Dự án quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia “Sky-World”

Tài liệu Dự án quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia “Sky-World”: ... Ebook Dự án quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia “Sky-World”

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Dự án quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia “Sky-World”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sky-WORLD ◄► Mục lục Trang ₤ LỜI MỞ ĐẦU ₤ Như các bạn đã thấy nền kinh tế VIỆT NAM đang tăng trưởng kéo theo sự tăng trưởng đó thì thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, đời sống được cải thiện rõ nét hơn.không những về mặt tinh thần mà còn về mặt vật chất. Nhu cầu của con người không ngừng gia tăng và một trong những nhu cầu đó là ăn uống, vui chơi giải trí…Hiện nay có rất nhiều khu ẩm thực mọc lên với số lượng lớn nhưng thực tế cho thấy số lương lại không đi đôi với chất lượng và một hậu quả tất yếu đó là sự sụt giảm về lợi nhuận thậm chí là đóng cửa. Nắm bắt được thực tế đó nhóm 2 chúng tôi dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, nhóm phó và sự làm việc không biết mệt mỏi của các thành viên trong nhóm đã đi đến quyết định thành lập dự án QUY HOẠCH KHU ẨM THỰC ĐA QUỐC GIA “ SKY-WORLD”. Chúng tôi biết khi bước vào quy hoạch dự án này chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất đó chính là kinh nghiệm thực tiễn và khả năng hiểu biết để quản lý dự án nhưng với sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo chủ nhiệm bộ môn chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thiện dự án một cách thành công nhất Phần 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CÁC HẠNG MỤC. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 1. Điều luật căn cứ Căn cứ theo luật xây dựng Căn cứ theo luật đầu tư năm 2005 Căn cứ theo Nghị định 108/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tư Căn cứ Quyết định số 108/2005/QĐ-BKH của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện luật đầu tư tại Việt Nam. Căn cứ Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các văn bản liên quan. Các luật và quy định khác có liên quan của Việt Nam 2. Hệ thống văn bản tiêu chuẩn kĩ thuật Qui chuẩn thiết kế và xây dựng Việt Nam ( Ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD, ngày 14/12/1996 và Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ trưởng BXD. Qui định Quản lý chất lượng công trình xây dựng ( Ban hành theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng BXD) Bản đồ khảo sát địa hình khu vực quy hoạch, tỷ lệ 1/500 Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên khu vực quy hoạch Các tiêu chuẩn quy phạm liên quan hiện hành của Nhà Nước Tổng quan về dự án Tên dự án: Quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia “ SKY-WORLD” Địa điểm: Trên đường LẠC LONG QUÂN-QUẬN TÂY HỒ-HÀ NỘI Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu thông tin nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn vị trí quy hoạch dự án trên đường Lạc Long Quân –quận Tây Hồ vì chúng tôi thấy khu vực này có nhiều điểm thuận lợi, từ đó làm cho dự án KHU ẨM THỰC ĐA QUỐC GIA của chúng tôi trở nên khả thi hơn: Gần khu công viên nước HỒ TÂY rất nổi tiếng ở miền bắc. Hàng năm thu hút khá nhiều khách du lịch vì vậy sẽ có nhiều người biết đến khu ẩm thực của chúng tôi. Trong một ngày không xa chúng tôi tin rằng khu ẩm thực SKY WORLD sẽ là một địa chỉ du lịch và giải trí của du khách trong và ngoài nước Gần khu nhà nghỉ HÀN QUỐC và khu NHẬT BẢN rất đẹp và sang trong. Chúng tôi tin với phong cách phục vụ nhiệt tình và chu đáo sẽ thu hút được khách hàng đặc biệt là khách hàng khó tính đến từ nhật bản và hàn quốc vì đây là cái nôi của văn hóa ẩm thực Châu Á. Gần HỒ TÂY có diện tích mặt nước, cây xanh, đó sẽ là điều kiện lý tưởng cho những cuộc vui chơi thư giãn của du khách. Chúng tôi sẽ tạo cho du khách một cảm giác thoải mái và thân thiện. Thời gian thực hiện: 7 tháng(đã tính thời gian co giãn) Ý tưởng: Quy hoạch khu ẩm thực, vui chơi giải trí hiện đại và tiện nghi đầu tiên và duy nhất tại thủ đô HÀ NỘI. Nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, ăn uống của du khách trong và ngoài nước và quảng bá những nét đẹp độc đáo về văn hóa cũng như con người việt nam tới ban bè năm châu. Mục tiêu của dự án: Đáp ứng nhu cầu giải trí và ẩm thực của người dân HÀ NỘI và các tỉnh thành phía bắc nói riêng cung như du khách quốc tế và du khách trong nước nói chung Trở thành khu ẩm thực đa quốc gia xứng tầm khu vực và trên thế giới đầu tiên và duy nhất ở thủ đô hà nội Tạo ra phong cách ẩm thực, giải trí mới cho khách hàng Trở thành nơi giao lưu văn hóa lớn giữa các quốc gia trên khắp thế giới Chi phí dự tính: 7696000000 vnd Tiêu chí ưu tiên hàng đầu: Chất lượng công trình. Hạng mục thực hiện công trình: khu sky_food plaza Các hạng mục của công trình mô hình tổng quan của dự án Sky-Club Hầm xe Sky-Office Sky-Food Plaza Sky-Coffee Sky-Stage SKY-WORLD 1. Khu sky-food plaza. Mọi người có thể thấy khu SKY-FOOD PLAZA ở trên mô hình tổng quan của dự án. Đây là một hạng mục chính của khu ẩm thực đa quốc gia. Với tổng diện tích 500m2 đây là khu có diện tích cũng như chi phí lớn nhất của dự án. -Khu ẩm thực SKY-FOOD PLAZA: Bao gồm các hạng mục sau: -Bao gồm: Tầng 1: Bao gồm 20 nhà hàng đơn (15m/nhà hàng) và dãy ăn chung, khu vệ sinh Tầng 2: Gồm 10 nhà hàng theo phong cách châu âu và 5 nhà hàng theo phong cách châu mỹ, 5 nhà hàng theo phong cách châu phi, châu úc, dãy ăn chung và khu vệ sinh Sảnh chào tầng 1 b. Tầng 1 (ảnh khu ẩm thực) -Tổng diện tích: 500 m2 - Bao gồm: Gồm các nhà hàng đơn, dãy ăn chung rất hiện đại và sạch đẹp nhằm tạo ấn tượng cho khách hàng. Phòng Tư vấn: Diện tích 30m2, là phòng giới thiệu các dịch vụ cho các khách hàng, đồng thời giải đáp những thắc mắc của khách hàng, tiếp nhận ý kiến của khách hàng Phòng Quản lý: Diện tích 30 m2 Đại sảnh: Diện tích 90 m2 là nơi tiếp đón khách hàng và giới thiệu thực đơn - Tầng 2 -Tổng diện tích: 500m2 Bao gồm 4 khu vực chính là: KV1-10 nhà hàng theo phong cách châu ÂU KV2- 5 nhà hàng theo phong cách châu MỸ KH 3-5 nhà hàng theo phong cách châu PHI KH 4-5 nhà hàng theo phong cách châu ÚC Đây là khu vực ăn uống của khách hàng Đây là phòng ăn dành cho khách có nhu cầu đặt phòng để tổ chức các buổi tiệc gia đình, cơ quan, bạn bè… Phần 2: QUẢN TRỊ DỰ ÁN I.QUẢN TRỊ PHẠM VI DỰ ÁN (PROJECT SOP MANAGEMENT) Quản trị phạm vi dự án là quá trình xác định và kiểm soát những công việc thuộc về dự án và phải thực hiện để đảm bảo dự án kết thúc thành công. 1. Lập kế hoạch phạm vi + Mục đích xác định phạm vi - Giúp cải tiến sự chính xác về thời gian, chi phí và tài nguyên. - Xác định nền tảng để đo hiệu suất vận hành và điều khiển dự án. - Giúp truyền đạt rõ ràng trách nhiệm của mỗi công việc. + Quy trình xác định phạm vi và quản lí WBS Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận thông tin qua báo chí, ti vi và internet. Chúng tôi tham khảo các dự án quy hoạnh tương tự như: Khu ẩm thực Food court (Singapore) Khu ẩm thực đặt tại thành phố Hồ Chí Minh 2. Xác định phạm vi a/Phạm vi của dự án: Chỉ dừng lại ở phạm vi quy hoạch gồm khảo sát địa hình, thiết kế mô hình và từng sản phẩm của dự án và tổ chức đấu thầu thiết kế các phần liên quan chứ không thực hiện xây dựng và quản lý khi đưa vào sử dụng. b/ Phạm vi ban quản lý Thuê đội khảo sát địa hình, thuê công ty thiết kế quy hoạch dự án. Thiết kế, tổ chức đấu thầu thiết kế, thuê chuyên gia tư vấn quy hoạch. c/Phạm vi sản phẩm Mặt cắt khu Sky Food Plaza: -Cơ cấu phân tách công việc WBS. STT WBS CÔNG VIỆC GHI CHÚ 1 1.0 Lên kế hoạch tài chính cho toàn bộ dự án. Giám đốc dự án 1.1 Thành lập các tiểu ban dự án 1.2 Họp và triển khai ý tưởng đến các tiểu ban. 2 Tuyển nhân viên Ban nhân sự chịu trách nhiệm 2.0 Tiếp nhận hồ sơ 2.1 Sơ tuyển,phỏng vấn và chọn lọc những người thích hợp vào từng vị tri tuyển dụng 3 3.0 Khảo sát địa chất Ban khảo sát và thiết kế chịu trách nhiệm. 3.1 Khảo sát hiện trạng 3.2 Đo đạc địa hình 4 4.0 Họp thống nhất ý tưởng thiết kế Ban thông tin và tư vấn họp bàn và trình báo cáo lên ban giám đốc điều hành dự án để thẩm duyệt và quyết định 4.1 Thiết kế sơ bộ khu Sky Food Plaza 4.2 Duyệt bản thiết kế sơ bộ các khu 5 5.0 Lên kế hoạch và phân chia từng gói thầu Ban quản lý chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu và truyền đạt ý tưởng để nhà thầu có thể thực hiện đúng theo ý tưởng của chủ đầu tư. 5.1 Đấu thầu gói thầu 1:Thiết kế khu ăn uống phong cách châu âu 5.2 Đấu thầu gói thầu 2: Thiết kế khu ăn uông phong cách châu mỹ 6 6.0 Đấu thầu gói thầu 3:Thiết kế khu ăn uống phong cách châu phi Thông qua quyết định của ban giám đốc,ban thiết kế và khảo sát tiến hành triển khai cụ thể công việc... 6.1 Đấu thầu gói thầu 4: Thiết kế khu ăn uống phong cách châu á 7 7.0 Đấu thầu gói thầu 5: Thiết kế khu ăn phong cách châu úc Ban thông tin và tư vấn họp bàn và trình báo cáo lên ban giám đốc điều hành dự án để thẩm duyệt và quyết định 7.1 Duyệt bản thiết kế chi tiết để bàn giao cho chủ đầu tư 8 8.0 Hoàn thiện bản qui hoạch khu ẩm thực Ban QLDA chịu trách nhiệm. 8.1 Kết hợp chủ đầu tư duyệt bản qui hoạch 8.2 Nghiệm thu, thanh toán và bàn giao toàn bộ bản quy hoạch Ban QLDA 9 9.0 Dự toán chi phí tổng dự án Ban tài chính chịu trách nhiệm. 10 10.0 Họp rút kinh nghiệm, tổng kết, khen thưởng… Ban QLDA họp tổng kết dự án Quan tâm phân tích các sai sót, rút kinh nghiệm, tổng kết thành quả công việc của các phòng và rút kinh nghiệm trong các dự án sau 3. Kiểm tra và kiểm soát thay đổi phạm vi - Kiểm tra phạm vi - Rất khó để tạo được WBS tốt cho dự án. - Kiểm tra phạm vi dự án và giảm thiểu thay đồi phạm vi là điều rất khó. -Kiểm soát sự thay đổi về phạm vi Các đề xuất giảm các yêu cầu không đầy đủ và thay đổi yêu cầu Tuân thủ qui trình quản lý yêu cầu Dùng các kỹ thuật prototyping, use case modeling và JAD để làm cho dự án có độ tin cậy cao hơn Người dùng dính líu nhiều hơn. Các yêu cầu phải được viết ra và giữ chúng luôn hiện hành. Phải có thử nghiệm thỏa đáng và phải thử nghiệm trong suốt chu trình sống của dự án. Xem xét những thay đổi từ góc nhìn hệ thống. Nhấn mạnh những ngày hoàn tất để giúp tập trung vào những gì quan trọng nhất. Phân bổ tài nguyên đặc thù để xử lý các yêu cầu thay đổi hoặc nâng cấp. + Sự hỗ trợ phần mềm trong quản trị phạm vi dự án PROMSYS là phần mềm hỗ trợ đắc lực cho quản lí dự án thuộc mọi lĩnh vực. Ngay khi có bất cứ phần công việc hay sản phẩm nào không chính xác với phạm vi dự án, máy tính lập tức hiện lên dòng lệnh: “Công việc, sản phẩm không chính xác với dự án”. Nhân viên dự án ngay lập tức chỉnh lại công việc hoặc đệ trình với cấp quản lí cao hơn để thêm công việc đó vào phần mềm dự án. -Phần mềm xử lý văn bản giúp tạo các tài liệu liên quan đến phạm vi dự án Các bảng tính giúp thực hiện các tính toán tài chính, tạo mô hình tính điểm có trọng số và phát triển các biểu đồ, đồ thị Phần mềm giao tiếp như email và web giúp làm rõ hơn và truyền đạt tốt hơn thông tin về phạm vi dự án Phần mềm quản trị dự án giúp tạo WBS, nền tảng cho các công việc trong biểu đồ Pert Có thể dùng các phần mềm chuyên dùng để áp dụng các phương pháp bảng điểm cân đối (balanced scorecard), mind maps, quản lý yêu cầu --Những thay đổi trong phạm vi có thể được kiểm tra và kiểm soát theo biểu mẫu sau: Giai đoạn STT Công việc I 1 Chuẩn bị nguồn nhân lực và lên kế hoạch tài chính cho toàn bộ dự án. II 2 Khảo sát địa hình III 3 Thiết kế, lên kế hoạch chi tiết 4 Thẩm định thiết kế 5 Hoàn thiện thiết kế bản quy hoạch dự án IV 6 Họp tổng kết dự án II. Quản trị thời gian 1.Xác định công việc cần thực hiện Ký kết hợp đồng với nhà đầu tư. Thiết kế sơ bộ Xin cấp phép xây dựng. Chuẩn bị mặt bằng quy hoạch Thiết kế và hoàn thiện bản quy hoạch. Thẩm định, phê duyệt thiết kế. Đấu thầu và lụa chọn nhà thầu Giám sát công trình nếu chủ đầu tư yêu cầu 2.Thứ tự thực hiện công việc Công việc Tên công việc Thời gian thực hiện(ngày) Công việc trước Nhận giải ngân lần 1 A Thiết kế móng 40 - B Thiết kế tầng 1 30 A C Thiết kế tầng 2 31 B D Thiết kế Sảnh chào tầng –khu lễ tân 20 C E Thiết kế Mặt tiền tổng thể 22 D F Thiết kế khu vệ sinh cho khách và nhân viên 20 E G Thiết kế khu nhà nấu ăn 20 F H Thiết kế hệ thống điện nước 19 G J Kiểm tra các công việc 3 H K Bàn giao cho nhà đầu tư 2 J L Tổng kết, họp bàn rút kinh nghiệm 1 TỔNG THỜI GIAN 208 Tổng thời gian dự kiến: 6.93 tháng (đã tính thời gian co giãn) 3. Thứ tự và thời gian thực hiện từng công việc -Thời gian thực hiện từng công việc được xác định dựa trên căn cứ vào khối lượng và độ phức tạp của công việc Công việc Tên công việc Thời gian tối đa Thời gian tối thiểu Thời gian thông thường Thời gian trung bình Phương sai (ngày) (ngày) (ngày) (ngày) Giải ngân lần 1 0 0 0 0.00 0.00 A Thiết kế móng 30 40 50 40.00 3.33 B TK tầng 1 20 30 40 30.00 3.33 C TK tầng 2 20 30 43 31.00 3.83 D TK Sảnh chào tầng 1–khu lễ tân 10 20 30 20.00 3.33 E TK Mặt tiền tổng thể 16 20 34 22.00 3 F TK khu vệ sinh cho khách và nv 10 20 30 20.00 3.33 G TK khu nhà nấu ăn 9 20 31 20.00 3.67 H TK hệ thống điện nước và hoàn thiện 9 20 29 19.00 6.25 J Kiểm tra các công việc 3 4 5 3.00 0.33 K Bàn giao cho nhà đầu tư 2 2 2 2.00 0.00 L Tổng kết, họp bàn rút kinh nghiệm 1 1 1 1.00 0.00 4. Các công việc thực hiện được chia thành 3 giai đoạn -Giai đoạn 1 : Giai đoạn thiết kế Bao gồm các công việc : A, B, C, D, E, F, G -.Giai đoạn 2 : Hoàn thiện thiết kế Bao gồm các công việc : H, J. -Giai đoạn 3 : Bàn giao thiết kế Bao gồm các công việc : K, L. 5. Trình tự thực hiện các công việc biểu diễn qua sơ đồ PERT GĐ3 (3) GĐ2 (22) GĐ1 (183) 1 2 3 4 Đường găng : 208 ngày . Sơ đồ pert giai đoạn 1 5 3 6 5 4 Đường găng : ngày 183 3 8 G(20) 7 B (30) A(40) E(22) F(20) D(20) C(31) 1 3 2 Sơ đồ pert giai đoạn 2 H(19) J(3) 1 2 3 Đường găng : 22 ngày Sơ đồ pert giai đoạn 3 k(2) l(1) 1 2 3 Đường găng : 3 ngày -Lập kế hoạch tiến độ - Khởi động dự án: Tháng 2 năm 2009 Nguồn lực: Ban điều hành dự án - Xong thủ tục pháp lý, khảo sát địa hình: Tháng 4 năm 2009 Nguồn lực: Ban điều hành và một số ban liên quan - Xong đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Tháng 5 năm 2009 Nguồn lực: Ban điều hành và một số ban liên quan - Xong thiết kế: Tháng 7 năm 2009 Nguồn lực: Toàn bộ nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật - Kết thúc dự án: Tháng 8 năm 209 Nguồn lực dự án: Ban điều hành -Kiểm soát tiến độ SV(schedule variance): Biến thiên về lịch trình SV = BCWP - BCWS (Kết quả - Cam kết) Nếu SV = 0 dự án đúng tiến độ SV > 0 dự án nhanh tiến độ SV < 0 dự án chậm tiến độ SPI (shedule performace index): chỉ số đánh giá tiến độ hoạt động của dự án SPI = BCWP/BCWS Nếu SPI = 1 dự án đúng tiến độ SPI > 1 dự án nhanh tiến độ SPI < 1 dự án chậm tiến độ. Thực hiện kế hoạch tiến độ quy hoạch Đề xuất biện pháp thay đổi Điều chỉnh khác có liên quan đến kế hoạch So sánh giá trị thực tế và giá trị kế hoạch Hình thành kế hoạch tiến độ quy hoạch mới Tìm hiểu tình hình tiến triển hoạt động Phân tích nguyên nhân sinh ra sai lệch và ảnh hưởng đối với việc tiếp tục hoạt động quy hoạch Xác định độ vênh với tiến độ thực hiện Xử lý phân tích các số liệu thực hiện III. Quản trị chi phí 1.Cơ sở lập dự toán và quản lý chi phí xây dựng công trình: - Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01-04-2005 của BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư thiết kế xây dựng công trình. - Thông tư số 16/2005/TT-BXD ng ày 13-10-2005 của BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán CP thiết kế xây dựng công trình. - Khối lượng theo bản vẽ thiết kế. - Đơn giá thiết kế được lập theo định mức dự toán do BXD ban hành - Bảng giá NCXD được tính theo mức lương tối thiểu, cấp bậc công nhân và các loại phụ cấp. - Bảng giá công việc thiết kế của bộ xây dựng ban hành 6/2005 - Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTC-BXD ngày 26/04/2004 của liên bộ TC_BXD hướng dẫn việc thông báo và kiểm soát về kỹ thuật thiết kế công trình xây dựng -Bảng tổng hợp chi phí thiết kế và quy hoạch toàn bộ công trình STT Hạng mục, công việc Chi phí(vnđ) 1 Thiết kế -Móng 390,000,000 2 Thiết kế -Tầng 1 385,000,000 3 Thiết kế -Tầng 2 370,000,000 4 Thiết kế -Sảnh chào tầng 1 255,000,000 5 Thiết kế -Mặt tiền tổng thể 245,000,000 6 Thiết kế - khu vệ sinh cho khu ẩm thực 142,000,000 7 Thiết kế -Xây dựng khu nhà nấu ăn 298,600,000 8 Thiết kế -Điện nước 232,000,000 315,000,000 9 Hoàn thiện thiết kế 10 Chi dự phòng(5%CPXD) 131,630,000 Tổng chi phí toàn bộ 2,764,230,000 -thuyết minh chi phí thiết kế và quy hoạch: Dựa vào quy định về bảng giá thiết kế của bộ xây dựng VN để chúng tôi có thể tính toán một cách tương đối chính xác về chi phí thiết kế của các hạng mục nằm trong khu ẩm thực sky-food. Ngoài ra chúng tôi đưa ra chi phí dự phòng (5%*tổng chi phí của các hạng mục) theo chúng tôi là hợp lý vì trong quá trình thiết kế và quy hoạch sẽ có nhiều sự thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp tới tổng chi phí. Vd: lạm phát, thuế.. 2.Quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán , dự toán công trình. a. Quản lý tổng mức đầu tư Khi lập dự án chúng tôi đã xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư, từ đó đưa ra số vốn dự trù yêu cầu chủ đầu tư. Nếu có sự thay đổi từ phia chủ đầu tư chúng tôi sẽ có thông báo kịp thời đến nhà thầu để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp. b. Quản lý tổng dự toán, dự toán công trình - Tổng dự toán, dự toán công trình trước khi phê duyệt đều phải qua Hội đòng thẩm định. Nội dung thẩm định cụ thể như sau: - Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lưọng thiết kế và khối lượng dự toán. - Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá và các chế độ chính sách liên quan. - Xác định tổng dự toán, dự toán công trình được thẩm định Giám đốc dự án phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình.v c 3. Quản lý định mức dự toán và đơn giá thiết kế công trình xây dựng a. Quản lý định mức dự toán Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, điều kiện thi công chúng tôi vận dụng các định mức tương tự đã sử dụng ở các công trình khác làm cơ sở xác định gói thầu. b. Quản lý đơn giá thiết kế công trình xây dựng Đơn giá thiết kế xây dụng được lập theo định mức dự toán do Bộ xây dựng ban hành.Cơ sở tính toán đơn giá xây dựng như sau: Bảng giá về thiết kế các hạng mục của công trình xây dựng thao quy định chung của bộ xây dựng ban hành 6/2005 IV. Quản trị chất lượng 1. Lập kế hoạch chất lượng 1.1.Chính sách chất lượng: Luôn tạo ra sản phẩm có chất lượng đảm bảo làm hài lòng khách hàng đó là chủ đầu tư đồng thời nâng cao uy tín cho công ty. Để thực hiện và duy trì chính sách chất lượng, ban lãnh đạo của công ty phải cam kết các điều kiện sau: Chỉ cung cấp sản phẩm theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thụât. Cải tiến và hiện đại hoá hệ thống quản lý chất lượng. Nhận biết và cung cấp đầy đủ các nguồn lực, đảm bảo thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện đào tạo, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho mọi thành viên trong đội dự án 1.2. Phạm vi sản phẩm - Công trình là một trong những hạng mục chính của dự án quy hoạch khu ẩm thực đa quốc gia sky-world 1.3.Tiêu chuẩn và quy định về chất lượng - Để dự án đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng thì yêu cầu đầu tiên là khảo sát xây dựng để phản ánh thực trạng nền đất tại quận tây hồ. Để từ đó tiến hành xử lý đất, ví dụ như nếu đó là đất “không chân” tức là đất phía dưới có túi bùn, ta phải thiết kế gia cố nền móng. Chất lượng nền đất phải được đảm bảo theo các tiêu chuẩn về đất xây dựng của tổng cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng từ TCVN 4195:1995 đến TCVN 4202:1995. Đồng thời, dự báo những thay đổi địa chất công trình, từ đó có phương án dự phòng và đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh công trình. - Phần móng phải đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật thiêt kế nêu dưới đây. Tức là phải đảm bảo vững chắc, không lún (giới hạn tối đa 8 cm ), độ nứt không được vượt quá giới hạn cho phép, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình. - Thiết kế phải phù hợp với tiêu chuẩn về quy hoạch, và theo nghị định hướng dẫn của chính phủ số16/2005/Nghị định-CP. Phần nhà cần phải có lối thoát hiểm,cột chống sét...để đảm bảo yêu cầu an toàn cho khu nhà. -Vật liệu xây dựng phải tuân theo tiêu chuẩn thiết kế cho phép như tiêu chuẩn về chất lượng xi măng TCVN 6227:1996 và TCVN 4745-89, tiêu chuẩn về thép cốt bê tông phi 3.2-2.2mm,thép gai TCVN 6285:1997,về vôi canxi TCVN 2231-89,về đá ốp lát cho xây dựng TCVN 4732-89. Công nhân xây dựng cũng cần có những hiểu biết nhất định về công việc cụ thể mình đảm nhiệm. 1.3.1.Vật liệu sử dụng: - Khối các phòng ban và khu ăn uống nói chung lát gạch granit, hành lang dán thảm nhựa vinyl. Tường trát vữa ximăng mac 50,bả matit, lăn sơn màu sáng. Khu công trình phụ ốp gạch men kính. - Trần làm bằng thạch cao có trang trí đèn - Cửa dùng loại khung nhôm kính cao cấp, vừa nhẹ vừa siêu bền. - Cửa chính ra vào dùng kính chịu lực tạo cho khu nhà trở nên sang trọng 1.3.2.Hệ thống cấp thoát nước - Cấp nước: Xác định lượng nước tiêu dùng trong sinh hoạt, nước xử lý vệ sinh, nước dùng để tưới cây cho khuôn viên khu nhà, rửa sàn, nước dự phòng… Bể chứa 5000 m3 đặt trên múi cao cấp nước cho sinh hoạt và cấp nước cho phòng cháy chữa cháy. - Thoát nước: Thoát nước mưa: hướng thoát nước mưa xuôi theo độ dốc từ cao xuống thấp, tách riêng hoàn toàn với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Thoát nước bẩn: nước thải sinh hoạt từ bồn rửa và phễu thu sàn được thoát vào hố ga thoát nước rồi chảy vào cống thoát nước, nước thải từ xí và tiểu được thoát xuống bể tự hoại. Lượng nước thải khi xử lý ra nguồn tiếp nhận phải đảm bảo vệ sinh môi trường. 1.3.3. Thiết kế hệ thống điện: Nguồn điện sử dụng:380/220V-tần số 50Hz-công suất 1000KVA. Căn cứ vào công suất điện sử dụng của từng hạng mục công trình sẽ được lựa chọn một cách phù hợp nhất. Đối với các công trình ngoài trời, mỗi hạng mục sẽ lắp đặt một tủ phân phối chính của công trình, sau đó được phân phối đến các tủ điện của từng khu vực bằng các lộ cáp riêng biệt. Điện sử dụng trong nhà: mỗi phòng bố trí bảng phân phối điện, trong đó lắp các aptomat để bảo vệ và phân phối điện đến các thiết bị điện. 1.3.4. Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy: Phải bố trí thiết bị và bình bọt cứu hoả theo quy định đảm bảo khả năng phòng cháy chữa cháy cho các khu vực. 1.3.5. Thiết kế chi tiết dãy nhà trung tâm của khu ăn uống: Chi tiết Yêu cầu kỹ thuật Móng Tuỳ theo kết luận của quá trình khảo sát địa chất về từng loại đất mà có các thiết kế riêng biệt. Nếu là đất ao hồ, đầm lầy thì phải tiến hành rải đệm cát và ép cọc bê tông. Còn nếu là đất nguyên thổ thì phải tiến hành làm móng bè, móng băng. Đảm bảo độ lún trong giới hạn cho phép (Tối đa là 8cm) Cường độ nén và độ lệch trong giới hạn. Thân nhà Cột : 220 x 300mm, sắt Ф 24. Dầm chính: 220 x 500mm, sắt Ф 24. Dầm phụ: 220 x 350mm, sắt Ф 24. Sàn : dày 100mm, sắt Ф 12. Tường bao: 220mm, gạch đặc Tuynen. Tường ngăn: 110mm. Gạch Tuynen 2 lỗ. Gạch lát nền: 410 x 410mm. Gạch dành cho khu vệ sinh, chống trơn: 300 x 300mm. Cầu thang bộ có 1 lớp tay vịn: 900mm Mái nhà Chống thấm, chống nóng, lợp mái tôn (tôn mát). Yêu cầu kỹ thuật chung - Công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn Việt nam: Số hiệu tiêu chuẩn Tiêu đề TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy. TCVN 5176-90 Chiếu sáng nhân tạo. TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong thiết kế xây dựng. TCVN 5687:1992 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4612-88 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bê tông cốt thép. Ký hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ. TCVN 4614-88 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước các bộ phận cấu tạo ngôi nhà. TCVN 4615-88 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh. TCVN 4513-88 Cấp nước bên trong tuân theo tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4519-88 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. TCVN 4605-88 Kỹ thuật nhiệt. Kết cấu ngăn che. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2231-89 Vôi canxi cho xây dựng phải tuân theo bản thiết kế. TCVN 4732-89 Đá ốp lát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật như trong thiết kế. TCVN 4745-89 Xi măng. Danh mục chỉ tiêu chất lượng. TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thiết kế theo quy định thiết kế VN. TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5867:1995 Thang máy. Yêu cầu an toàn. TCVN 5866:1995 Thang máy. Cơ cấu an toàn cơ khí. TCVN 6065:1995 Gạch xi măng lát nền tuân thủ như trong thiết kế. TCVN 6074:1995 Gạch lát granito tuân thủ như trong thiết kế. TCVN 6073:1995 Sản phẩm sứ vệ sinh. Yêu cầu kỹ thuật tuân thủ như trong thiết kế. TCVN 6284-1:1997 Thép cốt bê tông dự ứng lực. Phần 1: Yêu cầu chung TCVN 6284-3:1997 Thép cốt bê tông dự ứng lực. Phần 3: Dây tôi và ram TCVN 6284-4:1997 Thép cốt bê tông dự ứng lực. Phần 4: Dảnh. TCVN 6285:1997 Thép cốt bê tông. Thép thanh vằn. TCVN 6286:1997 Thép cốt bê tông. Lưới thép hàn. TCVN 6287:1997 Thép thanh cốt bê tông. Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn. TCVN 2546-78 Bảng điện chiếu sáng . Yêu cầu kỹ thuật tuân thủ như trong thiết kế. TCVN 4037-85 Cấp nước tuân thủ như trong thiết kế. TCVN 4038-85 Thoát nước phải đảm bảo và tuân thủ bản thiết kế.. TCVN 4057-85 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. TCVN 4059-85 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. Kết cấu thép. Danh mục chỉ tiêu. TCVN 1453-86 Ngói xi măng-cát. TCVN 4204-86 Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng. TCVN 4317-86 Nhà kho. Nguyên tắc cơ bản về thiết kế. TCVN 4430-87 Hàng rào công trường. Điều kiện kỹ thuật. TCVN 4431-87 Lan can an toàn. Điều kiện kỹ thuật. TCVN 4474-87 Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4506-87 Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 4036-85 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu đường ống trên hệ thống kỹ thuật vệ sinh tuân thủ bản vẽ thiết kế. TCVN 3988-85 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Quy tắc trình bày những sửa đổi khi vận dụng hồ sơ thiết kế. TCVN 4452-87 Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép tuân thủ bản vẽ thiết kế. TCVN 4116-85 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế.. TCVN 4419-87 Khảo sát cho xây dựng. Nguyên tắc cơ bản do bộ xây dựng quy định. TCVN 3990-85 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Quy tắc thống kê và bảo quản bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng. TCVN 5592:1991 Bê tông nặng. Yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên. TCVN 1772-87 Đá, sỏi trong xây dựng. Phương pháp thử. TCVN 4252-86 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công. QPVN 16-79 Quy phạm phòng trừ mối mọt cho các công trình xây dựng. TCVN 5572:1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Bản vẽ thi công. TCVN 5573:1991 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5574:1991 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5575:1991 Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5576:1991 Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật. TCVN 5593:1991 Công trình xây dựng. Sai số hình học cho phép. TCVN 5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản. TCVN 5718:1993 Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước. TCVN 2118:1994 Gạch canxi silicat Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 3786:1994 ống sành thoát nước và phụ tùng. TCVN 6394:1998 Cấu kiện kênh bê tông vỏ mỏng có lưới thép. TCVN 6883:2001 Gạch gốm ốp lát. Gạch granit. Yêu cầu kỹ thuật. -2. Đảm bảo chất lượng. Để chất lượng công trình theo đúng kế hoạch đặt ra ban đầu, các công việc sau phải tiến hành đúng lúc và cẩn trọng: QLCL quy hoạch QLCL khảo sat QLCL thiết kế QLCL giám sát thiết kế QLCL yêu cầu kỹ thuật Giám sát thiết kế các gói thầu của khu sky-food Đánh giá năng lực, chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng tự thực hiện Giám sát thiết kế, tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. 3.Quản lý chất lượng - Kiểm tra giám sát : Đảm bảo thi công theo đúng thiết kế Tiến độ thi công giai đoạn làm móng trong 40 ngày,xây dựng và lắp hệ thống điện nước trong 19-21 ngày như kế hoạch đã định giữa chủ đầu tư và nhà thầu . Chất lượng của công trình như đã nêu. Công tác vệ sinh môi trường tại công trình . Khối lượng và độ phức tạp của các hạng mục. -Hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng Để đảm bảo tính khách quan cho Dự án vì vËy Ban kiểm tra, đánh giá phải do nhóm dự án đề cử hoặc do phía chủ đầu tư chỉ định. -tất cả các hoạt động giám sát thiết kế đòi hỏi phải chính xác, thông tin luôn được minh bạch V. Quản trị nhân lực -Đối với mỗi dự án ban quản lí dự án là rất quan trọng. Do đó chúng tôi đã thiết lập một ban điều hành quản lí có trình độ cao cho dự án này. Dưới đây là mô hình ban quản lí dự án: Ban điều hành, quản lý dự án Ban thanh tra Giám sát Ban tài chính Ban tư vấn Ban thông tin Ban thư ký Trợ giúp Ban thiết kế và Quy hoạch tổng thể 1.Ban điều hành, quản lý dự án: Số lượng: 3 người -Nhiệm vụ: Ban điều hành dự án là bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận tham gia dự án. Bộ phận này có vai trò chủ đạo trong tổng thể dự án, điều hành và ra các quyết định, phân công công việc cho các bộ phận khác. Ban điều hành dự án có vai trò gắn kết các bộ phận khác của dự án. Đồng thời cũng là nơi tổng hợp và xử lí các thông tin. -Công việc cụ thể: Đại diện cho nhóm quản trị kí hợp đồng với chủ công trình và chịu mọi trách nhiệm với chủ công trình. Đảm bảo các yêu cầu của chủ công trình. Xây dựng kế hoạch tổng thể và quyết định lịch trình của dự án. Phân tách công việc theo nhóm và quyết định lịch lựa chọn các trưởng nhóm, giao công việc cụ thể cho từng nhóm. Thu thập thông tin do các nhóm chuyển đến, xem xét ý kiến của tư vấn. Tiếp nhận các mẫu quy hoạch khác nhau để nghiên cứu. Kiểm tra tiến độ công việc từng nhóm. Đưa ra quyết định cuối cùng về tổng quan dự án. Quyết định WBS, sơ đồ mạng và biểu đồ Gantt. Tổ chức thẩm định và duyệt dự án. Bàn giao dự án cho chủ công trình. Kết thúc hợp đồng kinh tế giữa 2 bên. Bảng phân tách công việc WBS STT WBS TÊN CÔNG VIỆC GHI CHÚ 1 1 Lập dự toán chi tiết Ban tư vấn và ban thiết kể tổng thể 2 2 Tiếp nhận gói dự án 3 2.1 Tiến hành thiết kế 4 2.2 Nhận giải ngân Tư vấn, ban kiểm tra giám sát, kế hoạch, tài chính 5 2.3 Giam sát thiết kế các Hạng mục Tư vấn, Ban kiểm tra giám sát 6 2.4 Bàn giao thiết kế cho các nhà thầu Ban tư vấn, chủ đầu tư, ban điều hành quản lí, cơ quan chức năng 7 3 Quyết toán dự án Ban kế hoạch và ban tài chính 8 4 Giám sát nhà thầu 2.Ban thiết kế và quy hoạch tổng thể: -Số lượng: 5 người -Nhiệm vụ: Trực tiếp nghiên cứu và thực hiện quy hoạch tổng thể khi có thông tin đầy đủ về dự án._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32056.doc
Tài liệu liên quan