Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm PX - Aqua cho hai giống gà thịt Ross 308 và Lương phượng

Tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm PX - Aqua cho hai giống gà thịt Ross 308 và Lương phượng: ... Ebook Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm PX - Aqua cho hai giống gà thịt Ross 308 và Lương phượng

pdf110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5539 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm PX - Aqua cho hai giống gà thịt Ross 308 và Lương phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------& --------- NGUYỄN VĂN DŨNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM PX-AQUA CHO HAI GIỐNG GÀ THỊT ROSS 308 VÀ LƯƠNG PHƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LƯƠNG HỒNG HÀ NỘI - 2008 i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Văn Dũng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, cán bộ, anh chị em công nhân của Công ty Cổ phần Phúc Thịnh - Đông Anh – Hà Nội, Khoa đào tạo Sau đại học, Bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn, Khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Lương Hồng, Cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi về tri thức khoa học trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Tôi cũng xin được cảm ơn những người thân trong gia đình đã giành nhiều tình cảm và điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Dũng iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục biểu đồ viii 1. MỞ ĐẦU i 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 22 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 26 3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 26 3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM PX-AQUA ĐẾN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG 37 4.1.1 Khối lượng cơ thể gà qua các tuần theo dõi 37 4.1.2 Tốc độ sinh trưởng của gà thí nghiệm 41 4.1.3 Lượng thức ăn thu nhận 46 4.1.4 Hiệu quả của việc sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng 50 4.1.5 Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các tuần tuổi 53 iv 4.1.6 Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN) 56 4.1.7 Kết quả mổ khảo sát khả năng cho thịt của đàn gà thí nghiệm 58 4.1.8 Thành phần hóa học của thịt gà 63 4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM PX- AQUA ĐẾN GÀ ROSS 308 65 4.2.1 Khối lượng cơ thể gà qua các tuần theo dõi 65 4.2.2 Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 68 4.2.3 Lượng thức ăn thu nhận 71 4.2.4 Hiệu quả của việc sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng 74 4.2.5 Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các tuần tuổi 77 4.2.6 Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN) 79 4.2.7 Kết quả mổ khảo sát khả năng cho thịt của đàn gà thí nghiệm 81 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87 5.1 Kết luận 87 5.2 Đề nghị 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HQSDTA : Hiệu quả sử dụng thức ăn TTTA : Tiêu tốn thức ăn VCK : Vật chất khô LTATN : Lượng thức ăn thu nhận XC : Xuất chuồng ISLP : Issa x Lương Phượng SSLP : Sasso x Lương Phượng LT : Sasso x Lương Phượng LP12 : Lương Phượng 1 x Lương Phượng 2 PN : Production Number (chỉ số sản xuất) EN : Economic Number (chỉ số kinh tế) XLP : X (một giống gà) x Lương Phượng KL : Khối lượng TL : Tỷ lệ Cs : Cộng sự ĐC : Đối chứng vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gà Lương Phượng tại cơ sở nghiên cứu - 27 - 3.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gà Ross 308 tại cơ sở nghiên cứu - 28 - 3.3. Thành phần dinh dưỡng của chế phẩm PX-Aqua (tài liệu phân tích của công ty Global- Pháp) 29 3.4. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà thương phẩm 32 4.1. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 39 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm (g/con/ngày) 43 4.3. Sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm (%) 44 4.4. Lượng thức ăn thu nhận của đàn gà Lương Phượng qua các tuần tuổi 48 4.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng 51 4.6. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 55 4.7. Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN) 57 4.8. Kết quả mổ khảo sát khả năng cho thịt của đàn gà thí nghiệm 61 4.9. Thành phần hóa học của cơ ngực và cơ đùi 64 4.10. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 67 4.11. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) 68 4.12. Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) 70 4.13. Lượng thức ăn thu nhận của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 72 4.14. Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng 75 vii 4.15. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 78 4.16. Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN) 80 4.17. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát chất lượng thịt của đàn gà thí nghiệm 82 4.18. Thành phần hóa học của cơ ngực và cơ đùi 86 viii DANH MUC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 40 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà Lương Phượng qua các tuần tuổi 43 4.3. Sinh trưởng tương đối của đàn gà Lương Phượng qua các tuần tuổi 45 4.4. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 66 4.5. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) 69 4.6. Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) 71 1 1. MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trước đây, ngành chăn nuôi gà ở nước ta chỉ mang tính chất tự cung tự cấp ngày nay ngành chăn nuôi gà đã chuyển sang tính chất hàng hóa góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Thịt gà là một nguồn đạm có giá trị dinh dưỡng cao và được nhân dân ta ưa chuộng, cũng là một thứ đồ lễ không thể thiếu được trong các dịp lễ hội truyền thống. Do đó nhu cầu về thịt gà trong văn hóa ẩm thực của người Việt là vô cùng to lớn. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, số lượng đàn gà tăng nhanh, thịt gà trong mâm cơm gia đình không còn hiếm. Tuy nhiên sau đại dịch cúm gia cầm vừa qua, số lượng gà giảm đi tương đối nhiều: năm 2005 giảm gần 14% so với năm 2003 (từ 185,2 triệu con xuống còn 159,3 triệu con) (Phùng Đức Tiến, 2006). Do đó việc tăng nhanh số lượng đàn gia cầm trong thời gian tới là một trong những mục tiêu chiến lược của ngành chăn nuôi gia cầm nhằm khôi phục số lượng gia cầm đến hết năm 2006 là 255 triệu con và 350 triệu con vào năm 2010. Việc khôi phục cũng như làm tăng nhanh số lượng đàn gia cầm gắn liền với việc nâng cao chất lượng đàn gia cầm. Để đáp ứng mục tiêu trên việc cung cấp thức ăn cho gia cầm đóng vai trò rất quan trọng. Theo Shimada (1984) [53] thức ăn chiếm tới 70-75% tổng chi phí trong chăn nuôi gia cầm. Có thể nói thức ăn là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự thành bại trong chăn nuôi. Dinh dưỡng tốt sẽ làm tăng tốc độ và tuổi thành thục của con vật sẽ sớm hơn. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho gia cầm nói chung, cho gà nói riêng, chúng ta thường sử dụng các khẩu phần ăn có chứa đầy đủ và cân bằng hàm lượng các chất 2 dinh dưỡng. Các khẩu phần này là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau, chúng có tác dụng bổ sung, cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm và làm hạ giá thành chăn nuôi. Trong thực tế sản xuất thường sử dụng hai nguồn nguyên liệu chính là nguồn thức ăn giàu năng lượng và nguồn thức ăn giàu protein. Hai nguồn thức ăn này đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho gia cầm nói chung và gà nói riêng để có được chất lượng thịt tốt. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng của thịt gà mà còn quan tâm đến màu sắc của thịt gà. Chất lượng thịt gà yêu cầu thơm ngon, ít mỡ, ngoài ra người tiêu dùng còn thích mua những con gà có da chân và cơ thể màu vàng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm PX-Aqua cho hai giống gà siêu thịt ROSS 308 và Lương Phượng”. 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1 Mục đích - Theo dõi khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của hai giống gà ROSS 308 và Lương Phượng. - Theo dõi việc cải thiện màu sắc của da chân, cơ thể gà…có sử dụng chế phẩm PX-Aqua của hai giống gà ROSS 308 và Lương Phượng 1.2.2 Yêu cầu - Theo dõi ghi chép đầy đủ, tính toán số liệu một cách khách quan, trung thực. - Đề xuất hàm lượng sử dụng chế phẩm PX-Aqua nhằm cải thiện màu sắc của da chân, cơ thể gà. 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Cơ sở nghiên cứu các tính trạng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm 2.1.1.1 Khả năng sinh trưởng * Khái niệm sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do quá trình đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể về chiều dài, chiều rộng, chiều cao của con vật dựa trên cơ sở tính di truyền từ đời trước. Quá trình sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất, chủ yếu là protein nên tốc độ và khối lượng tích luỹ của các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là sự hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), quá trình sinh trưởng là quá trình phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống [34]. Phát triển là sự biến đổi không những về đặc điểm hình thái mà cả chức năng sinh lý theo từng giai đoạn của sinh vật. Sinh trưởng và phát triển luôn gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau để sinh vật lớn nhanh và trưởng thành. Sinh trưởng là điều kiện để phát triển và phát triển làm thay đổi sự sinh trưởng [15]. Tính giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Giai đoạn này nối tiếp giai đoạn khác, không đi ngược trở lại, không bỏ qua thời kỳ nào, ở mỗi giai đoạn, thời kỳ đều có đặc điểm riêng [2]. 4 Ở gà, căn cứ vào sự sinh trưởng của các cá thể ta có thể phân biệt các giai đoạn phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ, giai đoạn phát triển của phôi trong trứng sau khi đẻ, giai đoạn trứng nở thành con (sơ sinh) đến khi thành thục sinh dục, giai đoạn sinh sản. Mỗi giai đoạn đều có đặc điểm hình thái, sinh lý đặc trưng. Đối với gia cầm, sinh trưởng là sự biến đổi, tổng hợp của sự tăng lên về số lượng, kích thước của tế bào và thể dịch trong mô bào ở giai đoạn phát triển của phôi. Trong giai đoạn sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn lên của các mô. Trong một số mô, sinh trưởng là do sự tăng lên về kích thước của các tế bào. Giai đoạn này sinh trưởng được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ gà con và thời kỳ gà trưởng thành. - Thời kỳ gà con: thời kỳ này lượng tế bào tăng nhanh nên quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh như các men tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, gà con dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nuôi dưỡng. Vì vậy thức ăn và nuôi dưỡng trong thời kỳ này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Thời kỳ này còn diễn ra quá trình thay lông, đây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm, nó làm tăng trao đổi chất. Cho nên cần chú ý vấn đề nuôi dưỡng đặc biệt là các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các axit amin hạn chế như lisine, methionine, triptophan… - Thời kỳ gà trưởng thành: thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần như đã phát triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá trình phát dục. Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng của gia cầm một phần là để duy trì sự sống, một phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳ gà con. Vì vậy giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để cho hiệu quả kinh tế cao. 5 Trong chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu sinh trưởng đầu tiên là phải xác định khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sinh trưởng. * Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh đến khi trưởng thành. Do vậy việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng không phải dễ dàng. Tuy nhiên các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hướng sử dụng cách đo đơn giản và thực tế. Theo Chambers (1990), để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu chính như kích thước cơ thể, sinh trưởng tích luỹ (khối lượng cơ thể), tốc độ sinh trưởng (sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối) và đường cong sinh trưởng [44]. - Kích thước cơ thể Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc phân biệt giống. Giới hạn kích thước của loài, cá thể…do tính di truyền quy định. Tính di truyền của kích thước không tuân theo sự phân ly đơn giản theo các quy luật Mendel [10]. Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối lượng cơ thể. Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành thục về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích hợp trong chăn nuôi gà - Khối lượng cơ thể Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và được quy định bởi yếu tố di truyền. Khối lượng gà con khi nở phụ thuộc vào khối lượng quả trứng và khối lượng của gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên khối lượng gà khi nở ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng tiếp theo (Jonhanson, 1992) [10]. 6 Đối với gà hướng thịt, điều quan trọng nhất là khối lượng gà khi giết mổ. Khối lượng cơ thể không những liên quan đến hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn cần thiết để quyết định thời gian nuôi thích hợp. Khối lượng cơ thể được minh họa bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đồ thị này thay đổi theo dòng, giống, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc. - Tốc độ sinh trưởng Trong chăn nuôi người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh trưởng ở vật nuôi là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khổi lượng sống trung bình một ngày đêm. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN – 2.40, 1977) [37]. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Gà còn non tốc độ sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi. Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc điểm cơ thể và điều kiện môi trường [2]. - Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng dùng để biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia súc, gia cầm nói chung. Chambers (1990) [44] cho biết: đường cong sinh trưởng của gà thịt gồm 4 pha và mỗi pha có đặc điểm như sau: + Pha sinh trưởng tích lũy: tăng tốc độ nhanh sau khi nở. + Điểm uốn của đường cong tại thời điểm sinh trưởng có tốc độ cao nhất. + Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần theo điểm uốn. 7 + Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành. Thông thường, người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi để thể hiện đồ thị sinh trưởng tích lũy và cho biết một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng Đường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số lượng mà còn làm rõ về chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, giới tính, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, môi trường. Ngô Giản Luyện (1994) cho biết, khi nghiên cứu đường cong sinh trưởng của 3 dòng gà thuần chủng V1, V3, V5, cho thấy tất cả các dòng đều phát triển theo đúng quy luật sinh học. Gà trống có khả năng sinh trưởng cao nhất lúc 7-8 tuần tuổi, gà mái lúc 6-7 tuần tuổi [18]. Nguyễn Đăng Vang (1983) [40] khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng của ngỗng Rheiland từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi thì thấy hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm. Theo Trần Long (1994) [16], đường cong sinh trưởng của 3 dòng gà V1,V3, V5 trong bộ giống gà Hybro (HV85) có sự khác nhau song trong mỗi dòng đường cong sinh trưởng đều phát triển đúng luật sinh học. * Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà với những mức độ khác nhau như di truyền, tính biệt, tốc độ mọc lông, các điều kiện môi trường, nuôi dưỡng, chăm sóc… - Ảnh hưởng của di truyền Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào loài, giống, dòng, cá thể. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả E. F. Chnetzlen (1936), đã khẳng định: Các giống gia cầm khác nhau có ảnh hưởng của di truyền tới khả năng sinh trưởng khác nhau. Như giống gà hướng thịt BE88, AA, ISA… có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng thịt trứng như Lương Phượng, 8 Rhode và các giống hướng trứng như Leghorn, Brown – nick… giữa các dòng trong cùng một giống cũng có sự khác nhau về khả năng sinh trưởng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cộng sự (1997), khi nuôi gà thịt Tam Hoàng ở 85 ngày tuổi cho thấy dòng 882 có khối lượng trung bình đạt 1418 g trong khi dòng Jiangcun chỉ đạt 1248g. Các loài gia cầm khác nhau thì có khả năng sinh trưởng hoàn toàn khác nhau. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân và cộng sự (1998), tốc độ tăng trọng tương đối của một số giống gà ở các giai đoạn tuổi là hoàn toàn khác nhau. Ở tháng thứ nhất của gà 150%, của vịt là 180%, của ngỗng là 170%, ở tháng thứ năm lần lượt là 20%, 4% và 7%. - Ảnh hưởng của giới tính Ở gia cầm tốc độ sinh trưởng giữa hai giới có sự khác nhau về trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể. Thường thì con trống có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn con mái. Sự khác nhau này được giải thích qua tác động của các gen liên kết giới tính. Tác giả Jull (1972) [47], cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng khác gà mái từ 24 – 32%, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính). Theo M.O. North (1990) [49] ở cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau thì gà trống thường sinh trưởng nhanh hơn gà mái. Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1% và sự sai khác này ngày càng lớn khi tuổi càng tăng lúc 7 tuần tuổi là 23%, 8 tuần tuổi là 27%. Sự khác nhau nay là do nhiều nguyên nhân như quá trình trao đổi chất, đặc điểm sinh lý giữa hai giới là khác nhau. Như vậy gà trống và gà mái đòi hỏi mức năng lượng và protein khác nhau cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Vì vậy để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi nên tách và nuôi riêng trống mái ngay từ khi còn nhỏ. 9 - Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông Theo H.Brandch và H. Biichell (1978) [3], tốc độ mọc lông là 1 tính trạng di truyền có liên quan đến trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Tốc độ mọc lông có liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh trưởng của gia cầm, nó phát triển song song với sự sinh trưởng của gia cầm.Theo các nghiên cứu trong cùng một giống, một dòng, một tính biệt thì gà có tốc độ mọc lông nhanh sẽ có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn gà có tốc độ mọc lông chậm. Theo Hayer và cộng sự (1970), đã xác định được trong một dòng gà thì gà mái có tốc độ mọc lông đều hơn gà trống và các tác giả cho rằng tác dụng của hormon ngược chiều với gen liên kết với giới tính quyết định tốc độ mọc lông [46]. - Ảnh hưởng của dinh dưỡng Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển khác nhau của các tổ chức trong cơ thể mà nó còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của từng mô trong cơ thể như mô cơ, mô mỡ, mô xương…dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng. Nếu không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm cho gia cầm không phát huy hết khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất, đồng thời cũng không phát huy hết đặc tính của giống. Dinh dưỡng ảnh hưởng tới sinh trưởng của gia cầm không chỉ ở mức năng lượng và protein khác nhau mà còn là sự cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa axit amin với các chất dinh dưỡng và vitamin. Lã Văn Kính (1995) [12], cho rằng nên nuôi gà thịt V135 tốt nhất là khẩu phần có chứa 24% protein với mức năng lượng là 3000- 3150Kcal ME, 10 tỷ lệ giữa năng lượng so với mức protein (ME/CP) là 131- 138 cho giai đoạn từ 0- 4 tuần tuổi. Đến giai đoạn 5- 8 tuần tuổi thì protein và mức năng lượng cho gà này là 20% CP và 3150- 3300 KcalME, chỉ số ME/CP là 158- 165. Theo Bùi Đức Lũng và cs (1994) để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn có chứa đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng đặc biệt là cân bằng axit amin, cân bằng năng lượng và protein. Ngoài ra thức ăn cho gia cầm cần phải được bổ sung hàng loạt các chế phẩm sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng, làm tăng chất lượng thịt. - Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường Gà thịt thương phẩm đặc biệt nhất là giống gà cao sản có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất mạnh, nhưng sức đề kháng của cơ thể với môi trường sống kém hơn, vì vậy nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ nuôi…theo H.Newmeister (1978) [24], cho biết: các yếu tố môi trường như quá nóng, quá lạnh, ẩm độ quá cao hay quá thấp, mật độ nuôi quá đông, độ thông thoáng kém sẽ gây tác động xấu đến quá trình sinh trưởng của gia cầm. + Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trường là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của gia cầm. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng tới sinh trưởng của gia cầm. Khi nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm lượng thu nhận thức ăn, mất năng lượng để làm mát cơ thể, nóng quá gà sẽ chết. Khi nhiệt độ thấp gà phải sản sinh ra một lượng năng lượng để chống rét làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của gà. Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng và protein của gà. Khi nhiệt độ môi trường tăng nhu cầu về năng lượng và protein giảm. Theo Cerniglia và cộng sự (1983), khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 10C thì tiêu thụ năng lượng của gà mái thay đổi tương đương 2 Kcal 11 ME. Vì vậy muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp phải tạo nhiệt độ thích hợp cho gà. Ở nước ta, vào mùa hè để cho gà sinh trưởng và phát triển tốt khi phải sử dụng khẩu phần có mức năng lượng cao cần phải tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng khác (đặc biệt là protein) để khi lượng thức ăn thu nhận thấp thì vẫn đủ các chất để gà sinh trưởng và phát triển bình thường. Ngoài ra còn dùng các biện pháp khắc phục chống nóng cho gà. + Ẩm độ Ẩm độ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của gà. Ẩm độ thích hợp nhất cho gia cầm từ 65 -70%, nếu ẩm độ quá thấp hay quá cao đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà. Nếu ẩm độ cao làm cho chất độn chuồng ẩm ướt, thức ăn dễ ôi, mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc phát triển, sản sinh ra nhiều khí NH3 do vi khuẩn phân huỷ các axit nucleic trong phân và chất độn chuồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đàn gà. Tất cả các yếu tố trên tác động làm cho gà dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá nhất là bệnh do Ecoli gây ra và bệnh cầu trùng…nếu ẩm độ thấp sẽ làm cho không khí chuồng nuôi khô, chất độn chuồng khô tạo nhiều bụi nên gà rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp như CRD, IB, nấm phổi. Ngoài ra tiểu khí hậu chuồng nuôi vô cùng quan trọng, chuồng nuôi thông thoáng sẽ cung cấp đầy đủ oxy cho gà, giảm thải các khí độc như CO2, CO, NH3, H2S… Vì vậy việc điều chỉnh ẩm độ trong chuồng nuôi là vấn đề hết sức quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. + Ảnh hưởng của ánh sáng Ngoài các vấn đề về ẩm độ và nhiệt độ thì chế độ chiếu sáng cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gà vì gà rất nhạy cảm với ánh sáng. Khi kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi về thức ăn và kích thích cho cơ thể phát triển, song lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức 12 ăn, nhưng nếu thời gian chiếu sáng ngắn sẽ gây nên hậu quả ngược lại tức là làm giảm nhu cầu về thức ăn, giảm tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Ánh sáng có cường độ chiếu sáng quá yếu sẽ khiến gà không nhìn thấy đường, khó tìm đến được máng ăn. Nhưng nếu cường độ chiếu sáng quá mạnh sẽ là nguyên nhân gây hiện tượng mổ cắn nhau. Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [17], gà broiler phải được chiếu sáng 23-24 h/ngày với cường độ chiếu sáng 4 w/m2 nền chuồng, cường độ này giảm dần đến 21 ngày tuổi chỉ cần 1,7 w/m2 nền chuồng. Như vậy để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và sức sản xuất của gia cầm chúng ta cần có chế độ chiếu sáng thích hợp cho từng gia cầm, với từng phương thức chăn nuôi. + Ảnh hưởng của mật độ nuôi Mật độ nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà. Nếu gà nuôi với mật độ quá cao sẽ sản sinh ra nhiều khí độc như NH3, H2S, CO2…làm gà thiếu oxy làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của chúng. Mật độ quá cao còn làm độ ẩm chuồng nuôi tăng lên, là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào cơ thể làm giảm tăng trọng. Nhưng ngược lại, nếu nuôi gà với mật độ quá thấp sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Như vậy, để gà sinh trưởng và phát triển tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao chúng ta cần nuôi gà với mật độ hợp lý. Mật độ nuôi thay đổi phụ thuộc vào lứa tuổi và phương thức chăn nuôi. Tuy nhiên mật độ chuồng nuôi còn thay đổi tuỳ điều kiện khí hậu từng vùng, điều kiện chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi của mỗi cơ sở. Ngoài các yếu tố trên thì phương thức chăn nuôi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quá trình vệ sinh phòng bệnh cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng. 13 2.1.1.2 Khả năng cho thịt * Đặc điểm khả năng cho thịt của gà Năng suất thịt hay tỉ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân thịt so với khối lượng sống của gia cầm. Năng suất của các thành phần thân thịt là tỷ lệ phần trăm của các phần so với thân thịt và năng suất của cơ là tỷ lệ phần trăm của cơ so với thân thịt. Chambers (1990) [44], Peter (1959), Ristic và Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004) [26] đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đưa ra tỷ lệ các phần của thân thịt như sau: khối lượng sống của gia cầm 100%, trong đó khối lượng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là xương), phủ tạng chiếm khoảng 6%, máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt khi giết mổ chiếm khoảng 13%. * Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thịt - Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của hệ cơ, kích thước và khối lượng khung xương. Hệ số di truyền của rộng ngực là 0,2 – 0,3 và góc ngực là 0,3 – 0,45 ( Nguyễn Văn Thiện, 1995) [29]. - Ảnh hưởng của di truyền: giữa các giống, dòng khác nhau tồn tại sự sai khác di truyền về năng xuất thịt xẻ, các phần của thân thịt (Chambers 1990) [44], kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Singh (1992) [54]; Lê Thanh Hải và cộng sự (1999) [4]. Khi so sánh giữa các giống gà đẻ dòng nặng cân với gà nhẹ cân với gà thịt lai Cornish x White Rock ở 8 tuần tuổi, Peter (1958) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004) [26] cho biết, năng suất thịt của các giống gà đẻ thấp hơn 2,6-3,4% so với các giống gà thịt, tỷ lệ đùi, lườn, thịt đùi, thịt lườn cũng thấp hơn khoảng 2%. Trần Công Xuân và cộng sự (1999) cho biết, ở gà Tam Hoàng dòng 882 lúc 15 tuần tuổi gà trống có tỷ lệ thân thịt 65,32% và tỷ lệ thịt đùi là 33,55%; gà mái có các chỉ tiêu tương ứng là 67,25%, 25,96% và 31,81% [42]. 14 - Ảnh hưởng của tính biệt và tuổi gia cầm đến năng suất thịt: ở tất cả các giống gia cầm tuổi giết mổ và tính biệt có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thịt gia cầm. Nhìn chung, tỷ lệ thân thịt chỉ tăng đến một độ tuổi nhất định nào đó, tỷ lệ thân thịt ở gia cầm trống và mái cũng khác nhau. Ricard (1998) cho biết, tuy con trống lớn nhanh, nạc hơn nhưng năng suất thịt lại ít hơn con mái [52]. Rất nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thân thịt của gia cầm tăng lên theo tuổi, tuổi càng cao, tỷ lệ này càng cao. Ngô Giản Luyện (1994) [18], Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1999) [38] cho biết, trong cùng một dòng gà tỷ lệ thân thịt của gà trống lớn hơn gà mái là 1-2%, trong khi đó tỷ lệ thịt lườn của gà mái lại cao hơn gà trống. Năng suất thịt còn liên quan đến mức độ tiêu tốn thức ăn để sản xuất một kg thịt và giá trị kinh tế của sản phẩm. Vì vậy thời điểm giết mổ của gà broiler tốt nhất vào giai đoạn khi tốc độ tăng khối lượng cơ thể bắt đầu giảm. Ngoài ra năng suất thịt còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết, khí hậu, chế độ chiếu sáng, chăm sóc, nuôi dưỡng… * Phẩm chất thịt gà Chất lượng thịt được quyết định bởi nhiều yếu tố. Các tác giả Neumeister (1978) [24], Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) [7], Lê Thanh Hải và cộng sự (1999) [4], đều thống nhất cho rằng thành phần hóa học, chất lượng thịt xẻ có sự khác nhau giữa các loài, các dòng, các giống và các tổ hợp lai khác nhau. Chamber (1990) [44] cho biết, tốc độ sinh trưởng có tương quan âm với tỷ lệ mỡ (r=0,39) và tương quan dương với tỷ lệ protein (r=0,53). Gà Ác nuôi đến 8 tuần tuổi, gà trống có tỷ lệ protein thịt ngực 24,5%, mỡ 0,6% và khoáng tổng số 1,2%; tỷ lệ protein thịt đùi 22%, mỡ 1,7% và khoáng tổng số 1,1% và gà mái thịt ngực có các giá trị tương ứng là 24,8%, 0,6% và 1,1%; thịt đùi có các giá trị tương ứng là 21,9%, 2,3% và 1,2% [42]. 15 Nguyễn Văn Hải và cộng sự (1999) cho biết, thịt gà Ri có tỷ lệ protein là 21,45%, mỡ thô 1,5%, khoáng tổng số 1,37%, sắt 3,9mg/100g và hàm lượng các axit amin như alanine 1,334%, arginine 1,261%, axit aspartic 1,857%, axit glutamic 2,784%, glycine 0,819%, histidine 0,835%, iso._.-leucine 0,949%, leucine 1,557%, lisine 1,903%, methionine 0,452%, phenylanalin 0,842%, proline 0,984%, serine 0,871%, treonine 1,006%, tyrosine 0,664% và valine là 1,007% [6]. Chất lượng thịt còn được đánh giá dựa vào sự nuôi dưỡng và ảnh hưởng của chế biến đến cảm quan (màu sắc, mùi vị….). Newbold (1996) cho biết, khi con vật chết do hao tổn về máu và thiếu oxy, mô cơ tiếp tục sản sinh ATP từ kho chứa glycogen bằng con đường phân hủy yếm khí glycogen. Axit lactic được tạo ra tích tụ lại gây giảm pH của thịt cho đến khi hết glycogen, lúc đó pH thường giảm thấp nhất (pH = 5,4) [48]. Chất lượng thịt còn được đánh giá qua độ tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Các tác giả Sonaiya (1990) [55], Yamashita và cộng sự (1976) [57], Touraille và cộng sự (1981) [56] cho biết, giảm tuổi giết mổ đã làm thay đổi đặc điểm cảm quan của thịt. 2.1.2 Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình của gia cầm Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1995) cho biết màu sắc lông, da là mã hiệu của giống, một tín hiệu để nhận dạng con giống [13]. Màu sắc lông, da là những chỉ tiêu dùng trong chọn lọc gia cầm. Thông thường, các giống thuần thường màu sắc đồng nhất, trên cơ sở đó có thể nói, các gia cầm có màu lông không đồng nhất là do giống đã bị pha tạp. Màu sắc do một số gen kiểm soát nên có thể sử dụng phân tích di truyền để dự đoán màu sắc của đời sau trong chọn lọc. Sắc tố da, lông của gà được xác định bởi hai loại sắc tố chính là xantophin và melanin. Xantophin là sắc tố màu vàng được lấy từ thức ăn, nó 16 chỉ nằm ở da, những cá thể có sắc vàng ở da, mỏ, và cổ chân đều đồng hợp thể theo gen mà alen trội của nó (W) hạn chế sự tích lũy cơ – xantophin trong máu và mỡ. Melanin có ở da và gốc lông, xuất hiện không phụ thuộc vào lứa tuổi [10]. Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những đặc điểm đặc trưng cho giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. Căn cứ vào hướng sản xuất, hình dáng, kích thước cơ thể của gia cầm mà người ta phân thành gia cầm hướng thịt, hướng trứng hoặc kiêm dụng. Gia cầm hướng trứng có hình dáng thon, nhỏ, khối lượng cơ thể thấp, đầu nhỏ, cổ dài, nhanh nhẹn; gia cầm hướng thịt có thân hình to, ngực nở, đùi, lườn rất phát triển, dáng nặng nề, khối lượng cơ thể lớn; gia cầm kiêm dụng có hình dáng trung gian giữa gia cầm hướng trứng và hướng thịt. Brandsch và Biichel (1978) [3] cho biết, giữa khối lượng cơ thể và các chiều đo có mối tương quan dương. Nguyễn Duy Nhị (1975) cho biết, có thể dùng chiều dài bàn chân để tiên đoán cường độ sinh trưởng của gà, vì khối lượng cơ thể có tương quan thuận với kích thước bàn chân [25]. Brandsch và Biichel (1978) cho rằng, cấu tạo xương đầu có độ tin cậy cao trong việc đánh giá gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết luận về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Gà trống có loại hình đầu gần giống gà mái sẽ có tính năng sinh dục kém, gà mái có loại hình đầu gần giống gà trống sẽ không có năng suất trứng cao, trứng đẻ ra thường không có phôi [3]. Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp, có thể dùng để phân biệt trống mái. Mào gà rất đa dạng cả về hình dàng, kích thước, màu sắc và đặc trưng cho từng giống. Dựa vào hình dạng, người ta phân ra các loại mào cờ (mào đơn), mào hạt đậu, mào hoa hồng, mào nụ…(Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994) [8]. 17 Chân gia cầm có 4 ngón, rất ít 5 ngón. Cổ, bàn và ngón chân thường có vẩy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thường có móng và cựa. Cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài (Trần Kiên và cộng sự, 1998) [11]. 2.1.3 Cơ sở nghiên cứu sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể. Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ thể (di truyền) và môi trường ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, mùa vụ, dịch tễ, chuồng trại…). Lê Viết Ly (1995) cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp [19]. Sức sống được xác định bởi tính di truyền, đó là khả năng có thể chống lại các ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh (Jonhanson, 1972) [10]. Khả năng di truyền về sức sống của gia cầm là tương đối thấp. Theo Lenrr và Taylor (1943) dẫn theo Nguyễn Văn Thạch (1996) [27], cho biết hệ số di truyền sức sống của gà là 0,13. Theo Trần Long và cộng sự (1994) [16], hệ số di truyền rất thấp là 0,01 nên sức sống của gà con phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện ngọai cảnh. Nguyễn Văn Thiện và Trần Đình Miên (1995) [29], cho biết hệ số di truyền về sức sống là 0,03. Theo Trần Huê Viên (2000), hệ số di truyền của sức sống (h2) là 0,05 còn Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [13], cho biết hệ số di truyền là 0,06. Trần Long và cộng sự (1994) [16] cho biết, sức sống của gà được tính bằng tỷ lệ nuôi sống sau một thời gian. Tỷ lệ nuôi sống của gà Ri từ 0-6 tuần tuổi đạt 93,3% [16]. Trần Thị Mai Phương (2004) cho biết, tỷ lệ nuôi sống của gà Ác từ 0-8 tuần tuổi đạt 93,6-96,9% [42]. Tỷ lệ nuôi sống của gà Ri từ 0-9 tuần tuổi là 92,11% (Nguyễn Đăng Vang và cộng sự, 1999) [41]. 18 Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có thể do tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do tác động của môi trường (Brandsch, Biichel, 1978) [3]. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn so với các giống vật nuôi ở xứ ôn đới (Trần Đình Miên và cộng sự, 1994 [22]; Nguyễn Văn Thiện, 1995 [28]). Như vậy sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm phụ thuộc vào hai yếu tố chính là di truyền và ngoại cảnh. Trong đó yếu tố ngoại cảnh đóng vai trò quan trọng. Vì thế trong chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức đề kháng bệnh cần thiết phải tiến hành các biện pháp thý y và chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp với từng đối tượng và độ tuổi của vật nuôi. 2.1.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA) được định nghĩa là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn (TTTA) trên một kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng. Chi phí thức ăn thường chiếm đến 70% giá thành của sản phẩm chăn nuôi. Chính vì vậy HQSDTA là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó quyết định tới giá thành chăn nuôi và là mối quan tâm lớn nhất của các nhà chăn nuôi. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong công tác giống vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng. Theo Dean (1985), việc chọn lọc về tốc độ tăng trọng thường đi kèm theo sự cải tiến HQSDTA. Chambers, và cộng sự (1984) [44], xác định hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng với lượng thức ăn tiêu thụ là rất cao (0,5- 0,9) còn hệ số tương quan di truyền giữa tốc độ sinh trưởng và HQSDTA có giá trị âm và biến động từ -0,2 đến -0,8. Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1993), cho biết TTTA phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng dòng giống gia cầm. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [8], cho biết nuôi gà broiler đến 9 tuần tuổi tiêu tốn 2,39- 2,41 kg thức ăn cho một kg tăng 19 trọng. Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận (1993), nghiên cứu trên 4 công thức lai AV35, AV53, V135, V153 cho biết TTTA cho một kg tăng trọng ở 56 ngày tuổi của các công thức lai tương ứng là 2,34kg; 2,23kg, 2,26kg và 2,32kg. Theo Phùng Đức Tiến (1996), gà broiler Ross-208 nuôi chung trống mái đến 63 ngày tuổi tiêu tốn là 2,29 kg thức ăn cho một kg tăng trọng. Nuôi riêng gà trống tiêu tốn 2,19 kg và gà mái tiêu tốn 2,39 kg thức ăn cho 1kg tăng trọng. Như vậy gà trống tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng thấp hơn gà mái, nghĩa là gà trống có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn gà mái. Theo Bùi Quang Tiến và cộng sự (1994), đối với gà broiler Ross- 208 nuôi ở hai chế độ dinh dưỡng, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng từ 2,25- 2,36kg, gà Ross- 208 V35 tiêu tốn 2,35- 2,45 kg thức ăn cho một kg tăng trọng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994) [20], đã kết luận sử dụng mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng HQSDTA của gà broiler. Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2001) [20], HQSDTA có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng của gà trong cùng một chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn thì HQSDTA cũng tốt hơn. Proudman và cộng sự (1970) [50], Pym và cộng sự (1979) [51], cho biết gà có tốc độ tăng trọng cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn, bởi vì ở gà một phần năng lượng cho duy trì, còn một phần dùng cho tăng trọng. Cá thể nào có tốc độ tăng trọng nhanh sẽ cần ít năng lượng cho duy trì hơn. Mặt khác tăng trọng nhanh thì cơ thể đồng hoá và dị hoá tốt hơn nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn. Nhìn chung HQSDTA là chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả trong chăn nuôi. Do vậy để nâng cao HQSDTA cần cho gia cầm ăn theo nhu cầu và phù hợp với đặc điểm sinh lý ở mỗi giai đoạn khác nhau. 2.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà thịt thương phẩm Trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm để đạt được hiệu quả cao nhất đòi 20 hỏi người chăn nuôi phải quan tâm đến hai vấn đề chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thương phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết, nó quyết định sự thành bại của nhà chăn nuôi, giúp nhà chăn nuôi quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi hợp lý nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuỳ thuộc thị trường cụ thể là thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng mà lựa chọn phương thức chăn nuôi cho thích hợp và đối tượng nuôi cho thích hợp. Đối với những thị trường đòi hỏi chất lượng thịt cao như ở thành thị nhà chăn nuôi nên chọn những giống gà có chất lượng thịt thơm ngon như gà Lương Phượng, gà Sasso, gà Tam Hoàng…nuôi theo phương thức bán công nghiệp hoặc chăn thả. Với thị trường dễ tính nhà chăn nuôi có thể chọn những giống gà có khả năng tăng trọng cao nhưng chất lượng thịt kém hơn như những giống gà chuyên thịt Ross 208, Ross 308, gà AA,…nuôi theo phương thức công nghiệp. Như vậy thị trường là rất đa dạng và biến đổi không ngừng vì thế để thành công trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm người chăn nuôi phải phân tích kĩ thị trường tiêu thụ sản phẩm và quyết định chọn các giống gà nuôi cho phù hợp. Khi có thị trường tiêu thụ sản phẩm, xác định được giống gà nuôi, người chăn nuôi cần làm tốt những vấn đề liên quan đến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm.Việc lựa chọn con giống tốt kết hợp với chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm, làm giảm chi phí chăn nuôi, nâng cao giá thành sản phẩm. Để làm tốt vấn đề này người chăn nuôi cần phải quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia cầm nuôi thịt như thức ăn, nước uống, vệ sinh thú y, nhiệt độ độ ẩm và độ thông thoáng của chuồng nuôi… Đối với gà thịt thương phẩm, nuôi chủ yếu theo phương thức công nghiệp thì khâu vệ sinh thú y có vai trò đặt biệt quan trọng. Do gà thịt thương 21 phẩm có sức sinh trưởng nhanh nên khả năng chống chịu với bệnh tật kém vì vậy công tác vệ sinh thú y phải thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Trước khi nhập gà về cũng như sau khi xuất gà đi chúng ta cần thực hiện vệ sinh khử trùng chuồng trại và các khu vực xung quanh. Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và tiêm phòng đầy đủ một số vacxin cho gà. Trong các trang trại gà thường nuôi với số lượng lớn khi công tác thú y không được đảm bảo sẽ xảy ra dịch bệnh gây tổn thất lớn cho nhà chăn nuôi. 2.1.6 Giới thiệu các giống gà trong thí nghiệm 2.1.6.1 Gà Lương Phượng - Nguồn gốc: gà Lương Phượng hay Lương Phượng Hoa có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng. Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc lai tạo sau hơn 10 năm nghiên cứu. Họ đã sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài. Gà Lương Phượng đã được giám định kỹ thuật của Uỷ ban Khoa học thành phố Nam Ninh. - Đặc điểm ngoại hình: Gà Lương Phượng có hình dáng bề ngoài gần giống với gà Ri của ta. Lông màu vàng tuyền vàng đốm hoa, đen đốm hoa. Mào, yếm, mắt và tích tai đều có màu đỏ. Gà trống mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi cong, chân cao vừa phải. Gà mái nhỏ thân hình chắc, chân thấp. Da gà Lương Phượng có màu vàng, thịt mịn và thơm ngon. - Sức sản xuất: Gà trống ở độ tuổi trưởng thành có khối lượng cơ thể là 2700 g. Gà bắt đầu đẻ ở 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ khai thác trứng 66 tuần tuổi đạt 177 quả trứng/năm, sản xuất khoảng 130 gà con 1 ngày tuổi. Gà nuôi thịt đến 65 ngày tuổi đạt từ 1500 – 1600 g. Tiêu tốn thức ăn là 2,4 – 2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng, tỷ lệ nuối sống đạt trên 95%. Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng: Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính 22 thích nghi cao, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi công nghiệp và nuôi thả vườn. 2.1.7.2 Gà Ross 308 - Nguồn gốc: Gà Ross là giống gà công nghiệp siêu thịt của Scotland (Vương quốc Anh) gồm nhiều dòng thuần để tạo ra các tổ hợp lai: Ross 208, 308, 508, TP5... - Đặc điểm ngoại hình: Gà Ross cả gà trống và gà mái đều có màu lông trắng tuyền, da, mỏ và chân màu vàng. - Sức sản xuất: Gà Ross 308 thương phẩm dễ nuôi, sau 42 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt 2,35 -2,47 kg, tiêu tốn thức ăn 1,75 -1,92 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Thịt gà Ross có tỉ lệ thịt xẻ cao 70 -71%, ít mỡ, tỷ lệ VCK chiếm từ 27,6 – 29,3%. Xét về chất lượng thịt gà Ross chỉ hơi kém so với thịt gà lông màu về mùi vị thơm ngon nhưng lại hơn hẳn về các chỉ số đánh giá khả năng sản xuất thịt. - Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng: Gà Ross 308 thương phẩm nuôi tại Việt Nam có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của gà Ross siêu thịt là khả năng chịu nhiệt tốt, thời điểm mùa hè ở nhiệt độ 34 -360 gà vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. 2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã phát triển từ rất lâu đời, từ phương thức chăn nuôi theo tập quán chăn thả đến nuôi bán chăn thả và đến nuôi nhốt hoàn toàn. Đặc biệt trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm phát triển vượt trội đã cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho con người và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì số lượng gà cả nước năm 2001 là 158,0 triệu con, đến năm 2002 là 169,6 triệu con, tăng 7,3%. Năm 2003 là 23 185,2 triệu con tăng 9,02%. Năm 2004 do dịch cúm gia cầm, đàn gà giảm còn 159,23 triệu con, bằng 86,2% năm 2003 và đến năm 2005 tổng đầu gà cả nước là gần 160 triệu con, tăng 0,9% so với năm 2004. Chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm. Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Bắc Bộ. Sản lượng của các vùng này năm 2003 tương ứng là 50,13, 34,58, 26,57 triệu con (chiếm 62% cả nước). Ngoài các giống gà nội địa như gà Ri, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía chịu đựng tốt khí hậu địa phương, chất lượng thịt, trứng tốt nhưng trọng lượng nhỏ, sinh sản kém, trứng nhỏ. Trong vòng 7-8 năm gần đây, nước ta đã nhập thêm một số giống gà lông màu như Kabir, Sasso, Lương Phượng, Tam Hoàng, Ross…với mục đích tăng tính đa dạng nguồn gen và tạo ra các tổ hợp lai năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên của đất nước. Hiện nay Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đang nuôi giữ giống gà Lương Phượng, xí nghiệp gà giống Châu Thành nuôi giữ giống gà Kabir, xí nghiệp gà giống Hòa Bình nuôi giữ giống gà ISA – JA57. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã cho lai hai dòng gà Lương Phượng M2 (dòng trống) với M1 (dòng mái) cho con lai M12 tăng trọng cao. Con lai thương phẩm thịt nuôi trong 10 tuần đạt 1725g. Tổ hợp lai thứ hai là bố Kabir lai với mẹ Lương Phượng. Con lai nuôi 10 tuần tuổi đạt khối lượng trung bình 1800g (vượt hơn giống Kabir 10%, hơn Lương Phượng thuần 20%). Từ hơn mười năm nay, xí nghiệp gà giống Châu Thành thuộc Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã nhập nhiều đàn giống bố mẹ Ross về nuôi để cung cấp con giống cho thị trường trong nước. Nguyễn Văn Thưởng, Trần Thanh Vân (2004) [27] khi theo dõi năng suất sinh trưởng của một số giống gà màu nuôi bán chăn thả tại các nông hộ xã Thịnh Đán – Thái Nguyên cho thấy: kết quả úm 4 tuần đầu của gà Lương Phượng đạt 98,04%. Tuy nhiên sau 24 4 tuần tỷ lệ nuôi sống giảm 2 - 4% do gà được nuôi thả ra vườn. Đến 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng là 96%. Kết quả cân lúc 8 tuần tuổi của gà Lương Phượng đạt 778,25g và đến 20 tuần tuổi gà Lương Phượng mới đạt 1734,29g. Theo Trần Công Xuân và cộng sự (1995), cho biết tổ hợp lai broiler Ross 208 và Ross 308 V35 khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi là khác nhau. Gà broiler Ross 208 là 2360 - 2700g, gà broiler Ross V35 là 2296 – 2494,13g. Còn Bùi Quang Tiến và cộng tác viên (1994) cho thấy: khối lượng cở thể gà Broiler Ross 208 và Ross 208 V35, khối lượng cơ thể biến động từ 2296 - 2770 g/con ở 8 tuần tuổi. Theo Đoàn Xuân Trúc (2006) [39], gà Ross 308 sau 42 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt 2,35 – 2,47 kg, tiêu tốn thức ăn 1,75 – 1,92 kg tăng khối lượng. Hiện nay giống gà lông màu thả vườn của Trung Quốc gồm Tam Hoàng, Lương Phượng… được chăn thả nhiều ở các nước Châu Âu, Châu Phi, Châu Á. Đây là giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, màu sắc lông đẹp, nuôi thịt 70 ngày tuổi đạt 1,5 – 1,6 kg/con. 2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Label rouge là danh từ tiếng Pháp chỉ chung các giống gà thịt lông màu nuôi thả, thịt sạch, chất lượng cao do Bộ Nông nghiệp và nghề cá Pháp ban hành và quy định tiêu chuẩn đang được mở rộng trong các trang trại ở châu Âu. Gà con nuôi thịt đều có đeo số cánh để kiểm tra lúc mổ thịt. Theo tiêu chuẩn châu Âu (1538/91) yêu cầu của thịt gà sạch chất lượng cao được sản xuất trên cơ sở: - Nuôi các giống, dòng gà có tốc độ sinh trưởng chậm - Nuôi thả vườn, đồi có cây xanh và với mật độ 1-2m2/gà - Thức ăn từ nguồn thực vật (70% ngũ cốc), không có nguồn động vật, không bổ sung mỡ, chất kích thích tăng trọng, kháng sinh… 25 - Thời gian nuôi ít nhất 81 ngày (80-100 ngày). Giá gà thịt Label thường cao hơn 30%, có khi 3 lần so với thịt gà broiler công nghiệp. Năm 1997 bình quân giá thịt gà Label ở Pháp 17,14F/kg, gà công nghiệp 9,82F/kg. Ở thành phồ Rennes, tháng 7/1997 gà Label mổ cả con giá 31,2F/kg, thịt gà công nghiệp 9,8F/kg. Ở Nhật, giá bán lẻ thịt gà Label cao hơn 120-130% so với gà công nghiệp. Ở Pháp, năm 1996 trên 90 triệu gà Label cho 133.000 tấn thịt, chiếm trên 20% sản lượng thịt gà và trên 10% tổng sản lượng thịt gia cầm, chủ yếu tiêu dùng trong nước, chỉ xuất khẩu 5-6% thịt, 2% xuất đông lạnh cho Nhật. Hiện có tới 6000 trang trại thuộc 20 tập đoàn nuôi gà Label, 60 trạm ấp trứng, 110 nhà máy giết mổ, chế biến thịt. Nhà máy giết mổ không cách xa trại gà trên 100km để không quá 2 giờ vận chuyển gà. Doanh thu từ nuôi gà Label tăng rất nhanh: năm 1985 chiếm 18% doanh thu toàn bộ thịt gà. Đến năm 1998 doanh thu do bán gà Label ở Pháp đang vượt trên 50% tổng doanh thu thịt gà. Ở Nhật, thịt gà chất lượng cao chiếm tới 13% thịt trường và hàng năm tăng trưởng đến 10%. Nhật tiêu thụ nhiều thịt gà, năm 1997 sản xuất 1.235 ngàn tấn cũng chỉ mới đảm bảo khoảng 65% nhu cầu, còn lại phải nhập từ Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan. Xu hướng là giảm dần thịt gà công nghiệp mà tăng dần thịt gà chất lượng cao. Hiện nay có đến 120 loại gà chất lượng cao đang được chăn nuôi ở các vùng, phần lớn có màu lông đỏ hoặc vàng. 26 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: 2 giống gà siêu thịt: Ross 308 và Lương Phượng - Địa điểm nghiên cứu: Công ty cổ phần Phúc Thịnh – Đông Anh – Hà Nội - Thời gian tiến hành: từ tháng 12/2007 đến 06/2008 3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Thí nghiệm gồm 6 lô, mỗi lô tối thiểu 50 con (2 lô đối chứng, 4 lô thí nghiệm) đã tiêm phòng vaccine, đảm bảo các yếu tố đồng đều (tỷ lệ trống mái, số con, ngày tuổi, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y…) chỉ khác nhau yếu tố thí nghiệm. Thí nghiệm được thiết kế theo sơ đồ sau: Lô Giống Đối chứng Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 ROSS 308 TA cơ sở 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua Lương Phượng TA cơ sở 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua Thí nghiệm được lặp lại 1 lần. 3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gà Lương Phượng và Ross 308 tại cơ sở nghiên cứu - 27 - Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gà Lương Phượng tại cơ sở nghiên cứu Thành phần Đơn vị 1-28 ngày tuổi 29-56 ngày tuổi 56 ngày tuổi - XC Protein thô (tối thiểu) % 20 18 16 Lysine (tối thiểu) % 0,93 0,85 0,8 Methionine + Cystein (tối thiểu) % 0,49 0,66 0,6 Treonine (tối thiểu) % 0,55 0,5 0,4 Năng lượng trao đổi (tối thiểu) Kcal/kg 2900 2950 3030 Canxi (tối thiểu – tối đa) % 0,7 – 1,2 0,7 -1,2 0,7 -1,2 Phốt pho tổng số (tối thiểu) % 0,5 0,5 0,5 NaCl (tối thiểu – tối đa) % 0,2 – 0,5 0,2 - 0,5 0,2 - 0,5 - 28 - Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gà Ross 308 tại cơ sở nghiên cứu Thành phần Đơn vị 1-14 ngày tuổi 15 - 28 ngày tuổi 29 - 42 ngày tuổi Protein thô (tối thiểu) % 21,5 20 19 Lysine (tối thiểu) % 1,34 1,15 1,07 Methionine + Cystein (tối thiểu) % 0,86 0,77 0,71 Treonine (tối thiểu) % 0,77 0,7 0,64 Năng lượng trao đổi (tối thiểu) Kcal/kg 3050 3100 3160 Canxi (tối thiểu – tối đa) % 0,9 – 1,1 0,9 – 1,1 0,9 – 1,1 Phốt pho tổng số (tối thiểu) % 0,6 0,5 0,5 NaCl (tối thiểu – tối đa) % 0,2 – 0,5 0,2 – 0,5 0,2 – 0,5 29 3.3.2 Giới thiệu vài nét về chế phẩm PX-Aqua Chế phẩm PX-Aqua là một nguồn protein được cân đối, chất lượng cao, 100% tự nhiên, không phải là sản phẩm hóa học, là chất chiết đậm đặc từ cây cỏ Linh Lăng mang lại sắc tố tự nhiên và hiệu quả dinh dưỡng cho vật nuôi. Một nguồn sắc tố tự nhiên cao để tối ưu công thức phối trộn khẩu phần (pha màu cho các sản phẩm). Lợi ích của sự phối trộn PX-Aqua đã được chứng minh trong nhiều thử nghiệm do các Viện nghiên cứu chuyên ngành tại Pháp cũng như ở nhiều nước. Các thử nghiệm cho thấy tác động nổi bật của PX-Aqua là: - Cải thiện bản chất màu sắc của sản phẩm - Cải thiện thành tích sinh trưởng của vật nuôi. Khả năng tạo màu của PX-Aqua là do sự có mặt của các Carotenoid. Các sắc tố chính của PX-Aqua là β-carotene, Lutein, Zeaxanthine. Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của chế phẩm PX-Aqua (tài liệu phân tích của công ty Global- Pháp) Protein thô 52% Arginin 3,12% Xanthophyl 1250ppm Phenylanaline 2,91% Lutein + Zeaxanthin 850ppm Valine 2,96% Mỡ 10,4% Histidine 1,25% Linoleic axit 1,56% Leucine 2,50% Linolenic axit 4% Isoleucine 4,58% Khoáng 14% Lysine 3,38% Canxi 41g/kg Methionine 1,14% Phốt pho 9g/kg Met+Cys 1,61% β - Caroten 500ppm Tryptophan 1,04% Vitamin A 800,000UI/kg Threonine 2,55% Vitamin E 500ppm Glycine 2,65% Glycine + Serine 4,99% 30 Sự kết hợp về khả năng tiêu hóa tốt với sự cân bằng axit amin bằng PX- Aqua mang lại một giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Sử dụng PX-Aqua trong công thức phối hợp khẩu phần được cân đối cả năng lượng và protein cho phép cải thiện khả năng sinh trưởng. Ở cá, sự phối trộn sản phẩm PX-Aqua cho phép tăng tỷ lệ sinh trưởng tương đối 6% và làm giảm hệ số tiêu tốn thức ăn khoảng 7%. Theo tài liệu của công ty Global (Pháp) tiến hành thử nghiệm ỏ một số trại gia cầm Pháp cho biết khi bổ sung PX-Aqua đã cải thiện được khả năng sinh trưởng và màu sắc da, thịt của gia cầm. Thành phần dinh dưỡng của chế phẩm PX-Aqua được trình bày ở bảng 3.2 Trong thí nghiệm, chúng tôi tiến hành phối trộn chế phẩm PX-Aqua với tỷ lệ 5% và 7%. 3.3.2 Theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm Theo dõi các chỉ tiêu sau: - Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày và g/con/tuần) - Sinh trưởng tương đối (%) - Sinh trưởng tích lũy (g) 3.3.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn - Theo dõi tiêu tốn thức ăn: FCR (kg thức ăn tiêu tốn/kg tăng trọng) 3.3.4 Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm PX-Aqua * Hiệu quả kỹ thuật: + Màu sắc da, chân + Chất lượng thịt - Tỷ lệ thịt đùi (%), tỷ lệ thịt ngực (%), tỷ lệ thịt lườn (%). - Hàm lượng vật chất khô (%), protein thô (%), mỡ (%), khoáng tổng số (%)… * Hiệu quả kinh tế (so sánh giữa các lô): + Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng 31 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Chọn gà thí nghiệm: chọn 100 gà con Ross 308 và 100 gà Lương Phượng 1 ngày tuổI(cho một lần thí nghiệm), đủ tiêu chuẩn gà loại 1 của giống. - Chuẩn bị chuồng trại: trước khi nhập gà 1 tuần tiến hành vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống. Phun thuốc sát trùng nền, tường chuồng và khu vực xung quanh chuồng trại. - Đàn gà được chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình chăn nuôi và quy trình phòng bệnh. 32 Bảng 3.4. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà thương phẩm Ngày tuổi Vacxin và thuốc Phòng bệnh Cách dùng và Liều lượng 1-4 - Đường Glucoza - B-complex - Gentadoc - Tylanvet - Trợ sức, trợ lực - Bệnh đường ruột - Viêm phế quản mãn tính - 5g/lít nước uống - 2g/lít nước uống - 1g/lít nước uống - 0,5g/lít nước uống 5 - Vacxin Gumboro D78 (lần 1) - B-complex - Vitamin C - Gumboro - Tránh stress - Tránh stress - Nhỏ miệng, mũi 2-3 giọt/con - 2g/lít nước uống - 2g/lít nước uống 7 - Vacxin Lasota - Vacxin đậu - B-complex - Newcastle - Đậu - Phòng stress - Nhỏ mắt, mũi, miệng 3-4 giọt/con - Chủng màng cánh - 2g/lít nước uống 7-10 - ESB3 hoặc Coxymax - Cầu trùng - 1g/lít nước uống 14-15 - Vacxin Gumboro (lần 2) - Gumboro - Nhỏ mắt, mũi, miệng 3-4 giọt/con 20 - Vacxin Lasota - Newcastle - Nhỏ mắt, mũi, miệng 3-4 giọt/con 22 - Vacxin Gumboro (lần 3) - Gumboro - Nhỏ mắt, mũi, miệng 3-4 giọt/con 25-27 - ESB3 hoặc Coxymax - Cầu trùng - 1g/lít nước uống 35-37 - Octamic - Tylanvet - Phòng E.coli - Bệnh đường hô hấp - 1g/lít nước uống - 0,5g/lít nước uống 40 - Vacxin Lasota - B-complex - Newcastle - Phòng stress - Nhỏ mắt, mũi, miệng 3- giọt/con - 2g/lít nước uống. 33 3.4.1 Theo dõi ngoại hình của gà Dùng phương pháp quan sát bằng mắt để mô tả màu sắc lông, da, mào và một số đặc điểm cấu trúc của đầu, cổ, thân, chân. Đặc biệt quan sát màu sắc của da chân và cơ thể gà thí nghiệm. 3.4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng + Sinh trưởng tích lũy: Cân gà lúc 1 ngày tuổi, sau đó mỗi tuần cân gà /lần vào một thời điểm nhất định (ngày, giờ) trước khi cho ăn, cân toàn bộ số gà thí ngiệm. - Cân gà 1 ngày tuổi bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 0,05g. - Từ 0-8 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 1kg có độ chính xác ± 2g. + Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày) Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức TCVN (1997) [30] như sau: 12 12 TT WW A − − = Trong đó: W1: Khối lượng cơ thể tại thời điểm T1 W2: Khối lượng cơ thể tại thời điểm T2 T1: Thời điểm khảo sát đầu T2: Thời điểm khảo sát sau + Sinh trưởng tương đối (R) (%) Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức của TCVN (1997) như sau: ( ) ( )%1002/12 12 × + − = WW WW R Trong đó: W1: Khối lượng khảo sát ở giai đoạn trước W2: Khối lượng khảo sát ở giai đoạn sau 34 3.4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ (LTATN) Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho ăn vào một giờ nhất định, ngày hôm sau quét sạch máng ăn và cân lại lượng thức ăn còn thừa. - Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày được tính theo công thức: ( )g/con/ngµy (con) l« trongmÆt cãgµ Sè (g)thõa ¨n thøc L−îng - (g) ¨n cho ¨n thøc L−îng LTATN ∑ ∑ = - Lượng thức ăn thu nhận trung bình 1 ngày trong tuần (g) được tính theo công thức: ( ) ( )kg7LTATN ngµy (kg) tuÇn trong nhËn thu thøc l−îng Tæng = 3.4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA) Hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng tại thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 tuần tuổi (đối với gà Ross 308) và 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (đối với gà Lương Phượng). Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính theo công thức: ( )kg/kg tuÇn trong träng T¨ng thõa ¨n thøc L−îng- tuÇn trong ¨n thøc L−îng HQSDTA ∑ ∑ = 3.4.5 Sức sống và khả năng kháng bệnh Sức sống và khả năng kháng bệnh xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn nuôi. Hàng ngày ghi chép chính xác số gà chết của từng lô thí nghiệm. Tính tỷ lệ nuôi sống bằng công thức (4) như sau: Số gà sống đến cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống trong kỳ (%) = Tổng số gà đầu kỳ (con) x 100 3.4.6 Khảo sát chất lượng thịt + Chọn gà mổ khảo sát: 35 Khi kết thúc thí nghiệm chọn 6 gà trống và 6 gà mái ở mỗi lô có khối lượng cơ thể xấp xỉ khối lượng trung bình của lô để khảo sát. Các thành phần thân thịt khi giết mổ được xác định theo phương pháp mổ khảo sát của Polinova (1976) + Các chỉ tiêu đánh giá: - Khối lượng sống (kg): là khối lượng gà sau khi nhịn ăn 12 giờ (chỉ cho uống nước). - Khối lượng thân thịt (kg): là khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt lông, cắt đầu giữa xương chẩm và xương Atlas, cắt chân ở đoạn khuỷu, rạch bụng dọc theo xương lườn. Bỏ ống tiêu hóa, cơ quan sinh dục, khí quản, lá lách, phổi, thận để lại. Lấy túi mật ra khỏi gan. Lấy thức ăn ra khỏi mề cùng với lớp màng sừng, phần còn lại nhét vào bụng. - Tỷ lệ thân thịt: Khối lượng thân thịt (g) Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng sống (g) x 100 - Tỷ lệ thịt đùi: Khối lượng thịt đùi trái (g) Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thân thịt (g) x 100 - Tỷ lệ thịt ngực: Khối lượng thịt ngực (g) Tỷ lệ thịt ngực (%) = Khối lượng thân thịt (g) x 100 - Tỷ lệ mỡ bụng: Khối lượng mỡ bụng._.22,35 21028,03 TB 1,96 1,84 1,82 16174,28 16059,90 16593,28 76 Khi so sánh hiệu quả sử dụng thức ăn với tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể gà chúng tôi thấy cũng giống như nghiên cứu trên gà Lương Phượng, hiệu quả của việc sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể gà. Lô nào có hiệu quả sử sụng thức ăn tốt hơn thì khối lượng gà qua các tuần tuổi đều tăng cao hơn so với những lô có hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. Ví dụ ở lô sử dụng 5% chế phẩm, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà là cao nhất 71,32 g/con/ngày, khối lượng gà tại thời điểm này đạt 1909,50 g/con, hiệu quả sử dụng thức ăn là 2,06. Trong khi đó ở lô đối chứng, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn 0,21 kg thức ăn/kg tăng trọng (2,27 kg thức ăn /kg tăng trọng), nhưng tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và khối lượng cơ thể gà lại thấp hơn, cụ thể là 66,15 g/con/ngày và 1798,50 g/con. Lô sử dụng 7% chế phẩm cũng cho kết quả tương tự. Nhìn vào kết quả này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy việc bổ sung chế phẩm PX-Aqua vào khẩu phẩn ăn cùa gà đã làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Từ việc giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng so với lô đối chứng thì chi phí thức ăn (đồng/kg tăng trọng) ở lô sử dụng 5% chế phẩm cũng thấp hơn, cụ thể chi phí thức ăn trung bình là 19958,51 đồng/kg tăng trọng ở lô đối chứng và19830,08 đồng/kg tăng trọng ở lô sử dụng 5% chế phẩm, giảm 128,43 đồng/kg tăng trọng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu trên lô sử dụng 7% chế phẩm thì chúng tôi nhận thấy, mặc dù tiêu tốn thức ăn của lô sử dụng 7% chế phẩm thấp hơn so với lô đối chứng nhưng chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng lại cao hơn. Cụ thể là lô đối chứng chi phí thức ăn là 16174,28 đồng/kg tăng trọng, lô sử dụng 7% chế phẩm là 16593,28 đồng/kg tăng trọng, cao hơn 419 đồng/kg tăng trọng. Qua kết quả này chúng tôi có nhận xét việc sử dụng chế phẩm PX- Aqua vào khẩu phần ăn đã làm giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 77 kg tăng trọng đối với lô sử dụng 5% chế phẩm. Còn lô sử dụng 7% chế phẩm mặc dù làm giảm tiêu tốn thức ăn nhưng chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng lại cao hơn. Như vậy, xét về mặt kinh tế, lô sử dụng 5% chế phẩm cho hiệu quả cao hơn lô sử dụng 7% chế phẩm. 4.2.5 Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các tuần tuổi Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng thích nghi, khả năng chống chịu bệnh tật, sức đề kháng, khả năng miễn dịch một số bệnh, đồng thời cũng phản ánh chất lượng con giống, trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý của cơ sở chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra tỷ lệ nuôi sống còn quyết định hiệu quả kinh tế cao hay thấp. Kết quả đánh giá tỷ lệ nuôi sống của đàn gà Ross 308 được chúng tôi trình bày ở bảng 4.15. Qua bảng 4.15 chúng tôi thấy: tỷ lệ nuôi sống của đàn gà ở lô đối chứng dao động trong khoảng 96,87% - 100%, tỷ lệ này đạt cao nhất ở tuần thứ 4 (100%); lô sử dụng 5% chế phẩm tỷ lệ nuôi sống dao động trong khoảng 96,81% - 100%, tỷ lệ này đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ 3 và thứ 5; lô sử dụng 7% chế phẩm có tỷ lệ nuôi sống dao động trong khoảng 97,96% – 100%, tỷ lệ này đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ 3 và 5. Qua bảng chúng tôi còn nhận thấy tỷ lệ nuôi sống trung bình của đàn gà trong cả giai đoạn nuôi ở lô sử dụng 7% chế phẩm cao nhất là 98,97%, ở lô đối chứng và lô sử dụng 5% chế phẩm là tương đương nhau (98,45% và 98,61%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cộng sự [5]. Theo tác giả gà con 0-5 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 98,7% ở đàn chính vụ. Như vậy chế phẩm PX-Aqua không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà Ross 308. 78 Bảng 4.15. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Đối chứng 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua Tuần tuổi Số con còn sống đến cuối kỳ (con) Tỷ lệ sống (%) Số con còn sống đến cuối kỳ (con) Tỷ lệ sống (%) Số con còn sống đến cuối kỳ (con) Tỷ lệ sống (%) 1 98 98,00 98 98,00 99 99,00 2 97 98,99 96 98,94 98 98,99 3 96 98,97 96 100,00 98 100,00 4 96 100,00 94 97,92 96 97,96 5 93 96,87 94 100,00 96 100,00 6 91 97,85 91 96,81 94 97,92 TB 98,45 98,61 98,97 79 4.2.6 Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN) Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN) trên giống gà Ross 308 được chúng tôi trình bày ở bảng 4.16. Qua bảng 4.16 chúng tôi thấy: chỉ số sản xuất ở các lô đối chứng là thấp nhất, sau đó đến lô sử dụng 5% chế phẩm, cuối cùng là lô sử dụng 7% chế phẩm. Cụ thể, chỉ số sản xuất trung bình ở lô đối chứng là 132,53, lô sử dụng 5% chế phẩm là 149,42 và lô sử dụng 7% chế phẩm là 152,66. Điều này cũng dễ dàng giải thích vì chỉ số sản xuất phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn, khối lượng cơ thể càng lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn càng thấp thì chỉ số sản xuất càng cao. Khi so sánh về khối lượng cơ thể thì chúng tôi thấy ở lô sử dụng 7% chế phẩm đàn gà có khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi là cao nhất, sau đó đến lô sử dụng 5% chế phẩm và cuối cùng là lô đối chứng. Ví dụ, ở tuần tuổi thứ 6, lô sử dụng 7% chế phẩm đàn gà đạt khối lượng cơ thể là 2401,21 g/con, lô sử dụng 5% chế phẩm là 2382,35 g/con, lô đối chứng là 2246,70 g/con. Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng thức ăn của lô đối chứng lại cao nhất, sau đó đến lô sử dụng 5% chế phẩm, cuối cùng là lô sử dụng 7% chế phẩm. Ví dụ cũng ở tuần tuổi thứ 6, hiệu quả sử dụng thức ăn của lô đối chứng là 2,46, lô sử dụng 5% chế phẩm là 2,30, lô sử dụng 7% chế phẩm là 2,17. Khi phân tích bằng thống kê chúng tôi nhận thấy, sự sai khác về chỉ số sản xuất giữa lô đối chứng với lô sử dụng 5% chế phẩm và giữa lô đối chứng với lô sử dụng 7% chế phẩm là có ý nghĩa (P < 0,05). Trong khi đó, sự sai khác về chỉ số sản xuất giữa lô sử dụng 5% với lô sử dụng 7% chế phẩm là không có ý nghĩa (P > 0,05). 80 Bảng 4.16. Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN) Chỉ số sản xuất (PN) Chỉ số kinh tế (EN) Tuần tuổi Đối chứng 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua Đối chứng 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua 1 42,14 46,53 46,89 4,70 5,03 4,82 2 75,79 86,04 86,72 5,92 6,74 6,54 3 127,75 135,80 135,70 8,41 8,65 8,25 4 151,42 169,31 168,07 8,19 9,37 8,83 5 184,94 220,43 220,37 9,26 11,49 10,99 6 213,12 238,39 258,24 9,85 11,13 12,28 TB 132,53 149,42 152,66 7,72 8,74 8,66 81 Qua bảng chúng tôi còn thấy: khi tính toán chỉ số kinh tế thì lô đối chứng cũng thấp nhất, sau đó đến lô sử dụng 5% chế phẩm và cao nhất là lô sử dụng 7% chế phẩm. Điều này cũng dễ giải thích vì chỉ số kinh tế phụ thuộc vào chỉ số sản xuất, chỉ số sản xuất càng cao thì chỉ số kinh tế càng lớn. Cụ thể, chỉ số kinh tế ở lô đối chứng là 7,72, lô sử dụng 5% chế phẩm là 8,74, lô sử dụng 7% chế phẩm là 8,66. Khi phân tích bằng thống kê chúng tôi cũng nhận được kết quả tương tự như đối với chỉ số sản xuất, có nghĩa là sự sai khác về chỉ số kinh tế giữa lô đối chứng với lô sử dụng 5% chế phẩm và giữa lô đối chứng với lô sử dụng 7% chế phẩm là có ý nghĩa (P < 0,05), còn sự sai khác giữa lô sử dụng 5% chế phẩm và lô sử dụng 7% chế phẩm là không có ý nghĩa (P > 0,05). Qua đây chúng tôi đưa ra nhận xét: hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm PX-Aqua ở mức 5% và 7% là như nhau. 4.2.7 Kết quả mổ khảo sát khả năng cho thịt của đàn gà thí nghiệm 4.2.7.1 Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu cảm quan Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm PX-Aqua vào khẩu phẩn ăn của gà thí nghiệm, ngoài việc đánh giá về khả năng sinh trưởng chúng tôi còn đánh giá một số chỉ tiêu cảm quan cụ thể là về màu sắc của cơ thể, da chân, mào mỏ của gà thí nghiệm. Màu sắc cơ thể và da chân của gà thí nghiệm được chúng tôi quan sát bằng phương pháp cảm quan. Sau khi quan sát chúng nhận thấy màu sắc cơ thể, mào, mỏ của gà thí nghiệm có những thay đổi theo hướng tích cực, có nghĩa là có màu sắc vàng hơn nhưng không rõ ràng. Tuy nhiên, khi quan sát trên da chân của gà thí nghiệm thì chúng tôi thấy màu sắc da chân của gà thí nghiệm có những thay đổi, xuất hiện màu vàng đặc trưng, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chúng tôi cũng nhận thấy cũng giống như trên giống gà Lương Phượng, màu sắc da chân của gà ở lô thí nghiệm sử dụng 7% chế phẩm cho kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, ở lô sử dụng 5% chế phẩm cho kết quả đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Các hình ảnh minh họa cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục. 82 4.2.7.2 Kết quả mổ khảo sát khả năng cho thịt của đàn gà thí nghiệm Để đánh giá khả năng cho thịt của đàn gà thí nghiệm chúng tôi tiến hành mổ khảo sát chất lượng thịt của 6 gà trống và 6 gà mái nuôi đến tuần tuổi thứ 6. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.17. Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát chất lượng thịt của đàn gà thí nghiệm Chỉ tiêu Đối chứng 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua Gà trống KL sống (g) 2305,16 ± 12,01 2515,38 ± 10,11 2548,74 ± 11,78 KL thân thịt (g) 1629,29 ± 10,23 1788,43 ± 9,87 1821,34 ± 9,56 Tỷ lệ thân thịt (%) 71,67 ± 0,89 71,10 ± 0,70 71,46 ± 0,81 Tỷ lệ thịt đùi (%) 21,35 ± 0,51 22,78 ± 0,55 22,65 ± 0,49 Tỷ lệ thịt ngực (%) 20,31 ± 0,53 23,67 ± 0,44 23,55 ± 0,46 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,50 ± 0,42 1,45 ± 0,41 1,49 ± 0,43 Gà mái KL sống (g) 2187,95 ± 12,34 2235,62 ± 11,02 2267,44 ± 11,25 KL thân thịt (g) 1544,69 ± 11,21 1568,06 ± 8,98 1599,23 ± 9,01 Tỷ lệ thân thịt (%) 70,60 ± 0,78 70,14 ± 0,75 70,53 ± 0,67 Tỷ lệ thịt đùi (%) 19,75 ± 0,64 21,03 ± 0,50 21,23 ± 0,48 Tỷ lệ thịt ngực (%) 19,56 ± 0,87 21,79 ± 0,66 21,87 ± 0,77 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,84 ± 0,82 1,89 ± 0,33 1,90 ± 0,56 Trung bình KL sống (g) 2246,55 ± 12,21 2375,50 ± 10,78 2408,09 ± 11,09 KL thân thịt (g) 1598,19 ± 11,06 1677,57 ± 9,62 1710,29 ± 10,07 Tỷ lệ thân thịt (%) 71,14 ± 0,86 70,62 ± 0,74 71,00 ± 0,82 Tỷ lệ thịt đùi (%) 20,55 ± 0,59 21,91 ± 0,53 21,94 ± 0,55 Tỷ lệ thịt ngực (%) 19,93 ± 0,69 22,73 ± 0,55 22,71 ± 0,59 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,67 ± 0,63 1,67 ± 0,38 1,70 ± 0,54 83 Qua bảng chúng tôi thấy: ở lô sử dụng 5% chế phẩm, khối lượng cơ thể trung bình của gà khảo sát là 2375,50 g, trong đó con trống là 2515,38 g và mái là 2235,62 g, do đó con trống cho khối lượng thân thịt cao hơn con mái, cụ thể là 1788,43g và 1568,06 g, cao hơn 220,37 g. Tuy nhiên, tỷ lệ thân thịt giữa trống và mái tương đương nhau. Các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực của con trống đều cao hơn con mái (con trống tỷ lệ thịt đùi là 22,78%, con mái là 21,03%, tỷ lệ thịt ngực tương ứng là 23,67% và 21,79%). Riêng tỷ lệ mỡ bụng con mái cao hơn con trống, cụ thể là 1,89% và 1,67%. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cộng sự [39] khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của gà bố mẹ siêu thịt Ross 308, cụ thể là tỷ lệ thân thịt đạt 70-71%, tỷ lệ thịt ngực đạt 22,75%, tỷ lệ thịt đùi đạt 21,95% và tỷ lệ mỡ bụng 1,65%. So với các giống gà hướng thịt khác thì Ross 308 có tỷ lệ mỡ bụng thấp hơn nhiều. Đây là một ưu điểm lớn của giống gà này. Ở lô sử dụng 7% chế phẩm khối lượng cơ thể trung bình gà khảo sát là 2408,09 g, trong đó khối lượng trung bình của con trống là 2548,74 g và con mái là 2267,44 g, do đó con trống cho khối lượng thân thịt cao hơn con mái (1821,34 g và 1599,23g). Tuy nhiên tỷ lệ thân thịt giữa trống và mái là chênh nhau không nhiều (71,46% và 70,53%). Các tỷ lệ khác của trống đều cao hơn mái, cụ thể tỷ lệ thịt đùi là 22,65% và 21,53%, tỷ lệ thịt ngực là 23,55% và 21,87%. Riêng tỷ lệ mỡ bụng của con trống thấp hơn con mái (1,49% và 1,90%) Khi so sánh chất lượng thịt giữa các lô thí nghiệm với lô đối chứng thì chúng tôi thấy các lô thí nghiệm có kết quả cao hơn về khối lượng sống (2375,50 g ở lô sử dụng 5% chế phẩm, 2408,09 gở lô sử dụng 7% chế phẩm và 1796,59 g ở lô đối chứng 2246,55 g), khối lượng thân thịt tương ứng là 1677,57 g, 1710,29 g và 1598,19 g, tuy nhiên tỷ lệ thân thịt là tương đương nhau (70,62%, 71,00% và 71,14% ). Các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực của gà ở lô đối 84 chứng thấp hơn, tuy nhiên không đáng kể, tỷ lệ mỡ bụng giữa hai lô cũng tương đương nhau (1,67%, 1,70% và 1,67% tương ứng ử lô sử dụng 5% chế phẩm, 7% chế phẩm và lô đối chứng)). Cũng giống như lô thí nghiệm, ở lô đối chứng con trống các chỉ tiêu về khối lượng thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực cao hơn và tỷ lệ mỡ bụng thấp hơn so với con mái. Khi phân tích thống kê chúng tôi cũng thấy những sự sai khác này là có ý nghĩa (P < 0,05). Khi so sánh khả năng cho thịt của Ross 308 với một số giống gà hướng thịt khác chúng tôi thấy tỷ lệ thịt ngực và tỷ lệ thịt là tương đương nhau. Ví dụ như khi nghiên cứu khả năng cho thịt cùa gà Kabir, Lê Thị Nga (1997) [14] cho biết tỷ lệ thân thịt đạt 71,90% (thí nghiệm của chúng tôi đạt 70,62%). Cũng tác giả Lê Thị Nga (2000) [14] cho biết, tỷ lệ thịt ngực và thịt đùi của gà Kabir khi giết mổ ở 12 tuần tuổi là 20,87% và 21,76%, thấp hơn đàn gà chúng tôi khảo sát (tương ứng là 22,73% và 21,91%). Còn tác giả Nguyễn Thị Hải (1999) [5] cho biết tỷ lệ thịt ngực và thịt đùi của gà Kabir là 19,58% và 20,67%, cũng thấp hơn so với thí nghiệm của chúng tôi. Như vậy, khi khảo sát chất lượng thịt của gà thí nghiệm chúng tôi có nhận xét gà chúng tôi thí nghiệm cho kết quả có phần cao hơn một số nghiên cứu khác. Qua đây có thể kết luận sơ bộ là chế phẩm PX-Aqua có ảnh hưởng tích cực đến khả năng cho thịt của đàn gà khảo sát. 4.2.7.3 Thành phần hóa học của thịt gà Để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm PX-Aqua đến chất lượng thịt của gà thí nghiệm, chúng tôi còn tiến hành phân tích thành phần hóa học của thịt gà trên cơ ngực và cơ đùi. Các chỉ tiêu chúng tôi phân tích là hàm lượng vật chất khô, protein, lipit và khoáng tổng số. Kết quả được trình bày ở bảng 4.18. Qua bảng chúng tôi nhận thấy hàm lượng vật chất khô, protein, khoáng tổng số của cơ ngực cao hơn cơ đùi ở tất cả các lô. Cụ thể ở lô sử dụng 5% chế phẩm hàm lượng vật chất khô của cơ ngực là 25,80%, cơ đùi là 23,21%, 85 các chỉ tiêu khác tương ứng là 22,39% và 19,59%, 1,51% và 1,34%. Riêng hàm lượng lipit thì ở cơ ngực thấp hơn cơ đùi, cụ thể hàm lượng lipit ở cơ đùi là 1,91%, trong khi đó ở cơ ngực chỉ có 0,78%. Ở lô sử dụng 7% chế phẩm hàm lượng vật chất khô của cơ ngực là 25,78%, cơ đùi là 23,27%, các chỉ tiêu khác tương ứng là 22,35% và 19,81%, 1,52% và 1,36%. Riêng hàm lượng lipit thì ở cơ ngực thấp hơn cơ đùi, cụ thể hàm lượng lipit ở cơ đùi là 1,94%, trong khi đó ở cơ ngực chỉ có 0,94%. Khi so sánh các chỉ tiêu này giữa con trống và con mái chúng tôi nhận thấy hàm lượng vật chất khô, protein, khoáng tổng số không có sự sai khác đáng kể, cụ thể ở ô sử dụng 5% chế phẩm các chỉ tiêu này tương ứng là 26,14% và 25,45%, 22,36% và 22,42%, 1,52% và 1,50% ở cơ ngực và 23,28% và 23,15%, 19,41% và 19,77%, 1,32% và 1,36% ở cơ đùi. Riêng hàm lượng lipit của con mái thì cao hơn con trống ở cả cơ ngực và cơ đùi. Cụ thể là 0,75% và 1,07 ở cơ ngực và 1,81 và 2,01 ở cơ đùi. Các lô khác cho kết quả tương tự. Để thấy được có sự khác nhau hay không về thành phần hóa học của thịt gà khi sử dụng chế phẩm PX-Aqua chúng tôi so sánh các chỉ tiêu này giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng, kết quả cho thấy không có sự sai khác giữa 2 lô. Ví dụ hàm lượng vật chất khô của cơ ngực ở lô đối chứng là 25,75%, ở lô sử dụng 5% chế phẩm là 25,80%, lô sử dụng 7% chế phẩm là 25,78%, hàm lượng protein tương ứng là 22,34%, 22,39% và 22,35%, lipit là 0,91%, 0,91% và 0,94%, còn hàm lượng vật chất khô là 1,49%, 1,51% và 1,54%. Thành phần hóa học của cơ đùi ở các lô cũng tương đương nhau, tương ứng là 23,10%, 23,21% và 23,27%; 19,56%, 19,59% và 19,81%; 1,91%, 1,91% và 1,94%; 1,35%, 1,34% và 1,36%. Như vậy, cũng giống như khi nghiên cứu trên gà Lương Phượng, chế phẩm PX-Aqua cũng không ảnh hưởng đến thành phần hóa học của thịt gà. 86 Bảng 4.18. Thành phần hóa học của cơ ngực và cơ đùi Đối chứng 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua Chỉ tiêu phân tích (%) Trống Mái TB Trống Mái TB Trống Mái TB VCK 26,04 25,46 25,75 26,14 25,45 25,80 26,09 25,47 25,78 Protein 22,43 22,06 22,24 22,36 22,42 22,39 22,45 22,24 22,35 Lipit 0,77 1,05 0,91 0,75 1,07 0,91 0,81 1,06 0,94 Cơ ngực Khoáng tổng số 1,52 1,45 1,49 1,52 1,50 1,51 1,50 1,54 1,52 VCK 23,15 23,05 23,10 23,28 23,15 23,21 23,54 23,08 23,27 Protein 19,56 19,57 19,56 19,41 19,77 19,59 19,89 19,72 19,81 Lipit 1,83 1,99 1,91 1.81 2,01 1,91 1,85 2,03 1.94 Cơ đùi Khoáng tổng số 1,36 1,33 1,35 1,32 1,36 1,34 1,37 1,34 1,36 87 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Từ những kết quả thu được khi sử dụng chế phẩm PX-Aqua vào khẩu phần ăn của gà Lương Phượng và Ross 308, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Cả hai giống gà Lương Phượng và Ross 308 khi sử dụng chế phẩm PX-Aqua vào khẩu phần ăn đều cho tăng trọng cao hơn so với khi sử dụng thức ăn thông thường. Cụ thể: - Đối với gà Lương Phượng đạt 1938,35 g/con ở lô sử dụng 5% chế phẩm, tăng 145g/con so với lô đối chứng; 1985,21 g/con ở lô sử dụng 7% chế phẩm, tăng 191,86 g. - Đối với gà Ross đạt 2382,35 g/con ở lô sử dụng 5% chế phẩm, tăng 135,65 g/con so với lô đối chứng; lô sử dụng 7% chế phẩm đạt 2401,21 g/con, tăng 154,51 g/con. Tuy nhiên, giữa hai lô thí nghiệm (sử dụng 5% và 7% chế phẩm) không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. 2. Khối lượng thân thịt ở các lô thí nghiệm của cả hai giống gà đều cao hơn lô đối chứng (gà Lương Phượng khối lượng thân thịt ở lô sử dụng 5% chế phẩm cao hơn 158,03 g so với lô đối chứng, ở lô 7% chế phẩm cao hơn 200,75 g; gà Ross 308 khối lượng thân thịt lô sử dụng 5% chế phẩm cao hơn 79,38g so với lô đối chứng, ở lô sử dụng 7% chế phẩm cao hơn 161,54 g so với lô đối chứng) tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng tương đương giữa các lô. 3. Sinh trưởng tuyệt đối trên cả hai giống gà Lương Phượng và Ross 308 ở các lô thí nghiệm đều cao hơn so với lô đối chứng. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đạt cao nhất ở tuần thứ 7 đối với gà Lương Phượng (48,58 88 g/con/ngày và 48,27 g/con/ngày tương ứng ở lô sử dụng 5% và 7% chế phẩm) và tuần thứ 5 (71,32 g/con/ngày và 71,22 g/con/ngày tương ứng ở lô sử dụng 5% và 7% chế phẩm) đối với gà Ross 308. 4. Sử dụng chế phẩm PX-Aqua ở mức 5% vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm đã làm giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng so với đối chứng. Cụ thể, ở gà Lương Phượng giảm 128,43 đồng/kg tăng trọng, ở gà Ross 308 giảm 114,38 đồng/kg tăng trọng so với lô đối chứng. Ở mức 7% cũng làm giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng nhưng không đáng kể, cụ thể là 7,32 đồng/kg tăng trọng đối với gà Lương Phượng. Riêng trên giống gà Ross 308 chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng lai cao hơn so với đối chứng, cụ thể là cao hơn 419 đồng/kg tăng trọng. 5. Sử dụng chế phẩm PX-Aqua vào khẩu phần ăn của gà Ross 308 và gà Lương Phượng đã cải thiện được màu sắc da chân của gà thí nghiệm, cụ thể là màu sắc da chân của gà Lương Phượng và gà Ross 308 ở các lô thí nghiệm đều có màu vàng đẹp hơn so với lô đối chứng và gà Ross 308 có hiệu quả cao hơn so với gà Lương Phượng (kết quả này được minh họa qua ảnh chụp ở phần phụ lục). Đồng thời chế phẩm PX-Aqua không ảnh hưởng đến hàm lượng vật chất khô, khoáng tổng số, lipit, protein ở cơ ngực và cơ đùi của gà. 6. Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN) ở các lô thí nghiệm đều cao hơn so với lô đối chứng ở cả hai giống gà Ross 308 và Lương Phượng. Cụ thể: - Đối với gà Lương Phượng, chỉ số sản xuất trung bình ở lô sử dụng 5% chế phẩm là 68,43, cao hơn lô đối chứng là 8,34; lô sử dụng 7% chế phẩm là 71,67, cao hơn 11,28 so với lô đối chứng. Chỉ số kinh tế trung bình ở lô sử dụng 5% chế phẩm là 3,27, cao hơn lô đối chứng là 0,41; lô sử dụng 7% chế phẩm là 3,35, cao hơn lô đối chứng là 0,49. - Đối với gà Ross 308, chỉ số sản xuất trung bình ở lô sử dụng 5% chế phẩm là 149,42, cao hơn 16,89; lô sử dụng 7% chế phẩm là 152,66, cao hơn 89 lô đối chứng là 20,13. Chỉ số kinh tế trung bình ở lô sử dụng 5% chế phẩm là 8,74, cao hơn lô đối chứng là 1,02, lô sở dụng 7% chế phẩm là 8,66, cao hơn lô sử dụng đối chứng là 0,94. Tóm lại, trên cả hai giống gà, chế phẩm PX-Aqua sử dụng ở mức 5% trong khẩu phần ăn của gà thí nghiệm cho hiệu quả cao hơn so với mức 7%. 5.2 Đề nghị - Có thể sử dụng chế phẩm PX-Aqua với mức 5% trong khẩu phần ăn của gà Lương Phượng và Ross 308 để cải thiện màu sắc da chân, tốc độ sinh trưởng và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn - Tiếp tục nghiên cứu sử dụng chế phẩm PX-Aqua trên các giống gà khác nhau, ở các hàm lượng khác nhau (có thể thấp hơn) để giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hơn nữa. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Trần Thị Hoài Anh (2004), Đánh giá khả năng sản xuất của một số giống gà lông màu nuôi trong nông hộ tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. 2. Nguyễn Ân, Hoàng Gián. Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ 1983), Di truyền học động vật, NXB Nông nghiệp – Hà Nội. 3. Brandsch H. và h Biichel (1978), “Cơ sở của nhân giống và di truyền ở gia cầm”, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch), NXB KH và KT – Hà Nội. 4. Lê Thanh Hải, Lê Hồng Dung, Đỗ Sĩ Hùng (1999), “So sánh một số tổ hợp lai giữa gà địa phương và gà thả vườn cải tiến và nhập nội tại Trung tâm Bình Thắng”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998-1999, Phần chăn nuôi gia cầm, Bộ NN và PTNT. 5. Nguyễn Thị Hải (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của gà lông màu Kabir, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp – Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. 6. Nguyễn Văn Hải, Lê Thị Hoa, Nguyễn Xuân Khoái, Nguyễn Văn Tuấn (1999). “Chế biến một số sản phẩm mới từ thịt gà công nghiệp và thịt gà Ác nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1998-1999. 7. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp – Hà Nội. 8. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn (1994), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp – Hà Nội. 9. Nguyễn Phúc Hưng (2003), Sử dụng khẩu phần protein thấp được bổ 91 sung một số axit amin không thay thế cho gà thịt, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. 10. Jonhanson I. (1972), Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, 11. Trần Kiên, Trần Hồng Việt (1998), Động vật có xương sống, NXB Giáo dục. 1. Tập 1 (Phan Cự Nhân dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội. 12. Lã Văn Kính (1995), Xác định mức năng lượng, ptotein, lyzin và metionin tối ưu cho gà thịt, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 13. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Bình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống động vật, NXB GD – Hà Nội. 14. Lê Huy Liễu, Lê Hồng Mận, Nguyễn Duy Hoan (2004), “Năng suất thịt của con lai F1 giữa gà Ri với một số giống gà lông màu tại Thái Nguyên”, Tạp chí chăn nuôi, số 8. 15. Lê Quang Long, Nguyễn Quang Vinh (1990), Sinh học 10, NXB Giáo dục. 16. Trần Long, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đức Lũng (1994), “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của gà Ri”, Kết qủa nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp. 17. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), “Nuôi gà Broiler năng suất cao”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 18. Ngô Giản Luyện (1994), Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng gà thuần chủng V1, V3, V5 giống gà cao sản Hybro nuôi trong điều kiện Việt Nam, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Hà Nội. 19. Lê Viết Ly (1995), Sinh lý gia súc, Giáo trình cao học Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp – Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn 92 (1994), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 21. Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp. 22. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn Văn Thiện, Trịnh Đình Đạt (1994), Di truyền chọn giống động vật, NXB Nông nghiệp – Hà Nội. 23. Hoàng Văn Mịn (2002), Nghiên cứu sản xuất, sử dụng bột cá Quảng Bình làm thức ăn cho gà thịt nuôi thương phẩm, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. 24. Neumeister H. (1978), “Sự thuần hóa gà”, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch), NXB KH và KT – Hà Nội. 25. Nguyễn Duy Nhị (1975), “Hệ số tương quan giữa thể trọng và chiều dài xương bàn chân gà”, Tạp chí KH và KTNN, số 158, tháng 8/1985. 26. Trần Thị Mai Phương (2004), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, Hà Nội. 27. Nguyễn Văn Thạch (1996), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Ri nuôi bán thâm canh, Luận văn thạc sĩ KHNN, Viện KHKTNN Việt Nam 28. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền số lượng, Giáo trình cao học nông nghiệp, NXB Nông nghiệp – Hà Nội 29. Nguyễn Văn Thiện, Trần Đình Miên (1995), Chọn giống và nhân giống vật nuôi, Giáo trình cao học nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Hà Nội. 30. Nguyễn Văn Thưởng, Trần Thanh Vân (2004), “Tỷ lệ nuôi sống và sinh trưởng của một số giống gà lông màu nuôi bán chăn thả tại nông hộ xã Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí chăn nuôi, số 2. 93 31. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997), “Phương Pháp xác định sinh trưởng tương đối”, T.C.V.N. 32. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997), “Phương Pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối”, T.C.V.N. 33. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) – 4326 – 86 (1986), NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội. 34. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) – 4328 – 86 (1986), NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội. 35. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) – 4329 – 86 (1986), NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội 36. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) – 4331 – 86 (1986), NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội. 37. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-2.40-77, 1977) 38. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Trung, Đặng Ngọc Dư (1999), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của giống gà thịt lông màu Kabir nuôi tại Việt Nam”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Phần chăn nuôi gia cầm 1998-1999. 39. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Trung và Đặng Ngọc Dư (2006), “Khả năng sản xuất của gà bố mẹ siêu thịt Ross 308 nuôi tại Việt Nam”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 8. 40. Nguyễn Đăng Vang (1983), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của Ngỗng Reinland”, Thông tin Khoa Học kĩ thuật chăn nuôi, số 3. 41. Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Mạnh Hùng (1999), “Khả năng sản xuất của gà Ri”, Chuyên san Chăn nuôi gia cầm, Hội Chăn nuôi Việt Nam. 42. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Khanh, Vũ Thị Thảo (1994), “Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm và tính năng sản xuất của gà Tam Hoàng 882”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu KHKT gia cầm và động vật mới nhập 1998-1999, NXB Nông nghiệp – Hà Nội.. 94 Tài liệu nước ngoài 43. Chamber J. R., D. E. Bernon and J. S. Gavora (1984), Synthesis and parameters of new population of meat type chickens, Theor, Appl. Genet., pp 69. 44. Chambers J. R. (1990), “Genetic of growth and meat production in chicken”, Part IV – Poultry breeding and genetic, Edited by R. D. Crawford – Elsevier – Amsterdam – Oxford – Newyork – Tokyo (second edited), pp. 599. 45. Farrell D. J (1983), “Feeding standards for Australian livestock – poultry”, SCA Technical report series. No. 12. Camberra-Australia. 46. Hayer J. F and Mc Carthy J. C. (1970), The effect of selection at different ages for high and low weight are the pattern of deposition inmice, Genet. Res., pp. 27. 47. Jull F. A (1923), “Different triae sex growth curves in breed Plymouth Rock chicken”, Science agri., pp. 58-65. 2. 48.Newbold R. P. (1996), Changes associated with rigor mortis. In the physiology and biochemistry of muscle as food (Briskey E. J., Cassens R. G. and Trautaman J. C.), University of Wisconsin Press, Madison. 48. North M. O., Bell P. D (1990), Commercial chicken production manual (Fourth edition), Van Nostrand Reinhold, New York. 49. Proudman J. A., W. J. Mellon and D. I. Anderson (1970), “Utilization of feed in fast and slows growing lines of chickens”, Poultry Sci. 49, pp. 177 -182. 50. Pym R. A. E (1979), “An correlated responemto selection for body weight gain, feed consumption and feed conversion ration”, Br. Poultry Sci., pp. 20. 51. Ricard F. H. (1988), Influence of stocking density on growth rate and carcass characteristics of floor reared meat type domestic chicken, Annales de Zootechnie 37, pp. 87-98. 95 52. Shimada A. (1984), “Fundamentos de nutricion animal comparative”, Inipunam – Maxico, pp. 184-194. 53. Singh F. A. (1992), Poultry production, Kayla Publisher, Newdehi – Ludhiana, pp. 242-279. 54. Sonaiya E. B. (1990), Toward sustainable poultry production in Africa, Paper presented at the FAO expert consultation on strategies for sustainable animal agriculture in developing countries, Rome, Italy. 55. Touraille C., Kopp J., Valin C. and Ricard F. H. (1981), Chicken meat quality 1. Influence of age and growth rate on physico – chemical and sensory characteristics of the meat, Archiv fiir Gefliigelkunde 45. 56. Yamashita C., Ishimoto Y., Mekada H. Ebisawa S., Murai I. and Nonaka S. (1976), “Studies on meat quality of broiler, Influence of age of chicken on the meat taste”, Japanese Poultry Sci. 13. 96 PHỤ LỤC ẢNH Ảnh 4.1. Màu sắc da chân, cơ thể gà Lương Phượng (đối chứng) Ảnh 4.2. Màu sắc da chân, cơ thể gà Lương Phượng (sử dụng 5% chế phẩm) 97 Ảnh 4.3. Màu sắc da chân, cơ thể gà Lương Phượng (sử dụng 7% chế phẩm) Ảnh 4.4. Màu sắc da chân gà Ross 308 (Lô đi chng, 5%,7% ch phm) 98 Ảnh 4.5. Màu sắc da chân gà Ross 308 (S dng 7% ch phm) Ảnh 4.6. Màu sắc da chân gà Ross 308 (S dng 5% ch phm) 99 Ảnh 4.7. Màu sắc da chân gà Ross 308 (S dng 5% ch phm) 100 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ci ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH3025.pdf
Tài liệu liên quan