Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua cả nước ta nói chung đã có nhiều thành công to lớn trong phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh Nam Định đã cùng với cả nước hoàn thành và đạt mục tiêu đề ra cụ thể trong đại hội đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII đã đề ra "phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, tranh thủ giúp đỡ của Trung ương, thu hút vốn đầu tư của c

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp thực hiện phân công lại lao động xã hội …" Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã và sẽ là động lực cho đầu tư phát triển, cũng còn không ít khó khăn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định phải cùng nỗ lực vượt qua. Bước vào thế kỷ mới - thế kỷ của tri thức và công nghệ hiện đại, để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển ngày một tăng và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, chìa khoá cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững chính là vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư còn hạn chế trên địa bàn tỉnh một cách tiết kiệm và hiệu quả. Trong quá trình học tập tại Bộ môn Kinh tế Đầu tư - Trường đại học kinh tế quốc dân và đặc biệt là sau thời gian thực tập tại cơ quan thực tế, nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của quá trình đầu tư đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như ở địa phương, em đã chọn đề tài "Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp". Để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của chuyên đề được chia thành 2 chương: Chương I: Tình hình đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001 - 2006 Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định tới năm 2010 Nội dung chuyên đề đã đi vào tìm hiểu thực trạng và những kết quả đạt được cùng một số tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại Nam Định giai đoạn 2001 - 2006; từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2010. Do trình độ và thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu rộng nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, kính mong có sự góp ý từ nhiều phía của các thầy cô giáo để nội dung được đầy đủ và phong phú hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Phan Thị Thu Hiền đã hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị công tác tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định để em hoàn thành bài chuyên đề này. Hà Nội, tháng 5/2007 Sinh viên Mai Thị Ngọc CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2001-2006 1.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH 1.1.1 Điều kiện tự nhiên xã hội. 1.1.1.1 Vị trí địa lý Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, trải rộng từ 19052 đến 20030 vĩ độ Bắc và 105055 đến 106035 kinh độ Đông. Địa hình Nam Định chủ yếu là đồng bằng - ven biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam - Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình - Phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông. - Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.400 ml. Độ ẩm trung bình năm 83,5%. Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Khí hậu Nam Định nhìn chung rất thuận lợi cho môi trường sống con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch. 1.1.1.2. Diện tích và dân số Diện tích: Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 1.650 km2, bằng 0,52% diện tích cả nước và 13,2% diện tích của đồng bằng Bắc Bộ. Dân số: Dân số của tỉnh gần 2 triệu người, mật độ dân số bình quân gần 1.212 người/km2, cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Nam Định có dân số trung bình năm 2006 là 1.975 ngàn người, trong đó dân số nông thôn chiếm 85%, dân số thành thị chiếm 15%. Quy mô dân số thành thị những năm gần đây tăng nhanh hơn dân số vùng nông thôn. Đây là chiều hướng phù hợp với quá trình đô thị hoá đang phát triển. Số người trong độ tuổi lao động năm 2006 là 1060 nghìn người (năm 2005 là 1045 nghìn người). Cân đối lao động xã hội toàn tỉnh có 85% lao động làm việc trong các ngành kinh tế và cũng còn 2% số lao động chưa có việc làm (không kể số lao động trong độ tuổi đang đi học). Về chất lượng lao động : Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2006 là 30% tổng số lao động, tăng 2% so với năm 2005. Chất lượng lao động là khá cao so với các tỉnh trong cả nước. Nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định là một thế mạnh nổi bật, dân số cũng góp phần tạo ra thị trường có nhu cầu to lớn về mọi mặt, nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống cao. 1.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên đất : Đất nông nghiệp : 106.593 ha, đất chuyên dùng : 25.866 ha, đất thổ cư: 9.542 ha, đất lâm nghiệp : 4.911 ha, đất chưa sử dụng: 17.219 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp: 547 m2. Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển được 80-120m và cứ sau 5 năm thì diện tích đất có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000ha. - Tài nguyên khoáng sản : Khoáng sản cháy bao gồm Than nâu nằm ở Giao Thủy; Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa Giao Thủy. Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit và Quặng titan, zicon. Các nguyên liệu sét bao gồm sét làm gốm sứ, sét gạch ngói, sét làm bột màu. Fenspat: phân bổ tại núi Phương Nhi, núi Gôi. Có thể khai thác làm phụ gia sản xuất gốm sứ. Cát xây dựng có mỏ cát nhỏ Quất Lâm dài 25km rộng 50-200m và dày 2,5-3m. Nước khoáng ở Núi Gôi - Vụ Bản và Hải Sơn - Hải Hậu - Tài nguyên nước mặt và nước ngầm : Về nước mặt: bao gồm cả nước mặn và nước ngọt. Nước ngọt được cung cấp bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Đào, Sông Ninh Cơ và nước mặn được cung cấp bởi hệ thống biển phong phú của tỉnh. Về nước ngầm cũng bao gồm nước mặn và nước ngọt. - Tài nguyên biển và rừng : Bờ biển Nam Định dài 72 km thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Có 3 cửa sông lớn: sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Biển Nam Định nông và bằng phẳng. Độ sâu tăng dần từ trong ra ngoài khoảng 3m/100m. Biển Nam Định mỗi năm lùi ra khoảng 100- 200m do phù sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Ba Lạt, tạo thêm diện tích khoảng 400 ha/năm. Bình quân mỗi năm quai thêm được 150 ha đất ở cao trình 0,5 - 0,8 m trở lên. Diện tích biển Nam Định có tiềm năng hải sản rất lớn, nhưng hiện nay chúng ta mới chỉ khai thác được trong khoảng diện tích hơn 10.200 km2. Chúng ta chưa khai thác hết phần thềm lục địa của chúng ta, càng chưa vươn xa được ra vùng biển quốc tế. Nam Định là tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn lợi thuỷ sản ở cả 3 vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trữ lượng cá khoảng 157.500 tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, khả năng cho phép khai thác: 70.000 tấn, ngoài ra còn có tôm, mực và các loài hải sản khác. Tổng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản là 22.000 ha. Ven biển Nam Định có trên 6.000 ha rừng ngập mặn, là nơi có nhiều loài chim quý hiếm sinh sống và di cư theo mùa. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ được chính phủ phê duyệt vào ngày 02/01/2003 có diện tích là 7.100ha (Cồn Ngạn 1.284ha; Cồn Lu 3.182ha; Cồn Mờ 2.634ha).Vùng đệm của Vườn Quốc gia có diện tích 8.000ha. Đây là vùng đất được bao bọc bởi sông Hồng, cửa Ba Lạt và Biển Đông, là nơi tham gia công ước quốc tế Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á. Nước biển Nam Định có độ mặn cao, nên ven biển có nhiều cánh đồng muối lớn, hàng năm cho sản lượng vào loại cao nhất nước. Tiêu biểu là cánh đồng muối Văn Lý. Cảng Hải Thịnh đang được xây dựng thành hải cảng lớn thuận lợi cho thương mại, giao thông và du lịch với toàn quốc và các nước trong khu vực. 1.1.2. Cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông vận tải của Nam Định khá thuận tiện cho việc giao lưu với các tỉnh và quốc tế. Về đường sắt : đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn tỉnh dài 42 km, với 5 nhà ga. Trong những năm tới sẽ được duy tu, nâng cấp hệ thống đường tàu, các nhà ga, xây dựng các barie chắn đường đảm bảo an toàn cho chạy tàu. Hệ thống giao thông đường bộ đã và đang được nâng cấp với 74 km đường 21 nối Quốc lộ 1 đi Hà Nội và xuống cảng biển Hải Thịnh, 34 km đường 10 nối Nam Định với các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình đến Hải Phòng, Quảng Ninh. Trục Quốc lộ 21 và Quốc lộ 10 qua tỉnh dài 108 km được đầu tư nâng cấp thành đường chiến lược ven biển của vùng Bắc Bộ, cùng hệ thống đường tỉnh, đường liên huyện, liên xã, liên thôn xóm, trong đó có 80% số đường đã được nâng cấp, rải nhựa hoặc đổ bê tông, tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân. Một số dự án đầu tư cải tạo các tuyến đường nhánh từ Quốc lộ 10 vào Thành phố Nam Định, dự án cầu mới qua sông Đào và đường giao thông nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 21B theo hướng mở rộng Thành phố Nam Định về phía Tây đang được triển khai lập dự án. Đường sông : Nam Định có 4 sông lớn với chiều dài 251 km, cùng với hệ thống sông nội đồng dài 279km tạo thành một mạng lưới giao thông thuỷ phân bố đều, thuận tiện cho đi lại, vận chuyển hàng hoá, cung cấp nước cho tưới tiêu các loại cây trồng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Cảng - bến bãi : Đã cơ bản xây dựng xong giai đoạn I cảng Hải Thịnh với công suất xếp dỡ hàng hoá 3 vạn tấn/năm. Tập trung cải tạo cảng sông Nam Định đảm bảo bốc dỡ hàng hoá an toàn, thuận tiện. Điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông : Hệ thống cấp điện : Điện lưới quốc gia phủ kín toàn tỉnh và với đủ điện áp phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Huy động mọi nguồn vốn để cải tạo và phát triển mạng lưới điện như quy hoạch lưới điện của tỉnh đã được phê duyệt. Hệ thống cấp thoát nước, các công trình đô thị và nhà ở: Từng bước đảm bảo nhu cầu nước đủ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, Thành phố Nam Định và các thị trấn, huyện lỵ. Năm 2006, đã xây dựng và nâng cấp hệ thống đường ống nước đảm bảo cung cấp nước cho khu vực Nam Định đạt bình quân 100 -120 lít/ngày đêm/người. Về thoát nước tập trung: hoàn thiện các dự án thoát nước cho Thành phố Nam Định, các thị trấn và các khu dân cư tập trung, đảm bảo nước lưu thông nhanh, không bị úng lụt, ứ đọng sau mưa. Hoàn chỉnh hệ thống đèn đường chiếu sáng ở Thành phố Nam Định và các thị trấn huyện lỵ. Xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Quy hoạch lại các khu dân cư và các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh. Mạng lưới bưu chính viễn thông rộng khắp toàn tỉnh, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi khách hàng. Năm 2010, mật độ máy điện thoại sẽ đạt khoảng 5-6 máy/100 dân, bán kính phục vụ của các bưu cục 2,3 - 2,4 km Hệ thống giáo dục và đào tạo : Tỉnh Nam Định có truyền thống hiếu học, là một trong số ít tỉnh 9 năm liền dẫn đầu toàn quốc về giáo dục - đào tạo. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô và chất lượng, luôn giữ vững truyền thống dạy tốt - học tốt. Toàn tỉnh có 10 trường cao đẳng, THCN và dạy nghề, trong đó mỗi năm có từ 4.000-5.000 công nhân kỹ thuật tốt nghiệp ra trường. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 trường Đại học, đó là Đại học Điều dưỡng, Đại học Dân Lập Lương Thế Vinh và Đại học Sư phạm kỹ thuật. Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ nâng một số trường lên trường Đại học, trường Cao đẳng. Ngoài ra có một hệ thống các cơ sở dạy nghề rộng khắp toàn tỉnh. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, tăng cường phổ cập, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng tỷ lệ lao động được đào tạo của tỉnh lên 45-50% vào năm 2010. Do đó tỉnh Nam Định có một nguồn lao động dồi dào, có trình độ và đặc biệt là giá nhân công rẻ. Hệ thống y tế: Hiện nay Nam Định có mạng lưới bệnh viện tuyến thành phố, huyện, các phòng khám đưa khoa khu vực và mạng lưới trạm y tế xã, phường tương đối tốt. Theo thống kê tính đến năm 2005 toàn tỉnh Nam Định có 250 cơ sở y tế trong đó có 17 bệnh viện; 4 phòng khám đa khoa khu vực và 229 trạm y tế xã, phường với tổng số 3483 giường bệnh và 4308 cán bộ y tế. 1.1.3 Tình hình phát triển Kinh tế giai đoạn 2001 - 2006. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng cao và toàn diện. Tổng sản phẩm (GDP) 5 năm 2001-2006 tăng bình quân 8.3%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. GDP bình quân đầu người đạt 6.2 triệu đồng (khoảng 380 USD), vượt chỉ tiêu đề ra. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,05%/năm. Mặc dù diện tích trồng trọt giảm nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt gần 1 triệu tấn/năm, không ngừng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn mà còn xuất khẩu với giá trị lớn. Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất canh tác đạt 38 triệu đồng. Thuỷ sản phát triển nhanh với tốc độ tăng 15,6%/năm, trong đó nuôi trồng thuỷ sản tăng 24,4%/năm. Ngành công nghiệp xây dựng liên tục tăng trưởng cao, đạt tốc độ tăng bình quân 20,4%/năm, trong đó công nghiệp địa phương tăng 23,4%, công nghiệp cơ khí tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ 28%/năm. Một số ngành cơ khí chủ lực có khả năng cạnh tranh như đóng mới tàu thuỷ, sản xuất xe ô tô…Trên địa bàn tỉnh đã đầu tư 1 khu công nghiệp tập trung với diện tích 327 ha, 16 cụm công nghiệp làng nghề, thu hút hàng trăm dự án trong và ngoài nước. Đang triển khai xây dựng khu công nghiệp cao Mỹ Trung với diện tích 150 ha và quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp Thành An, Bảo Minh (Vụ Bản) và Hồng Tiến (Ý Yên) với tổng diện tích trên 700 ha. Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng 8,3%/năm. Ngành du lịch có bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ du lịch đạt hiệu quả cao. Bưu chính viễn thông được mở rộng, 100% xã có diểm bưu điện văn hoá xã, mật độ máy điện thoại đạt 9.1 máy/100 dân. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp tư 40,9% năm 2000 giảm xuống còn 34,5% năm 2005; công nghiệp xây dựng từ 20,94% lên 28,1%; ngành dịch vụ 37,4%. Cơ cấu lao động đã thay đổi phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động trong ngành nông nghiệp đến năm 2005 còn 76,9%, lao động trong công nghiệp chiếm 13,2%. Trong ngành nông nghiệp: thuỷ sản đã phát triển nhanh với tỷ trọng giá trị từ 9,4% tăng lên 15,5%: ngành trồng trọt 75,3% xuống còn 66,6%; tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp 24,7% lên 33,4%. Ngành nghề nông thôn phát triển mạnh, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục. Năm 2005 có 80 làng nghề, giá trị sản xuất ước tính đạt 1.864 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại có tiến bộ mới với tốc độ tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD năm 2006, tăng 16,5%/năm, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 18,2%/năm. Giá trị xuất khẩu bình quân đạt 61USD/người (gấp hơn 2 lần năm 2000). 1.1.4 Sự cần thiết khách quan phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Nam Định 1.1.4.1 Xuất phát từ vai trò của hoạt động đầu tư phát triển đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Nam Định. Nam Định với đặc điểm là một tỉnh đồng bằng, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội nhưng cho đến nay tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh vẫn còn trong tình trạng phát triển chậm. Để có thể đưa kinh tế- xã hội Nam Định phát triển không có con đường nào khác là phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển. Mức tăng GDP = Vốn đầu tư ICOR Từ đó ta có: ICOR = Vốn đầu tư = Vốn đầu tư GDP do vốn tạo ra DGDP Theo tính toán của các nhà kinh tế để đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15- 20% so với GDP tuỳ thuộc vào hệ số ICOR. Khi hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP phụ thuộc vào vốn đầu tư. Thực tế, trong những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh cũng đã thu hút được khối lượng vốn đầu tư tương đối lớn (giai đoạn 2001- 2006 đạt khoảng hơn 15.000 tỷ đồng) nhờ đó tốc độ tăng trưởng phát triển của tỉnh không ngừng tăng cao, bình quân giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,3%/năm. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế của tỉnh đạt mức khá song cơ cấu kinh tế vẫn còn trong tình trạng lạc hậu. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn tới 75% lao động nông nghiệp, vấn đề nông nghiệp nông thôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, để có thể tạo ra cho tỉnh một cơ cấu kinh tế hợp lý thì vấn đề mấu chốt là vốn đầu tư được phân bổ như thế nào. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng với tốc độ nhanh là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển cho khu vực công nghiệp, dịch vụ bởi vì ngành nông, lâm, thủy sản do hạn chế về điều kiện đất đai, sinh học nên ngành không thể đem lại tốc độ tăng trưởng nhanh. Trình độ khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh còn rất lạc hậu. Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn chỉ chú trọng đầu tư theo chiều rộng, chưa có điều kiện đầu tư chiều sâu, đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Vấn đề cốt lõi vẫn là do thiếu vốn đầu tư. Do đó, tỉnh cần xúc tiến các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI đã góp phần đưa vào địa bàn tỉnh máy móc thiết bị nhập khẩu cùng với chuyển giao công nghệ vận hành, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường và sức cạnh tranh của sản phẩm với trình độ quản lý sản xuất kinh doanh hiện đại, nhiều ngành nghề sản xuất mới, nhiều sản phẩm mới, mở rộng thị trường để phát triển công nghiệp trên địa bàn. Đầu tư phát triển còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động. Khi một doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất mới hay mở rộng quy mô, nhu cầu thu hút lao động tăng lên. Và trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp cũng thường xuyên tiến hành đào tạo, đào tạo lại lao động để nâng cao trình độ cho lao động. Bên cạnh đó thông qua quá trình lao động sản xuất người lao động cũng tự tìm tòi học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc. 1.1.4.2 Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định. Điều kiện tự nhiên: Nam Định nằm trọn vẹn trong vùng châu thổ sông Hồng nên có địa hình bằng phẳng. Tỉnh có mạng lưới giao thông thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ; trung tâm là thành phố Nam Định cách thủ đô Hà Nội 90 km nên dễ dàng đi lại, vận chuyển và giao lưu kinh tế, văn hoá với các khu vực trong cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh còn có bờ biển dài 72 km với hai bãi biển Quất Lâm và Hải Thịnh, vùng đất bồi rộng lớn ở các huyện ven biển là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tổng hợp. Điều kiện kinh tế xã hội: Nam Định từ lâu đã nổi tiếng là đất học với truyền thống cần cù hiếu học, là quê hương của nhiều bậc hiền tài của đất nước như trạng nguyên Lương Thế Vinh, trạng nguyên Nguyễn Hiền, cố Tổng bí thư Trường Chinh…Cho đến nay truyền thống quý báu đó vẫn luôn được giữ gìn và phát huy. Công tác giáo dục – đào tạo của tỉnh luôn được quan tâm chú trọng; các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đạt nhiều kết quả cao. Vì vậy, Nam Định là địa phương có trình độ dân trí cao và đồng đều, là cơ sở để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng. Trong giai đoạn 2001-2006 kinh tế - xã hội Nam Định tiếp tục phát triển trên một số lĩnh vực. Năng lực sản xuất được nâng lên, kết cấu hạ tầng được cải thiện, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề cho bước phát triển thời kỳ sau. Đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân được cải thiện một bước. Tình hình chính trị tiếp tục ổn định, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, so với cả nước, tình hình kinh tế xã hội tỉnh vẫn trong tình trạng lạc hậu, phát triển chậm. Nam Định vẫn là một tỉnh nghèo, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, tích luỹ từ kinh tế nội tỉnh còn rất thấp. Khu vực nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP còn nhỏ bé. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh yếu. Đời sống nhân dân một số vùng còn nhiều khó khăn. Cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng đẩy mạnh hoạt động đầu tư là một trong những nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Nam Định. 1.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2001-2006 1.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Bảng 1. 1: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Vốn đầu tư phát triển Tỷ đồng 1725.5 1825.4 2125.2 2487.2 3230.2 4215.9 2 Tốc độ phát triển định gốc(2001) % 5.8 23.16 44.14 87.2 144.3 3 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn Tỷ đồng 99.9 299.8 362.0 743.0 985.7 4 Tốc độ phát triển liên hoàn % 5.8 16.4 17.03 29.87 30.52 5 Vốn đầu tư xã hội/GDP 28.88 27.17 28.57 26.3 27.3 33.6 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định Biểu đồ 1. 1: Biểu đồ quy mô vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001 – 2006 Như vậy, có thể thấy vốn đầu tư phát triểm tăng nhanh qua các năm. Năm 2001 tổng vốn đầu tư phát triển là 1725,5 tỷ đồng, đến năm 2006 đã là 4215.9 tỷ đồng tức là tăng 2,44 lần. Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2001-2006 đạt 15.609 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 9,5%. So với tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên toàn quốc cùng giai đoạn là khoảng trên 10% thì tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển là không cao tuy nhiên tương đối ổn định và tăng liên tục qua các năm. Đây là dấu hiệu khả quan trong thời gian tới đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế bởi trong thời kỳ 1996-2000 tình hình vốn đầu tư phát triển trong cả nước có nhiều biến động xấu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực và giảm sút kinh tế toàn cầu. Năm 2006 có sự tăng mạnh vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh lên tới 4215.9 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2001 và 30.52 % so với năm 2005 và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 6 năm gần đây. Đầu tư trong nền kinh tế ngày càng được thống kê đầy đủ hơn bao gồm không chỉ các nguồn vốn làm tăng tài sản cố định mà cả tăng tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường…Đầu tư dù của cá nhân hay tổ chức cuối cùng sẽ làm tăng tài sản và hứa hẹn sẽ mang lợi ích cao hơn trong tương lai. Quan niệm này đầy đủ hơn và bao quát rộng hơn khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản được sử dụng trong những năm trước đây. Điều đáng ghi nhận là trong giai đoạn 2001-2006 tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP trong toàn tỉnh đạt mức cao trong khoảng 26.3– 33.6% vượt 14% so với dự kiến kế hoạch. Tính bình quân cả giai đoạn thì tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đạt khoảng 28.6 %. Bảng1.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch giai đoạn 2001-2006 STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 VĐT kế hoạch Tỷ đồng 1564.2 1785.6 2030.5 2532.3 2856.8 3654 2 VĐT thực hiện Tỷ đồng 1725.5 1825.4 2125.2 2487.2 3230.2 4215.9 3 Tỷ lệ VĐT thực hiện/ kế hoạch % 110.3 102.2 104.7 98.2 113.1 115.4 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định Bảng số liệu trên cho thấy: trong giai đoạn 2001-2006 nhìn chung công tác thu hút vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đều hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu đề ra. Trong đó có những năm vượt mức nhiều so với kế hoạch như năm 2005; 2006 vượt mức 13% và 15%. Chỉ trong năm 2004 kết quả thu hút đầu tư là 98.2% chưa đạt so với kế hoạch (kế hoạch thu hút 2532 tỷ đồng nhưng chỉ thu hút được 2487 tỷ đông). 1.2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo nguồn vốn huy động Nhìn chung cả giai đoạn 2001-2006 vốn Nhà nước vẫn chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định và tốc độ tăng ngày càng nhanh qua các năm, đặc biệt là trong năm 2006, tăng 55.13% so với năm 2005 và đạt mức 2.295 tỷ đồng. Bảng 1. 3: Nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Đơn vị: Triệu đồng Nguồn vốn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 1725464 1825428 2125228 2487213 3230199 4215861 1.Vốn Nhà nước 763699 813765 848163 1016859 1479741 2295496 Ngân sách Nhà nước 446806 473703 729986 887828 1340741 1672194 Vốn tín dụng 254537 258368 110422 94851 119000 600840 Vốn của các DNNN 62356 81694 7755 34180 20000 22462 2. Vốn ngoài quốc doanh 955265 1011663 1237794 1463026 1709853 1863969 Vốn của các DN ngoài quốc doanh 363634 310456 520334 740346 780000 876000 Vốn của dân cư và tư nhân 591631 701207 717460 722680 929853 987969 3. Vốn FDI 6500 - 39271 7328 40605 56396 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định Nguồn vốn Ngân sách bao gồm vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương và các nguồn để lại do tỉnh điều hành hoặc huyện, xã điều hành. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm cả nguồn vốn bổ sung từ ngân sách cấp trên) do hội đồng nhân tỉnh phân cấp. Hiện nay, tỉnh Nam Định đang áp dụng những điều khoản quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình; theo đó chủ tịch UBND cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng và Chủ tịch UBND cấp xã không lớn hơn 3 tỷ đồng. Các nguồn để lại bao gồm các nguồn thu từ thuế sử dụng đất lúa, xổ số kiến thiết, thuế đất, quảng cáo truyền hình, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, vượt thu đưa vào sử dụng…Nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương dành cho phát triển đô thị, vốn sự nghiệp giáo dục, chương trình khuyến khích điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia. Ngoài ra còn có nguồn vốn của các dự án nhóm A, B đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách chủ yếu vào các lĩnh vực: thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư các dự án thuộc các khối nông nghiệp – thuỷ lợi, giao thông – vận tải, đầu tư công cộng, dịch vụ quản lý Nhà nước, giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin, y tế xã hội, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, quốc phòng an ninh, bổ sung quỹ tái tạo nhà ở… Bảng 1. 4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Đơn vị: % Nguồn vốn 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 5.79 16.42 17.03 29.87 30.51 1.Vốn Nhà nước 6.56 4.23 19.89 45.52 55.13 Ngân sách Nhà nước 6.02 54.10 21.62 51.01 24.72 Vốn tín dụng 1.51 -57.26 -14.10 25.46 404.91 Vốn của các DNNN 31.01 -90.51 340.75 -41.49 12.31 2. Vốn ngoài quốc doanh 5.90 22.35 18.20 16.87 9.01 Vốn của các DN ngoài quốc doanh -14.62 67.60 42.28 5.36 12.31 Vốn của dân cư và tư nhân 18.52 2.32 0.73 28.67 6.25 3. Vốn FDI - - -81.34 454.11 38.89 Trong quá trình đổi mới, để nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương, quy mô nguồn vốn do tỉnh quản lý trong tổng nguồn vốn trong nước cũng tăng lên và chiếm khoảng một nửa tổng chi ngân sách. Điều này cho phép tỉnh có thể lựa chọn chính xác hơn các ưu tiên đầu tư cũng như trực tiếp giám sát việc thực hiện đầu tư và phát huy tác dụng các công trình dự án. Bảng 1. 5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Đơn vị: % Nguồn vốn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1.Vốn Nhà nước 44.26 44.58 39.91 40.88 45.81 54.45 Ngân sách Nhà nước 25.89 25.95 34.35 35.70 41.51 39.66 Vốn tín dụng 14.75 14.15 5.20 3.81 3.68 14.25 Vốn của các DNNN 3.61 4.48 0.36 1.37 0.62 0.53 2. Vốn ngoài quốc doanh 55.36 55.42 58.24 58.82 52.93 44.21 Vốn của các DN ngoài quốc doanh 21.07 17.01 24.48 29.77 24.15 20.78 Vốn của dân cư và tư nhân 34.29 38.41 33.76 29.06 28.79 23.43 3. Vốn FDI 0.38 - 1.85 0.29 1.26 1.34 Trong tổng nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tương đối ổn định và tăng liên tục qua các năm. Vốn tín dụng và vốn của các doanh nghiệp Nhà nước có sự tăng, giảm không đều. Trong năm 2003, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước thấp nhất là 7.755 triệu đồng chiếm 0.36% trong cơ cấu vốn đầu tư. Nguyên nhân là do trong năm 2003 tỉnh Nam Định đang thực hiện tiến trình cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê một loạt các doanh nghiệp Nhà nước. Điều này làm cho quy mô vốn của khu vực kinh tế Nhà nước có thể giảm đi một phần nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng, có ý nghĩa giữ vừng ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Nguồn vốn tín dụng Nhà nước do cung còn hạn chế so với cầu và yêu cầu “đảm bảo” hoàn trả cả gốc và lãi nên phần lớn nguồn vốn này hiện chỉ dành cho các doanh nghiệp Nhà nước và phát triển nông nghiệp – nông thôn. Nguồn vốn này chiếm tỷ lệ lớn qua các năm 2001, 2002 là gần 15% và giảm dần đến năm 2005, nhưng đến năm 2006 vốn tín dụng có xu hướng tăng với giá trị 600.840 triệu đồng chiếm 14.25% trong cơ cấu vốn đầu tư. Nguyên nhân là do trong vài năm gần đây tỉnh đã chủ trương đầu tư phát triển kinh tế biển ở các xã ven biển, cho dân cư vay vốn tín dụng để đầu tư nuôi trồng thuỷ hải sản, đánh thuyền đánh bắt xa bờ. Do vậy, đời sống nhân dân các xã ven biển đã dần dần được cải thiện. Biểu đồ 1. 2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2001-2006 Trong giai đoạn 2001-2006 nguồn vốn ngoài quốc doanh có xu hướng tăng đều về giá trị và chiếm tới 58.82% tổng vốn đầu tư phát triển vào năm 2004 và giảm dần về tỷ trọng trong 2 năm gần đây. Đây là sự gia tăng vốn của cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 17% năm 2002 lên 29% năm 2004; vốn của dân cư và tư nhân có xu hướng giảm dần vể tỷ trọng nhưng về quy mô vẫn tăng dần đều từ 591 tỷ đồng năm 2001 lên 988 tỷ đồng năm 2006. Điều này cho thấy sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm gần đây cũng như sự gia tăng tích luỹ của đầu tư từ dân cư. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm vị trí rất nhỏ bé, gần như không đáng kể cả về quy mô và tỷ trọng và biến động qua các năm; năm 2001 là 6.5 tỷ đồng, chiếm 0.38%, năm 2003 là 39,3 tỷ đồng chiếm 1.85%, năm 2004 là 7.3 tỷ đồng chiếm 0.29%, năm 2005 là 40.6 tỷ đồng chiếm 1.26% và năm 2006 là 56.4 tỷ đồng chiếm 1.34%. Trong khi tỷ trọng nguồn vốn FDI trong cơ cấu tổng đầu tư phát triển toàn xã hội cả nước các năm 2001 – 2006 lần lượt là 24.97%; 18.19%; 18.57%; 18.30%; 18.83% và 19.35%. Như vậy có thể thấy việc thu hút và thực hiện nguồn vốn FDI tại Nam Định còn rất hạn chế mặc dù tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển. Trong vài năm gần đây, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, UBND tỉnh Nam Định đã._. có nhiều chính sách khuyến khích đối với các dự án nước ngoài. Do đó, đã có nhiều dự án đầu tư vào các ngành nghề như sản xuất hàng may măc, thuỷ hải sản, đồ uống… còn các ngành khác: nông nghiệp– lâm nghiệp, công nghiệp nặng, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải…thì hầu như không có. Đối tác đầu tư nước ngoài cũng còn rất hạn chế: Trung Quốc: Có 7 dự án với số vốn đăng ký đầu tư là 17,35 triệu USD, chiếm 58,33% về số dự án, 21,45% về số vốn đầu tư. Hàn Quốc: có 3 dự án với số vốn đăng ký đầu tư 56,47 triệu USD, chiếm 25% về số dự án, 69,8% về số vốn đăng ký đầu tư. Riêng công ty YOUNGONE – Hàn Quốc có số vốn lên tới 53,2 triệu USD đầu tư sản xuất các loại quần áo, dệt kim, dệt may, giày dép, nguyên phụ liệu ngành may. Ngoài ra còn 2 đối tác là Hungari và Hà Lan đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng len dạ, may mặc xuất khẩu và nuôi trồng chế biến thủy hải sản. Tình hình đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực Bảng 1. 6: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 phân theo ngành Đơn vị: Triệu đồng STT Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng 1725464 1825428 2125228 2487213 3230199 4215861 1 Nông- lâm- TS 350950 350057 353921 390341 435045 563239 2 CN - XD 597873 652153 805931 948524 1312160 1736935 3 Thương mại - DV 431711 455582 511868 607488 748274 964167 4 KH – Công nghệ 9490 14202 18752 23018 29192 40472 5 Giáo dục - đào tạo 57285 60358 64037 77693 101628 100337 6 Y tế - xã hội 19851 36392 45981 51950 60626 83474 7 Văn hoá thông tin 35717 41185 55748 62731 74866 88955 8 Các ngành khác 222587 215481 268990 325467 468408 638281 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định Trong 6 năm qua khối lượng vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực nhìn chung đều có sự tăng trưởng về lượng. Đây là kết quả của việc khối lượng vốn đầu tư phát triển liên tục tăng qua các năm. Mặc dù vậy, phân bổ vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hàng năm không đều. Về lượng tuyệt đối hầu hết các ngành, lĩnh vực đều có xu hướng tăng, nhưng về tỷ trọng vốn đầu tư thì có sự tăng giảm rõ rệt giữa các ngành nhất là các ngành then chốt như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong năm 2001, tỷ trọng các ngành nông nghiệp. công nghiệp, dịch vụ chiếm 20.34%, 34.65%, 25.02% vốn đầu tư phát triển thì đến năm 2006 tỷ trọng này có sự thay đổi là: 13.36%, 41.2%, 22.87%. Nhìn chung, tỷ trọng vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp và dịch vụ có xu hướng giảm dần còn ngành công nghiệp có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do, tỉnh đã chủ trương xây dựng nhiều khu công nghiệp mới như: KCN Hoà Xá, Cụm CN An Xá, KCN Mỹ Trung…để thu hút các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Ngành công nghiệp xây dựng cũng là ngành chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất trong giai đoạn 2001-2006 (bình quân đạt 39%/năm). Bảng 1. 7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 phân theo ngành Đơn vị: % STT Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng 100 100 100 100 100 100 1 Nông- lâm – thuỷ sản 20.34 19.18 16.65 15.69 13.47 13.36 2 CN - XD 34.65 35.73 37.92 38.14 40.62 41.2 3 Thương mại-dịch vụ 25.02 24.96 24.09 24.42 23.16 22.87 4 KH – Công nghệ 0.55 0.78 0.88 0.93 0.90 0.96 5 Giáo dục-đào tạo 3.32 3.31 3.01 3.12 3.15 2.38 6 Y tế- xã hội 1.15 1.99 2.16 2.09 1.88 1.98 7 Văn hoá thông tin 2.07 2.26 2.62 2.52 2.32 2.11 8 Các ngành khác 12.90 11.80 12.66 13.09 14.50 15.14 Trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh ngoài việc tập trung vốn cho các ngành có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tỉnh còn dành lượng vốn khá cao cho các ngành phục vụ xã hội, đời sống vật chất cho nhân dân như: giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, khoa học công nghệ và các ngành khác…. Tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành này hàng năm khoảng 20-23% so với tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Điều này cho thấy, ngoài việc quan tâm tới phát triển kinh tế, tỉnh cũng quan tâm phát triển văn hoá xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhân dân. Ngành nông – lâm – thuỷ sản Đây là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, hàng năm đóng góp hơn 40%GDP; đến năm 2005 thu hút 795,42 nghìn lao động tương đương 77,21% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và là hoạt động chủ yếu của hơn 88% số dân sống ở vùng nông thôn. Quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các ngành nông – lâm – thuỷ sản là rất lớn, trong vài năm gần đây quy mô ngành này trong cơ cấu nền kinh tế tăng dần từ 351 tỷ năm 2001 lên 563 tỷ đồng năm 2006, nhưng về tỷ trọng thì đang có xu hướng giảm từ 20.34% năm 2001 xuống còn 13.36% năm 2006. Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ sang công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đaị hoá. Bảng 1.8: Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 3824.5 4327.4 3597.7 5394.4 5543.5 6805 1.Nông nghiệp 3369 3782 2943 4573 4633 5713 Ngành trồng trọt 2538 2772 1800 3141 2853 3603 Ngành chăn nuôi 708 881 996 1301 1585 1832 Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi 123 129 147 131 195 278 2. Lâm nghiệp 24.5 27.4 28.7 31.4 32.5 32 3. Thuỷ sản 431 518 626 790 878 1060 Về nông nghiệp: từ bảng số liệu ta thấy, nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất cao nhất trong nhóm ngành nông – lâm – thuỷ sản, khoảng hơn 80%. Có được kết quả này là do Nam Định là một tỉnh đồng bằng và phát triển chủ yếu là nông nghiệp lúa nước và các cây nông nghiệp ngắn ngày. Trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, trồng trọt được xác định là ngành sản xuất chính và có vị trí vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu và tạo thu nhập cho hơn 85% hộ nông dân trong tỉnh. Trong 6 năm qua, vốn đầu tư cho ngành trồng trọt đạt 1.500 tỷ đồng, chiếm gần 70% vốn cho phát triển nông nghiệp, nhưng giá trị sản xuất lại có xu hướng giảm dần từ 75% xuống còn 61%. Nguyên nhân là do đất đai dành cho trồng trọt có xu hướng thu hẹp và thâm canh trong nông nghiệp đã đạt tới trình độ cao. Cơ cấu sản xuất có sự chuyển biến mạnh theo hướng tích cực, giá trị thu được trên 1 ha đất đạt 35.5 triệu đồng. Rất nhiều giống cây trồng mới đã được trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh và cho chất lượng, năng suất cao. Năm 2003, giá trị sản xuất ngành trồng trọt thấp, chỉ chiếm 61% là do cơn bão số 9 gây nên và gây thiệt hại đáng kể cho nhân dân. Giá trị sản xuất của các sản phẩm như: gạo, đậu tương, lạc…vẫn đạt giá trị cao đáp ứng nhu cầu nhân dân trong tỉnh và một phần cho xuất khẩu. Bảng 1.9: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 100 1.Nông nghiệp 88.09 87.40 81.80 84.77 83.58 83.95 Ngành trồng trọt 75.33 73.29 61.16 68.69 61.58 63.07 Ngành chăn nuôi 21.02 23.29 33.84 28.45 34.21 32.07 Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi 3.65 3.41 4.99 2.86 4.21 4.87 2. Lâm nghiệp 0.64 0.63 0.80 0.58 0.59 0.47 3. Thuỷ sản 11.27 11.97 17.40 14.64 15.84 15.58 Ngành chăn nuôi đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây và là ngành tạo ra một phần thu nhập không nhỏ cho các hộ gia đình ở nông thôn. Vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp và vốn này chủ yếu do các hộ nông dân tự bỏ ra để đầu tư hoặc vay từ các quỹ tín dụng. Chăn nuôi theo mô hình vườn ao chuồng là phổ biến đối với các gia đình sản xuất lớn và đã đạt được giá trị kinh tế cao. Hàng năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu hướng tăng từ 21% năm 2001 đến 34% năm 2005. Năm 2006, giá trị sản xuất chăn nuôi giảm nhẹ là do dịch cúm gia cầm xuất hiện trên địa bàn tỉnh, và tỉnh đã phải tiêu huỷ một số lượng gia cầm lớn. Tỉnh đã bước đầu nghiên cứu tạo ra những con giống mới và phổ biến rỗng rãi cho người dân nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, hiệu quả cao. Lâm nghiệp: Nam Định là tỉnh đồng bằng có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 3% diên tích đất tự nhiên. Do đó, giá trị sản lượng ngành lâm nghiệp cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 1% trong cơ cấu giá trị sản lượng nông – công – thuỷ sản. Năm 2006, tỉnh đã tiến hành thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng với vốn đầu tư được phân bổ 1.610 triệu đồng, bố trí trồng cây bãi lầy, bãi bồi, chắn sóng, chắn cát, trồng rừng phòng hộ ven biển, với diện tích khoảng 118 ha rừng tập trung. Thuỷ sản: Nam Định là tỉnh ven biển, có bờ biển dài 72 km với nhiều bãi bồi ven biển. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh khoảng 14 nghìn ha bao gồm cả nước ngọt, nước mặt và nước lợ. Trong những năm qua phong trào nuôi trổng thuỷ sản phát triển nhanh và mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2001, giá trị sản lượng thuỷ sản đạt 431 tỷ đồng, chiếm 11.27% đến năm 2006 đã tăng 1060 tỷ đồng đạt 15.6% và gấp 2.5 lần năm 2001, đã có bước chuyển mạnh từ nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Hình thành được một số trang trại, vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo hướng công nghiệp, hình thành một số cơ sở sản xuất giống tôm sú, ngao vạng, cua biển…cung cấp cho vùng nuôi trong tỉnh. 1.2.3.2 Công nghiệp – xây dựng Ngành công nghiệp xây dựng sau khi tổ chức lại sản xuất đã chặn đứng tình trạng sa sút nghiêm trọng và từng bước đi lên. Nguồn vốn đầu tư xã hội cho công nghiệp xây dựng tăng cả về quy mô và tỷ trọng: 34.65% năm 2001, 35.73% năm 2002, 37.92% năm 2003, 38.14% năm 2004, 40.62% năm 2005 và 41.2% năm 2006. Về quy mô cũng tăng: năm 2001 tổng số vốn đầu tư cho ngành này là 598 tỷ đồng, đến năm 2006 đã tăng 1737 tỷ đồng, tăng 2.9 lần. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá để tăng cường thu hút vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây công nghiệp dân doanh phát triển mạnh mẽ và năng động, nhất là khu vực sản xuất công nghiệp tư nhân, cá thể, hộ gia đình. Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đầu tư xây dựng của tỉnh cũng tăng nhanh bao gồm cả đầu tư Nhà nước và đầu tư từ dân cư, tư nhân: đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trụ sở làm việc khối quản lý Nhà nước; đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế; đầu tư xây dựng, cải tạo nhà xưởng của dân cư, tư nhân…Chỉ tính vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh điều hành (không tính vốn cho thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư) năm 2001 là 164 tỷ đồng (tăng 46.2%); năm 2002 là 203,7 tỷ đồng (tăng 24.2%); năm 2003 là 267.5 tỷ đồng (tăng 31.3%). Cùng với sự biến đổi về tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản, sự tăng trưởng của vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng cũng đã thể hiện sự tập trung của tỉnh vào việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp chế biến, dệt may…, tuy nhiên sự chuyển biến này vẫn còn chậm. Ngành thương mại - du lịch Ngành thương mại du lịch vẫn được chú ý thể hiện ở tỷ trọng của ngành này chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm đều trên 24%. Tỉnh chú trọng đầu tư vào các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, thuỷ sản. Bên cạnh đó việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch cũng góp phần làm cho ngành này từ bước được cải thiện với nhiều loại hình như du lịch sinh thái, du lịch biển…, đồng thời chú trọng phát triển theo hướng đa dạng hoá nhằm tăng nhanh chủng loại, số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Về lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân tại tỉnh, đầu tư tư nhân giữ vai trò chủ đạo. 1.2.3.4 Các ngành, lĩnh vực khác Khoa học công nghệ: vẫn chưa được quan tâm đúng mức, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển dành cho việc nghiên cứu công nghệ, mua sắm trang thiết bị các công nghệ hiện đại là rất ít, chỉ chiếm 0,5% do đó hạn chế khả năng đầu tư theo chiều sâu của các ngành công nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói riêng. Năm 2005, tỉnh đã phê duyệt dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin với tổng mức đầu tư đạt 97 tỷ đồng và vốn được phân bổ đều qua các năm. Văn hoá xã hội: đang ngày càng được quan tâm do đó tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực này tăng liên tục qua các năm: từ 19851 triệu đồng năm 2001 lên 53265 triệu đồng năm 2005. Nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực này chủ yếu là nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia như: xoá đói, giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội, kế hoạch hoá gia đình…Trong năm 2006 tỉnh đã triển khai thực hiện một số chương trình sau: Chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo và việc làm: Vốn chương trình là 9 tỷ đồng. Nguồn vốn vay giải quyết việc làm được phân bổ cho 10 huyện, thành phố và 3 hội (hội nông dân, hội LHPN và hội cựu chiến binh) giải quyết cho trên 4000 hộ vay vốn. Văn hoá: Tổng vốn đầu tư 5.5 tỷ đồng, hỗ trợ cho 4 dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích (chùa Phổ Minh, Đệ Tứ, đền Bảo Lộc, đúc tượng các Vua Trần). Các dự án của chương trình được triển khai đúng kế hoạch và đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư. Các ngành giáo dục, y tế, thể thao vẫn tiếp tục được đầu tư phát triển. Tỷ trọng các ngành này trong tổng đầu tư xã hội ổn định. Đây là những ngành chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần, sức khoẻ của nhân dân nên cũng cần được coi trọng. Trong năm 2006 ngành giáo dục đào tạo được đầu tư vốn 13.5 tỷ đồng để tăng cường cơ sở vật chất Trường cao đẳng sư phạm; tăng cường cơ sở vật chất cho 16 trường phổ thông và 10 trung tâm dạy nghề. Hầu hết các dự án đều được khẩn trương thi công và sẽ hoàn thành giải ngân vốn hỗ trợ trong năm. Chương trình y tế: Tổng vốn đầu tư 4 tỷ đồng đầu tư cho 2 dự án xây dựng bệnh viện lao và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh. Ước giá trị khối lượng hoàn thành 2 tỷ đồng trong năm 2006, đạt 50% kế hoạch vốn đầu tư. Về lĩnh vực quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, cứu trợ xã hội, hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội; các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng… trên địa bàn tỉnh cũng có sự gia tăng vốn cho đầu tư phát triển theo sự phát triển chung của vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh và vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực chủ yếu; hàng năm chiếm khoảng 11-14%. 1.2.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý Bảng 1.10: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 theo hình thức quản lý. Đơn vị: triệu đồng STT Hình thức quản lý 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 1725464 1825428 2125228 2487213 3230199 4215861 1 Trung ương quản lý 375945 338350 340717 475780 717996 613400 2 Địa phương quản lý 1343019 1487078 1745240 2004105 2471598 3546065 3 Vốn FDI 65000 0 39271 7328 40605 56396 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định Phân theo hình thức quản lý, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định bao gồm nguồn vốn Trung ương quản lý, vốn do địa phương quản lý (tỉnh điều hành, huyện xã điều hành) và vốn FDI. Bảng 1. 11: Tốc độ tăng liên hoàn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2005 theo hình thức quản lý. Đơn vị tính: % STT Hình thức quản lý 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 5.79 16.42 17.00 29.87 30.51 1 Trung ương quản lý -10.00 0.70 39.65 50.90 -14.57 2 Địa phương quản lý 10.73 17.36 14.83 23.33 43.47 3 Vốn FDI - - -81.34 454.11 38.89 Nguồn vốn Trung ương quản lý bao gồm của các doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý, vốn của các dự án nhóm A,B đầu tư qua các Bộ trên địa bàn tỉnh. Trong tổng số 38 doanh nghiệp Nhà nước tại Nam Định ở thời điểm 01/01/2007 có 11 doanh nghiệp do Trung ương quản lý, chiếm 29% gồm: 2 doanh nghiệp thuộc khối nông lâm thuỷ sản, 6 doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp, 1 doanh nghiệp thuộc khối xây dựng, 1 doanh nghiệp thuộc khối thương nghiệp, 1 doanh nghiệp thuộc khối vận tải kho bãi, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông. Các dự án nhóm A,B đầu tư qua các Bộ trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu vào lĩnh vực nông lâm thuỷ sản và đầu tư công cộng, phát triển đô thị. Nhìn chung nguồn vốn này đang có xu hướng tăng về quy mô và giảm tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh Nam Định: năm 2001 là 376 tỷ đồng (21.79%), năm 2002 là 338 tỷ đồng (18.54%), năm 2003 là 341 tỷ đồng (16.03%), năm 2004 là 476 tỷ đồng (19.13%) và năm 2006 là 613.4 tỷ đồng (14.55%). Riêng năm 2005 để khắc phục hậu quả của cơn bão số 5, Trung ương đã hỗ trợ vốn để tỉnh thực hiện dự án xây dựng lại hệ thống đê kè biển ở 3 huyện ven biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ. Do vậy, trong năm này nguồn vốn Trung ương quản lý có sự gia tăng lên tới 718 tỷ đồng (22.22%) cao nhất trong cả giai đoạn 2001 – 2006. Bảng 1. 12: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 theo hình thức quản lý. Đơn vị: % STT Hình thức quản lý 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1 Trung ương quản lý 21.79 18.54 16.03 19.13 22.22 14.55 2 Địa phương quản lý 77.84 81.46 82.12 80.58 76.52 84.11 3 Vốn FDI 3.77 0 1.85 0.29 1.26 1.34 Cùng với sự giảm dần nguồn vốn do trung ương quản lý là sự gia tăng khá mạnh mẽ cả về quy mô và tỷ trọng nguồn vốn do địa phương quản lý, đặc biệt là trong các năm gần đây 2005-2006: tăng từ 1.343 tỷ đồng năm 2001 lên 2.004 tỷ đồng năm 2004 và 3.546 tỷ đồng năm 2006. Nguồn vốn do tỉnh quản lý bao gồm vốn Ngân sách (vốn phân bổ từ Ngân sách Trung ương và vốn trong ngân sách tỉnh), vốn đầu tư phát triển các doanh nghiệp do địa phương quản lý, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Sự gia tăng vốn này là dấu hiệu đáng mừng; cho phép tỉnh chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu ngày càng lớn; đồng thời việc đánh giá, giám sát và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh chặt chẽ hơn và hiệu quả đầu tư do đó cũng được nâng cao. Tính chung cho giai đoạn 2001-2006, tổng vốn đầu tư do địa phương quản lý là 12.597 tỷ đồng, chiếm 80% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. Vốn do Trung ương quản lý là 2.862 tỷ chiếm 18.71% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 1 tỷ trọng không đáng kể là 208.6 tỷ chiếm 1.29%. 1.2.5 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo yếu tố cấu thành. Phân theo yếu tố cấu thành, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được phân thành 3 nhóm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. Trong tổng số 15.609 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 được phân chia thành: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạo nên tài sản cố định trong nền kinh tế. Đây là chi phí đầu tư chủ yếu gồm chi phí cho khảo sát, quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Vốn sửa chữa lớn tài sản cố định góp phần tái tạo tài sản cố định trong nền kinh tế, lấy từ nguồn vốn khấu hao sửa chữa lớn của tỉnh Nam Định. Trong cả giai đoạn 2001-2006 nguồn vốn này lên tới 12.794 tỷ đồng, chiếm tới 81.96% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. Vốn lưu động bổ sung tăng hoặc giảm trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2001-2006, tổng số vốn này là 1.591 tỷ đồng, chiếm 10.19%. Đây là nguồn vốn quan trọng để đảm bảo tái sản xuất không ngừng mở rộng. Quy mô nguồn vốn này nhỏ có thể do hai nguyên nhân: Thứ nhất, vốn đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh còn hạn chế, do đó cần quan tâm phát triển mạnh nguồn vốn này; thứ hai, vốn lưu động bổ sung dưới dạng sản phẩm dở dang ít. Đây lại là mục tiêu phấn đấu bởi vốn lưu động dưới dạng sản phẩm dở dang không nhằm đảm bảo sản xuất liên tục mà trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Bảng 1.13: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 theo yếu tố cấu thành Đơn vị: triệu đồng STT Yếu tố cấu thành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 1725464 1825428 2125228 2487213 3230199 4215861 1 Vốn ĐT XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ 1467696 1555757 1787340 2114131 2594976 3274215 2 Vốn lưu động bổ sung 137768 125756 160965 198977 381134 586234 3 Vốn ĐT phát triển khác 120000 143915 176923 174105 254089 355412 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định Vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…Tổng nguồn vốn này của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2001-2006 là 1.224 tỷ đồng, chiếm 7.84% tương đương với tỷ trọng nguồn vốn này trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển cả nước. Bảng 1.14: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 yếu tố cấu thành. Đơn vị: % STT Yếu tố cấu thành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1 Vốn ĐT XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ 85.06 85.23 84.10 85.00 80.33 77.66 2 Vốn lưu động bổ sung 7.98 6.89 7.57 8.00 11.80 13.91 3 Vốn ĐT phát triển khác 6.95 7.88 8.32 7.00 7.87 8.43 Căn cứ vào số liệu thống kê cho thấy: trong giai đoạn 2001-2006, mặc dù chiếm vị trí lớn trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh song tỷ trọng vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sửa chữa lớn tài sản cố định đang giảm dần tới mức xấp xỉ bình quân cả nước. Nguyên nhân một phần là do công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại Nam Định được thực hiện ngày một hiệu quả nên tiết kiệm vốn đầu tư cho xã hội, đặc biệt là vốn Nhà nước. Trong khi đó vốn lưu động bổ sung tăng dần qua các năm và tăng mạnh vào các năm 2004-2006 cùng với sự phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là của thành phần kinh tế tư nhân tại Nam Định trong thời kỳ này. Vốn cho thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phổ cập giáo dục, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường…đang có xu hướng tăng lên, hứa hẹn sự gia tăng đáng kể của khoản mục đầu tư này trong tương lai. Xu hướng biến đổi về cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo yếu tố cấu thành là ngày càng cân đối, hài hoà giữa nhu cầu về vốn và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vốn được phân bổ hợp lý , sử dụng đúng mục đích, quản lý chặt chẽ sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng của các công trình, dự án. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo vùng. Tỉnh Nam Định bao gồm 10 đơn vị hành chính: trung tâm là thành phố Nam Định và 9 huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng và Hải Hậu. Mật độ dân số cao nhất là thành phố Nam Định trên 5000 người/km2; còn lại các huyện từ 800 đến 1350 người/km2. Nam Định là tỉnh có điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội tương đối đồng đều trên toàn địa bàn nên vốn đầu tư phát triển phân theo vùng lãnh thổ cũng không có sự chênh lệch nhiều. Bảng 1.15: : Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo vùng giai đoạn 2001-2006. Đơn vị: triệu đồng STT Vùng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 1725464 1825428 2125228 2487213 3230199 4215861 1 TP Nam Định 974239 1056159 1153292 1309438 1682201 2248740 2 H. Mỹ Lộc 62391 76381 88225 105874 155167 209107 3 H. Vụ Bản 75625 62703 72467 77767 87543 111299 4 H. Ý Yên 106351 108158 115500 137453 186456 250844 5 H. Nghĩa Hưng 80234 82239 98407 102990 123676 95278 6 H. Nam Trực 70509 71919 96827 152605 172880 174537 7 H. Trực Ninh 68395 69626 89097 127733 206904 169478 8 H. Xuân Trường 87645 89660 145686 151621 207250 287100 9 H. Giao Thuỷ 105880 96091 108370 139251 142450 257168 10 H. Hải Hậu 94195 112492 157357 182481 264672 412311 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định Nhìn chung thành phố và các huyện trong toàn tỉnh đều có quy mô vốn đầu tư phát triển tăng lên hàng năm. Nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư các huyện và nhịp độ tăng trưởng chung toàn tỉnh tương đối ổn định. Song trong điều kiện tại các huyện, nhất là các huyện ven biển còn nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế thì nguồn vốn FDI với quy mô nhỏ bé (chỉ có 1 dự án về nuôi trồng thuỷ sản). Vì vậy, vấn đề đặt ra cho toàn tỉnh Nam Định nói chung và từng vùng nói riêng là phải kêu gọi đầu tư nước ngoài vào TP Nam Định, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đối với các huyện cần chú trọng vào các lĩnh vực khai thác được lợi thế về điều kiện tự nhiên như khai thác nước khoáng thiên nhiên, trồng và chế biến cói xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn, phát triển làng nghề truyền thống như đúc đồng, cơ khí…Bên cạnh đó, phải thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư nâng cấp, làm mới hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật nông thôn, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Bảng 1. 16: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo vùng giai đoạn 2001-2006. Đơn vị: % STT Vùng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1 TP Nam Định 56.46 57.86 54.27 52.65 52.08 53.34 2 H. Mỹ Lộc 3.62 4.18 4.15 4.26 4.80 4.96 3 H. Vụ Bản 4.38 3.43 3.41 3.13 2.71 2.64 4 H. Ý Yên 6.16 5.93 5.43 5.53 5.77 5.95 5 H. Nghĩa Hưng 4.65 4.51 4.63 4.14 3.83 2.26 6 H. Nam Trực 4.09 3.94 4.56 6.14 5.35 4.14 7 H. Trực Ninh 3.96 3.81 4.19 5.14 6.41 4.02 8 H. Xuân Trường 5.08 4.91 6.86 6.10 6.42 6.81 9 H. Giao Thuỷ 6.14 5.26 5.10 5.60 4.44 6.10 10 H. Hải Hậu 5.46 6.16 7.40 7.34 8.19 9.78 Nhìn bảng số liệu ta thấy, vốn đầu tư phát triển vào TP Nam Định luôn chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư phát triển cả tỉnh, là do hầu hết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều tập trung ở thành phố. Vốn đầu tư vào thành phố lớn nhất trong giai đoạn 2001-2005 là năm 2005 đạt 1.682 tỷ đồng chiếm 52.08%. Với quyết tâm xây dựng TP Nam Định trở thành một đô thị trung tâm của nam đồng bằng sông Hồng, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài để thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong tất cả các lĩnh vực. Bảng 1. 17: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo vùng giai đoạn 2001-2006. Đơn vị: % STT Vùng 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 5.79 16.42 17.03 29.87 30.51 1 TP Nam Định 8.41 9.20 13.54 28.47 33.68 2 H. Mỹ Lộc 22.42 15.51 20.00 46.56 34.76 3 H. Vụ Bản -17.09 15.57 7.31 12.57 27.14 4 H. Ý Yên 1.70 6.79 19.01 35.65 34.53 5 H. Nghĩa Hưng 2.50 19.66 4.66 20.09 -22.96 6 H. Nam Trực 2.00 34.63 57.61 13.29 0.96 7 H. Trực Ninh 1.80 27.97 43.36 61.98 -18.09 8 H. Xuân Trường 2.30 62.49 4.07 36.69 38.53 9 H. Giao Thuỷ -9.25 12.78 28.50 3.02 80.53 10 H. Hải Hậu 19.42 39.88 15.97 45.04 55.78 Vốn đầu tư phát triển phân theo huyện, thành phố là sự thống kê vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn các huyện, thành phố; bao gồm vốn phân bổ từ ngân sách cấp trên (tỉnh, Trung ương), vốn do huyện, thành phố điều hành; vốn của dân cư và tư nhân; vốn của doanh nghiệp công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đây là cơ sở để hoạch định chính sách đầu tư trong tương lai, vừa đảm bảo tận dụng được lợi thế so sánh của từng vùng, vừa đảm bảo giữ vững an ninh trật tự và công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng và tầng lớp dân cư. 1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư Những kết quả đạt được Về huy động vốn đầư tư phát triển Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh thực hiện trong 6 khoảng 2001-2006 khoảng 15 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 28.5 – 30% GDP, vượt 14% so với mức dự kiến kế hoạch. Trong tổng vốn đầu tư xã hội huy động được, vốn đầu tư từ Ngân sách chiếm 31.2%, vốn tín dụng Nhà nước chiếm 9.2%, vốn đầu tư của các doanh nghiệp 23.6%, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 23.3%, các nguồn vốn khác 0.7%. Cơ cấu đầu tư cũng được điều chỉnh, hướng mạnh vào những vào những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quan trọng, các chương trình kinh tế xã hội trọng tâm của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vốn đầu tư từ Ngân sách và có nguồn gốc từ Ngân sách , vốn ODA tăng từ 25.9% năm 2001 lên 28.9% năm 2005, tập trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, vốn FDI tập trung đầu tư di chuyển cơ sở vật chất vào các khu, cụm công nghiệp, vào những ngành và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế. Vốn đầu tư của tư nhân dân cư tăng nhanh và tập trung vào một số dự án đầu tư quy mô lớn như xây dựng khu đô thị mới Hoà Vượng, khu khách sạn quốc tế 4 sao, các khách sạn nhà nghỉ ở bãi tắm Quất Lâm, Thịnh Long… Tài sản cố định tăng thêm cho các ngành, lĩnh vực Nhờ thực hiện tốt các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sửa chữa lớn tài sản cố định, tại Nam Định các ngành, lĩnh vực đều có tài sản cố định mới tăng thêm. Do có độ trễ trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nên giá trị tài sản cố định mới tăng hàng năm không tương ứng với vốn đầu tư phát triển cùng kỳ, song các năm 2001-2006 đã đánh dấu kết quả sự đầu tư cao cho tài sản cố định các ngành, lĩnh vực: nông- lâm- thuỷ sản; công nghiệp chế biến; vận tải kho bãi, thông tin liên lạc, quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, giáo dục- đào tạo, y tế, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng… Bảng 1. 18: Giá trị tài sản cố định mới tăng theo ngành kinh tế Đơn vị: triệu đồng Ngành, lĩnh vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 820019 852206 1074356 980577 1429278 1536785 1. Nông, lâm nghiệp 80386 75578 45943 36989 40842 42156 2. Thuỷ sản 8129 0 0 1319 16205 17881 3. CN khai thác mỏ 0 1150 0 26090 0 4. CN chế biến 118701 58634 128607 141391 157077 221592 5. SX và phân phối điện, ga, nước 3112 0 5041 4534 12560 7106 6. Xây dựng 317 0 3621 9598 45606 15042 7. Thương nghiệp, sửa chữa 2266 3211 302 18257 118011 28613 8. Khách sạn, nhà hàng 0 0 30886 4655 24376 7295 9. Vận tải, kho bãi và TTLL 100280 70862 134323 48337 71201 75755 10.Tài chính, tín dụng 0 613 491 11. Khoa học & công nghệ 0 0 0 0 0 214 12. Qlý NN & ANQP 26014 59635 19269 4418 38670 6924 13. Giáo dục, đào tạo 25406 15274 25032 9938 ._.uy hoạch lại sản xuất một số vùng trồng lúa, làm muối có năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ hải sản nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất. Từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển chăn nuôi và hàng hoá nông sản xuất khẩu ngày càng tăng. Các sản phẩm chủ yếu và tiềm năng phát triển : Nam Định là quê hương của các giống lúa đặc sản như tám xoan, tám hạt tiêu, nếp bắc, nếp cái hoa vàng... Các giống lúa đặc sản năng suất không cao nhưng giá trị kinh tế bằng 2 - 2,5 lần so với lúa tẻ thường. Tiềm năng mở rộng diện tích vụ đông còn rất lớn cùng với những tiến bộ kỹ thuật về giống, cơ cấu mùa vụ tạo điều kiện cho cây trồng vụ đông phát triển mạnh, phong phú và đưa dạng với các sản phẩm: Ngô, khoai lang, khoai tây, đậu đỗ, rau củ quả các loại. Phát triển chăn nuôi toàn diện, đa dạng, cải tạo giống để nâng cao chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao. Tỉnh đã có một số mô hình chăn nuôi quy mô trang trại nhỏ mang lại hiệu quả. Giữ vững và phát triển các ngành nghề truyền thống như trồng dâu nuôi tằm, thủ công mỹ nghệ ở một số vùng như Nam Trực, Xuân Trường, Trực Ninh, Ý Yên. Lâm nghiệp: Nâng diện tích rừng trồng từ 7.000 ha (năm 2005) và 9.000-10.000 ha (năm 2010). Kết hợp việc trồng rừng gắn với bảo vệ cảnh quan, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch. Thủy hải sản: Phát huy những lợi thế của vùng biển và kinh nghiệm lực lượng lao động ngư nghiệp phát triển toàn diện ngành thủy sản trên tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ đưa ngành thủy sản tăng trưởng nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tập trung mọi nguồn vốn phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo phương pháp nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, kết hợp áp dụng các công nghệ kỹ thuật nuôi tiên tiến. Quy hoạch các vùng nuôi, năm 2005 có 30% diện tích phấn đấu năm 2010 có 50% diện tích nuôi trồng bán công nghiệp và công nghiệp. Cụ thể: năm 2005 toàn tỉnh có diện tích nuôi trồng mặn lợ 6.100 ha, trong đó diện tích nuôi công nghiệp 610 ha, bán công nghiệp 1.000 ha, nuôi ngao vạng 600 ha. Đến năm 2010 diện tích nuôi trồng mặn lợ là 7.000 ha, trong đó nuôi công nghiệp 800 ha, bán công nghiệp 2.000 ha. Giải quyết đồng bộ các khâu giống, kiểm dịch, thức ăn công nghiệp, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, chế biến đông lạnh, chủ động sản xuất giống. Song song với phát triển nuôi tôm sú cần nuôi trồng các loại thủy đặc sản: Cua biển, cá bống, cá bớp, rong câu chỉ vàng, ngao vạng... Chú trọng nuôi trồng các loài thủy sản nội đồng có khả năng xuất khẩu như tôm càng xanh, rô phi đơn tính... Phấn đấu đưa sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2007 là 32 ngàn tấn, trong đó sản lượng tôm khoảng 3,3 ngàn tấn đến năm 2010 lên 48-50 ngàn tấn, trong đó tôm từ 7-10 ngàn tấn. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị toàn ngành thủy sản bình quân trong 10 năm 14,3% năm. Giảm dần khai thác vùng ven bờ và phát triển hợp lý khai thác xa bờ, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển đồng bộ giữa khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần cho nghề cá với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Phấn đấu đưa sản lượng khai thác thủy sản năm 2007 đạt 35-37 ngàn tấn đến năm 2010 đạt từ 54-55 ngàn tấn, trong đó 50% sản lượng phục vụ cho xuất khẩu. Giải pháp về phát triển công nghiệp Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp ở mức cao và bền vững; tổ chức sắp xếp, đổi mới quản lý sản xuất, kinh doanh và khai thác tối đa những lợi thế của địa phương cho phát triển công nghiệp. Xây dựng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó phát triển nhanh ngành công nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường; các ngành công nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới hướng vào xuất khẩu như chế biến nông thủy sản, may mặc, da giày, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng. Tạo điều kiện cho công nghiệp gắn kết với nông nghiệp và thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp, đảm bảo có đủ sức cạnh tranh để giữ vững và mở rộng thị phần trong nước và quốc tế. Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp công nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư áp dụng những công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, phát triển những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tạo những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Duy trì và phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề. Đầu tư những cơ sở sản xuất công nghiệp mới, các khu, cụm sản xuất công nghiệp tập trung. Lấy công nghiệp thúc đẩy các ngành khác phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, tăng cường huy động vốn trong dân để đầu tư phát triển. Hướng phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh nên tập trung vào 4 ngành quan trọng: Công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm. - Công nghiệp dệt may : Tiếp tục duy trì năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của các Công ty dệt may. Khẩn trương đưa các dự án đầu tư di chuyển địa điểm, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt lụa Nam Định. đưa nhanh tiến độ các dự án mới và phát huy hiệu quả các dự án đầu tư của Công ty May Sông Hồng, Công ty Dệt may Sơn Nam, Công ty Cổ phần May Nam Hà. Phấn đấu đến năm 2010 dệt được 95 triệu mét vải các loại, hơn 47 triệu sản phẩm may mặc các loại, đạt 3.385 tỷ đồng. - Công nghiệp cơ khí, điện tử : Tiếp tục mở rộng sản xuất lắp ráp IKD máy lạnh, điều hoà nhiệt độ, đồ điện dân dụng, các nhà máy đóng tàu. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 3.150 tỷ đồng. - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng : Đảm bảo sản xuất gạch Granite theo thiết kế và có chất lượng tại khu công nghiệp. Quản lý chặt chẽ sản xuất gạch thủ công trong toàn tỉnh. Nâng sản lượng bao bì xi măng lên 17-18 triệu cái. - Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống : Dự kiến đến năm 2010 có sản lượng thịt đông lạnh 9.000 tấn, tôm đông lạnh 920 tấn; bia các loại 47 triệu lít. 2.2.2.3 Giải pháp phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch sinh thái và du lịch biển, vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,... Chú trọng phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao, nâng cao chất lượng các loại hoạt động dịch vụ khác. Nghiên cứu, mở thêm các loại hình dịch vụ mới, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trường và đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bổ lại lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển dịch vụ vận tải cả đường bộ, đường sông, đường biển đảm bảo tiện lợi, thông suốt. Chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trường nông thôn, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa thị trường trong tỉnh với các tỉnh trong cả nước và nước ngoài. Tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu. Chú trọng khai thác các mặt hàng nông sản thực phẩm, thủy hải sản đã qua chế biến. Đồng thời xâm nhập, mở rộng thị trường sang các nước Tây Âu và Mỹ để phát triển mạnh xuất khẩu hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và những mặt hàng xuất khẩu mới. Dự kiến tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn năm 2010 khoảng 220 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,5%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đến năm 2010: thịt đông lạnh, thủy sản đông lạnh, hàng dệt kim, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ,... Giá trị nhập khẩu đến năm 2010 dự kiến khoảng 95 triệu USD, tập trung chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất của tỉnh. Tập trung phát triển mạnh du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, chú trọng phát triển và kết hợp du lịch biển với nghỉ mát, du lịch sinh thái với nghiên cứu khoa học môi trường; du lịch tham quan lễ hội, tham quan các di tích lịch sử văn hóa gắn với tham quan các làng nghề; hội nghị, hội thảo với du lịch biển và thăm quan các danh lam thắng cảnh. Tạo các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Trước mắt tập trung vào các khu trọng điểm là: Bảo Lộc- Đền Trần- Chùa Tháp - Công viên Tức Mạc, Khu du lịch nghỉ mát, tắm biển Thịnh Long và Quất Lâm. Hình thành các tuyến du lịch, nhất là tuyến du lịch sông Hồng gắn với Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy. Tập trung cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng đạt tiêu chuẩn. Tu bổ, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Một nguồn lực hết sức cơ bản cần cho quá trình đầu tư phát triển đó là nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Tỉnh Nam Định cũng rơi vào tình trạng chung như cả nước, đó là công nghệ lạc hậu, tay nghề người lao động thấp và hơn nữa còn thấp hơn mặt bằng chung của cả nước. Điều này cũng hạn chế sự đầu tư của các thành phần kinh tế vào địa bàn tỉnh. Cần chú trọng phát triển con người và các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân trong tỉnh. Bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động ở trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc thực hiện CNH-HĐH. Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 10 trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục có quy mô lớn, chất lượng khá. Hiện nay có hơn 1 triệu lao động trong đó có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tỉnh. Trong giai đoạn tới tỉnh cần có những chiến lược cụ thể về phát triển con người, nên ưu tiên cho giáo dục -đào tạo nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật. Có nâng cao được trình độ của các cán bộ quản lý, người lao động thì hoạt động đầu tư mới phát huy được hiệu quả. Đào tạo nguồn nhân lực không chỉ với tiêu chuẩn trình độ mà quan trọng là thái độ làm việc, tác phong công nghiệp, kỹ năng và kỷ luật tốt. Mở rộng các ngành nghề đào tạo, các ngành đào tạo mới gẵn kết với công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông và nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, cùng với hoàn thành việc kiên cố hoá các trạm y tế, trang bị đầy đủ thiết bị y tế cho các tuyến xã, khuyến khích bác sĩ về công tác tại cơ sở, tăng cường đầu tư cho các công trình phúc lợi công cộng. 2.2.4 Tăng cường khoa học công nghệ. Đối với khoa học và công nghệ, tỉnh phải có các chính sách đổi mới trong quản lý, phát triển đa dạng các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trên địa bàn để có thể huy động được mọi tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ cao. Tăng cường đầu tư của ngân sách tỉnh cho những mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến đầu tư đổi mới công nghệ thông qua hỗ trợ từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng có thêm đựơc do đổi mới công nghệ, thưởng cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và hỗ trợ ra đời sản phẩm mới với biện pháp khuyến khích đối với các sản phẩm sản xuất trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn ngành. Giai đoạn 2006-2010, đối với tỉnh ta việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh để nâng cao tính cạnh tranh có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Trọng tâm là lấy ứng dụng chuyển giao công nghệ là chính, tạo ra khả năng lựa chọn, thích nghi và và làm chủ các công nghệ nhập. Đồng thời đổi mới công nghệ từng phần, hiện đại hoá từng khâu đối với các lĩnh vực sản xuất hiệu quả thấp. Mở rộng quan hệ hợp tác trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng đổi mới công nghệ. Tạo điều kiện thu hút các chuyên gia của cả nước tham gia các chương trình khoa học công nghệ của tỉnh. Nội dung tập trung nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như sau: * Trong Nông nghiệp: - Áp dụng các thành tựu sinh học hiện đại như công nghệ cấy mô tế bào, phối ghép để tạo giống mới có tính thích nghi, năng suất cao. Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống cây trồng vật nuôi tạo ra khâu đột phá về năng suất, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá. - Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khai thác hợp lý quỹ đất nhằm tăng giá trị trên từng đơn vị diện tích canh tác và tạo hàng hoá cho xuất khẩu. Chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, lạc, cây công nghiệp khác, nuôi trồng thuỷ sản.. - Nâng cao hiệu quả khai thác các công trình và tiết kiệm sử dụng nước. Đối với vùng thiếu nước cần nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển các loại cây dùng ít nước và có công nghệ tưới nước thích hợp. Phát triển diện tích cây công nghiệp và hoa màu được tưới nước. - Tăng cường công tác bảo vệ thực vật, nghiên cứu và phổ biến rộng rãi quy trình dùng thuốc phòng bệnh cho các loại cây, con hợp lý. - Từng bước cơ giới hoá, hiện đại hoá ở các khâu làm đất, thu hoạch, chế biến... để tăng năng suất lao động và tăng giá trị sản phẩm. * Trong công nghiệp, dịch vụ : - Ưu tiên đổi mới thiết bị, đầu tư chiều sâu công nghệ là chủ yếu tập trung vào một số mũi như: chế biến thịt, thuỷ sản xuất khẩu, hoa quả, ép dầu, bia hơi, dệt kim, may mặc. Tận dụng một số phụ phẩm để tạo một số vật liệu mới, sản phẩm mới, tăng hiệu quả kinh tế. - Hợp lý hoá các công đoạn sản xuất ở các xí nghiệp công nghiệp, phát huy sáng kiến trong lao động, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh để tiết kiệm chi phí đầu vào tăng năng suất lao động để giảm giá thành giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm tăng tính cạnh tranh. - Tăng cường liên doanh liên kết với các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu và các trường đại học để tư vấn trong việc cải tiến công nghệ, đầu tư chiều sâu, chuyển giao các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm hoặc sản xuất sản phẩm mới cho tiêu dùng và xuất khẩu. - Các thiết bị máy móc nhập ngoại phải đồng bộ và đảm bảo mức độ tiên tiến trong khu vực. Ngăn cấm du nhập các thiết bị cũ tân trang lại, các thiết bị công nghệ gây ô nhiễm môi trường. - Đưa tin học vào công tác quản lý tại xí nghiệp. Tin học hoá công tác quản lý ở các cơ quan cấp tỉnh, thực hiện nối mạng giữa các sở quản lý Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển Để tạo môi trường thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư và phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư, trong thời gian tới, tỉnh Nam Định cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, tăng cường công tác quản lý đầu tư để mọi thành phần kinh tế có điều kiện tham gia đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tỉnh đã ban hành kèm theo quyết định số 2928/QĐ-UB quy định về khuyến khích và bảo đảm đầu tư nước ngoài tại Nam Định và quyết định số 2168/QĐ-UB quy định về một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Nam Định áp dụng đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN, CCN của tỉnh, thành phố, huyện. Ưu đãi về mặt bằng hạ tầng kỹ thuật: tỉnh có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư khảo sát và tổ chức giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp được hỗ trợ 50% số tiền đền bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án sử dụng đất ở thành phố; hỗ trợ 75% ở các huyện; hỗ trợ 100% riêng dự án sử dụng đất ở bãi sông, bãi biển. Tỉnh chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước tới chân hàng rào khu vực dự án. Ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất: Các dự án đầu tư trong khu vực nội thành phố Nam Định được miễn tiền thuê đất 5 năm và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. Các dự án thực hiện theo hình thức BOT, BT, BTO được miễn hoàn toàn tiền thuê đất trong thời gian vận hành. Những dự án phục vụ cộng đồng như giao thông, trồng cây xanh, công viên, bệnh viện…ngoài hàng rào nhà đầu tư sẽ được miễn tiền thuế đất và hỗ trợ một phần kinh phí. Ưu đãi về thuế: Doanh nghiệp được hỗ trợ 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thực nộp vào ngân sách địa phương trong 4 năm; 20% số thuế TNDN thực nộp vào ngân sách địa phương trong 10 năm đối với các ngành nghề thuộc danh mục ưu đãi của Chính phủ. Các dự án đầu tư vào nông thôn sử dụng 50 lao động trở nên, 30% nguyên liệu địa phương được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập 10%, miễn thuế TNDN 4 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp. Về lao động: hỗ thợ kinh phí đào tạo 500.000- 700.000đ/người đối với các dự án sử dụng lao động địa phương. Hỗ trợ 1.000đ/m2 để chuyển nghề cho những hộ gia đình có đất đai bị thu hồi. Các dịch vụ và các ưu đãi khác: Giá bán nước sạch, nước thô, theo mục đích sử dụng, phí gom rác và các phí dịch vụ khác thuộc quyền quyết định của địa phương. Các doanh nghiệp được hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo trên báo và phát thanh truyền hình Nam Định trong thời gian 2 năm (nhưng không quá 40 lần). Thủ tục hành chính: Thực hiện các thủ tục đầu tư “một cửa” tại sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định. Thời gian thẩm định, cấp giấy chứng nhận ưu đãi khuyến khích đầu tư, thủ tục cho thuê đất, cấp giấy phép đầu tư không quá 10 ngày và cấp Đăng ký kinh doanh không quá 7 ngày sau khi nhận đủ các hồ sơ. Ngoài ra, để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế trong nước, tỉnh cũng cần phải hoàn thiện và thay đổi một số cơ chế, chính sách sau: Kinh tế nhà nước phải thực sự trở thành đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Nghị quyết Đại hội IX nêu rõ: “kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”. Đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ “giữ vị trí then chốt” và cần phải “nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội”. Cần hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Hiệu quả đầu tư cao là tín hiệu thu hút, huy động các nguồn vốn đầu tư, việc đẩy mạnh đầu tư luôn luôn phải đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Có vậy thì hoạt đẩy mạnh đầu tư đó mới có ý nghĩa, không tạo ra gánh nặng cho tương lai. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư phải dựa trên cơ sở tính toán đầy đủ các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án, tránh tình trạng như thời gian qua chỉ tính đến chỉ tiêu hoàn vốn. Gắn trách nhiệm của người tổ chức thực hiện dự án đầu tư với trách nhiệm và vận hành kết quả đầu tư, quy hoạch tách nhiệm rõ ràng, có cơ chế thưởng, phạt thoả đáng cho người thực hiện dự án đầu tư thành công, đem lại hiệu quả cao. Tránh đầu tư theo kiểu phong trào và khép kín trong một địa phương. Đầu tư phải có định hướng, phải dựa vào các quy hoạch đầu tư phát triển vùng, cần có sự phối hợp giữa các địa phương với nhau, cần trao đổi về quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư với các địa phương khác trong vùng. Nâng cao năng lực quản lý đầu tư và hoàn thiện chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn Nhà nước, vốn tín dụng, tránh tình trạng tham ô, lãng phí, thất thoát vốn, chậm tiến độ. Để đảm bảo đầu tư đúng định hướng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, lãnh thổ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần đổi mới tổ chức quản lý và chính sách đầu tư theo chương trình dự án. Tất cả các công trình dự án đầu tư đều phải tuân thủ nghiêm ngặt. Quy chế đầu tư xây dựng, Luật xây dựng, Quy chế đấu thầu…Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo quá trình đầu tư thực hiện thông suốt và có hiệu quả. Chính sách đầu tư cần khuyến khích ưu đãi thu hút đầu tư vào các KCN tập trung, KCN nhỏ và làng nghề, ngoài KCN, chính sách hỗ trợ phát triển đối với làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách hỗ trợ đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Cân đối thu chi ngân sách, duy trì và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu, thất thoát. Quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng, thu đủ thuế và các loại phí. Thực hiện nghiêm chỉnh các loại thuế. Đảm bảo mức thu ngân sách hàng năm Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa sở Kế hoạch và đầu tư, sở Xây dựng, sở Tài chính vật giá, Kho bạc Nhà nước tỉnh dưới sự chỉ đạo nhất quán của UBND tỉnh trong quản lý hoạt động đầu tư ở tất cả các khâu: lập và thẩm định dự án đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện đầu tư, thanh quyết toán công trình… Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư. Thứ nhất: Cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch hoá đầu tư. Bản chất của kế hoạch hoá đầu tư là dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của dịa phương và trên quy hoạch tổng thể của ngành để đưa ra một bức tranh tổng thể về đầu tư của tỉnh trong dài hạn và ngắn hạn. Do đó, để khắc phục những tồn tại đã kể trên của công tác quy hoạch, kế hoạch hoá đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định thì công tác kế hoạch hoá đầu tư cần hoàn thiện theo hướng. Xây dựng kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế, dựa trên khả năng huy động các nguồn lực trong tỉnh, thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, dàn trải. Kế hoạch đầu tư phải có mục tiêu rõ ràng, đảm bảo tính khoa học và tính đồng bộ, phù hợp với các quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được duyệt. Kế hoạch đầu tư phải có độ tin cậy và tính tối ưu đồng thời đảm bảo tính linh hoạt kịp thời để có thể đạt được mục tiêu đề ra trước những biến động bất thường của môi trường xung quanh. Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch ngành, lãnh thổ được duyệt. Công tác quy hoạch cần đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch trung và dài hạn; trên cơ sở kế hoạch trung và dài hạn lập danh sách mục thứ tự ưu tiên đầu tư để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư làm căn cứ bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm. Cần dành vốn thích đáng cho công tác chuẩn bị đầu tư. Chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn và chỉ đưa vào kế hoạch đầu tư các dự án có thủ tục đầu tư theo quy định; đồng thời phân cấp thực hiện để các cấp có thể chủ động điều hành kế hoạch và chịu trách nhiệm về kế hoạch của mình. Giao vốn kế hoạch đầu tư hàng năm căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án và tổng dự toán của các dự án được duyệt. Tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các cấp, các ngành và địa phương theo hướng đầu tư hiệu quả, chống thất thoát lãng phí vốn trong đầu tư. Rà soát lại mục tiêu của từng dự án, đảm bảo tính hợp lý, tránh dàn trải, phân tán vốn, trì hoãn hoặc dãn tiến độ đối với các công trình có quy mô đầu tư lớn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Quy định số lượng dự án nhóm B và nhóm C phải hoàn thành, được nghiệm thu và thanh toán trong năm kế hoạch, tiến tới giảm dần các dự án nhóm C tăng các dự án nhóm A, B. Gắn trách nhiệm của người lập công tác kế hoạch, xác định chủ trương đầu tư với kết quả đầu tư, xoá bỏ tình trạng lập công tác kế hoạch hoá theo kiểu tham mưu hành chính chuyển sang nghiên cứu xây dựng quy hoạch có hiệu quả trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tiễn. Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác kế hoạch hoá. Để khu vực kinh tế tư nhân có thể tham gia vào công tác kế hoạch hoá cấn có sự hướng dẫn hỗ trợ của UBND tỉnh và các cơ quan chức năng. Thường xuyên nghiên cứu đổi mới công tác kế hoạch hoá, coi công tác kế hoạch hoá là khâu trung tâm của quản lý kinh tế vĩ mô, định hướng và giúp đỡ các nhà đầu tư thực hiện mục tiêu phát triển của quy hoạch. Thứ hai: Nâng cao chất lượng công tác thẩm định Thẩm định chủ yếu dựa vào sự đánh giá của các cán bộ, chuyên gia trực tiếp thực hiện công tác này, do đó chất lượng của công tác thẩm định phụ thuộc phần lớn ở năng lực, trình độ chuyên của những người làm công tác thẩm định. Cần thường xuyên cập nhật các thông tin về văn bản pháp luật mới, đưa cán bộ đi học tập kiến thức mới, kinh nghiệm mới ở trên Bộ và các tỉnh bạn, Từ đó chũng ta mới có thể tham mưu đề xuất với UBND thành phố để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác đảm bảo hiệu quả của đồng vốn đầu tư bỏ ra. Xây dựng hệ thống quy trình thẩm định rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan trên cơ sở bám sát theo các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Hướng dẫn các chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ trình duyệt dự án chính xác, rõ ràng để giảm thiểu công việc và làm dễ dàng hơn cho công tác thẩm định. Trong thời gian qua đã có nhiều trường hợp hồ sơ dự án mắc nhiều lỗi như sai thuật ngữ, chủ đầu tư cố tình thêm chi tiết để được cấp thêm vốn…gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Cần có sự phối hợp giữa Sở KH-ĐT với các cơ quan ban ngành chuyên môn như sở Xây dựng, sở Tài nguyên môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc thẩm định các dự án thuộc chuyên ngành họ quản lý. Thứ ba: Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu Cải tiến quy trình đấu thầu theo hướng gọn nhẹ, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư thiết kế dự toán, xây dựng giá chuẩn để làm căn cứ tổ chức đấu thầu một cách hiệu quả. Hồ sơ mời thầu cần được làm kỹ, chính xác, hội tụ đủ các yêu cầu của công trình, pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực của tổ chức tư vấn, các nhà thầu bằng cách mở các hội nghị, các lớp tập huấn, phổ biến và hướng dẫn kiến thức về đấu thầu một cách sâu rộng, đảm bảo khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực kỹ thuật và tài chính của chính mình Tăng cường tính minh bạch hoá, công khai hoá trong công tác đầu thầu. Phát hành tờ thông tin, hệ thống dữ liệu về đấu thầu. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, hạn chế chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế từ đó nâng cao tính cạnh tranh của các nhà thầu để có thể thực hiện tốt công trình với giá tiết kiệm nhất. Thứ tư: Nâng cao công tác giám sát thi công. Khi thực hiện thi công cần yêu cầu các chủ đầu tư có đủ thủ tục xây dựng cơ bản theo giá hiện hành như: giấy phép xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế dự toán, năng lực tài chính, chuyên môn mới được khởi công xây dựng. Để tránh tình trạng lãng phí vốn khi tiến hành thi công xây lắp cần sử dụng vật tư, vật liệu đúng quy cách đảm bảo chất lượng. Tổ chức lao dộng hợp lý, khoa học, sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế như thưởng, phạt, trợ cấp để tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ hao hụt vật tư trong khi vận chuyển vào sử dụng. Tổ chức đoàn thanh tra kiển tra để tránh tình trạng rút ruột công trình, công trình xây xong không đảm bảo chất lượng hay không đưa vào sử dụng được. Như vậy, trong thời gian tới tỉnh Nam Định sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh…, đặc biệt là những thành quả to lớn mà hoạt động đầu tư phát triển đem lại. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Nam Định, một loạt các giải pháp hữu hiệu đã được đề ra và thực hiện, đồng thời luôn có sự điều chỉnh gắn với thực tiễn biến đổi không ngừng của đất nước và khu vực. Xác định đi lên bằng nội lực là chủ yếu song chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định vẫn luôn mong có sự giúp đỡ nhiều hơn từ phía Đảng và Nhà nước về cơ chế, chính sách, về vốn…để tỉnh Nam Định nhanh chóng trở thành một trong những khu vực kinh tế - văn hoá lớn mạnh của vùng và cả nước. KẾT LUẬN Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế quan trọng, quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của mọi quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hoạt động đầu tư phát triển trong nền kinh tế của một đất nước được thực hiện bởi mọi chủ thể kinh tế với quy mô đa dạng và phạm vi khác nhau. Vì vậy muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế thì điều cần thiết đó là tiến hành đầu tư. Riêng đối với tỉnh Nam Định, hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên hoạt động đầu tư của tỉnh còn nhiều bất cập, quản lý đầu tư con yếu kém, hiệu quả đầu tư thấp, chính sách chưa hoàn thiện và đồng bộ đã ảnh hưởng đến xu hướng phát triển lâu dài của nền kinh tế trong khi tỉnh cần thực hiện chiến lược phát triển với tốc độ cao, với mục tiêu đuổi kịp mức bình quân cả nước. Hơn nữa, vốn đầu tư của tỉnh lại không ổn định, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Điều này đòi hỏi tỉnh Nam Định cũng như cả nước phải xây dựng định hướng và giải pháp đầu tư cụ thể, động bộ và có tỉnh khả thi nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế- xã hôi đến năm 2010. Trong đề tài nghiên cứu này em đã phân tích và chỉ ra được thực trạng đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Tỉnh Nam Định trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của các cơ quan chính quyền, của Đảng cùng nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên do thời gian và điều kiện còn hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Em mong có được những góp ý của các thầy cô để em có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho những bài viết sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy cô! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo “Dự kiến bước đầu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 tỉnh Nam Định” 2. Báo cáo “Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước” năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006. 3. Báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội tỉnh Nam Định” năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006. 4. Cục thống kê tỉnh Nam Định, Niên giám thống kê năm 2001, năm 2005 5. PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương, Giáo trình kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2004. 6. Tạp chí “Kinh tế và dự báo” số T7/2005, số 4/2004, số 8/2003 7. Tạp chí “Kinh tế và phát triển” số T6/2005, số T12/2002 8. Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định, Hệ thống các văn bản về phát triển kinh tế tỉnh Nam Định. 9. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định tại đại hội đại biểu lần thứ XVII” ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29353.doc
Tài liệu liên quan