Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ TRỊNH HẠ ÁI DU LỊCH AN GIANG TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN KIM HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2007 LỜI CẢM ƠN Được sự chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô giáo, sự hổ trợ của các bạn bè, đồng nghiệp và sự động viên của gia đình, sau ba năm học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hòan tất luận

pdf120 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn Thạc Sĩ của mình. Để có sự thành công này, tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng Khoa Học Công Nghệ Sau Đại Học và khoa Địa Lý trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh An Giang, trường THPT Long Xuyên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi thực hiện công việc học và nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng chân thành cám ơn tới các Cơ Quan,Ban Ngành như UBND tỉnh An Giang, Sở Du Lịch An Giang, Tổng Cục Thống Kê…đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những số liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, các bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả LÊ TRỊNH HẠ ÁI DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long TCLTDL : Tổ chức lãnh thổ du lịch DLAG : Du lịch An Giang DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ………………………20 Bảng 2.1. Chỉ số khí hậu An Giang ……………………………………………….52 Bảng 2.2. Số lượng di tích được xếp hạng phân theo các huyện An Giang ………60 Bảng 2.3. Phân bố dân cư An Giang …………………………………………….. 76 Bảng 2.4. Doanh thu từ du lịch ……………………………………………………93 Bảng 2.5. Số lượng khách sạn của tỉnh ……………………………………………95 Bảng 2.6. Lao động trực tiếp của nghành du lịch An Giang ……………………...98 Bảng 2.7. Danh mục dự án đầu tư ………………………………………………...100 Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến An Giang năm 2010 ………………………..115 Bảng 3.2. Dự báo doanh thu du lịch của An Giang đến năm 2010 ……………….115 Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu khách sạn của Tỉnh đến năm 2010 ……………………116 Bảng 3.4. Nhu cầu lao động trong ngành du lịch của Tỉnh đến năm 2010 ………..117 DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ - BẢN ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch ……………………………………29 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh …………………….45 Biểu đồ 2.2. Khách du lịch quốc tế ……………………………………….91 Biểu đồ 2.3. Khách du lịch nội địa ……………………………………….92 Bản đồ 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang ………………………….43 Bản đồ 2.1. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh An Giang ………………….47 Bản đồ 2.2. Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh An Giang …………….94 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Rừng tràm Trà Sư …………………………………………… 58 Hình 2.2. Khu di tích Óc Eo …………………………………………….62 Hình 2.3. Khu du lịch Tức Dụp …………………………………………63 Hình 2.4. Lăng Thoại Ngọc hầu ……………………………………… 66 Hình 2.5. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ………………………………… 67 Hình 2.6. Chùa Xrayton …………………………………………………69 Hình 2.7. Thánh Đường Mubarak ………………………………………70 Hình 2.8. Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ………………………………. 72 Hình 2.9. Hội đua bò ……………………………………………………73 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ xa xưa, trong lịch sử nhân lọai du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một họat động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của các nước. Trong những năm gần đây, Thế Giới đã chứng kiến sự bùng nổ của họat động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới nói chung, từng quốc gia hay từng địa phương nói riêng. Theo số liệu của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (WTO) trong báo cáo “ Triển vọng du lịch toàn cầu năm 2020” cho thấy năm 2000 có 697 triệu lượt khách du lịch quốc tế trên phạm vi toàn Thế Giới và đến năm 2005 lần đầu tiên đạt 808 triệu lượt, tăng 116 lần so với năm 2000. Thu nhập của ngành du lịch Thế giới năm 2001 là 462.2 tỷ USD và đã đạt 6.2 nghìn tỷ USD vào năm 2005 (chiếm 10.6 % GDP toàn Thế Giới) và có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành du lịch Thế Giới là 4.1%, riêng năm 2005 có tốc độ trung bình là 5.5 %. Đồng thời tạo thêm cho hơn 221.6 triệu công ăn việc làm, chiếm 8.3 % lao động toàn cầu. Ở Việt Nam, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung thời kì từ 1996 – 2000, 2001 – 2010, 2020 du lịch là ngành có tiềm năng phát triển mạnh, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần cho Việt Nam quảng bá và hợp tác phát triển với các quốc gia và khu vực trên Thế Giới. Du lịch Việt Nam đã và đang khởi sắc từ đầu thập niên 90 đến nay. Năm 2000, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2,1 triệu lượt khách, đạt doanh thu 11,2 tỷ đồng; năm 2002 cả nước đón 2,6 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 17,7 tỷ đồng; Năm 2005 khách du lịch quốc tế đạt 3,4 triệu lượt, doanh thu đạt 30 tỷ đồng, tăng so với năm 2000 là 61,9 % về khách và 167,8 % về doanh thu. Khách nội địa cũng tăng đều qua các năm, từ 11,2 triệu lượt năm 2000 đến 2002 là 12,5 triệu lượt và 15,3 triệu lượt năm 2005. Với tốc độ tăng trưởng du lịch trung bình hàng năm đạt 6.4%. Và năm 2003, Việt Nam được báo chí nước ngoài đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện nhất. Nắm rõ điều đó, du lịch Việt Nam đang từng bước hội nhập bằng cách tự kiện toàn, quảng bá, mời gọi… Theo chủ trương và đường lối của Nhà Nước cũng như Chính Quyền Tỉnh. An Giang đã mạnh dạng chọn du lịch là một trong những ngành mũi nhọn phát triển, là một ngành đầy triển vọng và khả năng đóng góp GDP rất lớn cho tỉnh nhà. An Giang là tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là có núi và phong cảnh tự nhiên hấp dẫn cùng với nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được Bộ Văn Hóa công nhận và xếp hạng. Ngoài ra còn có cửa khẩu quốc gia là nơi thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, du lịch An Giang vẫn chưa thực sự phát triển đúng với quy mô và chức năng so với tiềm năng của mình. Việc phát triển du lịch phụ thuộc nhiều vào các ngành kinh tế khác nhau. Do vậy, cần phải định hướng đúng đắn dựa vào nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhằm tạo tiền đề cho việc đầu tư phát triển lâu dài trên nền tảng bền vững. Chính vì lẽ đó: đề tài “DU LỊCH AN GIANG, TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG” được nghiên cứu thực hiện để có thể góp phần cho việc gìn giữ, tôn tạo, bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch cũng như vấn đề an ninh trật tự, văn hóa, văn minh… trong hoạt động du lịch cũng cần được quan tâm. Hoạt động du lịch An Giang theo đó khởi sắc và phát triển trên con đường hội nhập. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Trên Thế Giới Đối với việc nghiên cứu du lịch thì thường có ba hướng chính, đó là: nghiên cứu phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghị về việc nghiên cứu du lịch như các nghiên cứu nổi bật: nghiên cứu sức chứa và ổn định của các địa điểm du lịch (Kadaxkia,1972; Sepfer, 1973), nghiên cứu các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô trước đây do các nhà du lịch cảnh quan Đại Học Tổng Hợp Maxcova (E.B.Xmirnova, V.B.Nhefedova) hay công trình khai thác lãnh thổ du lịch của I.I.Pirojnic (Belorutxia), Jean Piere (France) về phân tích các tụ điểm du lịch và vùng du lịch. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu địa lý về lãnh vực du lịch để xây dựng và phân tích tổng hợp các yếu tố phát triển du lịch tại vùng được xác định. 2.2. Ở Việt Nam Du lịch bắt đầu được thực hiện nghiên cứu và mới quan tâm từ thập niên 90 trở lại đây. Một số công trình khởi đầu và cũng là nền tảng cho du lịch như: Dự án VIE/ 89/ 003 về kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam do tổ chức Du Lịch Thế Giới (OMT) thực hiện, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 do Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch tiến hành (1994)…và các quyển sách đã được biên soạn: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng quan du lịch, Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kinh tế du lịch và du lịch học…đã tập trung nghiên cứu lý luận và thực tế trên phạm vi khác nhau. Du lịch An Giang vốn đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và hiện nay cũng đang được nghiên cứu từ các hãng thông tấn báo chí hay đài truyền hình Tỉnh và đài Quốc Gia, hoặc của sinh viên của các trường: Đại Học Sư Phạm TP.HCM, Đại Học Văn Lang, Đại Học Cần Thơ hay Trường Nghiệp Vụ Du Lịch….Tuy nhiên, những công trình đó chưa đi sâu khai thác và nghiên cứu kỹ trên cơ sở khoa học mà chỉ bước đầu cho việc nghiên cứu các góc cạnh khác nhau của vấn đề du lịch - một vấn đề có rất nhiều phức tạp và liên quan với các đối tượng khác.Mặt khác, trước đây du lịch An Giang vẫn chưa thật sự được quan tâm đầu tư và phát triển. Ngày nay, với sự phát triển du lịch sôi động của cả nước nói chung, du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng thì du lịch An Giang (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, văn hóa lễ hội,…) đã trở thành đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn vào địa bàn An Giang. Phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch và đề xuất giải quyết phát triển du lịch Tỉnh – nơi được coi là có nhiều tiềm năng nhưng hiệu quả phát triển chưa cao, đặc biệt có một số tài nguyên du lịch của tỉnh không được quan tâm đúng mức đang có nguy cơ xuống cấp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch để vận dụng vào việc nghiên cứu du lịch tỉnh An Giang. - Khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật của An Giang. Trên cơ sở đó đánh giá những lợi thế và hạn chế của chúng đối với việc phát triển du lịch. - Phân tích thực trạng du lịch hoạt động của An Giang trong thời gian từ năm 2000 – 2005. - Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch An Giang trong thời gian tới. 3.3. Giới hạn nghiên cứu 3.3.1. Giới hạn về nội dung Giới hạn trong phạm vi ngành du lịch nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển ngành… của An Giang. Trên cơ sở đó sẽ phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của Tỉnh. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch cho An Giang trong tương lai. 3.3.2. Giới hạn về không gian và thời gian Về không gian, đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi tỉnh An Giang, gồm có 11 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố. Về thời gian, đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong giai đọan 2000 – 2005. 4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Các quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất tổng hợp, có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của nhiều qui luật cơ bản. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở của các nguồn tài nguyên, các dịch vụ cho du lịch. Quan điểm này vận dụng vào luận văn để phân tích các tiềm năng và các tác động về nhiều mặt cho sự phát triển du lịch của tỉnh An Giang. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều và biến động trong không gian và thời gian như ngành du lịch. 4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa Nhằm điều tra bổ sung và kiểm tra lại những thông tin cần thiết cho quá trình phân tích, xử lí số liệu trước khi thực hiện đề tài. Trên thực tế, các số liệu thống kê của ngành du lịch nói chung còn nhiều bất cập và chưa thống nhất. 4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp, đề tài sẽ áp dụng phương pháp bản đồ và biểu đồ nhằm thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ, cũng như xác định được địa điểm và phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng nghiên cứu trên bản đồ. Xây dựng một số bản đồ mang tính chức năng như: bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn. Trên bản đồ cũng giúp thể hiện quy luật của toàn bộ hệ thống trong không gian. 4.2.4. Phương pháp toán và thống kê du lịch Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các chỉ tiêu phát triển trong hoạt động du lịch. Những thông tin, số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở địa phương sẽ thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của đề tài đã đề ra. 4.2.5. Phương pháp dự báo Để đánh giá và xác định các vấn đề trong nội dung có liên quan, dựa vào các nguyên nhân, hệ quả và tính hệ thống trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch, từ đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh. 4.2.6. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin Các chương trình phần mềm xử lí các thông tin thu được thông qua điều tra như Exel, Word, Windows, Mapinfo…để xử lí, phân tích kết quả điều tra và thể hiện qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ… 4.2.7. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, của các thầy cô trong khoa Địa Lý và các ý kiến của các chuyên gia du lịch của tỉnh. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận về du lịch và thực tiễn về phát triển du lịch thế giới và Việt Nam mà cụ thể là phát triển du lịch tỉnh An Giang. - Tổng hợp và đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch, phân tích những mặt thuận lợi, những hạn chế trong việc phát triển du lịch của tỉnh An Giang. - Đánh giá thực trạng các họat động du lịch của tỉnh An Giang. Phân tích và đề xuất các điểm, cụm, tuyến du lịch quan trọng trong vùng đồng thời xác định rõ khả năng đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả du lịch tỉnh An Giang 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Mở đầu Chương1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn du lịch Chương 2 : Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch An Giang Chương 3 : Định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch An Giang hiệu quả và bền vững. Kết luận và Kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN DU LỊCH 1.1.1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Ngày nay, du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến không chỉ ở nước phát triển mà các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự vận chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa (I.I.Pirôgionic, 1985)”. [9, tr.15] Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội, sinh ra, tồn tại và phát triển khách quan trong một mối quan hệ sản xuất nhất định. Du lịch có mối tương quan và có tác động qua lại với các mặt khác trong đời sống kinh tế xã hội. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng của mọi đối tượng trong xã hội. Các thành tố cấu thành du lịch gồm 4 nhóm: + Khách du lịch (tourist) +Công việc kinh doanh du lịch (Busineses) +Chính phủ và chính quyền địa phương (Government) +Cộng đồng dân cư (Communnity) 1.1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH Theo Pháp Lệnh Du Lịch Việt Nam (2/1999), được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua, có thể rút các khái niệm như sau: ƒ Du lịch: là hoạt động của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Điểm 1, điều 10) ƒ Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi khác. Khách du lịch gồm có khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước. khách du lịch quốc tế là công dân của một nước đến du lịch một nước khác; khách du lịch trong nước là công dân của một nước đi du lịch trên phạm vi nước đó. ƒ Doanh thu từ du lịch: bao gồm các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch và lữ hành; từ bán hàng lưu niệm; từ các dịch vụ khác như vui chơi, giải trí, dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng… Nói cách khác, khách du lịch đến một nơi nào đó, họ chi tiêu hết bao nhiêu thì đó chính là doanh thu du lịch. ƒ Cơ sở lưu trú du lịch: là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. ƒ Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch. ƒ Cụm du lịch: là nơi tập trung nhiều loại tài nguyên với một tập hợp các điểm du lịch trên một lãnh thổ, trong đó hạt nhân của nó là một hoặc vài điểm du lịch có giá trị thu hút khách cao (dưới dạng khai thác hoặc dưới dạng tiềm năng). ƒ Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch. ƒ Tuyến du lịch: là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau. ƒ Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường. 1.1.3. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NGÀNH DU LỊCH ƒ Tính đa ngành: thể hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo…). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản hàng hóa…) ƒ Tính đa phần: biểu hiện tính đa dạng trong thành phần của khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng nhân dân trong khu du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tham gia các hoạt động du lịch. ƒ Tính đa mục tiêu: biểu hiện những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia họat động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội. ƒ Tính liên vùng: biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. ƒ Tính mùa vụ: biểu hiện ở thời gian diễn ra các họat động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các lọai hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa… (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…(theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch). ƒ Tính chi phí: biểu hiện ở chổ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền. 1.1.4. CHỨC NĂNG DU LỊCH ƒ Chức năng xã hội: du lịch có ý nghĩa quan trọng. Nó thể hiện trước hết vai trò của du lịch trong việc gìn giữ, hồi phục sức khỏe và tăng cường sức sống của con người. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động cho người dân. Mặt khác, ngành du lịch tạo thêm việc làm cho người lao động. Hiện nay, trên thế giới có trên khoảng 204 triệu người lao động trong ngành du lịch (chiếm 10,6% lực lượng của thế giới) và năm 2005 du lịch và những ngành liên quan đã tạo thêm 114 triệu việc làm. Ở Việt Nam, có 220.000 lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch (năm 2005), dự kiến đến 2010 sẽ có 350.000 lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch.[25] Thông qua du lịch con người được được thay đổi bởi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới. Đồng thời góp phần mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết về thiên nhiên và xã hội. ƒ Chức năng kinh tế: du lịch góp phần làm tăng tổng sản phẩm trong nước. Trên thế giới - theo John Naisbitt, du lịch (bản thân ngành du lịch và những ngành có liên quan) là những ngành có đóng góp to lớn cho nền kinh tế thế giới với tổng sản phẩm đạt gần 3.400 tỷ USD (chiếm 10.2 % GNP tòan cầu), nộp 655 tỷUSD tiền thuế. Ở Việt Nam, năm có doanh thu cao nhất từ du lịch đạt 9500 tỷ đồng (1996).[21] Mặt khác, chức năng kinh tế cho du lịch có liên quan đến vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở dịch vụ du lịch – một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Chính vì vậy, dịch vụ du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ của nhiều nước. ƒ Chức năng chính trị - văn hóa: du lịch là nhân tố hợp tác quốc tế. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Nhờ có hoạt động du lịch mà con người biết quý trọng lịch sử, nền văn hóa và truyền thống các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du lịch còn giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch làm cho con người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc. ƒ Chức năng sinh thái: Du lịch là nhân tố tác động kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi chính vì môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Nhu cầu du lịch đòi hỏi có những biện pháp chính sách hợp lí bảo vệ và phát triển môi trường. Như vậy, du lịch góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên xã hội. 1.1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1.5.1. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là nhân tố quyết định đối với sự phát triển du lịch. Nếu không có tài nguyên du lịch hoặc tài nguyên du lịch quá nghèo nàn thì hoạt động du lịch sẽ không phát triển được. Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử văn hóa, kinh tế - xã hội, vốn có trong tự nhiên hoặc do con người tạo dựng nên. 1.1.5.1.1. Đặc trưng của tài nguyên du lịch Tài nguyên đối với các lọai hình có đặc trưng riêng – ví dụ: đối với khách du lịch tham quan tài nguyên là những danh lam thắng cảnh (tự nhiên, văn hóa, lịch sử), đối với du lịch chữa bệnh (người ta quan tâm đến nước khoáng hoặc bùn chữa bệnh); đối với du lịch thể thao là nơi có địa hình mạo hiểm như ghềnh, thác, đèo, núi cao…; đối với du lịch tìm hiểu văn hóa thì đối tượng là các lễ hội, các phong tục truyền thống, các làng nghề… 1.1.5.1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch • Tài nguyên du lịch có tính phong phú và đa dạng. • Tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách. • Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau và tạo nên tính mùa vụ trong du lịch • Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch. • Tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần. 1.1.5.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch • Là yếu tố cơ bản để tạo nên sản phẩm du lịch. • Là cơ sở quan trọng để tạo nên các loại hình du lịch. • Là bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. 1.1.5.1.4. Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng; được chia làm 2 nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. ™ Tài nguyên du lịch tự nhiên: là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên được sử dụng cho mục đích du lịch, bao gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. • Địa hình Đối với hoạt động du lịch, các dạng địa hình tạo nền cho phong cảnh. Đặc điểm hình thái của địa hình (các dấu hiệu bên ngoài của địa hình) và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn đối với du khách, như các dạng địa hình núi, địa hình Karst, các kiểu địa hình ven bờ - có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch. Kiểu địa hình Karst được tạo thành do sự lưu thông của nước trong đá dễ hòa tan (đá vôi Đôlômit, đá phấn, thạch cao…). Những kiểu Karst có ý nghĩa đối với du lịch là hang động Karst, các kiểu Karst ngập nước (Vịnh Hạ Long), kiểu Karst đồng bằng (vùng Ninh Bình). Kiểu địa hình ven biển, hải đảo, đới bờ và các kho chứa nước (đại dương, biển, sông, hồ…) cũng có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Địa hình đới bờ có thể tận dụng khai thác du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước… • Khí hậu Có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức du lịch qua khí hậu sinh học. Những tiêu chí đáng chú ý là nhiệt độ, độ ẩm không khí và các yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tựơng thời tiết đặc biệt khác. Bảng 1.1: Các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ trung bình năm ( 0C) Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ( 0C) Biên độ năm của nhiệt độ trung bình ( 0C) Lượng mưa năm (mm) 1 Thích nghi 18-24 24-27 <6 1.250- 1.900 2 Khá thích nghi 24-27 27-29 6-8 1.900- 2.550 3 Nóng 27-29 29-32 8-14 >2.550 4 Rất nóng 29-32 32-35 14-19 <1.250 5 Không thích nghi >32 > 35 >19 <650 Nguồn: Tài Nguyên & Môi Trường Việt Nam Các điều kiện khí hậu được xem như các tài nguyên khí hậu của du lịch. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến các hoạt động du lịch và đã tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Ứng với mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. - Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh, du lịch trên núi mùa đông và mùa hè. Tuy nhiên, trong thực tế rất hiếm khi có sự phân phối đồng đều các dòng du lịch theo mùa vì du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khí hậu, tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật. - Mùa đông: là mùa du lịch trên núi. Ở những nơi có mùa đông kéo dài thường phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác. - Mùa hè: là mùa du lịch quan trọng nhất. Đây là mùa du lịch sôi động với các loại hình du lịch biển, du lịch núi, du lịch tới những vùng đồi, đồng bằng…. • Tài nguyên nước: bao gồm nước mặt và nước ngầm. Phục vụ cho mục đích du lịch nói chung, giới hạn nhiệt độ lớp nước trên mặt tối thiểu từ 180C – 200C. Ngoài ra, cũng phải chú ý đến tần số và tính chất sóng của dòng chảy, độ sạch của nước… Các nguồn tài nguyên nước mặt có giá trị cho nhiều lọai hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng…, đó là các bờ biển, các vùng hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các suối, thác nước , suối karst… Nguồn tài nguyên nước ngầm có giá trị đối với du lịch đó là các nguồn nước khoáng thiên nhiên. Thực tế cho thấy những nơi giàu nguồn nước khoáng cũng là những điểm phát triển du lịch chữa bệnh. • Tài nguyên sinh vật: là dạng tài nguyên du lịch đặc biệt, đối với loại tài nguyên này, người ta phân thành nhiều chỉ tiêu như: chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch; chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao; chỉ tiêu đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học. ™ Tài nguyên du lịch nhân văn: là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình lịch sử và có giá trị phục vụ cho du lịch. Đặc trưng cơ bản của tài nguyên nhân văn là: - Chúng có tác dụng nhận thức nhiều hơn tác dụng giải trí - Thời gian du lịch tìm hiểu các đối tượng này thường diễn ra ngắn. Số du khách quan tâm đến nguồn tài nguyên này thường có trình độ văn hóa, thu nhập và yêu cầu cao. - Về phân bố, các tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn - Quá trình khai thác cho mục đích kinh doanh du lịch không có tính mùa vụ, ít phụ thuộc vào tự nhiên. Các tài nguyên du lịch nhân văn nói chung được phân chia thành: di tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật, các loại danh lam thắng cảnh… • Di tích lịch sử - văn hóa Là những không gian vật chất cụ thể có chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa do tập thể hoặc cá nhân con người tạo nên trong lịch sử để lại. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng các hoạt động du lịch. Qua các thời đại, các di tích lịch sử - văn hóa – cách mạng đã minh chứng cho những sáng tạo về văn hóa, tôn giáo về xã hội của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những di tích này là nhiệm vụ quan trọng của nhân loại trong thời kì hiện đại và còn có giá trị rất lớn đối với mục đích phát triển du lịch. • Các lễ hội: Là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc, đây là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp đ._.a dạng và phong phú, một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những thời gian lao động mệt nhọc. • Làng nghề: Là kết quả của quá trình lâu dài hàng trăm năm hình thành, tồn tại và phát triển. Các làng nghề truyền thống là nơi tạo ra các sản phẩm độc đáo mang tính dân tộc cao và có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. • Các đối tượng gắn với dân tộc học: các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong qui hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc, các tập tục lạ về truyền thống… 1.1.5.2 . Nhân tố kinh tế- xã hội 1.1.5.2.1. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế Làm nảy sinh nhu cầu du lịch trong xã hội, đồng thời thúc đẩy du lịch phát triển với tốc độ cao. Trong nền sản xuất xã hội, hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…đều liên quan mật thiết tới việc phát triển ngành du lịch. 1.1.5.2.2. Nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch Là sản phẩm của sự phát triển xã hội, đó là nhu cầu con người về khôi phục sức khoẻ, khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sinh sống. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch là một hệ thống và thể hiện ở 3 mức độ: xã hội– nhóm người – cá nhân. Trong đó, quan trọng hàng đầu là nhu cầu nghỉ ngơi phát triển xã hội. Nó được xác định như nhu cầu của xã hội về phục hồi sức khoẻ và khả năng lao động, về sự phát triển toàn diện thể chất và tinh thần cho mỗi thành viên của xã hội. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch theo nhóm thể hiện nhu cầu của một nhóm dân cư phân theo nghề nghiệp lứa tuổi… Nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch cá nhân gồm những đòi hỏi của cá nhân về hoạt động nghỉ ngơi – du lịch nhằm nâng cao sức khoẻ, giảm mệt mỏi, mở rộng khả năng lao động, tầm hiểu biết cho bản thân. Những nhu cầu trên không tách rời nhau mà có sự quan tâm qua lại biện chứng. 1.1.5.2.3. Điều kiện sống Là nhân tố quan trọng phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục… Du lịch chỉ có thể phát triển khi đời sống vật chất và tinh thần của con người được cải thiện. Then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội. Nhìn chung ở những nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập cao thì hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. 1.1.5.2.4. Thời gian rỗi Là phần thời gian ngoài giờ làm việc, khi đó thường diễn ra các hoạt động nhằm phục hồi và phát triển trí lực, thể lực và tinh thần con người. Nguồn quan trọng nhất làm tăng thời gian rỗi là giảm thời gian làm việc tại các công sở và các công việc nội trợ. Thời gian rỗi là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch ngắn ngày hay du lịch cuối tuần. 1.1.5.2.5. Nhân tố chính trị Là điều kiện đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hay kìm hảm sự phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia. Do vậy, hòa bình được coi là đòn bẩy của hoạt động du lịch. Đồng thời, con người cũng muốn thể hiện ước nguyện được sống trong hòa bình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. 1.1.5.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Là phương tiện vật chất của toàn xã hội, được xây dựng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, trong đó có cả hoạt động du lịch. 1.1.5.3.1. Hệ thống và phương tiện giao thông Là nhân tố hàng đầu với việc hình thành và phát triển du lịch. Khi đánh giá và xem xét phương tiện giao thông phải chú ý đến các loại đường, chất lượng đường, phương tiện giao thông hiện có. Bên cạnh đó phải xét đến nhà ga, bến cảng, sân bay, bến xe; đặc biệt là các cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng. 1.1.5.3.2. Hệ thống cung cấp điện Là điều kiện cần thiết đảm bảo sinh hoạt tối thiểu cho khách du lịch cũng như cung cấp năng lượng cho hoạt động phục vụ kinh doanh du lịch. Khi đánh giá xem xét cần quan tâm đến: + Xem xét cơ cấu mạng lưới điện ảnh hưởng tới việc tạo nên các điểm, cụm, trung tâm du lịch. + Khả năng đảm bảo điện của địa phương cho hoạt động du lịch, cân đối giữa khả năng cung cấp điện và nhu cầu tiêu thụ điện. 1.1.5.3.3. Hệ thống cấp thoát nước Bao gồm nước phục vụ cho sinh hoạt và cho các ngành dịch vụ du lịch. Nguồn cung cấp nước cần được quan tâm trong cơ cấu của cơ sở hạ tầng bao gồm: + Khả năng cung cấp nước và chất lượng nguồn nước + Hệ thống cung cấp nước Bên cạnh việc cấp nước cho sinh hoạt cũng cần phải xây dựng hệ thống tiêu thoát nước nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây mất mỹ quan trong khu vực du lịch. 1.1.5.3.4. Hệ thống thông tin liên lạc Nhằm thỏa mãn sự trao đổi tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời giữa các khu vực thông qua các loại hình dịch vụ như thư tín, điện thoại, fax, internet… 1.1.5.3.5. Một số cơ sở bổ sung khác ™ Cơ sở y tế điều dưỡng: được xây dựng tại các điểm, các trung tâm du lịch nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Đó là trung tâm du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng, bùn, ánh nắng mặt trời, các phòng luyện tập phục hồi chức năng, phòng xông hơi… ™ Các công trình thông tin văn hóa: đáp ứng nhu cầu hiểu biết những kiến thức văn hóa xã hội, điều kiện giao tiếp cho khách du lịch, tuyên truyền về truyền thống, thành tựu văn hóa của các dân tộc Bao gồm các trung tâm văn hóa, thông tin, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm… có thể bố trí tại khách sạn hoặc họat động một cách độc lập tại các điểm hoặc trung tâm du lịch. Hoạt động của các cơ sở này giúp cho khách sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho chuyến đi du lịch có ý nghĩa hơn. ™ Ngoài ra, có các công trình phục vụ cho khách du lịch nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu sinh hoạt trong thời gian du lịch như hiệu hớt tóc, hiệu ảnh… 1.1.6. MỘT VÀI HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH Trong việc nghiên cứu du lịch, Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch (TCLTDL) là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, vì không thể tổ chức và quản lí có hiệu quả mà không xem xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. TCLTDL là một quá trình liên tục và đồng bộ vì có sự thay đổi du lịch qua thời gian. Vì vậy, phải có hệ thống điều hành. TCLTDL được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường cao nhất. Là dạng tổ chức lãnh thổ xã hội, TCLTDL mang tính chất lịch sử. Cùng với sự phát triển xã hội, sức sản xuất dần dần đã xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Có 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và vùng du lịch. Trong đó có 2 hình thức phổ biến là hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch. 1.1.6.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch Hệ thống lãnh thổ du lịch được coi là một thành tạo tương đối hoàn chỉnh về hoạt động và lãnh thổ, có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Một trong những chức năng quan trọng là phục hồi và tái sản xuất sức khỏe, khả năng lao động, thể lực và tinh thần con người. Vì vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch thường là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau như nhóm người du lịch, các tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử, các công trình kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lý. Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thể coi các điều kiện và nhân tố du lịch trong sự thống nhất của chúng là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại lẫn nhau; còn cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh và với hệ thống khác: tự nhiên, kinh tế - xã hội. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một dạng đặc biệt của hệ thống địa lý, mang tính chất hỗn hợp có đủ các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của nhiều loại qui luật cơ bản. Xét trên quan điểm hệ thống thì hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là các phân hệ: khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa, công trình kỹ thuật, cán bộ phục vụ và bộ phận điều khiển. • Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm quyết định những yêu cầu đối với các thành phần khác của hệ thống, vì các thành phần này phục thuộc vào đặc điểm (xã hội – nhân khẩu, dân tộc) của khách du lịch. Các đặc trưng là cấu trúc và lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của luồng khách du lịch. • Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa tham gia hệ thống với tư cách là tài nguyên, là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Tổng thể này có sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn định và tính hấp dẫn. Đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác. • Phân hệ công trình kỹ thuật đảm bảo cho cuộc sống bình thường của khách du lịch, nhân viên phục vụ (ăn, ở, đi lại) và những nhu cầu giải trí đặc biệt (chữa bệnh, tham quan, du lịch…). Toàn bộ công trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng của du lịch. Đặc trưng là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác… • Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ hoàn thành chức năng dịch vụ cho khách đảm bảo cho các xí nghiệp họat động bình thường. Số lượng, trình độ chuyên môn – nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên và mức độ đảm bảo lực lượng lao động là những đặc trưng chủ yếu của phân hệ này. • Bộ phận điều khiển có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu. Toàn bộ các phân hệ và mối liên hệ của chúng được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1.1: HỆ THỐNG LÃNH THỔ DU LỊCH (M.Bưchơvarốp, 1975) [9] Chú giải: I – Môi trường với điều kiện phát sinh (nhu cầu du lịch) II - Hệ thống lãnh thổ du lịch 1 – Phương tiện giao thông vận tải 2 – Phân hệ khách du lịch 3 – Phân hệ cán bộ dịch vụ I 1 II 2 3 5 4 4 – Phân hệ tài nguyên du lịch 5 – Phân hệ công trình kỹ thuật Æ Mối liên hệ bên trong hệ thống Î Các mối liên hệ với hệ thống khác Các mối liên hệ thông tin giữa I và II 1.1.6.2. VÙNG DU LỊCH Trong quá trình nghiên cứu du lịch, yêu cầu cấp thiết là phải phân nhóm các đối tượng và hiện tượng du lịch theo không gian. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm của hoạt động du lịch là tính phân tán trong không gian khác với tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch, cần phải có khoảng không gian rộng lớn. Nếu tổ chức lãnh thổ hợp lí, ngoài ý nghĩa kinh tế, có thể tiết kiệm được không gian sử dụng cho mục đích khác. Trong nhiệm vụ này có sự đóng góp của phân vùng du lịch. Có nhiều quan niệm về phân vùng du lịch, như quan niệm của E.A.Kôlliarôp (1978) hay quan niệm của N.X.Mirônicô và I.T.Tirôđôkhôlêbok (1981). Mỗi quan niệm có những ưu, nhược điểm nhất định. Sau khi xem xét các quan niệm khác nhau có thể thấy rằng quan niệm của I.I.Pirojnik (1985) là đầy đủ và tiêu biểu hơn. Theo quan niệm này, vùng du lịch là một tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, một tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chuyên môn hoá và các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch. Về phương diện tổ chức lãnh thổ, đây là vùng ngành (gắn với ngành du lịch ). Trên quan điểm hệ thống có thể coi vùng du lịch như là một tập hợp hệ thống lãnh thổ được tạo nên bởi hai thành tố: Hệ thống lãnh thổ du lịch và không gian kinh tế xã hội bao quanh, nhằm đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động có hiệu quả. Giữa chúng có mối liên hệ với nhau. Mối liên hệ giữa các yếu tố tạo thành hệ thống lãnh thổ du lịch mang tính chất liên hệ công nghệ có tác dụng thực hiện đầy đủ các khâu công nghệ của quá trình du lịch. Còn các mối liên hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch với không gian kinh tế - xã hội xung quanh là các mối liên hệ kinh tế. Vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân tạo vùng du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch là các khái niệm khá gần gũi nhau, đồng thời có sự khác biệt cơ bản. Nói chung, sự khác biệt giữa chúng là ở chổ hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân của vùng du lịch. Chính từ hạt nhân này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của vùng trong môi trường xung quanh. Các yếu tố của môi trường giúp hạt nhân hoạt động và cùng với bản thân hạt nhân trở thành vùng du lịch. Như vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch không phải là toàn bộ lãnh thổ của vùng, mà chỉ là nơi tập trung nguồn tài nguyên du lịch và các công trình kỹ thuật… Vùng du lịch có không gian lớn hơn, trong đó bao gồm các khu vực sản xuất hàng hoá, vật liệu, năng lượng, đội ngũ cán bộ, kho tàng, các công trình công cộng…Quan hệ giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch tương tự như quan hệ giữa tổng hợp sản xuất – lãnh thổ và vùng kinh tế tổng hợp. Liên quan đến vùng du lịch có phân vùng du lịch. ™ Phân vùng du lịch: Khi nghiên cứu phân vùng, dù là kinh tế ngành hay phân vùng kinh tế tổng hợp, không thể không đề cập đến hệ thống phân vị, vì không thể phân vùng khi không xác định trước hệ thống cấp phân vị. Hệ thống phân vị trong phân vùng luôn là vấn đề được tranh luận. Đối với việc nghiên cứu du lịch, vấn đề các cấp phân vị cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, nghĩa là mỗi nhà nghiên cứu có thể sử dụng một hệ thống phân vị khác nhau. Riêng đối với phân vùng du lịch Việt Nam, thì có 5 cấp phân vị: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch, vùng du lịch. • Điểm du lịch Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ điểm du lịch có qui mô nhỏ. Trên bản đồ các vùng du lịch, người ta thể hiện điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế dù qui mô rất nhỏ nhưng cũng chiếm một diện tích nhất định trong không gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch tương đối lớn (điểm du lịch Nam Cát Tiên, điểm du lịch Củ Chi…). Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai với qui mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng. Thời gian lưu lại của khách du lịch tương đối ngắn (không quá 1-2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ (điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ cơ quan…) Các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong trường hợp cụ thể, các tuyến du lịch có khả năng là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc tuyến liên vùng (giữa các vùng ). • Trung tâm du lịch Trung tâm du lịch là một cấp hết sức quan trọng. Đó là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Nói cách khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ tương đối dày đặc. Mặt khác, trung tâm du lịch gồm các điểm chức năng được đặc trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế - kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng và sức thu hút khách du lịch (nội địa, quốc tế) rất lớn. Nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ. Có thể nguồn tài nguyên không thật đa dạng (về loại hình), song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du lịch. Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật khá phong phú đủ để đón, phục vụ và lưu khách trong một thời gian dài. Có khả năng tạo vùng du lịch rất cao. Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó tạo dựng bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển như ở Việt Nam gắn với 3 vùng du lịch có 3 trung tâm du lịch: Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh. Có qui mô nhất định về diện tích, gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Về độ lớn, trung tâm du lịch có thể có diện tích tương đương với diện tích của một tỉnh. • Tiểu vùng du lịch Tiểu vùng du lịch là sự tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu có). Về qui mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh. Tuy vậy, sự dao động về diện tích của các tiểu vùng. Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại. Trong thực tế ở nước ta, có thể phân biệt 2 loại hình tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du lịch đã hình thành (còn gọi là tiểu vùng du lịch thực tế) và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm năng). Giữa hai loại hình tiểu vùng du lịch có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển. Loại tiểu vùng thứ nhất: tập trung nhiều loại tài nguyên và được khai thác mạnh mẽ. Loại thứ hai: có thể có tài nguyên, song do những lí do nhất định, tiềm năng chưa có điều kiện để hình thành hiện thực. • Á vùng du lịch Là tập hợp các điểm vùng, trung tâm (nếu có) và các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch rộng hơn. Xét về các mối quan hệ dân cư - quần cư và cung cấp những nhu cầu vật chất cho khách du lịch thì á vùng gồm những địa phương không có các điểm tài nguyên du lịch. Các mối liên hệ bên trong lãnh thổ đa dạng hơn. Trong á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên. Trong chừng mực nhất định, chuyên môn hóa bất đầu được thể hiện, dù có thể chưa đậm nét. Sự hình thành và phát triển á vùng du lịch phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Có thể trong một số vùng du lịch, sự phân hoá lãnh thổ chưa dẫn đến hình thành các á vùng. Trong trường hợp ấy, hệ thống phân vị chỉ còn 4 cấp: điểm du lịch – trung tâm du lịch - tiểu vùng du lịch – vùng du lịch. • Vùng du lịch Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch như một thể thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn và xã hội…gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với chuyên môn hoá nhất định trong lĩnh vực du lịch. Nói đến vùng du lịch phải nói đến chuyên môn hoá. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn với vùng kia. Ở nước ta, chuyên môn hoá các vùng du lịch đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, mỗi vùng chuyên môn hóa gì và xu hướng phát triển như thế nào thì cần nghiên cứu sâu hơn. Các mối liên hệ nội, ngoại vùng dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật sẵn có của vùng. Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, gồm nhiều tỉnh. Ngoài ra, với hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó còn bao chiếm cả các khu vực không du lịch (điểm dân cư, các khu không có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch) Cũng như các tiểu vùng, người ta chia ra thành vùng du lịch đang hình thành (vùng du lịch tiềm năng) và vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế). Ở nước ta, có thể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch tiềm năng. Song, thực tế chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Vì vậy, vùng du lịch Việt Nam là vùng du lịch đang hình thành. Quan niệm này phù hợp với thực tế khách quan đang diễn ra ở nước ta, và như vậy mới có thể cắt nghĩa một số hiện tượng rất khó lý giải trong thực tế sinh động và đa dạng của hoạt động du lịch. Chính vì vậy, phân vùng du lịch thể hiện rõ tính kiến thiết của nó. Vùng du lịch là một thực thể khách quan, tồn tại ngoài ý muốn của con người. Nói như vậy không có nghĩa là con người không có vai trò gì trong việc hình thành và phát triển vùng. Con người thông qua công tác phân vùng du lịch, có thể thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các vùng du lịch nếu như việc nghiên cứu của họ tôn trọng các qui luật và thực tế khách quan. Ngược lại, nếu nghiên cứu hoàn toàn chủ quan thì họ sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình. ™ Kinh nghiệm của thế giới về TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH(TCLTDL) Mỗi nước có một cách tổ chức lãnh thổ du lịch khác nhau: 9 Ở Nga : trong những năm gần đây tổ cức lãnh thổ có nhiềuchuyển biến, theo hướng mở rộng và tiếp cận thị trường du lịch thế giới. Nhiệm vụ chính của TCLTDL là nghiên cứu các cơ sở khoa học của việc thiết kế và quản lý quá trình phát triển các hệ thống không gian phục vụ thời gian rỗi. Cụ thể tổ chức lãnh thổ giải quyết những vấn đề sau: phân tích đánh giá tài nguyên; dự đoán nhu cầu; khai thác hợp lí có hiệu quả những lãnh thổ có ý nghĩa cho việc nghỉ ngơi, giải trí. 9 Ở Indonexia, cụ thể ở đảo Bali - TCLTDL đã trải qua một cuộc cách mạng xanh, với việc giới thiệu những dự án gia đình, điện khí hoá nông thôn, gắn với những sản phẩm truyền thống của họ. Và việc chú trọng đến nguồn khách quốc tế, làm cho các dự án du lịch của Bali tập trung nguồn đầu tư lớn, ví dụ: xây dựng khách sạn 5 sao…mục tiêu của họ là khách quốc tế. 9 Thái Lan: hoạt động du lịch phát triển từ lâu, nhưng hiện nay nhiệm vụ phát triển du lịch Thái Lan chú trọng vào tái cấu trúc lại công nghệ du lịch. Việc TCLTDL hiện nay nhằm tăng cường quản lý nhà nước, tăng cường luật pháp an ninh, tiến đến sự phát triển bền vững. 9 Một số nước Châu Âu, TCLTDL phát triển theo quan hệ cung cầu, hình thức có thay đổi. Trước kia, TCLTDL đáp ứng nhu cầu của khách bằng những khu vui chơi giải trí. Hiện nay, mô hình du lịch của Châu Âu gắn với thiên nhiên nhiều hơn. Họ thường tổ chức các khu du lịch nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ núi, nghỉ biển… 9 Tại Hoa Kỳ, TCLTDL mang tính thực tiễn, gắn với quan điểm kinh tế, thông thường việc qui hoạch du lịch trên một địa bàn gắn với thành phần tư nhân, nhà nước về 3 phương diện: thiết kế, phát triển, quản lý. Việc TCLTDL chú ý đến mối quan hệ giữa các ngành, đến quyền lợi của cộng đồng dân địa phương, chú ý đến bảo vệ các giá trị du lịch, môi trường, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của khách. 9 Tại Oxtralia, việc qui hoạch du lịch gặp khó khăn nhất định về sự quản lý nhà nước – các dự án du lịch xuyên các bang thường bị gián đoạn. TCLTDL của Úc có xu hướng là ngày càng ít đi sự đòi hỏi thương mại, tăng hơn ý thức về môi trường và quyền lợi của dân cư địa phương. 1.2. VÀI NÉT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM 1.2.1 SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẢ NƯỚC Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước cùng với sự hổ trợ của các Bộ, Ngành có liên quan, ngành du lịch Việt Nam luôn tạo ra cơ hội và khả năng mới, tận lực khai thác các nguồn lực nhằm phát triển ngang bằng với các nước trên thế giới. Cụ thể Việt Nam đã xây dựng chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đọan 2001 – 2010 với các nội dung: xúc tiến tuyên truyền và quảng bá du lịch, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, áp dụng những thành tựu mới và tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế vào du lịch Việt Nam, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về du lịch, chuẩn bị các điều kiện hội nhập du lịch ở mức cao – trước nhất là chuẩn bị các điều kiện khai thác các yếu tố du lịch trong việc thực thi Hiệp Định Thương Mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng như khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), khuyến khích tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào du lịch ra nước ngoài, thực hiện đa dạng hóa - đa phương hóa quan hệ du lịch với các nước nhằm nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam có những bước phát triển khá nhanh. Thể hiện qua nhịp độ khách quốc tế du lịch đến nước ta tăng dần và cả lượng khách nội địa. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2000 là 2.14 triệu lượt người; lên 2.33 triệu lượt người/năm 2001 tăng 8,9 % so với năm 2000; đạt 2.63 triệu lượt người/ năm 2002, tăng 12,8 % so với năm 2001; năm 2003 là 2.42 triệu lượt người giảm xuống 8.7 % so với năm 2002 ( nguyên nhân: đây là khoảng thời gian chiến tranh nổ ra mạnh ở khu vực Trung Cận Đông và là năm đại dịch SARS ); năm 2004 đạt 2.92 triệu lượt người tăng 17,1 % so với năm 2003. riêng năm 2004 khách đi bằng đường hàng không là 18.217.000 lượt người, chiếm 62.2 %, tăng 4.8 %; khách đi bằng đường biển là 263.300 lượt người, chiếm 9 %, giảm 0.9 %; khách đi bằng đường bộ là 842.900 lượt người, chiếm 28.8 %, giảm 3.9 % so với năm 2003. Thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam (2004) là Đài Loan, Nhật, Pháp, Anh, Mỹ, Thái Lan. Bên cạnh đó còn phải nói đến khách du lịch quốc tế quay lại VN lần 2 đạt gần 35 %. Trong tổng du khách đến VN, du khách là việt kiều về nước chiếm 13 %, du khách đến từ Châu Á 41 %, Châu Âu 32 %, Châu Phi 0.04 %, Châu Mỹ 14 %, Châu Úc 6.3 %. Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch khoảng 220.000 người.[21] Mục tiêu của du lịch Việt Nam trong những năm tới là tiếp tục phát triển khai thác pháp lệnh du lịch và luật du lịch, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực để Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, an toàn. Ngành du lịch VN cũng phấn đấu mỗi năm tăng 10 – 20 % lượng khách quốc tế; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành bình quân thời kì 2001 – 2010 đạt 11 – 11.5 % / năm. 1.2.2. DU LỊCH AN GIANG Đồng bằng, núi, sông, danh lam thắng cảnh và nhiều di tích gắn liền với truyền thống văn hoá, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền của dân tộc trãi đều trên toàn tỉnh đã được Bộ Văn Hóa công nhận và xếp hạng là yếu tố cơ bản về tiềm năng du lịch của An Giang. An Giang được thiên nhiên ưu đãi với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú, cảnh quan tươi đẹp nên có nhiều lợi thế phát triển mạnh kinh tế du lịch, giao thông thuỷ bộ thuận lợi là một trong những lợi thế trong quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập kinh tế, đặc biệt là liên kết các tour du lịch với các tỉnh trong nước và quốc tế; đặc biệt là các nước ASEAN thông qua các cửa khẩu quốc tế như Vĩnh Xương, Tịnh Biên hay cửa khẩu quốc gia Khánh Bình hoặc các cửa khẩu phụ khác như Vĩnh Hội Đông, Bắc Đai…Ngoài ra còn có Cảng Mỹ Thới có công suất thiết kế trên 1 triệu tấn/năm. An Giang có nhiều di tích văn hóa - lịch sử và thắng cảnh tham quan du lịch được xếp hạng cấp quốc gia như Lăng Thoại Ngọc Hầu, đền thờ Bác Tôn Đức Thắng, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, đồi Tức Dụp anh hùng, khu di chỉ Óc Eo (nền văn minh vương quốc Phù Nam), hay là khu du lịch núi Cấm (vùng Thất Sơn), rừng tràm sinh thái Trà Sư và nhiều kiến trúc nghệ thuật của nền văn hoá – tôn giáo Phương Đông huyền bí. Mỗi năm thu hút trên 3 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, nghiên cứu, nghỉ dưỡng và hành hương về nguồn. An Giang là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm nên ở đây có nhiều lễ hội văn hóa dân gian của các dân tộc như lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc) của dân tộc Kinh; lễ hội Haji, Ramadan, lễ Cưới của dân tộc Chăm; lễ hội Dolta, hội đua bò vùng Bảy Núi, tết Chol Chnam Thmay của dân tộc Khmer… Ngoài ra tỉnh còn có trường Đại Học An Giang với nhiều công trình hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực then chốt cho tỉnh và các vùng lân cận. An Giang còn nổi tiếng khắp trong ngoài nước với các làng nghề truyền thống như lụa Tân Châu, mộc chợ Thủ (Chợ Mới), bánh phòng nếp Phú Tân, thổ cẩm Châu Giang (của người dân tộc Chăm), dệt thổ cẩm của người Khmer ( xã Văn Giáo, Tịnh Biên), mắm Châu Đốc, đường thốt nốt (Tịnh Biên, Tri Tôn). Bên cạnh đó, An Giang có qui mô nhà hàng khách sạn với trang thiết bị mới, hiện đại, đồng bộ chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, tập trung nhiều ở TP. Long Xuyên và Tx.Châu Đốc. Tỉnh hiện có 1 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, 9 khách sạn 2 sao, 23 khách sạn 1 sao, 21khách sạn đủ tiêu chuẩn tối thiểu và nhiều nhà nghỉ du lịch. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà Nước và Ngành nên đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch (nhà hàng – khách sạn) được thể hiện rõ nét văn hóa trong phục vụ, được du khách hài lòng nên lượt khách lữ hành, lưu trú ngày càng tăng. Cụ thể năm 2005 có hơn 3triệu lượt khách, tăng 9 % so với năm 2004, trong đó khách quốc tế trên 40.000 lượt, tăng 13 % so với 2004. Khách du lịch chủ yếu từ các nước Nhật, Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Úc, Bỉ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Italia…Doanh thu của các doanh nghiệp phục vụ nhà hàng– khách sạn đạt gần 90 tỷ đồng, tăng 25 % so với 2004 [21] Hoạt động lữ hành mở rộng liên kết, hợp tác, phát triển thêm các tour, tuyến mới trong và ngoài tỉnh, ngoài nước - đặc biệt là với nước láng giềng Campuchia, các tour lữ hành trong tỉnh nối kết tour tuyến lữ hành trong nước đưa khách về An Giang gắn với các ngày lễ hội nên tăng mạnh lượng khách lưu trú, trong đó tăng lượng khách quốc tế 25 %, mở tuyến du lịch Campuchia – An Giang - Đồng Bằng Sông Cửu Long để triển khai dự án tiểu vùng sông Mekong (Việt Nam – Campuchia – Lào), mở rộng thị trường kinh doanh. Toàn tỉnh có 9 đơn vị tham gia hoạt động lữ hành quốc tế. Nhìn chung, các công ty đã đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá và nâng cao chất lượng phục vụ du lịch để thu hút càng nhiều du khách đến An Giang. Năm 2005 An giang đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng các điểm du lịch và đa dạng hóa các loại hình du lịch (du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa lễ hội). Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ du lịch phụ trợ tiếp tục phát triển, chất._. lịch, bảo vệ môi trường du lịch. + Giai đoạn sau năm 2005: hoàn thành dự án đường lên núi Cấm, tập trung phát triển các điểm du lịch vừa hoàn chỉnh: như khu du lịch núi Tượng, khu căn cứ Ô Tà Sóc, khu du lịch hồ Soài So; Bên cạnh đó tiếp tục đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí với nhiều hình thức giải trí hiện đại. * Đặc biệt tại khu du lịch núi Cấm: đã hoàn chỉnh theo đúng các hạng mục đầu tư quy hoạch trước năm 2005 và đang phát triển như cổng chào, khu trung tâm điều hành khu hội nghị, khu điều dưỡng, khu di tích và làng văn hóa dân tộc, khu suối Thanh Long, khu công viên và trò chơi, khu bảo tồn rừng ôn - nhiệt đới, khu du lịch hành hương, khu chùa Phật Lớn, khu chùa Vạn Linh, khu động Thủy Liêm, khu các chùa phụ cận. 3.2.3.2.2. Cụm du lịch phụ trợ * Cụm du lịch núi Cô Tô (Huyện Tri Tôn) - Gồm 3 điểm chính: Đồi Tức Dụp, chùa Tà Bạ, Hồ Soài So. - Sản phẩm du lịch: tham quan, hang động, hành hương… - Định hướng phát triển: + Đồi Tức Dụp đã được đầu tư hoàn chỉnh phần di tích lịch sử cách mạng, một số dịch vụ khác và hiện nay trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong hệ thống tour liên tỉnh. + Tiếp tục hoàn chỉnh các công trình phụ trợ cho chùa Tà Bạ và hồ Soài So. * Du lịch biên giới Búng Bình Thiên (Huyện An Phú). - Thuộc ấp 5- xã khánh Bình và một phần của hai xã Nhơn Hội và Quốc Thái, Huyện An Phú. - Sản phẩm du lịch: du lịch sinh thái làng nghề chợ biên giới… - Định huớng phát triển: + Đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng, trồng cây xanh tập trung và khai thác du lịch. + Mở rộng và nâng cấp tỉnh lộ 956 đi qua và nối liền với cửa khẩu quốc gia Khánh Bình (An Giang) - Chray Thum (kandal-Campuchia). + Tiếp tục duy trì đầu tư phát triển làng văn hóa chăm định cư lâu đời ở hai xã Khánh Bình và Nhơn Hội 3.2.3.2. Tuyến du lịch Phát triển các tuyến du lịch trọng điểm gắn với phát triển du lịch văn hóa và lễ hội truyền thống. Hình thành các tuyến du lịch theo các loại hình: - Du lịch tiềm hiểu di tích lịch sử văn hóa, di tích căm thù, di tích khảo cổ, truyền thống giữ nước và bảo vệ tổ quốc của dân tộc. - Du lịch nghỉ dưỡng. - Du lịch sinh thái. - Du lịch leo núi. - Du lịch lễ hội, tham quan làng nghề. - Du lịch thể thao. Định hướng đến năm 2010 trong tỉnh có các tuyến du lịch. • Tuyến du lịch nội vùng: - Long Xuyên – Huyện Chợ Mới (chùa Bà Lê, chùa Đạo Nằm, cột dây Thép) – Huyện Phú Tân (chùa Giồng Thành, chùa Mubarak) - Long Xuyên – Châu Đốc – Huyện An Phú (Búng Bình Thiên) - Long Xuyên – Huyện Châu Phú (đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành) – Châu Đốc – Huyện Tịnh Biên. - Tuyến du lịch khép kín: Long Xuyên – Châu Đốc – Huyện Tịnh Biên – Huyện Tri Tôn – Huyện Thoại Sơn – Long Xuyên. - Du lịch nước nổi: tham quan rừng tràm Trà Sư - Du lịch làng nghề truyền thống • Tuyến du lịch liên tỉnh: - An Giang – Kiên Giang – Cần Thơ - Long Xuyên – Cần thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau - Châu Đốc – Long Xuyên – Cao Lãnh – Sa Đéc (Đồng Tháp) • Tuyến du lịch quốc tế: - An Giang – TP. Hồ Chí Minh – Hà Nội – Trung Quốc - Long Xuyên – TP.Hồ Chí Minh – Lào – Thái Lan. 3.3. Một số giải pháp phát triển Du Lịch An Giang 3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lí và quy hoạch Tăng cường công tác quản lý đối với sự phát triển du lịch theo hướng tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, luật pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế họat động trong mọi lãnh vực du lịch, đồng thời đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng chiến lược phát triển du lịch; Tiếp tục thực hiện chương trình hành động và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chiến lược đề ra. Một số giải pháp cụ thể phù hợp với thực tế của tỉnh: - Nâng cao năng lực quản lý Nhà Nước về du lịch. - Tạo hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách thông thoáng để thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách du lịch thông thoáng để thu hút khách du lịch đến An Giang , thúc đẩy du lịch phát triển, nhằm mời gọi các đối tác tham gia đầu tư phát triển du lịch. - Đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu lực quản lý Nhà Nước về du lịch. - Đẩy mạnh phối hợp liên ngành như: Công An, Tài Chính, Sở Khoa Học Và Đầu Tư, Sở Giao Thông Vận Tải, Hải Quan, Sở Khoa Học – Môi Trường…để xây dựng các chính sách phát triển du lịch, tạo thông thoáng và khuyến khích các hoạt động du lịch. - Góp phần chuyển biến và nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, thu hút sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội đối với sự phát triển du lịch. 3.3.2. Giải pháp về đầu tư và huy động vốn đầu tư Hiện nay, các hoạt động đầu tư cho lãnh vực du lịch còn dàn trải và ở qui mô nhỏ. Các dự án đầu tư chủ yếu vào lãnh vực xây dựng khách sạn tại các điểm du lịch trọng tâm. Còn tại các khu du lịch tiềm năng chưa phát triển thì hầu như chưa kêu gọi được dự án đầu tư. Do vậy cần phải có những định hướng, dự án ưu tiên để kêu gọi đầu tư như: - Đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. - Tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm như khu Châu Đốc – núi Sam, khu núi Cấm, khu núi Giài, khu núi Cô Tô, khu vực cửa khẩu Khánh Bình – Búng Bình Thiên…gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống, mua sắm, bến đỗ xe, khu vui chơi, vườn sinh thái, cảnh quan…tái tạo các công trình di tích và kiến trúc tiêu biểu các nền văn hóa của bốn dân tộc trong tỉnh. - Ưu tiên đầu tư trước các tuyến giao thông có liên quan đến các khu du lịch nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, nghỉ ngơi giải trí của du khách. - Đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ và công nhân viên trong ngành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập với du lịch của khu vực và thế giới. - Để có nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển ưu tiên thì cần có chiến lược thu hút vốn đầu tư cho các hoạt động du lịch. Tuy nhiên để nguồn vốn đầu tư sử dụng đúng mục đích, ngành du lịch cần tạo các điều kiện thuận lợi, an toàn khuyến khích các nhà đầu tư. Bên cạnh các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà Nước, ngành du lịch tỉnh có thể mở rộng các hình thức đầu tư để có nguồn vốn nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả khai thác du lịch. - Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước. - Nguồn vốn người dân đóng góp tự nguyện trong các lễ hội của các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dịch vụ và các ngành có liên quan. - Vốn tự có của các địa phương, các doanh nhiệp du lịch, khách sạn. - Vốn vay ngân hàng. - Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. 3.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách Để đảm bảo sự phát triển du lịch, cần tập trung vào các chính sách sau: - Chính sách thuế: cần ưu tiên, miễn giảm thuế vào các vùng đất còn hoang sơ có tài nguyên du lịch mà ta chưa được khai thác - Chính sách đầu tư: có chính sách khuyến khích về vốn và đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư. - Chính sách về thị trường: nghiên cứu cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh đối với thị trường tiềm năng là Châu Á – Thái Bình Dương, sau đó là ưu tiên thị trường Châu Âu, tương lai là các nước Bắc Mỹ, Úc và Trung Đông. Bên cạnh đó, xây dựng các cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng… để tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế. Song song đó, vẫn tiếp tục tạo điều kiện để thị trường du lịch trong nước phát triển. - Chính sách về tổ chức quản lý: đảm bảo quản lý có hiệu quả, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hệ thống chính sách và quá trình tổ chức. - Chính sách về khoa học – kỹ thuật: đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả. 3.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Con người là yếu tố hàng đầu của sự nghiệp phát triển du lịch, do vậy nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ phục vụ cho ngành du lịch là một trong những giải pháp quan trọng. Hiện tại, trình độ của cán bộ trong ngành du lịch còn thiếu và yếu, nên việc đầu tư đào tạo nhân lực của ngành là việc làm cấp thiết thông qua các biện pháp sau: - Xây dựng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch. Đầu tư cho việc đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại cả về quản lý, về kinh doanh du lịch, nghiệp vụ chuyên môn, tin học và ngọai ngữ chuyên ngành. - Đổi mới cơ bản công tác quản lí và đào tạo nguồn lực du lịch: đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch. - Tiến hành phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ, nhân viên đang công tác trong ngành du lịch của tỉnh. - Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, tham gia hội nghị và hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển. - Thực hiện xã hội hóa giáo dục du lịch toàn dân để nâng cao nhận thức về du lịch. 3.3.5. Giải pháp về thị trường, xúc tiến phát triển Du Lịch Đây là một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng trong phát triển du lịch. Qua đó giới thiệu các du khách về đất nước và con người An Giang, truyền thống văn hóa, lịch sử An Giang. Đồng thời nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của du lịch trong sự nghiệp phát triển đất nước. Để nhiệm vụ này hoàn thành tốt, cần phải: - Tăng cường công tác quảng bá của ngành du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tờ rơi, cẩm nang du lịch, tạp chí, thực hiện các tấm biển quảng cáo lớn tại các ngã đường có nhiều khách đi qua. - Ấn phẩm về ẩm thực và bản đồ du lịch tỉnh An Giang, bản đồ từng khu , điểm du lịch, ấn phẩm chào mừng quý khách đến An Giang và phát hành các ấn phẩm bằng tiếng Anh. - Mở các điểm trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm, sản phẩm du lịch,hàng hóa, hàng thủ công mỹ nghệ, bán sản phẩm hội họa, điêu khắc của địa phương có chất lượng cao, giá cả hợp lý để giới thiệu những sản phẩm đặc thù của An Giang. - Tổ chức liên hoan du lịch Festival, thông qua các hội thi, hội chợ, lễ hội, triễn lãm…và các bản tin trên trang Wed của ngành. Ngày càng phong phú và đa dạng để giới thiệu hoạt động du lịch của tỉnh đến du khách trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. - Duy trì việc phối hợp với đài truyền hình An Giang thực hiện các chuyên đề phát triển du lịch hàng tháng. - Tìm cơ hội để mở văn phòng đại diện du lịch tại thị trường quốc tế để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành du lịch và xúc tiến tiếp thị. 3.3.6. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ Nghiên cứu phát triển công nghệ mới trong ngành du lịch, từng bước đưa công nghệ thông tin vào quản lý và kinh doanh du lịch, tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong những lĩnh vực: lữ hành, vận chuyển, khách sạn,…nhằm đưa ngành du lịch phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác, nghiên cứu với các cơ quan chuyên ngành có liên quan trong nước và quốc tế. 3.3.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường du lịch là bảo vệ môi trường sống cho họat động du lịch. Do vậy, trong quá trình khai thác môi trường để phục vụ du lịch thì cần phải ngăn chặn sự suy thoái môi trường để đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Nên áp dụng các biện pháp sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư và các lực lượng tham gia phát triển du lịch, xây dựng môi trường văn minh, văn hóa du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch … Phòng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự để thu hút khách du lịch. - Xây dựng chiến lược phát triển môi trường du lịch cho từng địa phương. - Khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch phải cân nhắc kỷ trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác. - Tổ chức các khóa đào tạo môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lí, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ. - Giáo dục người dân địa phương và khách du lịch ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN V À KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu, phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh, có thể đưa ra các kết luận sau: 1. An Giang là tỉnh có núi rừng , sông nước và nhiều di tích lịch sử lâu đời, là nơi có nhiều nguồn lực phát triển các ngành kinh tế, có giao thông thủy bộ thuận tiện, và các cửa khẩu quốc tế, quốc gia, là những lợi thế để tỉnh phát triển mạnh du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn phát triển toàn diện và tương lai An Giang sẽ là tỉnh cầu nối và có thể là trung tâm để quan hệ với các nước trong tiểu vùng sông Mekong và các nước Đông Nam Á khác. Điều đó thuận lợi cho việc hình thành các tour, tuyến trên địa bàn đã được kết nối thành những tour, tuyến du lịch liên hoàn trong và ngoài tỉnh. 2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đã bất đầu được đầu tư với những chính sách ưu đãi, cải cách thủ tục hành chính nên đã dần đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống các điểm vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, hệ thống khách sạn đạt chuẩn còn quá ít. Bên cạnh đó, cũng cần ưu tiên đầu tư các công trình giao thông, điện, bưu điện theo tuyến du lịch tỉnh. 3. Hoạt động du lịch của tỉnh có những bước tăng trưởng đáng kể, số lượng khách và doanh thu ngày càng tăng, thu hút vốn đầu tư cho du lịch càng nhiều góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy vậy họat động du lịch chỉ tập trung ở một số cụm nên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. 4. Việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch còn thiếu sự phối hợp đồng bộ. Nhiều nơi chưa được đầu tư, khai thác tuơng xứng với tiềm năng nên có nguy cơ xuống cấp, nhiều nơi lại khai thác quá tải gây ảnh hưởng đến môi trường. 5. Vấn đề đầu tư cho tuyên truyền quảng bá du lịch, lực lượng lao động và đào tạo nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành và cũng như chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. 6. Nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh để tạo được sự hấp dẫn cho khách du lịch. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển cần quan tâm đến sự phong phú, đa dạng và mới lạ của sản phẩm. 7. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Xác định hướng đầu tư trong thời gian tới là xây dựng những khu du lịch tổng hợp, thu hút khách lưu trú lâu hơn và tăng khả năng chi tiêu của khách. Đồng thời đề ra các giải pháp vừa phát triển vừa bảo vệ sự bền vững của môi trường, như: giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý quy hoạch, về thị trường quảng bá, xúc tiến đầu tư… Và các kiến nghị : • Kiến nghị với Nhà Nước - Nhà Nước cần xây dựng chính sách thuận lợi để huy động nhiều nhân lực và nguồn vốn cho đầu tư nước ngoài. Đồng thời xây dựng các cơ chế quản lý Nhà Nước thống nhất đối với các khu, tuyến, điểm, cụm du lịch nhằm đảm bảo hiệu quả quản lí Nhà Nước về du lịch, tránh tình trạng quản lý chồng chéo như hiện nay. - Chính phủ cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh, thủ tục hải quan đổi mới quản lý và phục vụ khách. - Cần ưu tiên cấp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các tuyến, điểm du lịch của tỉnh và tăng cường đầu tư nguồn vốn ngân sách để bảo tồn và nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng trong tỉnh. - Nhà Nước cần có những văn bản quy định riêng về bảo vệ môi trường và cảnh quan tại các khu du lịch. • Kiến nghị với Tổng Cục Du Lịch - Cần có các hướng dẫn cụ thể trong việc triển khai và thực hiện pháp lệnh du lịch. - Phối hợp với các ngành của địa phương kiểm kê và đánh giá tài nguyên du lịch để có kế hoạch khai thác sử dụng trước mắt và lâu dài. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển du lịch để giới thiệu các sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng đến các thị trường du lịch lớn trong khu vực và thế giới. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để ứng dụng những công nghệ mới và phát triển du lịch. - Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chuyên môn đối với hoạt động du lịch. • Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan - Đề nghị Bộ Kế Hoạch Đầu Tư ưu tiên xem xét các dự án quy hoạch đầu tư phát triển các khu du lịch của tỉnh. - Đề nghị Bộ Giao Thông Vận Tải và các doanh nghiệp vận chuyển xậy dựng nhiều tuyến vận tải chất lượng cao phục vụ khách du lịch và nhân dân địa phương. - Đề nghị Bộ Văn Hóa Thông Tin phối hợp với tổng cục du lịch và tỉnh xây dựng quy chế quản lý, khai thác các di sản văn hóa phục vụ mục đích phát triển du lịch; Đồng thời xây dựng đề án bảo tồn các di sản văn hóa, khôi phục các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch. Phát triển các mô hình du lịch sinh thái, du lịch mùa nước nổi…. - Đối với Bộ Tài Nguyên – Môi Trường nghiên cứu, xây dựng các phương án giải quyết sự cố môi trường. - Phối hợp với Tổng cục Du Lịch tổ chức tuyên truyền chủ trương phát triển du lịch Việt Nam và du lịch Tỉnh nhà. - Phối hợp với Bộ Giáo Dục – Đào Tạo gắn giáo dục, đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục quốc gia, từng bước thực hiện xã hội hóa giáo dục để nâng cao nhận thức về du lịch, nhằm hình thành môi trường du lịch lành mạnh. • Kiến nghị với chính quyền địa phương - Đề nghị UBND tỉnh sau khi quy hoạch được thông qua phải có thông báo trong phạm vi tất cả các điểm du lịch được địa phương quản lý, tránh tình trạng mua bán, sang nhượng đất bất hợp pháp. Hoàn chỉnh quy hoạch toàn diện và tổng thể trên địa bàn tỉnh để phát triển đúng hướng. Ban hành các chính sách, cơ chế thông thoáng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nguồn vốn Trung Ương hổ trợ có mục tiêu về du lịch, tập trung ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, trước mắt là các khu du lịch trọng điểm như khu du lịch núi Cấm, núi Sam…gắn với phát triển kinh tế biên giới. - Huy động sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cho cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. - Cần có chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào các dịch vụ du lịch của các cụm du lịch. - Quản lý việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên du lịch một cách có hiệu quả và bền vững. - Sở Du Lịch cần điều tra cụ thể số lượng, chất lượng đội ngũ lao động trong ngành để có kế họach đào tạo. - Phối hợp với Sở Y Tế để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, trước hết tại các điểm, khu du lịch nhằm tạo sự an tâm cho du khách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bửu Ngôn (1999) , Du Lịch Ba Miền. Đất Phương Nam, NXB trẻ. 2. Các số báo Du Lịch , năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005. 3. Các số tạp chí Du Lịch Việt Nam, các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005. 4. Lê Huy Bá (chủ biên) (2004), Du Lịch Sinh Thái, TP.HCM. 5. Lê Thông (chủ biên) (2006), Địa Lý Các Tỉnh Và Thành Phố Việt Nam, tập 6. Các Tỉnh ĐBSCL, NXB GD, Hà Nội. 6. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch, NXB GD, Bộ GD- ĐT. 7. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2004) - Địa Lý KTXH Việt Nam, NXB GD, Hà Nội . 8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du Lịch Bền Vững, NXBĐHQG Hà Nội. 9. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa Lý Du Lịch, NXB TP.HCM. 10. Phạm Côn Sơn (2004), Làng Nghề Truyền Thống Việt Nam, NXB Văn Hóa Dân Tộc. 11. Phạm Trung Lương (chủ biên) , Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam, NXB GD, Hà Nội. 12. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2002) – Du Lịch Sinh Thái Những Vấn Đề Lí Luận Và Phát Triển ở Việt Nam, NXB GD. 13. Sở Thương Mại Và Du Lịch An Giang, Bản Đồ Du Lịch An Giang và Các Tuyến Du Lịch. 14. Sở Thương Mại Và Du Lịch An Giang (tháng 08-1995), Báo Cáo Quy Hoạch Phát Triển Ngành Du Lịch tỉnh An Giang 1996-2010. 15. Sở Thương Mại Và Du Lịch An Giang (2003)., Báo Cáo Thực Hiện Đề Án Phát Triển Du Lịch 2005, số 342/BC, TMDL 16. Sở Thương Mại Và Du Lịch An Giang, Báo Cáo tổng Kết Hoạt Động Du Lịch Năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005. 17. Sở Thương Mại Và Du Lịch An Giang (2002) , Chương Trình Hành Động Quốc Gia về Du Lịch Của An Giang giai đoạn 2002-2005, số 159/CTR.TMDL. 18. Tổng Cục Du Lịch - Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Việt Nam 2001-2010, quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 97/2002/QĐ-TTg. 19. Tổng Cục Du Lịch - Chương Trình Hành Động Quốc Gia về Du Lịch Việt Nam giai đoạn 2002-2005. 20. Tổng Cục Du Lịch (2004), Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin Du Lịch (sách hướng du lịch) - Non Nước Việt Nam, NXB HN. 21. Tổng Cục Thống Kê An Giang, Niêm Giám Thống Kê An Giang 2004, 2005. 22. Tổng Cục Thống Kê An Giang, Thông Báo Tình Hình KTXH Tỉnh An Giang năm 2004- 2005. 23. Trần Đức Thanh (2005) - Nhập Môn Khoa Học Du Lịch, NXB ĐHQG Hà Nội. 24. Trần Văn Đông(1997) - Nhà Mồ Ba Chúc, Phòng Thông Tin An Giang. 25. Trần Văn Thông (2003) – Quy Hoạch Du Lịch Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn, Tài liệu lưu hành nội bộ trường Đại Học Văn Lang 26. Trần Văn Thông (tháng 03-2002)- Tổng Quan Du Lịch, NXB GD. 27. UBND Tỉnh An Giang (1990), An Giang Resources Prospects. 28. UBND Tỉnh An Giang (2003), An Giang: Triển Vọng Và Cơ Hội Đầu Tư. 29. Viện Bảo Tàng An Giang - Các thống kê di tịch lịch sử đã và chưa xếp hạng. 30. Vũ Tự Lập(1999) - Địa Lý Tự Nhiên Việt Nam, Trường ĐHSP HN, NXB GD, Hà Nội. 31. www.angiang.gov.vn 32. www.dulichvn.vn 33. www.gso.gov.vn. 34. www.sodulich.angiang.gov.vn. 35. www.vietnamtourism.com. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG TỈNH AN GIANG Bảng: DANH SÁCH DI TÍCH CẤP QUỐC GIA STT TÊN DI TÍCH LỌAI HÌNH ĐỊA ĐIỂM QUYẾT ĐỊNH 1 Núi Sam Danh lam thắng cảnh Phường Núi Sam- thị xã Châu Đốc QĐ số 92/VH.QĐ ngày 10/7/1980 2 Miếu Bà Chúa Xứ Kiến trúc nghệ thuật Phường Núi Sam – thị xã Châu Đốc QĐ số 92/VH.QĐ ngày 10/7/1980 3 Lăng Thoại Ngọc Hầu Kiến trúc nghệ thuật Phường Núi Sam – thị xã Châu Đốc QĐ số 92/VH.QĐ ngày 10/7/1980 4 Chùa Tây An Kiến trúc nghệ thuật Phường Núi Sam – thị xã Châu Đốc QĐ số 92/VH.QĐ ngày 10/7/1980 5 Chùa Hang Di tích lịch sử Phường Núi Sam – thị xã Châu Đốc QĐ số 92/VH.QĐ ngày 10/7/1980 6 Nhà mồ Ba Chúc Di tích căm thù Thị trấn Ba Chúc – Huyện Tri Tôn QĐ số 92/VH.QĐ ngày 10/7/1980 7 Chùa Tam Bửu Di tích căm thù Thị trấn Ba Chúc – Huyện Tri Tôn QĐ số 92/VH.QĐ ngày 10/7/1980 8 Chùa Phi Lai Di tích căm thù Thị trấn Ba Chúc – Huyện Tri Tôn QĐ số 92/VH.QĐ ngày 10/7/1980 9 Nhà lưu Niệm Thời Niên Thiếu Chủ Tịch Tôn Đức Thắng Lưu niệm danh nhân Xã Mỹ Hòa hưng – Thành Phố Long Xuyên QĐ số 114/VH.QĐ ngày 30/8/1984 10 Đồi Tức Dụp Di tích cách mạng Xã An Tức – Huyện Tri Tôn QĐ số 666/VH.QĐ ngày 1/4/1985 11 Chùa Xvayton Kiến trúc nghệ thuật Thị trấn Tri Tôn – Huyện Tri Tôn QĐ số 235/VH.QĐ ngày 12/12/1986 12 Thánh Đường Hồi Giáo Mubarak Kiến trúc nghệ thuật Xã Phú Hiệp – Huyện Phú Tân QĐ số 235/VH.QĐ ngày 12/12/1986 13 Chùa Bà Lê Lịch sử cách mạng Xã Hội An – Huyện Chợ Mới QĐ số 235/VH.QĐ ngày 12/12/1986 14 Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành Di tích lịch sử Xã Thạnh Mỹ Tây – Huyện Châu Phú QĐ số 235/VH.QĐ ngày 12/12/1986 15 Chùa Giồng Thành Di tích lịch sử Xã Long Sơn – Huyện Phú Tân QĐ số 235/VH.QĐ ngày 12/12/1986 16 Chùa Ông Bắc Kiến trúc nghệ thuật Phường Mỹ Long – Thành Phố Long Xuyên QĐ số 112/VH.QĐ ngày 15/6/1987 17 Hai bia đá và tượng Phật 4 tay Kiến trúc nghệ thuật Thị trấn Óc Eo- Huyện Thoại Sơn QĐ số 28/VH.QĐ ngày 18/1/1988 18 Đình Châu Phú Kiến trúc nghệ thuật Phường Châu Phú – thị xã Châu Đốc QĐ số 1288/VH.QĐ ngày 16/11/1988 19 Cột Dây Thép Lịch sử cách mạng Xã Long Điền A- Huyện Chợ Mới QĐ số 34/VH.QĐ ngày 9/1/1990 20 Bia Thoại Sơn Di tích lịch sử Thị trấn Núi Sập - Huyện Thoại Sơn QĐ số 993/VH.QĐ ngày 18/9/1990 21 Chùa Hòa Thạnh Kiến trúc nghệ thuật Xã Nhơn Hưng – Huyện Tịnh Biên QĐ số 983/VH.QĐ ngày 4/8/1992 22 Đình Mỹ Phước Kiến trúc nghệ thuật Phường mỹ Long – Thành Phố Long Xuyên QĐ số 2233/VH.QĐ ngày 26/6/1995 23 Đình Đa Phước Kiến trúc nghệ thuật Xã Đa phước- Huyện An Phú QĐ số 05/1999/QĐ.BVH TT ngày 12/2/1999 24 Căn cứ cách mạng Ô Tà Sóc Lịch sử cách mạng Xã Lương Tri – Huyện Tri Tôn QĐ số 52/2001/QĐ.BVH TT ngày 28/12/2001 25 Nam Linh Sơn Tự Di tích khảo cổ Thị trấn Óc Eo- Huyện Thoại Sơn QĐ số 39/2002/QĐ.BVH TT ngày 30/12/2002 26 Gò Cây Thị Di tích khảo cổ Thị trấn Óc Eo- Huyện Thoại Sơn QĐ số 39/2002/QĐ.BVH TT ngày 30/12/2002 Bảng: DANH SÁCH DI TÍCH CẤP TỈNH STT TÊN DI TÍCH LỌAI HÌNH ĐỊA ĐIỂM QUYẾT ĐỊNH 1 Chùa Phước Điền Di tich lịch sử Thới Sơn- Huyện Tịnh Biên QĐ số 1910/1999/QĐ-UB ngày 26/08/1999 2 Chùa Thới Sơn Di tich lịch sử Thới Sơn- Huyện Tịnh Biên QĐ số 1910/1999/QĐ-UB ngày 26/08/1999 3 Đình thần Thới Sơn Di tich lịch sử Thới Sơn- Huyện Tịnh Biên QĐ số 1910/1999/QĐ-UB ngày 26/08/1999 4 Đình Châu Phong Di tich lịch sử và Di tích kiến trúc nghệ thuật Châu Phong- Huyện Tân Châu QĐ số 282/QĐ-UB ngày 18/02/2000 5 Đình Bình Đức Di tích kiến trúc nghệ thuật Mỹ Bình-Thành Phố Long Xuyên QĐ số 283/QĐ-UB ngày 18/02/2000 6 Đình Chợ Thủ Di tích kiến trúc nghệ thuật Long Điền A- Huyện Chợ Mới QĐ số 282/QĐ-UB ngày 18/02/2000 7 Đình Bình Thủy Di tích kiến trúc nghệ thuật Bình Thủy- Huyện Châu Phú QĐ số 285/QĐ-UB ngày 18/02/2000 8 Đình Bình Long Di tích kiến trúc nghệ thuật Thị trấn Cái dầu- Huyện Châu Phú QĐ số 286/QĐ-UB ngày 18/02/2000 9 Đình Mỹ Thới Di tích kiến trúc nghệ thuật Mỹ Thới-Thành Phố Long Xuyên QĐ số 287/QĐ-UB ngày 18/02/2000 10 Đình Phước Hưng Di tich lịch sử Phước Hưng- Huyện An Phú QĐ số 288/QĐ-UB ngày 18/02/2000 11 Chùa Phước Thạnh Di tich lịch sử Mỹ Thới-Thành Phố Long Xuyên QĐ số 289/QĐ-UB ngày 18/02/2000 12 Chùa Long Khánh Di tich lịch sử Khánh Hòa- Huyện Châu Phú QĐ số 290/QĐ-UB ngày 18/02/2000 13 Đình Mỹ Đức Di tich lịch sử và Di tích kiến trúc nghệ thuật Mỹ Đức- Huyện Châu Phú QĐ số 291/QĐ-UB ngày 18/02/2000 14 Đình Bình Mỹ Di tích kiến trúc nghệ thuật Bình Mỹ- Huyện Châu Phú QĐ số 270/QĐ-UB ngày 02/03/2001 15 Cốc Đạo Cậy Di tich lịch sử Đào Hữu Cảnh- Huyện Châu Phú QĐ số 271/2001/QĐ-UB ngày 02/03/2001 16 Đình Long Kiến Di tich lịch sử Long Kiến- Huyện Chợ Mới QĐ số 272/2001/QĐ-UB ngày 02/03/2001 17 Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương (Chùa Ông Bảy) Di tich lịch sử Vĩnh Xương- Huyện Tân Châu QĐ số 1470/QĐ- UB ngày 05/09/2001 18 Giồng Trà Dên Di tich lịch sử Tân An- Huyện Tân Châu QĐ số 1471/QĐ- UB ngày 05/09/2001 19 Núi Nổi - Phù Sơn Tự Di tich lịch sử và thắng cảnh Tân An- Huyện Tân Châu QĐ số 1472/QĐ- UB ngày 05/09/2001 20 Phủ Thờ Nguyễn Tộc Di tich lịch sử Bình Phước Xuân- Huyện Chợ QĐ số 1473/QĐ- UB ngày (Dinh BaQuan Thượng Đẳng) Mới 05/09/2001 21 Đình Vĩnh Tế kiến trúc nghệ thuật Núi Sam-Châu Đốc QĐ số 1249/QĐ- CT.UB ngày 21/05/2002 22 Đình Vĩnh Ngươn Di tich lịch sử- kiến trúc nghệ thuật Vĩnh Ngươn- Châu Đốc QĐ số 1250/QĐ- CT.UB ngày 21/05/200 23 Tháp An Lợi Di tích kiến trúc khảo cổ Châu Lăng- Huyện Tri Tôn QĐ số 1251/QĐ- CT.UB ngày 21/05/2002 24 Đình Bình Phú Di tich lịch sử Bình Hòa- Huyện Châu Thành QĐ số 1252/QĐ- CT.UB ngày 21/05/2002 25 Địa Điểm Thành Lập Đội Biệt Động Long Xuyên Di tich lịch sử Mỹ Khánh-Thành Phố Long Xuyên QĐ số 1453/QĐ- CT.UB ngày 13/06//2002 26 Chùa Đông Thạnh Di tich lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Mỹ Phước-Thành Phố Long Xuyên QĐ số 2335/2002/QĐ-UB ngày 01/10/2002 27 Đình Tân An Di tich lịch sử Vĩnh Hòa - Huyện Tân Châu QĐ số 2 650/QĐ- UB ngày 07/11/2002 28 Đình Thần Mỹ Hòa Hưng Di tich lịch sử Mỹ Hòa Hưng- Thành Phố Long Xuyên QĐ số 912/QĐ- CT.UB ngày 30/05/2003 29 Hố Thờ Di tích khảo cổ Châu Lăng- Huyện Tri Tôn QĐ số 2037/QĐ- CT.UB ngày 16/10/2003 30 Đình Vĩnh Hòa Di tich lịch sử Vĩnh Hòa- Huyện Tân Châu QĐ số 2417/QĐ- CT.UB ngày 26/11/2003 31 Dinh Chưởng Binh Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh Di tich lịch sử Kiến An- Huyện Chợ Mới QĐ số 2419/QĐ- CT.UB ngày 26/11/2003 32 Chùa Tân An Di tich lịch sử Bình Hòa- Huyện Châu Thành QĐ số 2419/QĐ- CT.UB ngày 26/11/2003 33 Đình Thần Tấn Mỹ Di tich lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Tấn Mỹ- Huyện Chợ Mới QĐ số 2420/QĐ- CT.UB ngày 26/11/2003 34 Hầm bí mật Văn Di tich lịch sử Nhơn Hưng- QĐ số 2421/QĐ- Phòng Huyện Ủy Huyện Tịnh Biên Huyện Tịnh Biên CT.UB ngày 26/11/2003 35 Miếu Hội Di tich lịch sử Long An – Huyện Tân Châu QĐ số 2422/QĐ- CT.UB ngày 26/11/2003 36 Đình Thần Long Phú Di tich lịch sử và Di tích kiến trúc nghệ thuật Thị Trấn Tân Châu QĐ số 1566/QĐ- CT.UB ngày 13/08/2004 37 Đình Phú Nhuận Di tích kiến trúc nghệ thuật Vĩnh Thàn – Huyện Châu Thành QĐ số 1567/QĐ- CT.UB ngày 13/08/2004 38 Đình Vĩnh Phú Di tích kiến trúc nghệ thuật Vĩnh Phú- Huyện Thoại Sơn QĐ số 1568/QĐ- CT.UB ngày 13/08/2004 39 Đình Vĩnh Hội Đông Di tích kiến trúc nghệ thuật Vĩnh Hội Đông- Huyện An Phú QĐ số 101/QĐ- CT.UB ngày 17/01/2005 40 Đình Bình Thạnh Đông Di tích kiến trúc nghệ thuật Bình Thạnh Đông- Huyện Phú Tân QĐ số 102/QĐ- CT.UB ngày 17/01/2005 41 Đình Vĩnh Thành Di tích kiến trúc nghệ thuật VĩnhTrường- Huyện An Phú QĐ số 3258/QĐ- CT.UB ngày 05/12/2005 42 Đình Vĩnh Trường Di tích kiến trúc nghệ thuật Vĩnh Trường- Huyện An Phú QĐ số 3259/QĐ- CT.UB ngày 05/12/2005 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7215.pdf
Tài liệu liên quan