Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Tài liệu Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: ... Ebook Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

doc133 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- NGUYỄN HOÀNG MINH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH TRÀ HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn NguyÔn Hoµng Minh LỜI CẢM ƠN Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn nghiªn cøu ®Ò tµi, t«i ®· nhËn ®­îc sù quan t©m gióp ®ì nhiÖt t×nh, sù ®ãng gãp quý b¸u cña nhiÒu c¸ nh©n vµ tËp thÓ, ®· t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó t«i hoµn thµnh b¶n luËn v¨n nµy. Lêi ®Çu tiªn, t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n PGS.TS NguyÔn Thanh Trµ, Tr­ëng Bé m«n Qu¶n lý §Êt ®ai, Khoa Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng, Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· trùc tiÕp h­íng dÉn t«i trong suèt thêi gian t«i nghiªn cøu thùc hiÖn ®Ò tµi. T«i xin c¶m ¬n sù gãp ý ch©n thµnh cña c¸c ThÇy, C« gi¸o Khoa Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng,Viện Sau §¹i häc, Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i thùc hiÖn ®Ò tµi. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban l·nh ®¹o Së Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng NghÖ An, Phßng §Êt ®ai (Së Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng NghÖ An); Phßng Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng, Phßng Qu¶n lý ®« thÞ, Phßng Thèng kª, V¨n phßng ®¨ng ký quyÒn sö dông ®Êt Thµnh phè, Trung t©m ph¸t triÓn quü ®Êt Thµnh phè (UBND Thµnh phè Vinh), UBND ph­êng Vinh T©n, UBND x· Nghi Phó ®· t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì t«i trong thêi gian nghiªn cøu thùc hiÖn luËn v¨n t¹i ®Þa ph­¬ng. T«i xin c¶m ¬n tíi gia ®×nh, nh÷ng ng­êi th©n, ®ång nghiÖp vµ b¹n bÌ ®· gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi. Mét lÇn n÷a t«i xin tr©n träng c¶m ¬n ! T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn Hoµng Minh MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục đồ thị vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Các chữ viết tắt Ký hiệu 1 Bồi thường BT 2 Hỗ trợ HT 3 Giải phóng mặt bằng GPMB 4 Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNH-HĐH 5 Tái định cư TĐC 6 Hồ sơ địa chính HSĐC 8 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ 9 Ngân hàng thế giới WB 10 Ngân hàng phát triển Châu Á ADB 11 Bị ảnh hưởng BAH 12 Uỷ ban nhân dân UBND 13 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn BNN PTNT 17 Sản xuất nông nghiệp SXNN 19 Khu Công nghiệp, công nghiệp nhỏ KCN, CNN 22 Trung học cơ sở, Trung học phổ thông THCS, THPT DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Tổng hợp về đối tượng và điều kiện được bồi thường tại hai dự án 51 4.2 Tổng hợp bồi thường về đất đai 53 4.3 Tổng hợp kinh phí bồi thường hỗ trợ GPMB 56 4.4 Kết quả phỏng vấn chi tiết về thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ của các hộ dân tại 2 dự án 60 4.5 Phương thức sử dụng tiền các hộ dân thuộc Dự án 1 61 4.6 Phương thức sử dụng tiền của các hộ dân Dự án 2 62 4.7 Trình độ văn hóa, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao động 63 4.8 Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa 64 4.9 Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất Dự án xây dựng Khu Đô thị mới Vinh Tân 65 4.10 Kết quả phỏng vấn về học vấn, giáo dục tại dự án Xây dựng Bệnh viện Đa khoa 67 4.11 Kết quả phỏng vấn về học vấn, giáo dục tại dự án xây dựng khu Đô thị mới Vinh Tân 68 4.12 Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của Dự án 1 69 4.13 Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của Dự án 2 70 4.14 Thu nhập bình quân của người dân 71 4.15 Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất Dự án 1 72 4.16 Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 năm phân theo nguồn thu Dự án 1 73 4.17 Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất Dự án 2 73 4.18 Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 năm phân theo nguồn thu Dự án 2 74 4.19 Tình hình tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi thu hồi đất 75 4.20 Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất 78 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1 Cơ cấu kinh tế thành phố Vinh năm 2000 – 2008 38 4.2 Cơ cấu các loại đất thành phố Vinh năm 2008 42 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại và văn minh. Việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia dẫn đến đất cho sản xuất - kinh doanh của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi chỗ ở và điều kiện sống. Chính sách thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003 (LĐĐ 2003) có nhiều đổi mới về cơ chế, giá bồi thường, chính sách tái định cư...được cụ thể hoá ở một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành: Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Quyết định số 51/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Chính phủ về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trong đó có đối tượng ưu tiên là lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn với quy hoạch sử dụng đất nồng nghiệp; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất... Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và đã được các địa phương nỗ lực vận dụng để giải quyết vấn đề bồi thường, tái định cư, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Song tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt nơi ở mới, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương. Nguyên nhân này một phần do nhiều nơi thực hiện đền bù, tái định cư, đào tạo, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất còn chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng khiếu kiện gây mất trật tự, an ninh xã hội. Bên cạnh đó, bản thân người dân bị thu hồi đất còn thụ động trông chờ vào Nhà nước, chưa tích cực tự đào tạo để đáp ứng với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong những năm qua, thành phố Vinh đã và đang quyết tâm tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất thực hiện vai trò là “Đô thị trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ” theo Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg về định hướng Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020. Đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển Vinh thành trung tâm kinh tế - văn hoá vùng Bắc Trung Bộ theo Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 05/09/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1210/QĐ-TTg công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An. Chính vì vậy tốc độ phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, các công trình công cộng...diễn ra rất nhanh, quá trình đó đi liền với việc thu hồi đất, bao gồm cả đất nông nghiệp của một bộ phận dân cư, chủ yếu là vùng ven đô, vùng có điều kiện giao thông thuận lợi, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết việc làm, ổn định và từng bước nâng cao đời sống cho người bị thu hồi đất là nhiệm vụ của cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn xã hội không chỉ riêng ở thành phố Vinh mà một số địa phương khác cũng đang gặp phải khó khăn trong việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất. Để đánh giá đúng thực trạng đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh và kịp thời có đề xuất những giải pháp tích cực trong việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc hiện nay nhằm cải thiện, nâng cao đời sống của người dân bị thu hồi đất, chúng tôi chọn đề tài: "Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An". 1.2 Mục đích nghiên cứu 1.2.1 Mục đích chung - Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi. 1.2.2 Mục đích cụ thể - Đánh giá một cách tổng thể thực trạng đời sống, việc làm, thu nhập và các tiêu chí khác của đời sống xã hội cộng đồng dân cư sau khi Nhà nước thu hồi đất. - Đề xuất các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi cả trong hiện tại và tương lai. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ sở thực tiễn để đánh giá chung tình hình đời sống việc làm của người dân trước và sau khi bị Nhà nước thu hồi đất. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài ngoài việc đóng góp để giải quyết vấn đề thực tiễn bức xúc đang đặt ra hiện nay ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương có cùng hoàn cảnh. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2.1.1 Khái quát về bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư 2.1.1.1 Bồi thường - "Bồi thường" hay “ đền bù” có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác [25]. Điều này có nghĩa là: + Không phải mọi khoản bồi thường đều chi trả được bằng tiền. + Sự mất mát của người bị thu hồi đất không chỉ là về mặt vật chất mà nhiều trường hợp còn mất mát cả về tinh thần nhất. + Về mặt hành chính thì đây là một quá trình không tự nguyện, có tính cưỡng chế và vẫn là đòi hỏi sự "hy sinh", không thể là một sự bồi thường ngang giá tuyệt đối. Việc bồi thường có thể vô hình hoặc hữu hình, có thể do các quy định của pháp luật điều tiết, hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể. 2.1.1.2 Hỗ trợ Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào [25]. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới [22]. 2.1.1.3 Tái định cư Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. Tái định cư (TĐC) được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung. Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau; - Bồi thường bằng nhà ở; - Bồi thường bằng giao đất ở mới; - Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở [22]. Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách giải phóng mặt bằng. 2.1.2 Đặc điểm của quá trình giải phóng mặt bằng Giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội. - Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Ở khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành, mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vùng đó. - Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý người dân là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê... [23]. 2.1.3 Một số vấn đề ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2.1.3.1 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các nước trên thế giới đều coi đất đai là một loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Ở nước ta, theo quy định của Luật đất đai, người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xét duyệt lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hệ thống hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận QSD đất có liên quan mật thiết với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và là một trong những yếu tố quyết định khi xác định nguồn gốc sử dụng đất, đối tượng và mức bồi thường hỗ trợ. Lập và quản lý chặt chẽ hệ thống hồ sơ địa chính (HSĐC) có vai trò quan trọng hàng đầu để “quản lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản”, là cơ sở xác định tính pháp lý của đất đai. Trước tháng 12 năm 2004, rất nhiều địa phương chưa lập đầy đủ HSĐC theo quy định; đặc biệt có nhiều xã, phường, thị trấn chưa lập sổ địa chính (khoảng trên 30% số xã đã cấp GCN) để phục vụ yêu cầu quản lý việc sử dụng đất đai, một số địa phương chưa lập đủ sổ mục kê đất đai, sổ cấp GCN như thành phố Hà Nội, các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Trà Vinh [2]. Trong công tác bồi thường GPMB, GCNQSDĐ là căn cứ để xác định đối tượng được bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi thường. Hiện nay, công tác đăng ký đất đai ở nước ta vẫn còn yếu kém, đặc biệt công tác đăng ký biến động về sử dụng đất; việc cấp GCNQSDĐ vẫn chưa hoàn tất. Chính vì vậy mà công tác bồi thường GPMB đã gặp rất nhiều khó khăn. Làm tốt công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ thì công tác bồi thường GPMB sẽ thuận lợi, tiến độ GPMB nhanh hơn. 2.1.3.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Đất đai là có hạn, không gian sử dụng đất đai cũng có hạn. Để tồn tại và duy trì cuộc sống của mình con người phải dựa vào đất đai, khai thác và sử dụng đất đai để sinh sống. Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp quản lý không thể thiếu được trong việc tổ chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội và các địa phương, là công cụ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước nói chung và các địa phương nói riêng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động tới chính sách bồi thường đất đai trên hai khía cạnh: - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theo quy định của Luật đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng; - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng liên quan mật thiết với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thông qua Quyết định thu hồi đất vì: - Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Căn cứ Quyết định thu hồi đất để lập, trình duyệt và thực hiện phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên chất lượng quy hoạch nói chung và quy hoạch nói riêng còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tính bền vững. Phương án quy hoạch chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo" [3]. 2.1.3.3 Công tác giao đất, cho thuê đất Nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất có tác động rất lớn đến công tác bồi thường GPMB và TĐC. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất, phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch là điều kiện bắt buộc, nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện tốt nguyên tắc này; hạn mức đất được giao và nghĩa vụ đóng thuế đất quy định không rõ ràng, tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ dẫn đến khó khăn cho công tác đền bù. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến ngày 28/2/2007 thì tổng diện tích đã giao, đã cho thuê là 1.081.011 ha, trong đó diện tích đất đã giao là 925.631 ha (giao đất có thu tiền sử dụng đất là 581.620 ha, giao đất không thu tiền là 344.011 ha); diện tích đất đã cho thuê là 155.380 ha (trong đó diện tích đất cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê là 1.386 ha) [2]. 2.1.3.4 Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đất đai Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao và phù hợp với tình hình thực tế. Ở nước ta, do các đặc điểm lịch sử, kinh tế xã hội của đất nước trong mấy thập kỷ qua có nhiều biến động lớn, nên các chính sách về đất đai cũng theo đó không ngừng được sửa đổi, bổ sung. Từ năm 1993 đến năm 2003, Nhà nước đã ban hành hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Sau khi quốc hội thông qua Luật Đất đai 2003 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác GPMB đã đạt những kết quả đáng khích lệ, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng cho việc phát triển các dự án đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó, do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai qua các thời kỳ mà công tác bồi thường GPMB đã gặp khá nhiều khó khăn và cản trở. Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường GPMB. Hệ thống văn bản pháp luật đất đai còn có những nhược điểm như là số lượng nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng, nội bộ hệ thống chưa đồng bộ, chặt chẽ gây lúng túng trong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật [2]. Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai, việc tổ chức thực hiện các văn bản đó cũng có vai trò rất quan trọng. Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy UBND các cấp đều có ý thức quán triệt việc thực thi pháp luật về đất đai nhưng nhận thức về các quy định của pháp luật nói chung còn yếu, ở cấp cơ sở còn rất yếu. Tại nhiều địa phương, đang tồn tại tình trạng nể nang, trọng tình hơn chấp hành quy định pháp luật trong giải quyết các mối quan hệ về đất đai. Cán bộ địa chính, chủ tịch UBND xã nói chung chưa làm tốt nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn. Đó là nguyên nhân làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật, gây mất lòng tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư và đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB [1]. 2.1.3.5 Yếu tố giá đất và định giá đất Hiện nay ở nước ta giá cả đất đai dựa trên chuyển nhượng quyền sử dụng, là tổng hòa giá trị hiện hành địa tô nhiều năm. Một trong những điểm mới của Luật Đất đai 2003 là các quy định về giá đất. Nếu như trước đây Nhà nước chỉ quy định một loại giá đất áp dụng cho mọi quan hệ đất đai khác nhau thì Luật Đất đai 2003 đề cập nhiều loại giá đất để xử lý từng nhóm quan hệ đất đai khác nhau [1]. - Trước khi có Luật đất đai năm 2003: Những vấn đề liên quan đến việc xác định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đều được quy định tại các văn bản dưới luật như Nghị định số 87/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất; Nghị định số 90/CP ngày 17 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ ban hành quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng... Khung giá đất để tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Nghị định số 87/CP đã được áp dụng trong một thời gian khá dài (trên mười năm), mặc dù trong quá trình áp dụng có quy định việc điều chỉnh khung giá đất để tính bồi thường bằng hệ số K nhưng mức tăng cao nhất cũng chỉ là 1, 2 lần đối với đất nông nghiệp hạng i. Do vậy giá đất để tính bồi thường vẫn thấp hơn nhiều so với giá thực tế, dẫn đến phát sinh hàng loạt các khiếu kiện về bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các địa phương. - Từ khi có Luật đất đai 2003 [22]: Quy định giá đất được hình thành trong các trường hợp sau đây (Điều 55): + Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định giá theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 56 của Luật này; + Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; + Do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Những vấn đề quan trọng, có tính nguyên tắc liên quan đến xác định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được quy định khá cụ thể tại Luật đất đai năm 2003. Đặc biệt, việc xác định giá đất được thực hiện theo nguyên tắc “sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường” (khoản 1 Điều 56). Thực hiện các quy định về giá đất tại Luật đất đai năm 2003, ngày 16 tháng 11 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, nguyên tắc định giá đất là phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, tình hình phổ biến hiện nay là giá đất do các địa phương quy định và công bố đều không theo đúng nguyên tắc đó, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về bồi thường đất đai và phát sinh khiếu kiện. Thực tế cho thấy, bảng giá đất các địa phương công bố hàng năm chưa phù hợp với nguyên tắc nêu trên dẫn tới các khiếu kiện của người bị thu hồi đất và gây ách tắc trong thực hiện bồi thường, GPMB. 2.1.3.6 Thị trường Bất động sản Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, thị trường bất động sản ngày càng được hình thành và phát triển. Ngày nay thị trường bất động sản đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các loại thị trường của nền kinh tế quốc dân, nó có những đóng góp vào ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong thời gian qua và trong tương lai. Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư (do người đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu về đất đai thông qua các giao dịch trên thị trường); đồng thời người bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc cho thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhà nước thực hiện chính sách TĐC và bồi thường. 2.1.4 Tác động của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến phát triển cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội 2.1.4.1 Phát triển cơ sở hạ tầng - Về tiến độ dự án: Giải phóng mặt bằng đúng tiến độ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và sớm thực hiện dự án và đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Ngược lại, làm chậm tiến độ thực hiện dự án, lãng phí thời gian, tăng chi phí, giảm hiệu quả dự án. - Về kinh tế dự án: Thực hiện GPMB tốt sẽ giảm chi phí, có điều kiện tập trung vốn cho mở rộng đầu tư. Ngược lại, chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến quay vòng vốn chậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh nếu không đáp ứng được tiến độ đầu tư thì mất cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp. Đối với dự án đầu tư không kinh doanh, thời gian thi công kéo dài, tiến độ thi công bị ngắt quãng gây ra lãng phí và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. 2.1.4.2 Đời sống xã hội Công tác GPMB góp phần cải thiện môi trường đầu tư, khai thác các nguồn lực từ đất đai cho đầu tư phát triển, các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nước ta thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư hầu khắp các vùng, miền trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn đã đóng góp vào sự thành công bước đầu của công cuộc “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân. Đạt được kết quả nêu trên công tác bồi thường GPMB đóng vai trò không nhỏ để các dự án phát huy hiệu quả 2.1.5 Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của một số nước và các tổ chức ngân hàng quốc tế 2.1.5.1 Trung Quốc Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu, gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu nhà nước. Đất ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu tập thể, nông dân lao động. Theo quy định của Luật đất đai Trung Quốc năm 1998, đất đai thuộc sở hữu nhà nước được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (cấp đất), giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất. Đất thuộc diện được cấp bao gồm đất sử dụng cho cơ quan nhà nước, phục vụ mục đích công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh. Đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì được Nhà nước giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc là cho thuê đất. Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia...thì Nhà nước có chính sách bồi thường và tổ chức TĐC cho người bị thu hồi đất. Vấn đề bồi thường cho người có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai Trung Quốc quy định như sau: Về thẩm quyền thu hồi đất: Chỉ có Chính phủ (Quốc vụ viện) và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền thu hồi đất. Quốc vụ viện có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp từ 35 ha trở lên và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác. Dưới hạn mức này thì do chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thu hồi đất. Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể thành đất thuộc sở hữu nhà nước. Về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định, người nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Phần lớn tiền bồi thường do người sử dụng đất trả. Tiền bồi thường bao gồm các khoản như lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, pháp luật đất đai Trung Quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mới khi bị mất đất nông nghiệp, khoảng từ 442.000-2.175.000 nhân dân tệ/ha. Các khoản phải trả cho người bị thu hồi đất gồm tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp TĐC, tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp TĐC căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do Nhà nước quy định. Còn đối với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất thì xác định theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Về nguyên tắc bồi thường: các khoản tiền bồi thường phải đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có chỗ ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ. Ở Bắc Kinh, phần lớn các gia đình dùng số tiền bồi thường đó cộng với khoản tiền tiết kiệm của họ có thể mua được căn hộ mới. Còn đối với người dân ở khu vực nông thôn có thể dùng khoản tiền bồi thường mua được hai căn hộ ở cùng một nơi. Tuy nhiên, ở thành thị, cá biệt cũng có một số gia đình sau khi được bồi thường cũng không mua nổi một căn hộ để ở. Những đối tượng trong diện giải toả mặt bằng thường được hưởng chính sách mua nhà ưu đãi của Nhà nước, song trên thực tế họ thường mua nhà bên ngoài thị trường. Về tổ chức thực hiện và quản lý giải toả mặt bằng: Cục quản lý tài nguyên đất đai ở các địa phương thực hiện việc quản lý giải toả mặt bằng. Người nhận khu đất thu hồi sẽ thuê một đơn vị xây dựng giải toả mặt bằng khu đất đó, thường là các đơn vị chịu trách nhiệm thi công công trình trên khu đất giải toả. Nhìn chung hệ thống pháp luật về bồi thường và TĐC của Trung Quốc đều nhằm bảo vệ những người mà mức sống có thể bị giảm do việc thu hồi đất để thực hiện các dự án. Theo một nghiên cứu gần đây của WB thì các luật về TĐC của Trung Quốc đối với các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông "đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của WB trong tài liệu hướng dẫn thực hiện TĐC". 2.1.5.2 Australia Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu được luật pháp bảo hộ tuyệt đối. Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử dụng vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội đồng thời gắn với việc Nhà nước thực hiện chính sách bồi thường. Cơ quan chức trách có thể thu hồi lại đất đai bằng hai cách: thoả thuận tự nguyện và cưỡng bức. Về bồi thường, luật quy định chủ sở hữu sẽ được bồi thường thiệt hại do việc thu hồi đất. Nguyên tắc bồi thường bao gồm: - Giá thị trường mảnh đất của chủ sở hữu; - Giá trị đặc biệt dành cho chủ sở hữu cao hơn hoặc trên giá trị thị trường của mảnh đất; - Những thiệt hại gây ra khi thu hồi đất; - Thiệt hại về việc gây phiền hà; - Các khoản chi phí về luật pháp và thẩm định giá; Bất cứ người nào có quyền lợi trên mảnh đất đó đều có thể khiếu nại về bồi thường. Quy định mức bồi thường: khi tính toán mức bồi ._.thường cần xem xét 6 yếu tố sau: - Giá trị thị trường của mảnh đất; - Sự chia cắt đất đai; - Những phiền nhiễu; - Các khoản chi phí về chuyên môn hoặc pháp lý hợp lý; - Người đi thuê, có thể khiếu nại mức bồi thường cho bất cứ tài sản nào bị ảnh hưởng mà bạn quản lý theo hợp đồng cho thuê; - Tiền bồi thường về mặt tinh thần; Thanh toán khoản bồi thường gồm thanh toán ứng trước và thanh toán cuối cùng. - Thanh toán ứng trước: Chính phủ sẽ thanh toán cho chủ nhân toàn bộ khoản bồi thường một khi đơn khiếu nại đã được xem xét. Nếu Chính phủ không chấp thuận toàn bộ các khoản mục trong đơn khiếu nại thì Chính phủ sẽ thanh toán trước ít nhất là 90% số tiền đã được định ra. - Thanh toán cuối cùng: Chính phủ sẽ thanh toán đầy đủ số tiền bồi thường ngay sau khi tổng số tiền cuối cùng đã được chấp thuận. 2.1.5.3 Chính sách bồi thường và TĐC của các tổ chức ngân hàng quốc tế Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những tổ chức tài trợ quốc tế đầu tiên đưa ra chính sách về TĐC bắt buộc. Tháng 2/1980, lần đầu tiên chính sách TĐC được ban hành dưới dạng một Thông báo, Hướng dẫn hoạt động nội bộ (OMS 2.33) cho nhân viên. Từ đó đến nay chính sách TĐC đã được sửa đổi và ban hành lại nhiều lần. Như chúng ta đã biết, khi Nhà nước thu hồi đất và TĐC thì những người BAH là những người mà do hậu quả của dự án họ phải chịu thiệt hại toàn bộ hay một phần tài sản vật chất và phi vật chất, bao gồm nhà cửa, cộng đồng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các phương tiện sản xuất bao gồm đất đai, nguồn thu nhập, kế sinh nhai do đất đai tạo ra, đặc trưng văn hoá và tiềm năng về sự hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo đời sống, tài nguyên cho sinh tồn và hệ sinh thái. Từ tháng 2/1994, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã bắt đầu áp dụng bản Hướng dẫn hoạt động của WB về TĐC và từ tháng 11/1995 Ngân hàng này đã có chính sách riêng của Ngân hàng về TĐC bắt buộc. Đối với đất đai và tài sản được bồi thường, chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường TĐC hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện. Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường TĐC được các tổ chức cho vay vốn quốc tế coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người BAH và mức độ tác động của dự án. Kế hoạch bồi thường TĐC phải được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ BAH. Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hoà nhập được với cộng đồng mới. Về quyền được tư vấn và tham gia của các hộ BAH, các tổ chức quốc tế quy định các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường TĐC của dự án phải được thông báo đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác, thậm chí trao quyền cho các hộ BAH và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường TĐC cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch. 2.1.5.4 Nhận xét, đánh giá Việc xây dựng và phát triển các công trình đều cần có đất. Do đất đai có hạn, vì thế mọi Nhà nước đều phải sử dụng quyền lực của mình để thu hồi đất hoặc trưng thu của người đang sở hữu, đang sử dụng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Ở mỗi nước, quyền lực thu hồi, trưng thu đất được ghi trong Hiến pháp hoặc tại Bộ Luật đất đai hoặc một bộ luật khác. Nếu việc thu hồi, trưng thu đã phù hợp với quy định của pháp luật mà người sở hữu hoặc sử dụng đất không thực hiện thì Nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai. Việc thu hồi đất, trung thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do Nhà nước đó quy định. Qua nghiên cứu chính sách bồi thường GPMB của một số nước và các tổ chức ngân hàng quốc tế, Việt Nam chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường GPMB ở một số điểm sau: - Hoàn thiện các quy định về định giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường GPMB nói riêng; - Thực hiện thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện và thực hiện tốt quy định về thẩm định, phê duyệt, giám sát thực hiện phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng - Quan tâm hơn nữa tới việc quy hoạch và xây dựng nơi tái định cư, tạo việc làm của người có đất bị thu hồi; xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng đất, Nhà nước và nhà đầu tư. 2.1.6 Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của việt nam 2.1.6.1 Trước khi có Luật Đất đai năm 1993 Luật Đất đai năm 1988 ra đời dựa trên quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Tại Khoản 4 Điều 48 quy định: “Đền bù thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật.” Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 186-HĐBT ngày 31/5/1990, về bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác. Căn cứ để tính mức bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng tại Quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Toàn bộ tiền bồi thường phải nộp vào ngân sách Nhà nước và được điều tiết theo phân cấp ngân sách Trung ương 30%, Địa phương 70% để sử dụng vào mục đích khai hoang, phục hoá và định canh, định cư cho nhân dân vùng bị thu hồi đất. Hiến pháp 1992 ra đời là bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật đất đai nói chung và chính sách bồi thường, GPMB nói riêng, đó là: + Tại Điều 17 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật”. + Tại Điều 18 quy định “Các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài và được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. + Tại Điều 23 quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích của quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định” [10]. 2.1.6.2 Thời kỳ 1993 đến 2003 Hiến pháp 1992 đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách bồi thường GPMB qua những điều 17, 18, 23. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15 thàng 10 năm 1993. Với quy định "đất có giá" và người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường GPMB của Luật đất đai năm 1993. Những quy định về bồi thường GPMB của Luật đất đai năm 1993 đã thu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về sau, do sự chuyển biến mau lẹ của tình hình kinh tế xã hội, nó đã dần mất đi vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển. Để tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ GPMB đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai đã được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. Để cụ thể hoá các quy định của Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, nhiều văn bản quy định về chính sách bồi thường GPMB đã được ban hành, bao gồm: - Nghị định số 90/CP ngày 17 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Xét về tính chất và nội dung, Nghị định 90/CP đã đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, so với các văn bản trước, Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, việc đền bù bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất.v.v. - Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất; - Thông tư Liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của Liên bộ Tài chính - Xây dựng - Tổng cục Địa chính - Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định 87/CP; - Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; thay thế Nghị định số 90/CP nói trên; - Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ. * Chính sách bồi thường GPMB cụ thể theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC [4]: Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC đã quy định rõ phạm vi áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, đối tượng phải bồi thường thiệt hại, đối tượng được bồi thường thiệt hại, phạm vi bồi thường thiệt hại và các chính sách cụ thể về bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất, việc lập khu TĐC cũng như việc tổ chức thực hiện. 2.1.6.3 Thời kỳ từ khi có Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2004. Để hướng dẫn việc bồi thường GPMB theo quy định của Luật đất đai năm 2003, một số văn bản sau đã được ban hành: - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần; - Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Về cơ bản, chính sách bồi thường GPMB theo Luật đất đai 2003 đã kế thừa những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời có những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường GPMB hiện nay. Tuy nhiên để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB ngày 25/5/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai [6]; Thông tư 06 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Thông tư 145/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/204/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [7]; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất... Về Nghị định 69/2009/NĐ/CP tập trung vào việc làm rõ, bãi bỏ một số điều Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/20067NĐ-CP...về một số những vấn đề cơ bản về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nguyên tắc xuyên suốt của Nghị định 69/2009/NĐ-CP là đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất, thực hiện hài hòa 3 lợi ích: Người sử dụng đất, nhà đầu tư và quyền của nhà nước theo quy định của pháp luật [7]. 2.1.6.4 Nhận xét, đánh giá Qua nghiên cứu chính sách bồi thường GPMB của Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi thường GPMB đã được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước. Trên thực tế các chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng. Cùng với sự đổi mới về tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới thể hiện chính sách ưu việt của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. 2.2 Cơ sở thực tiễn của công tác thu hồi đất 2.2.1 Thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam Vai trò của đất đai đối với quá trình phát triển xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Với những đổi mới tích cực như đã nghiên cứu ở trên, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB ở Việt Nam đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đã góp phần rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhưng đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý đất đai hiện nay [1]. 2.2.1.1 Về diện tích đất nông nghiêp, đẩt ở bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm gần 4 % tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước). Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha [3]. Các vùng kinh tế trọng điểm và khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha ), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh phúc (5.573 ha). Theo số liệu điều tra của BNNPTNT tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác là duới 0,5% [3]. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích bình quân đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70%-80% diện tích đất canh tác. 2.2.1.2 Về đời sống, lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất Theo báo cáo của BNNPTNT [3] cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm qua đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người. Trung bình mỗi ha đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ khoảng 108 nghìn hộ. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư...Tuy nhiên trên thực tế, có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13 % chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định [3] Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra thì trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị mất việc làm. Tại thành phố Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 3 năm từ 2001 đến 2004 đã có gần 80.000 lao động bị mất việc làm. Tính đến hết năm 2005, Hà Nội có khoảng 200.000 người thất nghiệp do mất đất sản xuất. Thành phố đã có nhiều giải pháp như hỗ trợ đào tạo nghề cho một người trong độ tuổi lao động là 3,8 triệu đồng nhưng việc sử dụng khoản hỗ trợ này chưa có hiệu quả cao [3] Tại thành phố Hồ Chí Minh thì trong vòng năm năm trở lại đây, Thành phố đã triển khai 412 dự án, diện tích đất đã thu hồi của các hộ dân lên tới 60.203.074 m2; tổng số hộ bị ảnh hưởng là 53.853 hộ, trong đó có 20.014 hộ bị giải tỏa trắng; tổng dự toán chi phí bồi thường cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất lên tới hơn 12.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều người sau khi nhận tiền đền bù, tiền hỗ trợ đã sử dụng vào việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chứ không chú tâm đến việc học nghề, giải quyết việc làm. Có gia đình trở nên giầu có sau khi nhận tiền bồi thường (có cả tỷ đồng) nhưng chỉ sau một vài năm lại rơi vào tình cảnh khó khăn do thất nghiệp[2] Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống. Sau khi bị thu hồi đất, chỉ có 32,3% số hộ đánh giá là đời sống có tốt hơn trước, 42,3% số hộ cho rằng đời sống không có gì cải thiện, và số hộ còn lại khẳng định đời sống của họ kém đi so với trước khi bị thu hồi đất. Như vậy, có đến 67,7% số hộ dân được điều tra khẳng định đời sống của họ kém đi hoặc không có gì cải thiện hơn sau khi Nhà nước thu hồi đất để chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các dự án khác về phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương [2]. Khi trả lời câu hỏi về những vấn đề cần ưu tiên nhất từ phía Nhà nước và doanh nghiệp đối với các hộ dân sau khi bị hồi đất thì có 38,4% đề nghị được thu hút vào các doanh nghiệp trên địa bàn; 22,7% đề nghị được hỗ trợ đào tạo nghề bằng tiền, số còn lại đề nghị cho vay vốn ưu đãi và các ưu tiên khác [3] 2.2.2 Những ưu nhược điểm về tình hình GPMB trong thời gian qua 2.2.2.1 Những mặt đạt được: - Đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh; việc triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khá thuận lợi và ít gặp trở ngại từ phía người có đất bị thu hồi. - Các quy định về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với quy luật kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi; trình tự, thủ tục thu hồi đất ngày càng rõ ràng hơn. - Nhiều địa phương đã vận dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường hầu như không có hoặc có rất ít khiếu nại. - Việc bổ sung quy định về tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã giảm sức ép từ các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất [27]. 2.2.2.2 Những mặt thiếu sót, yếu kém và vướng mắc: - Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất được pháp luật công nhận. Đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất TĐC (thu hồi giá quá thấp, chưa sát với thị trường). - Chưa giải quyết tốt việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm như nơi ở cũ. - Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực tới việc việc khuyến khích nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ánh gay gắt của những người có đất bị thu hồi. - Giá đất bồi thường, hỗ trợ nhìn chung chưa sát giá thị trường trong điều kiện bình thường, trong nhiều trường hợp quá thấp so với giá đất cùng loại chuyển nhượng thực tế, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị và liền kề với khu dân cư. Tại vùng giáp ranh giữa các tỉnh và vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn còn chênh lệch quá lớn về giá đất bồi thường, hỗ trợ. - Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để chuyển sang làm ngành nghề khác. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường trong nhiều trường hợp không đủ để nhận chuyển nhượng lại đất ở tương đương hoặc nhà ở mới tại khu tái định cư. - Việc xác định tính hợp thức về quyền sử dụng đất để tính toán mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đang là một vấn đề nổi cộm trong thực tế. Một mặt, tính hợp thức chưa được quy định rõ trong Nghị định số 22/1998/NĐ- CP trước đây. Mặt khác, việc áp dụng pháp luật ở các địa phương để giải quyết vấn đề này cũng khác nhau, nhiều trường hợp mang tính chủ quan, không công bằng trong xử lý giữa những trường hợp có cùng điều kiện. - Tại nhiều dự án, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục từ khi công khai quy hoạch, thông báo kế hoạch, quyết định thu hồi, v.v…cho tới khâu cưỡng chế. - Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế hoặc xây dựng công trình công cộng nhưng một thời gian sau lại quyết định sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở hoặc phân lô bán nền. - Nhiều dự án chưa có khu TĐC đã thực hiện thu hồi đất ở. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu TĐC chung cho các dự án tại địa bàn, một số khu TĐC đã lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, có trường hợp người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở 5 năm nay mà vẫn chưa được bố trí vào khu TĐC. - Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC ngày càng được Nhà nước quan tâm giải quyết thoả đáng hơn; tuy nhhiên, việc thay đổi chính sách cùng với việc thiếu sự vận dụng cụ thể, linh hoạt tại các dự án mức bồi thường khác nhau do sự thay đổi chính sách đã dẫn tới sự so bì và khiếu kiện kéo dài của người có đất bị thu hồi. Vì vậy việc GPMB để thực hiện một số dự án không bảo đảm tiến độ. - Một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật; hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc GPMB bị dây dưa kéo dài nhiều năm. - Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, GPMB gồm các thành viên được trưng tập từ các ngành khác nhau, thiếu kinh nghiệm, chưa am hiểu sâu chính sách, pháp luật về đất đai, lúng túng trong việc giải thích chính sách pháp luật cho nhân dân, thậm chí làm trái quy định của pháp luật, dẫn tới khiếu nại và phải tạm dừng việc GPMB. - Nhiều nhà đầu tư không đủ khả năng về tài chính để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Việc ngân hàng rút bỏ cam kết, không cho vay vốn khi thị trường nhà đất chững lại cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của nhà đầu tư để triển khai dự án. - Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được giải quyết đúng pháp luật, thoả đáng nhưng người sử dụng đất hoặc do không hiểu pháp luật, cố ý trì hoãn để được bồi thường hỗ trợ thêm nên không chấp hành quyết định thu hồi đất, thậm chí liên kết khiếu nại đông người, gây áp lực với cơ quan nhà nước. Trong khi đó, cơ chế về giải quyết đơn thư khiếu nại còn nhiều bất cập đã làm cho việc giải quyết khiếu nại kéo dài, gây ách tắc việc giải phóng mặt bằng [27]. 2.2.3 Một số khó khăn hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát triển các khu đô thị và các công trình công cộng Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu địa chính từ năm 2008 đến nay [27], thực tế còn nhiều khó khăn trong công tác bồi thường GPMB tạị các địa phương nói chung như sau: - Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, có điều kiện thuận lợi cho canh tác, trong khi các diện tích đất đền bù là đất xấu, cách xa khu dân cư và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn. - Việc thực hiện định giá đền bù đất cũng như tài sản trên đất chưa phù hợp với giá thị trường và khu tái định cư. - Một số địa phương chạy theo phong trào phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hậu quả; hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ bằng mọi cách mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với người dân. - Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp tràn lan là khá phổ biến. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như thẩm định các phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường chưa thực sự khoa học, thiếu sự tham gia đầy đủ của các ngành, các tổ chức có liên quan hoặc đại diện cho quyền lợi của người dân. - Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đất bù cho người dân. - Công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi chưa thực sự hiệu quả. Do vậy lao động nông nghiệp nhìn chung không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. - Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhiều nơi lại thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối quyền lợi với người dân bị thu hồi đất... 2.2.4 Nghiên cứu trong nước về bồi thường giải phóng mặt bằng 2.2.4.1 Việc áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường GPMB Chính sách thu hồi đất, BTGPMB cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quôc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế được Luật Đất đai 2003 quy định, cụ thể hóa các quy định đó bằng các Nghị định của Chính phủ...Theo các quy định mới của hệ thống pháp luật, vấn đề con người được đặt lên trước hết khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất. Người sử dụng đất hợp pháp luôn được pháp luật bảo hộ kèm với những chính sách cụ thể giúp người có đất bị thu hồi (đặc biệt là người nông dân) có đủ khả năng tái tạo lại tư liệu sản xuất tương đương với giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập từ phía các chủ thể, là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng khiếu kiện gia tăng trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Hậu quả thu hồi đất thấp, nhiều dự án bị chậm tiến độ do không giải phóng được mặt bằng là áp lực kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trong cả nước [1]. 2.2.4.2 Giá đất áp dụng trong bồi thường GPMB Một trong những nội dung quan trọng của chính sách pháp luật đất đai về thu hồi đất và có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống - xã hội và việc làm giá đất để áp giá bồi thường cho người bị thu hồi đất đảm bảo tái tạo cuộc sống và thu nhập. Người bị thu hồi đất nồng nghiệp thường chịu thiệt thòi hơn người bị thu hồi đất phi nông nghiệp về mức, loại, khoản bồi thường bằng tiền. Đây là một trong những nguyên nhân của các trường hợp khiếu kiện về đất đai. 2.2.4.3 Về tình hình đời sống việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi a. Tình hình chung: Vấn đề đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi đang được khá nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Do tốc độ đô thị hoá nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật… Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi. Những tồn tại về lao động, việc làm do bị thu hồi đất sản xuất đã dẫn đến hậu quả: Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm so với chi tiêu, phân bố giàu nghèo rõ rệt, theo đánh giá của viện nghiên cứu địa chính thì năm 2008 trên cả nước, việc làm của các hộ bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào SXNN (chiếm tới 60%), hộ làm dịch vụ 9,0%, hộ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 6,0% hộ xây dựng và thương nghiệp chiếm 2%. Thu hồi đất giải quyết việc làm đã tác động, làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nông dân (53% hộ có thu nhập giảm so với trước, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước). Những năm gần đây, trong tổng số lao động bị mất đất sản xuất khu vực nông thôn, cả nước có khoảng 280.000 người di cư từ nông thôn đến các đô thị để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, so với ít nhất 7 triệu lao động ở nông thôn hiện có đất canh tác do bị thu hồi đất phục vụ cho các công trình, dự án đầu tư trong và ngoài nước trong tiến trình CNH, HĐH. Hiện họ đang rất cần công ăn việc làm. Con số này chưa tính đến 85 vạn người bổ sung cho lực lượng lao động SXNN hàng năm. Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 73.300 ha đất nông nghiệp, chủ yếu công cho công nghiệp, giao thông, xây dựng khu đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng quỹ đất và lao động hiện có nhưng kéo theo đó là công nhân, dân cư, dịch vụ tụ tập xung quanh nên có số này trên thực tế nhiều hơn [27]. b. Về khó khăn trong việc giải quyêt việc làm cho lao động các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Một số khó khăn thường gặp đó là: - Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất đất, mất việc làm. Bản thân họ ít có khả năng tìm ngay việc làm mới để đảm bảo thu nhập. Tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp một phần rất gay gắt. Đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh nghiệp, phần lớn yêu cầu phải có trình độ từ phổ thông trung học. - Số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề chỉ đủ tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với ngành nghề đơn giản. - Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển d._. hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (4 khẩu) hộ 1 1.500.000 1.500.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (4 khẩu) hộ 1 1.200.000 1.200.000 3 Bùi Quang Chinh a Bồi thường về đất Đất ở m2 150 1.200.000 180.000.000 Đất vườn m2 88,1 646.000 56.912.600 b Bồi thường tài sản, vật kiến trúc Nhà mái chảy, tường 220cm, mái lợp ngói m2 79,05 870.000 68.773.500 Trần cót ép m2 54,56 85.000 4.637.600 Bể nước xây gạch có nắp đậy m3 1,5 630.700 946.050 Cột thờ ngoài trời cái 1 220.000 220.000 Nhà VS xây vặt liệu khó chảy m2 2,25 250.000 562.500 Trụ cổng 330 x 330 cái 2 118.000 236.000 Cánh cổng sắt m2 2,88 400.000 1.152.000 Sân láng vữa bê tông đá m2 36,9 28.200 1.040.580 Giếng khơi thùng ms 5 95.000 475.000 Tường rào xây gạch dày 16cm m2 42,84 85.467 3.661.392 Tường rào xây gạch chỉ 110cm m2 7,99 100.667 804.327 Trụ gạch 220 x 220, cao1,6cm trụ 6 78.667 472.000 Hàng rào tre hóp md 5 15.000 75.000 c Bồi thường cây cối hoa màu Na có quả cây 4 50.000 200.000 Hồng xiêm có quả trên 4 năm cây 2 70.000 140.000 Cam có quả 5-10 năm cây 6 60.000 360.000 Nhãn có quả trên 5 năm cây 1 150.000 150.000 Cây xanh phi 41 cây 6 40.000 240.000 Rau màu các loại m2 120 2.500 300.000 Cây cảnh có thể di chuyển được bụi 2 15.000 30.000 d Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (4 khẩu) hộ 1 1.500.000 1.500.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (4 khẩu) hộ 1 1.200.000 1.200.000 4 Trần Hữu An a Bồi thường về đất Đất ở m2 150 1.200.000 180.000.000 Đất vườn m2 232,4 646.000 150.130.400 b Bồi thường tài sản, vật kiến trúc Nhà mái chảy, mái ngói, tường gạch 220 m2 60,3 870.000 52.461.000 Trần nhựa Đài Loan m2 19,22 104.800 2.014.256 Nền lát gạch men Trung Quốc m2 47,74 25.400 1.212.596 Nhà lợp prô, tường gạch chỉ dày 110 m2 36 760.000 27.360.000 Sân nền bê tông đá dăm m2 29,24 28.200 824.568 Gạch men ốp tường m2 8,1 96.700 783.270 Tường xây gạch táplô nghiêng m2 104,36 85.467 8.919.301 Trụ gạch 220 x 220, cao 1,6m trụ 14 78.667 1.101.333 Bể tự hoại m2 10,8 520.000 5.616.000 Mái lợp tôn không có bao che m2 24,4 90.000 2.196.000 Giếng khơi đất cấp ms 5 95.000 475.000 Giếng Uynixep đất cấp 2 Cái 1 600.000 600.000 Công trình phụ xây bằng vật liệu khó chảy m2 31,69 250.000 7.922.500 Bể nước bê tông có nắp đậy m3 2,25 630.700 1.419.075 Bể nước bê tông có nắp đậy m3 1 630.700 630.700 Trần cót ép m2 45,91 85.000 3.902.350 Cột thờ ngoài trời Cái 1 220.000 220.000 Trụ gạch 330 x 330, cao 1,6m trụ 2 118.000 236.000 Cánh cổng sắt m2 2,88 400.000 1.152.000 Sân lát vữa bê tông đá dăm m2 10 28.200 282.000 c Bồi thường cây côí hoa màu Nhãn có quả trên 5 năm Cây 1 150.000 150.000 Na, lót, chanh, ổi có quả Cây 11 50.000 550.000 Táo có quả Cây 1 70.000 70.000 Hồng xiêm có quả Cây 1 70.000 70.000 Na chưa có quả Cây 16 30.000 480.000 Rau màu các loại m2 10 25.000 250.000 Cây xanh phi 35 Cây 5 2.500 12.500 Mướp có quả Gốc 60 5.000 300.000 d Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện Hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (4 khẩu) Hộ 1 1.500.000 1.500.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà (4 khẩu) Hộ 1 1.200.000 1.200.000 5 Trần Minh Ngọc a Bồi thường về đất Đất ở m2 150 1.200.000 180.000.000 Đất vườn m2 184,1 646.000 118.928.600 b Bồi thường tài sản, vật kiến trúc Nhà 1 tầng, khung chịu lực, tường gạch 220, có VS m2 96,2 1.700.000 163.540.000 Gác xép gỗ m2 16,54 245.500 4.060.570 Gạch men ốp tường m2 27,6 96.700 2.668.920 Bể nước xây gạch có nắp đậy m3 1 630.700 630.700 Nhà mái chảy, tường 220cm, mái lợp ngói m2 52,42 870.000 45.605.400 Nhà mái chảy,tường gạch 110, mái phipro m2 18,9 550.000 10.395.000 Trần xốp m2 42,57 85.000 3.618.450 Mái tôn khung típ nước m2 28,05 90.000 2.524.500 Nhà VS xây vật liệu khó chảy, mái phipro m2 2,25 250.000 562.500 Sân láng vữa bê tông đá m2 39,05 28.200 1.101.210 Giếng Uynixep Cái 1 600.000 600.000 Trần nhựa Đài Loan m2 16,54 104.800 1.733.392 Bê tông sàn mái m2 6,05 200.000 1.210.000 Tường rào xây gạch dày 16cm m2 131,85 85.467 11.268.000 Trụ gạch 220x220, cao 1,6m trụ 3 78.667 236.000 Bể nước xây gạch có nắp đậy m3 6,96 410.000 2.853.000 Lới B40 không khung m2 7,2 38.000 273.600 c Bồi thường cây cối, hoa màu Na, khế có quả Cây 12 50.000 600.000 Táo cso quả trên 4 năm Cây 1 70.000 70.000 Đu đủ có quả Cây 8 30.000 240.000 Dừa có quả trên 6 năm Cây 1 180.000 180.000 Na chưa có quả Cây 25 30.000 750.000 Cau cảnh, sung cảnh có thể di chuyển được Cây 5 15.000 75.000 Chuối sắp thu hoạch Cây 5 15.000 75.000 Chuối cha thu hoạch được Cây 9 3.000 27.000 d Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện Hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (4 khẩu) Hộ 1 1.500.000 1.500.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (4 khẩu) Hộ 1 1.200.000 1.200.000 6 Trần Thị Hà a Bồi thường về đất Đất ở m2 150 1.200.000 180.000.000 Đất vườn m2 155,8 646.000 100.646.800 b Bồi thường tài sản, vật kiến trúc Nhà mái chảy, tường 220cm, mái lợp Phipro m2 48,28 850.000 41.038.000 Nền lát gạch liên doanh m2 18,91 44.800 847.168 Nhà mái chảy, tường 110cm, mái lợp tôn m2 36,04 710.000 25.588.400 Nhà mái chảy, tường 110cm, mái phipro m2 11,66 710.000 8.278.600 Mái lợp phipro không có bao che m2 20,4 90.000 1.836.000 Trần nhựa Đài Loan m2 22,63 104.800 2.371.624 Giếng khơi thùng ms 7 95.000 665.000 Sân láng vữa bê tông đá m2 63 28.200 1.776.000 Bể nước xây gạch có nắp đậy m3 2,25 630.700 1.419.075 Tường rào xây gạch dày 16cm m2 67,74 85.467 5.789.512 Trụ gạch 220x220, cao 1,6m trụ 14 78.667 1.101.333 Trụ cổng 330x330 Cái 2 118.000 236.000 Cánh cổng sắt m2 2,88 400.000 1.152.000 c Bồi thường cây cối, hoa màu Diện tích vừng m2 106 900 95.400 d Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện Hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (5 khẩu) Hộ 1 2.000.000 2.000.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (5 khẩu) Hộ 1 1.800.000 1.800.000 Hỗ trợ gia đình chính sách (con liệt sỹ) Hộ 2.000.000 2.000.000 7 Nguyễn Hữu Thắng a Bồi thường về đất Đất ở m2 150 1.200.000 180.000.000 Đất vườn m2 146,4 646.000 94.574.400 b Bồi thường tài sản, vật kiến trúc Nhà mái chảy, tường 220cm, mái lợp ngói m2 96,72 870.000 84.146.400 Trần cót ép m2 89 85.000 7.565.000 Nhà mái chảy, tường 110cm, mái lợp tôn m2 44,72 760.000 33.987.200 Sân lát gạch xi măng m2 8 51.900 415.200 Trụ cổng 330x330 Cái 2 118.000 236.000 Cánh cổng sắt m2 2,88 400.000 1.152.000 Sân lát vữa bê tông đá dăm m2 39,28 28.200 1.107.000 Tường rào xây gạch dày 16cm m2 53,3 85.467 4.555.373 Trụ gạch 220x220, cao 1,6m trụ 10 78.667 786.667 Giếng khơi thùng phi 70 ms 5 95.000 475.000 c Bồi thường cây cối, hoa màu Roi, na, ổi có quả Cây 14 50.000 700.000 Đu đủ có quả Cây 3 30.000 90.000 Hồng xiêm có quả trên 5 năm Cây 1 70.000 70.000 Nhãn có quả dưới 5 năm Cây 1 120.000 120.000 Mận có quả trên 4 năm Cây 1 70.000 70.000 Na chưa có quả Cây 8 30.000 240.000 Roi chưa có quả bụi 7 30.000 210.000 Rau màu các loại m2 50 2.500 125.000 d Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện Hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (3 khẩu) Hộ 1 1.500.000 1.500.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (3 khẩu) Hộ 1 1.200.000 1.200.000 8 Bùi Ngọc Dần a Bồi thường về đất Đất ở m2 150 1.200.000 180.000.000 Đất vườn m2 219,7 646.000 141.926.200 b Bồi thường tài sản, VKT Nhà via tăng đa, mái ngói, tường gạch 220cm m2 75 ,65 930.000 70.354.500 Công trình phụ làm bằng vật liệu khó chảy có bao m2 5,6 250.000 1.400.000 Sân lát gạch xi măng m2 22,5 51.900 1.167.750 Giếng khơi thùng phi 70 ms 7 95.000 665.000 Gạch men ốp tường m2 3,45 96.700 333.615 Sân lát vữa bê tông đá m2 12 28.200 338.400 Tường rào xây gạch dày 16cm m2 43,66 85.467 3.731.475 Trụ gạch 220x220, cao 1,6m trụ 6 78.667 472.000 c Bồi thường cây cối, hoa màu ổi, trứng gà, xoài, khế, na, bưởi, dâu có quả Cây 18 50.000 900.000 Nhãn có quả trên 4 năm Cây 4 70.000 280.000 Mít có quả trên 4 năm Cây 1 180.000 180.000 Táo có quả trên 4 năm Cây 1 70.000 70.000 Chuối có quả Cây 60 15.000 900.000 Cây xanh phi 41 Cây 1 40.000 40.000 Cây xanh phi 21 Cây 5 25.000 125.000 Sung cảnh di chuyển được Cây 2 15.000 30.000 Chuối chưa có quả Cây 30 3.000 90.000 ổi, đào, roi chưa có quả Cây 13 30.000 390.000 d Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện Hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (2 khẩu) Hộ 1 1.500.000 1.500.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (2 khẩu) Hộ 1 1.200.000 1.200.000 9 Trần Ngọc Tuyên a Bồi thường về đất Đất ở m2 150 1.200.000 180.000.000 Đất vườn m2 180,2 646.000 116.409.200 b Bồi thường tài sản, VKT Nhà via tăng đa, mái ngói, tường gạch 220cm m2 111,25 930.000 103.462.500 Trần nhựa Đài Loan m2 9,6 104.800 1.006.080 Trần cót ép m2 20,7 85.000 1.759.500 Nhà mái chảy, tường 110cm, mái phipro m2 9 550.000 4.950.000 Công trình phụ xây bằng vật liệu khó chảy m2 18 250.000 4.500.000 Bể nước bê tông có nắp đậy m3 2 630.700 1.261.400 Hàng rào thép gai không khung md 28 15.000 420.000 Sân lát gạch xi măng m2 104,97 51.900 5.447.943 Giếng khơi thùng phi 70 ms 7 95.000 665.000 Trụ cổng sắt 330x330 Cái 2 118.000 236.000 Cánh cổng sắt m2 2,88 400.000 1.152.000 Má lợp tôn không có bao che m2 12 90.000 1.080.000 Cột thờ ngoài trời Cái 1 220.000 220.000 Mương xây gạch md 10 156.000 1.560.000 Lưới B40 không khung m2 24 38.000 912.000 Giếng Uynixep Cái 1 600.000 600.000 Tường rào xây gạch dày 1,6cm m2 71,06 85.467 6.073.261 Trụ gạch 220x220, cao 1,6m trụ 11 78.667 865.333 c Bồi thường cây cối, hoa màu ổi, trứng gà, xoài, na, lót có quả Cây 12 50.000 600.000 Hồng xiêm có quả trên 5 năm Cây 2 70.000 140.000 Cam có qủa dưới 5 năm Cây 1 160.000 160.000 Chuối có quả Cây 42 15.000 630.000 ổi, trứng gà, xoài, na, chưa có quả Cây 7 30.000 210.000 Chuối chưa thu hoạch Cây 35 10.000 350.000 d Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện Hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (5 khẩu) Hộ 1 2.000.000 2.000.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (5 khẩu) Hộ 1 1.800.000 1.800.000 10 Trần Hồng Lĩnh a Bồi thường về đất Đất ở m2 150 1.200.000 180.000.000 Đất vườn m2 158,8 646.000 102.584.800 b Bồi thường tài sản, VKT Nhà mái chảy, mái ngói, tường gạch 220 m2 86,52 870.000 75.272.400 Trần nhựa Đài Loan m2 48 104.800 5.030.400 Nền lát gạch men Trung Quốc m2 24 25.400 609.600 Nhà lợp Prô, tường gạch chỉ 110cm m2 47,15 550.000 25.932.500 Sân nền bê tông đá dăm m2 64,5 28.200 1.818.000 Sân lát gạch xi măng m2 44,2 51.900 2.293.980 Tường xây gạch chỉ 110 m2 78,89 100.667 7.941.593 Trụ gạch 220x220, cao 1,6cm trụ 16 78.667 1.258.667 Hàng rào thép gai, cột sắt m2 39,2 15.000 588.000 Mái lợp tôn không có bao che m2 50,57 90.000 4.551.300 Giếng khơi đất cấp ms 7 95.000 665.000 Giếng Uynixep đất cấp 2 Cái 2 600.000 1.200.000 Công trình phụ xây bằng vật liệu khó chảy m2 3,05 250.000 762.500 Bể nước bê tông có nắp đậy m3 2 630.700 1.261.400 Trần cót ép m2 56,2 85.000 4.556.000 Trụ gạch 330x330, cao 1,6m trụ 2 118.000 236.000 Cánh cổng sắt m2 2,88 400.000 1.152.000 c Bồi thường cây cối, hoa màu Hồng xiêm có quả trên 5 năm Cây 5 70.000 350.000 Khế, na, ổi, lót, cau có quả Cây 11 50.000 550.000 Cây xanh phi 35 Cây 4 25.000 100.000 d Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện Hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (5 khẩu) Hộ 1 2.000.000 2.000.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (5 khẩu) Hộ 1 1.800.000 1.800.000 11 Nguyễn Văn Phùng a Bồi thường về đất Đất ở m2 150 1.200.000 180.000.000 Đất vườn m2 291,2 646.000 188.115.200 b Bồi thường tài sản, VKT m2 Nhà mái chảy, mái ngói , tường gạch 220 m2 62,86 870.000 54.688.200 Trần xốp m2 52 85.000 4.420.000 Nhà mái chảy, mái phipro, tường gạch chỉ 110 m2 35,8 710.000 25.418.000 Sân nền bê tông đá dăm m2 54,16 28.200 1.527.000 Tường xây gạch táplô nghiêng m2 139,85 85.467 11.952.513 Trụ gạch 220x220, cao 1,6 m trụ 9 78.667 708.000 Hàng rào, thép gai, cột sắt m2 22,45 15.000 336.750 Giếng khơi đất cấp ms 7 95.000 665.000 Giếng Uynixep đất cấp 2 Cái 1 600.000 600.000 Bể nước bê tông có nắp đậy m3 1 630.000 630.700 Trụ gạch 330x330, cao 1,6m trụ 2 118.000 236.000 Cánh cổng sắt m2 2,88 400.000 1.152.000 c Bồi thường cây cối hoa màu Nhãn có quả dưới 5 năm Cây 1 120.000 120.000 Hồng xiêm có quả trên 5 năm Cây 1 70.000 70.000 Roi, chanh, ổi, na có quả Cây 4 50.000 200.000 Đu đủ có quả Cây 2 30.000 60.000 Rau màu các loại m2 100 2.500 250.000 Riềng sả bụi 40 5.000 200.000 Cây xanh phi 35 Cây 2 25.000 50.000 d Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện Hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (5 khẩu) Hộ 1 2.000.000 2.000.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (5 khẩu) Hộ 1 1.800.000 1.800.000 12 Võ Mạnh Hùng a Bồi thường về đất Đất ở m2 150 1.200.000 180.000.000 Đất vườn m2 212,1 646.000 137.016.600 b Bồi thường tài sản, VKT Nhà mái chảy, tường 220cm, mái lợp ngói m2 71,96 870.000 62.605.200 Trần cót ép m2 53,76 85.000 4.569.600 Gạch men ốp tường m2 18,36 96.700 1.775.412 Bể phốt xây gạch, có nắp đậy m3 11,52 520.000 5.990.400 Bể nước xây gạch có nắp đậy m3 2,88 630.700 1.816.416 Cột thờ ngoài trời Cái 1 220.000 220.000 Chuồng gà xây gạch 110cm, mái phipro m2 5,5 250.000 1.375.000 Trụ cổng 330x330 Cái 2 118.000 236.000 Cánh cổng sắt m2 2,88 400.000 1.152.000 Sân láng vữa bê tông đá m2 45,08 28.200 1.271.256 Giếng Uynixep Tường rào xây gạch dày 16cm Cái 1 600.000 600.000 m2 98,28 85.467 8.399.697 Trụ gạch 220 x 220, cao 1,6m trụ 14 78.667 1.101.333 c Bồi thường cây cối hoa màu ổi, trứng gà, na, hoè có quả Cây 32 50.000 1.600.000 Hồng xiêm, mận Cây 3 70.000 210.000 ổi, na chưa có quả Cây 18 30.000 540.000 Dừa có quả trên 10 năm Cây 1 180.000 180.000 Cây xanh phi 30 Cây 6 25.000 150.000 Cây xanh phi 10 Cây 4 15.000 60.000 Mít có quả Cây 2 150.000 300.000 Na, xoài, ổi còn nhỏ Cây 50 5.000 250.000 Sả, riềng bụi 10 5.000 50.000 Rau màu các loại m2 50 2.500 125.000 d Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ đấu nối nguồn điện Hộ 1 200.000 200.000 Hỗ trợ di chuyển tài sản (4khẩu) Hộ 1 1.500.000 1.500.000 Hỗ trợ tiền thuê nhà ở (4 khẩu) Hộ 1 1.200.000 1.200.000 E Tổng cộng (A+B+C+D) 9.683.182.069 Phụ lục 06: Danh sách 12 hộ gia đình khu tập thể ngân hàng bị thu hồi đất để thực hiện dự án Xây dựng Bệnh viện Đa khoa Nghệ An TT Họ và tên Theo bản đồ địa chính năm 2001 Theo giấy tờ hoá giá năm 1991 Nguồn gốc sử dụng Tăng, giảm (m2) Số tờ Số thửa Diện tích (m2) Lô số Diện tích (m2) 1 Bùi Thị Nghĩa 24 74 234,0 18 237 Nhận CN từ Nguyễn Văn Giáp -3,0 2 Nguyễn Văn Hoà 24 29 366,9 8 294 Nhận CN từ Kiều Thế Nga -72,9 3 Bùi Quang Chinh 24 62 238,1 3 192 Thừa kế từ bố Bùi Đình Dân +46,1 4 Trần Hữu An 24 30 382,4 7 272 Nhận CN từ Nguyễn Thị Toàn +110,4 5 Trần Minh Ngọc 24 17 334,1 9 300 Nhận CN từ Lê Thị Mận +34,1 6 Trần Thị Hà 24 61 362,1 4 193 Mua nhà hoá giá năm 1991 +112,8 7 Nguyến Hữu Thắng 24 45 296,4 22 332 Mua nhà hoá giá năm 1991 -3,6 8 Bùi Ngọc Dần 24 46 369,7 21 320 Mua nhà hoá giá năm 1991 +49,7 9 Trần Ngọc Tuyên 24 59 330,2 20 300 Mua nhà hoá giá năm 1991 +30,2 10 Trần Hồng Lĩnh 24 60 300,8 19 275 Mua nhà hoá giá năm 1991 +33,8 11 Nguyễn Văn Phùng 24 28 441,2 23 299 Nhận CN từ Phùng Bá Lâm +142,2 12 Võ Mạnh Hùng 24 47 362,1 6 214 Nhận CN từ Nguyễn Thị Như +148,1 Phụ lục 07: Tổng hợp kinh phí bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu dự án Xây dựng Bệnh viện Đa khoa ĐVT: đồng Hạng mục Bồi thường tài sản vật kiến trúc Bồi thường cây cối hoa màu Tổng Dự án 1 2.121.028.239 170.306.310 2.291.334.549 HTXNN Hồng Hoa Thái & Hùng Mạnh Tiến ( giai đoạn 1) 50.150.121 125.828.400 175.978.521 HTXNN Hồng Hoa Thái (giai đoạn 2) 10.447.573 23.996.010 34.443.583 12 hộ khu tập thể Ngân hàng 2.060.430.545 20.481.900 2.080.912.445 Phụ lục 08: Bảng tính toán chi tiết bồi thường di chuyển mồ mả để thực hiện dự án Xây dựng Bệnh viện Đa khoa nghệ an ĐVT: đồng TT Nội dung ĐVT KL Đơn giá Tỷ lệ% Thành tiền 1 Nguyễn Đức Mến a Đợt 1 Mộ xây đã cải táng có chủ có tiểu mộ 12 300000 100 3600000 Mộ xây đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 11 400000 100 4400000 Mộ xây chưa đến thời gian cải táng (dưới 3 năm) mộ 1 2500000 100 2500000 Bồi thường khối lượng xây thường m3 45 450000 100 20349000 b Bổ sung đợt 1 Mộ đã cải táng xây liền kề (loại V) mộ 10 781500 100 7815000 Mộ chờ cải táng xây liền kề (chỉ tính phần xây) mộ 3 453500 100 1360500 Mộ đất đã cải táng mộ 1 300000 100 300000 Mộ xây chưa đến thời gian cải táng 2A (dưới 3 năm) mộ 1 4958600 100 4958600 Mộ đơn loại 2B mộ 5 3958600 100 19793000 Mộ đôi mộ 2 6688000 100 13376000 Cột thánh giá chung cao 2,95m cột 1 515000 100 515000 Bia đá cái 10 95000 100 950000 Thánh giá loại nhỏ cái 7 20000 100 140000 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nhà thờ xứ mộ 21 100000 100 2100000 c Đợt 2 Mộ đất chưa đến thời gian cải táng mộ 1 2500000 100 2500000 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 1 100000 100 100000 2 Nguyễn Mỹ Đức a Đợt 1 Mộ xây đã cải táng có chủ có tiểu mộ 1 300000 100 300000 Mộ xây chưa đến thời gian cải táng (dưới 3 năm) mộ 1 2500000 100 2500000 Bồi thường khối lượng xây thường m3 3.5 450000 100 1552500 b Bổ sung đợt 1 Mộ xây đã cải táng (loại4) mộ 1 1016000 100 1016000 Mộ xây chưa đến thời gian cải táng (loại2A) mộ 1 4958600 100 4958600 Bia đá cái 1 95000 100 95000 Thánh giá loại nhỏ cái 3 20000 100 60000 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 2 100000 100 200000 c Đợt 2 Mộ đã cải táng xây liền kề (loại5) mộ 2 781500 100 1563000 Mộ xây đến thời gian cải táng (loại 2B) mộ 2 3958600 100 7917200 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 4 100000 100 400000 3 Phạm Thị Tâm a Đợt 1 Mộ xây đã cải táng có chủ có tiểu mộ 1 300000 100 300000 Mộ xây đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 1 400000 100 400000 Bồi thường khối lượng xây thường m3 4.1 450000 100 1858500 b Bổ sung đợt 1 Mộ xây đã cải táng (loại4) mộ 1 1016000 100 1016000 Mộ xây đến thời gian cải táng (loại 2B) mộ 1 3958600 100 3958600 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 2 100000 100 200000 4 Nguyễn Đức Hạnh a Đợt 1 Mộ xây đã cải táng có chủ có tiểu mộ 8 300000 100 2400000 Mộ xây chưa đến thời gian cải táng (dưới 3 năm) mộ 1 2500000 100 2500000 Bồi thường khối lượng xây thường m3 7.4 450000 100 3339000 b Bổ sung đợt 1 Mộ đã cải táng xây liền kề (loại 5) mộ 8 781500 100 6252000 Mộ xây chưa đến thời gian cải táng (loại 2B) mộ 1 4958600 100 4958600 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 9 100000 100 900000 c Đợt 2 Mộ xây đã cải táng có tiểu (loại4) mộ 1 1016000 100 1016000 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 1 100000 100 100000 5 Nguyễn Văn Lợi a Đợt 1 Mộ xây đã cải táng có chủ có tiểu mộ 18 300000 100 5400000 Bồi thường khối lượng xây thường mộ 9.5 450000 100 4266000 Mộ xây đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 3 400000 100 1200000 Bồi thường khối lượng xây thường m3 1.8 450000 100 810000 b Bổ sung đợt 1 Mộ xây đã cải táng (loại4) mộ 3 1016000 100 3048000 Mộ đã cải táng xây liền kề (loại5) mộ 15 781500 100 11722500 Mộ đất đến thời gian cải táng mộ 3 400000 100 1200000 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 21 100000 100 2100000 6 Nguyền Thị Tâm a Đợt 1 Mộ đất đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 1 400000 100 400000 b Bổ sung đợt 1 Mộ đất đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 1 400000 100 400000 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 1 100000 100 100000 7 Nguyễn Thị Chính a Đợt 1 Mộ xây chưa đến thời gian cải táng (dưới 3 năm) mộ 1 2500000 100 2500000 Mộ đất đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 2 400000 100 800000 b Bổ sung đợt 1 Mộ xây chưa đến thời gian cải táng (dưới 3 năm) mộ 1 2500000 100 2500000 Mộ đất đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 2 400000 100 800000 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 3 100000 100 300000 8 Nguyễn Văn Vỹ a Đợt 1 Mộ xây đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 3 400000 100 1200000 b Bổ sung đợt 1 Mộ đất đến thời gian cải táng mộ 3 400000 100 1200000 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 3 100000 100 300000 9 Nguyễn Đức Viên Mộ đất đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 2 400000 100 800000 10 Nguyễn Văn Nga Mộ đất đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 5 400000 100 2000000 Mộ đất đã cải táng có chủ có tiểu 1 300000 100 300000 11 Nguyễn Văn Minh Mộ xây đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 2 400000 100 800000 12 Nguyễn Đức Tý Mộ đất chưa đến thời gian cải táng mộ 1 2500000 100 2500000 13 Ngưyễn Đức Xin Mộ đất đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 1 400000 100 400000 14 Nguyễn Văn Châu Mộ đất đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 3 400000 100 1200000 15 Nguyễn Văn Hồng Mộ xây đến thời gian nhưng chưa cải táng (1B) mộ 2 4516000 100 9032000 Làm lại ảnh đá cái 2 250000 100 500000 Thánh giá loại nhỏ caí 2 20000 100 40000 Hoa văn XM trang trí 20 - 30cm cái 14 3000 100 42000 Chi phí làm thủ tục nghi lễ tại nha thờ xứ mộ 2 100000 100 200000 16 Mạnh Xuân Hoè Mộ đất thời gian >3 năm nhưng chưa cải táng (loại3) mộ 2 3819000 100 7638000 Am thờ đúc săn (mua) cái 1 270000 100 270000 Lát gạch lá nem đường đi m2 6 30600 100 183600 Bia đá cái 2 85000 100 170000 Hỗ trợ xây mới mộ loại 5 liền kề (mộ lão thành CM) mộ 2 453500 100 907000 17 Mạnh Xuân Hùng Mộ đất đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 1 400000 100 400000 Bia đá cái 1 85000 100 85000 Hỗ trợ xây mới mộ loại 4 (mộ T.binh 2/4) mộ 1 635000 100 635000 18 Nguyễn Đức Soạn - Nguyễn Viết Lộc) Mộ đất chưa đến thời gian cải táng (dưới 3 năm) mộ 1 2500000 100 2500000 19 Mộ vô chủ Mộ xây đã đến thời gian cải táng (2B) mộ 2 3958600 100 7917200 Thánh giá loại nhỏ cái 2 20000 100 40000 Mộ xây đã cải táng có tiểu (loại4) mộ 1 1016000 100 1016000 Mộ đất đến thời gian nhưng chưa cải táng mộ 19 400000 100 7600000 20 Di chuyển mộ họ tổ Nguyễn Xí Mộ trong quan ngoài quách mộ 1 1835000 100 1835000 Tổng cộng 223775400 PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂNCÓ ĐẤT BỊ THU HỒI Chủ hộ (Vợ chồng):…………………………………………………….................... Có đất phải thu hồi thuộc dự án.................................................................................. Địa chỉ thường trú: Khối(xóm):………………..Phường (xã):…......…………….. Thuộc Xã viên HTX..................Đội SX.................................................................... Thời điểm thu hồi đất………………………............................................................. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. I. TÌNH HÌNH CHUNG 1. Hiện trạng nhân khẩu, lao động: Chỉ tiêu điều tra Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất 1 năm 1 năm 4 năm 1. Tổng số nhân khẩu trong hộ, trong đó +Số người là học sinh, sinh viên + Số người trong độ tuổi đang đi học (Ghi rõ trình độ từ Mẫu giáo đến PTTH) + Số người trong độ tuổi đang đi học nhưng không đến trường 2.Số người lao động,trong đó: + Số người có trình độ trên PTTH +Số người có trình độ THCS +Số người có trình độ tiểu học * Độ tuổi: + Độ tuổi 15 - 35 + Độ tuổi > 35 * Nghề nghiệp: + Lao động nông nghiệp + Lao động làm trong các doanh nghiệp, + cán bộ nhà nước + Buôn bán nhỏ, dịch vụ + Lao động khác * Tình trạng: + Số lao động đủ việc làm + Số lao động thiếu việc làm + số lao động Không có việc làm * Nơi làm việc: + Số lao động làm việc tại TP.Vinh + Số lao động làm việc ở nơi khác (ghi rõ làm việc trong tỉnh hay ngoài tỉnh) 2. Hiện trạng kinh tế: Chỉ tiêu điều tra Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất 1 năm 1 năm 4 năm 1. Tài sản của hộ (số lượng) + Số xe máy + Số xe đạp + Số tivi + Số ô tô (dùng vào việc gì ghi rõ ) ........................ ....................... ...................... ..................... ..................... .................... ............... ............... ............... + Số tủ lạnh + Số máy vi tính + Số điện thoại 2. Các công trình nhà, vệ sinh * Loại nhà, trong đó: + Nhà ở cấp IV, diện tích + Nhà xây, nhà bằng (ghi rõ diện tích, số tầng) II. THÔNG TIN VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ - Diện tích đất nông nghiệp được giao trước khi bị thu hồi.......................m2 Trong đó: - Diện tích trồng lúa:................................... m2, sản lượng lúa:..................tạ/sào/năm - Diện tích trồng hoa màu:.................. m2, sản lượng hoa màu:.................tạ/sào/năm - Diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi…….….….…................…......m2 Trong đó (khoanh tròn) + thu hồi hết đất nông nghiệp + thu hồi trên 70% đất nông nghiệp +thu hồi dưới 70% đất nông nghiệp 2.2. Hình thức được bồi thường: (chủ hộ khoanh tròn vào một trong các đáp án sau) + Bồi thường bằng đất sản (với diện tích là …………..m2). + Bồi thường bằng tiền, trong đó: Với giá đất nông nghiệp của ông (bà) được bồi thường là bao nhiêu.....đ/m2) Tổng số tiền được bồi thường là:..................................................triệu đồng. + Bồi thường bằng đất ở (với diện tích là ……..m2) + Nếu chưa nhận được bồi thường, Ông (Bà) hãy giải thích lý do? ……………....………………..................................................................................... 2.3. Biện pháp sử dụng tiền bồi thường (Chủ hộ khoanh tròn các đáp án mình đã sử dụng) a. Thuê lại đất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất (bao nhiêu %số tiền). b. Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, trong đó: + Sử dụng trên 70% số tiền bồi thường vào mục đích này + sử dụng dưới 70% số tiền vào mục đích này c. Tín dụng (bao gồm gửi tiết kiệm và cho vay) +Gửi tiết kiệm (bao nhiêu % số tiền bồi thường)………………..... + Cho vay (bao nhiêu % số tiền bồi thường)…………………........ d. Xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm đồ + Xây dựng, sửa chữa nhà cửa (bao nhiêu %số tiền). + Mua sắm đồ dùng (bao nhiêu %số tiền). e. Học nghề (bao nhiêu %só tiền). - Giải thích lý do chọn biện pháp đó:.............................................................. f. Mục đích khác: (bao nhiêu %số tiền)(Chủ hộ giải thích về quyết định của mình………………………………………………………………………………… 2.4. Ý kiến của hộ về hiệu quả sử dụng tiền bồi thường vào các mục đích (chủ hộ khoanh tròn vào một trong các đáp án sau) a. Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp: + Hiệu quả cao + Hiệu quả trung bình + Kém hiệu quả b. Tín dụng (bao gồm gửi tiết kiệm và cho vay) + Hiệu quả cao + Hiệu quả trung bình + Kém hiệu quả c. Xây dựng, sửa chữa nhà cửa: + Hiệu quả cao + Hiệu quả trung bình + Kém hiệu quả d. Mua sắm đồ dùng: + Hiệu quả cao + Hiệu quả trung bình + Kém hiệu quả e. Học nghề + Hiệu quả cao + Hiệu quả trung bình + Kém hiệu quả Chủ hộ giải thích về hiệu quả sử dụng tiền bồi thường tại sao lại như vậy?: …………….........…………………………………………………............................ III. Thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất/năm STT Nguồn thu Đơn vị tính Trước khi thu hồi đất Sau thu hồi đất 1 năm sau thu hồi đất 4 năm Số lượng/năm Đơn giá Số lượng/năm Đơn giá Số lượng/năm Đơn giá 1 Thu từ nông nghiệp Lúa hoa màu Lợn Gà Trâu, bò Cá Khác (mô tả) 2 Thu từ phi nông nghiệp Buôn bán nhỏ Dịch vụ Làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, cán bộ nhà nước Trợ cấp Lao động thời vụ (làm thêm ở thành phố) Thu từ nguồn khác Tổng thu IV. Quan điểm của chủ hộ 1. Gia đình ông (bà) được hỗ trợ bao nhiêu…….......................……..đ/m2 2. Ý kiến của chủ hộ về tình hình đời sống sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. □ đời sống kinh tế tốt hơn □ đời sống kinh tế không thay đổi □ đời sống kinh tế kém đi Ông (bà) hãy giải thích tại sao?:…………................................................ ............................................................................................................................. 3. Về tình hình tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội □ tốt hơn □ không thay đổi □ kém đi 4. Về quan hệ nội bộ gia đình □ tốt hơn □ không thay đổi □ kém đi Ý kiến khác (giải thích lý do tại sao lại như vậy :…………….…………………………………….......................... 5. Về an ninh trật tự xã hội: □ tốt hơn □ không thay đổi □ kém đi Ý kiến khác (giải thích tại sao?):………………………............……… Chú ý: Chủ hộ chọn một và đánh dấu vào ô vuông mình chọn 6. Những kiến nghị đối với nhà nước Thứ tự cần ưu tiên Hỗ trợ đào tạo nghề bằng tiền Đào tạo nghề trực tiếp Cho vay vốn ưu đãi Tăng giá đất nông nghiệp Hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chính sách ưu đãi phát triển nghề truyền thống Tư vấn giới thiệu việc làm Cần ưu tiên nhất cần ưu tiên thứ hai cần ưu tiên thứ ba Ông (bà) hãy giải thích tại sao?:……………………………………………… Ngày……tháng……năm 2009 Cán bộ điều tra Chủ hộ/Người trả lời (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan