Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính Công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam. Đất nước ta chuyển đổi đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế hành chính, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo cơ chế mới này tất cả các thành phần kinh tế đều được phát triển tự do, tự mình tìm kiếm thị trường kinh doanh, tự hoạch toán kinh doanh, mở rộng thị trường của mình. Nếu doanh nghiệp nào làm ăn có lãi, có chỗ đứ

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính Công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trên thị trường thì sẽ tồn tại, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả sẽ bị đò thải. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh luôn luôn biến động không ngừng cùng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì các doanh nhiệp luôn phải tìm cách tự đổi mới, hoàn thiện cả về trình độ năng lực, kinh nghiệm và trình độ công nghệ. Do đó, hoạt động đầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp trở thành mối ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Tân Quang Minh là doanh nghiệp tư nhân được thành lập ngày 01 tháng 06 năm 1994 với tên gọi ban đầu là xưởng gia công cơ khí và xây lắp điện với nhiệm vụ chính là thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống cung cấp điện cho tàu biển. Hiện nay công ty đã trở thành doanh nhiệp tư nhân họat động đa ngành nghề, sản phẩm của công ty là các công trình công nghiệp, xây dựng dân dụng, vật liệu xây dựng … Đây là những sản phẩm chịu nhiều cạnh tranh trên thị trường từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như vậy công ty phải luôn vận động tìm ra những sản phẩm sản xuất kinh doanh mới để đạt hiệu quả cao trên thương trường. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Tân Quang Minh, được sự hướng dẫn của cô Đinh Đào Ánh Thuỷ - Giảng viên bộ môn Kinh tế đầu tư và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Tân Quang Minh đã giúp em tìm hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư phát triển. trong thời gian đó em cũng được tìm hiểu kỹ dự án đầu tư nhà máy sản xuất cửa nhôm kính của công ty. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “ Đầu tư phát triển tại nhà máy nhôm kính công ty cổ phần Tân Quang Minh, thực trạng và giải pháp ”. Trên cơ sở nghiên cứu của cuyên ngành Kinh tế đầu tư và các tài liệu tham khảo khác. Chuyên đề của em đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác đầu tư phát triển tại nhà máy sản xuất nhôm kính – công ty cổ phần Tân Quang Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hạt động đầu tư tại nhà máy. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của dự án nhà máy sản xuất cửa nhôm kính Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư tại nhà máy Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy Do trình độ nhận thức còn hạn chế, thời gian thực tập, thời gian thực tập tại công ty không nhiều, những thiếu sót xuất hiện trong chuyên đề là điều không tránh khỏi. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và ban lãnh đạo công ty để chuyên để này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày … tháng … năm 2009 Sinh viên Giang Văn Phương CHƯƠNG 1 Thực trạng hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của dự án nhà máy sản xuất cửa nhôm kính Tình hình thị trường tiêu thụ cửa nhôm kính Những tính năng ưu việt của cửa nhôm kính Khi xây dựng biệt thự ở Việt Nam, người Pháp luôn tính đến điều kiện và tác động của khí hậu trong thiết kế. Và cửa là một giải pháp đặc trưng. Hiện nay, trong kiến trúc hiện đại, cửa cũng là "phần" không thể thiếu. Trong kiến trúc Việt truyền thống, ở những công trình công cộng, có tính hoành tráng như đình chùa hay cung vua, hệ thống cửa thường là những khung cửa rộng, cánh lớn, tạo vẻ bề thế, đáp ứng sự tôn nghiêm và việc ra vào đông người. Những cánh cửa luôn có một khoảng hở phía trên, được tạo ra bởi những con tiện, vừa mang tính trang trí, vừa giảm bớt cái nặng nề của sự đường bệ. Trong ngôi nhà ở, người ta cũng làm những khung cửa rộng nhiều cánh, nhưng có bệ phía dưới, cao chừng ba tấc để bước qua. Phía trên là những cánh xoay, hoặc tháo lắp được, để linh hoạt trong mọi tình huống, tuỳ theo mùa, theo thời và cách sử dụng từng lúc trong ngày. Khi cần đón gió, cần sáng, hoặc khi nhà có việc ma chay, cưới hỏi, có thể tháo hết cánh, tạo khoảng mở tối đa, không gian trong ngoài được giao hoà, tầm nhìn rộng mở, nhưng không “toang hoác” nhờ cái bệ cửa bên dưới, ma quỷ không dễ mà vào được. Ngoài hàng hiên lại có một lớp giại làm bằng phên tre chắn nắng, lược bớt cái chói sáng gay gắt buổi trưa, hay những trận mưa tạt, gió lùa. Ở thành phố, thị trấn, huyện lỵ, trong những ô phố cũ, những căn nhà cửa hàng cũng vậy, lớp thị dân có gốc từ làng mang ra phố thị bộ cửa chuyên dụng ấy, rất tiện dụng cho đời sống buôn bán thị thành. Ngày tháo ra thành cửa hiệu, mở mang nơi giao tiếp, tối lắp vào thành nhà ở, kín đáo. Những ô cửa sổ trong ngôi nhà ở truyền thống rất nhỏ, thường nằm phía sau hoặc bên hông nhà. Là phải rồi, vì đấy là những hướng xấu, nắng và gió lạnh. Cốt cho thoáng và lấy sáng một đôi khi. Nhà thôn quê không phải lúng túng chọn hướng vì thế đất, cứ “vợ đàn bà, nhà hướng nam” mà đặt. Mặt tiền hướng tốt rồi thì cửa mở toang.Cánh ở hướng xấu thường bằng gỗ đặc, đóng là kín, hoặc cửa sổ bật bằng phên tre, nâng lên hạ xuống tuỳ nắng, gió, mưa trong ngày. Mưa nhỏ thì nâng cao, nhiều thì hé, bão thì sập kín. Tuy chỉ là những kinh nghiệm dân gian, nhưng đấy là những khung cửa có ý thức về một công năng phù hợp với điều kiện khí hậu, với nhu cầu sử dụng thiết thực của đời sống. Người Pháp đến Đông Dương và xây dựng ở đây cái “nền” kiến trúc mà ta hay gọi là “thuộc địa”, trong đó họ rất coi trọng điều kiện khí hậu khi thiết kế, xây dựng. Tính nhiệt đới, gió mùa đã được phản ánh rất rõ trong những giải pháp thiết kế và công trình. Ngoài những thành phần kiến trúc như tiền sảnh, mái hiên, hành lang, ô văng... thì các giải pháp về cửa cũng là một hình ảnh đặc trưng cho lối kiến trúc ấy. Những dãy cửa chớp chạy dài ở hành lang kiến trúc công cộng, hay cửa sổ biệt thự hai lớp, trong kính ngoài chớp, trên có ô văng lợp ngói đỡ bằng hệ console gỗ, hoặc ô văng bê tong là một kiểu điển hình. Một kiểu rất phổ biến nữa là loại cửa được kéo xuống gần, hoặc sát sàn, giữa hai lớp có lan can, tạo cảm giác mở và gần gũi với bên ngoài. Lớp cửa kính dùng khi sử dụng hệ điều hoà không khí, cửa chớp dùng khi muốn thông thoáng tự nhiên. Cửa chớp gỗ là một đặc trưng rất nhiệt đới. Nó luôn tạo ra sự ấm cúng và tính hoài cảm về một thời. Sự hài hoà về tỷ lệ giữa kích thước ô cửa và bề mặt toà nhà luôn là một chuẩn mực của kiến trúc Pháp cũ. Không có chuyện trổ cửa vô lối, cả về vị trí lẫn kích thước. Những căn biệt thự có cánh cửa sơn nâu, hay xanh lá cây và trắng (ở lớp cửa kính bên trong) đi với cái màu vàng thuộc địa vẫn được sơn đi sơn lại suốt mấy chục năm, như một thứ “đặc sản” nhiệt đới sau những tán lá sấu trên những con phố Hà Nội. Về mặt kỹ thuật, giải bài toán khí hậu có thể bằng nhiều cách, nhưng để tạo ra cái cảm giác dễ chịu một cách tự nhiên trước những tác động của khí hậu, trước cái nóng cái lạnh tác động vào da thịt, kèm theo một xúc cảm nào đó về mùa, thì ngoài những ô cửa, quả là khó có máy móc hay thiết bị nào làm nổi. Với tính năng vượt trội, cửa nhôm đã dần chiếm lĩnh trong khâu thiết kế, kiến trúc xây dựng nhà. Điều dễ nhận thấy là khả năng chịu đựng va đập tốt, có tác dụng cách âm và không bị cong vênh do nhiệt.Nhôm dùng làm cửa cho nhà ở, vách dựng và cao ốc văn phòng là loại hợp kim nhôm có tính năng tốt hơn hẳn so với nhôm chợ. Theo kiến trúc sư Võ Hữu Trung đánh giá thì : " Tính chất của nhôm dùng cho gia công lắp dựng khác với các loại nhôm cũ ở chỗ loại nhôm này có thêm chất độn tạo màu, nó kéo dài tuổi thọ, chống lão hoá của nhôm cũng như kéo dài độ bền màu của nhôm...". Thực chất, thanh nhôm là một hợp kim nhôm, trong đó có chất tạo bền, chắc, chịu được sự va đập mạnh. Nó được kết hợp với chất ổn định giúp cho nhôm chịu được tác động của nhiệt độ cao và tia cực tím. Chất tạo màu được đưa vào hỗn hợp nhựa nhằm tránh khả năng bạc màu hay biến màu. Sáp ong trong hỗn hợp là thành phần tương đối quan trọng giúp nhôm định dạng một chất liệu nhôm hoàn chỉnh có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết cao. Trong ứng dụng, cửa nhôm với nguyên lý vừa đẩy vừa mở nhằm tạo khoảng thoáng nhiều hay ít tuỳ theo người sử dụng. Theo KTS Trần Duy Bình: "Với những kỹ thuật hiện đại thì cửa nhôm có thể thích ứng tương đối tốt với điều kiện nhiệt đới như thông gió để lấy sáng, cách sử dụng và bảo dưỡng cũng đơn giản hơn rất nhiều. Quy cách làm cửa nhôm cũng dễ dàng áp dụng cho những vật liệu khác. Có thể nói, ưu điểm lớn nhất của cửa nhôm là không bị cong vênh, co giãn nên không xảy ra tình trạng sệ cánh hay kẹt các phụ kiện. Điều này chỉ riêng cửa nhôm mới đáp ứng được. Trên thực tế, đa phần cửa nhôm mang cấu trúc dạng hộp có nhiều rãnh thoát nước và hộp kim loại tạo khung xương trong lòng cửa đi kèm hộp kính khí trơ có khả năng cách âm, cách nhiệt. Với cấu trúc này,được thiết kế theo nhiều kiểu xoay, gập, chớp đứng ngang dọc khác nhau. Ở các tỉnh phía Nam nước ta, do khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt nên việc sử dụng cửa nhôm được coi là giải pháp tối ưu nhất. Hệ thống rãnh thoát nước mưa kèm hàng zoăngôm khít kính với khuôn cửa có tác dụng làm cho nước mưa không đọng lại, cùng với tính năng cách âm, cách nhiệt thích ứng với cả những điều kiện thời tiết phức tạp. Để cửa nhôm có thể phát huy hết ưu điểm vốn có của mình, khi ứng dụng cần lưu ý thiết kế đặt cửa theo kiến trúc nhà ở, xác định rõ nhu cầu và mục đích sử dụng. Đảm bảo nhà có thể thông gió tốt, tạo không khí thoáng đãng , đạt hiệu quả đúng như mong muốn   Với việc sản xuất thêm cửa nhôm và vách nhôm kính lớn, Tân Quang Minh sẽ đáp ứng nhu cầu cho các tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại cao cấp sử dụng vách kính lớn, đồng thời đa dạng hóa các dòng sản phẩm của Tân Quang Minh. Cá đặc tính cơ bản của cửa nhôm Cách âm, cách nhiệt:    Được làm từ profile nhôm cách nhiệt kết hợp với hộp kính, hệ gioăng EPDM và hệ phụ kiện kim khí đồng bộ, cửa nhôm và vách nhôm kính lớn có tính cách âm, cách nhiệt cao. Chịu lực tốt   Profile nhôm có cầu cách nhiệt là loại vật liệu cao cấp dùng trong sản xuất cửa sổ, cửa đi, vách kính lớn. Hệ có cấu tạo 3 lớp gồm 2 thanh nhôm định hình và cầu cách nhiệt bằng vật liệu polymer ở giữa. Thêm vào đó, các rãnh, vách kỹ thuật trong cấu trúc thanh nhôm được tính toán kỹ lưỡng để tạo sống gia cường, kênh thoát nước, khoang trống cách âm cách nhiệt. Với cấu tạo này, thanh profile nhôm có tính cách âm, cách nhiệt cao và nổi bật là tính chịu lực tốt.   Tải trọng nhẹ   Do đặc điểm nhôm là vật liệu nhẹ, có độ bền cao, được thiết kế các khoang rỗng cùng với các sống gia cường hợp lý nên việc sử dụng vật liệu này sẽ giảm tải trọng của toàn bộ công trình hơn hẳn so với vách tường sử dụng các loại vật liệu khác. Kinh tế trong sử dụng   Tại các tòa nhà cao tầng có nhiều diện tích vách tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chi phí điện năng cho hệ thống điều hòa, thông gió nhằm ổn định điều kiện không khí bên trong tòa nhà rất lớn. Sử dụng cửa nhôm hay vách nhôm kính lớn có cầu cách nhiệt với hộp kính cách âm, cách nhiệt làm từ các loại kính như kính phản quang, kính cản nhiệt, kính an toàn...... là giải pháp chính trong việc tiết kiệm điện năng. Profile nhôm đã được xử lý bề mặt và sơn tĩnh điện với công nghệ tiên tiến nên có độ bền cao, luôn giữ được màu sắc và cấu trúc của cửa ngay trong cả điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra cửa nhôm hay vách nhôm kính lớn còn thuận tiện cho gia chủ khi sơn, sửa bởi chỉ lau chùi bình thường là sáng đẹp như mới mà không cần phải tu bổ, bảo dưỡng định kỳ.  Tính thẩm mỹ Cửa nhôm kính rộng, sang trọng, nối và mở rộng được không gian, tạo được tầm nhìn bao quát cho căn phòng. Không chỉ được làm từ kính thông thường, cửa nhôm hay vách nhôm kính lớn còn sử dụng nhiều loại kính trang trí như kính màu, kính hoa văn, kính mài mờ ... vừa đảm bảo yêu cầu kín đáo vừa có tính thẩm mỹ cao.   Vách nhôm kính lớn có kết cấu giấu đố chịu lực chính bên trong, có ưu điểm là giấu được đố cửa ở bên trong, vách kính có mặt phẳng lớn vẫn không bị rõ đố ra ngoài. Vách nhôm kính lớn (Mặt dựng/ Facade): Đặc điểm: - Giấu được đố bên trong - Cách âm, cách nhiệt, đảm bảo sáng. - Được làm từ thanh nhôm cao cấp sản xuất tại châu Âu. - Đa dạng kiểu dáng, phù hợp với nhiều dạng kiến trúc. - Hệ thống khung chịu lực thích hợp làm hệ mặt dựng (Facade) cho nhà cao tầng Vật liệu - Thanh nhôm cao cấp có độ bền cao được sản xuất tại châu Âu. - Kính (kính đơn, hộp kính được bơm khí trơ cách âm, cách nhiệt). - Hệ gioăng làm từ vật liệ EPDM chống lão hóa, đảm bảo độ kín khít. Cửa đi:   Đặc điểm - Cách âm, cách nhiệt, đảm bảo ánh sáng và có độ bền cao. - Được làm từ thanh nhôm cao cấp có cầu cách nhiệt. - Đa dạng kiểu dáng, phù hợp với nhiều dạng kiến trúc. - Phù hợp làm cửa đi chính, cửa thông phòng và cửa ban công cho tòa nhà.   Vật liệu - Thanh nhôm cao cấp có cầu cách nhiệt. - Kính (kính đơn, hộp kính được bơm khí trơ cách âm, cách nhiệt). - Hệ gioăng làm từ vật liệu EPDM chống lão hóa, đảm bảo độ kín khít. Tiền năng thị trường cửa nhôm Theo số liệu thống kê của hiệp hội kính Việt Nam tại những nước công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản…hàng năm họ dành khoảng 3- 5 %GDP để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bởi vì những nước này đã thừa hưởng những cơ sở hạ tầng rất tốt từ nhiều năm trước để lại với những khu nhà, con đường xây từ vài trăm năm trước vẫn còn sử dụng tốt mặt khác dân số ở những nước này hầu như không tăng. Ngược lại ở Việt Nam, hàng năm vẫn phải đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng do trình độ phát triển và những yếu tố do lịch sử để lại. Chỉ tính riêng trong xây dựng bất động sản bao gồm nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng… năm 2008 cả nước đầu tư khoảng 15 tỉ USD chiếm khoảng 20%GDP. Với 15 tỉ USD thì nguồn vốn nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân chiếm khoảng 60% tương đương với 9 tỉ USD. Đầu tư của hộ gia đình vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ hàng năm cũng vào khoảng 6 tỉ USD. Số liệu trên dựa theo số liệu tính toán được đưa ra tại hội chợ vật liệu xây dựng Vietbuil tháng 03 năm 2009. Cũng tại hội chợ, theo thống kê trong năm 2008 có 79 dự án bất động sản được triển khai trên cả nước nhiều dự án có giá trị đầu tư trên 100 triệu USD. Tập đoàn Nam Cường đầu tư khu đô thị mới phía tây Thành phố Hải Dương, tổng diện tích 600,000 m2 với 1500 căn hộ cao cấp và 1 khu trung tâm thương mại, tổng giá trị đầu tư là 4,219 tỉ đồng. Ngân hàng BIDV đầu tư xây dựng tháp BIDV cao 25 tầng nằm trên đường Trần Quang Khải diện tích sàn 1000 m2 với hơn 20,000m2 văn phòng hạng A, tổng mức đầu tư 109 triệu USD. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư xây dựng khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh River View có tổng diện tích sàn 112.000 m2 bao gồm ba khối nhà cao 25 tầng với 580 căn hộ trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh tổng giá trị đầu tư ước tính 1,898 tỉ đồng…. Với tính toán về xây dựng nhà cửa của hộ gia đình, với gần 20 triều hộ gia đình, hàng năm trên cả nước cứ 20 hộ gia đình thì có 1 hộ xây dựng nhà mới. Như vậy cả nước trong năm 2008 có khoảng 1 triệu căn nhà mới được xây dựng trên cả nước. Giá trị của mỗi căn nhà mới xây dựng bình quân ước tính khoảng 100 triệu, tổng giá trị xây dựng nhà cửa của hộ gia đình trong năm qua khoảng 100,000 tỉ đồng. Như vậy hằng năm nước ta dành một số lượng rất lớn đầu tư vào xây dựng nhà ở, văn phòng ,trung tâm thương mại. Với mức đầu tư 15 – 16 tỉ USD vào lĩnh vực bất động sản thì khoảng 10 – 15% tương đương với 2 tỉ USD là tiền cửa bao gồm cửa đi, cửa sổ và vách ngăn. Sản phẩm cửa nhôm đang dần thay thế cho sản phẩm cửa gỗ truyền thống do những thay đổi về mặt kiến trúc xây dựng. Những sản phẩm cửa gỗ truyền thống không còn phù hợ khi sử dụng ở những toà trung tâm thương mại, hoạc hệ của sổ và của ngăn ở các văn phòng, trung cư cao tầng. Mặt khác sản phẩm tường kính ( vách nhôm mặt dựng ) cũng dần thay thế cho tường truyền thống đẻ đảm bảo cách âm, cách nhiệt. Ví dụ như toà tháp BIDV có sử dụng sản phẩm là tường kính thay cho tường gạch truyền thống để đáp ứng yêu cầu tiểu chuẩn hạng A của văn phòng, giá trị sản phẩm vách nhôm vào khoảng 10 triệu USD. Với tốc độ phát triển của ngành xây dựng Việt Nam thường xuyên ở mức hai con số thì thị trường cửa nhôm là một thị trường rất tiềm năng. Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy Quá trình đầu tư xây dựng nhà máy Tiền thân của nhà máy sản xuất cửa nhôm kính của công ty cổ phần Tân Quang Minh là xưởng cơ khí. Các sản phẩm của xưởng trước đây gồm có: cửa sắt, khung hàng rào sắt thép, giá đựng, băng chuyền, cửa nhôm … Tuy nhiên cho đến nay xưởng được nâng cấp, đầu tư thành nhà máy sản xuất cửa nhôm chỉ nhận gia công, sản xuất cửa nhôm kính hệ mặt dựng unitined, hệ cửa sổ, cửa đi phục vụ cho các công trình dân dụng, cao ốc văn phòng. Các yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời gian phụ thuộc vào đơn đặt hàng và hợp đòng ký kết. Sản phẩm được đưa vào sản phẩm tại nhà máy nhôm kính, nhà máy này bao gồm các bộ phận : phòng kỹ thuật nhà máy, phân xưởng bảo dưỡng, tổ cắt profile nhôm, tổ gia công CNC, tổ phay, tổ lắp ráp và tổ kiểm tra chất lượng. Với quy mô nhà máy hiện nay, lượng tài sản cố định của công ty không nhiều. Tại thời điểm ngày 01/01/2004 khi nhà máy vẫn là một xưởng gia công cơ khí thì tải sản cố định của xưởng chỉ là một máy cắt sắt Trung Quốc cũ trị giá 3,5 triệu đồng mua cũ từ năm 2002, hai máy hàn trị giá 12 triệu đồng. Đến năm 2005 khi công ty cổ phần Tân Quang Minh đầu tư một số máy móc Trung Quốc để sản xuất của nhôm kính với tổng giá trị 385 triệu đồng bao gồm: Bảng 1: Giá trị máy móc thiết bị nhập khẩu năm 2005 Đơn vị:1000 VNĐ STT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Giá trị 1 Máy cắt 2 đầu 01 174.680 174.680 2 Máy cắt 1 đầu 02 21.856 43.712 3 Máy phay ổ khoá 01 50.678 50.678 4 Máy khoan 01 23.265 23.265 5 Máy cắt cầm tay 02 895 1.790 6 Dao cắt kính 02 1.450 2.900 Tổng 297.025 (Nguồn: Số liệu Phòng Tài vụ ) Chi phí vận chuyển 31.422.000 VNĐ Chi phí lắp đặt đào tạo hướng dẫn vận hành 12.506.000 VNĐ Thuế nhập khẩu 14.851.250 VNĐ Thuế VAT 29.702.500 VNĐ Tổng cộng 385.506.800 VNĐ Kể từ năm 2005 khi công ty cổ phần Tân Quang Minh đã nhận được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, số lượng công nhân viên làm việc trong xưởng sản xuất cửa nhôm tăng nhanh từ chỗ chỉ có 22 lao động đến cuối năm 2005 đã tăng lên 36 lao động. Số lượng máy móc nhập khẩu đầu năm đã được khấu hao hết ngay trong năm 2005. Do thị trường cửa nhôm kính và vật liệu xây dựng nói chung ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2007 có sự tăng trưởng rất cao nên công ty cổ phần Tân Quang Minh đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất nhôm kính vởi sản phẩm chủ yếu là cửa nhôm, vách nhôm, tường kính. Dự án đầu tư nhà máy sản xuất cửa nhôm kính Tổng mức đầu tư : 30 tỉ đồng Chủ đầu tư: công ty TNHH Tân Quang Minh Nguồn vốn đầu tư: Vốn chủ sở hữu 6.1 tỉ đồng chiếm 20,33% Vốn vay ngân hàng 15 tỉ đồng chiếm 50% Vốn vay cán bộ nhân viên công ty 8.9 tỉ đồng chiếm 29.67% Mục đích đầu tư: sản xuất cửa nhôm cao cấp phục vụ thị trường các tòa nhà cao ốc. Danh mục đầu tư: Bảng 2: Danh mục đầu tư nhà máy sản xuất nhôm kính Đơn vị:1000 VNĐ TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền Xuất xứ 1 Máy gia công cửa nhôm kính, dây chuyền đồng bộ công suất 200 m3/ ngày. 01 bộ 16,987,544 16,987,544 Italia 2 Máy cắt kính an toàn 01 máy 2,398,453 2,398,453 Italia 3 Xe tải 10 tấn đã qua sử dụng, còn 80% chất lượng 02 xe 1,150,000 2,300,000 Châu á 4 Xây dựng, trang bị nhà xưởng và thuê đất. 3,460,000 Cộng chi phí thiết thiết bị máy móc, trang thiết bị và nhà xưởng. 25,145,997 Chi phí phát sinh 3,017,519 Chí phí dự phòng 1,792,335 Tổng mức đầu tư 29,955,851 (Nguồn: Số liệu Phòng Tài vụ ) Phần vốn tín dụng vay ngân hàng được trả trong 5 năm, với mức lãi suất 14%/năm. Trả cả vốn lẫn lãi đều theo từng năm, từ năm thứ 2. Hiệu quả đầu tư được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể: - Hệ số hoàn vốn nội bộ(IRR) : 21% - Giá trị LN ròng quy về hiện tại(NPV) : 5,398 tỷ đồng - Thời gian thu hồi vốn : 2 năm Tiến độ thực hiện dự án: - 18/03/2008 – 21/4/2008 : Ban Kinh tế – Kế hoạch lập, trình dự án lên Tổng giám đốc. - 22/04/2008 – 30/04/2008 : Thành lập ban quản lý dự án, do Tổng giám đốc làm trưởng ban. - 06/5/2008 – 25/05/2008 : Tổng giám đốc và trưởng ban kinh tế công tác Châu âu, đàm phán mua máy móc thiết bị, dây chuyên sản xuất và nguyên liệu nhôm đầu vào sản xuất. - 26/05/2008 – 06/10/2008 : Xây dựng nhà xưởng. - 07/10/2007 – 15/11/2008 : Lắp đặt dây chuyền và hướng dẫn vận hành chuyển giao công nghệ. - 15/12/2008 :Thiết bị đưa vào vận hành,khai thác. Chủ đầu tư Công ty cổ phần Tân Quang Minh trưc tiếp quản lý vận hàn nhà máy Kể từ năm 2004 khi công ty cổ phần Tân Quang Minh nhận được những hợp đồng sản xuất cửa nhỏ lẻ đầu tiên cho đến năm 2008 quy mô sản xuất của nhà máy sản xuất cửa tăng lên gấp hơn 10 lần. Cơ cấu tổ chức nhà máy ngày càng hoàn thiện và độc lập với công ty. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2008 cơ cấu tổ chức của nhà máy như sau: TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN QUANG MINH GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY P.GĐ SẢN XUẤT P.GĐ THI CÔNG P.GĐ KINH DOANH Phòng TC – HC Phòng vật tư Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng kinh tế Phòng XNK Phân xưởng bảo dưỡng Phân xưởng nhôm Phân xưởng kính Phân xưởng lắp ráp Tổ nấu ăn Tổ bảo vệ Đội xe cơ giới Đội xây lắp 1 Đội xây lắp 2 Đội xây lắp 3 Showroom 1 Showroom 2 Showroom 3 2.2 Cơ cấu tổ chức Nhà máy sản xuất cửa nhôm kính thuộc công ty cổ phần Tân Quang Minh, Công ty hoạt động theo mô hình chuẩn của một công ty cổ phần gồm có Đại Hội Cổ đông, Hội Đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám Đốc với 1 Tổng giám đốc điều hành và 3 Phó tổng giám đốc, 3 Xí nghiệp và 2 công ty con và các phòng ban trức năng khác như phòng hành chính tổng hợp, phòng tài chính kế toán, phòng kinh tế kế hoạch, phòng kỹ thuật chất lượng, phòng thi công an toàn, phòng cơ giới vật tư, đội trắc địa. Nhà máy sản xuất nhôm kính được thành lập và đang trong quá trình hoàn thiện để có thể hoạt động độc lập. Theo dự kiến đến tháng 12 năm 2009 sẽ thành lập công ty con thuộc công ty cổ phần Tân Quang Minh. Nhà máy hiện nay thuộc sở hữu của các cổ đông của công ty cổ phần Tân Quang Minh đại diện cho các cổ đông là Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành. Cơ cấu tổ chức của nhà máy bao gồm ban giám đốc với 1 giám đốc nhà máy và 3 phó giám đốc, các phòng ban chức năng và các tổ, đội tham gia sản xuất và thi công. Hội đồng quản trị Số thành viên của Hội đồng quản trị ( HĐQT ) gồm có 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông: + Quyết định kế hoạch phát triến sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm. + Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiến lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua. + Bổ nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Công ty. Quyết định mức lương và các lợi ích khác của Tổng giám đốc, Phó Tông giám đốc, Kế toán trưởng. Miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng nếu có bằng chứng chứng minh họ không đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao phó hoặc họ có hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ của Công ty hoặc Hội đồng quản trị cho rằng việc miễn nhiệm hoặc cách chức là cần thiết và vì lợi ích tối cao của Công ty. + Quyết định cơ cấu tổ chức Công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty. + Đề xuất mức cổ tức hàng năm trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, quyết định. Xác định mức cổ tức tổ chức việc chi trả cổ tức. + Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. + Đề xuất tới Đại hội đồng cổ đông về việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty. +Các quyền hạn khác được quy định tại Điều lệ. Tổng giám đốc điều hành Giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành là 3 phó Tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực: kinh doanh, kỹ thuật chất lượng và thi công an toàn. Tổng giám đốc có các quyền hạn và nhiệm vụ như sau: + Quản lý và điều hành các hoạt động, công việc hàng ngày của Công ty thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc theo quy định của pháp luật và điều lệ. + Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. + Ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của Công ty. + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với các chức danh quản lý của Công ty mà không thuộc đối tượng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. + Tuyển dụng, thuê mượn và bố trí sử dụng người lao động theo quy định của Hội đồng quản trị, phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Quyết định mức lương, phụ cấp cho người lao động trong Công ty. + Đại diện cho Công ty trước pháp luật và trong các tranh chấp có liên quan. + Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ. Ban giám đốc nhà máy Ban giám đốc nhà máy được Tổng giám đốc điều hành ký quyết định và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Thành phần ban giám đốc nhà máy bao gồm có giám đốc nhà máy và giúp việc cho giám đốc nhà máy là 3 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh và thi công.Giám đốc có quyền hạn và nhiệm vụ như sau: + Quản lý và điều hành các hoạt động, công việc hàng ngày của nhà máy thuộc thẩm quyền của giám đốc theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. + Thực hiện các quyết định của Tổng Giám đốc công ty, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của nhà máy đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. + Ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của nhà máy. + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với các chức danh quản lý của Công ty mà không thuộc đối tượng do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm như: tuyển dụng, thuê mượn và bố trí sử dụng người lao động theo quy định của Hội đồng quản trị, phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của nhà máy. Quyết định mức lương, phụ cấp cho người lao động trong nhà máy. + Đại diện cho nhà máy trước pháp luật và trong các tranh chấp có liên quan. + Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ. Các phòng ban chức năng và các đội sản xuất của nhà máy 1) Phòng Tổ chức hành chính Là phòng chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc và ban giám đốc nhà máy về công tác tổ chức lao động, công tác tổ chức hành chính văn phòng cũng như việc thực hiện chế độ chính sách của người lao động, thực hiện quy chế quản lý tổ chức, quản lý CBCNV và quản lý tiền lương theo quy định riêng. 2) Phòng vật tư Phòng vật tư chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc nhà máy có chức năng tham mưu và giúp việc cho lãnh đạo công ty về các mặt quản lý vật tư, quản lý thiết bị và lựa chọn công nghệ. Khối lượng nguyên vật liệu của nhà máy là rất lớn, trong đó có nhiều vật tư phải nhập khẩu ở nước ngoài về có giá trị lớn. Do đó công tác quản lý vật tư có vai trò quan trọng, tránh thất thoát ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. 3) Phòng kế toán Là phòng ban có chức năng tổ chức công tác hạch toán kế toán và thực hiện công tác quản lý tài chính theo đúng hướng dẫn và các quy định của pháp luật hiện hành. Xây dựng, đề xuất ban giám đốc ban hành quy chế quản lý tài chính nội bộ và quy trình thanh toán. Đảm bảo thu, chi đúng chế độ quy định của Nhà nước và đúng quy định của công tác quản lý tài chính; quản lý phiếu thu, phiếu chi; chịu trách nhiệm lập hệ thống sổ sách kế toán một cách khoa học rõ ràng. Hàng tháng lập các báo cáo thuế, báo cáo tài chính nộp Cục thuế, cuối năm nộp báo cáo quí, báo cáo năm và bảo vệ quyết toán tài chính năm với cơ quan thuế về hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. 4) Phòng kinh tế Là phòng chức năng tham mưu giúp cho ban giám đốc trong các lĩnh vực như công tác kế hoạch và báo cáo thống kê, công tác kinh tế và các hợp đồng kinh tế, công tác tiếp thị, đấu thầu, công tác đấu thầu nội bộ, giao thầu của công ty, công tác thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành với chủ đầu tư, công tác đơn giá. 5) Phòng xuất nhập khẩu Là phòng chức năng giúp việc cho ban giám đốc nhà máy điều hành sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực như nguyên cứu và xây dựng chính sách mở rộng thị trường ra quốc tế, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài. Quản lý các quá trình đàm phám mua bán hàng hoá với các đối tác nước ngoài. 6) Phòng Kỹ Thuật Là phòng chức năng giúp việc cho ban giám đốc nhà máy về các lĩnh vực như thiết kế các mẫu sản phẩm, quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, quản lý tiến độ thi công các công trình, quản lý công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất, quản lý công tác nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu thanh toán khối lượng các công trình thi công của công ty. Các phân xưởng trực tiếp sản xuất Phân xưởng bảo dưỡng có nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất, lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị có trong các phân xưởng. Khi có sự cố hỏng hóc máy móc thiết bị thì phân xưởng bảo dưỡng tiến hành kiểm tra sửa chữa máy. Phân xưởng nhôm là phân xưởng trực tiếp sản xuất có nhiệm vụ thực hiện các quá trình gia công nhôm như cắt, phay, khoan, bắn vít, dập. Phân xưởng kính là phân xưởng trực tiếp sản xuất có nhiệm vụ thực hiện các quá trinh gia công kính. Phân xưởng lắp ráp là phân xưởng trực tiếp sản xuất có nhiệm vụ lắp ráp tấm kính và các phụ kiện kim phí để hoàn thiện sản phẩm. Tổ bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo anh ninh, an toàn trong quá trình sản xuất và phòng chống ngăm ngừa các vi phạm về trộm cắp tài sản trong phạm vi nhà máy. Tổ nấu ăn được thành lập ngay từ những ngày đầu nhà máy đi vào hoạt động nhằm đảo bảo đời sống công nhân viên về mặt an toàn, chất lượng bữa ăn và tiến độ công việc sản xuất. Các đội thi công Hiện nay do ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2048.doc
Tài liệu liên quan