Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng của một số dòng và con lai thuốc lá tại Cao Bằng

Tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng của một số dòng và con lai thuốc lá tại Cao Bằng: ... Ebook Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng của một số dòng và con lai thuốc lá tại Cao Bằng

doc118 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng của một số dòng và con lai thuốc lá tại Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN VĂN CƯỜNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ DÒNG VÀ CON LAI THUỐC LÁ TẠI CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐĂNG KIÊN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Cường LỜI CẢM ƠN T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi tiÕn sÜ TrÇn §¨ng Kiªn, Chñ tÞch ViÖn Kinh tÕ kü thuËt Thuèc l¸ ng­êi ®· h­íng dÉn vµ tËn t×nh gióp ®ì t«i trong suèt thêi gian thùc hiÖn ®Ò tµi vµ hoµn chØnh luËn v¨n tèt nghiÖp. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy, c« gi¸o ViÖn §µo T¹o Sau §¹i Häc, khoa N«ng Häc, Bé m«n C©y c«ng nghiÖp - Tr­êng §¹i Häc N«ng NghiÖp Hµ Néi, ban l·nh ®¹o ViÖn Kinh tÕ Kü thuËt Thuèc l¸, ban l·nh ®¹o vµ tËp thÓ CBCNV Chi nh¸nh ViÖn Kinh tÕ Kü thuËt Thuèc l¸ t¹i Hµ T©y, tËp thÓ c¸n bé Phßng Sinh häc - ViÖn Kinh tÕ Kü thuËt Thuèc l¸, Chi nh¸nh ViÖn Kinh tÕ Kü thuËt Thuèc l¸ t¹i Cao B»ng, gia ®×nh, b¹n bÌ, ®ång nghiÖp vµ ng­êi th©n ®· ®éng viªn vµ gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp, thùc hiÖn ®Ò tµi vµ hoµn thµnh b¶n luËn v¨n nµy. Mét lÇn n÷a xin tr©n träng c¶m ¬n mäi sù gióp ®ì quÝ b¸u trªn./. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn v¨n C­êng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BAT British American Tobacco TLNL Thuốc lá nguyên liệu KT - KT Kinh tế - kỹ thuật NST Ngày sau trồng KT Kích thước KL Khối lượng DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Sản lượng lá của một số dạng thuốc lá chính trên thế giới. 11 2.2. Sản lượng thuốc lá vàng sấy của một số nước sản xuất chính giai đoạn 2003 - 2008 12 2.3. Tình hình sản xuất TLNL vàng sấy của Việt Nam 2006 - 2008 16 2.4. Tỷ lệ diện tích một số giống thuốc lá chủ yếu trồng tại bang Carolina Bắc 28 2.5. Tỷ lệ sử dụng giống thuốc lá tại Việt Nam những năm gần đây 40 4.1 Đặc điểm hình thái và độ thuần của các dòng thuốc lá thí nghiệm 48 4.2. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng thuốc lá 50 4.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các dòng thuốc lá thí nghiệm 51 4.4. Tốc độ ra lá của các dòng thuốc lá thí nghiệm 52 4.5. Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng thuốc lá 54 4.6. Mức độ sâu bệnh hại các dòng thuốc lá ở vụ Xuân 2009 55 4.7. Kích thước, khối lượng của các lá số 5, 10, 15 của các dòng thuốc lá thí nghiệm 58 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng thuốc lá thí nghiệm 60 4.9. Tỷ lệ cấp loại thuốc lá nguyên liệu các dòng thuốc lá thí nghiệm 62 4.10. Thành phần hoá học chính của các dòng thuốc lá thí nghiệm 63 4.11. Kết quả bình hút cảm quan thuốc lá nguyên liệu của các dòng thí nghiệm 65 4.12. Đặc điểm hình thái và độ thuần của các con lai thuốc lá thí nghiệm 67 4.13. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các con lai thuốc lá 68 4.14. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các con lai thuốc lá 69 4.15. Tốc độ ra lá của các con lai thuốc lá 71 4.16. Một số đặc điểm nông sinh học của các con lai thuốc lá 72 4.17. Mức độ sâu bệnh hại các con lai thuốc lá ở vụ Xuân 2009. 73 4.18. Kích thước, khối lượng các lá số 5, 10, 15 của các con lai thuốc lá thí nghiệm 75 4.19. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các con lai thuốc lá 77 4.20. Tỷ lệ cấp loại thuốc lá nguyên liệu của các con lai thí nghiệm 79 4.21. Thành phần hoá học của các con lai thuốc lá thí nghiệm 80 4.22. Kết quả bình hút cảm quan nguyên liệu của các con lai thuốc lá 82 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các dòng thuốc lá 52 4.2. Tốc độ ra lá của các dòng thuốc lá 53 4.3. Năng suất của các dòng thuốc lá thi nghiệm 60 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các con lai thuốc lá 70 4.5. Tốc độ ra lá của các con lai thuốc lá 71 4.6. Năng suất của các con lai thuốc lá 78 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định chính trị xã hội, phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) vừa ban hành Nghị quyết "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã đưa ra những cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp đã có sự thay đổi rõ rệt, những sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều và hoàn thiện hơn, để đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thuốc lá nguyên liệu là một loại sản phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp nó không những cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân để thực hiện tái sản xuất xã hội mở rộng. Sản xuất thuốc lá là một ngành kinh tế đem lại lợi nhuận cao nên được nhiều Quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm (khoảng 100 nước). Sản xuất thuốc lá điếu thông qua quá trình chế biến công nghiệp làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm nông nghiệp. Ngành công nghiệp thuốc lá đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách Quốc gia: thu hút một lực lượng lao động đông đảo, góp phần điều hoà mức sống của các vùng dân cư tăng thu nhập cho người lao động, nhất là nông dân ở các vùng núi và trung du. Phát triển trồng thuốc lá ở các vùng miền núi còn có tác dụng xoá bỏ tập quán trồng cây thuốc phiện của đồng bào các dân tộc, ổn định đời sống, góp phần:" Xoá đói, giảm nghèo" theo tinh thần nghị quyết TW5 khoá VII về chính sách nông thôn - nông nghiệp của Đảng. Ngày nay, thuốc lá không còn được coi là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nhưng vẫn là một nhu cầu cần có của con người do tập quán thói quen tiêu dùng. Vì vậy, sản lượng thuốc lá trên thế giới vẫn không ngừng gia tăng với mức độ tăng bình quân gần 1,6%/năm [14], [15]. Do tính chất riêng biệt đặc thù, nên thuốc lá được coi là một sản phẩm hàng hoá khá đặc biệt, được Nhà nước đặt vào một trong những ngành sản xuất có tính chất độc quyền trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây, với sự bảo trợ của Chính phủ (về việc cấm nhập thuốc lá ngoại), sản lượng sản xuất của toàn Tổng công ty thuốc lá Việt Nam liên tục tăng với tốc độ khá cao. Kết thúc kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, tốc độ phát triển bình quân đạt 12,85 %/năm, số lượng sản phẩm từ 3.126 triệu bao năm 2001 lên tới trên 5.000 triệu bao vào năm 2008. Các khoản nộp ngân sách tăng từ 1.500 tỷ đồng năm 2001 lên trên 7.000 tỷ đồng năm 2008 [22]. Trong lĩnh vực phát triển sản xuất thuốc lá nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu thuốc lá vàng sấy với vai trò tiên phong của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Ngành thuốc lá Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Nguyên liệu thuốc lá vàng sấy sản xuất trong nước đã thay thế nguyên liệu thuốc lá vàng nhập từ Camphuchia và đang thu hút nhu cầu tiêu thụ của một số Tập đoàn thuốc lá lớn mạnh như BAT, Universal, Philip Morris.... Định hướng chung của Ngành là giảm nhập khẩu nguyên liệu, phấn đấu đến năm 2010 đạt mức 70.000 tấn thuốc lá nguyên liệu sản xuất trong nước, trong đó có 60.000 tấn thuốc lá nguyên liệu vàng sấy (Bộ công nghiệp, 2003) [10]. Do đó để thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất thuốc lá nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc điếu trong nước và xuất khẩu thì cần thiết phải chọn tạo một bộ giống tốt phục vụ sản xuất, bởi vì giống là một trong những biện pháp kỹ thuật nông nghiệp quan trọng nhất quyết định đến năng suất, phẩm chất nguyên liệu và cuối cùng là chất lượng thuốc điếu. Đó là những giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh hại và thích hợp với các điều kiện trồng trọt, thâm canh khác nhau. Chọn tạo giống thuần là hướng đi truyền thống đối với các loại cây trồng nói chung và thuốc lá nói riêng. Bằng phương pháp lai hữu tính và chọn lọc, thuần dòng các dạng thuốc lá qua các thế hệ phân ly các nhà khoa học đã tạo ra và đưa vào sản xuất hàng loạt giống thuốc lá mới. Bên cạnh hướng chọn tạo giống thuần, việc chọn tạo giống thuốc lá lai là một hướng đi tốt vì không những khai thác hiệu quả ưu thế lai mà còn có thể rút ngắn đáng kể thời gian tạo giống. Mặt khác, khi phát triển được những giống lai, ngành thuốc lá có thể chủ động ấn định chủng loại nguyên liệu qua cơ cấu giống đưa ra sản xuất. Trong những năm qua Viện KT - KT Thuốc lá đã tiến hành chọn giống theo cả hai hướng: giống thuần và giống lai. Bằng phương pháp phả hệ, các nhà khoa học Viện KT - KT Thuốc lá đã tạo ra các giống thuốc lá mới C7-1, C9-1 được công nhận giống chính thức và đang được phổ biến trong sản xuất. Hướng chọn tạo giống lai tuy triển khai muộn hơn nhưng cũng đã lai tạo và chọn lọc được các giống A7 được công nhận giống chính thức và các giống VTL1H, VTL5H được công nhận giống tạm thời. Bên cạnh các dòng và giống thuốc lá có triển vọng đang được khảo nghiệm như VTL81, GL1, GL2, thời gian qua các nhà khoa học Viện KT - KT Thuốc lá qua đánh giá tại các cơ sở chọn giống đã xác định được một số dòng và con lai mới có những đặc điểm tốt. Việc đánh giá các dòng và con lai này tại các vùng trồng chính là cần thiết nhằm xác định giống có triển vọng cho mỗi vùng vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: " Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng của một số dòng và con lai thuốc lá tại Cao Bằng". 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích của đề tài Đánh giá được các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng năng suất, chất lượng của 3 dòng và 3 con lai thuốc lá tại Cao Bằng, qua đó chọn được dòng và con lai có triển vọng phục vụ công tác phát triển giống thuốc lá mới. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài - Xác định các đặc điểm hình thái của 3 dòng và 3 con lai thuốc lá. - Tìm hiểu khả năng sinh trưởng, phát triển của 3 dòng và 3 con lai thuốc lá. - Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của 3 dòng và 3 con lai thuốc lá. - Nghiên cứu khả năng cho năng suất, chất lượng của 3 dòng và 3 con lai thuốc lá. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu khoa học có giá trị về khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của 3 dòng và 3 con lai thuốc lá ở điều kiện vụ Xuân 2009 tại Cao Bằng. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Từ kết quả của đề tài sẽ xác định được dòng và con lai có triển vọng về các mặt khả năng thích nghi, khả năng chống sâu bệnh, năng suất và chất lượng, qua đó đề xuất các nội dung nghiên cứu tiếp theo nhằm chọn giống thuốc lá mới phù hợp cho vùng Cao Bằng. 1.4 Giới hạn của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của 3 dòng thuốc lá D2, D16, D29 và 3 con lai thuốc lá TH1, TH2, TH3 trong điều kiện vụ Xuân năm 2009 tại tỉnh Cao Bằng. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật cây thuốc lá 2.1.1 Nguồn gốc thực vật và tên gọi cây thuốc lá Chi thực vật Nicotiana thuộc họ cà (Solanaceae) có 3 chi phụ : Nicotiana rustica : các loài thuộc chi phụ này có hàm lượng nicotin rất cao (>8%), được trồng chủ yếu để hút tẩu, thuốc lá nhai hoặc chiết rút nicotin. Nicotiana tabacum: trong đó có loài thuốc lá được trồng phổ biến hiện nay. Nicotiana petunoides : sống hoang dại, một số loài có hoa khá thơm có thể được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, cho đến nay trong tổng số 66 loài của chi Nicotiana người ta vẫn chưa tìm thấy tổ tiên hoang dại của loài Nicotiana tabacum loài thuốc lá được trồng phổ biến nhất (Akehurst, 1981; Tso, 1990; Voges, 2000) [34], [49], [53]. Trong một thời gian dài, cây thuốc lá được gọi với các tên khác nhau: Nicot Herbe de L, Ambassadeur hoặc Nicot Herba Legati ; Queen Mother Herbe de la Raine hoặc Queen Mother Herbe Medicea.... Sau cùng, để ghi nhận công lao của ngài đại sứ người Pháp, Jean Nicot tại Lisbon - người đầu tiên trồng thuốc lá ở Bồ Đào Nha và sau đó lan ra toàn châu Âu, Liebault - Một nhà thực vật học người Pháp, đã đặt tên cho cây thuốc lá là Nicotiana (Tso, 1990) [49]. Mặc dù, từ lâu tên “Tobacco” đã được thổ dân da đỏ sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ, song những nhà viết sử đầu tiên về thuốc lá không cho rằng tên “Tobacco” được đặt cho cây thuốc lá. Từ “Tobacco” có thể là tên đặt cho một dạng tẩu hoặc ống hút mà người da đỏ dùng để hút thuốc lá. Ngày nay, cách gọi tên cho thuốc lá ở mỗi nước có khác nhau, song từ “Tobacco” được sử dụng phổ biến nhất như là tên chính thức để chỉ thuốc lá nói chung (Collins, 1993) [35]. 2.1.2 Nguồn gốc và lịch sử hình thành phát triển thuốc lá Thuốc lá là loài cây trồng có nguồn gốc Nhiệt đới và Á nhiệt đới, hương vị đặc biệt của nó đã được biết đến ở vùng Trung Mỹ có lẽ cách đây trên hai nghìn năm và trở nên phổ biến từ thế kỷ 15. Tổ tiên người da đỏ đã để lại những hình ảnh khắc trên đá về những thầy tu đang hút thuốc lá như một phần của sự tôn thờ thần Mặt trời. Bức tranh đầu tiên, mô tả hình ảnh hút thuốc lá có tên là “Old Man of Palanque” đã được khắc trên đá trong một ngôi đền ở Mexico và bức tranh này đã được phát hiện vào khoảng thời gian 600 năm sau công nguyên (Collins, 1993) [35]. Sử viết về cây thuốc lá bắt đầu vào ngày 12 tháng 10 năm 1492, khi đó Christopher Columbus đặt chân lên bãi biển San Salvado ở Tây Ấn Độ Dương. Các thổ dân ở đó đã mang tới hoa quả và cả những nắm lá khô cho mùi thơm quyến rũ khi chúng được châm hút để mời đoàn thám hiểm (Collins, 1993; Voges, 2000) [35], [53]. Người Tây Ban Nha bắt đầu trồng thuốc lá ở Haiti vào năm 1531 với những hạt giống mang đến từ Mexico và sau đó việc trồng thuốc lá lan rộng tới các hòn đảo lân cận khác. Trồng trọt thuốc lá bắt đầu ở Cu Ba vào năm 1580 và sau đó sớm phát triển sang Guiana và Brazil (Collins, 1993) [35]. Năm 1612, John Rolfe là người đầu tiên trồng thuốc lá xuất khẩu ở Jametown, Virginia - Mỹ. Trồng thuốc lá đã lan rộng tới Maryland khoảng năm 1631 và cùng với bang Virginia cả 2 bang này tiếp tục là những nhà sản xuất thuốc lá xuất khẩu chủ yếu trong suốt thế kỷ 18. Cuối thế kỷ 18, thuốc lá bắt đầu được trồng ở Kentucky và ngay sau đó bang này trở nên nổi tiếng về trồng thuốc lá, chiếm 1/2 sản lượng cả nước. Các bang khác của Mỹ cũng lần lượt trở thành các nhà sản xuất thuốc lá lá, tạo ra khung cảnh trồng trọt và trao đổi thương mại thuốc lá sôi động cho đến ngày nay (Akehurst, 1981) [34]. Giữa lúc ấy, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã mở mang việc trồng thuốc lá sang các nước khác. Cây và hạt thuốc lá đã được du nhập vào châu Âu giữa thế kỷ 16. Dạng thuốc lá được du nhập lúc đó vẫn chưa xác định được, nhưng tài liệu tham khảo cho biết dạng thuốc lá này đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện trồng trọt ở đây và sau đó còn lan tới vùng Địa Trung Hải. Ngày nay, thuốc lá trồng ở vùng này có hình dạng, màu sắc lá và hương vị hút khá đặc biệt mà không thể tìm thấy ở bất kỳ một vùng trồng nào khác trên thế giới (Akehurst, 1981) [34]. Thuốc lá du nhập vào Ấn Độ khoảng năm 1605 và được trồng đầu tiên ở quận Deccan. Ngay sau đó, Ấn Độ trở thành nhà sản xuất thuốc lá hùng mạnh trên thế giới và cũng đóng góp đáng kể cho thị trường thuốc lá thế giới. Thuốc lá đã di thực tới Trung Quốc và Nhật Bản khoảng giữa thế kỷ 16 và cũng nhanh chóng giúp các nước này trở thành những nhà sản xuất lớn với sản phẩm chủ yếu là thuốc lá sáng màu dành cho tiêu dùng nội địa. Cùng thời gian này, thuốc lá được thực dân Hà Lan đưa vào Inđônêxia. Kể từ đó đất nước này được biết đến với sản phẩm thuốc lá xì gà khá nổi tiếng được trồng ở quần đảo Sumatra. Trồng trọt thuốc lá ở Nam Phi bắt đầu vào năm 1657, ở Đông Phi khoảng năm 1560. Thuốc lá đã vươn tới Trung Phi cùng thời gian như ở Đông Phi, song trồng trọt thuốc lá ở đây trong một thời gian dài chỉ để tiêu dùng nội địa. Đầu thế kỷ 20, Malawi đã trở thành nhà cung cấp thuốc lá lá có tiếng với cả 2 chủng loại thuốc lá sấy lửa và thuốc lá vàng sấy. Cùng với đà phát triển đó, Zimbabwe đã xây dựng nền kinh tế đất nước dựa trên xuất khẩu thuốc lá vàng sấy từ những năm 1926 - 1927 cho đến nay. Lịch sử trồng trọt thuốc lá ở Australia có sự pha trộn giữa tập quán trồng loài Nicotiana suaveolens của thổ dân với các giống thuốc lá thuộc loài Nicotiana tabacum do dân di cư châu Âu đưa vào hồi đầu thế kỷ 19. Trồng trọt thuốc lá ở Australia phát triển nhanh chóng nhờ sự nỗ lực của người châu Âu nhập cư. Toàn bộ sản lượng thuốc lá của nước này được tiêu thụ trong nước. Thuốc lá được du nhập vào Việt Nam thời gian nào, đến nay chưa được khẳng định. Một số tài liệu đáng tin cậy cho rằng thuốc lá được trồng từ thời vua Lê Thần Tông (1660) bằng nguồn hạt giống của các thương nhân Tây Ban Nha. Năm 1876, nghề trồng thuốc lá ở Việt Nam chính thức khởi sự tại Gia Định, tiếp theo là Tuyên Quang (1899) và thuốc lá điếu bắt đầu được sản xuất tại Hà Nội cùng thời gian này. Năm 1935, giống thuốc lá vàng sấy Blond cash đầu tiên được du nhập và trồng thử ở An Khê, đến năm 1940 trồng thử ở Tuyên Quang, Ninh Bình...(Lê Đình Thụy và Phạm Kiến Nghiệp, 1996) [21]. Hiện nay, giới hạn địa lý của cây thuốc lá từ 600 Bắc đến 400 Nam. Sản lượng thuốc lá tham gia thị trường thế giới chủ yếu do đóng góp của các nước sản xuất thuốc lá nằm trong phạm vi từ 450 Bắc đến 300 Nam (Akehurst, 1981; Tso, 1990) [34], [49]. 2.2 Các dạng thuốc lá được trồng phổ biến hiện nay trên thế giới và Việt Nam Hiện tại, trên thế giới có khá nhiều dạng thuốc lá được gieo trồng để đáp ứng tính đa dạng của các sản phẩm thuốc lá, từ các sản phẩm thuốc lá điếu đến các sản phẩm thuốc lá hút tẩu, xì gà, thuốc lá nhai, bột hít. Mỗi dạng thuốc lá có yêu cầu về điều kiện tự nhiên, canh tác và sơ chế khác nhau để tạo nên hương vị đặc trưng của chúng nhằm tạo nên sản phẩm ưa thích của mỗi thị trường tiêu dùng. 2.2.1 Thuốc lá vàng sấy (Flue cured tobacco) Dạng thuốc lá này còn được thị trường thế giới gọi là thuốc lá Virginia (Virginia tobacco), thuốc lá sáng màu (Bright tobacco) hoặc thuốc lá vàng sấy (Flue cured tobacco). Thuốc lá vàng sấy chủ yếu dùng để sản xuất thuốc lá điếu. Phần lá trên cùng của cây có thể sử dụng để phối chế thuốc lá hút tẩu. Nguyên liệu thuốc lá vàng sấy chiếm 100 % trong các mác thuốc lá điếu có gu hút kiểu Anh và chiếm 25 - 35 % trong mác thuốc lá điếu có gu hỗn hợp kiểu Mỹ (Collins, 1993) [35]. Thuốc lá Virginia thuộc nhóm lá lớn, độ dài trung bình đạt hơn 50cm. Ở vùng có điều kiện tương đối khô, hình dạng lá hẹp và kích thước lá trung bình. Ở vùng có khí hậu nóng ẩm, kích thước lá lớn và có dạng hình trứng hoặc elip. Cuống lá có tai và thường dính sát vào thân chính. Gân chính thường dày và thô. Điều kiện trồng thích hợp là: nhiệt độ 25 - 270C, ẩm độ không khí khoảng 70%, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn lá nách trên > lá nách dưới > lá ngọn > lá gốc. Thuốc lá vàng Virginia là thành phần chính của thuốc lá điếu, thường có màu vàng chanh, vàng nhẫn, vàng cam. Độ cháy tốt, vị ngọt đặc trưng, khói có phản ứng axit, độ nặng sinh lý vừa phải, hàm lượng nicotin 1,2 - 3%. Hiện nay, thuốc lá vàng sấy được trồng ở gần 75 nước. Các nước sản xuất chính trên thế giới đó là: Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Canada, Hàn Quốc, và Zimbabwe (Smith, 1999) [39]. 2.2.2 Thuốc lá burley Đây là một dạng thuốc lá hong gió sáng màu, được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp phối chế thuốc lá điếu. Phần lá trên cùng của cây dùng để phối chế thuốc hút tẩu và thuốc lá nhai. Ngoài ra chúng còn tham gia vào thành phần ruột thuốc xì gà và một số sản phẩm khác. Nguyên liệu burley chiếm 25 - 35 % trong các mác thuốc gu Mỹ. Burley thuộc nhóm lá lớn trung bình (chiều dài 40 - 60 cm). Thích hợp với những vùng có ẩm độ không khí cao, đất tốt, tơi, xốp, ải, có hàm lượng mùn cao (> 2,5%) và cung cấp nước tốt. Thân cây và gân lá có màu trắng sữa, lá xanh nhạt. Khi các lá gốc chuyển vàng, chặt cả cây và treo trong bóng dâm để lá khô dần nhờ sự rút ẩm và di chuyển của không khí. Lá khô có các màu từ nâu nhạt, nâu hồng và nâu. Tỷ lệ đường/nicotin thấp do lá có hàm lượng đường thấp, hàm lượng nicotin cao, dẫn đến khói thuốc có tính kiềm. Đặc điểm nổi bật của thuốc lá burley là có độ xốp cao, có khả năng hấp thụ hương liệu tốt. Trong phối chế thuốc lá điếu, thuốc lá burley có vai trò tăng cường khả năng thấm hút hương liệu khi sản xuất thuốc lá điếu. Thuốc lá burley được trồng ở 55 nước. Những nước có sản lượng thuốc lá burley lớn là Mỹ, Italia, Hàn Quốc, Brazil, Nhật và Mexico (Smith, 1999) [39]. 2.2.3 Thuốc lá nâu Thuốc lá nâu gồm các dạng: nâu hong gió (air cured tobacco), nâu phơi nắng (sun cured tobacco). Thuốc lá nâu được sử dụng để sản xuất thuốc lá nhai, hít ngửi, xì gà và hút tẩu. Đặc điểm của dạng thuốc lá này là lá dày do cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, ngắt ngọn sâu. Do vậy, lá thuốc lá nâu có hàm lượng nicotin cao, hàm lượng đường rất thấp. Được trồng ở rất nhiều nước và có rất nhiều loại giống. Thuốc lá nâu thích hợp với đất có độ phì cao, ẩm độ đất và không khí cao. Được sản xuất nhiều ở Trung và Nam Mỹ, Ấn độ, Pakistan, Nhật, Châu Phi. Sản lượng thuốc lá nâu tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta thuốc lá nâu được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung 2.2.4 Thuốc lá oriental Thuốc lá oriental cho khói hút êm dịu, hương thơm rất đặc trưng. Nguyên liệu oriental được phối chế với nguyên liệu vàng sấy và burley trong các mác thuốc điếu gu hỗn hợp kiểu Mỹ nhằm tăng tính êm dịu và hương thơm của sản phẩm. Oriental là nguyên liệu thuốc lá đặc sản của vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari, Hy lạp, Nam Tư, Rumani và Italia. Đặc điểm dễ nhận thấy của dạng thuốc lá này là lá rất nhỏ so với các dạng thuốc lá kể trên, thuốc lá oriental có lá bé (< 30 cm), lá mịn, gân chính nhỏ. Thuốc lá oriental được sấy khô bằng cách phơi nắng, lá thuốc sấy có màu vàng chanh đến vàng cam hoặc vàng có ánh đỏ (Smith, 1999) [39]. Bảng 2.1. Sản lượng lá của một số dạng thuốc lá chính trên thế giới. Đơn vị: nghìn tấn Loại thuốc lá 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Vàng sấy lò 3.589,7 3.757,1 4.035,7 3.948,5 3.872,6 4.185,9 Burley 777,9 886,4 771,8 725,3 620,6 743,5 Oriental 340,4 350,9 353,1 268,5 237,0 259,0 Nâu hong gió 151,3 139,5 144,7 146,3 143,7 133,7 Nâu sấy lửa 53,7 56,4 37,2 35,8 41,7 50,6 Tổng cộng 4.913,0 5.190,3 5.342,5 5.124,4 4.915,6 5.372,7 Nguồn: Universal Leaf Tobacco Company - 2008 Supply and Demand 2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu trên thế giới Ngày nay, thuốc lá được trồng ở giới hạn địa lý từ 600 vĩ Bắc đến 450 vĩ Nam. Thuốc lá nguyên liệu tham gia thương mại trên thế giới chủ yếu được sản xuất ở các vùng từ 450 vĩ Bắc đến 300 vĩ Nam. Diện tích trồng thuốc lá trên thế giới hàng năm biến động từ 4.000.000 - 4.500.000 ha. Các nước sản xuất thuốc lá nguyên liệu hàng đầu của thế giới là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbabwe, Inđônêxia và Hy Lạp với diện tích và sản lượng chiếm gần 3/4 tổng sản lượng toàn cầu [51],[54]. Những nước có trình độ thâm canh thuốc lá cao như Mỹ, Zimbabwe đạt năng suất bình quân ở mức 25 tạ/ha. Các nước vùng Trung Cận Đông như Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp,.. có năng suất thấp do trồng chủ yếu loại thuốc lá thơm (oriental) có năng suất thấp và do điều kiện khí hậu khô hạn của vùng này. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng thuốc lá lá hàng năm trên thế giới đạt khoảng 4,9 - 5,4 triệu tấn, trong đó thuốc lá vàng sấy lò chiếm trên 75 - 80%, Burley: 13-15%, Oriental khoảng 5% và một số chủng loại khác [51], [52]. Bảng 2.2. Sản lượng thuốc lá vàng sấy của một số nước sản xuất chính giai đoạn 2003 – 2008 Đơn vị: nghìn tấn Nước 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Trung Quốc 1.800,0 1.700,0 2.000,0 2.050,0 1.950,0 2.300,0 Braxin 479,9 701,3 694,3 631,6 643,0 608,0 Ấn Độ 201,4 238,3 235,9 242,3 259,6 270,3 Hoa kỳ 230,3 226,5 195,0 209,6 220,0 231,2 Achentina 69,1 90,5 91,1 81,3 84,8 82,2 Zimbabwe 81,8 69,9 73,4 55,5 73,0 56,0 Băngladét 39,5 42,5 42,0 49,0 57,0 53,0 Italia 52,1 49,3 51,3 48,5 50,7 52,2 Tanzania 30,1 41,4 49,9 47,8 49,0 51,0 Inđô nê xia 36,4 36,2 38,0 37,0 41,0 43,0 Tổng cộng 3.589,7 3.757,1 4.035,7 3.948,5 3.872,6 4.185,9 Nguồn: Universal Leaf Tobacco Company - 2008 Supply and Demand Thuốc lá vàng sấy lò là loại nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm thuốc điếu đang được tiêu dùng phổ biến gu Anh (chủ yếu là nguyên liệu vàng sấy) và gu Mỹ (gu hỗn hợp với thành phần chính là nguyên liệu vàng sấy). Tỷ trọng dạng thuốc lá vàng sấy lò có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Các nước sản xuất thuốc lá vàng sấy lò hàng đầu thế giới là: Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Achentina, Zimbabwe,... Thuốc lá Burley có tỷ trọng đứng hàng thứ hai sau thuốc lá vàng sấy, đứng đầu là Mỹ, tiếp theo là Malauy, Braxin, Trung Quốc, Italia, Thái Lan, Achentina,... Đối với thuốc lá Oriental, các nước sản xuất nhiều nhất là: Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bungari, Maxêđônia, Mônđôva, Kyrgystan, Trung Quốc, Uzbekistan,... Đặc thù của công nghiệp sản xuất thuốc lá điếu là để đáp ứng cho mỗi khẩu vị thuốc lá phải sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Mỗi loại nguyên liệu cũng cần có sự phối trộn sản phẩm của nhiều vùng lãnh thổ có đặc tính lý hoá học và chất lượng khác nhau. Do vậy, hàng năm có tới gần 30 % lượng nguyên liệu được trao đổi trên thị trường. Hoa Kỳ mặc dù là nước sản xuất nguyên liệu lớn thứ hai nhưng do yêu cầu của sản xuất các sản phẩm thuốc điếu, có lượng nguyên liệu trao đổi lớn nhất. Braxin xuất khẩu trên 50 % sản phẩm sản xuất ra, Zimbabwe và Malauy sản xuất nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Các nước Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, có số lượng xuất nhiều hơn nhập. Liên Bang Nga, Đức, Anh, Nhật Bản,...sử dụng lượng nguyên liệu lớn, nhập của nước ngoài là chủ yếu [50]. 2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá lá ở Việt Nam Theo một số tài liệu, cây thuốc lá đã được trồng ở nước ta từ thời vua Lê Thần Tông (1660) với nguồn giống từ các thương nhân Tây Ban Nha. Nghề trồng thuốc lá chính thức phát triển vào năm 1876 tại Gia Định, 1899 tại Tuyên Quang. Thuốc lá vàng sấy lò (Virginia) được trồng ở nước ta tương đối muộn: năm 1935 ở An Khê - Gia Lai, năm 1940 ở các tỉnh miền Bắc với giống ban đầu là Vigrinia Blond Cash (Lê Đình Thụy, 1996) [21]. Trước năm 1954, sản xuất thuốc lá ở nước ta mang tính tự cấp, tự túc, một phần nhỏ mang tính hàng hóa trong tiêu dùng nội bộ. Sau hoà bình lập lại năm 1954, đã hình thành một số vùng chuyên canh thuốc lá vàng sấy lò ở miền Bắc là Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Tây. Mỗi năm sản xuất được 10.000 - 12.000 tấn. Ở miền Nam, dạng thuốc lá nâu phơi được trồng tự phát và mang tính tự cung, tự cấp. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, các nhà máy thuốc điếu ở hai miền phải nhập khẩu khoảng 20.000 tấn nguyên liệu mỗi năm. Sau năm 1975, vị trí chiến lược của ngành thuốc lá trong nền kinh tế quốc dân đã được nhà nước xác định. Sản xuất thuốc lá nguyên liệu ở cả hai miền phát triển cả về diện tích và sản lượng. Các vùng sản xuất thuốc lá vàng sấy ở phía Bắc được củng cố và phát triển. Ở phía Nam, các vùng trồng thuốc lá nâu phơi tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai đạt sản lượng hàng chục ngàn tấn. Cây thuốc lá vàng sấy lò được đưa vào sản xuất và phát triển nhanh chóng thành các vùng nguyên liệu tại Tây Ninh, Long An, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, An Giang, Đồng Tháp,... Theo số liệu của Tổng cục thống kê [23], diện tích trồng cây thuốc lá của cả nước đạt cao nhất năm 1999 với 32.500 ha. Những năm sau đó diện tích trồng thuốc lá đã có sự suy giảm đáng kể khi nhu cầu đối với dạng nguyên liệu nâu phơi được trồng quảng canh ở các tỉnh miền Trung để sản xuất thuốc điếu chất lượng thấp có sự sụt giảm nhanh chóng. Mặt khác, thuốc lá nguyên liệu giá rẻ nhập lậu từ Trung Quốc đã cạnh tranh gay gắt với thuốc lá nguyên liệu sản xuất trong nước. Thuốc lá vàng sấy là loại nguyên liệu được trồng nhiều nhất ở nước ta hiện nay chiếm tỷ trọng đến 90% sản lượng thuốc lá nguyên liệu sản xuất nội địa. Các địa phương trồng thuốc lá vàng sấy chủ yếu hiện nay là Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Gia Lai, Đắc Lắc, Tây Ninh, Ninh Thuận, Phú Yên. Tổng diện tích trồng thuốc lá vàng sấy trên cả nước hiện dao động ở khoảng 20.000 ha với sản lượng hàng năm ước đạt từ 22.00 - 26.000 tấn. Tại khu vực phía Bắc từ những năm 1990, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã nghiên cứu đưa giống mới và áp dụng kỹ thuật tiến tiến vào các vùng phía Bắc. Việc ứng dụng các giống thuốc lá mới cùng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã nâng cao năng suất thuốc lá. Nếu như trước đây trồng thuốc lá giống cũ năng suất chỉ đạt 0,7- 0,8 tấn/ha, đến nay năng suất đã đạt 1,5 - 1,8 tấn/ha. Nhiều hộ gia đình thâm canh tốt đã cho năng suất đạt 2,2 - 2,5 tấn/ha. Cây thuốc lá đã góp phần xoá đói giảm nghèo nâng cao mức sống cho người dân và trở thành cây trồng chính, được ưu tiên trong chương trình phát triển kinh tế của một số địa phương. Các tỉnh phía Nam cây thuốc lá đã được Xí nghiệp liên hiệp thuốc lá II (nay là Tổng công ty thuốc lá Việt Nam) đưa vào trồng thử nghiệm tại nông trường Sơn Thành (Phú Yên) và Gò Dầu (Tây Ninh) từ năm 1984 đến nay đã phát triển nhanh về diện tích và chất lượng phù hợp với yêu cầu sản xuất. Các vùng trồng thuốc lá vàng sấy phía Nam là các vùng có quỹ đất tương đối tập trung, người nông dân có ý thức khá cao về sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy việc chuyển giao kỹ thuật mới, quản lý đầu tư thuận lợi hơn, chất lượng ổn định năng suất cao hơn phía Bắc. Năng suất bình quân tại các tỉnh phía Nam hiện nay đạt khoảng 1,8 - 2 tấn/ha. Nhờ công tác lai tạo và chọn lọc các giống mới cùng với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên chất lượng thuốc lá nguyên liệu vàng sấy của Việt Nam hiện nay đã được cải thiện rõ rệt tương đương các nước trong khu vực như Malaysia, Philippin, Trung Quốc, Campuchia nhưng so với thế giới chỉ được đánh giá vào loại trung bình. Tỷ lệ thuốc lá cấp 1+2 mới đạt khoảng 40%, trong khi đó các nước có nền công nghiệp sản xuất thuốc lá hiện đại trên thế giới tỷ lệ cấp 1+2 đạt 70 %. Với sản lượng hiện nay ở mức 4,5 - 5 tỷ bao thuốc lá/năm, các nhà máy thuốc điếu trong nước cần 70.000 - 80.000 tấn nguyên liệu. Để có đủ nguyên liệu cho sản xuất, mỗi năm các nhà máy phải nhập khẩu hàng chục ngàn tấn thuốc lá lá. Với những nỗ lực của ngành thuốc lá, nguyên liệu sản xuất trong nước đã dần thay thế lượng nguyên liệu nhập khẩu. Việc ._.xuất khẩu thuốc lá nguyên liệu cũng đã được xúc tiến từ năm 1996 và có hướng phát triển tốt. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuốc lá điếu và thuốc lá nguyên liệu ngày càng tăng và đạt gần 85 triệu USD trong năm 2008 [22]. Việc thành lập liên doanh giữa Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và tập đoàn thuốc lá Anh - Mỹ (BAT) về sản xuất và xuất khẩu thuốc lá nguyên liệu là yếu tố đảm bảo và thúc đẩy hướng xuất khẩu sản phẩm này. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy trong nước và cho xuất khẩu, cần phát triển sản xuất thuốc lá nguyên liệu. Để nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu và hiệu quả của người trồng thuốc lá thì bên cạnh các chính sách đầu tư vùng nguyên liệu cần phát triển một bộ giống tốt và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến. Bảng 2.3. Tình hình sản xuất TLNL vàng sấy của Việt Nam 2006 - 2008 TT Năm Địa điểm 2006 2007 2008 DT (ha) SL (tấn) NS (tấn) DT (ha) SL (tấn) NS (tấn DT (ha) SL (tấn) NS (tấn) I Phía Bắc 5.875 8.912 1,52 5.615 8.737 1,56 7.066 11.144 1,58 1 Cao Bằng 1.919 2.917 1,52 1.571 2.404 1,53 1.600 2.480 1,55 2 Bắc Kạn 428 651 1,52 600 972 1,62 813 1.382 1,7 3 Lạng Sơn 2.858 4.230 1,48 3.137 4.862 1,55 3.838 5.949 1,55 4 Bắc Giang 257 442 1,72 45 74 1,65 400 660 1,65 5 Thái Nguyên 213 373 1,75 112 199 1,78 285 485 1,7 6 Các vùng khác 200 300 1,5 150 225 1,5 130 189 1,45 II Phía Nam 9.683 17.184 1,77 7.564 13.725 1,81 6.165 11.229 1,82 1 Bình Định 210 363 1,73 215 370 1,72 210 359 1,71 2 Phú Yên 850 1.233 1,45 290 450 1,55 400 640 1,60 3 Ninh Thuận 1.000 1.740 1,74 681 1.178 1,73 500 860 1,72 4 Bình Thuận 105 203 1,93 100 190 1,9 255 497 1,95 5 Tây Ninh 2.553 3.702 1,45 2.050 3.383 1,65 1.800 3.024 1,68 6 Long An 308 477 1,55 315 504 1,6 250 405 1,62 7 Khánh Hoà 110 158 1,44 250 408 1,63 178 294 1,65 8 Gia Lai 3.650 7.665 2,10 2.950 5.900 2 1.787 3.663 2,05 9 Đăklăk 297 594 2,00 250 525 2,1 320 666 2,08 10 Quảng Nam - Đà Nẵng 350 662 1,89 298 566 1,9 305 576 1,89 11 Vùng khac 250 388 1,55 165 252 1,53 160 245 1,53 Tổng (I+II) 15.558 26.096 1,68 13.179 22.462 1,70 13.231 22.373 1,69 Nguồn : Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 2.4 Tình hình nghiên cứu chọn tạo, phát triển giống thuốc lá trên thế giới và Việt Nam 2.4.1 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống thuốc lá mới trên thế giới Tại các nước trồng thuốc lá tiên tiến như Mỹ, Braxin, Zimbabwe,.. các công ty giống đã tiến hành nghiên cứu, chọn tạo ra một bộ giống thuốc lá phong phú để mỗi địa phương, mỗi vùng trồng có thể chọn được giống thuốc lá thích hợp nhất. Chọn tạo giống thuốc lá bằng việc lai giữa các dạng bố mẹ có các đặc tính nông sinh học mong muốn nhằm kết hợp các tính trạng tốt vào trong con lai là hướng truyền thống và vẫn được áp dụng rộng rãi, đã liên tục bổ sung các giống thuốc lá mới cho sản xuất. Công tác giống của các nước hiện đang ứng dụng một số kỹ thuật tiên tiến của công nghệ sinh học để tạo ra các giống tốt và sản xuất ra hạt giống có chất lượng cao. Một số phương pháp chọn tạo giống thuốc lá đang được các nước áp dụng phổ biến gồm: 2.4.1.1 Chọn tạo giống thuốc lá bằng các phương pháp lai hữu tính Nếu như trước đây con người chỉ thuần hoá các dạng cây trồng có sẵn trong tự nhiên thành những giống phục vụ lợi ích con người. Về bản chất hoạt động chọn giống này được thực hiện như phương pháp chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt. Sau khi các quy luận di truyền của Menden được phát hiện lại, các nhà chọn giống cây trồng đã xây dựng được các phương pháp chọn tạo giống khoa học dựa trên cơ sở các quy luật di truyền. Lai hữu tính đã trở thành phương pháp cơ bản mà các nhà tạo giống đã, đang và sẽ phải áp dụng để kết hợp các đặc điểm có lợi từ các dạng bố mẹ vào trong giống mới. Bằng phương pháp lai hữu tính có thể tạo ra các loại giống khác nhau: *Chọn tạo giống thuốc lá thuần Khi sử dụng các dạng bố mẹ để lai khác nhau về các đặc tính nông sinh học và chất lượng nguyên liệu, thế hệ F2 có sự phân ly rất lớn của nhiều tính trạng. Các nhà chọn giống cần chọn những kiểu hình mong muốn như mục tiêu ban đầu hoặc khi xuất hiện các kiểu hình có lợi. Các cá thể này được trồng riêng rẽ để theo dõi, đánh giá ở các thế hệ tiếp theo. Trong quá trình theo dõi, đánh giá, các nhà chọn giống còn tiến hành chọn lọc, thuần dòng. Khi những kiểu hình tốt có độ ổn định cao trong quần thể coi như đã hình thành dòng. Thông thường các dòng có được sự ổn định từ thế hệ thứ 6. Các dòng chọn lọc được đánh giá, khảo nghiệm tại các vùng trồng và được phát triển thành giống mưói khi được sản xuất chấp nhận. Trước năm 2000, phần lớn các giống thuốc lá đã và đang sử dụng trong sản xuất là những giống thuần: C176, C347, K.149, K.326, K.394, K.399, RG8, RG11, RG13, RG17, RG81, NC27NF, NC37NF, NF3. Từ sau năm 2000, xu hướng giống lai đang được đẩy mạnh tại nhiều nước nên diện tích trồng giống thuần đang bị thu hẹp [51]. *Chọn tạo các giống thuốc lá lai Bên cạnh hướng chọn tạo giống thuần, hướng chọn tạo giống lai đang được các nước quan tâm, đầu tư nghiên cứu để phát triển được nhiều giống lai mới. Các giống lai có ưu thế về sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh hại nên cho năng suất cao. Tại Mỹ, trong những năm gần đây, bên cạnh các giống thuần mới được tạo ra và đưa vào sản xuất ( NC55, NF3, SpG.168,..) hàng loạt giống thuốc lá lai được các công ty giống tung ra thị trường, được sản xuất chấp nhận và phát triển với diện tích ngày càng tăng như RGH4, RGH13, RGH17, RGH61, NC71, NC72, PVH01, PVH03, PVH09,..[47], [52]. Tại Zimbabwe, chọn tạo giống thuốc lá lai là hướng chủ lực và họ đã tạo ra một bộ giống khá phong phú với các giống như RK1, RK3, RK6, K.34, K.35, K.36 [40]. Các giống lai bên cạnh các ưu điểm thường thấy ở giống thuần như tiềm năng năng suất cao (30 - 36 tạ/ha), chất lượng tốt, chúng thường có tính kháng khá đối với nhiều bệnh hại nguy hiểm. Ngoài ra các giống lai này còn có đặc điểm chung là chúng đều bất dục đực nên không tạo hạt. Các công ty giống cũng không tiết lộ giống bố mẹ, do vậy họ luôn giữ độc quyền trong việc cung cấp giống và thường bán với giá rất cao (3.000 USD/kg) so với hạt giống thuần (1.620 USD/kg) 2.4.1.2 Tạo giống thuốc lá bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ Trước đây, để tạo ra giống thuốc lá mới, các nhà chọn giống chỉ sử dụng các dạng bố mẹ thuộc loài Nicotiana tabacum vì khả năng giao phấn giữa chúng. Để cải thiện nhiều tính trạng ở các giống thuốc lá các nhà khoa học không tìm được nguồn gen trong số các giống đang có. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, con người có thể đưa những tính trạng mong muốn từ các nguồn gen khác loài và thậm chí có quan hệ rất xa vào các giống thuốc lá trồng. * Tạo giống thuốc lá kháng bệnh bằng phương pháp lai xa Đối với nhiều cây trồng, việc tạo giống kháng bệnh có thể được thực hiện qua việc lai tạo giữa các giống có đặc tính kinh tế với các nguồn giống có tính kháng bệnh. Tuy nhiên, đối với cây thuốc lá, nguồn giống có gen kháng bệnh rất hạn chế và tính kháng đối với nhiều bệnh hại nguy hiểm chỉ được tìm thấy ở một số loài thuốc lá dại. Việc lai chuyển các gen kháng từ các loài thuốc lá dại vào thuốc lá trồng (Nicotiana tabacum) là một hướng đi thực tế vì quan hệ gần gũi giữa chúng là cơ sở để khả năng thành công cao và tính kháng sẽ tồn tại bền vững trong các giống thuốc lá trồng. Với tính kháng có được sau khi lai xa, việc canh tác các giống thuốc lá sẽ giảm tổn thất do sâu bệnh và giảm chi phí thuốc phòng trừ. Những cố gắng đầu tiên nhằm khai thác các đặc tính có lợi của các loài dại trong chọn giống thuốc lá được bắt đầu từ năm 1885. Trở ngại lớn khi sử dụng nguồn gen này là các đặc tính có lợi thường được tìm thấy ở các loài có quan hệ xa hơn với thuốc lá trồng. Điều đó đã cản trở và hạn chế kết quả khi ứng dụng phương pháp lai xa để chuyển gen kháng chịu sâu bệnh hại từ thuốc lá dại vào thuốc lá trồng. Với sự trợ giúp của kỹ thuật cứu phôi và dung hợp tế bào trần, các nhà khoa học đã thực hiện thành công việc lai xa để chuyển tính kháng chịu bệnh từ các loài thuốc lá dại cho các dạng thuốc lá trồng (Palakarcheva, M.1988) [46]. Bệnh mốc xanh do nấm Peronospora tabacina Adam là một trong những bệnh từng gây hại lớn cho các nước trồng thuốc lá vì trước những năm 60 không có một giống nào có khả năng chống chịu bệnh này. Lea (1961) đã thành công trong việc chuyển tính chống chịu bệnh mốc xanh từ 7 loài dại Nicotiana debneyi, Nicotiana megalosiphon, Nicotiana plumbaginifolia, Nicotiana exigua, Nicotiana knightiana, Nicotiana suaveolens, Nicotiana velutina cho thuốc lá trồng (Nicotiana tabacum) [42]. Đối với bệnh nấm phấn trắng, Oka(1961), đã lai Nicotiana glutinosa với Nicotiana tabacum và tạo ra được các dòng thuốc lá đồng hợp tử về tính kháng bệnh này [45]. Palakarcheva và Bailov (1974) bằng lai khác loài giữa Nicotiana tabacum và Nicotiana debneyi đã tạo ra giống thuốc lá Pobeđa 3 kháng bệnh nấm phấn trắng [46]. Một số tác giả khác cũng đã tạo được các dòng thuốc lá kháng bệnh nấm phấn trắng khi sử dụng các loài dại Nicotiana megalosiphon, Nicotiana exigua trong lai xa. Khảm lá là bệnh virus nguy hiểm nhất đối với thuốc lá. Alard là người đầu tiên thông báo rằng Nicotiana glutinosa miễn dịch với TMV. Khi được lây nhiễm nhân tạo, tại các điểm lây nhiễm xuất hiện các đốm mô chết hoại với ranh giới rõ ràng. Tính kháng TMV kiểu glutinosa được tìm thấy ở một số loài khác nữa như Nicotiana benthamiana, Nicotiana gossei, Nicotiana maritima, Nicotiana N. sanderae, Nicotiana undulata, Nicotiana velutina, Nicotiana accuminata và Nicotiana goodspeedii. Tuy nhiên với ưu điểm là tính kháng TMV chỉ do một gen trội kiểm soát nên Nicotiana glutinosa được các nhà chọn tạo giống thuốc lá sử dụng để tạo giống kháng TMV [46]. Đen thân là một bệnh thường gây hại nặng cho thuốc lá ở nhiều vùng trên thế giới. Các nhà khoa học đã tạo ra dòng RD 468 kháng bệnh với nguồn gen kháng từ Nicotiana plumbaginifolia [46]. Để phòng ngừa bệnh đốm lá vi khuẩn các nhà khoa học đã tạo ra các giống thuốc lá Burley 21, Kentuky với tính kháng nhận được từ Nicotiana longiflora. Gajos (1979), bằng lai xa giữa Nicotiana tabacum với Nicotiana otophora đã tạo ra các thể lai kháng virus Y khoai tây [37]. Lai xa khác loài cũng đã được sử dụng có hiệu quả để tạo ra các dòng, giống thuốc lá kháng chịu với tuyến trùng (Graham, 1961; Burk, Dropkin, 1961) [38]. Với các giống thuốc lá kháng chịu sâu bệnh hại được tạo ra, sản xuất thuốc lá nguyên liệu đã hạn chế được nhiều rủi do, đem lại thu nhập cao, ổn định cho người trồng thuốc. * Tạo giống thuốc lá bằng phương pháp biến nạp gen Công nghệ biến nạp gen đã được phát triển nhằm đưa những gen ngoại lai có nguồn gốc xa (khác chi, khác họ, thậm chí khác giới) vào giống mong muốn. Cây thuốc lá với các ưu điểm như dễ tái sinh, chu kỳ ngắn, hệ số nhân cao, đã được các nhà khoa học sử dụng làm mô hình trong nhiều nghiên cứu biến nạp gen. Năm 1985, cây thuốc lá mang gen biến nạp đầu tiên được công bố, nhiều cây trồng khác cũng đã được nghiên cứu ứng dụng vào việc chuyển gen ngoại lai như cây thuốc lá. Cây thuốc lá chuyển gen đầu tiên được thử nghiệm ngoài đồng ruộng vào năm 1986 là cây thuốc lá chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ. Trung Quốc tạo ra cây thuốc lá chuyển gen kháng virus vào năm 1990. Cây trồng biến đổi gen được thương mại hoá từ năm 1996. Năm 2007, sau 11 năm nhân loại thực hiện thương mại hóa cây trồng “biến đổi gen” diện tích cây trồng biến đổi gen tại 23 nước đạt 114,3 triệu ha. Diện tích trồng cây biến đổi gen của toàn thế giới gia tăng một cách ấn tượng hơn 60 lần trong vòng 11 năm thương mại hóa, với tốc độ tăng nhanh nhất trong lịch sử chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây trồng [12]. * Các phương pháp chuyển gen Công nghệ gen thực vật hiện đang áp dụng một số phương pháp biến nạp gen ngoại lai vào tế bào và mô thực vật để tạo giống biến nạp gen sau đây: - Chuyển gen trực tiếp: sử dụng súng bắn gen, Vi tiêm, Hấp thu AND, dùng xung điện, siêu âm….. - Chuyển gen gián tiếp (nhờ vi sinh vật) thường sử dụng phổ biến ở nhiều đối tượng thuộc cây hai lá mầm [20]. Vi khuẩn hoặc virus là các đối tượng thường gây bệnh cho cây trồng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu khai thác khả năng sử dụng chúng như một vector tự nhiên để mang các gen ngoaị lai vào mô và tế bào cây trồng. Thực nghiệm chuyển gen ở thuốc lá thường áp dụng phương pháp chuyển gen gián tiếp: giống thuốc lá được chọn làm đối tượng chuyển gen được nuôi cấy trong ống nghiệm ở điều kiện vô trùng. Cắt lá đúng tuổi thành các mảnh nhỏ (0,5 x 0,5cm) và nuôi cấy các mảnh lá này với vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens (vi khuẩn này đã được mang gen cần chuyển). Sau khi nhiễm bệnh vào các mảnh lá thuốc lá, các mảnh lá này được chuyển sang môi trường chọn lọc, rồi tiếp tục chuyển sang môi trường tái sinh cây hoàn chỉnh và đưa ra trồng thử nghiệm. * Tạo giống thuốc lá biến nạp gen có khả năng kháng bệnh Đối với những bệnh hại mà các loài thuốc lá dại không có nguồn gen kháng thì cần thiết phải tạo giống kháng bằng phương pháp biến nạp gen từ các loài sinh vật có quan hệ xa hơn. Các nhà khoa học quan tâm đến các gen mã hoá cho chitinases, glucanase và PR1 protein. Hai enzym chitinases, glucanase ức chế sự phát triển của nấm qua việc phân huỷ thành tế bào nấm. Đối với PR1 protein, chức năng của nó trong việc tạo tính kháng cho cây vẫn chưa được làm rõ. Sự hoạt hoá của gen chitinase trong cây thuốc lá biến nạp đã giúp kháng chịu được bệnh chết rạp ở vườn ươm do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Cây thuốc lá được biến nạp các gen chitinases, glucanase đề kháng được bệnh chết rạp và bệnh đốm mắt cua (do Cercospora nicotinae). Những cây thuốc lá được biến nạp gen PR1 chịu được bệnh mốc xanh (do Peronospora tabacina) và bệnh đen thân (do Phytophthora parasitica var nicotinae). Đối với các bệnh do vi khuẩn, đến nay mới tạo ra cây thuốc lá biến nạp gen kháng bệnh cháy lá (do Pseudomonas syringae pv tabaci). Gen ttr được phân lập từ chính nguồn bệnh giúp cây thuốc lá chịu được tabtoxin của Pseudomonas syringae nên được gọi là gen tự kháng. Sự hoạt hoá của gen này trong cây thuốc lá giúp cây kháng hoàn toàn bệnh cháy lá. Cây thuốc lá được biến nạp các gen của virus cho thấy sức đề kháng đối với các bệnh virus liên quan và trong một số trường hợp đề kháng với nhiều loại virus khác nhau. Những gen có khả năng tạo tính kháng cho cây gồm gen mã hoá protein capsid, các tiểu đơn vị tái bản, các trình tự không mã hoá, toàn bộ genome của virus khiếm khuyết, genome của các chủng virus yếu. Cơ chế tạo tính kháng cho cây chưa được giải thích rõ ràng và mức kháng đạt được từ thấp đến cao [55]. * Tạo giống thuốc lá chuyển gen kháng sâu Trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu, các loại sâu thường xuyên gây hại làm giảm năng suất, chất lượng thuốc lá. Việc tìm kiếm và chuyển gen kháng sâu vào cây thuốc lá sẽ hạn chế được lượng thuốc hoá học sử dụng để diệt trừ sâu. Bacillus thuringiensis là một loại vi khuẩn sống trong đất, có khả năng sản sinh và tích luỹ các protein diệt côn trùng (-endotoxin) ở mức cao trong quá trình sinh sản. Con người đã từng sử dụng chế phẩm lên men vi khuẩn này làm thuốc diệt côn trùng bộ cánh vảy và chế phẩm này được xem như người bạn của môi trường. Loại toxin này không tồn dư trên cây sau khi sử dụng Bacillus thuringiensis có 4 gen tạo độc tố diệt côn trùng, tuy nhiên gen cryI được nghiên cứu kỹ nhất và là cơ sở để phát triển cây biến nạp gen. Khi protein của gen này bị sâu ăn, nó được hoà tan và chuyển hoá thành một chất độc làm liệt miệng côn trùng, ức chế ăn uống và cuối cùng là chết [55]. Để nâng cao tính kháng chịu rệp đào, các nhà khoa học đã tạo ra giống thuốc lá biến nạp gen lectin từ cây giọt tuyết (Galanthus nivalis). Lectin là các protein được bao bọc bởi hợp chất hydratcacbon. Rệp đào hút dịch lá thuốc lá biến nạp gen sẽ phát triển thành biến thái qua đông không có sức sống [55]. * Tạo giống thuốc lá chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ Cỏ dại luôn là đối tượng cạnh tranh dinh dưỡng của cây thuốc lá. Việc diệt cỏ bằng biện pháp cơ giới tỏ ra tốn nhiều chi phí và công sức mà hiệu quả vẫn không triệt để. Xử lý ruộng thuốc lá bằng thuốc diệt cỏ là một biện pháp đơn giản, hiệu quả cao. Tuy nhiên cây thuốc lá thường mẫn cảm với các loại thuốc diệt cỏ và vì vậy việc chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ sẽ rất có ý nghĩa khi áp dụng biện pháp này. Các nhà khoa học đã biến nạp thành công gen kháng thuốc gốc bromoxynil vào cây thuốc lá. Người ta phát hiện ra một loại vi khuẩn đất có khả năng phân giải bromoxynil nhờ hoạt tính của enzym nitrilase. Các plasmid của vi khuẩn mang gen này được phân lập, nhân dòng và biến nạp vào cây thuốc lá. Một gen khác, giải mã cho enzym phosphinothricin acetyl tranferase có khả năng làm mất hoạt tính của thuốc diệt cỏ phosphinothricin được phân lập từ vi khuẩn Streptomyces hygroscopicus. Thí nghiệm đồng ruộng cho thấy, cây thuốc lá có thể chịu được mức sử dụng thuốc diệt cỏ gấp 10 lần mức thông thường (DeBlock, 1987) [36]. Thuốc lá là cây trồng biến đổi gen đầu tiên và đã có các công bố về kết quả tạo ra các giống thuốc lá biến đổi gen. Các giống thuốc lá được biến nạp gen kháng chịu sâu bệnh hại tốt hơn, không chịu ảnh hưởng khi sử dụng thuốc trừ cỏ, cho năng suất và chất lượng nguyên liệu cao hơn các giống không được biến nạp gen. Với đặc thù sản phẩm thu hoạch là lá và được sử dụng qua khâu đốt nên nguy cơ gây hại bởi gen biến nạp đối với con người và môi trường xung quanh là rất thấp so với khi các gen được biến nạp vào một số loại cây lương thực và thực phẩm. Mặc dù vậy, các giống thuốc lá biến nạp gen vẫn chưa được triển khai rộng rãi trong sản xuất chủ yếu do tâm lý người tiêu dùng và dư luận xã hội tại một số nước chưa sẵn sàng chấp nhận các sản phẩm biến đổi gen. Các công ty kinh doanh nguyên liệu thuốc lá thường quảng cáo chỉ cung cấp sản phẩm không biến đổi gen đã tạo ra rào cản ngăn các giống thuốc lá biến đổi gen phát triển trong sản xuất. * Tạo giống thuốc lá kháng bệnh bằng phương pháp dung hợp tế bào trần (dung hợp protoplast) Dung hợp protoplast (lai vô tính) là kỹ thuật để tạo nên hợp tử nhờ các tế bào soma không qua thụ tinh. Sản phẩm của dung hợp là một tế bào chứa tổng số các thông tin di truyền của hai tế bào dùng làm nguyên liệu cho dung hợp. Nếu hai tế bào làm nguyên liệu ở mức bội thể 2n, tế bào lai có mức bội thể là 4n. Vì vậy người ta thường sử dụng các tế bào đơn bội (1n) làm nguyên liệu để lai, sản phẩm dung hợp là cây bình thường có mức bội thể là 2n. Bằng kỹ thuật dung hợp protoplast con người lai thành công giữa các giống thuốc lá trồng với một số loài thuốc lá dại, nhằm đưa vào cây trồng những đặc tính chống chịu của loài dại, khi không thể thực hiện được phép lai hữu tính. Hai giống thuốc lá được sử dụng cho dung hợp, được tách thành tế bào và tinh sạch. Trộn một lượng tương đương tế bào trần của hai giống thuốc lá với nhau, người ta có thể sử dụng hoá chất, hoặc dòng điện để kích thích quá trình dung hợp. Sau khi dung hợp xong hỗn hợp dung hợp được nuôi trong môi trường lỏng và chuyển dần sang môi trường đặc và môi trường nuôi cây hoàn chỉnh, cuối cùng đưa ra đất trồng để chọn lọc. * Tạo giống thuốc lá mới bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo Ngày nay, để tạo ra các giống thuốc lá mới, các nhà khoa học còn áp dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo. Bằng việc sử dụng các tác nhân vật lý như chiếu xạ hoặc các tác nhân hoá học như Ethylmethane sunphonate, Ethylen Imin,… để xử lý phấn, mô sẹo nuôi cấy hoặc chồi thuốc lá để tạo ra các thể đột biến khác nhau. Những biến đổi của vật chất di truyền (ADN) xảy ra do các tác nhân vật lý và hoá học gây nên những biến đổi về kiểu hình thường được phát hiện ở thế hệ M2 vì nhiều đột biến ở thể lặn. Các đột biến có lợi được phát hiện và thuần hoá thành các dòng, giống mới. 2.4.1.3 Công tác đánh giá khảo nghiệm giống thuốc lá trên thế giới Mỹ là quốc gia có nhiều cơ sở nghiên cứu triển khai công tác chọn tạo giống thuốc lá phục vụ cho sản xuất từ nhiều năm qua. Bên cạnh các cơ sở đào tạo như Đại học Carolina Bắc, Đại học Clemson, nhiều công ty giống như Cross Creek Seeds, Gold Leaf Seeds, F. W. Rickard Seeds, Speight Seed Farms, Gwynn Farms, Raynor Seed Company... cũng đầu tư rất lớn nguồn lực cho công tác lai tạo và phát triển các giống thuốc lá mới. Ngay từ năm 1964 tất cả các giống thuốc lá vàng sấy đã được phát triển tuân thủ Chương trình chuẩn tối thiểu (Minimum Standards Program) nhằm đảm bảo rằng các giống được phóng thích có các đặc tính nông học, lý tính, hoá tính và hương vị khói phù hợp. Chương trình này được xem như chỉ dẫn các nhà tạo giống phát triển các giống thuốc lá mới mà vẫn duy trì được chất lượng lá cao. Chương trình này đưa ra nguyên tắc các giống mới phải được so sánh với các giống tiêu chuẩn làm đối chứng. Các giống mới cần ổn định về mặt di truyền và một số thành phần hoá học không được khác biệt giá trị trung bình của các giống tiêu chuẩn NC 2326 và NC 95 quá mức cho phép: Nicotin: +15% đến -20% giá trị trung bình của các đối chứng chuẩn. Đường tan: +15% đến -15% giá trị trung bình của các đối chứng chuẩn. Nitơ tổng số: +10% đến -10% giá trị trung bình của các đối chứng chuẩn. Nornicotin ở các thí nghiệm ô nhỏ tại vùng trồng và khảo nghiệm sản xuất không vượt quá 13% alkaloit tổng số của chính giống khảo nghiệm. Các giống mới còn phải được so sánh cảm quan với các giống chuẩn về màu sắc, kết cấu, độ ẩm cân bằng, độ điền đầy, mùi vị và hương thơm. Thí nghiệm này cần được tiến hành tối thiểu 2 năm ở đồng thời các trạm nghiên cứu và tại các vùng trồng. * Chương trình khảo nghiệm giống được chia ra ba giai đoạn: So sánh giống chính quy: các dòng, giống được đánh giá, so sánh trong các thí nghiệm ô nhỏ có lặp lại tại 5 trạm nghiên cứu. Khảo nghiệm sinh thái: tiến hành thí nghiệm ô nhỏ tại 5 địa điểm đại diện cho các vùng trồng, trong đó có 3 điểm tại bang Carolina Bắc. Khảo nghiệm kỹ thuật đối với các dòng, giống có triển vọng và khảo nghiệm sản xuất tại 13 trang trại với diện tích 1.000 m2/điểm. Hệ thống khảo nghiệm giống quốc gia hàng năm tiến hành công tác khảo nghiệm đánh giá hàng chục giống thuốc lá mới được lai tạo. Từ kết quả khảo nghiệm, tổ chức khuyến nông giới thiệu và khuyến cáo sử dụng giống cho người trồng thuốc lá. Tại Zimbabwe, công tác khảo nghiệm các dòng, giống thuốc lá mới được tiến hành chính quy hàng năm tại Kutsaga. Thí nghiệm năm 2007 được tiến hành với 14 giống gồm KM 10, K RK22, K RK23, K RK26, K RK27, K RK28, K 30R, T29, T60, T61, T62, T64, T65, T66. Mặc dù bị ảnh hưởng xấu của mưa lớn nhưng từ kết quả thí nghiệm vẫn xác định được sự khác biệt giữa các giống về khả năng sinh trưởng và động thái tăng trưởng. Các giống T29, T62 và T66 có sức sinh trưởng tốt hơn so với giống đối chứng chuẩn KM10 trong khi các giống KRK23, T60, K30R có kết quả ngược lại. Kết quả theo dõi bệnh héo rũ vi khuẩn do Pseudomonas solanacearum cho thấy giống T66 không có biểu hiện bệnh trong khi các giống T62, T65 và KRK26 có mức độ nhiễm rất nặng [48]. 2.4.1.4 Tình hình sử dụng giống thuốc lá trên thế giới Trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu, giống đóng một vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất. Các giống mới thường xuyên ra đời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất là tất yếu bởi một giống mới ra đời chỉ có vai trò lịch sử trong một khoảng thời gian nhất định. Sau một thời gian sử dụng giống có thể bị gây hại bởi sự xuất hiện một nòi gây bệnh mới hoặc sự ra đời của một giống mới khác có những đặc tính ưu việt hơn. Công tác chọn tạo giống thuốc lá mới là công tác thường xuyên liên tục và thường được giành một lượng kinh phí đáng kể ở các quốc gia sản xuất thuốc lá lớn như Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Zimbabwe,... Tình hình sử dụng giống thuốc lá tại Mỹ Bảng 2.4. Tỷ lệ diện tích một số giống thuốc lá chủ yếu trồng tại bang Carolina Bắc Đơn vị tính: % diện tích Giống 1996 2005 2006 2007 2008 1. Giống thuần 89 43 50 47 35 K 326 60 19 23 33 29 K 346 21 15 19 12 6 K 149 5 Sp 168 3 9 8 2 2. Giống lai 39 37 39 55 NC 71 23 21 20 20 NC 72 3 3 3 NC196 8 NC 297 7 9 4 3 NC 299 3 CC 27 2 11 15 CC 37 3 GL 350 4 4 4 Nguồn: North Carolina cooperative extension. Từ số liệu ở bảng trên cho thấy người trồng thuốc lá tại Mỹ sử dụng bộ giống khá phong phú. Có hàng chục giống thuốc lá được sử dụng tại Bang Carolina Bắc. Các giống thuần K326, K346 được tạo ra từ những năm 80 của thế kỷ trước nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi với tỷ lệ diện tích đáng kể do chất lượng nguyên liệu tốt. Tuy nhiên, giống thuốc lá lai đang được phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Nếu như ở niên vụ 1996 giống lai chưa có diện tích đáng kể thì đến năm 2008 riêng 7 giống lai đã chiếm 55% diện tích trồng thuốc lá tại đây [43],[44]. Tình hình sử dụng giống thuốc lá tại Braxin Công tác giống thuốc lá tại Braxin chủ yếu do Công ty giống thuốc lá Profigen triển khai bao gồm các công việc từ lai tạo, chọn lọc, đánh giá khảo nghiệm và sản xuất, cung ứng giống không chỉ cho riêng Braxin mà chào bán khắp nơi trên thế giới. Giai đoạn trước năm 1995, Braxin chủ yếu phát triển các giống thuần và đã cung cấp các giống PV01, PV03, PV09 cho sản xuất. Tuy nhiên các giống này không còn được sản xuất trong những năm gần đây. Sau năm 1995, Công ty Profigen chủ yếu phát triển giống thuốc lá lai và tung ra sản xuất nhiều giống lai mới như PVH01, PVH03, PVH09, PVH19, PVH20, PVH50, PVH51, PVH156, PVH2110. Bên cạnh đó nhiều giống lai mới có triển vọng đang được sản xuất thử nghiệm như PVH2239, PVH2241, PVH2254, PVH2259, PVH2274, PVH2275, PVH2299, PVH2306 [47] [48]. Tình hình sử dụng giống thuốc lá tại Zimbabwe Tại Zimbabwe, công tác giống thuốc lá chủ yếu do Viện nghiên cứu thuốc lá Kutsaga có trụ sở tại Harage đảm nhận. Trong thập niên 80 của thế kỷ 20 một số giống thuốc lá thuần do Viện này lai tạo, chọn lọc được phổ biến trong sản xuất như Kutsaga 51, Kutsaga E1, Kutsaga 51E, KM 10, KM 110. Từ thập niên 90 Zimbabwe chủ yếu chọn tạo và phát triển các giống thuốc lá lai. Hàng loạt các giống lai đã được đưa vào sản xuất như như RK1, RK3, RK6, K.34, K.35, K.36. Bên cạnh đó hàng loạt giống lai mới đang được khảo nghiệm như K RK22, K RK23, K RK26, K RK27, K RK28, K 30R, T29, T60, T61, T62, T64, T65, T66 [40] [48]. Tình hình sử dụng giống thuốc lá tại Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia có nền sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới. Công tác nghiên cứu phục vụ sản xuất thuốc lá nguyên liệu được triển khai rất hệ thống và được đầu tư rất lớn về con người và cơ sở vật chất. Riêng về giống thuốc lá, hàng loạt Viện nghiên cứu thuốc lá đặt tại các tỉnh và nhiều trường đại học tham gia công tác lai tạo chọn lọc. Bên cạnh đó, Trung tâm giống thuốc lá phía Nam tại Vân Nam và Trung tâm giống thuốc lá phía Bắc tại Sơn Đông đóng vai trò chủ đạo trong việc sản xuất và cung ứng giống cho các vùng trồng. Với đặc tính chất lượng tốt, giống thuốc lá K.326 có nguồn gốc từ Mỹ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nguyên liệu tại Trung Quốc. Các cơ sở chọn tạo giống thuốc lá đã lai tạo ra nhiều giống mới phù hợp với điều kiện các vùng trồng. Các giống Vân Nam 85, Vân Nam 87 chiếm khoảng 40% diện tích trồng thuốc lá tại Trung Quốc. Một số giống như Giống số 2, Hồng hoa Đại Kim Nguyên, Trung thuốc 100, Hà Nam số 5 và các giống lai VS202, VS203 chiếm diện tích trồng thuốc lá đáng kể tại Trung Quốc. 2.4.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống thuốc lá tại Việt Nam 2.4.2.1 Công tác chọn tạo giống thuốc lá mới tại Việt Nam Việc tạo ra một bộ giống tốt, phong phú để người trồng thuốc lá dễ dàng lựa chọn giống thích hợp cho thửa ruộng của mình là hết sức cần thiết. Nhằm có thêm nhiều giống mới, bổ sung vào bộ giống thuốc lá hiện còn quá nghèo nàn, công tác chọn tạo giống thuốc lá trong nước đã và đang tiến hành theo các hướng chính sau: * Phục tráng các giống thuốc lá địa phương Thời kỳ trước năm 1985 nhiều giống thuốc lá đã được trồng ở nước ta từ rất lâu nhưng do cây thuốc lá ít được nhà nước quan tâm đầu tư, nghiên cứu nên không có cơ sở khoa học chuyên lo khâu giữ giống và sản xuất hạt giống. Người trồng thuốc lá tự để giống cho riêng mình, không theo các quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt nên giống nhanh chóng bị thoái hoá, giảm tiềm năng năng suất, chất lượng. Để khôi phục tiềm năng của các giống thuốc lá nâu địa phương, các tác giả Lương Đức Lợi, Trần Quý Tuấn tại Phân Viện Kinh tế Kỹ thuật thuốc lá đã tiến hành phục tráng đối với các quần thể thuốc lá nâu. Qua chọn lọc, bồi dục đã chọn được 2 dòng thuốc lá nâu RMB34, RMB35 có năng suất trên 3 tấn/ha, hiện đã được dùng để thay thế cho các giống thuốc lá nâu ở các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh Miền Đông [17]. * Nhập nội các giống tốt của nước ngoài để đánh giá, chọn lọc Đây là một hướng đi tốt nhằm nhanh chóng chọn được giống mới cho sản xuất. Bằng phương pháp nhập nội giống, chúng ta tiếp cận được thành tựu về giống của các nước tiên tiến trên thế giới nên tốn ít thời gian, công sức và kinh phí để có được giống mới. Trong những năm qua, ngành thuốc lá nước nhà đã nhập nội, trồng thử và đưa vào sản xuất nhiều giống của nước ngoài: - Trước năm 1990, khi thị hiếu của người hút là gu thuốc thơm nóng đã có nhiều giống có nguồn gốc Đông Âu và Trung Quốc được đưa vào đánh giá, trồng thử, qua đó chọn được nhiều giống để phổ biến đại trà như: các giống Đại Kim Tinh, Trung Hoa Bài, Bắc lưu, Virginia 131, Virginia 4241,.. - Từ năm 1990, khi thị hiếu người hút chuyển từ gu nhẹ, thơm nóng sang gu thuốc có độ nặng cao, ít cay nóng, đã có hàng loạt giống thuốc lá có nguồn gốc từ Zimbabwe và Hoa kỳ được đưa vào nước ta để trồng thử như Kutsaga 51, Kutsaga 51E, Kutsaga E1, C.176, C.319, C.347, K.326, Speight G28,.. Kết quả trồng thử đã chọn được hai giống C.176, K.326 được công nhận giống Quốc gia [30]. - Trong những năm vừa qua, Tổng công ty Thuốc lá Việt nam đã nhập nội nhiều giống thuốc lá mới như K.149, K.346, K.394, K.399, RG.8, RG.17, RG.81, NC27NF, NC37N._.em F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | C.D.LA5 12 51.950 3.5008 3.4585 6.7 0.2809 0.8220 C.R.LA5 12 26.967 1.7079 1.1416 4.2 0.0389 0.3697 K.LG.LA5 12 37.942 4.4635 3.7094 9.8 0.1267 0.5450 BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.D.LA10 FILE D10 21/ 8/** 15:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Khối lượng,kích thước lá số 10 của các dòng thí nghiệm. VARIATE V003 C.D.LA10 1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 117.600 39.2000 19.83 0.002 3 2 NL 2 18.7467 9.37334 4.74 0.058 3 * RESIDUAL 6 11.8600 1.97667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 148.207 13.4733 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.R.LA1O FILE D10 21/ 8/** 15:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Kich thuoc, khoi luong la so 10 cua cac dong thi nghiem VARIATE V004 C.R.LA1O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 38.8933 12.9644 16.69 0.003 3 2 NL 2 11.7050 5.85250 7.53 0.024 3 * RESIDUAL 6 4.66167 .776944 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 55.2600 5.02364 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLG.LA10 FILE D10 21/ 8/** 15:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Kich thuoc, khoi luong la so 10 cua cac dong thi nghiem VARIATE V005 KLG.LA10 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 108.080 36.0267 7.46 0.020 3 2 NL 2 37.2267 18.6133 3.86 0.084 3 * RESIDUAL 6 28.9600 4.82667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 174.267 15.8424 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE D10 21/ 8/** 15:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Kich thuoc, khoi luong la so 10 cua cac dong thi nghiem MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS C.D.LA10 C.R.LA1O KLG.LA10 D2 3 63.0667 26.5667 43.9333 D16 3 60.2667 26.6333 44.9333 D29 3 65.8667 22.9667 43.6667 C176 3 57.4667 23.0333 37.3333 SE(N= 3) 0.811720 0.508902 1.26842 5%LSD 6DF 2.80787 1.76037 4.38767 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS C.D.LA10 C.R.LA1O KLG.LA10 1 4 59.9000 23.4250 40.0000 2 4 62.6000 25.2750 43.4000 3 4 62.5000 25.7000 44.0000 SE(N= 4) 0.702970 0.440722 1.09848 5%LSD 6DF 2.43169 1.52453 3.79983 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE D10 21/ 8/** 15:12 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Kich thuoc, khoi luong la so 10 cua cac dong thi nghiem F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | C.D.LA10 12 61.667 3.6706 1.4059 3.3 0.0021 0.0582 C.R.LA1O 12 24.800 2.2413 0.88144 3.6 0.0032 0.0236 KLG.LA10 12 42.467 3.9803 2.1970 5.2 0.0197 0.0836 BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.D.LA15 FILE D15 21/ 8/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Khối lượng,kích thước lá số 15 của các dòng thí nghiệm. VARIATE V003 C.D.LA15 1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 220.743 73.5808 91.59 0.000 3 2 NL 2 4.92666 2.46333 3.07 0.120 3 * RESIDUAL 6 4.82002 .803336 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 230.489 20.9536 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.R.LA15 FILE D15 21/ 8/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Kich thuoc, khoi luong la so 15 cua cac dong thi nghiem VARIATE V004 C.R.LA15 dong LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 24.3900 8.13000 12.99 0.006 3 2 NL 2.904998 .452499 0.72 0.526 3 * RESIDUAL 6 3.75500 .625834 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 29.0500 2.64091 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLG.LA15 FILE D15 21/ 8/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Kich thuoc, khoi luong la so 15 cua cac dong thi nghiem VARIATE V005 KLG.LA15 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 143.536 47.8453 19.73 0.002 3 2 NL 2 12.9067 6.45333 2.66 0.148 3 * RESIDUAL 6 14.5467 2.42444 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 170.989 15.5445 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE D15 21/ 8/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Kich thuoc, khoi luong la so 15 cua cac dong thi nghiem MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS C.D.LA15 C.R.LA15 KLG.LA15 D2 3 57.5333 20.8667 34.8000 D16 3 58.5333 22.3667 38.1000 D29 3 65.2333 18.4000 40.7667 C176 3 53.2667 20.1667 31.5667 SE(N= 3) 0.517473 0.456740 0.898971 5%LSD 6DF 1.79002 1.57994 3.10968 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS C.D.LA15 C.R.LA15 KLG.LA15 1 4 58.0250 20.0750 35.5750 2 4 58.3750 20.5500 35.5750 3 4 59.5250 20.7250 37.7750 SE(N= 4) 0.448145 0.395548 0.778531 5%LSD 6DF 1.55021 1.36826 2.69306 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE D15 21/ 8/** 15:42 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Kich thuoc, khoi luong la so 15 cua cac dong thi nghiem F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | C.D.LA15 12 35.851 4.5775 0.89629 2.5 0.0001 0.1205 C.R.LA15 12 20.450 1.6251 0.79110 3.9 0.0056 0.5261 KLG.LA15 12 36.308 3.9426 1.5571 4.3 0.0021 0.1483 BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.H.SH FILE DSH 21/ 8/** 15:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Chiều cao và số lá sinh học của các dòng thí nghiệm VARIATE V003 C.H.SH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 107.116 35.7053 3.80 0.077 3 2 NL 2 76.8950 38.4475 4.09 0.076 3 * RESIDUAL 6 56.3917 9.39862 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 240.403 21.8548 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE SO.LA SH FILE DSH 21/ 8/** 15:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Chieu cao va so la sinh hoc cua cac dong thi nghiem VARIATE V004 SO.LA SH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 3.39000 1.13000 2.27 0.180 3 2 NL 2.215000 .107500 0.22 0.812 3 * RESIDUAL 6 2.98500 .497500 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 6.59000 .599091 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DSH 21/ 8/** 15:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Chieu cao va so la sinh hoc cua cac dong thi nghiem MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS C.H.SH SO.LA SH D2 3 117.833 28.9333 D16 3 111.733 28.4333 D29 3 109.767 29.1000 C176 3 113.767 27.7333 SE(N= 3) 1.76999 0.407226 5%LSD 6DF 6.12269 1.40866 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS C.H.SH SO.LA SH 1 4 114.900 28.7250 2 4 109.700 28.5250 3 4 115.225 28.4000 SE(N= 4) 1.53286 0.352668 5%LSD 6DF 5.30240 1.21994 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DSH 21/ 8/** 15:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Chieu cao va so la sinh hoc cua cac dong thi nghiem F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | C.H.SH 12 65.227 4.6749 3.0657 4.7 0.0774 0.0756 SO.LA SH 12 15.674 0.77401 0.70534 4.5 0.1802 0.8125 BALANCED ANOVA FOR VARIATE S.LA.KTE FILE KTD 21/ 8/** 16: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các dòng thí nghiệm VARIATE V003 S.LA.KTE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 11.1267 3.70889 6.33 0.028 3 2 NL 2.740001 .370000 0.63 0.567 3 * RESIDUAL 6 3.51333 .585555 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 15.3800 1.39818 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSUAT FILE KTD 21/ 8/** 16: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Cac yeu to cau thanh nang suat va nang suat cac dong thi nghiem VARIATE V004 NSUAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 55.8092 18.6031 18.14 0.003 3 2 NL 2 12.7400 6.37000 6.21 0.035 3 * RESIDUAL 6 6.15334 1.02556 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 74.7025 6.79114 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KTD 21/ 8/** 16: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Cac yeu to cau thanh nang suat va nang suat cac dong thi nghiem MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS S.LA.KTE NSUAT D2 3 24.1000 25.5000 D16 3 24.9333 27.2333 D29 3 25.1000 26.6667 C176 3 22.6667 21.7000 SE(N= 3) 0.441798 0.584681 5%LSD 6DF 1.52825 2.02251 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS S.LA.KTE NSUAT 1 4 24.4000 24.4250 2 4 24.3500 24.6750 3 4 23.8500 26.7250 SE(N= 4) 0.382608 0.506349 5%LSD 6DF 1.32350 1.75154 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KTD 21/ 8/** 16: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Cac yeu to cau thanh nang suat va nang suat cac dong thi nghiem F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | S.LA.KTE 12 18.219 1.1824 0.76522 4.2 0.0281 0.5668 NSUAT 12 25.275 2.6060 1.0127 4.0 0.0026 0.0349 Kết quả xử lý thống kê của thí nghiệm đánh giá con lai BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.D.LA5 FILE T5 21/ 8/** 16:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Kich thuoc, khoi luong la so 5 cua cac con lai thi nghiem VARIATE V003 C.D.LA5 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 246.750 82.2500 36.30 0.001 3 2 NL 2 9.53167 4.76583 2.10 0.203 3 * RESIDUAL 6 13.5950 2.26584 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 269.877 24.5342 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.R.LA 5 FILE T5 21/ 8/** 16:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Kich thuoc, khoi luong la so 5 cua cac con lai thi nghiem VARIATE V004 C.R.LA 5 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 21.4133 7.13778 4.33 0.061 3 2 NL 2.826666 .413333 0.25 0.787 3 * RESIDUAL 6 9.88667 1.64778 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 32.1267 2.92061 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE K.LG.LA5 FILE T5 21/ 8/** 16:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Kich thuoc, khoi luong la so 5 cua cac con lai thi nghiem VARIATE V005 K.LG.LA5 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 107.157 35.7189 6.74 0.025 3 2 NL 2 1.22000 .609999 0.12 0.893 3 * RESIDUAL 6 31.7933 5.29889 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 140.170 12.7427 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE T5 21/ 8/** 16:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Kich thuoc, khoi luong la so 5 cua cac con lai thi nghiem MEANS FOR EFFECT TH$ ------------------------------------------------------------------------------- TH$ NOS C.D.LA5 C.R.LA 5 K.LG.LA5 TH1 3 50.5667 26.5333 34.8000 TH2 3 54.6667 28.5333 41.6667 TH3 3 57.8667 29.0000 37.3333 C176 3 45.7667 25.8000 34.0000 SE(N= 3) 0.869068 0.741120 1.32902 5%LSD 6DF 3.00625 2.56365 4.59730 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS C.D.LA5 C.R.LA 5 K.LG.LA5 1 4 53.2500 27.7000 36.5000 2 4 52.3250 27.6000 37.2000 3 4 51.0750 27.1000 37.1500 SE(N= 4) 0.752635 0.641829 1.15097 5%LSD 6DF 2.60349 2.22019 3.98137 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE T5 21/ 8/** 16:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Kich thuoc, khoi luong la so 5 cua cac con lai thi nghiem F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TH$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | C.D.LA5 12 38.597 4.9532 1.5053 3.9 0.0005 0.2027 C.R.LA 5 12 27.467 1.7090 1.2837 4.7 0.0605 0.7872 K.LG.LA5 12 36.950 3.5697 2.3019 6.2 0.0246 0.8927 BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.D.LA10 FILE CL10 21/ 8/** 22:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Kích thước,khối lượng lá số 10 của các con lai thí nghiệm VARIATE V003 C.D.LA10 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 307.916 102.639 32.77 0.001 3 2 NL 2 2.28167 1.14083 0.36 0.712 3 * RESIDUAL 6 18.7917 3.13195 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 328.989 29.9081 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.R.LA10 FILE CL10 21/ 8/** 22:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Kich thuoc, khoi luong la so 10 cua cac con lai thi nghiem VARIATE V004 C.R.LA10 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 37.0200 12.3400 21.43 0.002 3 2 NL 2 1.71167 .855833 1.49 0.299 3 * RESIDUAL 6 3.45500 .575834 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 42.1867 3.83515 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE K.LG. FILE CL10 21/ 8/** 22:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Kich thuoc,khoi luong la so 10 cua cac con lai thi nghiem VARIATE V005 K.LG. LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 596.669 198.890 22.44 0.002 3 2 NL 2 11.3517 5.67583 0.64 0.563 3 * RESIDUAL 6 53.1884 8.86473 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 661.209 60.1099 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CL10 21/ 8/** 22:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Kich thuoc,khoi luong la so 10 cua cac con lai thi nghiem MEANS FOR EFFECT TH$ ------------------------------------------------------------------------------- TH$ NOS C.D.LA10 C.R.LA10 K.LG. TH1 3 66.1000 24.4667 41.3333 TH2 3 69.3000 27.9667 52.3000 TH3 3 70.3667 27.3667 52.6667 C176 3 57.4667 23.9333 36.3333 SE(N= 3) 1.02176 0.438115 1.71898 5%LSD 6DF 3.53442 1.51551 5.94624 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS C.D.LA10 C.R.LA10 K.LG. 1 4 65.5000 25.9250 45.2500 2 4 66.4250 26.4000 47.0000 3 4 65.5000 25.4750 44.7250 SE(N= 4) 0.884866 0.379418 1.48868 5%LSD 6DF 3.06089 1.31247 5.14960 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CL10 21/ 8/** 22:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Kich thuoc, khoi luong la so 10 cua cac con lai thi nghiem F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TH$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | C.D.LA10 12 47.829 5.4688 1.7697 3.7 0.0007 0.7117 C.R.LA10 12 15.486 1.9584 0.75884 4.9 0.0018 0.2994 K.LG. 12 45.658 7.7531 2.9774 6.5 0.0016 0.5629 BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.D.LA15 FILE CL15 21/ 8/** 23: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Kích thước,khối lượng lá số 15 của các con lai thí nghiệm VARIATE V003 C.D.LA15 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 122.589 40.8631 15.19 0.004 3 2 NL 2 10.1150 5.05749 1.88 0.232 3 * RESIDUAL 6 16.1383 2.68972 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 148.842 13.5311 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.R.LA15 FILE CL15 21/8/** 23: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Kich thuoc,khoi luong la so 15 cua cac con lai thi nghiem VARIATE V004 C.R.LA15 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 9.05584 3.01861 5.98 0.032 3 2 NL 2 1.28000 .640002 1.27 0.348 3 * RESIDUAL 6 3.02667 .504444 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 13.3625 1.21477 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE K.LG FILE CL15 21/ 8/** 23: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Kich thuoc,khoi luong la so 15 cua cac con lai thi nghiem VARIATE V005 K.LG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 53.5092 17.8364 8.61 0.014 3 2 NL 2 6.48500 3.24250 1.57 0.284 3 * RESIDUAL 6 12.4283 2.07139 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 72.4225 6.58386 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CL15 21/ 8/** 23: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Kich thuoc,khoi luong la so 15 cua cac con lai thi nghiem MEANS FOR EFFECT TH$ ------------------------------------------------------------------------------- TH$ NOS C.D.LA15 C.R.LA15 K.LG TH1 3 62.7667 17.7333 32.9667 TH2 3 62.2000 19.7667 37.3333 TH3 3 62.4333 19.6667 35.6000 C176 3 55.1000 18.3333 32.0000 SE(N= 3) 0.946876 0.410059 0.830941 5%LSD 6DF 3.27539 1.41846 2.87436 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS C.D.LA15 C.R.LA15 K.LG 1 4 60.2000 18.8750 33.5000 2 4 61.9000 19.2750 35.2750 3 4 59.7750 18.4750 34.6500 SE(N= 4) 0.820019 0.355121 0.719616 5%LSD 6DF 2.83658 1.22842 2.48927 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CL15 21/ 8/** 23: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Kich thuoc,khoi luong la so 15 cua cac con lai thi nghiem F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TH$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | C.D.LA15 12 28.771 3.6785 1.6400 5.7 0.0039 0.2320 C.R.LA15 12 18.875 1.1022 0.71024 3.8 0.0317 0.3480 K.LG 12 34.475 2.5659 1.4392 4.2 0.0144 0.2839 BALANCED ANOVA FOR VARIATE C.H.SH FILE CLSH 21/ 8/** 23:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Chiều cao và số lá sinh học của các con lai VARIATE V003 C.H.SH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 922.430 307.477 54.24 0.000 3 2 NL 2 20.0117 10.0058 1.76 0.249 3 * RESIDUAL 6 34.0151 5.66918 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 976.457 88.7688 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE S.LA.SH FILE CLSH 21/ 8/** 23:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Chieu cao va so la sinh hoc cua cac con lai VARIATE V004 S.LA.SH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 51.0692 17.0231 32.55 0.001 3 2 NL 2 1.76167 .880834 1.68 0.263 3 * RESIDUAL 6 3.13833 .523055 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 55.9692 5.08811 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CLSH 21/ 8/** 23:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Chieu cao va so la sinh hoc cua cac con lai MEANS FOR EFFECT TH$ ------------------------------------------------------------------------------- TH$ NOS C.H.SH S.LA.SH TH1 3 118.600 33.2667 TH2 3 104.500 31.4333 TH3 3 94.4667 28.4667 C176 3 110.100 28.4000 SE(N= 3) 1.37467 0.417555 5%LSD 6DF 4.75522 1.44439 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS C.H.SH S.LA.SH 1 4 108.575 29.9750 2 4 105.425 30.9000 3 4 106.750 30.3000 SE(N= 4) 1.19050 0.361613 5%LSD 6DF 4.11814 1.25088 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CLSH 21/ 8/** 23:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Chieu cao va so la sinh hoc cua cac con lai F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TH$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | C.H.SH 12 84.525 9.4217 3.3810 4.0 0.0002 0.2495 S.LA.SH 12 39.164 2.2557 1.72323 4.4 0.0007 0.2627 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE CLKT 21/ 8/** 23:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các con lai VARIATE V003 NS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 53.2892 17.7631 39.28 0.000 3 2 NL 2 4.94000 2.47000 5.46 0.045 3 * RESIDUAL 6 2.71334 .452224 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 60.9425 5.54023 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE S.LA.KT FILE CLKT 21/ 8/** 23:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Cac yeu to cau thanh nang suat va nang suat cua cac con lai VARIATE V004 S.LA.KT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 TH$ 3 53.2225 17.7408 88.70 0.000 3 2 NL 2 2.10667 1.05333 5.27 0.048 3 * RESIDUAL 6 1.20000 .200000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 56.5292 5.13901 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CLKT 21/ 8/** 23:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Cac yeu to cau thanh nang suat va nang suat cua cac con lai MEANS FOR EFFECT TH$ ------------------------------------------------------------------------------- TH$ NOS NS S.LA.KT TH1 3 24.3333 27.7667 TH2 3 26.6000 25.9333 TH3 3 25.5667 23.5333 C.176 3 21.0000 22.3333 SE(N= 3) 0.388254 0.258199 5%LSD 6DF 1.34303 0.893152 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NS S.LA.KT 1 4 24.9250 24.3250 2 4 24.7250 25.3250 3 4 23.4750 25.0250 SE(N= 4) 0.336238 0.223607 5%LSD 6DF 1.16310 0.773492 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CLKT 21/ 8/** 23:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Cac yeu to cau thanh nang suat va nang suat cua cac con lai F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TH$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NS 12 39.601 2.3538 1.26724 3.2 0.0005 0.0448 S.LA.KT 12 30.150 2.2669 1.44721 4.8 0.0001 0.0480 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT09008.doc
Tài liệu liên quan