Đồ án Quy trình tư vấn kinh doanh vàng và ngoại hối trên tài khoản ( tốt nghiệp)

Tài liệu Đồ án Quy trình tư vấn kinh doanh vàng và ngoại hối trên tài khoản ( tốt nghiệp): Mục lục Phần I: Giới thiệu đề tài Phần II:Quy trình tư vấn Hướng dẫn cài đặt phần mềm hế thống Mở tài khoản kinh doanh Các phương pháp phân tích giá và thị trường: phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Đề xuất mua-bán Các biện pháp hạn chế rủi ro Lời khuyên của tư vấn đến nhà đầu tư. Phần III: Kết luận Phần I: Giới thiệu đề tài Đề tài đồ án “Quy trình tư vấn kinh doanh vàng và ngọai hối trên tài khoản” Hình thức kinh doanh vàng-ngoại hối trên tài khoản: Kinh doanh vàng ... Ebook Đồ án Quy trình tư vấn kinh doanh vàng và ngoại hối trên tài khoản ( tốt nghiệp)

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Quy trình tư vấn kinh doanh vàng và ngoại hối trên tài khoản ( tốt nghiệp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và ngoại hối trên tài khoản tạm gọi là kinh doanh vàng tài khoản (KDVTK) cho giản tiện. KDVTK là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ Quốc tế. Hình thức kinh doanh này phù hợp với xu hướng Quốc tế, làm giảm bớt nhu cầu kinh doanh vàng vật chất và tạo một kênh lưu thông hiệu quả giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới, nhất là trong điều kiện Nhà nước chỉ cho phép các Doanh nghiệp nhập khẩu vàng chứ không cho phép xuất khẩu vàng. Ở nước ta hiện nay đã có 6 Ngân hàng và 4 công ty vàng bạc đá quý được phép triển khai nghiệp vụ này, bao gồm: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sài Gòn Thường Tín (Sacombank), Á Châu (ACB), Phương Đông (OCB), Phương Nam (Southernbank), và Việt Á. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghệp và phát triển nông thôn Việt Nam, công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPCM và công ty cổ phần đầu tư quốc tế Đại Dương (OIIC). Tính ưu việt của thị trường vàng-ngoại hối: Kinh doanh vàng và ngoại hối trên tài khoản là hình thức kiếm lời dựa trên sự chênh lệch tỷ giá. Nhà đầu tư phải biết chấp nhận rủi ro cũng như mức độ kiếm lợi nhuận (chiến lược kinh doanh). Nhiều nhà đầu tư lựa chọn thị trường này với những lý do sau: Đây là thị trường toàn cầu và không bị bão hòa Kinh doanh 2 chiều: Mua thấp-bán cao và Bán cao-mua thấp Khả năng cắt giảm rủi ro, lấy lời một cách tự động (stop loss và take profit ) Thị trường giao dịch 24/24 Phạm vi hợp đồng lớn hơn nhiều lần so với giá trị thực tế Trong một thời gian ngắn có thể kiếm được lợi nhuận lớn Không bị thao túng thị trường Khối lượng giao dịch lớn Thị trường luôn biến động Các thông tin kinh tế, chính trị…luôn được cập nhật liên tục So sánh giữa thị trường chứng khoán với thị trường vàng ngoại hối Thị trường vàng-ngoại hối Thị trường chứng khoán Không giớ hạn giao dịch Không giới hạn giao dịch (về cơ bản) Thị trường 2 chiều Thị trường 1 chiều Không giống như cổ phần, có một vài người liên quan giám sát Có hàng trăm người giám sát Thanh khoản lệnh bất kỳ lúc nào Thời gian thanh khoản không chắc chắn khi một người mua cần và giá bán có thể không như mong đợi Dựa trên giá cả của Ngân hàng Thế Giới Dựa trên thành tích của công ty Giá cả luôn biến động lên xuống Chỉ có thể kiếm lời nếu thị trường tăng Giá cả thị trường ảnh hưởng bởi các yếu tố như kinh tế, chính trị, cung cầu, đầu cơ…những yếu tố này được biết một cách rộng rãi, phổ biến Tình hình tài chính của công ty không được biết đến một cách rộng rãi Tìm hiểu về thị trường ngoại hối: Bởi vì kinh doanh ngoại tệ chính là việc kiếm lời dựa trên sự chênh lệch về tỷ giá giữa các cặp tiền đấu với nhau nên ta phải hiểu thêm về bản chất của tỷ giá để biết cách đọc và hiểu ý nghĩa các cặp tiền trên bảng giá của ngân hàng. Niêm yết tỷ giá: Ký hiệu đơn vị tiền tệ: Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) trong giao dịch ngoại hối người ta ký hiệu đơn vị tiền tệ bằng 3 ký tự: 2 ký tự đầu chỉ tên quốc gia, ký tự sau cùng chỉ tên đồng tiền (ngoại trừ vàng ký hiệu là XAU). Vàng cũng chính là một loại tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất. Một số loại tiền tệ được giao dịch trên sàn thế giới Tên ngoại tệ Ký hiệu Thanh khoản US Dollar USD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao Euro EUR Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao British Pound GBP Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao Japanese Yen JPY Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản rất cao Swiss Franc CFH Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Australian Dollar AUD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Canadian Dollar CAD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Singapo Dollar SGD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao NewZealand Dollar NZD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao HongKong Dollar HKD Tự do chuyển đổi quốc tế, thanh khoản cao Vàng XAU Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá: Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi của một đơn vị tiền tệ nước này sang một số đơn vị tiền tệ nước khác. Trong mua bán ngoại tệ, khi nói đến tỷ giá bao giờ cũng liên quan đến 2 đồng tiền, một đồng tiền gọi là đồng tiền yết giá trong khi đồng kia gọi là đồng tiền định giá. Ví dụ, trong tỷ giá giữa USD và VND, ký hiệu là USD/VND = 160100, USD là đồng tiền yết giá trong khi VND là đồng tiền định giá hoặc trong tỷ giá GBP/USD = 1,9618 thì GBP là đồng yết giá còn USD là đồng định giá. Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp Yết giá trực tiếp (direct qoutation) là kiểu yết giá trong đó ngoại tệ đóng vai trò đồng tiền yết giá còn nội tệ đóng vai trò đồng tiền định giá, ví dụ yết giá USD = 160100 VND (Việt Nam sử dụng phương pháp này là chủ yếu) Yết giá gián tiếp (indirect qoutation) là kiểu yết giá trong đó nội tệ đóng vai trò đồng tiền yết giá còn ngoại tệ đóng vai trò đồng tiền định giá, ví dụ yết giá 1GBP = 1,9618 USD ở London. Theo thông lệ, các đồng tiền như GBP, USD và AUD thường yết giá gián tiếp còn những đồng tiền khác thường yết giá trực tiếp. So với hầu hết các đồng tiền, đồng USD đóng vai trò là đồng yết giá (đứng trước) ngoại trừ các đồng tiền sau EUR, GBP, AUD, NZD. Tỷ giá mua và tỷ giá bán: Trong giao dịch mua bán ngoại tệ, ngân hàng luôn phân biệt giữa khách hàng mua và khách hàng bán ngoại tệ. Nếu khách hàng bán thì ngân hàng sẽ mua và tỷ giá mua sẽ được áp dụng. Nếu khách hàng mua thì ngân hàng sẽ bán và tr giá bán sẽ được áp dụng. Giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán có sự chênh lệch (spread), chênh lệch này sử dụng để bù đắp chi phí giao dịch, bù đắp rủi ro biến động tỷ giá và tạo cho ngân hàng lợi nhuận thỏa đáng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Chênh lệch giá mua và giá bán cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch của từng loại ngoại tệ và mức độ biến động tỷ giá của loại ngoại tệ đó trên thị trường. Với ngoại tệ có phạm vi giao dịch rộng như USD thì chênh lệch giá bán và giá mua thấp hơn nhiều so với các ngoại tệ có phạm vi giao dịch hẹp như AUD, SGD. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá Cán cân thanh toán quốc tế: Nếu cán cân thanh toán cân bằng thì tỷ giá ổn định. Nếu cán cân thanh toán bội thu, cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ làm cho dự trữ ngoại tệ tăng lên và dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm. Tỷ lệ lạm phát: Giả sử khi lạm phát tăng, đồng tiền sẽ bị mất giá, tức là để mua một loại hàng hóa ta sẽ mất nhiều tiền hơn. Do đó khi ta so sánh tỷ lệ lạm phát của 2 nước hay so sánh sức mua của 2 đồng tiền. Nếu mức lạm phát của một nước này cao hơn mức lạm phát của một nước khác thì sức mua của nội tệ sẽ giảm và làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Ví dụ: mức lạm phát của VN cao hơn USA, tính cùng thời điểm, khi đó sức mua của VND giảm, VND mất giá dẫn tới tỷ giá hối đoái tăng. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: Khi so sánh mức lãi suất giữa 2 nước, ta có: Nước có mức lãi suất cao chứng tỏ đồng tiền có giá, nền kinh tế sẽ ổn định, do đó kích thích các nguồn vốn ngắn đầu tư vào trong nước, dẫn đến cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm và tỷ giá hối đoái giảm. Tác động của các hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Khi nhà đầu tư dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó sẽ lên, họ sẽ đổ tiền vào mua với số lượng lớn, làm cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm, cung < cầu, dẫn đến giá ngoại tệ này tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại. Tăng trưởng kinh tế hay suy thoái kinh tế: Mức độ tăng % GDP thực tế sẽ ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm cung và cầu ngoại tệ, từ dó làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước so với tiền nước ngoài giảm đi hoặc tăng lên. Ngoài ra còn có các yếu tố tác động như: yếu tố tâm lý, các chính sách liên quan đến quản lý ngoại hối, các rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh… Hoạt động kinh doanh mua bán vàng-ngoại tệ: Việc giao dịch mua bán thông thường được thực hiện qua điện thoại ghi âm hoặc qua mạng vi tính Reuters kết nối với nhau cập nhật giá liên tục từng giây và theo tin tức từng phút về diễn biến của thị trường Tại Việt Nam, NHNN quy định các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hình thức khác theo quy định của TCTD được phép phù hợp với thông lệ của thị truờng ngoại hối và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành. Các giao dịch tiền tệ được thực hiện suốt 24h trên toàn thế giới. Thị trường tiền tệ gồm ba khu vực chính là Á – Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ. - Khu vực Á – Úc gồm: Sydney, Tokyo, Hongkong, Singapore và Bahrain - Khu vực Châu Âu gồm: Zurich, Frankfurt, Paris, Brussels, Amsterdam và London - Khu vực Bắc Mỹ gồm: NewYork, Montreal, Toronto, San Fransisco và Los Angeles Hầu hết các thị trường giao dịch từ 9 – 12 giờ mỗi ngày, tuy nhiên có vài ngân hàng hoạt động mỗi ngày ba ca, mỗi ca 8 tiếng. Hoạt động KDTT được vận hành liên tục: khi thị trường Á – Úc đóng cửa cũng là lúc thị trường Châu Âu hoạt động, khi thị trường Châu Âu ngưng là lúc thị trường Bắc Mỹ vận hành. Giá trên màn hình được cung cấp bởi các hãng tin Reuters, Telerate, Bloomberg… Các trang web tham khảo: www.vangvietnam.vn www.kitco.com www.kitco.com www.thebulliondesk.com www.netdania.com/quotelist.asp www.forexdirectory.net/quotesfx.html www.dailyfx.com/ www.forexnews.com Các thành phần tham gia thị trường gồm: -          Các công ty, nhà quản lý quỹ, các cá nhân đầu tư tiền tệ -          Các nhà môi giới (broker) -          Các Ngân Hàng Thương Mại -          Ngân hàng Trung Ương Quy trình tư vấn kinh doanh: Hướng dẫn cài đặt phần mềm hế thống Mở tài khoản kinh doanh Các phương pháp phân tích giá và thị trường: phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Đề xuất mua-bán Các biện pháp hạn chế rủi ro Lời khuyên của tư vấn đến nhà đầu tư. Phần II: Quy trình tư vấn I. Hướng dẫn cài đặt phần mềm hệ thống: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM KINH DOANH Download tại địa chỉ II. Mở tài khoản kinh doanh: Sau khi cài phần mềm xong sẽ xuất hiện bảng điền thông tin để mở tài khoản (nếu đã có tài khoản thì ấn Cancel), hoặc mở mới tài khoản thông qua New -> Open an Account Bước 1: Điền thông tin Gõ đầy đủ thông tin trong các hộp trắng -> chọn I agree.. -> Next Bước 2: Gửi thông tin Chọn Scan, đợi cho dòng xanh đầy -> chọn Next Bước 3: Nhận tài khoản Tên tài khoản tại dòng Login trong ví dụ này là 10319 và Password là od1qred. Hãy copy lại password để thay đổi về sau -> chọn Finish. Bước 4: Đổi password Trong bảng Etrade Demo chọn Tool -> Option -> -> Change. -> Gõ password được cung cấp vào hộp Current password –> Gõ password mới vào các hộp New password và Confirm -> Chọn OK ĐĂNG NHẬP Trong bảng Etrade Demo chọn File -> Login -> gõ tên đăng nhập và password -> chọn OK. XEM GIÁ, THEO DÕI GIAO DỊCH HIỆN TẠI VÀ QUÁ KHỨ. XEM TIN LIÊN QUAN. 1. Market Watch thể hiện đầy đủ giá của vàng và các ngoại tệ. Vào View để chọn hiện và tắt bảng này. 2. Trade: Theo dõi lệnh giao dịch hiện tại và chờ giao dịch 3. Account History: Xem kết quả các lệnh đã kết thúc giao dịch. 4. Thông tin tham khảo tại các địa chỉ: -> Daily News (Vietnamme) -> Thông tin thị trường -> Thông tin thị trường tiền tệ -> Bản tin tư vấn tài chính tiền tệ THỰC HIỆN LỆNH SELL/BUY Bước 1: Mở lệnh và điền thông tin 1. Chọn New Order trên thanh công cụ hoặc ấn đúp chuột vào vàng hoặc ngoại tệ muốn Sell/Buy. 2. Điền thông tin - Symbol: lựa chọn vàng hoặc ngoại tệ - Volume: chọn số lượng từ 1 đến 8 - Stop loss: cắt lỗ (có thể điền hoặc không) - Take profit: dừng lãi (có thể điền hoặc không) Bước 2: Gửi yêu cầu và xác nhận Sau khi điền đầy đủ thông tin tại bước 1 -> chọn Request -> chọn Sell/Buy Bước 2: Gửi yêu cầu và xác nhận -> chọn OK Bước 3: Kết thúc lệnh Ấn chuột phải vào lệnh muốn đóng -> chọn Close Order -> Request -> Close Order Sell/Buy. THỰC HIỆN LỆNH SELL/BUY SAU VÀ CÓ DỪNG LỖ HOẶC LÃI Bước 1: Mở lệnh và điền thông tin 1. Chọn New Order trên thanh công cụ hoặc ấn đúp chuột vào vàng hoặc ngoại tệ muốn Sell/Buy. 2. Điền thông tin - Symbol: lựa chọn vàng hoặc ngoại tệ - Volume: chọn số lượng từ 1 đến 8 - Type: lựa chọn Pending Order -> chọn Buy Limit hoặc Sell Stop nếu mua hoặc bán sau tại giá thấp hơn mức giá hiện tại (giá đang giao dịch). -> chọn Buy Stop hoặc Sell Limet nếu mua hoặc bán sau tại giá cao hơn mức giá hiện tại (giá đang giao dịch). - At Price: giá chờ sẽ giao dịch. - Stop loss: cắt lỗ (có thể điền hoặc không). - Take profit: dừng lãi (có thể điền hoặc không). Bước 2: Gửi yêu cầu và xác nhận Sau khi điền đầy đủ thông tin tại bước 1 -> chọn Place Bước 3: Kết thúc lệnh hoặc hủy lệnh, sửa lệnh 1. Kết thúc: Ấn chuột phải vào lệnh muốn đóng -> chọn Close Order -> Request -> Close Order Sell/Buy. 2. Hủy lệnh: ấn chuột phải vào lệnh muốn hủy -> chọn Modify or Delete Order -> chọn Delete. 3. Sửa lệnh chờ hoặc đang giao dịch: ấn chuột phải vào lệnh muốn sửa -> chọn Modify or Delete Order -> điền thông tin -> chọn Modify. VÍ DỤ Ví dụ1: Mua vàng ở mức giá 655 và mục tiêu ở mức giá 658 Thực hiện lệnh Buy 655 và Close 658. Thực lãi sẽ là $ 300 Ví dụ 2: Bán vàng ở mức 675 và mục tiêu ở mức 668 Thực hiện lệnh Sell 675 và Close 668. Thực lãi sẽ là $ 700 Đối với cả hai ví dụ đều có thể thực hiện lệnh Take Profit thay vì Close. III. Các phương pháp phân tích giá và thị trường: 1. Phương pháp phân tích cơ bản: Là phân tích các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô của đất nước như tổng sản phẩm quốc dân, chính sách tiền tệ lãi suất, lạm phát, chỉ số sản xuất, chỉ số niềm tin tiêu dùng…và các yếu tố chính trị, thiên tai, qua đó sẽ tác động đến giá trị đồng tiền cụ thể nào đó, đặc biệt đồng USD sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vàng (vì giá vàng được tính theo USD). Đồng USD là đồng tiền mạnh trong rổ tiền tệ Thế giới do nền kinh tế USA rất “khỏe”, được dùng làm đơn vị tiền chung cho giá dầu và giá vàng Thế giới. Ta xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến “sức khỏe đồng USD”: Ngân hàng Trung ương (Central Bank) Là ngân hàng lớn nhất trong 1 nước. Nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương bao gồm việc phát hành tiền, quản lí và giám sát các chính sách tiền tệ như tỷ giá hối đoái hay tỷ lệ lãi suất, dự trữ ngoại hối, nghiệp vụ thị trường mở, và các giao dịch khác nhằm mục đích làm thuận lợi hoá các quá trình kinh doanh hướng đến một nền kinh tế phát triển lành mạnh. Ngân hàng Trung ương cũng có nhiệm vụ duy trì sự ổn định của tiền tệ, kiềm chế lạm phát và giảm thiểu thất nghiệp. Ngân hàng Trung ương cũng có trách nhiệm quản lí các ngân hàng Thương mại và giữ vai trò là ngân hàng cho vay cuối cùng. Ngân hàng Trung ương của Mỹ có tên Cục dự trữ Liên bang (Federal Reserve System-Fed) là sự kết hợp của 12 ngân hàng dự trữ các Bang nằm ở tất cả các thành phố lớn trên toàn nước Mỹ. Nhiệm vụ chính của Cục dự trữ Liên bang là giám sát và điều tiết các ngân hàng thương mại, thi hành chính sách tiền tệ qua việc mua và bán Trái phiếu Kho bạc (T-bills) và điều chỉnh mức lãi suất. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (được biết đến nhiều hơn dưới dạng viết tắt FED) được nhiều người nhắc đến ngay đầu năm 2008 khi tổ chức này hai lần liên tiếp hạ lãi suất, tạo ra những hiệu ứng không chỉ riêng cho nền kinh tế Mỹ mà còn cho cả thế giới. Nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy trên tờ giấy bạc Mỹ có ký hiệu mẫu tự và số. Ví dụ ký hiệu B và số 2 cho thấy tờ bạc đó do Ngân hàng Dự trữ New York phát hành; G và số 7 là do Ngân hàng Dự trữ Chicago phát hành... Thứ nữa, nói đến FED, người ta thường nhắc đến ông Chủ tịch FED (hiện nay là ngài Ben S.Bernake). Thật ra điều hành FED là Ủy ban Thống đốc gồm bảy thành viên do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm và Thượng viện Mỹ phê chuẩn, nhiệm kỳ kéo dài đến 14 năm để khỏi chịu tác động chính trị. Riêng chủ tịch và phó chủ tịch có nhiệm kỳ bốn năm. Người ta cũng nhầm tưởng FED là một cơ quan nhà nước. Thật ra FED vừa là tư nhân vừa là nhà nước. Nó hoạt động như một doanh nghiệp vì chủ sở hữu cổ phiếu FED là các ngân hàng khác. Nhắc đến FED người ta thường kể về kho vàng Fort Knox; trong khi đây là một doanh trại quân sự, nơi trữ vàng của Mỹ. Vàng của FED nằm ở Ngân hàng Dự trữ New York mà đa phần là vàng của nước ngoài nhờ FED giữ hộ. Mỗi khi có tin FED cắt giảm hay nâng lãi suất, đó là lãi suất qua đêm (FED Fund Rate). Đây là lãi suất các ngân hàng tính cho nhau khi vay qua đêm để bảo đảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Quyết định nâng, giảm lãi suất chính ra là do Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FEDeral Open Market Committee) đưa ra. Lãi suất này sẽ tác động lên lãi suất chiết khấu, tức là lãi suất FED tính khi cho các ngân hàng khác vay tiền để cho khách hàng vay lại (thường cao hơn lãi suất FED Fund một điểm phần trăm). Lãi suất qua đêm là một trong những công cụ để FED điều hành hệ thống tiền tệ. Nói chính xác hơn nữa, FED cũng không quyết định lãi suất mà chỉ đưa ra mức lãi suất muốn hướng đến; sau đó dùng thị trường mở để tác động sao cho lãi suất qua đêm ứng với lãi suất muốn có. Các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào mỹ. FOMC-Federal open market committee là ủy ban đề ra lãi suất và tín dụng của hệ thống dự trữ liên bang. FOMC họp 8 lần /năm. Sở dĩ chúng ta phải tìm hiểu những tổ chức này vì ta luôn luôn bắt gặp những cái tên này trong các bản tin tài chính hàng ngày. Nên nhớ phát hành thêm tiền không có nghĩa FED in thêm tiền. Ví dụ, để bơm thêm tiền vào lưu thông, FED sẽ mua trái phiếu trên thị trường mở. Còn để hút tiền về, FED sẽ bán trái phiếu. Vì có quy định dự trữ bắt buộc nên 1 đô la FED đưa ra thị trường không chỉ là 1 đô la nữa mà được nhân lên nhiều lần. Ví dụ với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, ngân hàng cho vay sẽ phải giữ lại 100 đô la cho mỗi 1.000 đô la khách hàng gửi vào sau khi bán trái phiếu cho FED. Với 900 đô la còn lại ngân hàng sẽ cho vay, nơi vay này sẽ gởi tiền vào ngân hàng, ngân hàng này lại phải giữ 90 đô la làm dự trữ bắt buộc và cho vay 810 đô la còn lại. Cứ thế, 1.000 đô la ban đầu sẽ “nở” ra thành gần 10.000 đô la lưu thông trong nền kinh tế. Chính vì thế, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 12% chẳng hạn, không chỉ có nghĩa ngân hàng phải đưa thêm tiền vào dự trữ mà nó còn làm giảm lượng tiền lưu thông được khuếch đại như trình bày ở trên. Hai loại lãi suất nói trên sẽ tác động đến lãi suất thị trường và từ đó đến toàn bộ nền kinh tế. Hai từ thường được nhắc đến M1: Tiền mặt + tiền gởi không kỳ hạn M2: M1 + tiền gởi có kỳ hạn Ngoài ra FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu FED bán đồng Yen ra đồng thời mua USD vào thì giá trị của USD sẽ tăng lên, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỷ giá USD/JPY tăng. Chính vì vậy những chuyên gia tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED. Các chỉ tiêu kinh tế ảnh hưởng đến đồng USD Thời điểm các chỉ tiêu kinh tế được công bố luôn luôn mang lại những biến động trong nền kinh tế. Tuy nhiên tùy những thời điểm mà mức độ tác động là lớn hay nhỏ. Dưới đây là “Top” các chỉ tiêu mà hiện nay được cho là gây ảnh hưởng nhất đến hành động của nhà đầu tư, đầu cơ ở Mỹ ( xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần). GDP: gồm toàn bộ giá trị của hàng hoá cuối cùng sản xuất ra trong năm. Nó là đơn vị đo lường mạnh mẽ nhất đối với sức khỏe của nền KT. TRADE BALANCE : Cán cân thương mại. Nếu cán cân thanh toán cân bằng thì tỷ giá ổn định. Nếu cán cân thanh toán bội thu, cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ làm cho dự trữ ngoại tệ tăng lên và dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm. NON-FARM PAYROLL : Là một báo cáo của Cục thống kê lao động và việc làm Mỹ về tổng số lao động được trả công, về tuần làm việc trung bình và thu nhập trung bình hàng tuần của lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Thống kê này căn cứ trên khoảng 80%  lao động của nền kinh tế, bộ phận tạo ra gần như toàn bộ tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ. Chỉ số này mạnh chỉ ra sự phát triển của nền kinh tế. CPI (Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng): đo lường mức giá trung bình trong rổ hàng hóa, dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng. CPI được công bố hàng tháng là cơ sở để tính toán mức độ lạm phát. Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Chỉ số giả cả thường rất được quan tâm theo dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính quan trọng như chính sách lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ hay quyết định tiến hành hedging của các ngân hàng và doanh nghiệp lớn. Cũng rất có lợi cho các nhà đầu tư cá nhân tiến nếu họ tính đến chỉ số CPI khi tiến hành hedging hoặc đưa ra quyết định phân bổ vốn đầu tư. CPI được hình thành từ các thông tin chi tiêu của hàng nghìn hộ gia đình trên toàn quốc. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn và nhật kí chi tiêu của các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu. Rổ hàng hoá dịch vụ được sử dụng để tính bao gồm hơn 200 danh mục, thuộc 8 nhóm: thực phẩm và đồ uống, nhà đất, may mặc, vận tải, chăm sóc sức khoẻ, giải trí,  giáo dục và truyền thông, và một số loại hàng hoá dịch vụ khác. Giá cả của khoảng 800.000 hàng hoá dịch vụ trong rổ tính được thu thập hàng tháng từ hàng ngàn các cửa hàng bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ, các công ty cho thuê nhà đất và các phòng khám sức khoẻ.  Vậy chỉ số CPI mách bảo điều gì? Các số liệu trên sẽ hình thành lên một bức tranh về sự biến động của chi phí sinh hoạt từ đó giúp các chuyên gia tài chính nhận định được khả năng lạm phát có nguy cơ làm suy sup cả một nền kinh tế nếu ở lạm phát ở mức độ quá cao. cả lạm phát và giảm phát quá mức đều rất đáng sợ mặc dù giảm phát quá mức ít khi xảy ra hơn. Chúng ta thường nhìn nhận giảm phát và giảm giá là những dấu hiệu tốt. Và thực tế điều này có thể là tốt trong một chừng mực nào đó. Ví dụ giá của dịch vụ điện thoại đã liên tục giảm xuống trong nhiều năm qua và chắc chắn sẽ còn tiếp tục giảm nữa vì internet ngày càng chiếm ưu thế. Và chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy người tiêu dùng nào phàn nàn về điều này. Tuy nhiên giảm phát chắc chắn cũng là một hiện tượng không tốt đối với nền kinh tế. Bằng chứng là cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 30 khi mà có cả núi người thất nghiệp không có nổi một đồng để mua hàng hoá và dịch vụ cho dù chúng được chào bán với mức giá cực kì hấp dẫn. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở thành siêu lam phát. điển hình là ở Đức vào những năm 20, lạm phát của Đức trong thời gian này đã có lúc đạt mức 3.25 triệu phần trăm một tháng. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, Hy Lạp có mức lạm phát 8.55 tỉ phần trăm một tháng, Hungary thì thậm chí còn kinh khủng hơn. Hungary đã cho phát hành giấy bạc mệnh giá 100 triệu Pengo vào năm 1946 nhưng vào thời điểm này tờ giấy bạc này chả có nghĩa gì do đó chính phủ buộc phải định giá lại đồng tiền của nước mình. Giấy bạc 1triệu pengo giờ đây cũng chỉ có giá tương đương với 1 pengo trước kia, và nghiễm nhiên nó trở thành đơn vị tiền tệ thấp nhất. Đưa ra ví dụ này để thấy được cho dù chỉ số CPI có biến động theo chiều nào thì nó vẫn khiến cho nhiều người phải lo sợ. Có một số hình thức biến động giá cả trong nền kinh tế, như làm giảm phát hoặc thiểu phát(disinflation) hoặc làm tăng lạm phát (reflation). Làm giảm lạm phát là việc làm cho lạm phát chững lại, nhưng vẫn đang trong tình trạng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra đối với một nền kinh tế không tăng trưởng, ta gọi đó là lạm phát đình đốn, khiến cho lạm phát càng trở nên nghiêm trọng. Một số ứng dụng của CPI CPI thường được sử dụng để điều chỉnh thu nhập của người dân và các hoạt động kinh tế khác. Cục an ninh xã hội Mỹ  thường xem xét CPI để đưa ra mức thu nhập phù hợp cho người dân, cấu trúc thuế của cục dự trữ liên bang cũng dựa trên CPI để điều chỉnh mức thuế cho phù hợp, và các ông chủ thì sử dụng CPI để điều chỉnh lương nhân viên cho phù hợp với chi phí sinh hoạt. các thông tin về hoạt động bán lẻ, thu nhập theo giờ và theo tuần, tổng thu nhập và tổng sản phẩm quốc dân được gắn kết với CPI để lý giải các chỉ số có liên quan trong thời kì không có ảnh hưởng của lạm phát. CPI và thị trường Thay đổi của giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu giá cả tăng, các khoản lãi cố định sẽ có giá trị thực tế thấp hơn và do đó làm giảm mức sinh lợi của các chứng khoán. Lạm phát cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các khoản tiền lương, trợ cấp, hưu trí vì chúng là các khoản tiền trả cố định. Những người hưởng lương hưu sẽ phải nhìn đồng tiền của họ "biến mất" dần dần vì giảm sức mua theo thời gian. Biến động giá cả có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty. Người ta  thường kì vọng mức độ lạm phát nhẹ trong nền kinh tế đang tăng trưởng, tuy nhiên nếu giá cả của các yếu tố đầu vào tăng quá nhanh các nhà sản xuất sẽ bị giảm lợi nhuận. Mặt khác giảm phát chắc chắn sẽ dẫn tới giảm mức cầu của người tiêu dùng. Trong trường hợp này các nhà sản xuất buộc phải giảm giá để bán được hàng, tuy nhiên giá cả các yếu tố đầu vào có thể không giảm một lượng tương ứng. Vì thế biên lợi nhuận của nhà sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tự bảo vệ mình trước tác động của lạm phát. Tuy nhiên do thị trường ngày càng được hoàn thiện hơn nên các sản phẩm đầu tư có thể giúp ta đối phó với ảnh hưởng của lạm phát. Các quỹ tương hỗ hoặc các ngân hàng có thể mua các chứng khoán ngăn ngừa lạm phát, còn được gọi là TIPS (inflation-protected securities). Ngoài ra còn có thể sử dụng các hợp đồng tương lai để ngăn ngừa rủi ro. Tương tự  nhiều người nắm giữ trong tay những cổ  phiếu mà các cổ phiếu này lại trở thành một công cụ hết sức hữu hiệu chống lại lam phát. Đầu tư của các cá nhân trong nhiều trường hợp không chỉ bù đắp được thiệt hại do lạm phát gây ra mà còn đem lại một khoản lãi cho người nắm giữ. CPI có lẽ là chỉ số quan trọng nhất và được quan tâm chú ý nhất. Nó cũng là chỉ số đo lường sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt được biết đến nhiều nhất. CPI được sử dụng để điều chỉnh tiền lương, phúc lợi xã hội, lương hưu, thuế và các chỉ số kinh tế khác nữa. Nó cũng cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin về những biến động có thể xảy ra trên thị trường tài chính_nơi mà cổ phiếu có mối quan hệ cả trực tiếp và gián tiếp đối với CPI. Nắm chắc chỉ số giá cả trong tay, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp và bảo vệ mình bằng cách mua các công cụ đầu tư như TIPS. Một trong những tác giả được biết nhiều tới các nghiên cứu lạm phát thành công và sâu sắc là Giáo sư Paul Samuelson. Khi nghiên cứu về thông tin lạm phát, nhà vật lý học vĩ đại Stephen Hawkin có trầm ngâm cho rằng hiện tượng lạm phát phức tạp và có thể xem như một hiện tượng vật lý thì đúng hơn là khoa học xã hội-nhân văn... Còn nói chung thì chúng ta với tư cách là người tiêu dùng luôn lo ngại lạm phát cao dẫn tới mất giá đồng tiền, do sụt giảm sức mua. Chúng ta có thêm một chỉ số bổ sung, chỉ số PPI (Proceducer Price Index), là chỉ số giá sản xuất đo lường mức độ lạm phát trải qua bởi các nhà sản xuất. Số liệu này mô tả mức độ thay đổi giá cả trung bình trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất. Một cách tổng thể, lạm phát cao dẫn đến lãi suất cao, điều này sẽ có xu hướng làm mạnh đồng tiền của quốc gia. Vậy đâu là sự khác biệt giữa CPI và PPI? PPI là một chỉ số của giá thương phẩm, còn CPI đo lường giá cả thương phẩm và dịch vụ, nhà, giao thông, y tế và những dịch vụ khác chiếm 50% của CPI. CPI cũng bao gồm hàng hóa nhập khẩu còn PPI thì không. Một sự khác biệt giữa PPI và CPI là PPI đo lường giá trị của đồng vốn dành cho trang thiết bị trong kinh doanh. Danh mục hàng hóa của PPI: Các hàng hóa liên quan đến tiêu dùng chiếm 75% biểu đồ tròn, hàng hóa tiêu dùng chủ yếu là xe hơi chiếm 40%, thực phẩm chiếm 26% bao gồm: thịt, cá, sản phẩm liên quan đến bơ sữa, trái cây và rau quả. Năng lượng chủ yếu là gas và nhiên liệu chiếm 9%. Trang thiết bị chiếm 25% gồm ô tô và xe tải. PPI lõi là gì? PPI lõi = PPI – (thực phẩm và năng lượng). (Vì giá năng lượng và thực phẩm thay đổi rất nhanh) Xem xét PPI như thế nào? So sánh tháng gần đây nhất với 2 đến 3 tháng trước Xem xét sự thay đổi trung bình của chỉ số PPI được công bố trong 6 hoặc 12 tháng trước Xác định tỷ lệ lạm phát giữa các năm Điểm chính ở đây là không nên để ý quá nhiều vào bản báo cáo đơn độc. Tốt hơn là hãy xác định xu thế và liệu có một xu thế mới sắp xuất hiện không. PPI ảnh hưởng như thế nào với USD? Đồng USD có xu hướng mạnh lên khi tăng lãi suất ngắn hạn, vì thế mà nếu FED tăng lãi suất thì USD tăng giá. Nếu lạm phát cao, USD thường sẽ tăng vì điều này cho thấy FED có lý do để tăng lãi suất. LEADING INDICATORS: Đây là chỉ số được xây dựng trên cơ sở nhiều chỉ số cơ bản khác, chỉ dẫn này càng lớn chứng tỏ nền kinh tế đang đi lên dẫn tới nhu cầu vốn đầu tư vào nền kinh tế lớn hơn, vì vậy sẽ làm giảm giá trị của các loại ngoại tệ liên quan tới đồng đô la. ISM NON-MANUFACTURING: Thông qua cuộc khảo sát của Viện quản lý nguồn cung chỉ số trong lĩnh vực phi sản xuất của gần 400 nhà máy từ 60 yếu tố trong nền kinh tế Hoa kỳ. Bao gồm các lĩnh vực như nông nghiệp, khai khoáng, xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại bán sỉ và bán lẻ. Bản khảo sát chỉ số sản xuất ISM dựa trên những lời bình luận của những nhà quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất. Nó là mẫu tin tức đầu tiên của nền kinh tế được công bố mỗi tháng và nó cung cấp những bằng chứng sớm nhất cho thấy nền kinh tế đã biểu hiện như thế nào trong 4 tuần trước. Tại sao nó được xem xét? Những người chi trả cho những thứ mua trong công ty của họ được gọi là Người quản lý thu mua. Các công ty sản xuất cần nguồn cung cấp để tạo ra sản phẩm. Các mẫu sản phẩm họ có thể đặt hàng bao gồm: cáp, hộp đóng hàng, và máy vi tính. Nếu có một sự gia tăng trong nhu cầu của các._. sản phẩm, Người quản lý thu mua sẽ phản ứng lại bằng cách gia tăng đơn hàng nguyên liệu sản xuất và những nguồn khác. Nếu doanh số của công việc sản xuất giảm, điều này sẽ liên kết với việc những ngưởi mua sẽ cắt giảm đơn hàng công nghiệp trở lại. Do vị trí của họ, bạn có thể có được những thông tin rất đáng tin cậy về các hoạt động sản xuất bằng cách theo dõi điều mà những người quản lý thu mua đang làm. Đây là điều quan trọng vì các hàng hóa sản xuất chiếm khoảng một nữa nền kinh tế. Nó được tính như thế nào? Hằng tháng, ISM gửi qua bưu điện bảng câu hỏi đến khoảng 400 công ty thành viên khắp Hoa Kỳ, trải đều ra 20 lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Những người quản lý thu mua của các công ty được hỏi để xác định xem liệu các hoạt động sản xuất đang tăng, giảm, hoặc không thay đổi trong các nhóm sau: 1. Đơn hàng mới: Các đơn hàng mới mua bởi các đại lý. 2. Sản lượng: Số lượng hàng hóa được sản xuất. 3. Việc làm: tình trạng thuê nhân công trong công ty. 4. Nguồn cung: Tốc độ cung cấp hàng của nhà cung cấp. 5. Dự trữ: Tỉ lệ thanh toán hàng dự trữ của nhà sản xuất. 6. Dự trữ của khách hàng: Các đại lý phỏng đoán mức độ dự trữ của khách hàng của họ. 7. Giá hàng hóa: Giá nhà sản xuẩt trả cho nhà cung cấp. 8. Đơn hàng tồn đọng: Các đơn hàng chưa được thực hiện. 9. Đơn hàng xuất khẩu mới: Tỷ lệ đơn hàng mới từ các quốc gia khác. 10. Nhập khẩu: Các nguyên liệu mà các đại lý mua từ các quốc gia khác. Chỉ số ISM tự bản thân nó được sưu tập dựa trên các câu trả lời cho 5 câu hỏi đầu tiên của bảng câu hỏi. Chúng lần lượt chiếm tỉ trọng như sau: đơn hàng (30%), sản lượng sản xuất (25%), việc làm (20%), nguồn cung (15%), và dự trữ (10%). Năm câu hỏi cuối thì cung cấp thêm các tin tức cho thấy các hoạt động sản xuất đang được tiến hành như thế nào. Đọc bản số liệu này như thế nào? Trên 50: Cả hai các hoạt độg sản xuất và nền kinh tế đang mở rộng. Dưới 50 nhưng trên 43: Các hoạt động sản xuất đang co lại, Manufacturing activity is contracting, lúc này toàn bộ nền kinh tế vẫn tăng trưởng. Dưới 43: Cả hai các hoạt độg sản xuất và nền kinh tế rất có thể suy thoái. Kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất để cố gắng và kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Nó ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường tiền tệ? ISM trên 50 thì đồng đô tăng giá ISM dưới 50 thì đồng đô rớt giá INDUSTRIAL PRODUCTION: Là chỉ số đo lường sản lượng đầu ra của các nhà máy, khu mỏ, ngành phục vụ công cộng của quốc gia. Nếu sản lượng công nghiệp giảm có thể cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chậm, để kích thích hơn nữa sự phát triển kinh tế Ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, động thái này làm tăng giá các ngoại tệ liên quan đến đồng đô la. DURABLE GOODS : Đơn đặt hàng hóa lâu bền phản ánh những đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền mới đồi với các nhà sản xuất nội địa trong thời gian giao ngay hay giao vào tương lai. Nếu chỉ số này gia tăng tức có thể rằng nền sản xuất trong nước đang có những dầu hiệu tốt và ngược lại. EMPIRE STATE MANUFACTURING : (Khảo sát sản xuất bang NewYork):  Khảo sát đánh giá điều kiện thương mại và kỳ vọng của các nhà sản xuất lớn ở bang New York. Mặc dù khảo sát này khá mới và New York có rất ít nhà sản xuất, nhưng số liệu từ cuộc khảo sát này có mối liên hệ chặt chẽ, cũng như phản ánh chỉ số sản xuất của bang Philadelphia và chỉ số ISM của nền kinh tế Mỹ. PHILLY FED: Khảo sát của FED bang Philadelphia EXISTING HOME SALES (Bán nhà cũ) : Cùng với số liệu nhà mới xây (housing starts) sẽ đánh giá được tổng quan tình hình nhà đất Mỹ. TIC REPORT: Dòng vốn tài chính quốc tế Chỉ số này phản ánh dòng lưu chuyển tiền vào và ra (lấy giá trị thuần) của nước Mỹ (bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá…). Như vậy, dòng tiền vào nhiều thì hỗ trợ thêm giá trị cho đồng đô la vì các nhà đầu tư nước ngoài phải sử dụng đồng đô la để mua chứng khoán hoặc đầu tư vào nước Mỹ tăng. Một khi đồng đô la tăng giá thì giữ ổn định thị trường tài chính Mỹ. PERSONAL CONS. : đo lường sự thay đổi trong giá cả hàng tiêu dùng và dịch vụ, được tính toán bằng thực tế chi tiêu cho hàng gia dụng, hàng lâu bền, hàng không lâu bền và dịch vụ cũng như các chi tiêu liên quan khác. Chỉ tiêu này cần thiết để dự đoán khối lượng hàng hoá và dịch vụ của khu vực tiêu dùng cá nhân.Chi tiêu cá nhân chiếm 2/3 GDP Mỹ CUSTOMER CONFIDENCE : (Niềm tin tiêu dùng) Thông qua cuộc khảo sát về việc đánh giá thái độ của người tiêu dùng, chỉ số này đo lường mức độ niềm tin của người tiêu dùng hộ gia đình trong nền kinh tế ở thời điểm hiện tại và sự kỳ vọng vào tương lai… Cuộc khảo sát tiến hành hàng tháng với số mấu là 5000 hộ gia đình, thường thì niềm tin tiêu dùng có liên quan tới chi tiêu của người tiêu dùng. Một số vấn đề về doanh số bán lẻ Chi tiêu tiêu dùng chiếm 70% trong tất cả các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Doanh số bán lẻ chiếm 1/3 trong số đó. Nếu người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu, đó là tín hiệu của sự gia tăng toàn bộ trong nền kinh tế. Để theo dõi sự tiêu dùng, Viện điều tra dân số Hoa Kỳ đề nghị hàng ngàn nhà bán lẻ mỗi tháng cung cấp doanh số mới nhất của họ. Nhờ vậy mà mỗi tháng chúng ta có được bản báo cáo doanh số bán lẻ như là một trong những công cụ đo lường tốt nhất sự thay đổi trong mô hình chi tiêu của ngưởi tiêu dùng. Nhưng doanh số bán lẻ cũng còn một vài thiếu sót nhất định. Nó chỉ cho biết sức mua hàng hóa hiện tại, chẳng hạn như các mặt hàng có thể tìm thấy ở : cửa hàng đồ điện, cửa hàng ôtô, trạm gas và nhà hàng. Bản báo cáo không cho chúng ta biết về việc chi tiêu trong lĩnh vực dịch vụ như : hàng không, nha khoa, làm tóc, bảo hiểm và điện ảnh. Cho đến bây giờ, ngành kinh doanh dịch vụ chiếm gần 2/3 chi tiêu cá nhân. Nó được đo lường như thế nào? Một bảng khảo sát được gởi ngẫu nhiên đến 5.000 cửa hàng bán lẻ lớn, nhỏ trên khắp đất nước. Những cửa hàng nhận được chúng vào khoảng 3 ngày cuối tháng. Sau đó họ sẽ trả lời,r ồi trả lại trong vòng một tuần. Tuy nhiên, chỉ có ít hơn 50% cửa hàng được hỏi trả lại đúng hạn. Mặc dù vậy chính phủ vẫn xem lại dữ liệu để chuẩn bị cho bản báo tạm – một trong ba bản sẽ được công bố trong tháng. Bản tạm này cung cấp một cái nhìn nhanh và đánh giá về sự thay đổi trong cách chi của người tiêu dùng sơ lược. Khoảng 8.000 người bán lẻ khác thì được thăm dò trong nhiều ngày để có được một bức tranh toàn diện về hoạt động của các chủ hàng. Kết quả của bảng khảo sát sẽ được điều chỉnh và cho ra bản báo cáo thứ 2. Bốn tuần sau, Bản báo cáo Doanh số bán lẻ cuối cùng được công bố. Tổng cộng có khoảng 13.000 người được hỏi và có khoảng 75% trả lời. Làm thế nào để hiểu được nó? Có một sự mạo hiểm khi lệ thuộc quá nhiều vào Bản khảo sát sơ bộ bởi vì chúng dựa trên một số nhỏ lượng người được khảo sát. Để có được cái nhìn chính xác về thói quen tiêu dùng cần phải dựa vào doanh số bán ra trung bình trong ba tháng hoặc xem qua dữ liệu trong ba tháng qua rồi so sánh nó với cùng thời kỳ của năm trước. Doanh số bán lẻ trừ ôtô là gì? Khoảng 25% tổng số lượng tiền chi tiêu của người tiêu dùng là mua các sản phẩm giao thông và các sản phẩm liên quan.  Số liệu này thay đổi rất mạnh từ tháng này sang tháng khác và nó bóp méo bức tranh doanh số bán lẻ. Để loại trừ nó, có một hàng riêng trong bản báo cáo, nơi mà chính phủ loại bỏ chi tiêu cho ôtô để mọi người có thể theo dõi rõ hơn xu thế tiêu dùng. Nó ảnh hưởng như thế nào đối với đồng đô? Thị trường tiền tệ nhận thấy bản báo cáo Doanh số bán lẻ như là một công cụ đòi hỏi sự tinh tế để phân tích. Trong khi, những người nước ngoài thì thích thấy được tinh thần mua sắm của người tiêu dùng Hoa Kỳ vì nó sẽ khẳng định việc sự chắc chắn của lãi suất (điều mà làm USD tăng giá), một sự chi tiêu quá mức sẽ báo hiệu sự rắc rối cho USD bởi vì hàng nhập khẩu quá nhiều. Một sự nhảy vọt trong việc nhập khẩu sẽ làm gia tăng nhu cầu đối với các đồng tiền nước ngoài để chi trả cho hàng nhập khẩu và điều này có thể làm tổn thương USD. 2. Phương pháp phân tích kỹ thuật: Là nghiên cứu xu hướng lên, xuống giá của toàn thị trường vàng và ngoại hối. Phân tích kỹ thuật chủ yếu sử dụng các chỉ số (index), xu hướng (trend), luận thuyết (theory), đồ thị (chart), số bình quân (average)…để dự đoán xu hướng chuyển động của thị trường vàng cũng như ngoại hối. Giới thiệu về candlestick Candlestick (hay còn được gợi là candle – nến Nhật) được sử dụng bởi người Nhật từ thế kỉ 17. Nguyên tắc của Candle rất đơn giản và được đúc kết từ những yếu tố sau: o    “Như thế nào” (Biến động giá) quan trọng hơn “Tại sao” (tin tức, tác động của thị trường) o   Tất cả các thông tin đều được hiển thị trên giá o      Người mua và người bán trên thị trường dựa trên tác động của kì vọng và cảm xúc (hay tham vọng và sự sợ hãi) o   Biến động giá không phản ánh giá trị thật . Candestick được xây dựng bởi 4 yếu tố : giá mở (open), giá đóng (close), giá cao (high) và giá thấp (low). Khung candle hay còn gọi là thân candle có màu trắng hay đen tùy theo vào mức giá. Nếu đóng mở cao hơn giá mở, ta có candle trắng (while candle). Nếu giá đóng thấp hơn giá mở, ta có candle đen (black candle). Đường kẻ phía trên và phía dưới thân candle thể hiện giá cao nhất / thấp nhất của candle và còn được gọi là chân candle hay còn gọi là bóng của candle (shadow). Phần thân thể hiện giá giao dịch mở đầu (open) và kết thúc (close) trong 1 khung thời gian ( 1min, 5min, 15min… 1day, 1week) trong khi phần chân (phần bóng) thể hiện phần giá giao dịch nằm ngoài phạm vi giá mở và giá đóng. Mua – Bán: Thân candle càng dài, sức mua / sức bán càng mạnh. Ngược lại, thân candle ngắn thể hiện biến động giá thấp. Candle trắng  thể hiện sức mua. Thân càng dài, sức mua càng mạnh, là dấu hiệu người mua kì vọng cao vào thị trường lên. Nếu nhìn vào tổng quan hơn, khi thị trường đang trong xu hướng xuống, candle trắng dài cho thấy người mua đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá lên trở lại. Candle đen thể hiện sức bán. Thân càng dài, sức bán càng mạnh, là dấu hiệu người bán kì vọng cao vào thị trường xuống. Nếu nhìn vào tổng quan hơn, khi thị trường đang trong xu hướng lên, candle đen dài cho thấy có người bán đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá xuống. Cuộc chiến giữa mua và bán: Candle thể hiện cuộc chiến tranh giành vị thế giữa mua (người kì vọng thị trường lên), và bán (người kì vọng thị trường xuống) trong 1 khoảng thời gian xác định. Có thể so sánh cuộc chiến này với 1 trận đá bóng giữa 2 đội bóng, mà chúng ta có thể gọi là đội MUA và đội BÁN. Điểm thấp nhất của candle (bottom) cho thấy đội BÁN đã dồn bóng đến “cấm địa” của đội MUA và điểm cao nhất của candle (top) cho thấy đội MUA đang áp đảo . Càng gần điểm thấp nhất, đội BÁN càng chiếm ưu thế, và càng gần điểm cao nhất, đội MUA càng tỏ ra áp đảo. Có rất nhiều lựa chọn khác nhau, nhưng tôi muốn nhấn mạnh 6 tình huống của cuộc chơi (6 mô hình candlestick): 1. Candle trắng dài (long white candle) cho thấy đội MUA kiểm soát bóng trong suốt trận đấu. 2. Candle đen dài (long black candle) cho thấy đội BÁN kiểm soát bóng trong suốt trận đấu. 3. Candle ngắn và không có chân (hoặc chân ngắn), cho thấy không đội nào kiểm soát được bóng và giá hầu như không thay đổi so với lúc ban đầu. 4. Candle với chân phía dưới dài cho thấy đội BÁN kiểm soát phần đầu trận đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên đội MUA vào cuối trận và đội MUA giằng co trở lại. 5. Candle với chân phía trên dài cho thấy đội MUA kiểm soát phần đầu trận đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên đội BÁN vào cuối trận và đội BÁN giằng co trở lại. 6. Candle với cả 2 phần chân đều dài cho thấy cả đội MUA và đội BÁN đều có giai đoạn kiểm soát trận đấu, nhưng không ai áp đảo được đối phương, và kết quả là vẫn giằng co nhau. Khi bạn định đặt lệnh mà gặp hình doji hay spinning top thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng nhập lệnh để đi theo xu hướng tiếp theo khi có dấu hiệu thông báo bên bán hoặc bên mua thắng thế. Các loại Candle đặc trưng: a. Marubozu:Hình Marubozu chỉ có thân mà không có bóng (body without shadow). Đây là dấu hiệu xác lập 1 xu hướng rất mạnh Marubozu màu trắng có nghĩa là bên bán bị bên mua mạnh hơn nuốt chửng. Ngược lại nếu hình Marubozu đen thì người mua chiếm thế chủ động và thường được giá hời. b. Spinning top ( bông vụ) :Thân nhỏ mà bóng dài cho ta biết là cuộc thương lượng của hai phe mua bán chưa phân thắng bại, giá cả đang còn tranh chấp. Sau 1 xu hướng dài, hình tượng này cho biết , bên mua / bên bán đã yếu thế dần và có dấu hiệu xu hướng sẽ đảo chiều.   c. Doji: Hình Doji xuất hiện khi mức giá đóng cửa xấp xỉ mức giá mở cửa , doji trông như 1 gạch ngang nằm giữa phạm vi giá , là dấu hiệu cho thấy người mua và người bán đang do dự. Khi bạn định đặt lệnh mà gặp hình doji hay spinning top thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng nhập lệnh để đi theo xu hướng tiếp theo khi có dấu hiệu thông báo bên bán hoặc bên mua thắng thế.  Bạn sẽ cần tới một trong bốn hình tượng sau đây xác nhận sự thay đổi xu hướng: Hình hammer, inverted hammer, hangging man  và shooting star cho ta biết giá đang đổi ngược xu hướng (reversal), cần phải mua hay bán ngay trước khi trễ. Cụ thể là hình hammer và inverted hammer ngược theo Doji báo hiệu sự thắng thế của người mua và giá cả từ đây có thể sẽ đổi hướng từ giảm sang tăng, ít nhất là trong ngắn hạn. Trong khi đó hai hình tượng hanging man và shooting star cảnh báo trước người bán có thể đã thắng thế người mua và giá cả có nhiều khả năng sẽ đi xuống.  Candle kết hợp: Mô hình Candles được tạo thành từ nhiều candle liên tục, và có thể được gộp chung thành 1 candle lớn hơn. Candle gộp sẽ thể hiện 1 cách đơn giản hơn so vớii mô hình candles, dựa trên nguyên tắc:  Giá mở là giá mở của candle đầu  Giá đóng là giá đóng của candle cuối  Giá high và giá low là Giá cao nhất và thấp nhất của mô hình. Các dạng biểu đồ trong phân tích kỹ thuật Phân tích kĩ thuật có thể rất đơn giản hoặc rất phức tạp, phụ thuộc vào khả năng bạn thao tác với dữ liệu thị trường. Những công cụ “thô sơ” bao gồm các mô hình biểu đồ, như tam giác, 2 đỉnh – 2 đáy , đầu và vai, mô hình cờ, và tất nhiên, cơ bản nhất nhưng quan trọng nhất, là đường xu hướng. Đôi khi bạn không cần những máy tính và phần mềm quá rườm rà cho dù đôi khi chúng có thể giúp bạn phân tích nhanh và dễ dàng hơn. Các mô hình tiếp diễn Xu hướng thị trường có khuynh hướng tiếp tục duy trì. Khi nào biến động giá còn tuân theo 1 xu hướng xác định và không phá vỡ đường xu hướng đó, thì xu hướng đó vẫn còn sức mạnh và là 1 xu hướng tiếp diễn. Ngoài ra còn có 1 số mô hình biến động giá cũng cho thấy xu hướng vẫn còn tiếp tục. Mô hình cờ tăng ( bullish flag) – Mô hình cờ tăng xuất hiện khi thị trường đang có 1 xu hướng tăng mạnh, và có thể bị gián đoạn bởi 1 sự tạm nghỉ hoặc biến động ít ( sideways) do việc giao dịch giảm trong 1 vài nến ( candles), và sau đó thị trường tiếp tục 1 xu hướng mạnh tiếp diễn. Khoảng gián đoạn chống lại xu hướng chính có thể diễn ra trong vài ngày. Thị trường có đặc thù là luôn dao động giữa 1 chu kì các điểm dao động cao và chu kì các điểm dao động thấp, và đó là lý do tại sao mô hình cờ là 1 dạng thị trường chậm lại 1 nhịp để xác định lại mức trước khi quay trở lại xu hướng tăng. Mô hình cờ giảm (Bearish flag) Mô hình cờ giảm xuất hiện khi thị trường đang có 1 xu hướng giảm mạnh, và có thể bị gián đoạn bởi 1 sự tạm nghỉ hoặc biến động ít ( sideways) do việc giao dịch giảm trong 1 vài nến ( candles), và sau đó thị trường tiếp tục 1 xu hướng giảm mạnh tiếp diễn. Cũng như mô hình cờ tăng, vùng “cờ” là thời gian ngắn thị trường củng cố và xác định trước khi trở lại với 1 xu hướng giảm mạnh. Tam giác đối xứng hay cờ hiệu (pennants)– 1 trong những mô hình tam giác phổ biến – tam giác nhọn là mô hình tiếp diễn. Giá có khuynh hướng dao động ngày càng yếu , với điểm cao và điểm thấp ngày càng có biên độ nhỏ dần và giá hướng đển đỉnh nhọn của tam giác. Sự phá vỡ của giá ra khỏi mô hình tam giác theo 1 hướng thì xu hướng đó sẽ nổi trội hơn – và trong ví dụ phía trên , giá xuống mạnh. Tam giác giảm (descending triangle) – 1 trong những mô hình tam giác hiệu quả báo trước sự tiếp diễn của xu hướng giảm . Thị trường đang nóng lòng tìm kiếm 1 xu hướng mua khi đã chạm mức cản (support) rất nhiều lần trong vài candle liên tiếp. nhưng đỉnh của các nên trong dãy ngày càng thấp hơn và giá hướng đến điểm mũi nhọn trong tam giác. Và cũng như các mô hình tam giác khác, khi người mua quyết định rằng họ không thể giữ giá lâu hơn nữa tại mức chặn đáy của tam giác này, giá sẽ phá vỡ mức cản, và kì vọng giá sẽ tiếp tục xuống theo xu hướng trội hơn. Tam giác tăng (Ascending triangle ) – Tam giác tăng ngược lại với tam giác giảm. Người bán giữ giá tại mức chặn trên (resistance) của tam giác nhưng người mua tiếp tục đẩy giá lên cao hơn, tạo nên mức giá thấp của nến sau cao hơn nến trước cho đến khi mức chặn trên bị phá vỡ. Cũng giống như các tam giác khác, giá sẽ tiếp diễn theo xu hướng trội hơn sau khi phá vỡ mức cản. Chiếc tách và tay cầm ( cup and handle or cup and saucer) : Thị trường giảm đột ngột , sau đó giao dịch với mức độ thấp trong 1 thời gian ngắn, và sau đó tăng đột ngột tạo thành 1 hình chữ U dạng cái tách. Sau đó giá tiếp tục đánh võng tạo thành cái tay cầm phía bên phải cái tách, chạm mức cản trên (resistance) 1 vài lần. Khi giá đã đủ xung lực để phá vỡ mức cản , nó sẽ tiếp tục bứt phá mạnh tạo mức cao hơn với khối lượng lớn, và đôi khi có thể tạo ra 1 khoảng trống (gap) tại điểm bứt phá để xác định 1 xu hướng tăng mạnh. Mô hình cơ bản: Các mô hình đổi chiều Cùng với mô hình tiếp diễn, đường xu hướng (trendline) là mô hình cơ bản để xem xét. Nếu giá phá vỡ đường xu hướng, và tiếp tục bứt phá, đây là sự xác nhận của 1 sự đổi chiều xu hướng. Luôn nhớ rằng, tất cả các mô hình đều có thể áp dụng cho mọi khung thời gian (time frames) – theo giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc có thể theo biểu đồ phút. Mô hình 2 đỉnh – (double tops): Hiện tượng này xuất hiện khi giá đạt đến một điểm cao rõ rệt, vượt hẳn điểm trước đây, sau đó quay lại điểm đó và lại vượt lên. Khi  thời gian 2 đỉnh liên tiếp của sự tăng giá này cách nhau càng lâu thì càng thể hiện khả năng tăng giá của đồ thị này. Sự biến đổi của mô hình này tương tự như hiện tượng mà người ta gọi là mô hình các đỉnh “M” hay 1-2-3 đợt sóng tăng giá. Tuy nhiên, sự tăng giá thứ 2 thường thấp hơn sự tăng giá đầu tiên đối với mô hình này. Trong hầu hết các trường hợp, những điểm quyết định thường là những điểm tăng giá, đó là những điểm đánh dấu khả năng xuất hiện một mức giá trần mong đợi, và một mức giá thấp tạm thời. Nếu giá giảm xuống thấp hơn mức đó, đó là sự xác nhận đỉnh mô hình và dấu hiệu khuyên bạn nên bán. Mô hình 2 đáy (double bottom) – nguyên tắc của mô hình này giống như sự ngược lại của mô hình 2 đỉnh. Tương tự mô hình này được gọi là mô hình các đáy “W” hoặc 1-2-3 đợt sóng giảm giá. Trong tất cả các trường hợp của mô hình này, giá đạt đến một mức thấp rõ rệt, có sự bật lên 1 chút, sau đó rớt xuống mức thấp để thử lại 1 lần nữa, và cuối cùng tăng trở lại. Khi giá vượt khỏi mức cao tạm thời, khi đó đáy mô hình được xác nhận và thị trường nên bán. Mô hình đảo ngược các đỉnh “đầu và vai” (Head-and-shoulders top reversal)– Mô hình đảo ngược khuynh hướng truyền thống này xuất hiện khi thị trường tạo ra một điểm cao mới (left shoulder), giảm xuống, tăng lên đến đỉnh mới cao hơn (head) và giảm trở lại, sau đó tăng tới 1 đỉnh cao mới sau 1 thời gian có thể là bằng với đỉnh bên trái (left shoulder) và sau đó thì giảm trở lại. Điểm mấu chốt ở đây là “1 đường tiệm cận” - “neckline” hoặc là 1 đường nằm ngang mà có thể nối 2 điểm thấp trên đồ thị. Khi giá rớt xuống thấp hơn “neckline”, đó là dấu hiệu kết thúc sự tăng giá và có khả năng bắt đầu 1 đợt giảm giá của thị trường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp giá có khuynh hướng đi ngược với xu hướng thị trường vì vậy sự dừng lại chưa tạo ra một xu hướng giảm giá ngay. Đôi khi điểm dừng lại của đường tiệm cận xuất hiện như 1 sự gián đoạn hoặc báo hiệu 1 xu hướng giảm giá mạnh, ủng hộ cho sự đảo ngược về giá. Mô hình “ đầu và vai” là một trong nhiều loại mô hình đồ thị khác nhau mà được sử dụng để hoạch định cho chiến lược về giá. Các nhà phân tích đo lường khoảng cách từ đỉnh “head” đến đường tiệm cận của đồ thị sau đó trừ đi khoảng cách từ điểm ngừng của đường tiệm cận để tính toán xem giá có thể giảm đến mức nào. Mô hình đảo ngược các đáy “đầu và vai” (Head-and-shoulders bottom reversal)– Có thể nói mô hình 2 đáy là nghịch đảo của mô hình 2 đỉnh, các đáy “vai và đầu” thì cũng giống các đỉnh “vai và đầu” nhưng ngược lại. Điều này có nghĩa là giá trượt xuống 1 mức thấp (left shoulder), tăng trở lại sau 1 thời gian, sau đó giảm xuống đến 1 mức thấp hơn (head), lại tăng trở lại và sau cùng là hạ xuống lần nữa đến 1 mức thấp xấp xỉ với mức “left shoulder” (right shoulder). Đường tiệm cận của đồ thị rất quan trọng. Khi giá vượt khỏi đường tiệm cận này, mô hình đảo ngược kết thúc và 1 xu hướng tăng tiềm năng có thể xuất hiện. Cùng với các đỉnh “ vai và đầu”, có thể có 1 vài giao dịch về phía sau và phía trước theo cả 2 phía của đường tiệm cận khi thị trường quyết định chọn hướng đi, và khoảng cách giữa đường tiệm cận và đỉnh “head” có thể được sử dụng để dự đoán xem giá có thể biến động như thế nào. Mô hình “sụt giá theo 1 mũi nhọn” (Falling wedge) – Mô hình này xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng đồng loạt giảm giá và các loại giá cao giảm nhanh hơn các loại thấp, giống như dạng mũi nhọn. Người bán có thể đẩy giá đến mức thấp hơn nhưng do có 1 lượng mua hỗ trợ để giữ thị trường không bị giảm giá thấp hơn. Cuối cùng sức mạnh của bên bán bắt đầu cạn dần và không thể khiến giá thị trường giảm thấp hơn nữa, và thị trường bắt đầu bật dậy khi thế lực của bên bán vượt hẳn bên mua. Những mô hình như thế này thường có hướng tăng giá và là điềm báo có 1 sự thay đổi khuynh hướng thị trường.  Mô hình “tăng giá theo 1 mũi nhọn” (Rising wedge) – Mô hình này ngược lại với mô hình trên và xuất hiện khi thị trường ở xu hướng tăng giá. Người mua tiếp tục đẩy đẩy các loại giá thấp trong ngày lên, nhưng người mua đã giữ cho giá thị trường không lên quá cao. Sau cùng việc mua đã giảm và người bán nắm thị trường, và đẩy giá xuống thấp hơn mũi nhọn tạm thời của xu hướng tăng giá. Những mô hình như thế này thường có hướng giảm giá và là điềm báo có 1 sự thay đổi khuynh hướng thị trường. Mô hình “kim cương” (diamond pattern) – Đây là 1 mô hình hiếm thấy xuất hiện thường xuất hiện những thị trường giá cao. Sự hay thay đổi tăng lên ở các mức giá cao hơn, tạo ra 1 phạm vi của giá trần và giá sàn trong 1 giao dịch rộng hơn để tạo nên 1 đoạn rộng nhất của mô hình “ kim cương”. Sau đó sự thay đổi này giảm xuống về phía phải của các mức giá cao và dãy biến động giá trở nên hẹp hơn khi xu hướng giống như dạng “mô hình tam giác” để kết thúc diễn biến của mô hỉnh “ kim cương”. Sự hay thay đổi theo hướng thấp, cao, thấp liên tiếp nhau này thường tự tạo ra chiều hướng của mình đến khi kết thúc. (Theo Maxi-forex) Dùng “Sóng Elliott và số Fibonacci” để dự đoán xu hướng giá  Lý thuyết sóng Elliott: Nguyên tắc sóng Elliott là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật mà một số nhà kinh doanh chứng khóan dùng để phân tích những xu hướng giá trong các thị trường tài chánh. “Cha đẻ” của nguyên tắc này là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Nghề chính của ông là kế toán và ông đã nghiên cứu và phát triển ra nguyên tắc này vào những năm 30 của thế kỹ trước. Theo ông Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn sóng, như hình vẽ bên. Trong đó một cơn sóng cơ bản sẽ có 5 cơn sóng “chủ” và 3 cơn sóng điều chỉnh. Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1, 3 và số 5 gọi là sóng “chủ và động”, và sóng 2, 4 gọi là sóng “chủ và điều chỉnh”. 2 con sóng điều chỉnh được gọi là sóng ABC. Trong mỗi một con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo quy luật của lý thuyết Elliot. Một đợt sóng chủ hoàn chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hoàn chỉnh sẽ có 55 sóng. Tùy theo thời gian độ lớn của sóng sẽ được phân theo thứ tự sau Grant Supercycle: sóng kéo dài nhiều thập kỷ, đôi khi cả thế kỷ Supercycle: kéo dài từ vài năm đến vài thập kỷ Cycle: kéo dài từ 1 đến vài năm Primary: kéo dài từ vài tháng đến vài năm Intermediate: kéo dài từ vài từ tuần đến vài tháng Minor: kéo dài trong vài tuần Minute: Kéo dài trong vài ngày Minuette: Kéo dài trong vài giờ. Subminutte: Kéo dài trong vài phút. Dãy số Fibonacci Dãy số do nhà toán học người Ý Leonardo Fibonacci (1175-1250) phát minh ra. Leonardo Fibonacci là một nhà toán học người Ý, sinh năm 1170 sau công nguyên. Ông được xem là người tìm ra hàng loạt các con số trong quá trình nghiên cứu Kim tự tháp. Các con số của Fibonacci là một chuỗi số học mà mỗi số sau được tính bằng cách tính tổng hai số trước đó. Ví dụ: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144,… Các con số này có một mối liên hệ khá kỳ lạ với nhau. Ví dụ, mỗi số trong dãy số gần gấp 1.618 lần so với số trước nó và gấp 0.618 lần số đứng sau. Bắt đầu là số 0 và số 1, sau đó là những số kế tiếp được tạo ra bằng cách cộng 2 số đứng trước. Ví dụ 1 = 1+0, 5 = 3+2, 34=21+13. Điều kỳ diệu hơn là cứ lấy số lớn chia cho số nhỏ hơn một bậc , ví dụ 89/55 ta sẽ được 1.618; lấy số nhỏ chia cho số lớn hơn 1 bậc, ví dụ 21/34 ta sẽ được 0.6180, lấy số nhỏ chia cho số lớn hơn 2 bậc, ví dụ 13/34 ta sẽ được 0.382. Tất cả các con số thuộc dãy số Fibonacci 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8 …và các con số 0.618 và 0.382, trong đó đặc biệt nhất là con số được mệnh danh là “tỷ lệ vàng” 1.618 - xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên, trong cơ thể con người, trong vũ trụ, trong kiến trúc, xây dựng. Quan trọng hơn đối với chúng ta những nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán, vàng, ngoại hối, những con số “đầy ma lực trên” bên trên xuất hiện ngay trong thị truờng tài chính, nhất là những biến động về giá cả. Ralph Nelson Elliott khẳng định rằng. ông nghiên cứu và phát minh ra lý thuyết sóng truớc khi biết Fibonacci nhưng những con số trùng hợp đến kỳ lạ: 5 sóng chủ, 3 sóng điều chỉnh, 89 sóng chủ, 55 sóng điều chỉnh cũng như tỷ lệ giá của các con sóng luôn ở chung quanh các tỷ lệ vàng 0.618, 1.618, 0.328. Do đó có một giá thuyết khác cho rằng, ông Elliott đã ứng dụng những con số Fibonacci vào lý thuyết của mình. Dãy số Fibonacci Số lớn/chia cho số nhỏ hơn 1 bậc Số nhỏ/chia cho số lớn hơn 1 bậc Số nhỏ/chia cho số lớn hơn 2 bậc 0 1 1 2 3 5 8 13 1.6250 0.6154 0.3810 21 1.6154 0.6190 0.3824 34 1.6190 0.6176 0.3818 55 1.6176 0.6182 0.3820 89 1.6182 0.6180 0.3819 144 1.6180 0.6181 0.3820 233 1.6181 0.6180 0.3820 377 1.6180 0.6180 0.3820 610 1.6180 0.6180 0.3820 987 1.6180 0.6180 Một dãy sóng 5-3 điển hình trong thị truờng tăng trường “bò húc” Dưới đây là phân tích một con sóng 5-3 điển hình của thị trường trong giai đoạn tăng trưởng - “bò húc”. Cũng con sóng 5-3 này trong thị trường suy thoái – “gấu ngủ” sẽ được vẽ hoàn toàn ngược lại. Sóng chủ số 1. Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị truờng con gấu (suy thoái), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này thông tin cơ bản về các công ty niêm uớc vẫn đang là thông tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị truờng suy thoái. Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lượng giao dịch có tăng chút ít theo chiếu hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này là không đáng kể. Do đó nhiều nhà phân tích lỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này. Sóng chủ số 2. Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường. Những người theo phái con gấu vẫn đang tin rằng thị trường con gấu vẫn ngự trị. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và thuờng nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1. Sóng chủ số 3. Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng lên giá. Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực, vì vậy có nhiều nhà kinh doanh không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực và những nhà phân tích cơ bản bắt đầu điều chỉnh thu nhập kỳ vọng. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ 1,618:1 Sóng chủ số 4. Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi có thể răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 0.382 – 0.618 của sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3. Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà kinh doanh nhận biết được tiềm năng tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy, việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là một trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng Elliot. Sóng chủ số 5. Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà kinh doanh “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng. Sóng điều chỉnh A. Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng, thị trường đang trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A. Sóng điều chỉnh B. Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị Đầu và Vai ngược. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12431.doc
Tài liệu liên quan