Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới

Tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GIÀY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI Người viết : Nguyễn Thu Giang - lớp Pháp 1 - K 37 Giáo viên hướng dẫn : THS Phạm Thị Mai Khanh HÀ NỘI 2002 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu CHƯƠNG 1 : THỊ TRƯỜNG GIÀY DÉP THẾ GIỚI............................. 1. Đặc điểm của thị trường giày dép thế giới............................................. 2. Tình hình sản xuấ... Ebook Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới

doc111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, tiêu thụ và buôn bán hàng giày dép thế giới....... 2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu......................................................... 2.1.1 Tình hình chung.......................................................................... 2.1.2 Một số nước, khu vực sản xuất giày dép lớn trên thế giới.......... 2.2 Tình hình nhập khẩu và tiêu thụ.......................................................... 2.2.1 Tình hình chung.......................................................................... 2.2.2 Một số nước, khu vực tiêu thụ giày dép lớn trên thế giới........... 2.3 Đặc điểm mậu dịch hàng giày dép thế giới......................................... 2.3.1 Về cơ cấu xuất nhập khẩu........................................................... 2.3.2 Về giá xuất khẩu mặt hàng giày dép .......................................... 2.3.3 Về hệ thống phân phối................................................................ 2.3.4 Về hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh............................... 3. Xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới................................. 3.1 Xu hướng sản xuất.............................................................................. 3.2 Xu hướng tiêu thụ................................................................................ 3.3 Xu hướng cạnh tranh........................................................................... CHƯƠNG 2 : NGÀNH CÔNG NGHIỆP DA GIÀY VIỆT NAM........... 1. Khái quát về ngành công nghiệp da giày Việt Nam.............................. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển...................................................... 1.2 Vị trí của ngành công nghiệp da giày trong nền kinh tế quốc dân...... 2. Thực trạng sản xuất của ngành công nghiệp da giày Việt Nam.......... 2.1 Đặc điểm sản xuất............................................................................... 2.1.1 Thiết bị, công nghệ, nhà xưởng.................................................. 2.1.2 Nguyên phụ liệu.......................................................................... 2.1.3 Lao động..................................................................................... 2.1.4 Tài chính..................................................................................... 2.2 Kết quả sản xuất.................................................................................. 2.2.1 Sản lượng sản xuất...................................................................... 2.2.2 Cơ cấu sản xuất........................................................................... 2.3 Đánh giá tổng quan thực trạng ngành da giày Việt Nam ................... 3 Tình hình xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam 3.1 Tình hình xuất khẩu............................................................................ 3.1.1 Các chính sách Chính phủ dành cho hàng giày dép xuất khẩu... 3.1.2 Phương thức xuất khẩu............................................................... 3.1.3 Kim ngạch xuất khẩu................................................................. 3.1.4 Cơ cấu xuất khẩu........................................................................ 3.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam........................ 3.2.1 Cạnh tranh về chất lượng............................................................ 3.2.2 Cạnh tranh về giá cả.................................................................... 3.2.3 Cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối........................................... 3.2.4 Cạnh tranh trong xúc tiến thương mại........................................ 3.2.5 Đánh giá chung........................................................................... 4 Đóng góp của ngành giày đối với nền kinh tế quốc dân........................ 4.1 Tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.................................................. 4.2 Tạo công ăn việc làm cho người lao động........................................... 4.3 Góp phần nâng cao đời sống nhân dân............................................... 4.4 Cải thiện cơ cấu và phát triển sản xuất............................................... CHƯƠNG 3 : ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GIÀY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.................................................................................. 1. Triển vọng xuất khẩu của giày dép Việt Nam....................................... 1.1 Dự báo về xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới.............. 1.2 Các thị trường mục tiêu của giày dép Việt Nam................................. 2. Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành da giày........................ 2.1 Định hướng......................................................................................... 2.2 Mục tiêu............................................................................................. 2.1.1 Mục tiêu tổng quát..................................................................... 2.1.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................... 3. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới..................... 3.1 Tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu giày dép....................... 3.1.1 Thị trường EU............................................................................. 3.1.2 Thị trường Mỹ............................................................................. 3.1.3 Thị trường Nhật........................................................................... 3.1.4 Các thị trường khác..................................................................... 3.2 Giải pháp cho sản phẩm giày dép xuất khẩu....................................... 3.3 Phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu.................................. 3.4 Xây dựng lợi thế tập trung.................................................................. 3.5 Phát triển nguồn nhân lực................................................................... 3.6 Đổi mới công nghệ.............................................................................. 3.7 Hoàn thiện cơ chế quản lí xuất nhập khẩu và môi trường pháp lí....... Kết luận Tài liệu tham khảo Vì em không đánh số trang phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo khi in trên giấy nên trong đĩa, số trang thực phải +6 (Ghi chú này là để thầy cô tiện theo dõi) 1 1 2 2 2 4 9 9 10 15 15 17 18 20 22 22 24 25 27 27 27 29 30 30 30 31 33 36 37 37 38 40 40 40 40 44 44 46 52 52 56 61 64 65 67 67 69 70 71 73 73 73 76 78 78 80 80 81 83 84 84 86 89 89 91 93 94 95 97 97 LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa, giày dép đã là một nhu cầu không thể thiếu đối với con người, một nhu cầu cần thiết không kém gì cơm ăn, áo mặc. Trong những câu chuyện cổ Việt Nam, như truyện Tấm Cám, hay những câu chuyện cổ nước ngoài, như Cendrillon, truyện cổ Pháp, đôi giày đã trở thành nhân chứng cho hạnh phúc, tình yêu con người. Ngày nay, giày dép không chỉ là một vật dụng thiết yếu, mà còn mang ý nghĩa thời trang, mang dấu ấn cá tính, phong tục, tập quán của mỗi cá nhân, quốc gia, dân tộc. Ngành công nghiệp giày đã trở thành một trong những ngành công nghiệp tiêu dùng lớn nhất trên thế giới với sản lượng hơn 11 tỉ đôi mỗi năm. Ngành da giày Việt Nam cũng hoà chung vào không khí sôi động đó của nghành công nghiệp da giày thế giới. Công nghiệp da giày Việt Nam có từ lâu đời nhưng chỉ thực sự trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật độc lập từ năm 1987. Mặc dù có những lúc thăng trầm trong quá trình phát triển, nhưng da giày là ngành có mức tăng trưởng cao trong những năm vừa qua. Từ chỗ không có sản phẩm da giày xuất khẩu, đến nay giày dép đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nước ta đã trở thành nước sản xuất giày thứ 8, nước xuất khẩu giày thứ 4 trên thế giới. Hiện tại ngành da giày được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu. Một trong những thế mạnh của ngành da giày Việt Nam là lợi thế giá nhân công rẻ và môi trường đầu tư thuận lợi. Với lợi thế đó ngành đã thu hút một lực lượng lao động lớn của xã hội và góp phần thu ngoại tệ cho đất nước. Ngành đã đạt sản lượng 320 triệu đôi giày dép, trong đó xuất khẩu 292 triệu đôi, đạt kim ngạch 1575 triệu USD, tạo việc làm cho 400 nghìn người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành da giày Việt Nam vẫn còn một số thiếu sót như trình độ nghiên cứu công nghệ, thiết kế mẫu mốt thời trang và đào tạo chuyên ngành còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, nguyên vật liệu, phụ tùng chưa thực sự được quan tâm phát triển,... Việc nhìn nhận một cách tổng quát những thành tựu cũng như những tồn tại của ngành, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục những điểm yếu, phát huy những thế mạnh của ngành là cần thiết. Vì thế, người viết đã lựa chọn đề tài "Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới" cho khoá luận của mình. Nội dung chính của khoá luận được trình bày trong 3 chương, ngoài ra còn có các phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tên các chương lần lượt là : Chương 1 : Thị trường giày dép thế giới Chuơng 2 : Ngành công nghiệp da giày Việt Nam Chương 3 : Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới. Do có sự hạn chế về kiến thức chuyên ngành da giày, về kinh nghiệm thực hiện các đề tài khoa học nên khoá luận không tránh khỏi những khuyết điểm và sai sót, vì thế người viết rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của thầy cô bạn bè, nhất là những ý kiến từ phía các nhà chuyên môn trong ngành da giày. Để có thể hoàn thành khoá luận này, người viết đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình của thạc sĩ Phạm Thị Mai Khanh. Em xin chân thành cám ơn cô. Trong quá trình tìm tài liệu, các bác các chú ở Ban Kế hoạch đầu tư Tổng công ty da giày Việt Nam, Công ty giày Thượng Đình và Tổng cục thống kê đã tạo điều kiện thuận lợi cho người viết, xin chân thành cám ơn các bác các chú. Sau cùng, xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, người thân, những người đã luôn giúp đỡ, động viên, khuyến khích người viết trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận. Chương 1 THỊ TRƯỜNG GIÀY DÉP THẾ GIỚI 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG GIÀY DÉP THẾ GIỚI Giày dép là mặt hàng công nghiệp tiêu dùng nên thị trường giày dép chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Đầu tiên phải kể các yếu tố kinh tế như chu kỳ sản xuất của nền kinh tế hay mức sống và thu nhập của người tiêu dùng. Các yếu tố văn hoá có ảnh hưởng quan trọng đối với thị trường giày dép bao gồm thị hiếu, thời trang, đời sống tinh thần của mỗi quốc gia, dân tộc. Liên quan đến các yếu tố xã hội có thể kể đến nhu cầu tiêu dùng của mỗi tầng lớp dân cư. Không thể nói đến sản phẩm giày dép mà không nhắc đến các yếu tố tự nhiên như thời tiết, mùa vụ,... Chịu tác động tổng hoà của các nhân tố trên nên thị trường giày dép thế giới trở thành một thị trường tương đối sôi động và linh hoạt. Ngành công nghiệp giày dép là ngành sử dụng nhiều nhân công với trình độ tay nghề ở mức độ không cao lắm do có yêu cầu đơn giản về mặt kĩ thuật. Ngành cũng không đòi hỏi công nghệ phức tạp, tốc độ đổi mới máy móc và thiết bị chậm. Đây là ngành có vốn đầu tư ban đầu không cần lớn lắm nhưng khả năng thu hồi vốn lại nhanh nên được hình thành và phát triển ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Từ trước những năm 1970 ngành công nghiệp giày đã phát triển tại các nước Tây Âu, Mỹ. Tại các quốc gia và khu vực đã hình thành những hiệp hội ngành nghề chi phối hoạt động sản xuất và phân phối giày dép như Hiệp hội giày châu Âu, Hiệp hội công nghiệp giày Mỹ, Hiệp hội giày châu Á, ... Các trung tâm giày dép thế giới luôn có sự thay đổi chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các nước phát triển ngày càng mất dần lợi thế về nhân công, nhà xưởng và các chi phí khác. Họ giảm dần sản xuất và xuất khẩu, tập trung vào sản xuất giày dép chất lượng cao và các thiết bị máy móc làm giày dép. Các mặt hàng sử dụng nhiều lao động được chuyển cho các nước đang phát triển, nơi có nhân công và nguyên vật liệu rẻ và phong phú hơn. Vì vậy, trên thị trường giày dép, tính cạnh tranh và hợp tác luôn gắn bó cùng nhau : hợp tác là để tận dụng lợi thế so sánh của nhau trong khi cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Ngoài ra, thị trường giày dép còn mang một số đặc điểm riêng như : Giày dép là sản phẩm mang tính thời trang theo mùa, các nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất trên thế giới thường phải chọn mẫu mã, mầu sắc, chủng loại và xác định số lượng trước mùa tiêu thụ một năm và việc sản xuất phải tiến hành sáu tháng trước khi đến mùa. Mặt hàng giày dép được nhiều nước xếp vào nhóm hàng nhạy cảm, không khuyến khích nhập khẩu và chịu sự điều tiết của các quốc gia bằng các công cụ kinh tế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hàng rào hạn ngạch,... nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước. 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIÀY DÉP THẾ GIỚI 2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu 2.1.1 Tình hình chung Theo số liệu thống kê của tạp chí World Footwear May/June 2001, sản lượng giày toàn thế giới đến hết năm 1999 đạt 11,5 tỉ đôi. Nhìn chung ngành công nghiệp giày thế giới có sự thay đổi cơ bản liên quan đến các nhà sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ lớn của thế giới, đó là cuộc chạy đua giữa các nước sản xuất giày để giành ưu thế. Kết quả là một số nước đã tăng trưởng nổi lên, trong khi đó một số nước lão luyện bị loại ra khỏi danh sách những nhà sản xuất lớn. Sản xuất tại châu Á tiếp tục tăng trưởng, tăng 600 triệu đôi chiếm 73,9% trong tổng sản lượng giày sản xuất trên thế giới. Trong số tăng đó Trung Quốc góp phần tăng 400 triệu đôi và vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất giày dép chiếm 51,4% trong tổng sản lượng giày thế giới. Quốc gia đứng sau Trung Quốc là Ấn Độ, sản lượng đạt xấp xỉ 700 triệu đôi và tiếp đó là Indonesia với 507 triệu đôi. Thổ Nhĩ Kỳ từ thứ 6 nay tụt xuống vị trí thứ 10, trong khi đó Việt Nam vươn lên đứng vị trí thứ 8 và Tây Ban Nha bị loại ra khỏi 10 nước đứng đầu về sản xuất giày dép. Như vậy, nếu kể cả Thổ Nhĩ Kỳ thì trong số 10 nước sản xuất đứng đầu có tới 7 nước thuộc châu Á. Các nước Đông Âu đã tăng thị phần trong tổng sản lượng giày thế giới từ 2,2 lên 2,3%. Trong số đó chủ yếu là 2 nước Ba Lan và Rumani, thứ 3 là liên bang Nga; châu Phi cũng tăng một chút từ 1,4% lên 1,5%. Các khu vực khác bị suy thoái. Tại một số nước Tây Âu, đáng lưu ý là Italia và Anh, suy thoái nhiều hơn dự đoán chung, Italia giảm 10% và Anh giảm 24%. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể làm cho sản lượng của các nước Tây Âu giảm 85 triệu đôi và chỉ đạt tổng số 969 triệu đôi trong năm 1999, lần đầu tiên giảm kỉ lục dưới mức 1 tỉ đôi. Mặc dù Italia sản lượng giảm chỉ đạt 381 triệu đôi, nhưng vẫn là nước đứng thứ 5 trong số 10 nước sản xuất dẫn đầu thế giới và là đối thủ duy nhất đến từ châu Âu. Sản xuất giày dép tại Bắc và Trung Mỹ giảm 10% chỉ đạt 431 triệu đôi, chủ yếu do sản xuất của Mỹ giảm 27% chỉ đạt 121 triệu đôi. Ngược lại sản xuất của Mexico tăng 2% đạt 275 triệu đôi làm cho Mexico trở thành nước sản xuất chính trong khu vực và là quốc gia sản xuất lớn thứ 6 trên thế giới. Tại Nam Mỹ, Braxin là nước sản xuất giày dép chủ yếu, chiếm 2/3 tổng sản lượng trong khu vực và chiếm 92% về xuất khẩu, tuy nhiên, năm 1999, sản xuất bị giảm nhẹ đạt 499 triệu đôi. Về xuất khẩu, thực tế hầu như không có sự thay đổi vị trí trong số 10 nước xuất khẩu giày dép dẫn đầu thế giới. Các nước châu Á có 4 trong số 5 vị trí dẫn đầu và Mexico đã thay thế Bỉ, nước chủ yếu tái xuất, đứng vị trí thứ 10 (xem chú thích nguồn tài liệu ở phần Tài liệu tham khảo) 2.1.2 Một số nước và khu vực sản xuất giày dép lớn trên thế giới china india indonesia brazil italia mexico thailand vietnam pakistan turkey 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 BIỂU ĐỒ 1 : CÁC NƯỚC SẢN XUẤT DẪN ĐẦU NĂM 1999 Đơn vị : triệu đôi Biểu đồ 1 trên cho ta danh sách của 10 nước sản xuất giày lớn nhất thế giới trong năm 1999. Đứng đầu danh sách này và vượt xa rất nhiều so với đối thủ đứng thứ 2 là Trung Quốc với 5,91 tỉ đôi giày. Ấn Độ đứng thứ 2 với 700 triệu đôi. Vị trí thứ 3 thuộc về một quốc gia ASEAN là Indonesia với 507 triệu đôi. Các vị trí từ thứ 4 đến thứ 10 lần lượt do các nước sau nắm giữ : Braxin, Italia, Mexico, Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ . Có thể đưa ra một nhận xét chung cho hầu hết các nước này là : đó là các quốc gia đông dân hàng đầu thế giới, do đó việc sản xuất trước mắt là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Dưới đây chúng ta sẽ cùng xem xét tình hình sản xuất và xuất khẩu giày dép của 2 quốc gia, khu vực : Trung Quốc - đất nước sản xuất nhiều giày dép nhất trên thế giới, Thái Lan - một đại diện khá tiêu biểu cho các nước ASEAN và Liên minh châu Âu EU - nơi tập trung sản xuất các loại giày dép có chất lượng cao trên thế giới. Trung Quốc : Trong 10 năm qua, Trung Quốc luôn dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu giày dép. 5,91 tỉ đôi là sản lượng sản xuất và gần 3,5 tỉ đôi là sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 1999. Sản phẩm giày dép chủ yếu của Trung Quốc là giày da, giày vải, giày thể thao, dép các loại, trong đó giày da chiếm khoảng 40%. Thị trường xuất khẩu giày dép ưu tiên của Trung Quốc là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và châu Mỹ La tinh. Giày dép Trung Quốc chủng loại phong phú, chất lượng trung bình thấp, kiểu dáng hình thức chấp nhận được, giá rẻ phù hợp với những đối tượng không muốn dùng những sản phẩm quá bền để có thể nhanh chóng thay đổi mốt. Ngoài yếu tố chi phí lao động thấp, Trung Quốc còn được hưởng các chính sách ưu đãi của chính phủ khi xuất khẩu nên Trung Quốc xuất khẩu những sản phẩm có giá thấp gần như phá giá. Vì thế, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh đáng kể của Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Braxin và các nước đang phát triển khác. Nhưng cũng vì giá rẻ nên giày Trung Quốc bị EU áp dụng các biện pháp hạn ngạch, phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu, chống bán phá giá, nhằm phần nào bảo vệ ngành giày dép châu Âu trước làn sóng giày dép đại hạ giá từ Trung Quốc tràn sang. Kinh nghiệm thành công của ngành giày dép Trung Quốc là chú trọng Quảng Đông, một mô hình phỏng theo những thành phố công nghiệp da giày của Italia, chuyên môn hoá vào sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao. Năm 1999, cả sản lượng (2 tỉ đôi) và kim ngạch xuất khẩu (4300 triệu USD) của Quảng Đông đều chiếm hơn 50% toàn Trung Quốc . Quảng Đông trở thành khu vực sản xuất giày lớn nhất thế giới. Sau khi gia nhập WTO, việc tái xuất những sản phẩm giày được gia công tại Trung Quốc cho Mỹ và châu Âu và vấn đề hạn chế hạn ngạch bị loại bỏ. Đây là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan có cơ hội mở rộng thị trường quốc tế. Thái Lan : Ngành công nghiệp giày dép Thái Lan bắt đầu mở rộng sản xuất từ những năm 70, khi giá giày dép ở Đài Loan và Hàn Quốc tăng, người mua nước ngoài tìm kiếm nguồn hàng rẻ hơn từ Thái Lan. Tuy nhiên trong thập kỉ qua thì ngành công nghiệp giày dép ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho những ngành khác dùng ít nhân công. Năm 1995, Thái Lan xuất khẩu nhiều giày dép nhất với 290,3 triệu đôi, đạt 2151 triệu USD; từ năm 1997 số lượng giày dép xuất khẩu còn khoảng 160,7 triệu đôi, trị giá khoảng 1190 triệu USD. Tại Thái Lan, lương công nhân trong ngành giày dép rất cao, trung bình năm 1995 là 225 USD/tháng, năm 1997 là 262 USD/tháng . Nhưng bên cạnh đó, Thái Lan lại là nước xuất khẩu nguyên liệu và phụ liệu giày với giá trị ngày càng tăng. Sản phẩm xuất khẩu chính của Thái Lan là giày thể thao, giày cao su, giày da, dép đi trong nhà và xăng đan. Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan là Mỹ, chiếm khoảng 36,45% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đó là các nước châu Âu như Anh 10,4%; Bỉ 6,2%; Đức 3,2%; Hà Lan và Pháp 2%. Những thành tựu mà ngành công nghiệp giày Thái Lan đạt được phần lớn là nhờ chính sách khuyến khích mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các chủ sở hữu nhãn mác quốc tế, chú trọng hàng đầu đến chất lượng sản phẩm và đa dạng mẫu mã, kiểu dáng nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, cố gắng tạo nên các nhãn mác riêng cho sản phẩm của nước mình. Hiệp hội công nghiệp giày Thái Lan cũng đã đề nghị chính phủ giảm thuế nhập khẩu cho các sản phẩm hoá dầu và nguyên liệu thô. Bên cạnh đó, Thái Lan còn thực hiện xúc tiến xuất khẩu qua rất nhiều hội chợ hàng da giày ở châu Á - Thái Bình Dương. Các nhà chính sách Thái Lan cũng rất quan tâm đến việc khuyến khích người tiêu dùng dùng hàng nội. EU Tây Âu, mà chủ yếu là EU là thị trường giày lớn bậc nhất thế giới và là nơi có ngành công nghiệp giày dép phát triển từ lâu đời, đặc biệt là giày dép da. Hàng năm, EU sản xuất trên dưới 1 tỉ đôi, chiếm khoảng 10% so với toàn cầu. Sau một thời kỳ phát triển liên tục cả về sản xuất lẫn tiêu thụ, gần đây, ngành giày dép của EU có dấu hiệu giảm sút. Sản phẩm của ngành công nghiệp giày của EU có chất lượng cao và có tính thời trang hiện đại, nhưng chi phí nhân công ở khu vực này rất cao do đó mà giá thành giày dép cũng rất cao, tiền công chiếm một tỉ lệ lên tới 20% giá trị sản phẩm của giày dép. Vì thế mà hiện nay, ngành giày EU rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng. (Sự thâm hụt này càng tăng lên khi tiếp theo việc gia nhập vào EU của 3 nước thành viên mới : Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển do sản xuất giày dép tại các nước này kém phát triển). Ta có thể nhận thấy rõ điều này qua bảng 1 dưới đây: sản xuất giày dép của EU giảm đi rõ rệt trong khi tiêu thụ thì không ngừng tăng lên. Tương ứng với xu hướng này là sự vận động ngược chiều của xuất khẩu và nhập khẩu. Hết 11 tháng đầu của năm 2001, tiêu thụ gấp 2,15 lần sản xuất và nhập khẩu gấp 4,14 lần nhập khẩu. Bảng 1 : Ngành công nghiệp giày EU (15 nước) Đơn vị : 1000 đôi 1998 1999 2000 2001 (11 tháng) Sản xuất 1.037.984 974.793 907.986 889.000 Xuất khẩu 268.501 231.803 242.397 233.400 Nhập khẩu 811.606 987.691 958.209 964.000 Tiêu thụ 1.581.089 1.640.654 1.623.798 1.919.600 Nguồn : Liên đoàn Công nghiệp Giày Châu Âu Mặc dù vậy, cho đến nay EU tiếp tục là một khu vực sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn của thế giới. EU vẫn góp mặt trong danh sách 10 nhà sản xuất hàng đầu thế giới với đại diện của mình là Italia. Các thị trường xuất khẩu quan trọng của EU là Mỹ, Canada, Nga, Nhật Bản, Hongkong, Đài Loan và Hàn Quốc. Italia là nước chủ chốt trong sản xuất giày dép của khu vực EU với qui mô sản xuất lớn nhất, sản lượng và giá trị xuất khẩu luôn luôn đứng vị trí hàng đầu. Công nghiệp giày dép của Italia luôn đi đầu trong các lĩnh vực thời trang, mỹ thuật và kỹ thuật sản xuất giày của thế giới. Italia chiếm trên 50% tổng sản lượng giày dép hàng năm của EU. Đứng thứ hai là Tây Ban Nha 17%, thứ 3 là Pháp 14% . Về chủng loại, sản lượng giày da chiếm xấp xỉ 690 triệu đôi, tức là hơn 60% tổng số giày dép được sản xuất ra ở EU. Giày da chủ yếu được sản xuất ở Italia, Đức và Bồ Đào Nha. Giày vải, dép đi trong nhà được sản xuất nhiều ở Pháp, Bỉ. Giày thể thao được sản xuất nhiều ở Anh. Một số kinh nghiệm thành công của EU là áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn đảm bảo uy tín và độ bền của sản phẩm, linh hoạt trong sản xuất, thích ứng với những đơn hàng thay đổi trong thời gian ngắn, liên hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng nguyên phụ liệu, máy móc phụ tùng để đảm bảo cho công việc sản xuất không bị gián đoạn. Ngành công nghiệp giày dép EU đang ở vào thế phải cạnh tranh gay gắt với các khu vực khác. Do đó, EU đã có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất giày dép, đồng thời bảo hộ nghiêm ngặt đối với hàng nhập từ ngoài EU vào. 2.2 Tình hình nhập khẩu và tiêu thụ 2.2.1 Tình hình chung Mức tiêu thụ giày dép tính theo đầu người rất khác nhau trên thế giới và mức tiêu thụ phụ thuộc chủ yếu vào chỉ số mức sống chung của một nước. Ví dụ : Mỹ có mức tiêu thụ bình quân 6,3 đôi/người/năm trong khi đó các nước Tây Âu là 5 đôi/người/năm và châu Á lại càng khác biệt từ 0,1 đôi/người/năm tại Bangladesd đến 5,5 đôi/người/năm tại Hongkong. Nói chung mức tiêu thụ giày dép bình quân tính theo đầu người ở khu vực châu Á từ 1 đến 2 đôi/người/năm . Trong thập niên 90, do tình hình kinh tế thế giới biến động đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về sức mua trên thị trường giày dép thế giới. Lượng tiêu thụ giày dép thế giới biến đổi liên tục ở nửa đầu thập niên 90, có năm xuống dưới 10 tỉ đôi một năm, nhưng từ nửa sau thập niên 90, thị trường giày dép thế giới đã lấy lại sức tiêu thụ và sản lượng tiêu thụ luôn ở mức trên 11 tỉ đôi. Năm 1999, trong danh sách 10 nước tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới cũng có một vài sự thay đổi nhỏ so với năm trước đó. Đức từ vị trí thứ 6 lên thứ 7 đổi chỗ cho Pháp. Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại ra khỏi danh sách các nước đứng đầu, thay thế vào vị trí hai nước này là Indonesia đứng thứ 9 và Pakistan đứng thứ 10. Trung Quốc thật sự là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới với 2,5 tỉ đôi nhưng hầu hết giày dép tiêu thụ có nguồn gốc sản xuất trong nước. Quốc gia tiêu thụ lớn duy nhất ở châu Á chủ yếu tiêu thụ từ nguồn nhập khẩu là Nhật Bản. Thị trường giày dép thế giới hình thành ba khu vực tiêu thụ giày dép lớn là châu Á, Tây Âu và Bắc Mỹ, trong đó Nhật Bản, EU và Mỹ là ba trung tâm nhập khẩu giày dép đứng đầu thế giới. 2.2.2 Một số nước và khu vực tiêu thụ giày dép lớn trên thế giới Biểu đồ 2 dưới đây cho thấy hình ảnh về sản lượng tiêu thụ của 10 nước tiêu thụ giày dép hàng đầu thế giới, lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Braxin, Đức, Pháp, Anh, Indonesia và Pakistan. Dễ nhận thấy rằng đây cũng chính là các quốc gia đông dân nhất của 2 lục địa Âu - Á và châu Mỹ (bao gồm cả Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh). china usa india japan brazil germany france uk indonesia pakistan 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 BIỂU ĐỒ 2 : CÁC NƯỚC TIÊU THỤ DẪN ĐẦU NĂM 1999 Đơn vị : triệu đôi Thông qua 3 đại diện của châu Á, châu Âu và châu Mỹ là Nhật Bản, EU và Mỹ, chúng ta cùng phân tích về tình hình nhập khẩu và tiêu thụ của các quốc gia trên thế giới. Nhật Bản Nhật Bản là nước tiêu thụ giày dép lớn ở châu Á với trên 400 triệu đôi/năm. Riêng thủ đô Tokyo đã tiêu thụ khoảng 54 triệu đôi/năm. Mức tiêu thụ giày dép của Nhật Bản trong thời gian qua nhìn chung là ổn định, bình quân 3 đôi/người/năm. Tốc độ mở rộng thị trường ở Nhật Bản trung bình là 1,7%/năm . Sau gần hai thập kỉ là một nước sản xuất và xuất khẩu giày dép khá, hiện nay Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu giày dép lớn trên thế giới. Số lượng giày dép nhập khẩu của Nhật Bản tăng trung bình mỗi năm 16%. Nhịp độ tăng trưởng về nhập khẩu giày dép của Nhật Bản luôn luôn cao hơn nhịp độ sản xuất trong nước. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Nhật Bản không hạn chế nhập khẩu giày dép, trừ giày da được bảo hộ bằng chế độ hạn ngạch. Đối với giày da, nếu nhập trong hạn ngạch thì tính thuế theo qui định của GATT, nếu ngoài hạn ngạch thì tính thuế 60%. Đối với các loại giày dép khác như giày vải, giày thể thao... cũng tính thuế như qui định của GATT, từ 4,2% đến 27% tuỳ loại. Hongkong và Trung Quốc hiện nay được hưởng ưu đãi khi xuất giày dép sang Nhật Bản, thuế suất của chế độ ưu đãi phổ cập chỉ bằng 50% mức thuế của GATT. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là giày da và giày thể thao từ Italia, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha... Nhật Bản nhập khẩu giày dép nhiều nhất là từ Trung Quốc, chiếm 75,7% tổng số giày dép nhập khẩu, thứ hai là từ Indonesia, chiếm 10,3%. Riêng về giày da, Italia là nước số 1 xuất khẩu vào Nhật Bản, chiếm 43,7% thị phần giày dép da của Nhật Bản, tiếp theo là Tây Ban Nha chiếm 9,6% và Trung Quốc chiếm 8,5%. Về giày thể thao, ba nước xuất khẩu nhiều nhất sang Nhật Bản là Trung Quốc, chiếm 33,5% tổng số giày thể thao nhập khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc 14,4% và Italia 12,7% . EU Là một thị trường rộng lớn với trên 375 triệu dân, EU tiêu thụ bình quân 4 - 5 đôi/người/năm, sản lượng giày dép tiêu thụ hàng năm khoảng 1,6 tỉ đôi. Theo số liệu thống kê nhiều năm, nhập khẩu giày dép hàng năm vào EU tăng bình quân 10%. Mặc dù là khu vực có sức tiêu thụ lớn về giày dép trên thế giới nhưng EU vẫn là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng cũng như các yếu tố về kiểu dáng, màu sắc. Vì thế, giày dép được nhập khẩu vào EU chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc nhập khẩu giày bán thành phẩm để hoàn chỉnh trong EU. Trong khối EU, Đức là nước có số lượng tiêu thụ giày hàng năm lớn nhất, trung bình 359 triệu đôi/năm, tiếp đó là Pháp với 330 triệu đôi/năm, Tây Ban Nha là nước tiêu thụ ít nhất trong EU đạt 110 triệu đôi/năm. Mức tiêu thụ giày dép bình quân theo đầu người của các nước trong EU có xu hướng giảm nhẹ và không đồng đều giữa các nước : Pháp có mức tiêu thụ cao nhất ở châu Âu với 5,82 đôi/người/năm, tiếp theo là Anh với 4,9 đôi/người/năm, Đức 4 đôi/người/năm, Tây Ban Nha có mức tiêu thụ thấp nhất với 2,84 đôi/người/năm . Năm 2000, tổng lượng giày dép nhập khẩu vào EU đạt gần 958,2 triệu đôi, tăng 6,74% so với năm 1999. Qua bảng 2 dưới đây, ta nhận thấy rằng : các nguồn cung cấp giày dép chính cho EU là Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Rumani,... Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu sang EU 323,4 triệu đôi, chiếm 33,75% thị phần giày dép của EU; tiếp theo là Việt Nam với 189,67 triệu đôi, chiếm 19,8%; Indonesia với 62,7 triệu đôi chiếm 6,54%; Rumani với 50,4 triệu đôi chiếm 5,26%; Thái Lan với 33,14 triệu đôi chiếm 3,46%; Ấn Độ với 29,12 triệu đôi chiếm 3,04%. Sản lượng xuất khẩu giày dép sang EU của các nước còn lại là 227,32 triệu đôi chiếm 31,61%. Bảng 2 : Nhập khẩu giày dép vào EU 1998 - 2000 Đơn vị : 1000 đôi 1998 1999 2000 Trung Quốc 271.101 298.619 323.386 Việt Nam 145.597 175.352 189.669 Indonesia 66.924 63.466 62.701 Đài Loan 37.695 43.886 42.434 Rumani 33.395 42.448 50.441 Thái Lan 37.976 33.387 33.137 Ấn Độ 23.091 26.831 29.115 Ba Lan 13.235 16.282 15.148 Hungari 13.168 13.895 15.035 Macao 9.428 14.517 Các nước khác 169.424 173.097 182.626 Tổng cộng 811.606 897.691 958.209 Nguồn : Liên đoàn Công nghiệp Giày Châu Âu Việc tăng t._.rưởng nhập khẩu đột biến, ồ ạt từ các nước châu Á đã buộc EU phải áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch như hạn ngạch, phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Trong chương trình ưu đãi thuế quan GSP của EU, giày dép Trung Quốc (cùng với giày dép Thái Lan, Indonesia và Braxin) đã bị loại ra khỏi diện được hưởng ưu đãi thuế quan. Sau khi Trung Quốc ra nhập WTO, EU đã có những chính sách điều chỉnh đối với hàng Trung Quốc nhập khẩu. Tuy nhiên, giày dép Trung Quốc với thị phần quá lớn tại EU vẫn không được hưởng ưu đãi thuế quan. Điều này được xác định rất rõ trong chính sách GSP của EU "Quốc gia nào xuất khẩu vượt mức 25% tổng mức xuất khẩu của tất cả các nước được thụ hưởng GSP đối với một sản phẩm cụ thể thì không được hưởng GSP đối với sản phẩm đó". Các qui định này nhằm bảo vệ ngành giày dép của EU trước làn sóng giày dép đại hạ giá từ các nước tràn sang. Mỹ Hiện nay, Mỹ là nước nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới cả về số lượng lẫn giá trị. Với dân số 265 triệu người, hàng năm Mỹ tiêu thụ khoảng 1,6 - 1,7 tỉ đôi giày các loại, trong đó khoảng 90% khối lượng sản phẩm phải nhập khẩu. Trung bình một người dân Mỹ tiêu dùng hơn 6 đôi/năm, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới. Số lượng giày dép tiêu thụ của Mỹ không ngừng tăng qua các năm : năm 1997 là 1600 triệu đôi, năm 1998 là 1628 triệu đôi, năm 1999, tăng thêm 99 triệu đôi so với năm trước, đạt 1727 triệu đôi (chiếm 15% thị trường thế giới). Chính vì thế mà số lượng giày dép nhập khẩu vào Mỹ cũng tăng lên không ngừng : năm 1997 Mỹ nhập khẩu là 1462 triệu đôi giày các loại, năm 1998 là 1476 triệu đôi, năm 1999 là 1615 triệu đôi, năm 2000 là 1745 triệu đôi, tăng 8% so với năm 1999 . Sản phẩm giày dép tiêu thụ trên thị trường Mỹ rất đa dạng và phong phú, phần lớn là giày dép không có cao su. Tuy nhiên, giày của phái yếu vẫn được tiêu thụ mạnh hơn cả, chiếm hơn một nửa (50,9%) nhu cầu về giày dép trong toàn xã hội, giày nam chiếm 30,3% và giày thanh thiếu niên chiếm 18,9%. Cơ cấu nhập khẩu giày dép vào Mỹ qua nhiều năm như sau : giày dép có mũ giày bằng da chiếm 63% về giá trị và 42% về số lượng, giày dép bằng nhựa và cao su chiếm 20% về giá trị và 36% về số lượng, giày dép có mũ giày bằng vải chiếm 12% về giá trị và 19% về số lượng. Trong số các nước xuất khẩu giày dép vào Mỹ, Trung Quốc luôn chiếm vị trí số 1 với 53% thị trường tính theo giá trị và 69% tính theo số lượng. Mối lo ngại về việc quá phụ thuộc vào các nguồn giày dép giá rẻ và giá trung bình từ các nhà sản xuất Trung Quốc đang buộc các nhà nhập khẩu lớn của Mỹ tăng cường nhập khẩu từ các nước khác. Điều này có lợi cho các nước như Braxin, Mexico và gần đây là Việt Nam và Indonesia. Ngoài ra, Mỹ còn nhập khẩu giày dép từ Italia, Tây Ban Nha, Hàn Quốc,... 2.3 Đặc điểm mậu dịch hàng giày dép thế giới 2.3.1 Về cơ cấu xuất nhập khẩu giày dép trên thế giới Cơ cấu sản phẩm Về chủng loại sản phẩm, giày dép da chiếm đến 43% trong tổng sản lượng giày dép thế giới sản xuất, tức là đạt gần 5 tỉ đôi, tiêu thụ một lượng da trên 11 tỉ feet vuông mũ da bao gồm cả da lót. Trong tổng sản lượng giày dép da, châu Á chiếm 53%, châu Âu chỉ có 21%, con số này đã phản ánh một đặc điểm châu Âu là khu vực chuyên sản xuất các loại giày thời trang và chất lượng cao điển hình là các nước Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đối với giày thể thao và giày đi dạo, châu Á chiếm 78% sản lượng, đạt 2 tỉ đôi. Đạt được thành công này một mặt là do lợi thế của châu Á có lực lượng nhân công dồi dào và rẻ, mặt khác châu Á có các nhà máy trang bị máy móc thiết bị để sản xuất với số lượng lớn theo yêu cầu, trong khi đó châu Âu chỉ chiếm 10% và châu Mỹ 9%. Giầy bảo hộ lao động, với 143 triệu đôi chỉ chiếm trên 1% trong tổng sản lượng giầy thế giới nhưng nhu cầu thị trường đang có xu hướng tăng lên do kết quả của sự truyền bá công nghiệp hoá và luật lệ an toàn nghiêm ngặt hơn. Châu Âu là khu vực sản xuất chủ yếu của loại giày này, chiếm 34%, tiếp theo là Bắc Mỹ chiếm 32%, châu Á hiện nay chỉ chiếm 29% nhưng sản xuất loại giày này đang có xu hướng dịch chuyển sang châu Á từ các nước phương Tây. Cơ cấu thị trường Bắc và Trung Mỹ là khu vực nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới với 2201 triệu đôi, tiếp theo là châu Á với 1697 triệu đôi và Tây Âu 1587 triệu đôi. Tuy nhiên, số liệu nhập khẩu của châu Á có thể làm cho người ta nhầm lẫn vì đã có trên 1 tỉ đôi nhập khẩu vào Hongkong để giao đi nơi khác. Vì vậy, quốc gia nhập khẩu lớn duy nhất ở châu Á chủ yếu nhập khẩu để tiêu dùng là Nhật Bản, nhập khoảng trên 400 triệu đôi/năm. Biểu đồ 3 dưới đây sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát về việc phân vùng lãnh thổ cho tiêu thụ giày dép trên thế giới, hình vẽ được in trên tạp chí World Footwear số tháng 5 và 6 năm 2001 BIỂU ĐỒ 3 : PHÂN VÙNG TIÊU THỤ GIẦY DÉP TRÊN THẾ GIỚI South America 6% Asia (exe china) 22% Estern Europe 4,90% Western Europe 14,20% Oceania 0,90% Africa 4,10% North & Central America 20,80% Middle Eastern 4,9% China 21,70% Ta có thể thấy rằng Trung Quốc tiêu thụ 21,7% lượng giày dép của thế giới, các nước châu Á khác 22%. Châu Đại Dương và châu Phi có sản lượng tiêu thụ rất khiêm tốn, chỉ 0,9% và 4,1% so với toàn thế giới. Nếu như Nam Mỹ chỉ tiêu thụ 6% thì con số này ở Bắc và Trung Mỹ là 20,8%. Tây Âu có số dân không nhiều nhưng sản lượng tiêu thụ khá lớn: 14,2% thế giới. Điều đặc biệt là trong 9,8% còn lại của thị trường giày dép thế giới, Đông Âu và Trung Đông chia nhau một tỉ lệ rất đều là 4,9%. 2.3.2 Về giá xuất khẩu mặt hàng giày dép thế giới Giá cả giày dép trên thị trường thế giới ngoài quan hệ cung cầu, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như loại nguyên liệu sản xuất giày dép, mẫu mã, thị hiếu, nước sản xuất, thời vụ. Nhìn chung, giá cả mặt hàng giày dép không biến động mấy. Qua tham khảo giá giày dép quốc tế trên tạp chí Shoe and Leather News, có thể thấy giá xuất khẩu trung bình ở một số thị trường như sau - Thị trường Italia : giá xuất khẩu trung bình là 15 - 18 USD/đôi - Thị trường Anh, Pháp, Đức : 14 - 15 USD/đôi - Thị trường Trung Quốc : 4 - 5 USD/ đôi - Thị trường Braxin : 9 - 12 USD/đôi - Thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Bồ Đào Nha : 9 - 12 USD/đôi - Thị trường Mỹ : 9 USD/đôi Giá giày dép trên các thị trường có sự khác biệt rõ rệt. Giày dép hiệu Italia luôn có giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khác do có uy tín và chất lượng. Giá giày dép châu Á tương đối thấp vì nhân công ở đây rẻ. Giá xuất khẩu trung bình mỗi đôi giày Trung Quốc chưa bằng 1/2 giá xuất khẩu bình quân của Braxin, và chỉ bằng khoảng 1/4 giá trung bình của một đôi giày Italia. 2.3.3 Về hệ thống phân phối Ngoài việc nghiên cứu, lựa chọn thị trường và phát triển sản phẩm của mình để đáp ứng yêu cầu của thị trường, các nhà xuất khẩu còn phải quyết định tham gia vào kênh phân phối nào để qua đó thâm nhập thị trường, cung cấp đúng đối tượng tiêu thụ, giảm thiểu các chi phí gián tiếp qua trung gian, tăng hiệu quả. Mỗi khu vực, thị trường giày dép được phân phối thông qua các kênh khác nhau. Dưới đây là hệ thống phân phối của 3 nước (khu vực) nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Châu Âu Giày dép được nhập từ các nhà cung cấp chủ yếu thông qua kênh bán buôn và nhập khẩu. Hiện nay, các nhà bán buôn và nhập khẩu có xu hướng mua hàng thẳng từ các nhà máy sản xuất nội địa hoặc trực tiếp nhập khẩu hàng hoá từ các nhà cung cấp nước ngoài sau đó cung cấp cho mạng lưới bán lẻ trong nước. Hệ thống bán lẻ tạm phân theo qui mô như sau : - Bán lẻ độc lập : gồm các cửa hàng vừa và nhỏ, khả năng tiêu thụ lớn và tương đối ổn định. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu là giày dép nữ. - Khu chuyên doanh lớn : gồm các cửa hàng tự phục vụ, hiện nay hình thức này tương đối phát triển và sản phẩm chủ yếu là giày trẻ em. - Các cửa hàng thể thao : chuyên bán sản phẩm giày thể thao. - Các cửa hàng siêu thị : bị cạnh tranh mạnh bởi hệ thống các khu chuyên doanh lớn và các cửa hàng thể thao, do vậy xu hướng chung của các nhà kinh doanh là thành lập các cửa hàng siêu thị ở nước ngoài hoặc sửa sang lại các cửa hàng trong nước cho khang trang hơn. Mặt hàng dép đi trong nhà được tiêu thụ nhiều nhất trong các cửa hàng siêu thị. - Các loại hình bán lẻ khác : sản xuất kết hợp với tiêu thụ, đó là hệ thống các cửa hàng bán lẻ do nhà máy, xí nghiệp sản xuất trực tiếp lập ra để tiêu thụ sản phẩm của mình mà không thông qua khâu trung gian nào, thường là các quầy hàng tại các khu trung tâm thương mại, các thành phố lớn hoặc các hội chợ. Mỹ Việc nhập khẩu giày dép tiến hành chủ yếu thông qua các nhà nhập khẩu, các nhà bán buôn chỉ chiếm một phần rất hạn chế. Hiện nay Mỹ có gần 600 công ty thường xuyên nhập khẩu bao gồm : - 30 đến 35 nhà nhập khẩu là những nhà sản xuất lớn chiếm 42% thị phần nhập khẩu giày dép của Mỹ - Khoảng 450 nhà nhập khẩu độc lập chiếm 43% thị phần nhập khẩu - Còn lại là các nhà bán lẻ chỉ chiếm có 15% thị phần nhập khẩu. Hiện nay có gần 140.000 cửa hàng bán lẻ giày dép trên toàn nước Mỹ, trong đó bao gồm 37.000 cửa hàng chuyên bán lẻ giày dép và 100.000 cửa hàng bán lẻ khác . Nhật Bản Khác với các nước châu Âu và Mỹ, kênh phân phối chủ yếu từ nhà cung cấp nước ngoài vào Nhật Bản thông qua các nhà bán buôn sau đó cung cấp cho hệ thống bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, hiện nay tại Nhật Bản các nhà máy đang có xu hướng cải tiến hệ thống phân phối của mình và tăng cường nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài. Ngoài hệ thống phân phối giày dép nêu trên, ngày nay, việc mua bán qua mạng Internet ngày càng được sử dụng rộng rãi. Mỗi công ty đều có trang chủ (website) để giới thiệu và bán sản phẩm của mình. Các giao dịch được tiến hành qua thư điện tử còn việc thanh toán được thực hiện trên các tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, còn hơi sớm để kết luận hiệu quả và qui mô phát triển trong tương lai của hình thức mua bán này bởi tính chất đặc thù của sản phẩm : phần lớn khách hàng đều có nhu cầu trực tiếp tự lựa chọn, thử nhiều lần trước khi mua, đặc biệt đối với khách hàng là phụ nữ thì việc mua sắm giày dép còn là một thú vui giải trí. Do đó, mua bán gián tiếp qua mạng Internet chưa phải là hình thức được ưa chuộng trong giai đoạn hiện nay. 2.3.4 Về hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh Hình thức xúc tiến xuất khẩu phổ biến của giới kinh doanh giày thế giới là tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành. Một trong những hội chợ giày quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất đối với các sản phẩm giày dép là hội chợ giày GDS tổ chức tại Dusseldorf - CHLB Đức. Hội chợ tổ chức mỗi năm 2 lần vào mùa xuân, tháng 3 và mùa thu, tháng 9. Tại hội chợ, những bộ sưu tập mới nhất và các kiểu mẫu giày mới nhất cho mùa sau được trưng bày, giúp cho những người tham gia hội chợ là những nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà bán buôn biết được xu hướng mẫu mốt và sản phẩm cho mùa sau. Hội chợ thực sự là điểm gặp mặt của giới kinh doanh giày thế giới, hàng năm thu hút trên 1700 nhà triển lãm trưng bày sản phẩm từ 50 quốc gia, khu vực trên thế giới và với lượng khách đến tham quan trên 50.000 lượt người. Ngoài hội chợ GDS - Dusseldof, phải kể đến một hôi chợ khác ở Italia - quốc gia trung tâm thiết kế mẫu mốt giày thế giới. Đầu tháng 3 hàng năm Italia có hội chợ giày Micam - Bologna, hội chợ này thu hút phần lớn các khách hàng từ châu Âu đến tham quan triển lãm. Triển lãm Simac, trưng bày và giới thiệu máy móc thiết bị công nghệ ngành giày thường được tổ chức vào đầu tháng 5 tại Bologna. Ngoài những hội chợ triển lãm giày quốc tế có qui mô lớn tại châu Âu, một số bang của Mỹ đều có tổ chức hội chợ triển lãm chuyên ngành da giày và một trong những triển lãm lớn về giày là Shoe Show được tổ chức tại Las Vegas tháng 8/2001 vừa qua. Ngoài ra, Global Leather cũng là triển lãm chuyên ngành về nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, công nghệ của Mỹ do Hiệp hội Công nghiệp giày Mỹ tổ chức tại Las Vegas cũng trong tháng 8/2001 . Tại châu Á, hàng năm cũng có các triển lãm và hội chợ chuyên ngành giày như triển lãm nguyên phụ liệu giày và thành phẩm (APLF) được tổ chức tại Hongkong tháng 4 và tháng 10 hàng năm, đây là triển lãm chuyên ngành da giày lớn nhất khu vực châu Á, thu hút nhiều khách tham quan không những từ các nước trong khu vực mà còn trên thế giới. Triển lãm giày quốc tế tại New Delhi, Ấn Độ vào tháng 7, triển lãm quốc tế về da giày và dệt may thời trang tại Busan, Hàn Quốc vào tháng 10, triển lãm da giày quốc tế tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào đầu tháng 6, triển lãm đồ da Bangkok tháng 10,... cũng là những triển lãm da giày nổi tiếng của châu Á. Ngoài ra có rất nhiều các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành giày dép được tổ chức tại các nước, đặt biệt là các nước xuất khẩu giày. Bán sản phẩm ra nước ngoài là điều không dễ dàng vì thị trường thế giới luôn có nhiều đối thủ cạnh tranh, luôn tìm cách thâm nhập và bán sản phẩm của họ. Mục tiêu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp tham gia triển lãm là thiết lập các mối quan hệ với người mua hàng, xúc tiến quảng cáo cho các sản phẩm và tìm hiểu xu hướng của thị trường đối với sản phẩm, đó là những công cụ không thể thiếu để phục vụ cho mục tiêu phát triển xuất khẩu. 3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH GIÀY DÉP THẾ GIỚI 3.1 Xu hướng sản xuất Sản xuất giày dép là một quá trình sử dụng nhiều lao động. Vì thế, xét về mặt kinh tế, xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới là ngày càng tăng tỉ lệ sản xuất giày dép tại các nước có giá thành lao động thấp, điển hình là các nước đang phát triển. Từ khi xuất hiện sự dịch chuyển sản xuất giày dép từ những nước phát triển sang các nước công nghiệp mới tiếp đó là các nước đang phát triển, châu Á trở thành khu vực sản xuất giày dép chủ yếu của thế giới. Phần đóng góp của châu Á trong tổng sản lượng giày dép thế giới tăng mạnh trong những năm gần đây từ 63% năm 1993 lên 73,9% năm 1999, trong đó có sự đóng góp đáng kể của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam... Trong khi đó tại các nước phát triển, sản lượng ngày càng giảm, tỉ trọng của các nước Tây Âu đã giảm từ 16% năm 1980 xuống còn 10,2% năm 1995 và 8,4% năm 1999, các nước Đông Âu giảm từ 20% xuống 9% và 2%, các nước Bắc và Trung Mỹ giảm từ 9% xuống 5% và 3,8%, châu Phi và châu Đại Dương giảm từ 5% xuống 3,3% và 0,1% . Theo các chuyên gia trong ngành giày dép, đến năm 2005, sản lượng giày dép thế giới sẽ đạt 14 tỉ đôi, năm 2010 đạt 16 tỉ đôi trong đó có 3,4 triệu đôi giày da. Phần lớn các ý kiến cho rằng sản lượng giày dép ở các nước công nghiệp phát triển sẽ tiếp tục giảm, bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nước đang phát triển. Cơ sở của những dự báo này là : Thứ nhất, ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Braxin, Mexico... nguồn nguyên vật liệu đa dạng được tận dụng khai thác triệt để. Thứ hai, chi phí lao động thấp đem lại cho các nước đang phát triển những lợi thế mà công nghệ cao ở các nước phát triển khó có thể chống đỡ. Thứ ba, các nước đang phát triển đang phát huy tối đa lợi thế của các chính sách như chính sách trợ giá, ưu đãi về thuế, đồng thời tận dụng triệt để qui chế tối huệ quốc MFN hay hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP mà các nước phát triển dành cho họ. Bảng 3 dưới đây trích dẫn dự đoán đăng trên tạp chí World Footwear tháng 1 và 2 năm 1999. Theo đó, đến năm 2005, dân số toàn cầu sẽ vào khoảng 7,1 tỉ người và sản lượng giày dép sẽ đạt 14,601 tỉ đôi. Châu Á vẫn là khu vực thống trị thị trường giày thế giới, chiếm hơn 75% tổng sản lượng (hơn 10,6 tỉ đôi), tiếp theo là châu Âu chiếm 10,8% (hơn 1,5 tỉ đôi), Mỹ La Tinh 6,1% (864 triệu đôi), Bắc Mỹ và Trung Mỹ 4,8% (670 triệu đôi), châu Phi và châu Úc gần 3% (386 triệu đôi). Bảng 3 : Dự báo sản xuất toàn cầu năm 2005 Khu vực Sản lượng (triệu đôi) Tỉ trọng (%) Châu Á và Viễn Đông 10623 75,55 Châu Âu 1518 10,80 Nam Mỹ 864 6,14 Bắc và Trung Mỹ 670 4,77 Châu Phi 369 2,62 Nam Thái Bình Dương 17 0,12 Toàn cầu 14.061 100 Nguồn : World Footwear Jan/Feb 1999 Cũng theo Liên đoàn Công nghiệp Giày châu Âu, đến năm 2010, sản xuất sẽ tiếp tục bị các nước châu Á thống trị, chiếm 75 - 80% tổng sản lượng giày thế giới, tiếp theo là châu Âu chiếm 11 - 12%, Mỹ La tinh 6 - 7%, Bắc Mỹ và Trung Mỹ chiếm 4,5 - 5%, châu Phi và châu Úc 2,5 - 3% 3.2 Xu hướng tiêu thụ Dự báo về sản lượng và phân vùng tiêu thụ giày dép thế giới trong thời gian tới được trình bày trong bảng 4 dưới đây. Theo đó thì đến năm 2005 toàn thế giới sẽ tiêu thụ khoảng 14,343 tỉ đôi giày dép các loại. Châu Á (gồm cả viễn Đông) sẽ tiêu thụ một lượng giày dép là 6,28 tỉ đôi (chiếm 43,8% sản lượng tiêu thụ toàn cầu), gần bằng châu Âu và Nam Mỹ cộng lại (6,74 tỉ đôi, 47%). Trong khi đó thì các khu vực khác, bao gồm Bắc và Trung Mỹ, châu Phi và Nam Thái Bình Dương chỉ tiêu thụ 1,342 tỉ đôi, chiếm 9,2% sản lượng toàn cầu. Bảng 4 : Dự báo tiêu thụ toàn cầu năm 2005 Khu vực Sản lượng (triệu đôi) Tỉ trọng (%) Châu Á và Viễn Đông 6.280 43,8 Châu Âu 3.574 24,9 Nam Mỹ 3.165 22,1 Khu vực khác 1.342 9,2 Toàn cầu 14.343 100 Nguồn : World Footwear Jan/Feb 1999 Số lượng giày dép tiêu thụ trên thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tốc độ tăng dân số hàng năm, mức tăng thu nhập có tính đến yếu tố giá cả. Dự báo dân số thế giới sẽ tăng mạnh từ nay đến 2010 và làm tăng nhu cầu tiêu dùng giày. Theo phân tích, dự báo dân số toàn cầu năm 2005 là 7,078 tỉ người và sản lượng giày dép thế giới sẽ đạt 14,061 tỉ đôi . Bên cạnh đó, khi mức thu nhập ngày càng cao, ngoài nhu cầu về ăn thì con người rất coi trọng cái mặc trong đó có giày dép. Vì vậy, mức tiêu thụ giày dép bình quân đầu người ngày càng lớn, yêu cầu chất lượng ngày càng cao, đồng thời có sự lựa chọn kĩ hơn về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng mang tính thời trang gắn với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đời sống văn hoá của từng nước. Đối với từng khu vực kinh tế và thương mại khác nhau, thị hiếu tiêu dùng giày dép cũng biến đổi vô cùng đa dạng và phong phú. Xu hướng tiêu dùng của từng quốc gia, khu vực, nhất là các thị trường truyền thống và tiềm năng của giày dép giày dép Việt Nam sẽ được phân tích cụ thể trong những phần tiếp theo của khoá luận này. 3.3 Xu hướng cạnh tranh Cạnh tranh là một đặc trưng nổi bật của ngành giày thế giới từ trước đến nay. Xu hướng cạnh tranh của thị trường giày dép thế giới là luôn luôn đổi mới về công nghệ, thiết bị, tổ chức sản xuất, chất lượng, sáng tạo mẫu mốt để có những sản phẩm độc đáo, hoàn thiện về thẩm mỹ và đưa hàng thật nhanh ra thị trường. Ngoài ra, cạnh tranh về giá cả luôn diễn ra gay gắt tại các nước sản xuất và xuất khẩu giày trên thế giới mà điển hình là tại các nước châu Á nơi có tiềm năng lớn nhất về công nghiệp sản xuất giày. Với một lượng nhân công dồi dào, chi phí nhân công thấp, các nước châu Á đã tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao và tiêu biểu là Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay đang là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu giày. Giày dép của họ có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, luôn chiếm vị trí số một về thị phần xuất khẩu tại các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản,... Giày dép là mặt hàng mang tính thời vụ và tính hợp thời trang. Mặt khác tại nhiều quốc gia phát triển, hệ thống kho được điều khiển chính xác theo thời gian cụ thể, nên hàng cần phải được giao đúng hạn, nếu không lô hàng rất dễ bị từ chối. Vì thế, ngoài cạnh tranh về giá cả và chất lượng, ngày nay cần cạnh tranh cả trên phương diện thời hạn giao hàng. Trước một thị trường giày dép thế giới đa dạng, phong phú và linh hoạt, trước tình hình sôi động của sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giày dép thế giới, ngành công nghiệp giày dép Việt Nam đã có những bước tiến như thế nào để có tên trong danh sách 10 nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu của thế giới và còn phải tiếp tục phát triển ra sao để giữ vững, củng cố và vươn lên trong danh sách này, điều này xin được trình bày cụ thể trong hai chương tiếp theo của khoá luận. Chương 2 NGÀNH CÔNG NGHIỆP DA GIÀY VIỆT NAM 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DA GIÀY VIỆT NAM 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngành công nghiệp da giày xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc với trình độ và năng lực nhỏ bé để tận dụng nguồn nhân công rẻ và nguyên liệu sẵn có, chủ yếu tập trung tại nhà máy da Thuỵ Khuê và nhà máy da Sài Gòn. Sau khi giải phóng miền Bắc chúng ta bắt tay vào xây dựng lại nền kinh tế cơ sở vật chất của ngành vốn dĩ nghèo nàn lạc hậu, chủ yếu là máy móc cũ của thực dân Pháp để lại. Việc khôi phục sửa chữa cơ sở vật chất diễn ra trong thời gian ngắn rồi đi vào sản xuất nhưng với qui mô nhỏ để phục vụ yêu cầu trong nước. Sau đó, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc có thêm một số nhà máy được xây dựng mới ở Hà Nội, Hải Phòng. Thế nhưng nhìn chung sản lượng và chất lượng chưa cao, hơn thế nữa một số cơ sở bị tàn phá trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ cho nên ngành lại càng khó khăn, sản xuất còn ở trình độ thấp. Đến cuối thập kỉ 80 ngành da giày mới bắt đầu tham gia xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu còn thấp chưa đáng kể. Cho đến năm 1986 trở về trước nhìn chung ngành da giày chậm phát triển, tổng giá trị sản lượng còn thấp, chủng loại còn nghèo nàn, chất lượng thấp. Ở miền Bắc mới có 4 xí nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng. Ở miền Nam có 2 xí nghiệp tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn một số cơ sở sản xuất hàng da và giả da tư nhân. Từ năm 1987, ngành da giày Việt Nam bắt đầu có được sự quan tâm, đầu tư một số nhà máy thiết bị (chủ yếu là máy chặt và máy may công nghiệp) để thực hiện chương trình hợp tác với các nước Đông Âu, Liên Xô cũ sản xuất các loại mũ giày, găng tay bảo hộ lao động... Đặc biệt từ năm 1992, ngành da giày Việt Nam có tốc độ phát triển rất cao, được đầu tư nhiều dây chuyền đồng bộ, cơ khí hoá và theo dây chuyền có bộ phận bán tự động hoá. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, những làng nghề truyền thống (nhất là quê hương Hoằng Diệu, Hải Dương) vẫn duy trì sản xuất thủ công với tay nghề khéo léo, kĩ xảo, vẫn cung cấp rất nhiều sản phẩm thời trang, đặc biệt giày da cho tiêu dùng xã hội. Sự ra đời của Hiệp hội da giày Việt Nam vào năm 1990 đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành da giày Việt Nam và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. Khi Liên Xô cũ và các nước Đông Âu tan rã, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức 100 triệu rúp chuyển nhượng xuống còn 30 triệu rúp (năm 1991) và 48 triệu rúp (năm 1992), Hiệp hội đã kịp thời động viên các doanh nghiệp hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, chủ trương mở cửa, đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội, củng cố lại Hiệp hội, quyết định chương trình hoạt động của ngành công nghiệp giày và đồ da với phương châm hợp tác vươn lên, phát triển có định hướng, mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư các dây chuyền sản xuất đồng bộ, hoàn chỉnh. Sau đó là thời kì tiếp nhận mạnh sự chuyển dịch sản xuất từ các nước trong khu vực (1993). Hiệp hội đã tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các bạn hàng, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển ngành. Ngành da giày trở thành nơi thu hút nhiều lao động xã hội, có lợi thế trong cạnh tranh, sản xuất hàng xuất khẩu. Năm 2000, xuất khẩu toàn ngành đạt 1.468 triệu USD. Năm 2001 đạt 1.575 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3, chỉ sau dầu khí và dệt may. Ngành đã thu hút 400.000 lao động. Giai đoạn 1993 - 2000, ngành đạt mức tăng trưởng 400% về sản xuất, 800% về giá trị xuất khẩu (tính theo giá FOB) . Trong một thời gian ngắn, sản lượng đạt 320 triệu đôi giày dép các loại, đồng thời cơ sở vật chất tối thiểu so với mặt bằng chung đã được trang bị. Đầu mối tập trung quản lí các doanh nghiệp trung ương hiện nay là Tổng công ty da giày (Leaprodexim) Việt Nam, với mong muốn hình thành tập đoàn kinh tế mạnh, đủ điều kiện chi phối các hoạt động chuyên ngành, giúp đỡ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy ngành phát triển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh còn bộc lộ nhiều trì trệ, cần được chuyển đổi để mang lại hiệu quả hơn. 1.2 Vị trí của ngành da giày trong nền kinh tế quốc dân Ngành da giày có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành cung cấp các sản phẩm cho tiêu dùng cho xã hội, gắn liền với nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành thu hút được nhiều lao động xã hội. Hiện tại, ngành da giày được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu. Đây là ngành có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và có tiềm năng xuất khẩu lớn, thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước, sản phẩm da giày vừa vươn lên giữ vị trí thứ 3 trong danh sách những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạnh xuất khẩu cao nhất . Đồng thời, đây cũng là ngành có khả năng khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để phục vụ cho xuất khẩu. Mặc dù ngành công nghiệp này có công nghệ đơn giản và cần ít vốn đầu tư hơn so với các ngành công nghiệp khác nhưng lại mang hiệu quả kinh tế cao, rất phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Ngoài ra, ngành còn đáp ứng nhu cầu trang bị bảo hộ lao động, trang phục và đồng phục trong nước, cung cấp các mặt hàng phục vụ nhu cầu cho nền công nghiệp nước nhà. 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DA GIÀY VIỆT NAM 2.1 Đặc điểm sản xuất 2.1.1 Thiết bị, công nghệ, nhà xưởng Về thiết bị, công nghệ : Trong lĩnh vực sản xuất giày dép, do những hạn chế về trình độ quản lí, về khả năng tài chính và trình độ tay nghề của lực lượng lao động, hầu hết thiết bị cho sản xuất giày dép các loại được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc với phương thức trả chậm trừ dần vào công phí hoặc phía đối tác cung cấp để gia công không thanh toán. Các dây chuyền máy móc thiết bị được bố trí theo hệ thống băng tải, tốc độ chậm, kết cấu đơn giản và ít bố trí được nhiều nhân công trên một đầu máy. Phần lớn máy móc thuộc thế hệ cuối thập kỉ 70, 80, tuổi thọ ngắn. Trong lĩnh vực thuộc da, hầu hết máy móc thiết bị trong lĩnh vực thuộc da đều nhập ngoại, đắt tiền, thuộc thế hệ mới, không thua kém gì trang thiết bị của các nước trong vùng và có khả năng sản xuất các mặt hàng da có chất lượng tốt. Trình độ công nghệ thuộc da của Việt Nam được đánh giá vào loại trung bình, tiên tiến trong khu vực. Trong những năm qua, tuy ngành có tốc độ phát triển cao về sản lượng, song về kĩ thuật, công nghệ, quản lí và thiết kế mẫu vẫn bị lệ thuộc vào đối tác nước ngoài (trừ mặt hàng giày vải và dép đi trong nhà), việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đang rất hạn chế, cơ sở vật chất kĩ thuật trong lĩnh vực này còn nghèo nàn vì các doanh nghiệp làm gia công là chủ yếu. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại, sản xuất những loại giày dép có chất lượng cao, có nhãn mác nổi tiếng. Về nhà xưởng : Trong ngành giày dép, có sự khác biệt rõ rệt về nhà xưởng giữa các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp quốc doanh và liên doanh chủ yếu tận dụng các cơ sở hiện có và cải tạo từ hệ thống kho tàng cũ, chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tư trong một vài năm gần đây mới có nhà xưởng khang trang, phù hợp với bố trí thiết bị, công nghệ. Khu vực ngoài quốc doanh sử dụng nhà xưởng cũng còn chắp vá (trừ một số ít các doanh nghiệp có tiềm năng hoặc phía đối tác hỗ trợ). Riêng khu vực 100% vốn nước ngoài hầu như xây mới theo tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp với qui mô hợp lí, khép kín sản xuất trong phạm vi doanh nghiệp. 2.1.2 Nguyên phụ liệu Thực trạng cung ứng nguyên vật liệu cho ngành da giày hiện nay đang bị lệ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài, do đó làm mất đi rất nhiều lợi thế sẵn có về nhân công rẻ, về sự ưu đãi do thị trường các khu vực phát triển đưa lại, về đa dạng hoá phẩm cấp mặt hàng. Khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành là đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu với chất lượng chấp nhận được. Các nguyên liệu cho ngành da giày có thể được chia thành các nhóm chủ yếu gồm da, vải, giả da, đế giày, cao su, phụ liệu. Da : Ở Việt Nam, ngành da vô cùng yếu kém. Theo Bộ Công nghiệp mỗi năm nước ta phải nhập 80 triệu feet vuông da thuộc. Các nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng hoặc giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc hoặc Thái Lan. Phần còn lại không đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên nhân là da nhỏ, bề mặt xấu do khâu chăn nuôi, giết mổ, lột da và bảo quản da sống chưa đúng kĩ thuật. Vì thế các công ty giày không thể nhận hợp đồng giày da với hình thức mua đứt bán đoạn. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hai nơi sản xuất da thuộc đạt yêu cầu xuất khẩu là da Meko ở Cần Thơ và da Sài Gòn. Vải : Ngành dệt Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành giày, mặc dù năng lực của ngành dệt trong nước là rất lớn (450 triệu mét vải thoi, không kể 350 triệu mét do công ty nước ngoài sản xuất, 15.000 tấn sản phẩm dệt kim) . Việt Nam có thể sản xuất các loại vải bạc 100% coton, vải colico làm phần trên đôi giày vải, giày thể thao cấp thấp, vải lót... Tuy nhiên chưa dệt được các loại vải giày đặc trưng, chưa đa dạng về chủng loại. Vì vậy, nếu sản xuất giày cao cấp hơn một chút phải nhập vải ngoại từ nước ngoài. Simili (giả da) : Tất cả simili có bán trên thị trường vật tư giày da chủ yếu nhập từ Đài Loan. Simili làm ở Việt Nam thường cứng và ít chịu nhiệt nên không dùng cho công nghệ lưu hoá. Việt Nam cũng có thể sản xuất được simili mỏng, mềm có thể dùng may lót hay trang trí giày thể thao nhưng lượng sử dụng ít, thay đổi mẫu mã liên tục nên các nhà máy giày thường nhập theo đơn hàng. Đế giày : Đang phải nhập hầu như toàn bộ nguyên liệu để tạo ra đế ngoài, đế giữa, đế mặt và đệm mũi cho mũ giày. Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài với số vốn từ 7 triệu USD trở lên để sản xuất giày thể thao đều phải có các dây chuyền sản xuất các loại đế từ các nguyên liệu thuần cao su và các loại cao su biến tính. Nói chung họ đã tự túc được các loại đế cần thiết cả cho giày cao cấp. Các doanh nghiệp trong nước chỉ tự cung cấp được các lo._.thực hiện mục tiêu chiến lược sản xuất và xuất khẩu ngành giày Việt Nam đến năm 2010 được nghiên cứu và xây dựng trên cơ cở tận dụng lợi thế so sánh tương đối của ngành công nghiệp da giày Việt Nam và trên cơ sở những điểm yếu còn tồn tại trong ngành công nghiệp giày hiện nay cũng như trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu trên thế giới. Mặc dù có một số lợi thế về cạnh tranh như giá nhân công lao động của Việt Nam tương đối thấp, lực lượng công nhân dồi dào có khả năng nắm bắt kĩ thuật nhanh... song nhìn chung ngành công nghiệp giày của Việt Nam còn có những vấn đề tồn tại mà chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn. Chiến lược phát triển của ngành từ nay đến năm 2010 là vẫn phải tiếp tục thực hiện phương thức gia công trong một số năm tới để nâng cao trình độ và công nghệ đồng thời tranh thủ cơ hội tìm bạn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, giảm dần tỉ trọng gia công, tiến tới tự chủ về sản xuất và xuất khẩu vào những năm sau 2005. Dự báo sản phẩm giày dép trong những năm tới sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực. Hiện nay, trong bối cảnh nước ta đang chủ động hội nhập, giày dép cũng như các mặt hàng khác của Việt Nam không những phải cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa mà còn phải cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường thế giới. Để thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra, cần thiết phải xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy sản xuất và phát triển xuất khẩu, đồng thời có sự hỗ trợ và phối hợp thực hiện giữa nhà nước với ngành da giày. 3.1 Tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu giày dép Để đạt được mục tiêu của ngành đến năm 2005 đạt giá trị xuất khẩu 3100 triệu USD và 4700 triệu USD đến năm 2010, một trong những giải pháp quan trọng là phát triển thị trường xuất khẩu thông qua việc cung cấp các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. 3.1.1 Thị trường EU Thị trường EU vẫn là thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp ngành giày Việt Nam, hiện nay chưa bị định hạn ngạnh và được EU tiếp tục cho hưởng qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập. Tuy nhiên, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang EU tăng khá nhanh trong thời gian qua và đã chiếm 20% tổng khối lượng nhập khẩu vào EU. Trong thời gian tới, nếu cứ tiếp tục tăng nhanh như những năm vừa qua sẽ gặp phải những bất lợi do EU có chính sách bảo hộ ngành công nghiệp giày các nước trong cộng đồng, nếu tăng đến mức độ nào đó sẽ bị EU áp dụng hạn ngạch hoặc đưa ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP. Ngoài ra, do làn sóng nhập khẩu giày dép rẻ tiền vào EU tăng mạnh làm mất tính cạnh tranh của giày dép trong EU, đặc biệt giày dép từ các nước châu Á mà theo EU thì những nước này lại bảo hộ nền sản xuất trong nước của họ không cho xuất khẩu tràn vào thông qua biện pháp thuế. Ví dụ : thuế nhập khẩu của một số nguồn cung cấp chủ yếu vào EU như Trung Quốc thuế là 25%, Việt Nam 50%, ngoài ra, các nước này còn áp dụng một loạt các hàng rào phi thuế quan. Trong khi đó, thuế nhập khẩu giày vào EU chỉ từ 4,6 - 12%. Vì vậy, hiện nay ngành giày EU đang thúc giục mạnh mẽ và yêu cầu các nước phải nhanh chóng hài hoà thuế nhập khẩu và xoá bỏ hàng rào phi thuế quan và đặc biệt đối với các nước chưa phải là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ không được hưởng những ưu đãi nếu không có sự nhân nhượng. Một yêu cầu khác của ngành công nghiệp giày EU là các điều kiện cạnh tranh phải bình đẳng và tuân thủ đúng công ước của tổ chức lao động thế giới ILO về xoá bỏ lao động trẻ em trong ngành giày và về sức khoẻ, môi trường và an toàn lao động. Trước tình hình đó, ngành công nghiệp giày Việt Nam cần có những giải pháp thích hợp trong thời gian tới, trước mắt đến 2005 cần phải : Để có thể tiến tới sản xuất và xuất khẩu giày bảo hộ lao động, các doanh nghiệp cần nắm vững các tiêu chuẩn kĩ thuật và đáp ứng các yêu cầu về nhập khẩu do EU qui định đối với giày bảo hộ lao động. Và để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế quan GSP thì các doanh nghiệp ngành giày Việt Nam vẫn phải cố gắng để đáp ứng đầy đủ các qui định về tiêu chuẩn xuất xứ cũng như tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng xu hướng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mặt khác cần tăng cường tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu châu Âu, nhằm giảm bớt kênh trung gian, tăng hiệu quả kinh tế. Duy trì và phát triển xuất khẩu các sản phẩm giày dép sang EU theo phương thức tăng giá trị : Trong những năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang EU số lượng lớn giày dép (189,67 triệu đôi năm 2001) nhưng phần lớn là giày giá rẻ, giá trị gia tăng thấp. Để đạt được mục tiêu trên cần tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến chất lượng, đầu tư thêm dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất giày da nam nữ cao cấp đồng thời giảm tỉ lệ sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có giá rẻ. Đón đầu phát triển giày bảo hộ lao động phù hợp với xu hướng của các nước Tây Âu dịch chuyển sản xuất giày bảo hộ lao động sang các nước đang phát triển. Hiệp hội da giày cần có sự tuyên truyền và hướng dẫn cho các doanh nghiệp về những qui định của châu Âu khi các doanh nghiệp muốn xuất khẩu loại giày này (bao gồm giày an toàn, giày bảo vệ, giày phục vụ chuyên ngành,... ) vào thị trường châu Âu. Tăng cường xuất khẩu trực tiếp sang EU thông qua việc thiết lập mối quan hệ với các kênh phân phối là những nhà bán buôn và nhập khẩu EU. Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu gia công thông qua đối tác trung gian. Xu hướng của các nhà nhập khẩu EU là mong muốn được thiết lập quan hệ buôn bán trực tiếp với các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam, vì qua trung gian, các nhà nhập khẩu EU và xuất khẩu Việt Nam bị thiệt khoảng 20 - 25%. Chính vì vậy, ngày càng nhiều khách hàng EU sang Việt Nam làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam. Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh giao tiếp trực tiếp, đáp ứng yêu cầu khách hàng. 3.1.2 Thị trường Mỹ Hiệp định Thương mại Việt Mỹ đã có hiệu lực từ 12/2001, tạo cơ hội cho ngành da giày Việt Nam vươn tới một thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp da giày đứng trước những thách thức lớn, đáng chú ý nhất là Trung Quốc hiện nay đang chiếm 70% thị phần nhập khẩu của Mỹ. Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm gia công, trong khi đó các khách hàng Mỹ không đặt gia công mà mua trực tiếp FOB. Giá cả các sản phẩm không có nhãn hiệu không thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì,... Các doanh nghiệp Việt Nam cần biết rằng Hiệp định thương mại Việt-Mỹ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ, Mỹ không những là thị trường rộng lớn về địa lí, có nhu cầu lớn về số lượng, chủng loại sản phẩm đa dạng, kênh phân phối phức tạp mà còn là thị trường khắt khe vào loại bậc nhất. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi vào thị trường Mỹ đều có chung điểm yếu : thiếu kinh nghiệm tiếp thị xuất khẩu và chưa thông hiểu luật pháp Mỹ. Để có thể thâm nhập vào thị trường rộng lớn và rất mới mẻ này không phải là điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, giày dép Việt Nam phải đương đầu trực diện với sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu giày vào Mỹ như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... Riêng Trung Quốc hiện nay đang chiếm 76,8% thị phần nhập khẩu giày dép của Mỹ, cứ 4 đôi giày phi cao su nhập khẩu vào Mỹ thì có 3 đôi là của Trung Quốc. Giá trung bình giày Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ từ 2,51 - 5 USD/đôi và là nguồn cung cấp giày rẻ nhất vào Mỹ. Việt Nam không thể cạnh tranh với Trung Quốc những sản phẩm rẻ tiền, vì vậy, nên đi vào giày cao cấp hơn hoặc đi vào những khu vực tiêu thụ chưa được khai thác mới có cơ hội vào được thị trường. Việt Nam có tiềm năng về xuất khẩu giày vải, nhưng Trung Quốc gần như đã độc chiếm thị trường Mỹ. Vì vậy, nên lựa chọn chủng loại sản phẩm thích ứng để xuất khẩu tránh sự cạnh tranh trong khi thị trường lại có nhu cầu lớn, đó là các sản phẩm giày da nam nữ hiện chiếm tới 60% nhu cầu thị trường Mỹ hoặc giầy thanh thiếu niên. Đa số khách hàng Mỹ không muốn đặt gia công mà họ muốn mua trực tiếp theo giá FOB, mà điểm yếu của ngành giày Việt Nam là thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng theo phương thức FOB. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam lại thiếu kinh nghiệm tiếp thị, vì vậy, thời gian đầu các doanh nghiệp nên chọn một trung gian Mỹ để bán hàng, sau khi đã tìm hiểu kĩ và có kinh nghiệm, có thể thiết lập kênh phân phối trực tiếp. Bằng cách làm như vậy sẽ an toàn và phù hợp với tình hình của các doanh nghiệp giày dép Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng đại lí người mua hàng thời gian đầu để qua đó xuất khẩu sang Mỹ vì đối với Mỹ việc sử dụng đại lí là phương thức rất phổ biến để thâm nhập thị trường mới. Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn về số lượng, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có qui mô sản xuất vừa và nhỏ, thời gian tới các doanh nghiệp ngành giày cần xem xét đầu tư để nâng qui mô mới có thể đáp ứng yêu cầu về số lượng. Cụ thể, hiện nay số doanh nghiệp ngành giày có 2 dây chuyền sản xuất còn phổ biến, nếu cung cấp cho thị trường Mỹ phải đầu tư nâng công suất lên 3 đến 4 dây chuyền. Ngoài việc phải nắm vững yêu cầu của thị trường Mỹ, thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả, xuất phát từ qui mô và mức độ phức tạp của thị trường Mỹ với những tập quán và luật lệ thương maị chặt chẽ đòi hỏi các doanh nghiệp giày Việt Nam phải có sự nghiên cứu và hiểu biết sâu sắc, thông thạo hệ thống pháp luật cùng với những yêu cầu về thuế quan. Bên cạnh đó, muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến luật về trách nhiệm sản phẩm. Theo luật này nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về hàng hoá sản xuất và bán tại thị trường, vì vậy tuân thủ chất lượng sản phẩm cũng là vấn đề hết sức quan trọng và là trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Ngoài ra, cần xây dựng chiến lược tiếp thị đúng mới có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong một vài năm tới. 3.1.3 Thị trường Nhật Là thị trường tiêu thụ lớn, nhập khẩu trên 400 triệu đôi giày/năm, nhưng Nhật được mệnh danh là thị trường khó tính. Người tiêu dùng Nhật luôn đòi hỏi khắt khe về chất lượng và mẫu mốt thời trang. Trong mấy năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã cố tìm cách để thâm nhập thị trường, song đến nay kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật mới đạt 4 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Để có thể tăng xuất khẩu vào thị trường Nhật trong những năm tới, các doanh nghiệp ngành giày cần nghiên cứu kĩ hơn thị trường Nhật để hiểu được nhu cầu thị hiếu của người Nhật, xây dựng kênh phân phối trực tiếp với các nhà bán buôn Nhật. Kinh nghiệm cho biết người Nhật thường tiêu dùng ở mức rất cao, chất lượng và mẫu mốt thời trang đối với người Nhật quan trọng hơn giá cả. Họ không mua hàng có phẩm giá kém dù giá rẻ. Ngoài ra, việc cung cấp hàng phải đúng như mẫu đã được xác nhận và giao hàng đúng thời hạn. Việc khác nhau về phẩm chất giữa mẫu giao hàng và hàng giao thực tế sẽ làm cho người mua Nhật khó chịu nhất và có thể dẫn tới chấm dứt quan hệ buôn bán. Doanh nghiệp sẽ được coi là tuyệt vời nếu hàng được giao đúng thời hạn và chính xác như mẫu đã xác nhận. Và người Nhật mất nhiều thời gian để giám sát hàng hoá trước khi đặt hàng. Nếu doanh nghiệp tham gia triển lãm một lần và thấy phản hồi của thị trường yếu ớt thì không nên đầu hàng vội vì đối với người Nhật phải biết kiên trì chờ đợi mới bán được hàng vững chắc. Điều cơ bản là luôn luôn đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giao hàng phải đúng như mẫu đã xác nhận, tạo dựng uy tín đối với khách hàng. 3.1.4 Các thị trường khác Ngoài các thị trường xuất khẩu trên, ngành da giày Việt Nam nên nâng cao dần tỉ lệ xuất khẩu sang các nước ASEAN trong thời gian tới vì so với các nước ASEAN, giày dép Việt Nam tương đối cạnh tranh do giá nhân công thấp. Thêm vào đó, do gia nhập AFTA và thực hiện CEPT muộn hơn các nước ASEAN khác nên Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế quan trong khoảng thời gian 3 năm từ 2002 đến 2005. Thị trường các nước Liên bang Nga, Đông Âu, Trung Đông, châu Phi cũng là những thị trường mà ngành giày dép Việt Nam cần mở rộng xuất khẩu vì các thị trường này không quá cầu kì về mẫu mã và chất lượng. Tuy nhiên, có vấn đề là tại sao hàng Việt Nam không thể thâm nhập mạnh vào thị trường các nước này. Có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân là có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, ví dụ : đối với sản phẩm có giá rẻ thì hàng Việt Nam không thể vượt qua được hàng Trung Quốc, đối với hàng có nhãn mác, chất lượng cao thì hàng Việt Nam không thể sánh được với hàng của các nước phương Tây. Ngoài ra, việc thanh toán còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với Liên bang Nga. Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp có thể tập trung sản xuất những sản phẩm kiểu cạnh tranh như Trung Quốc, đồng thời cải thiện và khắc phục cơ chế thanh toán thì mới có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này. Trên đây là các giải pháp phát triển thị trường đối với ngành giày. Ngoài ra, để tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu giày dép, ngành rất cần đến sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Xuất khẩu giày dép tiếp tục có cơ hội phát triển nếu nhà nước có các chính sách vĩ mô tạo điều kiện cho các doanh nghiệp như : Nhà nước tăng cường hoạt động của đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, là kênh để cung cấp thông tin về thị trường hàng hoá, tư vấn cho các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường, đặc biệt đối với các thị trường mới như Mỹ. Vai trò của đại diện thương mại tại các nước phải là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường thế giới. Trong điều kiện các doanh nghiệp ngành da giày chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để tham gia các hội trợ triển lãm tại nước ngoài để xúc tiến xuất khẩu, đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm, tham gia các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài đồng thời tăng cường dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp ở các lĩnh vực : cung cấp thông tin quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhu cầu, thị hiếu, giá cả, xu hướng thị trường... khuyếch trương tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp tại các thị trường mục tiêu. Nhà nước cũng nên thiết lập trung tâm triển lãm hàng xuất khẩu trong nước để trưng bày giới thiệu các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của các doanh nghiệp nhằm thu hút các nhà nhập khẩu vào giao dịch, không phải mất nhiều thời gian đi từng doanh nghiệp. Ngoài ra, cần có một đầu mối cung cấp thông tin và số liệu liên quan, cập nhật, chính xác giúp các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường và sản phẩm. 3.2 Giải pháp cho sản phẩm giày dép xuất khẩu Chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu Sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố chất lượng và giá cả. Chất lượng cao mà giá cả cũng cao hoặc ngược lại giá cả phải chăng nhưng chất lượng tồi thì sức cạnh tranh đều kém, sản phẩm khó tiêu thụ. Để nâng cao khả năng cạnh tranh thì phải có sự kết hợp đồng bộ của các cấp ngành và bản thân người lao động phải đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường, hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mốt sản phẩm Giày dép là một trong những mặt hàng có tính thời trang, yếu tố hợp thời trang cũng quyết định lớn tới tình hình tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm chất lượng tốt, giả cả hợp lí nhưng lạc mốt thì cũng khó cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, nâng cao năng lực thiết kế tạo mẫu mốt cho sản phẩm là một công việc rất cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hiện nay, hầu hết mẫu giày dép thế giới đều do các hãng lớn, nổi tiếng thiết kế và đưa ra thị trường như Nike, Reebok, Addidas, Timberland... trên cơ sở mẫu của họ còn các nhà sản xuất triển khai vì chi phí thiết kế phát triển mẫu mốt rất lớn. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp nên tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ kĩ thuật triển khai mẫu mốt để có thể nhân mẫu và phát triển mẫu trên cơ sở mẫu của khách hàng để đưa vào sản xuất hàng loạt như hiện nay đang làm. Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn quốc tế Hội nhập thị trường thế giới bắt buộc chúng ta phải tôn trọng triệt để các tiêu chuẩn quốc tế và các thông lệ mậu dịch. Trong đó những trở ngại chính trong quá trình hội nhập là vấn đề quản lí chất lượng sản phẩm, môi trường và những yêu cầu về lao động. Để tiến tới được các tổ chức thế giới cấp chứng chỉ ISO thì từng doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành da giày nói chung phải chú trọng tới công tác quản lí chất lượng hàng hoá bắt đầu từ khâu nhập nguyên vật liệu tới qui trình sản xuất và sau cùng là sản phẩm nghiệm thu. Vấn đề bảo vệ môi trường được ghi thành những yêu cầu cụ thể cho các doanh nghiệp triệt để tuân theo. Để đảm bảo giày dép của chúng ta được tiêu thụ tốt trên thị trường thì các doanh nghiệp phải đầu tư hơn nữa vào cải thiện điều kiện sản xuất để không vi phạm những qui định về môi trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng và tôn trọng các tiêu chuẩn về lao động quốc tế đặc biệt là các tiêu chuẩn được qui định bởi tổ chức lao động thế giới ILO, nếu không, sản phẩm của chúng ta có thể bị từ chối hay bị tẩy chay trên thị trường do những vi phạm về lao động. 3.3 Phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu Như đã đề cập ở những phần trước, phần lớn nguyên phụ liệu làm giày phải nhập khẩu, nguồn nguyên liệu khai thác trong nước chỉ chiếm 20 - 25%. Có thể nói đây là trở ngại rất lớn cho sự phát triển của ngành làm cho các doanh nghiệp phải chịu chi phí sản xuất cao bởi nhập khẩu nguyên vật liệu cũng đồng nghĩa với việc phải chịu thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển và mất nhiều thời gian để cung cấp nguyên vật liệu hơn. Việc thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu có thể dẫn đến không hoàn thành các đơn hàng dẫn đến quan hệ thương mại xấu và gây ra các thiệt hại, rủi ro cho các nhà sản xuất. Ngoài ra, cũng do không có nguồn nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam thường phản ứng rất chậm trước các đơn hàng của khách hàng và nhu cầu thị trường. Thậm chí họ không biết chắc sẽ tìm loại nguyên liệu thích hợp ở đâu khi nhận được đơn hàng của khách hàng. Tuy nhiên, phát triển một ngành công nghiệp nguyên phụ liệu đòi hỏi một sự đầu tư lớn và cần tiến hành cẩn thận các bước để hợp lí hoá sản xuất nguyên liệu với yêu cầu trong nước. Nhất thiết ngành giày phải lập một chiến lược phát triển hoàn thiện trước khi quyết định đầu tư. Kế hoạch phát triển nguyên liệu nên được tuyên truyền phổ biến đến toàn ngành để tất cả các doanh nghiệp thành viên có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất nguyên liệu phù hợp, không bị dư thừa nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Đầu tiên nên đầu tư vào sản xuất các loại phụ liệu thường xuyên phải nhập khẩu, sau đó chúng ta có thể chuyển dần sang sản xuất giả da và thuộc da. Để tiết kiệm chi phí đầu tư vào máy móc và dụng cụ sản xuất giày, cần phải phát triển một ngành sản xuất máy móc và phụ tùng máy móc làm giày để có thể tránh chi phí cao cho nhập khẩu máy móc, phụ tùng và cần phải chủ động hơn nữa trong đổi mới công nghệ và cải tiến, hoàn thiện sản xuất. 3.4 Xây dựng lợi thế tập trung Xây dựng khu công nghiệp tập trung Kinh nghiệm ở các quốc gia có ngành công nghiệp giày dép phát triển cho thấy, các nước này tận dụng tối đa lợi thế tập trung để phát triển các trung tâm giày dép, không phát triển tràn lan ở các vùng, khu vực không có lợi thế. Đó là những lợi thế về hạ tầng cơ sở, gần cảng biển, gần khu dân cư để khai thác nguồn lao động. Ví dụ : tại Trung Quốc trung tâm giày dép lớn nhất ở tỉnh Quảng Đông là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế tập trung, tiếp đó là Hàng Châu, Thượng Hải. Cạnh các trung tâm giày là trung tâm sản xuất nguyên phụ liệu và thiết kế mẫu mã nên Trung Quốc là một trong những quốc gia thành công nhất trong phát triển công nghiệp giày dép. Hoặc tại Hàn Quốc có trung tâm giày và nguyên phụ liệu Busan, thành phố cảng. Tại Đài Loan, trung tâm giày và nguyên phụ liệu là Đài Chung, gần cảng Kao Hùng. Tại Việt Nam, qua số liệu thống kê cho thấy những vùng có vận tải biển thuận lợi và khu vực có thể thu hút nguồn lao động như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai là những nơi có ngành giày khá phát triển, so với các địa phương khác như miền Trung chỉ có một vài doanh nghiệp giày dép nằm dọc theo miền Trung nơi cơ sở hạ tầng được xem là không thuận lợi. Vì vậy, cần xây dựng những trung tâm sản xuất nguyên vật liệu cạnh những trung tâm sản xuất giày để vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển, vừa giao hàng nhanh. Đối với các nhà sản xuất, càng có nhiều các nhà sản xuất tập trung ở một vùng thì lợi thế tập trung càng lớn. Xây dựng được loại thế này là cực kì quan trọng đối với cạnh tranh lâu dài của toàn ngành. Xây dựng lợi thế qui mô Vì phần lớn các doanh nghiệp giày dép Việt Nam có qui mô nhỏ nên họ không được hưởng lợi thế về qui mô. Khi chuyển sang phương thức xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp phải xác định cho được một qui mô kinh doanh hợp lí để tối đa hoá lợi nhuận. Trường hợp doanh nghiệp chưa đủ vốn hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải huy động đủ vốn để khai thác tối đa các nguồn lực. Nếu không làm như vậy, doanh nghiệp tất sẽ không có lợi thế về qui mô và sẽ giảm năng lực cạnh tranh. 3.5 Phát triển nguồn nhân lực Lao động là một trong những yếu tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành da giày và đây cũng là một trong những nhân tố quyết định tác động tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm giày dép xuất khẩu. Từ trước đến nay, ngành da giày là một trong những ngành sử dụng rất nhiều lao động. Vì vậy, để có thể phát huy tối đa lợi thế của yếu tố con người, cần phải tập trung vào các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, dưới đây xin đề cập đến một số giải pháp Trường dạy nghề Thực tế Việt Nam không có trường chuyên dạy nghề cho ngành giày. Hầu hết công nhân được đào tạo tại chỗ hoặc truyền kinh nghiệm. Do đó những công nhân tay nghề cao rất cần cho ngành. Đội ngũ quản lí kinh doanh và kĩ thuật bây giờ cũng đang thiếu nghiêm trọng. Số công nhân được gửi tới các trường đào tạo chỉ chiếm 20% tổng số lao động. Trong lực lượng lao động hiện tại chỉ có 70% tốt nghiệp phổ thông trung học còn lại 30% chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tiểu học. Cũng như các ngành khác, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của toàn ngành và của mỗi doanh nghiệp. Để có được một nguồn nhân lực có trình độ cho phát triển bền vững và lâu dài, ngành nhất thiết phải có một chiến lược phát triển nguồn lực trong đó các trường dạy nghề phải được thành lập. Nhà nước nên hỗ trợ thiết lập trường hoặc mở bộ môn chuyên ngành da giày tại trường Đại học Bách khoa để có thể cung cấp nguồn nhân lực có trình độ phục vụ cho sự phát triển của ngành. Đội ngũ kĩ thuật Mặc dù sau những năm dài sản xuất gia công đã đào tạo được nhiều công nhân lành nghề, đội ngũ thiết kế và làm mẫu giày vẫn đang thiếu nghiêm trọng bởi đã từ lâu quá trình này do nhân viên nước ngoài đảm nhiệm. Nếu doanh nghiệp có kế hoạch bắt kịp các thay đổi của thị trường thì đây chính là tiêu điểm của công tác đào tạo đội ngũ mà doanh nghiệp phải làm ngay. Cần đào tạo được những công nhân có tay nghề cao; đội ngũ kĩ thuật phải có trình độ đại học, giám đốc tiếp thị và sản xuất giày dép phải được đào tạo ở trình độ trên đại học. Nếu cần thiết, có thể gửi những người có khả năng ra nước ngoài để học tập kiến thức và kĩ năng cần thiết cho ngành giày. Doanh nghiệp có thể phối hợp với Tổng công ty da giày lập các quĩ học bổng tài trợ cho các học sinh trung học, học nghề, sinh viên xuất sắc tại các trường đại học đang làm đề án nghiên cứu phục vụ cho ngành hoặc cũng có thể phối hợp với các trường đại học kĩ thuật đưa các đề tài thực tế cho các sinh viên nghiên cứu, cung cấp kinh phí, nhận sinh viên ra trường về công tác tại các doanh nghiệp. Kĩ năng quản lí và tiếp thị Do làm theo phương thức gia công, các doanh nghiệp không bán sản phẩm trực tiếp trên thị trường, doanh nghiệp không thể đào tạo và phát triển một đội ngũ tiếp thị có trình độ. Trong thời gian tới, với chiến lược chuyển dần sang phương thức xuất khẩu trực tiếp, việc đào tạo đội ngũ cán bộ marketing trở thành một công việc cấp bách đối với doanh nghiệp để đảm bảo sản phẩm của mình có thể được chấp nhận và bán chạy trên thị trường. Nếu không đội ngũ quản lí và tiếp thị giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động trong kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không thể thành công trong chiến lược định hướng xuất khẩu. 3.6 Đổi mới công nghệ Trong xu thế hiện nay, khoa học và công nghệ ngày càng có tác động quyết định đến năng suất, chất lượng và xu thế phát triển của bất cứ một ngành công nghiệp nào. Có thể nói, để đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghiệp giày thì vấn đề cần quan tâm hàng đầu là đổi mới công nghệ qua đó nâng cao được chất lượng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp giày không chỉ trong một sớm một chiều mà có thể thu ngay được kết quả của việc đổi mới công nghệ. Tốc độ đổi mới công nghệ trong ngành giày không những phụ thuộc nhiều vào việc việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của ngành mà còn phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các ngành khác như cơ khí, tự động hoá... và do đó đòi hỏi một lượng thời gian nhất định và sự nỗ lực từ phía ngành công nghiệp giày. Các doanh nghiệp giày Việt Nam đang rất cần những trợ giúp công nghệ để sản xuất của họ có đầy đủ khả năng trước những thay đổi về nhu cầu của thị trường. Trong khi đó, hầu như nhà nước chưa có được chính sách thoả đáng trong lĩnh vực này, Ngành giày hiện nay cần có một tổ chức chuyên về cung cấp công nghệ làm giày hiện đại. Chính phủ nên đưa công nghệ giày dép vào trong những chương trình trợ giúp kĩ thuật trong nước hoặc quốc tế. Chính phủ có thể giao cho Hiệp hội da giày mở các khoá huấn luyện cho các doanh nghiệp, khuyến khích khu vực sản xuất giày dép tư nhân. 3.7 Hoàn thiện cơ chế quản lí xuất nhập khẩu và môi trường pháp lí Hoàn thiện hệ thống thuế : Để ngành giày dép được phát triển thuận lợi thì Chính phủ cần xem xét miễn giảm thuế nhiều hơn nữa. Các dụng cụ và linh kiện máy móc làm giày mà trong nước chưa sản xuất được cần được miễn thuế nhập khẩu. Chính phủ nên cho áp thuế suất VAT 5% đối với sản phẩm da thuộc. Các doanh nghiệp thuộc da cần được khấu trừ đầu vào 5% đối với nguyên liệu da, do phải thu mua da trôi nổi trên thị trường tự do, nên không thể có đủ chứng từ để hoàn thuế. Thuế nhập khẩu da sơ chế nên được miễn. Thuế đánh vào nguyên vật liệu đã được làm thành phẩm mà bị khách hàng trả lại nên được hoàn thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại là 32% là quá nặng đối với doanh nghiệp giày dép và nên giảm xuống ở mức thấp hơn để tạo cơ hội cho ngành tích luỹ vốn tái đầu tư. Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp : Ngành giày rất cần đến sự ưu đãi trong các chính sách đầu tư, cho phép sử dụng vốn ngân sách, vốn ODA, bố trí vốn đối ứng từ nguồn lãi suất ưu đãi để thực hiện các dự án này, bảo lãnh vốn vay cho các chương trình nhập khẩu thiết bị trả chậm. Chính phủ cũng nên hỗ trợ đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực thuộc da, sản xuất nguyên phụ liệu làm giày và xây dựng hạ tầng cơ sở như : - Đối với đầu tư sản xuất lĩnh vực thuộc da và cơ khí da giày được vay tín dụng đầu tư thuộc kế hoạch nhà nước với lãi suất ưu đãi đặc biệt 3%/năm, thời hạn vay 12 năm, có 3 năm ân hạn. - Đối với dự án đầu tư các loại nguyên, phụ liệu da giày được vay 50% vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi đặc biệt 3%/năm, 50% còn lại được vay theo lãi suất ưu đãi hiện hành. Cải cách thủ tục hải quan : Thủ tục hải quan có ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu giày dép vì mặt hàng này mang tính chất thời trang mùa vụ. Luật hải quan mới ra đời tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tuy vậy, hoạt động xuất khẩu giày dép sẽ được đẩy mạnh hơn nếu sản phẩm giày dép được đưa vào danh sách mặt hàng miễn kiểm hoá hải quan, trước mắt cần có biện pháp thông thoáng khi kiểm tra các doanh nghiệp xuất khẩu đã có uy tín nhiều năm. Các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu cung cấp cho xuất khẩu cần được hưởng chế độ ưu đãi như xuất khẩu tại chỗ. Các cụm công nghiệp da giày ngoài được hưởng những ưu đãi chung của ngành, nên được hưởng chế độ ưu đãi của khu công nghiệp, khu chế xuất. Trên đây là một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới. Vận dụng thành công những giải pháp trên, ngành da giày sẽ có những bước chuyển biến cả về chất và lượng, tạo nên những bước tiến nhanh, mạnh, vững chắc, giày dép Việt Nam khẳng định hình ảnh của mình trên thị trường thế giới, Việt Nam trở thành một quốc gia sản xuất và xuất khẩu giày thực sự lớn mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chú thích về tài liệu tham khảo đã sử dụng trong khoá luận - 3, 9 12, 27 18, 30 25, 29 15, 34, 38 13,1 6, 21 22 20 4, 7, 8 35 32 10, 26, 37 5, 9, 24 23 17 11, 36 14, 28 1, 2, 6 31 33 Bản tin Công nghiệp Da giày tháng 10/11 năm 2000 Bản tin Công nghiệp Da giày tháng 03/04 năm 2002 Bản tin Công nghiệp Da giày tháng 07/08 năm 2002 Báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam Báo cáo về chiến lược phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam đến năm 2010 của Tổng công ty da giày Báo cáo về chiến lược đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2010 của Tổng công ty da giày Báo cáo về tình hình tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2000 và triển khai kế hoạch năm 2001 của Tổng công ty da giày Báo cáo về tình hình tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2001 và triển khai kế hoạch năm 2002 của Tổng công ty da giày Dự án nghiên cứu thị trường da giày ở các nước châu Á Niên giám thống kê năm 2000 Niên giám thống kê năm 2001 Số liệu của Hải quan Hoa kỳ Số liệu của Liên đoàn công nghiệp giày châu Âu Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 16/9/2002 Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 23/9/2002 World Footwear Jan/Fev 1999 World Footwear May/June 1999 World Footwear May/June 2001 www.lefaso.org.vn (trang web của Hiệp hội da giày Việt Nam) www.leaprodexem.com.vn (trang web của Tổng công ty da giày Việt Nam) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19296.doc
Tài liệu liên quan