Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng

PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA KHOÁ LUẬN Du lịch được biết đến là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, góp phần tạo ra việc làm, tăng nguồn thu, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp các di sản văn hoá, khuyến khích phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giưã các khu vực, thông qua đó góp phần bảo vệ và gìn giữ hoà bình trên thế giới. Vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của du lịch rất dễ thuyết phục và được nhiều biết đến, được ch

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính phủ nhiều nước chấp nhận. Ở Việt Nam du lịch đang cố gắng phát triển nhanh và bền vững làm cho “Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Việt Nam đang phấn đấu đẻ đẩy mạnh xúc tiến du lịch, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật để từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến năm 2020 đưa Du Lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực. Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch Hà Nội cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng nhờ những ưu thế cạnh tranh là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch...của Việt Nam. Rất nhiều những hoạt động du lịch hấp dẫn trong những tour đa dạng được khai thác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Hà Nội đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 1000 năm “ Thăng Long -Đông Đô - Hà Nội” và những tiềm năng du lịch sẵn có khác như nhân văn, tự nhiên...đã tạo ra rất nhiều những tour du lịch độc đáo, trong đó phải kể đến chương trình du lịch sông Hồng hiện được khai thác bởi xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng( thuộc Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long) dưới sự giúp đỡ về chuyên môn của một số cơ quan chuyên ngành như Sở Du lịch Hà Nội , Tổng cục du lịch...Tuy mới hoạt động khoảng gần 10 năm nhưng tuyến du lịch sông Hồng cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, tiềm năng của tuyến du lịch sông Hồng còn rất phong phú và đa dạng nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả trong đó quan trọng nhất là yếu tố cộng đồng địa phương. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch. Xuất phát từ hiện trạng thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài cho khoá luận nghiên cứu của mình là “Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững vủa tuyến du lịch sông Hồng” 2. MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI: Mục tiêu của đề tài là đánh giá tiềm năng và thực trạng việc phát triển bền vững tuyến du lịch sông Hồng từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai trò của yếu tố cộng động địa phương trong hoạt động du lịch. Mặc dù tuyến du lịch sông Hồng có 8 chương trình du lịch nhưng tác giả chỉ xin chọn chương trình du lịch 1( Hà Nội - Đền Chử Đồng Tử ) – chương trình du lịch phát triển nhất của tuyến làm đối tượng chính của đề tài nghiên cưú. Hy vọng rằng những giải pháp đưa ra trong chương trình 1 sẽ là cơ sở để xem xét áp dụng cho các chương trình du lịch khác của tuyến du lịch sông Hồng nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho du lịch sông Hồng nói riêng, du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận nói chung. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1. Đối tượng: Căn cứ vào điều kiện thực tế, tiềm năng du lịch của tuyến sông Hồng như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, khả năng phục vụ, tiềm năng du lịch bền vững 3.2. Phương pháp nghiên cứu: * Tham gia vào những tour thực tế * Quan sát * Thu nhập và phân tích thông tin * Thống kê và tìm kiếm dữ liệu, số liệu * Phỏng vấn, thăm dò, điều tra xã hội học 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CỦA KHOÁ LUẬN 4.1. Một số giải pháp * Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch như: + Quản lý + Lưu trú + Dịch vụ bán hàng , phục vụ khách hàng + Hướng dẫn viên tại điểm * Cơ sở hạ tầng và sơ sở vật chất kỹ thuật +Phương tiện vận chuyển +Bến bãi +Thắng cảnh +Vui chơi giải trí * Đào tạo nhân lực * Các chính sách, cơ chế 4.2. Một số kiến nghị * Với xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng * Với chính quyền địa phương * Với Tổng cục du lịch 5. KẾT CẤU KHOÁ LUẬN 5.1. Phần mở đầu 5.2. Phần nội dung CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch và du lịch bền vững CHƯƠNG 2: Tiềm năng và thực trạng tuyến du lịch sông Hồng CHƯƠNG 3: Kiến nghị xây dựng chương trình tour mới và một số giải pháp CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH: 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của du lịch: Du lịch bắt nguồn từ mong muốn được sống sót, khát vọng được chinh phục những vùng đất mới và ước muốn được mở rộng hoạt động kinh doanh buôn bán [8,1]. Cùng với sự ra đời của hệ thống đường sá đầu tiên trên thế giới ( ở Trung Quốc năm 1000 TCN, ở La mã năm 753 TCN) và một số phương tiện vận chuyển thô sơ, việc di chuyển của con người đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều so với buổi bình minh của lịch sử loài người. Kể từ đây những hoạt động sơ khai của du lịch bất đầu xuất hiện qua những chuyến thám hiểm của Marco Polo, Christopher Columbus... và trào lưu đi du lịch trong giới trẻ thuộc tầng lớp thượng lưu bắt đầu hình thành. Tuy nhiên du lịch chỉ có thể trở thành một vấn đề thực tế hấp dẫn và phổ biến khi cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu năm 1764 đã cho ra đời hàng loạt phương tiện vận chuyển nhanh hơn, an toàn hơn trước. Sau đó là những cơ sở lưu trú tiện nghi mọc lên ở khắp nơi làm cho du lịch bắt đầu trở lên phổ biến với mọi tầng lớp trong xã hội. Vào những năm 1840, hệ thống đường sắt phát triển ở Anh và Tây Âu. Những năm 1880, tàu thuỷ đóng bằng thép chạy bằng hơi nước ra đời đánh dấu sự bắt đầu thời kỳ hoàng kim của những chuyến du lịch sang trọng. Vào khoảng đầu thế kỷ 19 một sự kiện quan trọng đã đánh dấu tính chuyên nghiệp của hoạt động du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành công nghiệp, một sự kiện kinh tế. Thomas Cook (1808-1892), người mở đại lý lữ hành đầu tiên ở Anh, khởi nghiệp bằng việc tổ chức những chuyến du lịch địa phương (local tour) và du lịch trong ngày (one-day excursion) tới những điểm du lịch hay những sự kiện hấp dẫn đối với người dân địa phương bằng đường sắt, trên các toa xe không mui, trong đó cung cấp một vài dịch vụ giải trí và đồ uống cho khách. Năm 1845, chuyến du lịch trọn gói (package tour) đầu tiên của ông tới Liverpool bao gồm sự kết hợp của các dịch vụ: phương tiện vận chuyển, nơi lưu trú và hoạt động tham quan trong ngày. Ngay sau sự kiện này hàng loạt các công ty du lịch khác ra đời nâng tính cạnh tranh của du lịch, đưa du lịch trở thành một nghành kinh tế có lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu. Thuật ngữ “du lịch” trở thành một quyền cơ bản của con người . 1.1.2. Định nghĩa về du lịch: Kể từ khi ra đời đến nay đã có khá nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch được bắt nguồn từ Pháp:”Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “tourtiste” là người đi dạo chơi. Trong vòng hơn 6 thập kỷ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTC ( International Union official Travel organiration) năm 1925 tại Hà lan, khái niệm du lịch luôn luôn được tranh luận. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong từng khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hayngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch [10,11,12]. Như vậy du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt, nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí. Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế, sản xuất, tiêu thụ do chính nó tạo ra. Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống bình thường cua mỗi người dân. ở các chuyến du lịch trong hoặc ngoài nước, con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí mà còn nhằm thoả mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia dân tộc đếu có những đặc trưng riêng biệt về tự nhiên, lịch sử, văn hoá, truyền thống... thu hút khách du lịch. Thông qua việc phát triển du lịch quốc tế, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng được mở rộng. Năm 1979, Đại hội của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã thông qua hiến chương du lịch và chọn ngày 27/9 làm ngày du lịch thế giới với các chủ đề cho từng năm gắn du lịch với việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, vì nền hoà bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới. Du lịch không còn là hiện tượng lẻ loi, đặc quyền của cá nhân hay nhóm người nào đó. Ngày nay nó mang tính phổ biến và tinh thần cho con người củng cố hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Nội dung thứ hai của khái niệm du lịch là hệ quả của nội dung thứ nhất. Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội thu hút hàng tỉ người trên thế giới. bản chất kinh tế của nó là ở chỗ là sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ việc thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách. Trong một số tài liệu công bố gần đây nhất, có người quan niệm du lịch bao hàm 3 mặt nội dung, song thực chất không khác gì 2 nội dung trên, bởi vì nội dung đầu được tách làm đôi. Theo I.I Pirogiơnic (1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội dung cơ bản: Cách thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên. Dạng chuyển cư đặc biệt. Ngành kinh tế, một trong những nghành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ các nhu cầu văn hoá- xã hội của nhân dân. Du lịch không chỉ bao gồm các dạng hoạt động của dân cư trong thời gian tới mà còn bao trùm lên không gian nơi diễn ra các hoạt động khác nhau, đồng thời cũng là nơi tập trung các xí nghiệp dịch vụ chuyên môn hoá. Như vậy khái niệm du lịch có thể được xác định như sau:”Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá (I.I Pirogiơnic, 1985)[10,11]. 1.1.3. Chức năng của du lịch: Du lịch có những chức năng nhất định, có thể xếp các chức năng ấy thành 4 nhóm; xá hội, kinh tế, sinh thái và chính trị. 1.1.3.1. Chức năng xã hội: Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của nó trong việc giữ gìn phục hồi sức khoẻ và chức tăng cường sức sống cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con ngưòi.Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú đa dạng và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn. Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. 1.1.3.2. Chức năng kinh tế: Chức năng kinh tế của du lịch liên quan mật thiết với vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở một khía cạnh khác đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ chế lao động của nhiều ngành kinh tế. Chính vì vậy dịch vụ du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước. 1.1.3.3. Chức năng sinh thái: Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh bởi vì chính môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và các hoạt động của con người. Mặt khác việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định lại đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Đến lượt mình, quá trình này kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội cần đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của dòng khách du lịch và của việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Du lịch- bảo vệ môi trường là những hoạt động gần gũi và liên quan đến nhau. 1.1.3.4. Chức năng chính trị; Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. 1.1.4. Các loại hình du lịch: Hoạt động du lịch có tính phong phú và đa dạng về loại hình. Phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau, vào đặc điểm vị trí, phương tiện và mục đích có thể chia thành các loại hình riêng biệt. 1.1.4.1. Phân loại dựa theo nhu cầu của khách du lịch: a. Du lịch chữa bệnh: Là hình thức đi du lịch để điều trị một căn bệnh nào đó về thể xác hay tinh thần Mục đích đi du lịch là vì sức khoẻ. Loại du lịch này gắn liền với việc chữa bệnh và nghỉ ngơi tại các trung tâm được xây dựng bên các nguồn nước khoáng có giá trị, giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu thích hợp. b. Du lịch nghỉ ngơi ( giải trí): Nảy sinh do nhu cầu cần phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cho cuộc sống thêm đa dạng và bứt con người ra khỏi công việc hàng ngày. c. Du lịch thể thao: Đây là loại hình du lịch xuất hiện do lòng say mê thể thao gắn liền với sở thích của khách về một loại hình thể thao nào đó. Du lịch thể thao chia làm hai loại: chủ động và bị động. Du lịch thể thao chủ động bao gồm các chuyến đi du lịch và lưu trú để khách tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao. Du lịch thể thao bị động bao gồm những cuộc hành trình du lịch để xem các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội... d. Du lịch văn hoá: Mục đích nâng cao hiểu biết cho cá nhân thông qua việc tìm hiểu những công trình văn hoá, kiến trúc, các phong tục tập quán. e. Du lịch công vụ: Du lịch- hội nghị nhằm phục vụ cho những thành viên đi dự hội thảo , hội nghị nên họ có khả năng chi trả cao. Đây là loại hình rất có tiềm năng phát triển. f. Du lịch tôn giáo: Nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo tôn giáo khác nhau. Đâylà loại hình lâu đời và phổ biến với hai dạng cơ bản: đi thăm nhà thờ, đền chùa vào ngày lễ hội và đi xưng tội. g. Du lịch thăm hỏi: Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội, nhằm thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen...Hình thức du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với những nước có nhiều người sống ở nước ngoài. 1.1.4.2. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: - Du lịch trong nước ( nội địa): Được hiểu là chuyến đi của người du lịch từ chỗ này sang chỗ khác nhưng trong phạm vi đất nước mình, chi phí bằng tiền nước mình. Điểm xuất phát và điểm đến đều nằm trong lãnh thổ một nước. - Du lịch quốc tế: Được hiểu là chuyến đi từ nước này sang nước khác. Du lịch quốc tế được chia làm hai loại: du lịch chủ động và du lịch bị động. Du lịch chủ động là nước này chủ động đón khách du lịch nước khác đến và tăng thêm thu nhập ngoại tệ. Du lịch bị động là nước này gửi khách đi du lịch sang nước khác và mất một khoản ngoại tệ. 1.1.4.3. Phân loại theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: - Du lịch nghỉ biển: Là những cơ sở du lịch nằm ở vùng ven biển với mục đích khách tắm biển. Trên phạm vi thế giới số khách du lịch lớn nhất là cơ sở khách du lịch đi nghỉ biển. - Du lịch nghỉ núi: Là loại hình sẽ phát triển mạnh trong tương lai. 1.1.4.4. Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông: - Du lịch xe đạp: Thường được tổ chức từ một đến ba ngày vào cuối tuần đến các điểm du lịch gần. Ở Việt Nam loại hình du lịch này đang thu hút khá đông lượng khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. - Du lịch ôtô: Đây là loại hình du lịch rất phổ biến, chiếm tỷ trọng cao nhất trong luồng khách du lịch ở Châu Âu, loại hình này chiếm 80% tổng số khách du lịch. - Du lịch máy bay: Là một trong những loại hình tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ở trong nước, những vùng xa xôi. Đây là loại hình du lịch có giá thành cao nên vẫn chưa thực sự thu hút nhiều khách. - Du lịch tàu hoả: Xuất hiện sau những năm 40 của thế kỷ trước. Loại hình này có chi phí giao thông thấp nên nhiều người có khả năng tham gia. - Du lịch tàu thuỷ: Là loại hình du lịch xuất hiện đã lâu nhằm đáp ứng nhu cầu của khách về nghỉ ngơi, giải trí, thể thao... 1.1.4.5. Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình: - Du lịch ngắn ngày: Thường vào cuối tuần, phát triển nhiều nhất ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp... Thời gain du lịch có thể kéo dài từ 1 đến 3 ngày. - Du lịch dài ngày: Thường vào kỳ nghỉ phép năm hoặc những kỳ nghỉ đông, nghỉ hè. Thòi gian du lịch kéo dài trong vài tuần, thực hiện các chuyến đi thăm những địa điểm lịch sử ở xa, du lịch nghỉ ngơi hay du lịch văn hoá. 1.1.4.6. Phân loại theo lứa tuổi: - Du lịch thanh niên: tuổi từ 17 đến 35, đi theo tổ chức của đoàn và cá nhân. - Du lịch thiếu niên: dưới 17 tuổi, thường đi du lịch trong dịp hè hoặc theo chương trình học tập, thăm quan. - Du lịch gia đình: hình thức đi nghỉ cả gia đình. 1.1.4.7. Phân loại theo hình thức tổ chức: - Du lịch có tổ chức theo đoàn với sự chuẩn bị chương trình từ trứơc hay thông qua các tổ chức du lịch như đại lý lữ hành, tổ chức công đoàn... - Du lịch cá nhân: cá nhân tự định ra tuyến hành trình, kế hoạch lưu trú, địa điểm và ăn uống tuỳ nghi. 1.2-CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 1.2.1.Khái niệm: Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm gần đây. Theo hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì “ Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai” [3,63]. Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu câù kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản , đa dang sinh học và các hệ đảm bảo sự sống [Hens L, 19]. Mục tiêu của du lịch bền vững là: Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế, môi trưòng. Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. Duy trì chất lượng môi trường. 1.2.2.Các nguyên tắc của du lịch bền vững: Sử dụng tài nguyên một cách bền vững bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hoá. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài. Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch. Duy trì tính đa dạng: Duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội, văn hoá là rất quan trọng đối với du lịch bền vững tạo ra sức bật cho ngành du lịch. Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia. Hỗ trợ nền kinh tế địa phương : Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cưòng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách. Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng: Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài, cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch. Marketing du lịch một cách có trách nhiệm: Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá khu du lịch, qua đó góp phần thoả mãn nhu cầu của du khách. Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách Nguồn IUCN, 1998 [3,65,66]. 1.2.3.Quan điểm về phát triển bền vững: 1.2.3.1.Bến vững về môi trường: a.Khái niệm: Bền vững môi trường là sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm phương haị đến nhu cầu của thế hệ tương lai [3, 40]. b. Những tác động của du lịch đền môi trường: Tác động tích cực: Bảo tồn thiên nhiên. Tăng cường chất lượng môi trường Đề cao môi trường Cải thiện hạ tầng cơ sở Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương Tác động tiêu cực: Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước Nước thải Rác thải Ô nhiễm khí Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm phong cảnh Làm nhiễu loạn sinh thái 1.2.3.2. Bền vững về kinh tế: a. Khái niệm: Bền vững kinh tế là kinh tế phát triển ổn định giữa các thành phố, các vùng, các cộng đồng và các cá nhân trong một thời gian dài nhằm tạo ra lợi nhuận cho nhiều người [3, 42]. b. Những tác động của du lịch đến kinh tế địa phương: * Tác động tích cực: Du lịch tạo thu nhập, ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, nguồn thu ngoại tệ... Điều đó giúp cho việc nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế vùng và quốc gia. Du lịch tạo ra chất xúc tác để phát triển và mở rộng các khu kinh tế khác: xây dựng, dịch vụ, cung cấp thực phẩm, văn hoá nghệ thuật, nghề thủ công sản xuất đồ lưu niệm... * Tác động tiêu cực: Suy giảm các nguồn lợi kinh tế tiềm năng của địa phương do sự cạnh tranh của hoạt động du lịch được đầu tư và điều hành của các chủ doanh nghiệp ở các vùng khác. Ngân hàng thế giới tính rằng các nước phát triển thu khoảng 55% doanh thu du lịch từ tổng doanh thu du lịch tại các nước đang phát triển [3, 48]. Nguồn thu ngoại tệ cũng giảm do phải nhập hàng hoá và sử dụng dịch vụ nước ngoài. Gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm: Sự nhiễu loạn kinh tế có thể xuất hiện nếu hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc một vài vùng khu riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối tương xứng với sự phát triển của các vùng khác. Sự bùng phát tăng giá đất đai, hàng hoá, dịch vụ trong khu du lịch có thể làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên dân cư trong vùng. Cư dân bản địa ở nhiều trung tâm du lịch có thể biến thành thứ lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa. 1.2.3.3.Bền vững về văn hoá - xã hội: a. Khái niệm : Bền vững về văn hoá- xã hội là đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại giá trị văn hoá, giá trị truyền thống cho thế hệ mai sau [3, 50]. b. Những tác động của du lịch đến văn hoá- xã hội * Tác động tích cực: Góp phần bảo tồn các di tích, di sản lịch sử- văn hoá bao gồm: + Các di sản kiến trúc + Nghệ thuật văn hoá, đồ thủ công, lễ hội trang phục, lối sống truyền thống. + Đóng góp kinh phí trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc phát triển các bảo tàng, nhà hát, các hoạt động văn hoá truyền thống, kể cả văn hoá ẩm thực. + Góp phần khôi phục niềm tự tin và tự hào dân tộc, bảo vệ tính đa dạng văn hoá, đặc biệt với các dân tộc thiểu số. Tăng cường khả năng giao lưu, trao đổi văn hoá giữa du khách và người dân địa phương, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của cả hai phía cũng như sự hiểu biết, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác. * Tác động tiêu cực: Quá tải dân số và mất các tiện nghi môi trường nhất định dành cho người dân địa phương. Khi khách du lịch quá đông người dân địa phương sẽ bị tranh giành tiện nghi giao thông, nhà hàng, chợ búa và xuất hiện cảm giác bực bội vì mất chủ quyền. Sự xói mòn bản sắc văn hoá, lòng tự tin do sự vượt trội hơn của các đặc trưng văn hoá ngoại lai do du khách mang đến so với văn hoá bản địa. Hiểu lầm và xung đột có thể nảy sinh giữa khách và chủ vì những khác biệt ngôn ngữ, thói quen, tôn giáo và cách ứng xử. Các tệ nạn xã hội có nguy cơ bùng phát liên quan với sự phát triển du lịch. 1.2.4. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và cộng đồng dân địa phương: Du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang khách hàng đến sản phẩm, chứ không mang sản phẩm đến khách hàng [7, 25]. Sản phẩm du lịch không chỉ không gian môi trường nơi cộng đồng địa phương sử dụng hoặc sở hữu mà còn là chính cộng đồng địa phương với bản sắc văn hoá của họ. Hoạt động du lịch bền vững chỉ thực sự được thực thi nếu cộng đồng địa phương từ vai trò là “sản phẩm” du lịch hoặc đứng ngoài du lịch được tham gia vào lĩnh vực du lịch dưới dạng: Tham gia quy hoạch phát triển du lịch. Tham gia vào việc lập quyết định liên quan đến phát triển của điểm du lịch. Tham gia hoạt động và quản lý hoạt động du lịch ở những vị trí, ngành nghề phù hợp. Sự không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ của cộng đồng địa phương sẽ khiến chính họ trở thành “ sản phẩm” bị cho hoạt động du lịch hoặc họ sẽ khai thác tài nguyên du lịch theo kiểu của họ không có lợi cho hoạt động du lịch [3, 93, 94]. Có nhiều mức độ tham gia của cộng đồng Pretty (1994) đã phân chia các mức độ này theo bảng sau: BẢNG : PHÂN LOẠI SỰ THAM GIA CỘNG ĐỒNG THAM GIA VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO. Phân loại Đặc điểm của từng loại 1. Tham gia có tính hình thức Sự tham gia chỉ đơn thuần hình thức, đại diện của “ nhân dân” ngồi vào các ban bệ chính thức song không được bầu lên và không có quyền hành gì. 2. Tham gia thụ động Người dân tham gia được bảo cho biết cái gì đã được quyết định hoặc cái gì đã xảy ra. Đơn thuần là những thông báo đơn phương từ phía bộ phận quản lý hoặc điều hành dự án mà không nghe xem người dân phản ứng ra sao. Thông tin chỉ được chia sẻ giữa những cán bộ chuyên môn là những người nơi khác. 3. Tham gia do tư vấn Người dân tham gia do được tư vấn hoặc do trả lời các câu hỏi. Các cán bộ tù nơi khác đến xác định các vấn đề và quá trình thu thập thông tin và do đó kiểm soát việc phân tích thông tin. Một quá trình tư vấn như vậy không chấp nhận bất cứ sự chia sẻ nào trong việc ra quyết định và không có gì bắt buộc các cán bộ chuyên môn phải xét đến quan điểm của người dân 4. Tham gia để được hưởng các khuyến khích vật chất Người dân tham gia bằng cách đóng góp các nguồn lực, chẳng hạn đóng góp lao động, để được nhận lương thực, tiền mặt hoặc các khuyến khích vật chất khác. Nông dân có thể cung cấp ruộng và lao động, nhưng được thu hút vào việc thí điểm hay quá trình học tập. Điều rất thường thấy là tuy mang tiếng là tham gia, song người dân không có vai trò gì trong việc kéo dài các công nghệ hoặc công tác thực hành khi các khuyến khích kết thúc 5. Tham gia chức năng Sự tham gia được các cơ quan bên ngoài xem như một phương tiện để đạt được các mục tiêu của dự án, đặc biệt là để giảm chi phí. Người dân có thể tham gia bằng cách lập ra các nhóm để đáp ứng các mục đích đã định trước mang tính tương tác và kéo theo sự chia sẻ. Về sau khi các quyết định chủ yếu đã được đưa ra bởi các cán bộ từ nơi khác đến. Trong trường hợp xấu nhất, người dân địa phương đã được mời đến phục vụ cho những mục đích thứ yếu. 6. Tham gia có tính tương tác Người dân tham gia vào việc cùng phân tích, triển khai các kế hoạch hành động và thành lập hoặc tăng cường các cơ quan địa phương. Tham gia được xem là một quyền, không chỉ là một phương tiện nhằm đạt những mục tiêu của dự án. Quá trình này bao gồm các phương pháp luận liên ngành nhằm tìm kiếm đa mục tiêu và tận dụng các quá trình học tập hệ thống và có kết cấu. Vì các nhóm thực hiện sự kiểm soát đối với các quyết định địa phương và xác định xem các nguồn lực hiện có đã được sử dụng ra sao cho nên họ có vai trò trong việc duy trì các cơ cấu hoặc các hoạt động thực hành. 7. Tự thân vận động Người dân tham gia bằng cách đưa ra các sáng kiến một cách độc lập với cá cơ quan bên ngoài nhằm thay đổi các hệ thống. Họ phát triển các mối quan hệ với các cơ quan bên ngoài nhằm có được các nguồn lực và sự cố vấn kỹ thuật mà họ cần, song vẫn duy trì sự kiểm soát đối với cách sử dụng các nguồn lực. Sự tự thân vận động có thể nhân rộng nếu các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tạo ra một khung hỗ trợ. Nguồn: Lấy theo Pretty (1994), Satterthwaite (1995), Adnan và cộng sự (1992), Hart (1992), (IUCN, 1998) [3,94,95]. 1.2.5. Một số mô hình du lịch bền vững: 1.2.5.1.Làng du lịch ở Austria (Hens, 1998) [3,87]. Tiêu chuẩn chọn lựa ( đặc trưng): Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ. Độ cao nhà cửa <= 3 tầng. Kiến trúc nhà kiểu mới hay cổ phải hài hoà, cân bằng. Tiêu chuẩn sinh thái: Nông, lâm nghiệp: cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sử dụng hoá chất nông nghiệp. Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ôtô ít nhất 3 km, đặc biệt là đường cao kế. Giao thông : đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng. Hàng hoá và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết, bán các sản phẩm địa phương. Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng hoà hợp với môi trường, phù hợp với cả người dân địa phương và trẻ em. Tiêu chuẩn xã hội và du lịch: Dân số cực đại của làng <= 1.500 người. Nhà nghỉ <= 25% nhà địa phương. Số giường nghỉ cực đại bằng số dân địa phương (1: 1) Tránh xây khách sạn lớn Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du lịch Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch có một văn phòng thông tin du lịch, không có hoặc rất ít cơ sở dịch vụ như làm đầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách, dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường. 1.2.5.2. ECOMOST: Mô hình du lịch bền vững của công đồng Châu Âu (Ecomost: european Community Models of Sustainable Tourism). Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất châu Âu. Mallorka phát triển được là nhờ du lịch: 50% thu nhập nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình DLBV đã được tiến hành. Theo mô hình ECOMOST, phát triển DLBV cần gắn kết ba mục tiêu chủ yếu là: Bền vững về mặt sinh thái: bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học, phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái. Bền vững về mặt văn hoá xã hội:bảo tồn được bản ._.sắc xã hội muốn vậy mọi người quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng. Bền vững về mặt kinh tế: đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai. Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch: Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ vững bản sắc văn hoá Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn du khách Không làm gì gây hại cho sinh thái Muốn đạt được ba yêu cầu trên cần có một yêu cầu thứ 4: Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này phải nhằm vào thực hiện các nguyên tắc, phát triển bền vững, đảo bảo thực thi một kế hoạch hiệu quả và tổng hợp cho phép sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch. ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của DLBV thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và cách đánh giá qua các chỉ thị Thành tố văn hoá xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hoá. Thành tố du lịch: thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở giải trí. Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường. Thành tố chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lực trong quá trình quy hoạch. ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và các tổ chức liên quan. 1.2.5.3.Du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng, tạo thu nhập cho người dân bản địa ở Inđônêxia [1, 53]. Bối cảnh: Tình trạng phát triển du lịch một cách bừa bãi đã gây ra những tác động tiêu cực cho Inđônêxia từ việc huỷ hoại môi trường, di cư, huỷ hoại các giá trị truyền thống. cho đến lôi kéo phụ nữ và trẻ em vào các hoạt động mãi dâm. Thật không may, những người nông dân bản xứ chính là vật hy sinh vì họ phải nhường đất nông nghiệp của mình cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch mà không hề nhận được đền bù xứng đáng. Ngành kinh doanh khách sạn và du lịch tại hòn đảo thiên đường Bali, điểm du lịch chính của Inđônêxia không phải do dân địa phương mà do các chủ đầu tư lớn từ Jakarta, liên doanh với các tập đoàn đa quốc gia điều hành và sở hữu. Ông thị trưởng Bali thậm chí phải kết luận rằng việc gia tăng doanh thu từ ngành du lịch chẳng mảy may ảnh hưởng đến họ hay nói cách khác đa số những người dân bản địa xứ Bali không hề được hưởng chút lợi lộc gì từ nguồn thu này. Mô hình cơ cấu du lịch phi lý này đã hướng một số tổ chức phi chính phủ [NGC] của Inđônêxia và các nhà hoạt động vì môi trường vào việc tìm kiếm các giải pháp thay thế. Mục đích của họ là tăng cường sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động du lịch, trút bỏ gánh nặng mà các cộng đồng bản địa đang phải gánh chịu và đảm bảo việc phát triển du lịch một cách bền vững. Nghiên cứu, quy hoạch và triển khai: Nhận thấy rõ tính khả thi của dự án này các nhà hoạch định đã giới thiệu các chuyến du lịch chuyên đề dưới dạng các tour du lịch trọn gói tự chọn cho cả du khách trong nước và nước ngoài. Nội dung chương trình các chuyến đi là sự kết hợp giữa nghiên cứu dự án phát triển với du lịch giải trí mà không bỏ qua mục tiêu và nhiệm chính. Nhằm giảm đến mức tối đa sự hiểu nhầm và nhận thức sai lệch, sự tham gia của người dân bản xứ là rất quan trọng trong giai đoạn đầu quy hoạch một chương trình du lịch như vậy. Nhân viên làm công tác du lịch phải cố vấn cho cộng đồng bản xứ về việc lên kế hoạch chuyến đi, đặc biệt những khía cạnh đời sống thường ngày và các chuẩn mực xã hội cơ bản có thể giới thiệu cho du khách lập kế hoạch chuyến đi cũng bao gồm việc chuẩn bị và lựa chọn cộng đồng bản địa nào sẽ đến thăm. ở giai đoạn này nhân viên làm công tác du lịch sẽ là cộng tác viên, giữ vai trò quan trọng trong việc thông báo trứơc cho người dân bản xứ mục đích của các cuộc viếng thăm. Nội dung thông báo liên quan đến mục đích của chuyến đi, giới thiệu khái quát về du khách và các thông tin cần thiết khác. Khâu này là tối cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu, xây dựng quan hệ tin cậy lẫn nhau và đảm bảo các sản vật địa phương có thể đem lại thu nhập cho dân địa phương. Đánh giá kết quả: Tác động về kinh tế- xã hội: Việc sử dụng các sản phẩm địa phương, nhà ở, dịch vụ ăn uống cũng như đồ thủ công rõ ràng có nhiều điểm ưu việt vì nó lại tăng thu nhập thêm cho người bản xứ và củng cố kinh tế cho các tổ chức địa phương. ở mức độ kinh tế vi mô, sự có mặt của khách du lịch khuyến khích sự tăng trưởng dần dần của các hoạt động sản xuất khác và tạo ra công ăn việc làm. Tác động về văn hoá và tâm lý: Kinh nghiệm thực tế chứng minh rằng loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng này có thể dần nâng cao mức độ tham gia của dân địa phương địa phương sẽ khuyến khích lòng tự hào và tính tự lập. Về mặt văn hoá nó sẽ bảo tồn và khôi phục các sản phẩm văn hoá và nghệ thuật truyền thống mà dưới một số góc độ nào đó, đang dần bị mai một. Tác động về môi trường: Người ta dễ nhận ra tác động này trong dự án lâm nghiệp xã hội, nâng cao ý thức cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn các giá trị tự nhiên. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Như vậy có thể thấy rằng du lịch đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu. Sự phát triển không ngừng của du lịch kể từ khi ra đời đến nay đã khẳng định vị trí quan trọng của nó trong xã hội loài người hiện nay. Du lịch- “ngành công nghiệp không khói”- đang nỗ lực hết mình trong việc tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận cho xã hội nhưng vẫn bảo đảm và duy trì tiềm năng phát triển lâu dài. Chính bởi vậy sự ra đời của Du lịch bền vững với những quan niệm và nguyên tắc riêng đúng đắn của nó chính là chìa khoá thành công cho ngành du lịch phát triển. Du lịch bền vững không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn mang lại những giá trị về văn hoá - xã hội và môi trường. Du lịch bền vững ra đời nhất thiết phải gắn chặt với quyền lợi của cộng đồng dân cư địa phương bởi cộng đồng địa phương chính là nguồn lực dồi dào nhất cho du lịch đồng thời cũng là mục tiêu mà ngành du lịch cần quan tâm. Sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với quan hệ cộng đồng địa phương chính là yếu tố cần xem xét cho việc hoạch định chiến lược du lịch lâu dài cho bất cứ một điểm du lịch nào. CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG 2.1. TIỀM NĂNG TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG: Điều 10 chương I Pháp lệnh Du lịch do Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 08/02/1999 nêu rõ :” Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” [16, 8]. Nói đến tài nguyên của tuyến du lịch sông Hồng chúng ta phải tìm hiểu đầy đủ tiềm năng của tuyến mặc dù đây là một loại hình du lịch tương đối mới. Tuy nhiên tài nguyên du lịch của vùng ven sông thì đã được khẳng định từ lâu. Chính những cuộc du ngoạn trên sông của các ông hoàng bà chúa, các thi nhân mặc khách xưa nay còn ghi dấu trong các lễ hội truyền thống, trong những áng thơ văn là sự khẳng định mạnh mẽ nhất cho tiềm năng ấy. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Âu trong cuốn sách “ Sông ngòi Việt Nam” do NXB Đại học Quốc gia in ấn đã khái quát về vai trò của hệ thống sông ngòi Việt Nam như sau:” Hoạt động du lịch trên những dòng sông chắc chắn sẽ phát triển nếu biết kết hợp với các hoạt động văn hoá, các phong cảnh đẹp và các đặc sản địa phương”. Nhiêu dòng thác kỳ diệu nổi tiếng xưa nay như Bản Giốc trên sông Quế Xuân, Yali trên sông Krông Pôcô... ngoài ra là Iamơ, Liên Khương, Camly... trên hệ thống sông Đồng Nai; các hồ chứa như : núi Cốc, suối hai, Hoà Bình, Trị An... cũng sẽ là các trung tâm du lịch lớn nhỏ. Song quan trọng hơn cả vẫn là các sông ngòi trong các vùng núi đá vôi với các hang động, hồ nước ngầm... mà điển hình vẫn là sông Chài từ động Phong Nha, sông Năng với Ba bể, thác Đầu Đẳng và động Puông, suối Yến với lễ hội chùa Hương, suối Lênin với hang Pắc Bó...”. và đặc biệt cố giáo sư Lê Bá Thảo trong cuốn “Thiên nhiên Việt nam” đã dành riêng cho hệ thống sông Hồng những cảm xúc của một nhà địa lý không có gì thích thú hơn là được đi trên một chiếc thuyền độc mộc xuôi các dòng sông Hồng, sông Lô, sông Chảy hay sông Giâm và cảm thấy hết những phút hồi hộp khi phải lôi thuyền qua các ghềnh đá nhọn hoắt để rồi nhẹ nhàng trôi trên những đoạn sông mở rộng có bề mặt nước tương đối bằng phẳng. Lúc đó chúng ta có thể yên tâm nhìn các đồi núi chạy dọc theo thung lũng sông, những túp nhà lẩn khuất dưới chân đồi, những bãi ngô bãi mía, những di tích lịch sử cổ kính”. Để tìm hiểu về nguồn tài nguyên du lịch sông Hồng nên tập trung vào 2 nguồn tài nguyên là: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên: Nói đến tài nguyên du lịch tự nhiên tuyến du lịch sông Hồng chính là việc tìm hiểu, phân tích những giá trị về cảnh quan môi trường của con sông Hồng. Là một vùng đất cổ, Hà Nội được sông Hồng và các vùng phụ lưu bồi đắp tạo nên, do đó Hà Nội gắn bó với sông Hồng mật thiết như con với mẹ. Xưa kia người ta đã gọi sông Hồng là sông Cái, sông Mẹ. Tên gọi Hà Nội, có ý nghĩa là vúng đất bên trong sông. Đoạn sông Hồng ôm lấy Hà Nội dài gần 100 km chiếm 1/5 chiều dài của sông Hồng trên đất Việt [10, 155]. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn cao 1776m ở gần hồ Đại Lý thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam điển hình, vào Việt nam ở Hà khẩu (thị xã Lào Cai- tỉnh Lao Cai) qua 7 tỉnh và đổ ra biển bằng 10 cửa, cửa chính là cửa Ba Lạt (Nam Định). Sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội từ xã Thượng cát (Từ Liêm) tới Vạn Phúc (Thanh trì- Hà Nội). Thông thường trong các dạng địa hình, địa hình đồng bằng thường được coi là kém hấp dẫn hơn cả với hoạt động du lcịh do tính đơn điệu của nó. Tuy nhiên, sông ngòi lại là một dạng địa hình đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Sông Hồng là con sông rất thân quen và gần gũi với người dân Việt nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội bên cạnh những thành quả to lớn mà không ai nhận ra cũng có những hậu quả không thể cứu vãn được. Mấy chục năm trước đứng trên đê sông Hồng, quãng đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư còn thấy bờ bãi ngút mắt, còn được hưởng gió sông Hồng thì đến nay chỉ còn là những khu dân cư nhà cửa san sát nhau. Trong hoàn cảnh ấy, địa hình sông ngòi mới phát huy được hết giá trị của nó. Từ phố ra sông đã là sự thay đổi tích cực lại cộng thêm những đồng bãi ven sông tạo ra cảnh quan du lịch rất có ý nghĩa. Dòng cháy cát bùn của sông Hồng được đánh giá là phong phú với độ đục bình quân ở Sơn tây là 1010g/m3, ở Lào Cai là 2730g/m3. Trong mùa lũ lượng dòng chảy cát bùn chiếm tới gần 90%. Sông Hồng vì vậy đã trở thành biểu tượng của đất, cùng với sông Mã là biểu tưọng của nắng với “lắm thác ghềnh, nhiều sóng bạc đầu”, sông Đà “chảy giữa các triền núi granit sâu thẳm xanh đen một màu” biểu tượng của cây. Nguồn nước và nguồn phù sa cũng có đóng góp gián tiếp cho hoạt động du lịch bởi nó mang lại cho sông Hồng nguồn tài nguyên sinh vật phong phú. Sông Hồng có trữ lượng cá lớn, số lượng loài phong phú với nhiều loại cá ngon như: chép, trôi, trắm, anh vũ, ngạnh... Sông Hồng còn có dòng chảy con phong phú và lượng muối khoáng cao nên thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản: dọc sông Hồng ngoài những thuyền đánh cá ta còn gặp những lồng nuôi cá của cư dân ven sông. Nguồn thuỷ sản khôngchỉ cung cấp những món ăn đặc sản trong nước mà còn tạo tiền đề cho du lịch câu cá, một loại du lịch hấp dẫn. Sông Hồng cũng là môi trường sống của nhiều loài chim, đặc biệt vào đông nhiều loài chim từ phương Bắc bay về phương nam ấm áp hơn để tránh rét. Đối với nhiều khách du lịch hình ảnh những bầy giang, cò, bồ nông đậu đen đặc bãi sông mùa đông, hay những con chim nhỏ kiếm ăn nơi mép nước đầu hạ, những đàn sẻ ríu rít bên sông hẳn là những hình ảnh gần gũi và vui mắt. Nhưng sông Hồng hẳn sẽ thiếu vắng đi rất nhiều nếu không có những đồng bãi ven sông. Từ bao đời nay, dòng sông và con người đã tạo nên mầu xanh cho đất. Màu xanh ấy giản dị và thân thuộc đến nỗi nhiều khi chúng ta không nhận ra rằng chính nó đã góp phần tạo nên cái sắc, cái hồn cho sông Hồng. đất phù sa màu mỡ ven sông thích hợp với nhiều loại rau quả đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ như: ngô, đỗ, khoai... Ngoài ra ven sông Hồng còn là đất của các loại hoa và cây cảnh như ngưu tất, bạch truật... Sự phong phú và đặc trưng của hệ thực vật mở ra cho sông Hồng tiềm năng để phát triển loại hình du lịch vườn hay khả năng kết hợp để tổ chức du lịch nông thôn, trang trại. 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn: Ở vùng ven sông Hồng còn lưu giữ được những giá trị điển hình của nét đặc thù văn hoá Việt Nam là sắc thái sông nước. Sắc thái sông nước được thể hiện ở việc tổ chức đời sống tập thể, đối phó với lũ lụt, trong văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ, trong nghệ thuật thanh sắc và đặc biệt trong văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên. Đến với vùng ven sông Hồng thì loại hình du lịch nổi bật nhất là du lịch văn hoá. Khi đến thăm vùng ven sông, du khách có cơ hội được tham dự vào những lễ hội của vùng được tổ chức hầu hết sau tết Âm lịch. Những lễ hội này chính là cơ hội để du khách hiểu biết hơn về phong tục tập quán, về lối sống, về cách ứng xử của người Việt. Đồng thời trong hành trình đến vùng ven sông Hồng chúng ta cũng có cơ hội được tham quan các làng nghề truyền thống mà tiêu biểu nhất phải kể đến làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm- Hà Nội). Vùng ven sông Hồng cũng là vùng có rất nhiêù các di tích lịch sử văn hoá mà có thể kể ra đây một số loại hình di tích tiêu biểu. Di tích lịch sử ghi dấu sự vinh quang trong lao động: đó chính là hệ thống đê điều được coi là “ kiến trúc lớn nhất, phi thường nhất, phản ánh tâm thức người Việt” (Giáo sư Phan Ngọc). Bên cạnh đó là kênh Bắc Hưng Hải- là công trình thuỷ lợi tầm cỡ đầu tiên được xây dựng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Di tích lịch sử ghi dấu chiến công xâm lược: Tiêu biểu như Đầm Dạ Trạch từng là căn cứ của Triệu Quang Phục trong cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược thế kỷ VI, hay khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên xưa là Đông Bộ đầu hay bến Tây Kết ( Khoái Châu- Hưng Yên). Di tích ghi dấu những kỷ niệm: Bãi Tự Nhiên, đầm Dạ Trạch ghi dấu kỷ niệm về Chử Đồng Tử- Tiên Dung; cầu Long Biên “chứng tích một trăm năm đau thương và hào hùng nhất của lịch sử Việt Nam” Hệ thống đền, chùa, miếu mạo ven sông Hệ thống các di tích ven sông Hồng là những tài nguyên có giá trị cho hoạt động du lịch đường sông. Điều đáng lưu ý là hầu hết các di tích này đều chưa được biết đến như những điểm du lich, có nghĩa là nhà tổ chức có thể quy hoạch để ngay từ đầu phát triển theo hướng du lịch bền vững. Ở đây du khách không chỉ được thoả mãn nhu cầu tâm linh mà còn được tận hưởng bầu không khí trong lành và ôn lại lịch sử dân tộc. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG Cái tên “du lịch sông Hồng” là khá mới trong các loại hình du lịch Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Đây là tuyến du lịch mới được khai thác năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động năm 1996. Chương trình” du lịch sông Hồng” hiện nay được coi là” sản phẩm độc quyền” của Xí nghiệp đầu tư và phát triển sông Hồng thuộc Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long có trụ sở tại 42 Chương Dương- Hoàn Kiếm – Hà Nội. Tuyến du lịch sông Hồng mới được đưa vào khai thác nhưng đã đạt được một số hiệu quả nhất định tuy nhiên tiềm năng khai thác cuả tuyến vẫn còn rất đa dạng, phong phú. Cùng với sông Hương (Huế), vịnh Hạ Long, đồng bằng sông Cửu Long... Tuyến du lịch sông Hồng chắc chắn còn tạo ra nhiều hiệu quả hơn cho hoạt động du lịch. 2.2.1. Một số chuyến du lịch cụ thể của tuyến du lịch sông Hồng Với hơn 8 năm hoạt động, chương trình du lịch hiện nay giới thiệu ra thị trường 8 tour du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu của khách (nguồn: xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng) Chương trình 1: Hà Nội- đền Dầm - Đền Đại Lộ (Hà Tây)- Đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên) – Bát Tràng-Hà Nội Chương trình 2: Hà Nội- Đền Mẫu- Đình Chèm- Chùa Bồ Đề- Bát Tràng- Hà Nội Chương trình 3: Hà Nội-Đền Mẫu- Đền Gióng- Chùa Kiến Sơ- Chùa Bồ Đề- Hà Nội Chương trình 4: Hà Nội – Chùa Bút Tháp- Chùa Keo- Chùa Dâu- Hà Nội Chương trình 5: Hà Nội- Chùa Chuông- Đền Thiên Hậu (Phố Hiến)- Hà Nội Chương trình 6: Hà Nội- Đền Chử Đồng Tử- Đền Lảnh Giang – Hà Nội Chương trình 7: Hà Nội- Chùa Chuông- Đền Mẫu- Đền Thiên Hậu- Đền Lảnh Giang- Hà Nội Chương trình 8: chương trình đặc biệt “ Đêm Sông Hồng” Tuy nhiên trong 8 chương trình du lịch kể trên thì chỉ có chương trình 1 là hoạt động có hiệu quả. 2.2.2. Giơí thiệu đôi nét về những địa điểm trong chương trình tour Như đã nói ở phần giới hạn đề tài chương trình 1 được chọn nghiên cứu chi tiết và những điểm du lịch đưa ra là những điểm du lịch của chương trình 1 Đền Dầm Đền Dầm (Rằm) còn có các tên gọi khác nhau do sự thay đổi tên xã (làng,thôn) qua các thời kỳ lịch sử như: Mộc Hoàng, Xâm Miện và cuối cùng là Xâm Dương thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Đền Dầm là ngôi đền được xây dựng cách đây ngót ngàn năm. Đền nằm ở ven sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội 20km về phía đông nam. Hàng năm nhân dân mở hội từ mùng 1 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch, nhưng chỉ có các ngày mùng 4, 5, 6, 7 tháng 2 là đông vui vì có rước kiệu Mẫu. Đặc biệt là ngày mùng 5 tháng 2, ngày rước Nước (lễ Cấp Thuỷ) là đông vui nhất. Khách thập phương nô nức về dự lễ hội Mẫu ngắm cảnh tàu thuyền nhộn nhịp trên sông Hồng với đủ màu cờ, sắc áo rợp trời hoà lẫn cảnh múa rồng trên mặt sông trong tiếng trống cái, trống bản, tiếng tù và, tiếng đàn sáo bát âm náo nhiệt trong buổi làm lễ Cấp Thuỷ. Còn trên bờ thì kiệu Bát Cống, kiệu Võng, cờ, lọng, tán, bát tiên, bát bửu, gươm hầu... cũng được rước xuống tận cuối làng ra bờ sông đón đoàn rước Nước về đền Lễ Mẫu. Đền Dầm thờ Thuỷ Cung Thánh Mẫu hay còn gọi là Mẫu Thoải, Mẫu Đệ Tam. Đền có từ lâu hiện còn có các sắc phong của các triều đại từ: Đức Long Ngũ Niên (1633) đến Khải Định Cửu Niên (1924). Theo thần phả trong đền: Mẫu Thoải thờ trong đền là Hoàng Long công chúa ở trên Thiên Đình vì đánh vỡ chén ngọc bị đày xuống Thuỷ cung, vua Thuỷ gả cho Kinh Xuyên có 2 vợ, vợ bé là Thảo Mai. Vì Kinh Xuyên yêu Ngài nên Thảo Mai lập mưu vu cho Ngài phải lòng trai. Nghe lời Thảo Mai, Kinh Xuyên đày Ngài lê núi Kim Quy Ngọc Hồ thuộc Long Viên Trì Quan (tức Bích Câu Hà Khẩu Phường). Năm 1225, đời Trần Thái Tông có một người tên là Liễu Nghị quê ở Ngọc Tháp, huyện Thanh Miên, tỉnh Hải Dương, là một danh sĩ thi không đỗ, trong một lần đi thuyền chơi mát ở hồ, cạnh núi Kim Quy, thấy có một người đàn bà, Liễu Nghị bèn lên núi, nàng nói là con gái Thuỷ Vương bị Kinh Xuyên đày. Nàng đưa cho Liễu Nghị cây kim thoa và dặn đi về phía Hà Khẩu thấy có cây ngô đồng to thì lấy kim thoa gõ vào đấy. Liễu Nghị làm theo chợt thấy hai con mãng xà hiện ra đưa Liễu Nghị về Thuỷ Cung. Sau khi Liễu Nghị tâu bày, vua Thuỷ sai con trai là Xích Lâm lên đón công chúa Hoàng Long về( đó là ngày 2 tháng 1 âm lịch) rồi phong Liễu Nghị làm Quốc Tế ở Thuỷ Cung, bắt Kinh Xuyên và Thảo Mai đày về Bắc Hải. Năm đó ở vùng sông Hồng bị bệnh dịch tả chết rất nhiều người trong đó có cả làng Xâm Miện. Đêm các cụ già mơ thấy có một người đàn bà mặc toàn đồ trắng nói rằng: “ Ta là Hoàng Long công chúa, con gái của vua Thuỷ, Ngọc Hoàng sai ta xuống hộ quốc cứu dân, chữa bệnh yên ổn, khi qua khỏi phải lập đền thờ. Quả nhiên dân khỏi bệnh, bèn lập đền thờ gọi là Thuỷ Cung Thánh Mẫu. Bên phải đền là Phủ Trần Triều. Đây là sắc phong của vua Trần khi nghe tin Trần Hưng Đạo đem quân đánh thắng giặc do báo mộng của công chúa Hoàng Long. Bên trái đền là đền thờ thánh Mẫu Thượng Ngàn. Bên cạnh là lầu Cô, kiến trúc kiểu :”Cửu phẩm liên hoa” (8 mái cong, đỉmh có nụ sen) khánh thành năm ất Hợi 1995. Trước cửa đền cạnh phủ Trần Triều có cây đa cổ thụ, tuổi đời 3,4 trăm năm nay, các rễ cây to như cột nhà buông từ cành xuống bám vào đất tạo thế vững trãi cho cây. Trong khuôn viên đền còn có cây thị ngót 200 tuổi năm tuổi, che bóng mát cho hậu cung đền Mẫu, nơi Mẫu ngự. Mùa thị chín hái không xuể. * Đền Đại Lộ Đền nằm ở xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Tây. Nó được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 cách trung tâm Hà Nội chừng 13 km đi theo đê sông Hồng xuôi hết địa phận Hà Nội họăc đi theo quốc lộ 1 dến ngã ba Ngọc Hồi, Thanh trì, Hà Nội rồi rẽ ra 5 km nữa. Đến Đại Lộ gắn với một Truyền Thuyết. Vào thời nhà Lê, vỡ đê ở cạnh đền, các quan về lo hàn khẩu không được, sau khi vào đền Cầu Đảo bỗng nhiên hiện lên đôi lốt chắn ngang, chặn dòng nước chảy xiết, lúc đó mới hàn khẩu được. Nhà vua mừng rỡ đã ban nhiều báu vật và đặc biệt hàng năm đều có cử các quan về tế lễ mở hội cùng dân làng. Lễ hội hàng năm mở tù mùng 1 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch, ngày chính vào mùng 4, 5 ,6 tháng 2. Trong 3 ngày đó có tổ chức rước lễ theo tục cổ truyền, đặc biệt là ngày mùng 5 có rước cấp thuỷ thu hút một lượng lớn khách du lịch. Ngày thần hoá 12/6 là ngày đại lễ của Đền. Đền thờ “Tứ vị Thánh Nương” (Hoàng Hậu- vợ vua Tống Đọ Tông, 2 công chúa và một bà vú nuôi) và tướng Trần Hưng Đạo. Kiến trúc của đền đồ sộ nguy nga, được lập từ triều nhà Trần qua các triều Lê, Nguyễn đều được tôn tạo, trùng tu lại. Đền xây theo kiểu chữ đinh, rộng chừng 800m2 bao gồm hàng hiên, Đại Bái, Phương Đền, Giải Võ và 3 lớp hậu cung. Phía ngoài đồ sộ rạng rỡ chói loà. Phía sau trang nghiêm, trầm mặc. Đặc biệt là toà Phương Đền là một khối chồng diêm 8 mái, khắc chạm tinh xảo, chỗ cao nhất chừng 9 m, 4 cột gỗ đường kính khoảng 0,50 m cao chừng 8m, đứng trên trụ xi măng 1m liên kết với nhau, trên Thượng Lương của đền ghi rõ năm trùng tu (Khải Định 1924). Toà Phương Đền cấu trúc theo lối lầu son gác tía, cung đình giống như kinh thành Huế. Mặt đền quay về phía Đông Nam để đón gió Sông Hồng. Từ sông Hồng vào 200m là miếu Câu Quân. Đền và Miếu Cậu Quận luôn đi cùng nhau. Tương truyền Cậu được Thượng Đế giao cho cai quản cửa sông, cửa đền Mẫu. Từ cổng lớn gọi là “ Mã Môn” rộng cách nhau khoảng 10m, hai cột Hoa Biểu cao chừng 9m, ngang 1m, đỉnh là 1 khối hoa dành dành cách điệu, cụm hoa khéo ghép 4 đuôi chim phượng nhưng lại lộ rõ hình long phượng ngoảnh mặt về 4 bên, đón gió 4 phương. Bên hữu đắp 4 mảnh phù điêu theo tích “Tam tạng lấy kinh”. Bên tả theo tích “Nhị sư lão đệ, tướng quân chuột” . Giữa 2 cột lớn nhỏ là 2 cổng ra vào, làm thành 2 tam quan cân đối. Trên đỉnh cột là đôi kỳ lân cách điệu. Qua cửa mã bên phải có 1 quả chuông lớn do thập phương gần xa công đức cùng với nhân dân địa phương tôn tạo 1995 với trọng lượng là 1,410 kg. Tháp chuông xây theo kiểu chồng diêm 8 mái hài hoà trang nhã. * Đền Đồng Tử [14,11-12] Đền nằm ở làng Đa Hoà, xưa thuộc xã Tổng Mễ Sở , huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên nay thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng yên. Đền Chử Đồng Tử được Nhà nước xếp hạng vào năm 1962, là một trong những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của Việt Nam. Đền được xây dựng do sự đóng góp của nhân dân vơi sự giúp đỡ của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh. Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân của ngài được thờ ở ngôi đền này. Tới đây du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng “bồng lai tiên cảnh” và dâng hương bái vọng đức thánh thần. Đây chính là di tích lưu trữ một thiên tình sử mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp giữa Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung in đậm trong tâm trí của hầu hết nhân dân Việt Nam. Đền được xây dựng dựa trên lối kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn Tống thế kiến trúc của đền nằm trên Một khu đất cao, rộng bằng phẳng hình chữ nhật có tổng diện tích là 18.720m2, bao gồm 18 nóc nhà. Con số này ám chỉ tới Hùng Vương thứ 18 và nàng Tiên Dung lúc đó mới 18 tuổi. Đền Chử Đồng Tử được chia làm 2 khu: khu ngoài rồng 7.200m2, không có tường bao quanh, nổi bật là nhà bia cửa trổ Khu ngoài rộng 7.200m2 , không có tường bao quanh, nổi bật là nhà bia cửa trổ ra bốn hướng, 2 tầng, 8 mái cong, chịu ảnh hưởng của triết lý dịch học dưới bóng đa cổ thụ. Đây là kiến trúc mới được xây dựng sát cạnh nền cũ của ngôi nhà bia đá thực dân phá dỡ. Từ nhà bia đá giữa hai hàng cây gạo- một loại cây bất tử sánh ngang với tuổi đời của đền. Cổng chính có 2 cột vút cao, ngự trên đỉnh là 2 con lân quay mặt vào lối đi, ngày đêm canh giữ ngôi đền. Con đường lát gạch rộng 8 m, hai bên là nhà chuông và nhà khánh đá. Cả 2 nhà đều có kiến trúc giống nhà bia. Trong đó chuông cao cao 1,5m, đường kính 0,8 m, khánh dài 1,2m, cao 0,8. Chuông và khánh đều được làm vào thời Nguyễn. Tiếp đến là Ngọ mông gồm có 3 cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đứp lưỡng long chầu Nguyệt, trước cửa có 4 chữ nho “Bồng lai cung quyết”, cánh cửa được làm bằng gỗ lim Qua sân lớn lát gạch là các nhà Đại Tế, Toà Thiên Hương, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam và cuối cùng là Hậu Cung. Nối liền các cung đối diện nhau qua sân Đậu và sân Chầu. Kiến trúc độc đáo của Đền là ở kiểu dáng nóc của 18 ngôi nhà lớn, nhỏ. Đỉnh của tất cả các nóc đều có hình con thuyền, dược đỡ bởi 2 con vật mặt rồng và mặt sư tử. Nếu đứng từ trên cao xuống sẽ thấy 18 nóc nhà, cái ngang cái dọc, cái cao, cái thấp như 18 con thuyền đang quần tụ. Nét đặc sắc của kiến trúc khu Đền được dồn cho Toà Thiên Hương. Toà có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Toàn bộ phần mái 2 tầng, 8 mái cong gửi gắm triết lý dịch học, ngói vẩy cá, dầu có hình con lân, con rồng, con sư tử. Các bụng xà ngang có hình búp sen bằng gỗ chúc xuống như thể trời ban phước xuống cho chúng sinh. ở trong toà này còn có 2 câu đối viết về Chử Đồng Tử và Tiên Dung “kỳ duyên khoáng thiên cổ, nhân gian phu phụ, thiên thương thần tiên” Nghệ thuật điêu khắc ở đây nổi bật là cửa võng ở cung Đệ Nhị và các bức Nghi Môn viền xung quanh cửa vào Ngọ môn, toà Thiên Hương và các cung. Các điêu khắc gỗ này đều được chạm lộng hình chim phượng, hoa cúc và hoa quả để biểu thị ước vọng cầu phúc 12 cánh cửa, từ toà Thiên Hương vào cung Đệ Nhị trên chạm lộng hoa lá như Mai, Cúc, Trúc, Thông và Tứ linh, những cỗ ngai vàng, bài vị và những cỗ kiệu được chạm khắc tỉa tót tinh vi. Lễ hội của Đền diễn ra vào 9- 13/2 âm lịch. Trong những ngày này có cả lễ và hội. Phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như thả đèn, chọi gà, kéo co, rước nước… Phần hội là phần thu hút rất nhiều người tham gia cũng như sự chú ý của du khách. Trong đó có rất nhiều trò chơi dân gian nhưng đáng chú ý hơn cả là lễ rước nước, nó được làm sau phần khai mạc lễ rước nước tức là lấy và mang nước về từ Sông Hồng vào Đền. Theo tục lệ thì nước được dùng trong vệ Thánh ở Đền trong cả năm để lau tượng, nước cũng được lấy giữa dòng sông Hồng. Lễ rước nước hàng năm thu hút hàng trăm người tham gia và được chia thành các Đội như Đội tế năm, đội tế nữ, đội múa sênh, ban nhạc lễ, đội múa rồng. Tất cả các đội này đều mặc trang phục của ngày hội. Đi đầu đám rước là 2 cong rồng lộng lẫy uy nghi được rước đến hơn 10 người múa uốn lượn theo nhịp trống. Múa rồng là nghệ thuật làm sao cho “Rồng bay”. Dẫn đoàn rước kiệu là hai hàng các bà, các cô trong đội tế nữ quan trong những bộ xiêm áo dài đủ màu xanh, đỏ, vàng, trắng. Sau đám rước rồng là ban nhạc lễ, tiếp đến là kiệu thánh có lọng cho 2 bên cùng bát cửu, chấp kích do trai thanh gái lịch trong làng rước. Kiệu choé đựng nước do 8 trinh nữ khiêng. Hàng đoàn người trong trang phục ngày hội nối tiếp nhau theo đám rước tới bờ sông. Bên kia sông trên bãi Tự nhiên, nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau buôi đầu là đám hội của làng Ngư Dội chờ tham gia vào đoàn rước về trình thánh. Đoàn rước đến Bến Tuần thì dừng lại. Tại đây, hai con rồng được đưa xuống hai chiếc thuyền khác để bơi sang bãi Tự nhiên trong tiếng đàn, tiếng trống… Cuộc múc nước được tiến hành, người được giao nhiệm vụ múc nước là người già đức độ, khoẻ mạnh, mặc lễ phục, tay cầm giáo dừa sơn đỏ cúi xuống múc từng gáo đổ vào choé cho đầy. Xong việc thì đoàn rước quay trở về. Đám rước trở về Đền trong tiếng trống, tiếng chiêng cùng những điệu múa, điệu hát và những trang phục sặc sỡ của ngày lễ hội. * Làng nghề Bát Tràng [5,8- 9] Làng gốm Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, cách Hà Nội 7 km đường thủy, hoặc 12km đường bộ. Đây là một địa danh nổi tiếng về làm gốm. Dân gian ta có câu “Thợ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”. Hàng năm, có khoảng hơn 10.000 khách quốc tế đến với Bát Tràng tham quan, mua đồ gốm lưu niệm. Gốm sứ Bát Tràng nhiều mặt hàng đa dạng và độc đáo: những bộ ấm chén, bát , đĩa… hình chiếc lá, hình tròn, hình bầu dục làm bằng men ngọc rạn, men thuỷ tinh rạn với 3 màu chủ đạo: màu xanh, màu nâu hồng và màu vàng. Hiện nay cả làng Bát Tràng hầu hết các hộ dân đều sản xuất gốm sứ. Có 2 loại gốm sứ được sản xuất tại Bát Tràng: gốm bình dân cung cấp cho thị trường tiêu dùng và gốm sứ trang trí cung cấp cho xuất khẩu và thị trường cao cấp trong nước. Người dân Bát Tràng ai cũng biết nghệ nhân Lê Văn Cam- được Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội đồng TW liên minh các Hợp tác xã Việt Nam phong tặng danh hiệu “Đôi bàn tay vàng” năm 1999- người đã tạo ra những sản phẩm gốm sứ phục cổ, theo ông có những sản phẩm ông chỉ làm được 1 lần, không làm được cái thứ hai giống như thế. Nghệ nhân Lên Văn Cam chỉ làm sản phẩm theo từng chiếc chứ không sản xuất đại trà. Để phát triển làng nghề Bát Tràng và khuyến khích khách du lịch đến với Bát Tràng, nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông. Xã có chủ trương xây dựng cụm sản xuất gốm sứ tập trung và bảo tồn khu làng cổ Bát Tràng. 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA TUYẾN TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.3.1. Nguồn khách Khách du lịch tham gia vào chương trình Tour du lịch sông Hồng bao gồm cả khách nộ địa và khách quốc tế. Lượng khách đến chủ yếu là khách nội địa (97%), còn khách quốc tế là (3%) Khách du lịch nội địa tham gia vào tuyến du lịch sông Hồng chủ yếu đến từ các cơ quan, tập thể, xí nghiệp và khách du lịch đo một số công ty du lịch khác gửi đến như Công ty du lịch Văn Miếu, công ty du lịch Hà Nội… Bên cạnh đó thỉnh thoảng cuãng có khách du lịch mua vé lẻ tham gia vào tour. Khách du lịch quốc tế tham gia vào chuyến tour rất ít. Chủ yếu khách đến từ ._.ho khách: Người dân địa phương ở làng mây tre đan Ninh Sở đã có nghề truyền thống từ hàng chục năm nay. Sản phẩm của làng từ những vật dụng nhỏ như cái giỏ, cái khay...đến những vật dụng lớn như bộ bàn ghế... đều được làm thủ công bằng mây tre đan. Đây là một nghề cha truyền con nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sản phẩm mây tre đan của làng chủ yếu dùng cho xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Châu Mỹ. Làng nghề mây tre đan Ninh Sở phát triển mạnh đã tạo điều kiện ổn định nền kinh tế địa phương. Kể từ khi tuyến du lịch sông Hồng qua điểm du lịch này, người dân bắt đầu chú ý tới việc sản xuất phục vụ. Thời gian đầu, khi mà lượng khách ổn định đều qua hàng tháng làng nghề cũng sản xuất phục vụ du lịch. Tuy nhiên trong những năm gần đây khi mà lượng khách không ổn định đều thì người dân làng không còn quan tâm sản xuất cho du lịch nữa mà chỉ quan tâm đến xuất khẩu. Trên tuyến đường từ sông Hồng vào địa phận đền Dầm- đền Đại Lộ, du khách chỉ có cơ hội đi qua một số hộ sản xuất nhỏ còn đa số các hộ sản xuất lớn lại chỉ tập trung ở khu vực ngoài đê nhưng du khách không thể tiếp cận được do thời gian eo hẹp của lịch trình. Trong hành trình tour mới được đề xuất xây dựng, du khách có cơ hội tìm hiểu về quy trình làm mây tre đan. Để phù hợp với lịch trình tour mới này người dân địa phương bên cạnh việc tập trung sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tiến hành sản xuất các sản phẩm phục vụ cho du lịch. Các sản phẩm du lịch này sẽ mang tính thiết thực cho nhu cầu của du khách, mang tính thuận tiện gọn nhẹ. Khu sản xuất hàng phục vụ cho du lịch này sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của người dân địa phương. Trong các khu này sẽ có người hướng dẫn khách về quy trình làm sản phẩm, về cách làm sản phẩm sao cho đẹp và cách giữ, sử dụng đồ mây tre đan sao cho thật bền, thật bóng. Người dân địa phương sẽ cung cấp cho du khách những sản phẩm có tên của địa phương và nếu khách yêu cầu cũng sẽ làm riêng phục vụ sản phẩm riêng cho khách. Nghề làm thuốc nam ở xã Bình Minh cũng nổi tiếng xưa nay. Người dân ở đây nhà nào cũng trồng đủ các loại thuốc nam trong vườn nhà. Đến với làng này du khách được tận hưởng một thơm mát mẻ trong lành. Tuy nhiên nghề làm thuốc nam ở đây còn phát triển khá manh mún. Chủ yếu người dân địa phương chỉ làm nguyên liệu để bán buôn lên Hà Nội. Trong lịch trình tour mới này, du khách sẽ có khoảng thời gian nửa ngày lưu trú ở làng nghề. Tuy rằng khả năng cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho du khách là chưa thật sự độc đáo nhưng chắc chắn du khách cũng sẽ thấy thích thú trước những chai mật ong nguyên chất những vị thuốc nam với rất nhiều công dụng khác nhau. Nhưng có lẽ sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất của địa phương chính là những sản phẩm du lịch văn hoá mà du khách trải nghiệm được qua những hoạt động sinh hoạt văn hoá tại địa phương. Vấn đề đặt ra với việc sản xuất và phục vụ sản phẩm du lịch ở hai địa phương trên là cách bán, giới thiệu sản phẩm địa phương. Đối với làng nghề mây tre đan du khách có thể mua đồ lưu niệm tại các hộ gia đình hoặc chính quyền địa phương có thể xây dựng một cửa hàng bán đồ lưu niệm ở khu vực trước cửa đền Đại Lộ để du khách có thể dễ dàng, thuận tiện khi mua sản phảm. Cũng tương tự như vậy việc bán thuốc nam có thể là ở trước khu vực đền Chử Đồng Tử hoặc du khách có thể mua ở các gia đình nghề gia truyền trong làng. Tuy nhiên vấn đề cần đặt ra là việc “chèo kéo” khách dể mua sản phẩm du lịch. Đây là vấn đề bức xúc đối với tất cả các địa điểm phát triển du lịch. Việc quản lý, hướng dẫn người dân địa phương cách bán hàng lịch thiệp là một trong những yếu tố thành công trong việc phát triển du lịch. Và có thể vui mừng khẳng định rằng làng gốm Bát Tràng là điểm du lịch nổi bật nhất trong hành trình cả chuyến tour. Trong chương trình du lịch cũ, khách du lịch chỉ có điều kiện để thăm khu Hội chợ- nơi khách hàng có điều kiện mua sắm các sản phẩm du lịch. Hầu hết tất cả du khách đều rất hài lòng với cách bán hàng lịch thiệp, cởi mở của người dân ở đây. Tuy nhiên cùng với việc mở hội chợ chính quyền địa phương nên tổ chức sản xuất ngay tại đây để du khách có thể xem cách làm gốm, quy trình làm gốm. Hướng dẫn khách làm sản phẩm: Điều mới lạ trong chương trình tour mới là việc khách du lịch có thể tham gia sản xuất đồ gốm trực tiếp tại làng gốm Bát Tràng. Cùng với việc xây dựng Hội chợ sẽ có một khu riêng để khách du lịch xem quy trình làm gốm của chính mình dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương. Khi khách tham gia vào quy trình làm gốm, người dân địa phương sẽ giúp họ hiểu hơn về lịch sử làng gốm Bát Tràng, về điểm khác biệt giữa làng gốm Bát Tràng với các làng gốm khác, về hoa văn của gốm Bát Tràng... Người dân địa phương cũng sẽ định hướng cho khách những mẫu đơn giản để khách có thể dễ dàng làm được. 3.2.4. Chia sẻ lợi ích từ các lệ phí thu được để hỗ trợ cộng đồng: Hiện nay ở tất cả các điểm du lich sông Hồng đều không thu lệ phí. Tuy nhiên nhằm tăng khả năng hỗ trợ cho kinh tế địa phương từ hoạt động du lịch có thể xây dựng mức giá thu phí cho các điểm đến. Mức phí này sẽ là 2000đ/người/1 điểm du lịch. Mức phí này được xây dựng đều cho cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó một phần lợi nhuận thu được từ mỗi chuyến tour (khoảng 7%) cũng sẽ được đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội của điểm đến nhằm cải thiện đời sống cho dân cư địa phương. Ngoài ra cũng có thể áp dụng chế độ thưởng phạt cho cả du khách và người dân địa phương nhằm hướng mọi người đến việc phát triển du lịch bền vững. 3.3. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG 3.3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp Về phương tiện tàu thuỷ Hiện nay tuyến du lịch sông Hồng chỉ có 2 tàu hoạt động là Thăng Long 333 và Sông Hồng 5. Lượng khách của 2 tàu này là 20- 40 khách /chuyến/tàu. Như vậy vấn đề đặt ra là nếu quá đông khách thì khả năng tải là không có. Chắc chắn khi tour du lịch hoạt động thật sự hiệu quả, Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng sẽ phải thuê thêm tàu hoặc đổi ngày xuất phát. Điều này rất khó nên đòi hỏi Xí nghiệp phải mua thêm tàu khi tuyến du lịch thực sự phát triển. Tầu Thăng Long là tàu cũ đang trong thời gian sửa chữa. Nhưng có thể nhận thấy tàu Thăng Long không còn thích hợp cho hoạt động du lịch và trên thực tế cũng không có thuyền trưởng và đoàn thuỷ thủ chuyên trách. Bởi vậy Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng nên thanh lý tàu Thăng Long bởi nó đảm bảo chất lượng của chuyến du lịch do tàu cũ, xấu, các trang thiết bị lạc hậu. Hơn thế nữa các trang thiết bị an toàn ở tàu Thăng Long cũng không đảm bảo nếu tai nạn xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và chi phí của công ty. Tầu Thăng Long dự tính sẽ thanh lý được khoảng 350- 400 triệu đồng . Với số tiền đó, Xí nghiệp sẽ dùng để đầu tư trở lại do các hoạt động kinh doanh khác đặc biệt là hoạt động marketing. Phục vụ ăn uống ở trên tàu cũng là điều đáng quan tâm. Hiện nay có 3 nhân viên bếp thường xuyên đi theo phục vụ nhu cầu ăn uống trên tàu. Tất cả hành khách tham gia trong tour đều thực sự chưa cảm thấy hài lòng với bữa ăn trên tàu. Nhân viên tàu nên phục vụ bữa ăn trưa đa dạng hơn để tăng sự hài lòng của khách. Cũng có ý kiến cho rằng nhân viên trên tàu nên mặc đồng phục của ngành từ thuyền trưởng, thuyền phó, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ. * Về hệ thống đường xá Nhìn chung mọi hệ thống đường xá đến các điểm du lịch của tuyến tour du lịch sông Hồng đều rất xấu, chưa được đầu tư đúng mức. Đường đi đến các điểm du lịch khá gồ ghề, hoang sơ. Tuy nhiên điều này cũng dễ hiểu bởi hầu hết các điểm du lịch này đều nằm ở ven sông nên mùa nước lên xuống thất thường. Với việc phát triển du lịch bền vững của tuyến sông chúng ta nên cải tạo hệ thống đường đến các điểm du lịch bằng cách xây dựng các bậc lên xuống bằng đá. Những bậc này sẽ đảm bảo an toàn hơn cho khách đến điểm du lịch. Mặt khác nên động viên người dân địa phương dọn dẹp vệ sinh đường vào các khu di tích tránh sự bừa bãi như hiện nay. Việc làm này cần được tiến hành thường xuyên và thực chất nếu người dân địa phương ý thức được vai trò của du lịch trong đời sống của mình thì họ sẽ tiến hành làm công việc này tự nguyện * Về bến tàu: Hệ thống bến bãi chính như bãi Chương Dương và hầu hết những bến đỗ tới địa điểm du lịch nên được đầu tư để sửa chữa và nâng cấp. Thành phố nên duyệt quy hoạch về hệ thống cảng về bến thuỷ nội địa và nhanh chóng xây dựng bến tàu khách Chương Dương theo tiêu chuẩn. Các bãi này phải bao gồm các cơ sở hạ tầng đơn giản: như xanh đẹp, vệ sinh, thuận tiện và an toàn. Những bến bãi tại các điểm dừng chân cũng cần được quan tâm đầu tư để thuận tiện cho du khách khi đến điểm du lịch đồng thời cũng tạo tính chuyên nghiệp cho hoạt động du lịch.Để giải quyết vấn đề bến bãi một cách hợp lý, xí nghiệp cần nâng cao sự cộng tác với các điểm du lịch. Một bến tàu có thể cần đến chi phí xây dựng khoảng 3- 4 tỷ đồng nhưng một bến đỗ lẻ chỉ cần đầu tư khoảng 20 triệu đồng. Hầu hết ở các điểm du lịch của tuyến du lịch sông Hồng nói chung và chương trình 1 nói riêng bến đỗ còn sơ sài. Chính bởi vậy xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng có thể thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương để giải quyết vấn đề này. Xí nghiệp sẽ kết hợp với người dân địa phương để xây dựng các bến đỗ và sẽ trả tiền quản lý bến trực tiếp cho người dân địa phương mỗi khi chạy tàu, tiền bến là 10000 đồng/ tàu. * Về thắng cảnh hai bên bờ: Do đặc thù là tuyến du lịch đường sông nên du khách có thể thả mình vào những khung cảnh lãng mạn, nên thơ của vùng sông nước. Trên thực tế những thắng cảnh hai bên bờ của tuyến du lịch sông Hồng rất hấp dẫn, đặc biệt là khách du lịch. Du khách phải trầm trồ thán phục trước những cảnh sắc mà thiên nhiên và con người đã tạo nên cho hai bến bờ sông này. Những màu xanh ngút ngàn của bãi ngô, bãi rau... hấp dẫn đặc biệt với du khách. Du khách cũng tò mò tìm hiểu về lối sống sinh hoạt của người dân, về cảnh khai thác cát, về những hình ảnh sống động của ngư dân làng chài, tất thảy đều có sức hấp dẫn, cuốn hút kì lạ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc giữ gìn môi trường ở hai bên bờ sông. Những bãi rác to, những dòng nước thải đen ngòm từ các nhà máy ven sông làm giảm đi nhiều sự lãng mạn của cảnh sấc vùng sông nước. Để giải quyết vấn dề này các nhà hoạch định du lịch cần phải kết hợp với người dân địa phương, với chính quyền địa phương vùng ven sông giúp họ có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn môi trường. Cùng với sự phối hợp của người dân địa phương chương trình của tuyến sẽ có những khoảng dừng chân trong 10-15 phút để tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt của dân ven sông như cảnh khai thác cát, cảnh đánh bắt, cảnh thu hoạch hoa màu...Chắc chắn rằng việc tạo ra những cảnh sinh hoạt sống động hai bên bờ sông cũng là yếu tố thu hút khách du lịch trên hành trình chuyến thăm quan sông Hồng. * Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống dân cư và du lịch Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, trên tuyến du lịch sông Hồng cũng đang tiến hành xây dựng khá nhiều nhà máy, các khu vực sản xuất nhằm khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương. Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu như việc xây dựng khu Hội chợ ở làng gốm Bát Tràng, xây dựng Hợp tác xã mây tre đan ở Ninh Sở – Hà Tây. Tuy nhiên , vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để những công trình xây dựng này không làm ảnh hưởng đến cảnh quan các khu di tích đến đời sống của cộng đồng địa phương. Người dân ở khu vực Đền Dầm (Ninh Sở – Hà Tây) một địa điểm của hành trình chuyến tour rất không hài lòng khi một nhà máy đóng tàu có quy mô khá lớn được xây dựng trước cổng đền. Ngay khi dự án vẫn chưa được duyệt người dân địa phương đã có đơn thư kiến nghị nhưng việc xây dựng vẫn được tiến hành và kết quả là một nhà máy to lớn, hiện đại đã ra đời nhưng lại gây mất cảnh quan trang nghiêm, cổ kính của ngôi đền. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là rất quan trọng và cần thiết nhưng để tránh tình trạng tương tự xảy ra ở khu vực đền Dầm đòi hỏi các nhà hoạch định du lịch, các nhà đầu tư phaỉ có sự phối kết hợp với người dân địa phương để mỗi công trình được xây dựng thực sự có ý nghĩa cả về kinh tế và du lịch. Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, tuyến du lịch sông Hồng từ Hà Nội đến Đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên) cần phải tiến hành xây dựng một số công trình nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng của điểm đến. Một số công trình cần được tiến hành xây dựng như mô hình hợp tác xã mây tre đan ở làng Ninh Sở (Hà Tây), mô hình một tổng thể di tích gồm đền Chử Đồng Tử và mô hình các nhà nghỉ tại làng Bình Minh- đền Chử Đồng Tử. Để tiến hành xây dựng mô hình hợp tác xã mây tre đan ở Ninh Sở ( Hà Tây) có thể dựa vào nguồn vốn địa phương cộng với sự hỗ trợ của các ban ngành du lịch. Hợp tác xã mây tre đan ở Ninh Sở sẽ được xây dựng ở khu đất giữa đền Đại Lộ và đền Dầm. Khu hợp tác xã này sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của người dân địa phuơng từ khâu tiến hành quản lý xây dựng, quản lý nhân công xây dựng đến việc chọn các hộ gia đình, các loại sản phẩm phù hợp để sản xuất hàng mây tre đan trong hợp tác xã này. Bên cạnh việc sản xuất cung cấp hàng phục vụ khách du lịch, trong mô hình hợp tác xã này còn có dịch vụ hướng dẫn khách qui trình làm sản phẩm nên nhân công lao động cần có tay nghề cao và phải là người dân địa phương am hiểu về lịch sử làng nghề quê hương mình. Để tránh tình trạng làm hỏng quang cảnh của hai ngôi đền, khu hợp tác xã này chỉ cần là ngôi nhà nhỏ và được xây dựng theo lối kiến trúc cổ nhà hàng Việt là nhà 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái. Khu vực đền Chử Đồng Tử có không gian rất rộng rãi và thoáng đãng. Để nhằm phát triển hơn nữa các hoạt động du lịch ở đây chính quyền địa phương nên kết hợp với người dân địa phương tiến hành xây dựng các mô hình phục vụ các trò chơi dân gian như đánh đu,bàn cờ người...để du khách ngoài việc thưởng ngoạn cảnh quan kiến trúc linh thiêng của đền còn có điều kiện tham gia vào cá hoạt động vui chơi ở đây. Điều đáng qua tâm và đây là khu vực đền nên tránh đưa cào các trò chơi mang tính hiện đại, vừa gây tốn kém lại không phù hợp với sự tĩnh lặng, trang nghiêm của cảnh quan đền. Việc xây dựng nhà trọ cho khách du lịch ở khu vực làng Bình Minh ( đền Chử Đồng Tử) là thực sự cần thiết với lịch trình tour mới. Tuy nhiên để tránh tình trạng lãng phí có thể sử sụng ngay các nhà dân trong làng. Việc sử dụng các nhà dân cho mục đích nghỉ trọ hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của người dân địa phương. Nhưng cũng nhằm để hoàn thiện hơn việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, nên đầu tư một số trang thiết bị cần thiết cho các hộ dân này. Vấn đề đặt ra là để phục vụ nhu cầu giải trí cho khách du lịch một số địa phương phát triển du lịch ở vùng khác đã tiến hành mở dịch vụ giải khát karaokê. Điều này là hoàn toàn không phù hợp và cần tránh vấp phải tại khu vực này mà nên thay thế bằng các hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ với người dân địa phương tại khu vực Đền. Khu Hội chợ Thương Mại gốm sứ Bát Tràng sắp được khánh thành trong những tháng đầu năm 2005 hứa hẹn tạo ra tính quy mô chuyên nghiệp trong hoạt động kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Khu vực xây dựng khu Hội chợ thuộc địa phận làng cổ Bát Tràng- một ngoi làng còn giữ nguyên được những nét độc đáo của một ngôi làng cổ Việt Nam. Khu hội chợ được xây dựng nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ của nhiều ban, ngành từ trung ương đến địa phương. Mô hình khu Hội chợ này nên được xem xét áp dụng cho các điểm du lịch khác trong chương trình du lịch . 3.3.2.Giải pháp về đào tạo nhân lực: Vấn đề đào tạo đòi hỏi phải đồng bộ từ trên xuống. Việc đào tạo nên bắt đầu từ việc đào tạo kiến thức cho xí nghiệp Đầu tư và Phát triển du lịch sông Hồng đến việc đào tạo nhân lực là người dân địa phương trong các hoạt động du lịch. Hầu hết cán bộ công nhân viên của xí nghiệp Đầu tư và Phát triển du lịch sông Hồng có rất ít kinh nghiệm, kiến thức về du lịch. Hiện nay cả xí nghiệp chỉ có 3 nhân viên được đào tạo trong các trường du lịch chính quy còn hầu hết là từ các trường kinh tế, thương mại. Vấn đề đặt ra cho nguồn nhân lực ở đây là việc cần tiến hành đào tạo có bài bản cho tất cả nhân viên ở đây những kiến thức chung nhất về du lịch. Chương trình đào tạo tại xí nghiệp nên kết hợp với Tổng cục du lịch để có những chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Các chương trình đào tạo này nên diễn ra hàng tháng có kiểm tra đánh giá định kỳ và gắn liền với thực tế. Tuy nhiên điều quan trọng nhất trong việc đào tạo nguồn nhân lực của tuyến du lịch sông Hồng là việc đào tạo nguồn nhân lực là lao động địa phương. ở nơi nào lực lượng lao động có đào tạo đến làm việc trong một thời gian ngắn là hợp lý. Tuy nhiên, lợi ích lâu daì cho mọi người là phải đòi hỏi việc đào tạo và sử dụng nhân viên của người địa phương. Đào tạo tại địa phương tỏ ra có chi phí – hiệu quả cao hơn cho cả ngành lẫn các nhà chức trách quốc gia hoặc địa phương, đồng thời cũng nâng cao trình độ sử dụng kỹ năng , các sản phẩm thủ công nghiệp của địa phương. Việc đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương ở các điểm đến của tuyến du lịch sông Hồng có thể bao gồm các vị trí hướng dẫn viên du lịch, bán hàng lưu niệm, phục vụ lưu trú - ăn uống, hướng dẫn khách làm sản phẩm. Nguồn nhân lực địa phương sẽ được lựa chọn để đào tạo nguồn nhân lực có thể trích từ những lợi nhuận ban đầu mà hoạt động du lịch tại địa phương đem lại. Công tác đào tạo sẽ đem được tiến hành cùng với sự giúp đỡ về chuyên môn của các cơ quan quản lý du lịch. Những nhà chuyên môn du lịch sẽ giúp người dân nhận thức được vai trò của du lịch trong việc phát triển du lịch của địa phương. Chính từ những hoạt động giáo dục này người dân sẽ ý thức hơn về vai trò của du lịch để từ đó mong muốn góp sức mình cho sự phát triển chung. Các phương thức đào tạo nhân lực có thể được sử dụng như sau: Đầu tiên Tổng cục du lịch sẽ phối kết hợp với chính quyền địa phương mở những lớp ngắn hạn về du lịch. Nên lưu ý những người dân địa phương ở điểm đến đều xuất thân là nông dân chất phác, thuần hậu nên những bài giảng về du lịch đều phải hết sức cô đọng, ngắn gọn, gắn liền với thực tế. Sau khi mở những lớp tập huấn ngắn hạn những nhà chuyên môn du lịch sẽ trực tiếp đóng vai là khách du lịch để người dân địa phương thực hành luôn vai trò của mình. Mỗi lớp học đào tạo nên có sự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cuối kỳ. Sau khi đã có nền móng về nhân lực vững chắc thì chính những người dân địa phương đã được đào tạo trước đây sẽ trực tiếp mở các lớp huấn luyện về nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng dân cư của mình. Trong các chương trình giáo dục nên sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ như băng hình, slide, tranh ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ. Một điều nên lưu ý là giáo dục cộng đồng địa phương trước hết tập trung vào đối tượng chủ chốt là những nhà lãnh đạo địa phương, những người uy tín trong cộng đồng chẳng hạn như những người lớn tuổi, những người có trình độ học vấn như thầy giáo, những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân ... Nếu có thể tuyên truyền cho những đối tượng này thì việc giáo dục đối với toàn bộ cộng đồng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều vì họ thường được dân nghe theo. Song song với việc đào tạo ngoại ngữ nên tập trung vào thế hệ trẻ nhằm kích thích sự năng động, nhạy bén của giơí trẻ trong việc phát triển du lịch. 3.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách Tuyến du lịch sông Hồng hiện nay là “sản phẩm độc quyền “ của Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng. Đây là một Xí nghiệp nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty vận tải thuỷ. Để phát trỉên tuyến du lịch sông Hồng nói chung và chương trình 1 nói riêng cần phải có được các cơ chế chính sách đồng bộ khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch của điểm đến đồng thời phải tạo môi trường thuận lợi với những cơ chế cụ thể có tính khuyến khích để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển các điểm đến trong hành trình du lịch. Nhằm đạt được sự phát triển toàn diện cần chú trọng đến một số chính sách sau: Khuyến khích phát triển của nguồn lực du lịch về phương diện hấp dẫn thiên nhiên cũng như các giá trị văn hóa. Những cảnh quan hấp dẫn 2 bên bờ sông Hồng cùng với những khu đền cổ trong lịch trình chuyến tuyến sông Hồng là những tiềm năng du lịch rất có giá trị đòi hỏi sự quan tâm đầu tư khai thác đúng đắn. Có sự điều phối để tạo sự hợp tác giữa tất cả các bên có liên quan, nhấn mạnh đến việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm đối với điểm đến và việc tổ chức các tour sẽ không gây ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương. Triển khai lập kế hoạch cải tiến và xây dựng các nguyên tắc và qui định, tổ chức quản lý hiệu quả hoạt động du lịch từ đó có thể tạo nên sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa chính phủ, khối tư nhân và người dân địa phương. Động viên người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch và thu lợi nhuận từ hoạt động du lịch. Để thực hiện hiệu quả những chính sách trên đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giưã các ban ngành. Việc áp dụng “cơ chế thóang “ là đặc biệt cần thiết để thu hút vốn đầu tư vào hoạt động du lịch như việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: Từ khảo sát thực tế chương trình 1 của chuyến du lịch sông Hồng và căn cứ vào nguồn tài nguyên phong phú đa dạng của tuyến, trong khuôn khổ khoá luận, tác giả đã trình bày một cách ngắn gọn nhất về giải pháp xây dựng một lịch trình tour mới cho chương trình 1 của tuyến du lịch sông Hồng. Chương trình tour mới đưa ra nhằm khai thác triệt để yếu tố cộng đồng địa phương- một thành phần quyết định tính bền vững trong hoạt động du lịch. Trong lịch trình tour mới này yếu tố cộng đồng địa phương được khai thác triệt để nhằm tạo ra sự hài lòng tuyệt đối cho du khách với chuyến du lịch đồng thời cũng mang lại lợi nhuận về kinh tế cho người dân địa phương thông qua hoạt dộng du lịch. Những giải pháp được đưa ra trình bày ở chương 3 về việc phát triển chương trình 1 của tuyến du lịch sông Hồng tập trung chủ yếu vào sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch. Những hoạt động naỳ được đề xuất dựa trên cơ sở tiềm năng của cộng đồng địa phương ở các điểm đến nhằm khai thác triệt để hiệu quả từ hoạt động du lịch của chương trình du lịch mới này. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ KHOÁ LUẬN Tài nguyên du lịch vùng ven sông Hồng là rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, hoạt động du lịch thực tế của tuyến du lịch sông Hồng trong những năm qua lại chưa thực sự đáp ứng đựơc yêu cầu phát triển du lịch. Từ thực tế dó, trong khuôn khổ của khoá luận tác giả xin phép được đưa ra một số ý kiến chủ quan dựa trên việc tìm hiểu thâm nhập thực tế nhằm khai thác mạnh hơn tiềm năng của tuyến du lịch sông Hồng. Những giải pháp tác giả đưa ra chủ yếu tập trung vào việc đẩy mạnh sự tham gia của công đồng địa phương trong các hoạt động du lịch của tuyến thông qua việc xây dựng một chương trình du lịch mới cho chương trình 1 cũ của chuyến du lịch sông Hồng. Chương trình du lịch mới được đưa ra là việc kế thừa chương trình du lịch 1 cũ của tuyến. Tuy nhiên, với kiến thức của mình, tác giả đã đề xuất thêm một mặt rất quan trọng cho việc phát triển du lịch bền vững của tuyến, đó là sự tham gia của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, do tuyến du lịch sông Hồng là tuyến mới nên việc thống kê các số liệu là rất khó khăn. Để hoàn thành khoá luận, tác giả đã tiến hành điều tra thực địa tại các điểm đến nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế do kiến thức hạn hẹp của một sinh vên. Với mục tiêu ban đầu đề ra là nhằm đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch nên nội dung chính của các giải pháp đưa ra là tập trung vào vấn đề này. Để thực hiện các giải pháp trên tác giả xin phép đưa ra một số kiến nghị sau: * Với Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng Chương trình du lịch sông Hồng là “sản phẩm độc quyền” của xí nghiệp nên xí nghiệp phải có biện pháp để khai thác hết tiềm năng của tuyến nhằm đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả từ hoạt động du lịch trong đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. Xí nghiệp nên phối hợp với nhiều ban ngành đoàn thể đẻ cùng xây dựng một chương trình du lịch hoàn hảo đáp ứng tối đa nhu cầu của khách đồng thời vẫn tạo ra lợi nhuận đáng kể từ hoạt động du lịch. Để hoạt động du lịch có hiệu quả hơn xí nghiệp nên tự tách ra hoạt động riêng, là một Công ty du lịch độc lập chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục du lịch.Xí nghiệp nên đứng vai trò là nhà trung gian tích cực giữa nhà đầu tư và chính quyền địa phương trongviệc thu hút tiến hành các dự án phục vụ cho hoạt dộng du lịch. * Với chính quyền địa phương tại các điểm du lịch trong hành trình Chính quyền địa phương nên nhận thức được vai trò của du lịch đối với việc phát triển kinh tế địa phương. Chính quyền nên có mọi biện pháp nhằm tạo ra sự tin cậy với cơ chế cởi mở để thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư vào địa phương mình. Chính quyền địa phương phải là người đóng vai trò đại diện cho quyền lợi của người dân địa phương để quyết định lựa chọn những chương trình đầu tư du lịch phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. * Với Tổng cục du lịch Tổng cục du lịch nên quan tâm thường xuyên hơn nữa đến hoạt động du lịch của tuyến. Tổng cục cũng nên có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời cùng với những chính sách đầu tư phù hợp để khuyến khích du lịch phát triển ở tuyến du lịch sông Hồng. Trong quá trình thực hiện khoá luận, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ từ mọi mặt để có thể hoàn thành khoá luận một cách tốt nhất. Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn chế của một sinh viên chắc chắn khoá luận không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự góp ý từ thầy cô, những nhà chuyên môn du lịch để đề tài khoá luận thực sự mang lại hiệu quả thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bên kia chân trời xanh- Báo cáo tham luận các nguyên tắc du lịch bền vững – Cục môi trường tổ chức dịch, chỉnh biên và xuất bản- Tháng 12 năm 1998, 65 trang. [2]. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2010- Hà Nội tháng 10/2001- 50 trang. [3].Nguyễn Đình Hoè- Vũ Văn Hiếu- “Du lịch bền vững”- NXB ĐH Quốc gia Hà Nội- 2001- 186 trang. [4].Hội thảo quản lý Nhà Nước đối với các khu, điểm du lịch ở Việt Nam- 06/11/2000- 147trang. [5].Phan Lê Huy- Nguyễn Đình Chiến- Nguyễn Quang Ngọc- Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV- XIX- NXB thế giới- 1995- 209 trang. [6].Kreg Lindberg và Donald E Hawkins- Dulcịh sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý- Cục môi trường xuất bản- 1999- 230 trang. [7].Robert Languar và Robert Hollier- Marketing du lịch- NXB Thế giới 2002- 159 trang. [8].Nguyễn Thị Thu Mai- Nguyên lý và thực hành hướng dẫn du lịch- Hà Nội – 04/2002- 65 trang. [9].Tài liệu hội thảo: Quản lý tài nguyên du lịch bền vững- Hà Nội- 04/09/2002- 60trang. [10].Tổng cục Du lịch- Non nước Việt nam- 1998- 740 trang. [11].PTS Nguyễn Minh Tuệ- PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh- PGS.PTS Lê Thông- PTS Phạm Xuân Hậu- PTS Nguyễn Kim Hồng- Địa lý du lịch – NXB TP HCM- 264 trang. [12].Tuyển tập Báo cáo Hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam- TPHCM- 17/18/12/1997- 159 trang [13].Tuyển tập Báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam- Hà Nội 7- 9/9/1999- 147 trang [14].Nguyễn Minh San, Nguyễn Phương Thảo- Đền Chử Đồng Tử- UBND xã Bình Minh,Khoái Châu, Hưng Yên- Tạp chí văn hoá nghệthuật 2003, 23 trang [15]. Nguyễn Thị Sơn- Luận án Tiến Sĩ Địa Lý- Cơ sở Khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương- Người hướng dẫn khoa học PGS- PTS Lê Thông- Hà Nôi 2002- 149 trang [16]. uỷ ban Thường vụ Quốc hôi- Pháp lệnh Du lịch – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nôi, 1999, 32 trang. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết 1 2. Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ đề tài 2 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2 4. Một số giải pháp và kiến nghị của khoá luận 3 5. Kết cấu khoá luận 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm về du lịch 4 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của du lịch 4 1.1.2. Định nghĩa về du lịch 5 1.1.3. Chức năng của du lịch 7 1.1.4. Các loại hình du lịch 8 1.2. Cơ sở lý luận phát triển bền vững 12 1.2.1. Khái niệm 12 1.2.2. Các nguyên tắc của du lịch bền vững 12 1.2.3. Quan điểm về phát triển bền vững 13 1.2.4. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và cộng đồng dân cư địa phương 16 1.2.5. Một số mô hình du lịch bền vững 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23 CHƯƠNG 2  TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG 2.1. Tiềm năng tuyến du lịch sông Hồng 25 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 26 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 28 2.2. Khái quát về tuyến du lịch sông Hồng 29 2.2.1. một số tour cụ thể của tuyến du lịch sông Hồng 30 2.2.2. Giới thiệu đôi nét về những địa điểm trong chương trình tour 30 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch của tuyến trong những năm qua 37 2.3.1. Nguồn khách 37 2.3.2. Lượng khách 37 2.3.3. Doanh thu 39 2.3.4. Cơ sở dịch vụ và phương tiện vận chuyển 41 2.3.5. Cán bộ nhân viên trong xí nghiệp 42 2.4. Thực trạng về mối quan hệ giữa du lịch và cộng đồng địa phương của tuyến du lịch sông Hồng 43 2.4.1. Cộng đồng địa phương đối với du lịch 43 2.4.2. Du khách với cộng đồng địa phương 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51 CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TOUR MỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1. Kiến nghị xây dựng chương trình tour mới 52 3.1.1. Giới thiệu lịch trình tour mới 52 3.1.2. Thị trường du lịch lựa chọn 54 3.1.3. Tính giá 55 3.1.4. Quảng cáo, giới thiệu về tour 57 3.2. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch 60 3.2.1. Đẩy mạnh vai trò của người dân địa phương trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch 61 3.2.2. Sử dụng lao động địa phương vào các dịch vụ du lịch 62 3.2.3. Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho hoạt động du lịch 64 3.2.4. Chia sẻ lợi ích từ các lộ phí thu được để hỗ trợ cộng đồng 67 3.3. Kiến nghị 1 số giải pháp cho phát triển du lịch của tuyến du lịch sông Hồng 68 3.3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp 68 3.3.2. Giải pháp về đào tạo nhân lực 73 3.3.3. Giải pháp về đào tạo cơ chế chính sách 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 76 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KHOÁ LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0010.doc
Tài liệu liên quan