Đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chịu nóng của một số tổ hợp lai cà chua ở vụ xuân hè sớm và xuân hè muộn tại Vĩnh Phúc

Tài liệu Đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chịu nóng của một số tổ hợp lai cà chua ở vụ xuân hè sớm và xuân hè muộn tại Vĩnh Phúc: ... Ebook Đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chịu nóng của một số tổ hợp lai cà chua ở vụ xuân hè sớm và xuân hè muộn tại Vĩnh Phúc

doc132 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chịu nóng của một số tổ hợp lai cà chua ở vụ xuân hè sớm và xuân hè muộn tại Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ------------------ trÇn tuyÕt lan h­¬ng ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, KHẢ NĂNG CHỊU NÓNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA Ở VỤ XUÂN HÈ SỚM VÀ XUÂN HÈ MUỘN TẠI VĨNH PHÚC LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: di truyÒn gièng M· sè : 60.62.05 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: pgs.ts. nguyÔn håNG minh Hµ Néi, 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Tuyết Lan Hương LỜI CẢM ƠN Trong qu¸ tr×nh häc tËp , nghiªn cøu vµ hoµn thµnh luËn v¨n t«i ®· nhËn ®­îc sù quan t©m, gióp ®ì nhiÖt t×nh cña nhiÒu tËp thÓ, c¸ nh©n. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n: PGS.TS.NguyÔn Hång Minh, tr­ëng bé m«n Di truyÒn-Chän gièng c©y trång, Khoa N«ng häc, Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi, thÇy ®· tËn t×nh gióp ®ì, h­íng dÉn vµ chØ b¶o t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp, nghiªn cøu vµ hoµn thµnh luËn v¨n nµy. Bµ ¢u ThÞ Kim Ph­îng, gi¸m ®èc Trung t©m Thæ nh­ìng n«ng ho¸ VÜnh Phóc vµ toµn bé anh chÞ em trong trung t©m ®· gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp, nghiªn cøu vµ hoµn thµnh luËn v¨n cña t«i. T«i còng xin göi lêi c¶m ¬n s©u s¾c tíi c¸c c¸n bé, nh©n d©n x· Duy Phiªn, huyÖn Tam D­¬ng, tØnh VÜnh Phóc - nh÷ng ngêi ®· quan t©m, t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi nhÊt trong thêi gian t«i lµm luËn v¨n nµy. C¸c thÇy c« gi¸o trong bé m«n Di truyÒn-Chän gièng c©y trång, Khoa N«ng häc,ViÖn Sau ®¹i häc, Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi cïng toµn thÓ c¸n bé, c«ng nh©n cña Trung t©m Nghiªn cøu vµ Ph¸t triÓn rau chÊt l­îng cao, §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi, b¹n bÌ vµ gia ®×nh ®· gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i hoµn thµnh luËn v¨n nµy. Mét lÇn n÷a, t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù gióp ®ì quý b¸u cña c¸c tËp thÓ, c¸ nh©n ®· dµnh cho t«i. T¸c gi¶ TrÇn TuyÕt Lan H­¬ng MỤC LỤC Lêi cam ®oan i Lêi c¶m ¬n ii Môc lôc iii Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t vi Danh môc c¸c b¶ng vii Danh môc c¸c h×nh viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Tên đầy đủ Tên viết tắt 1 Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á AVRDC 2 Tổ chức nông lương thế giới FAO 3 Năng suất trên sào NS/sào 4 Nhắc lại NL 5 Khối lượng trung bình KLTB 6 Ngày sau trồng NST 7 Năng suất cá thể NSCT 8 Năng suất trên ha NS/ha 9 Trọng lượng trung bình nhóm quả lớn P nhóm quả lớn 10 Trọng lượng trung bình nhóm quả nhỏ P nhóm quả nhỏ 11 Trọng lượng trung bình quả P quả 12 Chiều cao quả H 13 Đường kính quả D 14 Chỉ số hình dạng quả I DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Thành phần hoá học của 100g cà chua 8 3.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 25 3.3. Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước dẫn đầu thế giới trong 4 năm 1995, 2000, 2003, 2005 (nghìn tấn) 26 3.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai đoạn 2000-2005 33 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua trong các thí nghiệm 44 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai 48 4.4. Một số đặc điểm cấu trúc cây của các tổ hợp lai 55 4.5. Tổng hợp các tính trạng hình thái, đặc điểm nở hoa của các tổ hợp lai trong hai thời vụ 61 4.6. Mức độ nhiễm bệnh của các tổ hợp lai cà chua 63 4.7. Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai cà chua trong các thí nghiệm 67 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai 70 4.9. Năng suất của các tổ hợp lai cà chua 73 4.10. Một số chỉ tiêu phẩm chất quả 77 4.11. Đặc điểm hình thái quả 83 4.12. Tương quan giữa một số chỉ tiêu năng suất của các tổ hợp lai 86 4.13. Tương quan giữa một số chỉ tiêu chất lượng của các tổ hợp lai 87 4.14. Các giống cà chua triển vọng vụ xuân hè sớm năm 2009 88 4.15. Các giống cà chua triển vọng vụ xuân hè muộn năm 2009 89 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây vụ xuân hè sớm năm 2009 49 2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây vụ xuân hè muộn năm 2009 49 4.3. Động thái tăng trưởng số lá vụ xuân hè sớm năm 2009 52 4.4. Động thái tăng trưởng số lá vụ xuân hè muộn năm 2009 52 4.5. Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè sớm năm 2009 68 4.7. Năng suất của các tổ hợp lai ở hai thời vụ 75 4.8. Ruộng thí nghiệm ở giai đoạn bắt đầu ra hoa 99 4.9. Ruộng thí nghiệm ở giai đoạn đậu quả rộ 99 4.10. Ảnh lát cắt ngang 100 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rau là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Khi đời sống càng được nâng lên thì nhu cầu về rau càng tăng cao và khắt khe hơn. Để đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng thì cần có những loại rau giàu dinh dưỡng, dễ chế biến, có thể sử dụng lâu dài, liên tục. Cà chua là một trong những loại rau đáp ứng được các yêu cầu trên. Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill), thuộc họ cà (Solanaceae), là loại rau ăn quả có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Trong quả cà chua chín có chứa nhiều đường, vitamin, khoáng chất quan trọng (Ca, Fe, Mg, P…) và các loại axit hữu cơ. Cà chua có thể sử dụng dễ dàng từ ăn tươi, chế biến, làm nguyên liệu cho sản xuất. Về mặt y học, cà chua có tính mát, vị ngọt giúp tạo năng lượng, tăng sức sống, cân bằng tế bào, giải nhiệt, điều hoà bài tiết, tăng khả năng tiêu hoá. Không chỉ vậy, cà chua còn có thể trồng dễ dàng ở nhiều khu vực trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau và có thể cho thu sản phẩm trong một thời gian tương đối dài. Do đó, cà chua là một trong những loại rau được nhiều người ưa dùng nhất. Sản xuất cà chua ở Việt Nam tập trung nhiều ở đồng bằng bắc bộ và trồng chủ yếu trong vụ đông nên hiệu quả kinh tế không cao. Để nâng cao hiệu quả từ sản xuất cà chua và nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thì sản xuất cà chua xuân hè đã được đưa vào cơ cấu mùa vụ từ những năm 70 của thế kỷ 20. Sản xuất cà chua xuân hè có ưu điểm: tăng cao hiệu quả sản xuất, giải quyết vấn đề rau giáp vụ, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cũng như nguồn lao động dư thừa… Tuy nhiên, sản xuất cà chua xuân hè cũng gặp không ít khó khăn: điều kiện ngoại cảnh không phù hợp cho sinh trưởng, phát triển, tạo năng suất và chất lượng cà chua. Hơn nữa chúng ta chưa có một bộ giống phù hợp dành riêng cho sản xuất vụ xuân hè. Để sản xuất cà chua xuân hè trở thành một vụ chính trong công thức luân canh thì cần phải chọn tạo một bộ giống tốt với quy trình sản xuất riêng dùng vụ xuân hè . Với điều kiện ngoại cảnh ở vụ xuân hè, một giống được coi là tốt nếu có đầy đủ các đặc tính sau: sinh trưởng, phát triển mạnh, cho năng suất, phẩm chất cao, khả năng chống chịu các loại sâu bệnh tốt trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao. Hiện nay, trên thị trường đã có những giống đáp ứng tương đối tốt các điều kiện trên như: HT7, MV1, VR2, HT21, HT42, HT160, PT18…Tuy nhiên, so với nhu cầu của sản xuất thì bộ giống này còn quá khiêm tốn. Để góp phần làm đa dạng hơn bộ giống cà chua trồng trong điều kiện trái vụ, được sự đồng ý của Viện Sau Đại học, Bộ môn Di truyền - Chọn giống cây trồng, Khoa Nông học và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hồng Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chịu nóng của một số tổ hợp lai cà chua ở vụ xuân hè sớm và xuân hè muộn tại Vĩnh Phúc” 1. 2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Xác định khả năng sinh trưởng; chịu nóng; chống chịu với các bệnh: nấm, virút, vi khuẩn; năng suất của các tổ hợp lai cà chua trong hai thời vụ xuân hè sớm và xuân hè muộn nhằm tuyển chọn ra các tổ hợp lai có triển vọng thích hợp cho trồng trong điều kiện trái vụ. 1.2.2. Yêu cầu * Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua trong hai thời vụ. * Đánh giá khả năng đậu quả của các tổ hợp lai cà chua ở trái vụ. * Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các tổ hợp lai ở hai thời vụ. * Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai. * Xác định một số chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả. 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Từ kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài đưa ra một số tổ hợp lai cà chua có triển vọng, có khả năng trồng trái vụ, góp phần làm phong phú hơn cho bộ giống cà chua hiện có. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học, đánh giá tính thích ứng thông qua các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, chống chịu một số loại bệnh hại chính, khả năng cho năng suất, đặc điểm cấu trúc cây, hình thái và phẩm chất quả với mục đích phục vụ nhu cầu ăn tươi, chế biến. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc, phân loại và giá trị của cây cà chua 2.1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây cà chua Nhiều nghiên cứu cho rằng, cà chua có nguồn gốc ở Nam Mỹ và là một trong những cây trồng quan trọng của người Anh Điêng [47]. Bên cạnh ấy, việc tìm thấy họ hàng của nhiều loại cà chua hoang dại ở khu vực từ Chilê tới Ecuador và vùng nội địa Thái Bình Dương bao gồm cả quần đảo Galapagos cũng khẳng định cà chua có xuất xứ từ khu vực này. Về nguồn gốc cũng có nhiều ý kiến khác nhau song tập trung chủ yếu vào hai hướng: Hướng thứ nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc từ L.esculentum varpimpine lliforme. Hướng thứ hai cho rằng cà chua Anh Đào (L.esculentum var cerasiforme) là tổ tiên của cà chua trồng ngày nay [13]. Cà chua tồn tại ở Pêru hàng nghìn năm nhưng nó chỉ thực sự được biết đến khi người Tây Ba Nha thám hiểm ra khu vực này vào những thập niên đầu của thế kỷ 16[47]. Nhiều bằng chứng về sự trồng trọt, ngôn ngữ và các phân tích về di truyền đã chứng minh rằng cà chua đã được thuần hoá ở Trung Mỹ [41, 47, 63]. Theo tài liệu từ Châu Âu thì người Aztec và người Toltec là những người phát tán cây cà chua đến các châu lục. Ở châu Âu, sự tồn tại của cà chua được khẳng định thông qua tác phẩm giới thiệu về những giống cà chua có màu vàng và đỏ nhạt được mang về từ Mêhicô của nhà nghiên cứu về thực vật Pier Andrea Matthiolus vào năm 1544[10]. Đây cũng là thời điểm chứng minh sự tồn tại của cà chua trên thế giới. Theo Luck Will (1946) cà chua từ Nam Mỹ được đưa đến châu Âu vào thế kỷ 16 và được trồng đầu tiên ở Tây Ba Nha. Vào thời gian này, nó chỉ được coi như một loại cây cảnh, cây làm thuốc. Đến năm 1750 cà chua được trồng làm thực phẩm tại Anh và được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: pomid’oro hay Golden apple (ở Italia) hay pomme d’amour (ở Pháp). Đến thế kỷ 18 đã có nhiều nghiên giúp cho bộ giống cà chua trở nên đa dạng, phong phú hơn và nó đã trở thành thực phẩm ở nhiều vùng. Vào cuối thế kỷ 18, cà chua được dùng làm thực phẩm ở Nga và đến đầu thế kỷ 19, sau chứng minh của George Washing Carver về sự an toàn và tác dụng của cây cà chua thì nó mới chính thức được sử dụng làm thực phẩm và đã trở thành thực phẩm không thể thiếu ở nhiều vùng trên thế giới. Đến thế kỷ 17 các lái buôn người châu Âu đã mang cà chua sang châu Á. Khoảng thế kỷ 18, cà chua có mặt ở Trung Quốc, sau đó được phát tán sang khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Đến thế kỷ 19, cà chua được liệt kê vào cây rau có giá trị , từ đó được phát triển mạnh (dẫn theo tài liệu Kuo et và cs) [52]. Tuy có lịch sử từ rất lâu nhưng đến nửa đầu thế kỷ 20, cà chua mới thực sự trở thành cây trồng phổ biến, dành được sự quan tâm của nhiều người trên toàn thế giới( Morris 1998)[58]. 2.1.2. Phân loại Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà (Solanaceae), chi Lycopersicon, có bộ nhiễm sắc thể (2n = 24). Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phân loại của cà chua và lập thành các hệ thống phân loại theo quan điểm riêng của mình như công trình của N.J. Muller (1940); Dakalov(1941); Bailey - Dillinger (1956); Brezhnev (1955 - 1964) hay của I.B.Libner Non necke (1989). Tuy nhiên hai hệ thống được sử dụng nhiều nhất là hệ thống phân loại của Muller (người Mĩ hay dùng) và hệ thống phân loại của Brezhnev (1964). Theo phân loại của Muller thì cà chua trồng hiện nay thuộc chi Eulycopersicon C.H.Muller. Trong chi phụ này tác giả phân cà chua thành 7 loại và cà chua trồng hiện nay (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc loại thứ nhất [9]. Theo hệ thống phân loại của tác giả Brezhnev (1964), chi Lycopersicon Tourn được phân làm 3 loài thuộc hai chi phụ: Chi phụ 1: Eriopersicon: Dạng cây một năm hoặc nhiều năm, quả không bao giờ chín đỏ, luôn luôn có màu xanh, có sọc tía, quả có lông, hạt nhỏ. Chi phụ này gồm 2 loài và các loài phụ: 1. Lycopersicon peruvianum Mill. 1a L.peruvianum var.Cheesmanii Riloey và Var Cheesmanii f.minor C.H.Mill (L.esc.var.miror Hook). 1b L.peruvianum var. denta tum pun. 2. Lycopersicon hirsutum Humb. et. Bonpl. 2a. L. hirsutum var galabratum C.H.Mull. 2b. L. hirsutum var glandulosum C.H.Mull. Chi phụ 2: Eulycopersicon: Dạng cây hàng năm, quả chín đỏ hoặc vàng. Chi phụ này gồm 1 loài là Lycopersicon esculentum Mill, loài này gồm 3 loài phụ: a. L.esculentum Mill. Ssp. Spontaneum Brezh - cà chua hoang dại, bao gồm 2 dạng sau: + L- Esculentum var pimpine lliforlium Mill (Brezh) + L- Esculentum var.race migenum (lange) Brezh. b. L. esculentum Mill.SSp. Subspontaneum - cà chua bán hoang dại, gồm 5 dạng sau: + L- Esculentum var cersiforme (AGray) Brezh - cà chua Anh Đào. + L- Esculentum var.pyriforme (C.H Mull) Brezh - cà chua dạng lê. + L- Esculentum var.pruniforme Brezh - cà chua dạng mận. + L- Esculentum var.elonggetem Brezh - cà chua dạng quả dài. + L- Esculentum var.succenturiatem Brezh - cà chua dạng nhiều ô hạt. c. L.esculentum Mill ssp cultum - cà chua trồng trọt, là loại lớn nhất, có các biến chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng rộng khắp thế giới. Có 3 dạng: + L- Esculentum var. Vulgare Brezh. + L- Esculentum var. Validum (Bailey) Brezh: Cà chua anh đào, thân bụi, cây thấp, thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong. + L- Esculentum var.grandiflium (bailey) Brezh: Cà chua lá to, cây trung bình, mặt lá láng bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình [13]. 2.1.3. Giá trị của cây cà chua 2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng Nhiều nghiên cứu và phân tích thành phần hóa học đã xếp cà chua vào nhóm rau quả dinh dưỡng. Trong quả cà chua chín có chứa nhiều đường (glucoza, fructoza, saccaroza), các vitamin (A, B1, B2, C), các axít hữu cơ (xitric, malic, galacturonic...) và các khoáng chất quan trọng: Ca, Fe, Mg.... Theo phân tích của Edward Tigchelaar (1989) thì thành phần hóa học trong quả cà chua chín như sau: nước 94%; Chất khô 5 ¸ 6%, trong đó bao gồm: Đường 55%; Chất không hòa tan trong rượu 21%; Axít 12%; Chất vô cơ 7%; Chất khác 5%. Theo phân tích của Tạ Thu Cúc [8], thành phần hóa học của 100 mẫu giống cà chua ở đồng bằng Sông Hồng là chất khô 4,3 ¸ 6,4%; đường tổng số 2,6 ¸ 3,5%; hàm lượng chất tan 3,4 ¸ 6,2%; axít tổng số 0,22 ¸ 0,72%; vitaminC: 17,1 ¸ 38,81%. Các tài liệu khác đã xác định rằng cứ 100g phần ăn được của quả cà chua có chứa 94g nước; 1g Protein; 0,2g chất béo; 3,6g cacbonhydrat; 10mg Ca; 0,6mg Fe; 10mg Mg; 0,6mg P; 1700 mg vitaminA; 0,02 mg vitaminB; 0,6mg niacin và 21 mg vitaminC, năng lượng đạt 30kJ/100g [5]. Bảng 3.1. Thành phần hoá học của 100g cà chua Thành phần Quả chín tự nhiên Nước ép tự nhiên Nước 93,76g 93,9g Năng lượng 21Kcal 17Kcal Chất béo 0,33g 0,06g Protein 0,85g 0,76g Carbohydrates 4,46g 4,23g Chất xơ 1,10g 0,40g Kali 223mg 220mg Photpho 24mg 19mg Magie 11mg 11mg Canxi 5mg 9mg Vitamin C 19mg 18,30mg Vitamin A 623IU 556IU Vitamin E 0,38mg 0,91mg Niacin 0,628mg 0,67mg Nguồn : USDA Nutrient Data Base [73] 2.1.3.2. Giá trị sử dụng của cây cà chua Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và có nhiều cách sử dụng. Có thể dùng ăn tươi thay hoa quả, trộn Salat, nấu canh, xào, nấu sốt vang và cũng có thế chế biến thành các sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốt nấm, cà chua đóng hộp, mứt hay nước ép. Ngoài ra, có thể chiết tách hạt cà chua để lấy dầu. Về mặt y học, cà chua được coi là dược liệu chữa bệnh sốt, lao phổi, nhuận tràng. Người Tây Ba Nha dùng cà chua, ớt, dầu mỡ để chế biến thuốc chữa mụn nhọt, lở loét. Lá cà chua non giã nát cùng muối dùng để trị mụn nhọt, viêm tấy. Hợp chất tomatin chiết tách từ cây cà chua có khả năng kháng khuẩn, diệt nấm và một số sâu bệnh hại. Nó cũng có tác dụng kích thích sinh trưởng đối với cây trồng ở mức độ nhất định [5]. Theo Võ Văn Chi (1997), cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hoá máu có dư axít, hoà tan urê, thải urê, điều hoà bài tiết, giúp tiêu hoá dễ dàng các loại bột và tinh bột [1]. Nhiều nghiên cứu mới đây cho rằng nước sốt cà chua có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư miệng [6]. Đặc biệt, các nhà khoa học Anh và Hà Lan đã thành công khi cấy một gen quy định việc tạo ra chất Flavonol, hợp chất cho phép cơ thể chống lại bệnh ung thư và tim mạch [7]. Các nhà khoa học trường Đại học Y Khoa tại Tokyo đã tiến hành một cuộc thử nghiệm cho thấy nước ép cà chua hoàn toàn ngăn chặn được bệnh khí thũng. Trong cà chua có chứa antioxidant, lycopen tự nhiên có tác dụng mạnh chống bệnh khí thũng. 2.1.3.3. Giá trị kinh tế Với giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng cao, cà chua được nhiều người ưa chuộng nên nó là loại cây được trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất. Theo điều tra năm 1999, lượng cà chua trao đổi trên thị trường thế giới là 36,7 triệu tấn với lượng sử dụng tươi chiếm từ 5¸7%. Ở Đài Loan hàng năm xuất khẩu cà chua tươi đạt 952.000 USD và 40.800 USD cà chua chế biến. Còn ở Mỹ tổng giá trị sản xuất 1 ha cà chua cao gấp 4 lần lúa nước và 20 lần lúa mì (nguồn USD, 1997 dẫn theo G.W.Ware and J.PMC collum). Theo Manen và Pipob L.(1989) người dân phía bắc Thái Lan thu được 5.600 ¸ 10.900 USD/ha từ sản xuất cà chua. Theo thống kê của tác giả T.Marikawa (1998): hàng năm Nhật Bản sản xuất được 406.700 tấn nước sốt cà chua, 87.000 tấn nước ép cà chua; 7.700 tấn cà chua nghiền bột. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn còn phải nhập thêm 77.000 tấn cà chua chế biến. Ở Việt Nam, tùy điều kiện sản xuất có thể thu được từ 1¸3 triệu đồng/ 1 sào bắc bộ. Với điều kiện của vùng Gia Lâm-Hà Nội thì một ha cà chua có thể thu được 27.409.000 VNĐ (Bùi Thị Gia 2000)[9]. TS. Ngô Quang Vinh-Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam cho biết 1 ha cà chua ghép có thể đạt năng suất tới 100 tấn và cho thu nhập khoảng 150-200 triệu đồng [14]. Nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam, số ra ngày 29/5/2007: tại Lâm Đồng, sản xuất 1,7 ha cà chua kim cương đỏ (Red Diamond) cho thu nhập là 100 triệu đồng. Theo số liệu điều tra của Phòng nghiên cứu kinh tế thị trường (Viện nghiên cứu rau quả), sản xuất cà chua ở Đồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân 42,0-68,4 triệu/ha/vụ với mức lãi thuần 15-26 triệu/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Cà chua là cây trồng thu hút nhiều lao động. Một hécta cà chua cần 500-600 công lao động cho cà chua chế biến và 8020 giờ cho cà chua ăn tươi. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cà chua 2.2.1. Nhiệt độ Nhiệt độ tác động đến tất cả các giai đoạn, sinh trưởng, phát triển của cây cà chua. Nhiệt độ tối ưu cho hạt nảy mầm là 24 - 250C, nhiều giống nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 28 - 320C (Tiwari và Choudhury, 1993)[70]. Trong khoảng từ 15,50C - 290C thì nhiệt độ càng tăng, nảy mầm càng tăng. Nhiệt độ tối thiểu cho hạt nảy mầm là 100C, tối đa là 350C. Nhiệt độ quá cao sẽ làm hạt mọc chậm, dễ mất sức sống, mầm bị dị dạng ( Kuo và cs, 1998)[52]. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng nhiệt độ 220C - 240C là phù hợp nhất nhưng cây sẽ chỉ ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ nhỏ hơn 150C và lớn hơn 350C (Lorenz và Maynard, 1988) [53]. Biên độ nhiệt độ ngày - đêm cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng sinh dưỡng của cây cà chua, nhiệt độ ban ngày từ 20 - 250C và nhiệt độ ban đêm từ 13 - 180C là ngưỡng nhiệt độ thích hợp nhất cho giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây cà chua. Nếu nhiệt độ ban ngày quá cao và nhiệt độ ban đêm quá thấp sẽ gây hại cho sinh trưởng của cây cà chua. Theo Nguyễn Thanh Minh (2004) thì với cây cà chua có chiều cao từ 20-40cm, tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh hơn khi biên độ nhiệt độ ngày đêm dao động từ 190C-26,50C so với điều kiện nhiệt độ cố định ở ngưỡng 26,50C [24]. Nhiệt độ thích hợp cho cà chua ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực là từ 200C¸ 300C. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn nhỏ lại chịu tác động khác nhau của yếu tố nhiệt độ. Với thời kỳ phân hoá mầm hoa, nhiệt độ ảnh hưởng tới vị trí chùm hoa đầu tiên và số lượng hoa/chùm [52]. Cũng ở giai đoạn này, biên độ nhiệt độ ngày/đêm còn có tác động đến kích thước hoa, trọng lượng noãn, bao phấn và số ngăn hạt, số lượng hạt phấn, sức sống của hạt phấn. Theo Ho.L.C [48] hạt phấn có thể nảy mầm trong khoảng nhiệt độ từ 50C-370C. Ngoài ngưỡng nhiệt độ trên, tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn giảm rõ rệt. Dưới tác động của nhiệt độ cao thì khả năng giữ được sức sống, khả năng thụ tinh của hạt phấn cà chua là khác nhau và phụ thuộc nhiều vào kiểu gen[26]. Độ hữu dục của hạt phấn cà chua giảm đi ở nhiệt độ cao (35-500C). Các giống cà chua chịu nóng có ngưỡng đông đặc protein là 550C. Tỷ lệ đậu quả tối ưu là ở khoảng nhiệt độ từ 180C-200C. Trong giai đoạn 1-3 trước và sau khi hoa nở, nhiệt độ ngày đạt 380C kéo dài từ 5-9 ngày sẽ làm giảm sức sống hạt phấn và dẫn tới giảm năng suất [42]. Theo Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng(1999), nhiệt độ cao hơn 270C kéo dài cũng làm hạn chế sinh trưởng, ra hoa và đậu quả của cà chua. Các tế bào phôi và hạt phấn sẽ bị huỷ hoại khi nhiệt độ ban ngày cao hơn 380C, nếu nhiệt độ ban đêm cao hơn 210C thì khả năng đậu quả sẽ giảm. Ở giai đoạn đậu quả, nhiệt độ cao làm giảm nghiêm trọng quá trình đậu quả ở hầu hết các giống cà chua, đặc biệt là nhóm cà chua quả to (Kuo và cs) [52]. Ở thời kỳ quả phát triển thì nhiệt độ khoảng 20¸220C sẽ thúc đẩy quả lớn nhanh. Quá trình chuyển hoá màu sắc ở quả cà chua từ lúc xanh đến chín liên quan đến một loạt các phản ứng hoá sinh phức tạp. Trong quá trình chín, quả cà chua chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ hoặc màu vàng do lượng diệp lục (chlorophyll) giảm đi và sự tăng lên về lượng của lycopen và caroten. Quá trình sinh tổng hợp các sắc tố này bị chi phối chủ yếu bởi nhiệt độ và ánh sáng. Phạm vi nhiệt độ thích hợp để phân huỷ chlorophyll là 150C-400C, hình thành lycopen là 120C-300C và để hình thành caroten là 150C-380C. Theo Kuo và cs, nhiệt độ tối ưu để hình thành sắc tố lycopen là 180C-240C, ở nhiệt độ 300C-360C, quả có màu vàng cam do lycopen không hình thành. Nhiệt độ không khí cao hơn 320C sẽ làm quả chín không đều. Khi nhiệt độ cao hơn 400C thì quả sẽ có màu xanh do chlorophyll không bị phân huỷ và lycopen không được hình thành. Nhiệt độ cao cũng làm cho quả nhanh mềm hơn do quá trình hình thành pectin giảm [52]. 2.2.2. Ánh sáng Ánh sáng có ảnh hưởng tới mọi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng. Ảnh hưởng của ánh sáng là tổng hợp sự ảnh hưởng của 3 thành phần: thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng và chất lượng ánh sáng. Về thời gian chiếu sáng: cây cà chua phản ứng không chặt với độ dài ngày nhưng chúng đều thông qua “Giai đoạn ánh sáng”. Giai đoạn này bắt đầu khi phân hóa mầm hoa và kết thúc khi mới vào phân hóa hạt phấn. Trong giai đoạn này, nếu ánh sáng yếu sẽ làm cho nhuỵ phát triển không bình thường, giảm khả năng tiếp nhận của hạt phấn [8]. Một số nghiên cứu khác cho rằng thời gian chiếu sáng và hàm lượng nitrat có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả, số lượng quả trên cây ở cà chua. Cụ thể, trong điều kiện ngày dài kết hợp bón đạm đủ yêu cầu thì số quả/cây tăng, nhưng nếu không bón đạm thì cây sẽ không ra hoa và đậu quả. Còn trong điều kiện ngày ngắn, không bón đạm sẽ làm giảm số quả/cây. Khi chiếu sáng 7giờ và tăng lượng đạm sẽ làm giảm tỷ lệ đậu quả (Mai Phương Anh và cs, 2000) [1]. Do có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên cây cà chua có yêu cầu lớn về cường độ chiếu sáng. Cà chua sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất ở cường độ ánh sáng 14.000¸20.000lux. Tuy nhiên, cà chua vẫn sinh trưởng được với mức cường độ ánh sáng thấp nhất là 4000lux [8]. Chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng tới các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà chua. Ánh sáng đỏ kích thích sự phát triển của lá, hạn chế chồi nách, thúc đẩy quá trình hình thành sắc tố lycopen và caroten. Ánh sáng lục làm tăng lượng chất khô. Chất lượng quả cũng bị chi phối lớn bởi chất lượng, thời gian và cường độ ánh sáng. Trong quá trình sản xuất, ánh sáng là yếu tố ngoại cảnh khó khống chế. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, chúng ta có thể điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây thông qua chế độ dinh dưỡng khoáng như cung cấp kali và phốt pho cho cây ở giai đoạn phân hoá mầm hoa đến hình thành hoa thứ nhất nhằm hạn chế sự thui, rụng của hoa [8]. 2.3.3. Nước Các quá trình sinh lý cơ bản của cây đều chịu ảnh hưởng của chế độ nước trong cây. Cà chua là cây ưa ẩm, chịu hạn nhưng không chịu úng. Do có khối lượng thân lá lớn, hoa, quả nhiều, năng suất cao nên cây có nhu cầu nước khá lớn. Để tạo được một tấn chất khô, cà chua cần 570-600m3 nước, muốn có năng suất 50 tấn/ha cà chua cần 6000m3 nước/ha. Nhu cầu nước thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà chua. Hạt có thể nảy mầm khi lượng nước đạt 325¸364% trọng lượng và độ ẩm đạt 70%. Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển yêu cầu ẩm độ đất là 70¸80% còn ẩm độ không khí là 45¸55%. Goxhy và Gerad (1971) cho rằng thời kỳ khủng hoảng nước tính từ khi ra hoa đến đậu quả. Ở thời kỳ này nếu hạn vừa phải sẽ làm giảm năng suất nhưng tăng về chất lượng và rút ngắn thời gian chín. Nếu giai đoạn này thiếu nước sẽ gây ra hiện tượng thối đáy quả, quả bị rám do canxi bị giữ ở các bộ phận già và không được vận chuyển đến bộ phận non. Tuy nhiên nếu độ ẩm tăng đột ngột sẽ làm giảm chất lượng quả, dễ gây ra nứt quả. 2.2.4. Đất và dinh dưỡng Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất, nhưng cà chua sinh trưởng phát triển thích hợp nhất trên các loại đất nhẹ, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi, độ PH từ 6-6,5. Đặc biệt, cần thường xuyên luân canh cà chua với các cây trồng họ hoà thảo. Tránh trồng liên tục nhiều vụ trên một chân đất hoặc trên các chân đất mà cây trồng trước là những cây họ cà. Về sinh dưỡng, cà chua có nhu cầu với nhiều nguyên tố nhưng quan trọng nhất là 12 nguyên tố: Nitơ (N); Phốt pho (P); Kali (Mg); Lưu huỳnh (S); Magiê(Mg); Bo(B); Sắt (Fe); Mangan (Mn); Đồng (Cu); Kẽm (Zn); Molipden (Mo) và canxi (Ca). Đối với nhóm nguyên tố đa lượng thì nhu cầu đạm là cao nhất, thứ đến là kali và lân. Theo More (1978), để có 1 tấn cà chua cần 2,9 kg N; 0,4 kg P; 0,4 kg K; 0,45 kg Mg. Becseev cho rằng để tạo một tấn quả cà chua cần 3,8kg N; 0,6 kg P2O5; 7,9 kg K2O (trích dẫn theo Kiều Thị Thư, 1998) [26]. Theo Kuo và cs(1998), lượng phân cần bón cho cà chua sinh trưởng vô hạn là 180 kg N; 80 kg P2O5; 180 kg K2O. Các nguyên tố đa lượng khi được bón nhiều lần sẽ cho năng suất tương đối cao, đồng thời làm tăng hàm lượng đường trong quả. Bên cạnh các nguyên tố đa lượng thì việc cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng cũng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của cà chua. Đặc biệt, việc bón thêm Ca sẽ hạn chế bệnh thối đầu quả. Tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển mà nhu cầu về lượng và loạidinh dưỡng là khác nhau. Với cây cà chua, nhu cầu sử dụng dinh dưỡng ở giai đoạn cây non là cao hơn so với cây trưởng thành nên cần tập trung bón ngay từ đầu. Các thời kỳ bón phân là: ra nụ, hoa rộ, quả non, quả phát triển và sau thu hái lần 1. 2.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất cà chua trên thế giới 2.3.1. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua trên thế giới Chọn giống là tạo ra sự tiến hóa có định hướng của thực vật, nhằm thay thế các thực vật có sẵn trong tự nhiên theo ý muốn của con người, hình thành nên những kiểu di truyền mới đạt hiệu quả cao hơn. Đối với cây cà chua, những tiến bộ ban đầu về dòng, giống cà chua đều xuất phát từ châu Âu. Năm 1863, 23 giống cà chua được giới thiệu, trong đó giống Trophy được coi là giống có chất lượng tốt. Vào những năm 80 của thế kỷ 19 ở trường đại học Michigân (Mỹ) đã tiến hành chọn lọc và phân loại cà chua trồng trọt. Cùng thời gian đó A.W.Livingston đã chọn lọc và đưa ra 13 giống trồng trọt [13]. Cuối thế kỷ XIX, có trên 200 dòng, giống cà chua được giới thiệu. Với tầm quan trọng của mình, cây cà chua đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nghiên cứu về nó đều nhằm mục đích tạo ra được các giống mới có đặc tính di truyền phù hợp với nhu cầu của con người. Để đạt được mục đích chung ấy, mỗi nhà chọn giống có các phương pháp chọn tạo khác nhau như: chọn lọc cá thể, lai hữu tính, sử dụng ưu thế lai hay ứng dụng công nghệ sinh học...và mỗi người lại chọn tạo theo những định hướng khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu theo 4 hướng nghiên cứu chính: + Tạo giống chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. + Tạo giống chống chịu với sâu bệnh hại. + Tạo giống có chất lượng phục vụ cho ăn tươi, chế biến. + Tạo giống phù hợp với cơ giới hóa. 2.3.1.1. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận Nhiều nghiên cứu cho rằng, sinh trưởng, phát triển và chất lượng cà chua phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh. Chính vì vậy, chọn tạo giống cà chua có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận là một hướng đi được nhiều nhà khoa học quan tâm. Các nhà chọn giống đã sử dụng nguồn gen của cà chua hoang dại và bằng các con đường chọn giống khác nhau: lai tạo, chọn lọc giao tử dưới điều kiện bất thuận, chọn lọc hợp tử (phôi non), đột biến nhân tạo nhằm tạo ra các giống cà chua có khả năng chống chịu tốt với ngoại cảnh bất thuận. Chọn lọc nhân tạo hạt phấn trên cơ sở đa dạng hoá di truyền của chúng là một trong những phương pháp chọn giống. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở cà chua bằng cách chọn lọc hạt phấn với nhiệt độ cao, có thể nâng cao sự chống chịu của giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng [26]. Các nhà chọn giống cà chua của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Á (AVRDC) đã phát hiện ra rằng: chất lượng quả của các giống cà chua chọn tạo cho vùng khí hậu ôn đới sẽ kém khi đem trồng chúng trong điều kiện nhiệt đới. Chính vì vậy, từ khi thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Á đã đặt ra mục tiêu là chọn tạo giống cà chua có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của các khu vực có khí hậu nhiệt đới và bước đầu họ đã gặt hái được nhiều thành công. Thành công lớn nhất phải kể đến đó là tập đoàn các dòng, các nguồn gen mà họ đem gửi ở các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học của trên 60 nước trong khu vực Nam Mỹ, Châu Phi, vùng đảo Thái Bình Dương và Châu Á đều thể hiện khả năng vượt trội so với các giống địa phương về năng suất, tính chịu nhiệt và khả năng chống chịu với sâu bệnh. Tập._. đoàn đó bao gồm các dòng như: CL33d-0-2-2; CL122-0-3-3; CL502F5-14; 8d-0-7-1-1; 32d-0-1-15; 32d-0-1-4... (Villareal,1978) [76]. Cũng trong thời gian này, các nhà khoa học Ý đã đưa ra một loạt giống chịu hạn năng suất cao, có thể thu hoạch bằng cơ giới như CS 80/64; CS 67/74; CS 72/64. Từ năm 1981-1983, các cơ quan nghiên cứu của Ấn Độ (Trường Đại học Nông nghiệp Punjab ở Ludhiana và Viện nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ) đã tạo ra các giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt có thể duy trì được chất lượng thương phẩm trong thời gian dài ở điều kiện mùa hè là:Punjab chhuhara và Pusa Gaurav (Sight, Checma 1989) (Trích dẫn theo Kiều Thị Thư, 1998) [26]. Trong nghiên cứu đánh giá khả năng chịu nhiệt của các dòng cà chua ở điều kiện nhiệt độ 35,90C/23,70C (ngày/đêm) tại Tamil Nadu (Ấn Độ), có 124 dòng được đánh giá là có khả năng chịu nhiệt. Trong đó, LE.12 và LE.36 có tỷ lệ đậu quả cao nhất. Khi tiến hành lai chúng với nhau và với PKM thì con lai của tổ hợp LE.12 x LE.36 đã cho tỷ lệ đậu quả cao nhất (79,8%) [51]. Sau thời gian hợp tác nghiên cứu và thử nghiệm với AVRDC, các nhà khoa học Thái Lan đã giới thiệu 2 giống cà chua có khả năng chịu nhiệt cao là SVRDC4 (thử nghiệm tại Đại học Khon Khan) và L22 (thử nghiệm tại Đại học Chiang Mai). Các giống này đã được trồng rộng rãi ở nhiều vùng của Thái Lan (Nikompun và Lumyong, 1989) [57]. Đánh giá về khả năng chịu nóng của 9 dòng cà chua, Abdul Baki (1991) [39] đã rút ra những ưu thế của nhóm chịu nóng ở một loạt các tính trạng như nở hoa, đậu quả, năng suất quả, số hạt/quả... Nhiệt độ cao làm giảm độ nở hoa, tỷ lệ đậu quả và năng suất, đồng thời cũng làm tăng phạm vi dị dạng của quả như nứt quả, đốm quả, mô mọng nước, quả nhỏ và không thành thục. Khả năng sản xuất hạt dưới nhiệt độ cao (290C/ 280C giữa ngày và đêm) bị giảm hoặc bị ức chế toàn bộ. Khi nghiên cứu về biến động của hạt phấn và tỷ lệ đậu quả ở các kiểu gen cà chua dưới điều kiện nhiệt độ cao và nhiệt độ tối ưu, Abdul và Stommel (1995) [30] đã cho thấy: ở nhiệt độ cao các kiểu gen mẫn cảm nóng hầu như không đậu quả, tỷ lệ đậu quả của các kiểu gen chịu nóng trong khoảng 45-65%. Như vậy phản ứng của hạt phấn khi xử lý nóng phụ thuộc vào từng kiểu gen và chưa có quy luật chung để dự đoán trước về tỷ lệ đậu quả ở điều kiện nhiệt độ cao. Trong điều kiện mùa hè (biên độ nhiệt độ ngày/đêm là 400C/250C) tại Ấn Độ, các nhà khoa học đã xác định được 8 dòng có tỷ lệ đậu quả cao (60-83%) dùng làm vật liệu cho chọn tạo giống chịu nhiệt là: EC50534, EC788, EC455, EC126755, EC276, EC10306, EC2694, EC4207 [30]. Trong chương trình về các dòng tự phối hữu hạn, vô hạn có khả năng cho đậu quả ở giới hạn nhiệt độ cực đại 320C-340C và cực tiểu 220C-240C, các nhà khoa học của AVRDC đã tạo ra được một số giống cà chua lai có triển vọng, được phát triển ở một số nước nhiệt đới như: CLN161L; CLN2001C; CL143...(Morris,1998)[58]. J.T.Chen và P.Hanson(AVRDC) cho rằng nếu giai đoạn hình thành quả cà chua có nhiệt độ cao hơn 300C, có thể sử dụng sản phẩm Tomatotone (Tomatolan) hay axit 4-Chlorophenoxy axetic pha với nồng độ thích hợp phun trực tiếp lên chùm cà chua đã có 3-5 hoa nở vào lúc chiều mát (sau 3 giờ chiều) để kích thích hình thành nhiều quả, quả to, năng suất cao. Nghiên cứu đánh giá 17 giống cà chua phục vụ ăn tươi (table tomato) ở Đại học Kasetsart tại Thái Lan, Tu Jianzhong (1992) đã chọn được 2 giống cà chua FMTT33 và MFTT277 cho năng suất cao (81 tấn/ha), có khả năng chịu nhiệt, thích hợp cho việc sản xuất ở vùng nhiệt đới [72]. Tiến sĩ Eduar do Blumwald, Califonia-Mỹ, đã tạo ra loại cà chua có khả năng sống trên đất mặn bằng cách chèn một đoạn ADN của một loài cỏ nhỏ thuộc họ cải, có quan hệ họ hàng với cây Mù tạc, vào hạt cà chua rồi đem trồng [43]. Một số giống lai F1 của công ty S&G Seeds (Hà Lan) mới đưa ra thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới như Rambo, victoria, Jackal... đều có khả năng chống chịu bệnh tốt, đậu quả tốt trong điều kiện nhiệt độ cao, tiềm năng năng suất khá [64]. Các nhà chọn giống Pháp cũng nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều giống cà chua lai F1 có khả năng đậu quả ở nhiệt độ cao, chống chịu sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng tốt. Trong quá trình chọn tạo giống, thu thập và đánh giá nguồn gen nói chung, nguồn gen chịu nóng nói riêng được coi là công việc quan trọng và cần thiết để tạo ra giống mới. Việc thu thập này được nhiều nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu quan tâm và cũng có những thành tựu nhất định. Cụ thể, AVRDC đã thu thập được 48.723 mẫu giống cà chua từ 153 nước. Tập đoàn này gồm các mẫu giống thuộc các loài Lycopesicon esculentum; L.Cheesmaii; L.pimpinellfolium và các dòng lai giữa Lycopesicon esculentum x L.pimpinellfolium; L.Cheesmaii x L.minutum. Còn Viện nghiên cứu tài nguyên cây trồng Quốc tế (NBPGR) tại Ấn Độ đã thu thập được 2.659 mẫu giống từ Ấn Độ và 43 nước khác trên thế giới (Chu Jinping,1994) [40]. Theo Metwally, các nhà chọn giống Ai Cập cũng thu được trên 4000 mẫu giống thuộc loài Lycopersicon esculentum, chi Lycopersicon từ 15 nước. Qua đánh giá cho thấy, chỉ có khoảng 40 mẫu của tập đoàn này có khả năng chịu nhiệt ở mức độ cao. Điển hình như các giống Poter; Saladette; Gamad; Hoset....[56]. Hiện nay, việc hợp tác giữa AVRDC với các công ty tư nhân ngày càng mở rộng và có hiệu quả. Qua nghiên cứu 29 công ty giống của Châu Á cho thấy 33% các giống sẽ đưa ra trong tương lai có sử dụng nguồn gen của AVRDC. Các nguồn gen có nhu cầu cao là: gen kháng bệnh (33%); chịu nóng (20%); thích ứng rộng (17%); chất lượng (15%); năng suất (14%). 2.3.1.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua có khả năng chống chịu với bệnh hại Song song với hướng chọn tạo giống cà chua chống chịu với điều kiện bất thuận, chọn tạo giống cà chua có khả năng chống chịu với các loại bệnh hại cũng là một hướng đi dành được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Trong chương trình nghiên cứu về mối quan hệ của cà chua trồng và cà chua dại với bệnh virút xoăn lá cà chua, các nhà khoa học đã thử nghiệm, đánh giá khả năng kháng bệnh virút xoăn lá của 1201 dòng, giống cà chua ở hai điều kiện: trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng từ năm 1986-1989. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 dòng cà chua (thuộc 2 loài L.hirsutum và L.peruvianum) là: PI390658; PI390659; PI127830; PI127831 có khả năng kháng với bệnh xoăn lá cà chua. Ở cả hai điều kiện thử nghiệm, các dòng này đều không có biểu hiện triệu chứng của bệnh xoăn lá cà chua sau khi lây nhiễm bệnh bằng bọ phấn trắng. Ngoài ra, mật độ và thời gian sống của bọ phấn ở các dòng kháng đều thấp hơn các dòng nhiễm trong điều kiện ngoài đồng ruộng [74]. Nhằm phát triển cà chua trên những vùng đất thấp, các nhà chọn giống Indonesia tiến hành nghiên cứu khả năng chịu nhiệt và chống bệnh héo xanh vi khuẩn trên các dòng, giống nhập nội và con lai của các dòng, giống đó với các giống địa phương. Trong chương trình đó đã có hai giống được công nhận là Berlian và Mutiara (Permadi,1989) [60]. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Nông nghiệp Philipin đã đưa ra một số giống vừa có khả năng chống bệnh héo xanh vi khuẩn, đồng thời có thể đậu quả tốt ở điều kiện nhiệt độ cao như: Marikit; Maigaya; Marilag [66]. PT4225 và PT3027 là hai giống của AVRDC được lựa chọn trong chương trình đánh giá các giống cà chua phục vụ chế biến tại Đại học Kasetsart ( Thái Lan). Các giống này có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống nứt quả, chịu bệnh virút trong điều kiện nhiệt đới (Chu Jinping, 1994)[40]. Qua thử nghiệm so sánh 156 giống nhập nội, Jiulong, Dahong đã đưa ra 4 giống gồm: Flora 544; Heise 6035; Ohio 823; FL.7221. Bốn giống này thể hiện tính kháng bệnh Cucumovirus và Tomabovirus (Lin Jinsheng; Wang Longzhi ey al, 1994) [54]. Trong chương trình hợp tác cải tiến giống cà chua có triển vọng của Viện Nghiên cứu & Phát triển Nông nghiệp Malaisia ( MARDI) với Trung tâm nghiên cứu & phát triển rau Châu Á (AVRDC) và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới (TARC) đã đưa ra được 6 dòng có khả năng chịu nhiệt, chịu héo xanh vi khuẩn là: TM1; TM2; TM3; TM5; TM6 và TM10 (Melor 1986)[55]. Các nhà khoa học của AVRDC đã tiến hành thử nghiệm, đánh giá khả năng kháng bệnh ToLCV của 6 giống cà chua (CHT1312, CHT1313, CHT1372, CHT1374, CHT1358 và Tainan-ASVEG No.6 - đối chứng) ở bốn địa điểm: AVRDC, Annan, Luenbey, Sueishan, trong thời gian từ năm 2002-2004. Kết quả cho thấy, khả năng kháng của các giống CHT là rất tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ từ 5-11% trong khi tỷ lệ nhiễm bệnh của đối chứng luôn ở mức cao 74-100%(2002) và 86,5-100% (2003) [31,32,34]. Dựa vào những kết quả nghiên cứu của PYTs, Đài Loan đã đưa các giống cà chua lai CHT1200, CHT1201 vào sản xuất với tên gọi chính thức là Hualien-ASVEG No.13 và Hualien-ASVEG No.14. Các giống này có quả dạng oval, chắc, khi chín có màu vàng cam, hàm lượng ß-carotene cao, tỷ lệ nứt quả thấp, có khả năng kháng ToMV và nấm héo rũ Fusarium chủng 1 và 2 [32, 34]. Tháng 8/2005, AVRDC giới thiệu 3 giống cà chua mới là CLN2026D; CLN2116B; CLN2123A. Các giống này thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, có khả năng chống chịu với bệnh héo xanh vi khuẩn, héo rũ, xoăn lá, đốm lá, khảm lá, các giống này cũng có khả năng chịu nóng tốt [35]. Đến tháng 1/2006, AVRDC tiếp tục đưa ra giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, trong gen có chứa alen Ty-2 mang tên CLN2498. Giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu đặc biệt với virus xoăn lá cà chua (ToLCVs) ở nhiều điều kiện sinh thái khác nhau [36]. Tháng 01 năm 2007 dòng cà chua quả nhỏ màu vàng CHT1417 đã được công nhận là giống mới và với tên gọi là ‘Hualien Asveg 21’. Đây là giống sinh trưởng vô hạn, quả dạng oval khi chín có màu vàng cam, quả chắc, hương vị tốt, tỷ lệ nứt quả thấp. Đặc biệt, giống này có các gen Ty-2, Tm-2a, I-1 và I-2 giúp tăng khả năng kháng với các bệnh ToLCV, khảm lá và vi khuẩn héo rũ chủng 1 và 2 [68] . Việc xác định và chuyển gen kháng bệnh sang các loài cà chua trồng (L. esculentum) bằng biện pháp lai đã giúp tạo ra nhiều giống kháng bệnh, tạo lên sự phong phú cho bộ giống cà chua kháng bệnh trên thế giới. Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á đã nhận biết được nhiều vật liệu mang gen kháng ToMV. Một số vật liệu chứa gen Tm22 đã được dùng trong lai tạo giống như: L127 (ah-Tm22a), Ohio MR-12, MR-13. 2.3.1.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua chất lượng cao phục vụ ăn tươi, chế biến Để cải tạo chất lượng giống cà chua thì cà chua hoang dại được coi là nguồn vật liệu khởi đầu quan trọng. Ở những loài này thường có hàm lượng đường, vitamin cao (Tigchelar, 1986)[69]. Các nhà khoa học cho rằng lai giữa loài trồng với loài L.peruviamum giúp nâng cao hàm lượng đường, vitaminB, vitamin C. Còn khi cho lai giữa dạng trồng với dạng dại L. race nige rum thuộc biến chủng var. race nige rum sẽ nâng cao được lượng chất khô trong quả. Nếu chọn chủng var. Chlolgatum làm vật liệu sẽ có hàm lượng đường cao. Để có giống vừa chống được bệnh mốc sương lại có hàm lượng vitaminC cao, nên cho lai với chủng Pimpine llifolium. Chính các nghiên cứu đã mang đến cho người Bungari giống cà chua trắng nổi tiếng. Hương vị của cà chua được quyết định bởi các yếu tố như hàm lượng đường tự do, hàm lượng axít hữu cơ và tỷ lệ đường/axít. Hàm lượng đường tự do trong quả tạo nên trên 50% lượng chất khô tổng số. Tuy nhiên, năng suất lại tỷ lệ nghịch với hàm lượng chất khô nên cần dung hoà hai yếu tố này trong một giống để vừa có năng suất lại có chất lượng tốt (dẫn theo Nguyễn Thanh Minh, 2004)[24]. Việc lai tạo giữa các loài khác nhau của chi Lycopersicon nhằm làm tăng chất lượng của những giống có năng suất cao đang là một hướng nghiên cứu được quan tâm. Cũng bằng phương pháp lai tạo, mới đây giáo sư Ralph Bock thuộc viện kỹ thuật sinh hóa học cây trồng Munter (Đức) đã tạo ra giống cà chua có khả năng gia tăng sức khỏe. Loại cà chua này cà màu đỏ rực rất giàu vitamin, protein, nhất là tiền vitamin A [62]. Ngoài việc tăng cường vitamin, hàm lượng đường....các nhà khoa học cũng bắt đầu chú ý đến việc đưa một số chất kháng sinh vào trong quả cà chua nhằm góp phần trị bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch cho con người. Với mục tiêu này, sau 10 năm nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Trung Quốc đã cho ra đời giống cà chua có khả năng chống lại sự xâm nhập của virút gây bệnh viêm gan B vào cơ thể con người (dẫn theo Nguyễn Thanh Minh, 2004)[24]. Các nhà khoa học Anh và Hà Lan đã thành công khi cấy một gene qui định việc tạo ra chất Flavonol của loài hoa Dạ Yên Thảo vào cây cà chua để tạo ra giống cà chua có khả năng chữa bệnh ung thư và tim [7]. Theo Bùi Chí Bửu, đến cuối năm 1997, có 48 sản phẩm chuyển gen của 12 loại cây trồng đã được thương mại hoá. Trong đó, cà chua biến đổi gen chiếm 13% [4]. Với tỷ lệ thương mại hoá khá cao như vậy, các nhà khoa học ở Novosibirsk đang phát triển việc nghiên cứu đưa loại vacxin chống bệnh AIDS vào cà chua thông qua biến đổi gen. Nhiều nghiên cứu cho rằng các mầm gây bệnh ở người và động vật (viruts, prion...) không sinh sản trong các tế bào thực vật nên khi sử dụng các protein tổng hợp từ cây biến đổi gen an toàn hơn nhiều so với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật [28]. Năm 2003, AVRDC đã đưa ra giống cà chua quả vàng có hàm lượng b-caroten cao gấp 3-6 lần so với giống cà chua màu đỏ. Giống này còn có hàm lượng axít, độ ngọt tương đương so với các giống cà chua quả đỏ. Giống cà chua này sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ quáng gà, mù cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang và kém phát triển [33]. Chất lượng quả cà chua còn phụ thuộc vào tỷ lệ giữa độ chắc và dịch quả trong ngăn hạt. Dịch quả là nguồn axít quan trọng và giúp người sử dụng cảm nhận hương vị của quả cà chua. Theo Stevens, việc tăng hàm lượng axít và đường trong thành phần dịch quả là việc làm cần thiết để tạo hương vị tốt cho những giống cà chua mới, đặc biệt là các giống phục vụ cho nhu cầu ăn tươi (Stevens, 1978)[67]. Tuy nhiên, lượng dịch quả cao thường gây khó khăn trong công tác vận chuyển, bảo quản và thu hoạch. Chính vì vậy, phải chú ý kết hợp hài hoà về tỷ lệ giữa độ chắc quả và dịch quả ( Eskin, 1989)[44]. Bên cạnh các hướng chọn giống trên, chọn giống năng suất, có thời gian bảo quản dài hay chọn tạo giống phục vụ cho công nghiệp cũng là những hướng đi được các nhà khoa học quan tâm. Ở Philipin, một loạt giống được chọn tạo nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến như: Peto 93; 94; Proaco; BP1; THD.1...Còn ở Cuba, các nhà chọn giống đã sử dụng ưu thế lai và các dòng bất dục đực để tạo ra các giống có ưu thế lai dương cao hơn hẳn bố mẹ tốt nhất về trọng lượng quả, số quả trên cây, chiều cao cây, năng suất cá thể và có ưu thế lai âm về thời gian từ trồng đến ra hoa. Theo Jamina Zdravkovse et al (1999), khi gây đột biến gen ALC, quả có thể bảo quản 100% trong thời gian 140 ngày và 71% trong thời gian 243 ngày. Khả năng bảo quản quả giảm dần ở dị hợp tử giữa gen Nor và gen Rin (khoảng 60%). Dưới điều kiện ẩm độ thấp, nhiệt độ 25 0C thì quả nhỏ của đột biến gen Nor bị hỏng nhanh hơn đột biến bởi gen Rin [51]. 2.3.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới Với nhiều ưu điểm nổi trội về khả năng thích nghi, sự yêu thích của người tiêu dùng, cây cà chua đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Theo FAO (2005) hiện nay có 150 nước trồng cà chua với diện tích 4.570.869 ha, năng suất trung bình là 27,222 (tấn/ha), sản lượng là 124.426,995 tấn. Qua số liệu so sánh về diện tích trồng cà chua của FAO trong giai đoạn từ 1995 đến 2005 cho thấy diện tích cà chua thế giới đã tăng lên gấp 1,4 lần trong vòng 10 năm. Trong đó, Châu Á là khu vực có mức độ tăng trưởng cao nhất (tăng 200%). Ở Châu Âu và Châu Mỹ, mức độ gia tăng không cao chỉ từ 20-30%. Đặc biệt, trong hai khu vực này còn có hiện tượng giảm diện tích gieo trồng cà chua ở một số nước như Hungari (giảm 79%), Pháp (giảm 50%), Hi Lạp (giảm 17%), Mỹ (giảm 13,4%). Tuy có sự tăng giảm về diện tích ở các khu vực khác nhau xong nhìn chung là diện tích trồng cà chua hàng năm đều tăng dẫn đến sản lượng cà chua hàng năm cũng tăng trong khi năng suất tăng không đáng kể. Bảng 3.2.Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1995 3 272,021 26,770 87 592,093 1997 3 566,252 25,044 89 313,832 1999 3 736,183 27,733 104 366,671 2000 3 968,508 27,299 108 339,598 2003 4 188,389 27,921 116 943,619 2005 4 570,869 27,222 124 426,995 Bảng 3.3. Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước dẫn đầu thế giới trong 4 năm 1995, 2000, 2003, 2005 (nghìn tấn) Quốc gia 1995 2000 2003 2005 Thế giới 87592,093 108339,598 116943,619 124426,995 Trung Quốc 13172,494 22324,767 28842,743 31644,040 Mỹ 11784,000 11558,800 10522,000 11043,300 Thổ Nhĩ Kỳ 7250,000 8890,000 9820,000 9700,000 Ấn Độ 5260,000 7430,000 7600,000 7600,000 Italia 5182,600 7538,100 6651,505 7187,016 Ai Cập 5034,179 6785,640 7140,198 7600,000 Tây Ban Nha 2841,100 3766,328 3947,327 4651,000 Braxin 2715,016 2982,840 3706,600 3396,767 Iran 2403,367 3190,999 4200,000 4200,000 Mehico 2309,968 2086,030 2148,130 2800,115 Hi lạp 2064,160 2085,000 1830,000 1713,580 (Nguồn FAO)[45] Về mức tiêu thụ bình quân trên đầu người thì Hy Lạp là nước đứng vị trí số một với 170,8 kg/năm, tiếp theo là Bungary 102,4 kg/năm; Thổ Nhĩ Kỳ 84kg/năm; Italia 77,9 kg/năm [1]. Trong vòng 5 năm qua, tình hình tiêu thụ cà chua thế giới đã gia tăng nhanh chóng. Lượng xuất khẩu hàng năm tăng trung bình 8%, đạt đỉnh cao 2,4 triệu tấn trong năm 2007. Tính đến 9 tháng đầu năm 2008, Mêhycô là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới với lượng xuất khẩu chiếm 50% tổng lượng xuất khẩu thế giới. Tiếp theo là Mỹ với 173 ngàn tấn. Đứng sau là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Braxin, Chilê. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển về thị trường mậu dịch cà chua là do sự gia tăng mối quan tâm đến rau quả tươi của người tiêu dùng, nguồn cung cấp dồi dào trên thế giới và đặc biệt đó là chính sách giảm thuế và việc tăng cường xúc tiến thương mại của các nước. Về nhập khẩu thì Nga, Canađa được coi là những thị trường và tiềm năng của thế giới [46]. 2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua ở Việt Nam 2.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam Cà chua xuất hiện ở Việt Nam từ hơn 100 năm nay, trong suốt thời gian ấy các nhà khoa học luôn tìm tòi nghiên cứu để làm sao có được những giống cà chua đáp ứng được nhu cầu của con người. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu giống chính thức được bắt đầu vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Có thể khái quát thành các giai đoạn chính như sau: * Giai đoạn 1(1968-1985) Ở giai đoạn này, các công tác nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc nhập nội, khảo nghiệm và tuyển chọn giống từ tập đoàn này. Trong giai đoạn này, năng suất được coi là mục tiêu đầu tiên của chọn giống. Theo các tác giả Vũ Tuyên Hoàng, Trần Khắc Thi và Mai Phương Anh thì để có năng suất cao cần phải chọn được giống có số quả/cây lớn hơn 10 và trọng lượng trung bình quả đạt 70¸80g. Trong giai đoạn này, bằng nhiều phương pháp khác nhau, các nhà khoa học của các đơn vị nghiên cứu đã chọn tạo được nhiều giống cà chua có năng suất cao: giống cà chua số 7 (khối lượng trung bình quả từ 80¸100g), giống cà chua 214 (năng suất: 40¸45 tấn/ ha), giống cà chua "03", giống HP5 (trọng lượng quả cao 80¸100g, có khả năng chịu nóng, nhanh cho thu hoạch). Bên cạnh hướng chọn tạo chính là năng suất, các nghiên cứu về khả năng kháng bệnh của cà chua cũng được quan tâm. Bằng phương pháp đánh giá tập đoàn gồm 100 mẫu giống cà chua trồng trong điều kiện vụ xuân hè với các mục tiêu về khả năng kháng bệnh, năng suất, chất lượng. Tạ Thu Cúc(1985) kết luận rằng: khả năng chống bệnh giảm dần theo thứ tự từ cà chua dại L.racemigerum, Pháp số 7, BCA-5, Cuba; Cho năng suất cao gồm các giống: BCA-5, Nhật số 2, BCA-1, Ruko 3, BCA 3 và một số giống cho chất lượng tốt như: Pháp số 7, Rutgers, Saintpierre, Nhật số 2, Ogort, Triumph. Cũng bằng việc nghiên cứu trên nguồn giống cà chua nhập nội, Trung tâm nghiên cứu cây trồng Việt Xô đã chọn tạo được một số mẫu giống chín sớm, năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu bệnh như: Raketa, Salut, Bogdannovskii (Trần Đình Long và CTV,1992) (dẫn theo Trần Thị Minh Hằng)[12]. * Giai đoạn 2 (1986-1995) Các chương trình nghiên cứu đã được tập trung vào các chương trình khoa học cấp nhà nước với nhiều mục tiêu: tạo giống chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, giống kháng bệnh, giống chất lượng. Bằng phương pháp chọn lọc, từ 17 mẫu giống nhập nội, trong thời gian 3 năm (1991¸1994), Viện nghiên cứu rau quả đã tìm ra giống cà chua quả nhỏ chịu nhiệt VR2 [29]. Từ năm 1991-1995, với chương trình KN.01 “ Phát triển cây lương thực, cây thực phẩm” đã có nhiều giống cà chua chất lượng được giới thiệu: Giống Hồng lan (Giống được GS.VS Vũ Tuyên Hoàng và CTV tuyển chọn từ một dạng đột biến do xử lý lạnh cây con của giống Ba Lan trắng. Đây là giống có năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, giống được công nhận giống quốc gia năm 1993)[2]; giống SB2, SB3 (là các giống được Viện khoa học Nông nghiệp Miền Nam chọn lọc từ tổ hợp lai giữa 2 giống Star x Ba lan). Từ năm 1989, Trung tâm Kỹ thuật rau quả Hà Nội đã chọn lọc được giống CS1 từ quần thể lai của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau Châu Á. Đây là giống có năng suất khá cao, có khả năng chống chịu tốt nhưng phẩm vị ăn tươi kém [2]. * Giai đoạn 3 (1996 đến nay) Các đề tài nghiên cứu về giống rau được bố trí trong chương trình cấp nhà nước KC08 (1996-2000); KC06, KC07(2001-2005) và chương trình giống cây trồng vật nuôi của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Các nghiên cứu ở giai đoạn này đi vào nghiên cứu theo chiều sâu, tập trung vào hướng: tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt và dễ dàng sử dụng với dưới nhiều hình thức. Với các chương trình này nhiều giống cà chua lai cùng quy trình sản xuất hạt lai đã được xây dựng. Qua nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm với tập đoàn giống cà chua có nguồn gốc từ Mondavi, các tác giả Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư đã tuyển chọn được giống cà chua MV1, năng suất đạt từ 26,73¸42,3 tấn/ha và đã được công nhận giống Quốc gia năm 1998 [18]. Bằng phương pháp chọn lọc cá thể, năm 1999 Viện nghiên cứu Rau quả cho ra đời giống cà chua chịu nhiệt XH2 và đã được công nhận giống Quốc gia[2]. Trong chương trình tạo giống cà chua chịu nhiệt, bộ môn Di truyền giống Trường Đại học Nông nghiệp I đã tạo ra giống cà chua lai HT7. Đây là giống có khả năng chịu nhiệt tốt, năng suất và phẩm chất ở mức khá, chịu vận chuyển và bảo quản lâu. Giống HT7 đã được công nhận giống Quốc gia năm 2000 (Theo Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, Trần Đình Long, 2000) [20]. Để phục vụ mục tiêu tạo giống cà chua phục vụ trong công nghiệp chế biến và xuất khẩu, Bằng phương pháp chọn dòng từ tổ hợp lai (NN325 x số 7), Viện cây Lương thực và thực phẩm đã chọn được giống cà chua chế biến C95. Giống này có năng suất cao, chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn chế biến công nghiệp và đã được các nhà máy chế biến chấp nhận [17]. Từ năm 1996-1998, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, đã tiến hành thí nghiệm 15 giống cà chua chế biến nhập từ Trung tâm rau Châu Á. Kết quả đã chọn được giống cà chua chế biến có năng suất cao, phẩm chất tốt: PT5679B; PT4678B; PT4675B. Cùng trong giai đoạn này, bằng phương pháp chọn lọc cá thể qua nhiều thế hệ, các tác giả tại Viện nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo được giống PT18, là giống có khả năng chống chịu khá với nhiều loại bệnh hại, năng suất và chất lượng phù hợp với chế biến [17]. Từ bộ giống gồm 12 giống cà chua với đặc tính chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau Châu Á, Viện Nghiên cứu Rau quả đánh giá, so sánh và chọn lọc cá thể nhiều lần ở nhiều thời vụ từ năm 2000-2002 đã xác định được giống cà chua CLN1462A là giống có triển vọng nhất về năng suất cũng như khả năng chống chịu một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên cà chua, đặc biệt là héo xanh vi khuẩn và được đặt tên là CHX1[17]. Bằng phương pháp so sánh, đánh giá một số giống cà chua chế biến nhập nội, các tác giả Nguyễn Thanh Minh, Mai Thị Phương Anh đã đưa ra một số giống cà chua vừa có năng suất cao, vừa đạt tiêu chuẩn chế biến như CB9A, CB7A, CB4A [24]. Với mục tiêu phục vụ chế biến và bằng phương pháp chọn giống ưu thế lai, tác giả Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư đã tạo ra giống HT21. Giống này có năng suất cao (50-60 tấn/ha), khối lượng quả khá (60-70g/quả), có khả năng chống chịu bệnh virút, sương mai tốt [20]. Trong đề tài “ Chọn tạo, nhân giống và kỹ thuật thâm canh một số cây rau chủ lực” với hợp phần “ Tạo giống cà chua ưu thế lai”, nhóm tác giả Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư đã tạo ra các giống cà chua theo mô hình cấu trúc cây mới là HT42 và HT160. Đây là giống cà chua chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện bất thuận( nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, ít ánh sáng), có khả năng chống chịu tốt với bệnh vi khuẩn[21]. Sử dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống cà chua là một phương pháp chọn giống có hiệu quả và là hướng đi căn bản nhất mà nhiều nước đang ứng dụng. Cũng bằng phương pháp này, từ vụ đông năm 1999, các nhà khoa học thuộc Viện cây lương thực, thực phẩm đã phát hiện ra con lai F1 của tổ hợp lai (15 x VX3) và đặt tên là VT3. Đây là giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, chín sớm, chống chịu bệnh sương mai, héo xanh khá. Giống được công nhận tạm thời năm 2004 [2,17]. Trong suốt quá trình phát triển của khoa học chọn giống cà chua thì chọn tạo giống cà chua quả nhỏ phục vụ công nghiệp chế biến (đóng hộp xuất khẩu) luôn là hướng đi dành được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, từ trước năm 2005, hướng đi này còn bị hạn chế về số lượng và chất lượng của các nghiên cứu [23,30]. Đến năm 2004-2005, các nhà khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, một trong những đơn vị đứng hàng đầu về công tác chọn tạo giống cà chua, đã hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai quả nhỏ trên quy mô lớn. Đến năm 2006-2007 đơn vị này đã đưa ra thị trường bộ giống cà chua lai quả nhỏ phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu với thương hiệu HT. Trong công tác chọn tạo giống cà chua thì nguồn vật liệu khởi đầu là một yếu tố hết sức quan trọng. Có rất nhiều biện pháp để tạo ra nguồn vật liệu khởi đầu. Trong số đó, có hiệu quả và được sử dụng khá phổ biến là phương pháp gây đột biến nhân tạo. Từ nguồn vật liệu là các giống cà nhập nội đã được thuần hoá, chọn lọc, trồng phổ biến ở một số địa phương và các giống thuần và giống lai mới được thu nhập, Các tác giả Đinh Văn Luyện, Lê Thanh Nhuận thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành gây đột biến bằng các tác nhân lý, hoá học. Kết quả đã chọn tạo ra một số dòng cà chua có triển vọng như: DT18, 32T, T1T, số 28. Trong số các dòng cà chua triển vọng đã chọn được thì DT18 là dòng cà chua có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, có tiềm năng năng suất cao nhất và có hình dạng quả phù hợp với mục đích chế biến đóng lọ xuất khẩu (Đinh Văn Luyện, Lê Thanh Nhuận, 2005) [17]. Không chỉ quan tâm tới công tác chọn tạo giống mới, các nhà khoa học cũng thường xuyên nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại của cà chua. Ghép cà chua trên gốc cà tím chính là một trong những tiến bộ đó. Theo Trần Văn Lài và cs (2003) tỷ lệ sống của cà chua ghép trên gốc cà tím đạt 92%, cao hơn so với ghép trên cây cà pháo(60%) và cà bát(55%). Cây cà chua ghép không bị bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất và phẩm chất tương đương với cà chua bình thường [15]. Còn tác giả Trần Kim Cương cho rằng việc ghép giống cà chua lai 601 lên 2 giống cà tím EG195 và EG203 thì cây cà chua sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất và chất lượng quả bình thường. Đặc biệt còn chống được bệnh héo xanh vi khuẩn trong điều kiện đồng bằng sông Cửu Long [10]. Bên cạnh các cơ quan khoa học nhà nước, các công ty tư nhân cũng góp phần làm phong phú bộ giống cà chua dùng cho chế biến. Trong số các công ty ấy nổi lên là Trang Nông, Hoa Sen, Đông Tây, Sygenta. Bước đầu các công ty đã chọn được một số giống phù hợp với điều kiện của nước ta từ tập đoàn giống nhập nội. Đó là các giống TN184, TN002 (Vô hạn), TN52, TN54 (Hữu hạn) của Trang Nông; VL2000, VL2200 (Công ty Hoa Sen); TM 2016, 2017( công ty Sygenta). Tuy có lịch sử phát triển chưa lâu nhưng công tác chọn tạo giống cà chua của nước ta đã dành được những thành quả nhất định. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của trong nước cũng như theo kịp được sự phát triển của thế giới thì chúng ta cần có những định hướng, chiến lược phát triển cụ thể . Đồng thời cũng cần thúc đẩy quan hệ hợp tác, trao đổi với các cơ quan nghiên cứu Quốc tế, cũng như tạo điều kiện để các đơn vị tư nhân tích cực tham gia vào công tác chọn tạo giống. 2.4.2. Sản xuất cà chua ở Việt Nam Là loại rau ăn quả có khả năng thích ứng rộng và có giá trị cao nên cà chua được trồng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Diện tích trồng cà chua chiếm khoảng 7-10% tổng diện tích trồng rau cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và trung du bắc bộ như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Phòng... Ở miền Nam, các tỉnh trồng nhiều như An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng[8]. Bảng 3.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai đoạn 2000-2005 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2000 6,967 196,3 136,734 2001 11,492 156,4 179,755 2002 18,868 165,5 312,178 2003 21,628 164,1 354,846 2004 24,644 172,1 424,126 2005 23,354 198,0 462,435 Nguồn: Trích số liệu cảu Tổng cục thống kê năm 2006 Từ năm 2000 đến năm 2005, sản xuất cà chua tăng mạnh cả về diện tích trồng( từ 6,976 ha đến 23,354 ha, tăng gấp 3,34 lần) lẫn sản lượng (từ 136,734 tấn năm 2000 lên 462,435 tấn năm 2005). Tuy nhiên năng suất của năm 2005 không cao hơn năm 2000. Thực tế, diện tích trồng cà chua tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2000 - 2005 là do tăng nhanh về diện tích trồng cà chua trái vụ (vụ thu đông và vụ xuân hè), mà trong đó vai trò của các giống chịu nhiệt trồng trái vụ là hết sức rõ ràng. Theo TS. Phạm Đồng Quảng và cộng sự, hiện nay, cả nước có khoảng 115._. 5%LSD 24DF 3.29900 0.645353 0.580417 9.04193 ----------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ----------------------------------------------------------------------------- NL NOS CC GOC-C SD DAI DOT CCC 1 13 27.3769 5.80000 4.75521 108.931 2 13 25.9385 5.56923 4.68387 108.092 3 13 25.7308 5.67692 4.56644 108.992 SE(N= 13) 0.542974 0.106217 0.955293E-01 1.48819 5%LSD 24DF 1.58479 0.310018 0.278823 4.34360 ----------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CTC2 6/ 9/ 9 0:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 39) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CC GOC-C 39 26.349 4.3850 1.9577 7.4 0.0000 0.0842 SD 39 5.6821 0.75424 0.38297 6.7 0.0000 0.3245 DAI DOT 39 4.6685 0.71532 0.34444 7.4 0.0000 0.3861 CCC 39 108.67 13.781 5.3657 4.9 0.0000 0.8924 3. Bảng chạy anova tỷ lệ đậu quả ở vụ xuân hè sớm, xuân hè muộn năm 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAUQUA1 FILE DAUQUA 6/ 9/ 9 13:33 PAGE 1 VARIATE V003 DAUQUA1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 1306.06 108.838 3.59 0.004 3 2 NL 2 298.487 149.243 4.92 0.016 3 * RESIDUAL 24 728.259 30.3441 * TOTAL (CORRECTED) 38 2332.80 61.3896 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAUQUA2 FILE DAUQUA 6/ 9/ 9 13:33 PAGE 2 VARIATE V004 DAUQUA2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 3741.34 311.778 29.76 0.000 3 2 NL 2 31.2346 15.6173 1.49 0.244 3 * RESIDUAL 24 251.418 10.4757 * TOTAL (CORRECTED) 38 4023.99 105.894 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DAUQUA 6/ 9/ 9 13:33 PAGE 3 MEANS FOR EFFECT GIONG$ GIONG$ NOS DAUQUA1 DAUQUA2 T016 3 79.4500 57.6200 T026 3 66.9100 42.4267 T060 3 74.8133 44.6633 T067 3 71.2967 45.9600 T092 3 77.6733 52.6200 T270 3 70.6300 28.6667 T330 3 82.6533 45.7467 T350 3 78.2167 56.9333 T601 3 79.9867 52.9067 T612 3 75.7367 39.3133 T620 3 83.0633 62.4967 T673 3 69.4500 41.1067 T022 3 64.0433 30.3233 SE(N= 3) 3.18036 1.86867 5%LSD 24DF 9.28259 5.45411 MEANS FOR EFFECT NL NL NOS DAUQUA1 DAUQUA2 1 13 74.1762 47.4254 2 13 78.6146 45.9262 3 13 71.9608 45.2908 SE(N= 13) 1.52780 0.897678 5%LSD 24DF 4.45921 2.62007 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DAUQUA 6/ 9/ 9 13:33 PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 39) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DAUQUA1 39 74.917 7.8352 5.5086 7.4 0.0038 0.0160 DAUQUA2 39 46.214 10.291 3.2366 7.0 0.0000 0.2445 4. Bảng chạy anova yếu tố cấu thành năng suất vụ xuân hè sớm năm 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TQ/C FILE YTCTNS1 6/ 9/ 9 18:22 PAGE 1 VARIATE V003 TQ/C LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 485.208 40.4340 9.07 0.000 3 2 NL 2 8.34616 4.17308 0.94 0.408 3 * RESIDUAL 24 106.994 4.45808 * TOTAL (CORRECTED) 38 600.548 15.8039 BALANCED ANOVA FOR VARIATE QL/C FILE YTCTNS1 6/ 9/ 9 18:22 PAGE 2 VARIATE V004 QL/C LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 351.190 29.2659 13.63 0.000 3 2 NL 2 7.54307 3.77154 1.76 0.193 3 * RESIDUAL 24 51.5436 2.14765 * TOTAL (CORRECTED) 38 410.277 10.7968 BALANCED ANOVA FOR VARIATE QN/C FILE YTCTNS1 6/ 9/ 9 18:22 PAGE 3 VARIATE V005 QN/C LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 10.8810 .906752 11.88 0.000 3 2 NL 2 .902051 .451026 5.91 0.008 3 * RESIDUAL 24 1.83128 .763034E-01 * TOTAL (CORRECTED) 38 13.6144 .358273 BALANCED ANOVA FOR VARIATE PQL FILE YTCTNS1 6/ 9/ 9 18:22 PAGE 4 VARIATE V006 PQL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 3988.56 332.380 44.45 0.000 3 2 NL 2 26.7221 13.3610 1.79 0.188 3 * RESIDUAL 24 179.478 7.47824 * TOTAL (CORRECTED) 38 4194.76 110.388 BALANCED ANOVA FOR VARIATE PQN FILE YTCTNS1 6/ 9/ 9 18:22 PAGE 5 VARIATE V007 PQN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 557.331 46.4442 18.06 0.000 3 2 NL 2 6.80359 3.40179 1.32 0.285 3 * RESIDUAL 24 61.7231 2.57180 * TOTAL (CORRECTED) 38 625.857 16.4699 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE YTCTNS1 6/ 9/ 9 18:22 PAGE 6 MEANS FOR EFFECT GIONG$ GIONG$ NOS TQ/C QL/C QN/C PQL PQN T016 3 25.7667 21.5667 4.20000 65.2000 19.7000 T 026 3 23.2667 19.7000 3.56667 74.9333 27.0667 T060 3 26.9667 22.9333 4.03333 68.8667 27.8000 T067 3 23.9333 20.2333 3.76667 62.0667 27.2333 T092 3 25.9667 21.9667 3.90000 58.4000 31.0000 T270 3 24.1333 20.5667 3.56667 69.2333 32.2000 T330 3 31.9333 27.1000 4.86667 68.7333 31.5667 T350 3 26.2333 22.5333 3.86667 65.1333 33.8000 T601 3 31.6667 26.9000 4.76667 67.0333 30.3667 T612 3 26.6667 22.5667 4.03333 64.4667 27.0333 T620 3 30.4333 25.7667 4.66667 61.5000 29.2000 T673 3 30.6000 26.0333 4.56667 66.2667 25.3333 T022 3 19.4333 16.5333 2.96667 100.900 22.7667 SE(N= 3) 1.21903 0.846099 0.159482 1.57884 0.925886 5%LSD 24DF 3.55800 2.46953 0.465483 4.60820 2.70240 MEANS FOR EFFECT NL NL NOS TQ/C QL/C QN/C PQL PQN 1 13 27.0385 23.1769 3.84615 69.4923 28.0846 2 13 27.0000 22.6615 4.13846 68.9846 27.5692 3 13 26.0385 22.1000 4.19231 67.5385 28.5923 SE(N= 13) 0.585601 0.406453 0.766126E-01 0.758452 0.444781 5%LSD 24DF 1.70921 1.18632 0.223611 2.21371 1.29819 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE YTCTNS1 6/ 9/ 9 18:22 PAGE 7 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 39) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TQ/C 39 26.692 3.9754 2.1114 7.9 0.0000 0.4084 QL/C 39 22.646 3.2858 1.4655 6.5 0.0000 0.1927 QN/C 39 4.0590 0.59856 0.27623 6.8 0.0000 0.0082 PQL 39 68.672 10.507 2.7346 4.0 0.0000 0.1875 PQN 39 28.082 4.0583 1.6037 5.7 0.0000 0.2850 5. Bảng chạy anova yếu tố cấu thành năng suất vụ xuân hè muộn năm 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TQ/C FILE YTCTNS2 6/ 9/ 9 19:27 PAGE 1 VARIATE V003 TQ/C LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 499.949 41.6624 42.20 0.000 3 2 NL 2 2.14308 1.07154 1.09 0.355 3 * RESIDUAL 24 23.6969 .987373 * TOTAL (CORRECTED) 38 525.789 13.8366 BALANCED ANOVA FOR VARIATE QL/C FILE YTCTNS2 6/ 9/ 9 19:27 PAGE 2 VARIATE V004 QL/C LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 321.656 26.8047 51.92 0.000 3 2 NL 2 9.16201 4.58101 8.87 0.001 3 * RESIDUAL 24 12.3900 .516251 * TOTAL (CORRECTED) 38 343.208 9.03180 BALANCED ANOVA FOR VARIATE QN/C FILE YTCTNS2 6/ 9/ 9 19:27 PAGE 3 VARIATE V005 QN/C LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN FRATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 20.0225 1.66854 18.15 0.000 3 2 NL 2 .647656 .323828 3.52 0.045 3 * RESIDUAL 24 2.20668 .919451E-01 * TOTAL (CORRECTED) 38 22.8768 .602022 BALANCED ANOVA FOR VARIATE PQL FILE YTCTNS2 6/ 9/ 9 19:27 PAGE 4 VARIATE V006 PQL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN FRATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 3832.33 319.361 48.39 0.000 3 2 NL 2 42.9616 21.4808 3.25 0.055 3 * RESIDUAL 24 158.405 6.60021 * TOTAL (CORRECTED) 38 4033.70 106.150 BALANCED ANOVA FOR VARIATE PQN FILE YTCTNS2 6/ 9/ 9 19:27 PAGE 5 VARIATE V007 PQN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN FRATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 GIONG$ 12 507.912 42.3260 22.81 0.000 3 2 NL 2 1.98615 .993076 0.54 0.597 3 * RESIDUAL 24 44.5338 1.85558 * TOTAL (CORRECTED) 38 554.432 14.5903 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE YTCTNS2 6/9/9 19:27 PAGE 6 MEANS FOR EFFECT GIONG$ GIONG$ NOS TQ/C QL/C QN/C PQL PQN T016 3 13.7333 10.9000 2.84000 64.2000 19.4000 T026 3 12.5000 10.0333 2.46667 74.5333 26.4333 T060 3 16.1667 13.1333 3.16667 69.3333 27.7667 T067 3 13.2333 10.7000 2.50000 61.0000 26.0000 T092 3 15.2000 12.2687 2.93133 58.3667 30.8333 T270 3 13.4000 10.9000 2.48800 69.2333 31.1333 T330 3 21.2333 17.0000 4.23333 68.3333 31.3000 T350 3 15.7000 12.7333 2.90000 62.0667 33.1000 T601 3 20.9667 16.9000 4.06667 66.9000 30.6000 T612 3 15.8667 12.7923 3.07433 64.9333 26.8667 T620 3 19.7333 15.8400 3.88000 61.3000 29.2000 T673 3 19.9333 15.9950 3.93833 65.8000 25.7000 T022 3 8.73333 7.00000 1.73333 99.3000 23.5667 SE(N= 3) 0.573694 0.414830 0.175067 1.48326 0.786464 5%LSD 24DF 1.67445 1.21077 0.510971 4.32923 2.29547 MEANS FOR EFFECT NL NL NOS TQ/C QL/C QN/C PQL PQN 1 13 16.1923 13.4508 3.05385 69.1769 27.5231 2 13 15.6308 12.5898 2.95969 66.6769 28.0385 3 13 15.8077 12.3123 3.26769 68.4462 27.9538 SE(N= 13) 0.275593 0.199278 0.840993E-010.712537 0.377805 5%LSD 24DF 0.804380 0.581636 0.245462 2.07970 1.10271 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE YTCTNS2 6/9/9 19:27 PAGE 7 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 39) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TQ/C 39 15.877 3.7198 0.99367 6.3 0.0000 0.3551 QL/C 39 12.784 3.0053 0.71851 5.6 0.0000 0.0014 QN/C 39 3.0937 0.77590 0.30322 9.8 0.0000 0.0447 PQL 39 68.100 10.303 2.5691 3.8 0.0000 0.0550 PQN 39 27.838 3.8197 1.3622 4.9 0.0000 0.5975 6. Bảng chạy anova năng suất vụ xuân hè sớm năm 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE NS1 7/9/9 10:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 12 .148484E+07 123737. 13.27 0.000 3 2 NL 2 51263.2 25631.6 2.75 0.083 3 * RESIDUAL 24 223800. 9325.02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 38 .175990E+07 46313.3 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSO FILE NS1 7/ 9/ 9 10:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 NSO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 12 717.440 59.7867 24.44 0.000 3 2 NL 2 17.6402 8.82008 3.61 0.042 3 * RESIDUAL 24 58.7075 2.44615 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 38 793.788 20.8892 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS/HA FILE NS1 7/ 9/ 9 10:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V005 NS/HA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 12 1278.70 106.558 24.18 0.000 3 2 NL 2 21.5622 10.7811 2.45 0.106 3 * RESIDUAL 24 105.785 4.40771 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 38 1406.04 37.0011 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NS1 7/ 9/ 9 10:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ----------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NSCT NSO NS/HA T016 3 1490.90 32.7875 43.6667 T026 3 1575.60 34.6632 46.1986 T060 3 1702.87 37.4628 49.9492 T067 3 1348.00 29.6791 39.5402 T092 3 1382.65 30.4182 40.5566 T270 3 1518.50 33.4075 44.5319 T330 3 2008.67 44.1791 58.9097 T350 3 1616.65 35.5662 47.4205 T601 3 1959.66 43.1125 57.4819 T612 3 1577.50 34.7050 46.2722 T620 3 1719.56 37.8304 50.4393 T673 3 1845.83 40.6083 54.1258 T022 3 1735.54 38.1818 50.9078 SE(N= 3) 55.7525 0.902985 1.21212 5%LSD 24DF 162.726 2.63556 3.53784 ----------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ----------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSCT NSO NS/HA 1 13 1679.22 36.9755 49.2095 2 13 1676.95 36.6668 48.7277 3 13 1601.20 35.4197 47.4475 SE(N= 13) 26.7826 0.433780 0.582284 5%LSD 24DF 78.1710 1.26608 1.69952 ----------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NS1 7/ 9/ 9 10:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 39) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSCT 39 1652.5 215.21 96.566 5.8 0.0000 0.0826 NSO 39 36.354 4.5705 1.5640 4.3 0.0000 0.0419 NS/HA 39 48.462 6.0829 2.0995 4.3 0.0000 0.1062 7. Bảng chạy anova năng suất vụ xuân hè muộn năm 2009 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE NS2 6/ 9/ 9 21:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 12 .133809E+07 111507. 38.42 0.000 3 2 NL 2 79308.5 39654.2 13.66 0.000 3 * RESIDUAL 24 69649.0 2902.04 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 38 .148705E+07 39132.8 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSO FILE NS2 6/ 9/ 9 21:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 NSO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 12 650.444 54.2037 107.17 0.000 3 2 NL 2 14.0558 7.02790 13.90 0.000 3 * RESIDUAL 24 12.1386 .505773 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 38 676.638 17.8063 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS/HA FILE NS2 6/ 9/ 9 21:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V005 NS/HA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 12 1152.57 96.0475 81.35 0.000 3 2 NL 2 15.0578 7.52892 6.38 0.006 3 * RESIDUAL 24 28.3375 1.18073 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 38 1195.96 31.4728 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NS2 6/ 9/ 9 21:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ----------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NSCT NSO NS/HA T016 3 752.233 16.4667 22.0733 T026 3 813.567 17.9111 23.8636 T060 3 994.547 21.8922 29.1726 T067 3 727.700 16.0000 21.3284 T092 3 821.500 18.0802 24.0667 T270 3 835.665 18.3584 24.4772 T330 3 1289.47 28.3639 37.8219 T350 3 879.633 19.3667 25.8333 T601 3 1244.97 27.3947 36.5037 T612 3 933.000 20.5260 27.3801 T620 3 1079.10 23.7207 31.6607 T673 3 1156.13 25.3941 33.8807 T022 3 747.240 16.3667 21.8667 SE(N= 3) 31.1022 0.410598 0.627357 5%LSD 24DF 90.7786 1.19842 1.83108 ----------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ----------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSCT NSO NS/HA 1 13 1007.99 21.5703 28.5625 2 13 912.457 20.1392 27.1856 3 13 912.192 20.5616 27.3124 SE(N= 13) 14.9410 0.197245 0.301372 5%LSD 24DF 43.6086 0.575703 0.879622 ----------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NS2 6/ 9/ 9 21:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ |NL | (N= 39) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSCT 39 944.21 197.82 53.871 5.7 0.0000 0.0001 NSO 39 20.757 4.2197 0.71118 3.4 0.0000 0.0001 NS/HA 39 27.687 5.6101 1.0866 3.9 0.0000 0.0061 CÁC BẢNG CHẠY SILINDEX CỦA HAI THÍ NGHIỆM 1.Bảng chạy chỉ số chọn lọc vụ xuân hè sớm năm 2009 Chi so di truyen Ver 1.0 Nguyen dinh Hien So dong <= 300 ; So bien <= 30 CHON LOC TO HOP LAI CA CHUA TRIEN VONG VU XUAN HE SOM NAM 2009 DUY PHIEN - TAM DUONG - VINH PHUC THONG KE CO BAN BIEN TRUNG BINH DO LECH HS BIEN DONG MIN MAX CCC 124.631 14.226 0.114 102.100 149.300 TLDQ 74.906 6.072 0.081 66.050 83.060 SQL 22.646 3.127 0.138 16.500 27.100 P.QL 68.669 10.522 0.153 58.400 100.900 NSCT 1652.454 203.103 0.123 1348.000 2008.700 DC 6.220 0.585 0.094 5.300 7.320 BRIX 3.570 0.763 0.214 2.470 4.840 MUC TIEU BIEN MUC TIEU HE SO GIA TRI CCC 0.8 5.0 136.0 TLDQ 1.0 9.0 81.0 SQL 1.0 10.0 25.8 P.QL 0.6 6.0 75.0 NSCT 1.0 10.0 1855.6 DC 0.3 9.0 6.4 BRIX 0.2 7.0 3.7 CAC DONG DUOC CHON Dong Chi so Bien 1 Bien 2 Bien 3 Bien 4 Bien 5 Bien 6 Bien 7 7 5.52 121.20 82.65 27.10 68.70 2008.70 6.72 4.13 9 9.97 124.80 80.32 26.90 67.00 1959.70 7.32 2.80 12 15.91 129.20 69.45 26.00 66.30 1845.80 5.79 3.96 11 19.40 124.00 83.06 25.80 61.50 1719.60 5.41 4.48 3 31.20 121.80 74.14 22.90 68.90 1702.90 5.91 4.40 TOM TAT VE PHAN LUA CHON BIEN TBINH PHAN CHON HIEU CHUAN HOA CCC 124.63 124.20 -0.43 -0.03 TLDQ 74.91 77.92 3.02 0.50 SQL 22.65 25.74 3.09 0.99 P.QL 68.67 66.48 -2.19 -0.21 NSCT 1652.45 1847.34 194.89 0.96 DC 6.22 6.23 0.01 0.02 BRIX 3.57 3.95 0.38 0.50 2 Bảng chạy chỉ số chọn lọc vụ xuân hè muộn năm 2009-2009 Chi so di truyen Ver 1.0 Nguyen dinh Hien So dong <= 300 ; So bien <= 30 CHON LOC TO HOP LAI TRIEN VONG VU XUAN HE MUON 2009 TAM DUONG - DUY PHIEN - VINH PHUC THONG KE CO BAN BIEN TRUNG BINH DO LECH HS BIEN DONG MIN MAX CCC 108.669 13.458 0.124 87.100 134.700 TLDQ 46.205 10.181 0.220 28.660 62.500 SQL 12.859 2.987 0.232 7.000 17.000 P.QL 67.746 10.421 0.154 57.100 99.300 NSCT 944.208 192.802 0.204 727.700 1289.500 DC 5.670 0.495 0.087 5.220 6.950 BRIX 3.438 0.768 0.223 2.360 4.600 MUC TIEU BIEN MUC TIEU HE SO GIA TRI CCC 0.8 5.0 119.4 TLDQ 1.0 9.0 56.4 SQL 1.0 10.0 15.8 P.QL 0.6 6.0 74.0 NSCT 1.0 10.0 1137.0 DC 0.3 9.0 5.8 BRIX 0.2 7.0 3.6 CAC DONG DUOC CHON Dong Chi so Bien 1 Bien 2 Bien 3 Bien 4 Bien 5 Bien 6 Bien 7 12 10.04 123.00 41.11 16.00 65.80 1156.10 5.22 3.84 11 10.45 93.50 62.50 15.80 63.10 1079.10 5.25 4.49 7 10.75 99.40 45.78 17.00 63.30 1289.50 6.22 3.92 9 11.59 100.70 52.91 16.90 66.90 1245.00 6.95 2.69 3 21.17 115.90 44.66 13.10 69.30 994.50 5.72 4.34 TOM TAT VE PHAN LUA CHON BIEN TBINH PHAN CHON HIEU CHUAN HOA CCC 108.67 106.50 -2.17 -0.16 TLDQ 46.20 49.39 3.19 0.31 SQL 12.86 15.76 2.90 0.97 P.QL 67.75 65.68 -2.07 -0.20 NSCT 944.21 1152.84 208.63 1.08 DC 5.67 5.87 0.20 0.41 BRIX 3.44 3.86 0.42 0.54 BẢNG KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TRẠM VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC Trạm: Vĩnh Yên TỔNG GIỜ NẮNG NGÀY NĂM: 2009 Kinh độ: Tỉnh: Vĩnh Phúc Vĩ độ: Đơn vị: giờ Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 1 0,0 0,0 0,0 1,4 0,9 8,5 2 0,5 0,0 0,0 0,1 1,4 6,6 3 0,0 0,6 0,0 1,3 7,3 4,8 4 4,6 4,7 0,0 2,0 8,1 10,7 5 0,0 0,1 0,0 0,1 7,3 7,1 6 4,6 8,9 0,0 4,4 0,0 6,9 7 0,2 2,2 0,0 5,4 0,2 8,3 8 0,0 1,4 0,0 1,5 0,0 10,8 9 4,3 6,1 5,1 2,5 0,0 9,5 10 8,4 9,0 0,0 2,3 0,1 7,3 11 8,7 4,9 0,0 1,7 3,1 2,0 12 8,3 3,8 0,0 7,1 5,7 6,9 13 7,8 8,1 0,0 4,6 6,9 8,0 14 7,5 7,8 7,8 5,8 4,4 4,4 15 8,1 3,9 6,8 3,7 4,6 2,9 16 8,4 6,2 0,0 6,5 2,9 0,4 17 8,4 1,2 0,0 0,1 7,3 4,5 18 0,0 2,0 0,0 2,8 0,7 5,3 19 3,0 0,7 0,0 8,4 4,0 11,8 20 2,3 0,0 0,0 7,5 4,9 10,1 21 4,8 0,0 6,1 9,3 4,4 9,8 22 1,8 0,0 4,3 6,1 6,3 7,8 23 0,0 0,0 5,8 3,3 7,8 5,5 24 0,0 0,0 0,0 5,8 10,6 5,4 25 0,0 0,0 0,0 2,5 10,3 0,9 26 0,0 0,0 0,2 9,0 7,6 0,0 27 0,0 0,0 7,6 2,1 5,6 1,8 28 1,2 0,0 8,4 0,0 1,5 1,9 29 0,0 5,6 0,0 0,0 6,9 30 3,4 0,0 0,0 4,2 4,6 31 8,2 0,0 7,0 Tổng 104,5 71,6 57,7 107,3 130,5 181,4 TB 3,4 2,6 1,9 3,6 4,2 6,1 Max 8,7 9,0 7,8 9,3 10,6 11,8 Ngày 11 10 14 21 24 19 Đ.tra năm Số giờ nắng lớn nhất: Ngày Tháng năm 2009 Tổng năm: Trạm:Vĩnh Yên LƯỢNG MƯA NGÀY NĂM: 2009 Kinh độ: Tỉnh: Vĩnh Phúc Vĩ độ: Đơn vị: mm Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 1 - - 03 02 01 - 2 - 1,2 03 305 - 10 3 - - - 11 - 705 4 - - 02 18 - - 5 - 29 15 260 - - 6 - - - - - 93 7 - - 04 - 146 - 8 - - - - 767 - 9 - - - - 11 15 10 - - - 02 15 - 11 - - - 139 16 03 12 - - 14 04 85 - 13 - - 77 - 34 43 14 - - 01 165 92 - 15 - - - 08 199 61 16 - - - - - 387 17 - - - - 197 - 18 08 - - - 66 - 19 - - - - 01 - 20 03 - 2,0 118 93 - 21 - - - - - - 22 - 15 - - - - 23 25 15 - 129 29 110 24 - - - - - - 25 - - 308 61 - - 26 16 04 - - - 170 27 - 41 80 - 10 01 28 - 11 - 30 - 79 29 16 - 37 1372 - 30 - 02 34 - - 31 - 06 - Tổng 68,0 116,2 517,0 1.323,0 3.134,0 1.677,0 TB 2,2 4,2 16,7 44,1 101,1 55,9 Max 25 41 308 305 767 705 Ngày 23 27 25 2 8 3 Đặc trưng Lượng mưa ngày lớn nhất: 1372 mm Ngày 29 Tháng 5 năm 2009 Tổng lượng mưa năm: mm Số ngày có mưa: 69 Trạm:Vĩnh Yên NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH NGÀY NĂM: 2009 Tỉnh: Vĩnh Phúc Đơn vị: 0C Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 1 16,3 17,9 17,5 19,5 25,0 28,5 2 16,5 17,4 15,9 18,5 25,2 29,6 3 15,8 19,5 16,2 21,9 26,0 25,5 4 16,3 20,0 17,6 24,4 25,9 26,9 5 18,7 20,6 18,8 23,3 26,1 28,6 6 20,2 21,1 17,5 20,8 25,2 28,1 7 17,5 20,4 17,4 21,6 25,6 30,7 8 14,5 19,7 16,8 22,2 24,3 32,8 9 15,3 20,6 18,9 23,6 25,0 32,0 10 13,9 21,2 19,3 24,4 26,4 31,9 11 13,2 22,1 21,0 23,7 27,1 29,3 12 14,0 22,8 22,4 25,6 26,8 30,2 13 14,3 25,4 22,0 26,5 27,0 29,9 14 13,8 24,8 17,5 25,9 26,1 30,6 15 23,4 24,0 17,4 25,9 27,0 29,0 16 14,7 25,3 18,6 27,0 27,9 26,5 17 16,3 25,1 21,4 26,1 28,2 28,0 18 16,9 24,1 22,4 27,1 27,2 30,0 19 19,5 24,8 24,1 29,5 27,5 32,1 20 20,1 22,6 24,0 28,3 27,0 33,0 21 20,9 19,0 25,7 27,6 27,2 33,0 22 18,4 21,7 26,3 27,2 28,1 32,5 23 17,7 23,8 26,8 27,5 28,4 30,3 24 13,3 24,5 25,3 28,8 29,6 31,0 25 11,2 24,6 22,4 25,2 29,5 30,0 26 12,0 23,9 21,7 25,0 29,5 25,9 27 13,4 24,6 23,7 24,0 29,4 27,7 28 13,5 22,3 26,0 23,7 29,4 29,7 29 14,7 25,5 23,5 23,4 29,8 30 15,5 22,6 23,9 26,4 30,6 31 17,6 19,8 27,9 Tổng 499,4 623,8 652,5 742,2 835,3 893,7 TB 16,1 22,3 21,0 24,7 26,9 29,8 Max Ngày Min Ngày Đặc trưng năm Nhiệt độ cao nhất: 33,00C Ngày 20,21 Tháng 6 năm 2009 Nhiệt độ thấp nhất: 11,20C Ngày 25 Tháng 1 năm 2009 Trung bình năm: 0C Ngày Tháng năm 2009 Trạm:Vĩnh Yên NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ CAO NHẤT NGÀY NĂM: 2009 Tỉnh: Vĩnh Phúc Đơn vị: 0C Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 1 17,7 19,7 20,5 23,0 27,6 33,3 2 20,0 18,8 16,9 20,0 28,8 34,6 3 19,6 23,0 17,6 25,3 31,0 30,1 4 21,6 24,7 19,8 26,5 31,3 33,9 5 21,8 22,9 20,5 24,8 30,8 33,9 6 25,0 26,3 19,9 24,7 27,0 34,3 7 21,2 23,7 19,1 25,6 26,4 36,6 8 15,9 24,6 17,8 25,0 26,4 38,6 9 20,0 26,0 23,6 27,7 26,1 36,7 10 20,4 27,0 22,5 27,6 29,1 36,9 11 20,0 27,9 23,5 27,2 31,6 33,2 12 21,3 27,0 24,3 30,0 31,4 34,9 13 20,3 31,6 25,5 30,0 31,4 34,2 14 19,7 30,5 22,2 29,5 30,2 35,0 15 20,0 29,1 22,5 29,0 31,0 35,0 16 22,3 30,0 21,5 31,4 32,0 28,8 17 23,0 28,9 24,2 28,8 33,0 32,7 18 18,8 27,7 24,9 31,6 29,9 34,0 19 24,5 28,6 26,9 24,6 31,7 37,6 20 23,2 25,5 25,6 32,1 30,6 38,4 21 25,9 20,8 30,0 32,1 30,9 37,6 22 21,7 23,9 30,8 30,8 32,0 36,6 23 19,6 26,5 31,3 30,6 33,5 33,8 24 17,3 27,5 28,2 33,2 34,5 35,3 25 12,8 27,0 24,7 29,8 34,4 33,4 26 11,8 25,1 24,7 29,7 33,7 31,7 27 16,7 27,8 30,1 27,8 34,0 32,5 28 14,4 24,3 31,3 25,4 32,5 34,6 29 20,4 28,3 25,3 30,2 34,5 30 23,1 25,5 25,3 30,4 35,0 31 22,2 21,8 32,6 Tổng 622,2 726,4 746,0 834,4 956,0 1.037,7 TB 20,1 25,9 24,1 27,8 30,1 34,6 Max Ngày Min Ngày Đặc trưng năm Nhiệt độ cao nhất: 38,6 0C Ngày 8 Tháng 6 năm 2009 Nhiệt độ thấp nhất: 11,8 0C Ngày 26 Tháng 1 năm 2009 Trung bình năm: 0C Trạm: Vĩnh Yên NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ THẤP NHẤT NGÀY NĂM: 2009 Tỉnh: Vĩnh Phúc Đơn vị:0C Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 1 14,7 16,6 16,3 18,0 23,4 25,5 2 14,7 16,7 15,3 16,7 22,5 27,0 3 13,6 17,6 14,6 18,0 23,0 22,3 4 12,6 18,2 15,9 21,6 22,0 22,3 5 16,8 19,3 17,4 19,0 22,8 23,6 6 17,5 17,9 15,7 18,3 23,8 25,5 7 15,9 17,7 15,9 18,5 23,6 27,3 8 13,8 17,5 14,7 20,2 23,7 28,0 9 12,7 17,0 16,2 21,5 24,0 28,5 10 10,0 16,8 16,8 22,4 24,3 28,5 11 7,7 18,6 19,1 22,8 23,8 26,8 12 9,6 19,8 21,4 23,3 25,3 26,0 13 10,9 21,6 18,1 24,3 24,6 25,0 14 9,8 21,4 13,9 21,7 25,1 28,6 15 9,1 21,5 13,3 24,1 24,0 26,8 16 9,7 23,2 16,1 23,9 25,4 25,2 17 11,1 22,8 18,7 24,3 25,1 25,2 18 16,2 22,4 20,5 24,5 25,5 27,3 19 17,0 22,4 22,5 25,7 24,6 27,8 20 18,1 19,4 23,5 23,9 24,0 29,2 21 19,0 17,5 23,2 24,0 24,9 29,4 22 16,6 19,4 24,0 23,9 25,4 29,4 23 16,8 22,4 24,2 24,6 24,7 26,1 24 12,3 23,2 24,6 25,8 26,3 28,9 25 10,3 23,4 20,2 22,9 26,0 27,8 26 10,4 23,2 19,6 23,1 26,3 25,3 27 11,4 23,2 20,9 21,6 26,3 25,2 28 12,7 20,5 22,7 22,7 27,2 27,6 29 13,1 23,5 22,4 22,6 27,3 30 10,7 21,6 22,5 23,4 27,7 31 14,2 19,2 24,6 Tổng 409,0 561,2 589,6 666,2 758,2 801,1 TB 13,2 20,0 19,0 22,2 24,5 26,7 Max Ngày Min Ngày Đặc trưng năm Nhiệt độ cao nhất: 0C Ngày Tháng năm 2009 Nhiệt độ thấp nhất: 0C Ngày Tháng năm 2009 Trung bình năm: 0C Ngày Tháng năm 2009 Trạm: Vĩnh Yên ẨM ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH NGÀY NĂM: 2009 Tỉnh: Vĩnh Phúc Đơn vị: % Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 1 67 76 85 84 85 78 2 57 94 91 91 79 83 3 69 86 89 89 75 83 4 75 84 92 88 76 75 5 83 85 90 86 79 75 6 81 75 86 78 84 81 7 76 78 64 75 87 76 8 78 83 83 83 95 67 9 72 78 77 87 92 73 10 66 77 81 87 91 75 11 63 80 90 92 87 80 12 66 81 95 83 88 78 13 67 77 87 85 87 78 14 67 79 58 84 91 82 15 70 81 70 86 87 81 16 68 81 82 84 87 92 17 73 79 84 86 86 85 18 93 84 88 87 87 80 19 85 83 89 77 84 72 20 86 83 94 73 82 71 21 79 92 85 70 78 73 22 70 96 84 75 81 75 23 87 92 82 85 79 81 24 75 88 85 84 74 77 25 71 90 84 75 77 82 26 92 93 88 69 77 89 27 77 86 86 79 82 86 28 84 92 80 88 83 82 29 89 75 94 92 79 30 80 77 91 75 76 31 75 80 77 Tổng 2.341 2.353 2.581 2.495 2.584 2.365 TB 75,5 84,0 83,3 83,2 83,4 78,8 Max 93 96 95 94 95 92 Ngày 18 22 12 29 8 16 Min 57 75 64 69 74 67 Ngày 2 6 7 26 24 8 Đặc trưng năm Ẩm độ cao nhất: % Ngày Tháng năm 2009 Ẩm độ thấp nhất: % Ngày Tháng năm 2009 Trung bình năm: % Ngày Tháng năm 2009 Trạm:Vĩnh Yên ẨM ĐỘ KHÔNG KHÍ THẤP NHẤT NGÀY NĂM: 2009 Tỉnh: Vĩnh Phúc Đơn vị: % Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 1 63 72 77 75 76 63 2 49 76 88 83 61 69 3 61 77 83 77 58 77 4 55 66 82 79 57 58 5 76 76 68 67 62 56 6 70 54 75 60 78 63 7 65 66 61 66 79 59 8 69 74 75 72 91 46 9 45 60 54 75 91 53 10 31 59 75 77 82 57 11 44 66 80 89 75 69 12 49 65 88 63 77 66 13 44 58 64 76 73 64 14 47 59 48 71 88 72 15 47 67 57 75 72 70 16 50 60 72 73 74 89 17 54 71 72 77 72 73 18 73 75 79 74 72 62 19 73 70 82 69 72 55 20 78 75 92 61 69 55 21 60 76 69 56 64 60 22 56 91 68 66 66 62 23 74 82 67 72 64 70 24 72 81 80 67 58 69 25 69 82 79 61 61 71 26 92 90 75 53 64 81 27 57 71 64 60 67 75 28 75 89 61 70 73 63 29 80 58 90 82 64 30 59 65 85 59 59 31 59 73 60 Tổng 1.896 2.008 2.231 2.139 2.197 1.950 TB 61,2 71,7 72,0 71,3 70,9 65,0 Max 92 91 92 90 91 89 Ngày 26 22 20 29 8;9 16 Min 31 54 48 53 57 46 Ngày 10 6 14 26 4 8 Đặc trưng năm Ẩm độ cao nhất: % Ngày Tháng năm 2009 Ẩm độ thấp nhất: % Ngày Tháng năm 2009 Trung bình năm: % Ngày Tháng năm 2009 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHGCT005.doc
Tài liệu liên quan