Dự án đầu tu xây dựng một dây chuyền sản xuất nước sữa đậu nành với công suất 5,5 triệu lít/ năm tại Công ty cổ phần Bia & NGK Hạ Long

mục lục phần i : cơ sở lý thuyết về dự án đầu tư 1.1/ Khái niệm đầu tư 1.2/ Dự án đầu tư 1.3/ Nội dung và trình tự nghiên cứu khả thi dự án 1.4/ Phân tích tài chính các dự án 1.5/ Phân tích kinh tế của dự án đầu tư phần iI : sự cần thiết phải đầu tư và quy mô của dự án 2.1/ Nhu cầu nước giải khát 2.2/ Giới thiệu chủ đầu tư 2. 3/ Lựa chọn hình thức đầu tư phần III : lập và phân tích dự án đầu tư dây chuyền sản xuất sữa đậu nành công suất 5,5 triệu lít/năm 3.1/ Giới thiệu về sản phẩm

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Dự án đầu tu xây dựng một dây chuyền sản xuất nước sữa đậu nành với công suất 5,5 triệu lít/ năm tại Công ty cổ phần Bia & NGK Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.2/ Quy trình công nghệ 3.3/ Địa điểm xây dựng và hạng mục xây dựng 3.4/ Nguyên vật liệu 3.5/ Chương trình sản xuất và tổ chức sản xuất 3.6/ Giải pháp môi trường 3.7/ Phân tích kinh tế – Tài chính dự án 3.8/ Phân tích tình hình kinh tế xã hội 4 5 8 9 13 14 19 24 26 26 32 33 34 35 40 48 Lời nói đầu Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư là yêu cầu thực tế khách quan vừa mang tính cấp bách. Trong sự đổi mới này, đầu tư theo dự án giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Đây là vấn đề cần và phải được quan tâm ở nước ta hiện nay. Quảng Ninh là một tỉnh thuộc tam giác kinh tế phát triển trọng điểm của khu vực phía Bắc. Quảng Ninh được coi là địa phương có tiềm năng lớn cho phát triển công nghiệp. Những năm đầu thế kỷ 21, công nghiệp Quảng Ninh đã đạt tốc độ tăng giá trị sản lượng bình quân hàng năm từ 8 - 12%. Tới năm 2004 đã đạt tổng giá trị sản lượng gần 11.221 tỷ đồng. Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp tập trung, lại có hơn 250km bờ biển với một số cảng lớn. Có đường biên giới giáp Trung Quốc với cửa khẩu Móng Cái ngày đêm buôn bán xuất nhập khẩu sôi động. Quảng Ninh lại vừa có nhiều thắng cảnh trong đó Vịnh Hạ Long, một danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, cùng với nhiều địa danh quen thuộc như: Yên Tử, Trà Cổ, Cửa Ông, Bạch Đằng, Tuần Châu v.v... hình thành một quần thể du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch quanh năm. Chính vì vậy, ngoài hơn 94 vạn dân số, người vãng lai và khách du lịch đến Quảng Ninh rất nhiều. Với nghị quyết TW 7, 8, 9 của Đảng và Nhà nước đã khẳng định việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta đổi mới từng bước đi lên - hòa nhập với trình độ cộng đồng thế giới là cơ sở nền tảng việc thực hiện những năm đầu thế kỷ 21. Đặc biệt trong việc tháo dỡ hàng rào thuế quan giữa các nước trong khối ASEAN vào những năm 2003 – 2007 và tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO. Thực hiện chủ trương và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2010 và đến 2020, việc đầu tư chiều sâu, mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm của Công ty cổ phần Bia & NGK Hạ Long là điều rất cần thiết. Dự án được thực hiện, đi vào hoạt động ổn định sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao - đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần ổn định đời sống - an ninh xã hội. phần I. Cơ sở lý thuyết về dự án đầu tư 1.1/ Khái niệm đầu tư : 1.1.1. Đầu tư : Khái niệm : Đầu tư là sự bỏ ra các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết qủa đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Mục đích: Sử dụng vốn nhằm duy trì bổ sung cải tiến hoặc tạo ra năng lực mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh hoặc dịch vụ. Lợi ích đầu tư: Xét trên cả hai bình diện vĩ mô và vi mô. + Vi mô: Đó là những mục tiêu cụ thể cần đạt được như: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng, giảm bớt tiêu hao vật chất chi phí, tăng lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động... + Vĩ mô: Các lợi ích cụ thể đạt được sẽ đáp ứng được như thế nào mục tiêu chiến lược của địa phương, vùng hoặc nền kinh tế khu vực v.v... giải quyết công ăn việc làm, góp phần thay đổi bộ mặt xã hội, nông thôn, vùng núi..., góp phần trong việc công nghiệp hóa và thay đổi tập quán tiêu dùng theo hướng văn minh hiện đại. Xem xét đến các vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường v.v... như thế nào? Tính chất và phương pháp đầu tư: Chia ra các loại đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và hỗ trợ đầu tư. Trong đầu tư trực tiếp: người bỏ vốn trực tiếp tham gia và quán triệt vận hành và quản lý đầu tư. Trong đầu tư gián tiếp và hỗ trợ đầu tư người bỏ vốn gián tiếp quản lý thông qua các chương trình tài trợ, cho vay ưu đãi hoặc hoàn lại tác dụng của các cổ phiếu của cổ đông (tư nhân, tổ chức xã hội hoặc chính phủ). Hỗ trợ đầu tư còn có thể thông qua chương trình phát triển du lịch, giao lưu văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng... * Quá trình đầu tư bao gồm nhiều giai đoạn: + Chi phí chuẩn bị đầu tư gồm: Nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu dự án khả thi, môi giới hỗ trợ và chuẩn bị đầu tư. + Thực hiện dự án. + Chi phí bổ sung sau đầu tư: duy trì năng lực, chiếm lĩnh thị trường hoặc bảo trì và thay đổi công nghệ hiện đại hơn. 1.1.2. Nguồn vốn đầu tư: - Nguồn vốn chủ sở hữu :Ngân sách, cổ đông, cá nhân - Nguồn vốn vay : Vay tổ chức, nhà nước, cá nhân Trong đó : + Vay dài hạn + Vay ngắn hạn Chi phí sử dụng vốn: Đây là khái niệm rất quan trọng và rất mấu chốt trong quá trình xây dựng, phân tích và thẩm định dự án. Mỗi loại vốn có một hình thức chi phí sử dụng vốn: lãi vay tín dụng, cổ tức cổ phiếu... Chi phí sử dụng vốn nói chung thông qua tính toán chiết khấu đồng tiền. 1.2/ Dự án đầu tư : - Khái niệm : Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hay cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian xác định. Mặt khác dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ. Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được một kết quả và thực hiện được mục tiêu nhất định trong tương lai. Về mặt nội dung, dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. - ý nghĩa : Dự án đầu tư là công cụ thực hiện đầu tư và quản lý đầu tư. - Nội dung chủ yếu của dự án: + Bối cảnh nào dẫn đến dự án + Mục tiêu dự án cần đạt. + Các nguồn lực: - Vốn, Công nghệ - Nhân lực + Nhu cầu thị trường và khả năng thâm nhập thị trường. + Phân tích kết quả của dự án. + Các hoạt động chủ yếu của dự án + Lịch trình thực hiện * Tác dụng của dự án đầu tư là cơ sở để: + Xin phép đầu tư và giấy phép hoạt động. + Xin phép nhập khẩu vật tư thiết bị. + Xin hưởng các khỏan ưu đãi trong trường hợp dự án được ưu tiên. + Xin gia nhập các khu công nghiệp, khu chế xuất. + Xin vay vốn và hưởng các chế độ tài chính. + Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành trái phiếu, cổ phiếu * Một số nội dung cơ bản của dự án. a. Xem xét tình hình kinh tế tổng quát: Đây là nền tảng của dự án, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và hiệu quả kinh tế tài chính của dự án. Khi xem xét tình hình kinh tế tổng quát cần chú ý: + Điều kiện địa lý tự nhiên có liên quan đến dự án. + Dân số và lao động, các khuynh hướng tiêu thụ của dân cư, nguồn cung cấp lao động cho dự án. + Sự ổn định về chính trị, cơ sở pháp lý và các chính sách hỗ trợ đầu tư. + Tình hình tăng trưởng kinh tế của đất nước, khu vực, địa phương. Tỷ suất lợi nhuận trong khu vực và các ngành nghề có liên quan v.v... b. Nghiên cứu thị trường: Thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án. Việc nghiên cứu thị trường để đưa ra các giải pháp về tiếp thị và khuyến mại góp vào việc tiêu thụ sản phẩm của dự án, thực hiện các biện pháp cạnh tranh trên thị trường. Nội dung nghiên cứu thị trường bao gồm: + Xác định nhu cầu hiện đại và triển vọng về sản phẩm của dự án. Ai là khách hàng trong tương lai. Ước lượng mức nhu cầu chưa được đáp ứng trên thị trường. + Ước lượng về giá bán và biện pháp vay ứng của dự án để có khả năng cạnh tranh. + Phân tích các mặt thuận lợi, khó khăn và lựa chọn phương thức thanh toán. + Sử dụng đại lý, ủy quyền, hoa hồng v.v... + Các chi phí cần thiết cho công tác tiếp thị và khuyến mại. c. Nghiên cứu kỹ thuật dự án: + Mô tả sản phẩm, quy cách, chỉ tiêu chất lượng bao bì, kho hàng, vận chuyển sản phẩm. + Xác định công suất của dự án. + Lựa chọn công nghệ thích hợp, phân tích ưu thế của công nghệ được lựa chọn. + Lựa chọn máy móc thiết bị. + Xác định chương trình sản xuất và huy động công suất hàng năm. + Vấn đề cung cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu. + Cơ sở hạ tầng, điện, nước, giao thông và xử lý chất thải. + Lao động. + Địa điểm. + Lịch trình tiến độ dự án. d. Chu trình phát triển dự án: - Chu kỳ của dự án đầu tư: là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu đầu tư khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành, chấm dứt hoạt động. Sơ đồ chu kỳ và dự án đầu tư ý đồ dự án mới S. xuất KD - DV ý đồ về dự án đầu tư Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư phải trải qua 3 giai đoạn. + Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. + Giai đoạn thực hiện đầu tư. + Giai đoạn vận hành và các kết quả. Nội dung các bước công việc của mỗi giai đoạn của các dự án không giống nhau, nó tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư, tính chất tái sản xuất, đầu tư dài hay ngắn hạn v.v... Các bước công việc, nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp. 1.3/ Nội dung và trình tự nghiên cứu khả thi dự án : Nghiên cứu khả thi là bước quyết định để đi đến kết luận dứt khoát về các điều khoản cơ bản cho một dự án, sau khi đã xem xét nhiều phương án khác nhau. ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không, có vững chắc, có hiệu quả hay không. Dự án nghiên cứu khả thi gọi tắt dự án đầu tư. Nội dung chủ yếu của cụ thể một dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bao gồm các vấn đề sau đây: 1.3.1. Cơ sở dự án và lịch sử : + Tên và địa chỉ người tổ chức, hỗ trợ đề xuất dự án. + Định hướng của dự án: Điểm xuất phát là thị trường hay nguyên liệu + Định hướng thị trường: nội địa và xuất khẩu. + Các chính sách kinh tế và công nghiệp hỗ trợ dự án. + Nội dung chính của dự án. 1.3.2. Thị trường và công suất xí nghiệp : Cần đưa ra các số liệu hàng năm vê: + Nhu cầu + Doanh thu bán hàng hy vọng đạt được. + Chương trình sản xuất. + Công suất của Xí nghiệp. 1.3.3. Nguyên vật liệu và chi phí: Cần mô tả lại sự thuận lợi tổng quát về. + Nguyên liệu, Các vật liệu phụ. Các tiện nghi. + Các chi phí cho sản xuất ở xưởng. + Danh mục yêu cầu cung cấp về vật tư hàng năm. 1.3.4. Địa điểm - công trường : Mô tả về địa điểm và công trường xây dựng hoặc khu quy hoạch phát triển mở rộng. 1.3.5. Kỹ thuật dự án : + Mô tả tổng thể thiết kế và phạm vi dự án. + Công nghệ được lựa chọn cho dự án. + Tóm tắt các thiết bị được lựa chọn. + Mô tả các yêu cầu về mặt XD công trình. 1.3.6. Chi phí tổ chức và bộ máy quản lý : 1.3.7. Nhân lực : + Các loại lao động và số lượng yêu cầu. + Các loại nhân viên và số lượng yêu cầu. 1.3.8. Lịch trình thực hiện : + Thời gian xây dựng và lắp đặt thiết bị. + Thời gian khởi động sản xuất và nâng dần công suất đến khi hoạt động ổn định. 1.3.9. Phân tích tài chính và kinh tế : + Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư. + Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. * Kết luận Từ những phân tích rút ra những ưu khuyết điểm chính của dự án. Những vấn đề dự án chưa giải quyết được và cơ hội cho việc thực hiện dự án. 1.4/ Phân tích tài chính các dự án : Việc chuẩn bị dự án phải được tiếp nối bằng việc phân tích tài chính và kinh tế. Ngay khi các yếu tố của một dự án khả thi đã được chuẩn bị xong thì bước tiếp theo là tính toán chi phí đầu tư toàn bộ. Trong nhiều trường hợp việc tài trợ dự án được thực hiện ngay ở bước nghiên cứu khả thi này và sẽ đưa vào chi phí sản xuất toàn bộ ngay sau đó. 1.4.1. Mục đích phân tích tài chính dự án đầu tư : + Xem xét nhu cầu và sự đảmbảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư. + Xem xét tình hình, kết quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Có nghĩa là xem xét chi phí sẽ và phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ hoặc phải đạt được khi thực hiện dự án. Phân tích tài chính dựa vào phương pháp chiết tích đồng tiền và phân tích độ nhạy của dự án. Các khía cạnh hiệu quả và lợi ích trực tiếp cũng như gián tiếp được xem xét trong phần kinh tế. * Giá trị thời gian của đồng tiền: Tiền có giá trị khác nhau theo thời gian do có các yếu tố sau: - Giá trị mua bán ở những thời gian khác nhau. - Chi phí cơ hội: Là phần lợi ích không thu được do đã bỏ tiền ra đầu tư cho một dự án. Một dự án mang lại lợi ích hơn về chi phí cơ hội thì mới có thể xem xét tiếp. - Các hình ảnh khác về tính ổn định của môi trường đầu tư, các thay đổi về chính sách, thuế v.v... cũng có thể làm sụt giá đồng tiền. * Công thức tính đổi giá trị tương đương : Tích lũy Hiện tại Tương lai Chiết khấu Công thức tính đổi giữa giá trị hiện tại P và giá trị tương lai F P = F x 1 (1 + i)n Trong đó: P : Giá trị tiền hiện tại i : Lãi suất bình quân/năm F : Giá trị tiền tương lai n : Số năm Tỷ số : 1/(1 + i)n gọi là hệ số chiết khấu. Công thức tính đổi giữa giá trị tương lại F và giá trị dòng đều hàng năm A: F = A (1 + i)n - 1 1 Trong đó: A là giá trị dòng tiền đều hàng năm. Công thức tính đổi giữa giá trị hiện tại P và giá trị dòng đều hàng năm A: P = A (1 + i)n - 1 i (1 + i)n 1.4.2. Giá trị hiện giá thuần NPV : Thực chất: Là quy đổi tất cả các dòng thu chi của dự án về tương đương với một giá trị tại thời điểm bắt đầu đầu tư. NPV = (Bt - Ct)(1 + i)-t = At(1 + i)-t Trong đó: Bt : Tổng thu nhập của dự án năm thứ t. Ct : Tổng chi phí của dự án năm thứ t. At = Bt - Ct : Dòng tiền mặt tại năm thứ t. n : là số năm của giai đoạn chiết tính. Trên góc độ hiệu quả kinh tế, dự án sẽ được chấp nhận nếu NPV > = 0 Khi phải chọn trong nhiều dự án náo có kết quả NPV lớn nhất sẽ là dự án tối ưu. Còn khi so sánh các dự án có kết quả như nhau thì dự án nào có chi phí hiện tại nhỏ nhất là dự án tối ưu. PVC = Ct (1 + i)-t Ưu điểm của phương pháp này là xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án, xác định giá trị tuyệt đối của các luồng tiền mặt thực hay cụ thể hơn, nó xác định được lợi nhuận thực của từng dự án riêng biệt. Ngoài ra nó cúng đề cập tới những ảnh hưởng cụ thể hơn, nó xác định được lợi nhuận thực của từng dự án riêng biệt. Ngoài ra nó cũng đề cập tới những ảnh hưởng của yếu tố thời gian bằng cách chiết khấu các khoản thu, chi trong tương lai về giá trị hiện tại của chúng. Hơn nữa, nó có thể cho phép so sánh các chi phí vốn của dự án sử dụng vốn và phù hợp cho việc ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, phương pháp này chưa cho biết tỷ lệ của các giá trị tuyệt đối của cả lãi thực trên tổng số vốn đầu tư cần phải bỏ ra để đạt được chúng. Điều này đặc biệt trong khi so sánh các dự án có vốn đầu tư khác nhau. 1.4.3. Suất thu nội tại IRR : Trong quá trình tính NPV - ta biết khi NPV = 0 thì có nghĩa hiện giá của dòng thu nhập bằng hiện giá của dòng chi phí. Nói cách khác, sẽ có một giá trị của tỷ suất chiết khấu nào đó làm cho NPV = 0. Giá trị đó được gọi là tỷ suất thu lợi nội tại IRR. Việc ra quyết định đầu tư được thực hiện trên cơ sở hệ số hoàn vốn nội tại của từng dự án với tỷ lệ lãi giới hạn là tỷ lệ lãi có thể chấp nhận, tại đó vốn đầu tư sẽ được đưa vào. Như vậy dự án sẽ được chấp nhận nếu IRR lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ lãi giới hạn IRR*. Tỷ lệ lãi giới hạn bằng lãi suất thực tế các khoản vay trên thị trường vốn hoặc lãi suất phải trả của người đi vay. Như vậy - nếu lựa chọn các dự án chấp nhận được thì dự án nào có IRR lớn nhất là dự án tối ưu. Như vậy, hệ số hoàn vốn nội tại biểu thị sự hoàn trả vốn đã được đầu tư và vì vậy nó chỉ rõ tỷ lệ vay vốn tối đa dự án có thể chịu được. Đây chính là ưu điểm của phương án này. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp này rất thích hợp với các trường hợp vì lý do nào đó mà người đánh giá muốn tránh xác định tỷ suất chiết khấu cụ thể dùng cho việc tính toán giá trị hiện tại của lãi. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế ở chỗ nó chỉ là một chỉ tiêu tương đối. Do vậy chỉ cho phép so sánh các dự án ở quy mô nhất định, nghĩa là nó có thể cho kết quả sai lệch nếu có hai dự án đầu tư có vốn đầu tư ban đầu khác nhau thì thông thường phương án đầu tư có vốn đầu tư nhỏ hơn sẽ có IRR lớn hơn, nên khi căn cứ vào đó để xác định phương án đầu tư thì không chính xác. Khi đó ta phải tính IRR của gia số đầu tư (gia số đầu tư là số vốn đầu tư chênh lệch giữa hai dự án). Nếu IRR của gia số đầu tư không quá lớn nhưng vẫn lớn hơn IRR* thì dự án có vốn đầu tư lớn hơn sẽ được chọn. 1.4.4. Thời gian hoàn vốn Tp : Phương pháp này xác định thời gian cần thiết để dự án hoàn lại tổng số vốn đầu tư. Thời gian hoàn vốn có tính đến chiết khấu được tính trên cơ sở cân bằng giữa tổng giá trị hiện tại các chi phí tương ứng với số năm mà tổng giá trị hiện tại của lãi bằng không. Trong đó: Tp: Thời gian thu hồi vốn. Dự án sẽ được chấp nhận nếu Tp < Tp* - thời gian thu hồi vốn giới hạn. Nó thường được xác định trên cơ sở kinh nghiệm đã qua các cơ hội đầu tư khác của chủ đầu tư. Trong các dự án đem ra so sánh, dự án nào có thời hạn thu hồi vốn ngắn nhất sẽ được lựa chọn. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản nhưng nó không xem xét lợi nhuận của dự án sau thời gian thu hồi vốn. Nó có thể bị sai lệch trong trường hợp hai hay nhiều dự án đem so sánh có cùng tiềm lực nhưng thời gian phát sinh các khoản lãi thực bằng tiền mặt lệch pha. Nó chỉ chú trọng đến khả năng thanh toán của dự án chứ không xác định doanh lợi của vốn đầu tư. Chỉ tiêu này coi như là thông tin bổ sung của dự án liên quan đến vấn đề rủi ro trong đầu tư. 1.4.5. Tỷ số lợi ích trên chi phí B/C : B/C được đo bằng tỷ số giữa tổng giá trị hiện tại của lợi ích và tổng giá trị hiện tại của chi phí trong suốt thời gian thực hiện dự án. Dự án được chấp nhận khi tỷ số B/C > 1. Khi có nhiều dự án đem so sánh thì dự án nào có B/C lớn nhất là tối ưu. Tuy nhiên - phương pháp này chỉ là số tương đối, nó cho biết dự án sẽ lỗ hay lãi chứ không xác định được tổng lãi thực của dự án và không chỉ ra được khả năng thanh toán của dự án. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong các dự án phục vụ công cộng, trong cơ quan phân tích dự án của Nhà nước. Sau khi xem xét các phương án trên, ta nhận thấy: do mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng nên khi phân tích người ta thường áp dụng tổng hợp các chỉ tiêu để chọn được phương án tối ưu toàn diện. 1.5/ Phân tích kinh tế của dự án đầu tư : Trên góc độ người đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ là thu lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế xã hội, do đó trên góc độ quản lý vĩ mô phải xem xét đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư có những tác động gì đối với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, có nghĩa là phải xem xét mặt kinh tế xã hội của dự án, xem xét những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại. Điều này giữ vai trò quyết định để được các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư các định chế về chính sách, tài chính các cơ quan chức năng hỗ trợ dự án. Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kin tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện dự án. Những lợi ích xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh... hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức gia tăng việc sử dụng tài nguyên, mức tăng thu ngoại tệ... Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích cho dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế. Các tiêu chuẩn về lợi ích kinh tế xã hội thể hiện các ý đồ phát triển hoặc định hướng phát triển của đất nước, địa phương, ngành. Tuy nhiên, về cơ bản thì khi một dự án chứng minh được rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích lớn hơn cái giá mà xã hội phải trả thì dự án mới xứng đáng được hưởng những ưu đãi mà nền kinh tế dành cho nó. Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư là các doanh nghiệp, lợi ích kinh tế xã hội của dự án được xem xét là dựa trực tiếp vào số liệu báo cáo tài chính của dự án để tính các chỉ tiêu định lượng và thực hiện mang tính chất định tính sau: + Mức đóng góp cho ngân sách + Số chỗ làm việc tăng thêm từng năm và cả đời dự án. + Mức tăng năng suất lao động + Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường của dự án + Nâng cao trình độ kỹ thuật + Nâng cao trình độ quản lý + Các tác động đến môi trường, môi sinh. + Đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ngành, địa phương hoặc của đất nước. phần iI : sự cần thiết phải đầu tư và quy mô của dự án 2.1/ Nhu cầu nước giải khát : Nước giải khát (NGK) là mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu được trong đời sống của con người. Việt Nam làm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nắng và nóng, với dân số hiện nay ....... triệu người, nên trong tương lai nhu cầu về nước giải khát ở thị trường này là rất lớn. Trong bối cảnh kinh tế – xã hội hiện nay, đòi hỏi ngành NGK phải phát triển để đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Lĩnh vực NGK đã có một lịch sử phát triển rất lâu đời, hiện nay nó đã trở thành một ngành công nghiệp lớn mạnh và hiện đại. Đồng thời cùng với sự phát triển của ngành còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như chế tạo máy, luyện kim, sản xuất bao bì, ngành in... tạo công việc làm cho người lao động, tỷ suất lợi nhuận cao. Trên thực tế, NGK được phân loại theo những góc độ khác nhau hết sức đa dạng và phong phú hiện nay được chia thành NGK có ga và NGK không ga (bao gồm các loại nước khoáng, nước hoa quả, nước uống dạng sữa, nước sâm, chè hay cà phê đóng sẵn, các loại nước uống bổ dưỡng, nước tinh lọc...). Tuỳ theo thói quen tiêu dùng, truyền thống dân tộc, trình độ phát triển, mỗi loại NGK có tỷ lệ thị phần khác nhau. Ngành NGK Việt Nam thời kỳ những năm 1992 trở về trước, nói chung phát triển chậm, đa số là các cơ sở nhỏ có công suất nhỏ hơn 5 triệu lít/năm, chiếm 95% tổng số cơ sở, chủng loại còn nghèo nàn. Năm 1992 sản lượng NGK nói chung là 121 triệu lit, mức tiêu thụ bình quân là 1,7 triệu lít/người/năm. Đến thời kỳ Nhà nước ta có nhiều chính sách đổi mới, chuyển sang nên kinh tế thị trường, tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị tổng sản lượng sản xuất ngành công nghiệp hàng năm tăng 13,3%, đời sống người dân được cải thiện một cách đáng kể, nhu cầu về đồ uống đối với người dân tăng lên. Cùng với sự phát triển của các ngành tiêu dùng nói chung, ngành NGK Việt Nam từ năm 1992 trở lại đây có những bước phát triển mạnh, đa dạng, nhiều chủng loại. Các hãng NGK nổi tiếng như CocaCola , Pepsi...lần lượt đầu tư vào Việt Nam. Các nhà máy sản xuất NGK được tập trung ở các vùng đô thị lớn, đông dân cư, khu công nghiệp, các vùng có nhiều nguyên liệu cho sản xuất nước hoa quả như tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An...Các mỏ nước khoáng ở Khánh Hoà, Long An, Hoà Bình, Quảng Ninh... Nước ta có nguồn hoa quả phong phú, đa dạng ở cả miền núi, trung du và đồng bằng, cả nông trường, hộ khoán sản và vườn quả gia đình. Nguồn nước khoáng cũng khá phong phú (riêng nước khoáng, theo điều tra đã phát hiện 350 mỏ tại 21 tỉnh) có khả năng tổ chức sản xuất có hiệu quả và có sức hấp dẫn nguồn đầu tư nước ngoài. Một xu thế phổ biến hiện nay người ta quan tâm đến sức khoẻ hơn, nên lượng tiêu thụ NGK có ga có xu hướng giảm, nước hoa quả, nước khoáng và các nước bổ dưỡng khác số lượng tiêu thụ có tăng lên. Thị trường NGK ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã sản phẩm chỉ tính riêng nước hoa quả có tới 15 loại khác nhau trên thị trường Việt Nam như: nước xoài, cam, chanh, chôm chôm, dứa, vải, nhãn...song giá cả NGK vẫn còn ở mức cao, chưa hợp với túi tiền người dân Việt Nam, nhất là nước khoáng. Mặt khác thói quen tiêu dùng nước quả mới dần dần đi vào cuộc sống. Cả nước có 61 tỉnh, thành phố, song chỉ có 15 tỉnh không có cơ sở sản xuất NGK, bao gồm: Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lai Châu, Hải Phòng, Hưng Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. Tình hình sản xuất NGK từ năm 1992 – 1997 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Sản lượng (triệu lít) 121 142 162 245 316 372 Tốc độ phát triển và phân bố năng lực sản xuất thể hiện qua sơ đồ sau: 2.1.1. Quy mô và năng lực ngành Nước giải khát Việt Nam : Ngành NGK nói chung có công suất là 993 triệu lít, trong đó: NGK có ga là 693 triệu lít, nước khoáng và cả nước tinh lọc là 265 triệu lít, nước hoa quả là 34 triệu lít. Toàn ngành có 204 cơ sở, trong đó có 43 cơ sở quốc doanh và 100% vốn nước ngoài, 148 cơ sở địa phương, sản lượng thực tế năm 1997 là 396 triệu lít, bình quân tiêu thụ 5,0 lít/ người/năm. Số liệu ngành nước giải khát được thể hiện qua bảng số liệu sau: Các chỉ tiêu Toàn ngành Trong đó Trung ương LD & 100% vốn NN Địa phương 1.Số cơ sở 204 2 12 190 2.Công suất (T.l/năm) 993 55 508 430 3.Vốn đầu tư (Tr. đg) 3.057.283 155.971 2.350.729 550.093 4.Sản lượng(Tr. lit) 396,2 36,60 212,60 145,30 5.Doanh thu (tr. đg) 1.831.414 70.833 1.094.189 666.392 6.Lợi nhuận (Tr. đg) 8.638 15.606 -22.288 15.321 7.Nộp NS (Tr. đg) 212.410 13.950 162.033 36.427 8.Lao động (Người) 10.727 642 4.099 5.986 và bảng tỷ lệ % của từng khối so toàn ngành: Các chỉ tiêu Trung ương LD & 100% vốn NN Địa phương 1. Số cơ sở 1,00 5,88 93,12 2. Công suất 5,54 51,16 43,30 3. Vốn đầu tư 5,10 76,90 18,00 4. Sản lượng 7,88 54,75 37,37 5. Doanh thu 3,87 59,75 36,38 6. Nộp NS 6,57 76,28 17,15 7. Lao động 5,98 38,21 55.81 Chủng loại sản phẩm phong phú gồm có: NGK có ga, nước suối, nước tinh lọc, nước ép hoa quả, nước bổ dưỡng.... 2.1.2. Thực trạng ngành nước giải khát tỉnh Quảng Ninh : a/Nhà máy bia Cẩm Phả (thuộc Công ty than Cẩm Phả): - Sản lượng 2 triệu lít/ năm (công suất thiết kế: 3 triệu lít/ năm) Sản phẩm: Bia hơi chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh kém, không có điều kiện phát triển. - Sản lượng nước khoáng mặn có ga 5,6 triệu lít/năm b/ Công ty TNHH nước khoáng Quảng Ninh: - Sản lượng nước khoáng mặn có ga 13 triệu lít/năm c/ Công ty TNHH nước khoáng Quang Hanh: - Sản lượng nước khoáng mặn có ga 9,8 triệu lít/năm d/ Nước giải khát thủ công (của tư nhân và các đơn vị liên doanh) Công suất nhỏ, đến năm 2004 có 2 cơ sở. Sản lượng tổng cộng đạt 1,5 triệu lít bia hơi chất lượng thấp. g/ Công ty CPBia & NGK Hạ Long: Là đơn vị đứng đầu sản xuất bia trên địa bàn Tỉnh - Sản lượng năm 2004 đạt 27.379440 triệu lít, trong đó chủ yếu là Bia hơi có chất lượng khá, bia chai mới đạt mức 3.653.676 triệu lít/ năm. Chưa có sản phẩm mặt hàng nước giải khát 2.1.3. Xu hướng thị trường nước giải khát trên thế giới và ở Việt Nam : Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, các loại nước uống ngọt có gaz, nước uống không gaz, nước uống trái cây, nước khoáng, nước tinh lọc cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Hai loại nước giải khát là CocaCola, Pepsi trong giai đoạn hiện nay vẫn chiếm lĩnh đầu bảng, vua của các loại đồ uống trên thị trường thế giới. Từ thực tiễn, sau một thời gian dài con người bắt đầu quan tâm đến môi trường sống xung quanh mang bản chất tự nhiên có lợi hơn cho cuộc sống. Hương liệu pha chế, bột màu thực phẩm là những sản phẩm mang trong nó là các hoá chất. Trong quy trình công nghệ sản xuất phải tính đến mối nguy hoá chất (CCP – trong HACCP). Đây chính là yếu tố mà con người không mong muốn, họ đi tìm hướng có lợi hơn như nước khoáng, nước hoa quả mang sắc thái tự nhiên. Loại nước giải khát này ngoài mục tiêu giải khát nó còn có tác dụng tăng hàm lượng dinh dưỡng và chữa bệnh. Vì vậy, có thể khẳng định rằng sang thế kỷ 21 – Trên thế giới và ở Việt Nam chuyển sang một số loại đồ uống từ thực vật như : nước hoa quả trái cây, nước đậu nành ... có nhiều chất dinh dưỡng sẽ chiếm phần lớn của thị trường nước giải khát nói chung. Nhìn chung do sự tăng trưởng của thị trường nước quả ép, nước khoáng, nước tinh lọc tạo ra sự chuyển dịch trong công nghiệp sản xuất nước giải khát. Sự chuyển dịch đó được các nhà đầu tư kinh doanh phải ra sức thay đổi quy trình sản xuất, đầu tư thiết bị đồng bộ, mới và hiện đại. Hàng loạt các sản phẩm mới được tung ra thị trường có chất lượng cao, giàu vitamin. Đặc biệt trong nước sữa đậu nành có nhiều các chất dinh dưỡng bồi bổ sức khoẻ lại phù hợp với nhiều độ tuổi và sử dụng rất tốt cho những người có bệnh tiểu đường, bệnh sơ cứng động mạch... Qua điều số liệu điều tra và phân tích – dự báo nhu cầu sử dụng nước sữa đậu nành ở Quảng Ninh và một số tỉnh lân cận mỗi năm cần 5,5 triệu lít. Như vậy việc nghiên cứu tính toán đầu tư dây chuyền sản xuất nước sữa đậu nành là điều cần thiết. 2.2/ Giới thiệu chủ đầu tư : 2.2.1. Tính pháp lý: - Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Bia & NGK Hạ long - Tên giao dịch : Công ty cổ phần Bia & NGK Hạ long - Trụ sở : Đường Lê Lợi - Phường Yết Kiêu TP Hạ Long - Quảng Ninh - Giấy phép kinh doanh số 22-03-0000.89. ngày 12/2/2003 - Tài khoản : 73000158. Ngân hàng công thương Quảng Ninh - Giám đốc Công ty : Kỹ sư Vũ Thị Thủy Đầu năm 2003 căn cứ nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của chính phủ về viêc chuyển DN nhà nước thành công ty cổ phần, UBND tỉnh đã có quyết định số:271/QĐ- ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0539.DOC