Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Lilama 10

Tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Lilama 10: Phần I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế theo chiều rộng lẫn chiều sâu là yêu cầu chung của mọi nền kinh tế. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia mà còn là mối quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu. Nền kinh tế vận hành... Ebook Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Lilama 10

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Lilama 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo cơ chế thị trường cũng buộc các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm với công việc sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là thước đo phản ánh năng lực, trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường và xây dựng thể chế kinh tế thị trường, đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo Đảng ta đã lựa chọn cổ phần hoá như một phương thức có hiệu quả để đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những hướng quan trọng của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Thông qua việc thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sẽ thay đổi tận gốc phương thức quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước trước đây để áp dụng phương thức quản lý mới, tự chủ hơn, linh hoạt và trách nhiệm hơn. Cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn, các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng trưởng khả quan. Chính vì vậy đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá ngoài việc xác lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, so sánh hiệu quả của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hoá, còn vạch ra những nguyên nhân, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp khai thác tiềm lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Công ty CP Lilama 10 thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam được thành lập ngày 28/12/1983, tháng 1/2007 công ty chính thức chuyển hình thức sở hữu từ DN nhà nước sang Công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Là một đơn vị nòng cốt của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, trong những năm vừa qua giá trị sản xuất kinh doanh liên tục tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Chính sách cổ phần hoá đúng đắn đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau cổ phần hoá sẽ đưa ra được các kết luận về hiệu quả của cổ phần hoá và những giải pháp để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Lilama 10”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau khi cổ phần hoá đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cổ phần hoá và đánh giá hiệu quả sảnn xuất kinh doanh của công ty cổ phần. - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần LILAMA 10 sau cổ phần hoá. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh cho công ty. 1.3 Phạm vi nghiên cứu - Tại Công ty cổ phần Lilama 10 - Số 989, đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. - Từ ngày 1/1/09 đến 10/5/09. - Số liệu lấy trong nghiên cứu lấy trong hai giai đoạn là trước cổ phần hoá và sau cổ phần hoá tại doanh nghiệp. - Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí. vốn, tài sản, lao động… tại công ty. Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ 2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.1 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường. Hoạt động kinh doanh có đặc điểm: + Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. + Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển. + Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động... + Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân thành hai loại: nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan) và nhân tố bên trong (nhân tố chủ quan) - Nhân tố bên ngoài là loại nhân tố thường phát sinh và tác động không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể chịu tác động bởi các nhân tố khách quan như: sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp chế độ chính sách kinh tế của nhà nước, môi trường vị trí kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng. các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá, chi phí, giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, tiền lương… MT chính trị Nhân tố bên ngoài MT pháp lý MT văn hoá xã hội MT sinh thái MT công nghệ MT quốc tế MT kinh tế - Nhân tố bên trong là nhân tố tác động tuỳ thuộc vào nỗ lực của chủ thể tiến hành sản xuất kinh doanh. những nhân tố như: trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến giá thành, mức chi phí, thời gian lao động, lượng hàng hoá… Nhân tố bên trong Cơ sở vật chất kỹ thuật tiến bộ vật tư NVL hệ thống tổ chức cung cấp NVL hệ thống trao đổi và xử lý thông tin Nhân tố quản trị doanh nghiệp Lực lượng lao động 2.1.2 Khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả - KN 1: Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể phải bỏ ra để đạt được kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Ta có thể hiểu khái niệm này theo phương pháp truyền thống như sau: Nếu ta ký hiệu: K là kết quả nhận được theo hướng mục tiêu C: là chi phí bỏ ra H : Là hiệu quả H = K – C hiệu quả tuyệt đối ( C và K đo cùng đơn vị ) H = K/C hiệu quả tương đối ( C và K có thể đo bằng các đơn vị giống hoặc khác nhau ) Một cách chung nhất kết quả K mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí C bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. - KN 2 : Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được kết quả nhằm đạt một mục đích nào đó tương ứng với một đơn vị nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện hoạt động nhất định. Ở cách tiếp cận này, khi nói đến hiệu quả của một hoạt động nào đó người ta đã gắn nó với một mục đích nhất định. Bản thân phạm trù kết quả thu lại đã đã chứa đựng cả mục tiêu cần phải đạt được. Các hoạt động không có mục tiêu trước hết không thể đưa ra để tính hiệu quả. Hiệu quả luôn gắn với mục tiêu nhất định, không có hiệu quả chung chung. * Ý nghĩa của hiệu quả nói chung: hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá nhằm rủt ra kinh nghiệm và quan trọng nhất là phục vụ việc lựa chọn các phương án hành động. 2.1.2.2 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế thể hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Khái niệm gắn quan điểm hiệu quả với cơ sở lý luận kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Nền kinh tế của mỗi quốc gia được phát triển đồng thời mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng thêm vốn, bổ xung lao động và kỹ thuật, mở mang ngành nghề, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng mới… Phát triển kinh tế theo chiều sâu là đẩy mạnh cách mạng khoa học và công nghệ sản xuất, tiến nhanh lên hiện đại hoá, nâng cao cường độ sản xuất các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản xuất và dịch vụ. Phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. 2.1.2.3 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Các nhà kinh tế khẳng định rằng bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất là quy luật tăng năng suất lao động xã hội và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm các nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng tới các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các nhân tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là các doanh nghiệp phải đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hay chính xác hơn là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại là đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. 2.1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng đã khẳng định rằng hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng cho sự phát triển. Do đó việc các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng to lớn. - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sẽ tận dụng và tiết kiệm được các nguồn lực hiện có. Với nguồn lực khan hiếm như hiện nay thì việc sử dụng có hiệu quả chúng sẽ đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội mới. - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhằm thực hiện tốt hơn nữa công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhanh chóng hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và hiệu quả. Khi đã xoá bỏ vật cản là chế độ bao cấp, mỗi doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh nên phải coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Vì suy cho cùng nó đưa doanh nghiệp đến thành công hay thất bại, có đạt được mục tiêu kinh doanh hay không, có bảo toàn được vốn không. Nói cách khác hiệu quả sản xuất kinh doanh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 2.2 Nội dung đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.2.1 Cách xác lập chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp 2.2.1.1 Xác lập các chỉ tiêu Cách xác lập này dựa trên cơ sở lý luận là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là một đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Kết quả thu được trong doanh nghiệp bao gồm - Kết quả sản xuất: khối lượng sản phẩm hiện vật hay hiện vật quy ước đã sản xuất hay khối lượng vận chuyển trong lưu thông, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm. - Kết quả kinh doanh: sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu, lợi nhuận. Chi phí kinh tế là chi phí để đạt kết quả sản xuất kinh doanh nói trên được hiểu theo 2 giác độ - Chi phí để tạo nguồn lực tức là các điều kiện cần thiết cho sản xuất kinh doanh, hay nói gọn lại là nguồn lực, có các chỉ tiêu: vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh, giá trị bình quân tài sản cố định, tài sản lưu động bình quân, số lao động bình quân. - Chi phí sử dụng nguồn lực là sự tiêu hao và chi phí các yếu tố sản xuất theo không gian và thời gian được gọi là chi phí thường xuyên, biểu hiện bằng các chỉ tiêu: tổng giá thành, chi phí trung gian, chi phí vật chất, các bộ phận chủ yếu của giá thành, khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên nhiên vật liệu, tiền lương và BHXH. So sánh kết quả và chi phí qua 2 loại chỉ tiêu như sau So sánh tuyệt đối: Hiệu quả = Kết quả - Chi phí Chỉ tiêu này cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào So sánh tương đối: Hiệu quả = Chi phí / Kết quả Chỉ tiêu này biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo bao nhiêu đơn vị đầu ra. Hai loại chỉ tiêu này có vai trò khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết với nhau, cùng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp khi đánh giá theo chiều thuận hay nghịch. Các chỉ tiêu tính như trên gọi là toàn phần, vì dựa vào toàn bộ thông tin của mỗi chỉ tiêu đầu vào và đầu ra, bao gồm phần có trước và cả phần mới bổ sung thuộc tái sản xuất mở rộng. Nguyên lý cận biên chỉ quan tâm đến hiệu quả của phần mở rộng sản xuất trong từng thời kỳ. Bởi vậy bên cạnh chỉ tiêu toàn phần đã phát sinh các chỉ tiêu cận biên. Dạng thuận Hiệu quả = Kết quả tăng thêm / Chi phí tăng thêm Dạng ngịch Hiệu quả = Chi phí tăng thêm / Kết quả tăng thêm Chỉ tiêu dạng thuận chỉ ra khi tăng thêm một đợn vị đầu vào có thể nhận thêm được bao nhiêu đơn vị đầu ra, còn chỉ tiêu dạng nghịch cho biết để tăng thêm một dơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu đơn vị đầu vào. Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế học hiện đại. Nó là cơ sở để định giá các yếu tố đầu vào, phân phối sản phẩm và thu nhập. 2.2.1.2 Chọn mốc so sánh Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá có đạt hay không, tăng hay giảm, thấp hay cao bằng cách so sánh mức thực tế đạt được với mốc nào đó theo thiết kế, theo kế hoạch hay theo thời gian, không gian. Tuỳ mục đích đánh giá và điều kiện dữ liệu khác nhau ta có thể sử dụng một hay kết hợp các mốc so sánh khác nhau sau đây. - Mức hiệu quả theo thiết kế hay tiềm năng. mức tiềm năng của từng thời kỳ có thể khác với mức thiết kế ban đầu. - Mức kế hoạch hay định mức - Mức kỳ trước hay kỳ nào đó trước đây - Mức trung bình hay mức tiên tiến trong ngành - Mức thực tế của doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phương khác hay của một quốc gia khác Các mốc đó là căn cứ để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí 2.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư * Hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư Hiệu suất sử dụng CP NLVT CP NLVT trong kỳ Giá trị sản lượng trong kỳ = Chỉ tiêu này phản ánh trong quá trình sản xuất kinh doanh mỗi đơn vị chi phí nguyên liệu vật tư tạo ra bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Hiệu suất sử dụng chi phí nguyên liệu vật tư cận biên Hiệu suất sử dụng CP NLVT cận biên CP NLVT tăng thêm trong kỳ = Giá trị sản lượng SX tăng thêm trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong quá trình SXKD khi tăng thêm một đơn vị chi phí nguyên liệu vật tư tạo thêm bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Chi phí NLVT trên đơn vị GTSX CP NLVT trên đơn vị GTSX Giá trị SX trong kỳ CP NLVT = Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị để tạo ra một giá trị sản xuất cần bao nhiêu đơn vị chi phí nguyên liệu vật tư bỏ vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả càng cao. * Mức doanh lợi theo chi phí Mức doanh lợi CP NLVT CP NLVT Lợi nhuận thuần = Chỉ tiêu này chi biết một đơn vị chi phí nguyên liệu vật tư bỏ vào quá trình SXKD trong kỳ sẽ tạo được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Mức doanh lợi biên của chi phí nguyên liệu vật tư Mức doanh lợi biên của CP NLVT CP NLVT tăng thêm trong kỳ Lợi nhuận thuần tăng thêm = Chỉ tiêu này cho bíêt khi bỏ thêm một đơn vị chi phí nguyên liệu vật tư vào quá trình SXKD trong kỳ sẽ tạo thêm được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. 2.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương * Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương Hiệu suất sử dụng CP tiền lương Chi phí tiền lương Giá trị sản xuất = Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tiền lương chi ra tạo được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Chi phí tiền lương trên đơn vị GTSX Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị giá trị sản xuấtcần chi ra bao nhiêu đơn vị chi phí tiền lương. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả càng cao. Lợi nhuận thuần CP tiền lương trên đơn vị GTSX GTSX trong kỳ CP tiền lương = * Mức doanh lợi chi phí tiền lương Mức doanh lợi CP tiền lương = Chi phí tiền lương Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tiền lương chi ra tạo được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. 2.2.2.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ Mức khấu hao trên đơn vị giá trị sản xuất = Giá trị sản xuất Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong một đơn vị giá trị sản xuất có bao nhiêu đơn vị chi phí khấu hao TSCD. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả càng cao. 2.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 2.2.3.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn SXKD Để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra, doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nhiệm vụ của nhà kinh doanh phải biết sử dụng vốn có hiệu quả. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm vốn lưu động và vốn cố định. Nó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và tài sản cố định. Tổng vốn SXKD = Vốn cố định + Vốn lưu động Vốn là chỉ tiêu thời điểm nên ở đây ta dùng chỉ tiêu bình quân để phản ánh quy mô vốn SXKD trong kỳ Vốn SXKD bình quân = Vốn SXKD có đầu kỳ + vốn SXKD có cuối kỳ 2 Để phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn SXKD của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu sau: * Hiệu suất sử dụng vốn SXKD Hiệu suất sử dụng vốn SXKD Vốn SXKD bình quân GTSX tạo ra trong kỳ = Nó phản ánh một đơn vị vốn đem vào SXKD bình quân trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Hiệu suất sử dụng vốn SXKD cận biên Hiệu suất sử dụng vôn SXKD cận biên Vốn SXKD tăng thêm GTSX tăng thêm = Chỉ tiêu này cho biết khi tăng thêm một đơn vị vốn SXKD bình quân sẽ rạo thêm bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Mức đảm nhiệm của vốn SXKD Mức đảm nhiệm vốn SXKD GTSX trong kỳ Vốn SXKD bình quân = Chỉ tiêu này có nghĩa là để tạo ra một đơn vị giá trị sản xuất thì phải cần bao nhiêu đồng vốn SXKD bình quân. Nó là chỉ tiêu ngược với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn SXKD nên mức đảm nhiệm của vốn kinh doanh càng nhỏ thì càng hiệu quả. * Mức doanh lợi của vốn SXKD (tỷ suất sinh lời của vốn) Mức doanh lợi của vốn SXKD Vốn SXKD BQ trong kỳ Lợi nhuận thuần = Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn SXKD bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Mức doanh lợi vốn cận biên: Mức doanh lợi vốn cận biên Vốn SXKD bình quân trong kỳ tăng thêm Lợi nhuận thuần tăng thêm = Chỉ tiêu này phản ánh khi tăng thêm một đơn vị vốn SXKD bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Doanh thu biên của vốn SXKD Mức doanh thu biên của vốn SXKD Vốn SXKD bình quân tăng thêm Doanh thu thuần tăng thêm trong kỳ = Chỉ tiêu này phản ánh khi tăng thêm một đơn vị vốn SXKD bình quân trong kỳ tạo ra thêm bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. 2.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là bộ phận của vốn SXKD của doanh nghiệp, nó chủ yếu giữ chức năng của đối tượng lao động, sau khi hoàn thành một chu kỳ của quá trình sản xuất, đối tượng lao động sẽ bị biến đổi hoàn toàn về hình thái vật chất và chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta dùng các chỉ tiêu sau để phân tích. Vốn lưu động có cuối kỳ Vốn lưu động có đầu kỳ Vốn lưu động bình quân + = 2 * Số vòng quay vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng, để phản ánh sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn các quá trình SXKD ta dùng chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động. Nó là thương số giữa sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu với vốn bình quân trong kỳ. Vốn lưu động bình quân trong kỳ = Số vòng quay VLĐ Doanh thu từ hoạt động SXKD Chỉ tiêu này biểu thị mỗi đơn vị vốn lưu động bình quân bỏ vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Nó phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động trong kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động tăng hay giảm biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn tăng hay giảm theo tỷ lệ thuận. * Mức đảm nhiệm vốn lưu động Là số VLĐ bình quân cần thiết bỏ vào để tạo ra được một đơn vị doanh thu thuần. Mức đảm nhiệm của VLĐ Doanh thu từ HĐSXKD VLĐ bình quân trong kỳ = Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu số vòng quay VLĐ. Nó biểu thị mỗi đơn vị doanh thu thuần cần bao nhiêu đơn vị VLĐ bình quân. Hiệu quả sử dụng VLĐ được đánh giá theo tỷ lệ nghịch với mức tăng hay giảm của chỉ tiêu này và theo số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí. Tức là chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao, có khả năng tiết kiệm vốn và vốn lưu động đã quay được nhiều vòng trong kỳ. * Độ dài bình quân một vòng quay VLĐ Là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Nó được xác định theo số ngày dương lịch của kỳ chia cho số vòng quay VLĐ. Độ dài bình quân một vòng quay VLĐ Giá trị sản lượng sản xuât Số ngày dương lịch quy ước của kỳ ngiên cứu = Chỉ tiêu này phản ánh một vòng quay của VLĐ mất hết bao nhiêu ngày. Càng nhỏ thì tốc độ chu chuyển vốn càng nhanh. Độ dài vòng quay VLĐ phụ thuộc vào tôc độ chu chuyển của VLĐ, số vòng quay càng nhiều thì thời gian quay vòng càng rút ngắn lại và ngược lại. * Mức doanh lợi vốn lưu động Là thương số giữa lợi nhuận thuần với vốn lưu động bình quân Mức doanh lợi của VLĐ VLĐ bình quân Lợi nhuận thuần = Chỉ tiêu này biểu thị mỗi đơn vị VLĐ bình quân bỏ vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Đây là chỉ tiêu quan trọng thứ hai cùng với số vòng quay, đều phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ theo quan hệ thuận nhưng nó phản ánh hiệu quả VLĐ theo lợi ích cuối cùng và do đó nhiều khi nó tăng giảm không cùng theo chiều hướng và mức độ như số vòng quay. * Doanh thu biên của VLĐ Doanh thu biên của VLĐ VLĐ bình quân tăng lên = Doanh thu tuần tăng lên Chỉ tiêu này phản ánh khi tăng thêm một đơn vị vốn lưu động bình quân trong kỳ tạo ra thêm bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. 2.2.3.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ là mục đích của việc trang bị VCĐ. sử dụng có hiệu quả VCĐ trong SXKD có nghĩa là với khối lượng VCĐ không tăng hoặc tăng với tỷ lệ nhỏ so với kỳ trước nhưng kết quả sản xuất ra tăng lên hoặc tăng với tỷ lệ lớn hơn Vốn cố định bình quân trong kỳ + VCĐ có cuối kỳ VCĐ có đầu kỳ = 2 Vệc đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ có thể dùng các chỉ tiêu sau: * Hiệu suất sử dụng VCĐ Hiệu suất sử dụng VCĐ Quy mô vốn cố định bình quân Giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ = Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị VCĐ bình quân được đầu tư vào kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Để phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ một cách chính xác hơn ta nghiên cứu hiệu suất sử dụng VCĐ dùng trực tiếp sản xuất. * Hiệu suất sử dụng VCĐ trực tiếp sản xuất Hiệu suất sử dụng VCĐ trực tiếp sản xuất Quy mô VCĐ bình quân trực tiếp sản xuất Giá trị sản lượng sản xuất = Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị VCĐ bình quân dùng trực tiếp sản xuất thì đem lại bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. * Hiệu suất sử dụng VCĐ cận biên Hiệu suất sử dụng VCĐ cận biên VCĐ bình quân tăng thêm trong kỳ Giá trị sản xuất tăng thêm = Chỉ tiêu này cho biết khi tăng thêm một đơn vị VCĐ bình quân sẽ tạo thêm bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Mức đảm nhiệm VCĐ Là số VCĐ bình quân cần thiết bỏ vào để tạo ra được một đơn vị giá trị sản xuất Mức đảm nhiệm VCĐ Giá trị sản lượng sản xuất VCĐ bình quân trong kỳ = Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị giá trị sản xuất thì cần bao nhiêu đơn vị VCĐ bình quân. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả càng cao. * Mức doanh lợi VCĐ Là chỉ tiêu biểu hiện mức lợi nhuận thuần tính bình quân trên một đơn vị VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị VCĐ bình quân tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Mức doanh lợi VCĐ VCĐ bình quân Lợi nhuận = 2.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, lao động đóng vai trò quyết định. sự thành công của một đơn vị kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động. Để phản ánh chính xác trình độ sử dụng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp, ta dùng các chỉ tiêu sau để phân tích: * Năng suất lao động (NSLĐ) Năng suất lao động được xác định bằng số lưọng ( giá trị) sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí. Có thể tính bằng chỉ tiêu hiện vật, hiện vật quy ước hay đơn vị tiền tệ, mỗi cách tính đếu có ưu, nhược điểm nhất định. Ở đây ta chỉ xét NSLĐ tính theo đơn vị tiền tệ ( dùng giá trị sản xuất để tính) Với cách xác định này thì NSLĐ phản ánh trong một đơn vị thời gian bình quân mỗi lao động tạo ra bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. NSLĐ bình quân của toàn bộ lao động = giá trị sản lượng sản xuất/ số lao động bình quân của toàn doanh nghiệp Để phản ánh chính xác hơn ta có thể dùng NSLĐ bình quân công nhân trực tiếp sản xuất trong một đơn vị thời gian bình quân mỗi lao động trực tiếp sản xuất tạo ra bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. NSLĐ bình quân công nhân trực tiếp sản xuất = giá trị sản lượng/ số lao động bình quân công nhân trực tiếp sản xuất. * Mức doanh lợi theo lao động Mức doanh lợi theo lao động Số lao động BQ toàn doanh nghiệp Lợi nhuận thuần = Chỉ tiêu này phản ánh trong quá trình tham gia hoạt động SXKD bình quân mỗi lao động tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. * Năng suất lao động cận biên NSLĐ cận biên Số LĐ tăng thêm trong kỳ GTSX tăng thêm = Chỉ tiêu này cho biết khi tăng thêm một đơn vị lao động bình quân sẽ tạo thêm bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Doanh thu thuần trên một lao động DT thuần trên một LĐ Số LĐ bình quân toàn doanh nghiệp Doanh thu thuần = Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi lao động tạo được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuấn. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Doanh thu biên của một lao động DT biên của một LĐ Số LĐ tăng thêm Doanh thu thuần tăng thêm = Chỉ tiêu này phản ánh khi tăng thêm một đơn vị lao động bình quân trong kỳ tạo ra thêm bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. * Mức doanh lợi biên của lao động Mức doanh lợi biên của LĐ Số LĐ tăng thêm Lợi nhuận thuần tăng thêm = Chỉ tiêu này phản ánh khi tăng thêm một đơn vị lao động bình quân trong kỳ tạo ra thêm bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao. 2.3 Khái quát về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần 2.3.1 Khái niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp CPH DNNN chính là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thông qua quá trình chào bán các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu DN cho các cổ đông. Hay có thể hiểu là thông qua quá trình CPH DNNN mà DN trước đây thuộc sở hữu 100% của Nhà nước được chuyển sang một loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó Nhà nước có thể là một cổ đông. Có thể nói, quan niệm về CPH DNNN đã được thể hiện chính thức, đầu tiên trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng “Đổi mới tổ chức quản lý DNNN, phát huy cao độ quyền tự chủ của DN trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt chủ chương CPH một bộ phận DNNN để huy động thêm vốn, tạo động lực thúc đẩy Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản thuộc sở hữu Nhà nước ngày càng tăng lên”. Có thể khái quát về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông. Đi đôi với việc chuyển đổi sở hữu là việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, được điều chỉnh trong luật doanh nghiệp. Về hình thức, đó là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần ( vốn của mình trong doanh nghiệp) cho các cá nhân tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp, hoặc trực tiếp tự doanh nghiệp theo cách bán giá thông thường hay bằng phương thức đấu giá hoặc qua thị trường chứng khoán. Về bản chất đó là phương thức thực hiện xã hội hoá đồng vốn thuộc sở hữu nhà nước, chuyển từ doanh nghiệp một chủ sở hữu sang đa sở hữu, tạo nên mô hình doanh nghiệp hoạt động phù hợp kinh tế thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hoá sản xuất dẫn đến sự tập trung lớn về vốn xã hội là điều mà một cá nhân không thể đáp ứng được. 2.3.2 Tính cấp thiết của việc cổ phần hoá DNNN Mục đích của việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo tích luỹ cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người lao động nhưng trong thực tế các doanh nghiệp nhà nước không đáp ứng được những mục tiêu này. Do doanh nghiệp nhà nước thường có xu hướng tập trung vào những ngành cần vốn lớn sử dụng ít lao động, cộng thêm với trình độ của đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, nên doanh nghiệp n._.hà nước hoạt động kém hiệu quả không đảm bảo được các mục tiêu nhà nước đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước khi thành lập. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng kém hiệu quả của doanh nghiệp là do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, coi kinh tế quốc doanh dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, xem nhẹ quy luật kinh tế khách quan của thị trường nên hạch toán doanh nghiệp mang tính hình thức, đội ngũ cán bộ quan liêu duy ý chí, yếu kém của đội ngũ công nhân và trình độ sử dụng công nghệ. Trình độ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Nhà nướ không nắm được thực trạng tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp. các doanh nghiệp nhà nước chưa xác định rõ quyền lợi trách nhiệm của người lao động cho nên người lao động không có trách nhiệm, không quan tâm đến quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tình trạng tham nhũng tiêu cực trong doanh nghiệp trở nên phổ biến. Vì thế việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí nguồn lực quốc gia sang hình thức công ty cổ phần hay tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước là cần thiết để nâng cao hhiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. sau khi CPH các công ty cổ phần đã huy động được lượng vốn rất quan trọng từ các cán bộ công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp. thông qua việc kinh doanh có hiệu quả công ty lại có điều kiện gọi thêm vốn cổ phần để mở rộng quy mô hoạt động. hoạt động của các công ty chịu sự tác động trực tiếp của cơ chế thị trường, thủ tiêu hoàn toàn tư tưởng dựa dẫm vào sự bao cấp của nhà nước. hạn chế đáng kể lãng phí, thất thoát vốn, giảm các CP đầu vào, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 2.3.3 Quy trình cổ phần hoá DNNN Việc cho phép thành lập công ty cổ phần phải do cơ quan có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước đồng ý và được sự đồng ý của cơ quan chủ quản và ban chỉ đạo cổ phần hoá cho phép tiến hành cổ phần hoá. Sau khi hoàn thành các thủ tục trên thì doanh nghiệp có quyết định cổ phần hoá sẽ phải tiến hành định giá doanh nghiệp, tiến hành kiểm toán để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp rồi mới làm đơn xin phép thành lập công ty cổ phần. Các sáng lập viên phải gửi tất cả số tiền đã góp của người đăng ký mua cổ phiếu vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng trong nước kèm theo danh sách những người đăng ký mua số cổ phiếu và số tiền mỗi người đã góp. số tiền gửi chỉ được lấy ra khi công ty đã được cấp giấy nhứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sau một năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập công ty nhưng không thành lập được. Các sáng lập viên triệu tập đại hội đồng cổ đông thành lập để thông qua điều lệ công ty và các thủ tục cần thiết khác. Công ty cổ phần có thể được uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương nơi công ty cổ phần đặt trụ sở chính cho phép phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. 2.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá Trước khi CPH các doanh nghiệp nhà nước hoạt động bằng vốn do nhà nước cấp, hay nói cách khác nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. còn sau khi CPH cơ chế quản lý ở công ty cổ phần về cơ bản đã được đổi mới, có HĐQT do đại hội cổ đông bầu ra. Giám đôc công ty được HĐQT cử tuyển theo chế độ hợp đồng. đặc biệt ban kiểm soát ở CTCP được đại hội cổ đông bầu làm đại diện cho họ, có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của công ty. hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố sau: - Lao động là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến hiệu quả. Hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Nếu không có sự phối hợp phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố vốn, công nghệ khó có thể phát huy tác dụng được. Có thể coi sự phát triển và nâng cao hiệu quả là 1 quá trình phát triển nguồn nhân lực. - Vốn công nghệ: là những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. Việc đảm bảo vốn kịp thời, bố trí vốn hợp lý, sử dụng chúng một cách hiệu quả là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả chung của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn có liên quan đến tỷ trọng đầu tư các đầu vào, đầu tư vào máy móc thiết bị là đầu tư vào những đầu vào tích cực tham gia tạo ra nhiều sản phẩm. Công nghệ và đổi mới công nghệ có hiệu quả sẽ tạo ra bước nhảy vọt trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công nghệ hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao trình độ lao động, trình độ quản lý và tính hiệu quả của các doanh nghiệp. Công nghệ cao hơn sẽ khuyến khích lao động và nhà quản lý tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn với chi phí thấp hơn. - Trình độ quản lý: hiệu quả kinh doanh chỉ được nâng cao nếu có sự phối hợp đầy đủ giữa quản lý, lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tức là những yếu tố về công nghệ… Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, hình thành tinh thần quản lý mới trong đó luôn tôn trọng và khuyến khích tính chủ động sáng tạo của lực lượng lao động, tạo ra sức mạnh tổng hợp, phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ và khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả thông qua phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư. Lựa chọn công nghệ, bố trí dây chuyền công nghệ, cơ cấu tổ chức sản xuất. phát triển chuyên môn hoá kết hợp đa dạng hoá cùng với việc lựa chọn quy mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế về quy mô để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức phối hợp với các hoạt động liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường. - Cơ chế chính sách của nhà nước có tác động rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các vần đề như môi trường, luật pháp và hệ thống chính sách vĩ mô đều là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách của nhà nước về tài chính, tiền tệ, kinh tế đối ngoại… hợp lý tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác khả năng về vốn, công nghệ, lao động, mở rộng sản xuất, thị trường đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Các biện pháp chính phủ hỗ trợ, tư vấn các thông tin về thị trường xuất khẩu, đổi mới công nghệ và những kiến thức liên quan trong những kĩnh vực chuyên môn có ảnh hưởng trưch tiêp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. ngoài những yếu tố trên, trong tiến trình hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới của nước ta hiện nay, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn chịu sự tác động của tình hình kinh tế chính trị thế giới, tình hình trao đổi quốc tế… Việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu đã thực sự mang lại sự thay đổi về vật chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần. Sự chờ đợi một cách thụ động được nhà nước cấp vốn không còn nữa. lúc này các cổ đông trong công ty cổ phần là chủ nhân thưch sự vốn của công ty họ có lợi ích gắn liền với việc sử dụng những đồng vốn đó nhằm đạt được mục tiêu đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả là cơ sở để đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của công ty 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần LILAMA 10 (tên gọi tắt: LILAMA 10, JSC) là doanh nghiệp thuộc tổng công ty LILAMA Việt Nam. LILAMA 10, JSC luôn là đơn vị dẫn đầu trong việc lắp đặt và hoàn thành xuất sắc các công trình công nghiệp lớn, quan trọng của đất nước. Công ty cổ phần LILAMA 10 trước đây được gọi là công ty lắp máy và xây dựng số 10, tiền thân là xí nghiệp liên hiệp lắp máy số 10, thuộc liên hiệp các Xí nghiệp lắp máy Bộ Xây dựng thành lập năm 1983. Công ty lắp máy và xây dựng số 10 được thành lập theo quyết định số 004/BXD – TCLD ngày 27 tháng 1 năm 1983 và quyết định số 05/BXD – TCLD ngày 12 tháng 01 năm 1996 có tên giao dịch quốc tế là Machiney erection and contruction company – N.10 viết tắt là ECC.10. Trong quá trình xây dựng và phát triển công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Công ty đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ công nhân viên, phương tiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thi công các công trình. Đồng thời công ty cũng không ngừng cải tiến nâng cấp, trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại để có thể đáp ứng được các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao từ năm 1990 đến nay, công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh: - Tháng 4/1990 thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng số 10.1 tại Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Tháng 1/1991 thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng số 10.2 tại công trình thuỷ điện Yaly, Gia Lai. - Tháng 7/1997 thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng số 10.3 tại thị xã Phủ Lý, Hà Nam. - Tháng 10/1997 công ty đã tiếp nhận nhà máy cơ khí NN và thuỷ bộ của bộ NN và PTNT đổi tên thành Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép tại tỉnh Hà Nam. - Tháng 1/2007 công ty chính thức chuyển hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Công ty có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh cao, là một công ty chủ chốt trong tổng công ty lắp máy Việt Nam. Các công trình mà công ty đang thi công rất đa dạng từ công trình công nghiệp, thuỷ điện, thuỷ lợi, chế tạo gia công lắp máy và xây dựng đến các công trình dân dụng khác. Giá trị xây dựng, chế tạo, gia công lắp máy và xây dựng lắp đặt các công trình lên đến hàng chục tỷ đồng như: công trình thuỷ điện Yaly, trạm phân phối điện 200 KV của nhà máy thuỷ điện hoà bình, nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án cải tạo hiện đại hoá nhà máy xi măng Bỉm Sơn, công trình nhà máy gang thép Thái Nguyên. Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân đa ngành nghề, luôn được bổ sung những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, tay nghề công nghệ hiện đại, tập thể LILAMA 10,JSC đã để lại dấu ấn trên hàng trăm công trình, hạng mục công trình công nghiệp, dân dụng quan trọng của quốc gia. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp và năng động, các công trình LILAMA 10, JSC thi công luôn đảm bảo tiến độ và đưa vào đạt chất lượng cao, phục vụ nhiều lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như các Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Yaly, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại I, II, Nhiệt điện Uông Bí II, Trạm biến áp 500kV, 500kV Thường Tín, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Chinfon, Hoàng Mai, Nghi Sơn, Nhà máy đường Lam Sơn… Công ty đã đóng góp một phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, công ty đã nhận được 19 HCV của Bộ Xây dựng về “công trình hiện đại và sản phẩm chất lượng cao” và nhiều huân chương, bằng khen của CP, UBND các tỉnh và các cấp trên địa bàn mà công ty đã và đang thi công. 3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 3.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh của công ty - Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, lắp ráp máy móc thiết bị cho các công trình - Sản xuất, kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn, ô xy, phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng - Sản xuất vật liệu xây dựng - Gia công chế tạo, lắp đặt sửa chữa thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực (bình, bể, đường ống chịu áp lực), thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cung cấp lắp đặt và bảo trì thang máy - Làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng -Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, điều khiển tự động, kiểm tra mối hàn kim loại - Đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất) - Thiết kế kết cấu: Đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp phục vụ nghành lắp máy - Thiết kế hệ thống dây chuyền công nghệ chế tạo máy và lắp máy phục vụ nghành lắp máy - Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt điện đối với công trình công nghiệp 3.1.2.2 Thuận lợi Công ty đã từng tham gia thi công các công trình lớn như thuỷ điện sông Đà, nhà máy xi măng Yaly, nhiệt điện phả lại, nhà máy xi măng Bút Sơn. Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trẻ, năng động, sáng tạo, có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có kinh nghiệm, có khả năng thực hiện được các công trình phức tạp. Công ty đã trúng thầu một số công trình lớn như sửa chữa nhà máy thuỷ điện Thác Bà, chế tạo cột đường dây Nghĩa Lộ - Yên Bái, trạm biến áp Thái Bình – Nam Định. Được sự giúp đỡ của tổng công ty Lắp máy Việt Nam trong chỉ đạo quản lý sản xuất kinh doanh và giao nhiệm vụ thi công các công trình lớn như: công trình nhà máy nhiệt điện Na Dương với vai trò là nhà thầu chính. Công ty luôn khẳng định vai trò và uy tín của mình trên các công trình lớn. 3.1.2.3 Khó khăn Số lao động của công ty lớn, khoảng 2000 người làm cho việc giải quyết công ăn việc làm cho đủ số lao động là một vấn đề lớn trong lúc nền kinh tế đang cạnh tranh gay gắt. Các công trình thi công dàn trải khắp cả nước, việc điều động nhân lực di chuyển máy móc thiết bị cũng như vận chuyển vật tư tới các công trình còn phức tạp và khó khăn kéo dài nên ảnh hưởng đến việc thanh toán, thu hồi vốn chậm. Nhu cầu vốn kinh doanh ngày một lớn trong khi vốn tự có chưa đáp ứng được. 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty * Đại hội Đồng Cổ đông * Hội đồng Quản trị : 05 thành viên * Ban kiểm soát: 03 thành viên * Ban lãnh đạo công ty gồm: -  01 Tổng Giám đốc công ty: -  03 Phó tổng giám đốc : + 01 phó tổng giám đốc phụ trách thi công các công trình thuỷ điện + 01 phó tổng giám đốc phụ trách thi công các công trình Nhiệt điện + 01 phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực lưới điện, xi măng, mía đường…     - 01 Kế toán trưởng * Khối cơ quan Công ty gồm 09 Phòng ban nghiệp vụ: 1-  Phòng Hành chính - Y Tế 2-  Phòng Tổ chức lao động, bảo vệ 3-  Phòng Kinh tế - kỹ thuật 4-  Phòng Tài chính - kế toán 5-  Phòng Vật tư, thiết bị 6-  Phòng Đầu tư - dự án 7-  Ban Quản lý máy 8- Trung Tâm tư vấn, thiết kế công trình 9- Ban dự án thuỷ điện Nậm Công * Khối sản xuất gồm : - 01 Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép (xưởng mạ kẽm). Quốc lộ 21A-Xã Thanh Châu- Thị xã Phủ Lý - Hà Nam. - Xí nghiệp lắp máy 10-1 tại Thanh Xuân - Hà Nội. Ngõ 14 Vũ Hữu - Khuất Duy Tiến - Thanh xuân - Hà nội -Xí nghiệp lắp máy 10-2.  Số 8D - Hoàng Văn Thụ -  Thành phố Pleiku -  Gia lai -Xí nghiệp lắp máy 10-4 (nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép). - Sông đà - thành phố Hòa bình - tỉnh Hòa bình - Văn phòng dự án Xi măng Bút sơn 2. Kim bảng - Phủ lý - Hà nam - 01 chi nhánh Công ty cổ phần Lilama10 tại Mường La- Sơn La. - 01 Văn phòng đại diện Công ty cổ phần Lilama10 tại Pleiku- Gia Lai - 16 Đội công trình trực thuộc Công ty đang thi công tại các công trình * Chức năng cụ thể từng bộ phận Giám đốc công ty: Do chủ tịch hội đồng tổng công ty bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và hội đồng quản trị tổng công ty cũng như trước pháp luật. Các phó giám đốc: Là người giúp các giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp cho ban lãnh đạo công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tại các xí nghiệp thành viên có mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh tương tự như các phòng ban của công ty nhưng số lượng cán bộ nhân viên ít hơn. Riêng đối với các công trình được tổ chức thành các tiếu ban nhỏ có chức năng và nhiệm vụ giống các phòng ban thu nhỏ của công ty. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý được thể hiện ở một bộ điểm cơ bản: Phòng kỹ thuật: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao ở từng công trình, phòng kỹ thuật lập dự án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho công trình. Bóc tách khối lượng thi công, lập tiên lượng, lập tiến độ và biện pháp thi công cho các hạng mục công trình. Thiết kế các dự án đầu tư, kết cấu các chi tiết máy móc phục vụ sản xuất và thi công của công ty, kiểm tra giám sát các công trình, lập hồ sơ nghiệm thu bàn giao các phần việc của từng hạng mục công trình, lập biểu đối chiếu tiêu hao vật tư và biểu thu hồi vốn. tổng hợp báo cáo khối lượng công việc của từng hạng mục theo từng tháng, quý, năm. Phòng đầu tư - dự án: Giúp việc cho ban giám đốc công ty về tiếp thị, khai thác dự án và trình các luận chứng kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đầu tư và hiệu quả đấu tư các dự án của công ty trong năm kế hoạch. Thu thập, phân tích và xử lý các thông tin nhận được các dự án, thiết kế các khu lán trại tạm phân trợ. trực tiếp giao dịch, quan hệ, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị có liên quan để tiến hành các công việc. cùng với các bên có liên quan đến và trình các bộ định mức, đơn giá dự toán các công trình thuỷ điện. Phòng tài chính kế toán: Ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu tình hình luân chuyển vật tư, tài sản, tiền vốn quá tình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, thu chi tài chính, thanh toán tiền vốn, các chế độ tài chính nhà nước ban hành. Cung cấp tài liệu cho ban giám đốc phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền công, phân tích các hợp đồng kinh tế phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng tổ chức lao động: Nghiên cứu lập phương án tổ chức, điều chỉnh khi thay đổi tổ chức biên chế bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và các xí nghiệp nhà máy. Tham gia viết và thông qua: phân cấp quản lý, quy mô của các tổ chức trong công ty để trình các cấp có thẩm quyền thông qua. Làm thủ tục về phân hạng công ty, các xí nghiệp nhà máy. Làm quy hoạch và đào tạo người cán bộ, kiểm tra việc thực hiện biên chế bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc. quản lý hồ sơ của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng hành chính – y tế: tổ chức thực hiện, phản ánh và phân công trách nhiệm cho từng nhân viên thực hiện đúng chức năng mà mình được giao, nắm bắt tình hình đời sống nơi ăn chốn ở, nhà cửa đất đai, quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, tình hình sức khoẻ. Mua bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng các thiết bị văn phòng Phòng vật tư thiết bị: chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật tư thiết bị chính, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và dụng cụ công cụ cung cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình. * Đặc điểm công tác kế toán tại công ty Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty gồm nhiều xí nghiệp, đơn vị thành viên có trụ sở giao dịch ở nhiều nơi trên địa bàn cả nước nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán. Nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép có bộ phận kế toán riêng, thực hiện toàn bộ công tác kế toán sau đó sẽ tập hợp báo cáo kế toán gửi lên phòng tài chính kế toán của công ty. Các xí nghiệp khác có nhân viên kế toán và có bộ phận kế toán thực hiện định kỳ hàng tháng tập hợp số liệu, chứng từ gửi lên phòng tài chính kế toán công ty. Phòng tài chính kế toán công ty có nhiệm vụ tập hợp số liệu chung cho toàn công ty, lập báo cáo kế toán định kỳ. Bộ máy kế toán của công ty hiện nay được tổ chức theo mô hình tập trung. Toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và lập báo cáo kế toán cũng như phân tích, kiểm tra kế toán đều được tập trung thực hiện tại phòng tài chính kế toán của công ty, ở các đội công trình trực thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế toán thực hiện hướng dẫn lập chứng từ hạch toán ban đầu, tổng hợp chứng từ định kỳ. công ty lắp máy và xây dựng số 10 sử dụng phương pháp tính giá hang xuất kho là phương pháp thực tế đích danh, hạch toán hang tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty 3.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Bảng 01: kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TT Năm Tổng giá trị sản lượng (Tỷ đồng) Tổng doanh thu SXKD (triệu đồng) Nộp ngân sách (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Lương bình quân (nghìn đồng) 1 1996 101.200 56.300 1.700 1.610 995 2 1997 130.370 59.300 1.770 1.100 1.090 3 1998 95.000 75.800 3.200 1.710 1.100 4 1999 111.000 58.600 4.000 1.800 1.150 5 2000 125.100 76.380 2.680 2.360 1.200 6 2001 123.500 78.000 3.680 1.300 1.250 7 2002 132.500 97.800 2.680 1.290 1.300 8 2003 136.100 58.600 1.970 1.100 1.350 9 2004 140.300 100.000 2.400 1.310 1.400 10 2005 186.500 156.000 3.950 1.310 1.655 11 2006 214.000 180.000 6.500 4.800 2.100 3.1.5 Tình hình lao động của công ty Bảng 02: Kết cấu lao động của công ty Đơn vị: người STT Trình độ Số lượng 1 Trên đại học 02 2 Đại học 162 Kỹ sư kỹ thuật 130 Cử nhân khối kinh tế 32 3 Cao đẳng 66 4 Trung cấp 60 5 Công nhân có tay nghề cao 615 6 Công nhân kỹ thuật 1146 Tổng cộng 2051 3.1.6 Tình hình vốn của công ty - Vốn điều lệ:  90.000.000.000 VNĐ + Phần vốn Nhà nước nắm giữ ( 51%) : 45.900.000.000 VNĐ + Vốn của các cổ đông trong và ngoài công ty nắm giữ (49%): 44.100.000.000 VNĐ Bảng 03: Cơ cấu cổ phần trước khi niêm yết Cổ đông Số lượng cổ đông Tổng mệnh giá % Vốn điều lệ Loại cổ phần 1. Trong nước 1.498 90.000.000 100 Phổ thông - Tổ chức nhà nước 1 45.900.000 51 Phổ thông - Cá nhân 1497 441.000.000 49 Phổ thông 2. Nước ngoài 0 0 0 Tổng cộng 1498 90.000.000 100 Phổ thông Bảng 04: Danh sách một số cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ Stt Cổ đông Tỷ trọng vốn góp (%) Vốn góp (triệu đồng) Số cổ phần phổ thông (cổ phần) 1 Tổng Công ty lắp máy VN 51 45.900 4.590.000 2 Ông Trần Đình Đại 1.15 1.039,1 103.610 3 Ông Đặng Văn Long 1.16 1.040,8 104.080 3.1.7 Tình hình cơ sở vật chất của công ty Bảng 05: Kết cấu tài sản cố định của công ty 2006 – 2007 Đơn vị: VNĐ Nhóm TSCĐ 2006 2007 Chênh lệch Nguyên giá Tỷ trọng % Nguyên giá Tỷ trọng % +/- % 1.TSCĐ dùng trong sản xuất 66038 417527,00 97,81 84 028335654,00 98,01 17 989918127,00 27,24 - Nhà cửa vật kiến trúc 8 295 642 108,00 12,28 8295 642108,00 9,68 0,00 0,00 - Máy móc thiêt bị 23 459563120,00 34,75 25 755 304558,00 30,04 2 295 741 438,00 9,79 - Phương tiện vận tải 34 283212299,00 50,78 49977388988,00 58,29 15694176689,00 45,78 2. TSCĐ dùng ngoài sản xuất 1 467 675 695,00 2,19 1 708 813567,00 1,99 241 137 872,00 16,43 - Thiết bị dụng cụ quản lý 1 285 998 313,00 1,91 1 527 136185,00 1,78 241 137 872,00 18,75 - TSCĐ khác 181 677 382,00 0,27 181 677 382,00 0,21 0,00 0,00 Tổng cộng 67 506083222,00 100 85737149221,00 100 18231065999,00 27,01 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu - Các tài liệu kế hoạch, kế toán, thống kê… phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chủ trương đường lối, luật và các công bố của Nhà nước, cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Các tài liệu thông tin kinh doanh của ngành. - Ý kiến của tập thể, cá nhân người lao động, các chuyên gia, cán bộ khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm. 3.2.2 Phương pháp phân tích a. Phương pháp so sánh Chủ yếu dựa trên sự đối chiếu, so sánh giữa các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh các chỉ tiêu thực tế (thực hiện) với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hay định mức. đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra. - So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phân tích đánh giá sử dụng cả số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối. b. Phương pháp chi tiết hoá các chỉ tiêu Sử dụng số tương đối để nghiên cứu các chỉ tiêu trong mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chỉ tiêu khác. Thực chất của phương pháp này là sự phát triển của phương pháp so sánh nhưng được thông qua quan hệ tỷ lệ hay tỷ suất để so sánh. c. Phương pháp phân tích kinh tế Dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể dựa vào số liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty. Cụ thể: sau khi đã thu thập được số liệu tại doanh nghiệp, thực hiện phương pháp so sánh. Sau đó, dùng những lý luận và kiến nghị cụ thể để phân tích, đánh giá. Từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của từng chỉ tiêu và đưa ra các giải pháp cụ thể. Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sau khi cổ phần hoá 4.1.1 Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty Như đã nói ở trên, hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo phản ánh năng lực, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong đó hiệu quả là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả thu được cao nhất với chi phí nhất định. Do đó để đánh giá hiệu quả trước tiên phải đánh giá kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu chung. Trong những năm gần đây, nền kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, sự suy giảm của thị trường chứng khoán, biến động mạnh của tỷ giá USD và giá vàng… đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần LILAMA 10 cũng nằm trong bối cảnh đó. Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2006-2008 cũng có nhiều biến động, thể hiện qua bảng số liệu sau: Công ty cổ phần LILAMA 10 là doanh nghiệp thuộc tổng công ty lắp máy Việt Nam, cơ chế tập trung bao cấp trước đây, hoạt động kinh doanh của công ty chưa đạt hiệu quả, kết quả sản xuất kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào chưa cao. Sau khi cổ phần hoá vào năm 2007, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao, lợi nhuận tăng gấp 3 lần so với năm 2006, điều này chứng tỏ cổ phần hoá là một bước đi đúng đắn. nhìn chung sau 2 năm cổ phần hoá, công ty đã sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và chi phí cá nguồn lực đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế tại công tu, đi sâu phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiến hành đánh giá tổng quát hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, rút ra những nhận xét chung làm cơ sở đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 06: Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Giá trị sản xuất VNĐ 214.844.442.910 748.128.942.188 915.183.457.153 2. Doanh thu thuần VNĐ . 206.577.961.872 328.387.063.602 3. Lợi nhuận thuần VNĐ 4.767.218.303 13.663.164.917 22.213.867.184 4. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính VNĐ 329.025.748 391.239.289 1.243.867.143 5. Lợi nhuận bất thường VNĐ 114.194.874 858.134.786 648.316.320 6. Lợi nhuận trước thuế VNĐ 4.881.413.177 22.851.142.070 14.246.909.182 7. Lợi nhuận sau thuế VNĐ 3.592.472.851 22.851.142.070 14.246.909.182 8. Tỷ suất LN thùân từ hoạt động SXKD Lần 2,79 6,61 6,77 9. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lần 2,10 6,90 7,00 10. Lãi cơ bản trên cổ phiếu VNĐ 2192 2492 11. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu VNĐ 1400 1200 Bảng 07: Phân tích biến động các chỉ tiêu chung của công ty Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 2008/2006 Số TĐ (%) Số tuyệt đối (đơn vị tương ứng) Số TĐ (%) Số tuyệt đối ( đơn vị tương ứng) Số TĐ (%) Số tuyệt đối (đơn vị tương ứng) 1. Giá trị sản xuất 2. Doanh thu thuần 120,82 35 597 678 786,00 158,97 121 809 101 730,00 192,06 157 406 780 516,00 3. Lợi nhuận thuần 286,61 8 895 946 614,00 162,58 8 550 702 267,00 465,97 17 446 648 881,00 4. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 118,91 62 213 541,00 317,93 852 627 854,00 378,05 914 841 395,00 5. Lợi nhuận bất thường 751,47 743 939 912,00 75,55 -209 818 466,00 567,73 534 121 446,00 6. Lợi nhuận trước thuế 0,00 0,00 0,00 7. Lợi nhuận sau thuế 636,08 19 258 669 219,00 62,35 -8 604 232 888,00 396,58 10 654 436 331,00 8. Tỷ suất LN thuần từ hoạt động SXKD 236,92 3,82 102,42 0,16 242,65 3,98 9. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 328,57 4,80 101,45 0,10 333,33 4,90 10. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2 192,00 113,69 300,00 2 492,00 11. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu 1400 85,71 -200 1200 4.1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động quản lý tại công ty. Nó cung cấp thông tin cần thiết để đề ra các quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định liên quan xác định mặt hàng, lĩnh vực sản xuất, thị trường tiêu thụ… nhất là trong thị trường cạnh tranh, vấn đề này càng trở nên quan trọng. Bên cạnh đó ta còn xác định được nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Từ đó có các quyết sách đúng đắn để hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Khi phân tích hiệu quả sử dụng bộ phận chi phí sản xuất kinh doanh, ta dùng một số chỉ tiêu cơ bản như hiệu suất sử dụng, bộ phận chi phí trên môt đơn vị sản xuất, mức doanh lợi chi phí bộ phận. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng một số bộ phận chi phí sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng sau. Bảng 08: Tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chi phí nguyên liệu vật tư VNĐ 86 940 546 712,00 101 155 592 625,00 143 607 653 697,00 Chi p._.ất kinh doanh của công ty Cổ phần LILAMA 10 4.2.1 Ảnh hưởng của cổ phần hoá đến kết quả sản xuất kinh doanh Tháng 1/2007 công ty chính thức chuyển hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Ngày 11 tháng 12 năm 2007 Công ty đã nhận được quyết định niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2007 Công ty chính thức niêm yết 9.000.000 cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch L10. Đây là một bước đi quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của Công ty cũng như tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán. Thực hiện CPH là chuyến sang hình thức quản lý hiện đại hơn, năng động hơn. Trong CTCP tính tự chịu trách nhiệm được đề cao. Công ty Cổ phần LILAMA 10 khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức mới đã xác định rõ để công ty tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì toàn thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên lao động trong toàn công ty phải thực sự nhận thức được vai trò của bản thân mình đối với việc xây dựng công ty. Cán bộ lãnh đạo thực sự quan tâm đến công ty vì đó chính là quan tâm đến quyền lợi của bản thân mình, lãi thì được hưởng lỗ thì phải chịu trách nhiệm. Sự nhiệt tình trong công việc toàn tâm lo cho sự phát triển của công ty của đội ngũ lãnh đạo và lao động trong công ty là một động lực đáng kể nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho công ty. Công ty luôn cố gắng xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận, đưa hoạt động của nhà nước đi vào nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa các chức năng và các bộ phận nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong SXKD. Một bộ phận khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch SXKD của công ty đó là cơ sở vật chất được trang bị của công ty. Những thay đổi đáng kể về quản lý, điều hành, những nâng cấp rõ rệt về cơ sở vật chất đã tạo một bộ mặt mới cho công ty, tinh thần lao động đóng góp cho công ty của cán bộ công nhân viên lao động đã thật sự có hiệu quả hơn nhiều, đây là điều kiện để nâng cao hiệu quả SXKD của công ty. Sau 2 năm hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đặt ra, đó là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của toàn thể CBCNV Công ty, sự định hướng và chỉ đạo đúng đắn của HĐQT, các giải pháp điều hành năng động của Ban Tổng Giám đốc, sự kiểm soát tích cực của Ban kiểm soát. Công ty cổ phần LILAMA10 đã đạt được những kết quả hết sức khả quan, lợi nhuận tăng hơn 3 lần so với năm 2006. 4.2.2 Ảnh hưởng của quy mô sản xuât kinh doanh Trong năm 2007 Công ty đã chế tạo thành công 04 cẩu giàn KC 50-42 tải trọng 50T với giá trị 4,37 tỷ đồng. Hiện nay Công ty đang thi công xây lắp nhiều công trình trên khắp cả nước như công trình Thuỷ điện: Sơn La, Bản chát, Plêikrông, Sêsan, Sêsan4, công trình nhiệt điện Uông bí, xi măng Thăng Long, Hải Phòng mới, nhà máy lọc dầu Qung Quất ... Đây có thể coi là bước trưởng thành vượt bậc của LILAMA 10 trong lĩnh vực chế tạo cơ khí. Hai cổng trục này hiện đã được lắp đặt tại khu Tổ hợp thiết bị và gia công cơ khí phục vụ cho việc chế tạo và lắp đặt các thiết bị của dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La - nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á. Song song với thuỷ điện Sơn La, LILAMA 10 còn lắp đặt thiết bị thuỷ lực cho Nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt (Thanh Hoá), chế tạo và lắp đặt thiết bị Nhà máy thuỷ điện Pleikrông, Sê San 3, Sê san4, Srêpôk3… Ngoài lĩnh vực thuỷ điện, 9 tháng qua LILAMA 10 cũng đã thành công trên nhiều lĩnh vực khác như xi măng, lọc dầu, nhiệt điện.....Cùng với LILAMA 18, LILAMA 10 đã chế tạo và lắp đặt hàng ngàn tấn thiết bị phi tiêu chuẩn cho Nhà máy xi măng Kam Pot (Campuchia), công suất 1 triệu tấn /năm. Tháng 9 vừa qua, nhà máy đã đốt lò và cho ra sản phẩm clinler với chất lương tốt được chủ đầu tư là Công ty vật liệu và sản phẩm bê tông Thái Lan (SCG) đánh giá cao. Mới đây, LILAMA 10 đã ký hợp đồng gói thầu 1,2,3,4 với Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam trị giá hơn 160 tỷ để chế tạo, lắp đặt bồn bể, ống kết cấu thép và thiết bị cơ khí cho Nhà  máy lọc dầu Dung Quất… Là doanh nghiệp thành viên của LILAMA, sau gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển với hơn 2.000 kỹ sư và công nhân lành nghề, chuyên nghiệp luôn tiếp cận nhanh với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, LILAMA 10 đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xây lắp và chế tạo thiết bị, đặc biệt là trong lĩnh vực thuỷ điện.  Nhiều công trình quan trọng của đất nước đã gắn liền với tên tuổi của LILAMA 10 như thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Yalay, thuỷ điện Vĩnh Sơn, Cần Đơn, xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn, đường dây 500 KV, Trạm phát sóng Tam Đảo, Nhà máy đường Lam Sơn, Nhiệt điện Phả Lại 2, Nhiệt điện Na Dương. Đặc biệt, LILAMA 10 đã cùng với các doanh nghiệp của LILAMA lần đầu tiên ở Việt Nam đảm nhận vai trò tổng thầu EPC Dự án nhiệt điện đốt than Uông Bí mở rộng công suất 300 MW, nhiệt điện Cà Mau công suất 1.500 MW, nhiệt điện Nhơn Trạch và đã góp phần đưa Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng vào vận hành vượt công suất thiết kế, điều mà chưa một doanh nghiệp nào ở Việt Nam làm được. Để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của Công ty theo hướng đa ngành, đa nghề, tối đa hoá lợi ích của khách hàng và các cổ đông, góp phần đưa LILAMA trở thành tập đoàn công nghiệp mạnh, LILAMA 10 đã chuyển hướng sang đầu tư các dự án thuỷ điện: Dự án thuỷ điện Nậm Công 3 (Sơn La), công suất 8 MW với tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng, góp vốn đầu tư thuỷ điện Hủa Na (Nghệ An), công suất 180 MW với mức đầu tư 4.332 tỷ đồng. Dự kiến, hai nhà máy thuỷ điện này sẽ khởi công vào cuối năm nay và sẽ phát điện sau đó hai năm. LILAMA 10 cũng đã quyết định đầu tư vào Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị LILAMA ( UDC); Dự án xây dựng trụ sở văn phòng cho thuê và một số dự án khác. Theo ông Trần Đình Đại, Tổng giám đốc LILAMA 10: Đây là những dự án rất khả thi sẽ góp phần làm tăng uy tín và thương hiệu LILAMA 10. Có thể nói, ngót nửa thế kỷ phấn đấu bền bỉ cho thương hiệu LILAMA 10, đến nay doanh nghiệp này đã rất nổi tiếng, là địa chỉ tin cậy của các đối tác trong và ngoài nước. Người lao động của LILAMA 10 có thu nhập vào loại cao nhất của LILAMA và ngày càng gắn bó với Công ty. LILAMA 10 đã trả cổ tức cho các cổ đông là 14%. Cổ phiếu của LILAMA 10 trên thị trường OTC cao nhất trong các công ty thuộc tổng công ty LILAMA. 4.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty sau khi cổ phần hoá 4.3.1 Thuận lợi Công ty cổ phần là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được ưa chuộng nhất thế giới. So với các hình thức công ty hợp doanh, công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn thì hình thức công ty cổ phần có nhiều lợi thế hơn. Chính vì vậy mà sau khi cổ phần hoá, công ty cổ phần LILAMA 10 có được rất nhiều những thuận lợi. Có thể huy động vốn nhanh và dễ dàng hơn. Vì do đặc điểm của công ty cổ phần là các cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, điều này rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Bởi vì, việc đầu tư vào các công ty với trách nhiệm hữu hạn như vậy sẽ ít rủi ro hơn là đầu tư vào các loại hình công ty khác. Bên cạnh đó công ty còn dế dàng huy động vốn trong công chúng bằng cách phát hành cổ phiếu ra thị trường. do vậy mà công ty có khả năng thực hiện được các dự án kinh doanh, các công trình có vốn đầu tư lớn. Cổ phiếu công ty có tỷ suất lợi nhuận cao, được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên có thể dễ dàng chuyển nhượng quyền sở hữu qua việc mua bán cổ phiếu trên thị trường mà không cần thay đổi tổ chức công ty. Cổ phiếu có thể dễ dàng được chuyển đổi thành tiền, sự dễ dàng chuyển đổi chủ sở hữu của các cổ phần này giúp tăng cường sự đảm bảo cho công ty tồn tại và phát triển lâu dài. 4.3.2 Khó khăn Tuy nhiên sau khi cổ phần hoá công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chi phí cho việc chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoá là cao và chi phí điều hành công ty sau cố phần hoá là tốn kém hơn so với trước đây. Chính vì vậy mà công ty luôn luôn chú trọng thực hiện tôt nhất các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính của công ty bị hạn chế hơn do hàng quý hàng năm công ty phái công khai báo cáo tài chính, báo cáo với các cổ đông về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Một vấn đề nữa đó là phần lớn các cổ đông đều không có kiến thức về kinh doanh và không hiểu biết lẫn nhau. số lượng cổ đông lớn cũng dẫn đến sự phân hoá kiểm soát và tranh chấp về quyền lợi giữa các nhóm cổ đông. 4.4 Đinh hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty Để góp phần thực hiện mục tiêu đưa Tổng công ty lắp máy Việt Nam trở thành tập đoàn công nghiệp xây dựng, nhà thầu chính theo hình thức (EPC), Công ty cổ phần LILAMA10 không ngừng phấn đấu là một trong những đơn vị thành viên hàng đầu với phương châm thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đầu tư vào các dự án điện ( thủy điện Nậm Công 3, thủy điện Hủa Na), bất động sản, dịch vụ khác... Chiến lược phát triển đến năm 2010 với những chỉ tiêu cụ thể như sau: TT Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2009 2010 1 Tổng giá trị sản lượng 550.000 620.000 2 Tổng giá trị doanh thu 450.000 780.000 3 Nộp ngân sách 14.815 18.000 4 Lợi nhuận trước thuế 24.140 31.000 5 Thu nhập bình quân đồng/tháng 2.800 3.200 Kế hoạch SXKD năm 2009 Giá trị sản lượng 550,2 tỷ đồng Doanh thu 450,2 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế 28,5 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế 24,5 tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 6,33% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 31,67% Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản 240 tỷ đồng Lao động bình quân 2593 người Nộp ngân sách 14,8 tỷ đồng Đơn gía tiền lương 320 đồng/ 1000 đồng doanh thu Tiền lương/ người/ tháng 2,9 triệu đồng Kế hoạch trả cổ tức 14,5% 4.5 Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong cơ chế thị trường hiện nay, mọi doanh nghiệp đều hướng tới lợi nhuận, thước đo cuối cùng phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó để tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh thì doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì công ty phải dùng mọi cách để khai thác triệt để các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tiền vốn, lao động, các yếu tố khác và sử dụng chúng một cách hợp lý, tiết kiệm, để mang lại lợi nhuận tối đa. Như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức hành chính, tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại... tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phải thể hiện ở hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về xã hội. Không nên quá quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà gây ra những vấn đề về mặt xã hội của quốc gia. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần LILAMA 10 kết hợp những kiến thức được trang bị ở nhà trường, đã phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 4.5.1 Giải pháp về vốn và tài chính Cũng như hầu hết các CTCP khác sau khi CPH vấn đề lớn đặt ra đối với Công ty Cổ phần LILAMA 10 là vốn để phục vụ cho hoạt động SXKD. Không như khi còn là DNNN, việc thu hút vốn nhất là nguồn vốn vay khó khăn hơn nhiều, nguồn vốn kinh doanh thì chưa thể đáp ứng được các hoạt động SXKD, nhất là khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới. Vậy để đảm bảo lượng vốn phục vụ cho kế hoạch SXKD đạt kết quả. Từng bước cơ cấu lại hoạt động SXKD bằng việc thay đổi cơ cấu doanh thu theo nguyên tắc đầu tư vốn theo hướng vào các, làm tỷ suất lợi nhuận tăng và ổn định đổi mới phương tiện, trang thiết bị hiện đại làm tăng chất lượng các công trình và giảm thời gian thi công nhằm tăng doanh thu, điều chỉnh cơ cấu phân bổ nguồn vốn cho các công trình. Không nên đầu tư quá dàn trải, hơn nữa còn gây thất thoát một lượng vốn lớn mà kết quả lại không cao, chất lưọng phương tiện vận tải, trang thiết bị phục vụ hoạt động SXKD không được cải thiện. Tóm lại cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn, thực hiện nghiệp vụ quản lý thu chi tiền tệ, đảm bảo thúc đẩy các hoạt động SXKD. Thực hiện tốt hơn nữa công tác kế toán, hoàn thành tốt việc tổng hợp tốt kết quả SXKD, phản ánh đúng kết quả đạt được trong từng kỳ hạch toán. Lập báo cáo kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện để đảm bảo cân đối giữa kế hoạch và những điều kiện, nguồn lực hiện có của công ty trong thời kỳ đó. Ghi chép phản ánh kịp thời có hệ thống diễn biến nguồn vốn cung cấp, vốn vay, công tác này của công ty còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng cán bộ không nắm rõ tình hình thực hiện kế hoạch đến đâu, nguồn vốn có được sử dụng đúng và thật sự hiệu quả không. Bên cạnh đó cần theo dõi chặt chẽ công nợ của công ty, phản ánh đề suất thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. Nắm được tình hình công nợ là rất quan trọng, cần thiết cho việc xác định tình hình vốn của công ty phục vụ cho hoạt động SXKD như thế nào. Để mục tiêu cuối cùng đạt được là tiết kiệm tới mức có thể, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Bên cạnh đó, công ty nên tích cực xây dựng mối quan hệ với các ngân hàng, nhất là những ngân hàng mà công ty tiến hành hoạt động vay vốn như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân Hàng Công thương bằng các hành động cụ thể như trả lãi đúng và đủ thời hạn, cung cấp thông tin tài chính lành mạnh và minh bạch, tạo lòng tin cho các ngân hàng thì việc vay vốn sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD còn chính là nâng cao hiệu quả từng bộ phận vốn lưu động và vốn cố định. Đối với vốn lưư động - Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hang hoá trong mức cho phép ở các khâu của quá trình sản xuất mà không cần tăng thêm hoặc ít tăng quy mô VLĐ. + Tăng tôc độ luân chuyển vốn trong khâu dự trữ căn cứ vào nhu cầu nguyên vật liệu đã xác định và tình hình cung cấp vật tư nhằm tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ kịp thời giải quyết vật tư ứ đọng để giảm vốn ở khâu này. + Đối với khâu sản xuất, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian hoàn thành một công trình. Thường xuyên đôn đốc khách hàng thanh toán theo thời hạn trên hợp đồng, cần có chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý nhằm rút ngắn kỳ hạn thu tiền. lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng dây dưa trong thanh toán. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường về mẫu mã, chất lượng, giá cả, thị hiếu. Cũng cần đa dạng hoá về mặt hàng kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước. Tăng cường quản lý tại các tổ đội, chi nhánh.. tránh bị chiếm dụng. Theo dõi và quản lý hàng hoá, nguyên liệu vật tư tồn kho, phân loại hàng tồn kho để kịp thời xử lý hàng ứ đọng kém phẩm chất để giải phóng vốn. * Đối với vốn cố định Nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, áp dụng các kỹ thuật xây dựng, lắp máy tiên tiến nhất để rút ngắn thời gian thi công tại các công trình. Tăng tối đa khối lượng các công trình nhằm khai thác tối đa công suất hoạt động của máy móc thiết bị nhằm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng cơ cấu hợp lý, xu hướng chung cơ cấu TSCĐ biến động được đánh giá là hợp lý khi: + Xét trong mối quan hệ giữa TSCĐ đang dùng và TSCĐ chưa cần dùng, không cần dùng và chờ thanh lý thì TSCĐ đang dùng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng, còn TSCĐ chưa cần dùng, không cần dùng, chờ thanh lý phải chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. + Xét trong mối quan hệ giữa TSCĐ đang dùng vào SXKD và dùng ngoài SXKD thì TSCĐ dùng vào SXKD chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, còn TSCĐ dùng ngoài SXKD phải chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. + Là doanh nghiệp xây dựng lắp máy nên thiết bị máy móc phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên, có như vậy mới tăng được năng lực sản xuất của doanh nghiệp và các loại TSCĐ khác phải tăng theo quan hệ cân đối với máy móc thiết bị sản xuất. Cần tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp đúng định kỳ để duy trì năng lực TSCĐ hoặc thay thế những TSCĐ hoạt động công suất thấp, kém hiệu quả. Nếu nâng cấp sửa chữa lớn TSCĐ thì phải xác định mức vật tư hao phí hợp lý cho quá trình sửa chữa. Lựa chon phương pháp khấu hao phù hợp với giá trị hao mòn đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư vào TSCĐ. Đối với những TSCĐ có giá trị lớn, hao mòn vô hình lớn cần sử dụng phương pháp khâu hao nhanh hoặc kết hợp giữa khấu hao nhanh ở thời gian đầu và khấu hao bình quân ở thời gian sau. Ngoài ra cần phải sử dụng nguồn khâu hao linh hoạt có hiệu quả như cho vay, liên doanh, mua cổ phiếu, nhằm kịp thời tái đầu tư, đổi mới TSCĐ. Đối với máy móc thiết bị dự trữ lớn hơn nhu cầu cần thay thế thì doanh nghiệp cần tính toán, so sánh giữa giá trị bán đi hiện tại với giá phải mua trong tương lai, nếu chi phí mua trong tương lai lớn hơn so với giá trị hiện tại cộng với lãi trả tiền vay ngân hàng thì mới giữ lại. Ngược lại nếu nhỏ hơn thì công ty nên bán đi, khi nào cần sử dụng mới mua. Như vậy không những không bị ứ đọng vốn mà còn phòng khi có sự đổi mới thiết bị hay hao mòn vô hình mà doanh nghiệp chưa tính đến. Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, có biện pháp bảo toàn VCĐ. 4.5.2 Giải pháp về lao động Lao động hoạt động trong Công ty Cổ phần LILAMA 10 mang những đặc trưng riêng, nhất là những lao động trực tiếp trong các công trình. Môi trường lao động biến đổi ở diện rộng và bị rất nhiều nhân tố tác động và hiện nay nhìn chung trình độ lao động của công ty chưa cao. Để đảm bảo kế hoạch về lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động SXKD thì doanh nghiệp cần chú ý đến một số điểm sau: Chú trọng đến công tác tuyển dụng lao động đầu vào nhất là đối với các công trình trọng điểm vì đặc điểm của loại lao động này là cần có tay nghề và kinh nghiệm nhất định, tay nghề càng cao càng được ưu tiên, bên cạnh cần có những yêu cầu về sức khoẻ để đảm bảo tiến độ thi công các công trình. tuyển dụng lao động phải mang tình khách quan. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các khoá đào tạo nâng cao trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Điều chỉnh cơ cấu giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động đã qua và chưa qua đào tạo một cách hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ cụ thể, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại công ty. Bố trí lao động được đánh giá là hợp lý khi: số lao động trực tiếp, lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên về tỷ trọng còn số lao động gián tiếp và lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về số tỷ trọng nhằm nâng cao năng suât và chất lượng lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc vào trình độ khai thác và quản lý lao động, nhờ vào các biện pháp động viên cổ vũ tinh thần người lao động. Muốn người lao động quan tâm đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải làm cho lợi ích người lao động gắn với lợi ích của công ty. Khi đưa ra phương án sản xuất kinh doanh mới nên thảo luận lấy ý kiến của người lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động tạo không khí làm việc vì công ty, đảm bảo năng suất lao động. Đào tạo và đào tạo lại lao động phù hợp với yêu cầu của công ty, gồm đào tạo chính quy và đào tạo phi chính quy, nhằm nâng cao trình độ nhất là những người thuộc bộ phận quản lý; có kế hoạch đào tạo tay nghề cho công nhân kỹ thuật tạo nguồn nhân lực đảm bảo kế hoạch SXKD luôn được thực hiện với năng suất lao động cao và ổn định. thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật một cách rõ ràng và kịp thời nhằm động viên cũng như nâng cao ý thức kỷ luâtj của người lao động, giúp họ thấy được vai trò và ý thức trách nhiệm của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty phải khuyến khích và phát huy sáng kiến của cán bộ công nhân viên, tạo ra bầu không khí thi đua vui vẻ, hợp tác và tinh thần trách nhiệm nhằm đưa NSLĐ tăng cao. Tăng cường công tác an toàn lao động, an toàn trật tự, phòng cháy chữa cháy. Doanh nghiệp cũng nên chú ý xây dựng văn hoá doanh nghiệp, công ty có đặc điểm hoạt động SXKD diễn ra trên địa bàn rộng, các công trình xây lắp trên địa bàn khắp cả nước, công việc hầu như là tách biệt nhau và tách biệt với khu điều hành. Cần xây dựng một môi trường làm việc hài hoà, ổn định và tinh thần tự giác cao nhằm khai thác được sức mạnh tập thể và sự lao động sáng tạo, điều mà hiện nay công ty vẫn làm chưa tốt, chưa phát huy được hết tiềm năng về lao động của công ty. Giải quyết hài hoà mối quan hệ đối kháng giữa cổ đông- người lao động và người quản lý. Đây là một vấn đề nan giải mà hầu hết các CTCP đều mắc phải và cần có phương hướng cụ thể cho việc giải quyết mối quan hệ này. Những cổ đông không phải là lao động hay quản lý công ty thì chỉ quan tâm đến lợi tức cổ phiếu, người lao động và bộ phận cán bộ quản lý ngoài vấn đề lợi tức cổ phiếu còn quan tâm đến sự phát triển của công ty, đến hiệu quả hoạt động SXKD của công ty. HĐQT cần mở rộng quyền ra nhập công ty với người lao động, có chế độ bán cổ phiếu hoặc trái phiếu có chuyển đổi cho người lao động và người quản lý với giá ưu đãi. Có chế độ thưởng thoả đáng từ nguồn lợi tức sau thuế cho người lao động và người quản lý căn cứ vào mức đóng góp của họ đối với công ty. 4.5.3 Tối thiểu hoá các chi phí nhằm tăng lợi nhuận tương quan Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình SXKD, chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để có lợi nhuận công ty cần đầu tư, có chiến lược kinh doanh cụ thể và khả quan phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. Tức là bỏ ra lượng chi phí nhỏ trong giới hạn để có được mức lợi nhuận tốt nhất. Tận dụng các nguồn nguyên liệu một cách hợp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, thường xuyên giám sát và có những biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại bộ phận phân xưởng, kho vật tư tránh tình trạng hao hụt, mất mát, sử dụng lãng phí vật tư. Cấn lựa chọn nguồn cung ứng vật tư gần nhất với giá cả hợp lý nhằm giản thiểu chi phí vận chuyển. Sử dụng tiết kiệm quỹ tiền lương, xây dựn quy chế tiền lương, tiền thưởng hợp lý kích thích NSLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khai thác công suất hoạt động của máy móc thiết bị một cách tối đa, trích khấu hao ở mức hợp lý, không nên sử dụng những dây chuyền máy móc thiết bị lạc hậu làm giảm năng suất nhằm giảm chi phí khấu hao. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cần sử dụng tiết kiệm các chi phí trong quản lý, chi phí dịch vụ, chi phí khác bằng tiền khác để giảm tỷ trọng của nó trong tổng ch SXKD. Đối với công ty bộ phận chi phí này trong tổng chi phí SXKD chiếm tỷ trọng khá lớn. Cần nhanh chóng nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết phục cụ công tác quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, Xây dựng lại Website, in ấn catalog, xây dựng phương án quảng bí thương hiệu LILAMA nhằm đưa các thông tin của công ty đến gần các nhà đầu tư hơn. Ngoài ra cần củng cố và tăng cường công tác báo cao thống kê, kiểm kê theo quy định của công ty. Tóm lại, cần thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh để tìm ra những nhân tố tác động tích cực cần phát huy, những yếu tố tác động tiêu cực cần khắc phục, từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm mang lai hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. 4.5.4 Giải pháp đối với HĐQT Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc điều hành của Tổng Giám đốc trong hoạt động SXKD, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà Nước cũng như các Nghị quyết, quyết định của HĐQT. Thực hiện tốt công tác quản lý các mặt hoạt động của công ty để trên cơ sở đó điều hành các mặt SXKD sát với tình hình thực tế và đạt hiệu quả cao nhất. Tiếp tục kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy chế đã ban hành, chỉ đạo soạn thảo để ban hành quy chế quản lý cần thiết. Xem xét các kiến nghị của Tổng Giám đốc để có sự điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của các quy chế đã ban hành cho phù hợp với yêu cầu của SXKD. Chỉ đạo bộ máy quản lý và điều hành của công ty nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch của năm 2009. Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đảm bảo đủ năng lực để thực hiện tốt các dự án trong giai đoạn tới. Sử dụng nguồn tài chính hợp lý và hiệu quả. sử dụng linh hoạt công cụ nợ trong cân đối để giảm chi phí sử dụng vốn cũng như tăng hiệu quả đầu tư. Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương theo hướng gắn thu nhập với hiệu quả và khối lượng công việc thực hiện, dùng tiền lương là công cụ đòn bẩy trong việc thúc đẩy tăng năng suất và chất lượng công việc. Tiếp tục chỉ đạo công tác liên doanh góp vốn thành lập Công ty cổ phần,tìm kiếm việc làm ở nước ngoài như CANADA, Thái Lan, Quarta … Đầu tư chiều sâu tăng cường năng lực, phương tiện thiết bị phục vụ thi công với giá trị 30,229 tỷ đồng Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình thủy điện Nậm Công 3: Thực hiện thi công 82 tỷ đồng. Mặc dù dự án đang gặp khó khăn do việc biến động giá ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng đã ký kết của các nhà thầu và tiến độ thi công chung của dự án. Tìm kiếm thêm một số dự án thuỷ điện từ 10 đến 30MW để đầu tư… Phần V KẾT LUẬN Một trong những giải pháp để cải cách DNNN trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là CPH. Quá trình cải cách DNNN nói chung và CPH nói riêng là một vấn đề nhạy cảm và khó khăn về cả mặt kinh tế và mặt tư tưởng văn hoá xã hội. Nhưng những kết quả của các công ty giai đoạn hậu CPH đã khẳng định tính đúng đắn của con đường mà Nhà nước ta đã lựa chọn. Khía cạnh quan trọng thể hiện tính đúng đắn đó chính là hiệu quả hoạt động SXKD của các CTCP, sự so sánh đối chiếu với các DNNN trước khi CPH làm nổi bật lên vấn đề đó. Công ty Cổ phần LILAMA 10 là một trong những doanh nghiệp tiến hành CPH và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế còn rất nhiều vấn đề bất cập trong CTCP cần điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn CPH. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề đánh giá đúng năng lực SXKD của công ty; chấn chỉnh ý thức làm việc, xử lý tình huống của cán bộ công nhân viên, nhất là bộ phận lao động trực tiếp, thực hiện hợp lý hơn cơ chế khoán của công ty cho phù hợp với đặc điểm lao động và hoạt động của công ty. Về phía nhà nước cần hoàn thiện và cụ thể các cơ chế nhất là cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp CPH, . Định rõ quyền hạn và danh giới của nhà nước trong CTCP. TÀI LIÊU THAM KHẢO Lưu Thị Hương, 2005. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản thống kê. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, 2000. Đọc, lập và phân tích báo cáo tài chính trong công ty cổ phần, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. Đoàn Văn Hạnh, 1998. Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, NXB Thống kê. Phạm Ngọc Kiểm, 1999. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Thi Gái, 2000. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hùng, 1998. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê, TP HCM. PGS.T.S Hoàng Công Thi và T.S Phùng Thị Đoan, 1992. Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội. PGS.TS Trần Đình Ty, “Doanh nghiệp sau cổ phần hoá: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Kinh tế và dự báo- Hà Nội, số tháng 11/2005. Phạm Tuấn Anh, “Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá”. Tạp chí Quản lý nhà nước, Hà Nội- số 116 tháng 09/2005. Dương Văn Chung, 2003, Luận án tiến sĩ. Nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN xây dựng giao thông. Tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi khoa kÕ to¸n vµ qu¶n trÞ kinh doanh › ¶ š LuËn v¨n Tèt nghiÖp ®¹i häc §Ò tµi “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10” Gi¸o viªn h­íng dÉn : PGS.TS. KIM THÞ DUNG Sinh viªn thùc hiÖn : HOµng KIM THOA Líp : KE C – K50 Hµ Néi - 2009 Môc lôc Danh môc b¶ng Bảng 01: kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 38 Bảng 02: Kết cấu lao động của công ty 38 Bảng 03: Cơ cấu cổ phần trước khi niêm yết 39 Bảng 04: Danh sách một số cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ 39 Bảng 05: Kết cấu tài sản cố định của công ty 2006 – 2007 40 Bảng 06: Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 44 Bảng 07: Phân tích biến động các chỉ tiêu chung của công ty 45 Bảng 08: Tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của công ty 47 Bảng 09: Phân tích biến động một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng một số bộ phận CP SXKD của công ty 48 Bảng 10: phân tích cơ cấu nguồn vốn 52 Bảng11: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn SXKD của công ty 54 Bảng 12: Phân tích biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD 55 Bảng 13: Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty 56 Bảng 14: Bảng phân tích biên động các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VLĐ của công ty 57 Bảng 15: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty 58 Bảng 16: Bảng phân tích biên động các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VCĐ của công ty 58 Bảng 17: Cơ cấu lao động của công ty 60 Bảng 18: Quỹ lương phân bổ trong 2 năm 2006 và 2007 61 Bảng 19: Doanh thu và tiền lương bình quân năm 2006 và 2007 61 Bảng 20: 62 Bảng 21: Các chỉ tiêu biến động rõ rệt, tăng lên theo thời gian. 63 Bảng 22: Tình hình tài sản cố định của công ty năm 2008 65 Bảng 23: Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty 66 Bảng 24: Đánh giá khả năng sinh lời 66 Bảng 25: 68 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SXKD : Sản xuất kinh doanh CPH : Cổ phần hoá CTCP : Công ty cổ phần DNNN : Doanh nghiệp nhà nước TSCĐ : Tài sản cố định HĐQT : Hội đồng quản trị VCĐ : Vốn cố định VLĐ : Vốn lưu động GTSX: Giá trị sản xuất ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60. Luận văn 15.04.doc
Tài liệu liên quan