Điều tra tiềm năng thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Bác Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn

Tài liệu Điều tra tiềm năng thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Bác Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn: ... Ebook Điều tra tiềm năng thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Bác Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn

pdf128 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Điều tra tiềm năng thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Bác Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- NGUYỄN ANH HÙNG §iÒu tra tiÒm n¨ng thøc ¨n cho ch¨n nu«i ®¹i gia sóc cña x· b¾c s¬n (mãng c¸i) vµ ®Ò xuÊt m« h×nh khai th¸c nguån thøc ¨n Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60-42-60 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Chung Thái Nguyên - 2008 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Sinh thái học - Khoa Sinh - KTNN Trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Chung Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn họp tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2008 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Hoàng Chung, Nguyễn Anh Hùng (2008), Tiềm năng thức ăn chăn nuôi đại gia súc của xã Bắc Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, số 8, Hà Nội. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong lụân văn là trung thực và chưa có ai công bố. Tác giả Nguyễn Anh Hùng LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng thành kính, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng tới: - Thày giáo PGS - TS Hoàng Chung đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này. - Ban chủ nghiệm khoa Sinh – KTNN, thày giáo TS Lê Ngọc Công cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; cán bộ, nhân viên phòng thí nghiệm Trung tâm - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học. - Ban lãnh đạo khoa khoa Khoa học Tự nhiên & Xã hội - Đại học Thái Nguyên, các phòng ban chức năng và bè bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu khoa học - Các vị lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân xã Bắc Sơn - Móng Cái - Quảng Ninh, Trung đoàn 42, phòng Thống kê và trạm Khí tượng thị xã Móng Cái đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 09 năm 2008 Tác giả Nguyễn Anh Hùng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VCK: Vật chất khô NC: Nghiên cứu DS: Dạng sống GTCT: Giá trị chăn thả To: Giá trị chăn thả tốt TB: Giá trị chăn thả trung bình Ke: Giá trị chăn thả kém Ho: Không có giá trị chăn thả ĐVTĂ: Đơn vị thức ăn UBND: Uỷ ban nhân dân Nxb: Nhà xuất bản DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Sản lượng VCK và chất lượng những loại cỏ trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt 32 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu khí hậu của thị xã Móng Cái năm 2007 41 Bảng 4.1. Tiêu chuẩn dùng để phân loại các tiểu vùng sinh thái 48 Bảng 4.2. Thành phần loài trong các thảm cỏ bãi soi hoang hóa 52 Bảng 4.3. Những dạng sống chính của thực vật trong các soi bãi 59 Bảng 4.4. Năng suất thảm cỏ trong các bãi đất hoang hoá 62 Bảng 4.5. Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong thảm cỏ tự nhiên 63 Bảng 4.6. Những dạng sống chính của thực vật trong các đồi cỏ tự nhiên 70 Bảng 4.7. Năng suất thảm cỏ mọc trong các đồi cỏ tự nhiên 73 Bảng 4.8. Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong thảm cỏ dưới tán rừng 74 Bảng 4.9. Dạng sống chính của thực vật trong các thảm cỏ dưới tán rừng 82 Bảng 4.10. Năng suất thảm cỏ mọc dưới rừng trồng 84 Bảng 4.11. Kết quả điều tra tình hình kinh tế gia đình tại xã Bắc Sơn 86 Bảng 4.12. Thống kê hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Bắc Sơn 87 DANH MỤC BẢN ĐỒ Trang Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Bắc Sơn 39 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang Mục lục 1 MỞ ĐẦU 5 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 7 1.1.1. Khái niệm vùng (Region) 7 1.1.2. Khái niệm phân vùng (Regionalisation) 7 1.2. Phân vùng địa vật lý 8 1.3. Phân vùng khí hậu 9 1.3.1. Vấn đề phân vùng khí hậu trên thế giới 9 1.3.2. Vấn đề phân vùng khí hậu ở Việt Nam 11 1.4. Phân vùng thổ nhưỡng 12 1.4.1. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng trên thế giới 13 1.4.2. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng ở Việt Nam 13 1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật 15 1.5.1. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật trên thế giới 15 1.5.2. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở Việt Nam 18 1.6. Phân vùng kinh tế nông nghiệp 19 1.6.1. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp trên thế giới 20 1.6.2. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam 21 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.7. Những nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống và năng suất 24 1.7.1. Những nghiên cứu về thành phần loài 24 1.7.2. Những nghiên cứu về dạng sống 26 1.7.3. Năng suất đồng cỏ 26 1.8. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả và vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ miền Bắc Việt Nam 27 1.8.1. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả 27 1.8.2. Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam 29 1.9. Những nghiên cứu về đồng cỏ trồng và cây thức ăn gia súc 30 1.9.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới 30 1.9.1.1. Tình hình phát triển 30 1.9.1.2. Những kết quả nghiên cứu 32 1.9.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 33 1.9.2.1. Tình hình phát triển 33 1.9.2.2. Những kết quả nghiên cứu 34 CHƢƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 37 2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của thị xã Móng Cái 37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 37 2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 37 2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 37 2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên 37 2.1.1.4. Thực trạng môi trường 38 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.1.2. Tình hình xã hội Thị xã Móng Cái 38 2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Bắc Sơn 39 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 39 2.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 39 2.2.1.2. Khí hậu thuỷ văn 40 2.2.1.3. Đất đai 41 2.2.1.4. Thảm thực vật 42 2.2.2. Điều kiện xã hội 42 CHƢƠNG III: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 44 3.2. Phương pháp nghiên cứu 44 3.2.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phương 44 3.2.2. Điều tra ngoài thực địa 44 3.2.3. Trong phòng thí nghiệm 44 3.2.3.1 Đối với mẫu thực vật 44 3.2.3.2. Đối với mẫu đất 45 CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47 4.1. Xây dựng bảng phân loại các tiểu vùng sinh thái 47 4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái 47 4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái 49 4.2. Mức độ khai thác hiện nay của các tiểu vùng 50 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.3. Thực trạng về các tiểu vùng đang khai thác làm bãi chăn thả gia súc 51 4.3.1. Thảm cỏ trong các bãi đất hoang hoá 51 4.3.1.1. Thành phần loài 51 4.3.1.2. Thành phần dạng sống 58 4.3.1.3. Năng suất cỏ trong các điểm nghiên cứu 61 4.3.2. Thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên 62 4.3.2. 1. Thành phần loài 63 4.3.2.2. Thành phần dạng sống 70 4.3.2.3. Năng suất cỏ trong các đồi cỏ tự nhiên 73 4.3.3. Thảm cỏ dưới tán rừng 74 4.3.3.1. Thành phần loài 74 4.3.3.2. Thành phần dạng sống 81 4.3.3.3. Năng suất các thảm cỏ dưới tán rừng 84 4.4. Thực trạng lao động và mức sống hiện nay của người dân xã Bắc Sơn 85 4.5. Phương hướng sử dụng các tiểu vùng 87 4.6. Mô hình khai thác thức ăn 89 4.6.1. Đánh giá một số tình hình chăn nuôi hiện nay 89 4.6.2. Đề xuất mô hình khai thác thức ăn 90 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 93 1. Kết luận 93 2. Đề nghị 93 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 101 MỞ ĐẦU Tại hội nghị "Đẩy mạnh sản xuất, chế biến bảo quản thức ăn thô xanh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 18/12/2007 tại Ba Vì (Hà Tây); Theo Cục chăn nuôi, hiện nay, tổng đàn gia súc ăn cỏ của cả nước lên tới trên 11,5 triệu con. Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ của cả nước mới đạt trên 45.000 ha, chỉ đáp ứng được 7,6% nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do các địa phương chưa quy hoạch đất trồng cỏ, chưa khai thác hết diện tích đất chưa sử dụng và chưa mạnh dạn chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang trồng cỏ thâm canh. Nông dân chưa có tập quán xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, chủ yếu dựa vào bãi chăn thả tự nhiên và thức ăn tận dụng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi diện tích đất trồng trọt sang trồng cỏ và thức ăn xanh. Tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho chăn nuôi là một trong những nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, ngành chăn nuôi nước ta vẫn phát triển chậm so với nhu 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cầu. Có nhiều nguyên nhân, trong đó bên cạnh yếu tố dịch bệnh, việc thức ăn chăn nuôi tăng giá với mức 20-30% là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành. Hiện nay, thị trường thức ăn chăn nuôi của nước ta phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới, trong khi đó hiện giá dầu mỏ tăng cao, một số quốc gia đã chuyển hướng dùng ngô để chế biến Ethanol. Vì vậy, sản lượng ngô chế biến thức ăn chăn nuôi sụt giảm, dẫn đến giá thành tăng cao. Dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp diễn và có thể ở quy mô cao hơn. Do đó, ngành chăn nuôi tiếp tục phải đối mặt với vấn đề giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, giải quyết tình trạng này, ngành chăn nuôi phải có sự điều chỉnh cơ cấu chiến lược, trong đó đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ được coi là hướng chính. Chủ trương phát triển sản xuất thức ăn thô xanh là chủ trương mới và rất quan trọng của ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay. Đối với những vùng phát triển mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, cỏ phải được coi là cây trồng chính, phải là hàng hóa, trồng cỏ phải được coi là hướng chuyển dịch hướng tới thâm canh và xuất hiện được nghề trồng cỏ, buôn bán cỏ và sản phẩm cỏ chế biến như: đóng bánh, ủ chua… Với định hướng quy hoạch sản xuất thức ăn thô xanh phù hợp với điều kiện từng vùng, đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn thô xanh để phát triển chăn nuôi trong cả nước, đồng thời xuất khẩu sản phẩm thức ăn thô xanh trong khu vực và tiếp cận thị trường quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu đưa diện tích trồng cỏ lên 290.000 ha vào năm 2010 và 500.000 ha vào năm 2020. Bộ cũng yêu cầu các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển đồng cỏ, đồng thời có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trên đây là những đánh giá, nhìn nhận và giải quyết vấn đề phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở góc độ vĩ mô, còn tại các địa phương, cơ sở thì vấn đề này được thực hiện ra sao? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Điều tra tiềm năng thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Bắc Sơn - Móng Cái và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, Bắc Sơn là xã miền núi của thị xã Móng Cái, đất đai rộng nhưng chủ yếu là đồi cỏ, đồi sim, mua và guột. Đất nông nghiệp rất ít, thuộc loại đất trung bình, xấu và rất xấu, năng suất cây trồng thấp. Các đồi cỏ xã Bắc Sơn có nguồn gốc thứ sinh, do khai thác rừng không hợp lý, do đốt phá rừng mà thành, gồm nhiều đồi liền dải, tiếp giáp với chúng là khu rừng còn lại đang được bảo vệ. Trong các đồi cỏ có nhiều nhóm thực vật có giá trị kinh tế như hoà thảo, họ đậu, cây họ cói... thực vật ở đây được sử dụng chủ yếu cho chăn nuôi gia súc tự do. Những năm gần đây các cấp lãnh đạo địa phương và đơn vị quân đội đóng trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi để khai thác thảm cỏ tự nhiên và nâng cao đời sống cho người dân địa phương, nhưng kết quả đem lại còn rất hạn chế. Mục đích đề tài nhằm phân chia các tiểu vùng sinh thái, đánh giá mức độ khai thác của các tiểu vùng xã Bắc Sơn, qua đó đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý các tiểu vùng để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương đồng thời tránh được những suy thoái về môi trường. CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 1.1.1. Khái niệm vùng (Region) 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên “Vùng” thường được dùng để chỉ một lãnh thổ có phổ biến một hiện tượng nào đó về mặt không gian được đặc trưng bởi sự thống nhất về các đặc điểm khác nhau. Lãnh thổ đất nước được chia thành những vùng khí hậu, thổ nhưỡng, các vùng kinh tế lớn và nhỏ, các vùng cải tạo đất, các vùng hoang mạc, rừng... [26, tr.5]. Theo Lê Bá Thảo “Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng như mối quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài” [39, tr.281]. Vùng sinh thái được hiểu là một bộ phận lãnh thổ cụ thể có chung nguồn gốc phát sinh và phát triển, đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối về các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất) và trên đó phát triển một phức hợp sinh quần lạc điển hình. Vùng sinh thái bao gồm một tập hợp có quy luật các đơn vị sinh thái cảnh quan cấu trúc (đơn vị cấp thấp). Mỗi vùng sinh thái có những chức năng xã hội (chức năng kinh tế) nhất định, trước hết chúng phải phù hợp với điều kiện và tài nguyên tự nhiên của chính vùng đó. Tại đây có những hình thức khai thác, sử dụng và cải tạo thiên nhiên tương đối giống nhau của cộng đồng con người [40, tr.9] . Tóm lại, vùng là một hệ thống bao gồm các mối liên hệ của các bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ địa lý, kỹ thuật, kinh tế, xã hội bên trong hệ thống cũng như bên ngoài hệ thống. Vùng có quy mô rất khác nhau. Song dù quy mô vùng thế nào, lớn hay nhỏ đều có điểm chung, đó là một lãnh thổ có ranh giới nhất định, trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên - môi trường và con người. 1.1.2. Khái niệm phân vùng (Regionalisation) * Sự phân vùng: Là phân chia lãnh thổ, vùng biển ra thành các vùng hay các phần, được phân biệt bởi mức độ đồng nhất bên trong của nó. Những dấu hiệu được sử dụng để phân vùng có thể khác nhau về đặc điểm, theo mức độ 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên rộng hẹp của dấu hiệu nào đó về phân bố hoặc theo mục đích phân vùng. Thời kỳ đầu nghiên cứu lãnh thổ thường phải phân vùng, từ đó cho phép sử dụng hợp lý tài nguyên và lao động. Thường gồm các loại phân vùng như: Phân vùng biển, phân vùng đất (phân vùng thổ nhưỡng), phân vùng khí hậu, phân vùng cảnh quan... Sau này phân vùng đi vào chi tiết hơn như phân vùng địa vật lý, phân vùng sinh thái, phân vùng các kiểu thảm thực vật, phân vùng kinh tế, phân chia các tiểu vùng trong một vùng lớn hay một đơn vị hành chính, tự nhiên nào đó... * Nguyên tắc phân vùng: Theo Lê Bá Thảo phân vùng dựa trên 3 nguyên tắc: - Về tính đồng nhất tương đối, thường được áp dụng để phân định các vùng-cảnh quan, vùng tự nhiên hay vùng văn hoá lịch sử. - Sự khai lợi và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó sự gắn kết của vùng được thể hiện thông qua vai trò của hệ thống các đô thị các cấp, quan trọng nhất là của thành phố có sức hút và của vùng ảnh hưởng lớn nhất, coi như cực tạo vùng. - Tính hữu hiệu của các điều kiện đảm bảo sự quản lý lãnh thổ [39, tr.282]. Trong phần tổng quan chúng tôi chỉ đề cập đến một số dạng phân vùng như: Phân vùng địa vật lý, phân vùng thổ nhưỡng, phân vùng khí hậu, phân vùng sinh thái thảm thực vật, phân vùng kinh tế nông nghiệp. 1.2. Phân vùng địa vật lý Đới địa vật lý là sự phân chia các đai lớn vỏ trái đất theo chế độ nhiệt và độ ẩm, đặc biệt là theo sự chuyển động lớn có tính chu kỳ của không khí và dòng hải lưu; đồng thời bởi các quá trình của địa mạo và sinh địa hoá, bởi các thành 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên phần thảm thực vật và thế giới động vật. Người ta chia ra: Đai xích đạo, đai Bắc và Nam xích đạo, đai nhiệt đới, đai á nhiệt đới, đai ôn đới, đai á hàn đới, đai Bắc cực và đai Nam cực. Trong giới hạn của đai các yếu tố khí hậu có biến động ít nhiều, điều này cho phép phân chia các vùng trong từng đai và vùng phụ. Theo độ cao của địa hình người ta còn chia ra các đai tương ứng. Phân vùng địa vật lý đó là hệ thống phân chia bề mặt trái đất, cơ sở để phân chia và nghiên cứu là tổ hợp các dấu hiệu bên trong và rất đặc trưng cho riêng nó- thiên nhiên. Người ta có thể phân chia theo từng tổ hợp riêng (như địa hình, khí hậu, đất...) hoặc phân chia theo cả một tập hợp các yếu tố (phân vùng cảnh quan). Lê Bá Thảo (1970), dựa trên chỉ tiêu địa mạo - kiến tạo, ông đã phân vùng miền Bắc Việt Nam thành 6 miền thuộc á đới Bắc đó là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên [37]. Vũ Tự Lập (1976), khi nghiên cứu phân vùng cảnh quan miền Bắc ông đã phân chia thành 2 miền: Miền Bắc và Đông Bắc, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Miền Bắc và Đông Bắc lại phân chia thành 3 khu: Khu Việt Bắc, khu Đông Bắc và khu đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phân chia thành 5 khu: Khu Tây Bắc, khu Phanxipăng - Puluong, khu Hoà Bình - Thanh Hoá, khu Quảng Bình - Vĩnh Linh, khu Nghệ Tĩnh [27]. 1.3. Phân vùng khí hậu 1.3.1. Vấn đề phân vùng khí hậu trên thế giới Để biểu hiện nền chất lượng khí hậu của vùng (theo B.L.Alicôp), các vùng này được chia ra trên cơ sở của chế độ ẩm và chế độ nhiệt độ, cùng với sự tính toán của chế độ gió. Về tự nhiên trái đất được chia thành 6 châu lục, mỗi châu lục có những đặc điểm về khí hậu khác nhau. Trong mỗi châu lục lại có sự phân miền khí hậu. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Châu Âu chia làm 3 miền khí hậu: Miền khí hậu cực và cận cực, miền khí hậu ôn đới đại dương và ôn đới lục địa, miền khí hậu á nhiệt đới khô (khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu cận nhiệt đới). Châu Á được chia ra thành 6 miền khí hậu: Miền khí hậu xích đạo, miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền khí hậu nhiệt đới, miền khí hậu á nhiệt đới, miền khí hậu ôn đới, miền khí hậu ôn đới lạnh và cận cực. Châu Phi được phân ra 7 miền khí hậu: Miền khí hậu xích đạo, 2 miền khí hậu cận xích đạo, 2 miền khí hậu nhiệt đới khô, 2 miền khí hậu á nhiệt đới khô. Châu Mỹ gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Bắc Mỹ gồm các khu vực khí hậu: Khu vực khí hậu cực và cận cực, khu vực khí hậu ôn đới, khu vực khí hậu á nhiệt đới, khu vực khí hậu nhiệt đới. Nam Mỹ gồm các khu vực khí hậu: Khu vực khí hậu xích đạo, khu vực khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới, khu vực khí hậu á nhiệt đới, khu vực khí hậu ôn đới. Châu Đại Dương chia ra các khu vực khí hậu: Khu vực khí hậu nhiệt đới, khu vực khí hậu nửa hoang mạc, khu vực khí hậu ôn đới. Châu Nam Cực là một lục địa lạnh [48]. Các tác giả như H.Gaussen, P.Legris, P.blasco (1976) đã nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu đối với vùng lãnh thổ Đông Nam Á [57]. Ngoài ra theo độ cao người ta cũng phân ra các đai khí hậu, tuỳ theo từng vùng mà có sự phân chia khác nhau. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phân vùng khí hậu ngày nay, ngoài việc phân chia ra các đới, vùng còn phân ra các đơn vị nhỏ hơn với sự giống nhau ít nhiều của các điều kiện khí hậu chung hay những đặc điểm riêng biệt của khí hậu, nó có giá trị về mặt khoa học hay kinh tế nông nghiệp. Thí dụ: M.I.Buđưko đã dung tổng nhiệt trong năm để phân chia, có thể dùng lượng mưa hay lượng bốc hơi... của năm hay mùa nào đó. M.I.Buđưko đã chia vùng Kratnôđa ra 3 kiểu cơ bản, sau đó theo điều kiện khí hậu mùa đông, ông chia tiếp ra 4 tiểu vùng (đông tuyết khô - ít, đông tuyết khô, đông hơi ít tuyết và hơi khô, đông tuyết khô ôn hoà). Phân vùng khí hậu nông nghiệp là sự phân chia theo mức độ thuận lợi cho nghề nông. Phân vùng khí hậu nông nghiệp có thể đánh giá tình trạng thực tế về tài nguyên khí hậu cho mục đích kinh tế nông nghiệp. Tiêu chí sử dụng là nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi cho thực vật. Với nhiệt độ người ta lấy chuẩn từ 10 0 C trở lên, nó được chia ra 10 bậc theo sự giảm sút của tổng nhiệt không khí vùng đó (trong cả 24 tiếng). Với độ ẩm người ta lấy tổng lượng mưa của những ngày có nhiệt độ trên 10 0 C trở lên. Người ta còn chia ra các tiểu vùng với việc sử dụng thêm yếu tố độ ẩm... 1.3.2. Vấn đề phân vùng khí hậu ở Việt Nam Việt Nam có khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường. Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và có cả sự phân hoá từ thấp lên cao. Vấn đề phân vùng khí hậu Việt Nam từ trước đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu khí hậu Việt Nam quan tâm và nghiên cứu. Vào thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã có những nhận xét về đặc điểm khí hậu các vùng địa lý và dựa trên đó đánh giá những thuận lợi khó khăn trong công cuộc mở mang kinh tế ở từng vùng. Tiếp theo đó là Lê Tắc, Vân An, Lê Quý 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đôn, Ngô Thời Sỹ, Nguyễn Nghiễm và nhiều nhà địa lý khác bắt đầu đi sâu vào nhiều khía cạnh khí hậu kinh tế các vùng của đất nước. Những năm 70, Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc đã đưa ra những sơ đồ đầu tiên về phân vùng khí hậu miền Bắc Việt Nam [46]. Đến những năm 80, khi xây dựng Atlat quốc gia, viện khí tượng thuỷ văn cũng đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu Việt Nam ở tỷ lệ 1/3.000.000. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993) đã phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 3 miền khí hậu lớn: Miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu Đông Trường Sơn và miền khí hậu phía Nam. Ngoài ra còn có thêm một miền khí hậu phụ nữa là miền khí hậu Biển Đông. Miền khí hậu phía Bắc được chia thành 5 vùng khí hậu: Khí hậu khu vực núi Đông Bắc, khu vực núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, khu vực núi Tây Bắc, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ. Trong đó khí hậu khu vực núi (Đông Bắc, Việt Bắc và Tây Bắc) đều được phân chia thành 3 vùng: Vùng thấp, vùng có độ cao trung bình và vùng núi cao. Miền khí hậu Đông Trường Sơn có sự phân hoá thành 3 vùng khí hậu: Vùng khí hậu khu vực Bình - Trị - Thiên, khu vực Trung Trung Bộ (được chia thành 2 khu vực nhỏ hơn: Quảng Nam - Quảng Ngãi cũ và Bình Định - Phú Yên cũ), khu vực Nam Trung Bộ. Miền khí hậu phía Nam chia thành 2 vùng khí hậu sau: Vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên (được phân chia thành 3 khu vực nhỏ hơn: Bắc Tây Nguyên, Trung Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên), khu vực đồng bằng Nam Bộ. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Miền khí hậu Biển Đông chia thành 2 vùng khí hậu: Vùng khí hậu khu vực phía Bắc Biển Đông, khu vực phía Nam Biển Đông [47]. Trong công trình Atlas Khí hậu Thuỷ văn Việt Nam (1994) đã đưa ra một sơ đồ về phân vùng khí hậu Việt Nam. Phân chia khí hậu ở Việt Nam có 2 miền khí hậu: Miền khí hậu miền Bắc và miền khí hậu miền Nam với ranh giới là dãy núi Bạch Mã. Đồng thời nước ta còn được phân chia ra 7 vùng khí hậu, trong đó có 4 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu miền Bắc (khu vực núi phía Bắc, khu vực núi Tây Bắc, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và khu vực núi phía Tây, khu vực Bắc Trung Bộ) và 3 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu miền Nam (khu vực Nam Bộ, khu vực ven biển Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên) [49]. Mai Trọng Thông (1998) và một số tác giả khi nghiên cứu phân vùng khí hậu Việt Nam đã nêu nguyên tắc và đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu Việt Nam. Theo sơ đồ này khí hậu Việt Nam được chia thành 2 miền khí hậu: Miền khí hậu phía Bắc (miền khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh) và miền khí hậu phía Nam (miền khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh). Trong phạm vi mỗi miền khí hậu, đã phân chia ra các vùng khí hậu khác nhau: Miền khí hậu phía Bắc được phân thành 6 vùng khí hậu (vùng khí hậu Đông Bắc, vùng khí hậu Tây Bắc, vùng khí hậu Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn, vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ và bắc của bắc Trung Bộ, vùng khí hậu của Bắc Trung Bộ, vùng khí hậu ven biển Bình Trị Thiên), miền khí hậu phía Nam được phân thành 3 vùng khí hậu (vùng khí hậu Tây Nguyên, vùng khí hậu Trung và Nam Trung Bộ, vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ) [43]. 1.4. Phân vùng thổ nhƣỡng Phân vùng thổ nhưỡng được coi như là cơ sở khoa học để phân vùng quy hoạch nông nghiệp đồng thời tạo tiền đề để phân vùng sinh thái nông nghiệp. Phân vùng thổ nhưỡng cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá các đặc điểm và sự phân hoá về mặt lãnh thổ của thổ nhưỡng trong các mối quan hệ chặt chẽ 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên với các thành phần khác của tự nhiên phục vụ cho nghiên cứu sự phân hoá của tự nhiên và phân vùng địa lý tự nhiên [28, tr.119]. Vùng được coi là đơn vị phân vùng cơ sở thấp nhất trong hệ thống phân vị trong phân vùng địa lý thổ nhưỡng. Vùng được chia ra trong phạm vi của khu địa lý thổ nhưỡng. Vùng được đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối về tất cả các yếu tố: độ cao, địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng. 1.4.1. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhƣỡng trên thế giới Để phân loại đất, người ta dựa vào các kiểu đá mẹ, đặc điểm và phẫu diện của các kiểu đất, độ phì của đất, cấu trúc và chế độ nước, chế độ nhiệt. Nó được thể hiện trên bản đồ đất. V.V.Đokutsaev đã căn cứ vào kinh nghiệm và những tài liệu điều tra thổ nhưỡng trên một đơn vị rộng lớn, đề ra học thuyết về tính địa đới của thổ nhưỡng: Theo chiều ngang, theo chiều cao, tính địa phương hay tính vùng [38]. E.N.Ivanova và cộng sự (1962) đã công bố sơ đồ phân vùng địa lý thổ nhưỡng của Liên Xô. Trong đó lãnh thổ Liên Xô được chia theo các dấu hiệu tự nhiên thành các dải, miền, đới và tỉnh thổ nhưỡng - khí hậu sinh vật [20]. Ở phía Đông, Đông Bắc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, từ Bắc xuống Nam phân bố 3 vùng đất: Vùng đất nâu rừng, vùng đất nâu của các rừng khô và cây bụi, vùng đất cận nhiệt đới và đất đỏ [23]. Kết quả sự phân bố thổ nhưỡng trên thế giới gồm: Nhóm đất thuộc đới Bắc cực và đài nguyên (chia thành 5 đới phụ), nhóm đất thuộc đới rừng Taiga, nhóm đất thuộc đới rừng cây lá rộng ôn đới, nhóm đất thuộc đới thảo nguyên ôn đới, nhóm đất rừng và rừng cây bụi cận nhiệt đới, nhóm đất thuộc vành đai nhiệt đới [38]. 1.4.2. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhƣỡng ở Việt Nam Một vùng địa lý thổ nhưỡng là một thành phần cấu tạo lãnh thổ toàn vẹn, tương đối đồng nhất về cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng bao gồm 2 đến 3 loại đất 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trong đó có một loại đất chính có diện tích lớn nhất trong vùng và quyết định phương hướng sản xuất của vùng [18, tr.389]. Vấn đề phân vùng thổ nhưỡng ở nước ta từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm. Năm 1930, Jve Henry đã nghiên cứu về đất đỏ và đất đen phát triển trên đá mẹ bazan ở Đông Dương ông đã nêu đầy đủ điều kiện phát sinh, phát triển tính chất các nhóm đất trên đá mẹ bazan và các tiểu vùng phân bố của chúng ở Việt Nam [58]. Năm 1958, dựa trên sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (xây dựng năm 1957), V.M.Fridland và Lê Duy Thước đã xây dựng bản dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam phân chia miền Bắc Việt Nam thành 40 vùng địa lý thổ nhưỡng, quy lại thành 17 liên vùng. Năm 1975, dựa trên bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam chủ trì cho xây dựng bản dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam thành 63 vùng địa lý tự nhiên. Sau khi nhà nước thống nhất (1975), dựa trên bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam đã xây bản dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng Việt Nam phân chia lãnh thổ cả nước thành 154 vùng địa lý tự nhiên (kể cả các đảo) [18]. Lê Văn Khoa (1993), căn cứ vào địa hình có thể chia ra 3 vùng đất: Vùng núi hay vùng thượng du, vùng đồi gò hay trung du, vùng đồng bằng [23]. Dựa vào đặc điểm chủ yếu của đất đai, khí hậu, tổ nghiên cứu sinh thái và môi trường-Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã chia ra 5 vùng đất: Vùng đất cát và cồn cát ven biển, vùng đất phèn, vùng ngập mặn ven biển, vùng đồng bằng châu thổ và vùng đồi núi [13]. Tổng hợp những kết quả nghiên cứu phân vùng thổ nhưỡng năm 1996 đã xác định hệ thống phân vị trong phân vùng thổ nhưỡng Việt Nam có 4 cấp là : Miền thổ nhưỡng, á miền thổ nhưỡng, khu thổ nhưỡng và vùng thổ nhưỡng. Theo kết quả nghiên cứu này, nước ta được phân thành 2 miền thổ nhưỡng, 6 á miền thổ nhưỡng, 16 khu thổ nhưỡng và 142 vùng thổ nhưỡng. Hai miền thổ 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhưỡng là miền thổ nhưỡng phía Bắc và miền thổ nhưỡng phía Nam. Miền thổ nhưỡng phía Bắc được chia thành 3 miền á thổ nhưỡng (á miền thổ nhưỡng Bắc và Đông Bắc Bộ; á miền thổ nhưỡng Tây Bắc; á miền thổ nhưỡng Trường Sơn Bắc) và 8 khu thổ nhưỡng. Miền thổ nhưỡng phía Nam cũng được chia thành 3 miền thổ nhưỡng (Á miền thổ nhưỡng Đông Trường Sơn Nam, Á miền thổ nhưỡng Tây Trường Sơn Nam, Á miền thổ nhưỡng Nam và Đông Nam Bộ) và 8 khu thổ nhưỡng. Các khu thổ nhưỡng trên lại được phân chia ra 142 vùng thổ nhưỡng, trong đó miền thổ nhưỡng phía Bắc có 77 vùng thổ nhưỡng và miền thổ nhưỡng phía Nam có 65 vùng thổ nhưỡng [17]. 1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật 1.5.1. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật trên thế giới Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường và giữa các sinh vật với nhau. Các yếu tố sinh thái bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, gió, mưa, đất... Trên trái đất khí hậu thay đổi từ lạnh sang nóng, từ khô sang ẩm. Mỗi loại hình lớn của nó có thành phần thực vật, động vật đặc trưng - người ta gọi nó là các biomes. Biomes theo trường phái Anh Mỹ đó là hệ sinh thái xâm chiếm vùng rộng lớn có sự giống nhau về khí hậu và sinh vật. Cũng có thể coi biomes đó là hệ sinh thái mà ở đó có một số nơi sống cùng tồn tại. Xét ở một góc độ nào đó thì phân vùng sinh thái là xác định vùng phân bố của các biomes trên trái đất. Phân chia và xác định vùng phân bố của các biomes là dựa trên cơ sở phân định vùng phân bố của thảm thực vật. Những nghiên cứu đầu tiên._. về phân vùng sinh thái thảm thực vật mang nặng tính địa lý thực vật. Humboldt (1805), có xu hướng địa lý trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phân bố thực vật với sự phân bố nhiệt độ trên lục địa, ông đã hệ thống hoá 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên những tri thức địa lý thực vật, vẽ được một bản đồ chung về sự phân bố lớp phủ thực vật trên trái đất. Tiếp đó K.F.Lêđêbur cũng công bố cuốn thực vật chí đầu tiên của Nga (4 tập) về các hệ thực vật thuộc các vùng khác nhau trên trái đất [56]. Năm 1865, cuốn sách giáo khoa tiếng Nga đầu tiên về địa lý thực vật do A.N.Beketov viết được xuất bản. Sách bao gồm những đặc điểm chung của lớp phủ thực vật trên trái đất viết theo từng miền, phân tích những nguyên nhân lịch sử của sự phân bố thực vật [56]. Năm 1903, G.I.Tanfilev công bố công trình nghiên cứu về thảm thực vật ở Nga kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/25.000.000. Đây là tấm bản đồ địa lý thực vật đầu tiên của Nga [56]. A.Hensen (1920) dựa trên khu hệ thực vật đã phân chia hệ thực vật thế giới theo các vành đai vĩ độ và độ cao (8 vành đai). Các vành đai đó đặc trưng cho các vùng nhiệt độ khác nhau, với các thảm thực vật khác nhau gọi là vành đai khí hậu [11]. Dựa vào vĩ độ địa lý, độ cao so với mặt nước biển và độ lục địa, Meusel (1943) đã có những nghiên cứu phân chia hệ thực vật thành các vành đai khác nhau (4 vành đai). Poronov (1955), khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thực vật và động vật của các vành đai tự nhiên đã phân chia ra thành 3 vùng: Vùng rừng, vùng Tunđra (đài nguyên cực Bắc) và vùng thảo nguyên [42]. Josef Schmithusen (1959) đã phân biệt các vùng thực vật theo quần xã ưu thế, chủ đạo và ổn định. Ông đã phân biệt được các đơn vị không gian tự nhiên nhỏ nhất của thảm thực vật, đó là “các tiểu khu thực vật” (Wuchsdistrikte), các tiểu khu này họp thành các đơn vị lớn hơn: Khu, vùng, miền, khu hệ [36]. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên A.G.Voronov (1976), trên cơ sở tổng hợp những kết quả nghiên cứu trước đó đã phân chia thành 6 miền thực vật trên lục địa: Cổ nhiệt đới (Palaeotropic), Toàn Bắc (Holarctic), Tân nhiệt đới (Neotropic), Capsk, châu úc (Australia), châu Nam Cực (Antarctic). Trong đó miền Toàn Bắc chia thành 9 phân miền (Âu châu -Xibia, Actic, Trung Hoa - Nhật Bản, Pông tích - Trung Á - Địa Trung Hải, Bắc Phi - Ấn Độ, chuyển tiếp Makarônêzi, Bắc Mỹ - Prêri, Bắc Mỹ - Đại Tây Dương, Bắc Mỹ -Thái Bình Dương), miền cổ nhiệt đới được chia thành 3 phân miền (Châu Phi - Ấn Độ, Mã Lai, Tân Tây Lan), miền Tân nhiệt Đới được chia thành 3 phân miền (Trung Mỹ, nhiệt đới, Angđơ) [56]. Olson (1983), trong bảng phân vùng sinh thái được nhiều người công nhận ông dùng khái niệm biomes; theo ông biomes là một vùng sống rộng lớn trên trái đất, nó được phân biệt với nhau bởi khí hậu và sinh vật. Trong bảng phân loại các biomes ông chia ra 4 dạng: Các biomes trên đất liền gồm 10 kiểu lớn, các biomes nước ngọt gồm 8 kiểu, các biomes nước mặn gồm 8 kiểu, các biomes nhân tạo gồm 3 kiểu [60]. Phần biomes trên đất liền (Terrestial biomes) ông chia ra các kiểu sau: * Tundra (lãnh nguyên) là các biomes có khí hậu lạnh và mùa sinh trưởng ngắn. Có Tundra núi cao, Tundra Bắc cực, nhiều Tundra tiếp nhận rất ít nước và mưa, nhưng đất luôn ẩm và ướt vì bay hơi ít và nước trong đất do nhiệt thấp nên đóng băng. * Temperate deciduous forest (rừng rụng lá ôn đới): Rừng đặc hữu bởi các loài hỗn tạp lá rộng rụng lá trong điều kiện khí hậu ôn đới mùa đông lạnh. * Boreal coniferous forest (rừng lá kim phương Bắc hoặc rừng Taiga) là những biomes rất rộng của miền Bắc có khí hậu ẩm và lạnh mùa đông. Rừng đặc hữu bởi cây lá kim, một số nơi có cây rụng lá. * Tropical grassland and savanna (thảm cỏ nhiệt đới và savan): Thảm cỏ nhiệt đới phát triển nơi có lượng mưa có thể đạt tới 1200mm/năm, nhưng có 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên mùa khô hạn rất rõ rệt. Loại hình savan chiếm ưu thế trong kiểu này, ưu thế là những cây cỏ hoà thảo và cây thuộc thảo khác, có cả cây gỗ và cây bụi hạn sinh và tán rất thưa. Mỗi vùng có tổ hợp loài thực động vật đặc trưng cho mình. * Temperate rainforest (rừng mưa ôn đới): Rừng mưa ôn đới phân bố ở vùng có khí hậu đặc trưng mùa đông khá ôn hoà và có lượng mưa lớn. Nó bao gồm hệ thống từ ẩm ướt đến ôn hoà, tồn tại nhiều thảm thực vật được tích lại từ rất xa xưa, đặc hữu vẫn là các loài lá kim. * Temperate grassland (thảm cỏ ôn đới): Thảm cỏ xuất hiện giữa vùng có nhiệt độ thấp, nó là trung gian giữa rừng và hoang mạc, mưa từ 250 - 600mm/năm. Thảm cỏ các vùng khác nhau gọi tên khác nhau, ưu thế cũng bởi nhiều loài khác nhau. Có cỏ cao, trung bình và thấp. * Chaparal (dạng thảo nguyên): Đây là một kiểu biome của vùng ôn đới, ở đó có mưa rất ẩm, nó có kiểu đặc trưng là có khí hậu lục địa, mùa đông có mưa, mùa hè khô. Biome chaparal là một dạng đặc trưng được hình thành từ rừng cây lùn và cây bụi và rải rác có thảm cây thuộc thảo. * Semi-evergreen tropical forest (rừng mưa mùa nhiệt đới): Đây là kiểu rừng nhiệt đới, nó phát triển ở những nơi mà sự cung cấp nước có sự phân biệt rõ ràng là mùa khô và mùa mưa trong năm. Mùa khô cây gỗ, bụi bị rụng lá. Thành phần loài động thực vật rất phong phú. * Desert (hoang mạc): Là biome của ôn đới và nhiệt đới, thường gặp trong trung tâm lục địa và vùng núi nơi có lượng mưa rất thấp. Sự phân bố của các biome này phụ thuộc vào sự phân bố của mưa, thường xuất hiện nơi có lượng mưa dưới 250mm/năm. Có một số cây hạn sinh hay cây hàng năm, một vài nơi có cây bụi gai. * Evergreen tropical rainforest (rừng mưa nhiệt đới): Đây là những biome phát triển trong điều kiện lượng mưa dồi dào và không có mùa khô, thảm chết rất ít. Rừng mưa nhiệt đới là loại rừng già, nên thành phần loài động thực vật rất 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đa dạng và phong phú. Nhiều nhà sinh thái coi các biome rừng mưa nhiệt đới là biểu tượng cho sự phát triển các hệ sinh thái trên mặt đất. Về sự phân bố cây trồng, theo Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân (1980), cây trồng được phân bố ở 10 trung tâm trên thế giới, trong đó có 6 trung tâm nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới (Trung Mỹ, Nam Mỹ, Êtiopi, Tây Xu - đăng, Ấn Độ, Đông Nam Á); hai trung tâm nằm trong vành đai cận nhiệt đới (Địa Trung Hải, Tiền Á) và hai trung tâm nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt, có một phần lan sang cả vùng ôn đới (Trung Quốc và Trung Á) [15]. 1.5.2. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở Việt Nam còn rất ít. Maurand P (1943), khi nghiên cứu thảm thực vật ở Đông Dương đã chia thảm thực vật này thành 3 vùng: Vùng Nam Đông Dương, vùng Bắc Đông Dương và vùng trung gian [59]. Trần Ngũ Phương (1970), khi nghiên cứu phân loại rừng miền Bắc Việt Nam đã chia rừng miền Bắc thành 3 đai lớn theo độ cao phân bố: Đai rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng Á nhiệt đới mưa mùa và rừng Á nhiệt đới mưa mùa núi cao [33]. Theo phân hoá độ cao so với mặt biển, Thái Văn Trừng (1978) đã phân chia thảm thực vật thành 2 nhóm kiểu chính: Nhóm các kiểu thảm thực vật nhiệt đới ở vùng thấp và vùng có độ cao trung bình nhỏ hơn 700m (ở miền Bắc), nhỏ hơn 1000m (ở miền Nam); nhóm các kiểu thảm thực vật vùng núi có độ cao lớn hơn 700m (ở miền Bắc) và lớn hơn 1000m (ở miền Nam) [52]. Dương Hữu Thời (1981) khi nghiên cứu về thảm cỏ Bắc Việt Nam, ông chia Bắc Việt Nam thành 5 vùng tự nhiên với sự phân bố các loài: vùng Bắc Trung Bộ, vùng Trung Bộ, vùng Đông Bắc, vùng Việt Bắc, vùng Tây Bắc [41]. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Trí, Huỳnh Nhung (1994) trên cơ sở những hiểu biết về điều kiện tự nhiên và sự phân hoá về thành phần loài của hệ thực vật, phân chia ra các vùng sinh thái thực vật sau: Vùng núi Đông Bắc, vùng núi Việt Bắc -Hoàng Liên Sơn, vùng núi Tây Bắc, vùng Đông Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Bình Trị Thiên, vùng Trung Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam Bộ [3]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), nghiên cứu các kiểu khu phân bố địa lý thực vật của các chi thực vật có hoa ở Việt Nam, ông cho rằng điều kiện địa hình, địa chất và khí hậu quyết định cấu trúc hệ thực vật đó và ở mỗi vùng địa lý của Việt Nam được đặc trưng bởi một số yếu tố địa lý nhất định. Đó là kết quả của lịch sử biến đổi về địa chất, địa lý, khí hậu và đã tạo ra 4 vùng hệ thực vật chính: Khu Đông Bắc Bộ và Đông Bắc Trường Sơn; khu Tây Bắc và dãy Trường Sơn; khu Đông Nam Trường Sơn được chia thành 2 phân khu (phân khu 1 và phân khu 2); khu Tây Nguyên và Nam Bộ được chia thành 2 phân khu (Tây Nguyên và Nam Bộ) [24]. Hoàng Chung (2004), khi nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 2 vùng: Vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc, mỗi vùng có một tổ hợp các quần hệ, quần hợp khác nhau [7]. 1.6. Phân vùng kinh tế nông nghiệp Phân vùng sinh thái - kinh tế là một phần việc rất quan trọng của nghiên cứu sinh thái xã hội trên từng lãnh thổ. Phân vùng sinh thái - kinh tế bao gồm 3 kiểu phân vùng sau: Phân vùng tự nhiên - kinh tế, phân vùng sinh thái - kinh tế, phân vùng sinh thái. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế, phân vùng và quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp là một khâu quan trọng. Các vùng nông nghiệp là những lãnh thổ khác biệt nhau về tự nhiên kinh tế, có phương hướng sản xuất nông nghiệp khác nhau, được hình thành trong quá trình phát triển của 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên lực lượng sản xuất xã hội, của sự phân công lao động xã hội, của chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp [30]. 1.6.1. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp trên thế giới Theo I.F.Mukomel phân vùng kinh tế nông nghiệp như là vấn đề tổ chức nông nghiệp theo lãnh thổ. Sự phát triển của nông nghiệp và sự hình thành của tổ chức nông nghiệp theo lãnh thổ được diễn ra dưới tác động của các quy luật chung (đặc trưng cho một phương thức sản xuất nhất định) cũng như dưới ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế của địa phương (cụ thể hoá sự thể hiện của những tính quy luật chung), cho nên chúng có tính muôn màu muôn vẻ đặc trưng cho mỗi địa phương [29]. Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia của Bộ nông nghiệp Pháp (1959) đã phân chia nước Pháp ra thành khoảng 600 “vùng nông nghiệp”. “Vùng nông nghiệp” phải là một lãnh thổ đồng nhất về điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng và khí hậu) và điều kiện xã hội (phân bố dân cư, cơ cấu kinh tế và hệ thống sản xuất nông nghiệp). “Vùng nông nghiệp” này gần giống vùng mà I.I.Nikisin (1972) đã gọi là “vùng tự nhiên - kinh tế”. Uỷ ban nghiên cứu lực lượng sản xuất và viện thổ nhưỡng, V.V.Đôkutsaev (1962) đã có những nghiên cứu về phân vùng địa lý thổ nhưỡng của Liên Xô nhằm mục đích sử dụng đất đai phục vụ nông nghiệp [54]. G.A.Kuznetxov (1972), đã đề xuất khái niệm vùng hành chính nông nghiệp, quy hoạch vùng nông nghiệp và phương pháp quy hoạch vùng nông nghiệp [25]. I.I.Nikisin (1972), đã có những nghiên cứu về phân vùng tự nhiên - kinh tế phục vụ kế hoạch hoá nông nghiệp ở Liên Xô và ông xác định có 546 tiểu vùng tự nhiên -kinh tế sơ cấp [30]. K.V.Paxkan (1972) cùng các cộng sự khi tiến hành nghiên cứu kinh tế - cảnh quan của một vùng kinh tế - hành chính thuộc tỉnh Caluga (Liên Xô cũ) để 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên áp dụng vào nông nghiệp, đã kết luận rằng: Trong việc phân bố hợp lý và chuyên môn hoá nông nghiệp ở các tỉnh hành chính, trong việc xây dựng sơ đồ quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ở các vùng hành chính, cũng như trong việc sử dụng đất đai ở từng cơ sở sản xuất nông nghiệp, đều phải tính đến các điều kiện tự nhiên [31]. E.P.Jukovxki và cộng sự (1972) đã xác định các vùng nông nghiệp phân bố và chuyên môn hoá ngành chăn nuôi [21]. N.V.Vaxilev (1972) khi nghiên cứu về phân vùng nông nghiệp đã xác định được hiệu quả kinh tế phân bố nông nghiệp ở các vùng kinh tế của Liên Xô [55]. A.N.Rakitnikov (1972) đã đề xuất phương pháp phân vùng nông nghiệp [35]. A.E.Kaminxki và các cộng sự (1972) nghiên cứu về vấn đề phân vùng khí hậu –nông nghiệp cho các loại cây trồng và đưa ra bản đồ phân vùng khí hậu - nông nghiệp [22]. Ở các nước phát triển đã và đang hình thành các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp, trong đó có hình thức vùng nông nghiệp. Vùng nông nghiệp được coi như là một lãnh thổ có sự lặp lại của các kiểu sản xuất tương đối giống nhau, hoặc của các kiểu sản xuất khác nhau, nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Phổ biến rộng rãi nhất là các hệ thống lãnh thổ sản xuất và chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Có thể kể đến các hệ thống lãnh thổ sản xuất thịt sữa và các hệ thống lãnh thổ sản xuất và chế biến sữa ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ [45]. 1.6.2. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam Phân vùng nông nghiệp thực chất là phân vùng kinh tế và tổ chức lãnh thổ, trong điều kiện của một quốc gia mà có một nền sản xuất chiếm ưu thế, việc phân vùng kinh tế cơ bản thường dựa vào các yếu tố kinh tế nông nghiệp làm yếu tố tạo vùng kinh tế cơ bản. Phân vùng nông nghiệp là phân vùng ngành, là 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên một cấu thành trong phân vùng kinh tế cơ bản. Phân vùng nông nghiệp có nhiệm vụ tham gia vào tổ chức lãnh thổ và kế thừa kết quả của phân vùng địa lý thổ nhưỡng với điều kiện tự nhiên tương đối đồng nhất, có hướng chuyên môn hoá trong nông nghiệp [18]. Ở nước ta, công tác phân vùng nông nghiệp được đề cập đến từ những năm 1960. Trong thời gian này trên một số tạp chí nghiên cứu kinh tế đã có một số tác giả đề cập đến một số nét về lý luận của phân vùng kinh tế nông nghiệp như Nguyễn Trần Trọng (1963) có bài: “Về phương pháp luận và phương pháp phân vùng nông nghiệp ở miền Bắc nước ta”, Nguyễn Huy (1969): “Phương pháp phân vùng nông nghiệp ở miền Bắc nước ta”. Cũng trong thời gian này, ở khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhà giáo Nguyễn Văn Quang đã đưa vào giảng dạy giáo trình “Phân vùng nông nghiệp”, trong đó đề cập tới các nguyên tắc, phương pháp và nội dung cụ thể.Ngoài ra còn có một vài nghiên cứu chủ yếu vào hướng dẫn lập quy hoạch nông nghiệp [45]. Thời kỳ 1960 - 1970, công tác phân vùng chủ yếu tập trung vào các vấn đề đơn lẻ quy mô nhỏ, quy hoạch từng vùng cụ thể, chủ yếu là nông lâm nghiệp. Việc nghiên cứu và phân vùng diễn ra chủ yếu trên lãnh thổ miền Bắc. Những năm đầu của thập niên 60, Vụ phân vùng kinh tế - Uỷ ban kế hoạch nhà nước phối hợp với Bộ Nông nghiệp nghiên cứu phân vùng nông nghiệp ở miền Bắc và đến năm 1970 đã đưa ra phương án phân vùng nông nghiệp miền Bắc Việt Nam. Trong đó, chia miền Bắc thành 4 vùng nông nghiệp lớn: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Khu Bốn cũ (từ Thanh Hoá đến Vĩnh Linh) [45]. Cuối năm 1970, giáo sư Trần Đình Gián phân chia lãnh thổ nước ta thành 2 vùng kinh tế cơ bản với 4 á vùng, ông phân miền Bắc thành 4 vùng kinh tế hành chính, đồng thời đề ra một hệ thống phân vị 3 cấp: vùng kinh tế - xã hội lớn, vùng kinh tế - hành chính tỉnh, vùng kinh tế cơ sở huyện. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Năm 1976, trên cơ sở những kết quả điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, địa hình, tính chất đất đai, kinh tế, kỹ thuật cũng như định hướng phát triển kinh tế -xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng, nước ta được chia thành 7 vùng kinh tế nông nghiệp. Đó là vùng trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long [45]. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân vùng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ, năm 1977, Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương đã được thành lập. Vụ phân vùng quy hoạch của Uỷ ban kế hoạch nhà nước được tách ra và đổi tên thành Viện phân vùng quy hoạch Trung ương và là cơ quan thường trực của Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương, đã hình thành hệ thống tổ chức của ngành từ Trung ương đến các địa phương. Uỷ ban phân vùng quy hoạch các tỉnh được thành lập, các Viện quy hoạch ngành cũng được tăng cường và phát triển. Toàn bộ quá trình phân vùng quy hoạch được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân các cấp [45]. Năm 1982, nước ta tiến hành nghiên cứu xây dựng Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất giai đoạn 1986-2000. Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 4 vùng kinh tế cơ bản và 7 tiểu vùng (tương tự như 7 vùng nông lâm nghiệp). Vùng Bắc Bộ gồm 2 tiểu vùng là Trung du - miền núi và Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ (không chia tiểu vùng); vùng Nam Trung Bộ chia làm 2 tiểu vùng Duyên hải khu V và Tây Nguyên; vùng Nam Bộ được chia làm 2 tiểu vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Ở giai đoạn này bước đầu đã có những nghiên cứu lý thuyết phân vùng, nguyên tắc, hệ thống chỉ tiêu, các thuật ngữ chuyên ngành [44]. Năm 1986, Uỷ ban kế hoạch nhà nước nghiên cứu quy hoạch vùng và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010. Viện chiến lược phát triển đã xây dựng phương pháp quy hoạch vùng, kể cả vùng trọng điểm và phương pháp quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cấp tỉnh. Lãnh thổ Việt 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nam được chia thành 8 vùng (Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long) và 3 vùng kinh tế trọng điểm [1]. Trong đó vùng Đông Bắc được phân chia thành các vùng sản xuất nông nghiệp: vùng sản xuất lúa và ngô; vùng sản xuất đậu tương; vùng mía; vùng chè; vùng cà phê- chè; vùng cây ăn quả; vùng cam, quýt; vùng chăn nuôi... Vùng Tây Bắc đã hình thành một số vùng sản xuất: vùng cây ăn quả; vùng chè; vùng ngô; vùng mía quy mô nhỏ... Vùng Đồng bằng sông Hồng có những vùng thâm canh lúa, chuyên canh rau quả... Vùng Bắc Trung Bộ có các vùng trọng điểm lúa, vùng cây công nghiệp... Vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành những vùng cây công nghiệp tập trung... Vùng Tây Nguyên có 2 vùng chuyên canh lớn về cà phê... Vùng Đông Nam Bộ có vùng trồng bông, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp... Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực. Kết quả nghiên cứu phân vùng sinh thái nông nghiệp (1995) của Nguyễn Viết Phổ và các tác giả khác đưa ra 2 cấp phân chia là miền và vùng. Đó là 5 miền: Miền sinh thái nông nghiệp phía Bắc, miền sinh thái nông nghiệp Đông Trường Sơn, miền sinh thái nông nghiệp Tây Trường Sơn và Nam Bộ, miền sinh thái nông nghiệp Bắc Biển Đông và vịnh Bắc Bộ, miền sinh thái nông nghiệp Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Trong đó, miền sinh thái nông nghiệp phía Bắc: Đông Bắc, Việt Bắc –Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ. Miền sinh thái nông nghiệp Đông Trường Sơn được chia thành 2 vùng: Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ. Miền sinh thái nông nghiệp Tây Trường Sơn và Nam 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bộ được chia thành 3 vùng: cao Tây Nguyên Trường Sơn, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long [32]. Từ năm 2001 đến nay, lãnh thổ Việt Nam được chia thành hệ thống 6 vùng (Trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long) và 3 vùng kinh tế trọng điểm [2]. 1.7. Những nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống và năng suất của đồng cỏ 1.7.1. Những nghiên cứu về thành phần loài Những tài liệu nghiên cứu thành phần loài của các quần xã cỏ vùng Đông Nam Á còn hạn chế. Các công trình tập trung nghiên cứu thành phần loài họ hoà thảo Whyte R.O (1975); Nguyễn Minh Thuật (1958); Bor N.L (1960); Gibliland N.B (1971) và một số tác giả khác [4]. Kết quả nghiên cứu thành phần loài thực vật đồng cỏ Bắc Việt Nam còn đơn lẻ và chưa thật đầy đủ. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964) nghiên cứu kiểu “savan” ở huyện Hữu Lũng- Lạng Sơn; Dương Hữu Thời, Nguyễn Đình Ngỗi (1965) nghiên cứu thành phần loài của quần xã cỏ trong nông trường Hà Trung; Dương Hữu Thời, Hoàng Chung, Doãn Ngọc Chất, Phạm Quang Anh (1969) nghiên cứu thành phần loài của đồng cỏ ở Ngân Sơn - Bắc Kạn. Trong công trình tổng kết các kết quả nghiên cứu đồng cỏ Bắc Việt Nam của Dương Hữu Thời (1981) đã công bố 213 loài của 5 vùng thuộc Bắc Việt Nam, ông đã phân tích các điều kiện tự nhiên của đồng cỏ Bắc Việt Nam, sự biến đổi của nó ở một số vùng trong qua trình nghiên cứu, trong mỗi vùng ông mô tả khá nhiều các quần xã đặc trưng [41]. Hoàng Chung (1980), đã công bố thành phần loài thu được là 233 loài thuộc 54 họ khi ông nghiên cứư đồng cỏ ở vùng núi Bắc Việt Nam [4]. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997) nghiên cứu thành phần loài và dạng sống của cây bụi và vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123 loài thuộc 47 họ khác nhau [12]. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) khi nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái, sinh học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã phát hiện được 60 họ với 131 loài thực vật khác nhau [19]. Ma Thế Quyên (2000) nghiên cứu về động thái Đồng cỏ trong mối quan hệ với hình thức sử dụng của người dân địa phương (Ngân Sơn - Bắc Kạn) sưu tầm được 88 loài thuộc 35 họ [34]. Nông Thị Hương, Hoàng Chung (2002), nghiên cứu về Đồng cỏ Ngân Sơn- Bắc Kạn và vấn đề sử dụng đã điều tra được 111 loài thuộc 49 họ. Lục Thị Nghi, Hoàng Chung (2003), nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Chi Lăng- Lạng Sơn điều tra được 83 loài, thuộc 33 họ. Vũ Văn Thường, Hoàng Chung (2004), nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Móng Cái- Quảng Ninh đã điều tra được 98 loài, thuộc 44 họ. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: Lê Sinh Tăng, Nguyễn Chính (1959); Nguyễn Quang Ngọ, Lê Sinh Tăng (1964,1969); Trịnh Văn Thịnh và các tác giả (1974); Điền Văn Hưng (1975); Nguyễn Đăng Khôi (1978,1979,1981); Dương Thành Liên (1981); Bùi Xuân An; Ngô Văn Mậu (1981); Võ Duy Giảng (1983). Các tác giả này có đề cập đến cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sử dụng hợp lý hơn hay tạo đồng cỏ trồng, nhập nội một số loài mới. Phân tích thành phần dinh dưỡng một số loài cỏ ở Việt Nam có các tác giả như: Đoàn Âu, Võ Văn Tự (1976), Hoàng Kim Nhuệ (1979)... 1.7.2. Những nghiên cứu về dạng sống Sự tác động các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật qua nhiều thế hệ đã hình thành đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau; việc nghiên 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cứu về dạng sống của thực vật được các nhà thực vật học và sinh thái học nghiên cứu từ rất sớm. Trên thế giới các tác giả như Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng: “Cách mọc được hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần xã”. I.K. Patsoxki (1915), chia thảm thực vật làm 5 nhóm: Thực vật thường xanh, thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi, thực vật có thời kỳ sinh trưởng phát triển ngắn, thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm. Braun Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên tục hay đơn độc của loài chia thành 5 thang: Mọc lẻ, mọc thành vạt, mọc thành dải nhỏ, mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn. Raunkier (1905, 1934) khi phân chia dạng sống đã đưa ra nhiều bảng phân loại dạng sống của thực vật [4]. Đối với cây thuộc thảo phân loại dạng sống đã được Canon thực hiện (1911), ở Liên Xô (cũ) có G.N.Vưsoxki (1915), L.T. Kadakevich (1922), V.r. Villiams (1922), E.M.Lapreko (1935), Gôlulbép (1962,1968)... Ở Việt Nam có Doãn Ngọc Chất (1969) có nghiên cứu dạng sống của một số loài họ hoà thảo. Hoàng Chung và các cộng sự (2002) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên của miền Bắc Việt Nam. Bảng phân loại dạng sống thực vật của đồng cỏ Bắc Việt Nam của ông dựa trên nguyên tắc phân loại của Golulbép (1962,1968) [5]. 1.7.3. Năng suất đồng cỏ Nghiên cứu năng suất của Đồng cỏ là nhằm đánh giá quá trình tích luỹ vật chất hữu cơ, sự chuyển đổi sản phẩm và năng lượng trong thực vật quần hoặc hệ sinh thái. Thông qua việc nghiên cứu năng suất đồng cỏ để tính sản lượng cỏ 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cung cấp trong năm trên đơn vị diện tích của một vùng đất nhất định, từ đó có kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc theo các hướng khác nhau. Nếu diện tích đồng cỏ đủ lớn và có năng suất cao có thể phát triển chăn thả tự nhiên, nhưng nếu năng suất cỏ không đáp ứng đủ ta phải có kế hoạch điều chỉnh hoặc trồng thêm một số diện tích với các giống cỏ có năng suất cao. Trên thế giới việc nghiên cứu năng suất của đồng cỏ được tiến hành nhiều trong những thập niên cuối thế kỷ XX; những nghiên cứu này thường vẫn tập trung chủ yếu ở phần trên mặt đất hoặc nghiên cứu tập chung vào chất lượng, trạng thái sống và chết, sự tăng trưởng của nó; tỷ lệ phần chết hàng năm, lớp thảm mục. Các công trình nghiên cứu theo hướng này có các tác giả như: Ivanop (1941); Odum (1968); Rodin (1968). Nghiên cứu năng suất sinh học các thảm cỏ vùng Đông Nam á có Ogawa và cộng sự (1961); Iwaki và cộng sự (1964,1969); Iwaki (1979). Riêng nghiên cứu cả phần dưới mặt đất của đồng cỏ có các tác giả: Baranopskaia (1954); Krưm (1960), Xemnop (1966), Kharitonop (1967), Gawood (1968). Ở Việt Nam từ năm 1960 đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về năng suất cỏ được tiến hành trong các quần xã cỏ trồng (chăn thả hay đồng cỏ cắt), những nghiên cứu trên đồng cỏ tự nhiên này chỉ tập trung ở một số cây có giá trị kinh tế cao như các tác giả: Dương Hữu Thời (1981), Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Hữu Hiến (1985). Hoàng Chung (1981, 2002, 2004); Hoàng Chung và cộng sự (2003) nghiên cứu năng suất các quần xã cỏ vùng núi Bắc Việt Nam [6] đã nghiên cứu năng suất cả phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất. Từ những nghiên cứu đó ông đã rút ra kết luận: “Trong các thảm thực vật thuộc thảo (savan-đồng cỏ) của miền Bắc Việt Nam, năng suất sinh học tăng lên dần theo trình tự; đồng cỏ á Thảo Nguyên-Savan-Đồng Cỏ”. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.8. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả và vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ miền Bắc Việt Nam 1.8.1. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả Đồng cỏ là đối tượng trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, do đó nó luôn bị thay đổi dưới tác động thường xuyên của con người. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thoái hoá của các đồng cỏ chăn thả cũng như các thảo nguyên ở các vùng khác nhau. Ở Liên Bang Nga đã tích luỹ nhiều tư liệu của đới thảo nguyên và bán hoang mạc. G.I.Vưxôtxki (1915), đã xác định 4 giai đoạn thoái hoá của thực bì thảo nguyên dưới tác dụng chăn thả. Patrôtxki (1917) nghiên cứu đới nam của thảo nguyên Stipa longifolia, ông chia 5 giai đoạn thoái hoá trong đó có cả giai đoạn không chăn thả, chăn thả và ngừng chăn thả. G.I.Popov (1931) nghiên cứu thực vật trong đới phụ thảo nguyên Stipa, thảo nguyên nam Varonhet, ông cũng nhận thấy có các giai đoạn thoái hoá của thảm thực vật do chăn thả. V.V.Alekhin (1934) nghiên cứu ở vùng Kursk thuộc đới phụ (phía Bắc) của thảo nguyên đồng cỏ đã xác định các giai đoạn thoái hoá do chăn thả ở đây như sau: Khi chăn thả nặng nề thì Stipa sẽ mất đi và thành phần hệ thực vật trở nên nghèo nàn hơn, đồng thời rất nhiều loài có số lượng cá thể không nhiều, thường đơn độc và rồi cũng mất dần đi, bắt đầu trội hẳn lên là Bromus, sau nữa còn lại chủ yếu là cây thuộc thảo và trên thảo nguyên phát triển mạnh tầng trên là cây Bromus riparius, tầng thấp là Festuca đồng thời trong vùng đó biểu hiện 2 tầng rõ ràng: Bromus-Poa; cuối cùng chỉ còn lại Festuca, những sự chèn ép này của thảm cỏ qua hàng loạt những trạng thái nhỏ nhặt sẽ dẫn đến giai đoạn phân bố rộng rãi của bào tử thực vật trên thảo nguyên (theo Hoàng Chung 1980) [4]. Abramtruk, Gortriakopski (1980) để đánh giá mức độ thoái hoá của các quần xã cỏ do tác động của con người, các ông đã đề ra bảng thang bậc riêng và đều gồm 3 mức, sự khác nhau giữa các mức là phụ thuộc vào mức thoái hoá do con người tạo ra. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đồng cỏ vùng núi miền Bắc Việt Nam được hình thành do kết quả tác động lâu dài của con người, chủ yếu do khai thác bừa bãi, đốt phá rừng mà hình thành. Đồng cỏ phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du, có độ dốc khá lớn : do đó vấn đề thoái hoá đồng cỏ trong quá trình sử dụng là một trong những vấn đề cần đề cập của các nhà nghiên cứu đồng cỏ Việt Nam. Những công trình nghiên cứu sự thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn rất ít. Dương Hữu Thời (1981) trong cuốn: “Đồng cỏ Bắc Việt Nam” khi phân tích thành phần loài và điều kiện sinh thái của đồng cỏ, đã đề cập đến hai nguyên nhân gây thoái hoá của đồng cỏ miền Bắc Việt Nam là do cường độ chăn thả và điều kiện khí hậu [41]. Hoàng Chung (1981, 1983, 2002, 2003) đã phân tích ảnh hưởng của chăn thả không có kế hoạch lên sự thay đổi thành phần loài, cấu trúc và chức năng của thảm cỏ vùng Thôm Luông (Ngân Sơn), ông thấy những tác động của con người trên lớp phủ thực vật vùng nhiệt đới đã bước đầu dẫn đến hình thành kiểu thực bì cỏ, một trong những loại hình thứ sinh. Sau đó do chăn thả và tác động khác nhau đã làm đồng cỏ bị thoái hoá dần và biểu thị bằng 5 giai đoạn của thoái hoá, cuối cùng của nó là trên mảnh đất của đồng cỏ sẽ xuất hiện savan cây bụi hay savan cỏ (hay một kiểu thảm thứ sinh nào đó của cây bụi) rồi có thể tiến tới rừng. 1.8.2. Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam chiếm một diện tích khá lớn và ngày càng mở rộng do hoạt động khai thác,._. ẩm, ưa bóng xuất hiện. Chúng tôi nhận thấy, số kiểu dạng sống tăng lên thì giá trị chăn thả lại giảm xuống như các thảm cỏ trong bãi đất hoang. 4.3.3.3. Sinh khối các thảm cỏ dưới tán rừng Sinh khối thảm cỏ dưới tán rừng được chúng tôi nghiên cứu vào tháng 7/2007, kết quả thu được thống kê trong bảng 4.10. Bảng 4.10. Sinh khối thảm cỏ mọc dưới tán rừng ST T Địa điểm Tên quần xã Nhóm cỏ Phần sống (g/m 2 ) Phần chết (g/m 2 ) Sinh khối tươi Tỷ lệ % Sinh khối khô Tỷ lệ % 7 Thán Phún Rừng trồng Keo Họ Hoà thảo 143,3 42,0 % 68,5 39,17% 389,0 Họ Cói 23,3 6,8% 10,9 6,23% Cây bụi khác 104,8 30,7 % 61,0 34,88% Họ Dương xỉ 70,1 20,5 % 34,5 19,73% Tổng số 341,5 100% 174,9 100% 8 Pẹc Nả Rừng trồng Keo Họ Hoà thảo 199,6 44,0 % 98,5 43,7% 309, 8 Họ Cói 46,2 10,4 % 22,8 10,1% Cây bụi khác 63,2 14,2 % 38,2 17,0% 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Họ Dương xỉ 125,5 28,3 % 60,8 27,0% Họ Thông đất 9,5 2,1% 4,9 2,2% Tổng số 444 100% 225,2 100% 9 Phình Hồ Rừng phục hồi tự nhiên Họ Hoà thảo 158.8 48.8 % 48.4 40.1% 282, 2 Họ Cói 45.5 14.0 % 15.1 12.5% Cây bụi khác 89.2 27.4 % 41.6 34.5% Họ Dương xỉ 28.5 8.8% 13.8 11.4% Họ Thông đất 3.2 1.0% 1.8 1.5% Tổng số 325.2 100 % 120.7 100% Qua số liệu bảng trên chúng tôi nhận thấy: Thảm cỏ dưới rừng trồng và tự nhiên đều có khối lượng thực vật có cao hơn so với thảm cỏ trong soi bãi và đồi cỏ tự nhiên, đạt từ 325,2 đến 444 g/m 2 (tươi), nhưng tỷ lệ hoà thảo cũng vẫn thấp (đạt từ 42,0 đến 48,8), tỷ lệ cây bụi và dương xỉ cũng tăng lên (cây bụi đạt 30,7% - điểm số 7, dương xỉ đạt 28,3% điểm số 8). Sinh khối khô dao động từ 120,7 đến 225,2 g/m 2 , cao nhất là điểm số 8. Phần thực vật chết có khối lượng dao động từ 282,2 đến 389,0 g/m 2 , sinh khối cao nhất là điểm số 7. Tóm lại, qua nghiên cứu năng suất các thảm cỏ dưới tán rừng trồng và rừng phục hồi tự nhiên chúng tôi thấy: Tuy khối lượng thực vật lớn nhưng lại chủ yếu là các cây bụi và dương xỉ, tỷ lệ các cây Hoà thảo thấp nên giá trị chăn thả thấp, vì vậy không nên sử dụng các thảm cỏ này làm bãi chăn thả gia súc. 4.4. Thực trạng lao động và mức sống hiện nay của ngƣời dân xã Bắc Sơn Bắc Sơn có diện tích đất tự nhiên khá lớn, lực lượng lao động dồi dào và chủ yếu là lao động chân tay (chiếm 57% dân số toàn xã). Bình quân đất đai đạt 99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3,75 ha/người, trong khi đó đất trồng lúa và hoa mầu thì lại rất thấp, chỉ đạt 0,15 ha/người, cho nên tiềm năng đất vẫn còn. Người dân có thói quen lao động tự cung, tự cấp, chế độ canh tác lạc hậu, đời sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất lúa gạo. Do điều kiện thiếu nước nên có khoảng 70ha diện tích đất trồng lúa 1 vụ, vụ còn lại trồng ngô. Diện tích trồng lúa 2 vụ còn ít (20 ha). Năng suất lúa 1 vụ đạt 47 tạ/ha/vụ, lúa 2 vụ đạt 48,6 tạ/ha/vụ, năng suất ngô là 32 tạ/ha/vụ. Ngoài ra, còn trồng thêm các loại hoa mầu như: Ngô, Khoai, Sắn, Lạc, Đậu tương… với tổng diện tích là 20ha, tuy nhiên với diện tích này lại được người dân sử dụng chủ yếu để trồng ngô. Chăn nuôi ở đây còn mang tính chất tận dụng, dông dài, các vật nuôi thường được đem bán để trang trải các sinh hoạt hàng ngày như: Quần áo, sách vở cho con em; rồi mua các vật dụng gia đình khác… Về lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp: Thị xã đã thực hiện chính sách giao đất, giao rừng dài hạn, tạo điều kiện để các hộ gia đình trồng rừng. Tuy vậy, chính sách này mới được các hộ dân áp dụng trong một vài năm gần đây. Cây trồng rừng chủ yếu là cây Keo. Hiện nay, người dân tiếp tục chi phí tiền của và nhân lực vào trồng rừng và chăm sóc vườn rừng, hoàn toàn chưa đem lại thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp. Theo số liệu từ uỷ ban nhân dân xã Bắc Sơn cho biết, thu nhập bình quân/người của xã là 2.400.000 đ/người/năm, mức thu nhập này quả thực là thấp trước giá cả đang ngày càng “leo thang” như hiện nay. Qua điều tra tình hình kinh tế gia đình (tháng 11/2007) trong 8 hộ dân thuộc bản Cao Lan và thôn Lục Phủ được chúng tôi thống kê qua bảng 4.11. Bảng 4.11. Kết quả điều tra tình hình kinh tế gia đình tại xã Bắc Sơn TT Họ và tên Số nhân khẩu Diện tích các loại đất (m 2 ) Năng suất/năm (tấn) Chăn nuôi (gia súc) Thu nhâp khác 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 vụ 2 vụ Soi, bãi Lúa Ngô 1 Đặng Tiến Văn (Lục Phủ) 5 2500 (lúa) 2,4 3 trâu 1 nghé Lương cán bộ 2 Đặng Thị Hoa (Lục Phủ) 7 3000 (lúa) 1500 (ngô) 2,9 0,4 3 trâu 2 nghé 3 Đặng Văn Dũng (Lục Phủ) 5 2000 (lúa) 1000 (ngô) 1,9 0,3 4 trâu 2 nghé 4 Lý A Dẩu (Lục Phủ) 7 2500 (lúa) 2000 (ngô) 2,5 0,6 4 trâu 1 nghé 5 Đặng Tiến Phương (Cao Lan) 9 4000 (lúa) 3000 (ngô) 1,9 0,8 5 trâu 2 nghé Bán hàng 6 Phùn Văn Cường (Cao Lan) 8 3500 (lúa) 2000 (ngô) 1,6 0,6 4 trâu 2 nghé 7 Phùn Văn Việt (Cao Lan) 10 4000 (lúa) 2500 (ngô) 1,9 0,8 5 trâu 2 nghé Say xát 8 Phùn Quai Theéng (Cao Lan) 3 2000 (lúa) 1500 (ngô) 0,9 0,4 2 trâu 1 nghé Tóm lại: Với tình hình thực tế của xã Bắc Sơn như hiện nay chúng tôi thấy cần xem xét lại thực trạng sử dụng của các tiểu vùng, từ đó có sự điều chỉnh cơ cấu cây trồng và phương hướng sản xuất để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên cùng một đơn vị diện tích đất. 4.5. Phƣơng hƣớng sử dụng các tiểu vùng Để phát huy tối đa tiềm năng của đất, tăng mùa vụ và tăng việc làm, nâng cao bình quân thu nhập/ha đất và trên đầu người, đồng thời an toàn về sinh thái 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên môi trường thì cần có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất của toàn xã, cần bố trí thích hợp các loại cây trồng trên các tiểu vùng sinh thái và từng hộ gia đình. Giả sử trong 110ha đất nông nghiệp được sử dụng ở mức tối đa để trồng lúa và ngô với năng suất lúa 2 vụ là 48,6 tạ/ha/vụ, lúa 1 vụ là 47 tạ/ha/vụ, ngô là 32 tạ/ha/vụ thì (theo con số lý thuyết) hiệu quả sử dụng đất sẽ cao hơn thực tế và được chúng tôi thống kê trong bảng 4.12. Bảng 4.12. Thống kê hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Bắc Sơn TT Cây trồng Tổng diện tích Năng suất (tạ/ha/vụ ) Số vụ/năm Tổng năng suất (tạ) Thành tiền (triệu đồng) Thành ĐVTĂ Ghi chú 1 Lúa 2 vụ 20 ha 48,6 2 1.944 778 194.400 Thóc 4.000đ/1kg 2 Lúa 1 vụ 70 ha 47 1 3.290 1.316 329.000 3 Ngô 2 vụ 20 ha 32 2 1.280 512 153.600 Ngô 4.000đ/1kg 4 Ngô 1 vụ 70 ha 32 1 2.240 896 268.800 Tổng 3.502 945.800 Cũng theo con số lý thuyết, nếu đem toàn bộ 110ha đất nông nghiệp đó sử dụng để trồng cỏ voi, với năng suất khoảng 500 tấn/ha/năm và bán với giá 250 đồng/1kg thì hiệu quả như sau: - Về giá trị thu nhập thu được từ khoảng 13,8 tỷ đồng/năm. 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Về giá trị dinh dưỡng (giá trị chăn nuôi) thu được từ khoảng 7.330.000 ĐVTĂ/năm, hiện nay tại các trại bò sữa Việt Nam, cứ 1,0 đến 1,3 ĐVTĂ cho 1kg sữa. Qua số liệu trên, đem so sánh hiệu quả trồng hoa mầu và trồng cỏ, chúng tôi nhận thấy nếu trồng cỏ thì hiệu quả đem lại sẽ cao hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho cung cấp lúa gạo tại địa phương chúng tôi đề xuất sử dụng các tiểu vùng như sau: - Đối với nhóm tiểu vùng trồng 2 vụ lúa/năm, hiện tại đất đang bị thoái hoá, lượng mùn, N, P, K thấp, đất thuộc loại đất chua vì vậy cần cải tạo đất để nâng cao năng suất cây trồng. Vùng này nên tiếp tục trồng lúa, năng suất có thể đạt khoảng 10 tấn/ha/năm. Ngoài ra có thể trồng thêm 1 vụ ngô để lấy thân và lá, đạt khoảng 35 tấn/ha dùng làm thức ăn cho gia súc vào mùa đông, về giá trị dinh dưỡng nó đạt khoảng 4550 đơn vị thức ăn tương đương 3,7 tấn bột ngô tẻ. Với mô hình trên có thể nâng giá trị thu nhập/ha đất lên khoảng 30-40%. - Nhóm tiểu vùng trồng 1 vụ lúa, ngô hay bỏ hoá, đất bằng nên chuyển sang trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên cũng cần tính xem đối với mỗi tiểu vùng thì nên trồng loài cỏ nào cho phù hợp, đồng thời cần bón phân, trong thời kỳ khô hạn phải có hệ thống tưới nước. Có thể trồng các loài cỏ như: cỏ VA.06, cỏ voi, cỏ sả, cỏ ghinê, cỏ họ đậu, cỏ pát... chúng có sức tăng trưởng nhanh, năng suất cao, chịu hạn tốt và thích hợp với nhiều loại đất, đồng thời có thể chống xói mòn đất và tăng độ phì cho đất. Năng suất cỏ trồng có thể đạt từ 150-500 tấn/ha hay cao hơn nữa, tuỳ theo loài nó cung cấp khoảng từ 30.000 đến trên 58.820 đơn vị thức ăn cho gia súc. - Nhóm tiểu vùng đất bằng bỏ hoang, tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng mà có đầu tư khác nhau, nhưng đều nên chuyển sang trồng cỏ, hiệu quả kinh tế đem lại cũng có thể như nhóm tiểu vùng trồng 1 vụ lúa hay ngô. - Đối với các thảm cỏ tự nhiên: Do có độ dốc lớn nên không thể trồng cỏ, cũng chính vì độ dốc lớn, đồng thời là sự đốt phá đồi cỏ nên độ che phủ giảm, vì 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vậy đất bị xói mòn, rửa trôi các chất kiềm và kiềm thổ, bạc mầu, gây chua. Nếu quá trình này vẫn tiếp diễn hàng năm thì sẽ dẫn đến hậu quả là đất không thể cải tạo được, tạo nên những khu đất trống, đồi núi trọc gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái, thảm cỏ ngày càng giảm năng suất, chất lượng và sẽ dần bị biến mất. Đề xuất khắc phục: Để giảm độ chua, cần khôi phục đồi cỏ, tạo độ phủ của lớp thảm thực vật, từ đó có thể chống xói mòn, cải tạo đất. Ngoài ra, cần có sự quy hoạch sử dụng lại cho hợp lý, diệt trừ cây bụi, chăn thả luân phiên trong những khoảng thời gian nhất định trong một năm có thể khai thác từ tháng 4 đến tháng 10. Khả năng cung cấp là 50% trong ngày với mật độ là 2 con/ha, đáp ứng trên 3 đơn vị thức ăn/ngày/con, còn lại phải dùng thức ăn bổ sung. 4.6. Mô hình khai thác thức ăn 4.6.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi hiện nay của địa phƣơng Chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những nghề chính phát triển kinh tế của các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB). Các thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi ở MNPB đã được ít nhiều khẳng định trong thị trường nội địa như sữa tươi Mộc Châu (Sơn La) và Ba Vì (Hà Tây), trâu mốc Tuyên Quang, dê cỏ Hà Giang, ngựa bạch Lạng Sơn, gà H’Mông Sơn La, lợn “cắp nách” Lào Cai… Giai đoạn 2001-2007, đàn trâu khu vực MNPB tăng trưởng 1,16%/năm (cao hơn tốc độ trung bình của cả nước 1,03%/năm), đàn bò tăng 4,88%/năm, đàn bò sữa tăng 14,42%/năm, đàn dê tăng 15,78%/năm, đặc biệt là đàn ngựa ở khu vực này chiếm tới 88,60% tổng đàn cả nước, đàn trâu chiếm 58,84% và đàn dê chiếm 34,81% tổng đàn cả nước. Tổng sản lượng thịt năm 2007 đạt 503,6 nghìn tấn, tổng sản lượng trứng đạt 445,4 nghìn tấn, tổng sản lượng sữa đạt 11,5 nghìn tấn, tổng sản lượng mật đạt 1,5 nghìn tấn và 805,9 tấn kén tằm. Tiềm năng đất đai ở MNPB còn rất dồi dào. Hiện toàn khu vực mới đưa vào sử dụng 38,9% diện tích (khoảng 1.285.000 ha), còn tới 61,1% diện tích đất chưa sử dụng (khoảng 2.023.000ha). Trong đó có 240.000ha có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trong khi chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi tập trung rất cần diện tích bãi chăn thả và xử lý chất thải. Hiện tại ở xã Bắc Sơn có một trại chăn nuôi đại gia súc có tên là Đội sản xuất số 4 thuộc Trung đoàn 42 trực tiếp quản lý. Đội sản xuất số 4 được thành lập cuối năm 1998, đến đầu năm 1999 thì bắt đầu đi vào hoạt động với mục đích cung cấp giống và mô hình chăn nuôi cho các hộ dân ở địa phương. Ngay từ sau khi thành lập đơn vị chỉ chăn nuôi bò, cho đến năm 2003 mới bắt đầu nuôi trâu. Hiện nay, đàn gia súc của đơn vị có tổng số 132 con bò và 23 con trâu, trong đó đã chuyển giao cho các hộ dân là 21 con trâu và 50 con bò. Gia súc chủ yếu được chăn thả trên các đồi cỏ tự nhiên, soi bãi và trong rừng, thức ăn khan hiếm (có khi gia súc phải ăn cả mầm guột non), đến mùa đông có cho ăn thêm rơm khô, cây chuối. Với mục đích là tạo mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả cao để từ đó nhân rộng tới từng hộ dân nên đơn vị đã trồng thí điểm cỏ voi, nhưng không thành, nguyên nhân là do chưa áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật. Đối với bò cái chửa có chăm sóc đặc biệt hơn một chút (ăn thêm bột ngô 2 bữa/tuần), khi sinh sản, được cách ly và cho ăn cháo có trộn thêm gạo nếp, 2 bữa/tuần. Hàng năm thực hiện tiêm phòng lở mồm, long móng, tụ huyết trùng cho gia súc. Hiện nay, biên chế cán bộ của đội sản xuất số 4 có 6 người và đàn đại gia súc của đội có 155 con, như vậy 1 người sẽ phải phụ trách chăm sóc trung bình khoảng 26 con, đây là một tỷ lệ cao nên theo chúng tôi là khá vất vả. Mặt khác, nguồn thu nhập (lương tháng) cho họ hoàn toàn không phải từ chăn nuôi gia súc mà lại chính là bộ Quốc phòng. Vì như trên đã trình bày thì trại gia súc ở đây chỉ đóng vai trò cung cấp giống (miễn phí) và mô hình chăn nuôi cho dân, hàng năm có thanh lý các con già và yếu nhưng với số tiền không đáng kể và lại dùng để tu sửa chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho gia súc… Một câu hỏi đặt ra là: Liệu cách làm việc như thế này có giống với “thời bao cấp” trước đây của chúng ta không? Có điều chúng tôi nhận thấy chắc chắn 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên rằng: Dù có chăm sóc đàn đại gia súc tốt, chu đáo, hiệu quả cao hay ngược lại đi chăng nữa thì các cán bộ chiến sĩ ở đây vẫn được hưởng lương và phụ cấp hàng tháng bình thường. Quay lại với thực tế, nếu hoạch toán kinh tế thì hiệu quả chăn nuôi gia súc của đội như hiện nay là thấp. Vì theo các chiến sĩ trực tiếp chăm sóc đàn gia súc cho biết: Nếu nguồn thu nhập của họ không phải là bộ Quốc phòng mà là từ chăn nuôi gia súc như hiện nay thì chắc chắn rằng 6 người họ không thể “đảm bảo được cuộc sống” của mình. Như vậy, với 6 người, chăn nuôi 155 con trâu và bò mà không thể “đảm bảo được cuộc sống” thì người dân địa phương sẽ “học được gì?” từ mô hình chăn nuôi này theo đúng nghĩa của nó. 4.6.2. Đề xuất mô hình khai thác thức ăn cho chăn nuôi quy mô hộ gia đình Qua số liệu điều tra từ uỷ ban nhân dân xã Bắc Sơn cho biết, đàn gia súc của dân trong toàn xã có 520 con Trâu và 270 con Bò. Nguồn thức ăn chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi đại gia súc là các soi bãi, đồi cỏ tự nhiên, ngoài ra còn tận dụng sản phẩm dư thừa trong trồng trọt (lượng thức ăn này không nhiều). Thành phần các loại cây làm thức ăn cho đại gia súc ở đây nhiều, trong đó chủ yếu là các loại cây thuộc nhóm hoà thảo. Khi chúng tôi nghiên cứu các thảm cỏ sử dụng làm bãi chăn thả cho thấy, sinh khối các loại cỏ tươi trong các nhóm tiểu vùng sinh thái hiện đang được khai thác làm các bãi chăn thả là rất thấp, tỷ lệ nhóm hoà thảo thấp, đạt dưới 2 tấn/ha (tươi), tại điểm 3 chỉ đạt 675 kg/ha và có xu hướng giảm dần, tỷ lệ cây bụi và dương xỉ tăng lên. Với tốc độ mọc rất chậm của các thảm cỏ loại này, một năm chỉ có thể khai thác khoảng 2-6 tấn cỏ tươi, về giá trị dinh dưỡng đạt khoảng 440-1.320 đơn vị thức ăn. Vì vậy, để có thể phục vụ chăn nuôi đại gia súc thật tốt thì 1 con cần khoảng 3ha đất đồi cỏ, cả đàn đại gia súc trong toàn xã sẽ cần 2500ha. Trên thực tế, toàn bộ diện tích các đồi cỏ tự nhiên trong xã mới chỉ là 290,68ha và khoảng 1.108,68 ha đất rừng hoang hoá chưa sử dụng (theo kế hoạch sử dụng đất thị xã Móng Cái của UBND 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tỉnh Quảng Ninh, năm 2006) được tận dụng thêm làm bãi chăn thả đại gia súc, nên ta có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng nguồn thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc ở đây đang thiếu trầm trọng. Có thể thấy rằng, với nguồn thức ăn khan hiếm và quan niệm của người dân về chăn nuôi gia súc như việc làm thêm, không có sự đầu tư thoả đáng đã dẫn đến hiệu quả chăn nuôi giảm sút rất nhiều tại xã Bắc Sơn. Để khắc phục tình trạng này cần phải thay đổi phương thức sản xuất. Theo chúng tôi, xã Bắc Sơn có nhiều tiềm năng về phát triển chăn nuôi đại gia súc, vấn đề là giải quyết khâu thức ăn như thế nào cho hợp lý. Như chúng ta đã biết, chăn nuôi là một nghề phức tạp. Khó khăn lớn và thường gặp là đa số người dân Việt Nam chưa có thói quen và kinh nghiệm về chăn nuôi, chưa có quy trình chăn nuôi hợp lý, chất lượng giống kém… Tuy nhiên, ở nước ta có ưu điểm là thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều này cho phép tạo đồng cỏ có năng suất rất cao, gấp nhiều lần vùng ôn đới, cỏ có thể sinh trưởng quanh năm nếu có bón tưới đầy đủ. Với xã Bắc Sơn, ngoài những khó khăn như trên còn có khó khăn như: Đất đai gồm nhiều mảnh phân tán, người dân vẫn có thói quen chăn thả dông trâu bò, đặc biệt thiếu vốn đầu tư ban đầu, chưa có thói quen sản xuất hàng hoá... Qua điều tra về điều kiện kinh tế - xã hội xã Bắc Sơn, chúng tôi nhận thấy: - Bình quân thu nhập/đầu người thấp (2.400.000đ/người/năm). - Có nhiều bãi đất bỏ hoang với diện tích lớn. - Lực lượng lao động dư thừa. - Nếu trồng cỏ trên cùng một diện tích đất để phục vụ chăn nuôi thì sẽ hiệu quả hơn so với trồng lúa hoặc trồng hoa mầu. Với những lý do trên, để nâng cao thu nhập cho người dân, chúng tôi mạnh dạn đề xuất mô hình chăn nuôi gia đình tại xã Bắc Sơn như sau: 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh, các hộ gia đình nên trồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc, vừa tận dụng được diện tích các khu đất bỏ hoang đồng thời lại tạo được công ăn việc làm cho người dân. Để nuôi khoảng 10-15 con bò thịt, mỗi gia đình cần có khoảng 2500 m 2 đất trồng 2 vụ lúa, sau đó trồng thêm vụ ngô để lấy thân lá, cần khoảng 5000 m 2 đất để trồng 2-3 loài cỏ (nếu 2 hay 3 gia đình liên kết lại với nhau để cùng làm thì hiệu quả sử dụng đồng cỏ sẽ cao hơn). Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 chăn thả để tận dụng các bãi cỏ tự nhiên với mật độ 2 con/ha. Cỏ trồng để cho ăn bổ sung khoảng 15 kg/con/ngày, cỏ thừa mùa hè được dùng làm cỏ khô hay ủ chua. Ủ chua là một kỹ thuật bảo quản thức ăn thô xanh. Tại đây thức ăn trải qua quá trình lên men, quá trình này cho phép bảo quản tốt thức ăn và làm cho nó trở nên dễ dàng đồng hoá. Mùa đông sẽ cho ăn rơm, thân lá ngô, cỏ trồng tươi và khô (ủ chua), nếu có thể cho ăn thêm 1 kg bột/con/ngày. Những gia đình không có thảm cỏ tự nhiên cần khoảng 7000-8000 m 2 đất để trồng cỏ. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 108 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.1. Các thảm cỏ của xã Bắc Sơn đều đang được người dân địa phương sử dụng để chăn thả gia súc thường xuyên, nặng nề và nạn đốt phá đồi cỏ làm cho các thảm cỏ đang ở tình trạng bị thoái hoá cao về thành phần loài, dạng sống và năng suất. 1.2. Trong các thảm cỏ, cây Hoà thảo có số lượng loài lớn chiếm tỉ lệ cao nhất, số lượng cá thể cũng rất lớn. Do sử dụng không hợp lý đồng cỏ làm cho thành phần loài b ị biến đổi, số lượng cây bụi, cây nửa bụi và những cây gia súc không thích ăn đang dần tăng lên. Vì vậy, thảm cỏ ở xã Bắc Sơn có giá trị chăn thả không cao, chỉ có thể tận dụng làm bãi chăn thả gia súc ở mật độ thấp từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. 1.3. Bắc Sơn là xã có diện tích đất rộng, đặc biệt là đất chưa sử dụng: Nhiều tiểu vùng sinh thái khai thác chưa hợp lý làm suy thái môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế thấp. Cần đầu tư nghiên cứu để có quy trình sử dụng hợp lý. 1.4. Để có thể nâng cao đời sống và đảm bảo an toàn về sinh thái môi trường, cần có sự chuyển đổi phương hướng sản xuất, đặc biệt là phát triển chăn nuôi đại gia súc. Những tiểu vùng trồng 2 vụ lúa nên tăng thêm 1 vụ trồng ngô để lấy thân và lá phục vụ chăn nuôi vụ đông. Những tiểu vùng trồng 1 vụ hay bỏ hoá nên chuyển sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và không gây ô nhiễm môi trường. 1.5. Để thực hiện mô hình chăn nuôi mỗi gia đình cần có khoảng 2500 m 2 đất trồng 2 vụ lúa, sau đó trồng thêm vụ ngô để lấy thân lá. Ngoài ra, cần có từ 5000-8000 m 2 đất trồng cỏ để có thể nuôi từ 10-15 con bò thịt. 2. Đề nghị 2.1. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về các tiểu vùng sinh thái của xã Bắc Sơn để từ đó đề ra được phương án sử dụng hợp lý cho từng tiểu vùng. 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2. Chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng cần tiếp tục có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa trước nạn chặt phá rừng và đốt phá đồi cỏ của người dân. 2.3. Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi diện tích đât trồng trọt sang trổng cỏ. Ngoài ra, cần cử cán bộ đi thực tế, tham quan, học hỏi kinh nghiệm về biện pháp kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi gia súc... ở các địa phương có ngành chăn nuôi gia súc phát triển, thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc (Mộc Châu-Sơn La, Ba Vì-Hà Tây…). Sau đó, căn cứ trên tình hình thực tế của địa phương mà áp dụng sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả nhất. 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Hoàng Chung, Nguyễn Anh Hùng (2008), Tiềm năng thức ăn chăn nuôi đại gia súc của xã Bắc Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, số 8, Hà Nội. 111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ kế hoạch và đầu tư (1997), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Trí, Huỳnh Nhung (1994),"Thành lập bản đồ phân bố một số nhóm cây có ích, tỷ lệ 1/1.000.000 và đánh giá tiềm năng hệ thực vật Việt Nam", Các công trình nghiên cứu địa lý, tr.247 - 258. 4. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. 5. Hoàng Chung (2002), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên. 6. Hoàng Chung và cộng sự (2003), Sự thoái hoá trong quá trình sử dụng của đồng cỏ vùng núi bắc Việt Nam, Hội nghị những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống. 7. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 112 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8. Hoàng Chung, Nguyễn Thanh Thuỷ, Hoàng Thị Phương Thu (2005), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng một số loài cỏ trồng tại Bá Vân, Thái Nguyên, “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống”, Hà Nội, tháng 11/2005. 9. Hoàng Chung, Giàng Thị Hương (2006), Tập đoàn cây trồng làm thức ăn gia súc tỉnh Sơn La, năng suất, chất lượng và khả năng khai thác. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, số 19. 10. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục. 11. Vũ Văn Chuyên, Lê Trần Chấn, Trần Hợp (1987), Địa lý các họ cây Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 12. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), Nghiên cứu cấu trúc một số mô hình phục hồi rừng trên sa van cây bụi ở Bắc Thái, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 2. 13. Phan Củng (1999), Giáo trình sử dụng đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Lam Điền (2005), Giáo trình ứng dụng sinh học trong trồng trọt, Tài liệu nội bộ Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 15. Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân (1980), Địa lý cây trồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16 (1993), , Montreal. 17. Hội khoa học đất Việt Nam (1996), Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo khoa học trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, số 3. 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20. E.N.Ivanova và cộng sự (1962), Phân vùng địa lý thổ nhưỡng Liên xô, Nxb Viện hàn lâm khoa học Liên xô, Maxcơva (bản dịch). 21. E.P.Jukovxki và cộng sự (1972), “Những vấn đề cơ bản của phương pháp phân bố hợp lý và chuyên môn hóa ngành chăn nuôi”, Một số vấn đề về phân vùng kinh tế nông nghiệp (bản dịch), Tuyển tập, tr. 345 - 357. 22. A.E.Kaminxki và cộng sự (1972), “Những vấn đề cơ bản của phương pháp phân bố hợp lý và chuyên môn hóa ngành trồng trọt”, Một số vấn đề về phân vùng kinh tế nông nghiệp (bản dịch), Tuyển tập, tr. 327 - 344. 23. Lê Văn Khoa (1993), Địa lý thổ nhưỡng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 25. G.A.Kuznetxov (1972), “Quy hoạch vùng nông nghiệp”, Một số vấn đề về phân vùng kinh tế nông nghiệp (bản dịch), Tuyển tập, tr. 372 - 406. 26. G.A.Kuznetxov (1975), Địa lý và quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp (Bản dịch), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 27. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 28. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu (2001), Địa lý tự nhiên Việt Nam (Phần khái quát), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. I.F.Mukomel (1972), “Phân vùng kinh tế nông nghiệp như là vấn đề tổ chức nông nghiệp theo lãnh thổ”, Một số vấn đề về phân vùng kinh tế nông nghiệp (bản dịch), Tuyển tập, tr. 180 - 202. 30. I.I.Nikisin (1972), “Phân vùng tự nhiên - kinh tế phục vụ kế hoạch hóa nông nghiệp”, Một số vấn đề về phân vùng kinh tế nông nghiệp (bản dịch), Tuyển tập, tr. 203 - 217. 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31. K.V.Paxkan (1972), “Đánh giá các điều kiện địa lý tự nhiên để phục vụ sản xuất nông nghiệp”, Một số vấn đề về phân vùng kinh tế nông nghiệp (bản dịch), Tuyển tập, tr. 3 - 22. 32. Nguyễn Viết Phổ, Cao Liêm, Trần An Phong (1995), Phân vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000. 33. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 34. Ma Thế Quyên (2000), Nghiên cứu về động thái đồng cỏ trong mối quan hệ với hình thức sử dụng của người dân địa phương (Ngân Sơn - Bắc Kạn). 35. A.N.Rakitnikov (1972), “Phương pháp phân vùng nông nghiệp”, Một số vấn đề về phân vùng kinh tế nông nghiệp (bản dịch), Tuyển tập, tr.218 - 242. 36. Schmithusen J (1976), Địa lý đại cương thảm thực vật (người dịch: Đinh Ngọc Trụ), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 37. Lê Bá Thảo (1970), Phân vùng địa lý tự nhiên miền Bắc Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 38. Lê Bá Thảo, Nguyễn Dược, Đặng Ngọc Lân (1984), Cơ sở địa lý tự nhiên (tập 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội. 40. Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999), Hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 41. Dương Hữu Thời (1981), “Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam”, Nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam, tập 2. 42. Dương Hữu Thời (1998), Cơ sở sinh thái học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43. Mai Trọng Thông và một số tác giả (1998), "Phân vùng khí hậu Việt Nam", Tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 44. Lê Thông (chủ biên) và cộng sự (1999), Địa lý kinh tế Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 45. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2004), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 46. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1975), Khí hậu Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 47. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 48. Ngô Quý Toản, Dương Đức Đỉnh (1976), Địa lý tự nhiên các châu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam (1994), Atlas Khí hậu - Thuỷ văn Việt Nam, Hà Nội. 50. Trung tâm nghiên cứu Tài Nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, (Tập 1: năm 2001), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 51. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, (tập 2: năm 2003, tập 3: năm 2005), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 52. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 53. UBND tỉnh Quảng Ninh (2006) - Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của thị xã Móng Cái, giai đoạn 2006-2010, Quyết định số 3250/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ngày 23/10/2006. 116 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54. Uỷ ban nghiên cứu lực lượng sản xuất (1962), Phân vùng địa lý - thổ nhưỡng, Nxb Viện hàn lâm khoa học Liên xô, Maxcơva (bản dịch). 55. N.V.Vaxilev (1972), “Hiệu quả kinh tế phân bố nông nghiệp ở các vùng kinh tế”, Một số vấn đề về phân vùng kinh tế nông nghiệp (bản dịch), Tuyển tập, tr. 293 - 326. 56. A.G.Voronov (1976), Địa lý sinh vật (người dịch: Đặng Ngọc Lân), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài 57. Gaussen H, Legris P, Blasco P (1976), Bioclimates of Southeast Asia. 58. Henry J (1930), Terre rouge et terre noire bazalfitique de I'.Indochine Hanoi. 59. Maurand P. (1943), L’Indochine forestiere BEL Hanoi (une carte fpretiere). 60. Olson J.S.Watts J.A. and Allison L.T (1983), Carbon in live vegetation of Mafor World Ecosystems. Report ONRL. 5862, Oak Ridge National laboratory, Oak Ridge, Tenn. 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC ẢNH CHỤP QUANG CẢNH CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU Ảnh 1: Bãi đất bỏ hoang Cao Lan 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 2: Đồi Đại Vai sau khi cháy rừng Ảnh 3: Bãi đất bỏ hoang Đại Vai 119 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 4: Ruộng lúa 1 vụ Pẹc Nả, kẹp giữa 2 sƣờn núi Ảnh 5: Bãi trồng ngô một vụ Cao Lan 120 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 6: Ruộng lúa 2 vụ Lục Phủ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9115.pdf
Tài liệu liên quan