Điều tra nguồn thải gây ô nhiễm môi trường của các Xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn khu công nghiệp Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

Tài liệu Điều tra nguồn thải gây ô nhiễm môi trường của các Xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn khu công nghiệp Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc: ... Ebook Điều tra nguồn thải gây ô nhiễm môi trường của các Xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn khu công nghiệp Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

doc109 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4594 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Điều tra nguồn thải gây ô nhiễm môi trường của các Xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn khu công nghiệp Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CCN Cụm công nghiệp CTNH Chất thải nguy hại CTRCN Chất thải rắn công nghiệp ĐKTCMT Đăng ký tiêu chuẩn môi trường KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KTXLNT Kỹ thuật xử lý nước thải KNTC Khiếu nại tố cáo KLN Kim loại nặng KT - XH Kinh tế xã hội TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNMT Tài nguyên môi trường QHCT Quy hoạch chi tiết UBND Uỷ ban nhân dân WHO Tổ chức y tế thế giới DNTN Doanh nghiệp tư nhân DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Phân bổ quỹ đất 6 khu chức năng khu Công nghiệp Khai Quang 44 4.2 Vị trí lấy mẫu phân tích môi trường không khí KCN Khai Quang (đợt 1) 47 4.3 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường không khí khu công nghiệp Khai Quang 48 4.4 Vị trí lấy mẫu phân tích nước giếng khoan KCN Khai Quang (đợt 1) 48 4.5 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước giếng khoan KCN Khai Quang (đợt 1) 49 4.6 Vị trí lấy mẫu phân tích nước thải KCN Khai Quang (đợt 1) 49 4.7 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải KCN Khai Quang (đợt 1) 50 4.8 Vị trí lấy mẫu phân tích môi trường không khí KCN Khai Quang (đợt 2) 51 4.9 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường không khí KCN Khai Quang (đợt 2) 51 4.10 Vị trí lấy mẫu phân tích nước giếng khoan khu công nghiệp Khai Quang (đợt 2) 52 4.11 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước giếng khoan khu công nghiệp Khai Quang (đợt 2) 52 4.12 Vị trí lấy mẫu phân tích nước thải khu công nghiệp Khai Quang 53 4.13 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải KCN Khai Quang (đợt 2) 53 4.14 Vị trí lấy mẫu phân tích môi trường không khí KCN Khai Quang (đợt 3) 54 4.16 Vị trí lấy mẫu phân tích nước giếng khoan KCN Khai Quang (đợt 3) 55 4.17 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước giếng khoan KCN Khai Quang (đợt 3) 55 4.18 Vị trí lấy mẫu phân tích nước thải KCN Khai Quang (đợt 3) 56 4.19 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải KCN Khai Quang (đợt 3) 56 4.20 Chất lượng môi trường đất tại KCN Khai Quang 57 4.21 Chất lượng môi trường không khí tại khu vực Núi Bông, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên 60 4.22 Chất lượng không khí (03/12/2006) 61 4.23 Chất lượng nước mặt (các giếng khoan tay) tại KCN Khai Quang (10/2006) 63 4.24 Chất lượng nước ngầm (giếng khoan sâu, tầng halocen) tại KCN Khai Quang đợt 1 (12/2006). 64 4.25 Chất lượng nước ngầm (giếng khoan sâu, tầng halocen) tại KCN Khai Quang đợt 2 (tháng 12/2006) 65 4.26 Tổng hợp các nhà máy xí nghiệp trong Khu công nghiệp 67 4.27 Lượng thải của các cơ sở trong khu công nghiệp 71 4.28 Lượng thải chưa qua xử lý của những cơ sở sản xuất chủ yếu trong KCN 73 4.29 Lượng thải sau xử lý của những cơ sở sản xuất chủ yếu trong KCN 74 4.30 Tổng hợp về các phương án xử lý chất thải rắn đang áp dụng tại KCN 85 4.31 Lượng khí thải trong KCN Khai Quang 87 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước phát triển nhanh chóng, là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực xã hội, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng ngày càng được củng cố vững chắc. Với lợi thế về vị trí địa lý cách trung tâm thủ đô Hà Nội chưa đến 50 km nên thành phố Vĩnh Yên là địa phương đi đầu trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế cho tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Rất nhiều các khu đô thị cũng như các khu công nghiệp được mọc lên tại các xã và đã thu hút hàng ngàn lao động của địa phương cũng như ở nơi khác. Đời sống người dân được cải thiện, bộ mặt đô thị có nhiều thay đổi. Bên cạnh những mặt tích cực đó quá trình phát triển cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do các phế thải của các nhà máy và xí nghiệp trong khu công nghiệp gây nên. Do vậy việc thực hiện đề tài “Điều tra nguồn thải gây ô nhiễm môi trường của các Xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn khu công nghiệp Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc” là rất cần thiết. 1.2 Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài nhằm đánh giá tổng quan hiện trạng môi trường trên địa bàn khu công nghiệp Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc; tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đồng thời đưa ra những biện pháp và giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Đề tài này còn điều tra thực trạng một số các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đưa ra các dự báo về tình trạng môi trường 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thống kê các nhà máy, xí nghiệp có phát sinh nguồn thải và lượng thải gây ô nhiễm môi trường đang hoạt động hiện nay; - Thống kê các nhà máy, xí nghiệp có phát sinh nguồn thải và lượng thải gây ô nhiễm môi trường đã được cấp phép, sẽ hoạt động trong những năm tới (2009 -2015); - Đánh giá lượng thải khí, lỏng, rắn và các loại chất xả thải khác của các nhà máy, xí nghiệp; - Dự báo lượng thải khí, lỏng, rắn của các nhà máy, xí nghiệp sẽ hoạt động trong những năm tới (2009 -2015); - Điều tra hiện trạng xử lý phế thải của các nhà máy, xí nghiệp; - Dự báo về ô nhiễm môi trường. 2. TỔNG QUAN 2.1 Ô nhiễm môi trường 2.1.1 Ô nhiễm nguồn nước 2.1.1.1 Ô nhiễm nguồn nước mặt Do nhiều lý do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn kiệt. Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Trong khi đó, dân số gia tăng với tốc độ chóng mặt. Quá trình đô thị hoá, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang khiến cho các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Gần 5 triệu người chết hàng năm ở các nước đang phát triển có liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch [10]. Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm bệnh sinh ra từ chất thải của con người (vi khuẩn và vi rút), kim loại nặng và hoá chất từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Nước uống bị ô nhiễm hoặc thức ăn chế biến bằng nước nhiễm độc là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất. Ăn cá bắt từ nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể nguy hiểm vì chúng có thể mang mầm bệnh và tích luỹ các chất độc hại như kim loại nặng và các chất hữu cơ bền thông qua quá trình tích luỹ sinh học. Ngoài ra, con người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cây trồng được tưới bằng nước ô nhiễm hoặc do đất bị nhiễm bẩn bởi các dòng sông ô nhiễm dâng lên. Các mầm bệnh trong nước ô nhiễm có thể gây ra hàng loạt các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tử vong đối với trẻ em và những người có thể trạng nhạy cảm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong số các vấn đề về môi trường[10]. Những chất độc tích luỹ trong cá và các loại thức phẩm khác ít có nguy cơ gây độc cấp tính nhưng lại có thể để lại hậu quả lâu dài. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt hiện đang diễn ra với hầu hết các con sông lớn ở các nước đang phát triển, điển hình như Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá một cách ồ ạt đã khiến cho nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt hằng ngày của người dân trở nên tồi tệ. Theo dự đoán, trong một vài thập kỷ tới, có tới 2/3 dân số thể giới sẽ phải sống trong cảnh thiếu nước. Trong thời gian qua, các quốc gia cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm nước mặt, tuy nhiên kết quả mang lại còn hạn chế. Ấn Độ đã tốn hàng trăm triệu rupi cho kế hoạch Hành động sống Hằng thực hiện từ những 1980 nhằm giảm ô nhiễm trên dòng sông này, nhưng hầu như không mang lại kết quả. Trung Quốc mặc dù đã cải thiện đáng kể chất lượng nước ở sông Hoàng Phố chảy qua thành phố Thượng Hải bằng khoản đầu tư hàng tỉ USD trong 20 năm cùng với việc đóng cửa các cơ sở gây ô nhiễm nhưng hoạt động công nghiệp và sự phát triển đô thị lại đang gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Dương Tử, con sông lớn nhất quốc gia này. Một thực tế cho thấy, các chương trình phục hồi chất lượng nước mặt là có thể thực hiện được nhưng rất tốn kém. Và điều đó dường như đồng nghĩa với việc những người dân nghèo sống xung quanh các lưu vực bị ô nhiễm vẫn tiếp tục phải ăn uống và sinh hoạt bằng những nguồn nước chết người đó. 2.1.1.2 Ô nhiễm nguồn nước ngầm Nước ngầm là nguồn nước nằm ở dưới bề mặt lớp đất sỏi và trong những tầng địa chất thấm qua được. Nước ngầm là một nguồn rất quan trọng của nước sạch, chiếm 97% lượng nước ngọt trên Trái đất. Khoảng 2 tỉ người, cả ở thành phố và nông thôn đang phụ thuộc vào lượng nước này cho những nhu cầu sống hằng ngày. Nhưng nguồn nước này giờ đây cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều lý do khác nhau[10].  Ở đô thị, các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm chính là các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh. Ngoài ra nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản đều có khả năng bị rò rỉ và ngấm vào tầng chứa nước nước ngầm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón cũng là nguồn đe doạ lớn đối với nguồn nước ngầm. Các quá trình hình thành địa chất tự nhiên là nguồn giải phóng kim loại nặng vào nước ngầm, trong đó phổ biến nhất là ô nhiễm Asen. Một nghiên cứu mới đây cho thấy nguồn nước ngầm của nhiều quốc gia thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á có hàm lượng Asen rất cao. Cao nhất là Băng-la-đét. Hiện có 1/15 dân số nước này đang phải uống nước có hàm lượng Asen cao hơn 5 lần mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)[10]. Nước ngầm rất khó xử lý, do đó việc bảo vệ nguồn nước đó là cực kỳ quan trọng. Một số biện pháp ngăn chặn cơ bản là tăng cường kiểm soát đối với việc xả thải, xây dựng hệ thống thoát nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, cho đến nay ở các nước đang phát triển các biện pháp này được tiến hành rất chậm chạp, trong khi hệ thống nước ngầm đang ngày càng bị nhiễm bẩn nghiêm trọng. 2.1.1.3 Ô nhiễm nguồn nước thải Nước thải sinh hoạt là những chất thải lỏng chứa hỗn hợp phân rác và nước thải từ những hoạt động sinh hoạt của con người như tắm, giặt và lau dọn. Ở nhiều khu vực nghèo trên thế giới, chất thải được đổ trực tiếp xuống sông của địa phương bởi trên thực tế họ không còn sự lựa chọn nào khác. Nước thải không được xử lý gây ra nhiều nguy cơ cho sức khoẻ của con người vì nó chứa tác nhân gây bệnh lan truyền qua đường nước, có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng ở người. Nước thải sinh hoạt không được xử lý cũng làm giảm hàm lượng oxy trong môi trường nước, phá huỷ hệ sinh thái nước, đe doạ đến sinh kế của con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2008, thế giới vẫn có 2,6 tỷ người không được tiếp cận với những điều kiện tối thiểu về vệ sinh[10]. Bên cạnh đó việc không có một hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt mà đổ thẳng ra các kênh rạch, sông ngòi làm cho nguồn nước ở nhiều khu đô thị bị nhiễm độc nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cấp sinh hoạt của chính nguời dân trong khu vực đó. Những tác nhân gây bệnh đe doạ đến cuộc sống con người chứa trong chất thải gồm có bệnh dịch tả, bệnh sốt thương hàn và bệnh kiết lị, bệnh sán máng (bệnh do các sán lá schristosoma ký sinh trong máu gây ra), bệnh viêm gan A, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và một số bệnh khác. Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính mỗi năm có 1,5 triệu người chết do sử dụng nước không an toàn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, trong đó hầu hết số người chết là trẻ em. Với nhiều nỗ lực của chính phủ các nước cũng như cộng đồng quốc tế, vấn đề này đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, cho đến năm 2008 đây vẫn là một vấn đề môi trường nổi cộm đáng phải quan tâm trên toàn thế giới. 2.1.2 Ô nhiễm không khí 2.1.2.1 Ô nhiễm không khí trong nhà Sự ô nhiễm không khí trong nhà (IAP) là khái niệm để mô tả điều kiện không khí trong các không gian nhà ở, trường học, nơi làm việc… không đảm bảo. Nó có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như khói bếp lò, khói thuốc lá hoặc do hoạt động của các loại máy móc, thiết bị trong nhà. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến ở các nước đang phát triển[10]. Nguyên nhân chủ yếu của IAP ở các nước đang phát triển là do việc đốt than và các chất đốt sinh học (gỗ, phân động vật và rơm rạ) để nấu ăn, sưởi ấm và chiếu sáng. Hơn 50% dân số thế giới dùng năng lượng để đun nấu theo cách này, hầu hết họ đều sống ở các nước nghèo. Trong khi đa số người dân ở các nước có thu nhập cao đã chuyển sang dùng các sản phẩm từ dầu mỏ và điện để đun nấu, thì ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Châu Phi cận Sahara, tới 80% các gia đình ở thành phố và hơn 90% các hộ dân ở nông thôn vẫn đun nấu bằng các nguồn nhiên liệu truyền thống này. Nhiên liệu sinh học được đốt chủ yếu bằng các bếp thô sơ, do đó chúng thường không được đốt cháy hoàn toàn. Điều này vừa gây ra sự lãng phí nguyên liệu vừa gây ô nhiễm không khí. Cùng với hệ thống thông gió không đảm bảo đã làm cho hàm lượng bụi và khói độc trong nhà cao, rất có hại cho sức khoẻ con người. Trong đó những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ - những người thường xuyên nấu ăn và trẻ nhỏ thường xuyên được địu trên lưng mẹ. Sự đốt cháy nguyên liệu sinh học tạo thành các hạt. Các hạt với đương kính nhỏ hơn 10 micro (PM10) và đặc biệt nhỏ hơn 2.5 micro (PM2.5) có thể xuyên sâu vào phổi. Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã khuyến cáo rằng hàm lượng trung bình 24giờ của PM10 không nên vượt quá 150 µg/m3. Trong khi đó, nếu đun nấu với nguyên liêu sinh học truyền thống hàm lượng PM10 trong không khí trong nhà có thể đạt từ 300 đến 3000 µg/m3, cao gấp hơn 20 lần lượng cho phép. Thậm chí vào thời điểm đun nấu con số này có thể lên tới 30.000 µg/m3, gấp 200 lần hàm lượng cho phép. IAP gây ra 3 triệu ca tử vong mỗi năm và là nguyên nhân cho 4% căn bệnh trên toàn thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp[12]. Hàng trăm, nhiều chương trình đã được thực hiện trên toàn thế giới để giảm thiểu mối đe doạ bởi IAP. Phần lớn chúng đều tập trung vào việc giới thiệu những loại bếp sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong những năm tới những nỗ lực này cần được bổ sung bằng những cách tiếp cận toàn diện hơn bao gồm cải thiện hệ thống lưu thông gió, thay đổi cách sống và một loạt các giải pháp truyền thông khác. 2.1.2.2 Ô nhiễm không khí đô thị Ô nhiễm không khí và sương khói quang hoá có thể xảy ra ở bất kỳ môi trường nào thải nhiều và liên tiếp các chất gây ô nhiễm sơ cấp (CO, NOx, SO2, bụi lơ lửng,… .Tuy nhiên, do những đặc trưng về khí hậu và địa hình mà ảnh hưởng của các khí ô nhiễm ở các vùng địa lý khác nhau là khác nhau. Những đô thị nằm trong các vịnh hay thung lũng có địa hình đồi núi bao quanh ngăn cản sự luân chuyển không khí thì khả năng ảnh hưởng cao hơn các khu vực khác. Mỗi năm Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính trên toàn thế giới có khoảng 865.000 người chết do ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm không khí ngoài trời. Chủ yếu tập trung ở các khu đô thị và khu công nghiệp.  Phơi nhiễm với không khí ô nhiễm có thể gây ra các căn bệnh về phổi và tim mạch mãn tính, đặc biệt là trẻ em và những người có tiền sử bị bệnh thì càng bị ảnh hưởng nặng nề. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phơi nhiễm mãn tính với NO2 có thể làm suy yếu sự phát triển phổi ở trẻ em và gây ra sự thay đổi về cấu trúc ở phổi của người lớn[13]. Phơi nhiễm với khí ozon ở mặt đất cũng làm bỏng và ngứa mắt, mũi và cổ họng và làm khô niêm mạc, giảm khả năng cơ thể kháng cự lại các bệnh lây nhiễm về đường hô hấp. Nói chung, ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất gây ô nhiễm và nồng độ của nó trong không khí, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm trong không khí và thời gian phơi nhiễm của một người đối với chất gây ô nhiễm. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về việc giảm ô nhiễm không khí ngoài trời ở các nước phát triển nhưng nhiều thành phố ở những nước này vẫn thường xuyên thải ra các chất gây ô nhiễm với mức độ vượt quá giới hạn cho phép. Tình hình này ở các nước đang phát triển còn tồi tệ hơn nhiều. Ô nhiễm không khí ngoài trời là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một sự tiếp cận nhiều mặt cùng lúc để giải quyết. Cần phải có sự hợp tác giữa các nhà quy hoạch đô thị, kỹ sư về giao thông, những nhà lập chính sách về năng lượng và môi trường và những nhà kinh để cùng nhau xây dựng và phát triển những giải pháp giảm ô nhiễm không khí và những ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ của con người. Có thể lấy thành phố Băng Cốc của Thái Lan là một trường hợp điển hình trong nỗ lực giảm ô nhiễm không khí. Quá trình phát triển đô thị quá nhanh trong những năm 1990 đã khiến không khí ngoài trời ở Băng Cốc ô nhiễm một cách trầm trọng. Một chiến lược đa ngạch đã được Chính phủ Thái Lan đề ra để chiến đấu với vấn đề này, bao gồm ban hành những quy định giảm chất thải, loại bỏ xăng pha chì và đưa vào sử dụng các thiết bị lọc khí thải. Thêm vào đó, thành phố này cũng đã thực hiện biện pháp đơn giản và có hiệu quả như mở rộng vỉa hè để giảm bụi, giáo dục nhân dân và cung cấp các dịch vụ sửa chữa máy móc miễn phí. Sau một thời gian ngắn, giờ đây Băng Cốc đã có chất lượng không khí tốt hơn cả các tiêu chuẩn của Mỹ và thành phố này cũng đang tiến đến những tiêu chuẩn của Châu Âu[10]. Tuy nhiên, chất lượng không khí ở đa số các nước đang phát triển trên thế giới vẫn đang là một vấn đề đang phải quan tâm. Và việc nó có mặt trong danh sách này cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. 2.1.3 Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp 2.1.3.1 Ô nhiễm do thuốc trừ sâu Hiện nay nhân dân trong vùng trồng rau, quả trong cả nước đang sử dụng một lượng rất lớn thuốc trừ sâu để bảo vệ cây trồng. Ngoài những tác dụng cơ bản làm tăng năng suất, sản lượng tránh sự phá hoại của sâu bọ, đã có một tác động gây hại đối với con người. Sự cân bằng môi trường của hệ sinh thái nông nghiệp bị phá vỡ hiệu quả phòng trừ của thuốc bảo vệ thực vật giảm xuống. Song tác hại lớn nhất là đã ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Những kết quả nghiên cứu của Trung tâm vệ sinh dịch tễ Hà Nội cho thấy môi trường tại các kho chứa thuốc bảo vệ thực vật đã bị nhiễm quá mức cho phép từ 2,6 đến 4,4 lần, khi phun có trường hợp vượt quá giới hạn cho phép đến 15 lần. Số trường hợp bị nhiễm thuốc trừ sâu cũng không giảm, trong đó tỷ lệ chết khá cao, một phần do tự tử phần khác do bất cẩn hoặc bị ngộ độc thức ăn. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thuốc bảo vệ thực vật được bán tự do trên thị trường, mức độ sử dụng ngày càng nhiều và tùy tiện không theo những chỉ dẫn kỹ thuật an toàn cần thiết thì mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng lên. Việc bảo quản và mua bán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng đã xảy ra như sau (tính trên 100 hộ): - Cất trong buồng ngủ chiếm 12% - Gần nơi dể thức ăn trong 5m chiếm 51% - Để gần chuồng gia súc chiếm 18% - Pha thuốc tùy tiện khi bơm chiếm 75% - Mua bán thuốc ở chợ chiếm 93%. - Thời gian cách ly để thu hoạch không đủ 38 ngày kể từ khi phun thuốc chiếm 100%. Hiện nay không còn đội chuyên phun, mà người trông rau tự phun cho ruộng của mình. Do kiến thức về bảo quản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn thấp, thiếu trang bị bảo hộ lao động, do đó mức độ ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với sức khỏe chắc chắn sẽ đáng kể. Điều đáng chú ý là việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật sẽ dẫn tới tình trạng dư lượng thuốc BVTV trong đất, trong nông sản khá phổ biến. Có tới khoảng 32,54% tổng số mẫu nông sản qua phân tích phát hiện thấy dư lượng thuốc BVTV, trong đó gần 70% đã vượt quá ngưỡng giới hạn tối đa cho phép trong thực phẩm (tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO). Đây là những nguồn gây ô nhiễm nguồn nước và đe dọa sức khỏe cộng đồng[15].  2.1.3.2 Ô nhiễm do phân bón Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người ngày càng sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm. Những hoạt động nhằm mục đích kinh tế của con người là nguyên nhân cơ bản làm ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp nhiều và không hợp lý đã làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Ở nước ta, hàng năm sản xuất khoảng gần một triệu tấn phân lân từ các nhà máy lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long Thành, Đồng Nai, Văn Điển và Ninh Bình). Dự báo đến năm 2005, lượng phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên 2,5 triệu tấn. Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có ch© 3% Flo. Khoảng 50 - 60% lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1 kg đất[11]. Trong các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9% các chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là Flo. Flo trong đất sẽ được tích luỹ bởi thực vật, Flo gây độc cho người và gia súc, kìm hãm hoạt động của một số enzim, ngăn cản quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật. Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng thường nói đến ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có thể gây ung thư. Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích luỹ trên mặt đất và làm giảm chất lượng nước. Khi bón đạm cho cây trồng từ phân khoáng và phân hữu cơ thì sẽ có một lượng khí thải đưa vào không khí. Trước hết là khí NH3 làm ô nhiễm môi trường không khí, ngoài ra còn khí NO2 là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa acid, thường số lượng khí NO2 sản sinh ra từ phân bón là 15%. Khi trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối thì đạm sẽ chuyển từ NH4- sang NO3-. Đặc biệt hàm lượng NO3- tồn dư trong các loại rau rất cao, nguyên nhân là do sử dụng không hợp lý liều lượng và tỷ lệ phân đạm vô cơ và hữu cơ bón cho cây, phương thức bón không đúng do chạy theo lợi nhuận, bón thúc trễ, sát với thời điểm thu hoạch, sử dụng nguồn nước tưới có hàm lượng NO3 rửa trôi cao[3]. Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại. Đạm thừa làm cho vỏ tế bảo cây trở nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ và gây hại cho cây. Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường. Các loại phân hoá học do nguồn nguyên liệu và quá trình sản xuất có khi chứa các loại kim loại nặng, các kim loại này được cây trồng hấp thụ và tích luỹ trong sản phẩm. Người và gia súc dùng sản phẩm chứa các kim loại này lâu ngày sẽ bị nhiễm độc. Phân vô cơ có nhiều tác dụng, đó là yếu tố thật cần thiết cho thâm canh tăng năng suất, thiếu phân vô cơ sẽ không thể cho năng suất cây trồng cao. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sử dụng đúng kỹ thuật vì hầu hết các trường hợp gây ra hậu quả không tốt do phân bón là do sử dụng không đúng kỹ thuật. Trong phân chuồng, phân bắc chưa hoai mục có chứa nhiều mầm bệnh cho người và gia súc và còn có thể gây hại cho rễ cây vì thế bón phân chuồng khi chưa hoai mục sẽ phản tác dụng. Vì thế hệ hôm nay và mai sau, vì sức khoẻ và phồn vinh của loài người. Trong sản xuất chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất đối với người tiêu dùng. Không nên vì lợi ích trước mắt mà làm cho thiên nhiên nghèo đi, môi trường sống của cả cộng đồng bị ô nhiễm. 2.1.3.3 Ô nhiễm do chăn nuôi Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của nhiều địa phương. Nếu như người dân đô thị phải đối mặt với tình trạng tồn ứ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khói bụi... thì người dân ở khu vực nông thôn lại đang phải “sống chung” với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp, bức xúc hơn cả là ô nhiễm môi trường do chất thải từ chăn nuôi. Ông Nguyễn Thế Quyết, thôn Cung Kiệm, xã Nhân Hoà (Quế Võ) chăn nuôi quy mô lớn từ năm 2000. Dù diện tích đất thổ cư khá rộng nhưng chất thải từ chăn nuôi vẫn làm ảnh hưởng đến những hộ xung quanh cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, sinh hoạt của gia đình ông. Xuất phát từ thực tế trên và được sự tư vấn, giúp đỡ của Trạm Khuyến nông Quế Võ, năm 2003, ông Quyết đã đầu tư gần 5 triệu đồng xây hầm khí sinh học 12 m3. Theo ông “Từ khi có hầm khí sinh học, xung quanh nhà không có ruồi nhặng, lượng phân chuồng được đưa thẳng xuống bể chứa nên ít gây mùi khó chịu như trước đây. Nhờ sử dụng nguồn khí gas từ hầm khí sinh học nên mỗi năm gia đình ông tiết kiệm được 1,5-2 triệu đồng tiền mua than củi phục vụ sinh hoạt và nấu cám chăn nuôi lợn”. Hiện nay, để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi có rất nhiều công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình chăn nuôi mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, hai biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường được đánh giá có nhiều ưu điểm, là sử dụng công nghệ khí sinh học (Biogas); chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng các hầm Biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác dụng lớn. Nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ hết, giảm mùi hôi, ruồi nhặng và kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt trong bể chứa này. Bên cạnh đó, sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi, tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun nấu, thắp sáng. Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, toàn tỉnh hiện có gần 4.000 hầm Biogas. Tuy nhiên, hiện đang xảy ra tình trạng một số hầm hoạt động không hiệu quả do những lỗi kỹ thuật trong xây dựng cũng như trong quá trình vận hành. Ông Nguyễn Văn Tuế, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết “Kỹ thuật xây hầm Biogas của nhiều gia đình hiện nay rất hạn chế nên không ít trường hợp xây dựng hầm quá lớn, hoặc quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi. Việc lựa chọn vật liệu chưa bảo đảm nên hầm nhanh bị ngấm, bị thấm. Do thói quen, nhiều người lại xả cả nước có chứa xà phòng, hoá chất khử trùng, vắc-xin phòng bệnh xuống bể chứa làm cho các vi sinh vật hiếm khí bị tiêu diệt khiến cho các chất thải không phân huỷ hết...”. Hiện nay nhiều gia đình chủ động xây dựng hầm Biogas mà không trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Đó là một việc làm tích cực, thế nhưng muốn hầm khí sinh học phát huy tốt, những hạn chế trên cần sớm được khắc phục [17]. Ngoài hầm Biogas, sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong chăn nuôi sẽ làm cho chất thải nhanh phân huỷ, khử mùi tốt và giảm quần thể côn trùng ruồi muỗi, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cho gia súc, gia cầm uống hoặc ăn thức ăn thô có trộn chế phẩm EM còn giảm được nguy cơ mắc bệnh đường ruột cho vật nuôi. Anh Nguyễn Văn Nền, thôn Vũ Dương, xã Bồng Lai (Quế Võ) cho biết: “Mấy năm trở lại đây, do dịch cúm gia cầm liên tiếp xảy ra đồng thời để tận dụng lợi thế ven đê sông Đuống, người dân trong thôn rất chú trọng phát triển đàn bò thịt, số hộ cũng như quy mô chăn nuôi bò thịt ngày càng tăng đã kéo theo môi trường nông thôn trở nên ô nhiễm, chất thải do chăn nuôi bò làm cho các loại ruồi muỗi phát sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Từ năm 2005, được sự tuyên truyền, hướng dẫn của cán bộ Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y huyện nhiều người chăn nuôi đã mua chế phẩm EM về sử dụng và đem lại kết quả rõ rệt”.   Để chăn nuôi tiếp tục phát triển bền vững và chiếm tỷ lệ cao hơn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cùng với các giải pháp, chính sách khác như: Hỗ trợ giá giống, thú y, quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư thì các biện pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường như trên cần tiếp tục được triển khai rộng rãi. 2.2 Khu công nghiệp và ô nhiễm ở một số khu công nghiệp Việt Nam 2.2.1 Tổng quan về khu công nghiệp Việt Nam Thực hiện phát triển công nghiệp tập trung vào các KCN, KCX căn cứ vào các yêu cầu, mục tiêu tăng trưởng công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng giai đoạn. Từng bước phát triển công nghiệp theo qui hoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Đồng thời với phát triển KCN, KCX nhằm thúc đẩy các cơ sở sản xuất, dịch vụ cùng phát triển, làm cơ sở cho việc phát triển các đô thị công nghiệp, phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất. Việc phân bố và hình thành các KCN, KCX phải phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội một cách cân đổi, toàn diện trong cả nước theo vùng, lãnh thổ, trên cơ sở điều kiện tự nhiên, môi trường và xã hội của từng vùng, từng địa phương. Vận dụng chính sách chung, tuỳ theo tình hình cụ thể từng địa phương, đề ra các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo hiệu quả cao, phát triển bền vững. Ngày 06/08/1986, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 519/TTg phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996 - 2010; tính đến năm 2003, trong cả nước có 137 KCN và KCX đã được qui hoạch phát triển, trong đó có 91 KCN và 3 KCX đã được chính thức thành lập với tổng diện tích 18.420ha (đó là chưa kể các khu Dung Quất 14.000 ha và 2 khu công nghệ cao Hoà Lạc và thành phố Hồ Chí Minh); ngoài ra còn có 124 cụm công nghiệp hoặc KCN vừa và nhỏ do các địa phương thành lập tại 19 tỉnh, thành phố với tổng diện tích hơn 6.500 ha. Hiện vẫn còn gần 350 khu vực ở 54/61 tỉnh, thành phố được kiến nghị đưa vào kế hoạch xây dựng thành KCN với tổng diện tích khoảng 35.000 ha[4]. Kể từ khi KCX Tân Thuận được thành lập đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh (1991), đến hết năm 2003 cả nước đã có 137 KCN, KCX, khu kinh tế mở được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phân bố chủ yếu ở các trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam, Miền Bắc và Miền Trung. Trong thời kỳ đầu, các KCN được hình thành trên cơ sở nâng cấp KCN cũ hoặc trên khuôn viên đã có của một số doanh nghiệp cũ đang hoạt động; số thành lập mới được phân bố trên địa bàn phù hợp qui hoạch vùng. + Về qui mô, bình quân một khu công nghiệp có diện tích 192 ha, với vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo dự kiến trong hồ sơ dự án là 28,8 triệu USD ( bình quân khoảng 183.000 SD/ha. + Khu công nghiệp cơ qui mô diện tích lớn nhất là khu công nghiệp Phũ Mỹ I tại Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích 954,4 ha. + Khu công nghiệp có qui mô nhỏ nhất là khu công nghiệp Bình Chiểu tại thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 28 ha. Nhìn chung tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN còn chậm. Ngoài một số KCN đã xây dựng xong hoặc cơ bản đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng như KCN Nomura Hải Phòng, KCN Đà Nẵng ở Đà ._.Nẵng, KCX Tân Thuận, Linh Trung ở thành phố Hồ Chí Minh, KCN Amta, Biên Hoà II ở Đồng Nai, KCN Việt Nam - Singapore, Việt Hương ở Bình Dương và giai đoạn I KCN Nội Bài, Hà Nội với đầy đủ các hạng mục công trình hạ tầng như hệ thống giao thông nội khu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đường dây và trạm điện, viễn thông, xử lý chất thải, nhất là hệ thống xử lý nước thải, cây xanh và công trình công cộng trong khu, các khu công nghiệp còn lại đang trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó một số đang san lấp mặt bằng, chuẩn bị xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Khu công nghiệp Dung Quất, diện tích 14.000 ha (nằm trên địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi), bao gồm nhiều khu công nghiệp nhỏ, một số khu đô thị và khu dân cư, các công trình công cộng đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư rất lớn dự tính nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực này sẽ từ nhiều nguồn khác nhau như vốn Ngân sách, đầu tư theo hình thức BOT, vốn đầu tư của tư nhân trong nước và nước ngoài. Tổng quan về tình hình thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp đã được thành lập vừa qua còn hạn chế (mới đạt 4.831 ha chiếm gần 45% diện tích đất công nghiệp…). Nếu so sánh với các nước khác nhằm đạt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước từ nay đến năm 2020, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có các giải pháp đối với việc phát triển KCN là: - Trước mắt trong những năm tới, tập trung thu hút đầu tư lấp đầy khu công nghiệp đã được thành lập. Đồng thời, cũng phải tiến hành rà soát, điều chỉnh qui hoạch hệ thống khu công nghiệp và phân chia thành các giai đoạn để tiến hành xây dựng khu công nghiệp. Song song với việc phát triển các khu công nghiệp đã được qui hoạch, căn cứ vào điều kiện và tình hình cụ thể của từng địa phương mà qui hoạch thành lập các cụm công nghiệp qui mô vừa và nhỏ cho phù hợp với khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng của từng địa phương và thu hút đầu tư. Trừ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn, tại các địa phương trong cả nước các cụm công nghiệp qui mô vừa và nhỏ thường được hình thành hoặc từ khu vực chưa có các yếu tố hạ tầng mà các doanh nghiệp công nghiệp khi thành lập đầu tư xây dựng tự phát, hoặc trên cơ sở qui hoạch lại các doanh nghiệp đã được thành lập từ trước đó. Trên cơ sở các cụm công nghiệp đã hình thành tại các địa phương mà chưa nằm trong qui hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp Việt Nam, sẽ tuỳ tình hình phát triển và tốc độ thu hút đầu tư của các cụm công nghiệp đó, khi đã đủ điều kiện thành lapạ khu công nghiệp, UBND địa phương (cấp tỉnh) lập đề án thành lập khu công nghiệp đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ công nghiệp, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan (nếu cần), trình Chính phủ xem xét quyết định củ trương thành lập khu công nghiệp đó: rồi phân kỳ thành từng giai đoạn vừa tiến hành xây dựng vừa thu hút đầu tư lấp đầy khu công nghiệp. Với cách làm này, đã có một số địa phương thực hiện tương đối thành công. 2.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở một số KCN Việt Nam 2.2.2.1 Ô nhiễm môi trường ở một số khu công nghiệp Cần Thơ TP Cần Thơ hiện có các KCN Trà Nóc 1, Trà Nóc 2, Hưng Phú 1, Hưng Phú 2, KCN nặng Ô Môn và KCN Thốt Nốt, khu tiểu thủ công nghiệp An Bình… nhưng đến nay tất cả các KCN này đều thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hàng trăm xí nghiệp, nhà máy đang hoạt động tại các KCN ở đây nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay doanh nghiệp có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, việc xây dựng cũng chưa đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật, công suất và mức độ hoạt động của nhà máy xử lý nước thải. Vì vậy, hầu hết các nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp đều chảy thẳng ra sông, gây ảnh hưởng môi trường chung quanh[14]. Không chỉ vậy, việc qui hoạch sắp xếp các nhà máy sản xuất cũng còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng nhà máy sản xuất và khu dân cư "dựa lưng" nhau. Điển hình tại khu tiểu thủ công nghiệp của quận Ninh Kiều, nhiều năm trước, khu tiểu thủ công nghiệp này đã nằm trong ý tưởng di dời để đảm bảo môi trường dân cư. Thế nhưng đến nay, các nhà máy không những không được di dời, địa phương này còn qui hoạch một khu dân cư mới hiện đại nằm sát khu tiểu thủ công nghiệp. Hậu quả, đêm đêm người dân phải ngửi mùi nồng nặc từ các nhà máy thải ra và các dòng kênh rạch đã trở thành màu đen. Tại KCN Trà Nóc, trong nhiều năm qua hệ thống mương thoát nước cục bộ đã bốc mùi rất nặng do phải gánh cả trách nhiệm thoát nước thải từ các nhà máy. Nhiều nhà máy tại KCN không có hệ thống xử lý nước thải, từ đó nước thải cứ trực tiếp chảy ra hệ thống mương thoát nước để thoát trực tiếp ra sông Hậu... Những dòng sông chết Tại cuộc họp HĐND TP Cần Thơ vừa qua, rất nhiều cử tri bức xúc phản ánh không chỉ việc thiếu hệ thống xử lý nước thải ở các KCN mà tình trạng các KCN gây ô nhiễm môi trường chung quanh ngày càng tăng. Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân sống dọc hai bên rạch Sang Trắng (thuộc phường Trà Nóc, quận Bình Thủy và phường Phước Thới, quận Ô Môn) bức xúc, liên tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân bức xúc: "Rạch Sang Trắng là nhánh sông trực tiếp từ sông Cái (sông Hậu) chảy vào nên nước rất sạch, người dân có thể sử dụng để sinh hoạt… .Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây, nước của con rạch đã đen sậm, bốc mùi hôi thối và mùi hóa chất từ các miệng cống của KCN Trà Nóc đổ ra". Điều đáng nói, khu vực dân cư này chưa có nước sạch sinh hoạt nên cư dân vẫn phải sử dụng nguồn nước bẩn để ăn uống, sinh hoạt... Việc phát triển các KCN ở Cần Thơ nhưng không có giải pháp khả thi xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đã gây ra hậu quả rất xấu cho môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Cần Thơ sẽ tiếp tục tăng dần trong thời gian tới. Theo ý kiến của cán bộ lãnh đạo TP Cần Thơ thì: "Môi trường đô thị TP Cần Thơ hiện nay đang bị ô nhiễm và cần có biện pháp giải quyết căn cơ. Ai cũng ăn uống, tắm giặt từ nước của sông Hậu nhưng hiện nay từ nước sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp… lại đổ xuống sông Hậu". 2.2.2.2 Ô nhiễm môi trường ở một số KCN tại Bà Rịa - Vũng Tàu A. Tình hình thu gom và xử lý nước thải tập trung:            Lượng nước thải phát sinh từ 06 KCN đang hoạt động khoảng 11-13.050m3/ngày đêm. Trong đó, lượng nước thải được thu gom và xử lý khoảng 7.900m3/ngày, đạt  60,5% gồm: KCN Mỹ Xuân A2 đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 2.500m3- 3000m3/ngày đêm, KCN Cái Mép: 1.000m3/ngày đêm và các doanh nghiệp KCN đầu tư hệ thống xử lý cục bộ công suất khoảng 4.400 m3/ngày đêm[2].              Ngoài trách nhiệm bảo vệ môi trường, tuân thủ theo đúng luật định, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung còn là một trong những tiêu chí bắt buộc phải hoàn thành trước khi mở rộng và phát triển KCN. Do đó, Ban quản lý các KCN đã có nhiều văn bản và tổ chức họp để đôn đốc, nhắc nhở và xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện của các Công ty phát triển hạ tầng. Kết quả đầu tư xây dựng HTXLNT đến thời điểm hiện nay như sau:            - KCN Mỹ Xuân A2 do Công ty phát triển Quốc tế Formosa làm chủ đầu tư hạ tầng KCN trên tổng diện tích 312,8 ha, đã đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải tạm thời cho KCN với công suất xử lý khoảng 2.500 - 3000 m3/ngày đêm và đang tiến hành đầu tư hệ thống nước thải với công suất xử lý 15.000m3/ngày đêm. Đến nay đã hoàn thành 50% tiến độ xây dựng, kinh phí đạt 54,6%, dự kiến vận hành chính thức vào tháng 01/2009. Hiện có 09/22 dự án đã được cấp phép đang hoạt động trong KCN này với các loại hình họat động như: thuộc da, sản xuất ốc vít, dệt kim, nón bảo hiểm, thiết bị y tế. 05/09 dự án đã tiến hành đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ, các dự án khác đã thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý tạm thời của KCN Mỹ Xuân A2[2].                 - KCN Mỹ Xuân A do Công ty IDICO làm chủ đầu tư trên tổng diện 301ha:  Công ty đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế giai đọan 1 là 4.000m3/ngày đêm. Đến nay đạt 50% khối lượng công trình xây dựng, dự kiến tháng 02/2009 sẽ đưa vào hoạt động. Hiện có 21/27 dự án đã được cấp phép đang họat động với các loại hình như: sản xuất gạch, ngói, bê tông, xi măng, gốm sứ thủy tinh, chế biến hải sản (01 dự án), giấy (02 dự án), bia… 05/21 dự án đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ (nhà máy gạch men Hoàng Gia, công ty giấy Sài Gòn - Mỹ Xuân, công ty thủy sản Đông Nam, công ty gạch men Nhà Ý, công ty Inax), các dự án khác đã hoàn tất đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của Công ty hạ tầng KCN. Tuy nhiên, do HTXLNT tập trung chưa hoàn thành nên nước thải của một số  Dự án chưa được xử lý thải thẳng ra môi trường, trong đó có 02 Dự án chế biến giấy, bao bì (Công ty PAK Việt Nam, Công ty CP Bao bì Vinaconex), 01 dự án chế biến gỗ (Công ty chế biến gỗ Tân Chung) (là những dự án phát sinh nhiều nước thải)[2].            - KCN Đông Xuyên do Công ty IZICO làm chủ đầu tư trên tổng diện tích 160,8 ha: HTXLNT tập trung được thiết kế với công suất dự kiến là 3.000m3/ngày đêm và UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt kinh phí đầu tư dự án từ nguồn vốn ngân sách với kinh phí 24,588 tỷ đồng, dự kiến khởi công công trình vào đầu quý 4/2008. Hiện có 36/56 dự án đã được cấp phép đang hoạt động, các loại hình tập trung chủ yếu như: sửa chữa lắp ráp cơ khí, sản xuất bao bì, đóng sửa tàu thuyền, may mặc, sản xuất sơn, dịch vụ hàng hải, đóng gói thủy sản, sản xuất nước đá…Trong đó có 04 dự án đã xây dựng HTXLNT cục bộ (Công ty Vietubes, Công ty CP Hải Việt, Công ty TNHH Hikosen Cara, Công ty Polystyrene). Lượng nước thải phát sinh tại KCN này không nhiều do đặc thù của các loại hình tập trung trong KCN, tuy nhiên chất lượng nước thải nếu chưa được xử lý sẽ bị ô nhiễm về nồng độ các chất hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, colifrom[2].            - KCN Phú Mỹ I do Công ty IZICO làm chủ đầu tư trên tổng diện tích 954,4 ha: HTXLNT tập trung của KCN đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4623/QĐ-UB ngày 02/07/2004, có công suất dự kiến giai đọan I là 2.500m3/ngày đêm, sử dụng nguồn vốn vay tín dụng hỗn hợp của Đan Mạch với tổng mức đầu tư khoảng 47 tỷ đồng. Do việc huy động ODA Đan Mạch để đầu tư dự án này không khả thi, do đó UBND tỉnh đã có chủ trương cho phép đầu tư dự án từ nguồn vốn ngân sách (văn bản số: 3409/UBND-VP ngày 06/6/2008). Công ty IZICO đã xin phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và nguồn vốn là: 33,24 tỷ và đang hoàn tất các thủ tục đấu thầu, dự kiến khởi công vào quý 4/2008. Hiện có 32/46 dự án đã được cấp phép đang hoạt động, các loại hình tập trung chủ yếu như: điện, gas, phân đạm, thép (05 dự án), xi măng, bao bì, bột mì, bột cá, ống thép, tôn, dầu ăn, bê tông… Trong đó có 05 dự án xây dựng trạm XLNT sinh hoạt, 03 dự án xây dựng trạm xử lý nước làm mát, 05 dự án xây dựng HTXLNT cục bộ (Công ty TNHH Baconco, Công ty xi măng Holcim VN, Công ty thép tấm lá Phú Mỹ, Công ty Blue Scope, Công ty Yara)[2].            - KCN Mỹ Xuân B1 do Công ty IDICO - CONAC làm chủ đầu tư trên tổng diện tích 226,15 ha. Hiện tại có 03/04 dự án được cấp phép đã đi vào họat động (một nhà máy sản xuất gạch, một nhà máy sản xuất đồ gỗ và một trạm xăng dầu), lượng nước thải phát sinh từ các dự án trong KCN này rất ít, chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Công ty IDICO đang tiến hành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng KCN.            - KCN Cái Mép do Tổng công ty xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư trên tổng diện tích 670 ha. Hiện tại có 04/07 dự án được cấp phép đã đi vào họat động và 03/04 dự án đã đầu tư xây dựng xử lý nước thải cục bộ (nhà máy chế biến Condensate, nhà máy xay lúa mì Interflour, nhà máy nhựa hóa chất Phú Mỹ). Chủ đầu tư hạ hầng KCN đang tiến hành lập hồ sơ mời thầu cho KTXLNT tập trung của KCN. B. Tình hình xử lý khí thải:           Hiện nay, phần lớn các KCN trên địa bàn tỉnh chưa lấp đầy diện tích nhưng vấn đề ô nhiễm không khí cũng đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Nguồn gây ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp chủ yếu tập trung ở các KCN: Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A, từ họat động của các nhà máy sản xuất phân bón, sản xuất thép và sản xuất vật liệu xây dựng như trạm trộn bê tông, gạch men…Một số dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí như Nhà máy Đạm Phú Mỹ (nguy cơ rò rỉ khí amoniac), Nhà máy phân bón Baconco (phát sinh bụi)…. Đa số các dự án sử dụng nhiên liệu than đá hoặc dầu FO, DO, hoặc trong sản xuất có sử dụng các dung môi hữu cơ (chế biến da thuộc), hơi hóa chất acid (công nghệ xi mạ, tẩy gỉ trong cán thép…). Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải hoặc có đầu tư nhưng chưa vận hành tốt hệ thống xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.            Ngoài ra, ô nhiễm không khí tại các KCN còn bắt nguồn từ bụi phát sinh từ các hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn ô nhiễm mang tính tức thời và tồn tại trong thời gian ngắn[2].            Trong đợt điều tra, khảo sát thực tế của Ban tại thời điểm tháng 8/2008 trong KCN Mỹ Xuân A đã phát hiện Nhà máy kéo cán thép của DNTN Liêm Chính không có biện pháp thu hồi chất thải nguy hại (dầu nhớt cặn trong quá trình vận hành thiết bị nung chảy tràn theo hệ thống thoát nước mưa), dùng xỉ than làm nhiên liệu đốt kéo cán thép, do đó gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, mất mỹ quan và ảnh hưởng đến các dự án lân cận.   C. Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn:   - Đối với chất thải rắn sinh hoạt: hầu hết các nhà máy đều hợp đồng các Công ty công trình đô thị thu gom và vận chuyển đến xử lý tại bãi chôn lấp rác thải của tỉnh theo đúng quy định.   - Đối với các chất thải rắn công nghiệp (chủ yếu xỉ lò luyện, vảy thép, bao bì hỏng, giấy vụn, bùn thải,…): đặc tính của các loại chất thải công nghiệp thông thường là các hợp chất vô cơ, ít gây mùi hôi, trong đó có nhiều loại chất thải có khả năng tái sử dụng như xỉ thép của ngành thép có thể sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy luyện phôi thép, tuy nhiên một số nhà máy trong dây chuyền công nghệ chưa đầu tư công đoạn tái sử dụng chất thải này vì kinh phí đầu tư lớn và hiệu quả kinh kế không cao. Bên cạnh đó, tỉnh vẫn chưa có nhà máy xử lý rác thải công nghiệp thông thường, một phần nhỏ được xử lý chung với rác thải sinh hoạt. Phần lớn chất thải rắn thông thường (tại các Công ty thép) đang tập kết trong khuôn viên nhà máy chờ thu gom, xử lý nhưng không có biện pháp che chắn, bảo quản. Đây là nguồn gây ô nhiễm do tác động của các tác nhân: nước mưa, oxi hoá…nếu không có biện pháp ngăn ngừa.          Theo thống kê sơ bộ, lượng chất thải rắn trong các KCN thải ra khoảng 276 tấn/ngày. Cụ thể như sau[2]:            + KCN Đông Xuyên: khoảng 5,67 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 2,8 tấn; rác thải công nghiệp 2,4 tấn, rác thải nguy hại 0,47 tấn)           + KCN Phú Mỹ I: khoảng 187 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 4 tấn, rác thải công nghiệp 181, rác thải nguy hại 2 tấn). Chủ yếu phát sinh từ các Công ty: Thép Miền Nam với khối lượng 170 tấn/ngày và Công ty thép tấm lá Phú Mỹ 2 tấn/ngày (xỉ lò luyện, vảy thép…)         + KCN Mỹ Xuân A: khoảng 75,5 tấn/ngày (rác sinh hoạt 2,5 tấn, rác công nghiệp 72 tấn, rác thải nguy hại 1 tấn)           + KCN Mỹ Xuân A2: khoảng 4,5 tấn/ngày (rác sinh họat 1,5 tấn, rác công nghiệp 2,2 tấn, rác thải nguy hại 0,3 tấn)           + KCN Mỹ Xuân B1-Conac: khoảng 1,9 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 0,3 tấn/ngày, rác công nghiệp 1,5 tấn, rác nguy hại 0,1 tấn)           + KCN Cái Mép: khoảng 2 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 0,35 tấn, rác thải công nghiệp 1,5 tấn, rác thải nguy hại 0,1 tấn)   Đối với chất thải nguy hại: trong thời gian qua, rác thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh phần lớn được vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải công nghiệp tại xã Phước Hòa, huyện Tân Thành của Công ty TNHH Sông Xanh để xử lý, phần còn lại được thu gom, vận chuyển về các Công ty có chức năng tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang để xử lý. Tuy nhiên, hiện nay do Công Ty TNHH Sông Xanh đang tạm thời ngưng hoạt động để giải quyết các tồn tại về môi trường theo chỉ đạo của UBND tỉnh, do đó việc xử lý chất thải nguy hại sẽ do các Công ty khác xử lý. Mặt khác việc quy họach, đầu tư các công trình cho việc xử lý chất thải công nghiệp đặc biệt là chất thải nguy hại chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức. Hiện nay, tỉnh đã có quy họach bãi đổ chất thải rắn 100 ha ở Tóc Tiên huyện Tân Thành, tuy nhiên công tác đầu tư triển khai chậm. 2.3 Những vấn đề môi trường ở Vĩnh Phúc 2.3.1 Thực trạng môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường ở Vĩnh Phúc 2.3.1.1 Thực trạng môi trường ở Vĩnh Phúc Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn phát triển rất mạnh, điều này đã và đang gây ra những áp lực lớn về môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của nhân dân... A. Môi trường khu vực đô thị Cùng với tốc độ đô thị hoá là sự gia tăng về dân số làm cho khối lượng chất thải phát sinh tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là rác thải sinh hoạt và nước thải. Trong khi đó trên địa bàn tỉnh chỉ có duy nhất 01 bãi chôn lấp rác thải ở khu vực chân Núi Bông - Phường Khai Quang - thành Phố Vĩnh Yên, bãi rác này không được thiết kế, xây dựng theo đúng quy định. Lượng rác thải sinh hoạt ở thành phố Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên và chất thải rắn công nghiệp ở một số cơ sở sản xuất do 02 Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị thu gom và đưa về đây xử lý, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt vẫn còn thấp và chỉ đạt khoảng 60 - 70%. Việc xử lý rác thải ở đây không đảm bảo vệ sinh môi trường, lượng rác hàng ngày đổ tập trung về đây rất lớn nên đây đang là một cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cần phải được xử lý triệt để trong giai đoạn 2003 - 2006. Bên cạnh đó, các đô thị trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở dịch vụ nằm xen kẽ trong khu vực đô thị đều mới chỉ được xử lý sơ bộ và thải vào rãnh thoát nước mưa để đổ ra các thuỷ vực tiếp nhận, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt, đặc biệt là ô nhiễm về các chất hữu cơ. Chất thải rắn y tế mới chỉ được thu gom, xử lý đúng quy trình kỹ thuật ở các bệnh viện lớn (BV Đa khoa tỉnh, Viện Quân Y 109, K74), còn hầu như các cơ sở y tế khác vẫn xử lý bằng phương pháp thông thường. Theo kết quả quan trắc hàng năng cho thấy, hầu hết các lưu vực nước mặt lớn ở khu vực đô thị hoặc các thuỷ vực gần các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu đô thị như Đầm Vạc, Đầm Và, sông Phan, sông Bến Tre, sông Cà Lồ,... đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, coliform, amoniac... Tình hình ô nhiễm về các chất hữu cơ đang có chiều hướng tăng lên[6]. Hoạt động xây dựng như khu đô thị, đường giao thông, các cơ sở công nghiệp... cũng như sự gia tăng về các phương tiện giao thông, hoạt động sản xuất công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm bụi, ô nhiễm về tiếng ồn. Theo kết quả quan trắc môi trường hàng năm cho thấy mức độ ô nhiễm về bụi, tiếng ồn từ năm 2002 - 2006 liên tục tăng, riêng kết quả quan trắc năm 2007 có giảm hơn so với năm 2006 và nguyên nhân chính là một số tuyến giao thông đã hoàn thiện như hệ thống giao thông nội thị Vĩnh Yên, Đường Quốc lộ số 2. Riêng đối với nồng độ các chất khí độc hại (CO, NOx, SO2,...) tuy chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhưng vẫn có xu hướng tăng lên trong những năm qua. B. Môi trường khu, cụm công nghiệp Sự phát triển công nghiệp trong thời gian qua đã đóng góp rất lớn vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình phát triển công nghiệp diễn ra rất mạnh đã và đang làm ô nhiễm môi trường. Đến nay trên địa bàn có 09 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích là 2.351,12 ha, trong đó có 03 KCN (Kim Hoa, Khai Quang và Bình Xuyên) đã đi vào hoạt động có diện tích là 650,12 ha với tỷ lệ lấp đầy là 61,4 - 100%, 01 KCN (Bá Thiện) đang xây dựng cơ bản và 05 KCN (Bình Xuyên II, Bá Thiện II, Chấn Hưng, Hội Hợp và Sơn Lôi) đã có chủ trương thành lập với tổng diện tích là 1.374 ha. Có 4/9 KCN đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định[6]. Nhìn chung, các KCN đều trong tình trạng vừa kêu gọi thu hút đầu tư, vừa đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm về bụi, tiếng ồn ở các KCN. Cho đến nay vẫn chưa có một KCN nào có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, kể cả những khu công nghiệp đã có nhiều dự án đầu tư hoặc đã được lấp đầy như KCN Kim Hoa, KCN Khai Quang. Đến nay mới chỉ có KCN Khai Quang đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, tuy nhiên mới chỉ đảm bảo việc xử lý nước thải của các cơ sở ở phía Nam của KCN, còn nước thải của các cơ sở sản xuất ở phía Bắc vẫn chưa đấu nối được hệ thống thu gom. Việc các KCN chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung làm cho công tác quản lý, kiểm soát việc xử lý nước thải gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng không xử lý nước thải và xả trộm ra môi trường khi không kiểm tra vẫn xảy ra khá phổ biến, gây ô nhiễm môi trường. Hầu hết các KCN vẫn chưa xây dựng trạm trung chuyển rác thải công nghiệp, đồng thời tỉnh vẫn chưa có bãi chôn lấp và xử lý rác thải công nghiệp. Một phần lượng rác thải công nghiệp do 2 Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị thu gom ở các cơ sở sản xuất, sau đó đổ tập trung vào Bãi rác chân Núi Bông, không có biện pháp xử lý nên đã gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng một số tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển rác thải công nghiệp và đổ trộm ra môi trường vẫn còn xảy ra. C. Môi trường khu vực nông thôn Vấn đề môi trường ở khu vực nông thôn đang trong tình trạng ngày càng suy thoái và trở thành vấn đề bức xúc, đặc biệt là vấn đến thu gom xử lý rác thải, nước thải và chất thải trong chăn nuôi. Theo kết quả điều tra cho thấy, ở khu vực nông thôn có 87 xã, thị trấn đã có đội ngũ thu gom rác thải, song việc thu gom hầu như chỉ thực hiện ở một số khu của xã; việc bố trí địa điểm xử lý là rất khó khăn. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa có nơi nào có hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường đảm bảo tiêu chuẩn; phổ biến vẫn là xử lý bằng biện pháp chôn lấp thông thường hoặc đổ vào khu vực đất trũng bỏ không, gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, kiến nghị ở nhiều địa phương[6]. Tình hình chăn nuôi ở khu vực nông thôn đang ngày càng phát triển mạnh theo xu hướng chăn nuôi tập trung, nước thải và chất thải rắn chăn nuôi tăng lên nhưng chưa có biện pháp xử lý đáp ứng được nhu cầu thực tế nên đã gây ô nhiễm môi trường về mùi, nguy cơ gây ra dịch bệnh rất cao. Mới chỉ có một phần nhỏ lượng chất thải trong chăn nuôi được thu gom, xử lý hợp vệ sinh bằng các hầm biogas, số còn lại đa phần thải trực tiếp vào các thuỷ vực (sông, suối, ao, hồ...) thông qua hệ thống cống rãnh tạm bợ... Trong những năm qua chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn đã đem lại những lợi ích nhất định cho người dân ở khu vực nông thôn. Song việc quy hoạch và xây dựng rãnh thoát nước thải không đồng bộ, không có nắp đạy đã dẫn đến tình trạng ứ đọng nước thải, ô nhiễm mùi và mất vệ sinh môi trường, đặc biệt đây cũng là nguyên nhân chính làm cho các dịch bệnh bùng phát. Vấn đề cấp nước sinh hoạt cho các hộ gia đình ở khu vực nông thôn cần phải quan tâm, đến nay mới có khoảng 60% số hộ gia đình khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch. Một số khu vực nông thôn đồng bằng, đặc biệt là các xã vùng bãi và một số vùng sâu nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt còn chưa đảm bảo. * Nguyên nhân: - Nhận thức của cộng đồng kể cả đội ngũ cán bộ cơ sở về bảo vệ môi trường nói chung còn hạn chế; ý thức chấp hành luật bảo vệ môi trường ở nhiều cơ sở sản xuất còn yếu. - Công tác quản lý môi trường ở các cấp chưa cập với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là ở cấp huyện và xã. Trình độ của một số cán bộ chính quyền địa phương còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương. - Hệ thống pháp luật BVMT chưa đầy đủ và đồng bộ; Cơ chế chính sách cho công tác BVMT, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn còn nhiều bất cập. - Phát triển công nghiệp quá nhanh, trong khi đó cơ sở hạ tầng ở hầu hết các khu, cụm công nghiệp chưa được hoàn thiện, đặc biệt là hạ tầng bảo vệ môi trường (cho đến nay chỉ có khu CN Khai Quang có hệ thống xử lý nước thải được vận hành còn các khu, cụm công nghiệp vẫn chưa có hệ thống thu gom, tập kết chất thải rắn, xử lý nước thải tập trung). - Quy hoạch chưa đồng bộ, không cập với thực tế; Hệ thống cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường ở các đô thị, khu du lịch không đáp ứng được tốc độ đô thị hoá và sự gia tăng dân số cơ học; đặc biệt là hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý rác. Đến nay, ở tất cả các khu đô thị, du lịch vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. - Hoạt động xây dựng ở các khu đô thị, các công trình công nghiệp gia tăng; Hệ thống giao thông đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện, mật độ phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh chóng. - Hạ tầng bảo vệ môi trường khu vực nông thôn (cấp nước, thoát nước, xử lý rác thải…) chưa được quan tâm đầu tư một cách hợp lý. Quy hoạch làng nghề tập trung chưa được triển khai hiệu quả. Hoạt động sản xuất làng nghề, hoạt động dịch vụ, chăn nuôi ở khu vực nông thôn phát triển mạnh, chất thải hầu như không được thu gom, xử lý. Việc sử dụng bừa bãi hoá chất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, diệt chuột, thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích...) trong sản xuất diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. - Các lưu vực nước mặt như ao, hồ ngày càng bị giảm về diện tích do bị san lấp để xây dựng các công trình, nhà ở..., làm giảm hoặc mất đi khả năng tự làm sạch của môi trường. - Hiện tượng khai thác nước ngầm trái phép, nhất là ở các doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp kể cả ở những nơi có hệ thống cấp nước làm suy giảm chất lượng và có nguy cơ cạn kiệt ở một số nơi. 2.3.1.2 Hoạt động bảo vệ môi trường ở Vĩnh Phúc Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, trong những năm gần đây, ngành tài nguyên và môi trường đã tập trung tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kết quả thực hiện từ năm 2003 đến nay như sau: A. Xây dựng chính sách, những hoạt động chỉ đạo về công tác BVMT: Từ khi có Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh ban hành các chị thị, nghị quyết và quyết định liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường như: - Tham mưu Ban thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 01/6/2005 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Tham mưu HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết như: Nghị quyết số 28/2004/NQ-HĐND ngày 12/12/2004 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Nghị quyết số 29/2007/NQ-HĐND ngày 04/7/2007 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành mức thu các loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có quy định về mức thu phí vệ sinh môi trường và lệ phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Tham mưu UBND tỉnh ban hành các chỉ thị, quyết định có liên quan đến bảo vệ môi trường như: Chỉ thị số 16/2004/CT-UB ngày 14/9/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Quyết định số 11/2005/QĐ-UBND ngày 05/7/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định thu phí và định mức tiêu thụ lượng nước sạch để tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 270/QĐ-UB ngày 26/01/2007; - Đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo nội dung Đề án tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2010 nhằm thực Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc để trình HĐND tỉnh thông qua trong kỳ họp tới; Quy định về bảo vệ môi trường khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh để tham mưu UBND tỉnh ban hành. B. Công tác kiện toàn, tổ chức bộ máy: Năm 2003, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành chức năng quản lý nhà nước về BVMT từ Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Sở Khoa học và Công nghệ), khi đó mới chỉ có 04 cán bộ, trong đó có 03 biên chế và 01 cán bộ lao động hợp đồng. Đến nay, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BVMT từ cấp tỉnh đến cấp xã đã cơ bản được kiện toàn. Sở Tài nguyên và Môi trường với 02 đơn vị trực thuộc tham mưu, giúp việc trong công tác bảo vệ môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường và Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường). Đối với cấp huyện đều đã thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường, trong đó có 06 huyện, thành, thị đã bố trí được cán bộ có chuyên môn về môi trường (vẫn còn có 03 huyện chưa có cán bộ có chuyên môn về môi trường: Lập Thạch, Tam Dương và Phúc Yên). Còn ở cấp xã cán bộ địa chính hoặc cán bộ y tế vẫn phải kiêm nhiệm công tác BV môi trường; hầu hết các xã chưa hợp đồng được cán bộ làm công tác môi trường như quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007. Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ của cấp huyện và ở cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. C. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường Nhìn chung, trong những năm gần đây tỉnh đã quan tâm đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, đảm bảo theo đúng tinh thần Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị và quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tuy nhiên, việc xác định nhiệm vụ chi cho Sở Tài nguyên và Môi trường và phân bổ vẫn còn có điểm chưa hợp lý như: chi thường xuyên cho Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường, một số khoản chi cho các Công ty MT đô thị vẫn tính vào chi sự nghiệp môi trường, việc cắt giảm chi 10% ... * Năm 2007: Tổng kinh phí bố trí từ ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường trên đị._.c thải công nghiệp độc hại có chứa nhiều chất độc hại, không phân hủy hoặc phân hủy chậm và không thể sử dụng làm phân bón vì có thể gây hại đến cây trồng, con người và gây tích tụ các chất độc hại sinh học. Việc chôn lấp chung giữa các loại rác thải có thể gây ra các phản ứng hóa học giữa các chất oxy hóa - khử, axit - kiềm, trao đổi ion,... gây ra các khí và tạo ra những hợp chất độc hại hơn, gây cháy, gây nổ, gây ăn mòn vật liệu chống thấm,... mà không thể kiểm soát được. Chất thải công nghiệp độc hại luôn được chôn lấp trong hố riêng và bề mặt hố chôn phải được gia cố bằng các vật liệu thích hợp (có thể là vật liệu đặc biệt khác với vật liệu gia cố hố chôn lấp rác thải chứa nhiều thành phần hữu cơ dễ phân hủy và công nghiệp không độc hại). Rác thải công nghiệp thông thường và rác thải sinh hoạt có thể tiến hành chôn riêng tại từng khu vực, hoặc trong từng hố riêng biệt, hoặc trong cùng 1 hố nhưng có lớp đất ngăn cách có chiều dày 1m. Trên cơ sở mục đích chôn lấp, đặc tính của các loại rác thải, việc tách biệt khu vực chôn lấp sẽ đạt được các ưu điểm sau: Dễ quản lý và vận hành bãi rác. Nhanh chóng tái sử dụng đối với khu vực chôn lấp rác thải chứa nhiều thành phần hữu cơ dễ phân hủy, thu hồi mùn hữu cơ để canh tác, tái chôn lấp sau khi đã lấy đi một lượng mùn đáng kể. Khu vực chôn lấp rác thải công nghiệp có thể nhanh chóng sử dụng để xây dựng các công trình tĩnh và không kiên cố như kho chứa, bãi chứa, sân phơi,... Không bị sử dụng nhầm lẫn đối với đất sau khi chôn lấp rác thải độc hại, khu vực này chỉ được sử dụng trong các trường hợp thích hợp và có biện pháp quản lý đặc biệt. Trong đó, phụ thuộc vào bản chất của từng loại CTRCN và CTNH có thể áp dụng các phương án như tái sinh và tái sử dụng, thiêu đốt, xử lý hoá học, vật lý, sinh học, cố định dưới dạng viên không tan, chôn lấp hợp vệ sinh như tóm tắt trong bảng 4.43 Bảng 4.30: Tổng hợp về các phương án xử lý chất thải rắn đang áp dụng tại KCN Loại chất thải Xử lý Tiêu huỷ Tái sử dụng Thiêu đốt Xử lý hoá học, vật lý, sinh học Cố định dưới dạng viên Chôn lấp Axít bazơ x Bùn chứa kim loại nặng X x x x x Chất vô cơ độc hại X X X Chất vô cơ không độc hại X x Dầu mỡ, dung môi X X Sơn, keo, bùn hữu cơ X x Hoá chất hữu cơ X X X Chất hữu cơ gốc sinh vật x x x Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 12/2005. Chú thích: Dấu X phương pháp được áp dụng để xử lý Những phương pháp này đều có những ưu điểm và nhược điểm, vì vậy, để phát huy được hết tác dụng của các phương pháp này cũng như nâng cao hiệu quả xử lý, cần có sự kết hợp các phương pháp xử lý với nhau. Kết quả điều tra đã cho thấy rằng KCN Khai Quang đã có nhiều cố gắng trong công tác thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn bằng các loại công nghệ xử lý thông dụng hiện nay. Tuy nhiên, do hiện nay KCN còn chưa thực hiện các khâu liên kết giữa các cơ sở để xử lý phế thải, cho nên các biện pháp công nghệ xử lý chất thải rắn cơ bản được áp dụng cục bộ tại các cơ sở sản xuất trong KCN, chưa hình thành được hệ thống liên kết để thu gom, xử lý đồng bộ trong cả KCN. Các biện pháp trao đổi, tái sinh, tái chế và tái sử dụng chất thải còn được áp dụng khá hạn chế tại KCN. Thời gian tới KCN cần nhanh chóng đưa vào sử dụng khu xử lý chung cho KCN. 4.3.3 Phát thải khí và công nghệ xử lý trong khu công nghiệp 4.3.3.1 Phát thải khí trong khu công nghiệp (a). Khí thải do các hoạt động sản xuất, bao gồm: Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu: các loại máy móc thiết bị như nồi hơi, lò đốt, máy phát điện... sử dụng các nhiên liệu như xăng, dầu FO, dầu DO...sinh ra khí thải với thành phần chủ yếu là bụi, SOx, NOx, THC... Các loại khí thải từ dây chuyền công nghệ: thành phần khí thải dạng này rất khác nhau, phụ thuộc vào từng công nghệ sản xuất như khí thải có chứa SO2, SO3, H2S, CO, CO2, (sản xuất cao su, kim loại...); NO, NO2 (sản xuất kim loại, kim loại mầu, nhựa...); các hợp chất carbon như các chất khí hữu cơ như hydrocarbon và dẫn xuất (các công nghệ sản xuất hoặc sử dụng chất kết dính, sơn và các loại dung môi)... (b). Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải: lưu lượng xe cao trong giai đoạn hoạt động sinh ra một lượng khí thải đáng kể. Thành phần khí thải của các phương tiện giao thông vận tải bao gồm bụi, SOx, NOx, THC... Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng kỹ thuật xe qua lại và tình trạng đường giao thông. (c). Khí thải từ các hoạt động khác: các hoạt động khác như xử lý nước thải (bể aeroten, sân phơi bùn...); khu vực tồn trữ, đốt rác... cũng sinh ra các khí ô nhiễm như: NH3, H2S, CH4, mercaptan (HS _ )... *. Đánh giá tình hình phát thải khí và tác động tới môi trường: (a). Tải lượng các chất ô nhiễm không khí: Kết quả ước tính sơ bộ tải lượng các chất ô nhiễm không khí tại 12 doanh nghiệp đã thực hiện bản ĐKTCMT tại KCN Khai Quang gồm: Bụi: 866,2 ; SO2: 288,2 ; SO3: 108,3 ; NOx: 541,2 ; CO: 256,2 ; THC: 69,9 (kg/ngày.đêm). Ngoài ra, tải lượng các chất ô nhiễm không khí do khí thải giao thông sẽ làm tăng tổng tải lượng ô nhiễm của toàn KCN. Dự tính sơ bộ tải lượng ô nhiễm môi trường không khí tại KCN Khai Quang do các phương tiện vận tải thải ra trong các ngày cao điểm tại KCN là: Bụi: 16,42 ; SO2: 82,76 ; NO2: 60,23; CO: 93,08 ; THC: 43,80 (kg/ngày.đêm). Bảng 4.31: Lượng khí thải trong KCN Khai Quang đơn vị: tấn/năm STT Bụi SO2 SO3 NOX CO THC Ghi chú 1 Lượng thải từ các cơ sở sản xuất 316,16 105,19 39,52 197,53 93,51 25,51 2 Lượng thải từ giao thông 5,99 30,21 21,98 33,97 15,99 3 Tæng 322,15 135,4 39,52 219,51 127,48 41,5 (b). Ảnh h­ëng cu¶ c¸c khÝ th¶i: + Oxyt cacbon (CO): Lµ chÊt khÝ kh«ng mµu, kh«ng mïi cã lùc m¹nh víi hemoglogin vµ chiÕm chç «xy trong m¸u g©y thiÕu «xy cho c¬ thÓ, v× thÕ CO g©y chãng mÆt, ®au ®Çu, buån n«n, ngÊy vµ rèi lo¹n nhÞp tim. Víi nång ®é 250 ppm, CO cã thÓ g©y tö vong. Ng­êi lao ®éng lµm viÖc liªn tôc ë khu vùc cã nång ®é CO cao bÞ ngé ®éc m¹n tÝnh, th­êng bÞ xanh xao, gÇy yÕu. Giíi h¹n nång ®é CO cho phÐp trong khu vùc s¶n xuÊt lµ 30 mg/m3. + C¸c oxit l­u huúnh (SOx): Lµ c¸c chÊt khÝ g©y kÝch thÝch m¹nh, g©y co giËt c¬ tr¬n, t¨ng tiÕt dÞch, viªm vµ c¸c chøng bÖnh kh¸c cña ®­êng h« hÊp. Ngoµi ra, SOx cßn cã thÓ g©y ra sù rèi lo¹n chuyÓn ho¸ protein vµ ®­êng, g©y thiÕu vitamin B vµ C, øc chÕ enzym oxydaza. TiÕp xóc l©u dµi víi khÝ SO2 ë nång ®é cao cã thÓ bÞ bÖnh ë hÖ t¹o huyÕt v× khi ®ã methemoglobin t¹o ra sÏ t¨ng c­êng qu¸ tr×nh «xy ho¸ ho¸ FeII thµnh FeIII. Giíi h¹n nång ®é SO2 cho phÐp trong khu vùc s¶n xuÊt lµ 20mg/m3, cßn ë vïng xung quanh vµ khu d©n c­ lµ 0,5 mg/m3. + Nit¬ oxit (NOx): Cã tÊt c¶ 6 lo¹i nito oxit: N2O, No, NO2, N2O3, N2O4, N2O5. Trong ®ã NO2 lµ chÊt ®¸ng quan t©m h¬n c¶. NO2 ®­îc xem lµ hîp chÊt chñ yÕu trong chuçi ph¶n øng cùc tÝm víi hydrocacbon trong khÝ th¶i cña m¸y mãc tiªu thô nhiªn liÖu, dÉn ®Õn h×nh thµnh muéi khãi cã tÝnh g©y «xi ho¸ m¹nh. NO2 ®­îc biÕt ®Õn nh­ mét chÊt g©y kÝch thÝch viªm tÊy vµ cã t¸c ®éng ®Õn hÖ thèng h« hÊp (g©y bÖnh m·n tÝnh cho hÖ thèng h« hÊp). HiÖn nay khÝ NO2 ë nång ®é th­êng gÆp trong thùc tÕ cã thÓ ®­îc xem nh­ lµ chÊt ®éc h¹i tiÒm tµng cã t¸c h¹i g©y bÖnh viªm x¬ phæi m·n tÝnh, tuy nhiªn ch­a cã sè liÖu ®Þnh l­îng vÒ vÊn ®Ò nµy. Giíi h¹n nång ®é NO2 cho phÐp trong khu vùc s¶n xuÊt lµ 5 mg/m3, cßn ë vïng xung quanh vµ khu d©n c­ lµ 0,4mg/m3. + Hi®ro sulfua (H2S): Lµ chÊt khÝ kh«ng mµu, cã mïi thèi ®Æc tr­ng, H2S lµ chÊt khÝ ®éc, g©y ng¹t thë vµ øc chÕ thÇn kinh trung ­¬ng. H2S lµ mét trong c¸c yÕu tè trong kh«ng khÝ g©y h­ h¹i vµ xuèng cÊp cho c¸c c«ng tr×nh kiÕn tróc. Giíi h¹n nång ®é H2S cho phÐp trong khu vùc s¶n xuÊt lµ 10mg/m3 cßn ë vïng xung quanh lµ 0,008mg/m3. + Hy®rocacbon (THC): Lµ c¸c hîp chÊt gi÷a cacbon vµ hy®ro, gåm cã 3 lo¹i: no, kh«ng no vµ th¬m. Tuú thuéc vµo khèi l­îng ph©n tö mµ c¸c hîp chÊt nµy cã thÓ tån t¹i d­íi d¹ng khÝ, láng, r¾n ë nhiÖt ®é th­êng. Khi ë tr¹ng th¸i khÝ, c¸c hîp chÊt hy®rocacbon lµ c¸c khÝ kh«ng mµu, cã mïi ®Æc tr­ng. Hçn hîp cu¶ h¬i hy®rocacbon víi kh«ng khÝ hoÆc «xy ë mét tØ lÖ nhÊt ®Þnh cã thÓ g©y næ. Nãi chung c¸c hîp chÊt hy®rocacbon ®Òu ®éc víi c¬ thÓ ng­êi ®Æc biÖt lµ c¸c hîp chÊt hydrocacbon th¬m (g©y suy h« hÊp, g©y dÞ øng da vµ g©y ung th­). Theo quy ®Þnh cu¶ bé y tÕ TC-505-BYT/Q§, giíi h¹n nång ®é cho phÐp cu¶ c¸c hîp chÊt hy®rocacbon trong khu vùc s¶n xuÊt lµ: benzen (50mg/m3), dÇu ho¶ (300 mg/m3), toluen (100 mg/m3), xylen (100 mg/m3), x¨ng dung m«i (300 mg/m3), x¨ng nhiªn liÖu (100 mg/m3). Theo quy ®Þnh TCVN 5938 - 2005 th× giíi h¹n nång ®é cho phÐp trong kh«ng khÝ xung quanh cu¶ c¸c hîp chÊt hydrocacbon nh­ sau: benzen (1,5 mg/m3), toluen (0,6 mg/m3) vµ x¨ng (5 mg/m3). + Bôi l¬ löng: Tïy theo tÝnh chÊt cu¶ bôi mµ t¸c h¹i cu¶ bôi cã thÓ rÊt kh¸c nhau. C¸c lo¹i bôi v« c¬ ®Æc biÖt, c¸c lo¹i bôi kim lo¹i, bôi giÇu silic, Amiang vv… cã thÓ g©y ra bÖnh bôi phæi (c¸c lo¹i bÖnh aluminose, silicose, siderose…) g©y phï thòng niªm m¹c, loÐt phÕ, khÝ qu¶n vµ g©y suy h« hÊp. Ngoµi ra bôi cßn g©y c¸c chÊn th­¬ng cho m¾t. Bôi than, bôi b«ng, bôi v« c¬ kh¸c vµo trong phæi g©y kÝch thÝch c¬ häc, ph¸t sinh ¶nh h­ëng sinh ho¸ ¶nh h­ëng ®Õn ®­êng h« hÊp. 4.3.3.2 Các công nghệ xử lý khí thải áp dụng tại khu công nghiệp Khai Quang A. Xö lý vµ gi¶m thiÓu « nhiÔm bôi: Trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt cña c¸c doanh nghiÖp, bôi cã thÓ ph¸t sinh do viÖc vËn chuyÓn nguyªn liÖu vµ t¹i khu vùc d©y chuyÒn s¶n xuÊt, cho nªn c¸c doanh nghiÖp ®· bè trÝ l¾p ®Æt chôp hót khÝ ngay t¹i bé phËn nµy. C¸c h¬i khÝ ®éc ph¸t sinh sÏ ®­îc qu¹t hót thu vµo chôp hót khÝ ®Ó theo èng khãi ®¹t tiªu chuÈn m«i tr­êng x¶ th¶i ra ngoµi. §Ó xö lý gi¶m thiÓu « nhiÔm bôi trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng s¶n xuÊt cu¶ nhµ m¸y, c¸c doanh nghiÖp ®· ®Çu t­ x©y dùng vµ l¾p ®Æt c¸c hÖ thèng xö lý nh­ sau: Khu vùc nhµ m¸y nghiÒn nguyªn liÖu, khu vùc chuÈn bÞ liÖu vµ mét sè vÞ trÝ cã kh¶ n¨ng ph¸t sinh bôi nh­: x¶ liÖu th« vµo kho, sÊy vµ Ðp liÖu, phñ men, nung vµ ph©n lo¹i sÏ ®­îc l¾p ®Æt hÖ thèng qu¹t hót ®Ó thu toµn bé bôi nh­: x¶ liÖu th« vµo kho, sÊy vµ Ðp liÖu, phñ men, nung vµ ph©n lo¹i sÏ ®­îc l¾p ®Æt hÖ thèng qu¹t hót ®Ó thu toµn bé bôi vµo hÖ thèng chïm cyclon vµ c¸c tói läc. Nh­ vËy, nång ®é bôi ph¸t ra tõ c«ng ®o¹n nµy lu«n lu«n ®¹t tiªu chuÈn cho phÐp theo TC 3733-2002-BYT/Q§ (¸p dông cho khu vùc s¶n xuÊt) vµ TCVN 5937-2005 (¸p dông cho khu vùc xung quanh). T¹i khu vùc c¸c m¸y sÊy phun lµ n¬i ph¸t sinh nguån bôi lín, th­êng ¸p dông 2 m¸y hót bôi liªn tiÕp, trong ®ã cyclon ®Çu tiªn dïng ®Ó thu c¸c h¹t bôi cã kÝch th­íc lín, l­îng bôi nµy cã thÓ t¸i sö dông ®­a trë l¹i cho qu¸ tr×nh s¶n xuÊt. TiÕp theo sau lµ cyclon d¹ng mµng n­íc (thñy cyclon) thu hÕt c¸c h¹t bôi cã kÝch th­íc bÐ, bôi nµy theo dßng n­íc xuèng bÓ l¾ng. PhÇn bïn l¾ng ®­îc thu vÐt theo ®Þnh kú, n­íc trong ®­îc sö dông tuÇn hoµn. PhÇn kh«ng khÝ tho¸t ra ngoµi lu«n lu«n cã hµm l­îng bôi ®¹t tiªu chuÈn cho phÐp theo TCVN 5937-2005, TCVN 5939-2005. Ph­¬ng ph¸p buång l¾ng: KhÝ th¶i sau khi ra khái lß nung ®­îc qu¹t hót thu gom qua buång l¾ng bôi nhiÒu ng¨n, sau khi qua buång l¾ng nhiÒu ng¨n, khÝ th¶i ®­îc dÉn qua ®­êng hÇm cèng c¸t ®Ó lo¹i bá c¸c khÝ ®éc råi th¶i ra m«i tr­êng. Ph­¬ng ¸n nµy tuy ®¬n gi¶n nh­ng hiÖu qu¶ xö lý thÊp do qu¸ tr×nh l­u chuyÓn qua ®­êng hÇm cèng c¸t, hµm l­îng c¸c khÝ ®éc th«ng ®­îc lo¹i bá triÖt ®Ó nªn sau khi th¶i ra m«i tr­êng vÉn g©y « nhiÔm m«i tr­êng. Ph­¬ng ph¸p hÊp thô b»ng n­íc: KhÝ th¶i sau khi ra khái lß nung, ®­îc thu gom bëi qu¹t hót vµ ®i qua buång l¾ng bôi ®Ó t¸ch c¸c h¹t bôi cã kÝch th­íc lín, sau ®ã ®­îc dÉn qua th¸p hÊp thô rçng. Dung dÞch hÊp thô lµ n­íc ®­îc phun ng­îc chiÒu so víi dßng khÝ, khi qua th¸p nµy c¸c h¹t bôi cã kÝch th­íc bÐ ®­îc dßng n­íc gi÷ l¹i mét c¸ch triÖt ®Ó. C¸c khÝ ®éc còng ®­îc hÊp thô vµo dßng n­íc, khÝ th¶i ra m«i tr­êng cã hµm l­îng c¸c khÝ ®éc gi¶m ®i mét c¸ch ®¸ng kÓ. Tuy nhiªn, trong tr­êng hîp lß ®èt than víi c«ng suÊt lín th× hµm l­îng c¸c khÝ ®éc sÏ nhanh chãng b·o hoµ vµ nång ®é c¸c khÝ ®éc cßn l¹i trong khÝ th¶i ra vÉn cã thÓ v­ît tiªu chuÈn cho phÐp. B. Xö lý vµ gi¶m thiÓu « nhiÔm do c¸c khÝ ®éc: - Khãi th¶i lß nung cã ph¸t th¶i nång ®é khÝ ®éc vµ bôi ®­îc xö lý b»ng ph­¬ng ph¸p hÊp thô bôi kiÓu cyclon vµ hÊp thô b»ng dung dÞch kiÒm. KhÝ th¶i ®­îc tho¸t ra ngoµi qua èng khãi cã chiÒu cao 30m. - D©y chuyÒn c«ng nghÖ xö lý bôi khãi tõ lß nung xi m¨ng gåm c¸c c«ng ®o¹n hót khãi, bôi, qua l¾ng xyclon kh«, xyclon ­ít (dïng mµng n­íc tuÇn hoµn sau ®ã th¶i qua èng khãi). HiÖu suÊt xö lý gi¶m ®­îc 75 - 80% l­îng bôi vµ 80% l­îng khÝ ®éc. - KhÝ lß h¬i chøa bôi, ®­a qua èng hót, qua hÖ thèng xyclon l¾ng bôi, qua qu¹t hót ®­a vµo èng khãi råi th¶i ra ngoµi. - Khãi tõ lß ®èt ®­îc chuyÓn qua hÖ thèng läc xyclon kh«, qua qu¹t hót ®­a vµo b×nh xyclon ­ít dïng mµng n­íc tuÇn hoµn sau ®ã th¶i ra ngoµi. HiÖu suÊt xö lý bôi khãi ®¹t 98%. CHỤP HÚT VÀ ĐƯỜNG ỐNG HÚT ß THIẾT BỊ LỌC BỤI TÚI VẢI HOẶC THU BỤI TĨNH ĐIỆN ß QUẠT HÚT ß ỐNG KHÓI THẢI H×nh 1. S¬ ®å xö lý khÝ, bôi b»ng ph­¬ng ph¸p hÊp thô bôi kiÓu cyclon. - Phương pháp hấp thụ bằng dung dịch kiềm: Dựa vào khả năng hấp thụ cuả dung dịch kiềm đối với các khí độc này như sau: Ca(OH)2 + SO2 -> CaSO3 + H2O Ca(OH)2 + SO2 + 1/2 O2 -> CaSO4 + H2O Ca(OH)2 + 2NO2 + 1/2 O2 -> Ca(NO3)2 + H2O Do đó, việc áp dụng phương pháp hấp thụ xử lý khí thải (khí thải sau khi được dẫn qua buồng lắng để tách các hạt bụi có kích thước lớn, sẽ được dẫn qua tháp hấp thụ, dụng dịch hấp thụ là dung dịch kiềm có độ pH: 10-11 được phun ngược chiều dưới dạng sương mù để hấp thụ triệt để bụi nhỏ và nồng độ các khí độc), sẽ đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Theo điều tra, thì hiệu suất xử lý bụi và khí độc theo phương pháp này đạt đến 98% và có thể loại bỏ các hạt bụi có kích thước bé đến 5Ao, bảo đảm xử lý hàm lượng các khí độc đạt tiêu chuẩn cho phép theo các TCVN hiện hành. Hiệu quả hấp thụ các khí độc trong tháp phụ thuộc vào độ pH cuả dung dịch kiềm. Theo các kết quả điều tra được đúc kết thì độ pH thích hợp để hấp thụ cao là: Độ pH cuả dung dịch 11 9 7 6 Hiệu suất hấp thụ - % 98 97 95 90 Để xử lý có hiệu quả, sử dụng dung dịch có pH11 đến pH12 bằng dung dịch vôi sữa 1,5 g/l. Lượng dung dịch sau khi hấp thụ được thu vào bể lắng, phần cặn tách ra ở đáy bể, phần nước trong chuyển sang bể chứa để bơm tuần hoàn vào tháp hấp thụ sau khi đã bổ sung cho đạt nồng độ 1,5 g/l (tức độ pH đạt 11-12). C. Ngoài ra, KCN cũng áp dụng các biện pháp xử lý khí thải khác cho quy mô toàn KCN như sau: Đảm bảo diện tích cây xanh chiếm tối thiểu 15% diện tích toàn KCN (9,1% cây xanh trồng trong khuôn viên KCN, trên 4,9% diện tích cây xanh được trồng trong khuôn viên các nhà máy). Bê tông nhựa tất cả các con đường giao thông nội bộ trong phạm vi KCN, đường giao thông trong từng nhà máy. Lát vỉa hè dọc các tuyến đường chính trong KCN. Đầu tư xe phun nước dùng để tưới đường giao thông trong nội vi KCN vào những ngày nắng nóng, khô hạn. Xây dựng trạm rửa xe trong KCN, bắt buộc phải rửa xe trước khi ra vào KCN. - Tăng cường áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm tại nguồn như: tính toán chiều cao ống khói thải khí phù hợp; thay đổi quy trình công nghệ và nhiên liệu; lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải tại các nhà máy như: lắng, lọc, hấp thụ, hấp phụ, phân hủy sinh hoá...; áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống sự cố (cháy, nổ ...) tại các khu vực sản xuất; xây dựng kế họach định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế, hoặc đổi mới các máy móc thiết bị sản xuất kịp thời nhằm tránh gây rò rỉ các chất ô nhiễm, độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ gây cháy nổ; bố trí hợp lý hệ thống cây xanh trong khuôn viên các nhà máy sản xuất. Kết quả điều tra đã cho thấy rằng KCN Khai Quang đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường không khí nhằm bảo đảm tiêu chuẩn môi trường Việt Nam quy định. Tuy nhiên, do hiện nay KCN còn chưa thực hiện công tác báo cáo ĐTM, cho nên các biện pháp công nghệ xử lý khí thải cơ bản được áp dụng cục bộ tại các doanh nghiệp trong KCN, chưa có chương trình giám sát môi trường không khí ở quy mô thống nhất cho toàn KCN. Vì vậy, trong thời gian tới KCN cần nhanh chóng hoàn thành công tác báo cáo ĐTM để quy hoạch tổng thể các giải pháp quản lý và xử lý khí thải phù hợp, hiệu quả cho KCN. 4.3.4 Dự báo về môi trường tới năm 2015 Môi trường tại KCN Khai Quang được dự báo tới năm 2015 về cơ bản sẽ không thay đổi nhiều dựa vào những cơ sở sau: Diện tích tổng thể KCN đã được lấp đầy, chưa có chủ trương về mở rộng KCN Các nhà máy, xí nghiệp đã đi vào hoạt động với 100% công suất Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở đây đã áp dụng những công nghệ mới nhất, hiệu quả nhất trong việc xử lý nước thải, khí thải và các CTR, CTNH. 4.4 Những giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu công nghiệp 4.4.1 Giải pháp về mặt quản lý Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và BVMT, nâng cao hiệu quả thi hành luật BVMT, luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng, luật tài nguyên nước và các luật khác. Xây dựng và ban hành quy chế BVMT và tiêu chuẩn môi trường cấp tỉnh. Xây dựng, ban hành chính sách xã hội hoá công tác BVMT, khuyến khích các thành phần kinh tế cả trong và ngoài tỉnh tham gia BVMT. Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất hàng hoá áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải và cơ sở có những nghiên cứu nhằm giảm thiểu chất thải sau khi tiêu dùng hàng hoá đó. Ban hành quy chế phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom và xử lý chất thải nguy hại. Tổ chức hệ thống quản lý ngành sao cho chức năng quản lý và chức năng thực hiện được tách biệt và được phân công rõ ràng cho các cấp, và các hoạt động thực hiện có thể phân công qua đấu thầu. Vấn đề tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT: xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy của tỉnh về BVMT như: Xây dựng quy chế BVMT và tiêu chuẩn môi trường của tỉnh nhưng không dễ tính hơn luật BVMT và tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam (Vấn đề này các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm và có hiệu quả cao); trong quy chế này sẽ quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân đang sinh sống, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong công tác BVMT bền vững. Ngoài ra ở nông thôn và vùng miền núi có những nét đặc thù riêng trong sản xuất đặc biệt là lối sống và phong tục tập quán cho nên nhất thiết phải xây dựng “Hương ước” đối với các làng xã trong việc BVMT nông thôn, đi đầu trong vấn đề này phải là ban địa chính và môi trường cấp xã sau đó đến thôn và các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội phụ lão… Hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh, huyện/thị xã. Đối với các tổ chức môi trường cấp xã phải thực sự đi vào hoạt động ngay nhằm hỗ trợ tích cực về BVMT cho các cơ quan quản lý cấp cao hơn. Sử dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện Luật BVMT Việt Nam và quy chế BVMT của tỉnh đối với tất cả các tổ chức, cá nhân vi phạm. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề này cần phối hợp chặt chẽ giữa Sở TNMT, Công an, Viện kiểm sát tỉnh, huyện và các xã cơ sở. Cần có quy chế về sử dụng công nghệ sản xuất sạch và lắp đặt hệ thống xử lý hiện đại và khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tốt các quy định về BVMT thông qua ưu đãi về thuế, đặc biệt là đối với các KCN, nhà máy áp dụng công nghệ sản xuất sạch và lắp đặt các hệ thống xử lý với công nghệ hiện đại hoặc các dự án đầu tư công nghệ xử lý và cải thiện môi trường. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo bao gồm các nhà quản lý môi trường, khoa học công nghệ, chủ doanh nghiệp theo các chủ đề như nâng cao năng lực quản lý môi trường cấp tỉnh, huyện, xã và KCN; ô nhiễm công nghiệp với chủ đề về Đánh giá tác động môi trường, quan trắc ô nhiễm và nâng cao nhận thức. 4.4.2 Giải pháp về mặt kỹ thuật công nghệ Hoạt động BVMT sẽ không có hiệu quả nếu không theo kịp tốc độ KT-XH. Tăng cường nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia môi trường là giải pháp hỗ trợ để công tác BVMT đạt được kết quả ngày càng cao hơn. Triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi trường, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, xây dựng các đề án , dự án BVMT. Lập ngân hàng dữ liệu và nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp. Hiện đại hoá công nghệ và sản xuất thiết bị chuyên ngành xử lý chất thải khí và bụi cho lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm từ cao su... Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án đầu tư đưa vào áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện của từng vùng trong tỉnh để xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp cho các KCN. Nhập khẩu tiến tới tự sản xuất các thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, và các rác thải trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ để sản xuất phân bón vi sinh. Lập trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí, mở cho KCN, khu vực lân cận và vận hành các trạm có hiệu quả Cung cấp hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất thực hiện các chương trình sạch hơn, kể cả đổi mới thiết bị công nghệ thông qua quỹ tài trợ xoay vòng. Vấn đề này cần thực hiện ưu tiên trong lĩnh vực giao thông, sản xuất nông nghiệp, làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hiệu suất cao hơn đồng hành với lưu lượng thải thấp hơn. Cần tăng cường thêm ngân sách hàng năm cho khoa học công nghệ của tỉnh, nhằm ưu tiên khuyến khích việc ra đời các dự án, đề án về dây truyền sản xuất sạch hơn trước mắt cho một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp hiện nay và tương lai đến 2020 sẽ phát triển mạnh có nguy cơ ô nhiễm cao như: Chế biến nông sản thực phẩm, tơ tằm dệt nhuộm, chế biến lâm sản, gốm sứ và vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ. Hình thành phát triển ngành công nghiệp môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, ưu đãi về thuế để lôi kéo việc nhập khẩu và tiến tới sản xuất tại địa bàn tỉnh các dây truyền sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với hiệu suất sản phẩm cao và lưu lượng thải thấp. Bên cạnh các hình thức tự nguyện, việc bắt buộc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn phải thực hiện ngay đối với một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm. 4.4.3 Giải pháp về mặt kinh tế Tăng cường đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư BVMT theo tinh thần nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15-11-2004 của Bộ chính trị, bao gồm: Nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách của tỉnh, các Bộ, nghành, nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, vốn ODA. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đóng góp của cộng động. Nguồn vốn từ áp dụng các công cụ kinh tế như phí BVMT đối với nước thải ... Lồng ghép công tác BVMT vào các chương trình, đề án phát triển KT-XH của các cấp các ngành trong Tỉnh. Quỹ môi trường của tỉnh sẽ được ngân sách tỉnh trích ra ban đầu để đầu tư cho các hoạt động xử lý, cải tạo môi trường và khen thưởng cho các tổ chức cá nhân có thành tích BVMT. Hàng năm, Quỹ được bổ sung từ nguồn thu phí BVMT của các doanh nghiệp như phí nước thải, vệ sinh, xử lý rác thải và phí xử phạt do vi phạm luật môi trường của nhà nước Việt Nam và quy chế môi trường của tỉnh trên cơ sở “người gây ô nhiễm phải trả tiền cho ô nhiễm”. Quỹ BVMT của tỉnh sẽ là nguồn vốn tái đầu tư cho các dự án trong Đề án. Quỹ môi trường còn được tích luỹ dưới các hình thức quyên góp dưới dạng tiền mặt hoặc trực tiếp đầu tư và thi công các dự án BVMT của các cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện nước ngoài vì sự nghiệp BVMT bền vững cho tỉnh nhà. Các hình thức lao động vệ sinh môi trường, lao động công ích đó cũng là hình thức tạo quỹ cho môi trường của tỉnh. Mọi cá nhân hay tập thể sử dụng quỹ môi trường của tỉnh không đúng mục đích gây thất thoát quỹ môi trường coi như họ là những kẻ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cần xử phạt nghiêm khắc theo luật nhà nước hoặc quy chế hiện hành của Tỉnh. Để phát huy có hiệu quả sử dụng nguồn quỹ này, cần có một cơ chế năng động và linh hoạt để đảm bảo khai thác tốt đầu tư vào các hoạt động BVMT. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đã đưa ra một số kết luận sau: 1. Về hiện trạng môi trường không khí. Tại khu vực lân cận xung quanh KCN có dấu hiệu bị ô nhiễm do bụi lơ lửng và tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông hoạt động trên các tuyến đường huyện lộ, song trên phạm vi KCN các doanh nghiệp do áp dụng tốt các biện pháp khống chế ô nhiễm bụi, tiếng ồn và vi khí hậu, cho nên hiện trạng môi trường không khí tại KCN có thể đánh giá chung là chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, đạt mức độ cho phép giới hạn của TCVN 5937-2005. 2. Về hiện trạng môi trường đất tại KCN. Hiện tại chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, do KCN đã thực hiện tốt các quy trình xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm đất. Tuy nhiên để đánh giá mức độ tích luỹ ô nhiễm, trong thời gian tới cần có những quan trắc, theo dõi cập nhật về chất lượng môi trường đất tại KCN. 3. Về hiện trạng môi trường nước tại KCN. Có thể đánh giá chung là chất lượng nước ngầm khá tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho KCN. Chất lượng nước thải công nghiệp được xử lý phù hợp mức độ cho phép của TCV 5942-2005 loại B và nếu KCN hoàn thành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, thì sẽ đạt TCVN 5942-2005 loại A, sau khi xử lý đạt tiêu chuấn loại A được đổ vào nguồn nước mặt tại các nguồn tiếp nhận như sông, hồ, đầm…sẽ làm giảm nhẹ sự ô nhiễm nước mặt do khu vực KCN và khu lân cận. 4. Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung và của KCN nói riêng đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu khá quan trọng. Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường từng bước được nâng lên. Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường bắt đầu được chú trọng hơn, nội dung quản lý được mở rộng với mức độ ngày càng chặt chẽ hơn. Hệ thống cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường ở KCN Khai Quang đã được hình thành, chức năng và nhiệm vụ dần được xác định rõ và đang hoạt động có hiệu quả. 5. Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua đã có những tác động tiêu cực đến môi trường: - Chất lượng môi trường nước tại KCN Khai Quang cũng như xung quang KCN đang bị tác động mạnh. - Môi trường không khí ở KCN Khai Quang đang chịu nhiều áp lực. - Lượng chất thải rắn trong KCN tăng nhanh cần được có giải pháp xử lý hiệu quả. - Việc cung cấp nước sạch, xử lý chất thải và giữ gìn vệ sinh môi trường ở KCN còn kém; ý thức tự giác về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của đại đa số nhân dân còn thấp. - Công tác quản lý môi trường ở KCN còn nhiều bất cập do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và nhận thức của cán bộ lãnh đạo còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có ý thức tự giác trong việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với các cấp quản lý địa phương - Chỉ đạo các cấp các ngành nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TƯ của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41. - Ban hành Nghị quyết về cơ chế đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Đầu tư xây dựng trạm quan trắc và mạng lưới quan trắc môi trường. Triển khai quy hoạch môi trường các cấp, xây dựng đồng bộ cơ chế chính sách bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn địa phương cung như trong KCN. - Tăng cường năng lực cho công tác quản lý Tài nguyên và môi trường ở các cấp; Đào tạo nâng cao trình độ, nhận thức cho cán bộ chuyên môn, cán bộ lãnh đạo ở cơ sở. - Tăng cường đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường; có chế độ ưu đãi thích đáng cho các dự án đầu tư về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. - Có chính sách hợp lý nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. 5.2.2 Đối với cấp quản lý trung ương - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường. - Đầu tư cho Vĩnh phúc xây dựng trạm quan trắc theo thông báo của Bộ trưởng. - Tăng cường các dự án đầu tư xây dựng các mô hình quản lý môi trường, xử lý chất thải trong khu công nghiệp. - Nên thực hiện việc lập Báo cáo Hiện trạng môi trường hàng năm ở KCN nhằm tăng cường trách nhiệm của Ban quản lý KCN trong công tác bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia. Có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về phương pháp lập Báo cáo (phương pháp điều tra, phân tích, đánh giá...). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 - Ban quản lý cỏc KCN và thu hỳt đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm phát triển các KCN. 2 - Ban quản lý cỏc KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2008), Báo cáo Số: 28/BC.BQL-QH về Tỡnh hỡnh thực hiện cụng tỏc bảo vệ mụi trường trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 9 tháng đầu năm 2008. ngày 10/9/2008 3 - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), báo cáo môi trường quốc gia năm 2007, Hà Nội ngày 12/8/2008 4 - KS. Vũ Hoàng Kim (2006) Báo cáo tóm tắt đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ, quản lý môi trường và xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường ở tỉnh Vĩnh Phúc trang 2 – Vp 2006 5 - Lê Văn Khoa (2006), khoa học môi trường, NXB Giáo dục 6 - Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc (2008) báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 7 - Thông tin Khoa học - Công nghệ - Môi trường tỉnh Sóc Trăng, số 3, 2003, tr. 21+22 8 - UBND tỉnh vĩnh phúc CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG Về bảo vệ môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, đô thị và nông thôn trên địa bàn Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH - 2008 9 - Phạm Ngọc Đăng, Trần Hiếu Nhuệ (2005), Diễn biến môi trường và các giải pháp BVMT. Đề tài KHCN07-11, Hà Nội 2005 10 - Phạm Ngọc Thuỵ (2008), bài giảng môi trường và phát triển, ĐHNN Hà Nôi. 11 Hiện trạng môi trường ASEAN 12 - Nguyễn Đăng (2003), 13 - Võ Thuận (2008), 14 - 15 =1053&CateXBPDetailID=85&CateXBPID=1&Year=19981 16 =2534&tabid=67 17 =_000002084&PageNum=1 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan