Dịch vụ thương mại và các biện pháp phát triển thương mại dịch vụ

Dịch vụ thương mại và các biện pháp phát triển thương mại dịch vụ lời nói đầu ở nước ta hoạt động dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển với hình thức khác nhau, nó là mối quan tâm của tất cả mọi người. Do vậy bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh các doanh nghiệp thương mại cần phải có nhận thức dầy đủ và phát triển đúng đắn các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp mình. Thông qua các hoạt động dịch vụ này mà các doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực sản xuất k

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Dịch vụ thương mại và các biện pháp phát triển thương mại dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh. Vì những lý do trên nên em đã chọn đề tài: "Dịch vụ thương mại và các biện pháp phát triển thương mại dịch vụ". Trong đề tài này có những ý chính chủ yếu sau đây: - Khái niệm và vai trò của dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng. - Những đặc điểm chủ yếu của sản phẩm dịch vụ - Những loại hình dịch vụ, nội dung và đặc trưng của từng loại - Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ ở các tổ chức thương mại - Thực trạng và các biện pháp phát triển dịch vụ thương mại ở nước ta. Cơ cấu đề tài này gồm 3 phần: * Lời nói đầu * Nội dung * Kết luận Vì thời gian và khả năng có hạn nên chắc chắn đề án này không tránh khỏi thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn. 1. Khái niệm và vai trò của dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng. a. Khái niệm của dịch vụ Dịch vụ là một lĩnh vực rất rộng. Dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản xuất xã hội ngoài lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất trong tổng sản phẩm quốc dân, sự đóng góp của khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ trọng ngày càng lớn. Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và sự tiến bộ văn minh nhân loại, lĩnh vực dịch vụ phát triển hết sức phong phú. Dịch vụ không phải chỉ ở các ngành phục vụ như lâu nay người ta vẫn thường quan niệm, hoặc như gần đây khái niệm dịch vụ được định nghĩa: "Dịch vụ hoạt động cung ứng lao động, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần, các hoạt động ngân hàng tín dụng, cầm đồ, bảo hiểm, mà nó còn phát triển ở tất ả các lĩnh vực quản lý và công việc có tổ chức riêng tư." Ví dụ như vấn đề sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình, giúp đỡ về hôn nhân, trang trí về tiệc, trang trí cô dâu... b. Vai trò của hoạt động dịch vụ và dịch vụ thương mại Để có thể hình dung một cách khái quát dịch vụ có vai trò quan trọng như thế nào trong nền kinh tế xã hội nói chung, xin đơn cử một vài ví dụ đơn giản: Bạn cần chuyển gấp một số tiền vào Sài Gòn để đặt cọc cho một cuộc đấu giá hay đấu thầu nào đó rất quan trọng vì nó sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp của bạn. Nếu không có dịch vụ chuyển tiếp nhanh thì sẽ rất khó khăn và không an toàn chút nào khi vận chuyển một số lượng tiền lớn như vậy. Bạn là người có tiền, bạn muốn đi du lịch để hưởng thụ. Nếu không có dịch vụ du lịch bạn chắc chắn sẽ từ bỏ ý định đó nếu như biết rằng để được đi nước ngoài bạn sẽ phải lo bao nhiêu thủ tục giấy tờ. Cũng có thể bạn là một người kinh doanh rất năng động, bạn muốn vươn ra thị trường ngoài nước hoặc cũng có thể bạn đang muốn biết về thông tin của một đối tác nước ngoài sẽ làm ăn với mình. Dịch vụ tư vấn mà cũng có thể gọi là dịch vụ thông tin trên mạng Internet sẽ cho bạn biết điều đó và khả năng bạn bị đối tác xỏ mũi sẽ nhỏ đi rất nhiều. Bằng không nếu để xẩy ra thất bại thì ảnh hưởng của nó sẽ rất xấu cho doanh nghiệp của bạn. Nhưng dù bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng nên lưu ý rằng: Một trong những chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển của một nền kinh tế là tổng sản phẩm quốc dân. Nói không sai, nó thể hiện cả việc trong tháng này bạn tiêu bao nhiêu tiền cho may mặc mua sắm vv. Và như vậy bất kể một sự thiệt hại nào dù nhỏ nhất của bạn cũng đều ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Tất nhiên nếu chỉ một mình bạn thì ảnh hưởng đó chỉ rất nhỏ có thể xem như bằng không, nhưng xin thưa với bạn rằng dân số Việt Nam hiện nay là 76 triệu và dân số thế giới là 5 tỷ 200 triệu người, bạn là 1 trong số 76 triệu và 5 tỷ đó. Đến đây có lẽ bạn đã rõ ý tôi muốn nói, vâng ở đây tôi muốn nói rằng dịch vụ ngày nay đóng vai trò như một thứ dầu bôi trơn đặc biệt của bộ máy kinh tế, nó giảm tối thiểu những chi phí cơ hội không cần thiết cho bạn có nhiều phương án giải quyết hơn trong cùng một vấn đề. Dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế-xã hội, có thể nói, thực tế thị trường hiện nay dịch vụ có mặt ở mọi nơi mọi chỗ từ cơm hộp, bán vé máy bay hay qua điện thoại, bán hàng qua điện thoại chuyển tiền nhanh... Thậm chí các bà nội trợ ra chợ mua mớ rau mấy lạng thịt cũng được thái sẵn... Sự mở rộng và chuyên sâu của dịch vụ đóng một vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển chung của xã hội. Nó không chỉ đóng góp cho xã hội một phần đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân mà nó còn tiết kiệm được một lượng lớn thời gian có ích cho xã hội. Xét trên góc độ nền kinh tế xã hội thì dịch vụ đóng vai trò khá quan trọng thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: - Dịch vụ góp phần giải phóng con người khỏi công việc từ nhỏ đến lớn, giúp họ có điều kiện tập trung cao hơn vào công việc chuyên môn, sở trường của mình. Điều đó sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, tiết kiệm được thời gian có ích. - Dịch vụ góp một phần không nhỏ (năm 1994 là 60% đối với nước Mỹ) trong thu nhập quốc dân. - Dịch vụ đóng vai trò cầu nối giúp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, nó thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá. - Dịch vụ giúp cho nền kinh tế giải quyết được đại bộ phận số lao động dư thừa, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp thực tế, tăng thu nhập cho nhân dân lao động, những người không có điều kiện làm những công việc đòi hỏi sự đầu tư lớn về trí tuệ. - Dịch vụ thương mại góp phần rút ngắn quá trình mua hàng của người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, giúp cho nền kinh tế phát triển. Dịch vụ thương mại, bản chất của nó đã là một dịch vụ thương mại, đó là khâu bán hàng. K.Mak đã nói: "Bán hàng là một bước nhảy chết người" và do đó dịch vụ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng tại các doanh nghiệp thương mại. Các doanh nghiệp thương mại không sản xuất ra hàng hoá, do đó hoạt động dịch vụ đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động chung của doanh nghiệp. ở đây có lẽ chúng ta cũng nên quay lại một chút để làm rõ khái niẹm về hàng hoá. Theo K.Mak thì hàng hoá có 2 loại: hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình. trước hết nó là một vật có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, sau nữa nó là một vật có thể trao đổi với vật khác nói cách khác hàng hoá vừa có giá trị sử dụng (giá trị) vừa phải có giá trị trao đổi. Tất nhiên chúng ta cũng không thể bỏ qua đặc điểm lớn nhất của hàng hoá đó là nó sản xuất ra để bán chứ không phải phục vụ ngay cho nhu cầu. Ngày nay, một người tiêu dùng khi mua một sản phẩm, họ không chỉ muốn thoả mãn nhu cầu về cá nhân loại sản phẩm đó mà họ muốn một "sự thoả mãn toàn bộ" như vậy trong sản phẩm cũng sẽ bao gồm hàng hoá cứng và hàng hoá mềm với vai trò như nhau trong sự xuất hiện của hàng hoá trên thị trường. Các doanh nghiệp thương mại đóng vai trò quyết định trong việc hoàn chỉnh phần mềm của một hàng hoá thông qua các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp mình và như vậy đương nhiên hoạt động dịch vụ trở thành hoạt động chủ yếu của một doanh nghiệp thương mại và người tiêu dùng, khách hàng có được thoả mãn hay không phần lớn phụ thuộc vào các hoạt động dịch vụ này (điều này đặc biệt đúng-trong nền kinh tế thị trường). Cùng một sản phẩm nhưng có thể doanh nghiệp này bán tốt hơn doanh nghiệp kia chỉ bởi một lẽ là doanh nghiệp của họ hoàn hảo hơn, cũng cùng một loại hình kinh doanh dịch vụ nhưng vẫn có những doanh nghiệp nổi trội và làm ăn hiệu quả hơn, cũng bởi một lẽ là dịch vụ của họ hoàn hảo hơn, khách hàng được thoả mãn nhiều hơn. Tất nhiên ở đây chúng ta cũng dùng phương pháp phân tích của nhà kinh tế nghĩa là "giả định các yếu tố khác không đổi mà chỉ xem sự khác nhau của dịch vụ" Paul R. Timm đã nói "Trong dịch vụ khách hàng không có sự trưng dụng, hoặc chúng ta cải tiến, hoặc chúng ta bị tụt hậu". Các doanh nghiệp nếu không muốn bị tụt hậu thì phải chú trọng hoạt động dịch vụ và không ngừng cải tiến, phát triển nó. Dịch vụ thương mại không trực tiếp làm ra hàng hoá và do đó cái phần lợi nhuận nhỏ nhoi của các nhà sản xuất nhường lại cho họ đó phải được đầu tư thích đáng thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Có thể tổng kết được vai trò của dịch vụ thương mại trên các mặt cơ bản sau: - Dịch vụ tạo ra sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Chính vì các doanh nghiệp thương mại đều hiểu rằng "việc đưa ra một dịch vụ tồi là một đòn đánh vào chính mình" cho nên doanh nghiệp nào cũng cố gắng đưa vào dịch vụ hoàn hảo nhất, do đó vô hình chung đã xâm chiếm một phần thị trường hay nói khác đi đã lôi kéo mất một số khách hàng của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp bị mất thị phần đó sẽ phải tìm mọi cách để giành lại thị trường người tiêu dùng cũng bằng cách hoàn thiện dịch vụ của mình. Điều đó làm cho người tiêu dùng được đề cao, thu được nhiều lợi ích hơn, xã hội phát triển với tốc độ nhanh hơn. - Dịch vụ góp phần tạo ra sức sống mới, định hướng mới cho sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam và trong tương lai. Nó là cơ hội đầu tư đầy tiềm năng của cá doanh nghiệp thương mại bởi vì nhu cầu dịch vụ ngày càng lớn lên trên thế giới và ngày càng đòi hỏi nhiều dịch vụ hơn thoả mãn nhiều nhu cầu hơn cùng một lúc. Một ví dụ cụ thể, ngày trước khi đi máy bay chỉ đơn giản là ngồi yên trên ghế đợi đến nơi cần đến. Nhưng ngày nay, kinh doanh các dịch vụ trong thời gian bay đã trở thành một ngành kinh doanh béo bở và đem lại lợi nhuận cao. Có những doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống trên máy bay. Có doanh nghiệp chuyên kinh doanh các loại hình giải trí (nghe nhạc, đánh bài...). Cũng có những doanh nghiệp chuyên kinh doanh về lĩnh vực thông tin liên lạc cho những người có nhu cầu trong thời gian bay... Và cho đến nay các doanh nghiệp này đang ngày càng phát triển mạnh và luôn có xu hướng mở rộng số vốn tích luỹ ngày càng cao. Dịch vụ giúp doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đó là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ dân cư chưa có nghề nghiệp. Tóm lại đối với doanh nghiệp thương mại thì dịch vụ đóng vai trò hết sức quan trọng và chủ chốt. Chỉ có thể hiểu được điều đó, làm tốt được điều đó thì các doanh nghiệp thương mại mới có cơ hội tồn tại, phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực khác. 2. Những đặc điểm chủ yếu của sản phẩm dịch vụ Ngày nay tổng sản phẩm quốc dân của một nước cũng như doanh thu của một doanh nghiệp không thể không tính đến sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ tỷ lệ này càng cao ở những nước có nền kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều loại dịch vụ phát triển; với bản chất và mục đích kinh doanh trong lĩnh vực này cũng hết sức đa dạng và phong phú. Về bản chất dịch vụ và sản phẩm vật chất có những nét rất khác biệt, khiến các nhà kinh doanh dịch vụ khi thiết kế chương trình hoạt động marketing không thể bỏ qua. - Là sản phẩm vô hình, chất lượng dịch vụ khó đánh giá vì nó chịu nhiều yếu tố tác động như người bán, người mua và cả thời điểm dịch vụ đó. - Sản xuất và tiêu dùng, dịch vụ diễn ra đồng thời nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau mà phải tiến hành cùng lúc. - Dịch vụ không thể cất giữ trong kho, làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm vật chất khác... Những đặc điểm này tạo ra những nét đặc thù cho các doanh nghiệp dịch vụ nếu các doanh nghiệp sản xuất cần 4 điểm cho hoạt động Marketing của mình thì các nhà kinh doanhcần 5 điểm: với 4 điểm kể trên và bỏ sung them con người (People) Quy mô của sản xuất ngày càng tăng, tiến bộ khoa học kỹ thuật và các mối quan hệ kỹ thuật và các mối quan hệ giao dịch thương mại càng phát triển thì càng đặt ra nhiều yêu cầu mới cho hoạt động thương mại trong đó có cả hoạt động dịch vụ khách hàng, trước, trong và sau khi bán hàng. 3. Những loại hình dịch vụ, nội dung và đặc trưng của từng loại Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường thì cùng với sự phát triển của thị trường, các loại hình dịch vụ của nước ta đã phát triển rất nhanh và rất mạnh. Chúng được phát triển dưới hai dạng chính. Đó là dịch vụ mang tính chất sản xuất và dịch vụ thương mại thuần tuý. a. Trong dịch vụ mang tính chất sản xuất có các nội dung và các đặc trưng sau: * Bán hàng và vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu của khách. Việc doanh nghiệp thương mại thực hiện dịch vụ này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng tập trung sức vào công việc chính của mình là đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh, sử dụng hợp lý sức lao động và phương tiện vận tải, giảm chi phí lưu thông, đồng thời cho phép các doanh nghiệp thương mại làm tốt công tác nghiên cứu thị trường phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng và nâng cao được khả năng cạnh tranh. * Chuẩn bị hàng hoá trước khi bán và đưa vào sử dụng hàng hoá trước khi đưa vào sử dụng phải qua giai đoạn chuẩn bị cho thích dụng với nhu cầu tiêu dùng. Ví dụ như sắt thép phải cắt thành phôi phẩm; thuốc trừ sâu các loại phải được pha chế; nhiều loại mặt hàng tiêu dùng phải được chuẩn bị trước... Dịch vụ này cho phép tiết kiệm trong tiêu dùng, nâng cao năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm vận chuyển thuận tiện và thanh quyết toán đơn giản. * Dịch vụ kỹ thuật khách hàng: đây là hình thức và giới thiệ hàng, hướng dẫn mua và sử dụng hàng hoá, tổ chức bảo dưỡng máy móc thiết bị... * Dịch vụ cho thuê thiết bị Đây là hình thức dịch vụ thích dùng đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thiết kế xây dựng... Nó áp dụng cho những loại thiết bị có giá trị cao nhưng thời gian sử dụng ít ở các doanh nghiệp hoặc là những hàng hoá có nhu cầu sử dụng không thường xuyên. b. Dịch vụ thương mại thuần tuý: gồm các loại hình sau: * Chào hàng: là một hình thức dịch vụ mà trong đó các doanh nghiệp thương mại tổ chức ra các điểm giới thiệu và bán trực tiếp hàng hoá cho khách hàng. Chào hàng có vị trí rất quan trọng trong các hoạt động chiêu thị vì nó sử dụng được lực lượng lao động nói chung và đưa hàng hoá gần với nơi tiêu dùng sản xuất. Trong hoạt động kinh doanh, muốn chào hàng có kết quả thì nhân viên chào hàng phải đáp ứng được những điều kiện sau: - Hiểu rõ được thị trường nơi mà mình định tổ chức chào hàng. Hiểu rõ vật tư hàng hoá đem đi giới thiệu (giá trị của hàng hoá, cách bảo quản, sử dụng, sự khác biệt giữa những sản phẩm của mình với những sản phẩm cạnh tranh tương tự). - Biết nghệ thuật trình bày và giới thiệu các sản phẩm để thuyết phục người tiêu dùng, đối với những loại hàng hoá mới từ chưa biết đến biết đến ưa thích nẩy sinh nhu cầu đến mua sản phẩm. Nhân viên dịch vụ ở đây phải biết phân biệt với các loại hàng hoá tương tự khác, hiểu rõ thắc mắc của khách để giới thiệu một cách đúng đắn và trung thực. * Dịch vụ quảng cáo Quảng cáo là tuyên truyền, giới thiệu hàng hoá, bằng cách sử dụng các phương tiện khác nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định. - Trong quản lý kinh doanh hiện nay, quảng cáo là công cụ quan trọng của Marketing, thương mại là phương tiện để đẩy mạnh bán hàng. Quảng cáo nhằm làm cho các hàng hoá bán được nhiều hơn, nhanh hơn, nhu cầu được đáp ứng kịp thời. Thông qua quảng cáo, người làm công tác thương mại hiểu được nhu cầu thị trường và sự phản ứng của thị trường nhanh hơn nó là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh, trên thị trường. Sản xuất càng phát triển, tiến bộ khoa học càng được phát triển và việc áp dụng vào sản xuất, nhu cầu của sản xuất ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp thì dịch vụ quảng cáo càng trở nên quan trọng. Hiện nay có nhiều sản phẩm, nhiều xí nghiệp nhiều nước chi phí cho các hoạt động chiêu thị, trong đó quảng cáo chiém một tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí chứa trong giá bán sản phẩm (từ 10-15%). Trong thương mại, phương tiện quảng cáo rất đa dạng và phong phú, có những phương tiện quảng cáo bên trong mạng lưới thương mại va có những phương tiện quảng cáo nằm bên ngoài mạng lưới thương mại gồm: - Báo chí: báo chí và các tạp chí là những phương tiện quảng cáo quan trọng nhất, nằm vào những đối tượng rộng trên một phạm vi rộng. Tuỳ theo yêu cầu của quảng cáo mà lựa chọn loại hình báo chí thích hợp. Nội dung quảng cáo báo chí thường gồm 3 bộ phận hơp thành: chữ, tranh vẽ quảng cáo, tên và địa chỉ cơ sở kinh doanh. Ba bộ phận đó phải liên hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau. Chữ là bộ phận chính của nội dung chung quảng cáo bằng báo chí. Nó nêu tên hàng, công dụng, cách dùng, cách bảo quản, giá cả, và phương thức bán... Văn viết gọn rõ dễ hiểu, dễ nhớ và hấp dẫn. Tranh vẽ biểu hiện tên, công dụng, quy cách, màu sắc kiểu mốt... của hàng hoá: cần phải bảo đảm tính nghệ thuật, tính trung thực, tên và địa chỉ cơ sở kinh doanh để hướng dẫn khách hàng. - Đài phát thanh (radio): radio là phương tiện quảng cáo thông dụng có khả năng thông báo nhanh cần hết sức chú ý đến thời điểm thông tin và thời điểm giành cho một thông tin. - Vô tuyến truyền hình, băng hình và các biện pháp tác động thông qua hình ảnh của sản phẩm ở các góc độ có lợi nhất để các hộ tiêu dùng bị kích thích, lôi cuốn và quan tâm đến hàng hoá, nhất là những hàng hoá mới. ở các nước có nền kinh tế phát triển, quảng cáo qua Tivi là loại quảng cáo thông dụng. Để nâng cao hiệu quả quảng cáo qua ti vi cần hết sức chú ý tới việc lựa chọn hình ảnh đưa lên ti vi, thời điểm thông tin thời gian giành cho một tin và số lần lặp lại thông tin - Quảng cáo bằng áp phích: đây là hình thức quảng cáo cho phép khai thác tối đa lợi thế về kích cỡ, hình ảnh, màu sắc, vị trí, thời gian và chủ đề quảng cáo... và có áp phích quảng cáo tổng hợp, áp phích quảng cáo chuyên đề. Hình thức này thích dụng khi các cơ sở kinh doanh mới khai trương hoặc khi mới có mặt hàng kinh doanh đặc biệt hoặc khi cần thiết kết hợp với triễn làm bán hàng. - Bao bì và nhãn hiệu hàng hoá: đây là một loại hình quảng cáo hàng hoá quan trọng thông dụng và có hiệu quả cao. Quảng cáo thông qua nhãn hiệu và bao bì hàng hoá làm cho khách hàng tập trung chú ý ngay vào hàng hoá. Rõ ràng là để làm được chức năng quảng cáo, yêu cầu nhãn và bao bì phải đẹp và hấp dẫn. Nó vừa góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá vừa bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hoá. - Quảng cáo bằng bưu điện: cơ sở kinh doanh có quan hệ kinh tế với nhiều khách hàng, trong đó có những khách hàng quan trọng thường xuyên liên hệ. Quảng cáo bằng bưu điện có vai trò quan trọng. Đây là loại quảng cáo mà các doanh nghiệp thường xuyên liên hệ với những khách hàng quan trọng gửi cho họ catalo, thư chúc tết quảng cáo, mẫu hàng và các ấn phẩm quảng cáo qua bưu điện. Vì hình thức này chỉ tập trung vào một số khách hàng, hiệu quả của quảng cáo không lớn. Những hình thức quảng cáo bên trong mạng lưới thương mại: - Biển đề tên cơ sở kinh doanh: mỗi cơ sở kinh doanh phải có biển đề để ở trên, chính giữa lối ra vào của cơ quan. Biển đề ghi tên, địa chỉ cơ sở kinh doanh và cơ quan chủ quản của nó. Tên cơ sở kinh doanh phải ghi rõ, đẹp, viết bằng chữ lớn đảm bảo cho người qua đường bằng phương tiện cơ giới có thể thấy được. Kích thước của biển đề phải vừa phải, cân xứng một cách hợp lý với quy mô kiến trúc cơ quan thương mại. - Tủ kính quảng cáo: là hình thức quảng cáo chính và phổ biến của hệ thống quảng cáo cửa hàng thương nghiệp quy mô lớn và vừa. Nó rất thích hợp với quảng cáo mặt hàng hoá, chất liệu phụ tùng, mặt hàng điện máy... Tủ kính quảng cáo có nhiều loại, tủ kính cửa sổ, tủ kính giữa gian, tủ kính ôm cột... Mỗi loại có vị trí và tác dụng riêng. - Bày hàng ở nơi bán hàng là hình thức quảng cáo chính phổ biến trong mọi loại hình thương nghiệp có quy mô cơ cấu mặt hàng va địa điểm doanh nghiệp khác nhau. Nó thích hợp cho mặt hàng bán buôn và bán lẻ - Quảng cáo qua người bán hàng: đây là hình thức quảng cáo quan trọng. Người bán hàng thông báo cho khách hàng bằng chữ hay bằng miệng về hàng hoá, nội quy bán hàng, phương thức bán và thanh toán Để nâng cao hiệu quả quảng cáo qua người bán hàng cần hết sức chú ý đến việc bồi dưỡng đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng. Người bán hàng phải có đầy đủ kiến thức về hàng hoá, biết về nghệ thuật chào hàng, trình bày sản phẩm và những kiến thức cần thiết khác về thị trường hàng hoá. * Hội chợ: Hội chợ là một hình thức để các tổ chức thương mại, các nhà kinh doanh quảng cáo hàng hoá, bán hàng và nắm nhu cầu, ký kết hợp đồng kinh tế, nhận biết các ưu nhược hàng hoá mà mình kinh doanh. Hội chợ trong thương mại được coi là hình thức dịch vụ thích dụng với những hàng hoá mới và những hàng hoá ứ đọng chậm luân chuyển. Tuỳ thuộc theo điều kiện cụ thể về hàng hoá, thị trường, khách hàng mà các tổ chức thương mại quyết định đứng ra tổ chức Hội chợ hay tham gia Hội chợ. Nếu tổ chức Hội chợ, các doanh nghiệp cần phải khai thác triệt để Hội chợ quảng cáo cho hàng hoá của mình. ở đây nghệ thuật quảng cáo có vai trò vô cùng quan trọng, nâng cao uy tín của công ty, doanh nghiệp, của sản phẩm bằng nhiều biện pháp để khuyếch trương các uy tín đó. Nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường, tìm hiểu thêm các bạn hàng, tận dụng những điều kiện để bán hàng và thông qua Hội chợ để ký kết hợp đồng kinh tế tiếp theo. c. Dịch vụ quản lý môi giới, tư vấn, chuyên gia: Đây chính là những hình thức dịch vụ liên quan đến tổ chức quản lý kinh doanh thương mại. 4. Đánh giá hiệu quả dịch vụ ở các tổ chức thương mại Trong cơ chế hiện nay, để đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ của các tổ chức thương mại chúng ta phải tuỳ theo đặc điểm của từng lĩnh vực dịch vụ và các hình thức dịch vụ khác nhau mà người ta áp dụng những chỉ tiêu thích hợp để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Trong kinh doanh dịch vụ như sửa chữa, chuẩn bị vật tư cho sản xuất, vận tải, không thực hiện việc sản xuất sản phẩm như chúng ta thấy trong lĩnh vực sản xuất mà chỉ là cung cấp dịch vụ cho người khác để lấy tiền bằng cách sử dụng máy móc hoặc sức lao động của công nhân lành nghề. Do đặc điểm của hoạt động dịch vụ nên thực tế sử dụng các chỉ tiêu kinh tế đặc thù để đánh giá. Trong kinh doanh dịch vụ, chi phí trực tiếp là chi phí sử dụng máy móc thiết bị và công nhân. Còn chi phí gián tiếp là chi phí để trả cho mọi hoạt động khác trong kinh doanh như: tiền thuế, chi phí quản lý, chi phí văn phòng, bảo hiểm, điện thoại. Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ ở các tổ chức thương mại chúng ta thấy có một số điểm nổi bật sau: - Từ khi nước ta chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường thì các ngành dịch vụ bung ra phát triển mạnh mẽ. Cùng với các loại dịch vụ phát triển, thì dịch vụ thương mại cũng ngày càng phát triển. Nó phát triển cả về bề sâu và bề rộng. Nó mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho ngành thương mại, nó thúc đẩy việc bán hàng, từ đó làm tăng doanh số bán ra và tăng doanh thu cho các doanh nghiệp thương mại. Nó được thể hiện 70% hàng hoá bán buôn có tỷ trọng cao trong bán lẻ ở một số ngành thiết yếu. - Các loại hình dịch vụ gắn liền với lưu thông hàng hoá phát triển mạnh thúc đẩy được kinh doanh sản xuất góp phần phục vụ đời sống cho người lao động. - Dịch vụ còn đóng vai trò rất to lớn và mang lại hiệu quả cho việc mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước của các tổ chức thương mại. 5. Thực trạng và các biện pháp phát triển thương mại dịch vụ ở nước ta. a. Thực trạng thương mại dịch vụ ở nước ta Chuyển sang nền kinh tế thị trường tất cả các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp được tiền tệ hoá, các yếu tố sản xuất như đất đai và tài nguyên vốn, sức lao động của các sản phẩm dịch vụ chất xám và tiền tệ là hàng hoá còn giá cả được hình thành thông qua tác động cung cầu trên thị trường thì hoạt động thương mại dịch vụ có rất nhiều điều kiện để phát triển và phát huy hết vai trò của mình. Thương mại dịch vụ là cơ sở để thực hiện quá trình thương mại hoá nền kinh tế. Thực tiễn 10 năm công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay thương mại dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng thực sự đã trở thành điều kiện và tiền đề để thúc đẩy hàng hoá phát triển. Đương nhiên quá trình phát triển của thương mại đặt ra nhiều vấn đề mà nền kinh tế quan tâm. Đánh giá tình hình thị trường và hoạt động tiền mặt dịch vụ ở nước ta trong những năm qua có thể được đánh giá xem xét như sau: Sau 10 năm đổi mới, ngành thương mại dịch vụ đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Nghị quyết 12 NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định những năm qua thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, ngành thương mại đã cùng các ngành các địa phương nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá và dịch vụ góp phần tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên thị trường trong nước và vị thế mới trên thị trường ngoài nước". Có các biểu hiện cụ thể: - Chuyển việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung cầu. Đây là một trong những thành tựu lớn nhất sau 10 năm đổi mới hoạt động thương mại dịch vụ chuyển từ thị trường ở trạng thái chia cắt khép kín theo địa giới hành chính kiểu "tự cung tự cấp" sang thị trường tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, bước đầu đã huy động được tiềm năng về vốn và kỹ thuật vào lưu thông hàng hoá làm cho thị trường trong nước phát triển sống động, tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội nhanh. Kết quả của sự tham gia của các thành phần kinh tế trong lưu thông được khái quát là: đến tháng 1 năm 1995 cả nước có 9860 doanh nghiệp thương mại (gồm 1845 doanh nghiệp Nhà nước, 5418 doanh nghiệp tư nhân, 2063 công ty trách nhiệm hữu hạn, 30 công ty cổ phần) và trên 1 triệu hộ kinh doanh thương mại thực hiện tổng mức lưu chuyển hàng hoá là 150.000 tỷ đồng, gấp 2,36 lần so với năm 1985 (đã loại trừ nhiều yếu tố trượt giá). Tính chung thời kỳ 1991-1995 tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên xã hội tăng bình quân 20% năm. 6 tháng đầu năm 1996 tổng mức bán ra là 96.000 tỷ đồng, đạt 53% dự kiến cả năm (140.000 tỷ đồng) trong đó bán lẻ 6600 tỷ đồng, đạt 47% dự kiến cả năm (140.000 tỷ đồng). Thị trường nước ngoài được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong 5 năm 1991-1995 kinh tế đối ngoại đã phát triển và đạt được những thành công đáng kể, kinh doanh xuất nhập khẩu tăng không ngừng, gấp 2 lần so với năm 1986-1990, trong đó xuất khẩu tăng 2,8 lần, nhập khẩu tăng 1,8 lần, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng. Hiện nay ta có quan hệ buôn bán với hơn 105 nước và khu vực, đã ký hiệp định thương mại với hơn 60 nước (khu vực Châu á Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng 80% tổng kim ngạch buôn bán của Việt Nam, Châu Âu 15%, Châu Phi, Tây Nam á 3%, Châu Mỹ 2%). Việt Nam có 5 bạn hàng lớn ở khu vực Châu á là Nhật bản (chiếm 20% ttổng kim ngạch xuất nhập khẩu), Singapore (17%), Hongkong (10%), Hàn Quốc (9%), Đài Loan (&%), tạo ra tiền đề khá tốt thị trường xuất nhập khẩu, góp phần cho các doanh nghiệp nước ta đổi mới công nghệ sản xuất đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đổi mới phương thức kinh doanh và nâng cao khả năng đối tác. Nhờ đó đã góp phần làm cho nền kinh tế nước ta vượt qua tình trạng hiểm nghèo, kinh tế xã hội nước ta có đà phát triển. * Về xuất khẩu: năm 1988 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD. Năm 1994: 3,6 tỷ USD, năm 1995: 5,23 tỷ USD, sáu tháng đầu năm 1996 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,050 tỷ USD bằng 46,2% so với kế hoạch cả năm. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm 1991-1995 đạt khoảng 17 tỷ USD tăng bình quân 20% năm. Riêng năm 1995 tốc độ tăng khoảng 31% so với năm 1994. Tỷ trọng của tổng kim ngạch xuất khẩu trong GDP là 26,4% thời kỳ này. Tỷ trọng xuất khẩu của các địa phương có xu hướng tăng dần hàng năm: năm 1991 đạt 36,4%; năm 1995 đạt khoảng 45%. Hàng hoá xuất khẩu thông qua chế biến có chiều hướng tăng, năm 1990: 5%; 1991: 8,5%; 1992: 23%; 1993: 20%; 1994: 22%. Điều này góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân. Tích cực đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 32,8%, hàng công nghiệp nhẹ chiếm 18,1%; hàng nông lâm thuỷ sản chiếm 49,1%. Nhóm hàng công nghiệp có xu thế ngày càng gia tăng tỷ trọng, đặc biệt là hàng công nghiệp nhẹ mà chủ yếu là hàng dệt, may mặc, dày dép. * Về nhập khẩu: tổng giá trị nhập khẩu trong thời kỳ 1991-1995 đạt khoảng 22 tỷ USD, tỷ trọng nhập khẩu của các địa phương tăng dần từ 29,9% năm 1991 lên 36,5% năm 1995. Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu được thay đổi. Tỷ trọng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ tăng cao từ 25,2% năm 1991 lên 39,5% năm 1995. Tổng giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 1996 là 4,820 tỷ USD bằng 51,3% kế hoạch năm và 128,9% so với cùng kỳ năm 1995. Các loại hình dịch vụ gắn với lưu thông hàng hoá trong các năm đổi mới phát triển mạnh, thúc đẩy kinh doanh, sản xuất góp phần phục vụ đời sống và giải quyết được việc làm cho người lao động, đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách. Hoạt động thương mại thu hút tren 2 triệu lao động đóng góp 34% tổng thu ngân sách (không kể liên doanh với nước ngoài) và chiếm 14% tổng sản phẩm trong nước. Qua những năm đổi mới đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp đanh hình thành. ý thức hiệu quả ngày càng rõ và được sàng lọc và đào tạo trong cơ chế mới nhiều cán bộ quản lý kinh doanh thương nghiệp vẫn giữ được phẩm chất đạo đức đang tích cực nâng cao trình độ năng lực để có thể đối tác trong điều kiện quốc tế hoá các quan hệ. Đánh giá một cách tổng quát như Nghị quyết của Bộ Chính trị đã khẳng định: "Hoạt động thương nghiệp đã góp phần đảm bảo các nhu cầu về vật tư, hàng hoá cho nền kinh tế quốc dân. Háng hoá trong nước phong phú, giá cả tương đối ổn định, lạm phát bị kiềm chế ngày càng có nhiều loại hàng hoá Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới. Thương nghiệp đã góp phần tích cực vào việc phát triển sản xuất, phân công lại lao động xã hội, thúc đẩy các ngành đổi mới công nghệ, cải tiến cơ cấu sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản xuất từng bước gắn với nhu cầu thị trường. Bước đầu phát huy được lợi thế so sánh giữa các miền, giữa thị trường nước ta với thị trường thế giới, tạo ra giá trị gia tăng chi nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân". Tuy niên bên cạnh những thành tựu và kết quả nêu trên vẫn còn một số tồn tại, khuyết điểm và những vấn đề phức tạp mới nẩy sinh trên thị trường và hoạt động thương mại dịch vụ đó là: thị trường hàng hoá và số lượng doanh nghiệp bung ra kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh nhưng nặng tính tự phát. Nền thương nghiệp về cơ bản vẫn là một nền thương nghiệp nhỏ, tổ chức phân tán, manh múng, buôn bán theo kiểu "Chụp dựt" qua nhiều tầng nấc dẫn đến tình trạng ép giá ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33726.doc