Địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán nhà nước trong sự so sánh quốc tế

Lời mở đầu Trong những năm gần đây sự vận hành của nền kinh tế thị trừơng đã bộc lộ mặt trái của nó đòi hỏi chúng ta phải có những nguyên tắc hình thức phương pháp quản lí nền kinh tế phù hợp. Thực tiễn mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng bộc lộ rõ và sâu sắc, nổi cộm và sâu sắc nhất là nạn tham nhũng. Việc lãng phí tài sản quốc gia ngày một gia tăng, tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng chiếm dụng thúê còn phổ biến, nhiều hoạtđộng của doanh nghiệp còn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán nhà nước trong sự so sánh quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, việc chi tiêu lãng phí còn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước, chi sai mục đích, sai chế độ vẫn không giảm bớt. Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, nhằm tăng cường sự kiểm soát của nhà nước trong việc quản lí, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) và tài sản quốc gia, chính phủ đã ban hành nghị định số 70/CPngày 11/7/94 tạo lập cơ sở pháp lí cho kiểm toán nhà nước (KTNN) ra đời.KTNN ra đời trong điều kiện chưa có tổ chức tiền thân, hệ thống kiểm tra,kiểm soát của ta đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại. Vì lẽ đó trong công cuộc tạo dựng tổ chức, cơ chế hoạt động, xây dựng các cơ sở pháp lí cùng các chuẩn mực qui trình công nghệ kiểm toán đều như mới bắt đầu. Làm thế nào để cơ quan KTNN có chất lượng và hiệu quả ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Là một sinh viên kiểm toán của trường KTQD em thấy việc đi sâu nghiên cứu về địa vị pháp lí cũng như chức năng của các cơ quan KTNN là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu của mình. Do đó em đã chọn đề tài:”Địa vị pháp lí và chức năng nhiệm vụ của cơ quan KTNN trong sự so sánh quốc tế “. I - Khái quát chung về KTNN Việt Nam KTNN Việt Nam ra đời nhằm tăng cường sự kiểm soát của nhà nước trong việc sử dụng NSNN và tài sản Quốc gia. Có thể nói rằng KTNN là sản phẩm tất yếu khách quan của nền kinh tế chuyển đổi, nó khắc phục được hạn chế của nền kinh tế thị trường và phù hợp vơí xu thế phát triển chung của toàn khu vực và thế giới KTNN Viêt Nam được thành lập theo nghị định 70/CP ngày 11/7/1994 của chính phủ với chức năng xác định đúng đắn,hợp pháp của tài liệu số liệu kế toán, báo cáo kết toán của các cơ quan nhà nước các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sánh nhà nước cấp” (Điều 1 của nghị định 70/CP ). Cũng theo nghị định này KTNN có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm. Qua kiểm toán cung cấp kết quả cho chính phủ và góp ý kiến với đơn vị được kiểm tra củng cố nền nếp tài chính kế toán và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lí những vi phạm. (Điều 2 nghị định 70/CP). Từ khi ra đời cho đến nay KTNN đã thực hiện gần 3000 cuộc kiểm toán có quy mô lớn nhỏ khác nhau tại các cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động của nhà nước.Thông qua hoạt động kiểm toán phát hiện và kiến nghị tăng thu giảm chi cho NSNN hàng ngàn tỉ đồng ,trong đó đáng kể nhất là kiến nghị truy thu thuế ,các khoản chi sai chế độ , để ngoài quyết toán ngân sách Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế ,KTNN Việt nam cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tháng 4/1996 gia nhập tổ chức quốc tế các cơ quan tổ chức kiểm toán tối cao (INTOSAI) và tháng 11 năm 97 trở thành thành viên chính thức của tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu á (ASOSAI). Bên cạnh đó KTNN Việt nam còn mở rộng hợp tác với nhiều các tổ chức kiểm toán tối cao của nhiều nước trên thế giới nhằm trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước và các tổ chức quốc tế ,trong đó đặc biệt phải kể đến Dự án “Hỗ trợ xây dựng KTNN Việt nam “ do Cộng hòa liên bang Đức và dự án ADB do ngân hàng phát triển Châu á tài trợ . Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng những kết quả đạt được của KTNN so với yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ đặt ra và yêu cầu của nền kinh tế còn rất khiêm tốn .Nền kinh tế còn đang đứng trước rất nhiều khó khăn thử thách ,tệ nạn tham ô lãng phí đục khoét tài sản công vẫn còn diễn ra có tính chất phổ biến và với mức độ ngày càng nghiêm trọng .Hoạt động của KTNN Việt nam phạm vi còn hẹp mức độ còn thấp và vẫn còn một số lúng túng về nghiệp vụ và nội dung ... Khối lượng công việc còn thấp so với yêu cầu đặt ra cả về số lượng lẫn chất lượng ... Vấn đề nổi cộm lên hiện nay là làm thế nào để cơ quan KTNN hoạt động có chất lượng và hiệu quả ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ,phù hợp với xu hướng phát triển toàn cầu hóa ,hội nhập hóa .Để thực hiện được điều đó ,trước hết chúng ta cần phải quan tâm tới điạ vị pháp lí cũng như chức năng, nhiệm vụ của cơ quan KTNN. II _ Địa vị pháp lí của KTNN Địa vị pháp lí của mỗi cơ quan thuộc bộ máy quyền lực nhà nước được chế định tại các văn bản pháp luật là chỗ dựa để xây dựng tổ chức bộ máy và triển khai hoạt động của cơ quan đó. Địa vị pháp lí của cơ quan KTNN cho thấy tổ chức đó sẽ đứng ở góc độ nào vị thế nào để thực hiện các chức năng, nhiêm vụ của mình và phạm vi các tổ chức ,các hoạt động chịu sự kiểm tra của nó, có quan hệ trách nhiệm giữa nó và các cơ quan có thẩm quyền khác trong hệ thống quyền lực nhà nước phải được chế định trong hiến pháp, trong luật KTNN và các luật khác có liên quan. Vị trí của cơ quan KTNN Việt Nam trong bộ máy quyền lực nhà nước KTNN Việt Nam ở Việt nam kiểm tra nói chung cũng như kiểm tra kế toán nói riêng đã được quan tâm ngay từ thời kì đầu dựng nước .Nhà nước với tư cách là người quản lí ở tầm vĩ mô đồng thời cũng là chủ sở hữu nắm trong tay toàn bộ công tác kiểm toán, kế toán nói chung . Từ khi nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời năm 1945 (nay là Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam) thì chức năng kiểm tra tài chính cũng được hình thành từ sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 của chủ tịch Hồ CHí Minh về việc thành lập tổ chức thanh tra đặc biệt trực thuộc tổ chức chính phủ ,tiếp đó là hàng loạt các sắc lệnh ra đời qui định về tổ chức ,cách thức hoạt động của các cơ quan kiểm tra tài chính .Sắc lệnh 57/SL ngày 4/6/1946 qui định tổ chức bộ máy các Bộ trong đó lập ra các Nha thanh tra.Đến ngày 14/4/1948 Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh 159/SL thành lập Nha tổng thanh tra tài chính thuộc Bộ tài chính .Cao hơn nữa là các Nghị định số 1077/TTG qui định về quyền hạn nghĩa vụ của hệ thống tổ chức Nha thanh tra tài chính đã lập theo các sắc lệnh đã ban hành trước đó .Nghị định 1007/TTG chính phủ đưa vị trí của cơ quan kiểm tra tài chính lên một bậc nữa bằng việc ban hành nghị định số 174/cp qui định về điều lệ tổ chức thanh tra tài chính .Chuyển sang giai đoạn thực hiện pháp lệnh thanh tra 1990 của thế kỉ XX ,Bộ tài chính đã ban hành quyết định số 173_TC/QB/TCCB ngày 25/5/1991 về qui chế tổ chức hoạt động của tổ chức này. KTNN đã không ngừng phát triển và hoàn thiện về tổ chức cũng như tạo được vị trí quan trọng trong Bộ máy nhà nước .Nhưng KTNN chỉ thực sự ra đời và được công nhận khi chính phủ ra Nghị định số 70/CPngày 11/7/1994về việc thành lập tổ chức KTNNvà sau đó là quyết định số 61/TTG ngày 21/1/1995 của thủ tướng chính phủ ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN .Các văn bản lập pháp này đã qui định thể chế của KTNN trực thuộc chính phủ (Điều1 của Nghị định ).Cũng trong Nghị định 70/CP quyền hạn của KTNN được qui định: - Quyền về xây dựng kế hoạch kiểm toán trình thủ tướng chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. - Quyền xác nhận đánh giá và nhận xét tài liệu, số liệu báo cáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán . - Quyền góp ý, kiến nghị đối với cơ quan được kiểm toán ,chấn chỉnh sai sót trong quản lí, chấp hành chính sách, chế độ tài chính nhà nước ,kiến nghị với cơ quan thẩm quyền xử lí các vi phạm của đơn vị .Được đề nghị các cơ quan quản lí và chức năng sửa đổi cải tiến cơ chế quản lí kinh tế tài chính . Từ khi ra đời ,KTNN đã cố gắng hoàn thiện về tổ chức các bộ máy từ Trung ương đến khu vực ,cơ sở và hành lang pháp lí của KTNN và cơ chế kiểm tra giám sát kinh tế ngân sách của nhà nước được tăng cường ,hiệu lực pháp luật về quản lí kinh tế NSNN được củng cố. Trong luật NSNN đựơc Quốc Hội khóa IX, kì họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 ở điều 73 của chương VII nâng địa vị pháp lí lên một mức mới :”KTNN Việt nam là cơ quan trực thuộc chính phủ”.Hơn thế trong nghị định 70CPchưa nêu nên tính độc lập của cơ quan KTNN thì trong luật NSNN ở điều 74 đã xác định tính độc lập của KTNN như sau : +Độc lập về mặt tổ chức :Là cơ quan kiểm toán cao nhất có hệ thống tổ chức thống nhất riêng từ trên xuống dưới độc lập với các cơ quan ngang cấp và với các cấp chính quyền địa phương ,các doanh nghiệp nhà nước và tổ chức xã hội .Nhưng cơ quan KTNN Việt nam không độc lập với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam và của cơ quan quyết định thành lập nó . +Độc lập về mặt thực hiện chức năng ,nhiệm vụ trên lĩnh vực kiểm tra tài chính công và kết quả kiểm toán . +Độc lập về mặt tư vấn các ý kiến của mình mà trước hết là cho chính phủ và Quốc Hội . Trong chế độ chính trị xã hội nước ta, tính độc lập của KTNN cũng không phải là tính độc lập có ngoại trừ không bị kiểm tra lại ,không được quyền từ chối những yêu cầu của Quốc Hội và của Chính phủ- cơ quan hành pháp cao nhất ,không được làm ngơ trước những quan điểm hay lợi ích chính trị của cá nhân ,cơ quan hay tổ chức nào trái với Hiến pháp, pháp luật của nhà nước và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam.KTNN phải thực sự là công cụ sắc bén quan trọng của Đảng ,của nhà nước và của nhân dân trong việc lập lại kỉ cương trong quản lí tài chính công ,ngăn ngừa và chống tiêu cực tham nhũng ,xây dựng nền tài chính Quốc gia lành mạnh và có hiệu quả .Để làm được điều điều đó KTNN hoạt động trên cơ sở pháp lí là luật ,các văn bản dưới luật của chính phủ ,các qui định ,các chuẩn mực ,qui trình hoạt động của KTNN,đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ và tạo môi trường năng động cho các cơ quan ,giúp việc phát huy cao nhất tính sáng tạo trong các hoạt động quản lí và nghiệp vụ . 1.2 KTNN trên thế giới Hiện nay trên thế giới hầu hết đều có tổ chức thực hiện kiểm toán (kiểm toán tối cao, kiểm toán độc lập, kiẻm toán nội bộ ) với lực lượng đông đảo kiểm toán viên hoạt động trong lĩnh vực này và đã hình thành các hiệp hội như: Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao(INSOSAI) ,tổ chức các cơ quan kiểm toán Châu á (ASOSAI) mà kiểm toán nhà nước Việt nam là thành viên tuỳ thuộc vào tình hình chính trị ,kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà có qui định khác nhau về mô hình tổ chức ,quan hệ trách nhiệm và vị trí của KTNN trong hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước .Có 4 mô hình sau : -Trực thuộc cơ quan hành pháp (Chính phủ ) như :KTNN Nhật bản ,Indonê sia,Trung quốc . -Trực thuộc cơ quan lập pháp (Quốc hội ) như : KTNN Thuỵ điển ,văn phòng kiểm toán quốc gia vương quốc Anh ,văn phòng tổng kiểm toán trưởng của Mỹ ,cụckiểm toán cộng hoà liên bang nga ,KTNN Thái lan . -Trực thuộc Tổng thống hay người đứng đầu nhà nước :KTNN ở Hàn quốc -Đứng độc lập với cơ quan lập pháp như:Toà thẩm kế cộng hoà Pháp KTNN, Cộng hoà liên bang Đức . Theo số liệu thống kê của 176 quốc gia là thành viên của INTOSAI thì ngoài một số nước cơ quan trực thuộc chính phủ ,còn ở phần lớn các nước trực thuộc Quốc hội hay độc lập Chính phủ, Quốc hội .Sự khác nhau này do đặc điểm hệ thống chính trị mỗi nước qui định . Mô hình đứng độc lập với Bộ máy Nhà nước thì sẽ có tác dụng phát huy được tính độc lập trong việc thực hiện các chức năng của mình .ở Cộng hoà Pháp toà thẩm kế do Naponêông đệ nhất thành lập từ 1807 đến năm 1976 được đạo luật sửa đổi ngày 22/6/1976 giao cho việc đối chiếu các bảng khai tài chính và việc quản lí các xí nghiệp công cộng .Toà thẩm kế của cộng hoà Pháp có tính độc lập cao ,việc tổ chức,xây dựng và chiến lược hoạt động cũng như về quyền hạn địa vị pháp lí được ghi rõ nét trong Hiến pháp ,được xây dựng thành các bộ luật KTNN. ở Thái lan KTNN chính thức ra đời từ năm 1916 nhưng tổ chức tiền thân của cơ quan này lại là một cơ quan kiểm tra tài chính công do nhà vua thành lập từ năm 1875(cách đây 124năm).Địa vị pháp lí của KTNN Thái lan được bảo đảm tại điều 131,333 của hiến pháp Thái lan năm 1914. Theo đó KTNN là một cơ quan kiểm tra tài chính công hoàn toàn độc lập khách quan ,hoạt động dựa trên các chuẩn mực kiểm toán rõ ràng ,các điều luật chặt chẽ về tài chính tiền tệ ,và các qui định sử dụng tài chính công .Theo luật thì KTNN Thailan hoàn toàn độc lập với chính phủ và Quốc hội . Văn phòng tổng kế toán trưởng (GAO)của Mỹ được thành lập theo luật ngân sách và kế toán năm 1921 ,trực thuộc cơ quan lập pháp đã giúp chính phủ điều hành nhanh nhạy quá trình thực hiện ngân sách và các hoạt động khác .Khi thực thi chức năng ,nhiệm vụ của mình ,KTNN chỉ tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo vệ tránh sự chi phối tác động của các “can thiệp” từ bên ngoài vào .Khi cơ quan KTNN trực thuộc chính phủ hoặc Tổng thống sẽ trợ giúp đắc lực cho nhà nước không chỉ ở kiểm tra thực hiện pháp luật mà cả trong việc soạn thảo xây dựng luật cụ thể .Cơ quan kiểm toán của Hungari được thành lập vào năm 1989 trực thuộc chính phủ cơ quan này có quyền tự quyết ,kiểm soát việc lưu thông tiền tệ và tài quốc gia .Về mặt chính trị cũng như về mặt chuyên môn, cơ quan kiểm toán quốc gia là một tổ chức độc lập ,chỉ có Nghị viện và quốc hội mới có quyến chi phối nó ,có quyền tự chủ trong việc thực hiện các kết luận giúp cho nghị viện chuẩn bị các quyết sách. Tuy nhiên KTNN trực thuộc chính phủ hoặc tổng thống thì ít nhiều có sự hạn chế về tính độc và khách quan trong việc thực hiện chức năng của nó vì người kiểm tra và người bị kiểm tra đều đặt dưới sự kiểm soát của một chủ thể . Như vậy có thể thấy rằng ở các nước trên thế giới cơ quan KTNN được đặt ở các vị trí khác nhau ,có cơ quan KTNN đặt trong bộ máy lập pháp nhưng cũng có cơ quan KTNN đặt trong trực thuộc tổng thống ,Chính phủ hoặc đứng giữa cơ quan lập pháp và hành pháp .Mặc dù vậy tất cả các cơ quan này theo các mức độ khác nhau đều được pháp luật công nhận quyền độc lập của mình đối với cơ quan hành pháp .Với tất cả các nước thì các điều qui định ở hiến pháp là căn cứ không thể thiếu được để xây dựng bộ luật về KTNN. KTNN khi xây dựng tổ chức và chiến lược hoạt độngkhông thể không dựa vào luật và Hiến pháp được . Địa vị pháp lí của cơ quan KTNN không chỉ chịu ảnh hưởng bởi mô hình tổ chức mà một phần chịu sự tác động trong công tác bổ nhiẹm nhiệm kì của chức vụ Tổng kiểm toán. 2. Công tác bổ nhiệm và nhiệm kì của chức vụ Tổng kiểm toán 2.1 KTNN ở Việt nam Theo nghị định 70 /CP của chính phủ thì “tổng kiểm toán ,các phó tổng kiểm toán do thủ tuớng chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm “(ĐIề 3 của nghị định )Tỏng kiểm toán có toàn quyền quyết định về mọi mặt của KTNN trên cơ sở qui định của pháp luật và kế hoạch kiểm toán do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Hội đồng tư vấn các cơ quan giúp việc cho Tổng KTNN thực hiện các hoạt động theo qui chế Tổng KTNN ban hành . 2.2 KTNN trên thế giới Đa số các nước trên thế giới Đã có luật về KTNN trong đó qui định rõ về việc bổ nhiệm nhiệm kì của Tổng kiểm toán và các phó Tổng kiểm toán hoặc các Uỷ viên của Hội đồng KTNN:Tổng kiểm toán chỉ bị bãi nhiệm khi sức khoẻ không đảm bảo ,không đảm đương được trách nhiệm khi vi phạm pháp luật ,nhiệm kì của Tổng kiểm toán không nhất thiết phải bằng nhiệm kì của Quốc hội ,Tổng Kiểm toán không được đồng thời giữ các chức vụ trong bộ máy hành pháp như ở ấn Độ ,Mỹ, Malai xia Thủ tục bổ nhiệm ở các nước trên thế cũng khác nhau .Ví dụ :Tổng KTNN ở Trung Quốc do Thủ tướng đề cử, có sự nhất trí của Quốc Hội và do chủ tịch nước kí quyết dịnh bổ nhiệm ;ở vương quốc Anh do Nữ hoàng bổ nhiệm sau khi xem xét đề nghị của Thủ tướng và có sự nhất trí của Uỷ ban kiểm toán Hạ nghị viện ;Tổng kiểm toán Hàn Quốc doTổng thống bổ nhiệm sau khi có sự đồng ý của Quốc hội ;Tại cộng hoà Séc Tổng thống bổ nhiệm và miễn nhiệm khi có sự đồng ý của Quốc Hội .Thủ tục như vậy cho phép Tổng kiểm toán có một vị thế độc lập ,bền vững không pghụ thuộc vào các thay đổi về chính trị để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình và nhất là không bị chi phối bởi các ảnh hưỏng từ phía chủ thể bị kiểm tra .Cùng với thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm là các nghi thức khác thể hiện tính quan trọng của chức vụ Tổng kiểm toán .ở một số nước còn qui định rõ trong luật về sự bất khả xâm phạm đối với các chức danh lãnh đạo cơ quan KTNN ,ngăn ngừa sự can thiệp bất hợp lí từ các “thế lực” bên ngoài. III _ Chức năng, nhiệm vụ của KTNN 1_ Chức năng của KTNN 1.1 KTNN Việt nam Điều 1 của nghị định 70/CP của chính phủ đã qui định chức năng của KTNN .Theo đó thì KTNN có các chức năng như sau: -Kiểm tra đánh giá và xác nhận tính đúng đắn và trung thực hợp pháp của các thông tin được kiểm tra ,giải toả trách nhiệm cho các đối tượng kiểm toán -KTNN còn thực hiện chức năng tư vấn kiểm toán cho các cơ quan ,đơn vị được kiểm toán cho Chính Phủ Quốc Hội và các cơ quan chức năng -KTNN còn thực hiện các chức năng phòng ngừa ,răn đe đối với bộ máy hành chính Nhà nước ,chống lại việc sử dụng lãng phí và lạm dụng tài chính doanh nghiệp KTNN thông qua các hoạt động kiểm toán của mình để góp ý kiến với các đơn vị được kiểm toán ,sửa chữa những sai sót vi phạm ,để chấn chỉnh công tác quản lí tài chính kế toán của đơn vị ,kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lí các vi phạm chế độ kế toán tài chính của nghiệp vụ đề xuất với Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi cải tiến cơ chế quản lí tài chính kế toán cần thiết . 1.2 Chức năng của các KTNN trên thế giới Các cơ quan KTNN trên thế giới hoạt động theo các chức năng sau : -Kiểm toán báo cáo tài chính -Kiểm toán tuân thủ -Kiểm tóan hoạt động Một trong những chức năng thường thấy ở tất cả các cơ quan KTNN trên thế giới là kiểm tra xác nhận tính đúng đắn hợp pháp của các số liệu thông tin được thể hiện trong báo cáo tài chính hàng năm của các tổ chức ,bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có cổ phần nhà nước .Từ đó đưa ra các kiến nghị để các chủ thể được kiểm toán ,cá cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình Đôi khi luật pháp giao cho KTNN chức năng xét xử như một quan toà như trường hợp toà thẩm kế của Pháp và một số cơ quan KTNN ở Châu Phi .ởmột vài nước cơ quan KTNN còn có chức năng thẩm định nhận xét và đưa ra các kiến nghị sửa đổi vơí các chính sách của Chính phủ hay chức năng điều tra tội phạm kinh tế như ở Hàn quốc, Mỹ Uỷ ban kiểm toán Nhật bản có chức năng kiểm tra xem ngân sách nhà nứơc có được sử dụng đúng và có hiệu quả không .ở Thailan KTNN có chức năng giám sát kiểm tra xác nhận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài chính công ,ngoại trừ lĩnh vực an ninh quốc phòng và các dự án đặc biệt của Chính phủ . Ngày nay việc xem xét kiểm tra của cơ quan KTNN ngày càng được mở rộng và phát triển theo chiều hướng đánh gía các mặt hoạt động của chủ thể được kiểm toán .Nếu chỉ trong giai đoạn đầu ,cơ quan KTNN chỉ nhấn mạnh đến các cuộc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính thì ngày nay các cuộc kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá toàn diện hiệu lực và hiệu quả kinh tế xã hội các mặt hoạt động của một chủ thể đang được các cơ quan KTNN của nhiều nước trên thế giới đang coi đây là chức năng cơ bản . 2 - Nhiệm vụ của KTNN 2.1 Nhiệm vụ của KTNN Việt Nam Nhiệm vụ chính của KTNN Việt Nam là việc tập trung vào việc kiểm toán ngân sách của nhà nước. Kiểm toán mọi lĩnh vực có sự đầu tư của nhà nước,phát hiện những vi phạm chế độ , chính sách tăng thu, tiết kiệm chi cho NSNN, kiến nghị trong thu thuế ,các khoản chi sai trong chế độ, để ngoài quyết toán ngân sách kịp thời chấn chỉnh và đưa công tác tài chính kế toán vào nền nếp đề xuất được những kiến nghị về bổ sung ,sửa đổi chế độ chính sách một cách kịp thời cụ thể theo điều lệ về tổ chức hoạt động của KTNN thì KTNN có các nhiệm vụ sau: -Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình thủ tướng chính phủ phê duyệt. Kế hoạch phải nói rõ đối tượng, mục tiêu, nội dung kiểm toán. - Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm toán đã được thủ tướng phê duyệt và những nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do thủ tưóng chính phủ giao hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu, báo cáo kết quả kiểm toán cho thủ tướng chính phủ và cung cấp kết qủa kiểm toán cho các cơ quan nhà nước khác theo quy định của chính phủ. Định kỳ báo cáo thủ tướng chính phủ về thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm toán. - Nhận xét, đánh giá và xác nhận việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, kế toán, về sự chính xác, trung thực, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết đoán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã nhận xét, đánh giá, xác nhận. - Thông qua việc kiểm toán, góp ý kiến với các đơn vị, được kiểm toán sửa chữa những sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị. Kiến nghị vơi cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm chế độ tài chính, kế toán của nhà nước, đề xuất với thủ tướng chính phủ việc sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết. - Tham gia ý kiến với Bộ tài chính trong việc xây dựng và ban hàng các chế độ, chuẩn mực, phương pháp kiểm toán. - Quản lý các hồ sơ, tài liệu đã được kiểm toán theo quy định của nhà nước, giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và sự hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của nhà nước. - Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất của hệ thống tổ chức KTNN theo quy định chung của chính phủ. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức kiểm toán. 2. 2. Kiểm toán nhà nước trên thế giới Các cơ quan kiểm toán nhà nước của các quốc gia khác nhau sẽ có nhiệm vụ khác nhau. Như cơ quan kiểm toán nhà nước Malaysia là tổ chức nhà nước trực thuộc Quốc hội có nhiệm vụ kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan sự nghiệp có sự dụng kinh phí của nhà nước. Kiểm toán nhà nước Singapo là tổ chức trực thuộc của chính phủ nhưng độc lập với chính phủ có nhiệm vụ kiểm tra, xác nhận báo cáo tài chính của các cơ quan nhà nước và báo cáo tổng hợp của chính phủ, đồng thời nhận xét và kiến nghị về hệ thống tài chính với chính phủ. Cơ quan kiểm toán Quốc gia Hungry là một cơ quan của chính phủ và có quyền tự quyết có nhiệm vụ kiểm tra thành phần kinh tế của nhà nước, sự thực hiện và sự độc lập, tính hợp lý và sự cần thiết của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Kiểm tra việc áp dụng pháp luật, các khoản mục ngân sách và sự hoạt động của quỹ tài chính quốc gia. Ngoài ra, cơ quan kiểm toán Quốc gia còn có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của các cơ quan Hải quan, kho bạc và cơ quan thuế và của cơ quan hành chính các tỉnh, thành, hoạt động của các cơ quan ngân sách. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29615.doc
Tài liệu liên quan