Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn ở Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Hoa

Lời mở đầu Để tiên hành sản xuất kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, dù là nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại hay dịch vụ…, các doanh nghiệp đều cần có vốn. Vốn là yếu tố không thể thiếu kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu được thành lập và đi vào hoạt động. Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải làm thế nào để tạo lập nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh? Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân phải tự tìm kiếm ng

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn ở Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn vốn cho mình. Chính vì thế, huy động vốn luôn là điều được các doanh nghiệp quan tâm. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) sản xuất & thương mại Vạn Hoa là một doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, có trụ sở nằm trên địa bàn quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký kinh doanh. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã và đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp đã tạo ra một mạng lưới liên kết giữa các thành phần kinh tế với nhau, thúc đẩy và lưu thong các nguồn lực sẵn có trong xã hội như vốn, nhân lực… Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và công ty Vạn Hoa nói riêng lại đang gặp phải những khó khăn về thị trường, nhân lực, địa điểm hoạt động, hệ thống quản lý chất lượng… và đặc biệt là khó khăn về vốn. Huy động vốn trở thành một vấn đề nóng bỏng nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ có quy mô không lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và công ty Vạn Hoa nói riêng đều cần phải đẩy mạnh huy dộng vốn. Vì thế em đã chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn ở công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa” nhằm đưa ra những giải pháp giúp công ty Vạn Hoa huy động vốn thật hiệu quả. Nội dung của chuyên đề gồm ba chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về đẩy mạnh hoạt động huy động vốn ở công ty TNHH Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn ở công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn ở công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa Mục đích nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu các lý thuyết kinh tế về huy động vốn trong các doanh nghiệp kết hợp với thực trạng huy động vốn của Công ty trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần giải quyết một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của công ty là huy động vốn có hiệu quả nhất. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Minh Huệ là người đã tận tình hướng dẫn em và Ban giám đốc, các anh chị trong công ty Vạn Hoa đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này. Do thời gian thực tập và lượng kiến thức có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy cô giáo giúp đỡ để bài chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Chương 1 Lý luận cơ bản về đẩy mạnh hoạt đông huy động vốn ở công ty TNHH 1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Khái niệm công ty TNHH Công ty TNHH là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng; Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) 1.1.2. Vai trò và chức năng của công ty TNHH 1.1.2.1. Chức năng của công ty TNHH Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, do đó sự vững mạnh của một nền kinh tế của hầu hết các quốc gia đều khởi nguồn từ sự giàu mạnh và phát triển của các doanh nghiệp. Xét về cơ cấu, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam có 3 khu vực chủ yếu là: khu vực DNNN, khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN và khu vực kinh tế tư nhân. Với 95.000 doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp và khoảng hơn 2 triệu hộ kinh tế gia đình, khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là các Doanh nghiệp tư nhân) đang dần khẳng định vị trí của mình trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và sẽ là khu vực có tiềm năng phát triển mạnh nhất trong tương lai với tỷ trọng đóng góp ngày càng tăng trong tổng GDP của nền kinh tế. Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân đóng góp khoảng 40 -50% tổng sản phẩm trong nước, năm 2000 bộ phận này đã đóng góp 5.900 tỷ đồng cho NSNN (chiếm 14,7% tổng thu NSNN). Đây cũng là khu vực chủ yếu tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, tính đến nay các doanh nghiệp tư nhân đã tạo việc làm cho khoảng trên dưới 1 triệu lao động. Bên cạnh những đóng góp tích cực trên nhiều mặt kinh tế xã hội, các doanh nghiệp tư nhân còn có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một thị trường nội địa đa dạng phong phú với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao. Chúng ta hãy nhớ lại nếu như những năm cuối thập niên 1990 hàng hoá sản xuất trong nước có chất lượng cao thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ, người tiêu dùng thường có tâm lý "sùng hàng ngoại" vì hàng ngoại có chất lượng cao và đa dạng về mẫu mã chủng loại hơn hàng sản xuất trong nước, đặc biệt là hàng hoá Trung Quốc. Người ta thấy hàng hoá Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Việt Nam với nhiều loại sản phẩm, hàng hoá phong phú và giá cả rất "mềm mại" phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Các dịch vụ còn chưa phát triển hoặc chất lượng cung cấp chất lượng còn rất kém. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây với sự góp mặt và nhanh chóng khẳng định vị trí của mình, các doanh nghiệp tư nhân đã coi thị trường trong nước là những "viên gạch" đầu tiên trên con đường kinh doanh và lập nghiệp của mình. Các doanh nghiệp này đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng trong nước, đổi mới sản xuất kinh doanh với những công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến và kết quả là sự lựa chọn đúng hướng này không chỉ đưa các doanh nghiệp tư nhân lên tới những nấc thang của sự thành đạt mà còn tạo ra được một thị trường thật sự mang màu sắc Việt Nam với sự đa dạng phong phú của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với chất lượng không thua kém, thậm chí một số sản phẩm còn có chất lượng cao hơn hàng ngoại nhập. Người tiêu dùng trong nước lại trở về với tâm lý "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" với những thương hiệu của "Vĩnh Tiến", "Thiên Long", "Trung Nguyên",... đã trở nên quen thuộc. Theo số liệu báo cáo thống kê năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu trên thị trường của các doanh nghiệp tư nhân năm 2000 là 162,3 nghìn tỷ đồng ( chiếm 73,6% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của tất cả các loại hình doanh nghiệp trong cả nước), năm 2002 con số này là 201,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 73,9%). Như vậy có thể nói rằng hiện nay trên thị trường nội địa, hàng hoá trong nước đã lấy được ưu thế chủ đạo, kết quả này chính là sự nỗ lực cố gắng không nhỏ của các doanh nghiệp tư nhân kết hợp với sự nỗ lực chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, sự khẳng định vị thế của mình trên thương trường của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng không còn bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ nữa mà đã vươn đến các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường nội địa vẫn là " mảnh đất màu mỡ" để các doanh nghiệp ươm trồng những mùa vàng thắng lợi với một thị trường gần 80 triệu dân, các chi phí đầu vào thấp. Song trên thực tế hiện nay, thị trường nội địa không chỉ có các doanh nghiệp tư nhân mà còn có nhiều thành phần kinh tế khác cùng tham gia do đó các doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt. Với đặc thù riêng là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ lại phải cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu thế thuận lợi hơn như các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hiện nay các doanh nghiệp tư nhân đang còn rất nhiều khó khăn và trở ngại. Đó là: Thứ nhất là: Công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với các doanh nghiệp tư nhân mặc dù đã được đổi mới và sửa đổi song vẫn còn nặng nề về thủ tục hành chính, còn chồng chéo, nhiều đầu mối, nhiều giấy phép. Hiện tại để có giấy phép kinh doanh xăng dầu hay kinh doanh khí đốt hoá lỏng, doanh nghiệp phải có hơn chục loại giấy phép. Thứ hai là: Còn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Cùng hoạt động trên một "sân chơi" chung nhưng các doanh nghiệp tư nhân vẫn bị đối xử không bình đẳng. Khái niệm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế chỉ tồn tại trong quan hệ chung nhất của pháp luật mà chưa có trong những quan hệ liên quan đến hoạt động kinh tế và trong thực tế kinh doanh hiện nay. Các doanh nghiệp Nhà nước được khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bãi xe, cung cấp các dịch vụ công cộng nhưng doanh nghiệp rư nhân muốn đầu tư vào lĩnh vực này lại gặp nhiều phiền hà, rắc rối. Như trường hợp của công ty Phương Linh (Tp. Hồ Chí Minh), mặc dù đã có chủ trương "tư nhân hoá các dịch vụ công ích" nhưng 322 xe chở khách thay thế xe lam cũ của công ty vẫn phải nằm tại xưởng, chưa được triển khai đưa vào phục vụ do chưa được đăng ký mặc dù khi sản xuất xe đã được chính quyền thành phố và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ công cộng ủng hộ. Thứ ba là: Còn những vướng mắc trong tâm lý, cách nhìn nhận đối với các doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù trong thực tế đã có "những con sâu bỏ rầu nồi canh" là có một số doanh nghiệp tư nhân gian lận thuế, thành lập công ty ma,… nhưng đó không phải là số nhiều và đại bộ phận các doanh nghiệp tư nhân đều làm giàu chính đáng và đóng góp một phần không nhỏ cho kinh tế xã hội. Tuy nhiên tâm lý chung và những định kiến đối với các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn tồn tại khiến cho một số doanh nghiệp băn khoăn về vị trí của mình trong cộng đồng các doanh nghiệp và trong xã hội. Thứ tư là: Các doanh nghiệp tư nhân còn gặp rất nhiều trở ngại trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Các doanh nghiệp tư nhân đại bộ phận là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, luôn trong tình trạng thiếu vốn và gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng các doanh nghiệp này rất khó khăn để tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng. Theo đánh giá chung, chỉ có khoảng 50% số các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng và nguồn vốn tín dụng ngân hàng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Thứ năm là: Các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa xây dựng cho mình một thương hiệu hàng hoá "mạnh" mang lợi thế cạnh tranh. Hệ thống thông tin về thị trường và các chính sách xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp này còn rất yếu. Thông thường các doanh nghiệp tư nhân thu thập thông tin chủ yếu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè người thân, bạn hàng hoặc do có mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước và các DNNN. Các thông tin này thường rất nghèo nàn, ít giá trị, lạc hậu so với biến động thị trường. Trên giác độ vĩ mô, để giúp các doanh nghiệp tư nhân tháo gỡ khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động trên thị trường nội địa cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là: Tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách, pháp luật liên quan đến việc khuyên khích phát triển doanh nghiệp tư nhân, xoá bỏ một số giấy phép không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân phát triển, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy định về ngành nghề kinh doanh. Hai là: Nhanh chóng cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân, xoá bỏ sự phân biệt đối xử doanh nghiệp tư nhân với các thành phần kinh tế khác. Đặc biệt là trong các chính sách hỗ trợ vay vốn. Cụ thể là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp tư nhân, thiết lập các quỹ tài trợ mới và xây dựng cơ chế bảo lãnh rủi ro tín dụng, cải tiến chế độ về điều kiện vay vốn linh hoạt và không phân biệt đối xử trong chính sách lãi suất giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là thế chấp bảo lãnh của các ngân hàng thương mại. Ba là: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân qua các chính sách thuế (thống nhất mức thuế suất thuế TNDN của các thành phần kinh tế), các giải pháp kích cầu như việc khuyến khích các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân sử dụng hàng Việt Nam. Bốn là: Cần hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân thực hiện nhanh quá trình đổi mới như tiếp nhận thông tin và chuyển giao công nghệ mới hiện đại, hướng dẫn cải tiến công nghệ kỹ thuật truyền thống, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ với mở các lớp cho chủ doanh nghiệp ngắn hạn, thường xuyên, chất lượng cao và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Năm là: Cần mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại trong việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp tư nhân về các lĩnh vực sản phẩm, thị trường, xu hướng tiêu dùng,... Đồng thời, cần tạo ra sự kết nối và trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp bởi vì có rất nhiều thông tin hữu ích mà nếu các doanh nghiệp tư nhân cùng ngành nghề không hỗ trợ, trao đổi lẫn nhau (do sợ bị cạnh tranh) thì cuối cùng chỉ làm lợi cho những đơn vị kinh tế vốn đã hùng mạnh hơn và thường là những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp tư nhân trong cạnh tranh với các thành phần doanh nghiệp khác. Trên đây là một số giải pháp mang tính định hướng nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tư nhân nâng cao khả năng cạng tranh và hiệu quả hoạt động trên thị trường nội địa. Doanh nghiệp tư nhân là một thành phần kinh tế được đánh giá là năng động, sáng tạo và còn nhiều tiềm năng. Hy vọng rằng cùng với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân các doanh nghiệp tư nhân và sự hỗ trợ hiệu quả của Nhà nước các doanh nghiệp tư nhân sẽ bước lên những tầm cao mới. 1.1.2.2. Vai trò của công ty TNHH Ở Việt Nam, kinh tế nhà nước chiếm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trước đổi mới, khu vực DNNN giữ một vai trò đặc biệt. Nó được đồng nhất với kinh tế XHCN, do đó nó mang sứ mệnh lịch sử là đưa nền kinh tế đến CNXH. Thực hiện đổi mới kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc vai trò của khu vực DNNN. Đổi mới DNNN thực sự trở thành một nội dung quyết định của toàn bộ công cuộc đổi mới và góp phần quan trọng vào sự thành công của công cuộc đổi mới.Những năm trước đây, khi đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế bởi những chính sách, luật lệ thắt chặt, không đủ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác vai trò thống trị nền kinh tế của khu vực kinh tế nhà nước không còn như trước đây nữa thì khu vực kinh tế tư nhân bắt đầu có những bước phát triển mới. Trong bối cảnh đó, tác giả Vương Quân Hoàng đã chỉ rõ vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam như là chìa khóa cho sự ổn định về kinh tế, tài chính trong tương lai. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế tư nhân có ảnh hưởng khá lớn tới nền kinh tế. Những năm 1991 - 1997, giá trị của các doanh nghiệp tư nhân khoảng 3 tỷ đô la, góp phần tạo ra hơn 3,5 triệu việc làm và góp phần vào sự tăng trưởng GDP. Trong khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 10%, 90% còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đóng góp từ 2 - 3 % vào tăng trưởng GDP hàng năm, một con số quá nhỏ bé so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là khó khăn về tài chính. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn từ Chính phủ. Trong năm 1996 - 1997, có tới 40% có khi lên tới 50 - 55 % quỹ tín dụng quốc gia được tài trợ cho doanh nghiệp nhà nước, trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu như không có sự hỗ trợ hay bảo đảm của Chính phủ thì cũng khó mà nhận được phản hồi tốt đẹp trong các khoản vay, không được chào đón dù dự án có khả thi đến mấy. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn,nhưng tình hình vẫn còn rất lạc quan. Bởi "Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có phản ứng tốt hơn trong các cuộc khủng hoảng bởi họ linh động hơn, họ nhanh chóng bắt kịp với xu thế của thị trường, trong khi các doanh nghiệp nhà nước còn chưa kịp thay đổi gì nhiều." Để thành công, các doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn để phát triển doanh nghiệp, bảo vệ tài sản cố định và duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn.Có hai công cụ của nền kinh tế là hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại và hệ số khả năng thanh tóan nợ nhanh được sử dụng để đánh giá khả năng thanh tóan của các doanh trên khá quan trọng vì ở Việt Nam các doanh nghiệp thường có ít vốn lưu động, do đó, khoản nợ ngắn hạn luôn tương quan với khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nghiệp vừa và nhỏ. Hai công cụ và quan trọng nhất đó là tính thanh khoản của tài sản. Trung bình ở Việt Nam, thì hệ số khả năng thanh toán hiện hành ở mức 2,1:1, tức là một doanh nghiệp làm ăn tốt có giá trị tài sản ngắn hạn gấp 2,1 lần so với tổng nợ ngắn hạn. Trong khi lý thuyết hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn phải đạt trên 1,0 thì qua thống kê, hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại không thấp hơn 1,15 và không cao hơn 7,2. Nếu hệ số này dưới 1,15 thì doanh nghiệp đó hoạt động không hiệu quả và đang ở trong tình trạng tài chính yếu, không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy vậy, hệ số này mà khoảng 3,0:1 thì cũng không hiệu quả do thặng dư tiền mặt nhàn rỗi và hàng tồn kho chưa bán được. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên duy trì mức thanh khoản của tài sản cao để đảm bảo vấn đề tài chính. Hệ số thanh tóan nợ nhanh (acid-test) gấp khoảng 1,2 lần so với nợ hiện tại phải trả. Gần 80% doanh nghiệp hiệu quả có tài sản thanh toán nhanh là tiền mặt và khỏan phải thu ở trong khoảng 0,5 - 2,5 so với tổng nợ hiện tại. Rất ít các doanh nghiệp, chỉ khoảng 5 % là có hệ số khản năng thanh tóan nhanh ở trên 2,5:1. Phân phối giá trị của hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Lần Mức độ Phần trăm trên tổng Mức độ trung bình 2.09 Từ 0 - 1.1 (*) 0 Độ lệch chuẩn 1.33 Lớn hơn 1.0 đến 1.4 33 Mức thấp 1.15 Lớn hơn 1.4 đến 2.0 50 Mức cao 7.21 Lớn hơn 2.0 17 Tổng 100% Hệ số thanh toán nợ nhanh Lần Mức độ Phần trăm trên tổng Mức độ trung bình 1.19 Từ 0 đến 0.55 17 Độ lệch chuẩn 0.88 Lớn hơn 0.55 đến 1.39 56 Mức thấp 0.42 Lớn hơn 1.39 đến 2.50 22 Mức cao 4.27 Lớn hơn 2.50 5 Tổng 100% Bằng cách hồi quy tuyến tính cho thấy tỷ lệ tài sản ( trên tổng tài sản) và tỷ lệ  nợ ngắn hạn phải trả có mối liên hệ với nhau. Trung bình tỷ lệ tài sản trong mối quan hệ với tổng tài sản hiện tại ở mức trên 61 %, mặc dù tỷ lệ cao nhất đạt được là 90%. Với 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tốt thì sự giao động 17% được xem như một mức chênh lệch chuẩn cho tỷ lệ tài sản. Tỷ lệ thấp nhất của tài sản trong tổng tài sản là 25%, mặc dù tài sản gấp tới 4 lần so với con số này. Việc áp dụng các hệ số vốn trong tính toán để đánh giá nguồn tài chính và nợ ngắn hạn là đòn bẩy cho vốn doanh nghiệp, hay nói cách khác là những doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có khoản nợ trung bình phải trả chiếm tới 67% trong tổng nghĩa vụ nợ tài chính. Nhiều nguồn tài chính, kể cả ngắn hạn và dài hạn, đều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể vay. Vì vậy theo như kết quả thì hầu hết các doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng đi vay để cấp vốn cho những tài sản lâu dài ( quá 2 năm), và không giữ lại khoản thu nhập. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng khó mà vay được vốn ngân hàng, bơi các yêu cầu quá khắt khe và những thành kiến đã ăn sâu bám rễ. 1.2. Hoạt động huy động vốn của công ty TNHH 1.2.1. Đặc điểm hoạt động huy động vốn của công ty TNHH Các cá nhân, tổ chức khi đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật đều có quyền tham gia vào hoạt động sản xuất- kinh doanh, dưới nhiều hình thức khác nhau: có thể thành lập doanh nghiệp, có thể thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, có thể dưới hình thức cá nhân kinh doanh, nhóm kinh doanh nhỏ…Lựa chọn hình thức kinh doanh nào có lợi nhất trong điều kiện, hoàn cảnh của mình, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường? Đó là điều băn khoăn của không ít người khi chuẩn bị bước vào “ thương trường”- Làm sao vừa phù hợp với khả năng của mình, vừa an toàn, vừa có sức cạnh tranh cao nhất? Sau đây chúng tôi muốn chia sẻ quan điểm về việc xác định lợi thế của một số loại hình doanh nghiệp theo qui định của Luật Doanh nghiệp 2005. Thực chất, hiện nay ở nước ta có nhiều loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty…Trong bài viết chỉ đề cập đến các loại hình doanh nghiệp theo qui định của Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 ( sau đây viết tắt là Luật DN). Trong Luật DN qui định về doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Mỗi loại hình doanh nghiệp này có những đặc điểm cơ bản nào, có những mặt mạnh, mặt hạn chế gì? Điều 141 Luật DN qui định về doanh nghiệp tư nhân ( DNTN) như sau: 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Điều 38 Luật DN qui định: Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. (Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên có từ 2 đến 50 thành viên). Điều 63 Luật DN qui định: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Điều 77 Luật DN qui định: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.” Điều 130 Luật DN qui định: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Như vậy trong số những loại hình doanh nghiệp kể trên (được qui định trong Luật DN) có 2 lọai hình DN có chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn: DNTN và công ty hợp danh. Chủ DNTN và các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của DN. Danh thế và khả năng tài chính của những “ông chủ” này có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến việc các chủ thể kinh doanh khác có lựa chọn hợp tác với DN hay không. Khi lựa chọn “làm ăn” với DNTN hay công ty hợp danh, các đối tác yên tâm là các ông chủ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của DN không chỉ bằng tài sản của DN (vốn, tài sản đưa vào sản xuất - kinh doanh) mà còn bằng cả các tài sản khác của mình. Các ông chủ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của DN “ đến mảnh áo cuối cùng của mình”. Tuy nhiên, DNTN thì có một ông chủ, còn công ty hợp danh có nhiều ông chủ (là các thành viên hợp danh, ít nhất 02 thành viên). Ở DNTN không có sự hùn hạp vốn, chỉ có một cá nhân là chủ sở hữu, bỏ ra 100% vốn, chịu trách nhiệm bằng cả “gia tài” của mình. Muốn mở rộng qui mô kinh doanh, tăng thêm vốn kinh doanh thì chủ DNTN chỉ có thể bằng cách dùng khả năng tài chính của mình hoặc vay vốn (ví dụ ở các tổ chức tín dụng…). Còn công ty hợp danh thì ngoài những cách kể trên ra còn có thể huy động thêm phần vốn góp của các thành viên góp vốn hoặc kết nạp thêm thành viên (và những thành viên mới sẽ góp thêm vốn vào công ty). Như vậy Luật DN đã mở rộng thêm các loại hình DN, tạo sự linh hoạt, thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nếu như muốn tách bạch vốn kinh doanh với các tài sản khác của mình và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đưa vào kinh doanh thì có thể lựa chọn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Với loại hình DN này tránh cho chủ thể kinh doanh bị mất toàn bộ tài sản nếu kinh doanh không thuận lợi (ví dụ bị phá sản). Dùng 01 tỷ đồng và căn nhà thứ nhất để kinh doanh thì có phá sản cũng không được động đến căn nhà thứ hai. Và đặc biệt hơn nữa là tránh được sự phức tạp trong việc xác định phần tài sản của chủ DN trong khối tài sản chung với người khác (chẳng hạn tài sản chung với vợ hoặc chồng) để chịu tránh nhiệm về hoạt động của DN. Bỏ ra 01 tỷ đồng để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn thì chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong phạm vi 01 tỷ đồng, không phải dùng tài sản khác (kể cả tài sản riêng của chủ thể kinh doanh, kể cả là tài sản chung của họ với người khác). Bỏ ra 01 tỷ đồng để thành lập DNTN, ngoài ra chủ DNTN còn tài sản riêng khác là 300 triệu đồng và căn nhà là tài sản chung với vợ, thì phải dùng cả 01 tỷ đồng + 300 triệu đồng + ½ căn nhà (phần tài sản của chủ DNTN trong khối tài sản chung với vợ) để chịu trách nhiệm về hoạt động của DNTN. Một cá nhân có thể lựa chọn thành lập DNTN, có thể lựa chọn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Một tổ chức không thể thành lập DNTN, nhưng có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (tổ chức ấy là chủ sở hữu của công ty). Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong phạm vi vốn điều lệ (chứ không phải bằng cả những tài sản khác của chủ sở hữu công ty). Nhưng cách thức huy động thêm vốn cũng bị hạn chế: lấy thêm tài sản của chính mình hoặc vay thêm vốn. Muốn có thêm sự hùn hạp vốn của “ người khác” thì có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Tất cả các thành viên cùng góp vốn. Khi cần huy động thêm vốn, mỗi thành viên có thể tăng thêm phần vốn góp của mình hoặc có thể kết nạp thêm thành viên ( thành viên mới sẽ có phần vốn góp vào công ty). Nhưng công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không có quyền phát hành cổ phần để huy động thêm vốn. Phần vốn góp của các thành viên thì được chuyển nhượng theo một qui trình khá chặt chẽ: trước hết phải chào bán cho công ty, nếu công ty không mua thì chào bán cho các thành viên khác của công ty, nếu các thành viên khác không mua thì mới được bán cho người ngoài ( Đ.43 Luật DN). Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán ( Đ.44 Luật DN). Ngoài ra, số lượng các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là không quá 50. Như vậy không thể huy động thêm vốn ở hơn 50 thành viên (không thể kết nạp thêm thành viên thứ 51). Đặc biệt, công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phần. Muốn huy động vốn ở nhiều “người” và được sử dụng cách thức huy động thêm vốn linh hoạt nhất thì có thể lựa chọn thành lập công ty cổ phần. Nhưng nếu có một, hai người thì không thể thành lập công ty cổ phần, mà phải có ít nhất 03 người (cá nhân hoặc tổ chức, sau này gọi là cổ đông) và không hạn chế số tối đa. Như vậy, công ty cổ phần có thể huy động vốn ở hàng trăm, hàng trăm ngàn cổ đông. Khi đã mua cổ phần (nắm giữ cổ phần) thì sau đó có thể chuyển nhượng một cách tự do cho người khác (trừ một số trường hợp đặc biệt). Cổ phần được tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán là cổ phần phổ thông (trừ cổ phần phổ đông mà theo qui định của pháp luật các cổ đông sáng lập phải nắm giữ trong 03 năm đầu thành lập, Đ.84 Luật DN) và cả cổ phần ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại cũng có thể chuyển nhượng tự do (chỉ trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì cổ đông sáng lập hoặc tổ chức được Chính phủ ủy quyền mới được nắm giữ, nhưng sau 03 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì chuyển thành cổ phần phổ thông, Đ.78 Luật DN). Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn, ngoài cổ phần (thể hiện dưới dạng cổ phiếu) còn có thể phát hành trái phiếu, chứng chỉ quĩ đầu tư hoặc các loại chứng khoán khác. Như vậy cách thức huy động vốn của công ty cổ phần rất đa dạng và linh hoạt. Trên đây là một số đặc điểm, một số thế mạnh của các loại hình doanh nghiệp theo qui định của Luật DN năm 2005. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và quan điểm của mỗi người mà lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp sao cho có lợi thế nhất, lựa chọn loại hình doanh nghiệp là đối tác của mình sao cho yên tâm nhất. 1.2.2. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của công ty TNHH 1.2.2.1. Khái niệm: Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn là thực hiện các hành động nhằm làm tăng thêm lượng vốn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Nội dung của đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của công ty TNHH * Khái niệm vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp a) Khái niệm vốn Doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn chính là tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Vì thế, khái niệm vốn được đặc biệt quan tâm không chỉ trong kinh tế học mà còn trong đời sống hàng ngày. Hiểu theo nghĩa hẹp, vốn là tiềm lực về tài chính của mỗi doanh nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, vốn bao gồm: nguồn vật lực, tài lực, chất xám, tiền bạc và cả quan hệ đã tích lũy của doanh nghiệp. Để hiểu về vốn một cách khái quát và đơn giản nhất ta có thể đề cập tới khái niệm mà Ngân hàng thế giới đưa ra: Vốn là “tiền hay của cải cần để sản xuất hàng hóa và dịch vụ” Vốn luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản được đưa vào kinh doanh, thường xuyên vận động trong quá trình sản xuất ._.kinh doanh mới được gọi là vốn. Vốn là giá trị toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp dùng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Vốn có thể ở dưới hình thái như tiền, cổ phiếu, trái phiếu… Vốn cũng có thể ở dưới hình thái hiện vật như đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng hóa… hoặc ở dạng tài sản vô hình của doanh nghiệp như: bằng phát minh, lợi thế thương mại… b) Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp: Vốn xuyên suất toàn bộ chu kỳ sống của doanh nghiệp. Không có một doanh nghiệp nào tiến hành sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng vốn. Vốn có vai trò quyết định kể từ lúc doanh nghiệp dược thành lập tới khi đi vào hoạt động, phát triển và phá sản. Muốn thành lập doanh nghiệp cần phải có vốn để đăng ký kinh doanh. Muốn tiền hành các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần có vốn thực hiện các hoạt động nghiệp vụ như mua, bán, dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu, sản xuất, vận chuyển… Muốn phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, doanh nghiệp cũng cần phải có vốn để mở rông sản xuất và mạng lưới tiêu thụ. Còn nếu hoạt động kém hiệu quả, không đủ vốn để duy trì tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Quy mô vốn của doanh nghiệp là điều kiện để xếp hạng doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô vốn, người ta phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp có quy mô lớn, quy mô trung bình (quy mô vừa) hay quy mô nhỏ. Quy mô vốn hiện tại còn là điều kiện nền tảng để doanh nghiệp huy động thêm vốn dùng cho sản xuất kinh doanh trong tương lai. Doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, quy mô vốn sẽ càng tăng và phát triển. Vốn cũng là điều kiện để doanh nghiệp phân phối, sử dụng các nguồn tiềm năng về sức lao động, nguồn hàng hóa, nguyên vật liệu… là điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển thị trường. Nói cách khác, vốn chính là điều kiện để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn chỉ phát huy tác dụng khi được doanh nghiệp quản lý, sử dụng một cách đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Trong cơ chế thị trường, vốn chính là chất keo để nối chắp, kết dính các quá trình kinh doanh và quan hệ kinh tế với các đối tác gần xa; là dầu nhớt bôi trơn cho cỗ máy kinh tế vận động. Căn cứ vào khái niệm vốn ở trên, ta có thể hiểu một cách đơn giản: Huy động vốn là thực hiện các hành động nhằm làm tăng thêm lượng vốn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương thức huy động vốn của doanh nghiệp là cách mà doanh nghiệp dùng để huy động vốn trong sản xuất kinh doanh. Tùy theo loại hình và các đặc điểm riêng, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức huy động vốn khác nhau. Trước khi lựa chọn phương thức huy động vốn, doanh nghiệp cần tìm kỹ và cụ thể về từng phương thức, về ưu nhược điểm và hoàn cảnh áp dụng từng phương thức. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng hóa nhằm khai thác tối ưu mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Dưới đây là những phương thức huy động vốn mà các doanh nghiệp có thể sử dụng: Huy động vốn nội bộ Để tăng số vốn sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn nội bộ bằng cách tăng vốn góp ban đầu của công ty hoặc tiến hành chuyển lợi nhuận không chia thành vốn để kinh doanh. Bên cạnh các cách thức đã nêu trên, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn có thể được bổ sung từ phần chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định, từ chênh lệch tỷ giá. Huy động vốn nội bộ có ưu điểm là rất thuận lợi, nhanh chóng nhưng lại bị giới hạn bởi quy mô của doanh nghiệp. Dưới đây ta sẽ cụ thể hơn về tăng vốn góp ban đầu và bổ sung vốn từ lợi nhuận không chia. * Tăng vốn góp ban đầu Muốn tăng vốn góp ban đầu, doanh nghiệp hay công ty có thể chọn một trong hai cách hoặc tiến hành đồng thời cả hi cách: Thứ nhất, thực hiện tăng vốn góp của từng thành viên trong hội đồng thành viên Thứ hai, gia tăng số lượng thành viên góp vốn bằng cách tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp them được phân chia cho từng thành viên tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty. Nếu có thành viên không góp vốn, thì phần vốn góp đó được chia cho thành viên khác theo tỷ lệ phần vốn góp tương ứng. Huy động vốn qua tăng vốn góp ban đầu thường được áp dụng trong thời kỳ đầu khó khăn, tài sản doanh nghiệp không đáng kể, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả hoặc doanh nghiệp đang thua lỗ. * Vốn bổ sung từ lợi nhuận không chia Tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ – lợi nhuận không chia là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì sử dụng nguồn tài chính này doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần, khi công ty giữ lại một phần lwoij nhuận trong năm để tái đầu tư, tức là khoomg dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận lãi cổ phần nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Như vậy, cùng với việc tài trợ bằng vốn nội bộ, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên. Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ ngắn hạn trước mắt do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị sụt giảm. Do đó, khi công ty cổ phần muốn giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư cần cân nhắc và điều chỉnh tỷ lệ lợi nhuận để tái đầu tư và lợi nhuận dùng để chia lãi cổ phần sao cho hợp lý để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. Để huy động vốn từ lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải có lợi nhuận trong kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận trong kinh doanh cần phải sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, doanh thu bù đắp được hết các chi phí đã bỏ ra và có dư. Tuy nhiên, huy động vốn từ lợi nhuận không chia nhiều khi không đáp ứng kịp nhu cầu đầu tư vào sản xuất của công ty vì nhu cầu về vốn của doanh nghiệp có quy mô lớn, nếu chỉ dựa vào lợi nhuận để lại công ty sẽ mất nhiều thời gian và cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ. Chính vì thế, công ty cần thực hiện hình thức huy động vốn khác như từ phát hành cổ phiếu hay huy động vốn vay… Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập ròng và tài sản cố định của công ty cổ phần. Cổ phiếu có thể được chia làm hai loại: cổ phiếu thong thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu thông thường (cổ phiếu phổ thông): là loại cổ phiếu có thu nhập không ổn định, cổ tức biến động theo sự biến động lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty mà còn phụ thuộc rất nhiều nhân tố khác như: môi trương kinh tế, sự thay đổi lãi suất và tuân theo quy luật cung cầu. Thị giá cổ phiếu thong thường phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế nói chung và biến động theo chiều ngược lại với biến động lãi suất trái phiếu Chính phủ, các công cụ vay nợ và lãi suất huy động tiền gửi ngân hàng. Thong thương một công ty có thể phát hành cổ phiếu một hoặc một số lần trong giới hạn số cổ phiếu đã được cấp phép phát hành. Ví dụ, công ty A được phép phát hành 500 triệu cổ phiếu, giả sử năm trước công ty đã phát hành được 200 triệu cổ phiếu thì công ty sẽ được phát hành them 300 triệu cổ phiếu nữa. Giới hạn phát hành chính là công cụ để kiểm soát và hạn chế các rủi roc ho công chúng. Cổ phiếu ưu đãi: chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu phát hành. Người sở hữu loại cổ phiếu này có quyền nhận được một thu nhập cố định , theo một tỷ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá của cổ phiếu này phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của công ty. Người chủ của cổ phiếu ưu tiên có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thường. Để huy động vốn công ty sẽ bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số vôn công ty cần huy động và trong giới hạn phát hành. Nếu cổ phiếu chỉ được phát hành trong phạm vi một số người nhất định thì không phải xin giấy phép. Nếu định bán rộng rãi ra công chúng, thì công ty cần phải được cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán cấp giấy phép chấp thuận. Cổ phiếu sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán khi đáp ứng đủ các quy định về niêm yết chứng khoán. Tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện một số chế độ báo cáo, công bố thong tin công khai và chịu sự quản lý, giám sát riêng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Phát hành cổ phiếu mới là một phương thức huy động vốn dài hạn rất quan trọng. Tuy nhiên, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu phải xét đến nguy cơ bị thôn tính, do đó, khi phát hành cổ phiếu phải tính đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểm soát công ty. Một hạn chế khác từ huy đông vốn từ phát hành cổ phiếu là cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế nên không được giảm trừ khi tính thuế thu nhập công ty như lãi vay. Huy động vốn tín dụng ngân hàng Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để bổ sung thêm vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Vay ngân hàng là một phương thức huy động vốn nợ quan trọng với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hoạt động của doanh nghiệp cũng gắn bó với các dịch vụ tài chính do ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng. Theo thời gian, người ta chia tín dụng ngân hàng thành tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung và dài hạn. Tín dụng ngắn hạn: tài trợ cho nhu cầu sử dung vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Tín dụng trung và dài hạn: nhằm tài trợ cho các dự án mua sắm công nghệ, trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật… của doanh nghiệp. Để vay được vốn, trừ trường hợp Nhà nước hoặc các cơ quan Nhà nước, các tổ chức tài chính có uy tín, còn lại các doanh nghiệp, các công ty và hộ sản xuất đều phải làm đơn và trình bày với ngân hàng kế hoạch sử dụng tiền vay. Ngân hàng sẽ thực hiện phân tích tín dụng, xác định hiệu quả sử dụng vốn vay, rủi ro, khả năng và nguồn trả nợ cùng các điều khoản có liên quan. Nếu người vay không lập kế hoạch từ trước thì ngân hàng sẽ tính toán nhu cầu vay cho từng phương án để tính số tiền cần cho vay. Nếu không phân tích được phương án vay thì ngân hàng sẽ quyết định số tiền cho vay dựa trên tài sản đảm bảo. Khi có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định… để thực hiện dự án, doanh nghiệp có thể xin vay ngân hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án sản xuất kinh doanh. Ngân hàng sẽ phân tích và thẩm định dự án, lấy đó làm cơ sở quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có những hạn chế nhất định. Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương mại cần đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng. Cụ thể: doanh nghiệp phải có các đảm bảo tiền vay, phổ biến nhất là tài sản thế chấp. Việc yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp trong nhiều trương hợp làm cho doanh nghiệp không thể đáp ứng được các điều kiện vay, kể cả những thủ tục pháp lý về giấy tờ… Vì thế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Lãi suất vay vốn ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trương trong từng thời kỳ. Nếu lãi suất vay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp. Tín dụng thương mại Bên cạnh tín dụng ngân hàng (tín dụng giữa các ngân hàng và doanh nghiệp), trong nền kinh tế thị trường , còn xuất hiện và phát triển hình thức tín dụng thương mại. Đây chính là quan hệ mua bán chịu hàng hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhau. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà còn với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm 20% thậm chí tới 40% tổng nguồn vốn. Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn tín dụng thương mại là phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh; tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Để đảm bảo người mua chịu trả nợ khi đến hạn, bên cạnh sự tin tưởng, người bán chịu còn đòi hỏi phải có chứng cứ pháp lý, đó chính là giấy tờ chứng nhận quan hệ mua bán chịu. Các doanh nghiệp thường sử dụng thương phiếu. Thương phiếu có ba tính chất: Tính trừu tượng, tính bắt buộc và tính lưu thong. Tính trừu tượng thể hiện ở chỗ: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền. Thương phiếu quy định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền. Đồng thời, thương phiếu có thể được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp ký hậu. Nhờ vậy,thương phiếu trở thành một loại phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực của thương phiếu. Thương phiếu bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu: Hối phiếu: là loại giấy ghi nợ do người bán ký phát trao cho người mua, trong đó yêu cầu người mua phải trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người bán hoặc bất kỳ người nào thụ hưởng hối phiếu. Lệnh phiếu: là một giấy nhận nợ do người mua ký phát trao cho người bán, trong đó người mua cam kết trả một số tiền nhất định khi đến hạn thanh toán cho người thụ hưởng lênh phiếu. Huy động vốn tín dụng thương mại giúp giảm lượng tiền mặt trong nền kinh tế. Bản than doanh nghiệp qua tín dụng thương mại có điều kiện tăng thêm vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó mở rộng sản xuất. Đây là cách thức huy động vốn được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Phát hành trái phiếu công ty Trái phiếu là giấy chứng nhận việc vay vốn của một chủ thể (người phát hành) đối với một chủ thể khác (người cho vay – người sở hữu trái phiếu). Trái phiếu quy định trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi của tổ chức phát hành cho người sở hữu trái phiếu khi đến thời điểm đáo hạn. Trái phiếu công ty là trái phiếu dài hạn do các công ty phát nhằm giúp công ty huy động khối lượng vốn lớn trong một thời gian ngắn. Có rất nhiều loại trái phiếu, tùy từng trường hợp, tùy từng hoàn cảnh sẽ có những loại trái phiếu khác nhau. Trên thị trường tài chính, nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp được lưu hành như trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thay đổi, trái phiếu có lãi suất thu hồi… Trái phiếu có lãi suất cố định thường được sử dụng nhiều nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất của trái phiếu được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Trái phiếu có lãi suất thay đổi là loại trái phiếu có lãi suất được xác định trên lãi suất cơ bản hoặc lãi suất LIBOR… Tuy nhiên việc quản lý trái phiếu loại này đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn và gây kho khăn cho việc lập kế hoạch tài chính vì không biết được chắc chắn về chi pjis lãi vay của trái phiếu. Trái phiếu có thể thu hồi là loại trái phiếu doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó. Khi phát hành loại trái phiếu này doanh nghiệp cần quy định rõ về thời hạn và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiếu. Việc lựa chọn trái phiếu để phát hành cho thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trước khi ra quyết định phát hành, doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại trái phiếu, cân nhắc và lựa chọn loại trái phiếu phù hợp nhất. Thuê tài chính (leasing) Thỏa thuận thuê là một hợp đồng giữa hai hay nhiều bên, liên quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuê (chủ sở hữu tài sản) chuyển giao tài sản cho người thuê (người sử dụng tài sản) độc quyền sử dụng và hưởng những lợi ích kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng đó. Như vậy, đặc trưng nổi bật của thuê tài chính là việc tách quyền sở hữu ra khỏi tài sản và do người thuê nắm giữ. Đặc trưng này khác hẳn với các giao dịch mua bán máy móc thiết bị khác. Thông qua thuê tài chính, doanh nghiệp có thể thuê các thiết bị như: Dây chuyền sản xuất, chế biến; máy móc thiết bị sản xuất, khai thác xây dựng và văn phòng; phương tiện vận tải và các động sản phục vụ sản xuất kinh doanh khác. Doanh nghiệp khi thuê tài chính cần phải tính toán hiệu quả kinh tế và lập phương án thuê; tìm kiếm và thỏa thuận sơ bộ với công ty cho thuê tài chính về tài sản thuê dự kiến; hoàn thiện hồ sơ thuê tài chính và liên lạc với công ty cho thuê tài chính; phối hợp với công ty cho thuê tài chính trong quá trình mua bán, đăng ký, bàn giao và đưa tài sản thuê và sử dụng; cuối cùng là thanh toán tiền thuê. Sử dụng phương thức thuê tài chính doanh nghiệp có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về vốn đầu tư vào máy móc thiết bị. Thuê tài chính có thể giúp cho doanh nghiệp không bị đọng vốn trong tài sản cố định. Thuê tài chính còn là phương thức rút ngắn thời gian triển khai đầu tư đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh. Thuê tài chính cho phép doanh nghiệp hiện đại hóa sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới. Bên cạnh đó, thuê tài chính đem lại những khoản tiết kiệm thuế thu nhập do tiền thuê làm giảm thu nhập chịu thuế. Thực hiện thuê tài chính doanh nghiệp có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư lại không phải thế chấp tài sản hoặc ký quỹ đảm bảo. Lãi suất cho thuê do hai bên thỏa thuận. Thủ tục thuê và phương thức thanh toán tiền thuê đơn giản, thuận tiện. Doanh nghiệp toàn quyền quyết định trong việc lựa chon máy móc thiết bị, nhà cung cấp, giá cả, mẫu mã, chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Hết thời hạn thuê, doanh nghiệp được mua lại tài sản với giá thấp hơn giá trị thực và được quyền sở hữu tài sản đó hoặc được ưu tiên thuê tiếp tài sản. Nếu đã mua tài sản nhưng thiếu vốn lưu động thì doanh nghiệp có thể bán tài sản đó cho công ty cho thuê tài chính và công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy, doanh nghiệp vẫn có tài sản để sử dụng mà vẫn có vốn để kinh doanh. 1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của công ty TNHH Trước khi muốn đấu tư vào một cổ phiếu của DN nào đó, nhà đầu tư thường tìm hiểu và phân tích về doanh nghiệp đó từ lĩnh vựchoạt động, đội ngũ lãnh đạo và đặc biệt là các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của DN như lợi nhuận, ROE, ROI… qua đó để đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các chỉ tiêu này. 1) Hệ số tổng lợi nhuận: cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, laođộng) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số tổng lợi nhuận = (doanh số - trị giá hàng đã bán tính theo giá mua)/doanh số bán Như vậy, về nguyên lý, khi chi phí đầu vào tăng, hệ số tổng lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Trong thực tế, khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không, người ta sẽ so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành. Nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty cùng ngành cao hơn thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào. 2) Hệ số lợi nhuận hoạt động: cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hệ số lợi nhuận hoạt động = thu nhập trước thuế và lãi (EBIT)/doanh thu. Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhiêu thu nhập trước thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả, hay doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem công ty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn 3) Hệ số lợi nhuận ròng: phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số lợi nhuận ròng = lợi nhuận ròng/doanh thu. Trên thựctế, hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số này cao hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty có điều kiện phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và có thể liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả thì hệ số lợi nhuận ròng càng cao. 4) Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE): phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Hệ số này được các nhà đầu tư cũng như các cổ đông đặc biệt quan tâm. ROE = lợi nhuận ròng/vốn cổ đông Có thể nói, bên cạnh các hệ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng một công ty có thể sinh lời trong tương lai. ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Thông thường, ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. 5) Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI): phản ánh mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản. ROI = (thu nhập ròng/doanh số bán) x (doanh số bán/tổng tài sản). Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả thì thu nhập và ROI sẽ cao. Ngược lại, thu nhập và ROI sẽ thấp. 6) Hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA): phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty. ROA = lợi nhuận ròng/tổng giá trị tài sản. Hệ số này có ý nghĩa là, với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một công ty đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp. Hệ số ROA thường có sự chênh lệch giữa các ngành. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại…, thường có ROA nhỏ hơn so với các ngành không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm… Ưu điểm và hạn chế khi phân tích hệ số tài chính Ưu điểm: Phân tích các hệ số tài chính sẽ giúp nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chungcủa doanh nghiệp, đánh giá doanh nghiệp hiện đang hoạt động tốt và có lợi thế trong kinh doanh hay đang gặp rủi ro, thua lỗ. Đồng thời có những so sánh quan trọng về kết quả hoạt đông của doanh nghiệp trong các mối tương quan với toàn bộ nền kinh tế, lĩnh vực ngành của doanh nghiệp, các đơn vị cạnh tranh chủ yếu trong phạm vi ngành, kết quả hoạt động trước đây của công ty... Từ đó giúp nhà đầu tư có quyết định đầu tư chính xác hơn. * Việc phân tích hệ số tài chính của doanh nghiệp và so sánh với hệ số tài chính của các doanh nghiệp khác khá đơn giản, vì số liệu phân tích dựa trên các báo cáo tài chính sẵn có và công thức tính toán cũng không phức tạp. * Đối với nhà quản lý, thông qua phân tích các hệ số tài chính sẽ thấy được tình trạng tài chính và hoạt động của công ty, điểm yếu, điểm mạnh của công ty và so sánh mức độ tốt xấu với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp hơn chuẩn mực ở một mức nhất định sẽ có giải pháp kiểm soát, khắc phục kịp thời, trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. * Phân tích các hệ số tài chính cũng cho thấy mối quan hệ đầy đủ, ý nghĩa hơn giữa các giá trị riêng lẻ trong báo cáo tài chính hay hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các bảng số liệu trong báo cáo tài chính (ví dụ, để tính toán hệ số thu nhập trên đầu tư của mộtdoanh nghiệp, cần lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo kết quả kinh doanh). Hạn chế: Các hệ số tài chính chỉ cung cấp một phần thông tin cần thiết để đánh giá hoạt động và hiệu quả chung của một doanh nghiệp, trong khi để có được một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính cần rất nhiều yếu tố khác. * Phân tích hệ số tài chính dựa trên những số liệu hiện tại và quá khứ của doanh nghiệp. Vì thế, sử dụng các hệ số tài chính để phán đoán tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp đó chưa chắc sẽ chính xác, vì có thể những số liệu phản ánh trong quá khứ sẽ không còn đúng với những biến động tiếp theo. Hơn nữa, đối với những doanh nghiệp mới hoạt động thì việc phân tích các hệ số này không có nhiều ý nghĩa. * Việc so sánh các hệ số tài chính với doanh nghiệp trong ngành không phải bao giờ cũng chính xác, bởi bản thân vấn đề phân loại doanh nghiệp theo ngành cũng không đơn giản. Hơn nữa, quy môhoạt động, thời gian hoạt động, chiến lược… của các doanh nghiệp trong một ngành thường khác nhau. Điều này có thể dẫn đến sai lệch khi so sánh các hệ số của công ty với hệ số của ngành. Ngoài ra, số liệu phân tích có thể bị méo mó khi các công ty tìm cách làm đẹp những con số của mình bằng những thủ thuật kế toán (như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản giảm giá xuống dưới giá trị thuần...). Mặc dù nghiệp vụ kế toán đã được cải tiến nhằm giải quyết các vấn đề này, nhưng có nhiều cách giải thích và phương pháp khác nhau trong việc lập các báo cáo tài chính có thể che giấu điểm mạnh hay điểm yếu thực tế của một công ty. Do vậy, phân tích một doanh nghiệp dựa trên cơ sở các hệ số tài chính cần thận trọng và phải tính đến những hạn chế có liên quan đến các hệ số này. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh hoạt đông huy động vốn của công ty TNHH Việc huy động vốn trong doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như quy mô, cơ cấu tổ chức, trình độ khoa học kỹ thuật hay ngành nghề kinh doanh… Nhưng chung quy lại gồm hai nhân tố chính đó là: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. 1.3.1. Nhân tố chủ quan Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp quy mô lớn bao giờ cũng có lợi thế khi huy động vốn từ công chúng. Tuy nhiên, nhược điểm là các doanh nghiệp này lại cần huy động một lượng vốn lớn. Với doanh nghiệp quy mô lớn, có uy tín trên thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành phát hành trái phiếu công ty để huy động vốn cho dự án đầu tư của mình. Nếu muốn phát hành trái phiếu để huy động vốn thì doanh nghiệp phải phát hành trái phiếu dưới sự bảo lãnh của một ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp sẽ phải trả phí cho sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại, song điều này sẽ đem lại thuận lợi cho doanh nghiệp trong suốt quá trình huy động vốn cũng như hoàn trả vốn và cuối cùng chi phí bỏ ra là hoàn toàn xư._.g ty đã có kế hoạch chuyển đổi công ty trở thành công ty cổ phần trong vài năm tới để công ty có thể huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, từ đó mới tiến tới huy động vốn qua phát hành trái phiếu. 3.2.5. Giải pháp tạo vốn bổ sung từ lợi nhuận không chia Hiện tại, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đem lại lợi nhuận. Để có thể tạo vốn bổ sung từ lợi nhuận không chia, trước hết, công ty Vạn Hoa cần phải kinh doanh có lợi nhuận. Để thu được lợi nhuận, công ty cần sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu bù đắp được hết các chi phí đã bỏ ra. Muốn thế công ty cần: - Tiếp tục tìm kiếm những nguồn nguyên liệu với chi phí thấp, giá rẻ nhưng có chất lượng đảm bảo để có thể hạ giá thành trong sản xuất sản phẩm, giảm thiểu chi phí ở các khâu và tăng lợi nhuận - Xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh chi tiết, có tính toán trù bị rõ rang để có thể chủ động về nguyên vật liệu, đảm bảo duy trì sản xuất được lien tục, ổn định, hoàn thành kế hoạch công việc vào đúng và thậm chí là trước thời hạn đã đặt ra - Tiếp tục thực hiện tiết kiệm trong tất cả các khâu, công đoạn của quá trình sản xuất - Giảm quy mô các khoản phải thu của công ty - Tiến hành đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân trong xưởng; cho cán bộ quản lý đi đào tạo nâng cao hoặc mời chuyên gia về tập huấn cho công nhân viên trong xưởng - Khuyến khích các sáng kiến, các cải tiến mới giúp nâng cao năng xuất, chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm Khi công ty tăng được số lượng các sản phẩm, mặt hàng thì cũng đồng nghĩa với việc mở rộng them đối tượng và phạm vi tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm mới được khách hàng và đối tác ưa chuộng thì lợi nhuận thu dược từ sản phẩm mới sẽ đẩy mức lợi nhuận mà công ty đang có lên mức cao hơn trước. Công ty cũng phải tiến hành hoạt động quảng bá hình ảnh công ty với thị trường nhiều hơn. Khi doanh nghiệp được biết đến, vô hình chung công ty sẽ tăng dược khả năng ký kết thành công hợp đồng với các đối tác và từ đó tăng được số lợi nhuận thu về trong kinh doanh. Công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa có thể tiến hành công việc marketing trên mạng internet. Mạng internet sẽ giúp kết nối công ty với các đối tác nước ngoài dễ dàng hơn. Tăng số lương đối tác đồng nghĩa với việc công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh thu cũng như lợi nhuận trong kinh doanh. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đem lại lợi nhuận thì việc huy động vốn từ lợi nhuận là bước tiếp theo hiển nhiên có thể thực hiện một cách thuận lợi và dễ dàng. Doanh nghiệp có lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp càng huy động được nhiều vốn từ lợi nhuận không chia, quy mô sản xuất kinh doanh và thị trường của doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng. 3.2.6. Một số giải pháp khác Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc huy động vốn ở công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa, bên cạnh những giải pháp nêu trên, công ty cũng cần học tập them các kinh nghiệm huy động vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có cùng quy mô trong cùng lĩnh vực để rút kinh nghiệm và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của bản than công ty. Hiện tại, cũng có rất nhiều mô hình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa như công ty Vạn Hoa, đó là: Xây dựng thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh; Xúc tiến phát triển thầu phụ công nghiệp; Mô hình hợp tác chính quyền và doanh nghiệp…. Công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa cần chủ động tham gia vào các hoạt động và các tổ chức này để tận dụng những thuận lợi các tổ chức và hoạt động này mang lại nhằm huy động vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Hội đồng thành viên công ty Vạn Hoa đã có định hướng sử dụng các máy móc thiết bị sản xuất từ các công ty cho thuê tài chính. Để thực hiện việc thuê tài chính, công ty phải tìm được công ty cho thuê tài chính cho thuê thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất hiện tại của công ty. Tiếp đó, công ty phải tổ chức hoặc cho quản đốc, kỹ thuật viên và công nhân đi học các lớp nâng cao trình độ để có thể thích ứng với máy móc thiết bị mới… Có thể nói, thực hiện tốt các giải pháp trên thì không những giải quyết được những khó khăn về vốn trước mắt mà còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vốn cho sản xuất kinh doanh, đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa nói riêng. 3.3. Một số đề xuất kiến nghị nhằm đẩy manh hoạt động huy động vốn ở công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa 3.3.1. Với Nhà nước, Chính phủ * Nhằm đẩy mạnh khả năng huy động vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp nhỏ như công ty Vạn Hoa, Nhà nươc cần: - Chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương rà soát, thống nhất các văn bản hiện hành, hoàn thiện quy định về hình thức tín chấp, hoàn thiện Luật công cụ chuyển nhượng để bảo lãnh, thế chấp vay vốn ngân hàng; tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và thống nhất chính sách tín dụng, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn. - Khuyến khích các loại hình tín dụng mới ra đời để đa dạng hóa các kênh cho vay vốn - Đơn giản hóa thủ tục cho vay, hoàn thiện cơ chế cho vay theo hướng đơn giản, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhỏ; quy định mức vốn cho vay không chỉ căn cứ vào vốn tự có mà còn căn cứ vào tính khả thi của dự án đầu tư hay phương án kinh doanh. - Mở rộng diện cho vay dài hạn để các doanh nghiệp nhỏ có thể đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất. - Có cơ chế, chính sách cho thành lập và phát triển các tổ chức tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, có giải pháp hỗ trợ và cơ chế phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của những đơn vị này. Đẩy mạnh việc thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ như quỹ hỗ trợ sản phẩm mới, quỹ phát triển khoa học, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ bảo hiểm tiền vay… Các quỹ này cần được xây dựng và phát triển để khuyến khích người sản xuất, các doanh nghiệp trợ giúp nhau, hạn chế rủi ro, giúp cho sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển bền vững. Khuyến khích sự ra đời của các công ty tài chính cũng như sự ra đời của hiệp hội kinh doanh để bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ vay vốn tín dụng. Quỹ hỗ trợ phát triển cần có kế hoạch tăng cường thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư, bảo lãnh đầu tư đối với các dự án thuộc khu vực kinh tế tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Tiếp tục tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các chương trình, dự án quốc gia, quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. * Để các doanh nghiệp có thể triển khai rộng rãi việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu công ty cũng như xây dựng và phát triển thị trường này, Nhà nước và Chính phủ cần thực hiện những giải pháp sau: - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty; giảm mức vốn điều lệ quy định với các tổ chức muốn phát hành trái phiếu công ty. - Đa dạng hóa hình thức các loại trái phiếu ở Việt Nam hiện nay - Nâng cao trình độ nhìn nhận lợi ích của việc phát hành Trái phiếu công ty tư phía các doanh nghiệp thông qua tuyên truyền, đào tạo… - Thành lập công ty định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Công ty này có trách nhiệm đánh giá các tổ chức phát hành trên thị trường, giúp các nhà đầu tư đánh giá, nhận định cơ hội đầu tư trái phiếu, đồng thời giúp các doanh nghiệp và các tổ chức trung gian thị trường xác định mức lãi suất phù hợp thị trường. - Hình thành lãi suất chuẩn trái phiếu Chính phủ làm cơ sở xác định lãi suất phát hành trái phiếu công ty trên thị trường. - Phát huy vai trò và nâng cao năng lực của các tổ chức trung gian trên thị trường cũng như các tổ chức bảo lãnh thanh toán trái phiếu. - Đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán nhằm nâng cao tính thanh khoản cho trái phiếu công ty. - Xây dựng các thể chế thị trường trong việc giám sát nguồn vốn phát sinh từ trái phiếu, minh bạch hóa các thông tin về tổ chức phát hành. * Đối với hoạt động cho thuê tài chính, Nhà nước và Chính phủ cần thực hiện các giải pháp: - Phối hợp với các công ty cho thuê tài chính tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam nhằm nâng cao hiểu biết cho công chúng. Có thể phổ biến qua các đối tượng có quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp, mở các khóa đào tạo về nghiệp vụ quản lý tài chính trong đó có nghiệp vụ liên quan đến thuê tài chính, giới thiệu kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã sử dụng hình thức này có hiệu quả. Đồng thời, cần có chương trình đào tạo và xây dựng trung hỗ trợ hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ. - Lập Hiệp hội cho thuê tài chính để các công ty cho thuê tài chính chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác và cùng phát triển. - Hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách đối với hoạt động này. Các bộ ngành liên quan cũng cần xem xét và hướng dẫn chi tiết các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho thuê như: hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ mới, khấu hao tài sản thuê, thu hồi sử lý tài sản thuê, thuế và đăng ký tài sản thuê… - Hỗ trợ về cơ chế chính sách như cho phép các công ty cho thuê tài chính tham gia thị trường liên ngân hàng, được tiếp xúc với các tổ chức đầu tư quốc tế hoặc tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ Chính phủ hoặc phi Chính phủ để tạo nguồn vốn trung và dài hạn lớn hơn, ổn định hơn cho đầu tư. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê tài chính được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi tìm đến với hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. * Nhà nước và các chính quyền địa phương cũng phải có chính sách cụ thể và thiết thực để hỗ trợ mặt bằng sản xuất ổn định, lâu dài cho các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng của Nhà nước cần có hành động cụ thể hơn nữa trong việc hỗ trợ thông tin về cơ chế, chính sách chế độ, thông tin về thị trường giá cả, về công nghệ , kỹ thuật cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. 3.3.2. Với các tổ chức khác Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động cung cấp thông tin, marketing làm cầu nối cho doanh nghiệp với thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nước cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ về mặt bằng nhà xưởng, cán bộ quản lý kinh doanh, tập trung việc cấp phép kinh doanh vào một cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất. Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; cải tiến thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng thời, cần đa dạng hóa hơn nữa các hình thức bảo đảm tín dụng để thích ứng với đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ, tiếp tục nghiên cứu và triển khai việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo quản vật có giá, cung cấp các dịch vụ sản phẩm bảo hiểm, ủy thác… Cùng với đó phải chú trọng tới hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến công chúng cũng như tới cộng đồng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Các công ty cho thuê tài chính cũng cần nhanh chóng triển khai các nghiệp vụ mới như: cho thuê vận hành, mua và cho thuê lại… để đa dạng hóa nội dung hoạt động và giảm thiểu tỷ trọng vốn tập trung vào những nghiệp vụ đơn thuần như hiện nay. Bên cạnh đó, nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động, các công ty cho thuê tài chính cần xây dựng một chiến lược về khách hàng, về các loại tài sản cho thuê và địa bàn hoạt động trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cho phù hợp với mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và điều hành của công ty cho thuê tài chính và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Có thể nói, để huy động vốn được tốt, không chỉ các doanh nghiệp phải cố gắng nỗ lực mà Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức khác cũng cần phải có những hoạt động và chính sách hỗ trợ. Có như vậy, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ mới có thể huy động vốn hiệu quả, có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh phát triển nền kinh tế. Kết luận Huy động vốn là vẫn đề đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp đang cần vốn. Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp muốn thuận lợi và đạt hiệu quả thì cần có sự quản lý tài chính tốt ở doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức tài chính có liên quan. Đối với doanh nghiệp, vốn có thể được huy động từ vốn chủ sở hữu hoặc từ vốn nợ. Phương thức huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu gồm: huy động vốn từ vốn góp ban đầu, từ lợi nhuận không chia, và từ phát hành cổ phiếu mới. Các nguồn vốn nợ mà doanh nghiệp có thể huy động được bao gồm: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu công ty, vay vốn nước ngoài và thuê tài chính. Nghiên cứu nguồn vốn các doanh nghiệp nhỏ ta thấy: nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có, một lượng nhỏ qua vay mượn, huy động của người thân, bạn bè, chiếm dụng tạm của doanh nghiệp khác nên doanh nghiệp không chủ động được vốn cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp còn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng vì không thỏa mãn đủ các điều kiện vay vốn do trình độ năng lực quản lý tài chính còn nhiều hạn chế, lại gặp khó khăn trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính không rõ ràng. Quy mô các hoạt động hỗ trợ quá nhỏ bé so với yêu cầu và sức phát triển của doanh nghiệp, đồng thời, lại có sự chồng chéo giữa các tổ chức, cơ quan trong việc thực hieeenj các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ năng lực đổi mới công nghệ vì thiếu vốn. Bên cạnh đó, do trình độ quản lý thấp, khả năng tiếp cận thị trường hạn chế khiến giá trị sản phẩm đạt hiệu quả kinh doanh thấp, khó cạnh tranh với các công ty lớn. Là một doanh nghiệp nhỏ, công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa cũng phải đối mặt với những khó khăn đó. Nhằm nâng cao khả năng huy động vốn, công ty Vạn Hoa có thể lựa chọn hoặc kết hợp các giải pháp huy động vốn như: tiếp nhận vốn góp của các thành viên mới, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm có khả năng bổ sung thêm vốn từ lợi nhuận không chia, nâng cao năng lực về quản lý tài chính để huy động được voons tín dụng trung dài hạn từ các tổ chức tín dụng hay thuê tài chính. Về lâu dài, công ty có thể vay nước ngoài hay thực hiện chuyển đổi sang công ty cổ phần để có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới và tăng quy mô vốn điều lệ để phát hành được trái phiếu công ty. Bên cạnh những cố gắng tự hoàn thiện để có thể huy động vốn hiệu quả, công ty Vạn Hoa rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Nhà nước, Chính phủ cũng như các tổ chức tài chính, đặc biệt về chính sách pháp luật và thủ tục hành chính. Một công ty vượt qua được những khó khăn và huy động được vốn một cách hiệu quả tức là công ty đã đạt căn bản với bước đi nền tảng cho mọi hoạt động về sau của mình. Phụ lục Phụ lục 1: Một số loại trái phiếu công ty Trái phiếu kèm quyền đòi nợ trước hạn (option bonds or put bonds): là những trái phiếu dài hạn cho phép người sở hữu thanh toán trái phiếu trước hạn theo mệnh giá của trái phiếu vào thời điểm tròn một năm sau ngày phát hành hay vào đúng ngày này mỗi năm tiếp theo. Thời biểu thanh toán trước hạn có thể rất khác nhau. Trái phiếu đăng ký vốn gốc (registered as to principal only): Trái phiếu đăng ký vốn là trái phiếu có vốn được đăng ký theo tên của người sở hữu trái phiếu còn phần phiếu lãi suất đính kèm dưới dạng vô danh (bearer form). Bất kỳ ai cầm phiếu lãi suất này đều có thể bán lại hay được hưởng lãi suất ghi trên phiếu (the coupon is negotiable and payable to the bearer) còn phần vốn đã đăng ký thì có thể do chính người đăng ký trái phiếu chuyển nhượng (registered protion is transferable only by the holder ò record). Trái phiếu đăng ký vốn gốc và lãi suất (registered as to principal and interest): là trái phiếu không có phần phiếu lãi suất đính kèm (with no coupon attacched). Cả vốn và lãi chỉ trả cho người sở hữu trái phiếu theo một thời hạn nhất định (payeble to the bondholder at specìied dates). Do khả năng chuyển nhượng (transferable aspect) hạn chế nên giá thị trường của trái phiếu đăng ký thấp hơn trái phiếu đính kèm lãi suất tương ứng. Trái phiếu kèm phiếu lãi suất (coupon bonds): là những công cụ trái phiếu vô danh tương đương một đơn vị tiền tệ (bearer instruments similar to a monetary unit). Quyền hưởng lãi suất thuộc về bất kỳ người nào cầm phiếu lãi suất và việc trả lãi được thực hiện khi xuất trình phiếu lãi suất này (the interest is payable upon presentation of the coupon). Các quyền lợi của trái phiếu kèm phiếu lãi suất được chuyển nhượng thông qua việc giao trái phiếu cho người mua. Phiếu lãi suất đi kèm trái phiếu ghi rõ những chi tiết như: tên người phát hành (name of the issuer), số trái phiếu (bond number), số seri (serial number). Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds): là trái phiếu mà người sở hữu có thể đem đổi thành loại chứng khoán khác do cùng một công ty phát hành.Các trái phiếu này thường được đổi thành các cổ phần thường (common shares): hoặc đôi khi thành các cổ phần ưu đãi (preferred stock) của công ty phát hành trái phiếu. Trái phiếu chuyển đổi có thể được công ty thu hồi trước hạn (the bond may be called): lãi suất giảm có thể dẫn đến việc trái phiếu được thu hồi trước hạn do công ty phát hành muốn thay thế khoản nợ của mình bằng một khoản vay khác với lãi suất thấp hơn. Trái phiếu chuyển đổi có các loại: Trái phiếu chuyển đổi có thể thu hồi trước hạn (callable convertible bonds); trái phiếu chuyển đổi theo điều khoản của quỹ thanh toán nợ (convertible bonds with a sinking fund provision) - điều khoản này cho phép công ty phát hành trái phiếu thu hồi trước hạn một số trái phiếu nhất định mỗi năm; trái phiếu chuyển đổi có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau (convertible bonds with a variable conversion ratio), với trái phiếu này số cổ phần thường mà trái phiếu có thể đổi được khác nhau theo từng thời điểm trong thời hạn trái phiếu; trái phiếu chuyển ddooir có lãi suất liên quan với lợi tức cổ phần thường (convertible bonds with an interst rate linked to the dividend rate on the common), khi lãi suất được điều chỉnh, lãi suất trái phiếu tính trung bình hàng năm sẽ luôn cao hơn lợi tức cổ phần thường. Trái phiếubất động sản (real estale bonds): Trái phiếu bất động sản có lãi suất bình thường cộng với một tỷ lệ tăng giá trị bất động sản nhất định. Trái phiếu ổn định (stabilized bonds): là một loại trái phiếu có phương thức thanh toán nợ dựa trên sức mua của đồng USD. Khi phát hành trái phiếu, công ty cam kết sẽ trả hết bằng một khoản tiền tương đương với sức mua của đồng USD vào thời điểm trái phiếu đến hạn nợ. Mục đích của trái phiếu này nhằm ổn định giá trị của khoản nợ bằng cách tính toán tất cả các yếu tố kinh tế sao cho giá trị của khoản nợ tính theo sức mua của đồng USD tại thời điểm trái phiếu đến hạn ngang bằng với thời điểm phát hành. Do việc áp dụng một trái phiếu với tính chất như vậy rất khó thể hiện nên trái phiếu ổn định không phổ biến lắm trên thị trường. Trái phiếu vàng (gold bonds): Trái phiếu vàng là một loại trái phiếu thanh toán bằng tiền vàng (payment is made in gold coins). Trước năm 1993, hầu hết các trái phiếu đèu có khả năng thanh toán bằng vàng như là một loại tiền hợp pháp (lawful money) của nước Mỹ. Sau đó quốc hội Mỹ đã hủy bỏ loại trái phiếu này khi đưa ra các trái phiếu “tiền tệ” khác (currency bonds). Hiện nay, mọi trái phiếu ở Mỹ đều được thanh toán bằng đồng tiền pháp định của nước này. Trái phiếu vĩnh viễn (perpetual bonds): Đây là trái phiếu không có ngày đáo hạn. Loại trái phiếu này thường được thực hiện trả nợ tùy theo lựa chọn của công ty phát hành. Loại trái phiếu này không phổ biến ở Mỹ, nhưng cũng phổ biến ở một số nước như Anh Quốc (công trái hợp nhất – Consols), ở Pháp (Công trái thực lợi – Rentes). Trái phiếu ủy thác thế chấp (collateral trust bonds): Trái phiếu ủy thác thế chấp là trái phiếu được đảm bảo bằng quyền giữ tài sản thế chấp của một loạt các chưng khoán nợ khác do người nhận tín thác (trustee) hay một công ty tín thác (trust company) nắm giữ. Loại trái phiếu này thường do một công ty mẹ (holding company) phát hành trên cơ sở thế chấp các chứng khoán của một công ty con (subsidiary company). Chứng chỉ người tiếp quản (receiver) một công ty đang trong tình trịng phá sản phát hành nhằm cấp vốn cho hoạt động (provide funds for operation) bảo vệ tài sản còn lại cuar công ty. Đây là các giấy nhận nợ ngắn hạn (short term notes) được tòa án chấp thuận (authorized by the Court). Những trái phiếu này rất dễ gặp rủi ro và phụ thuộc vào uy tín chung của công ty. Trái phiếu mua bất động sản (purchase money bonds): Trái phiếu này chủ yếu sử dụng để mua bất động sản (used for real estate purposes) mặc dù người ta cũng có thể sử dụng chúng trong việc huy động vốn. Một tài sản được sử dụng như tiền mặt do bên mua (purchaser of real estate) thế chấp cho bên bán (seller of real estate) nhằm mục đích đảm bảo đối ứng (consideration) với giá trị bất động sản đã bán trên sổ sách kế toán. Trái phiếu phát hành được đảm bảo bằng tài sản thế chấp nói trên (the bond secured by the mortgage). Số tiền thu được từ việc bán trái phiếu dược sử dụng để thanh toán tiền mua bất động sản. Trong trường hợp huy động vốn thì trái phiếu loại này thường dược phát hành bởi công ty đang trong tinh trạng sắp bị công ty khác “thôn tính”. Trái phiếu này sẽ được đảm bảo bằng số cổ phần đang bị công ty thôn tính tiến hành. Trái phiếu chuyển tiếp (interim bonds): Trái phiếu chuyển tiếp là các chứng chỉ trái phiếu tạm thời (temporary bond certificates) và có thể được chuyển đổi thành trái phiếu có kỳ hạn xác định (exchangeable into definitive ones). Trong thời gian bảo lãnh phát hành (time of underwriting), nếu không có sẵn các trái phiếu dài hạn (termanent bond certificates) thì công ty thường phát hành trái phiếu tạm thời. Trái phiếu gia hạn (extended bonds): Trong trường hợp không có đủ nguồn tài chính cần thiết (necessary funds) để thu hồi (to redeem) trái phiếu khi đến hạn công ty có thể lựa chọn hình thức trì hoãn thời hạn thanh toán (postpone the maturity of the bonds) mà không cần phải thay đổi chứng khoán hay các điều khoản khác của hợp đồng trái phiếu bằng cách sử dụng trái phiếu gia hạn (using extended bonds).Trái phiếu loại này có ghi rõ quyền kéo dài thời hạn thanh toán trái phiếu của công ty. Trái phiếu chi nhánh (divisional bonds): Trái phiếu chi nhánh rất phổ biến trong ngành công nghiệp đường sắt, ở đây nghĩa vụ trả nợ của trái phiếu thuộc về các chi nhánh hay các đơn vị trực thuộc hệ thống đường sắt. Ban đầu trái phiếu này có thể là trái phiếu của một công ty mà sau đó bị một công ty khác thôn tính. Sau khi chiếm hữu được công ty con, công ty mẹ (parent company) không can thiệp vào số trái phiếu này và gọi chúng là trái phiếu chi nhánh (divisional bonds) hay trái phiếu công ty con (sectional bonds). Trái phiếu dự tính (assumed bonds): Khi thôn tính công ty khác bằng hình thức trao đổi cổ phiếu, một công ty thường dự tính (assumed) trước các khoản nợ và tài sản nợ (obligations and liabilities) của công ty đang bị chiếm hữu. Sau đó công ty mẹ (tức là công ty thôn tính) sẽ phát hành các trái phiếu theo dự tính nói trên. bởi vậy trái phiếu này được gọi là trái phiếu dự tính. Trái phiếu liên kết (joint bonds): Trái phiếu liên kết do hai công ty hay nhiều hơn cùng chịu trách nhiệm thanh toán (joint bonds are the joint obligations of two or more companies). Các trái phiếu này được đảm bảo bằng các tài sản khác nhau (secured by differnt assets) của những công ty liên kết nói trên. Trái phiếu này rất phổ biến trong kĩnh vực đường sắt khi một vài công ty muốn huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu đẻ tài trợ cho những thiết bị chung như cầu cống, các sân ga... Trái phiếu được bảo đảm hay trái phiếu ký hậu (guaranteed bonds or indorsed bonds): Đây là trái phiếu mà việc thanh toán cả vốn và lãi (payment of principal and interest) được bảo đảm bởi một công ty khác (guaranteed by another company) chứ không phải là người phát hành. Loại trái phiếu này thường được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp nói chung cũng như ngành đường sắt nói riêng khi một công ty được hưởng lợi từ công ty phát hành trái phiếu đứng ra đảm bảo việc thanh toán trái phiếu cho công ty này. Trái phiếu dự phần (participating bonds): Trái phiếu dự phần là trái phiếu cho phép người sở hữu cơ hội được hưởng một phần lợi nhuận từ công việc kinh doanh của công ty phát hành. Trái phiếu tổng hợp (consolidated bonds): Trái phiếu tổng hợp là trái phiếu được đảm bảo bằng việc thế chấp tổng hợp một nhóm các tài sản (secured by a combimed mortgage of a group of troperties), trong trường hợp này gọi nlà trái phiếu thế chấp tổng hợp (consolidated mortgage bonds). Trái phiếu tổng hợp còn là tên gọi của một trái phiếu được tạo ra bằng cách tổng hợp một nhóm các trái phiếu khác của một công ty. Trái phiếu mệnh giá Đôla (Dorla – denominated foreign bonds) được phát hành tại Mỹ bởi những công ty nước ngoài. Thông lệ giao dịch (trading practice) đối với loại trái phiếu này cũng giống như đối với các trái phiếu công ty Mỹ. Trái phiếu đảm bảo bằng hàng hóa (Commodity – backed bonds) là những trái phiếu công ty được phát hành với mệnh giá gắn với giá của một số hàng hóa nhất định. Trái phiếu lãi suất thả nổi hoặc điều chỉnh (Floating rate or variable rate bonds) là loại trái phiếu với lãi suất được điều chỉnh theo từng thời kỳ. (Theo BWPORTAL) Phụ lục 2: Số liệu từ báo cáo tài chính công ty Vạn Hoa Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Doanh thu thuần 3.547.456.355 5.337.678.466 5.576.154.728 2. Giá vốn hàng bán 3.193.061.017 4.779.008.254 4.981.975.888 3. Chi phí bán hàng 421.387.427 515.563.556 522.661.753 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 195.073.602 242.494.934 248.500.022 5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh - 262.065.691 - 199.388.278 - 176.982.935 6. Lãi khác 75.707.547 180.891.555 158.112.786 7. Lỗ khác 42.000.000 8.Tổng lợi nhuận kế toán - 186.358.144 - 60.496.723 - 18.870.149 9. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN - 186.358.144 - 60.496.723 - 18.870.149 Bảng 5: Bảng cân đối kế toán các năm ( Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 TÀI SẢN 2.433.701.962 3.839.421.328 4.013.020.354 A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.407.084.257 2.543.781.871 2.486.026.874 Tiền mặt tại quỹ 7.541.640 609.079.699 468.763.520 Tiền gửi ngân hàng 13.859.474 261.309.277 368.265.426 Phải thu của khách hàng 1.214.832.500 1.019.125.975 1.123.689.756 Thuế GTGT được khấu trừ 142.350.643 352.316.950 399.618.754 Hàng tồn kho 28.500.000 301.950.000 125.689.420 B.TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.026.617.705 1.295.639.457 1.526.993.478 1.TSCĐ 1.013.617.705 1.295.639.457 1.526.993.478 Nguyên giá 1.096.617.705 1.424.974.457 1.695.636.478 Giá trị hao mòn lũy kế - 83.000.000 - 129.335.000 - 168.643.000 2. Chi phí XDCB dở dang 13.000.000 NGUỒN VỐN 2.433.701.962 3.839.421.328 4.013.020.354 A.Nợ phải trả 1.561.355.706 2.027.571.795 2.096.239.600 1. Nợ nhắn hạn 1.561.355.706 2.027.571.795 2.096.239.600 Vay ngắn hạn 900.000.000 639.453.730 820.369.250 Phải trả cho người bán 661.355.706 1.392.878.065 1.280.120.350 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - 4.760.000 - 4.250.000 2. Nợ dài hạn 0 0 0 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 872.346.256 1.811.849.533 1.916.780.754 1. Nguồn vốn 1.058.704.400 2.058.704.400 2.058.704.400 2. LN chưa phân phối - 186.358.144 - 246.854.867 - 141.923.646 MỤC LỤC Tài liệu tham khảo Fredreric S. Mishkin - Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính,NXB Khoa học và Kỹ thuật – 2001 PGS.TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê – 2007 TS.Phan Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB thống kê – 2007 PGS.TS. Lưu thị Hương, Thẩm định Tài chính dự án, NXB Tài chính – 2004 TS.Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình lý thuyết Tài chính - tiền tệ NXB thống kê – 2006 Đại học Kinh tế Quốc dân, khoa Ngân hàng Tài chính, Giáo trình Thị trường Chứng khoán, NXB Tài chính – 2002 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán Tạp chí Tài chính; Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ; Thời báo tài chính; Thời báo kinh tế Việt Nam ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21828.doc