Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá: thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2006 19 Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hoá phân theo nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2001 – 2006 20 Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hoá phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001 – 2006 22 Bảng 2.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư và dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh hoá tính đến cuố

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i năm 2007 27 Bảng 2.5: Tài sản cố định mới tăng ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 -2006 33 Bảng 2.6: Hệ số HIv(GO) ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 - 2006 35 Bảng 2.7: Hệ số HIv(GDP) ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2006 36 Bảng 2.8: Hệ số ICOR ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2006 37 Bảng 2.9: Thu ngân sách từ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2006 38 Bảng 2.10: Số lao động tăng thêm của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2006 39 LỜI NÓI ĐẦU Thanh Hóa nằm ở trong vùng ảnh hưởng của những tác động trực tiếp từ khu vực trọng điểm kinh tế Bắc Bộ và sự cộng tác tổng hợp của các vùng kinh tế Trung, Nam Bộ. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá có thể huy động các nguồn lực của mình để vươn lên thành tỉnh phát triển kinh tế đồng bộ Trong những năm qua, với nỗ lực của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã dần khẳng định được vị trí, vai trò của mình trước xu thế hội nhập của đất nước. Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế Thanh Hoá; công nghiệp Thanh Hoá chuyển dịch theo hướng CNH –HĐH; cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động…. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá còn nhiều hạn chế như môi trường đầu tư của tỉnh kém chưa thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư; chưa đáp ứng được cả quy mô cũng như cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh; cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp kém; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh….. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng ấy, em xin trình bày đề tài: “Đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá: thực trạng và giải pháp”. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chắc hẳn khó lòng đề cập đầy đủ các khía cạnh của vấn đề đưa ra và sai sót là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô cùng các bạn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths Nguyễn Thị Ái Liên - người đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này. PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. Ngành công nghiệp và vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 1.1.1. Khái niệm ngành công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Nó bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu: - Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ - Chế biến các loại sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông, lâm, ngư nghiệp thành các sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội - Hoạt động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm công nghiệp nhằm khôi phục giá trị sử dụng của chúng Để thực hiện các hoạt động đó, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân hình thành các hệ thống các ngành công nghiệp: Khai thác, Chế biến và Dịch vụ sửa chữa. Xét trong tổng thể quá trình tái sản xuất xã hội, khai thác là hoạt động khởi đầu toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp. Hoạt động này có nhiệm vụ cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với điều kiện tự nhiên. Chế biến là hoạt động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hoá học và sinh học làm thay đổi hình thức, tính chất, kích thước của các loại nguyên liệu nguyên thuỷ để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến ra các sản phẩm cuối cùng đưa vào sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Từ một loại nguyên liệu hoạt động chế biến có thể tạo ra một loại sản phẩm hoặc nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Trong chế biến công nghiệp, một loại sản phẩm thường được tạo thành từ những nguyên liệu khác nhau. Sửa chữa là một loại hoạt động dịch vụ quan trọng nhằm khôi phục giá trị sử dụng một số loại máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng sau một thời gian sử dụng nhất định. Dịch vụ sửa chữa công nghiệp là loại hoạt động ra đời sau so với khai thác và chế biến. Lúc đầu loại hoạt động này được thực hiện trực tiếp bằng những người sử dụng máy móc, thiết bị và vật phẩm tiêu dùng. Sau đó, do quy mô yêu cầu sửa chữa tăng lên hoạt động này được tách khỏi quá trình sử dụng trực tiếp và trở thành một lĩnh vực chuyên môn hóa do những bộ phận độc lập thực hiện. Sự phát triển dịch vụ sửa chữa giữ vị trí trọng yếu trong quá trình sản xuất. Nó vừa đảm bảo tiết kiệm của cải vật chất, vừa là điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất của các ngành diễn ra bình thường và an toàn. 1.1.2. Tính quy luật của quá trình phát triển Công nghiệp Nó được thể hiện ở những nội dung sau: @ Quá trình phát triển công nghiệp gắn liền với sự phát triển nông nghiệp: Mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội có thể chia thành ba giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1: Sản xuất công nghiệp là một bộ phận phụ thuộc vào nông nghiệp Giai đoạn 2: Sản xuất công nghiệp tách khỏi sản xuất nông nghiệp Giai đoạn 3: Sản xuất công nghiệp kết hợp với sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao Hoạt động sản xuất công nghiệp xuất hiện ngay từ khi xuất hiện xã hội loài người dưới hình thức khai thác tài nguyên động thực vật để sinh sống, sản xuất ra các loại công cụ, vật phẩm tiêu dùng và vũ khí thô sơ. Loại sản xuất này chưa thành một ngành sản xuất vật chất độc lập mà chỉ là bộ phận phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, do chính những người nông dân tự thực hiện và mang tính chất tự cung tự cấp Sự phát triển của nền sản xuất xã hội gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Cuộc phân công lao đông xã hội lần thứ hai đã tách sản xuất công nghiệp ra khỏi sản xuất công nghiệp trở thành ngành sản xuất vật chất dưới hình thức ban đầu là sản xuất thủ công nghiệp của những người thợ thủ công chuyên nghiệp. Sản phẩm của các ngành nghề thủ công này trở thành hàng hoá, được sản xuất ra với mục đích trao đổi trên thị trường Tuy tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp nhưng giữa công nghiệp và nông nghiệp luôn có mối quan hệ sản xuất mật thiết vớí nhau. Sản xuất nông nghiệp cung cấp cho công nghiệp chế biến một số loại nguyên liệu, lao động và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; ngược lại công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp nhiều loại sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp chịu ảnh hưởng to lớn và trực tiếp vào việc tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa chúng @ Công nghiệp là một ngành kinh tế có quy mô nhỏ và vị trí thứ yếu trở thành ngành có phạm vi to lớn và vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân: Sự chuyển hoá vị trí của công nghiệp và nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ và sự thay đổi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của xã hội loài người. Ở trình độ phát triển thấp, nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt còn đơn giản, nông nghiệp là ngành sản xuất có quy mô lớn và vị trí quan trọng hàng đầu vì chính nó là ngành cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất, thiết yếu nhất để đảm bảo sự sinh tồn của con người Khoa học công nghệ không ngừng phát triển tạo ra những khả năng mới, trình độ của các ngành kinh tế cũng vì thế mà được nâng cao lên, nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt ngày càng trở nên phức tạp. Sản xuất nông nghiệp với những điều kiện hạn chế của mình không thể đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao ấy. Lúc này với khả năng và điều kiện của mình công nghiệp trở thành ngành nghề chủ yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người, quy mô của nó ngày càng được mở rộng. Do vậy công nghiệp đã trở thành ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. @ Quá trình phát triển công nghiệp gắn liền với quá trình phát triển sản xuất hàng hoá: Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các ngành nghề thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của chính người sản xuất hàng hoá và gia đình họ. Quá trình này gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự hình thành sở hữu riêng với các loại sản phẩm khác nhau. Hai yếu tố đó là tác nhân của sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Nhưng người sản xuất không thể tự mình sản xuất ra tất cả các sản phẩm mà họ cần, họ tập trung vào sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, dùng sản phẩm ấy trao đổi lấy sản phẩm khác cần cho sản xuất và sinh hoạt của mình. Sản phẩm trở thành hàng hoá. Trong quá trình sản xuất, một số người nông dân không còn tiến hành nghề nông quen thuộc của mình, mà chuyển sang tập trung vào những nghề thủ công nhất định. Sự phân công lao động ấy dẫn đến chuyên môn hoá lao động và hình thành hình thức sơ khai đầu tiên của công nghiệp Ngày nay, sản xuất công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hoá cao, sản xuất một sản phẩm công nghiệp luôn đòi hỏi có sự tham gia của nhiều loại lao động khác nhau với sự phân công và hợp tác chặt chẽ. Phạm vi phân công và hợp tác được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời việc giao lưu trao đổi hàng hoá công nghiệp cũng diễn ra ở phạm vi thế giới. Sự phát triển và mở rộng thị trường được coi là điều kiện cơ bản của phát triển sản xuất công nghiệp. @ Quá trình phát triển công nghiệp cũng là quá trình đổi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ; Trong buổi ban đầu mới hình thành, sản xuất công nghiệp được tiến hành hoàn toàn bằng các công cụ thủ công với phương pháp công nghệ giản đơn và chỉ tạo ra được những sản phẩm giản đơn. Từ qúa trình sản xuất, người lao động tích luỹ dần kinh nghiệm, cải tiến và sáng chế ra những công cụ và phương pháp sản xuất có trình độ ngày càng cao hơn Đến lượt mình, những điều đó lại thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh hơn, quy mô lớn hơn, sản xuất ra được những sản phẩm có trình độ càng tiên tiến và hiện đại hơn. Xét trong toàn bộ hệ thống công nghiệp, sự phát triển và nâng cao trình độ kỹ thuật diễn ra song song theo hai con đường: tuần tự từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ những bộ phận riêng lẽ mở rộng ra toàn bộ hệ thống; nhảy vọt từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn về vật chất bỏ qua các trình độ trung gian để đạt sức sản xuất cao hơn hẳn Ngày nay, nền công nghiệp của một nước thường được bao gồm các loại công nghệ với nhiều trình độ khác nhau- gọi là công nghệ nhiều tầng. Sự tồn tại công nghệ nhiều tầng này xuất phát từ sự khác biệt về khả năng tự đổi mới công nghệ của các bộ phận khác nhau trong hệ thống công nghiệp. Xu hướng chung là trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp sẻ được nâng lên trình độ hiện đại. Tuy nhiên, một số loại công nghệ truyền thống vẫn tồn tại tạo ra những sản phẩm độc đáo của mỗi nước trong thương mại quốc tế. 1.1.3. Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Trong quá trình CNH-HĐH đất nước thì công nghiệp là ngành giữ vai trò định hướng phát triển các ngành kinh tế và tạo ra những điều kiện vật chất để thực hiện định hướng đó. Tuy CNH-HĐH không đồng nhất với phát triển công nghiệp, nhưng công nghiệp là phương tiện truyền tải những thành tựu mới của khoa học công nghệ tới tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội của đất nước, là những hình mẫu để cải tạo các ngành kinh tế quốc dân. Sứ mệnh lịch sử đó của công nghiệp bắt nguồn từ những lý do chủ yếu sau đây: + Công nghiệp là ngành đại diện cho phương thức sản xuất mới, là ngành duy nhất sản xuất các loại tư liệu sản xuất với những trình độ khác nhau phục vụ trang bị và trang bị lại kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Tốc độ thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ phụ thuộc trực tiếp vào trình độ phát triển công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp. + Cùng với lực lượng sản xuất tiên tiến, quan hệ sản xuất trong công nghiệp cũng tiên tiến hơn các ngành khác. Công nghiệp có trình độ xã hội hoá sản xuất cao, phân công lao động sâu sắc, phương thức quản lý hiện đại. Từ những yếu tố đó cách thức quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong công nghiệp thường được coi là hình mẫu cho các ngành kinh tế quốc dân khác. + Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng. Là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất mới, có tính cách mạng cao, được coi là giai cấp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc Với những yếu tố đó, công nghiệp nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Nội dung ấy được thể hiệ ở những khía cạnh sau: Thứ nhất: Công nghiệp định hướng về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý cho các ngành kinh tế quốc dân Trình độ tổ chức xã hội của sản xuất là một trong những biểu hiện cụ thể của sự phát triển lực lượng sản xuất So với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và nó có điều kiện để tự đổi mới, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và phân công lao động. Đó là những yếu tố cho phép công nghiệp đi đầu về tổ chức sản xuất xã hội, về phân công lao động xã hội, về trình độ kỹ thuật và về quan hệ sản xuất theo quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất. Từ sự đi đầu đó công nghiệp định hướng và chi phối sự phát triển trình độ tổ chức sản xuất xã hội của các ngành ở chỗ: + Vạch ra kiểu mẫu về tổ chức sản xuất và về phân công lao động xã hội nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất vừa thích ứng với trình độ kỹ thuật được nâng cao, vừa thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất công nghiệp vừa tạo ra nhu cầu, vừa thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh, tạo nông sản hàng hoá với khối lượng lớn, chất lượng cao, chi phí thấp trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ + Những thay đổi trên đây sẻ thúc đẩy sự thay đổi các mặt của quan hệ sản xuất, từ quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý đến quan hệ phân phối, nhằm đảm bảo sự phù hợp với trình độ ngày càng được nâng cao và tính chất xã hội ngày càng được mở rộng của lực lượng sản xuất. Thứ hai: công nghiệp tạo ra những điều kiện vật chất để thực hiện yêu cầu trang bị và trang bị lại kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân Vai trò này được thể hiện tập trung trên hai khía cạnh sau đây: + Phạm vi và trình độ trang bị kỹ thuật của các ngành kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào khả năng sản xuất của công nghiệp, trước hết là một số ngành công nghiệp nặng chủ chốt( cơ khí, điện năng, hoá chất,…). Do công nghiệp là ngành duy nhất sản xuất và cung ứng các loại tư liệu sản xuất phục vụ thực hiện các nội dung của của tiến bộ khoa học công nghệ, nên sự phát triển của một số ngành công nghiệp nặng với trình độ kỹ thuật, quy mô và cơ cấu hợp lý sẽ là điều kiện bảo đảm tốc độ và phạm vi thực hiện tiến bộ công nghệ trong các ngành kinh tế khác + Công nghiệp hướng dẫn các ngành kinh tế sử dụng các điều kiện vật chất mà nó đã cung ứng. Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm vật chất của công nghiệp cho các ngành kinh tế khác mới chỉ là điều kiện cần, việc hướng dẫn sử dụng các sản phẩm vật chất ấy là điều kiện đủ để chúng phát huy tác dụng trong việc tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển bền vững của từng ngành kinh tế Thứ ba: công nghiệp là nhân tố chủ yếu góp phần thực hiện những nhiệm vụ kinh tế- xã hội của đất nước + Sự phát triển rộng rãi công nghiệp trên cơ sở khai thác các nguồn lực và phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng lãnh thổ, đẩy mạnh giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng lãnh thổ sẽ tạo điều kiện giảm dần sự chênh lệch về kinh tế và xã hội giữa các vùng, miền của đất nước + Sự phát triển công nghiệp về quy mô, tốc độ và trình độ sẽ kéo theo sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân. Việc sử dụng các sản phẩm và các phương pháp công nghiệp trong các ngành kinh tế cũng làm thay đổi căn bản tính chất lao động của các ngành. Những yếu tố đó đã làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng ngày càng tiến bộ + Sự phát triển công nghiệp tập trung là hạt nhân kinh tế của việc hình thành các cụm dân cư, các khu đô thị mới. Quá trình đô thị hoá sẽ được thực hiện một cách vững chắc, làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của đất nước, tạo cơ sở giảm dần sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi Thứ tư: sự phát triển công nghiệp thúc đẩy sự thay đổi ý thức xã hội, tư duy và lối sống Vai trò của công nghiệp không chỉ thể hiện ở sự tác động đến mặt vật chất và kỹ thuật của đời sống kinh tế- xã hội mà còn tác động sâu sắc tới các mặt thuộc về ý thức xã hội. Sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển của giai cấp công nhân công nghiệp. Từ đó ý thức hệ của giai cấp công nhân đại công nghiệp – giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất và giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới - sẻ trở thành ý thức hệ chủ đạo của hình thái kinh tế - xã hội mới Nền sản xuất công nghiệp với tính chặt chẽ và nghiêm ngặt của quá trình sản xuất là nơi đào tạo con người về tính tổ chức kỷ luật, tư duy và tác phong trong lao động. Phương pháp tư duy, tính tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp sẽ thay thế cho phương pháp tư duy, tác phong làm việc và lối sống theo kiểu tiểu nông gắn với nền sản xuất nông nghiệp thủ công, lạc hậu và phân tán Ở những nước tiến hành công nghiệp hoá từ điểm xuất phát ban đầu là nền nông nghiệp lạc hậu, phân tán, sản xuất nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp như Việt Nam, công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Trong đó công nghiệp tác động đến giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn trên các khía cạnh chủ yếu sau đây: + Sản xuất và cung cấp các sản phẩm vật chất để thực hiện các nội dung của cách mạng khoa học công nghệ trong nông nghiệp ( thuỷ lợi hoá,cơ giới hoá, điện khí hoá…) góp phần thúc đẩy đưa nông nghiệp lên trình độ sản xuất lớn + Công nghiệp sản xuất và cung ứng cho dân cư nông thôn các loại hàng hoá tiêu dùng, để vừa góp phần cải thiện đời sống dân cư, vừa thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển ở nông thôn + Chế biến các sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp để một mặt nâng cao giá trị sử dụng của các sản phẩm ấy, mặt khác thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh với tỷ suất nông sản hàng hoá cao, xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp + Sự phát triển của công nghiệp nông thôn, trong đó có các ngành thủ công nghiệp là phương thức quan trọng của việc phân công lao động tại chỗ, chuyển lao động từ khu vực có năng suất lao động và thu nhập thấp sang khu vực có năng suất lao động và thu nhập cao hơn + Các doanh nghiệp công nghiệp còn trợ giúp việc đào tạo lao động nông thôn, cung cấp cho họ kỹ năng và nghề nghiệp cần thiết để sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất do công nghiệp cung cấp, đồng thời tạo điều kiện tiền đề để chuyển sang các ngành nghề phải công nghiệp 1.2.Đầu tư phát triển công nghiệp 1.2.1. Khái niệm và nội dung của đầu tư phát triển công nghiệp @ Khái niệm đầu tư phát triển công nghiệp Đầu tư phát triển công nghiệp là một trong những hoạt động đầu tư phát triển khi xem xét trên quan điểm phân công lao động xã hội chính là đầu tư theo ngành. Vì thế đầu tư phát triển công nghiệp mang đầy đủ nội dung và tính chất của hoạt động đầu tư phát triển. Tuy nhiên, là một ngành có những đặc điểm khác biệt so với ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ, đồng thời chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, đầu tư phát triển công nghiệp còn mang một số khía cạnh đặc thù như: vốn lớn, thời gian đầu tư kéo dài, chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên, đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định và công nghệ,…. @ Nội dung đầu tư phát triển công nghiệp bao gồm: Các khoản chi trực tiếp cho công nghiệp như: Chi đầu tư xây dựng cơ bản trong công nghiệp, chi cho các chương trình, dự án thuộc về công nghiệp, chi hỗ trợ vốn lao động cho công nhân,các khoản ưu đãi thuế cho các ngành công nghiệp, khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp và các khoản chi gián tiếp cho sản xuất công nghiệp như: chi hỗ trợ giải quyết việc làm cho lĩnh vực công nghiệp, chi trợ giá hoặc tài trợ đầu tư cho xuất bản và phát hành sách báo công nghiệp, kỹ thuật cho công nghiệp, chi cho tài sản cố định, chi cho các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo chuyên môn kỹ thuật công nghiệp, chi cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống khoa học công nghệ, điều tra khảo sát thuộc mọi ngành công nghiệp, bảo hộ sở hữu công nghiệp,…với cách dùng như vậy, các khoản chi cho con người như giáo dục, đào tạo…. thậm chí cả việc trả lương cho các đối tượng cũng được xem là đầu tư phát triển công nghiệp.Xuất phát từ đặc trưng kỹ thuật của hoạt động công nghiệp, nội dung đầu tư phát triển công nghiệp bao gồm các hoạt động chuẩn bị đầu tư, mua sắm các đầu vào của quá trình thực hiện đầu tư, thi công lắp ráp các công trình, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và xây dựng cơ bản khác có liên quan tới sự phát huy tác dụng sau này của công cuộc đầu tư phát triển công nghiệp Với nội dung của đầu tư phát triển công nghiệp trên, để tiện cho công tác quản lý việc sử dụng vốn đầu tư nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có thể phân chia vốn đầu tư thành những nội dung sau: + Những chi phí tạo ra tài sản cố định bao gồm: - Chi phí ban đầu và đất đai ( nơi được sử dụng để tiến hành xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành sản xuất kinh doanh) - Chi phí xây dựng cấu trúc hạ tầng (chi phí xây dựng nhà xưởng, hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống giao thông nội bộ trong doanh nghiệp,….) - Chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, dụng cụ. Mua sắm phương tiện vận chuyển phục vụ quá trình sản xuất công nghiệp - Chi phí khác + Những chi phí tạo ra tài sản lưu động bao gồm: - Chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất như: chi phí để mua nguyên vật liệu, trả lương người lao động, chi phí về điện, nước, …. - Chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có các sản phẩm dở dang, hàng tồn kho, hàng hóa bán chịu, vốn bằng tiền + Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm: chi phí nghiên cứu cơ hội đầu tư, chi phí nghiên cứu tiền khả thi, chi phí nghiên cứu khả thi và thẩm định các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp + Chi phí dự phòng @ Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp + Quy mô vốn lớn, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn Nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp lớn hơn nhiều so với ngành nông nghiệp và dịch vụ là do đặc điểm kỹ thuật của ngành công nghiệp quyết định. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật này thể hiện ở chỗ các tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công nghiệp là rất lớn. Các ngành có đặc điểm này rõ nhất là ngành công nghiệp khai thác như: dầu mỏ, than,…; công nghiệp thuộc kết cấu hạ tầng như: điện, nước,…; công nghiệp phục vụ nông nghiệp như: cơ khí, hoá chất,…Các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp thuộc kết cấu hạ tầng, công nghiệp cơ khí có giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, kết quả của đầu tư phát triển lớn gấp nhiều lần các cơ sở công nghiệp khác. Mặc dù đầu tư phát triển công nghiệp cần một khối lượng vốn rất lớn và thời gian thu hồi vốn chậm nhưng nó rất cần cho sự phát triển của một nền kinh tế. Vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sở hữu công nghiệp và có xu hướng ngày càng giảm. Sở dĩ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sở hữu của ngành công nghiệp là do các nguyên nhân sau: Một là: đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đây nền công nghiệp trung ương chiếm tỷ trọng gần như là tuyệt đối, do đó vốn đầu tư phát triển công nghiệp được huy động từ nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Từ khi mở cửa nền kinh tế và hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền công nghiệp của Việt nam cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp Việt nam. Đồng thời, vốn đầu tư từ NSNN lại có hạn trong khi phải giải quyết rất nhiều vấn đề như đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, từ đó nguồn vốn nhà nước đã giảm về mặt tỷ trọng trong tổng số vốn sở hữu của ngành công nghiệp. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư vào công nghiệp của nhà nước đều tăng lên hàng năm Hai là: do chính sách đổi mới trong huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp trong những năm vừa qua. Tỷ trọng vốn NSNN cấp trong các doanh nghiệp công nghiệp có xu hướng tiếp tục giảm trong khi các nguồn vốn vay và các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và các hộ gia đình có xu hướng tăng nhanh Ba là: Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp trừ các công ty liên doanh đều là DNNN nên việc thực hiện phân phối lợi nhuận theo chế độ tài chính hiện hành. Theo đó, tổng lợi nhuận trích quỹ được phân thành ba quỹ cơ bản: Quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Vì vậy, mức tích luỹ đầu tư để tái sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp phụ thuộc mức lợi nhuận trích quỹ và tỷ lệ trích quỹ để tái đầu tư phát triển sản xuất. Bốn là: đối với các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay, khả năng tập trung vốn từ NVNN là rất hạn chế do ngân sách hạn hẹp. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp này đều đang trong giai đoạn khởi đầu của sự phát triển, quy mô nhỏ, nguồn thu còn ít và chi phí khai thác tương đối lớn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư cần đẩy mạnh tái đầu tư, cổ phần hoá hoặc liên doanh. + Quá trình thực hiện đầu tư: - Quá trình thực hiện đầu tư kéo dài, thời gian thu hồi vốn chậm: Bản thân hoạt động đầu tư phát triển đã mang đặc điểm là thời gian thực hiện đầu tư kéo dài. Đầu tư phát triển công nghiệp là loại hình đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư dài nhất so với các ngành nghề khác. Bởi vì, hoạt động sản xuất công nghiệp thường phức tạp, đòi hỏi vốn lớn và kỹ thuật cao. Chính vì vậy mà quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và cả quá trình vận hành kết quả đầu tư thường rất dài. Có những ngành công nghiệp thời gian thực hiện kéo dài từ 20 năm đến 30 năm như ngành khai thác than, sản xuất điện,…. Chính vì vậy mà hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường,… - Chịu ảnh hưởng nhiều của chất lượng lao động: Chất lượng cao của nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính và môi trường pháp luật làm cho quá trình đầu tư phát triển công nghiệp hiệu quả hơn, giảm được những khoản chi phí bất hợp lý trong đầu tư phát triển công nghiệp do kéo dài thời gian đầu tư. Môi trường pháp luật ổn định, công khai hoá ở mức độ có thể được việc thảo có tính đồng bộ cao trong hệ thống pháp luật sẻ giảm bớt rủi ro trong việc xác định phương hướng đầu tư, hạn chế chi phí bất hợp lý. + Các tài sản cố định trong công nghiệp hao mòn vô hình ngày càng lớn: Đặc điểm này cũng là một trong những đặc điểm hết sức quan trọng trong phân tích và hoạch định chính sách đầu tư phát triển công nghiệp. Sự cảnh báo về nguy cơ tụt hậu về kỹ thuật nói chung sẻ trở thành sự cảnh báo hao mòn vô hình ngày càng lớn trong đầu tư phát triển công nghiệp 1.3. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp 1.3.1. Khái niệm vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và cả của xã hội Về bản chất: nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội 1.3.2. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp Trên góc độ nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp bao gồm vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài 1.3.2.1. Nguồn vốn trong nước Nguồn vốn trong nước của quốc gia được hình thành chủ yếu từ: tiết kiệm của chính phủ, tiết kiệm của dân cư, tiết kiệm của các doanh nghiệp và vốn huy động qua các tài sản quốc gia được huy động vào quá trình tái sản xuất ngành công nghiệp. Nó bao gồm: @ Nguồn vốn nhà nước: Nguồn vốn đầu tư của nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước - Nguồn vốn ngân sách nhà nước: là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển. Đó là nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia đầu tư của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nó có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp về vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn, chịu trách nhiệm hoàn toàn về khoản vốn vay đó nên phải tính toán kỹ hiệu quả đầu tư làm sao cho sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả nhất. Đây là một hình thức chuyển từ phương thức cấp phát vốn sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. - Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Các DNNN vẫn giữ một khối lượng vốn nhà nước khá lớn. Tuy vẫn còn một số hạn chế nhất định nhưng xét một càch khách quan thì khu vực kinh tế nhà nước với sự tham gia của các DNNN vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. @ Nguồn vốn từ khu vực tư nhân: Nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư cho công nghiệp bao gồm: phần tích luỹ của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, của hợp tác xã. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để để đầu tư phát triển vào phát triển công nghiệp một phần do đặc thù của hoạt động đầu tư vào công nghiệp đòi hỏi quy mô vốn lớn, đầu tư chủ yếu vào TSCĐ, dây chuyền công nghệ; một phần do nguồn vốn này nằm rải rác trong khu vực tư nhân @ Thị trường vốn: Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của ._.các nước. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư bao gồm cả nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là TTCK tập trung mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, trung ương và địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động vốn nào có được. 1.3.2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Ở phạm vi rộng hơn, nguồn vốn đầu tư nước ngoài là dòng lưu chuyển vốn quốc tế. Các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng tiền từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thuộc thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng. Theo tính chất lưu chuyển vốn có thể phân thành các loại nguồn vốn nước ngoài chính sau: + Tài trợ phát triển chính thức (ODF) : - Viện trợ phát triển chính thức (ODA) - Các hình thức viện trợ khác + Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại + Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) + Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế Trong các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn đầu tư trực tiếp và chủ yếu cho phát triển công nghiệp. Trong những năm qua nó có xu hướng tăng lên. Tiếp theo đó là nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại và nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. Nguồn ODA chỉ chủ yếu đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, tuy không trực tiếp đầu tư vào ngành công nghiệp song nguồn vốn này có tác dụng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HOÁ 2.1.Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp tại Thanh Hoá 2.1.1. Quy mô vốn và tỷ trọng vốn đầu tư cho đầu tư phát triển công nghiệp Cùng với sự gia tăng về quy mô vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vốn đầu tư phát triển công nghiệp cũng gia tăng và chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2001 – 2006 là 29011 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư phát triển công nghiệp là 9997 tỷ đồng chiếm 34,46% Bảng 2.1: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn đầu tư phát triển 3002 3654 4200 4645 5810 7701 Vốn đầu tư phát triển CN 1137 1266 1386 1556 1982 2671 Tỷ trọng (%) 37,38 34,65 33 33,5 34,11 34,68 Tốc độ phát triển (%) 11,35 9,48 12,27 27,38 34,76 Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá Qua bảng số liệu trên cho ta thấy quy mô vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm. Nếu như năm 2001 số vốn thu hút cho cho đầu tư phát triển công nghiệp là 1137 tỷ đồng thì năm 2002 là 1266 tỷ đồng và đến năm 2007 là 2671 tỷ đồng. Về tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 15,87%, đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2005 là 27,38% và năm 2006 là 34,76%. Quy mô vốn và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đã tạo ra động lực thúc đẩy các ngành khác tăng trưởng và phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội toàn tỉnh, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, nhìn chung khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh còn nhiều hạn chế. Khối lượng vốn đầu tư huy động được chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh 2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp @ Cơ cấu vốn phân theo nhóm ngành công nghiệp Nhìn chung quy mô vốn đầu tư phát triển cho cả 3 nhóm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có xu hướng tăng lên qua các năm. Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hoá phân theo nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 CN Khai thác mỏ 1 6 7 15 13 Tỷ trọng (%) 0 0,08 0,43 0,45 0,76 0,49 CN chế biến 1123 1223 1197 1348 1872 2540 Tỷ trọng (%) 98,77 96,6 86,36 86,63 94,45 95,1 CN điện nước 14 42 183 201 94 118 Tỷ trọng (%) 1,23 3,32 13,21 12,92 4,79 4,41 Vốn đầu tư phát triển CN 1137 1266 1386 1556 1982 2671 Nguồn: Cục thống kê Thanh Hóa Đối với ngành công nghiệp khai thác mỏ: vốn đầu tư dành cho ngành này rất ít. Năm 2002 quy mô vốn đầu tư là 1 tỷ đồng, năm 2003 là 6 tỷ đồng, cao nhất là năm 2005 là 15 tỷ đồng chiếm 0,76% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh và năm 2006 là 13 tỷ đồng. Việc đầu tư này chưa hợp lý, quy mô vốn đầu tư còn rất nhỏ, chưa khai thác được tiềm năng về khoáng sản có trữ lượng lớn như than, spectin, sắt… trên địa bàn tỉnh. Đối với ngành công nghiệp chế biến: đây là ngành công nghiệp có quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất, năm 2001 quy mô vốn đầu tư là 1123 tỷ đồng chiếm 98,77% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Đến năm 2006 là 2540 tỷ đồng chiếm 95,1% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Có được điều đó là do trong giai đoạn này nhiều dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn thuộc ngành chế biến như nhà máy chế biến tinh bột ngô, nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến sữa….Tuy nhiên, đầu tư chế biến trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều hạn chế về vị trí địa lý, nguồn lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên,… Đối với ngành công nghiệp điện nước: có mức tăng không đều qua các năm 2001 quy mô vốn đầu tư là 14 tỷ đồng chiếm 1.23% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Quy mô vốn đầu tư cao nhất là 201 tỷ đồng năm 2004 chiếm 12,92% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Đó là do tỉnh chỉ mới đầu tư nâng cấp hệ thống cấp thoát nước ở thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn; đầu tư nâng cấp một số trạm biến áp trung kế, đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất. Thanh Hoá được đánh giá là có trữ lượng và tiềm năng thuỷ điện cao, tuy nhiên chưa được đầu tư khai thác. Vốn đầu tư cho công nghiệp khai thác và công nghiệp điện nước bị hạn chế là do khả năng huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia đầu tư thấp, vốn đầu tư chủ yếu trông chờ vào vốn từ ngân sách, thêm vào đó ngành điện là độc quyền của Nhà nước đã và đang xã hội hoá đầu tư song tiến trình thực hiện ở Thanh Hoá mới chỉ dừng lại ở chủ trương mà chưa tiến hành thực hiện @ Cơ cấu vốn phân theo nguồn vốn Vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nắm vai trò chủ đạo về cả quy mô và tỷ trọng Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hoá phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn ngân sách nhà nước 426 538 593 669 898 1408 Vốn tín dụng đầu tư 207 212 235 276 264 335 Vốn tự có của DNNN 16 71 59 48 124 287 Vốn dân cư vào các TPKT khác 162 177 229 213 400 534 Vốn đầu tư FDI 326 268 270 350 295 107 Vốn đầu tư phát triển CN 1137 1266 1386 1556 1981 2671 Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá Vốn ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm. Năm 2001 quy mô vốn là 426 tỷ đồng chiếm 37,47% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Đến năm 2006 là 1408 tỷ đồng chiếm 52,71% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh. Vốn tín dụng đầu tư cũng tăng qua từng năm, năm 2001 chiếm 18,21% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh, năm 2002 chiếm 16,75% đến năm 2006 chiếm 12,54%. Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước có sự tăng trưởng đáng kể nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, năm 2001 chỉ chiếm 1,41% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh, năm 2005 chiếm 6,26% và đến năm 2006 chiếm 10,75%. Vốn dân cư và các thành phần kinh tế khác năm 2001 chiếm 14,25, năm 2005 chiếm 13,98% đến năm 2006 đạt gần 20% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Trong khi các nguồn vốn trong nước chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn thì nguồn vốn nước ngoài FDI chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn và đang có xu hướng giảm dần. Năm 2001 chiếm 28,76%, năm 2002 chiếm 21,17%, năm 2005 chiếm 14,89% và đến năm 2006 chỉ còn chiếm 4,01% tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2001, 2002 vốn FDI chiếm tỷ trọng cao là do thực hiện đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất xi măng Nghi Sơn. Các năm sau số lượng các dự án đầu tư FDI vào tỉnh giảm sút. Số lượng dự án đăng ký đầu tư ít và vốn đầu tư thực hiện nhỏ nên vốn FDI bị giảm sút. Điều này chứng tỏ việc thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh không bề vững, môi trường đầu tư của tỉnh chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. 2.1.3. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Sự ra đời các khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói riêng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước diễn ra nhanh chóng. Nhằm thu hút vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2001 – 2010, dự báo đến năm 2020 đã được Chính Phủ phê duyệt. Đến nay toàn tỉnh đã có 5 KCN đang triển khai là: Nghi Sơn, Lam Sơn, Bỉm Sơn, Lễ Môn, Đình Hương – Tây bắc ga. @ KCN Nghi Sơn KCN Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ – TTg ngày 17/05/2001, thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia nằm cạnh quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam, là cửa ngõ giao lưu quốc tế bằng đường biển và đường bộ. Sự ra đời và phát triển KCN Nghi sơn đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá, là trọng điểm của vùng nam Thanh - bắc Nghệ nói chung. Quy mô KCN này là 2475 ha lớn nhất trong các KCN trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm này, UBND huyện Tĩnh Gia đã bàn giao cho các chủ đầu tư thuộc KCN Nghi Sơn được 610,32 ha/2475 ha tổng diện tích của dự án, trong đó dự án Khu liên hợp hoá dầu đã bàn giao 301,2 ha/962 ha; dự án KCN luyện kim bàn giao được 86 ha/ 488 ha;…. Các ngành nghề chủ đạo đã được Chính phủ quy hoạch, đầu tư xây dựng là công nghiệp cảng biển, công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp, công nghiệp đóng sửa tàu biển, công nghiệp vật liệu xây dựng. Được sự giúp đỡ của tỉnh uỹ, UBND tỉnh Thanh Hoá và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên Ban quản lý, KCN Nghi Sơn đã thu hút được 20 dự án đầu tư. Tính đến này tỉnh Thanh Hoá đã đầu tư trên 1123 tỉ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng KCN nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay nhà máy xi măng Nghi Sơn liên doanh với Nhật Bản công suất 2,15 triệu tấn/ năm và đang triển khai mở rộng công suất lên gấp đôi. Dự án đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ công suất 100000 tấn/ năm đang triển khai xây dựng. Nhà máy nhiệt điện công suất 3000 MW đã có quyết định phê duyệt dự án, dự kiến năm 2010 hoàn thành giai đoạn đầu với công suất 600 MW. @ KCN Lễ Môn Là KCN được thành lập đầu tiên ở Thanh Hoá theo quyết định số 186/1998/QĐ – TTg ngày 25/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ. KCN Lễ Môn nằm trên địa bàn xã Quảng Hưng, Huyện Quảng Xương, cách cảng Lễ Môn 1,2km, cách thành phố Thanh Hoá 5km. Quy mô của KCN là 87,61 ha, tổng vốn đầu tư 113,3 tỉ đồng thuộc chủ đầu tư Công ty phát triển và khai thác hạ tầng các KCN Thanh Hoá. Ngành nghề chính trong KCN là ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao như chế biến nông, lâm, thuỷ sản , sản xuất hàng tiêu dùng ( dệt may, da – giày, lắp ráp cơ khí điện tử), sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp và thủ công mỹ nghệ truyền thống. KCN Lễ Môn đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, đảm bảo cung cấp: Điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. Cho đến nay, KCN Lễ Môn đã thu hút thêm 7 dự án đầu tư, trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài. Hiện tổng số dự án đầu tư vào KCN này là 28 dự án với số vốn là 750 tỉ đồng và 3.9 triệu USD. Trong đó có 14 dự án đã xây dựng xong với số vốn đầu tư gần 500 tỉ đồng đang đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả như Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản, Công ty TNHH Tân Thành, Công ty Yotsuba của Nhật Bản, Công ty Đông lượng Việt Nam của Đài Loan,…Số lao động làm việc trong KCN hơn 3000 người.Tại KCN Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị xuất khẩu cao @ KCN Bỉm Sơn KCN Bỉm Sơn được Chính phủ cho phép thành lập tại Công văn số 922/ CP – CV ngày 02/07/2004, nằm trong quy hoạch chung của đô thị công nghiệp Bỉm Sơn. KCN Bỉm Sơn có diện tích 700 ha, nằm ở phía bắc của tỉnh, cách Thành phố Thanh Hoá 35 km. Điều kiện giao thông thuận lợi, nằm gần quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam, cách Hà Nội 110 km và cách cảng biển Nghi Sơn 75 km, có hệ thống nhà ga rất thuận tiện cho việc tập kết và trung chuyển hàng hoá. Cơ sở hạ tầng khác như điện, nước, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác…đã được đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện tại đã có nhà máy xi măng Bỉm Sơn đang hoàn thiện dây chuyền 2 để đưa công suất nhà máy lên 4 triệu tấn/ năm; nhà máy ô tô VEAM do tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với công suất 33000 xe ô tô các loại/ năm với số vốn đầu tư trên 417 tỉ đồng đang được hoàn thiện đưa vào sản xuất… Với ưu thế về diện tích, lợi thế về giao thông, cơ sở hạ tầng, ưu tiên kêu gọi vào KCN Bỉm Sơn các dự án: Sản xuất vật liệu xây dựng, bêtông đúc sẳn, gạch gói, cơ khí, chế biến hàng nông lâm sản, hàng may mặc…. @ KCN Lam Sơn KCN Lam Sơn được thành lập trong quy hoạch chung đô thị công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng, huyện Thọ Xuân đến năm 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt theo Quyết định số 520/QĐ – UB ngày 02/03/2001. Nằm ở phía Tây của tĩnh, cách thành phố Thanh Hoá 40 km, cạnh quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh, gần sân bay Sao Vàng. Diện tích quy hoạch trên 1000 ha, hiện nay đã hình thành trên quy mô 300 ha với nhà máy đường Lam Sơn với công suất 6000 tấn mía/ ngày, Nhà máy Giấy Mục Sơn với công suất 10 ngàn tấn/ năm, nhà máy sản xuất phân bón vi sinh có công suất 8000 tấn/ năm và nhiều xí nghiệp khác đang hoạt động. Các dự án khuyến khích đầu tư vào KCN là mía đường và các sản phẩm sau đường; giấy, bột giấy; chế biến lâm sản, thực phẩm; cơ khí chế tạo, lắp ráp; phân bón, hoá chất. @ KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga Nằm trong quy hoạch xây dựng thành phố Thanh Hoá giai đoạn 2001- 2010 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 11/06/1999 và Công văn số 918/CP-CV ngày 08/01/2001 của Chính phủ cho phép thành lập KCN vừa và nhỏ Đình Hương- Tây Bắc Ga có diện tích 66 ha, nằm ở phía Bắc thành phố Thanh Hoá, cách trung tâm thành phố 2km, cách cảng Lễ Môn 7km, cách ga đường sắt bắc nam 3km. Do công ty TNHH Xây dựng và sản xuất vật liệu Bình Minh làm chủ đầu tư . Tổng mức là 135 tỉ đồng, cơ cấu ngành nghề trong KCN rất đa dạng, trên cơ sở của 26 doanh nghiệp đang hoạt động, có sự sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm của KCN để đổi mới công nghệ, thu hút thêm các dự án mới. Các ngành chủ đạo trong KCN là cơ khí sửa chữa, máy động lực, chế tạo, lắp ráp, chế biến nông hải sản, công nghiệp may mặc, sản xuất bao bì gia dụng công nghiệp, sản xuất lắp ráp điện tử - viễn thông. @ Đầu tư các dự án sản xuất trong các KCN Trong số 5 KCN ở Thanh Hóa thì KCN Lễ Môn có số dự án đăng ký nhiều nhất với 21 dự án đang hoạt động sản xuất với tổng số vốn thực hiện là 421,389 tỷ đồng với 3.5 triệu USD và 11 dự án đã và đang chuẩn bị xây dựng với số vốn đăng ký là 183,5 tỷ đồng và 2,7 triệu USD. Trong số các dự án đang hoạt động, dự án do vốn đầu tư trong nước đăng ký lớn nhất là chế biến sữa do Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn làm chủ đầu tư với tổng số vốn thực hiện là 141,686 tỷ đồng. Dự án do vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất là dự án sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ luồng, tre nứa trúc với tổng số vốn thực hiện là 1,6 triệu USD của Công ty Đông Lượng Đài Loan Bảng 2.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư và dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh hoá tính đến cuối năm 2007 Khu công nghiệp Vốn đăng ký Vốn thực hiện DA đang hoạt động Tỷ đồng Tỷ USD Tỷ đồng Tỷ USD Nghi Sơn 13189 3,643 1023 0,638 2 Đình Hương –Tây Bắc Ga 320 218 26 Lễ Môn 784,1 4,5 421,4 0,0035 21 Bỉm Sơn 6729 4659 6 Lam Sơn 1031 667 2 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa Mặc dù số lượng dự án đăng ký không phải nhiều nhất, xong KCN Nghi Sơn lại có số vốn đăng ký và số vốn thực hiện nhiều nhất. Tổng số vốn đăng ký đến cuối năm 2007 là 13189 tỷ đồng và 3643 triệu USD, số vốn đầu tư thực hiện 1023 tỷ đồng và 638 triệu USD. Cùng với những dự án đã được cấp phép đầu tư, hiện nay có nhiều dự án đầu tư khác đã được thoả thuận địa điểm hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị xin đầu tư. Tổng mức vốn dự kiến đăng ký đầu tư khoảng trên 2 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án lớn số vốn đăng ký đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng hoặc hàng trăm triệu USD. Một số dự án đã và đang đẩy nhanh tiến độ thi công như: Nhà máy xi măng Công Thanh giai đoạn 2 có công suất 3000000 tấn/ năm( giai đoạn 1 đã đi vào sản xuất với công suất 750000 tấn/ năm). Các dự án xây dựng nhà máy nước sạch, nhà máy sản xuất bia, đóng tàu… đã được giải phóng mặt bằng đang gấp rút thi công các hạng mục chủ yếu của dự án theo đúng tiến độ. Dự án khu Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn đã khởi công tháng 5/ 2008 là một trong những dự án trọng điểm, là hạt nhân của KCN Nghi Sơn. Khi các dự án này đi vào hoạt động sẻ là một nhân tố thúc đẩy nên kinh tế toàn tỉnh Thanh Hoá phát triển. KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga là KCN có diện tích 66 ha. Cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, mặc dù KCN chưa hoàn thành nhưng đến thời điểm này toàn bộ diện tích 66 ha của KCN đã có trên 100 doanh nghiệp đăng ký, đã có 15 nhà máy, cơ sở sản xuất đi vào hoạt động. Số doanh nghiệp còn lại đang tiến hành làm thủ tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất, trong đó có 1 số doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là còn rất hạn chế. Khối lượng vốn thực hiện so với vốn đăng ký là rất ít. Tốc độ lấp đầy các KCN chưa nhanh, đến cuối năm 2007 thì chỉ có KCN Lễ Môn đã tương đối lấp đầy diện tích, còn các KCN còn lại cần phải tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN để có thể thu hút được các dự án đầu tư mới vào. Đặc biệt đối với KCN Nghi Sơn nằm trong khu đô thị mới Nghi Sơn cần nhanh chóng triển khai các dự án đã đăng ký, tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự án quan trọng 2.1.4. Đầu tư phát triển Khoa học – Công nghệ Nhận thức được vai trò to lớn của Khoa học – Công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Hoạt động Khoa học – Công nghệ phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Hàng năm tỉnh Thanh Hoá đã dành một nguồn vốn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cải tạo, mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ. Nhìn chung sự phát triển của các doanh nghiệp và hoạt động khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua có nhiều chuyển biến quan trọng cả về tổ chức, nhận thức, quy mô và chất lượng đầu tư. Theo tính toán thì tổng khối lượng vốn mà các doanh nghiệp đã đầu tư cho công nghệ giai đoạn 2005-2007 là 4.231 tỷ đồng, chiếm 37% tổng vốn đầu tư vào công nghiệp. Hơn 70% đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh có kết quả được triển khai, ứng dụng vào sản xuất và tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và được thị trường chấp nhận Một số doanh nghiệp khác bước đầu cũng đã nhận thức đúng đắn về lợi ích của hoạt động khoa học và công nghệ và đã xác định nhiệm vụ quan trọng đối với doanh nghiệp cần phải sớm tập trung vào đổi mới công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn, sản lượng và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong nước và quốc tế. Trong đó một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ tiểu biểu có kết quả đang được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao như: + Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ về sản xuất muối tinh sạch trên đồng muối phơi cát, thành công này đã giúp Công ty Muối Thanh Hoá chiếm lĩnh thị trường và đã xuất khẩu sang Nhật Bản hàng ngàn tấn muối góp phần làm tăng 20% thu nhập cho nhân dân. Hiện nay công ty đã được tỉnh đồng ý cho xây dựng dự án mở rộng ra 100 ha ở các vùng ven biển Hậu Lộc, Tĩnh Gia. + Hoàn thiện công nghệ điều chế Axít Humíc và các hợp chất humat từ than bùn để sản xuất phân bón đã góp phần sản xuất hàng vạn tấn phân NPK có bổ sung các hợp chất humát thích hợp với cây trồng, sản xuất thử nghiệm phân thuỷ canh, phân bón qua lá phục vụ thâm canh cây trồng đã tăng năng lực sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp, tạo việc làm cho gần 200 lao động và hàng trăm lao động ở vùng có nguyên liệu + Triển khai công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguyên liệu phế thải mùn mía đã sản xuất gần 10.000 tấn phân hữu cơ vi sinh HUDAVIL phục vụ công việc trồng mía, trồng cây công nghiệp + Đầu tư nghiên cứu sử dụng sỏi Silica tự nhiên trong tỉnh thay thế bi nghiền Silica nhân tạo ngoại nhập để nghiền xương gạch Ceramic, thay thế 100% bi ngoại nhập, làm giảm giá thành sản xuất, mỗi năm tiết kiệm cho nhà máy gần 3 tỷ đồng Một số doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư công nghệ mới như: công nghệ - thiết bị cán thép, công nghệ sản xuất ván ép nhân tạo, công nghệ sản xuất giầy thể thao, công nghệ sản xuất và lắp ráp quạt điện, công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu…..Ngoài ra các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng đã và đang mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới, thành lập các doanh nghiệp mới để sản xuất các mặt hàng trong các lĩnh vực như: cán thép, sản xuất gỗ Okan( Công ty Hoàng Sơn), lĩnh vực dệt may ( Công ty Soto). Nhìn chung công nghệ mà các công ty đầu tư đều là những công nghệ tiên tiến hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu và cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập. 2.1.5 Đầu tư vào hoạt động khuyến công Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là công nghiệp nông thôn phát triển. Từ năm 2005, Sở Công Nghiệp Thanh Hoá đã triển khai kế hoạch hoạt động khuyến công quốc gia và các chương trình phối hợp hoạt động. Đồng thời, thành lập Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp với chức năng: Trợ giúp các doanh nghiệp về thủ tục pháp lý khởi sự doanh nghiệp; hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, đào tạo kiến thức quản lý doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, thông tin thị trường…Lúc đầu trung tâm chỉ có 5 người, trong đó chỉ có 2 người được đào tạo về công tác khuyến công. Sau gần 3 năm hoạt động, theo số liệu của Trung tâm Khuyến công, năm 2005 thực hiện chương trình khuyến công địa phương đã đào tạo nghề cho trên 8 ngàn lao động; năm 2006 đào tạo việc làm cho khoảng gần 15 ngàn lao động. Trong đó, đã tổ chức cho 3 đoàn với tổng số 80 người được đi tham quan, khảo sát trong nước, hỗ trợ thành lập 20 cụm công nghiệp, hỗ trợ lập 3 dự án với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, Sở Công nghiệp Thanh hóa còn phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh để triển khai chương trình phối hợp, hỗ trợ các mặt hoạt động khuyến công. Tuy nhiên, bên cạnh đó khuyến công Thanh Hoá còn gặp một số khó khăn như: Địa bàn hoạt động rộng, dân số đông, nhưng số lượng cán bộ của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp còn ít. Lược lượng làm công tác khuyến công tại các địa phương chưa được hình thành, do vậy khả năng hoạt động của công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều hạn chế. Đến nay, Thanh hoá đã bố trí 7,1 tỷ đồng cho công tác này. Nguồn kinh phí khuyến công đã góp phần thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển, nhất là đối với việc duy trì và mở rộng làng nghề, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề…từ đó, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương và gia tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khuyến công Thanh Hoá đã đến được với nhiều doanh nghiệp, làm cho nhiều doanh nghiệp hiểu được hoạt động khuyến công và tìm đến trung tâm nhờ tư vấn và trợ giúp, qua đó giúp được nhiều doanh nghiệp tháo gỡ được khó khăn, vươn lên phát triển sản xuất kinh doanh. 2.1.6. Đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Thanh Hoá có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề TTCN. Ban Thường Vụ Tỉnh Uỷ Thanh Hoá đã ban hành nghị quyết 03-NQ/TW chuyên đề phát triển ngành nghề TTCN giai đoạn 2002-2010. Tuy nhiên, chuyển biến về phát triển ngành nghề TTCN chưa mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng. Đại hội Đảng Bộ lần XVI đã quyết định phát triển ngành nghề TTCN là một trong những chương trình trọng tâm của Đảng Bộ thời kỳ 2006-2010 nhằm tạo đột phá phát triển ngành nghề, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Thanh Hoá tiến hành quy hoạch phát triển ngành nghề TTCN cho 3 vùng: đồng bằng và đô thị; vùng ven biển và vùng trung vùng núi với 8 nhóm ngành TTCN có lợi thế về nguyên liệu, về kỹ năng sản xuất, có khả năng đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật và thu hút nhiều lao động. Tập trung chỉ đạo khôi phục, cũng cố và phát triển các làng nghề truyền thống bị mai một, các làng nghề hiện có đồng thời ưu tiên đầu tư nhân cấy nghề mới, phát triển và mở rộng ngành nghề, làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh. Trước mắt mỗi năm Thanh Hoá du nhập thêm từ 2 đến 3 nghề mới, khôi phục 4 đến 6 làng nghề truyền thống bị mai một, hình thành từ 15 đến 20 làng nghề để đến năm 2010 có trên dưới 300 làng nghề TTCN, chiếm 50% số xã, trong đó vùng đồng bằng, đô thị có 70% số xã trở lên có ngành nghề TTCN và tiến tới xoá xã trắng ngành nghề. Tính đến cuối năm 2006, UBND tỉnh phê duyệt 27 cụm công nghiệp – làng nghề TTCN. Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện 208 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 573 ha, đã lấp đầy 315 ha đạt tỷ lệ khoảng 54.97%. Việc đầu tư phát triển ngành nghề TTCN không những góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, mà còn giải quyết được một khối lượng lao động dư thừa trong nông thôn. 2.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá 2.2.1. Các kết quả đạt được trong thời gian vừa qua @ Tài sản cố định huy động Tài sản cố định huy động của ngành công nghiệp phản ánh nguồn lực sản xuất gia tăng của ngành. Nhìn chung, tài sản cố định huy động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ 2001 – 2006 có tốc độ tăng trưởng cao đó là do khối lượng vốn đầu tư thực hiện từng năm tăng với tốc độ cao. Bảng 2.5: Tài sản cố định mới tăng ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 -2006 Đơn vị: Tỷ đồng Tài sản cố định mới tăng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Toàn tỉnh 1685,82 2383,25 3021,16 3312 3904,3 4764,65 Công nghiệp 115,219 156,342 453,391 498 530,576 629,504 - CN Khai thác 0,18 4,061 5 12,938 11,526 - CN chế biến 102,324 118,793 272,882 300 429,993 510,698 -CN điện nước 12,895 37,369 176,448 193 87,645 107,28 Nguồn: Niên giám thống kê 2000 -2004, 2006 Năm 2001, giá trị tài sản cố định huy động là 115,219 tỷ đồng, năm 2005 là 530,576 tỷ đồng và năm 2006 là 629,504 tỷ đồng. Tài sản cố định huy động tăng nhanh làm cho năng lực sản xuất của ngành công nghiệp cũng tăng cao Ngành công nghiệp chế biến có tỷ trọng cao nhất và chiếm đa số đó là do giai đoạn này có nhiều dự án sản xuất công nghiệp với quy mô lớn được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng thấp nhất, nguyên nhân là do giai đoạn này vốn đầu tư vào ngành công nghiệp khai thác còn hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng về khoáng sản có trữ lượng lớn như than, sắt, crom….Ngành công nghiệp điện nước cũng đã được các cấp chính quyền quan tâm đến và tăng cao qua các năm. Năm 2001 giá trị tài sản cố định là 12,895 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 87,645 tỷ đồng tăng 5,8% so với năm 2001 và đến năm 2006 là 107,28 tỷ đồng tăng 7,32% so với năm 2001. @ Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tăng lên hàng năm. Nhiều mặt hàng công nghiệp quan trọng, có giá trị sản xuất cao đã không ngừng được cải thiện. Ngành công nghiệp khai thác: Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của ngành đã được cải thiện qua các năm. Trong giai đoạn 2001 – 2006, có một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp khai thác tăng lên như khai thác quặng Secpentin tăng 23 nghìn tấn/năm; khai thác đá tăng 450000 m3/năm…. Ngành công nghiệp chế biến: do là ngành có quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư và tài sản cố định huy động chiếm tỷ lệ cao trong toàn ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Nên năng lực sản xuất và phục vụ tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến cũng tăng cao. Một số sản phẩm của ngành này là xi măng tăng 4 triệu tấn/năm; sản xuất giấy và bột giấy tăng 50000 tấn/năm; lắp ráp xe tải nhỏ và ô tô thông dụng tăng 33000 xe/năm; chế biến sữa tăng 2,5 triệu lít/năm….. Ngành công nghiệp điện nước: năng lực sản xuất và phục vụ tăng thêm của ngành điện tăng 25 – 30MW/năm do đầu tư 7 thủy điện nhỏ; công nghiệp nước tăng 30000 m3/ ngày đêm là do tỉnh đầu tư vào dự án cấp nước Thanh Hoá - Sầm Sơn. Đây là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24979.doc