Du lịch MICE

Mở đầu Việt Nam ngày nay,ngoài những loại hình du lịch truyền thống như:du lịch nghỉ dưỡng,du lịch sinh thái,du lịch mạo hiểm…đã xuất hiện khá nhiều loại hình du lịch mới như:du lịch tuần trăng mật,du lịch MICE,du lịch học tập truyền thống lịch sử,homestay,fam trip…Trong đó nổi bật lên như một loại hình du lịch đầy mới mẻ và tiềm năng là du lịch MICE. Vì sao trong bài viết này em đề cập đến loại hình du lịch MICE?Bởi: Thứ nhất,du lịch MICE đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Thứ hai,đây là lo

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4266 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Du lịch MICE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hình du lịch đầy tiềm năng và trong tương lai sẽ là loại hình du lịch mũi nhọn của ngành du lịch Việt Nam. Trong giới hạn bài viết này em xin được đề cập đến các vấn đề như sau: Tổng quan chung về MICE. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển MICE Thực trạng MICE ở nước ta và phương hướng phát triển trong tương lai Do nghiên cứu trong một thời gian ngắn, không tránh khỏi sơ xuất, mong các thày cô cho ý kiến đánh giá để bài tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Du lịch MICE Phần A Tổng quan về MICE Cho đến thời điểm hiện nay, du lịch văn hóa và du lịch giải trí là hai loại hình được ưa chuộng nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất cho nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, một thị trường du lịch mới là MICE, tên viết tắt tiếng Anh của: Meetings (họp mặt, gặp gỡ), Incentives (động viên, khen thưởng), Conventions /Congresses (hội thảo, hội nghị), Exhibitions/Events (hội chợ, sự kiện), cũng rất tiềm năng. MICE là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Kỳ thật, MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn, theo nhận thức khác nhau của những người làm du lịch. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định. Hội họp, cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị... đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Ví dụ SEA Games, hay festival Huế... là những sự kiện Meeting, mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch, và tất nhiên cho nhiều ngành khác. Sự kiện thể thao hoặc lễ hội này thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham gia và cổ vũ. Incentive (khen thưởng) có tính chất như Meeting, nhưng những cuộc hội họp lại do một công ty hay một tập thể nào đó tổ chức để khen thưởng nhân viên. Vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn. Còn để khen thưởng khách hàng hay đại lý thì các công ty tổ chức các hội nghị, hội thảo (convention hay conference). Ngoài ra, convention/conference (hội nghị, hội thảo) còn là những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự là đối tượng khách của ngành du lịch. Trong khi đó, Exhibition (triển lãm) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm DN hoặc từng DN riêng lẻ, lại cũng chính là khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch. Hội họp, khen thưởng, hội nghị, hay triển lãm là những sự kiện luôn xảy ra và được biết đến từ hàng thế kỷ nay; nó qui tụ nhiều khách và sự di chuyển của khách từ nơi này sang nơi khác luôn tạo cơ hội cho các công ty kinh doanh du lịch. Có rất nhiều quốc gia hiểu được cơ hội của MICE, như Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, hoặc ở châu Á có Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc... Trung tâm Hội nghị Hồng Kông, nơi mà trước đây được chính quyền Hồng Kông xây dựng để tổ chức lễ chuyển giao cho Trung Quốc, trở thành cơ hội khai thác thị trường MICE của ngành du lịch Hồng Kông. Rất nhiều quốc gia và DN chọn trung tâm này làm nơi tổ chức hội nghị kinh tế, chính trị, văn hóa... Trung tâm Hội nghị Hồng Kông hàng năm thu hút trên 4,5 triệu lượt khách (nhiều gấp 3 lần tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam) tham dự các sự kiện MICE được tổ chức tại đây. Thống kê từ Tổ chức du lịch thế giới cho thấy, giá trị thu được từ thị trường du lịch MICE trên toàn thế giới hằng năm khoảng 300 tỉ USD và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác tạo ra trị giá gần 5.490 tỉ USD, chiếm hơn 10% GDP thế giới. Theo số liệu điều tra của tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới (ICCA) thì: - Chi tiêu trung bình trong các cuộc hội họp quốc tế là 343 USD/ ngày/ người. - Chi tiêu trung bình trong một năm của các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới là 3 tỉ USD. - Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế) đạt 280 tỉ USD. Theo một số liệu nghiên cứu cho thấy, một du khách chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào đó của MICE, thì bên ngoài họ chi đến 15 đồng. Đó là chi tiêu ở nước phát triển, còn những nước kém phát triển thì mức chi tiêu cao hơn là 25 đồng ở bên ngoài. Những năm gần đây, hình thức du lịch này cũng đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ ở VN bởi ngoài việc được đánh giá là một điểm đến an toàn và thân thiện, VN còn là điểm đầu tư hấp dẫn. Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE ở nước ta, nhiều chuyên gia cho rằng VN có tiềm năng rất lớn về loại hình du lịch MICE và nếu phát triển nó thì VN sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Vì vậy có thể nhận thấy rằng đây là một loại hình du lịch thu được giá trị kinh tế cao song làm thế nào để khai thác tốt nó lại không dễ dàng. Du lịch MICE có yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm với nó cũng như các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm... nên chỉ những trung tâm du lịch, những thành phố lớn của nước ta mới đáp ứng được đòi hỏi "cao cấp" của loại hình này Phần B Thuận lợi và khó khăn trong phát triển MICE Thị trường MICE? Do đặc điểm của công việc, khách du lịch sử dụng loại hình du lịch MICE thường có nhu cầu vui chơi giải trí để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi giữa các phiên họp và mua sắm hàng lưu niệm để kỷ niệm, vì vậy đây là yêu cầu rất cần thiết đối với những khu vực sẽ phát triển loại hình du lịch này. Khách MICE đa số là các nhân vật có thành tích, có vị trí trong các tổ chức. Họ là những người được mời, được những nhà tổ chức quan tâm một cách chu đáo. Khách MICE là những khách sử dụng những dịch vụ cao cấp và có những yêu cầu mang tính đa dạng bao gồm yêu cầu cả lợi ích kinh tế của tổ chức lẫn lợi ích hưởng thụ cá nhân. Yêu cầu về lợi ích kinh tế là yêu cầu sau chuyến đi, nhà tổ chức phải đạt được mục đích kinh tế của chuyến đi. Ví dụ, mục đích khuếch trương hình ảnh nổi bật, thương hiệu, đẳng cấp của tổ chức đó hoặc gia tăng giá trị văn hóa công ty của họ thông qua các hoạt động tập thể, hoặc thúc đẩy năng lượng sáng tạo của các thành viên hoặc mở mang hệ thống kinh doanh của công ty tại địa phương... Yêu cầu về lợi ích hưởng thụ cá nhân là yêu cầu được gia tăng kiến thức, kinh nghiệm sống thông qua việc khám phá những nét đặc trưng về con người, phong cách sống, cách làm việc, phong tục tập quán, các món đặc sản của địa phương. Đây là yêu cầu được trải qua những cảm xúc mới lạ tại những địa hình, phong cảnh thiên nhiên riêng biệt của điểm đến và được săn sóc phục vụ chu đáo về tâm sinh lý sau những chuyến đi mệt mỏi. Có thể nhận định một cách tổng quát như sau: thị trường MICE nội địa sẽ là thị trường mà nơi xuất phát các yêu cầu là từ các công ty, trụ sở đặt tại Việt Nam và nơi quyết định và thực hiện từ hình thức, tính chất của sự kiện và thanh toán cho toàn bộ sự kiện là các công ty, trụ sở tại Việt Nam. Thành phần tham gia vào các cuộc hội họp, sự kiện đa số là người Việt Nam, có thể có một số người nước ngòai nhưng chỉ là thiểu số. Thị trường MICE quốc tế sẽ là thị trường mà nơi xuất phát là các công ty, trụ sở tại nước ngòai, tất cả các yêu cầu, quyết định về hình thức dịch vụ, chất lượng đến giá cả, thanh toán... đều do công ty tại nuớc ngoài quyết định và thực hiện. Thị trường khách MICE là một thị trường khách hấp dẫn trong kinh doanh du lịch. Tại sao vậy? Khi giá tour do cạnh tranh ngày càng giảm, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tour lữ hành không còn là lợi thế thì thị trường khách MICE, với các hội nghị quốc tế, du lịch khen thưởng có số lượng phục vụ mỗi đợt hàng trăm khách, với dịch vụ cao cấp và mức chi tiêu dịch vụ cao trở thành khâu kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn. Chính vì vậy, nhiều năm qua, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… cạnh tranh nhau khá quyết liệt trên lĩnh vực này Thuận lợi phát triển MICE? Trong bối cảnh tình hình an ninh tại một số điểm du lịch nổi tiếng của khu vực chưa ổn định, VN lại nổi lên như một điểm đến an toàn, thân thiện trong mắt du khách MICE quốc tế. Vừa trở về từ Hội chợ MICE chuyên nghiệp IT & CMA tổ chức tại Pattaya (Thái Lan), ông Lê Đình Tuấn nói: “Khả năng thu hút khách MICE của VN hiện nay rất thuận lợi, nhiều đối tác kinh doanh du lịch MICE trong khu vực và trên thế giới vài năm trước ít để ý đến VN nhưng nay đã khác, nhiều hãng khẳng định chuẩn bị đưa khách sang VN, điều này chứng tỏ họ đã có những kế hoạch nghiêm túc cho điểm đến VN”. Một trong những lý do quan trọng khiến thị trường khách MICE chuyển sang VN là việc miễn visa cho khách nội vùng ASEAN. “Phần lớn khách MICE của chúng tôi trong thời gian qua đến từ các nước trong khu vực ASEAN, các công ty lớn thay vì tổ chức hội nghị khách hàng ở trong nước thì nay đã chọn VN và xem như đây là phần thưởng dành cho khách hàng” - bà Yến phân tích. Các chuyên gia trong ngành MICE cho rằng để kéo du khách đến VN nhiều hơn nữa, ngành du lịch VN cần phải có kế hoạch đào tạo chuyên nghiệp những người tiếp thị giỏi để làm việc trong lĩnh vực này. “Lựa chọn hàng đầu của họ là điểm đến có hấp dẫn không? Hệ thống dịch vụ có đạt tiêu chuẩn hay không?Hàng loạt những sự kiện quan trọng diễn ra là đòn bẩy mạnh mẽ cho MICE 1. Du lịch Việt Nam đón 21 vị lãnh đạo các nền kinh tế dự Hội nghị APEC và đi tour khám phá Việt Nam 21 du khách đặc biệt này đã amang lại cho du lịch Việt Nam diện mạo mới: Việt Nam đang được thế giới biết đến như một điểm đến an toàn và hấp dẫn nhất hiện nay. Những điểm đến được nhiều vị khách chọn lựa nhất trong hành trình tour là phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long, thủ đô Hà Nội, TPHCM. Sau sự kiện Hội nghị APEC, du lịch VN ồ ạt đón những đoàn khách quốc tế lớn. Trong năm 2006, Việt Nam thu hút hơn 3,6 triệu lượt khách quốc tế 2- Hà Nội lọt vào top 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất châu Á Theo kết quả của cuộc bình chọn thường niên do tạp chí du lịch có uy tín Travel & Leisure (Mỹ) thực hiện, Hà Nội xếp thứ 6 trong top 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất châu Á năm 2006. “World best cities 2006" là cuộc thi bình chọn thường niên lần thứ 11 của Travel and Leisure dựa trên ý kiến của độc giả nhằm đưa ra 500 địa chỉ du lịch tốt nhất trên thế giới và tại các châu lục. Những tiêu chí được đưa ra để đánh giá chất lượng, so sánh giữa các thành phố hoàn toàn dựa trên yếu tố cảnh quan, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, con người, du lịch mua sắm và một số giá trị khác. Đây là lần thứ hai liên tiếp, Hà Nội lọt vào danh sách này. 3- Hàng không quốc tế ồ ạt vào Việt Nam Sự kiện VN gia nhập WTO cộng với sự kiện Hiệp định miễn trừ visa trên toàn khối ASEAN sắp được thông qua, năm 2006 là năm bùng nổ hàng không quốc tế đến Việt Nam. Chỉ trong 7 tháng cuối năm 2006, đã có đến 6 hãng hàng không mở đường bay đến VN. Hai hãng hàng không cùng xuất hiện tại VN trong tháng 5-2006 là Brunei Royal Airlines và Hong Kong Express Airways. Tháng 8-2006, Shengzeng Airlines bay chuyến đầu tiên nối Thâm Quyến (Trung Quốc) đến TPHCM. Trong quý 4 năm 2006, liên tiếp 3 hãng hàng không giá rẻ là Air Asia, Jetstar và Madarin Airlines mở đường bay đến VN. Nhờ vậy, dòng khách quốc tế đến VN ngày càng nhộn nhịp hơn. Theo giáo sư John Quelch, phó hiệu trưởng Trường kinh doanh Harvard: “VN tổ chức thành công và làm hài lòng những vị quan chức cao cấp, chính khách, lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC, tiếng vang này sẽ là một đảm bảo rất tốt còn hơn sức hấp dẫn của hàng loạt chương trình quảng cáo nhiều lần” Những thuận lợi để thị trường du lịch MICE phát triển mạnh là nước ta đang trong tiến trình hội nhập, chuẩn bị gia nhập WTO, có quan hệ ngoại giao rộng mở với nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi quốc tế, tạo ra các chương trình hội nghị, hội thảo quốc tế có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân đến từ các nước. Việt Nam tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn, đặc biệt là hội nghị ASEM 5 vừa qua, đã được dư luận quốc tế đánh giá rất cao trong khâu tổ chức phục vụ khách. Việt Nam là thị trường đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới tìm hiểu để đầu tư kinh doanh. Ðồng thời, với truyền thống văn hóa lâu đời, người dân hiền hòa, thân thiện, hiếu khách và giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với các danh lam, thắng cảnh, di sản thế giới cùng những bãi biển đẹp, thích hợp để tổ chức chương trình hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch, Việt Nam có sức hấp dẫn du khách. Đây cũng là một trong những điểm đến mới của du lịch MICE quốc tế, vì loại hình du lịch này thường xuyên thay đổi địa điểm tổ chức hằng năm, nhằm tạo sự mới lạ, thoải mái cho khách tham dự, nhất là những tập đoàn, tổ chức lớn. Với thế mạnh tiềm năng và những cơ sở thuận lợi nêu trên, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn nước ta đang đẩy mạnh kinh doanh du lịch MICE, mang lại hiệu quả kinh tế cao.. Cản ngại pt MICE? Việt Nam nói chung, muốn phát triển thị trường du lịch MICE. Cản ngại đầu tiên là phải nhanh chóng đơn giản hóa thủ tục visa; trở ngại thứ 2 nằm ở khâu thời gian làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các đầu sân bay quá lâu. Hai cản ngại còn lại tập trung vào vấn đề chưa có nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ MICE và cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo. Nhóm chuyên gia WTO nhấn mạnh, không thể phát triển loại hình du lịch hội nghị, triển lãm MICE nếu như TPHCM chưa có một trung tâm hội chợ, triển lãm, hội nghị tầm cỡ quốc tế, sức chứa ít nhất vài nghìn người. Thật ra, 4 cản ngại này cũng là 4 rào cản của du lịch VN nhiều năm qua. Một chuyên gia từ Malaysia đến TPHCM để tập huấn MICE cho các doanh nghiệp du lịch TPHCM hồi đầu năm ngoái đã phải thốt lên ngay tại hội nghị: “Tôi là khách mời của Hiệp hội Du lịch PATA TPHCM mà còn phải mất hơn 1 giờ liền xếp hàng ở sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục xuất nhập cảnh, thì các bạn làm sao kéo khách MICE đến TPHCM?” Điểm yếu hiện nay của TP.HCM,Hà Nội so với các TP khác trong khu vực là chưa có một trung tâm hội chợ triển lãm lớn có đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện, hội họp, hội nghị quốc tế lớn. TP chỉ có khả năng cung cấp các phòng họp tiêu chuẩn trong những khách sạn lớn với sức chứa cao nhất cũng chỉ khoảng 1.000 người. Thái Lan có thể dễ dàng đón những đoàn khách lên đến cả ngàn người, thì với các công ty du lịch VN đón đoàn hơn 300 khách là cả một vấn đề vì khó tìm khách sạn, đặt chỗ trên các chuyến bay nội địa, lực lượng phục vụ... Càng khó hơn khi những năm gần đây số phòng nghỉ ở các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế gần như không phát triển trong khi lượng khách quốc tế đến ngày càng tăng. Những dịp như cuối năm, mùa cao điểm tìm được một lượng phòng lớn ở các khách sạn này không phải là điều dễ dàng, chưa kể giá phòng vào cuối năm cứ nhích dần lên. Tuy nhiên, việc phát triển của du lịch MICE ở Việt Nam cũng có nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Trước hết là cơ sở hạ tầng hạn chế, vẫn còn thiếu các trung tâm triển lãm, hội nghị quốc tế ở các thành phố. Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu so với nhu cầu thực tế. Việc tham gia các hội chợ chuyên ngành MICE chưa được đầu tư và tổ chức tốt, hình thức mờ nhạt, không gây ấn tượng do tính chuyên nghiệp trong công tác quảng bá không cao. Khâu phối hợp giữa các ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp nhằm thu hút khách chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chào bán cho khách. Việt Nam cũng chưa có những ưu đãi đặc biệt trong các thủ tục cấp thị thực, xuất, nhập cảnh đối với khách dự hội nghị, hội thảo tại Việt Nam Bên cạnh đó là chuyện thiếu nguồn nhân lực được đào tạo riêng cho lĩnh vực này. Đây là vấn đề lâu dài và WTO sẵn sàng hỗ trợ đào tạo ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn để xây dựng nguồn nhân lực cho TP bằng nhiều hình thức: gửi chuyên gia sang đào tạo tại các trường đào tạo du lịch hoặc gửi người đi ra nước ngoài học tập, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm. Phần C Thực trạng MICE và phương hướng phát triển trong tương lai Thực trạng MICE ở Việt Nam Ai cũng nhận thấy rằng đây là một loại hình du lịch thu được giá trị kinh tế cao song làm thế nào để khai thác tốt nó lại không dễ dàng. Du lịch MICE có yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm với nó cũng như các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm... nên chỉ những trung tâm du lịch, những thành phố lớn của nước ta mới đáp ứng được đòi hỏi "cao cấp" của loại hình này. Hiện tại, TP.HCM và Hà Nội là hai địa điểm có khả năng khai thác thế mạnh này khá hiệu quả và gần đây nổi lên ở dải miền Trung. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Phó tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới Taleb Rifai nhận định du lịch miền Trung hoàn toàn có khả năng tổ chức những sự kiện lớn. Ngoài phong cảnh, biển, văn hóa đặc trưng... du lịch miền Trung còn có cơ sở hạ tầng là các khu resort đủ tiêu chuẩn phục vụ các yêu cầu của MICE. Các resort bên bãi biển đẹp nằm trong khu vực có nhiều di sản thế giới, đó là tiềm năng mà không phải nơi đâu trong khu vực cũng có thể có được. “Điều quan trọng là du lịch VN phải tăng cường quảng bá và giới thiệu tiềm năng này cho du khách, đối tác du lịch biết vì chính bản thân họ chưa biết nhiều về tiềm năng này của du lịch VN” - ông Taleb Rifai nói. Với hàng loạt sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế được tổ chức tại miền Trung trong thời gian gần đây đã đưa MICE trở thành một loại hình du lịch phát triển với tốc độ nhanh, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành du lịch khu vực này. Miền Trung cũng được đánh giá là có tiềm năng lớn để thúc đẩy sự phát triển của MICE. Từ tháng 5 đến 10-2006, tại các khu nghỉ mát năm sao Furama, Palm Garden, Golden San resort nằm dọc bãi biển Đà Nẵng và Hội An lần lượt diễn ra hội nghị SOM 3, hội nghị bộ trưởng cúm gia cầm và hội nghị bộ trưởng du lịch 21 nước thành viên APEC. Nhận thấy đây là cơ hội vàng để quảng bá du lịch và thu lợi hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, dịch vụ và các khu nghỉ mát lớn tại miền Trung đã nhanh nhạy tìm mọi cách kéo các đoàn khách về với mình. Ông Jose Arcilla - giám đốc điều hành của Palm Garden Resort - đánh giá về MICE: “Lợi thế của miền Trung quá lớn. Hàng loạt di sản thế giới sẽ là điểm nhấn chủ yếu để chúng tôi nhắm đến loại hình du lịch này”. Chỉ cần ba tiếng đồng hồ sau khi tham gia hội nghị, đoàn du khách VIP của Tập đoàn Autodesk đã được chiêm ngưỡng toàn bộ các di sản, cảnh đẹp của miền Trung từ trên máy bay. Theo đại diện Công ty du lịch Vitours tại Đà Nẵng, tour du lịch này do Công ty tổ chức sự kiện Concept Motivate của Singapore đảm trách, ước tính chi phí mỗi chuyến bay tham quan như thế không dưới 30.000 USD. Điều đó có nghĩa là trong tour du lịch đến Đà Nẵng, Tập đoàn Autodesk đã phải chi hơn 100.000 USD cho bốn chuyến du ngoạn trên bầu trời bằng trực thăng. “Đêm phố cổ Hội An” tổ chức vào ngày 6-9, có hơn 200 đại biểu APEC dự hội nghị SOM 3 đã tham dự. Ông Kichimiuri, một quan chức của Nhật Bản, đưa ra nhận xét: “Qua những điều trông thấy trong thời gian lưu lại đây, tôi nghĩ rằng tiềm năng du lịch của Đà Nẵng cũng như Hội An rất lớn, chỉ có điều tôi không chắc cơ sở hạ tầng có đáp ứng được yêu cầu của du khách VIP hay không!” Tại Việt Nam, các nhà kinh doanh du lịch và hàng không mới vào cuộc từ năm 2002, với sự hình thành một tổ chức tự phát: Câu lạc bộ MICE (MICE Club) giữa Vietnam Airlines và các công ty du lịch lớn và các khách sạn 5 sao. Nhóm các thành viên này tự đóng góp kinh phí và tự quảng bá tại các hội chợ MICE quốc tế. Thông tin từ Saigontourist – một thành viên trong MICE Club, tại các hội thảo quốc tế về MICE gần đây, TPHCM và Hà Nội được các nhà kinh doanh MICE đánhgiá là 2 điểm đến mới tiềm năng. Khách hàng MICE đã bắt đầu chán các điểm đến cũ quen thuộc: Singapore, Bangkok, Bali, Manila, Kualar Lumpur… cộng với sự e ngại khủng bố, nên Hà Nội và TPHCM nếu chuyển động kịp thời, có thể nắm bắt được thời cơ này. Phương hướng phát triển VN có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển… Vấn đề còn lại để MICE phát triển, theo WTO, Việt Nam phải triển khai ngay 6 bước đi: một là phải thành lập MICE Bureau (tổ chức xúc tiến phát triển MICE) thuộc Sở Du lịch TPHCM và của Tổng cục Du lịch VN; đồng thời xây dựng Hội đồng cố vấn (gồm các công ty du lịch, khách sạn) để xây dựng chiến lược marketing. Hai laphải thuê hẳn đơn vị chuyên nghiệp khảo sát thị trường, đánh giá điểm đến, khảo sát các sự kiện của TP để lập kế hoạch quảng bá. Ba là cải thiện ngay hạ tầng phục vụ khách MICE : visa, sân bay, hệ thống khách sạn, trong đó, việc xác định vị trí xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế rất quan trọng: nó phải gần sân bay, khách sạn, thuận tiện đi lại, giao dịch. Ba giải pháp còn lại hướng vào việc phân tích số liệu thông tin thị trường, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá MICE và xây dựng website, phát triển thương mại điện tử. WTO cũng sẽ hỗ trợ VN mở các lớp đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ông Henri Ceran nhấn mạnh, những giải pháp này chỉ đạt kết quả khả quan nếu như có sự hoạt động hiệu quả của nhạc trưởng: MICE Bureau. Thị trường MICE những tháng gần đây đã có những dấu hiệu đáng mừng: một trung tâm chuyên phục vụ khách MICE mang tên CITE thuộc Du lịch Bến Thành vừa mới ra đời ở TPHCM hơn 2 tháng, nhưng đã giành được khá nhiều đơn hàng lớn của UNESCO, tập đoàn Honda, Petronas, hàng không Garuda. Trước đó, Saigontourist cũng đã tổ chức nhiều hội nghị khoa học quốc tế lớn ở TPHCM, Bến Thành trúng thầu đoàn khách của Tập đoàn Jolibee (Philippines). Dòng chảy khách MICE sẽ còn đổ về Việt Nam nhiều hơn nữa nếu như khâu hạ tầng sớm cải thiện. Vấn đề là thời cơ đang đến nhưng liệu du lịch Việt Nam có nắm bắt kịp? ba giải pháp lớn là : tăng cường công tác quảng bá tiếp thị du lịch; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và các dịch vụ hỗ trợ; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho đơn vị tổ chức và đội ngũ phục vụ đối tượng khách du lịch MICE. Thiết nghĩ, đây cũng là những giải pháp mà du lịch VN cần phải tính tới trong chiến lược phát triển loại hình du lịch có giá trị kinh tế cao này. Các chuyên gia trong ngành MICE đã nhận định rằng, để VN khai thác hiệu quả loại hình du lịch MICE thì nên thành lập một tổ chức xúc tiến phát triển MICE, nắm chắc thông tin thị trường, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá rộng rãi trong nước và đặc biệt là nước ngoài; xây dựng các chiến lược marketing cụ thể và nhất là cần phải có kế hoạch đào tạo chuyên nghiệp những người tiếp thị giỏi để làm việc trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ khách MICE như hệ thống sân bay, giao thông, hệ thống khách sạn, trong đó vị trí của các trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế rất quan trọng, nó phải gần với sân bay, khách sạn và tạo thuận tiện nhất cho khách. Bên cạnh đó, cần quy hoạch địa điểm để đầu tư xây dựng trung tâm triển lãm hội chợ đủ tiêu chuẩn có sức chứa lớn để tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị, các hội chợ, các cuộc triển lãm và có một chiến lược quảng bá hợp lý, mang tính quốc tế để thu hút khách du lịch MICE ở nước ngoài. Mặc dù nhận định đây là một sự khởi động tốt, nhưng theo nhiều chuyên gia, để phát triển du lịch MICE cần phải có sự phát triển đồng bộ của nhiều ngành liên quan như hàng không, khách sạn, resort, nhân lực Theo đó, các loại hình du lịch kết hợp kinh doanh, du lịch nghỉ ngơi, du lịch thăm thân phải có sự liên kết chặt chẽ để tạo sự hoàn hảo và hấp dẫn được khách du lịch MICE. Ví dụ như kinh nghiệm của Hồng Kông. “Mua sắm và ăn uống” là hai thuộc tính quan trọng nhất tại Hồng Kông. Vấn đề là làm thế nào để kéo dài thời gian lưu trú của khách. Đó là phát triển du lịch sinh thái (70% diện tích của Hồng Kông là tự nhiên và nông thôn), công viên Hồng Kông Disneyland. Đây cũng chính là cách tiếp cận đúng đắn mà Việt Nam cần nghiên cứu. Cụ thể là phải tiến hành khảo sát để tìm hiểu nhu cầu thực tế, tiến hành đánh giá thực tế về khả năng và hạn chế, xác định các dự án có tính ứng dụng lâu dài và xây dựng một chiến lược marketing - có kế hoạch phát triển những thị trường mới. Thông thường, ngoài các khu hội nghị, hội thảo riêng biệt được xây dựng riêng cho mục đích này, các khách sạn cao cấp (4-5 sao) cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này với quy mô nhất định. Các khu vui chơi giải trí và mua sắm. Do đặc điểm của công việc, khách du lịch sử dụng loại hình du lịch MICE thường có nhu cầu vui chơi giải trí để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi giữa các phiên họp và mua sắm hàng lưu niệm để kỷ niệm, vì vậy đây là yêu cầu rất cần thiết đối với những khu vực sẽ phát triển loại hình du lịch này. Để phát triển du lịch MICE ở Việt Nam, tôi cho rằng trong giai đoạn này cần phải chú ý tới việc phối hợp giữa các địa phương, giữa các đơn vị làm du lịch, nhằm tạo ra hiệu quả cao trên nền của sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng Kết luận Tuy chưa khai thác được hết thế mạnh,cũng như phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta nhưng trong tương lai du lịch MICE sẽ là một loại hình du lịch đầy triển vọng,mang lại lợi ích kinh tế to lớn. Việc Việt Nam gia nhập WTO vừa là khó khăn,thách thức to lớn nhưng đồng thời là những cơ hội không hề nhỏ đối với nước ta.Việt nam sẽ có nhiều hơn những cơ hội giao lưu hợp tác,quảng bá hình ảnh…Chính vì vậy đòi hỏi các cơ quan chức năng,các tổ chức du lịch…liên kết,tận dụng cơ hội để có thể đưa di lịch MICE ở nước ta sánh tầm với các nước trongkhu vực cũng như trên thế giới Tài liệu tham khảo 1-Bài giảng kinh tế du lịch 2-Internet ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34821.doc
Tài liệu liên quan