Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Lời mở đầu Trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN) có vai trò và tác dụng rất quan trọng. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi cách mạng khoa học và công nghệ tiến triển mạnh mẽ với xu hướng toàn cầu hoá diễn ra sôi động, thực tiễn quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp có những biến chuyển sâu sắc thì các DNVVN lại càng được chú trọng hơn ở mỗi quốc gia. Đặc biệt Việt Nam vốn đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung san

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc các doanh nghiệp, nổi bật là DNVVN từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một tất yếu khách quan. Hội nhập không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các thành tựu của khoa học kỹ thuật mà còn cho phép tiếp cận với thị trường thế giới, phát triển trên cơ sở tận dụng lợi thế cạnh tranh của mỗi nước, mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó hội nhập cũng chứa đựng nhiều thách thức, khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của bản thân doanh nghiệp để có thể đứng vững trên sân chơi công bằng và bình đẳng do Cộng đồng quốc tế quy định. Trước tình hình đó việc tìm hiểu, nghiên cứu,xem xét, đánh giá vai trò, chức năng của DNVVN trong quá trình hội nhập kinh tế là cấp thiết mang tính thực tiễn cao, đây chính là cơ sở để nhóm thực hiện đề án Kinh tế chính trị chọn chủ đề “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Chương 1: những vấn đề chung về DNVVN và hội nhập kinh tế quốc tế I. Những vấn đề chung về DNVVN 1. Khái niệm, một số quan điểm về DNVVN ở Việt Nam 1.1.Khái niệm Khái niệm DNVVN là một khái niệm cơ sở mang tính chất ước lệ, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước và chính sách của các Chính phủ. Cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp lý quy định cụ thể chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá DNVVN. Có hai tiêu chí phổ biến dùng để phân loại DNVVN là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng: *Nhóm các tiêu chí định tính: Dựa trên đặc trưng cơ bản của DNVVN như chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp…nhóm tiêu chí này có ưu điểm là phản ánh đúng bản chất vấn đề nhưng thường khó xác định. Bởi vậy nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ít được sử dụng trong thực tế. *Nhóm các tiêu chí định lượng: Số lao động trên giá trị tài sản, vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận…Nhóm tiêu chí này mỗi nước không sử dụng hoàn toàn giống nhau. 1.2. Một số quan điểm về DNVVN *Theo nghị định số 90/2000/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của chính phủ thì : “ DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kí không quá hiện hành, có vốn đăng kí không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động hàng năm không quá 300 người”. *Quan điểm của Ngân hàng công thương Việt Nam: “DNVVN là các doanh nghiệp có dưới 500 lao động, có vốn cố định dưới 10 tỉ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỉ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỉ đồng”. *Quan điểm của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Bộ Tài chính: “ DNVVN là các doanh nghiệp có lao động thường xuyên dưới 100 người, doanh thu hàng năm dưới 10 tỉ đồng và có vốn pháp định dưới 1 tỉ đồng”. *Quan điểm của dự án Vie/US/95/004 hỗ trợ DNVVN ở Việt Nam do UNIDO tài trợ thì : “ Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có lao động từ 31 đến 200 người và vốn đăng ký dưới 5 tỉ đồng, và doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có lao động thường xuyên dưới 31 người và vốn đăng ký dưới 1 tỉ đồng”. *Quan điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “ DNVVN là doanh nghiệp có số lao động ít hơn 200 người và vốn điều lệ ít hơn 5 tỉ đồng”. *Quan điểm của quỹ hỗ trợ DNVVN (SMEDF) thuộc chương trình của liên minh Châu Âu: “ DNVVN bao gồm các doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến 500 người và vốn điều lệ từ 600 triệu tới 3,6 tỉ đồng Việt Nam”. *Theo công văn số 681/CP- KTN được chính phủ ban hành ngày 20/06/1998: “ DNVVN phải có vốn điều lệ < 5 tỷ đồng và có số lao động < 200 người”. Như vậy nhiều ý kiến cho rằng cần có quy định rõ về DNVVN ở Việt Nam đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Xây dựng một khái niệm chuẩn xác mang tính pháp lý cao đặc biệt cần có luật như một số nước về DNVVN. 2. Đặc điểm của DNVVN Việt Nam. * DNVVN năng động và thích ứng nhanh với biến động của thị trường, hơn các doanh nghiệp lớn trong sản xuất kinh doanh. Khi thị trường biến động thì doanh nghiệp cũng dễ dàng thay đổi măt hàng hoặc chuyển hướng kinh doanh. * DNVVN được thành lập dễ dàng vì vốn đầu tư ít, do đó chúng tạo cơ hội đầu tư với nhiều người, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân trong nước dù ở điều kiện văn hóa giáo dục khác nhau đều có thể tìm kiếm được cơ hội lập nghiệp. Sau khi thành lập, DNVVN sớm đi vào hoạt động và có khả năng thu hồi vốn nhanh. Chính vì thế mà ở các nước phát triển cũng như đang phát triển, số lượng DNVVN tăng rất nhanh và chiếm tỉ lệ tuyệt đối trong tổng các doanh nghiệp trong nền kinh tế. * DNVVN thường sử dụng các loại máy móc công nghệ trung bình, đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Tuy vậy vẫn có điều kiện sử dụng các máy móc trang thiết bị hiện đại, năng suất cao và bao đảm chất lượng sản phẩm. * DNVVN có diện tích nhỏ, đòi hỏi về cơ sở hạ tầng không quá cao. Vì thế có thể đặt ở nhiều nơi trong nước, từ thành thị cho đến các vùng nông thôn miền núi và hải đảo…Đó là đặc điểm quan trọng nhất của DNVVN để có thể giảm bớt sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng trong một nước, giảm bớt luồng chảy lao động tập trung vào các thành phố, để tiến hành công nghiệp hóa nông thôn. * DNVVN có ưu thế ở chỗ được quản lý chặt chẽ, quan hệ giữa người chủ và lao động gần gũi hơn so với các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa sự đình trệ, thua lỗ, phá sản của DNVVN không có ảnh hưởng lớn đối với xã hội, và ngược lại DNVVN cũng ít bị ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế. 3. Vai trò của DNVVN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế DNVVN góp phần tạo việc làm cho người lao động- đây là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Hiện nay nhu cầu việc làm ở nước ta thêm khoảng 1,5 triệu người mỗi năm. Ngoài số lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, các DNVVN còn tạo việc làm cho lao động ngoài doanh nghiệp qua các hợp đồng thời vụ, hợp đồng gia công hộ gia đình …DNVVN dung nạp lao động ở mọi trình độ, giảm bớt tình trạng căng thẳng về việc làm. DNVVN góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cho đầu tư phát triển kinh tế.Với mức thu nhập trung bình thấp như hiện nay, với lượng tiền tích lũy không lớn là một trở ngại cho việc tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp lớn. DNVVN góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Do đặc tính linh hoạt và năng động, các DNVVN luôn đổi mới để đứng vững và phát triển trong thị trường. DNVVN góp phần nâng cao mức thu nhập chung của dân cư. Chính vì thế DNVVN là yếu tố cần thiết để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. DNVVN đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế, có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. DNVVN góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu, thúc đẩy tiềm năng của các ngành nghề truyền thống ở các địa phương. Ngoài ra một bộ phận các DNVVN năng động đã tham gia vào các ngành sản xuất kỹ thuật cao, mạnh dạn đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến làm hàng xuất khẩu. II. Những vấn đề cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế 1. Quan điểm về “hội nhập kinh tế quốc tế” Hiện nay thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” xuất hiện và đựơc sử dụng phổ biến ở Việt Nam trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đẩy mạnh thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, tích cực phát huy nội lực để tham gia vào các định chế, tổ chức kinh tế thế giới và khu vực. + “Hội nhập kinh tế quốc tế” là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa ở các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. + “Hội nhập kinh tế quốc tế” là sự nghiệp của toàn dân; trong quá trình hội nhập cần phải phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế nhà nứơc đóng vai trò chủ đạo. + “Hội nhập kinh tế quốc tế”là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng đơn giản, nôn nóng. 2. Tính tất yếu của quá trình hội nhập Hội nhập nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng là một xu hướng mang tính tất khách quan trong nền kinh tế đang toàn cầu hoá hiện nay.Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và của quan hệ kinh tế quốc tế. Xu thế khách quan này bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế: toàn cầu hoá kinh tế là một giai đoạn mới của quốc tế hoá sản xuất, đặc biệt từ những năm 80 trở lại đây trở thành xu thế quan trọng nhất trong phát triển của nền kinh tế thế giới đầu thế kỉ 21. Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu phát triển kinh tế quan trọng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng liên tục với tốc độ cao: năm 2001 là 6,9%, năm 2002 là 7,04%, năm 2003 là 7,2-7,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Cơ cấu của từng ngành cũng cũng có sự chuyển dịch dần theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh hơn đối với thị trường trong và ngoài nước...Đó là những điều kiện rất căn bản để Việt Nam tham gia quá trình hội nhập kinh tế thế giới một cách có lợi. Trên thực tế Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức thương mại quốc tế lớn trong khu vực và trên thế giới như ASEAN, APEC. Hiệp định thương mại Việt –Mỹ cũng đã được ký (năm 2000) và đi vào thực hiện (năm 2001). Và hiện nay Việt Nam đang xúc tiến đàm phán tích cực cho việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO (2005) và đẩy nhanh tiến trình gia nhập đầy đủ vào AFTA(2006). 3. Phương hướng hội nhập kinh tế quốc tế Quán triệt chủ trương đã được xác định tại Đại hội IX của Đảng là : “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. Theo tinh thần đó, Nghị Quyết số 07 của Bộ chính trị đã đề ra các nguyên tắc chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế như sau: - Chủ động đi từng bứơc vững chắc, sử dụng tốt các cơ hội và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các thách thức. - Kết hợp nội lực với ngoại lực theo tinh thần phát huy nội lực tối đa. - Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. - Đảm bảo độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ gìn bản sắc dân tộc trong qúa trình hội nhập 4. Yêu cầu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong hội nhập kinh tế quốc tế DNVVN phải đáp ứng những nhu cầu cụ thể trong mỗi trường hợp của hội nhập. Nhưng nói chung, DNVVN cần có các nhân tố và yếu tố sau đây để thành công trong bối cảnh rộng lớn, phức tạp của thương mại quốc tế: - Cơ chế chính sách liên quan phải đầy đủ, hợp lý và thông thoáng. - Môi trường chung ( trong đó có môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh ) phải thuận lợi. - DNVVN có mô hình quản lý, tác nghiệp tương đương trình độ của các nước phát triển ( gồm thể chế – tức nội dung và cách thức nghiệp vụ có giá trị bắt buộc đối với DNVVN ), bộ máy đội ngũ hiện đại và năng động. - Được quyền chủ động và thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. - Đạt được những tiêu chuẩn quốc tế cụ thể (ví dụ như : ISO ...), tiếp cận được với kinh tế tri thức. - Có đủ kinh nghiệm kinh doanh truyền thống và kinh doanh hiện đại. - Có quan hệ rộng rãi với cộng đồng, khách hàng, cơ quan, quan chức Nhà nước. - Khả năng cạnh tranh cao, đạt trình độ quốc tế của sản phẩm, của bản thân DNVVN và các yếu tố khác... 5. Nguy cơ và thách thức đối với DNVVN trong hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, đối với nước ta tham gia hội nhập là chấp nhận một sự cải cách mạnh mẽ. Trong quá trình đó sẽ có nhiều tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố với những xu hướng khác nhau, nhiều chiều và đa dạng. Một mặt chúng ta đang đứng trứơc nhiều cơ hội lớn có thể tận dụng, tranh thủ và khai thác tốt để phát triển. Mặt khác, quá trình đó cũng đưa đến nhiều nguy cơ, thách thức. Khi cắt giảm thuế để hội nhập có thể dẫn tới một số DNVVN không đứng vững nổi trước sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập, bị phá sản, hoặc vẫn tồn tại nhưng vẫn nợ đọng thuế (không có nguồn do không bán được hàng vì giá thành cao hơn hàng ngoại nhập ), công nhân thất nghiệp hoặc không có việc làm . Bị mất thị trường do hậu quả dây chuyền (sa sút không còn khả năng đầu tư giữ vững chất lượng,vv...) chứ không chỉ “thua ngay trên sân nhà”. Bại thầu (do sa sút , mất tín nhiệm, vv...) vỡ nợ... Mất khả năng thụ mời, thụ việc, dẫn đến mất nguồn thu, lâm vào phá sản (nhất là những doanh nghiệp nhỏ). Quá trình chuẩn bị các điều kiện của Nhà nước để đáp ứng yêu cầu của các TCQT, các nước, có thể sẽ tạo ra khó khăn cho một số DNVVN. Ví dụ :yêu cầu của EC về tỉ lệ lao động “cổ trắng” trong DNVVN buộc DN sẽ phải sa thải bớt một số công nhân hiện nay để nhận các lao động có “chất xám”- một việc mà DNVVN không muốn, nhất là doanh nghiệp Nhà nước ( vì còn phải quan tâm duy trì việc làm cho công nhân “cổ xanh” hiện nay) Nước ta đã cam kết với các tổ chức quốc tế về các lộ trình cắt giảm thuế và hành rào bảo hộ mậu dịch khác. Theo lộ trình thì nước ta phải cắt giảm thuế xuất, thuế nhập khẩu của hàng nghìn mặt hàng xuống mức thấp trong thời gian ngắn. Trong khi đó việc chuẩn bị cho hội nhập của các doanh nghiệp vẫn còn những bất cập, khó khăn lúng túng. Chương II: Thực trạng DNVVN ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế I Những thuận lợi của dnvvn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Về số lượng và mức vốn đăng ký kinh doanh. Về mặt số lượng, doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ áp đảo trong tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam. Hiện nay có khoảng 80% doanh nghiệp Nhà nước thuộc loại quy mô vừa và nhỏ, chỉ trừ có 20% doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn; trong khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 97% nếu xét về vốn và 99% nếu xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp. Bảng 01: Số lượng các doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế qua các năm Năm Thành phần 2000 2001 20002 DNNN 5759 53353 53236 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 35004 44314 4104 Tập thể 3237 3646 24794 Tư nhân 20548 22777 23483 Công ty TNHH 10458 161291 581 + Công ty cổ phần có vốn nước ngoài 309 475 2272 + Công ty cổ phần không có vốn nước ngoài 452 1125 2308 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + 100% vốn nước ngoài 1525 2001 + Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 671 717 747 Mức vốn trung bình của 1 doanh nghiệp qua các năm tăng dần qua các năm gần đây từ 361000 năm 1994 đến 956000 năm 2000. Và đến năm 2001, số vốn của doanh nghiệp thành lập mới theo luật doanh nghiệp là 1.259.000. Đấy là chưa kể số vốn tăng thêm do các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Điều đó chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp mới thành lập tăng dần theo các năm. Mức vốn tăng lên, đồng nghĩa với sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng tăng lên, có khả năng cùng 1 lúc có thể kinh doanh nhiều ngành khác nhau. Bảng 02: Số lượng và vốn đăng ký kinh doanh ngoài quốc doanh giai đoạn 1991 -2001 1991 1992 1993 1994 2000 2001 Số lượng DN 110 3983 7493 7175 14417 21040 Vốn (Tỷ đồng) 118 3018 3458 2588 13783 26490 Vốn trung bình 1 doanh nghiệp 1073 737 461 364 956 1259 Nguồn: Vụ doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2. Về mặt cơ cấu 2.1. Ngành nghề và lĩnh vực Số lượng các doanh nghiệp phân theo ngành nghề và lĩnh vực có cơ cấu khác nhau. DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp: công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tới 37,3%; trong các nghành dệt may, da, phương tiện giao thông chiếm 12,3% trong tổng số các DNVVN của nghành công nghiệp. Trong năm 2003 trong số 95% DNVVN thì: 31% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp và sửa chữa xe máy, đồ dùng gia đình;14% trong nghành xây dựng; 20% trong lĩnh vực dịch vụ; 15% trong công nghiệp chế biến; 4% trong công nghiệp lâm nghiệp… 2.2. Về lao động và trình độ lao động Theo số liệu của bộ Đầu tư, khu vực doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế hiện thu hút khoảng 8,2 triệu người, chiếm 24% lực lượng lao động trong khu vực sản xuất vật chất. Con số trên chưa phản ánh đúng thực tế bởi lẽ con số trên chỉ tính với người làm mà chưa tham gia trực tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Bảng 03: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế năm 2001 (%) Tổng số Thành phần KT NN Tập thể Tư nhân Cá thể Đầu tư NN Hỗn hợp Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông - Lâm - Ngư 60,544 7,35 92,96 14,05 63,12 3,71 5,61 Công nghiệp thuộc xây dựng 14,41 27,33 1,83 54,17 12,42 80,77 62,34 Dịch vụ 25,05 65,32 1,89 31,78 24,46 15,32 32,05 Nguồn: Theo kết quả điều tra lao động việc làm 1/7/2001 Bộ LĐTBXH 2.3. Về phân bố vùng lãnh thổ Việc phân bố các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ tập trung dân cư, lịch sử, phát triển cơ sở hạ tầng, các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp ở từng vùng, ở từng địa phương. Các vùng đô thị tập trung dân cư, các vùng gần thị trường tiêu thụ và các trung tâm công nghệ được hình thành từ trước thời kỳ đổi mới là những thuận lợi cho việc ra đời các doanh nghiệp mới ở các vùng nông thôn nơi các làng nghề bị mai một trong những năm bao cấp nay được chính sách đổi mới tác động nên nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau ra đời. Bảng 04: Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động thuộc phân theo khu vực tại thời điểm 31/12/2002 Tổng số Phân theo quy mô lao động 300 - 499 Dưới 5 5 - 9 người 10 - 49 người 50 -199 người 200 - 299 người ĐB Sông Hồng 15998 1973 4535 6240 2080 362 354 Đông Bắc 3682 354 753 1591 627 130 120 Tây Bắc 607 44 97 261 160 17 20 Đông Nam Bộ 21008 4161 6438 6060 2698 483 492 ĐB Sông Cửu Long 10900 3762 3370 2923 368 82 86 Như vậy có thể thấy: Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu ở 3 khu vực, đặc biệt sông Hồng - Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. 2.4. Về hoạt động xuất nhập khẩu Hiện nay chưa có số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ở các khu vực kinh tế. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy đó là ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Kể từ năm 1998 chế độ thương mại được tiếp tục mở rộng hơn nữa. Biện pháp quan trọng nhất là việc cho các công ty đăng ký tại Việt Nam có quyền xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp mà không cần giấy phép. Luật mới đã khuyến khích đáng kể sự tham giam của các công ty tư nhân vào lĩnh vực ngoại thương. Bảng 05: Tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu (%) Đơn vị: Triệu USD Lượng xuất khẩu Tăng xuất khẩu 2năm (%) Tỷ lệ đóng góp % 1997 1999 DNNN 5027 5260 4,6 13,7 DN có vốn nước ngoài 1790 2590 44,7 47,2 DN đầu tư vừa và nhỏ 915 1578 72,5 39,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê - 2000 Khoảng 2/3 doanh nghiệp cho rằng đến năm 2005 giá trị xuất khẩu của họ sẽ lên gần 20%. Các ngành chế biến thực phẩm, may mặc, nội thất và sản phẩm từ gỗ dự kiến sẽ xuất khẩu hơn 80%. Cũng đến năm 2005, tỷ lệ xuất khẩu dự tính của các doanh nghiệp thuộc ngành sử dụng nhiều lao động như chế biến, may mặc, nội thất đồ da, đồ gốm sẽ đạt trên 40%. Mặt khác trong những năm qua, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được mở rộng. Hiện có 220 nước thuộc vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ doanh nghiệp. Bảng 05: Danh sách 5 nước và vùng lãnh thổ lớn nhất tiêu thụ hàng hoá doanh nghiệp năm 2001 Quốc gia Giá trị tiêu thụ (tỷ USD) Nhật Bản 2,51 Trung Quốc 1,42 Mỹ 1,07 Otraylia 1,04 Singapo 1 II. Những tồn tại đối với dnvvn ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1. Về khung pháp lý Để tạo ra một “sân chơi công bằng và bình đẳng” cần thiết phải có hệ thống luật pháp toàn diện, áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu. Hơn nữa, mặc dù mục tiêu chính sách là tạo ra một “ sân chơi công bằng và bình đẳng” cho tất cả các doanh nghiệp nhưng trên thực tế DNVVN vẫn tiếp tục được hưởng nhiều ưu đãi và thường được bao cấp về các nhân tố sản xuất như: đất đai, vốn, tín dụng, nhập khẩu, công nghệ và đào tạo. 2. Về văn bản pháp quy Các loại văn bản pháp quy của Việt Nam được các cơ quan lập pháp các cấp ban hành như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng các Bộ và các Uỷ ban nhân dân các cấp khác nhau. Các văn bản được ban hành ở các cấp dưới quốc hội, các cơ quan lập pháp cao nhất nghĩa là từ Chính phủ trở xuống được phân loại là các văn bản dưới luật. Việc ban hành không kịp thời văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành chi tiết dẫn tới sự chậm trễ trong việc thực thi văn bản pháp luật đó. Bên cạnh đó phải kể tới tình trạng một số văn bản dưới luật ban hành trái với các văn bản pháp luật cấp cao hơn. 3. Về vốn và tín dụng Các DNVVN còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức rất phức tạp. Chính vì những thủ tục và yêu cầu phức tạp như vậy, đa số các DNVVN không thể vay được vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó những quy định quá khắt khe về tài sản thế chấp và về các dự án đầu tư đã làm cho nhiều DNVVN không thể đáp ứng được khi họ muốn vay vốn từ các tổ chức tài chính. 4. Về công nghệ, thiết bị Trình độ công nghệ, thiết bị, máy móc, trình độ quản lý của DNVVN còn lạc hậu, hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh của DNVVN Việt Nam. Hơn nữa điều kiện về vốn, tài chính và các điều kiện khác không cho phép các DNVVN tài trợ để đổi mới công nghệ, áp dụng một cách mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến, hiện đại. 5. Về sức cạnh tranh Hiện nay DNVVN ở nước ta vẫn còn có nhiều hạn chế nói chung về sức cạnh tranh. Các sản phẩm của các DNVVN phải đối đầu với một lượng lớn hàng hoá nhập lậu rẻ hơn. Điều này chính do chất lượng sản phẩm của các DNVVN không đảm bảo nên năng lực cạnh tranh trong thị trường quốc tế còn yếu. Ngoài ra Việt Nam vẫn còn duy trì chính sách bảo hộ nghiêng về thay thế hàng nhập khẩu, điều này không khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có chất lượng tốt hơn, do vậy đã tạo ra các nghành công nghiệp thiếu khả năng cạnh tranh. Mặt khác sức cạnh tranh trên thị trường nội địa của DNVVN suy giảm. Một trong những lý do chính là do nhãn hiệu, bản quyền và các quyền sở hữu trí tuệ khác chưa được thực hiện nghiêm túc,.. hàng giả kém chất lượng xuất hiện nhiều. Chưa có luật cạnh tranh được thông qua để điều tiết sự độc quỳên. 6. Về khả năng tiếp cận thông tin Các DNVVN thường bị động và gặp nhiều khó khăn trong các quan hệ thị trường và khả năng tiếp thị, khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng hợp tác với nước ngoài do trình độ thu thập và xử lý thông tin của các DNVVN ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. 7. Về các chính sách sử dụng đất Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN. Đối với DNVVN việc xin cấp đất hoặc là thuê đất làm trụ sở và xây dựng nhà máy còn gặp rất nhiều khó khăn, và hầu như không thể được. Hệ thống cấp giấy phép của chính phủ trong từng việc thực hiện quyền sử dụng đất còn cồng kềnh, phiền toái, không có hiệu quả kinh tế và còn tạo ra những cơ hội để trục lợi và các lạm dụng khác. 8. Về tri thức và trình độ tay nghề của lực lượng lao động Đội ngũ lao động hiện có trong các DNVVN phần lớn có trình độ văn hoá THCS từ 40 – 50%, PTTH 20- 30 %. Song về trình độ tay nghề kỹ thuật của những lao động trong DNVVN hiện rất thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn. DNVVN có nhiều hạn chế trong việc đào tạo công nhân, đầu tư nghiên cứu nên số lao động có tính chất phổ thông và có trình độ tay nghề giản đơn, chưa được đào tạo chiếm 70 – 80%. Đây chính là rào cản để DNVVN nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chương III: Những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam. I. Những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp 1. Nâng cao tính chủ động sáng tạo Thị trường không có sự ổn định tuyệt đối mà luôn biến động theo quy luật cung - cầu nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải luôn tìm tòi hướng đi mới, nắm bắt nhanh xu thế của thị trường để có bước chuyển hợp lí và hiệu quả. Nước ta ngoài yếu tố lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lí, chỉ còn một yếu tố được coi là lợi thế so sánh là lao động rẻ. Tuy nhiên, trong những năm tới, lao động kĩ thuật trình độ cao mới là loại lao động mà nền kinh tế tri thức cần tới nên chúng ta cần phải có sự thay đổi để không mất đi lợị thế về lao động. Việc này cần tới sự năng động và chủ động của mỗi doanh nghiệp. 2. Nâng cao trình độ quản lí chuyên môn Nguồn nhân lực không chỉ là những người công nhân trực tiếp đứng máy mà gồm cả đội ngũ các nhà quản lý của công ty. Trình độ tổ chức của quản đốc phân xưởng sẽ quyết định rất nhiều đến ý thức lao động, năng suất lao động của công nhân và quyết định đến thành công của sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên mở lớp, cử cán bộ đi học để nâng cao nghiệp vụ cho phù hợp với sự thay đổi từng ngày của thế giới và khu vực. Đồng thời, đối với các cán bộ được đào tạo phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong chương trình đào tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thái độ phấn đấu và học tập tích cực. 3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3.1. Chiến lược sản phẩm Chọn những sản phẩm mà doanh nghiệp mình có thế mạnh, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển và nâng cao của xã hội (chế biến, chế biến tinh, theo giá trị sử dụng, hình thức bao bì ...), khai thác hiệu quả các các lợi thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với năng lực của bản thân doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.2. Chiến lược hạ thấp chi phí Sản xuất sản phẩm với chi phí thấp sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn về giá cả cho doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp có thể thu được mức lợi nhuận cao hơn ngay cả khi đặt mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hạ thấp chi phí bằng cách tập trung tăng qui mô sản xuất, lợi dụng ưu thế về kỹ thuật công nghệ, phát triển các năng lực đặc biệt của doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, thay thế nguyên vật liệu rẻ tiền mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có thể hạ thấp chi phí bằng cách giảm các chi phí đầu vào và các chi phí trung gian khác để hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận và có đủ khả năng bán hàng theo giá cạnh tranh. 3.3. Chiến lược chuyên biệt hóa sản phẩm Doanh nghiệp phải luôn luôn tìm mọi cách để sản phẩm của doanh nghiệp mình có tính khác biệt, độc đáo ở một điểm nào đó so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác ( giá trị sử dụng, mẫu mã bao bì...). 3.4. Chiến lược đổi mới công nghệ Xây dựng kế hoạch để từng bước đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế dần những công nghệ cũ bằng công nghệ mới để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa. 3.5. Chiến lược nghiên cứu thị trường và marketting Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tạo được đội ngũ những người tiếp thị, phát triển mạng lưới tiếp thị nhanh nhạy rộng khắp, luôn có kế hoạch mở rộng thị trường. Phát triển mạng lưới tiêu thụ, thường xuyên đưa ra các hình thức khuyến mãi phù hợp với từng điều kiện cụ thể, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, kể cả dịch vụ trước và sau khi bán hàng phù hợp với đặc điểm văn hóa tiêu dùng ở những thị trường tiêu thụ khác, nắm bắt và phản ứng nhanh trước các thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 3.6. Chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm Một thương hiệu mạnh có thể giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt được vị thế dẫn đầu trong ngành. thương hiệu càng nổi tiếng thì khả năng tăng thị phần của nó trên thị trường ngày càng cao. Nhờ đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể điều tiết thị trường, định giá cao hơn, chi phối thị trường làm cho các đối thủ phải nản lòng muốn chia thị phần. 3.7. Chiến lược tiêu điểm Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tập trung vào một vài phân khúc của thị trường trọng điểm, trực tiếp phục vụ nhu cầu của một nhóm khách hàng hạn chế, có thể phân theo khu vực địa lí hoặc theo mức độ giàu nghèo, tuổi tác, nghề nghiệp hoặc phân theo khúc nhỏ của thị trường trên một tuyến sản phẩm đặc thù theo khả năng và ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3.8. Chiến lược văn hóa doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững và phát triển trong cạnh tranh thì phải xây dựng cho mình một mô hình văn hóa doanh nghiệp. Đó là: xây dựng chế độ lương bổng cao, chế độ làm việc ổn định, xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp như một đại gia đình, hướng tới một tinh thần đồng đội cao. Đồng thời, phải qui định rõ ràng về thưởng, phạt để tạo ra động lực cạnh tranh, động lực phát triển của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4. Nâng cao trình độ phát triển và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ của nền kinh tế mà của tất cả các doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu không có yếu tố con người thì không thể nói tới cạnh tranh và càng không thể nói đến cạnh tranh hiệu quả hay không hiệu quả. Con người đóng vai trò tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nhân tố khác của quá trình cạnh tranh, nhất là trong thế kỉ mới, trước những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức thì người ta không thể xem nhẹ yếu tố con người trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trong điều kiện cạnh tranh. Trình độ tay nghề của người lao động luôn là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động sẽ đảm bảo cho nguồn lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thíc._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35647.doc
Tài liệu liên quan