Đánh giá tài nguyên nguồn nước mặt sông Sài Gòn

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Hệ thống sông Đồng Nai là một hệ thống sông lớn thứ 2 tại miền Nam sau hệ thống sông MêKông. Hệ thống sông Đồng Nai đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, đặc biệt là đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây không chỉ là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của dân cư mà đây còn là nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu, công nghiệp, nông nghiệp, … cho các tỉnh trong lưu vực. Sông Sài Gòn nối với sông Đồng Nai thông qua

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6671 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá tài nguyên nguồn nước mặt sông Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống sông Rạch Chiếc ở đoạn gần hợp lưu của 2 sông. Đây là một trong những chi lớn của hệ thống sông Đồng Nai với nguồn nước tương đối dồi dào nhưng hiện nay chất lượng sông Sài Gòn ngày càng xấu làm ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động khác của dân cư trong lưu vực. Chính vì vậy việc đánh giá chất lượng nước mặt sông Sài Gòn là rất cần thiết và thiết thực. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc tìm hiểu và tham khảo những kết quả nghiên cứu trước đây về hệ thống sông Sài Gòn liên quan đến chất lượng nước mặt qua đó đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Sài Gòn cũng như đánh giá diễn biến chất lượng qua các năm, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên nước phù hợp cho lưu vực sông Sài Gòn. 3. Nội dung nghiên cứu: Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Sài Gòn. Thu thập tài liệu dân sinh kinh tế, xã hội và môi trường của sông Sài Gòn Thu thập và tổng hợp đánh giá diễn biến chất lượng nước, đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước mặt trên sông Sài Gòn. Thông qua những nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên nước phù hợp cho lưu vực sông Sài Gòn. 4. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước mặt sông Sài Gòn 5. Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian, kinh phí, khả năng có hạn nên đề tài nghiên cứu giới hạn thực hiện một số nội dung sau: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt lưu vực sông Sài Gòn. Đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông Sài Gòn qua các năm từ đó đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Sơ đồ nghiên cứu : Nghiên cứu các phương pháp đánh giá, khắc phục ngăn ngừa ô nhiễm Thực hành thí nghiệm, nắm bắt các phương pháp phân tích chỉ tiêu chất lượng nước Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội lưu vực sông Sài Gòn Kết luận và kiến nghị Các phương pháp quản lý tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Đánh giá các chỉ tiêu thông qua TCVN 5942 – 1995. Tìm ra nguyên nhân, giải thích Sàng lọc số liệu, tính toán trung bình, biểu diễn qua đồ thị. 6. Phương pháp luận: Sông Sài Gòn là một trong những con sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai có tác động rất lớn đến sự phát triển về kinh tế – xã hội của các tỉnh và thành phố trong khu vực. Về mặt chất lượng nước, lưu vực sông Sài Gòn được đánh giá chung là xấu nhất trong số các tiểu lưu vực sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Nước sông Sài Gòn về cơ bản chỉ còn tương đối tốt từ hồ Dầu Tiếng trở lên. Phần hạ lưu đã bị ô nhiễm và nhiều khu vực đã bị ô nhiễm rất nghiêm trọng do tiếp nhận 1 khối lượng lớn các chất thải chưa được xử lý tốt từ các hoạt động kinh tế xã hội trên lưu vực đổ ra. Với vai trò quan trọng như vậy, việc tìm hiểu về diễn biến cũng như những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước mặt sẽ góp phần bảo vệ cũng như duy trì các chức năng và nhiệm vụ quan trọng của lưu vực sông Sài Gòn. 6.1 Phương pháp nghiên cứu của đề tài: 6.1.1 Thu thập tài liệu Tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây của các cơ quan, các nhà khoa học, các đoàn thể về lưu vực sông Sài Gòn. Các số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng : vị trí địa lí, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, thảm thực vật… Các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu. Thu thập các tài liệu sẵn có liên quan đến chất lượng nước như : đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế, hiện trạng sản xuất,... trong lưu vực sông Sài Gòn. 6.1.2 Xử lý số liệu Dùng phần mềm Excel để xử lý và phân tích số liệu xét nghiệm thành phần ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm hữu cơ để đánh giá sự biến đổi chất lượng nước. Việc đánh giá chất lượng môi trường nước dựa theo các tiêu chuẩn nước mặt TCVN 5942 – 1995 và TCVN 6773 – 2000 là tiêu chuẩn nước dùng cho thuỷ lợi. 6.2 Phương pháp tiếp cận và tổ chức thực hiện 6.2.1 Phương pháp tiếp cận: Tổng hợp tài liệu sẵn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. 6.2.2 Phương pháp tổ chức thực hiện xây dựng báo cáo Phương pháp hồi cứu cơ sở dữ liệu liên quan hiện có. Phương pháp thống kê nhằm thu thập, xử lý các số liệu về khí tượng, kinh tế xã hội trong vùng nghiên cứu. Tiêu chuẩn Việt Nam (Bộ KHCN & MT, năm 1995) được áp dụng để đánh giá so sánh. 7. Sự cần thiết của đề tài: Sông Sài Gòn nối với sông Đồng Nai thông qua hệ thống sông Rạch Chiếc ở đoạn gần hợp lưu của 2 sông. Đây là một trong những chi lớn của hệ thống sông Đồng Nai với nguồn nước tương đối dồi dào nhưng hiện nay chất lượng sông Sài Gòn ngày càng xấu làm ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động khác của dân cư trong lưu vực. Chính vì vậy việc đánh giá chất lượng nước mặt sông Sài Gòn là rất cần thiết và thiết thực. 8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Hiện nay, chất lượng nước sông Sài Gòn càng ngày càng xấu đi dưới tác động của con người làm ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động khác của dân cư trong lưu vực. Vì thế việc tập hợp các số liệu chỉ tiêu chất lượng nước các năm, thể hiện qua biểu đồ giúp các nhà quản lý nhìn nhận vấn đề về chất lượng nước cũng như đề ra các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm một cách hiệu quả hơn. Từ đó triển khai công tác đánh giá, đề ra phương hướng một cách hợp lý nhất nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước mặt lưu vực sông Sài Gòn nói riêng và hệ thống sông Đồng Nai nói chung. 9. Giới hạn của đề tài: Do đề tài được triển khai vào cuối mùa mưa, thời gian thực hiện ngắn nên việc lấy mẫu đối chứng và khảo sát thực tế tại các điểm trên lưu vực sông chưa được thực hiện. Số liệu quan trắc năm 2007 vẫn còn đang trong giai đoạn sàng lọc và xử lý, vì vậy việc đánh giá chỉ dừng ở mốc thời gian năm 2006. Số liệu đánh giá chất lượng nước mặt sông Sài Gòn qua các năm chỉ được quan trắc vào mùa khô, chưa đánh giá được chất lượng nước vào mùa mưa nên phần đánh giá còn mang tính chủ quan. Các phương pháp đánh giá và đề ra biện pháp quản lý vẫn còn mang tính lý thuyết mà chưa áp dụng trên cơ sở thực tế nên chưa thể đánh giá tính hiệu quả của đề tài. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN Lưu vực sông Sài Gòn thuộc lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai và vùng phụ cận ven biển (gọi tắt là lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lưu vực tích thủy đi từ vùng cao Tây Nguyên đến hết đồng bằng miền Đông Nam Bộ. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 43.450 km2 (không kể phần diện tích thuộc lãnh thổ Campuchia) nằm trải ra trên toàn bộ địa giới hành chính của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần địa giới hành chính của các tỉnh Đăk Lăk và Long An, ở vào vị trí địa lý : từ 105030’21” đến 109001’20” kinh độ Đông và từ 10019’55” đến 12020’38” vĩ độ Bắc. Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có hình nan quạt kéo dài từ cuối sườn Tây của dãy Trường Sơn thuộc Nam Trung Bộ, qua hết vùng Đông Nam Bộ đến giáp vùng Đồng Tháp Mười thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Dòng chính sông Đồng Nai phân bố theo trục Đông Bắc – Tây Nam và các nhánh sông lớn quan trọng cùng đổ vào dòng chính là sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Toàn bộ hệ thống các sông suối trong lưu vực tập trung về các cửa chính là Gành Rái và Soài Rạp. Ngả Soài Rạp dài 59 km, bề rộng trung bình 2 km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm. Ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56 km, bề rộng trung bình 0,5 km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Điều kiện địa hình cũng hình thành nên các lưu vực sông ven biển khá độc lập. Hình 1: Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn Sông Sài Gòn bắt nguồn từ Krachê – Campuchia ở độ cao trên 200 m so với mực nước biển, chảy đến hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) – nơi đây đã khai thác sử dụng công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng – sau đó chảy ngang địa phận tỉnh Bình Dương đến Thành phố Hồ Chí Minh và sau cùng hợp lưu với sông Đồng Nai tại Mũi Đèn Đỏ (Nhà Bè). Chiều dài sông từ thượng nguồn đến Mũi Đèn Đỏ khoảng 280 km, độ dốc trung bình của sông là 0,69%, hệ số uốn khúc 2,27, lưu lượng vào mùa kiệt là 6 m3/s và lưu lượng trung bình là 69 m3/s. Đoạn thượng lưu có lòng sông hẹp với chiều rộng trung bình 20 m, uốn khúc quanh các triền đồi đến hồ Dầu Tiếng, tại đây có đập thuỷ lợi ngăn vùng, độ cao nước lên đến 25 m, tạo nên hồ chứa nước có diện tích 260.000 ha và dung tích chứa khoảng 1,45 tỷ m3, phục vụ tốt cho các nhu cầu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích của lưu vực sông Sài Gòn khoảng 4.500 km2, bao gồm 1 phần của tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn nối với sông Đồng Nai thông qua hệ thống sông Rạch Chiếc ở đoạn gần hợp lưu của 2 sông. .Điều kiện tự nhiên: 1.1.1. Địa hình: Về mặt địa hình, miền địa chất đồng bằng Nam Bộ khá bằng phẳng, hơi dốc từ Đông Bắc – Tây Nam vào trung tâm và từ Tây Bắc ra biển, có 1 số núi sót cao khoảng 300 – 900 m. Lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn 1800 – 2000 m. Lượng bốc hơi đạt 1000 mm. Toàn bộ địa chất thủy văn hầu như được phủ bởi trầm tích Kainozoi, phía cực Tây và 1 số vùng khác lộ các đá gốc Paleozoi, Mezozoi xâm nhập. Cấu trúc móng của đồng bằng khá phức tạp. Các nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn đáy đồng bằng Nam Bộ là phần chìm sâu của các thành hệ hoạt hoá Mezozoi thuộc đới Đà Lạt, chỉ ở phần cực Tây là phần móng Paleozoi, móng của đồng bằng bị các đứt gãy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam phân tách thành các khối tảng nâng hạ khác nhau. Các hoạt động kiến tạo trẻ làm cho đặc điểm địa chất – địa chất thuỷ văn của miền đồng bằng Nam Bộ thêm phức tạp. Đặc điểm địa hình cùng với các yếu tố khác như đất đai, thảm phủ thực vật có ảnh hưởng lớn đến quá trình xói mòn, rửa trôi trên mặt đất và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nước sông cũng như hoạt động lâu bền của các hồ chứa. Đặc điểm địa hình còn có mối quan hệ khăn khít với đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng chi phối đến lưu vực hứng nước và môđun dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, độ dốc bề mặt địa hình còn liên quan đến tiềm năng thuỷ điện của các dòng sông. Sự hình thành dòng chảy bề mặt của hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện địa chất và địa hình trên lưu vực nên phần lớn các con sông chảy quanh co, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng lưu vực mà dòng chính có các hướng khác nhau. Ngoài ra, điều kiện địa hình cũng hình thành nên các lưu vực sông ven biển khá độc lập. Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, lại tiếp giáp với thềm lục địa biển Đông nên địa hình lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai vừa mang đặc điểm của 1 cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của 1 đồng bằng, lại vừa có nét đặc trưng của 1 vùng duyên hải. Nhìn tổng thể, lưu vực sông có địa hình nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ dốc trung bình toàn lưu vực là 4,6%. Đỉnh chung của khối địa hình này là cao nguyên Lang Biang Nam Trường Sơn có độ cao khoảng 2.000 m và thấp dần cho tới khi gặp sông Vàm Cỏ có độ cao từ 1 – 3 m. Càng lên phía Bắc và Đông Bắc, địa hình càng cao, mức độ chia cắt từ trung bình đến mạnh. Mặc dù độ dốc bình quân của lưu vực chỉ đạt 4,6% nhưng trên dòng chính sông Đồng Nai có nhiều thác ghềnh tạo nên tiềm năng thủy điện rất lớn. Một cách tổng quát có thể phân chia địa hình lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai thành 4 dạng hình thái: Địa hình rừng núi: hầu hết thuộc cao nguyên Lâm Viên và Di Linh trong địa phận tỉnh Lâm Đồng, 1 ít ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và liền 1 dãy với cao nguyên Nam Đăk Lăk. Có thể chia vùng này ra 3 loại địa hình riêng: Vùng núi ven các đồng bằng sát biển với những dãy núi nhỏ có địa hình cắt xẻ mạnh Vùng núi bao quanh Đà Lạt nằm trên 1 nền cao nguyên có độ cao trung bình 1200 -1700 m, địa hình khá phức tạp với nhiều đồi cùng các lòng chảo nhỏ. Đây là vùng của cao nguyên Lâm Viên, đỉnh mái nhà của lưu vực. Độ cao tuyệt đối của vùng này là đỉnh Bidoup – 2287 m. Vùng cao nguyên Nam Đăk Lăk có cao độ khoảng 600-1000m và địa hình thoải dần về phía Nam và Tây – Nam. Đây là vùng của cao nguyên Xnaro và 1 phần của cao nguyên Di Linh. Địa hình trung du: vùng trung du bao gồm phần lớn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình đồng bằng: phân bố chủ yếu trên lưu vực sông Vàm Cỏ, hạ lưu sông Đồng Nai, hạ lưu sông Sài Gòn và thượng – trung lưu của 1 số lưu vực sông độc lập ven biển Đông Nam Bộ. Vùng phụ cận ven biển: là 1 dãy đất hẹp chạy dọc theo bờ biển phía Đông dãy Trường Sơn, với các dãy núi nhô ra tận biển Đông tạo nên sự cắt xẻ riêng biệt. Đặc biệt nó đã góp phần tạo nên những đồng bằng nhỏ hẹp có các con sông ngắn và dốc, các dãy núi và mõm núi cao mà hầu hết là đá và đá phong hoá ăn lan ra tận biển. Địa hình toàn lưu vực nhìn chung là tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 8 độ do địa hình ít bị chia cắt, chỉ phần nhỏ thượng lưu sông Đồng Nai là khu vực phân bố của đồi núi với độ chia cắt từ trung bình đến mạnh thì dốc lên 15 độ tới 35 độ, và có nơi trên 35 độ. 1.1.2. Thủy văn – Mạng lưới sông ngòi: Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nằm ở phần rìa phía Đông – Đông Nam của miền địa chất thuỷ văn Nam Trung Bộ và nằm ở phía Đông Bắc miền thuỷ văn đồng bằng Nam Bộ. Cụ thể hơn lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai thuộc phụ miền địa chất thủy văn Đà Lạt và phụ miền địa chất thủy văn Bà Rịa – Lộc Ninh, hay thuộc 1 phần vùng địa chất thủy văn Đông Nam Bộ và vùng địa chất thủy văn Đà Lạt. Như vậy, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có điều kiện địa chất thuỷ văn rất phức tạp. Toàn bộ diện tích lưu vực sông Sài Gòn F = 4500 km2 Chiều dài sông chính L = 220 km2 Mật độ lưới sông 0.39 km/km2 (mật độ lưới sông trung bình cả nước 0.69 km/km2) Về khí hậu có sự phân dị mạnh mẽ về lượng mưa (từ 800 – 1200 mm đến 2800 – 3200 mm trong năm), tập trung vào 6 tháng mùa mưa, lượng bốc hơi mạnh từ 800 – 1200 mm/năm, có những tháng thiếu ẩm nghiêm trọng. Các dòng chảy bề mặt có hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra biển Đông hay có hướng Đông - Tây chảy vào sông Mêkông độ dốc sông lớn, lũ mạnh. Về mùa khô nhiều cửa sông gần như khô cạn. Tài nguyên nước mặt: trên lưu vực sông Sài Gòn, lượng mưa trung bình nhiều năm vào khoảng 2100 mm, tương ứng với khối lượng nước khoảng 84 tỷ m3. Tổng dòng chảy của sông Sài Gòn là 2,984 tỷ m3. Lượng nước này ngoài phần tổn thất do bốc hơi, sẽ là nguồn cung cấp cho nước ngầm và hình thành dòng chảy bề mặt trên các sông suối. Nhìn chung tài nguyên nước mặt ở lưu vực sông Sài Gòn tương đối khá dồi dào. Đặc điểm phân bố: Do ảnh hưởng của địa hình và các điều kiện tự nhiên khác, tài nguyên nước mặt ở nước ta nói chung và lưu vực sông Sài Gòn nói riêng có đặc điểm chung là phân bố không đều theo không gian và thời gian. Có nơi, có lúc dư thừa nước gây ngập úng lụt nhưng cũng có những nơi, những lúc lại thiếu nước gây hạn hán nghiêm trọng. Về mặt phân bố, theo không gian, lượng dòng chảy sinh ra trong lưu vực ở những mức độ khác nhau, phù hợp với quy luật: nơi mưa nhiều – dòng chảy mạnh, nơi mưa ít – dòng chảy yếu. Theo thời gian trong năm, thời tiết có 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt nên dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn cũng hình thành 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt. Sự biến đổi dòng chảy giữa 2 mùa trong năm hầu hết các con sông suối đều có sự tương phản sâu sắc, đặc biệt là các sông suối nhỏ. Ngoài ra do bị ảnh hưởng của thủy triều ở các khu vực hạ lưu, nên sự phân bố dòng chảy theo thời gian trong năm ở các vùng này cũng có những thay đổi theo quy luật: thuỷ triều mạnh (triều cường) thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập vào đất liền sâu hơn, có biên độ triều lớn hơn và khi triều kiệt thì ngược lại hoàn toàn. Về mặt phân bố dòng chảy theo thời gian, chế độ dòng chảy của các sông suối ở lưu vực sông Sài Gòn hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ: đại bộ phận các sông suối mùa lũ thường bắt đầu vào khoảng tháng 6 – 7, nghĩa là xuất hiện sau mùa mưa 1 – 2 tháng do tổn thất sau 1 mùa khô khắc nghiệt và kết thúc vào tháng 11, kéo dài 5 – 6 tháng. Nhưng tuỳ từng vùng, thời gian mà mùa lũ dài ngắn khác nhau. Thời gian chuyển tiếp giữa 2 mùa khô và kiệt là các tháng đầu mùa mưa (tháng 6). Khi có mưa tương đối trong lưu vực thì dòng chảy cũng tăng dần và cho lưu lượng vượt xa các tháng mùa kiệt tuy chưa được xem là các tháng mùa lũ. Đối với đa số các sông, lưu lượng vào tháng 6 có thể đạt từ 60 – 75% lưu lượng bình quân năm. Mùa kiệt: thường bắt đầu vào khoảng tháng 12 và kéo dài đến tháng 5, 6 năm sau, khoảng 6 – 7 tháng. Dòng chảy kiệt ở lưu vực sông Sài Gòn khá nhỏ do mùa khô kéo dài và rất ít mưa. Hàng năm, lưu lượng kiệt nhất trên các triền sông thường rơi vào 2 tháng 3 và 4. 1.1.3. Khí hậu – khí tượng: Đặc điểm khí hậu khí tượng trên lưu vực là những yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy bề mặt, chế độ thuỷ văn và môi trường nước. Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình lưu vực hàng năm T = 26,9o Nhiệt độ cao nhất thường xảy ra vào tháng IV: T = 28,9o Nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra vào tháng XII: T = 25,2o Vì vậy có thể nói lưu vực sông Sài Gòn nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới (rT = 3,7o<6o) Nhiệt độ không khí (oC) (trung bình T, tối cao trung bình Tmax, tối thấp trung bình Tmin, tối cao tuyệt đối Tmax và tối thấp tuyệt đối Tmin) tháng và năm tại Tây Ninh như bảng dưới đây: Bảng 1: nhiệt độ không khí tại Tây Ninh Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm T 25,6 26,6 27,9 28,9 28,4 27,4 27,0 27,0 26,6 26,4 26,0 25,2 26,9 Tmax 32,2 33,4 34,9 35,3 34,1 32,5 32,0 31,6 31,2 31,0 31,1 31,1 32,5 Tmin 20,8 20,7 23,2 24,8 24,9 24,4 24,2 24,2 24,0 23,6 22,6 21,0 23,2 Tmax 35,3 36,4 37,8 39,9 39,0 37,5 37,3 35,2 34,4 33,5 34,3 34,1 39,9 Tmin 15,6 17,9 18,2 21,4 21,9 19,3 21,5 21,2 20,3 19,3 16,9 15,3 15,3 Tổng nhiệt độ cả năm trên lưu vực từ 9.500 – 10.000oC Hàng năm có khoảng 2500 giờ nắng Là 1 lưu vực nằm sâu trong đất liền nên gió tương đối ít V ~ 2 ÷ 5 m/sec, chiếm 40% Chế độ mưa và lượng mưa: Mùa mưa bắt đầu và kéo dài từ tháng V đến tháng XI. Thời gian còn lại trong năm là mùa khô. Sự biến động về thời gian mùa khô và mùa mưa hàng năm không lớn, từ 1 đến 3 tuần. Lượng mưa trung bình năm trên lưu vực đạt khoảng 1725 mm, biến đổi từ 1700 ÷1900 mm ở khu vực phía Bắc đến 1600 ÷1650 mm ở phía Nam. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm đến 90% trở lên tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt được tới 200 mm vào những tháng của mùa mưa, nhưng cá biệt có nơi cũng có thể đạt gần 140 mm vào tháng III(mùa khô) Bảng 2: Lượng mưa trung bình tháng tại 1 số nơi của tỉnh Tây Ninh (1978 – 1998) Đơn vị tính: mm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Kà Tum 4 4 22 56 166 262 247 290 374 251 82 14 Cần Đăng 6 6 18 24 179 237 278 249 297 273 110 10 Đồng Ban 6 8 28 64 178 272 235 232 314 263 108 150 Tây Ninh 8 8 20 89 200 240 258 230 363 312 132 26 Núi Ba 5 7 22 61 143 175 182 211 303 210 120 18 Dầu Tiếng 5 13 34 95 171 236 275 238 318 262 129 33 Gò Dầu 7 3 16 69 181 216 208 187 292 271 129 21 Từ số liệu của bảng trên ta còn thấy 1 thực tế nữa là lượng mưa trung bình tháng VII – tháng VIII hơi thấp hơn 1 chút so với lượng mưa trung bình của tháng VI và tháng IX. Điều này cũng rất phù hợp với hiện tượng ít mưa trong mùa mưa ở khu vực Nam Bộ mà người dân gọi là “Hạn Bà Chằng”. Từ hình thế thời tiết mà xét thì vào thời kỳ này (khoảng cuối tháng VII, đầu tháng VIII) thường xuất hiện 1 nhánh của áp cao nhiệt đới từ Tây Thái Bình Dương phát triển về phía Tây Nam khống chế khu vực Tây Nam biển Đông gây nên tình trạng ít mưa ở Nam Bộ, có khi cũng gây nên tình trạng thiếu nước canh tác ở vùng đất gò miền Đông Nam Bộ nếu ở những khu vực này thiếu những công trình thuỷ lợi thích hợp. Dòng chảy và phân phối dòng chảy trong năm: Dòng chảy là sản phẩm tất yếu của khí hậu – cũng chính vì vậy nên do chế độ nắng mưa trên sông Sài Gòn không phân bố đều đặn đã khiến cho dòng chảy trong năm trên toàn lưu vực cũng phân bố không đều. Qua số liệu phân tích ta thấy: Mùa lũ trên sông Sài Gòn bắt đầu từ tuần 2 tháng VII đến tuần 3 tháng XI . mùa lũ thường xuất hiện muộn hơn mùa mưa 5 -8 tuần và kết thúc muộn hơn mùa mưa từ 1 – 3 tuần. Qua nhiều năm đo đạc thực tế thấy rằng: Năm nhiều nước đặc biệt là 1989 – 1990 Năm ít nước đặc biệt lànăm 1979 – 1980 Năm nước trung bình là năm 1981 - 1982 Tháng X là tháng có giá trị lưu lượng lớn nhất, tháng III, IV là tháng có giá trị lưu lượng nhỏ nhất. Dòng chảy năm nhiều nước lớn hơn từ 2 – 3 lần năm ít nước. Dòng chảy tháng lớn nhất lớn gấp 20 – 80 lần tháng nhỏ nhất. Bảng 3: Phân phối dòng chảy tháng theo năm nhiều nước điển hình(1978 – 1998) Số liệu 1978–1998 Trạm Cần Đăng Năm 1996 - 1997 Lộc Ninh Năm 1989 - 1990 Yếu tố Q (m3/s) B(%) Q (m3/s) B(%) VII 22,5 10,2 21,0 10,5 VIII 15,5 7,04 24,9 12,5 IX 24,4 10,7 30,9 15,0 X 64,0 29,1 32,7 16,3 XI 47,7 21,0 24,2 11,7 XII 14,0 6,36 23,2 11,6 I 6,89 3,13 9,17 4,59 II 5,16 2,12 6,48 2,92 III 3,67 1,67 6,55 3,28 IV 3,83 1,68 5,48 2,65 V 6,92 3,14 5,73 2,87 VI 8,88 3,90 12,7 6,13 Mùa lũ 34,8 78,0 26,7 65,9 Mùa kiệt 5,69 22,0 8,05 34,1 Cả năm 18,7 100,0 17,0 100,0 Bảng 4: Dòng chảy nhỏ nhất năm ứng với các tần suất (1978 – 1998) P (%) Q(m3/s) M(l/s.km2) 70 1,01 1,64 75 0,96 1,56 80 0,91 1,47 90 0,79 1,28 95 0,70 1,13 TB 1,26 2,04 Cv 0,32 0,32 Cs 0,87 0,87 Năm 1977 hạn hán nặng với lưu lượng Qmin=0,61 m3/s tương đương với tần suất 98% năm xuất hiện 1 lần. Bảng 5: Dòng chảy tháng nhỏ nhất ứng với tần suất (1978 – 1998) P (%) Q(m3/s) M(l/s.km2) 70 1,73 2,80 75 1,30 2,11 80 1,23 1,99 90 1,06 1,72 95 0,96 1,56 TB 1,77 2,87 Cv 0,36 0,36 Cs 1,14 1,14 Đặc điểm chung: Đặc điểm đầu tiên cơ bản của khí hậu trên toàn lưu vực là sự phân hoá theo mùa sâu sắc. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô trùng với gió mùa mùa Đông vốn là luồng tín phong ổn định, mùa mưa trùng với gió mùa mùa Hạ mang lại những khối không khí nhiệt đới xích đạo nóng ẩm với những nhiễu động khí quyển thường xuyên. Đặc điểm thứ 2 của khí hậu vùng này là có 1 nền nhiệt độ cao và hầu như không có những thay đổi đáng kể trong năm. Nhiệt độ trung bình năm của vùng này đạt tới 26 – 270 C. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 4 – 5 0C. Đặc điểm thứ 3 là tính biến động, nhưng ít biến động hơn khí hậu miền Bắc, điều này thể hiện rõ trong sự biến đổi nhiệt độ và độ ẩm hàng ngày ở vùng này ít hơn so với khu vực phía Bắc. Chế độ mưa: mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Vào mùa khô lượng mưa chỉ chiếm dưới 20% lượng mưa cả năm nên hạn hán thường xảy ra. Còn mùa mưa lượng mưa chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, tập trung nhất là vào các tháng 8, 9 gây lũ lụt, ngập nước ở nhiều nơi. Chế độ thủy văn của lưu vực phụ thuộc cơ bản vào chế độ mưa và đặc điểm thủy triều từ biển Đông. Vì vậy các sông suối trong vùng thường bị khô kiệt vào cuối mùa khô, giảm khả năng tự làm sạch của các con sông nhưng vào mùa mưa thường xảy ra lũ lụt. Là vùng tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị hoá mạnh nhất trong số các vùng kinh tế lớn của Việt Nam mà trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 1.1.4. Thực vật: một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai là đặc điểm thảm phủ thực vật trên lưu vực bao gồm hệ thống rừng tự nhiên và thảm thực vật canh tác nhằm đảm bảo tích trữ nước để điều hoà lưu lượng vào mùa khô và hạn chế khả năng xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa. Trong quá khứ lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn bao gồm cả miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, đã từng có gần 60% diện tích được rừng tự nhiên che phủ. Vào năm 2000 tổng diện tích đất có rừng chỉ còn 1.311.700 ha chiếm 27,8% tổng diện tích, tập trung chủ yếu ở Nam Đăk Lăk, Tây Bình Thuận, Lâm Đồng, Bắc Đồng Nai, Đông Nam Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Bình Phước và Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lưu vực hiện có một Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (Rừng ngập mặn Cần Giờ với 75.740 ha quy hoạch, trong đó khoảng 26.000 ha rừng) và 2 vườn quốc gia: Cát Tiên (73.837 ha), Lò Gò Xa Mát (10.000 ha); 4 khu bảo tồn thiên nhiên: Bù Gia Mập (22.330 ha), Bình Châu – Phước Bửu (11.293ha), Núi Ông (25.468 ha), Tà Kou (29.134 ha). Ngoài giá trị cực kì to lớn về kinh tế – môi trường như điều tiết khí hậu, kiểm soát lũ lụt, chống xói mòn đất, giữ nước, xử lý ô nhiễm, các khu rừng trong khu vực có giá trị đa dạng sinh học rất cao. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội: xem thêm trong phần phụ lục Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, văn hoá, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của các tỉnh khu vực phía Nam. Đồng thời có một hệ thống đô thị, các khu công nghiệp trong quá trình phát triển đã thu được những bài học quý. Thị xã Thủ Dầu Một và khu vực Nam Bình Dương, và khu vực dọc theo quốc lộ 13, 14 và 51, nơi có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển công nghiệp. Vùng nằm trên trục đường giao thông đường sắt và đường bộ xuyên Á ra biển, gần đường hàng hải quốc tế, và tiếp giáp với khu vực các nước Đông Nam Á đang phát triển năng động. Với vị trí này, đây là trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được gắn kết bằng cả đường bộ, đường biển, đường sông và đường hàng không, thông thoáng và rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế. 1.2.1. Điều kiện kinh tế: 1.2.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tp.HCM có tốc độ phát triển tương đối lớn. Đây là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, văn hoá, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước. 1.2.1.2. Bình Dương: Công nghiệp: Ước giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.854 tỷ 200 triệu đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ và đạt 17,6% kế hoạch năm; trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 11,4%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 16,2%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,9%. Riêng trong tháng 3/2006, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.404,3 tỷ đồng, tăng 10,1% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ. Trong quí I/2006, các khu công nghiệp đã thu hút thêm 180 triệu 834 ngàn đô la Mỹ (gồm: 34 dự án có vốn đầu tư nước ngoài mới (150 triệu 179 ngàn đô la Mỹ) và 19 dự án đầu tư nước ngoài bổ sung vốn (30 triệu 655 ngàn đô la Mỹ). Như vậy, tính đến cuối tháng 3/2006, có 710 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, gồm 524 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (vốn 2 tỷ 701 triệu đô la Mỹ) và 186 doanh nghiệp trong nước (vốn đăng ký là 2.100 tỷ đồng). 1.2.1.3. Tây Ninh: Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) đạt 3.549 tỷ đồng (giá CĐ 94), tăng 17,3% so cùng kỳ (KH năm:15,5-16%); cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ trong GDP đạt 35% - 27,9% - 37,1% (kế hoạch đến cuối năm 2006: nông- lâm- ngư nghiệp: 35-36%; công nghiệp-xây dựng: 27-28; dịch vụ: 37-38%). 1.2.2. Điều kiện xã hội: 1.2.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh: Là một thành phố thuộc vùng Đông Nam bộ với diện tích là 2.093,7 km2 chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước . Đia giới hành chánh : Giáp Tây Ninh về phía Bắc Giáp Đồng Nai, Bình Dương về phía Đông Giáp Long An về phía Tây Phiá Nam giáp biển Đông. Chiều dài thành phố từ Tây Bắc xuống Đông Nam 102 km, từ Đông sang Tây 75km. Vị trí điạ lý : toạ độ địa lý 10o22'13" đến 11o22'17" vĩ độ bắc. 106o01'25" đến 107o01'10" kinh độ Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 1.738 km (đường bộ) về phía Bắc; cách bờ biển Đông 59 km đường chim bay; có bờ biển dài 15 km. Thành phố Hồ Chí Minh hiện được chia thành 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. 1.2.2.2. Bình Dương: Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tổng diện tích là: 2.695,54 km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên. Đia giới hành chánh : Giáp Bình Phước về phía Bắc Giáp Đồng Nai về phía Đông Giáp Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây Phiá Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí điạ lý : toạ độ địa lý Vĩ độ Bắc: 11052’ – 12018’ Kinh độ Đông: 106045’ – 107067’30” Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 6 phường, 8 thị trấn và 75 xã. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ Dầu Một – trung tâm hành chính – kinh tế – văn hoá của tỉnh Bình Dương. 1.2.2.3. Tây Ninh: Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tọa độ từ 10057'08'' đến 11046'36'' vĩ độ Bắc và từ 105048'43” đến 106022'48'' kinh độ Đông, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước. Phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Diện tích tự nhiên của Tây Ninh khoảng 4.035,45km2 1.3. Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn Về mặt chất lượng nước, lưu vực sông Sài Gòn được đánh giá chung là xấu nhất trong số các tiểu lưu vực sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Nước sông Sài Gòn về cơ bản chỉ còn tương đối tốt từ hồ Dầu Tiếng trở lên. Phần hạ lưu đã bị ô nhiễm và nhiều khu vực đã bị ô nhiễm rất nghiêm trọng do tiếp nhận 1 khối lượng lớn các chất thải chưa được xử lý tốt từ các hoạt động kinh tế xã hội trên lưu vực đổ ra. Ngoài ra, do nguồn nước chảy qua vùng đất phèn tiềm tàng nên nước sông đã bị axit hoá, đặc biệt và đầu mùa mưa, pH có thể giảm xuống dưới 4 tại nhiều khu vực. Trên lưu vực này hiện đang tồn tại nhiều hoạt động kinh tế – xã hội có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường nước với nhiều qui mô và điều kiện phân bố khác nhau: công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, du lịch,… Bên cạnh đó, môi trường nước ở lưu vực còn chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên khác. Về cơ bản, môi trường nước ở lưu vực hệ thống sông Sài Gòn chịu tác động bởi hai nhóm yếu tố: (1) các yếu tố tự nhiên và (2) các yếu tố nhân tạo. Các yếu tố tự nhiên tác động trực tiếp._. đến nguồn nước ở lưu vực này bao gồm: Chế độ mưa và lượng bốc hơi nước bề mặt (ảnh hưởng trực tiếp đến lượng dòng chảy bề mặt trên các sông suối, lũ lụt và hạn hán) Chế độ nhiệt độ (ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước); Đặc điểm địa hình (ảnh hưởng đến sự phân bố dòng chảy theo không gian, hiệu suất dòng chảy và xói mòn bề mặt, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của từng con sông) Đặc điểm địa chất – thủy văn (ảnh hưởng đến sự hình thành các tầng chứa nước dưới đất và chất lượng nước dưới đất, ảnh hưởng đến mối quan hệ tương hỗ giữa nước mặt và nước dưới đất) Đặc điểm thổ nhưỡng (ảnh hưởng đến chất lượng nước – phèn và pH); Đặc điểm thảm phủ thực vật tự nhiên (ảnh hưởng đến độ bốc hơi bề mặt, đến quá trình bào mòn và rửa trôi đất bề mặt, đến khả năng tích nước trong mùa khô và hiệu suất dòng chảy trong mùa mưa lũ) Đặc điểm thủy văn và chế độ dòng chảy vùng hạ lưu (ảnh hưởng đến xâm nhập mặn, ngập lụt, đến sự sói lỡ, bồi lắng và tích tụ các vật chất ô nhiễm trong môi trường nước). Các hoạt động của con người có tác động đến nguồn nước ở lưu vực chủ yếu bao gồm: Gia tăng dân số và đô thị hóa với mức độ tập trung cao, kéo theo nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều hơn và lượng chất thải sinh hoạt được tạo ra cũng nhiều hơn nhưng với mức độ tập trung cao hơn (ảnh hưởng đến nguồn nước cả về lượng và chất) Những thay đổi cơ bản trong việc sử dụng đất như chuyển đổi từ đất rừng, đất trống đồi trọc, đất hoang hóa thành đất canh tác nông nghiệp; đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; đất ở đô thị; các hồ chứa nhân tạo,…) đều có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến tài nguyên nước và môi trường nước Công nghiệp hóa với mức độ tập trung cao (điển hình là sự hình thành và phát triển dày đặc các khu công nghiệp tập trung ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn) kéo theo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp nhiều hơn và lượng chất thải công nghiệp được tạo ra cũng nhiều hơn và với mức độ tập trung cao hơn. Kết quả là nảy sinh những tranh chấp, xung đột quyền lợi trong sử dụng nước giữa ngành công nghiệp và ngành cấp nước đô thị do thiếu hụt nước; môi trường nước bị ô nhiễm Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên lưu vực, đặc biệt là nông nghiệp có tưới, với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cũng góp phần làm hạn chế lượng nước ngọt có ở dưới hạ lưu, đồng thời cũng góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước ở hạ lưu. Cách thức mà người nông dân ở thượng nguồn khai thác đất đai và nguồn nước để canh tác sẽ có ảnh hưởng quyết định đến số lượng và chất lượng nước cho những đối tượng dùng nước ở hạ lưu. Việc khai thác nước ngầm với qui mô lớn để phục vụ cho nông nghiệp sẽ dẫn đến việc tụt giảm mực nước ngầm, và như vậy sẽ ảnh hưởng đến những đối tượng khác cùng sử dụng nguồn nước ngầm đó. Các hoạt động chăn nuôi, kể cả nuôi thủy sản trong môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn cũng tác động đến nguồn nước cả về số lượng và chất lượng theo những cách tương tự như trên Việc xây dựng và vận hành các công trình thủy điện – thủy lợi trong lưu vực với việc xây dựng các hồ chứa, đập dâng để điều tiết, phân phối lại dòng chảy cũng làm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn và dòng chảy ở vùng hạ lưu, và do đó ảnh hưởng đến xâm nhập mặn cũng như khả năng tự làm sạch của sông rạch Hoạt động giao thông vận tải thủy cùng với việc xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cảng biển, cảng sông ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn cũng có những tác động xấu đến môi trường nước (ô nhiễm dầu, tràn dầu, sạt lở bờ sông, tai nạn giao thông thủy,…) Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các hoạt động khai thác cát diễn ra rầm rộ cũng gây ra không ít tác động tiêu cực đến môi trường nước ở vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn . Ngoài ra, các hoạt động liên quan đến quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trên lưu vực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường nước ở lưu vực. Nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp rác chưa được thu gom triệt để và xử lý đạt yêu cầu (tình trạng thực tế hiện nay tại các bãi rác lớn trong vùng) cũng là một trong số các nguồn gây ô nhiễm môi trường đáng kể. 1.4. Nguồn thải gây ô nhiễm chính trên lưu vực sông Sài Gòn Trong quá trình phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các địa phương trên lưu vực sông Sài Gòn đã và đang tiếp tục đối mặt với vấn đề ô nhiễm các nguồn nước với xu hướng ngày một gia tăng, đặc biệt là ở khu vực hạ lưu của hệ thống sông này. Không chỉ dừng lại ở vấn đề nổi cộm là việc thải bỏ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp với số lượng lớn, tải lượng ô nhiễm cao vào nguồn nước, môi trường nước của hệ thống sông Sài Gòn còn bị tác động mạnh bởi việc khai thác sử dụng đất trên lưu vực; bởi các hoạt động nông nghiệp trên lưu vực với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; bởi việc khai thác tài nguyên khoáng sản; bởi việc quản lý yếu kém các bãi rác…, cho đến vấn đề phát triển giao thông vận tải thủy vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự cố môi trường. Thậm chí ngay cả vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông và phát triển công nghiệp cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước. Các nguồn thải gây ô nhiễm chính đối với hệ thống sông Sài Gòn được nhận diện bao gồm:  1.4.1. Nguồn thải từ các khu đô thị Phân bố các khu đô thị trên lưu vực hệ thống sông Sài Gòn rất không đồng đều với tổng cộng 27 khu đô thị và 5,75 triệu dân đô thị. Bảng 6: Phân bố lưu lượng nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Tiểu lưu vực Dân số đô thị năm 2004 Lưu lượng nước thải đô thị (m3/ngày) Tỉ lệ phân bố lưu lượng nước thải    (% tổng số) Thượng lưu sông Đồng Nai 306.423 26.153 2,64 Sông La Ngà 236.289 17.774 1,79 Sông Bé 157.218 10.733 1,08 Sông Sài Gòn 5.751.596 756.240 76,21 Sông Vàm Cỏ 476.028 32.019 3,23 Hạ lưu sông Đồng Nai 1.471.784 149.437 15,06 Tổng cộng 8.399.338 992.356 100,00 Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005 Bảng 7: Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Tiểu lưu vực Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) TSS BOD5 COD N-NH4+ P- tổng Dầu mỡ Thượng lưu sông Đồng Nai 15.482 9.881 18.261 647 352 1.734 Sông La Ngà 12.632 7.920 14.562 532 292 1.345 Sông Bé 9.688 5.825 10.577 414 231 910 Sông Sài Gòn 237.284 162.399 305.851 9.631 5.075 31.938 Sông Vàm Cỏ 28.222 17.155 31.256 1.202 668 2.742 Hạ lưu sông Đồng Nai 71.911 46.399 86.013 2.992 1.622 8.302 Tổng cộng 375.219 243.754 455.943 15.004 8.009 46.061 Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005 Hàng ngày thải hệ thống sông Đồng Nai tiếp nhận trung bình khoảng 992.356 m3 nước thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 375 tấn TSS, 244 tấn BOD5, 456 tấn COD, 15 tấn Nitơ Amonia, 8 tấn phospho tổng và 46 tấn dầu mỡ động thực vật. Trong số các nguồn tiếp nhận nước thải đô thị, sông Sài Gòn tiếp nhận lượng chất thải nhiều nhất với 76,21% tổng lượng nước thải và 66,6% tổng tải lượng BOD5. Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các đô thị trên lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, bất kể là đô thị cũ hay vùng đô thị hóa, đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đây là một trong những nguồn thải cơ bản nhất gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ (thông qua các chỉ số BOD5, COD), ô nhiễm do các chất dinh dưỡng (các hợp chất của Nitơ, Phospho), ô nhiễm do dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt và vi trùng gây bệnh. 1.4.2. Nguồn thải từ các khu công nghiệp tập trung Tính đến đầu năm 2005, trên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Sài Gòn có 17 khu công nghiệp tập trung. Trong số các khu công nghiệp đang hoạt động, mới chỉ có khu công nghiệp Lê Minh Xuân, khu công nghiệp Tân Bình là có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại đều xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý tập trung vào nguồn nước. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nói chung và nguồn nước hệ thống sông Sài Gòn nói riêng. Theo kết quả khảo sát vào đầu năm 2005 do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện cho thấy hoạt động của các 44 KCN, KCX trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hàng ngày thải vào nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai 111.605 m3 nước thải, trong đó có gần 15 tấn TSS; 19,68 tấn BOD5; 76,93 tấn COD; 1,6 tấn Nitơ tổng và 542 kg P tổng. Bảng 8: Tổng hợp nguồn thải từ các KCN, KCX trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo ranh giới lưu vực sông Lưu vực Số KCN KCN Số nhà máy đang hoạt động Diện tích đất cho thuê (ha) Lưu lượng nước thải (m3/ngày) Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)* TSS BOD5 COD Tổng N Tổng P Sông Sài Gòn 17 1312 2084.21 30205 5979.8 12549.3 27330.1 520.4 250.8 Sông Đồng Nai 15 512 1531.05 39520 6913.5 5144.5 33001.4 743.5 161.3 Sông Thị Vải 12 244 1488.29 41880 2055.1 1986.5 16593.7 339.2 129.9 Tổng cộng 44 2068 5103.55 111605 14948.4 19680.3 76925.2 1603.1 542 Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005 [TLTK3] * Tải lượng tính toán dựa trên các số liệu thực đo về nồng độ các chất ô nhiễm từ dòng thải chung của KCN. 1.4.3 Nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp phân tán Ngoài các KCN, KCX chỉ riêng tại Tp.HCM còn có trên 31.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với nhiều quy mô và ngành nghề khác nhau nằm phân tán rộng khắp các địa phương trên lưu vực. Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như các dữ liệu về nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp phân tán trên lưu vực. Tuy nhiên có thể nhận xét đây là nhóm nguồn thải công nghiệp chính yếu gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai nói chung và hệ thống sông Sài Gòn nói riêng vì phần lớn đều xả thẳng nước thải ô nhiễm ra môi trường.  1.4.4. Nguồn thải từ các bãi rác Trên lưu vực hệ thống sông Sài Gòn hiện có rất nhiều bãi rác với các quy mô khác nhau đang hoạt động. Phần lớn các bãi rác này đều chưa được thiết kế hợp vệ sinh, chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Đây cũng là một trong những loại nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Sài Gòn bởi mức độ ô nhiễm của các nguồn thải này rất cao. Hiện nay, tại Tp.HCM các bãi rác đang bị quá tải và xuống cấp gây ra 1 áp lực vô cùng lớn cho môi trường. 1.5. Hệ thống quan trắc môi trường Từ năm 1995 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay tách ra thành Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã thành lập 3 trạm quan trắc và phân tích môi trường đất liền quốc gia, trong đó các Trạm Vùng 2 (khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ) và Trạm Vùng 3 (khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long) được giao nhiệm vụ quan trắc môi trường nước mặt tại một số vị trí thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Các trạm quan trắc này đã xây dựng chương trình quan trắc môi trường hàng năm và thực hiện quan trắc liên tục từ năm 1995 đến nay. Từ đó đến nay, mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường quốc gia được đầu tư mở rộng thêm một số trạm và không chỉ dừng lại trong phạm vi quản lý của Cục Bảo vệ Môi trường mà còn mở rộng thêm ở một số bộ phận khác như Cục Quản lý Tài nguyên nước, và các trạm quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài các trạm quan trắc môi trường quốc gia ra, nhiều tỉnh/thành trong lưu vực hệ thống cũng đã thành lập trạm quan trắc môi trường địa phương nhằm theo dõi, giám sát diễn biến chất lượng môi trường nói chung, phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường của địa phương. Cho đến nay, các hoạt động liên quan đến quan trắc và phân tích môi trường nước đã và đang thực hiện tại lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có thể chia thành 5 nhóm như sau: Nhóm 1: các hoạt động quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia do Cục Bảo vệ Môi trường quản lý (các Trạm Vùng 2 và Vùng 3) Nhóm 2: các hoạt động quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn và môi trường quốc gia do Tổng Cục Khí tượng Thủy văn quản lý Nhóm 3: các hoạt động quan trắc môi trường do Cục Quản lý Tài nguyên Nước quản lý Nhóm 4: các hoạt động quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc môi trường của các tỉnh/thành phố trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai Nhóm 5: các hoạt động quan trắc môi trường trong khuôn khổ các chương trình, đề tài, dự án khác Mỗi nhóm có những mục tiêu quan trắc khác nhau và điều kiện thực hiện quan trắc khác nhau do đó chưa thống nhất được với nhau về vị trí các điểm quan trắc, tần suất và thời gian quan trắc, các thông số quan trắc, phương pháp quan trắc và phân tích, phương pháp lưu trữ và xử lý số liệu quan trắc,… Các Trạm quan trắc và phân tích môi trường quốc gia (Trạm Vùng 2 và Vùng 3) Trạm Vùng 2 và Vùng 3 đảm nhận việc quan trắc và phân tích môi trường nước tại một số vị trí trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai từ năm 1995 đến nay. Vị trí các điểm quan trắc đã được thiết lập như sau: Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (06 điểm): - Cầu Bình Phước (sông Sài Gòn) - Cầu Trương Minh Giảng (kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) - Cầu Bông (kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) - Cầu Điện Biên Phủ (kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) - Cầu Ba Son (kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) - Cầu Phú Xuân (rạch Phú Xuân – Tỉnh lộ 15) Khu vực tỉnh Long An (10 điểm) Khu vực tỉnh Đồng Nai (03 điểm) Khu vực tỉnh Bình Dương (07 điểm) Khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (03 điểm)  Tần suất quan trắc: 04 đợt/năm. Từ năm 2003 tăng lên 06 đợt/năm  Các thông số quan trắc: nhiệt độ, pH, SS, DO, EC, BOD5 , COD, Fe, PO43-, N-NO3, N-NH3, Cl-, độ đục, Coliform, thuốc BVTV (chọn lọc). Tại mỗi điểm quan trắc, mẫu nước được lấy 3 lần/ngày vào buổi sáng (7 - 9h), buổi trưa (11-13h), buổi chiều (16 - 18h). Thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 1993, Thành phố Hồ Chí Minh đã có hệ thống quan trắc chất lượng nước và thủy văn vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, đến năm 1997 hệ thống quan trắc hoạt động ổn định gồm 08 trạm: Sông Sài Gòn (03 trạm) : Phú Cường, Bình Phước, Phú An Sông Đồng Nai (01 trạm) : Hóa An Sông Chợ Đệm (01 trạm) : Bình Điền Sông Nhà Bè – Soài Rạp (02 trạm) : Nhà Bè, Lý Nhơn Sông Lòng Tàu (01 trạm) : Tam Thôn Hiệp Từ tháng 01/2005, hệ thống quan trắc chất lượng nước và thủy văn của thành phố mở rộng thêm 02 trạm: trạm Cát lái (trên sông Đồng Nai) và trạm cửa sông Vàm Cỏ (trên sông Soài Rạp). Tần suất quan trắc: tiến hành đo đạc và lấy mẫu thường kỳ vào các ngày 1, 8, 15, 22 hàng tháng và mẫu được lấy vào 2 thời điểm trong ngày ứng với lúc triều cao nhất và triều thấp nhất (đỉnh cao nhất, chân thấp nhất). Các thông số quan trắc: Chất lượng nước mặt: nhiệt độ, pH, EC, DO, độ đục, TSS, BOD5, COD, độ kiềm, tổng N, tổng P, Pb, Hg, Cd, Cu, thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ, E.Coli và Coliform. Quan trắc thủy văn: mặt cắt ngang sông, mực nước từng giờ (24/24), tốc độ dòng chảy ở hai tầng nước, tính lưu lượng, dẫn mốc cao độ Quốc gia về các điểm đo mực nước và mặt cắt ngang. Quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành Từ năm 2001, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước của Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung thêm 10 trạm quan trắc chất lượng nước của các kênh rạch chính trong khu vực nội thành, gồm: Kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật (02 trạm): cầu Tham Lương, cầu An Lộc Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (02 trạm): cầu Lê Văn Sỹ, cầu Điện Biên Phủ Kênh Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ (04 trạm): cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường, Bến Phú Định, rạch Ruột Ngựa Kênh Tân Hóa – Lò Gốm (02 trạm): cầu Ông Buông, cầu Hòa Bình Tần suất quan trắc: 02 lần/năm. Từ tháng 01/2005, quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành Tp.HCM tăng lên 04 lần/năm. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 2.1. Định nghĩa và phân loại tài nguyên nước 2.1.1. Định nghĩa Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. 2.1.2. Phân loại Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa). Nước mặt là loại nguồn nước tồn tại lộ thiên trên mặt đất như nước sông, suối, hồ, đầm. Nguồn bổ cập cho nước mặt là nước mưa và trong một số trường hợp là nước ngầm. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Nước ta có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, đặc biệt một số khu vực như Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, thuộc loại khan hiếm nước. 2.2. Đặc tính chung của nước mặt Nước sông: Là nguồn chủ yếu để cấp nước, nước sông có đặc điểm sau : - Giữa các mùa có sự chênh lệch lớn về mực nước, lưu lượng, hàm lượng cặn và nhiệt độ của nước. - Hàm lượng muối khoáng và sắt nhỏ nên rất thích hợp khi sử dụng cho công nghiệp giấy, dệt và nhiệt điện. - Độ đục cao nên việc xử lý phức tạp và tốn kém. - Nước sông cũng chính là nguồn tiếp nhận nước mưa và các loại nước thải vì vậy nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài. Nước suối Đặc điểm nổi bật của nước suối là không ổn định về chất lượng, mực nước, lưu lượng, vận tốc dòng chảy giữa mùa lũ và mùa kiệt. Về mùa lũ nước suối thường đục và có những dao động đột biến về mực nước và vận tốc dòng chảy, mùa khô nước suối rất trong nhưng mực nước lại thấp. Thành phần nước mặt Thành phần nước mặt bao gồm các yếu tố hóa lí và vi sinh. Do đó để đánh giá chất lượng nước mặt chúng ta có thể dựa vào các yếu tố hóa lí và vi sinh này. Sau đây là một số thành phần chính của nước mặt : Các chỉ tiêu hóa lí Độ đục Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn, chất hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm. Độ màu (màu sắc) Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy dưới nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của những ion có tính kim khí như sắt, mangan. Giá trị pH pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn mòn, hòa tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như : kết bông tạo cợn, làm mềm, khử sắt, diệt khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng và phù hợp với yêu cầu kĩ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kĩ thuật môi trường. Chất rắn hòa tan Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể thích nghi ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc đi đây đó khi sử dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng nhuận tràng cấp tính hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên đối với dân địa phương, sự kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể. Trong ngành cấp nước, hàm lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500 mg/l và giới hạn tối đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000 mg/l. Chloride Chloride là ion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. Vị mặn của Chloride thay đổi tùy theo hàm lượng và thành phần hóa học của nước. Với mẫu chứa 250 mgCl/l người ta đã có thể nhận ra vị mặn nếu trong nước có chứa ion Na+. Tuy nhiên khi mẫu nước có độ cứng cao, vị mặn rất khó nhận biết dù có chứa đến 1000 mgCl/l. Hàm lượng Chloride cao sẽ gây ăn mòn các kết cấu ống kim loại. Về mặt nông nghiệp Chloride gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của cây trồng. Sắt Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu. Vì thế, sắt với hàm lượng 0.3 mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt. Vượt qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt : - Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III) hydrat hình thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt cho người sử dụng. - Cũng với lý do trên, nước có sắt không thể dùng cho một số ngành công nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,… - Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết diện hữu dụng của ống dẫn mạng lưới phân phối nước. Nitrogen-Nitrit (N-NO2-) Nitrit là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủy các chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong các hệ thống xử lý hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra nitrit còn được dùng trong ngành cấp nước như một chất chống ăn mòn. Tuy nhiên trong nước uống, nitrit không được vượt quá 0.1 mg/l. Nitrogen – Nitrat (N-NO3-) Nitrat là giai đoạn oxy hóa cao nhất trong chu trình của nitrogen và là giai đoạn sau cùng trong tiến trình oxy hóa sinh học. Ở lớp nước mặt thường gặp nitrat ở dạng vết nhưng đôi khi trong nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng cao. Nếu nước uống có quá nhiều nitrat thường gây bệnh huyết sắc tố ở trẻ em. Do đó trong nguồn nước cấp cho sinh hoạt giới hạn nitrat không vượt quá 6 mg/l. Amoniac (N-NH4+) Amoniac là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện của amoniac trong nước mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy hữu cơ do các vi sinh vật trong điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất thường dùng trong khâu khử trùng nước cấp, chúng được sử dụng dưới dạng các hóa chất diệt khuẩn chloramine nhằm tạo lượng clo dư có tác dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu chuyển trong các đường ống dẫn. Sulfate (SO42-) Sulfate thường gặp trong nước thiên nhiên và nước thải với hàm lượng từ vài cho đến hàng ngàn mg/l. Những vùng đất sình lầy, bãi bồi lâu năm, sulfur hữu cơ bị khoáng hóa dần dần sẽ biến đổi thành sulfate. Nước chảy qua các vùng đất mỏ mang nhiều sulfate sẽ có hàm lượng sulfate khá cao do sự oxy hóa quặng thiếc, quặng sắt. Sulfate là một trong những chỉ tiêu tiêu biểu của những vùng nước nhiễm phèn. Vì natri sulfate và mangan sulfate có tính nhuận tràng nên trong nước uống, sulfate không được vượt quá 200mg/l. Phosphat (P-PO43-) Trong thiên nhiên phosphat được xem là sản phẩm của quá trình lân hóa, và thường gặp dưới dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng phosphat phát triển mạnh sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh. Oxy hòa tan (DO) Giới hạn lượng oxy hòa tan (dissolved oxygen) trong nước thiên nhiên và nước thải tùy thuộc vào điều kiện hóa lý và hoạt động sinh học của các loại vi sinh vật. Việc xác định hàm lượng oxy hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô nhiễm do mọi hoạt động của con người và kiểm tra hiệu qủa việc xử lý nước thải. Nhu cầu oxy hóa học (COD) Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy tương đương của các cấu tử hữu cơ trong mẫu nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy hóa mạnh. Đây là một phương pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để khảo sát các thông số của dòng nước và nước thải công nghiệp, đặc biệt trong các công trình xử lý nước thải. Phương pháp này không cần chất xúc tác nhưng nhược điểm là không có tính bao quát đối với các hợp chất hữu cơ (thí dụ axit axetic) mà trên phương diện sinh học thực sự có ích cho nhiều loại vi sinh trong nước. Trong khi đó nó lại có khả năng oxy hóa vài loại chất hữu cơ khác như celluloz mà những chất này không góp phần làm thay đổi lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời điểm hiện tại. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm chuẩn, trong việc tìm sự liên hệ giữa nhu cầu oxy đối với các hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu vi sinh Fecal coliform (Coliform phân) Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô nhiễm phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở 35 – 37oC với sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h. Escherichia Coli (E.Coli) Escherichia Coli, thường gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng, thường sống trong ruột người và một số động vật. E.Coli đặc hiệu cho nguồn gốc phân, luôn hiện diện trong phân của người và động vật, chim với số lượng lớn. Sự có mặt của E.Coli vượt quá giới hạn cho phép đã chứng tỏ sự ô nhiễm chỉ tiêu này. Đây được xem là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột như tiêu chảy, lị,… 2.3. Vòng tuần hoàn nước trên trái đất Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó, trái đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước. Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” … và lại bắt đầu. Hình 2: Vòng tuần hoàn nước Hình 3: Sự phân phối của nước trên trái đất Trong 1.386 triệu km3 tổng lượng nước trên trái đất thì trên 96% là nước mặn. Và trong tổng lượng nước ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30% là nước ngầm; nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100 km3, bằng 1/700 của 1% của tổng lượng nước trên trái đất. Nhưng nước sông và hồ là nguồn nước chủ yếu mà con người sử dụng hàng ngày. Bảng9: Ước tính phân bố nước toàn cầu Ứớc tính phân bố nước toàn cầu Nguồn nước Thể tích nước tính bằng km3 Thể tích nước tính bằng dặm khối Phần trăm của nước ngọt Phần trăm của tổng lượng nước Đại dương, biển, và vịnh 1.338.000.000 321.000.000 -- 96,5 Đỉnh núi băng, sông băng, và vùng tuyết phủ vĩnh cửu 24.064.000 5.773.000 68,7 1,74 Nước ngầm 23.400.000 5.614.000 -- 1,7     Ngọt 10.530.000 2.526.000 30,1 0,76     Mặn 12.870.000 3.088.000 -- 0,94 Độ ẩm đất 16.500 3.959 0,05 0,001 Băng chìm và băng tồn tại vĩnh cửu 300.000 71.970 0,86 0,022 Các hồ 176.400 42.320 -- 0,013     Ngọt 91.000 21.830 0,26 0,007     Mặn 85.400 20.490 -- 0,006 Khí quyển 12.900 3,095 0,04 0,001 Nước đầm lầy 11.470 2.752 0,03 0,0008 Sông 2.120 509 0,006 0,0002 Nước sinh học 1.120 269 0,003 0,0001 Tổng số 1.386.000.000 332.500.000 - 100 Nguồn: Gleick, P. H., 1996: Tài nguyên nước. Bách khoa từ điển về khí hậu và thời tiết. S.H Scheneide, Nhà xuất bản Đại học OXford, New york, quyển 2, trang 817 - 823. 2.4. Tài nguyên nước mặt của Việt Nam Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%. Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng. Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%). Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%). Bảng 10: Dòng chảy sông ngòi Việt Nam  Phân loại dòng chảy Tổng lượng dòng chảy trung bình /năm Tỷ lệ Tổng lượng dòng chảy 847 km3 100% Tổng lượng ngoài vùng chảy vào 507 km3 60% Tổng lượng dòng chảy nội địa 340 km3 40%.  Tên sông Tổng lượng dòng chảy /năm Tỷ lệ % trong tổng lượng dòn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan.doc
  • docBan do luu vuc.doc
  • docban do Phuoc Hoa.doc
  • docBan do quan trac.doc
  • docBIA DO AN.doc
  • docDANH MUC CAC BANG.doc
  • docDANH MUC HINH.doc
  • docHINH ANH.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docphu luc dkkt-xh.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
  • docTCVN 5942 - 1995.doc
  • docTCVN 6773 - 2000.doc
  • docTRANG DAU CHUONG.doc