểm tra, giáo dục cưỡng bức bằng xử phạt nghiêm mọi hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường; Thành lập lực lượng cảnh sát trật tự đô thị trên cơ sở hợp nhất các lực lượng kiểm tra xử phạt vi phạm trât tự và mỹ quan đô thị; áp dụng mức phạt, hình thức phạt phù hợp điều kiện thực tiễn của thành phố. Thực hiện việc thu tiền dịch vụ lấy rác áp dụng trên toàn địa bàn thành phố. Bước đầu trang trải chi phí vận hành hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác; về lâu dài nâng cao mức thu đủ bù dắp kinh phí ban đầu tư phát triển ngành giải quyết CTR. Mở rộng dự án phân loại rác tại nguồn trên toàn thành phố, tiếp tục hoàn thiện công tác lấy rác trên sông rạch địa bàn quận 8, mở rộng dự án giải quyết rác trên sông rạch toàn thành phố; tiếp tục triển khai kế hoạch mở rộng địa bàn thu gom, xử lý rác ra các đô thị mới. Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, đạt hiệu quả các dự án đầu tư lĩnh vực giải quyết CTR đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện. Tiếp tục nghiên cứu, lập báo cáo khả thi các dự án xử lý CTR công nghiệp, giải quyết bùn hầm tự hoại, xây dựng Trạm xử lý rác y tế ( thứ II),… 1.2 Tổng quan về quận 6: Hình 1.6: Bản đồ hành chính Quận 6 1.2.1 Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1 Vị trí hành chính địa lý: Quận 6 là Quận nội thành có vị trí cửa ngõ phía tây Thành phố. Quận 6 giáp với các Quận sau: Bắc giáp Quận Tân Phú, Quận 11 Nam giáp Quận 8 Tây giáp Quận Bình Tân Đông giáp Quận 5 Diện tích Quận 6 là 7,14 km2 (chiếm 0,34% so với toàn thành phố), với dân số 241902 người, toàn Quận có 14 phường (gồm 49870 hộ trong đó có khoảng 5000 hộ sống trong các khu nhà lụp xụp và trên các kênh bị ô nhiễm nặng, thiếu cơ sở hạ tầng. 1.2.1.2 Địa hình: Về vị trí địa lý và quy mô lãnh thổ, Quận 6 có diện tích rộng 7,14 km2, chiếm khoảng 0,34% toàn diện tích thành phố. Diện tích của các phường không đồng đều nhau. Trong đó, phường 10 có diện tích lớn nhất là 0,21 km2. Cao độ quận 6 thấp hơn các quận nội thành khác, với cao độ trung bình + 1m trên mực nước biển, tại khu trũng nhất chỉ là 0,5m. Khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi cường triều. 1.2.1.3 Đặc điểm khí hậu: Là một quận nội thành của TPHCM, đặc điểm khí hậu của Quận 6 đều mang tính đặc trưng của khí hậu TPHCM, có khí hậu nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ cao nhất là 390C và thấp nhất là 150C với hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng năm đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.979 mm/năm, ít có mưa kéo dài. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 79,5%. Do vị trí địa lý của TPHCM thuộc nữa bán cầu bắc nên có hiện tượng tháng nắng nhiều hơn tháng mưa hoặc ngược lại. Số giờ nắng trung bình trong năm đạt từ 160 giờ đến 270 giờ/năm. 1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội quận 6 1.2.2.1 Điều kiện kinh tế: Quận 6 có hệ thống giao thông nối liền trung tâm với các Quận 5, 11, 8, Tân Phú, Bình Tân, có những đường xuyên Quận nên rất thuận lợi cho việc giao thông và phát triển các Khu thương mại – dịch vụ. Đây là yếu tố cơ bản dẫn đến sự hình thành các chợ lớn và khu thương mại dọc theo những trục đường chính. Do quận 6 có vị trí chiến lược về vận chuyển, trao đổi hàng hóa, cơ cấu kinh tế của quận 6 gồm các thành phần kinh doanh, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 14%. Các ngành chủ yếu và tốc độ phát triển: các ngành nghề chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế bao gồm: sản xuất cao su, dệt, nhựa, may mặc, sản xuất giày, túi sách… Trên toàn quận 6 có 2.653 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh ( doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty cổ phần, các cơ sở sản xuất công nghiệp các thể ) thu hút 21.649 lao động. 1.2.2.2 Điều kiện xã hội: Quận 6 có diện tích là 7,14 km2 với mật độ dân số khá cao ( 37.503 người/km2 ). Quận 6 thuộc khu vực hạ lưu của hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm, có nhiều chợ nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư với nhiều chung cư – cư xá. Dân số Hiện nay, Quận 6 có dân số khá đông ( 251.912 người ) với mật độ dân số khá cao 35.282 người/km². Sự tăng trưởng dân số của quận 6 từ năm 2003 đến năm 2009 được thống kê như sau: Bảng 1.2: Thống kê dân số Quận 6 Năm Dân số (người) Tỷlệ (%/năm) 2003 267.773 0.74 2004 265.806 1.31 2005 262.379 1.69 2006 258.014 1.37 2007 254.510 1.32 2008 251.182 1.76 2009 251.912 0.31 Nguồn: Cục Thống Kê TPHCM, 2008 Trong tổng số 251.912 người, tổng số người thuộc dân tộc kinh chiếm 71,54%, số còn lại là dân tộc Hoa và các dân tộc thiểu số khác. Bảng 1.3: Thống kê tỷ lệ dân số Quận 6 chia theo dân tộc STT Dân tộc Tỷ lệ nữ trong từng dân tộc (%) Tỷ lệ từng dân tộc trong tổng số (%) 1 Kinh 52,55 71,54 2 Tày 43,98 0,02 3 Thái 49,48 0,00 4 Hoa 50,44 28,08 5 Khơ me 49,15 0,11 6 Mường 44,53 0,01 7 Nùng 44,27 0,01 8 Chàm 39,99 0,20 9 Dân tộc khác 42,41 0,01 10 Người nước ngoài 45,52 0,02 Nguồn: Phòng Thống kê Quận 6, 2008 Giáo dục Quận 6 có hệ thống giáo dục nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của Quận. Trường học thuộc Quận bao gôm các khối: mầm non ( 16 trường ), tiểu học ( 16 trường ), trung học cơ sở ( 9 trường ), trung học phổ thông ( 3 trường thuộc sự quản lý của Thành phố ). Ngoài ra, Quận 6 còn có 62 lớp phổ cập giáo dục ( bao gồm tiểu học và trung học cơ sở ), 1 trường bổ túc văn hóa. Y tế Toàn Quận có 1 bệnh viện, 1 nha học đường, 1 phòng khám, 1 đội y tế dự phòng, 14 trạm y tế cấp phường. Trên toàn Quận 6 có 478 cơ sở y tế tư nhân, bao gồm: phòng mạch, phòng nha khoa, nhà hộ sinh, nhà thuốc tây, đông dược, sản xuất đông dược... trong đó, có 313 cơ sở đang lần lượt ký hợp đồng ( 220 cơ sở đã chính thức ký hợp đồng ), khối lượng thu gom ước chừng 100 đến 120kg/ngày. Trên cơ sở phối hợp tốt giữa công ty Dịch vụ Công ích quận với trung tâm y tế quận, phòng Quản lý Đô thị ( tổ Tài nguyên và Môi trường ), công ty Dịch vụ Công ích quận thực hiện ký hợp đồng đối với các cơ sở y tế tư nhân ngày càng nhiều hơn. Công tác thu gom CTR y tế tại công ty Dịch vụ Công ích được giao cho 1 công nhân chuyên trách. Thời gian lấy rác được tiến hành cả ngày lẫn đêm. Phương tiện thu gom: sử dụng xe gắn máy cá nhân. 1.2.3 Hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 6: Quận 6 có cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn có nhiều chợ lớn, nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư và nhiều chung cư – cư xá, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ mang tính chất hộ gia đình tập trung khá nhiều tại Quận 6. Do những đặc điểm như trên nên các vấn đề môi trường của Quận 6 có liên quan tới các lĩnh vực sau: Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Do nến kinh tế chủ yếu của Quận 6 là tiểu thủ công nghiệp ( toàn Quận 6 có 10.135 hộ kinh doanh, 2.495 cơ sở sản xuất và 158 doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã ), hoạt động với qui mô nhỏ dạng hộ gia đình, máy móc thiết bi lạc hậu, tự chế và nguồn vốn sản xuất nhỏ, việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ rất hạn chế nên khi đưa vào sản xuất thường gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm, hiện nay trên toàn Quận 6 có 58 cơ sở, công ty trong danh sách di dời, trong đó có 50 cơ sở, công ty đã di dời và đang triển khai di dời, 8 đơn vị còn lại đang trong quá trình di dời. Lĩnh vực xây dựng Tốc độ xây dựng nhà cửa tại Quận 6 rất cao. Tuy nhiên, việc quản lý môi trường trong lĩnh vực này còn có hạn chế. Tình trạng một số xe chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi trên lề đường và tập kết bừa bãi đã làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và làm mất vẻ mỹ quan đô thị của Quận. Cộng đồng dân cư Do tình hình phát triển dân số và dân nhập cư sống trên địa bàn ngày càng gia tăng nên lượng CTR sinh hoạt thải ra mỗi ngày càng lớn. Đây cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp thu gom hợp lý và hiệu quả. Nhận thức của một số người dân về việc bảo vệ môi trường chưa cao nên vẫn có tình trạng đổ rác bừa bãi. Lĩnh vực giao thông Do giao thông Quận nối liền với vùng trung tâm của thành phố và các Quận vùng ven vì vậy một số tuyến đường chính của Quận thường xuyên bị quá tải vào các giờ cao điểm như đường Hồng Bàng, Hậu Giang, Kinh Dương Vương…Do đó, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông thải vào không khí ở các khu vực này vào giờ cao điểm thường rất cao nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cư ngụ tại đây. 1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế chung trên địa bàn Quận 6: Kinh tế trên địa bàn Quận 6 trong những năm qua có những bước tăng trưởng đáng kể, có chợ đầu mối Bình Tây là tring tâm buôn bán lớn của cả nước, do đó thế mạnh của Quận là thương mại dịch vụ, trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bên cạnh đó với phần đông là dân lao động, có đông người Hoa nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong sản xuất – kinh doanh, phát triển mạnh về sản xuất nhỏ tiểu thủ công nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “Thương mại – Dịch vụ - Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp” đã tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận nhiệm kỳ VIII (2000-2005) đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 14%, riêng trong năm 2008 tăng 14,9% so với năm 2007. Bên cạnh đó, Quận đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị kinh tế tư nhân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, kinh tế hợp tác, hợp tác xã hoạt động ổn định. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh, tốc độ năm sau cao hơn năm trước; doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở cá thể hình thành ngày càng nhiều đã nâng tổng doanh thu mua bán hàng hóa, dịch vụ tăng bình quân giai đọan 2000-2005 là 17,5% năm, riêng năm 2006 tăng 18,9% so với năm 2005, vượt 0,9% so Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận Khóa IX đã đề ra. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đọan 2000-2005 là 15,02%; riêng trong năm 2006 tăng 10,9% so với năm 2005. Hiện nay trên địa bàn Quận có 1.606 Cty, doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 4.446,249 tỷ đồng, 26 hợp tác xã với tổng vốn điều lệ là 34,170 tỷ đổng và 14.212 hộ sản xuất – kinh doanh với vốn đăng ký hinh doanh là 314,622 tỷ đồng. quận 6 có 4 chợ trực thuộc gồm Chợ Bình Tây, Chợ Phú Lâm, Chợ Minh Phụng, Chợ Bình Tiên và Chợ Bình Phú trực thuộc Tổng Cty xây dựng Sài Gòn; 02 Coop-mart, 01 Siêu thị Metro Bình Phú; đã hình thành các Trung tâm thương mại lớn như Trung tâm thương mại Bình Tây, Trung tâm thương mại Phú Lâm, Trung tâm thương mại Bình Phú và Trung tâm thương mại Minh Phụng. Trong năm 2006, Quận đã hòan thành công tác di dời Chợ rau Mai Xuân Thưởng về Trung tâm thương mại Bình Điền, đã hòan thành đưa vào sử dụng xây dựng mới Chợ tạm Trần Bình, Lê tấn Kế, Chợ Phú Hòa; cải tạo nâng cấp Chợ Bình Tiên…đang xúc tiến lập thủ tục triển khai các Dự án: Trung tâm thương mại Châu Hải Thành, 50 Phan Văn Khỏe. Khu hoa viên-dịch vụ phục vụ phía sau Chợ Bình Tây và sửa chữa mái ngói Chợ Bình Tây, qua việc triển khai các Dự án này sẽ tạo chuyển biến tích cực đối với Khu Trung tâm thương mại Bình Tây. 1.2.5 Những định hướng, quy hoạch phát triển KT-XH-MT Quận 6 1.2.5.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả chủ đề “Năm văn minh đô thị” theo chủ trương của Thành phố. UBND Quận xác định các nhiệm vụ trọng tâm và chỉ tiêu chủ yếu cần tập trung thực hiện như: tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện với nổ lực và quyết tâm cao, khai thác tối đa các nguồn vốn để ưu tiên cân đối cho các công trình trọng điểm đã xác định của  chương trình phát triển và quản lý đô thị, nhất là cân đối đủ vốn cho công trình đang thi công để hoàn thành đúng tiến độ;  tập trung tháo gở các khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ - sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tiếp tục thực hiện chủ đề “năm văn minh đô thị” kết hợp với phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội,  nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 1.2.5.2 Định hướng chiến lược và chương trình hành động cho công tác quản lý bảo vệ môi trường Quận 6 Thực hiện chương trình hnh động của UBND Quận 6, nhằm thực hiện đề án công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Quận. Mục tiêu kết hợp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đi vào chiều sâu, theo hướng hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận theo yêu cầu phát triển bền vững. Chương trình nâng cao ý thức cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường. Đưa chương trình nhận thức về mơi trường phổ cập vào các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn Quận. Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường thông qua các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về môi trường ở các khu dân cư, tổ dân phố, trường học, công sở. Từ đó dần dần tiến đến việc thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn ở Quận. Tiếp tục áp dụng các nghị định, quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ để áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước. Chương trình Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khuyến khích các cơ sở đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất ít ô nhiễm. Giảm bớt ô nhiễm trong sản xuất, tất cả các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đều phải có hệ thống xử lý. Giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các trục đường giao thông bằng cách phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn Quận. Duy trì chất lượng không khí ở các khu dân cư cộng đồng… trong giới hạn cho phép: di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khu dân cư tập trung. Thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ. Của UBND Thành phố cho các cơ sở ô nhiễm di dời vào khu công nghiệp tập trung. Chương trình bảo vệ nguồn nước. Xây dựng chương trình giám sát nước ngầm: xác định các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh khai thác sử dụng nước ngầm, kiểm soát việc khai thác. Đảm bảo việc cung cấp nước sạch cho mọi người dân trên địa bàn Quận. Tăng cường việc kiểm soát các nguồn chính gây ô nhiễm nước ngầm. Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Công tác đào tạo cán bộ quản lý môi trường. Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ môi trường 14 phường trên địa bàn Quận 6 qua các buổi tập huấn do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức để có đủ kiến thức, năng lực về quản lý môi trường đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 2.1 Đặc điểm chất thải rắn: 2.1.1 Nguồn phát sinh Với dân số hơn hai trăm năm mươi ngàn dân, hằng ngày Quận 6 phát thải một lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt ước tính khoảng từ 310 – 320 tấn/ngày. Mọi hoạt động của người dân đều phát sinh chất thải. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn của Quận 6 rất đa dạng, các nguồn phát sinh chất thải thông thường: Bảng 2.1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn đô thị tại Quận 6 STT Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị Thành phần chủ yếu 1 Nhà ở, hộ gia đình Rau quả, thực phẩm dư thừa, giấy, da, vải, nhựa, thủy tinh , sành sứ, kim loại… 2 Trường học Giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp, hóa chất phòng thí nghiệm… 3 Cơ quan, công sở Giấy, đồ dùng văn phòng, nhựa, thủy tinh, bao bì… 4 Nhà hàng, khách sạn, quán ăn Rác thực phẩm các loại, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp, thực phẩm. 5 Khu di tích lịch sử, văn hóa, khu vui chơi Rác thực phẩm và bao bì các loại, giấy, nhựa… 6 Bệnh viện, cơ sở y tế Rác sinh hoạt thông thường, rác y tế ( bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm, dụng cụ y tế,...) các chất độc hại khác. 7 Đường phố Cành lá cây khô, xác chết động vật, phân súc vật và các loại rác sinh hoạt thông thường,… 8 Các cơ sở sản xuất công nghiệp Rác sinh hoạt thông thường, rác công nghiệp và rác nguy hại. 9 Chợ và các trung tâm thương mại Rau quả, đầu ruột tôm cá, thức ăn dư thừa và các loại rác sinh hoạt thông thường khác. 10 Các cơ sở dịch vụ Rác sinh hoạt thông thường, những chất thải đặc thù khác tùy theo loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh,… 11 Công trình xây dựng Xà bần 12 Các công trình công cộng: công viên,thùng rác công cộng, nhà ga Rác sinh hoạt thông thường, giấy, nhựa, bao bì,vỏ hộp, thực phẩm,cành lá cây khô, xác chết động vật, phân súc vật,… 13 Phân hầm cầu Phân hầm cầu 2.1.2 Thành phần chất thải rắn đô thị Quận 6 Thành phần CTR là một trong những thông số quan trọng nhất dùng để thiết kế, lựa chọn thiết bị, tính toán nhân lực vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý CTR. Khảo sát, phân tích 50 mẫu chất thải sinh hoạt tại các hộ gia đình và 6 trường học, 4 nhà hàng, 4 cơ quan – công sở trên địa bàn Quận 6, thành phần CTR sinh hoạt được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2 : Thành phần CTR sinh hoạt của Quận 6 STT Thành phần Thành phần phần trăm khối lượng ( % ) Hộ gia đình Trường học Nhà hàng Khách sạn Cơ quan Công sở Chất thải hữu cơ dễ phân hủy 44,25 ÷ 90,67 53 ÷ 69,41 70,04 ÷ 75 22,73 ÷ 67,26 Chất thải khó/ không phân hủy 9,33 ÷ 55,75 30,59 ÷ 47 25 ÷ 29,96 32,74 ÷ 77,27 1 Giấy 0 ÷ 26,55 7 ÷ 27,78 14,26 ÷ 19,41 5,31 ÷ 50 2 Carton 0 ÷ 18,18 0 0 0 ÷ 10 3 Nilon 0 ÷ 25 4,37 ÷ 28 1,69 ÷ 5,17 0 ÷ 9,74 4 Nhựa 0 ÷ 21,05 1,17 ÷ 8 0,86 ÷ 2,3 0 ÷ 14,16 5 Mốp ( Xốp ) 0 ÷ 4,17 3 ÷ 7 0 0 6 Thủy tinh 0 ÷ 19,36 0 2,45 ÷ 4,22 0 ÷ 4,17 7 Sắt 0 ÷ 8,1 0 ÷ 1,17 0,86 ÷ 2,11 0 ÷ 5,34 8 Thiết 0 ÷ 1,53 0 0 0 9 Đồng Nhôm 0 0 0 0 10 Bông băng 0 ÷ 12,9 0 0 0 11 Vải 0 ÷ 19,74 0 0 0 12 Da 0 ÷ 4,17 0 0 0 13 Sành sứ 0 ÷ 10 0 ÷ 5,88 2,53 ÷ 3,68 0 ÷ 16,67 Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường, Quận 6 Chất thải thực phẩm: Chất thải thực phẩm được phân loại để sản xuất compost và khí methane. Nếu có thể tái sử dụng lại toàn bộ rác thải này thì vấn đề nan giải về diện tích bãi chôn lấp và những khó khăn trong giải quyết các vấn đề môi trường tại bãi chôn lấp sẽ giảm đáng kể. Hầu hết các hệ thống sản xuất compost đều bắt nguồn từ việc phân loại các vật liệu có khả năng tái chế, kim loại, những chất độc hại, sau đó nghiền nhỏ đến kích thước thích hợp và tách các thành phần tạp chất khác ( nếu cần ). Sản phẩm của quá trình compost thường dùng làm chất cải tạo đất. Tuy nhiên, do quá trình phân loại không triệt để, trong thành phần rác thực phẩm làm phân compost thường lẫn thủy tinh và nylon làm sản phẩm kém giá trị. Methane được sản xuất từ rác thực phẩm nhờ quá trình phân hủy kỵ khí trong điều kiện không kiểm soát chặt chẽ tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh hay trong điều kiện kiểm soát của các thiết bị kị khí. Khí metan được ưa chuộng vì là loại nguyên liệu sạch và có thể lưu trữ được. Phần chất rắn còn lại trong các thiết bị phân hủy kỵ khí có thể dùng để sản xuất phân compost hoặc vật liệu che phủ bãi chôn lấp. Giấy và carton: Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong các thành phần của CTR sinh hoạt. Các nhà máy giấy thường tái chế lại các sản phẩm bị hỏng và phế liệu từ các nhà máy sản xuất sản phẩm giấy vì phế liệu được biết rõ thành phần và thường giấy chưa in nên có thể thay thế nguyên liệu sản xuất giấy trực tiếp. Do đó, việc thu hồi và tái sử dụng giấy sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhờ giảm được lượng rác thải đỗ về bãi chôn lấp, tái sử dụng nguồn lợi sẵn có, giảm tác động đến rừng do hạn chế việc khai thác gỗ làm giấy và giảm lượng tiêu thụ cần thiết để sản xuất giấy. Các loại có thể tái chế bao gồm: Giấy cũ: quầy bán báo, báo thải bỏ từ các hộ gia đình… Carton hỏng: sử dụng đóng gói các thùng hàng lớn, bao bì của đồ dùng các kích thước lớn. Giấy carton là một trong những nguồn phế liệu riêng biệt để tái chế. Thùng carton được ép kiện và chuyển đến các cơ sở tái chế làm vật liệu cho lớp đáy hoặc lớp giữa của các dạng bao bì carton. Giấy cao cấp: giấy in máy tính, giấy thải từ văn phòng, giấy trắng, giấy màu từ sách, gáy sách hay phần giấy phế liệu cắt xén từ sách, giấy vẽ tranh…Các loại giấy này có thể thay thế trực tiếp bột gỗ hoặc có thể tẩy mực để sản xuất giấy vệ sinh hoặc các loại giấy chất lượng cao khác. Giấy hỗn hợp: hỗn hợp giấy vụn, tạp chí, giấy in…giấy hỗn hợp được dùng để sản xuất thùng carton và các sản phẩm ép khác. Nhựa: Cùng với sự phát triển các mặt hàng tiêu dùng bằng nhựa, nhựa phế thải đặc biệt là nilon ngày càng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thành phần CTR sinh hoạt. Tuy nhiên, sự phổ biến của chúng gặp phải sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường vì những lý do sau đây: Chất độc thải ra trong quá trình chế tạo nhựa Chất độc do phân hủy nhựa plastic gây ra khi đốt rác Làm giảm chất lượng CTR, đặc biệt là chất lượng phân compost chế tạo từ rác. Do nhựa có tính bền vững dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của chúng trong thiên nhiên sau khi sử dụng. Để phân rã sinh học hoàn toàn chất plastic có nguồn gốc từ hóa dầu cần có một thời gian từ 2 đến 4 thế kỷ. Vì vậy, để tăng tính năng môi trường, ngày nay người ta đang nghiên cứu chế tạo nhựa phân rã sinh học nhưng không làm giảm đi tính ưu việt của nó về mặt sử dụng. Như vậy, nếu thu hồi và tái sinh lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể lượng thể tích chôn lấp cần thiết. Tuy nhiên, việc thu hồi nhựa hiện nay được quyết định bởi khía cạnh kinh tế hơn là khía cạnh công nghệ hay thị trường tiêu thụ. Khả năng tái sinh vật liệu nhựa được xác định trên cơ sở phân tích tổ hợp các thông số sau đây: Cân bằng năng lượng tổng thể, yêu cầu năng lượng để thu gom và tiêu hủy chất thải. So sánh chất lượng/giá thành vật liệu plastic thu gom Ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình chuyên chở và tiêu hủy CTR. Ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là nước để rửa sản phẩm và lọc khói. Nhựa có nhiệt trị cao nên có thể thu hồi năng lượng của chúng bằng cách đốt. Tuy nhiên, phương pháp này gây ô nhiễm môi trường và mặt khác việc thu hồi năng lượng bàng phương pháp đốt chưa hẳn tối ưu so với việc thu hồi plastic để tái chế. Vì vậy, việc tái sinh polymere sẽ trở thành một hoạt động thực sự trong tương lai. Sự hấp dẫn của nguồn nguyên liệu và thị trường tái chế bao gói sử dụng plastic bị khống chế bởi vấn đề kinh tế hơn là vấn đề kỹ thuật. Thủy tinh: Gồm các loại: Thủy tinh trong hay màu ( lục, nâu, hổ quách ) Các loại kính phẳng ( kính cửa sổ ) hay kính cong ( kính xe ) Chai, lọ, ly, thùng chứa ( thực phẩm, nước giải khác…) bằng thủy tinh. Trong thành phần CTR sinh hoạt tại các hộ gia đình, thủy tinh chiếm khoảng 0-19%, trong đó chủ yếu là miểng chai. Các loại chai lọ nguyên hầu như được người dân bán lại cho những người thu mua phế liệu. Hầu hết thủy tinh được dùng để sản xuất các loại chai lọ thủy tinh mới, một phần nhỏ để chế tạo bông thủy tinh hoặc chất cách điện bằng sợi thủy tinh. Các loại phế liệu thủy tinh không thể phân loại theo màu được dùng để sản xuất vật liệu lát đường và vật liệu xây dựng như gạch, đá lát đường, đá lát sàn nhà và bê tông nhẹ. Tuy nhiên, việc tái sử dụng miểng chai để sản xuất vật liệu lát đường cũng gặp trở ngại vì chi phí vận chuyển và sản xuất cao. Hơn nữa sản phẩm mới này cũng không có chất lượng cao hơn so với sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu cổ điển. Sắt, thép: Sắt, thép thu hồi từ CTR sinh hoạt chủ yếu là các dạng lon thiếc và sắt phế liệu. Nhôm và những kim loại màu khác được phân loại bằng phương pháp từ tính. Thép sau khi được làm sạch các tạp chất được khử thiếc bằng cách gia nhiệt trong lò nung để làm hóa hơi thiếc hoặc bằng quá trình hóa học sử dụng NaOH và tác nhân oxy hóa. Thiếc được thu hồi từ dung dịch bằng quá trình điện phân nhân tạo thành thiếc dạng thỏi. Thép đã khử thiếc được dùng để sản xuất thép mới. Các phế liệu được khử thiếc bằng phương pháp gia nhiệt không thích hợp để sản xuất thiếc vì quá trình gia nhiệt làm cho môt phần thiếc khuếch tán vào thép và làm cho thép mới không tinh khiết. Lon nhôm: So với những thành phần chất thải có khả năng tái chế như giấy, thủy tinh, nhựa thì lon nhôm là loại CTR được tái chế thành công nhất. Tái chế lon nhôm mang lại hiệu quả về kinh tế do: Việc tái chế tạo ra nguồn nguyên liệu trong nước ổn định Năng lượng cần thiết đẩy sản xuất một lon nhôm từ nhôm tái chế ít hơn so với nhôm nguyên chất 5% Lon nhôm được tái chế là nguyên liệu đồng nhất, có thành phần xác định biết trước và hầu như không có tạp chất. Tái chế cho phép các nhà máy sản xuất lo nhôm cạnh tranh với các nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh và kim loại. Cao su: Cao su được thu hồi từ tái chế lớp xe, làm nhiên liệu và nhựa rải đường. Cũng như các thành phần phế liệu khác, cao su sau khi phân loại cũng được ép thành kiện để giảm thể tích trước khi chở đến cơ sở tái chế. Các thành phần khác: Các thành phần khác hiện diện trong rác thải khác như ( vải, bông băng, sành sứ,…) do giá trị kinh tế không cao nên ít được chú ý trong hệ thống tái sinh tái chế. Những loại này thường được xử lý bằng chôn lấp. Bên cạnh những thành phần thông thường hiện diện trong CTR sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân, trường học, cơ quan công sở,… có những thành phần mang tính chất đặc trưng khác, cụ thể như sau: CTR đặc trưng khác: bao gồm rác quét đường, thùng chứa, chất thải công cộng, xác động vật… Chất thải nguy hại có trong CTR sinh hoạt: bên cạnh các loại chất thải hữu cơ, thành phần CTR sinh hoạt còn có thể chứa các loại chất thải nguy hại như: pin, đồ điện tử gia đình hư hỏng,… 2.1.3 Khối lượng và tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị Quận 6 Theo số liệu thống kê khối lượng CTR sinh hoạt thu gom trên địa bàn Quận 6 từ năm 2003 đến năm 2009 được trình bày trong bảng sau: Bảng 2.3 : Thống kê khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận 6 Năm Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ tăng (%/năm) 2003 210.00 - 2004 220.00 12,50 2005 230.00 2,56 2006 240.00 5,26 2007 280.00 20,00 2008 310.00 12,50 2009 320.00 3,70 Nguồn: Công ty dịch vụ công ích Quận 6 Biểu đồ 2.1: Biến thiên khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận 6 Số liệu thống kê cho thấy khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn Quận 6 tăng dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ gia tăng này không đồng đều giữa các năm và đặc biệt tăng đột ngột từ 5,26% /năm ở năm 2006 lên 20%/năm ở năm 2007. Hai năm sau đó có tỷ lệ tăng giảm dần và đạt mức tăng thấp nhất là 3,7%/năm ở năm 2009. Qua khảo sát thực tế tình hình phát sinh rác sinh hoạt tại 561 hộ gia đình ở Quận 6 cho thấy khoảng giá trị có tần xuất cao nhất là 0,3 – 1,0 kg/người.ngày, tần xuất xuất hiện nhiều nhất là 0,3 kg/người.ngày. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4 : Tốc độ phát sinh rác sinh hoạt tại Quận 6 Tốc độ phát sinh rác sinh hoạt Số hộ Tỉ lệ (%) ≤ 0,5 kg/người.ngày 266 47.4 Từ 0,6 - 1 kg/người.ngày 196 34.9 Từ 1,1 - 1,5 kg/người.ngày 55 9.8 Từ 1,6 - 2 kg/người.ngày 24 4.3 Từ 2,1 - 2,5 kg/người.ngày 10 1.8 Từ 2,6 - 3 kg/người.ngày 4 0.7 > 3 kg/người.ngày 6 1.1 Tổng cộng 561 100 2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển: 2.2.1 Hệ thống lưu giữ Hiện tại các gia đình thường sử dụng thùng chứa CTR bằng nhựa, một số gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng các loại túi xốp, nilon chứa CTR. Ở nhiều nơi, các hộ sử dụng chung 1 thùng chứa hoặc trong các loại túi rồi đôc thành đống tại một điểm nhất định. Các loại chất thải không có giá trị hoặc có giá trị thấp được tập trung lưu giữu trong thùng chứa hoặc trong các túi nilon. Khi đến thời gian giao rác, thông thường các hộ đem thùng chứa hoặc túi nilon để trước cửa để công nhân thu gom dễ dàng thu gom. Đối với những hộ không ở nhà vào thời gian thu gom rác, thường bỏ rác vào các túi nilon buộc chặt, để trước cửa, chính hành động này đã tạo điều kiện cho những người thu nhặt ve chai có thể bươi, móc gây ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Đối với các loại chất thải có giá trị, thông thường được người dân lưu giữ trong nhà và bán cho những người mua bán phế liệu dạo. Một số gia đình khá giả thường không lưu giữ những phế liệu này, họ thường bỏ chung vào rác sinh hoạt hàng ngày. Hình 2.1: Cách thức lưu giữ CTR tại các hộ gia đình Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng rác tiếp nhận rác, hầu hết rác phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom rác trong chợ. Hình 2.2: Hiện trạng quản lý và lưu giữ CTR tại các chợ Trên địa bàn Quận 6 có 3 siêu thị lớn. Hầu hết các siêu thị đều không để thùng rác tại các gian hàng tự chọn , chỉ đặt các thùng rác tại các gian hàng thực phẩm hay ăn uống ( trừ siêu thị Metro có đặt các thùng rác tại các gian hàng tự chọn ). Hầu hết rác tại các siêu thị được lưu giữu trong các thùng chứa 240l. Hình 2.3: Hiện trạng quản lý và lưu giữ chất thải rắn tại các siêu thị Siêu thị Phú Lâm Siêu thị Hậu Giang Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, rác được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay đơn vị. Sau đó, hầu hết rác đều được chu._. còn nhiều sai phạm, hoặc chưa thực sự phân loại triệt để hoặc chưa sẵn sàng thực hiện tốt với nhiều nguyên nhân: Thói quen cũ còn nặng, còn đùn đẩy trách nhiệm phân loại Thực hiện lấy lệ, chưa tự giác chỉ làm khí được nhắc nhở Lực lượng rác dân lập chưa thực hiện xe hai ngăn chứa rác đã phân loại và dân móc bịt làm xáo trộn rác đã phân loại Qui chế phân loại rác tại nguồn chưa có nên chưa điều chỉnh được hành vi người dân khi không thực hiện phân loại rác tại nhà. Đối với người làm rác dân lập: Thực hiện ngăn xe: chưa tự giác, làm lấy lệ, không bị xử phạt đối với hành vi sai trái của mình do thiếu qui chế để điều chỉnh hành vi của họ. Thực hiện phân loại: làm chiếu lệ, đùn đẩy trách nhiệm ( dân chưa phân loại, lực lượng rác dân lập chưa phân loại ) chưa bị điều chỉnh xử phạt bởi qui chế, bởi cơ quan chuyên quản ( UBND phường ). Một số người làm rác chưa chuyển rác về đúng nơi qui định như rác dân lập chuyển rác qua bô rác Tân Hóa. Hiện nay người làm rác dân lập trên địa bàn Quận 6 chủ yếu sử dụng phương tiện tự có như xe ba gác đạp, xe ba gác máy, xe lam…vừa thô sơ vừa cũ kỷ không phù hợp với qui định chung, cơi nới tự do chủ yếu chở nhiều rác. Việc tham gia vào chương trình phân loại rác tại nguồn đối với lực lượng làm rác dân lập phải được điều chỉnh bằng qui chế phân loại rác tại nguồn của thành phố ban hành và phải được trang bị lại phương tiện vận chuyển rác phù hợp qui định chung. Vai trò của UBND phường: Các phường đi vào quản lý lực lượng làm rác dân lập theo quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND thành phố. Việc quản lý rác dân lập từ các phường vẫn còn nhiều bất cập. Đối với chương trình phân loại rác tại nguồn dù đã có biên bản thỏa thuận với người làm rác dân lập tại từng phường nhưng khả năng bắt buộc: ngăn xe – phân loại – di chuyển đúng nơi qui định chỉ được thực hiện thông qua sự kêu gọi, nhắc nhở, động viên người làm rác nên kết quả việc tham gia người làm rác dối với chương trình phân loại rác còn rất hạn chế nếu không nói là chiếu lệ, đối phó. Vai trò của Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 6: Việc thực hiện qui trình phân loại rác tại trạm: bước đầu đạt được một số kết quả nhất định là xây dựng được qui trình phân loại, tính định mức cho việc phân loại. Tuy nhiên để phân loại rác triệt để với 2 loại hữu cơ và vô cơ mặt bằng trạm Bà Lài hiện tại chưa thể đáp ứng cho việc phân loại vì: Tổng diện tích mặt bằng nhỏ Công nghệ tại trạm không phù hợp cho việc phân loại Công suất trạm chỉ xử lý tối đa 60 tấn/ngày Việc định hình cho công nghệ mới, khép kín phù hợp với chương trình phân loại tại nguồn, tránh bụi, mùi, không gây ảnh hưởng đến dân xung quanh trạm đang là bài toán khó đối với công ty. Công ty tranh thủ sự hỗ trợ của sở TNMT trong việc định hình công nghệ phục vụ cho trạm rác khép kín ( đây là dự án hoàn toàn mới chưa có tiền tệ ) nên đã mất khá nhiều thời gian và công sức cho ý tưởng thiết kế trạm rác theo công nghệ tiên tiến phù hợp qui trình phân loại tại nguồn. Lượng rác toàn địa bàn Quận 6 năm 2006 từ 320 – 330 tấn. Trong khi trạm Bà Lài chỉ xử lý 60 tấn/ngày, như vậy với nhu cầu xử lý rác trên toàn địa bàn Quận 6 đòi hỏi phải có thêm 2 trạm xử lý rác có công suất 100 – 150 tấn/ngày. 4.4.3 Đã tổng hợp những khó khăn, trở ngại, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 Qua thời gian thử nghiệm từ 01 phường đến 04 phường rồi 7/14 phường và hiện nay 9/14 phường trên địa bàn Quận 6 có thể nói việc tổ chức phân loại rác tại nguồn muốn đạt được hiệu quả như mong đợi chương trình phải tổ chức thực hiện một cách đồng bộ từ thành phố đến tận phường – tổ dân phố - đến tận người dân và mang tính hệ thống: Từ phía thành phố: phải có nhà máy chế biến phân compost, nhà máy tái sinh tái chế của thành phố…đồng thời ban hành hệ thống pháp lý để hỗ trợ chương trình như: qui chế phân loại rác tại nguồn, qui chế xã hội hóa rác dân lập, đơn giá mới cho việc phân loại rác tại nguồn. Về phía Quận 6: phải có địa điểm xây dựng trạm rác mới tại Quận mang tính hiện đại phù hợp với qui trình phân loại rác tại nguồn và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, công nghệ tiên tiến. Khâu thực hiện: thực hiện đúng qui cách đã hình thành qua thực tế: quá trình tập huấn – kiểm tra – phân loại. 4.5 Nhận xét Những thuận lợi cơ bản: Về chủ trương đã được sự đồng thuận của UBND Quận 6, Sở TNMT thành phố, UBND 14 phường Quận 6 và các ban ngành đoàn thể của Quận 6 đối với chương trình phân loại rác tại nguồn của Quận 6. Sự đồng thuận từ phía người dân: dân biết rõ về chương trình ( lợi ích, cách thức thực hiện và đồng thuận thực hiện chương trình ). Sự chỉ đạo chặt chẽ của Chủ tịch UBND Quận 6, cùng sự tham gia tích cực của các ban ngành quận 6 là động lực thúc đẩy để thực hiện chương trình. Vai trò của Hội phụ nữ Quận 6, Đoàn TNCS Quận 6, LĐLĐ Quận 6 và các CLB bảo vệ môi trường của các Phường đang là sức mạnh thể hiện quyết tâm thực hiện thành công chương trình phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn quận 6. Sự tham gia hỗ trợ tích cực từ phía Phòng Quản lý CTR thuộc Sở TNMT, Hội LHPN thành phố, Thành đoàn TPHCM…đã góp phần làm chương trình PLCTR ngày càng có nhiều thuận lợi hơn. Bước đầu là sự đồng thuận, hỗ trợ của nghiệp đoàn rác dân lập Quận 6 đối với chương trình. Sự quyết tâm của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty DVCI Quận 6 thể hiện sự vượt khó, khắc phục những điều kiện hiện có để tổ chức thực hiện thành công chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6. Các khó khăn vướng mắc khi thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6: Do thời gian chờ duyệt dự án khá lâu và thời gian chờ đấu thầu dụng cụ, cơ giới cho chương trình nên việc phân loại rác tại nguồn thời gian này có kết quả thấp. Việc thành phố chậm ban hành qui chế phân loại rác tại nguồn để điều chỉnh hành vi không thực hiện phân loại rác làm cho việc tuyên truyền phân loại và thực hiện phân loại gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến kết quả phân loại của người dân, người làm rác dân lập, người bươi lượm rác dẫn đến tình trạng phân loại rác cũng được, không làm cũng chảng sao vì chẳng có vai trò của pháp luật can thiệp vào để điều chỉnh. Việc thành phố chưa thực hiện nơi nhận rác hữu cơ để làm comlost đã làm cho chương trình gặp nhiều khó khăn nhất là khâu vận động tuyên truyền người dân. Đối với Quận 6 khó khăn lớn nhất là thiếu trạm để phân loại rác và hiện tại công ty đang nổ lực thực hiện dự án xây dựng trạm rác ép kín tại 144Bis Nguyễn Văn Luông với công suất 150 tấn/ngày để phục vụ chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6. CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 5.1 Đánh giá về công cụ pháp lý Trong giai đoạn thực hiện thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 6 thì chưa có một luật pháp (quy chế) nào quy định về PLRTN. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay ban hành rất nhiều luật và quy chế về chất thải rắn như luật bảo vệ môi trường, quyết định số 155/1999/QĐ-Ttg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc “ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại”, quyết định số 2575/1999/QĐ-RYT ngày 27/8/1999 của Bộ y tế về việc “Ban hành quy chế Quản lý rác y tế”, quyết định số 130/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của Ủy ban nhân dân TPHCM về việc “Ban hành Quy chế Quản lý Chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố HCM”…nhưng trong những quy chế đó không có quy chế nào ban hành về việc quản lý phân loại rác tại nguồn. Do không có quy chế hay hình thức xử phạt đối với việc phân loại rác tại nguồn nên không thể chế tài hay qui định người dân và người thu gom rác thực hiện đúng và nghiêm túc. Cũng như chưa có mức độ xử phạt đối với người thu gom đổ rác không đúng qui định, việc thu gom rác không đúng lộ trình, phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. 5.2 Đánh giá về hiện trạng thu gom và vận chuyển Do đây là một dự án thí điểm và thời gian phê duyệt dự án quá lâu nên chủ dự án không có kinh phí trong quá trình thực hiện và việc thực hiện dự án còn nhiều hạn chế. Trong quá trình thực hiện dự án chủ dự án đã sử dụng những phương tiện vận chuyển rác thô sơ như xe lam, xe lavi, xe ba gác máy, xe chuyên dùng như xe ép rác, xe tải nhỏ, thùng 660 lít có sẵn của lực lượng thu gom rác dân lập và Công ty DVCI Quận 6 để thực hiện. Hiện nay tổng khối lượng rác sinh hoạt hàng ngày của Quận 6 khoảng 320 tấn/ngày. Các trạm thu gom gom rác hiện nay của Quận 6 còn lại 2 trạm chính: Thứ nhất là trạm Bà Lài với công suất 60 tấn/ngày tại đây thực hiện việc phân loại rác trước khi đưa ra các bãi rác thành phố hay nhà máy sản xuất phân compost và nhà máy tái chế. Thứ hai là điểm hẹn 144 Bis đường Nguyễn Văn Luông hoạt động từ tháng 5/2005 đến nay tại đây không thực hiện phân loại rác, rác đưa về tại đây được đưa lên xe ép và đưa ra bãi rác thành phố. Tuy nơi đây chỉ là một điểm hẹn tập trung rác nhưng an ninh rất tốt, có quản lý trông coi và kiểm soát người ra vào nghiêm khắc, vệ sinh sân bãi sạch sẽ và sử dụng thuốc khử trùng trong mỗi lần quét dọn khi xe vận chuyển đi nên ít gây mùi có chịu ra môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nơi đây, không gây ô nhiễm môi trường, tạo vẻ mỹ quan xanh – sạch – đẹp cho khu vực này. Xe chuyên dùng vận chuyển rác hữu cơ và vô cơ ra các bãi rác thành phố còn thô sơ và chưa được nhà nước đầu tư thỏa đáng để phục vụ cho dự án đạt hiệu quả cao. Sơ đồ vận chuyển thu gom rác của các đơn vị lấy rác Hộ dân Bãi rác thành phố Trạm tập trung rác của Quận 5.3 Đánh giá về tuyên truyền Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn là một dự án liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Trong đó sự tham gia của cộng đồng (hay xã hội) đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện dự án để đạt hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền khá là quan trọng. Công tác tuyên truyền được tổ chức qua các buổi tập huấn, họp cán bộ (tổ dân phố) và tổ chức các cuộc vận động mang tính truyền thông đại chúng như áp phích, băng rôn, tờ rơi, loa phóng thanh, báo chí, truyền hình…hoặc một số khu phố đã tuyên truyền việc phân loại rác tại nguồn bằng cách xây dựng các vỡ kịch hài để truyền đạt ý thức bảo vệ môi trường đến người dân. Để thực hiện công tác tuyên truyền có hiệu quả cao thì cần 2 cấp huấn luyện và tập huấn. Cấp 1: bao gồm các cán bộ cấp Quận như Phòng TNMT, Phòng Giáo dục, Phòng Văn hoá thông tin; cán bộ cấp Phường: thành viên thuộc tiểu ban tổ chức thực hiện ở mỗi phường, lãnh đạo công ty dịch vụ công ích Quận, đại diện của các tổ chức Đoàn thể và tổ chức xã hội trong Quận (Đoàn Thanh niên, Công Đoàn, Liên Đoàn Lao Động, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hiệp Hội người Hoa) Chuyên gia và đơn vị Tư vấn, (kỹ thuật, tuyên truyền) Cán bộ 14 Phường, Công ty DVCI Cán bộ cấp Quận Phòng TNMT, Phòng Giáo dục, Phòng Văn hóa thông tin Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Liên Đoàn Lao Động, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hiệp Hội người Hoa Cấp 2: bao gồm các trưởng khu phố, tổ trưởng tổ dân phố; lực lượng thu gom công ty DVCI Quận và dân lập; các hội viên cơ sở của các hội viên cơ sở của các tổ chức đoàn thể và xã hội thuộc các phường trong Quận (hội phụ nữ Phường, nhóm đoàn viên, đội dân phòng khu phố); Ban Quản lý chợ tham gia chương trình Chuyên gia và đơn vị Tư vấn, (kỹ thuật, tuyên truyền) Tổ dân phố của 14 phường Hội phụ nữ Phường Lực lượng thu gom dân lập , công ty DVCI Quận Trường học các cấp Hội cựu chiến binh Phường Đoàn viên,Công đoàn cơ quan,xí nghiệp Đoàn viên thanh niên, đội dân phòng KP Ban Quản lý chợ Hộ gia đình Khách sạn, nhà hàng lớn, siêu thị Tiểu thương Học sinh Cán bộ công nhân viên Công tác tuyên truyền có sự phối hợp tốt giữa các ban nghành và Ủy ban nhân dân các phường nhưng thật sự đến tận tay người dân có nơi chưa đạt được dẫn đến ý thức người dân chưa có sự chuyển biến tích cực, thống nhất. Thời gian đầu dự án nhằm giúp người dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nhà thì chủ dự án đã hỗ trợ mỗi gia đình 2 thùng rác 15 lít: một thùng màu xám đựng rác vô cơ, một thùng màu xanh lá cây đựng rác hữu cơ và 6 tháng phát bịch nilon miễn phí. Hiệu quả thời gian đầu thực hiện phân loại rác tại nguồn rất tốt và đạt hiệu quả rất cao nhưng về sau khi công tác tuyên truyền lắng dần thì việc thực hiện phân loại rác đã giảm dần. 5.4 Đánh giá về ý thức của người dân Trước khi dự án thí điểm PLRTN được thực hiện tại Quận 6 thì nơi này đã từng thực hiện các dự án lớn như dự án Enda, dự án bảo vệ môi trường dựa vào sự phát triển cộng đồng, dự án 415, dự án cải thiện chất lượng trên kênh Tân Hóa – Lò Gốm giai đoạn 2 … nên người dân nơi đây sớm có ý thức về bảo vệ môi trường và đây là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 6. Khi dự án bắt đầu thực hiện qua công tác tuyên truyền người dân rất sẵn sàng tham gia và thực hiện việc phân loại rác tại nguồn rất đạt hiệu quả nhưng trong thời gian gần đây lực lượng tham gia việc PLRTN đã giảm rất thấp, kết quả được thể hiện ở bảng sau: Phường Giai đoạn đầu (%) Giai đoạn sau (%) 1 74 20 2 76 20 3 85 50 4 67 10 5 70 30 6 65 10 7 69 15 8 73 10 9 85 15 Các thành phần tham gia dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 có thể chia làm 3 nhóm như sau: nhóm phân loại đúng, nhóm phân loại sai và nhóm không phân loại. Trong 3 nhóm đó nhóm phân loại đúng chiếm tỉ lệ rất thấp và thành phần không tham gia phân loại lại chiếm tỉ lệ rất cao. Các lí do khiến các hộ dân không tham gia thực hiện công việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là do : Nhà cửa chật chội, nhỏ hẹp không đủ chỗ đặt thêm thùng rác Một số hộ dân hiện nay chỉ chứa rác tạm bợ trong các bịch nilon và đem đổ bỏ hàng ngày Nhiều hộ dân nhà ít người nên lượng rác ít không cần phải phân loại Việc phân loại gây mất thời gian Trong Quận còn tồn tại nhiều hộ dân nghèo, trình độ văn hóa thấp nên khó nhận thức ( không biết cách phân loại như thế nào) và thái độ nhìn nhận về môi trường còn kém. Nhiều hộ dân giữ lại nguồn rác vô cơ để bán phế liệu chiếm khoảng 54,5% 5.5 Đánh giá về các bãi rác thành phố phục vụ cho việc PLRTN Khi công văn số 02/2001/CT-UB ngày 06/03/2001 của Ủy ban nhân dân Thành phố HCM về việc “ Triển khai tổ chức thực hiện 12 chương trình và công trình trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2001-2005 trong đó có chương trình lập dự án và triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và thu gom rác” và công văn số 7448/TNMT-CTR ngày 12/11/2004 của sở Tài nguyên – Môi trường gởi Ủy ban nhân dân Quận 1,4,5,6 và 10 về việc “ Triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn” và đến ngày 11/3/2006 Quận 6 bắt đầu triển khai và thực hiện thí điểm dự án PLRTN trên địa bàn thì thành phố vẫn chưa có một bãi rác nào hoặc một nhà máy sản xuất phân compost cũng như nhà máy tái chế nào của thành phố để hỗ trợ cho việc thực hiện phân loại rác tại nguồn của Quận. Đó là một khó khăn lớn trong việc thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn, nó làm xáo trộn các thành phần của rác đã được phân loại và làm cho công việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác diễn ra không đồng bộ. Tuy nhiên, hiện nay thành phố đã hỗ trợ 2 nhà máy sản xuất phân compost và nhà máy tái chế là nhà máy Đa Phước ở Bình Chánh và nhà máy Vietstar ở Củ Chi. 5.6 Đánh giá về việc kiểm tra, giám sát Việc kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển và thái độ thực hiện phân loại rác tại nguồn của các hộ dân cũng như thái độ thực hiện phân loại rác của người thu gom rác đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn thực hiện thí điểm. Các cán bộ ở phường sẽ là người trực tiếp kiểm tra và giám sát các hộ dân, còn hộ dân sẽ là người trực tiếp kiểm tra và giám sát các đơn vị thu gom rác. Tuy nhiên, thời gian đầu thì công tác kiểm tra thực hiện rất nghiêm túc nhưng trong quá trình kiểm tra có rất nhiều hộ dân không thực hiện đúng cách thức phân loại hoặc thực hiện qua loa không có trách nhiệm và đã được các cán bộ nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không hiệu quả. Do không có hình thức xử phạt đối với các hành vi này nên chúng ta không thể chế tài được hành vi của họ. Không chỉ đối với các hộ dân mà người trực tiếp thu gom rác của các hộ dân cũng không hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình và các đơn vị tổ chức cũng như quản lý họ vẫn chưa có hình thức xử phạt hay các quy định cụ thể khác. Chính vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát đối với giai đoạn hiện nay chỉ là hình thức chưa mang tính khách quan cụ thể nào trong công việc phân loại rác tại nguồn khi nhà nước chưa đưa ra các luật pháp hoặc các biện pháp chế tài cụ thể. 5.7 Đánh giá về việc thu lượm phế liệu từ rác dân lập và ngoài dân lập Hiện nay, trên địa bàn Quận 6 nói riêng và thành phố nói chung, việc bươi lượm phế liệu của người dân thu lượm ve chai diễn ra rất phổ biến và phức tạp, làm xáo trộn chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn. Họ chính là đối tượng góp phần làm giảm hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn của các hộ dân. Và tình trạng bươi lượm này có chiều hướng gia tăng vào ban đêm. Vì đây là kế sinh nhai cho cuộc sống của họ nên chúng ta không thể nghiêm cấm hay xử phạt. Không chỉ họ mà những người làm rác dân lập cũng là một trong những thành phần bươi lượm tìm kiếm phế liệu trong rác. Để giảm mức độ bươi lượm rác của người dân thì chủ dự án phải xây dựng một lộ trình thu gom hợp lý, thời gian giao và nhận rác đúng quy định. Hình 5.1 : Những người bươi lượm rác CHƯƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TRONG THỜI GIAN TỚI 6.1 Các biện pháp trước mắt Vì đây là một dự án thí điểm về việc PLRTN nên trong quá trình triển khai thực hiện sẽ đưa ra nhiều phương án để thực hiện từ đó sẽ đưa ra nhiều biện pháp để xử lý và giải quyết vấn đề về môi trường. Chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 hiện nay được thực hiện chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 thực hiện từ ngày 11/3/2006 đến gần cuối năm 2009, bị gián đoạn một thời gian giai đoạn 2 dự kiến thực hiện vào cuối tháng 9/2010. Và hội nghị thực hiện dự án PLRTN trên địa bàn Quận 6 ở giai đoạn 2 được thực hiện vào ngày 21/5/2010. Hình 6.1: Hội nghị thực hiện dự án PLRTN trên địa bàn Quận 6 ở giai đoạn 2 Các ý kiến được tổng kết trong hội nghị thực hiện dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 ở giai đoạn 2: Phải tổ chức lại công tác tuyên truyền, tập huấn lại từng tổ dân phố, đến từng người dân để dân biết, dân làm và dân kiểm tra nên sử dụng các lực lượng tuyên truyền của phường, các mô hình có sẵn như câu lạc bộ bảo vệ môi trường, khu phố không rác, đường không rác… Tận dụng trang thiết bị thu gom và vận chuyển đã có sẵn để tiếp tục thực hiện dự án PLRTN, đồng thời sẽ trang bị lại các trang thiết bị đó để việc thực hiện dự án diễn ra được đồng bộ giữa lực lượng thu gom công lập và dân lập. Đối với lực lượng thu gom rác việc sử dụng phương tiện vận chuyển rác phải đảm bảo: việc lưu chứa riêng biệt 2 loại rác hữu cơ và vô cơ đã được phân loại đồng thời xe vận chuyển trên đường phải đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông. Xe phải có tín hiệu âm thanh khi đi thu gom rác, người thu gom phải trang bị đồng phục có bảng tên. Ủy ban nhân dân phường phối hợp lực lượng tổ dân phố và lực lượng thu gom: xây dựng lộ trình thu gom, qui định thời gian cụ thể và thông báo đến người dân biết để thực hiện. Thống nhất thời gian thu gom rác trên toàn Quận 6 là từ 18h đến 6h sáng hôm sau; đề nghị đưa qui định này vào hợp đồng đối với các lực lượng thu gom rác, đồng thời trong hợp đồng lấy rác nêu luôn biện pháp chế tài đối với người thu gom nêu vi phạm thời gian nêu trên và nếu bỏ không lấy rác nhiều ngày. Xây dựng phối hợp công tác tuyên truyền – giám sát – kiểm tra – xử phạt và khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân, tập thể, mô hình thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn ( bằng việc phối hợp các đơn vị: Ủy ban nhân dân phường, ban ngành đoàn thể phường và quận, các đơn vị chuyên ngành như Tài nguyên – Môi trường, Dịch Vụ Công Ích trong đó nâng cao vai trò xung kích của đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ và mặt trận ). Nâng cao việc chế tài trong xử phạt đối với cá nhân, đoàn thể, cơ quan không thực hiện PLRTN. Các giải pháp đề xuất trước mắt để nâng cao hiệu quả việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 trong thời gian tới: Giải pháp về tuyên truyền Khi thực hiện tiếp việc phân loại rác tại nguồn trong giai đoạn 2, Quận 6 được thừa hưởng những giải pháp hữu hiệu ở giai đoạn 1 như: Công tác tuyên truyền đã được phổ biến đến từng tổ dân phố, hộ dân. Sử dụng các mô hình có sẵn như câu lạc bộ bảo vệ môi trường, khu phố không rác, đường không rác…. In áp phích, tờ bướm với những hình ảnh đơn giản, dễ hiểu phát cho từng hộ dân, cũng như in các tờ hướng dẫn chỉ cách phân loại rác dán trên các thùng rác hoặc ở những nơi dễ thấy để thuận lợi cho việc thực hiện phân loại của người dân. Lập tờ cam kết thực hiện phân loại rác tại nguồn do phường quản lý đối với hộ dân và lực lượng dân lập. Sử dụng công tác tuyên truyền mới cả về nội dung lẫn hình thức và cách triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả việc phân loại rác tại nguồn, và nâng cao ý thức, cách hiểu biết của người dân về lợi ích của việc phân loại rác để bảo vệ môi trường. Thời gian tuyên truyền phải diễn ra liên tục Thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác tuyên truyền Nội dung tuyên truyền luôn đổi mới Giải pháp về dụng cụ, phương tiện vận chuyển Nghiên cứu thiết kế các phương tiện vận chuyển rác đã phân loại (xe 2 ngăn). Công ty DVCI là đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu xe 2 ngăn chứa rác hữu cơ và vô cơ sao cho phù hợp với điều kiện rác thải Quận 6. Hình 6.2: Một vài kiểu mẫu xe 2 ngăn mà công ty DVCI đã đề xuất Thay đổi toàn bộ xe thô sơ và xe chuyên dùng bằng các kiểu mẫu xe 2 ngăn đã thiết kế để phục vụ cho việc vận chuyển rác đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và an toàn giao thông. Phải thống nhất giờ lấy rác trên toàn địa bàn Quận 6 từ 18h đến 6h nhưng chủ động giao rác trong khoảng thời gian nêu trên là do người thu gom thỏa thuận với các hộ dân từng khu vực và khi tiến hành thu gom xe đi thu gom cần trang bị chuông, nhạc để báo hiệu. Đối với quốc doanh: đầu tư phương tiện thu gom, vận chuyển thích hợp để thực hiện phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả cao. Đối với dân lập: việc trang bị dụng cụ thu gom, trang phục, bảng tên, phương tiện vận chuyển là bắt buộc và còn là trách nhiệm của chủ đường dây rác dân lập. Việc thu gom vận chuyển của lực lượng rác dân lập phải đảm bảo rác được phân làm 2 loại ( hữu cơ và vô cơ), đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông. Đồng thời lực lượng rác dân lập phải cam kết với ủy ban nhân dân phường về việc phân loại, thu gom và vận chuyển đúng theo quy định và chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp phường. Giải pháp về các bãi rác thành phố Đưa các nhà máy sản xuất phân compost và tái sinh tái chế vào hoạt động để phục vụ cho việc phân loại rác tại nguồn đang thực hiện thí điểm tại quận. Các nhà máy nhận rác hữu cơ đã phân loại để sản xuất phân compost và rác vô cơ sản xuất các sản phẩm hữu ích phục vụ cho đời sống xã hội như hạt nhựa PE, PP, phôi nhựa, tấm cốt pha… Hình 6.3: Các sản phẩm tái chế từ rác vô cơ minh họa Giải pháp về công cụ pháp lý Cấp thành phố: Ban hành các qui định về phân loại rác tại nguồn, các hình thức xử phạt và khen thưởng. Khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân, tập thể, mô hình thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn. Khen thưởng các đơn vị thu gom thực hiện đúng quy cách phân loại và vận chuyển đúng nơi quy định. Khen thưởng các đoàn thể cấp phường, cấp quận, các đơn vị chuyên ngành như phòng tài nguyên – môi trường, dịch vụ công ích, cùng các đơn vị phối hợp thực hiện phân loại rác tại nguồn. Cấp quận: thực hiện xử phạt các hành vi vi phạm đối với người dân, lực lượng thu gom…đúng theo qui định. Cấp phường: tích cực kiểm tra giám sát, xử phạt đối với lực lượng làm rác dân lập. 6.2 Các biện pháp lâu dài Mô hình chung của việc thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 Nhà máy xử lý Trạm tập trung rác Lực lượng thu gom rác Hộ dân Trên thực tế, đây là một dự án cần rất nhiều thời gian để đầu tư và thực hiện. Để duy trì được dự án và thực hiện việc PLRTN trên toàn địa bàn Quận 6 cũng như thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao thì phải có sự diễn biến đồng bộ từ nguồn phát sinh rác đến nhà máy xử lý. Vì vậy, từ các mô hình thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn của các Quận Huyện trong thành phố, ta có thể đề xuất được các biện pháp lâu dài để duy trì việc thực hiện PLRTN trên địa bàn Quận 6 nói riêng và thành phố nói chung là: 6.2.1 Công tác tuyên truyền Phải có kế hoạch thực hiện lâu dài và cụ thể đối với từng quận huyện. Trong đó phải xác định rõ nguồn kinh phí đầu tư, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện và nội dung tuyên truyền. Công tác tuyên truyền sẽ được kiểm tra, đánh giá theo định kì. Cải thiện các cuộc vận động mang tính truyền thông đại chúng như áp phích, băng rôn, loa phóng thanh…bằng những hình ảnh mới lạ, các câu khẩu ngữ lành mạnh về môi trường nhằm nâng cao ý nghĩa cũng như mục đích của việc thực hiện PLRTN trên địa bàn Quận 6. Mở rộng các lớp tập huấn về việc PLRTN cho lực lượng tuyên truyền viên đặc biệt ưu tiên cho lớp trẻ sau này. 6.2.2 Công cụ pháp lý (quy chế) Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố sớm ban hành qui chế phân loại rác tại nguồn để có cơ sở pháp lý thực hiện việc điều chỉnh các cá nhân, đơn vị không thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người làm rác dân lập chuyển đổi phương tiện vận chuyển phù hợp. Xây dựng các mức độ xử phạt đối với cá nhân, đoàn thể, cơ quan không thực hiện PLRTN. 6.2.3 Hệ thống thu gom, vận chuyển Do sự phân bố không đồng đều về địa hình, diện tích, dân số,…và điều kiện kinh tế - xã hội – môi trường của các Quận Huyện trong thành phố nên ảnh hưởng rất nhiều đến hình thức thu gom và vận chuyển rác đã phân loại của các Quận Huyện. Qua các mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn của các Quận 1, 4, 5, 6, 10 và Huyện Củ Chi vạch ra kế hoạch thu gom và vận chuyển phù hợp cho từng Quận Huyện. Hình thức thu gom rác: Có 2 cách thu gom phân loại rác Lấy rác hàng ngày, thu gom rác vô cơ và hữu cơ cùng lúc nhưng chứa vào 2 ngăn khác nhau. Lấy rác cách ngày, thu gom rác hữu cơ thường xuyên và rác vô cơ lấy 2-3 ngày/lần/tuần. Riêng các quận ngoại thành và các huyện có dân cư thưa thớt rác vô cơ được lấy 3-4 ngày/lần/tháng. Hình thức vận chuyển rác: Đối với các Quận nội thành: Ở những quận có trạm trung chuyển như Quận 6, 11, Tân Bình…thì rác sinh hoạt đã phân loại sau khi thu gom từ các hộ dân, cơ quan, dịch vụ sẽ tập trung tại trạm và được tách hẳn ra 2 loại hữu cơ và vô cơ. Rác này được vận chuyển đến bãi rác thành phố bằng 2 xe ép khác nhau ( 1 xe ép hữu cơ và 1 xe ép vô cơ). Ở những quận không có trạm trung chuyển như Quận 1, 3…thì rác sinh hoạt khi thu gom từ các hộ dân, cơ quan, dịch vụ sẽ được lực lượng thu gom phân loại trực tiếp trên xe và vận chuyển thẳng tới bãi rác thành phố. Đối với các Quận ngoại thành và các Huyện: Ở các khu dân cư tập trung thì hình thức thu gom và vận chuyển rác đã phân loại sẽ được thực hiện giống như các quy trình ở các quận nội thành. Ở các khu dân cư thưa thớt, các thương nghiệp, khu chợ thì sẽ có cuộc vận động, hướng dẫn người dân cách làm phân compost đơn giản tại nhà (đối với rác hữu cơ), còn rác vô cơ sẽ được thu gom vận chuyển đến bãi rác thành phố để tái sinh tái chế. CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận Qua điều tra và khảo sát thực tế nhận thấy ý thức của người dân trên địa bàn Quận 6 về vệ sinh môi trường khá tốt, tuy nhiên tỉ lệ biết đến phân loại rác tại nguồn và mức độ đồng thuận thực hiện phân loại rác tại nguồn chưa cao. Qua thời gian thực hiện thí điểm dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 ở giai đoạn 1, ta thấy rõ các khó khăn mà quận 6 vướng phải như : Thời gian chờ duyệt dự án kéo dài nên không có kinh phí thực hiện dự án trong thời gian đầu. Thành phố chậm ban hành các văn bản hướng dẫn, quy chế, quy định về phân loại rác tại nguồn nên ảnh hưởng lớn đến kết quả phân loại của người dân, người làm rác dân lập, người bươi lượm rác dẫn đến tình trạng phân loại rác bị xáo trộn. Trong thời gian đầu thực hiện phân loại rác tại nguồn thì thành phố vẫn chưa có nơi tiếp nhận rác hữu cơ để làm phân compost và rác vô cơ để tái sinh tái chế nên khâu vận động tuyên truyền cho người dân gặp nhiều khó khăn. Riêng địa bàn quận 6 khó khăn lớn nhất là thiếu trạm tập trung để phân loại rác, hiện tại quận 6 có 2 địa điểm tập trung rác là trạm rác Bà Lài và điểm hẹn 144 Bis Nguyễn Văn Luông với tổng công suất là khoảng 230 tấn/ngày không đủ đáp ứng cho khối lượng rác hàng ngày của Quận 6 là 320 tấn/ngày. Về phương tiện thu gom và vận chuyển thì sử dụng lại những phương tiện có sẵn nên còn thô sơ, kém chất lượng, nhiều xe thu gom bị xuống cấp và hư hỏng nặng (đối với lực lượng dân lập), không đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông. Đây là một dự án thí điểm được thực hiện để làm cơ sở xây dựng các mô hình phân loại rác tại nguồn cho toàn thành phố Hồ Chí Minh. Do đặc thù về địa hình, diện tích và dân số của từng Quận Huyện khác nhau nên sẽ có các mô hình phân loại rác tại nguồn phù hợp cho từng Quận Huyện. Đây là một dự án lâu dài cần có nhiều thời gian để thực hiện và tốn nhiều kinh phí đầu tư. Để có một dự án bền vững và lâu dài thì cần có sự kiên nhẫn trong quá trình thực hiện thì mới tạo được sự đồng thuận của người dân, về lâu dài sẽ tạo thành thói quen hàng ngày của họ. Lúc đó dự án phân loại rác tại nguồn mới thật sự thành công. 7.2 Kiến nghị Cần có sự đầu tư cho hệ thống thu gom và xử lý một cách đồng bộ. Cần có kế hoạch tuyên truyền lâu dài và liên tục. UBND thành phố sớm ban hành qui chế PLRTN để có cơ sở pháp lý thực hiện việc điều chỉnh các cá nhân, đơn vị không thực hiện chương trình PLRTN. Sở Tài nguyên – Môi trường sớm có mẫu cho các phương tiện vận chuyển rác đã phân loại (xe 2 ngăn) Sở Tài nguyên – Môi trường nghiên cứu và sớm có cơ chế tạo điều kiện hỗ trợ lực lượng làm rác dân lập trong việc chuyển đổi phương tiện vận chuyển rác phù hợp với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG LUAN VAN.doc
  • docxBIA.docx
  • docxLOI CAM ON.docx
  • docxMUC LUC.docx
  • docxNHAN XET GVHD.docx
  • docxNHIEM VU DO AN.docx
  • docxPHỤ LỤC.docx
Tài liệu liên quan