Định mức lao động cho các công việc trong xưởng gia công cơ khí của trung tâm Nội thất học đường tại Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I

MỤC LỤC Lời mở đầu Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều phải xây dựng mức lao động, dù là ở dạng này hay dạng khác, bằng phương pháp này hay phương pháp khác. Tuy nhiên, không phải mức lao động nào cũng là mức đúng và không phải phương pháp định mức nào cũng đưa ra được một mức lao động tốt. Vì mức lao động là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch nhân sự, kế hoạch sản xuất, tính toán chính xác số lượng máy móc thiết bị cần thiết, tính đơn giá tiền lương, gi

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5143 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Định mức lao động cho các công việc trong xưởng gia công cơ khí của trung tâm Nội thất học đường tại Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á thành sản phẩm…nên việc xây dựng một phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học và xác định các mức lao động một cách chính xác là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, thông qua quá trình xây dựng mức có căn cứ khoa học, nhà quản lý có thể thấy được những bất hợp lý trong tổ chức lao động của doanh nghiệp để hợp lý hoá chúng, tạo điều kiện áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và những kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất. Đồng thời, xây dựng một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, vừa đảm bảo sức khoẻ cho người công nhân, vừa tăng khả năng làm việc của họ. Đó chính là nguyên tắc để tăng năng suất, chất lượng lao động và giảm giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại công ty, được tìm hiểu về các hoạt động sản xuất của trung tâm nội thất học đường, em thấy công tác định mức lao động cho các công việc chưa được thực hiện một cách đầy đủ và khoa học. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu và xây dựng các phương pháp định mức lao động là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của các cán bộ nhân sự, giúp cấp trên có cơ sở xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể trước mắt và lâu dài cho doanh nghiệp. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên PGS.TS Vũ Thị Mai và bác phó trưởng phòng Tổ chức – Hành chính - Quản trị cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của các bác và các anh chị dưới phân xưởng cơ khí của trung tâm nội thất học đường em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Định mức lao động cho các công việc trong xưởng gia công cơ khí của trung tâm Nội thất học đường tại Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I” và hi vọng qua đề tài này em có thể xây dựng được các mức lao động tốt và với phương pháp này Công ty có thể áp dụng để định mức lao động cho các công việc ở những bộ phận khác trong Công ty. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng định mức lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I, xây dựng mức lao động cho một số công việc, đưa ra các biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác này. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: thực trạng định mức lao động và xây dựng mức lao động. Phạm vi: xưởng cơ khí của trung tâm Nội thất học đường. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, phương pháp phân tích khảo sát (chụp ảnh, bấm giờ). Chuyên đề gồm ba phần: Chương I: Cơ sở lý luận của định mức lao động Chương II: Thực trạng định mức lao động tại trung tâm Nội thất học đường. Chương III: Hoàn thiện định mức lao động tại trung tâm Nội thất học đường của Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I. Chương I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG I – Các khái niệm Lao động và tổ chức lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Lao động luôn được diễn ra theo một quy trình. Quá trình lao động là tổng thể những hành động của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Nó chính là quá trình con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động để nhằm biến đổi chúng thích ứng với nhu cầu của mình. Trong quá trình đó cũng làm phát sinh các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau. Dù quá trình lao động diễn ra dưới các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, đều cần phải có hoạt động để kết hợp các yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau vào việc thực hiện mục đích của quá trình đó, tức là phải tổ chức lao động. “Vậy tổ chức lao động được hiểu là tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình lao động”. Tổ chức lao động là một hệ thống các biện pháp để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của lao động sống nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất. “Tổ chức lao động khoa học là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến”. Nội dung chủ yếu của tổ chức lao động khoa học: Xây dựng các hình thái phân công và hiệp tác lao động hợp lý. Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Nghiên cứu và phổ biến các phương pháp, thao tác lao động hợp lý. Cải thiện các điều kiện lao động. Hoàn thiện định mức lao động. Tổ chức và trả lương phù hợp với số và chất lượng lao động. Đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân. Tổ chức công tác thi đua XHCN và củng cố kỷ luật lao động. Mức lao động Mức lao động là đại lượng quy định về hao phí lao động cần thiết để chế tạo sản phẩm (hay hoàn thành một công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định, cho một người lao động hay nhóm người lao động có trình độ thành thạo đáp ứng nhu cầu của công việc. Các mức được xây dựng trên cơ sở phân tích khoa học, tính đầy đủ những điều kiện tổ chức, kinh tế kỹ thuật hợp lý để thực hiện công việc, những kinh nghiệm và phương pháp thao tác làm việc tiên tiến, những điều kiện tâm sinh lý xã hội và thẩm mỹ sản xuất, được gọi là những mức kỹ thuật lao động hay mức có căn cứ khoa học. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hệ thống mức lao động để xác định kế hoạch lao động, tổ chức, sử dụng lao động và trả lương cho người lao động. Mức lao động cần xác định sao cho số đông người lao động thực hiện được, mức phải phản ánh được chính xác hao phí lao động cần thiết, phải đảm bảo khuyến khích người lao động tích cực làm việc, thúc đẩy quá trình áp dụng tiến bộ KHKT, kinh nghiệm làm việc tiên tiến và những kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất, tổ chức và quản lý lao động. Các dạng mức lao động Mỗi doanh nghiệp áp dụng các loại mức lao động khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhưng để có thể sử dụng các thành tựu khoa học và những kinh nghiệm tiên tiến trong định mức lao động thì phải hiểu rõ và nắm chắc bản chất các loại mức được áp dụng. Các loại mức đó là: mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ, mức thời gian phục vụ, mức số lượng người làm việc… Mức thời gian là đại lượng quy định lượng thời gian cần thiết để một hoặc một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định hoàn thành công việc này hay công việc khác trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Trong mức kỹ thuật thời gian không tính các loại thời gian lãng phí, không tính thời gian phụ và thời gian phục vụ trùng lặp với thời gian chính. Tđđ = Tkđ + Tck Trong đó: Tkđ = Ttn + Tpv + Tnc Σni Tck Tck = n Σ Tck - Thời gian chuẩn kết của cả loạt sản phẩm n - số lượng sản phẩm của một loạt Mức sản lượng là số lượng sản phẩm được quy định để một hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian với những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Trên cơ sở mức thời gian ta tính được mức sản lượng: Tca Tca – Σ Tck Tca – Σ (Tck + Tpv + Tnc) Tsl = = = Tđđ Tkđ Ttn Ttn - thời gian tác nghiệp của một sản phẩm Tca - thời gian ca làm việc Mức thời gian và mức sản lượng có liên quan mật thiết với nhau, tuỳ điều kiện và đặc điểm của sản xuất mà người ta tính mức thời gian hay mức sản lượng. Nếu x là phần trăm giảm mức thời gian, y là phần trăm tăng mức sản lượng: 100y 100x x = và y = 100 + y 100 – x Mức sản lượng càng cao thì mức thời gian càng thấp và ngược lại. Vì vậy, giữa mức thời gian và mức sản lượng có sự phụ thuộc nghịch đảo. Mức thời gian phục vụ là một trong những biểu hiện biến dạng của mức thời gian. Đó là lượng thời gian được quy định để một hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định phục vụ một đơn vị thiết bị, đơn vị diện tích sản xuất hay những đơn vị sản xuất khác trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Mức phục vụ là số lượng đơn vị thiết bị (diện tích sản xuất, nơi làm việc…) được quy định để một hay một nhóm công nhân phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Mức phục vụ là đại lượng nghịch đảo của mức thời gian phục vụ. Mpv = Tca/Ttg Trong đó: Mpv: mức phục vụ Tca: thời gian làm việc trong ca Ttg: mức thời gian phục vụ cho một đơn vị sản xuất Mức phục vụ thường được áp dụng trong điều kiện kết quả sản xuất không đo được bằng những số đo tự nhiên và đối với công nhân phụ. Mức thời gian trong thực tế là cơ sở xuất phát để tính các loại mức khác. Vì nguyên tắc của định mức lao động là xác định hao phí thời gian cần thiết để hoàn thành công việc. II – Vai trò của mức lao động Mức lao động có vai trò rất quan trọng không những trong công tác quản lý lao động mà còn có vai trò trong công tác quản lý sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà quản lý phải dựa trên các mức lao động và kế hoạch sản xuất mà đưa ra các kế hoạch về lao động để đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để tránh việc sử dụng lãng phí lao động hoặc thiếu lao động so với yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, mức lao động là cơ sở để người quản lý đánh giá mức độ thực hiện công việc của người lao động, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phân công, bố trí và trả công cho người lao động. Mặt khác, các mức lao động được áp dụng trong điều kiện tổ chức lao động tiến bộ lại cho phép áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến trong tổ chức sản xuất và tổ chức lao động khoa học đối với tất cả công nhân và toàn xí nghiệp, khơi dậy và khuyến khích sự cố gắng của người lao động phấn đấu hoàn thành vượt mức, động viên họ sáng tạo, tìm tòi các biện pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức lao động, phát huy các nguồn dự trữ để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Nhờ có mức lao động mới xác định được đơn giá lương, mức càng chính xác thì trả lương càng đúng và tạo động lực càng mạnh mẽ. Ngoài ra, kỷ luật lao động trong doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc và an toàn lao động. Tuy nhiên việc thực hiện kỷ luật lao động trong doanh nghiệp lại chưa được mấy quan tâm, đặc biệt là trong các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất ở các nước chưa phát triển hoặc đang phát triển. Phong cách lao động có mức, theo mức cụ thể là phong cách lao động có kỷ luật và có hiệu quả cao. Thật vậy, bởi vì mức lao động là mục tiêu, là nhiệm vụ của mỗi người lao động trong những điều kiện nhất định. Mức lao động hợp lý chỉ có thể được xây dựng và hoàn thành trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý. Trong điều kiện đó không cho phép người lao động làm việc tuỳ tiện, không tuân theo quy trình công nghệ, quy trình lao động, gây lãng phí thời gian lao động. Người lao động muốn hoàn thành mức lao động thì phải cố gắng sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, tuân theo quy trình công nghệ hợp lý và nắm chắc kỹ thuật lao động. Tóm lại, vai trò của mức lao động là rất cần thiết để tổ chức lao động có khoa học. Không một công việc nào không cần đến mức lao động, và cần thiết phải xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học để người lao động có thể phát huy hết khả năng của mình và khai thác tối đa các nguồn dự trữ nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. III - Định mức lao động 1. Khái niệm và vai trò của định mức lao động Định mức lao động trong xí nghiệp là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động. Hoàn thiện định mức lao động là một trong những nội dung chính của tổ chức lao động khoa học. Định mức lao động chịu tác động của các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì định mức lao động càng có căn cứ, mức lao động càng có độ chính xác cao. Tuy nhiên, mức lao động cũng còn phải xem xét đến tình trạng sức khoẻ của con người, sức chịu đựng của người lao động để đảm bảo có thể hoàn thành mức và hồi phục khả năng lao động. Mặt khác, trong nền sản xuất xã hội, định mức lao động cũng thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác nhau. Không chỉ là việc quy định mức lao động cho các công việc mà còn có tác dụng tạo khả năng kế hoạch hoá tốt hơn; đảm bảo thực hiện có hiệu quả và chính xác nhất việc tính toán xác định số lượng máy móc, thiết bị và số lượng lao động cần thiết; khuyến khích sử dụng nguồn dự trữ trong sản xuất… Nhưng định mức lao động chỉ có tác dụng thực sự tới việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế xã hội trong điều kiện các xí nghiệp đã áp dụng các mức có căn cứ khoa học, tức là các mức đã tính đến những nhân tố xã hội, tâm sinh lý, nhân tố kinh tế và tổ chức kỹ thuật tối ưu. Những mức như thế sẽ định hướng và thúc đẩy công nhân vươn tới những kết quả lao động cao nhất trong những điều kiện sản xuất nhất định. Ngoài ra, định mức lao động là cơ sở để tính đơn giá sản phẩm trả lương cho người lao động, tiết kiệm thời gian và nhân công, trên cơ sở đó giảm giá thành sản phẩm. Hiệu quả của định mức lao động tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất tiên tiến, có căn cứ khoa học của các mức lao động cụ thể. Mức độ tiên tiến hay lạc hậu của các mức lao động trong thực tế gắn liền với các thuật ngữ: định mức kỹ thuật lao động hay định mức lao động có căn cứ khoa học và định mức thống kê – kinh nghiệm. Định mức kỹ thuật lao động đã xuất hiện vào giữa những năm 20, thời kỳ công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân và cơ khí hoá các quá trình lao động phát triển mạnh mẽ. Thực tế đòi hỏi phải tính toán đầy đủ hơn các yếu tố kỹ thuật trong mức lao động. Vì tiến bộ kỹ thuật đang chi phối và ngày càng quyết định năng suất lao động. Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù hợp với cấp bậc công nhân; đảm bảo cải thiện điều kiện làm việc, đổi mới kỹ thuật công nghệ và đảm bảo các tiêu chuẩn lao động. 2. Các phương pháp định mức lao động Muốn có mức lao động tiên tiến thì phải có một phương pháp định mức lao động cụ thể và phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế, các phương pháp định mức lao động được áp dụng có thể chia thành hai nhóm: phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Phương pháp tổng hợp là phương pháp xây dựng mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận của bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó, thời gian hao phí chỉ được quy định cho toàn bộ bước công việc. Nhóm này gồm 3 phương pháp: thống kê, kinh nghiệm và dân chủ bình nghị. Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc (giống hoặc tương tự) ở thời kỳ trước. Lượng thời gian (sản lượng) được xác định là mức lao động thường lấy giá trị trung bình. Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được của các cán bộ định mức, quản đốc phân xưởng hoặc công nhân sản xuất. Phương pháp dân chủ bình nghị là phương pháp xây dựng mức bằng cách cán bộ định mức dự tính mức bằng thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa ra cho công nhân thảo luận, bình nghị quết định. Ưu điểm của các phương pháp này là đơn giản, tốn ít công, áp dụng rộng rãi trong những điệu kiện trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động còn thấp. Tuy nhiên, chúng không phải là phương pháp định mức lao động có khoa học vì chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm đã có từ trước chứ không dựa vào quá trình lao động hiện tại và tiến bộ kỹ thuật - công nghệ. Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia và nghiên cứu tỉ mỉ quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc được định mức và các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí. Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp hoàn thiện quá trình lao động như: quy định chế độ làm việc có hiệu quả hơn của máy móc thiết bị, sử dụng các phương pháp và thao tác lao động hợp lý… đồng thời loại trừ những nhược điểm và hạn chế trong tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động… Xuất phát từ kết quả nghiên cứu và dự tính khoa học đó xác định hao phí thời gian cần thiết cho mỗi yếu tố, và mức thời gian cho cả bước công việc nói chung. Phương pháp phân tích bao gồm: phương pháp phân tích tính toán, phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp so sánh điển hình. Phương pháp phân tích tính toán chủ yếu dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn hoặc các công thức thực nghiệm biểu hiện sự phụ thuộc của thời gian hao phí với các yếu tổ ảnh hưởng. Nội dung của phương pháp này như sau: - Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành bộ phận bước công việc. - Dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn xác định thời hạn từng bộ phận của bước công việc và các loại thời gian trong ca (chuẩn kết, tác nghiệp, phục vụ, nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết). - Xác định mức thời gian, mức sản lượng. Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào chứng từ kỹ thuật và các tài liệu tiêu chuẩn để xác định các loại hao phí thời gian. Quá trình xây dựng mức chủ yếu được tiến hành trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng loạt, vì nó cho phép xây dựng mức nhanh, tốn ít công sức, bảo đảm chính xác và đồng nhất của mức. Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc. Các phương pháp khảo sát cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc là chụp ảnh, bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ. Kết quả chụp ảnh bấm giờ sẽ phản ánh toàn bộ hoạt động của công nhân và thiết bị trong một ca làm việc. Mặt khác nó có thể nghiên cứu hao phí thời gian thực hiện từng thao tác hoặc động tác của bước công việc, nó còn giúp ta phát hiện được thời gian lãng phí… Phân tích những kết quả đó ta xác định cơ cấu các loại thời gian trong ca, nội dung và trình tự thực hiện bước công việc, cuối cùng là xác định được mức thời gian và mức sản lượng. Phương pháp phân tích khảo sát không những cho phép xác định các mức lao động mà còn hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, đúc kết các kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất và trong quản lý để phổ biến rộng rãi trong xí nghiệp hoặc trong phạm vi một ngành sản xuất… Mức xác định theo phương pháp này đạt độ chính xác cao. Tuy nhiên lại tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định đối với cán bộ định mức. Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức dựa trên những hao phí của mức điển hình. Nội dung như sau: - Phân loại các chi tiết gia công ra các nhóm theo những đặc trưng giống nhau. Mỗi nhóm chọn một hoặc một số chi tiết điển hình. - Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý để gia công những chi tiết điển hình. Quy trình công nghệ này xem như là quy trình công nghệ điển hình cho cả nhóm. - Xác định các thiết bị, dụng cụ cần thiết và điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện chế tạo chi tiết điển hình. - Áp dụng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát để xây dựng mức cho các chi tiết điển hình. Mức thời gian (mức sản lượng) của bất kỳ chi tiết nào trong nhóm đều được xác định bằng cách so sánh với mức thời gian (mức sản lượng) của chi tiết điển hình. Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện các chi tiết trong nhóm, dùng hệ số điều chỉnh đối với mức điển hình để tính mức cho các chi tiết trong nhóm. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng, tốn ít công sức, nhưng độ chính xác không cao như so với hai phương pháp trên. Thường chỉ áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. 3. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động Để định mức lao động có căn cứ khoa học, cần phải áp dụng một trong những phương pháp định mức kỹ thuật lao động có hiệu quả đó là phương pháp phân tích tính toán dựa theo các tài liệu tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn để định mức lao động là những đại lượng quy định về chế độ làm việc tiên tiến của thiết bị (hay những đại lượng hao phí thời gian quy định để hoàn thành những bộ phận làm bằng tay của bước công việc) trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý dùng để tính các mức thời gian có căn cứ kỹ thuật. Như vậy, chất lượng của tiêu chuẩn để định mức lao động quyết định chất lượng của các mức lao động có căn cứ kỹ thuật. Và vì vậy, mức độ chính xác của tiêu chuẩn còn ảnh hưởng đến chất lượng của việc tính toán các chỉ tiêu như: kế hoạch sản xuất kinh doanh, số lượng công nhân và quỹ tiền lương, năng lực sản xuất của thiết bị và giá thành sản phẩm. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn Phải phản ánh được những thành tựu mới nhất của khoa học - kỹ thuật, những kinh nghiệm tiên tiến của tổ chức sản xuất và tổ chức lao động. Đồng thời còn phải thể hiện được những phương pháp làm việc tiên tiến của những công nhân có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật và có năng suất lao động cao. Phải đảm bảo mức độ chính xác và mức độ tổng hợp phù hợp với từng loại hình sản xuất. Phải tính đến những điều kiện tổ chức - kỹ thuật cụ thể và đặc điểm của quá trình công nghệ và của loại hình sản xuất. Phải bao gồm những phương án công nghệ phổ biến và đặc trưng nhất, những thông số chủ yếu phản ánh mức đạt được sẽ đông, không phải cá biệt, phải đơn giản và thuận tiện khi sử dụng để tính mức lao động. Phân loại tiêu chuẩn Theo nội dung sử dụng, tiêu chuẩn định mức lao động được chia ra 4 loại: Tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị là những đại lượng quy định về các thông số của chế độ gia công hợp lý dùng để tính mức thời gian chính. Tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị được xây dựng trên cơ sở của những cuộc khảo sát và nghiên cứu những kinh nghiệm làm việc tiên tiến của công nhân, khả năng sản xuất của thiết bị ở phòng thí nghiệm hoặc nơi làm việc. Tiêu chuẩn thời gian là những đại lượng quy định về thời gian dùng để định mức cho những bước công việc làm bằng tay, hoặc những phần làm bằng tay của bước công việc được thực hiện trên các thiết bị khác nhau. Tiêu chuẩn thời gian được xây dựng trên cơ sở số liệu của những cuộc khảo sát tiến hành ở những phân xưởng sản xuất trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật sản xuất hợp lý. Tiêu chuẩn phục vụ là những đại lượng hao phí thời gian quy định cho việc phục vụ một đơn vị thiết bị, một nơi làm việc hay một đội sản xuất và được sử dụng để tính mức phục vụ. Tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu những điều kiện sản xuất bằng phương pháp chụp ảnh, bấm giờ và trên cơ sở những tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của việc bố trí công nhân. Tiêu chuẩn số lượng người làm việc là những quy định về số lượng cần thiết để hoàn thành một chức năng hoặc đơn vị khối lượng công việc. Tiêu chuẩn này dùng để xác định số lượng công nhân sản xuất chính phục vụ dây chuyền tự động. Các tài liệu tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu thu thập được qua chụp ảnh và bấm giờ ở các nơi làm việc. Theo kết cấu, tiêu chuẩn thời gian được chia ra: Tiêu chuẩn bộ phận là những đại lượng hao phí thời gian quy đinh cho từng thao tác của bước công việc. Tiêu chuẩn bộ phận thường được sử dụng nhiều trong loại hình sản xuất hàng khối và hàng loạt lớn. Tiêu chuẩn tổng hợp là những đại lượng hao phí thời gian quy định cho những yếu tố công việc lớn hơn như tổng hợp các thao tác, bước công việc… Theo phạm vi và mục đích sử dụng, tiêu chuẩn được chia ra: Tiêu chuẩn xí nghiệp là những tiêu chuẩn chỉ dùng để định mức cho những loại công việc riêng biệt của xí nghiệp mà không thể sử dụng tiêu chuẩn của ngành hay tiêu chuẩn thống nhất. Tiêu chuẩn ngành là những tiêu chuẩn dùng để xây dựng mức cho những công việc trong phạm vi một ngành. Tiêu chuẩn thống nhất là những tiêu chuẩn dùng để định mức cho những công việc hoặc những sản phẩm giống nhau của các ngành hay các xí nghiệp khác nhau. Quản lý mức lao động Để công tác định mức lao động có hiệu quả không chỉ cần thiết phải xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học, mà công tác quản lý mức của doanh nghiệp cũng rất quan trọng, tức là phải đưa các mức xây dựng được áp dụng kịp thời vào thực tế sản xuất, thường xuyên theo dõi việc thực hiện mức, định kỳ xem lại và điều chỉnh mức. Đưa mức vào sản xuất Không chỉ là việc quyết định ban hành mức mà phải có các cuộc họp phân tích, phổ biến, giải thích, báo cáo trước công nhân về những mức sẽ đưa vào áp dụng; thu thập, nghiên cứu những ý kiến phản ứng của công nhân để hoàn thiện trước khi ban hành. Các mức ban hành, áp dụng vào thực tế sản xuất phải có sự thống nhất giữa giám đốc với công đoàn doanh nghiệp. Khi quyết định áp dụng mức vào sản xuất thì phải đảm bảo đủ điều kiện tổ chức lao động kỹ thuật hợp lý để công nhân có thể thực hiện được mức. Nếu là mức mới, công nhân chưa có kinh nghiệm, thường để mức ở dạng “mức tạm thời” trong thời hạn 3 tháng, để công nhân quen dần với điều kiện công việc mới. Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu công nhân không hoàn thành mức, thu nhập thấp, so với khi làm việc mức cũ, thì bù lương bằng hoặc hơn mức thu nhập cũ. Hết thời gian thực hiện “mức tạm thời”, công nhân vẫn không quen được với mức mới, chưa hoàn thành được mức, người ta có thể gia hạn thêm thời gian. Hoặc chưa hết hạn tạm thời nhưng công nhân đã quen được với mức mới và hoàn thành được mức thì chuyển luôn sang giai đoạn mức chính thức và dụng mức đó để tính trả lương cho công nhân. Phân tích tình hình thực hiện mức Sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, con người, công nghệ, công cụ sản xuất, nguyên vật liệu, điều kiện lao động luôn không ngừng đổi mới và có ảnh hưởng lớn đến các mức và điều kiện áp dụng các mức trong thực tế sản xuất. Phân tích tình hình thực hiện mức thường xuyên, có hệ thống là một nội dung quan trọng của định mức lao động doanh nghiệp, nhằm kiểm tra sự chính xác của mức; phát hiện những mức sai, mức lạc hậu để xem xét lại mức và điều chỉnh mức. Mức sai là những mức quá cao, đại bộ phận công nhân đã cố gắng nhiều, nắm vững kỹ thuật, sử dụng thời gian hợp lý mà vẫn không đạt; hoặc mức quá thấp, đại bộ phận công nhân làm việc rất bình thường, chưa tận dụng hết thời gian mà cũng đạt và vượt mức cao. Mức lạc hậu là mức không còn phù hợp với điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện công việc đó nữa. Có thể là do: quy cách, chất lượng sản phẩm thay đổi; quy cách nguyên vật liệu, bán thành phẩm thay đổi; thiết bị máy móc, công cụ lao động và quy trình công nghệ thay đổi; tổ chức lao động thay đổi; phương pháp thao tác thay đổi hoặc kinh nghiệm sản xuất tiên tiến đã được công nhân áp dụng rộng rãi do đó vượt mức cao. Phân tích khả năng thực hiện của công nhân, tổ, phân xưởng, rút ra những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến; phát hiện những tồn tại trong định mức lao động, nghiên cứu những nguyên nhân hoàn thành vượt mức và không thực hiện được mức, đề ra biện pháp khắc phục. Ngoài ra còn giúp chúng ta phát hiện những bất hợp lý trong việc trả lương cho công nhân. Xem lại và điều chỉnh mức Các mức dù được xây dựng chính xác, có căn cứ khoa học, nhưng trong quá trình thực hiện, nhiều phương tiện, công nghệ sản xuất mới được áp dụng, trình độ thành thạo, kỹ năng sản xuất được nâng cao, các mức sai, mức lạc hậu xuất hiện, kìm hãm tăng năng suất lao động, dẫn đến những sai sót trong đánh giá thi đua khen thưởng và trả lương cho công nhân. Vì vậy, việc định kỳ, thường xuyên xem lại mức và điều chỉnh mức cũng là một nội dung không thể thiếu của định mức lao động. Nếu mức lao động thực tế thực hiện nhỏ hơn 95% mức lao động được giao thì phải xem xét, điều chỉnh hạ định mức lao động được giao; Nếu mức lao động thực tế thực hiện cao hơn 120% mức lao động được giao thì phải xem xét, điều chỉnh tăng định mức lao động được giao. Cần có cơ chế kích thích để động viên công nhân làm việc với mức có chất lượng cao. Nội dung của định mức kỹ thuật lao động Định mức kỹ thuật lao động nghiên cứu hao phí lao động với định mức xác định trên cơ sở khoa học và các phương pháp lao động cho các công việc trong quá trình sản xuất, đồng thời tìm ra những biện pháp nhằm sử dụng hợp lý lao động sống, đảm bảo nâng cao năng suất lao động. Thời gian hao phí để hoàn thành một công việc (một sản phẩm) phụ thuộc nhiều yếu tố: người lao động, nguyên vật liệu, công cụ lao động, và tổ chức lao động. Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố trên nhằm xác định mức tiêu hao thời gian cần thiết để hoàn thành công việc là nhiệm vụ của định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ trên, nội dung cơ bản của định mức kỹ thuật lao động bao gồm: Phân tích quá trình sản xuất ra thành các bộ phận hợp thành, xác định kết cấu và trình tự hợp lý để thực hiện các bước công việc, phát hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện, hoàn thiện chúng trên cơ sở phân công và hiệp tác lao động hợp lý. Cải thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc trên cơ sở trang bị và bố trí hợp lý nơi làm việc áp dụng hình thức và chế độ phục vụ nơi làm việc để hoạt động có hiệu quả hơn. Cải thiện điều kiện lao động, hợp lý hoá các phương pháp và thao tác lao động. Tiến hành khảo sát, xác định các loại thời gian hao phí và nguyên nhân những lãng phí, nhằm xây dựng các mức và tiêu chuẩn lao động. Đưa các mức, tiêu chuẩn được xây dựng vào thực hiện trong sản xuất, thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức, điều chỉnh những mức sai, mức lạc hậu. Chương II - THỰC TRẠNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NỘI THẤT HỌC ĐƯỜNG I – Khái quát về công ty cổ phần thiết bị giáo dục I và trung tâm nội thất học đường Công ty cổ phần thiết bị giáo dục I bắt đầu được thành lập từ năm 1963 với tên gọi “Cơ quan thiết bị trường học”. Qua nhiều giai đoạn phát triển, “Cơ quan thiết bị trường học” đã trở thành “công ty thiết bị giáo dục I” thuộc Bộ Giáo dục, chuyên chăm lo công tác thiết bị dạy học cho toàn ngành và đến tháng 8/2007 đã được cổ phần hoá trở thành “Công ty Cổ phần Thiết bị giáo dục I”. Từ khi hình thành và phát triển đến nay, Công ty cổ phần thiết bị giáo dục đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển các cơ sở vật chất, thiết bị trường học và thư viện. Năm 1966, tư vấn cho Bộ về vấn đề tiêu chuẩn đồ dùng dạy học cấp 1, 2, 3; chỉ thị hướng dẫn mua sắm phân phối, thúc đẩy phong trào tự làm đồ dùng dạy học, kiểm tra bảo quản thiết bị thí nghiệm. Năm 1969, tham mưu cho Bộ mở được quan hệ đối ngoại về thiết bị trường học. Một trong những hoạt động quan trọng là tổ._. chức hội nghị bồi dưỡng cán bộ thiết bị trường học các tỉnh miền Bắc đã thành công, xây dựng hình thành được đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị trường học địa phương. Từ năm 1986 đến nay, Công ty đã trải qua nhiều khó khăn nặng nề, liên tiếp của thời kỳ đầu đổi mới, chuyển biến xoá bỏ bao cấp và chủ động khai thác thị trường để duy trì hoạt động, từng bước ổn định, đề ra các kế hoạch 5 năm và cố gắng thực hiện để đưa Công ty từng bước trở thành đơn vị phát triển bền vững. Công ty luôn luôn là đơn vị đi dầu trong việc hỗ trợ cho các đơn vị địa phương khi bị khó khăn về thiên tai, đóng góp cho những chủ trương của Nhà nước và của Bộ trong quá trình xã hội hoá giáo dục. Nhiệm vụ của công ty là sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học cho các trường học ở tất cả các cấp học trong cả nước. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà sản phẩm của công ty rất đa dạng, phong phú. Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề. Ngoài ra, có nhiều hàng hoá thiết bị giáo dục nhập khẩu có mẫu mã đẹp đã trở thành đối thủ cạnh tranh. Bởi thế, việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả sản xuất kinh doanh 03 năm trước cổ phần hoá: STT Khoản mục ĐVT 2004 2005 2006 (BCTC) (BCTC) (BCTC) 1 Vốn kinh doanh đồng 139,134,737,197 142,641,380,796 143,272,189,590 2 Vốn Nhà nước đồng 17,327,836,412 17,945,880,969 18,011,962,515 3 Tổng Doanh thu đồng 213,324,372,601 190,251,095,003 149,417,402,444 4 Doanh thu thuần đồng 212,601,805,424 189,281,832,912 148,254,104,645 5 Doanh thu hoạt động TC đồng 298,235,105 150,840,807 44,506,323 6 Doanh thu khác đồng 424,332,072 818,321,284 1,118,791,476 7 LN trước thuế đồng 6,314,213,325 4,803,940,159 339,696,051 8 Tỷ lệ LN năm sau so với năm trước % - 76.08 7.07 9 Nộp Ngân sách (28%) đồng 1,767,979,731 1,345,103,244 95,114,894 10 Trong đó thuế TNDN BX đồng 218,957,878 640,144,882 - 11 Số lao động Người 333 329 320 12 Thu nhập BQ đồng 1,958,000 1,730,000 2,083,000 Do thị trường hiện nay cạnh tranh gay gắt nên kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đang giảm so với các năm trước. Trong khi vốn kinh doanh liên tục tăng thì doanh thu lại liên tục giảm, chứng tỏ Công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, do đó sẽ giao hàng theo thời hạn của hợp đồng. Ngoài ra, các trung tâm của công ty cũng có nhiệm vụ quảng cáo, mua thầu và tự có kế hoạch sản xuất. Hiện nay công ty có 5 trung tâm: trung tâm Nội thất học đường, trung tâm In và chế bản, trung tâm Đồ chơi và Thiết bị mầm non, trung tâm Công nghệ tin học và Thiết bị giáo dục, trung tâm sản xuất Thiết bị giáo dục. Mỗi trung tâm là một đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, hạch toán báo sổ của công ty. Trung tâm Nội thất học đường được phép kinh doanh các mặt hàng trong lĩnh vực của công ty đã đăng ký hoạt động, chủ yếu là các mặt hàng, đồ dùng nội thất phục vụ học tập và giảng dạy trong nhà trường của tất cả các cấp học. Trung tâm Nội thất học đường có các xưởng: xưởng cơ khí, xưởng sơn và xưởng mộc. Khi có đơn đặt hàng, trung tâm đưa xuống cho các xưởng và giao cho người phụ trách sản xuất trực tiếp của từng xưởng tiến hành phân công lao động để kịp thời giao hàng cho khách hàng theo đúng thời hạn đã được cam kết trong hợp đồng. Nếu trong thời gian thực hiện sản xuất mà cảm thấy không thể hoàn thành được vì thiếu công nhân, người phụ trách trực tiếp sản xuất có thể thuê thêm thợ, nhưng mức công khoán cho loạt sản phẩm đó không thay đổi. II – Các yếu tổ ảnh hưởng đến mức lao động 1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Với mỗi loại sản phẩm, dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp đều phải có một quy trình công nghệ để sản xuất ra nó. Tuỳ thuộc vào tính chất, tính năng của sản phẩm mà quy trình công nghệ sản xuất đơn giản hay phức tạp. Sản phẩm càng có nhiều tính năng, càng đòi hỏi độ chính xác cao thì quy trình công nghệ càng phức tạp và ngược lại. Quy trình công nghệ càng phức tạp, sản phẩm càng đòi hỏi độ chính xác, tỉ mỉ càng cao thì hao phí thời gian để thực hiện càng nhiều. Vì sản phẩm mà Công ty nói chung và trung tâm Nội thất học đường nói riêng cung cấp là những dụng cụ, thiết bị dùng trong dạy học nên không đòi hỏi độ chính xác quá cao về kích thước sản phẩm. Mặt khác, những sản phẩm của trung tâm nội thất học đường sản xuất là những sản phẩm khá đơn giản, vì thế quy trình công nghệ không quá phức tạp. Các sản phẩm của trung tâm Nội thất học đường được sản xuất với quy trình công nghệ như sau: Bước 1: Gia công cơ khí (đối với các sản phẩm sắt thép), gia công mộc (với các sản phẩm từ gỗ). Cắt các chi tiết trên máy cắt chuyên dùng theo kích thước và hình dạng thiết kế. Hàn gá các chi tiết rời để định vị hình dạng. Hàn chi tiết để mối hàn ngấu đều, đảm bảo độ chắc chắn cho sản phẩm. Bước 2: Làm sạch và sơn tĩnh điện Làm sạch các mối hàn để đảm bảo các mối hàn có độ nhẵn, phẳng. Tẩy rửa bề mặt bằng xà phòng và các hoá chất tẩy rửa khác. Sấy khô Đưa sản phẩm vào hệ thống sơn tĩnh điện, phun sơn bột, nung chảy và làm nguội tự nhiên để sơn bám chắc vào bề mặt sản phẩm. Đối với các sản phẩm mộc thì dùng máy cắt để cắt gỗ ép thành các tấm theo kích thước thiết kế, sau đó đưa đến xưởng sơn tĩnh điện. Bước 3: kiểm tra, bao gói, nhập kho. Sau khi sơn, sản phẩm được kiểm tra lần cuối và tiến hành đóng gói. Mỗi sản phẩm được đóng gói trong hai loại hộp làm bằng bìa Carton 5 lớp. Sơ đồ quy trình công nghệ PX cơ khí gia công Nguyên vật liệu kiểm tra, bao gói PX mộc gia công 2. Đặc điểm máy móc thiết bị Trong các hoạt động lao động, phần lớn các hoạt động sản xuất sản phẩm, con người đều cần đến hỗ trợ của máy móc, thiết bị. Tình trạng của máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức lao động của công nhân, đó là chưa kể hoạt động sản xuất phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào máy móc. Do đó, để công tác định mức lao động chính xác và có hiệu quả thì cần thiết phải nắm được tình trạng máy móc thiết bị để sử dụng có hiệu quả. Hiện nay, Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I được trang bị rất nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại, chuyên dùng. Có những thiết bị do UNICEF tài trợ, có những máy móc thiết bị do Công ty tự trang bị chuyên phục vụ cho công việc sản xuất thiết bị giáo dục. Trung tâm nội thất học đường được trang bị những máy móc thiết bị để sản xuất những sản phẩm nội thất trong phòng học, phòng bộ môn. Một số máy móc, thiết bị mà trung tâm nội thất học đường sử dụng: STT tên tài sản ký hiệu năm sản xuất nước sản xuất công suất, đặc tính kỹ thuật ĐVT số lượng 1 Máy tiện, phay, mài 2002/ 2003 Đài Loan cái 5 2 Hệ thống sơn tĩnh điện 2002/ 2003 Đài Loan bộ 2 3 Máy uốn thép 2002/ 2003 Đài Loan cái 4 4 Máy cán thép 2002/ 2003 Đài Loan cái 3 5 Máy cắt, gấp, gấp mép… 2002/ 2003 Đài Loan cái 15 6 Hệ thống làm sạch bề mặt 2002/ 2003 Đài Loan bộ 2 7 Máy tiện GK - 195 A5 - 327 1990 Thuỵ Điển KW 4.2 8 Máy tiện GK - 195 A5 - 328 1990 Thuỵ Điển KW 4.2 9 Máy tiện C616 A5 - 159 1985 Trung Quốc KW 4 10 Máy tiện 1N611Π A5 - 52 1987 Liên Xô KW 3.2 11 Máy tiện V - 10 A5 - 362 1988 Áo KW 0.6 12 Máy bào B665 A5 - 288 1996 Việt Nam KW 4.5 13 Máy phay VF - 52 A5 - 346 1995 Thuỵ Điển KW 4.8 14 Máy phay doa Ma Hô MH - 500 A5 - 349 1995 Đức KW 3.5 15 Máy mài phẳng MH - 650 A5 - 340 1994 Pháp KW 4.8 16 Máy mài tròn RHL - 600 A5 - 341 1989 Tây Ban Nha KW 4.6 17 Máy phay FU - 1E A5 - 347 1984 Thuỵ Điển KW 4.8 18 Máy tiện V - 13 A5 - 360 1985 Áo KW 2.2 19 máy tiện V - 13 A5 - 361 1990 Áo KW 2.2 20 Khoan bàn G2508 A5 - 314 1990 Thuỵ Điển KW 0.75 21 Khoan bàn G2508 A5 - 315 1990 Thuỵ Điển KW 0.75 22 Khoan bàn G2508 A5 - 317 1995 Thuỵ Điển KW 0.75 23 Khoan bàn B8 A5 - 322 1991 Thuỵ Điển KW 0.35 24 Khoan bàn B8 A5 - 323 1995 Thuỵ Điển KW 0.35 25 Khoan ta rô G2512 A5 - 319 1995 Thuỵ Điển KW 1 26 Khoan ta rô G2512 A5 - 320 1995 Thuỵ Điển KW 1 (Nguồn: trung tâm nội thất học đường – Công ty cổ phần thiết bị giáo dục I) Nhìn chung, máy móc thiết bị được sử dụng ở trung tâm nội thất học đường đều còn trong tình trạng khá tốt. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc xác định mức lao động và áp dụng mức vào thực tế. 3. Đặc điểm lao động. Vì lao động trực tiếp của Công ty cổ phần thiết bị giáo dục I chủ yếu là lao động hợp đồng thời vụ. Trong thời kỳ Công ty có nhiều đơn đặt hàng thì Công ty sẽ thuê lao động bên ngoài. Trung tâm nội thất học đường có khoảng 66 cán bộ công nhân viên. Trong đó, chỉ có 24 người là công nhân viên chính thức, còn lại là công nhân được thuê theo thời vụ. Tuy nhiên, cấp bậc công nhân khá cao, bậc thợ từ bậc 3/7 đến bậc 6/7. Đây là một thuận lợi cho việc chọn người để tiến hành chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ bước công việc, vì người công nhân đã nắm vững các kỹ thuật thực hiện công việc. 4. Điều kiện lao động Môi trường có tác động rất lớn đến sức khoẻ và sự tập trung của con người. trong khi làm việc, người ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường làm việc, nó tác động đến sự tập trung làm việc và trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động. Trong xưởng cơ khí, công nhân phải chịu môi trường ồn ào, không khí nhiều bụi và mùi khét của những kim loại nóng chảy. Trong môi trường như vậy, người công nhân sẽ cảm thấy rất khó tập trung làm việc và làm cho họ nhanh chóng mệt mỏi. Ngoài ra, sự bố trí vị trí làm việc trong xưởng cơ khí vẫn chưa được khoa học, có nhiều vật cản trở trên các lối đi làm giảm năng suất phục vụ, một trong các lý do làm tăng thời gian lãng phí do công nhân chính phải chờ phôi liệu. Do vậy, cần phải tính đến môi trường làm việc có thuận lợi hay là khó khăn cho công nhân trong khi làm việc và đưa ra biện pháp cải thiện để đảm bảo an toàn về sức khoẻ, tăng khả năng làm việc và giảm thiểu thời gian lãng phí. III - Thực trạng định mức lao động tại Trung tâm nội thất học đường của công ty cổ phần thiết bị giáo dục I Các mức lao động công ty đang áp dụng Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty thường sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của các khách hàng, vì thế công việc không thường xuyên, lúc thì có nhiều việc, lúc lại không có. Và số lượng công nhân chính thức ở đây rất ít, chủ yếu là lao động thuê theo thời vụ. Khi có đơn đặt hàng, tuỳ vào thời hạn trả hàng mà người phụ trách sản xuất trực tiếp thuê thêm thợ bên ngoài. Do vậy, trung tâm chỉ sử dụng định mức công khoán cho từng sản phẩm, nghĩa là trung tâm khoán cho mỗi xưởng một mức công nào đó để thực hiện một công đoạn sản xuất nào đó của sản phẩm. (Xem phụ lục bảng 1) Tuy nhiên, muốn sử dụng định mức công khoán đúng thì phải biết được thời gian hao phí cho một khâu sản xuất sản phẩm hay là mức độ phức tạp của khâu sản xuất sản phẩm, do đó cần phải có các mức thời gian hay mức sản lượng quy định cho mỗi bước công việc đó. IV - Xây dựng các mức lao động cho các công việc trong xưởng gia công cơ khí của trung tâm nội thất học đường. Xây dựng bằng phương pháp phân tích khảo sát Đối với phương pháp phân tích khảo sát, chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu hao phí thời gian làm việc là chụp ảnh, bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ. Ý nghĩa của việc sử dụng hai phương pháp này là: * Thông qua quá trình chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, nhà quản lý có thể nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các lãng phí, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp loại bỏ. Đồng thời, họ có được từng loại thời gian hao phí trong quá tình thực hiện công việc, trên cơ sở đó dự tính thời gian định mức ca làm việc và thời gian tác nghiệp của ca làm việc: Tđm = Tck + Ttn + Tpv + Tnc * Thông qua quá trình bấm giờ bước công việc, người sử dụng có thể loại bỏ được những thời gian hao phí không trông thấy, cải tiến phương thức lao động, phương thức sản xuất. Đồng thời, họ có thể xác định được chính xác thời gian tác nghiệp của một sản phẩm, từ đó kết hợp với kết quả của quá trình chụp ảnh, ta dự tính được mức sản lượng ca làm việc theo công thức: Msl = Ttnca/ Ttnsp * Khi sử dụng phương pháp chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, cần thiết phải tiến hành chụp ảnh ít nhất ba lần đối với mỗi bước công việc nhằm giảm thiểu sai số do các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình xây dựng mức. Bước chuẩn bị để tiến hành xây dựng mức cần phải tiến hành đầy đủ: Nghiên cứu khả năng sản xuất, điều kiện làm việc tại nơi làm việc để có hướng đưa ra các giải pháp cải tiến tổ chức, cải tiến kỹ thuật, cải tiến điều kiện làm việc để có năng suất lao động là tốt nhất. Lựa chọn công nhân có năng suất lao động ổn định, có cấp bậc tay nghề phù hợp với cấp bậc công việc. Thông báo xuống phân xưởng, giải thích cho công nhân được lựa chọn để họ hiểu và cố gắng làm tốt công việc. Sau công tác chuẩn bị, tiến hành khảo sát thời gian làm việc bằng phương pháp chụp ảnh cá nhân ngày làm việc và bấm giờ bước công việc. Các bước công việc được thực hiện để gia công cơ khí bàn đọc: Cắt phôi: cắt các thanh thép hộp với chiều dài cụ thể quy định bằng máy cắt chuyên dùng. Sau đó đưa các chi tiết cần uốn sang máy gấp để uốn theo hình dạng cần thiết. Mài sửa cạnh: mài cạnh của các chi tiết vừa được cắt để chúng nhẵn và bằng nhau đảm bảo độ an toàn và tính thẩm mĩ bằng máy mài 2 đá. Gá và hàn định vị: đặt các chi tiết cần thiết lên đồ gá, hàn chúng lại với nhau để định vị hình dạng và vị trí của các chi tiết cấu thành nên sản phẩm tại các điểm bằng máy hàn hồ quang điện. Hàn chi tiết: hàn các chi tiết lại tại những phần các chi tiết tiếp giáp nhau đảm bảo sản phẩm có độ chắc chắn. Mài, làm sạch mối hàn: dùng máy mài để mài sạch vẩy ở các mối hàn và làm các mối hàn nhẵn, phẳng. Trong quá trình các công nhân chính làm việc thì có các công nhân phục vụ chuyển bán thành phẩm của công đoạn trước cho công nhân làm công đoạn sau để tiếp tục gia công nên thời gian phục vụ này trùng với thời gian tác nghiệp của công nhân chính vì thế không được tính. Nếu trong quá trình chụp ảnh mà có thời gian công nhân phải chờ phục vụ phôi liệu thì coi như thời gian lãng phí. Trong phần này, bước công việc cụ thể được lựa chọn để tiến hành khảo sát là hàn gá định vị trong quá trình gia công cơ khí bàn học sinh. Khi thực hiện bước công việc này, công nhân phải chuẩn bị các dụng cụ lao động như: máy hàn hồ quang điện, đồ gá, búa gõ vẩy, que hàn f2.5. Ngoài các công cụ, công nhân còn phải chuẩn bị dụng cụ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, kính hàn, găng tay để đảm bảo an toàn cho cơ thể khi làm việc. Thời gian chuẩn kết (Tck) bao gồm: thời gian thời gian chuẩn bị dụng cụ (máy hàn, đồ gá, que hàn, búa gõ vẩy), đeo găng tay và kính hàn, thời gian kiểm tra dụng cụ đầu và cuối giờ làm việc, thời gian thu dọn nơi làm việc, thời gian giao nộp sản phẩm. Thời gian hao phí cần thiết là 35 phút. Vậy Tck= 35 phút. Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (Tnc) bao gồm: thời gian nghỉ ngơi sau một thời gian tập trung làm việc, thời gian giải quyết các nhu cầu sinh lý như uống nước, đi vệ sinh… thời gian cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc Vậy Tnc= 40 phút. Thời gian phục vụ (Tpv) là thời gian thay que hàn, thời gian cần thiết là 3 phút. Vậy Tpv= 3 phút. Không tính thời gian lãng phí nên Tlp= 0. Vậy Ttnca= 480 – 35 – 40 – 3 = 402 phút. Bước công việc hàn gá định vị chân bàn: Dựa trên kết quả chụp ảnh bốn ngày 07, 08, 09, 10 tháng 4 năm 2008 (xem phụ lục từ bảng 2 đến bảng 5) ta có bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại: Bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại stt ký hiệu thời gian hao phí thực tế thời gian hao phí trung bình một ngày (phút) % so với thời gian quan sát ngày 07/4/08 ngày 08/4/08 ngày 09/4/08 ngày 10/4/08 1 CK 33 33 33 33 33 6.92 2 TN 388 369 365 350 368 77.15 3 PV 7 4 3 3 4.25 0.89 4 trong đó PVkt 7 4 3 3 4.25 0.89 5 PVtc 0 0 0 0 0 0.00 6 LP 23 44 54 63 46 9.64 7 trong đó LPcn 23 44 54 45 41.5 8.70 8 LPtc 0 0 0 5 1.25 0.26 9 LPkt 0 0 0 13 3.25 0.68 10 NC 31 22 24 26 25.75 5.40 11 Tca 482 472 479 475 477 100.00 Căn cứ vào bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại, ta có các hệ số sử dụng thời gian làm việc của công nhân như sau: Tck + Ttn + Tpv + Tnc(QĐ) 33 + 368 + 4.25 + 40 Kci = = = 0.93 Tca 477 Ttn 368 Ktn = = = 0.77 Tca 477 Tlp 46 Klp = = = 0.096 Tca 477 Đồng thời, dựa trên kết quả bấm giờ bước công việc hàn gá định vị chân bàn (xem phụ lục bảng 6), ta có: Ttnsp = 2.06 phút. Do đó mức sản lượng ca dự tính cho bước công việc này là: Mslca = Ttnca/ Ttnsp = 402/2.06 = 195 (sản phẩm) Bảng cân đối thời gian làm việc stt tên các hao phí thời gian hao phí (phút) cân đối theo kế hoạch thực tế dự tính tuyệt đối % tuyệt đối % 1 CK 33 6.92 35 7.29 2 2 TN 368 77.15 402 83.75 34 3 PV 4.25 0.89 3 0.63 -1.25 4 NC 25.75 5.40 40 8.33 14.25 5 LP 46 9.64 0 0.00 -46 6 Tca 477 100.00 480 100.00 3 Căn cứ vào bảng cân đối thời gian làm việc cho bước công việc hàn gá chân bàn học sinh ta thấy hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp chỉ có 77.15%, ngoài ra thời gian lãng phí chiếm 9.64% so với thời gian quan sát. Đồng thời ta thấy, thời gian ca làm việc quan sát được tương đương với thời gian ca theo quy định chỉ thiếu 3 phút. Nhưng trong đó, thời gian tác nghiệp lại thiếu 34 phút, thời gian chuẩn kết thiếu 2 phút, thời gian cho nhu cầu sinh lý thiếu 14.25 phút… sở dĩ công nhân không dùng thời gian cho nhu cầu nghỉ ngơi vì trong khi làm việc họ đã sử dụng thời gian để nói chuyện và nghỉ ngơi. Do đó, thời gian lãng phí chiếm đến gần 10%. Trong đó, chỉ có ngày 10/4/2008 là xuất hiện thời gian lãng phí tổ chức do thiếu phôi liệu vì công nhân cắt phôi đến muộn và thời gian lãng phí kỹ thuật vì máy hỏng, phải chờ thay máy mới. Nhưng nhìn chung việc phục vụ phôi liệu của phân xưởng thực hiện rất tốt. Dựa vào bảng cân đối thời gian làm việc theo thời gian dự tính, ta có khả năng tăng năng suất như sau: 1. Do tăng thêm thời gian chuẩn kết (33 – 35)/368 = - 0.54% 2. Do tăng thêm thời gian nghỉ ngơi (25.75 – 40)/368 = - 3.87% 3. Do loại bỏ được thời gian lãng phí (46 – 0)/368 = 12.5% Công việc hàn gá giằng khung: Dựa trên kết quả chụp ảnh cá nhân ngày làm việc của công nhân ngày 25, 26, 27, 28 tháng 3 năm 2008 (xem phụ lục từ bảng 7 đến bảng 10), ta có: Bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại stt ký hiệu thời gian hao phí thực tế thời gian hao phí trung bình một ngày (phút) % so với thời gian quan sát ngày 25/3/08 ngày 26/3/08 ngày 27/3/08 ngày 28/3/08 1 CK 33 35 35 34 34.25 7.08 2 TN 359 352 359 389 364.75 75.36 3 PV 3 3 3 3 3.00 0.62 4 trong đó PVkt 3 3 3 3 3.00 0.62 5 LPtc 0 0 0 0 0.00 0.00 6 LP 62 70 43 41 54.00 11.16 7 trong đó LPcn 62 70 43 41 54.00 11.73 8 LPtc 0 0 0 0 0.00 0.00 9 LPkt 0 0 0 0 0.00 0.00 10 NC 31 26 27 28 28.00 5.79 11 Tca 488 486 467 495 484.00 100.00 Các hệ số sử dụng thời gian của các công nhân: CK + TN + PV + NC(QĐ) 34.25 + 364.75 + 3 + 40 Kci = = = 0.91 Tca 484 TN 364.75 Ktn = = = 0.75 Tca 484 LP 54 Klp = = = 0.11 Tca 484 Thời gian tác nghiệp thực tế chỉ chiếm 75.36% so với thời gian quan sát, trong khi đó, thời gian lãng phí lại chiếm tới 11.16%. Nguyên nhân là do công nhân nói chuyện và thực hiện công việc cá nhân trong khi làm việc mà không sử dụng thời gian nhu cầu quy định. Dựa vào kết quả bấm giờ bước công việc hàn gá giằng khung (xem phụ lục bảng 11), ta có: Ttnsp = 4.06 (phút) Do đó, mức sản lượng ca dự tính cho công việc này là: Msl = Ttnca/Ttnsp = 402/4.06 = 99 (sản phẩm) Bảng cân đối thời gian làm việc stt tên các hao phí thời gian hao phí (phút) cân đối theo kế hoạch thực tế dự tính tuyệt đối % tuyệt đối % 1 CK 34.25 7.08 35 7.29 0.75 2 TN 364.75 75.36 402 83.75 37.25 3 PV 3 0.62 3 0.63 0 4 NC 28 5.79 40 8.33 12 5 LP 54 11.16 0 0.00 -54 6 Tca 484 100.00 480 100.00 -4 Thời gian ca làm việc thực tế nhiều hơn 4 phút so với thời gian quy định. Tuy nhiên, tương tự như bước công việc hàn gá chân bàn ở trên, thời gian tác nghiệp của bước công việc này cần tăng thêm 37.25 phút, thời gian cho nhu cầu sinh lý cần thêm 12 phút, cần loại bỏ thời gian lãng phí là 54 phút. Do đó, theo bảng cân đối thời gian làm việc, ta có khả năng tăng năng suất lao động như sau: 1. Do tăng thêm thời gian chuẩn kết (34.25 – 35)/364.75 = -0.21% 2. Do tăng thêm thời gian nghỉ ngơi (28 – 40)/364.75 = -3.29% 3. Do loại bỏ được thời gian lãng phí (54 – 0)/364.75 = 14.8% Sau khi xây dựng được mức, các cán bộ kỹ thuật cùng các cán bộ thực hiện công tác định mức cần xem xét lại mức, sau đó mới đưa mức vào sản xuất thử. Khi đưa mức vào sản xuất thử cần phải phổ biến và giải thích cho người lao động biết, đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mức được tốt nhất. Để mức ở dạng “mức tạm thời” trong thời gian 3 tháng cho công nhân quen với mức mới. Trong thời gian đó cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mức để có kế hoạch điều chỉnh lại mức nếu công nhân không thể hoàn thành được mức mặc dù đã cố gắng nhiều và sử dụng hợp lý thời gian làm việc, đã nắm chắc kỹ thuật lao động; hoặc công nhân không cần cố gắng hết mình nhưng lại hoàn thành vượt mức cao thì cần phải điều chỉnh lại. Sau khi đã có được mức đúng thì dùng mức đó để tính đơn giá tiền lương để trả cho công nhân. Tuy nhiên, công ty cần có một thang bảng lương chính xác và phù hợp thì mới có thể tính đơn giá tiền lương đúng. Bước cuối cùng là đưa mức xây dựng được trình lên ban lãnh đạo ký duyệt và phổ biến rộng rãi trong phân xưởng và toàn công ty. Xây dựng bằng phương pháp so sánh điển hình So sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức lao động bằng cách so sánh với mức của công việc điển hình. Đây là phương pháp định mức kỹ thuật lao động phù hợp với quá trình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. Đặc biệt, khi Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I lại sản xuất sản phẩm đa dạng và theo đơn đặt hàng thì có thể coi mỗi đợt hàng là một loạt nhỏ. Mặt khác, vì sản phẩm rất đa dạng, phong phú nên việc xây dựng mức riêng cho mỗi công việc sản xuất từng mặt hàng bằng phương pháp phân tích khảo sát là rất tốn thời gian. Do đó, việc lựa chọn phương pháp so sánh điển hình là một trong hai phương pháp để xây dựng mức lao động cho các công việc sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I, cụ thể là tại xưởng cơ khí của trung tâm Nội thất học đường là một điều cần thiết. 2.1. Trình tự xây dựng mức bằng phương pháp so sánh điển hình Bước 1: Phân chia quá trình sản xuất thành các công đoạn và xác định cấp bậc công việc. Sau khi người phụ trách sản xuất chung và cán bộ kỹ thuật phân chia quá trình sản xuất sản phẩm thành các bước công việc cụ thể với cấp bậc công việc tương ứng, phòng Tổ chức – Hành chính - Quản trị có trách nhiệm kiểm tra lại và tiến hành phân loại các chi tiết gia công thành từng nhóm có đặc trưng giống nhau. Trong mỗi nhóm chọn một hoặc một số chi tiết tiêu biểu gọi là chi tiết điển hình. Bước công việc điển hình thường là bước công việc được lặp lại nhiều nhất trong nhóm. Bước 2: Thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành xây dựng mức. Công tác chuẩn bị gồm các công việc sau: - Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý để gia công các chi tiết điển hình, đó cũng chính là quy trình công nghệ chung của cả nhóm. - Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát. Mức kỹ thuật lao động của mức điển hình được ký hiệu là Mtg1 hoặc Msl1. Tiến hành xây dựng mức - Trước tiên phải xác định hệ số quy đổi (Ki) cho các bước công việc trong nhóm. Quy ước K1 = 1. Trong đó: K1 là hệ số của bước công việc điển hình. Hệ số của các bước công việc còn lại (Ki) được xác định trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của từng bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc so với bước công việc điển hình hoặc theo phương pháp nội suy toán học. + Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của bước công việc đó thuận lợi hơn, hoặc thời gian hao phí ít hơn so với bước công việc điển hình thì: Ki < 1 + Nếu tương đương hoặc bằng thì: Ki = 1 + Nếu điều kiện khó khăn hơn, hoặc thời gian hao phí nhiều hơn so với bước công việc điển hình thì: Ki > 1. Sau đó, căn cứ vào mức kỹ thuật lao động của bước công việc điển hình và hệ số quy đổi của từng bước công việc trong nhóm mà ta tính được mức kỹ thuật lao động cho từng bước công việc cụ thể theo công thức sau: Mtgi = Mtg1/Ki hoặc Msli = Msl1*Ki Trong đó: Mtgi, Msli: mức thời gian, mức sản lượng của bước công việc i. Mtg1, Msl1: mức thời gian, mức sản lượng của bước công việc điển hình Ki: hệ số quy đổi của bước công việc i. Bước 3: Thẩm định và điều chỉnh mức. Bước 4: Xây dựng đơn giá tiền lương. Bước 5: Trình duyệt mức lên ban lãnh đạo và đưa mức vào sản xuất. Ba bước cuối cùng được tiến hành bình thường như quy trình chung xây dựng mức. 2.2. Ưu, nhược điểm. Ưu điểm của phương pháp này là sau khi có mức lao động của bước công việc điển hình và hệ số quy đổi của các bước công việc trong nhóm thì việc xây dựng mức cho các bước công việc đó rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là mức lao động xây dựng cho các bước công việc không chính xác bằng mức xây dựng bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát, đôi khi còn có sai lệch lớn nếu việc xây dựng mức điển hình hoặc xác định hệ số quy đổi không chính xác. 2.3. Biện pháp khắc phục. Để nâng cao độ chính xác của mức lao động xây dựng bằng phương pháp so sánh điển hình này thì cần phải hạn chế được nhược điểm của phương pháp này. Cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Thu hẹp quy mô của nhóm: các bước công việc nên được phân chia ra thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm chỉ nên có 5 đến 10 bước công việc). - Lựa chọn bước công việc điển hình phải thật chính xác (chọn bước công việc có tần suất xuất hiện lớn nhất). - Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình phải thật chính xác. - Xác định hệ số quy đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm phải thận trọng và chính xác. Ngoài ra phải theo dõi điều chỉnh Ki trong một thời gian dài thì mới có độ tin cậy và chính xác cao. Chương III – HOÀN THIỆN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NỘI THẤT HỌC ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC I I – Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Trong thời gian tới, công ty sẽ có kế hoạch phát triển thêm nhiều ngành nghề mới, không chỉ là sản xuất những sản phẩm phục vụ cho ngành giáo dục mà còn có các sản phẩm phục vụ cho xã hội. Bên cạnh đó, những sản phẩm mà công ty đang sản xuất có nguy cơ khó cạnh tranh được với những sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt hiện nay, nhiều trường học trên khắp cả nước vẫn còn nghèo, chưa có đủ bàn ghế, thiết bị giáo dục. Nhưng do không có đủ tiền mua sắm trang thiết bị phòng học vì giá quá cao, do đó không thể có đủ thiết bị dạy học. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến kết quả dạy và học không cao. Để sản phẩm của mình có mặt ở khắp các trường học, đem đến cho các em học sinh những gì thuận lợi nhất có thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình thì các doanh nghiệp cần phải có các kế hoạch để tăng năng suất lao động làm cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó, công ty cần phải có biện pháp tổ chức lao động khoa học. Trong đó, định mức kỹ thuật lao động và đảm bảo những mức lao động đó được thực hiện một cách đầy đủ và thuận lợi nhất là hai nội dung quan trọng của tổ chức lao động khoa học. Để đưa mức mới xây dựng vào sản xuất có hiệu quả đòi hỏi công ty phải triển khai giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức để nhanh chóng ổn định, xây dựng và hoàn thiện bộ phận định mức. - Hoàn thiện phương pháp tổ chức lao động. - Tập trung đầu tư mới máy móc, thiết bị nhà xưởng để sản xuất, đảm bảo nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. - Xác định chi phí xác thực cho các loại mặt hàng để chủ động trong việc sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Cải tiến, hoàn thiện cơ chế khoán chi phí tiền lương, tiền thưởng trên doanh thu nhằm kích thích tăng năng suất, tiết kiệm vật tư, và chi phí sản xuất. II – Xây dựng và hoàn thiện bộ phận định mức lao động 1. Số lượng và chất lượng cán bộ định mức Muốn thực hiện tốt định mức lao động thì trước tiên phải có một bộ phận chức năng đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng. Qua thực tế phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác định mức tại trung tâm nội thất học đường, ta thấy rằng công tác này không được thực hiện đầy đủ. Trên thực tế, trung tâm nội thất học đường không có cán bộ phụ trách công tác định mức lao động, do đó khi thực hiện sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng thì không thể có kế hoạch về lao động ngay từ đầu, như vậy sẽ làm cho trung tâm ở vào trạng thái bị động khi phải giao hàng gấp. Mặt khác, người lao động có thể vừa làm vừa chơi hoặc không làm hết khả năng dẫn đến lãng phí thời gian, lãng phí lao động, làm tăng chi phí tiền lương… và tăng giá thành sản phẩm. Trên cơ sở thực tế định mức lao động tại trung tâm nội thất học đường, trung tâm cần 2 hoặc 3 cán bộ làm công tác định mức lao động. Trong giai đoạn hiện nay, Công ty còn đang ở trong tình trạng chưa ổn định và gặp rất nhiều khó khăn vì mới được cổ phần không lâu. Do đó việc tuyển thêm lao động là một giải pháp ít được lựa chọn vì làm cho quỹ lương tăng lên. Biện pháp giải quyết tốt nhất hiện nay là đào tạo cán bộ để họ có thể kiêm nhiệm được. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, trong một thời gian ngắn. Cán bộ kiêm nhiệm có thể là cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, tổ trưởng tổ sản xuất hoặc cán bộ phụ trách sản xuất trực tiếp. Cơ sở để lựa chọn chủ yếu dựa trên trình độ chuyên môn. Ngoài ra còn cần một số yếu tố khác như sức khoẻ, nguyện vọng và tinh thần trách nhiệm của người được lựa chọn vì đặc thù của cán bộ định mức là phải xuống tận nơi sản xuất để khảo sát và tiếp xúc trực tiếp với công nhân. Khi Công ty đã ổn định và đi vào sản xuất bình thường thì việc tuyển._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7467.doc
Tài liệu liên quan