Đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới Ths.Đỗ Thị Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng Không đặc biệt là anh Bùi Thá... Ebook Đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

doc103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Nguyên - trưởng phòng Marketing và các anh chị trong phòng Marketing, Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Phạm Minh Phúc LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài luận văn tốt nghiệp của em được thực hiện dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và tận tụy của Ths.Đỗ Thị Hương và sự tìm tòi, tổng hợp qua các tài liệu của bản thân em.Nội dung bài viết không hề có sự sao chép từ bất kỳ một chuyên đề hay luận văn nào, những trích dẫn đều được đưa vào trong ngoặc kép và chú thích rõ nguồn gốc. Nếu có những sai phạm, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2008 Sinh viên Phạm Minh Phúc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 COD - Nhu cầu oxy hóa học 3 ERP Enterprise resources Planning Hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực 4 EU European Union Liên minh Châu Âu 5 HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points Tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn 6 ISO 2000 International Organization for Standardization Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng 7 SA8000 Social Accountability Hệ thống trách nhiệm xã hội 8 USD United States Dollar Đôla Mỹ 9 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam theo thị trường năm 2007 26 Bảng 2.2. Kim ngạch nhập khẩu sợi của Việt Nam theo thị trường năm 2007 27 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 – 4/2008 29 Bảng 2.4: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2007 31 Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang một số thị trường 33 Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2003 - 2007 44 Bảng 2.7: Mặt hàng dệt may xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2003 – 2007 46 Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo thị trường giai đoạn 2003 – 2007 50 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 – 4/2008 29 Hình 2.2: Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam qua các năm 32 Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2002- 2007 35 Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty giai đoạn 2003 – 2007 45 Hình 2.5: Quy trình gia công xuất khẩu hàng dệt may của công ty 48 Hình 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công ty năm 2005 - 2007 51 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Xuất khẩu hiện nay đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của nước ta.Với hàng tỷ USD thu được, xuất khẩu đã góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, dệt may là một mặt hàng chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Trong những năm qua, ngành dệt may đã lớn mạnh rất nhanh, các sảm phẩm dệt may đã không ngừng được cải thiện, nâng cao về chất lượng, mẫu mã, thị trường ngày càng được mở rộng vào các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản….. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của nước ta ngày càng gia tăng. Sự ra đời của các doanh nghiệp này không chỉ thu hút một bộ phận lớn lao động trong xã hội, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp mà hơn hết nó đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế trên cơ sở khai thác tốt những lợi thế của quốc gia. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày nay, ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn đặc biệt là những thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trở thành một vấn đề được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Đối với các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đặc biệt là các doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực này, trước những xu hướng phát triển mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra không ít những thách thức về cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật…cho các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm… để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Nhận thức được những khó khăn và thách thức đối với ngành dệt may nói chung và hoạt động xuất khẩu dệt may tại các doanh nghiệp nói riêng em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài luận văn. Mục đích nghiên cứu đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu của mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường lớn: Mỹ, Nhật Bản, EU trong những năm gần đây. Phân tích tình hình xuất khẩu của mặt hàng dệt may Việt Nam của Công ty Cổ phẩn Cung ứng dịch vụ hàng không trong những năm gần đây. Những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp giúp công ty đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hiện nay và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2007 và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dich vụ hàng không trong giai đoạn 2003 – 2007. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được sử dụng là: Phương pháp tổng hợp, phân tích, quy nạp, khái quát hóa… Kết cấu của luận văn: Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không giai đoạn 2003 -2007 Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 1.1.Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa 1.1.1.Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa Hiện nay quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, hoạt động xuất khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập phát triển của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó. Hoạt động xuất khẩu là quá trình đem những hàng hoá sản xuất trong nước mang ra nước ngoài tiêu thụ nhằm thu ngoại tệ. Nó còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu là chính việc thương nhân đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước xuất khẩu hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ nước xuất khẩu được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nó là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vai trò của xuất khẩu được thể hiện qua một số điểm sau: - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, các quốc gia đều cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động phát triển nền kinh tế. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động... Trong đó, xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, mang tính chủ động cho các quốc gia để tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu. - Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất. - Xuất khẩu góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa là một nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu đồng thời nó là tăng lượng đầu tư cho ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đây là nhân tố để kích thích nền kinh tế phát triển. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, nhiều nước thường chú trọng tới chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực” 1.1.2.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào số lượng và loại hình các trung gian thương mại, thông thường xuất khẩu theo các hình thức chủ yếu như xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp, gửi bán, buôn bán đối lưu, gia công quốc tế… Trong mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ chỉ có một vài hình thức xuất khẩu chủ yếu được thực hiện. Đơn cử như ngành dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu là gia công quốc tế, một phần nhỏ và đang tiến hành chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy trong bài viết xin đề cập đến 2 hình thức xuất khẩu chính hiện nay đó là xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu. 1.1.2.1.Xuất khẩu trực tiếp Khái niệm Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu hàng hoá từ nước người bán (nước xuất khẩu) sang thẳng nước người mua (nước nhập khẩu) không qua nước thứ ba (nước trung gian). Theo hình thức xuất khẩu này, bên xuất khẩu và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp: - Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. - Giúp cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận. - Giúp xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp. Nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp: - Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít thì nên xuất khẩu ủy thác có lợi hơn. - Kinh doanh theo hình thức xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi có những cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: Giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới bảo đảm kinh doanh theo hình thức xuất khẩu trực tiếp có hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới. Cách thức tiến hành xuất khẩu trực tiếp: - Nghiên cứu thị trường và thương nhân. - Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ giá xuất khẩu. Chỉ thực hiện kinh doanh: Khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái. -Tổ chức giao địch đàm phán hoặc thông qua gởi các thư giao dịch thương mại hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng… hoặc hai bên mua bán trực tiếp gặp mặt nhau đàm phán giao dịch. - Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu. -Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết. 1.1.2.2.Gia công quốc tế Khái niệm Gia công quốc tế là hình thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. Phân loại gia công quốc tế Trong thực tế có ba loại hình thức gia công đó là: - Hình thức nhận gia công nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. - Hình thức mua đứt bán đoạn: Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với nước ngoài. Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. - Hình thức kết hợp: trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu. Quan hệ giữa người đặt gia công và người thực hiện gia công đặt trên cơ sở hợp đồng gia công. Ưu điểm của hình thức gia công hàng xuất khẩu: - Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu. - Vốn đầu tư cho sản xuất ít. - Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. - Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì. Trong điều kiện kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, chưa có mẫu mã, nhãn hiệu có uy tín riêng thì hình thức gia công xuất khẩu giúp cho ngành dệt may của Việt Nam đưa ngay ra thị trường thế giới, mang lại kim ngạch ngoại tệ cho đất nước. Nhược điểm của hình thức gia công hàng xuất khẩu: - Tính bị động cao: Vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc vào bên đặt gia công: phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm ...cho nên với những doanh nghiệp sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt với hình thức gia công doanh nghiệp khó có điều kiện phát triển mạnh ra thị trường thế giới. - Nhiều trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc cho bên nhận gia công, sau một thời gian không có thị trường đặt gia công nữa, máy móc sẽ trong tình trạng không hoạt động gây lãng phí. - Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc trang thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ sang cho bên nhận gia công dẫn tới công nhân làm việc nặng nhọc, gây ô nhiễm môi trường cho bên nhận gia công. - Năng lực tiếp thị kém, nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng quota phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi. - Có những trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào nước nhận gia công. - Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào nước nhận gia công, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh nội địa. - Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinh doanh gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút. 1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng và sự tác động chi phối của nhiều các yếu tố khác nhau. Trong đó, có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa thành hai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố bên trong quốc gia và nhóm yếu tố bên ngoài quốc gia. 1.1.3.1.Nhóm nhân tố bên trong quốc gia Các nhân tố thuộc về phía nhà nước - Những quy định về pháp luật và chính sách kinh tế của nhà nước Chính sách kinh tế và pháp luật về xuất khẩu của mỗi quốc gia là nhân tố tác động chủ yếu đến chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia đó, là điều kiện để hoạt động xuất khẩu được diễn ra phù hợp với thông lệ quốc tế. Các biện pháp, chính sách của nhà nước áp dụng đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp. Nó vừa mang tính chất định hướng vừa mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Các chính sách kinh tế nhà nước thường được các quốc gia áp dụng đó là: chính sách thúc đẩy xuất khẩu (chính sách thuế quan, trợ cấp…), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách mở rộng thị trường. Tùy thuộc vào điều kiện, lợi thế và ngành hàng xuất khẩu của từng quốc gia mà các chính sách được lựa chọn và thực hiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. - Tình hình sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu Đây là nhân tố quyết định tới khả năng cung ứng các sản phẩm xuất khẩu của quốc gia đối với thị trường thế giới. Điều này được biểu hiện ở khối lượng, chất lượng, quy cách sản phẩm, mẫu mã hàng hóa được sản xuất ra phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế. Đối với các quốc gia tham gia hoạt động thương mại quốc tế, lợi thế trong hoạt động sản xuất xuất khẩu được thể hiện ở nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất, nguồn lực huy động cho hoạt động xuất khẩu, trình độ khoa học công nghệ. Đó sẽ là những lợi thế mà mỗi quốc gia sẽ căn cứ vào điều kiện của mình để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và tạo ra những ưu thế riêng có của mình so với những quốc gia khác cùng tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa. - Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu Đây là những nhân tố đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Cơ sở vật chất như đường xá, cảng biển, sân bay, kho bãi… khi được xây dựng và phát triển sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu, lưu thông hàng hóa được diễn ra một cách thuận lợi. Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra một cách gay gắt thì sự hỗ trợ cho nhà nước thông qua hệ thống cơ sở vật chất là yếu tố làm gia tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Cơ sở vật chất phục vụ xuất khẩu khi đáp ứng được nhu cầu sẽ là yếu tố làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn tập trung đầu tư mở rộng sản xuất đặc biệt là việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu vực có tiềm năng phát triển xuất khẩu. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp - Khả năng tài chính của doanh nghiệp Khả năng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố thể hiện quy mô doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi có một nguồn tài chính đủ lớn sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất được mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư trang thiết bị máy móc nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, tài chính của doanh nghiệp còn là yếu tố khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh tế và sự tin cậy đối với bạn hàng trong và ngoài nước. - Trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp Trình độ nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực của các nhà quản lý sẽ giúp cho việc hoạch định các chiến lược và phương hướng phát triển sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp được đúng đắn, khả năng nắm bắt thông tin một cách chính xác nhanh chóng, tìm kiếm và tận dụng được những cơ hội kinh doanh hiệu quả trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất xuất khẩu sẽ là yếu tố quyết định tới hiệu quả sản xuất, mức độ đáp ứng yêu cầu thị trường và đặc biệt là quyết định tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài quốc gia - Những quy định pháp luật và chính sách quản lý nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu Quy định pháp luật và chính sách quản lý nhập khẩu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thâm nhập thị trường của hàng hóa xuất khẩu. Những chính sách quản lý nhập khẩu thường được các quốc gia áp dụng đó là chính sách thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái…. Những chính sách này có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường đó. Tùy thuộc vào mức độ mở cửa nền kinh tế của mỗi quốc gia, sự bảo hộ đối với nền kinh tế trong nước và sự hợp tác phát triển của các quốc gia trong các khối liên kết kinh tế mà các quốc gia giành cho nhau những ưu đãi về nhập khẩu hàng hóa dựa trên mức thuế quan áp dụng, mức hạn ngạch cho phép…. Đây chính là những yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho hàng hóa của các quốc gia xuất khẩu trên thị trường các nước nhập khẩu. Nếu mức thuế quan được áp dụng thấp, hạn ngạch được xóa bỏ thì sự thâm nhập thị trường của hàng hóa xuất khẩu vào các quốc gia nhập khẩu được tiến hành một cách thuận lợi, khả năng cạnh tranh của hàng hóa cao, tạo lập được một cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Còn nếu như mức thuế quan nhập khẩu được áp dụng cao tương đối so với các quốc gia và mức hạn ngạch được quy định thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu vào thị trường đó sẽ thấp, hàng hóa xuất khẩu ít có cơ hội thâm nhập được vào thị trường đồng thời khó có thể tồn tại một cách lâu dài trên thị trường. - Nhu cầu thị trường về sản phẩm Nhu cầu thị trường về sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định nhập khẩu hàng hóa của quốc gia. Nhu cầu của các quốc gia dựa trên cơ sở văn hóa xã hội, truyền thống của quốc gia đó. Do đó, nhu cầu hàng hóa ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Nhu cầu về hàng hóa càng lớn thì hoạt động xuất khẩu diễn ra càng thuận lợi, hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa càng cao. Nhu cầu này diễn ra không một cách tự nhiên mà chịu sự áp đặt của những chính sách về nhập khẩu hay khả năng bảo hộ mậu dịch của từng quốc gia. Nếu quốc gia nhập khẩu có sự bảo hộ mạnh cho nền sản xuất trong nước thì việc xuất khẩu những sản phẩm đó sẽ gặp nhiều khó khăn, hàng hóa xuất khẩu gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa trong nước trong khi đó những mặt hàng này luôn được những ngườu tiêu dùng trong nước bảo vệ. - Các yếu tố về tình hình kinh tế, chính trị của nước nhập khẩu Tình hình phát triển kinh tế là thước đo khả năng nhập khẩu hàng hóa, khả năng thanh toán của quốc gia đó. Nền kinh tế càng phát triển, đời sống người dân ngày càng cao thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ngày càng lớn, khả năng thanh toán ổn định. Nền kinh tế suy thoái, tình hình chính trị không ổn định thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm, khả năng thanh toán mất ổn định, các mối liên kết kinh tế bị phá bỏ, khả năng rủi ro lớn ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, mọi sự biến động của nền kinh tế, chính trị, xã hội sẽ là yếu tố tác động trực tiếp đến quyết định xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, đến chiến lược phát triển ngành hàng. 1.2.Tổng quan chung về ngành Dệt may Việt Nam 1.2.1.Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trở thành một ngành kinh tế chủ chốt. Ngành dệt may vừa góp phần tăng tích lũy tư bản cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế vừa tạo cơ hội cho Việt Nam hòa nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Không chỉ biết đến là một ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, dệt may Việt Nam còn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,78 tỷ USD chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2007, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%. Điều này đã mang về một nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, đóng góp một nguồn thu cho ngân sách nhà nước góp phần tăng trưởng kinh tế. Dệt may được đánh giá là ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh do tận dụng được nguồn nhân công rẻ và có tay nghề. Hàng năm, ngành thu hút một nguồn lớn lực lượng lao động trong xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho gần hai triệu lao động. Việt Nam có một nguồn lao động hết sức dồi dào song đại đa số chất lượng nguồn lao động lại không cao. Sự phát triển dệt may là một sự phù hợp tất yếu bởi lao động trong ngành dệt may không đòi hỏi trình độ tay nghề quá cao, thời gian đào tạo lại ngắn, người lao động dễ dàng nắm bắt công việc một cách nhanh chóng. Do đó, ngành dệt may thu hút khá đông lượng lao động tham gia sản xuất đặc biệt là lao động phổ thông. Việc giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm trong ngành dệt may đã góp phần nâng cao mức sống của người dân và ổn định tình hình chính trị xã hội. Sự phát triển của ngành dệt may còn có quan hệ chặt chẽ tới sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Việt Nam vốn từ rất lâu đời có kinh nghiệm từ nghề dệt vải. Dệt may phát triển không chỉ là sự mở rộng của các ngành nghề truyền thống mà còn kéo theo một loạt các ngành sản xuất nguyên liệu và sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu cùng phát triển. Sự phát triển đó sẽ nối tiếp nhau tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng. Bên cạnh đó, ngành dệt may xuất khẩu đem lại một nguồn ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hóa sản xuất làm cơ sở cho nền kinh tế phát triển. Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam hiện nay được xếp vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được mở rộng đã tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế Việt Nam tham gia và thâm nhập sâu hơn vào hoạt động thương mại quốc tế trên thế giới. 1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam - Chất lượng nguồn lao động Đặc điểm của ngành dệt may là sử dụng một lượng lao động lớn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Nguồn cung lao động đóng vai trò quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng dệt may hiện nay. Lao động Việt Nam trong ngành dệt may đa phần là có chất lượng thấp, tay nghề làm việc không cao do đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mặc dù lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu hàng dệt may là sử dụng được một nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ song với xu thế hiện nay chất lượng nguồn lao động lại là yếu tố góp phần nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu hàng dệt may. - Nhu cầu thị trường đối với hàng dệt may Sản phẩm dệt may là loại sản phẩm có yêu cầu phong phú và đa dạng tùy thuộc vào đối tượng tiêu dùng. Người tiêu dùng khác nhau về phong tục tập quan, văn hóa, khí hậu… thì sẽ có nhu cầu rất khá nhau về trang phục. Bên cạnh đó, sản phẩm dệt may đòi hỏi phải thường xuyên thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do đó, đây sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đồng thời đây cùng là yếu tố để ngành dệt may Việt Nam có thể tạo ra những ưu thế riêng của mình so với các đối thủ cạnh tranh lớn. -Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của nhà nước: Sự thay đổi chính sách kinh tế của một quốc gia đều có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu việc dự tính được những “cú sốc”chính sách có lợi sẽ giúp họ mở rộng và phát triển. Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, giá trị kim ngạch có tỷ trọng cao. Vì vậy việc không ngừng nâng cao khả năng xuất khẩu là vấn đề đang được ưu tiên hàng đầu. Sự thông thoáng của các chính sách kinh tế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu sẽ là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác vay vốn sản xuất, công tác xin giấy phép xuất khẩu, công tác mở rộng thị trường… - Xúc tiến thương mại: Các chương trình xúc tiến thương mại có ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu hàng dệt may. Hiệu quả của các chương trình này nhằm mục tiêu quảng bá hình ảnh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường mới, thị trường có nhiều tiềm năng. Công tác xúc tiến thương mại được đảm bảo và vận hành tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được các cơ hội kinh doanh trên thị trường nước ngoài, tìm kiếm được những đối tác làm ăn mới có hiệu quả, các thông tin về nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh sẽ được cập nhật một cách nhanh chóng do đó chiến lược phát triển sẽ trở nên đúng đắn và phù hợp với tình hình phát triển. - Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may: Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhưng hiện nay gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài: 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu. Giá trị thu về từ xuất khẩu hàng dệt may là rất thấp, bởi hàng dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Thiếu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may còn là nguyên nhân làm cho tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam thấp, không chủ động được nguồn hàng cung ứng, tạo ra những lợi thế riêng có của quốc gia mà hơn hết đó là không phát triển được các ngành sản xuất khác phục vụ cho sản xuất và xuát khẩu dệt may. Điều này sẽ đem lại những hạn chế nhất định cho công cuộc phát triển đất nước. - Quy mô của doanh nghiệp, trang thiết bị, nhà xưởng Quy mô của doanh nghiệp dệt may có ảnh hưởng đến chất lượng, quy mô sản xuất, mẫu mã của sản phẩm dệt may. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị xuất khẩu hàng hóa, đối với các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản thì mẫu mã và chất lượng là vấn đề mà họ quan tâm nhất. Các doanh nghi._.ệp hoạt động xuất khẩu hàng dệt may có quy mô lớn sẽ có điều kiện dễ dàng tiếp nhận tiến bộ công nghệ tiên tiến, được trang bị máy móc hiện đại có khả năng tạo ra nguồn hàng xuất khẩu đủ về số lượng lẫn chất lượng tốt và mẫu mã phù hợp, song lại quá tốn kém đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ để nâng cao sản lượng. - Thương hiệu sản phẩm Thương hiệu hiện nay cũng là vấn đề lớn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may hiện nay. Mặc dù xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn nhưng lại không hề có thương hiệu cạnh tranh trên thế giới. Bởi hoạt động xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là gia công cho nước ngoài nên không có một nhãn hiệu nào của Việt Nam trên sản phẩm. Điều này khiến khách hàng khó có thể biết đến nhiều các sản phẩm dệt may của Việt Nam, làm hạn chế khả năng thâm nhập thị trường của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. 1.3. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.3.1. Vị trí của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không Tên công ty: Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không Tên giao dịch quốc tế: Air services supply joint stock company Tên viết tắt: AIRSERCO Trụ sở chính: Số 1 Ngõ 196, Phố Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không ra đời trên cơ sở tiền thân là Cục phục vụ - Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 19/9/2004 Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1507/QĐ/TCCB – LĐ thành lập Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không Việt Nam không trực thuộc Cục phục vụ - Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Ngày 30/6/1997 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam ra Quyết định số 1023/HĐQT về việc đổi tên Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không trực thuộc Cục Hàng không Dân Dụng Việt Nam thành Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không không thuộc trực thuộc Tổng công ty Hàng Không Việt Nam với chức năng nhiệm vụ là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngành nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên máy bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngày 1/1/2007, Công ty chính thức cổ phần hoá lấy tên là: Công ty cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không Công ty trong chiến lược kinh doanh của mình luôn hướng tới mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và các loại dịch vụ nhằm chủ động trong kinh doanh, lường trước mọi tình huống có thể xảy ra trong cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước để ổn định doanh thu cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty. Xuất khẩu hàng dệt may là một hoạt động giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với nhiệm vụ ban đầu là cung cấp các mặt hàng khăn phục vụ cho các chuyến bay trong và ngoài nước cho VIETNAM AIRLINES, Công ty trong quá trình hoạt động đã từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may ra nước ngoài. Đến nay hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định đóng vai trò quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng trung bình 25% với kim ngạch năm 2007 đạt trên 1 triệu USD (Nguồn: Báo cáo bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2007). Hàng năm, Công ty đều thu được một nguồn ngoại tệ mạnh từ hoạt động hàng dệt may xuất khẩu với lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu hàng dệt may chiếm từ 45% -50% tổng lợi nhuận của Công ty. Lao động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may của Công ty chiếm tới 70% tổng số lao động của Công ty (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007). Với khoản lợi nhuận này, hàng năm Công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm nhà xưởng, đào tạo đội ngũ lao động, đẩy mạnh thêm công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ra nước ngoài Công ty đã hình thành được những thị trường truyền thống có khả năng nhập khẩu lớn và ổn định do đó tạo tiền đề cho các hoạt động khác của Công ty được mở rộng ra thị trường nước ngoài như nhập khẩu thép, nhựa; xuất khẩu rau quả…. Trong những năm tới, khi mà nhu cầu về nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới ngày càng tăng cao thì hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may vẫn được xác định là một lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.3.2. Thách thức và cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng sẽ có rất nhiều những cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng có rất nhiều những thách thức phải vượt qua. 1.3.2.1.Thách thức Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu còn yếu kém Hiện nay, trang thiết bị máy móc của Công ty còn có nhiều lạc hậu so với nhu cầu do đó khả năng đáp ứng các yêu cầu đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, nguyên liệu sản phẩm của Công ty chủ yếu là nhập khẩu nên chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp. Bên cạnh đó, Công ty đang mất dần đi những hỗ trợ và trợ cấp xuất khẩu từ phía các nhà nước theo cam kết gia nhập WTO. Đây sẽ là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Công ty nói riêng, ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Công ty phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường quốc tế được mở rộng Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn, trước những đối thủ cạnh tranh có một nguồn tài chính lớn, có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất xuất khẩu, trong công tác đầu tư xúc tiến thương mại… điển hình như hàng dệt may của Trung Quốc trên các thị trường Mỹ và EU. Bên cạnh đó, việc xóa bỏ những hạn ngạch dệt may tại các thị trường sẽ khiến cho hàng dệt may của Công ty không còn được phân chia thị trường như trước mà phải tự mình cạnh tranh với các đối thủ để tồn tại, tạo thương hiệu và thị phần riêng nhờ vào năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh sản phẩm và hoạt động xúc tiến thương mại, thâm nhập thị trường, sự quảng bá thương hiệu sản phẩm đến khách hàng của Công ty. Sức ép cạnh tranh của công ty tăng lên Lĩnh vực dệt may được mở rộng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này tham gia vào quá trình sản xuất và xuất khẩu. Do đó sự ép cạnh tranh của Công ty sẽ tăng. Bên cạnh đó, để tập trung sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tận dụng được giá nhân công rẻ sẽ khiến cho nguồn lao động bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên và cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lao động của Công ty cũng sẽ gay gắt hơn. 1.3.2.2. Cơ hội Mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng quy mô sản xuất Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sẽ có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước, tìm kiếm được thêm nhiều đối tác mới đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty nói riêng sẽ được hưởng những ưu đãi từ các quốc gia thành viên đó là: mức thuế suất nhập khẩu giảm, hạn ngạch được bãi bỏ… Điều này sẽ giảm được chi phí sản xuất khi bỏ hạn ngạch, làm tăng năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự ổn định hơn về thị trường cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Khi thị trường được mở rộng thì quy mô sản xuất của Công ty sẽ tăng lên do đó Công ty sẽ được hưởng những lợi ích kinh tế từ quy mô. Hơn nữa, Công ty còn có thể tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại trên thế giới để mở rộng sản xuất xuất khẩu. Hệ thống chính sách được minh bạch hóa tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu được thuận lợi Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới hệ thống chính sách của quốc gia. Nhà nước sẽ có những chính sách mới phù hợp hơn với tình hình phát triển. Với việc những chính sách được minh bạch hóa, Công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc làm thủ tục xuất khẩu từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời với việc minh bạch hóa chính sách sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào trong nước do đó Công ty có điều kiện tìm kiếm tiếp xúc với các nguồn vốn khác nhau tạo thuận lợi cho việc liên doanh liên kết để phát triển xuất khẩu với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách được hoàn thiện và minh bạch hóa sẽ giữ vai trò định hướng cho hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may của Công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Công ty. Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được cạnh tranh lành mạnh Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được cạnh tranh một cách lành mạnh với những điều kiện công bằng cho mọi đối thủ. Điều này tạo điều kiện cho Công ty có được những lợi thế như các đối thủ cạnh tranh khác nhờ đó Công ty có thể dựa vào những lợi thế riêng có của mình như giá nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Đồng thời cùng với xu thế hội nhập Công ty có điều kiện học tập, cọ xát, tìm hiểu từ nước ngoài, các đối thủ cạnh tranh để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2002 - 2007 2.1.1.1. Tình hình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam được đánh giá có nhiều ưu thế trong sản xuất hàng dệt may với một nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Hoạt động sản xuất hàng dệt may và sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu và ngày càng phát triển, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tới năm 2007, cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp dệt may và sử dụng khoảng 2 triệu lao động, sản xuất 1,8 tỷ sản phẩm dệt may, với 65% dành cho hoạt động xuất khẩu. Trong đó, số lượng các doanh nghiệp dệt may tập trung chủ yếu là ở thành phố Hồ Chí Minh với 1400 doanh nghiệp. Hiện nay, toàn ngành có năng lực sản xuất khoảng 10.000 tấn xơ bông, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu; 50 ngàn tấn xơ sợi tổng hợp, đáp ứng 30% nhu cầu; 260 nghìn tấn xơ sợi ngắn đáp ứng 60% nhu cầu. Về dệt, sản xuất được 150 ngàn tấn vải dệt kim đáp ứng 60% nhu cầu; vải dệt thoi 680 triệu m2, đáp ứng 60% nhu cầu. (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương). Ngành công nghiệp dệt may trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước bởi không chỉ phục vụ được nhu cầu thiết yếu của con người mà còn giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, có thế mạnh xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế. Đặc điểm của hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam hiện nay chủ yếu là “Cắt và may” để làm công ăn lương. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công xuất khẩu chỉ một phần nhỏ là xuất khẩu trực tiếp. Gia công xuất khẩu hàng dệt may là hình thức công ty nước ngoài đặt hàng số lượng, kiểu mẫu và cung cấp nguyên phụ liệu còn các doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công sẽ sử dụng lao động thực hiện công việc cắt, may thành sản phẩm dệt may hoàn chỉnh, đóng gói và giao hàng cho khách hàng nước ngoài tiêu thụ. Các doanh nghiệp Việt Nam được trả tiền công lao động với mức giá chỉ bằng 20 – 25% giá thành sản phẩm. Gia công xuất khẩu hàng dệt may là một lĩnh vực tương đối dễ đầu tư, cần ít vốn, không đòi hỏi lao động tay nghề cao và được nợ các loại thuế nên có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia song hoạt động sản xuất hàng dệt may lại phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Theo Trung Tâm thông tin thương mại (Bộ Công thương), để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu toàn ngành phải nhập khẩu khoảng 90% bông và 70% sợi mỗi năm. Cụ thể, năm 2007 mặt hàng bông của nước ta nhập khẩu tăng 17% về lượng và 22,4% về trị giá so với năm 2006, đạt 212 nghìn tấn với trị giá 268 triệu USD. Trong đó, Mỹ là thị trường cung ứng bông lớn nhất của Việt Nam trong năm 2007 đạt 63,9 nghìn tấn, trị giá 81 triệu USD. Tiếp theo là các thị trường Ấn Độ cung ứng 32,777 nghìn tấn, trị giá 40,171 triệu USD; thị trường Đài Loan cung ứng 15,439 nghìn tấn, trị giá 18,822 triệu USD. (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương, website: Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam theo thị trường năm 2007 Thị trường Lượng (tấn) Kim ngạch (triệu USD) Mỹ 63.952 81,090 Ấn Độ 32.777 40,171 Đài Loan 15.439 18,822 Thụy Sĩ 14.044 18,410 Anh 6.291 8,081 Brazil 5.102 6,977 Singapore 3.481 4,535 Trung Quốc 3.430 3,776 Pháp 3.016 3,729 Hàn Quốc 2.328 3,568 Úc 2.047 2,843 Đức 1.515 1,570 Nhật Bản 1.223 1,585 Bỉ 1.217 1,541 Nam Phi 1.188 1,663 Italia 953 0,843 Thổ Nhĩ Kỳ 726 0,529 Canada 660 0,480 (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương) Về mặt hàng sợi, năm 2007 Việt Nam nhập khẩu 425 nghìn tấn tăng 25,4% so với năm 2006 và đạt trị giá 744 triệu USD tăng 36,8% so với năm 2006. Trong đó, Đài Loan là thị trường cung cấp sợi lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 46,7% tổng lượng sợi nhập khẩu với trị giá 312,505 triệu USD và 198.692 tấn; đứng thứ hai là thị trường Thái Lan với 98,490 triệu USD và 63.156 tấn. (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương) Bảng 2.2. Kim ngạch nhập khẩu sợi của Việt Nam theo thị trường năm 2007 Thị trường Lượng (tấn) Kim ngạch (triệu USD) Đài Loan 198.692 312,505 Thái Lan 63.156 98,490 Trung Quốc 47.113 100,436 Hàn Quốc 31.198 73,504 Malaysia 33.376 52,317 Indonesia 24.710 42,741 Ấn Độ 7.197 14,142 Hồng Kông 6.811 13,499 Nhật Bản 3.226 11,878 Nam Phi 796 3,360 Singapore 1.061 2,740 Italia 333 1,695 Pháp 73 1,141 Mỹ 583 0,576 Đức 99 0,254 (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương) Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đã có những bước phát triển mới. Bên cạnh những lợi thế vốn có như nguồn lao động dồi dào, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm và tạo ra những sản phẩm có tính khác biệt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những lợi thế so sánh cho sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thông qua việc đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đó là các mặt hàng xơ sợi tổng hợp lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam của Công ty Formosa Industrial (Đồng Nai), các mặt hàng sợi CLC xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thiên Nam (Bình Dương), sợi lõi co dãn của Công ty Tainan Spinning (Đồng Nai)... các loại vải thun 4 chiều và đa chức năng của Tổng Công ty dệt Hà Nội, Công ty Lan Trần, Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công TPHCM... Sản phẩm Corel xuất khẩu châu Âu của Công ty Scavi, nhóm sản phẩm cao cấp của công ty Tổng Công ty May Việt Tiến, May 10, Công ty Cổ phần Sài Gòn 2... Đây được coi là sự chuyển biến mạnh mẽ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 2.1.1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua là một trong những ngành có đóng góp lớn và ổn định vào mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Dệt may trong những năm qua trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ tăng trung bình 26% mỗi năm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 1,9754 tỷ USD đã tăng lên 2,7327 tỷ USD năm 2002 (tăng 38,33% so với năm 2001) và đạt 3,609 tỷ USD năm 2003 (tăng 32,06% so với năm 2002). Giai đoạn 2004 – 2006, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng song có xu hướng tăng chậm lại, năm 2004 đạt 4,3856 tỷ USD lên 4,8384 tỷ USD năm 2005 (tăng 10,32% so với năm 2004) và đạt 5,834 tỷ USD năm 2006 (tăng 20,57% so với năm 2005). (Nguồn: Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005 và Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 – 4/2008 Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (tỷ USD) Tốc độ tăng (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tỷ USD) Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may (%) 2001 1,9754 - 15,029 13,14 2002 2,7327 38,33 16,706 16,35 2003 3,609 32,06 20,176 17,88 2004 4,3856 21.52 26,503 16,54 2005 4,8384 10,32 32,44 14,91 2006 5,834 20,57 39,605 14,73 2007 7,78 31,02 48,0 16,2 4/2008 2,545 - 18,4 - Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 – 4/2008 Đơn vị: Triệu USD (Nguồn: Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005 và Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) Bước sang năm 2007, với những thách thức đặt ra khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành dệt may được đánh giá là ngành sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Với những nỗ lực từ phía nhà nước và các doanh nghiệp, ngành dệt may đã từng bước vượt qua khó khăn đạt được mức tăng trưởng cao và trở thành mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2007 đạt 7,78 tỷ USD tăng 31,02% so với năm 2006 và chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính tới tháng 4/2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 2,545 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2007. Với những thành tích đạt được, hàng dệt may Việt Nam hiện ngày càng được củng cố trên thị trường thế giới, đưa Việt Nam đứng trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexixo, Hồng Kông, Bangladesh và xấp xỉ bằng Indoneisia và Mỹ. 2.1.2.3. Chủng loại sản phẩm xuất khẩu Các sản phẩm dệt may xuất khẩu của nước ta nhìn chung khá đa dạng về chủng loại và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là : áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áo trẻ em, quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic, áo len, quần jean, áo nỉ, bít tất, găng tay… Trong đó, mặt hàng áo thun là mặt hàng có giá trị kim ngạch cao nhất năm 2007 đạt 1,535 tỷ USD tăng 62,41% so với năm 2006 và chiếm 19,74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của toàn ngành. Đứng thứ hai là mặt hàng quần dài đạt 1.3551 tỷ USD tăng 27% so với năm 2006, chiếm 17,37% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Tiếp theo là mặt hàng áo Jacket đạt 1,120 tỷ USD tăng 28,76% so với năm 2006 và chiếm 14,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu chính, kim ngạch của các mặt hàng quần short, váy, quần áo trẻ em, quần áo ngủ, găng tăy, khăn, quần jean, áo nỉ, bít tất có tốc độ tăng trưởng cao từ 47,3% - 175,56%. Đặc biệt năm 2007, hàng dệt may Việt Nam bắt đầu xuất khẩu mặt hàng quần áo y tế bước đầu đạt 13,426 triệu USD chiếm 0,17% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương) Bảng 2.4: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2007 Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 (triệu USD) Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng năm 2007 so với năm 2006 (%) Áo thun 945,47 1535,52 62,41 Quần dài 1063,97 1351,29 27,0 Áo Jacket 870,36 1120,69 28,76 Áo sơ mi 417,13 465,21 11,52 Áo khoác 289,50 368,24 27,20 Quần short 214,00 354,99 47,30 Váy 197,06 321,21 63,0 Quần áo trẻ em 131,83 259,92 97,16 Quần áo ngủ 40,72 69,46 70,56 Găng tay 28,98 60,05 107,17 Khăn 12,44 33,80 171,59 Quần Jean 11,34 31,25 175,56 Áo nỉ 16,62 26,24 57,90 Bít tất 7,52 14,89 97,98 (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương) Hình 2.2: Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam qua các năm Năm 2006 Năm 2007 (Nguồn:Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương) 2.1.1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu Hàng dệt may Việt Nam hiện có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó phần lớn là xuất khẩu sang các thị trường lớn “khó tính” như Mỹ, EU, Nhật Bản. Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam hiện nay chiếm trên 50% thị phần hàng dệt may xuất khẩu với kim ngạch tăng trưởng mạnh từ mức 1034,5 triệu USD năm 2002 lên 1998 triệu USD năm 2003 tăng 93,13% so với năm 2002; năm 2004 đạt 2474,4 triệu USD tăng 23,84% so với năm 2003. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng nhẹ đạt 2602 triệu USD tăng 5,15% so với năm 2004. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ gặp khó khăn trong những tháng đầu năm, liên tiếp nhiều đơn đặt hàng bị hủy bỏ do Mỹ áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam song với những giải pháp hợp lý xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ năm này đạt kết quả cao với kim ngạch 4470 tỷ USD tăng 46,84% so với năm 2006.(Nguồn: Trích Bảng 2.5) Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang một số thị trường Đơn vị: Triệu USD Năm Mỹ EU Nhật Bản Đài Loan 2002 1034,5 546 484,9 208,8 2003 1998 537,1 474 171,4 2004 2474,4 760 531 200,5 2005 2602 882,8 603,9 191 2006 3044 1243 627 181 2007 4470 1449 703 - (Nguồn: Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005 và Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam. Đây là thị trường luôn được coi là truyền thống và tiềm năng của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, có nhu cầu hàng dệt may đa dạng, từ sản phẩm cấp thấp đến chất lượng cao, nên rất phù hợp với năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam. Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đều duy trì mức tăng trưởng khá. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu vào EU chỉ đạt 546 triệu USD và giảm xuống còn 537,1 triệu USD vào năm 2003. Năm 2006 là năm đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đạt 1,243 tỷ USD tăng 40,8% so với năm 2005. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt 1449 triệu USD tăng 16,57% so với năm 2006. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào hầu hết các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) từ các thành viên cũ như Đức, Anh, Pháp… tới các thành viên mới Séc, Áo, BaLan, Hungary.. trong đó Đức là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối. Điều này đã cho thấy, sự tăng trưởng của hàng dệt may Việt Nam là trên toàn bộ thị trường EU mà không tập trung vào một số thị trường đồng thời cũng khẳng định năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại EU. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam. Đây là một thị trường có nhiều quy định trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa đặc biệt là quy định về xuất xứ sản phẩm. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khá ổn định tăng từ mức 484,9 triệu USD năm 2001 lên 627 triệu USD năm 2006 và đạt 703 triệu USD năm 2007 tăng 12,12% so với năm 2006.( Nguồn: Trích bảng số liệu 2.5) Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2002- 2007 Năm 2002 Năm 2007 (Nguồn: Tổng hợp, tính toán Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương) Năm 2007 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam. Lần đầu tiên, dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất vượt mức xuất khẩu dầu thô. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam đạt 4,47 tỷ USD chiếm 57,45% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tiếp đó là EU chiếm 18,62%, Nhật Bản chiếm 9,03% và các thị trường khác là 14,9%. Điều này cho thấy, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất và tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới. 2.1.2. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2.1.2.1. Những kết quả đạt được - Dệt may trở thành một ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn với tốc độ tăng trưởng khá nhanh bình quân 26%/năm, chiếm từ 13 -17% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Các doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng dệt may đã có đóng góp rất lớn cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Năm 2007, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hàng dệt may Việt Nam khi đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch lớn nhất. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và cũng là thị trường xuất khẩu số 1 của hàng dệt may Việt Nam chiếm từ 50 – 60% tỷ trọng thị trường xuất khẩu, có ảnh hưởng chi phối rất lớn tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu hàng dệt may có nhiều thuận lợi vì được bãi bỏ chế độ hạn ngạch. Tuy nhiên tại thị trường Mỹ, Việt Nam bị áp đặt cơ chế giám sát ngặt nghèo khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may những tháng đầu năm 2007 gặp nhiều khó khăn. Với những hướng đi hợp lý, Hiệp hội dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp đã tiến hành kiểm soát chặt lượng hàng, không để hàng ồ ạt vào Mỹ nhất là những cat nhạy cảm đồng thời hướng sản xuất xuất khẩu ở thị trường này vào những cat khó làm giá trị tăng cao. Do đó, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong năm qua đã mang lại những kết quả lớn cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là tại thị trường Mỹ. - Chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu ngày càng nâng cao. Hàng dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu theo mẫu mã, chủng loại sản phẩm do bên đặt gia công yêu cầu và nhận phí gia công thông qua lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ. Vì vậy, chất lượng của sản phẩm dệt may chủ yếu được đánh giá thông qua nguyên vật liệu, phụ kiện cho ngành dệt may, mẫu mã và chất lượng nguồn lao động. Trong những năm gần đây bên cạnh việc tìm kiếm, lựa chọn nguồn nguyên liệu nhập khẩu đạt chất lượng cao phục vụ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may, Hiệp hội dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may đã chủ động tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm dệt may xuất khẩu, tức tăng dần việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng dệt may. Nếu như năm 2003, tỷ lệ nội địa hóa mới đạt khoảng 30% thì năm 2007 đã đạt 40%, đặc biệt là khâu sản xuất vải và phụ liệu.(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam,www.vietnamtextile.org.vn) Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng bắt đầu đi sâu vào thiết kế sản phẩm dệt may để tăng giá trị gia công xuất khẩu đồng thời từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm chuyển dần từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp. - Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may ngày càng chủ động và tích cực mở rộng và phát triển thị trường nâng cao thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thế giới. Bên cạnh việc khai thác các thị trường lớn và truyền thống (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU), các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đã ngày càng tìm kiếm, mở rộng thêm các thị trường mới tiềm năng đồng thời đã có nhiều cố gắng trong việc đa dạng hóa thị trường nên kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cao, phần lớn các thị trường đều tăng trưởng trong đó các thị trường có mức tăng trưởng cao như: Thổ Nhĩ Kỳ (tăng trên 500%), Nam Phi (tăng 400%), Achentina (tăng 60%), Canada (tăng 35%)….(Nguồn: Tạp chí công nghiệp Việt Nam tháng 1/2008) - Hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường được quan tâm và phát triển hơn trước, Hiệp hội dệt may Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới, tổ chức triển lãm hội chợ quốc tế trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác kinh doanh, nhanh chóng thu thập, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa…. 2.1.2.2. Những mặt hạn chế - Công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu. Lâu nay Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn cung cấp với giá cả hợp lý, ổn định và sẵn có để phục vụ sản xuất và gia công xuất khẩu. Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất: nhập khẩu bông là 90%, xơ sợi tổng hợp nhập gần 100%, hóa chất thuốc nhuộm và máy móc thiết bị nhập gần 100%, vải 70%, sợi trên 50%, phụ liệu may khoảng 50% từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Không, chỉ có một lượng nhỏ là nguyên liệu trong nước song chi phí khá cao tác động lớn tới khả nảng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu. Mặc dù, trong những năm gần đây Việt Nam đã tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may để tăng giá trị nhưng thực tế cho thấy Việt Nam đang khó khăn lớn trong vấn đề này khi ngành trồng bông và dệt hiện nay không được tái đầu tư nhiều do lợi nhuận xuất khẩu hàng dệt may không cao.(Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương) - Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao, giá trị gia tăng thấp. Theo tính toán của Hiệp hội dệt may Việt Nam, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt mức cao nhất từ trước đến nay song để xuất khẩu được 7,78 tỷ USD dệt may năm 2007 thì các doanh nghiệp trong ngành phải chi trên 5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Do đó, giá trị thực mà ngành dệt may tạo ra còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 25 -30% kim ngạch xuất khẩu. (Nguồn:Sài Gòn giải phóng tháng 1/2008). Điều này cho thấy ngành dệt may Việt Nam phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng đặc biệt là Việt Nam được đánh giá là có những một số thuận lợi lớn trong hoạt động xuất khẩu dệt may như: đa số các doanh nghiệp đều có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá so với khu vực và thế giới; tốc độ đổi mới công nghệ của ngành cao; năng lực cạnh tranh của ngành tốt; lực lượng lao động dồi dào, năng suất, tay nghề tốt... là những ưu thế nổi bật để ngành dệt may phát triển. - Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu gia công xuất khẩu, xuất khẩu qua trung gian nên khả năng tiếp cận với kênh phân phối thấp và tính chủ động trong hoạt động xuất khẩu bị hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào mẫu mã, kiểu dáng của nước ngoài. Do đó, các hợp đồng gia công của doanh nghiệp thường thực hiện một cách tràn lan, chạy theo lợi nhuận, không có chiến lược phát triển lâu dài, hiệu quả thấp. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may rất lớn nhưng còn tồn tại tình trạng doanh nghiệp vẫn còn lung túng hay chưa xác định được mặt hàng, thị phần phù hợp với điều kiện hoạt động của mình. - Cơ ._.xuất khẩu. Do đó, để phát triển nghề trồng bông trên một diện rộng trở thành một ngành sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, nhà nước cần khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng bông; hỗ trợ bước đầu về phân bón, giống cây; hỗ trợ kỹ thuật canh tác; tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị cây bông trong sản xuất và trồng trọt để mở rộng diện tích trồng bông trong cả nước đảm bảo nguồn cung ổn định về số lượng và chất lượng cho sản xuất, tạo lợi thế so sánh cho sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, cần tiến hành quy hoạch các vùng nguyên liệu một cách hợp lý, gần các cơ sở chế biến và dựa trên lợi thế của từng địa phương để tạo ra các vùng chuyên canh lớn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước. - Đối với các doanh nghiệp dệt may, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vay vốn tín dụng cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy chế biến nguyên liệu đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài về tổ chức và quản lý quy trình sản xuất xuất khẩu và phát triển ngành nguyên phụ liệu dệt may. Trong thời gian đầu khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng đủ, công nghệ chế biến còn hạn chế thì nhà nước cần đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may, đưa các thiết bị sản xuất vải, nhuộm… vào quá trình sản suất trong nước. 3.2.3.2. Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại Xúc tiến thương mại là một biện pháp hữu hiệu để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp hỗ trợ, trợ cấp đối với doanh nghiệp mang tính bảo hộ, không phù hợp với thông lệ quốc tế đều bị hủy bỏ. Do đó, xúc tiến thương mại là một biện pháp được các quốc gia lựa chọn và đẩy mạnh hoạt động để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đây là một hình thức hỗ trợ vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa mang tính chất tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh. Trong những năm gần đây, hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu đã và đang từng bước được bãi bỏ trên hàng loạt các thị trường xuất khẩu. Điều này là một cơ hội lớn cho hàng dệt may Việt Nam gia tăng khối lượng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài nhưng đồng thời cũng đặt ra một thách thức lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt, chỉ những sản phẩm quốc gia nào có khả năng cạnh tranh được mới có thể đứng vững trên thị trường. Điều này đỏi hỏi sản phẩm dệt may trong thời gian tới không chỉ có chất lượng cao mà hoạt động xúc tiến thương mại cũng phải ngày càng hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Công tác xúc tiến thương mại của nhà nước hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu của mình sang thị trường nước ngoài, mở rộng quy mô sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều này, công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và ngành dệt may xuất khẩu nói riêng cần tập trung thực hiện đồng bộ các vấn đề sau: - Tích cực và tiếp tục tổ chức các hội nghị, diễn đàn kinh tế trong và ngoài nước để giới thiệu về thị trường, ngành hàng và mặt hàng xuất khẩu. Trong đó, các hội nghị, diễn đàn cần thực hiện theo hướng: một là, tổ chức hội nghĩ, diễn đàn về ngành hàng cho các đối tác nước ngoài để họ có cơ hội tìm hiểu về thông tin chính sách của Việt Nam, mặt hàng xuất khẩu, thông tin về doanh nghiệp trong đó các cơ quan thương vụ ở nước ngoài và hiệp hội ngành hàng nên chủ động thông báo và trực tiếp đến tiếp cận với các đối tác kinh doanh trong ngành đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn, qua đó tìm hiểu thông tin về yêu cầu đối tác, nhu cầu thị trường. Hai là, tổ chức hội nghị, diễn đàn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước hội thảo về kinh nghiệm xuất khẩu, về nguyện vọng và những vấn đề mà doanh nghiệp còn vướng mắc trong quá trình sản xuất xuất khẩu. Đồng thời thông qua các hội nghị, diễn đàn kinh tế nhà nước sẽ phổ biến thêm thông tin về thị trường, bạn hàng, tiến hành tư vấn pháp luật thương mại quốc tế, chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thông tin về những hỗ trợ và thay đổi chính sách kinh tế của Việt Nam liên quan đến sản xuất xuất khẩu hàng dệt may…. Các hội nghị cần thực hiện một cách thường xuyên, học tập kinh nghiệm tổ chức của các nước, ban tổ chức cần thông báo đầy đủ và chi tiết tới đối tác nước ngoài, doanh nghiệp về thời gian tổ chức, địa điểm và chương trình. - Thường xuyên tổ chức các hội trợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm giới thiệu mặt hàng, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, tìm hiểu về các mặt hàng xuất khẩu của các quốc gia có thế mạnh trong sản xuất xuất khẩu dệt may. Để tổ chức có hiệu quả, khoa học các hoạt động này, nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp cần thông tin tới bạn hàng, đối tác nước ngoài thông qua hình thức trực tiếp cử cán bộ đi mời, thông báo trên các phương tiện truyền thông kết hợp với gửi giấy mời đến từng đối tác. Đối với các doanh nghiệp trong nước, nhà nước nên thông qua Hiệp hội dệt may gửi giấy mời tới các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu dệt may trong cả nước đặc biệt là các doanh nghiệp mới tham gia hoạt động xuất khẩu dệt may. Bên cạnh đó, nhà nước cần có sự hỗ trợ về chi phí, địa điểm tổ chức đối với các doanh nghiệp và bạn hàng tham gia đặc biệt đối với bạn hàng, đối tác nước ngoài chúng ta cần thực hiện thông thoáng về chính sách khi đem hàng đi triển lãm, hỗ trợ về kinh phí trong thời gian tham gia triển lãm, hội chợ. Các gian hàng và địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm cần được thiết kế tổ chức một cách khoa học, tạo được ấn tượng tốt khi tham gia và trưng bày sản phẩm. Các sản phẩm đem đi trưng bày tại triển lãm hội chợ cần được lựa chọn một cách kỹ càng, phù hợp với mục đích tham gia, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về catalogue, quà tặng và các tài liệu liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm, gian hàng đến các khách hàng… - Thành lập các cơ quan thương vụ tại nhiều vùng miền, địa phương tại nước ngoài để hỗ trợ thông tin về nhu cầu, bạn hàng cho doanh nghiệp một cách chính xác, nhanh chóng đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán với đối tác. Ngoài ra, chúng ta cần đẩy mạnh quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới để phát triển quan hệ ngoại thương, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Tóm lại, các hoạt động xúc tiến thương mại cần triển khai theo các chương trình cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại giữa Việt Nam với các nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dệt may. Việc cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ trong và ngoài nước, phát triển thương hiệu,… cần tập trung vào các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn và quan tâm tới các mặt hàng có tiềm năng sản xuất trong nước tạo ra lợi thế riêng có so với các đối thủ cạnh tranh. Nhà nước cần có chương trình cụ thể mở rộng thị trường, nhất là các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản và có chính sách cụ thể cho từng khu vực thị trường để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra các thị trường quốc tế. 3.2.3.3. Chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực Hàng năm, ngành dệt may thu hút trên 2 triệu lao động song nguồn lao động trong quá trình sản xuất là vấn đề gặp nhiều khó khăn của ngành dệt may. Lao động trong ngành dệt may chủ yếu là lao động phổ thông và có trình độ tay nghề thấp, lương nhân công thấp, tình trạng đình công thường xuyên xảy ra, sự dịch chuyển nguồn lao động qua các vùng thiếu sự đồng bộ, quy hoạch là yếu tố làm giảm năng lực sản xuất của ngành dệt may hiện nay. Trong khi đó, dệt may lại là một ngành xuất khẩu có kim ngạch lớn, tiềm năng và là lợi thế xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, để phát triển ngành dệt may Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đóng góp lớn vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới đòi hỏi nhà nước cần có một chính sách nguồn nhân lực hợp lý. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước nên áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giúp doanh nghiệp hạn chế sự ứ đọng về tiền ở cơ quan thuế, thực hiện tốt chính sách tiền lương tiền thưởng từ đó nâng cao mức lương cho người lao động phù hợp với mức sống hiện tại. Bên cạnh đó, nhà nước nên có chính sách hỗ trợ người lao động thông qua việc quy hoạch các khu công nghiệp nhà máy hợp lý, xây dựng và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây nhà cho công nhân thuê với giá ưu đãi đồng thời tìm hiểu về nguyện vọng và nhu cầu người lao động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân từ đó giảm thiểu rủi ro về đình công, bỏ việc, hạn chế sự dịch chuyển nguồn lao động sang các ngành khác, tạo sự gắn kết giữa công nhân và doanh nghiệp. Trong tương lai, nhu cầu về tạo mốt sẽ trở thành xu hướng chính trong ngành dệt may là yếu tố cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy, để có một chiến lược phát triển lâu dài cho ngành dệt may nhà nước cần tiến hành nâng cấp các trường đào tạo và thiết kế mẫu mốt, trường đào tạo nghề để có lực lượng lao động tốt và có đội ngũ thiết kế theo kịp thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần có chính sách liên kết với các trường và tổ chức đào tạo nước ngoài để nâng cao trình độ sản xuất trong nước. Nhìn chung, để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng cao phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, nhà nước và các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các biện pháp từ đào tạo nghề, kỹ năng thực hành máy, các nhà thiết kế mẫu, thiết kế công nghiệp ( thiết kế nguyên liệu vải sợi) cho đến công tác quản lý và tổ chức sản xuất trên các dây chuyền, chăm lo nâng cao đời sống công nhân. KẾT LUẬN Đẩy mạnh xuất khẩu là một vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia và doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra một cách gay gắt đã đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu giữa vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tạo đà cho sự phát triển kinh tế. Quá trình thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong những năm qua đã đạt được những thành công lớn đưa dệt may trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất Việt Nam nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức cần phải giải quyết. Trưởng thành từ một Công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không đã từng bước khẳng định mình trong hoạt động xuất khẩu dệt may với kim ngạch ngày càng tăng cao, thị trường ngày càng mở rộng. Đứng trước những thách thức của sự phát triển và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về sự cạnh tranh từ công nghệ sản xuất, yếu tố chất lượng sản phẩm… đã cho thấy hoạt động xuất khẩu dệt may của Công ty còn nhiều hạn chế về thị phần và hoạt động xúc tiến thương mại. Những hạn chế của Công ty xuất phát chủ yế từ những nguyên nhân về: thiếu nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất, giá trị gia công thấp, chất lượng các sản phẩm chưa cao, chưa có sự đầu tư cho hoạt động thiết kế thời trang, trình độ của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được hết các yêu cầu… Đây sẽ là những khó khăn và thách thức rất lớn đặt ra đối với Công ty trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tìm hiểu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, bài luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng Không. Trong đó, các giải pháp về phía Công ty được đề xuất tập trung vào các vấn đề: nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Các giải pháp về phía nhà nước chủ yếu đi sâu vào các vấn đề: phát triển nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Hy vọng rằng, trong tương lai Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không sẽ luôn phát triển, kinh doanh một cách hiệu quả, trở thành một công ty xuất khẩu dệt may uy tín, thành công và tạo lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không (2008), Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2007 Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không (2008), Báo cáo Tài chính giai đoạn 2003 – 2007 PG.TS.Tô Xuân Dân, Giáo trình Chính sách Kinh tế Đối ngoại, NXB Thống kê GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (2002), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội GS.TS. Võ Thanh Thu (2005), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê. Nguyễn Thành Danh, Thương mại quốc tế, NXB Lao động – Xã hội Tổng cục Thống kê, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005, NXB Thống kê - Hà Nội Nguyễn Bá Ngọc, WTO – Thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội Tạp chí: Bộ Công thương - Tạp chí thương mại, số 3, 4, 5, 13, 14 (2008) Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương, Bản tin xuất khẩu, số 36, 39,57, 64 – tháng 2/2008. Niêm giám thống kê năm 2005, 2006 Thời báo kinh tế Việt Nam Tạp chí Kinh tế phát triển Tạp chí Kinh tế thế giới Website: 1.Năm 2008, Bộ Công Thương Link: 2.Năm 2007,Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không. Link: 3.Năm 2008, Hiệp hội dệt may Việt Nam Link: 4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Link: 5. Năm 2007,Tổng công ty Hàng Không Việt Nam. Link: 6. Năm 2008, Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương Link: PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 Định hướng phát triển Để phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa để tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho ngành dệt may tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả trong giai đoạn 2015 – 2020, ngành dệt may đã đề ra định hướng như sau: Về sản phẩm - Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. - Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành. - Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này. - Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt. Về đầu tư và phát triển sản xuất Đối với các doanh nghiệp dệt may:  Từng bước đi dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải: + Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường. + Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ. Về vấn đề bảo vệ môi trường - Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và các quy định pháp luật về môi trường. - Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp. - Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt may, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000. - Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường. - Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường. - Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu phát triển Mục tiêu tổng quát       Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Mục tiêu cụ thể Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2011-2020 - Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 - 18% 12-14% - Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15% Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:  Chỉ tiêu Đơn vị tính Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020 1. Doanh thu Triệu USD 14.800 22.500 31.000 2. Xuất khẩu Triệu USD 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao động Nghìn người 2.500 2.750 3.000 4. Tỷ lệ nội địa hóa % 50 60 70 5. Sản phẩm chính: - Bông xơ - Xơ, Sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - Sản phẩm may 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn Triệu m2 Triệu SP 20 120 350 1.000 1.800 40 210 500 1.500 2.850 60 300 650 2.000 4.000 Phụ lục 2: Các quy định ngành dệt may của EU 1.Các nhãn sinh thái Ecolabel Nhu cầu cho các sản phẩm mang tính môi trường ngày càng tăng, đặc biệt trong lĩnh vực hàng tiên dùng; người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm dễ dàng được nhận diện và được gắn nhãn theo sự khuyến khích của luật pháp. Những dấu xác nhận tiêu chuẩn cho sản phẩm mang tính môi trường thường được biết đến như một nhãn sinh thái. Những dấu xác nhận chỉ ra rằng sản phẩm giảm ảnh hưởng đến môi trường so với các sản phẩm tương tự. Các nhãn sinh thái mang tính chất tự nguyện tuy nhiên có thể cho rằng đây là một công cụ cạnh tranh mạnh. 4 nhãn hiệu quan trọng tại EU được áp dụng cho các sản phẩm may mặc thông thường là EU Ecolabel, nhãn OKO-Tex, SKAL EKO và nhãn SG - EU ecolabel: Nhãn hiệu EU Ecolabel được áp dụng cho drap trải dường và áo thun (Theo Quyết định 96/304/EC). EU Ecolabel được áp dụng cho áo thun dệt kim, áo thun trơn, cổ tròn, áo tay ngăn hoặc tay dài, được thiết kế để mặc ngoài trời. Hàng thêu và hàng in, ngoại trừ hàng in nền nhựa. Chỉ sử dụng chỉ may cho hàng thêu. Áo thun để bán không được chỉnh sửa. - Milieukeur: Dutch Stichting Milieuker (Nền tảng khảo sát môi trường – environmental Review Foundation) đã được xây dựng các tiêu chuẩn cho ngày dệt may. Các tiêu chuẩn tập trung vào tiến trình chế biến/tinh chế các sản phẩm dệt. Các yêu cầu quy định về chất thải vào không khí và nước. Không cho phép sử dụng cloride trong tẩy sản phẩm. Ngoài ra cũng quy định mức tối đa cho phép đối với các loại kim loại nặng có trong sản phẩm cuối cùng và cũng có những giới hạn đối với thuốc trừ sâu orgnochloride, EOX, các chất tạo mầu và formaldehyde. - OKO-Tex: Nhãn tiêu chuẩn OKO- Tex 100’ (theo Các tiêu chuẩn Châu âu Điều hoà EN45014) không kiểm tra toàn bộ quá trình chế biến sản phẩm, chỉ tập trung vào sản phẩm cuối cùng. Nhãn hiện này rất thông dụng tại Đức. - SKAL: SKAL là một cơ quan kiểm định quốc tế độc lập đối với các phương pháp sản xuất hữu cơ và cơ quan này sở hữu dấu xác nhận nhận đăng ký chính thức EKO. SKAL được Chính phủ Hà Lan và Đức ủy quyền theo quy định ECC 2092/91. Hệ thống kiểm định của SKAL áp dụng trên toàn bộ dây truyền sản xuất từ thu hoạch bông cho đến sản xuất ra sợi. Hệ thống tập trung vào các giai đoạn sản xuầt và kiểm tra giai đoạn nào được cho phép, giai đoạn nào không. Và hệ thống cũng có những tiêu chuẩn cho các tiến trình hoàn tất được cho phép như sử lý không thấm nước, sử lý không co, phủ bên ngoài, tạo độ bền, thấm nước hoặc không thấm nước… SKAL cũng định rõ những yêu cầu đối với sản phẩm cuối cùng và đóng gói cho hàng dệt. - Nhãn SG: Nhãn SG (Schadstoffgepruft-Zeichen) viết tắt từ nghĩa ‘kiểm tra các chất nguy hiểm’, không chỉ áp dụng cho ngành dệt may, mà còn áp dụng cho nhiều nhóm sản phẩm khác. Nó quy định những mức giới hạn cho các chất nguy hiểm như formaldehyde, pentachlorophenol (PC), chlorified phenols (non –PCP), thuốc trừ sâu, arsen, chì, cadmium, thủy ngân, nickel, chromium… Các điều kiện lao động :”Schone Keren Kampagne”/”Chiến dịch Quần áo Sạch”: Bên cạnh các nhãn hiệu sinh thái trên sản phẩm, EU cũng thực hiện những chương trình với nội dung cải thiện các điều kiện lao động trong ngành công nghiệp may. Với mục đích này Quy tắc Đạo đức – Code of Conduct đã được phát triển : the “Eerlijk Handels handvest voor kleding” – EHH, Các Quy định Thương mại Công Bằng cho ngành may mặc. Các vấn đề được xem xét là: - Thanh toán lương thực - Tự do trong tổ chức và đàm phán lương tập thể - Không bắt buộc làm thêm giờ - Không phân biệt đối xử - Không sử dụng lao động trẻ em - Các điều kiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc Các tiêu chuẩn được đưa ra dựa trên cơ sử các hiệp định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). d. Các tiêu chuẩn về môi trường Các tiến trình thực hiện nhãn sinh thái nhắm tới các sản phẩm và chỉ ra rằng sản phẩm có nhãn có một hiệu ứng với môi trường thấp hơn so với các sản phẩm khác. Nếu một nhà sản xuất muốn chỉ ra cho mọi người biết rằng mình sản xuất theo phương pháp bảo vệ môi trường, nhà sản xuất có thể tuân thủ theo các tiêu chuẩn được đặt ra cho mục đích này. Hiện tại 2 hệ thống tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và chung nhất là ISO 14001 và EMAS. Cả hai tiêu chuẩn này đều dựa trên các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000. EMAS chủ yếu được áp dụng cho các công ty sản xuất tại EU vào EMAS chỉ được áp dụng rộng rãi tại Đức. Hệ thống EMAS tương đối khó đối với các doanh nghiệp và tốn nhiều chi phí do vậy các công ty nên sử dụng ISO 14001. e. Các vấn đề liên quan đến sản phẩm Các vật liệu chính sử dụng cho sản xuất các sản phẩm may mặc thông thường là bông và sợi nhân tạo. Trong quá trình sản xuất nhiều chất độc hại được thải ra. Quá trình sản xuất có nhiều ảnh hưởng đến môi trường: Chế biến sản xuất: ảnh hưởng lớn nhất chủ yếu trong giai đoạn trồng trọt nguyên liệu thô và giai đoạn sản xuất vải. Các quá trình này tiêu thụ một lượng nước rất lớn và nhiều hoá chất được sử dụng trong quá trình sử lý ướt và tạo ra nhiều chất thải. Rất nhiều nước được sử dụng trong quá trình chế biến tinh lọc vài. Sau đó nước được bỏ đi dưới dạng nước thải sau khi đã qua nhiều tiến trình sử lý nhiều chất khác nhau. Một lượng lớn các chất có oxygen được thải ra trong nước thải khi tạo khổ và làm sạch sợi vải. Trong vài trường hợp, có một lượng nhỏ chất biocide được tìmthấy trong các nguyên liệu cotton thô. Nhiều chất độc không thể hủy bằng phương pháp vi khuẩn cũng có thể tìm thấy trong quá trình giặt tẩy phi i-ong. Các chất tẩy rửa này có thể là nguyên nhân gây nên các vấn đề trên bề mặt nước. Chất ảnh hưởng đến môi trường quan trọng nhất là hypochloride thải ra trong quá trình tẩy trắng. Một lợi thế của quần áo bằng sợi nhân tạo là sử dụng ít hoá chất trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên điểm bất lợi là sử dụng nguồn dự trữ dầu mỏ. In và nhuộm: Nhuộm là 1 giai đoạn chính làm ô nhiễm nước thải trong quá trình in và nhuộm. Tỉ lệ phần trăm nhuộm không cố định trên vải, thay đổi từ 1-2% đối với thuốc nhuộm mầu và crom và từ 30-40% đối với thuốc nhuộm phản ứng và phosphorus. Trong 1 nghiên cứu trên 300 loại thuốc nhuộm, kết quả cho thấy 2% chất nhuộm vải rất độc khi kết hợp với nước. Đa số các loại thuốc nhuộm có tính bền vững và có thể được coi là không manh tính sinh thái hoặc khá nguy hiểm đối với môi trường. Nhiều loại thuốc nhuộm cho cấu trúc hoá học có một số chất gây ung thư như hợp chất di, tri và poly-azo. Một số loại thuốc nhuộm còn chứa các kim loại nặng như đồng, crom hoặc cobalt. Các loại thuốc nhuộm phản ứng mầu và thuốc nhuộm trực tiếp thường không độc. Các chất mang độc tố được tìm thấy trong phần dư của bồn nhuộm và trong nước thải; tuy nhiên các chất này được coi là ít độc đối với các tổ chức nước tuy nhiên vẫn có tính bền vững. Nhuộm mang sắc thái môi trường hơn: Kế hoạch sản xuất và quy mô thích hợp sẽ tạo hiệu quả cao hơn trong quá trình nhuộm. Một số hướng dẫn là: - Cho nhiều sợi vào một bồn nhuộm - Tránh sử dụng 1 bồn chứa đầy thuốc nhuộm cho 1 số nhỏ sợi - Kiểm tra khả năng nhuộm những lô sau với cùng hoặc với mầu tối hơn Việc sử dụng lại bồn nhuộm là một phương pháp có thể được thực hiện nhằm giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng và giảm sử dụng nguồn nước, trong một vài ứng dụng sử lý ướt đối với vải. Một phương pháp nhuộm cải tiến là nhuộm bồn đệm – pad batch dyeing (phương pháp chân không). Biện pháp này đã được thực hiện thành công đối với nhiều ứng dụng. Đối với phương pháp này, sợi đã được chuẩn bị được nhúng vào một dung dịch chứa thuốc nhuộm sợi phản ứng, được chộn trước với alkali. Dung dịch dư sẽ được vắt ra khỏi bằng máy cán. Sợi được xếp theo cuộn hoặc trong hộp và bọc trong bao film nhựa nhằm ngăn cản sự hấp thụ của carbon dioxide từ không khí hoặc sự bay hơi nước. Tiếp theo sợi được giữ từ 2 đến 12 tiếng. Sau đó sợi được rửa bằng nhiều phương pháp, phụ thuộc vào thiết bị sẵn có của từng nhà sản xuất. Thuốc nhuộm sạch: Các loại thuốc nhuộm từ thực vật mang tính môi trường hơn là các loại thuốc nhuộm từ nguyên liệu hoá thạch. Xử lý nước: Sử dụng hiệu quả nước là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất sạch khi sử lý vải sợi. Có nhiều phương pháp tái sử lý nước: - Nhuộm hồ nước lạnh – cone-dye cooling water; - Tái sử lý nước từ hệ thống điều hoà nhiệt độ; - Cải thiện việc cải tạo lại nước cứng và dịch vụ; - Kế hoạch bảo trì các cửa hơi; Nhuộm Azo và các chất độc hại khác: Các loại thuốc nhuộm Azo được sử dụng trong quá trình tạo mầu cho vải sợi. Một số chất tạo mầu azo có chứa tính chất gây ung thư hoặc có thể hình thành các chất amin mà có các chất gây ung thư và các chất dễ biến đổi. Nhiều loại thuốc nhuộm azo bị cấm tại Đức, lệnh cấm các loại thuốc nhuộm azo được áp dụng cho tất cả các sản phẩm tiếp xúc với da trong thời gian dài. Tại Hà Lan, lệnh cấm thuốc nhuộm azo chỉ áp dụng đối với giày dép, grap trải giuờng và quần áo. Nhìn chung khoảng 120 loại thuốc nhuộm azo bị cấm. Một số chất khác cũng bị cấm tại một số các quốc gia thành viên EU là pentachlorophenol, một số chất làm chậm cháy, PCB và PCT, asbestos, cadmium, formaldehyde và nickel. 2. Đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn a. Đóng gói Cần phải quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu sang EU. Cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề bao bì để đảm bảo bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển qua nhiều quốc gia. Các sản phẩm phải được bảo vệ chống lại thời tiết, những thay đổi nhiệt độ, sử lý không cẩn thận và ăn cắp. Một số nhà nhập khẩu có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến bao bì. Vì những lý do về môi trường, bao bì đóng gói từ những vật liệu như PVC… ít thông dụng đối với người tiêu dùng và trong vài trường hợp, chính phủ có thể cấm sử dụng loại vật liệu này. Các nhà xuất khẩu từ những quốc gia đang phát triển cần phải thảo luận về vấn đề này với các khách hàng tiềm năng của mình và nên dự trù trước các chi phí đóng gói đặc biệt trong giá bán sỉ nếu được yêu cầu. - Kích cỡ mark : Các số đo cho con người được sử dụng: chiều dài, vòng ngực, vòng hông. 3 số đo cơ bản này xác định kích cỡ cho hàng may mặc. - Ghi nhãn: Việc ghi nhãn phải đảm bảo thông tin cho người tiêu dùng về tương lai và sản phẩm thực sự mua được. Thông tin cung cấp được ghi trên nhãn từ thành phần sợi vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thông tin an toàn tiêu dùng. Thông thường có 2 lại phương pháp: - Các yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy; - Các yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu quan tâm/hướng dẫn giặt tẩy và kích cỡ của nhãn. Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều quốc gia tại EU. Chương trình sử dụng 5 loại biểu tượng là mã mầu; các biểu tượng liên quan đến tính bền vững của mầu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren (trong chất tẩy), nhiệt độ ủi an toàn nhất và một vài đặc tính khác. 3.Thuế nhập khẩu và hạn ngạch Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan thông thuờng khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngoài EU. Nếu không có hiệu lực của một hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung được áp dụng. Tuy nhiên một số hiệp định thương mại ưu đãi được áp dụng cho nhiều quốc gia đang phát triển, ví dụ như : Hệ thống GSP – Generalized System of Preferences áp dụng từ 1-1-1995 được thay thế bằng RGSP – Renewed Generalized System of Preferences. Hiệp định Lomé lần thứ 4 cho các quốc gia Châu Phi, Caribbean và Thái Bình Dương. RGSP: hiệp định này cho phép các sản phẩm từ các quốc gia có liên quan có thể nhập khẩu theo biểu suất thuế ưu đãi hoặc sản phẩm từ các quốc gia kém phát triển được miễn thuế nhập khẩu. Nhà xuất khẩu phải điền vào ‘Chứng nhận Xuất xứ Form A’, được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống thuế tình cờ và thuế trần không tồn tại. Hiệp định Lomé: Các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia ACP có thể được nhập khẩu miễn thuế, khi nhà xuất khẩu điền vào “Chứng nhận Vận chuyển EUR.1” và do Hải quan của nước xuất khẩu cấp. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10448.doc