Điều tra - Khảo sát tình hình xả thải, thu gom lưu trữ và tái chế nhớt trên địa bàn quận 8 TPHCM và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Vài nét tổng quan về lý do đưa ra đề tài Với chủ trương Công Nghiệp Hoá - Hiện đại Hoá đất nước cùng với việc tăng cường hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới, trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam thay đổi một cách nhanh chóng và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội, thông qua các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 năm 2007 tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2006, lĩnh vực dịch vụ cũng tăng 7,8% so với cùng

doc8 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Điều tra - Khảo sát tình hình xả thải, thu gom lưu trữ và tái chế nhớt trên địa bàn quận 8 TPHCM và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ năm 2006 chủ yếu nghiêng về các lĩnh vực như khách sạn nhà hàng, bảo hiểm, tài chính - ngân hàng, vận tải bưu điện và du lịch. Hoạt động xuất khẩu có sự chuyển dịch tập trung nhiều vào các thị trường có nhiều tiềm năng như xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 35%, thị trường EU tăng 33%, kim ngạch xuất khẩu quý 1 năm 2007 tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2006…Trong khi đó tại thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 tháng đầu năm 2007 GDP của thành phố cao nhất trong vòng 5 năm qua, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính đạt 155.655 tỷ đồng (theo giá trị thực tế), tăng 11,7% so với cùng kỳ. Các khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố đã thu hút hơn 3,5 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,5 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 10,3% kim ngạch xuất khẩu, giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 74.006 tỷ đồng, chiếm 47,5% GDP. Về mặt xã hội, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới (dưới 6 triệu đồng/người/năm) hiện nay còn khoảng 2,65% số hộ dân toàn thành. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước chung của thành phố là 87%. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày được cải thiện và nâng cao. Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước mạnh mẽ mà đặc biệt diễn ra ở các thành phố lớn dẫn đến một luồng sóng dân nhập cư từ nông thôn lên thành thị ngày càng ồ ạt làm cho môi trường của các đô thị lớn điển hình như là thành phố Hồ Chí Minh bị quá sức chịu đựng và phải đối mặt với các vấn đề môi trường ngày càng gay gắt như về nước thải, khí thải cũng như là chất thải rắn phát sinh ra từ các hoạt động khác nhau của toàn xã hội trong đó có giao thông vận tải. Hoạt động giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. Bất kể một ngành nào cũng đều cần đến sự vận chuyển, hay vận tải. Một mặt chúng giải quyết nhu cầu vận chuyển hàng hoá mặc khác chúng giải quyết nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, chúng cũng góp phần làm ảnh hưởng tới môi trường thông qua việc xả các chất thải gồm có các khí thải độc hại như: CO2, CO, SO2, NOx, Pb,…và dầu nhớt thải – là loại dầu nhớt dùng để bôi trơn động cơ xe máy, xe ôtô và các loại chất thải rắn khác như vỏ xe, ruột xe, các chi tiết phụ tùng xe máy, xe honda hết hạn sử dụng, các loại chất thải khác. Chính những chất thải từ hoạt động giao thông thải ra cũng góp phần làm ô nhiễm không những môi trường không khí mà ngay cả môi trường đất và nước ở các thành phố lớn đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng các phương tiện giao thông ngày càng gia tăng, theo Phòng Cảnh Sát Giao Thông Công An thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 9 năm 2007, thành phố hiện có 321.162 xe ôtô và 3.249.744 xe máy. Chỉ tính riêng đối với xe máy thì trung bình mỗi xe máy cần khoảng 1lít dầu nhớt để bôi trơn động cơ, sau một thời gian chạy khoảng 1200 – 1500Km lượng nhớt thải ra sẽ trên 3200 m3 nhớt thải (tương đương khoảng 2.560 tấn nhớt thải) vào môi trường chỉ trong vòng một lần thay nhớt là khoảng 1 hoặc 2 tháng. Mặc dù theo Quyết định số 23/2006/QĐ–BTNMT quy định dầu nhớt thải là chất thải nguy hại, chúng được phân loại theo nhóm nguồn thứ 17 là dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant). Tuy nhiên trên thực tế quản lý hiện nay chỉ có nguồn dầu nhớt thải ra từ họat động liên quan đến công nghiệp mới được quản lý chặt chẽ còn trên thị trường, việc xả thải, thu gom, lưu trữ và xử lý nhớt thải ra từ hoạt động giao thông vận tải và dân dụng thì đang được thả nổi, chưa có biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ của các cơ quan có chức năng. Nguồn thải không được chú ý này nằm lẫn trong rác sinh hoạt hàng ngày sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường sống nếu như chúng không được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, chủ yếu từ các hoạt động liên quan đến xe máy, xe ôtô như các trung tâm bảo dưỡng xe ôtô, các điểm rửa - sửa xe ôtô, xe máy. Nếu việc xả thải nhớt thải không được quản lý chặt sẽ gây ô nhiễm tiềm tàng nghiêm trọng cho môi trường đất, nước và không khí Xuất phát từ những yêu cầu trên, mà đề tài: “Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp” được đặt ra nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu và đề ra biện pháp quản lý nhằm góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường chung của thành phố. Đề tài này chỉ tập trung vào xem xét việc xả thải nhớt từ hoạt động giao thông trên địa bàn quận 8 – đây là một quận vùng ven nối liền giữa các quận trung tâm như quận 1, 5 với các huyện ngoại thành như Bình Chánh, quận 6, nơi mà tập trung khá đông phương tiện giao thông chạy ra và vào thành phố. Việc khảo sát, điều tra được thực hiện tất cả các điểm sửa xe máy, rửa – sửa xe máy, các cây xăng có rửa xe thay nhớt và các gara sửa chữa ôtô, gara rửa ôtô trên địa bàn quận 8. Mục tiêu của đề tài: Để góp phần vào công tác nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý dầu nhớt thải phát sinh từ phương tiện giao thông cho địa bàn Quận 8 nói riêng và cho thành phố nói chung, đề tài đưa ra hai mục tiêu sau Điều tra, khảo sát, tìm hiểu hiện trạng sử dụng, xả thải, thu gom và tái chế nhớt thải từ hoạt động giao thông trên địa bàn quận 8. Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm quản lý hiệu quả tình trạng xả thải dầu nhớt và các chất thải phát sinh một cách phù hợp trên địa bàn quận 8 nhằm góp phần giảm thiểu lượng nhớt phát thải ra môi trường. 1.3 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được khảo sát thực tế tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ rửa - sửa xe máy, xe ôtô ở 16 phường trực thuộc địa bàn quận 8 Đối tượng nghiên cứu: Là dầu nhớt thải và các chất thải rắn khác phát sinh ra từ cơ sở bảo dưỡng xe máy - xe ôtô, tại các điểm bán phụ tùng sửa xe máy, rửa xe máy, sửa - rửa xe máy, các gara sửa chửa ôtô, các điểm rửa xe ôtô và các cây xăng có rửa xe - thay nhớt trên địa bàn quận 8 1.4 Kế hoạch và thời gian thực hiện luận văn Nội dung thực hiện Thời gian Giáo viên xác nhận 1. Xác định mục đích, yêu cầu của đề tài 1/9/07- 15/9/07 2. Xác định phương pháp nghiên cứu 3. Xác định nội dung thực hiện của đề tài 4. Thu thập các dữ liệu về quận 8 Các số liệu về điều kiện tự nhiên Các số liệu về kinh tế - văn hoá - xã hội Hiện trạng môi trường ở quận 15/9/07- 30/9/07 5. Lập chương trình, lên kế hoạch đi khảo sát ở đâu, đối tượng cần khảo sát, lập bảng câu hỏi điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp 1/10/07- 15/10/07 6. Đi khảo sát, điều tra thực tế tại các điểm sửa - rửa xe máy trên địa bàn quận 8 15/10/07- 20/11/07 7. Tập trung tư liệu tiến hành viết luận văn tốt nghiệp - Xây dựng bố cục bài viết - Viết theo từng phần - Chỉnh sửa, kiểm tra lại toàn bộ báo cáo 20/11/07-20/12/07 Nộp báo cáo 22/12/07 1.5 Ý nghĩa của đề tài Tính khoa học Luận văn tốt nghiệp được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu có cơ sở khoa học, phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu Luận văn này được tổng kết từ quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo trong suốt bốn năm học tại giảng đường đại học. Luận văn tốt nghiệp chính là sản phẩm tinh hoa cuối cùng được đúc kết từ những kiến thức quý báu của quý thầy cô giáo, các vị giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, các chuyên gia…đã dạy dỗ và truyền đạt cho sinh viên. Luận văn được xây dựng trên nền tảng tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu uy tín trong và ngoài nước như: sách giáo khoa chuyên ngành, các báo cáo hội thảo, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn tốt nghiệp đại học và sau đại học, tài liệu Internet…mang tính khoa học cao. Tính thực tế Hiện nay việc quản lý chất thải nguy hại mới được các cơ quan ban ngành thuộc Bộ - Sở Tài Nguyên và Môi Trường giải quyết tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất với quy mô lớn, vừa và nhỏ. Đối với lượng chất thải nguy hại phát sinh từ họat động giao thông vận tải và đô thị hiện vẫn đang bỏ ngỏ. Đề tài được thực hiện nhằm xác định một bức tranh tổng thể về tình hình phát sinh CTNH từ đô thị đặc biệt từ các họat động kinh doanh dịch vụ rửa, sửa xe,…và các vấn đề quản lý liên quan. Đề tài nghiên cứu nhằm định hướng cho việc quản lý nhớt thải từ hoạt động giao thông trong thời gian tới và đề xuất hệ thống quản lý nhớt chung trên địa bàn thành phố nói chung và trên địa bàn quận 8 nói riêng. Số liệu về khối lượng nhớt thải và các chất thải rắn phát sinh ra từ các hoạt động của các điểm kinh doanh dịch vụ sửa - rửa xe máy, gara ôtô được điều tra trên 16 phường thuộc quận 8 là thực tế và đáng tin cậy Những đề xuất hướng quản lý lượng dầu nhớt thải một cách thích hợp trong bài luận này sẽ là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các chuyên gia môi trường quận có hướng quản lý tốt nguồn dầu thải trên địa bàn Là vấn đề hoàn toàn mới so với toàn thành phố vì chưa có văn bản nào liên quan đến việc quản lý lượng dầu nhớt phát sinh ra từ phương tiện giao thông đặc biệt là xe máy và xe ôtô. Góp một phần nhỏ vào công tác giải quyết thành phần chất thải nguy hại có trong rác sinh hoạt CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nôi dung nghiên cứu của luận văn: Để đạt được các mục tiêu đề ra, nôi dung nghiên cứu của luận văn bao gồm: Nghiên cứu, thu thập, tìm hiểu và tổng hợp các tài liệu có liên quan Tổng quan các vấn đề về dầu nhớt và dầu nhớt thải Thu thập thông tin về hệ thống quản lý nhớt thải trên thế giới Thu thập thông tin về hệ thống quản lý nhớt thải tại Việt Nam Điều tra, khảo sát hiện trạng xả thải, thu gom, lưu trữ nhớt thải tại các điểm sửa xe bán phụ tùng xe honda, rửa xe máy, sửa - rửa xe máy, các gara sửa chữa xe ôtô, các điểm rửa xe ôtô trên địa bàn Quận 8 và tại các điểm thu gom nhớt từ những người thu mua nhỏ lẻ Tổng hợp, xử lý thông tin từ đây đánh giá hiện trạng dầu nhớt thải trên địa bàn Quận và đề xuất hệ thống quản lý nhớt thải và các chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở trên địa bàn. 2.2 Phương pháp thực hiện Mục tiêu chính của luận văn này là thu thập, tìm hiểu, khảo sát hiện trạng về khối lượng dầu nhớt thải và các loại chất thải rắn khác phát sinh trong quá trình sửa – rửa xe máy và xe ôtô trên địa bàn Quận 8, nhằm đánh giá tình hình phát thải dầu nhớt và các chất thải khác, tìm ra một vài hệ số phát sinh chất thải cho các loại hình kinh doanh sau này cho khu vực quận 8. Từ đó tiến đến việc kiểm kê các chất thải này và dự báo sự phát sinh chất thải trong tương lai Để thực hiện luận văn này, các phương pháp sau đã được sử dụng 2.2.1 Phương pháp điều tra, khảo sát chất thải Đây là phương pháp nhằm xác định khối lượng dầu nhớt và các chất thải khác thải ra môi trường từ các hoạt động sửa - rửa xe máy, xe ôtô trên địa bàn. Nguyên tắc của phương pháp này là gửi bảng câu hỏi hoặc đến trực tiếp điều tra, khảo sát từng cơ sở, địa điểm để thu thập và lấy thông tin. Việc tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp và khảo sát thực tế trên các đối tượng gồm: 37 tiệm rửa - sửa xe máy, 5 cây xăng có rửa xe thay nhớt, 22 điểm bán phụ tùng có sửa xe máy và 12 gara rửa, sửa xe ôtô trên địa bàn quận 8 bằng cách phát nhiều điều tra hay đến các cơ sở để phỏng vấn trực tiếp, thu thập thông tin, số liệu tập hợp cho việc làm luận văn, một số lượng tương đối lớn khoảng 290 địa điểm các cơ sở kinh doanh dịch vụ rửa xe, sửa xe, rửa - sửa xe máy, các gara ôtô trên địa bàn quận 8 (bảng câu hỏi cho mỗi loại ngành nghề được trình bày trong phụ lục 4) Tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp trên một số đối tượng là chủ thu mua nhớt lớn, các cơ sở tái chế… (bảng câu hỏi cho mỗi loại ngành nghề được trình bày trong phụ lục 4) Phỏng vấn cơ quan quản lý về các văn bản liên quan đến vịêc quản lý dầu nhớt phát sinh ra từ hoạt động giao thông, có chính sách và hệ thống quản lý nhớt thải nào liên quan 2.2.2 Phương pháp thống kê Số liệu sau khi thu thập được mang về xử lý trên vi tính bằng phần mềm Excel. Các số liệu về hệ số phát thải, khối lượng dầu nhớt thải dùng các phương pháp thống kê để tính, và được biểu diễn dưới dạng các biểu đồ, đồ thị và bảng biểu. Phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word 6.0 2.2.3 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu, các thông tin về hệ thống quản lý dầu nhớt thải trên thế giới, Việt Nam và tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua: Các báo cáo nghiên cứu khoa học, sưu tầm các nguồn tài liệu đã công bố Sách chuyên ngành Luận văn tốt nghiệp đại học và sau đại học có liên quan Kinh nghiệm được đào tạo và học hỏi sau các chuyến tham quan, khảo sát thực tế Internet ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong1+2.doc
  • docchuong3.doc
  • docchuong4.doc
  • docchuong5.doc
  • docchuong6.doc
  • docchuong7.doc
  • dockhach hang.doc
  • docloicamon.doc
  • docML-kehoachlamviec.doc
  • docnguoi thu gom nhot.doc
  • xlsphuluc3.xls
  • docpl1+pl2.doc
  • docrua-sua xe may-oto.doc
  • docsua xe may-oto.doc
  • docTLTK.doc
  • doctrangbia.doc
  • doctranghong.doc
  • docbang+bdol.doc
  • dwgbdks_pl5.dwg
  • doccay xang.doc
Tài liệu liên quan