FDI và vai trò của FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Chương I: Phần mở đầu Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhắm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn đã bỏ ra để đạt được kết quả đó . Như vậy nhân tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là đầu tư. Mục tiêu của mọi quốc gia, của mọi nền sản xuất xã hội đều là tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Do đó đầu tư luôn là một vấn đề quan trọng và quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trong chiến

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu FDI và vai trò của FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lược phát triển kinh tế- xã hội của mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật đó. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam một đất nước đang từng bước chuyển mình từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì đầu tư lại càng đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình này việc huy động mọi nguồn lực trong nước và sử dụng có hiệu quả, cùng với việc tận dụng, thu hút những nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế – xã hội là yếu tố quyết định sự thành công của chúng ta. Với một vấn đề lớn như đầu tư trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Freign Direct Investment ) gọi tắt theo tiếng Anh là FDI và vai trò của FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Chương II: Phần nội dung I. Lý thuyết chung về FDI. 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). a. Khái niệm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư quốc tế mà trong đó người bỏ vốn và người sử dụng vống là một chủ thể, có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài (chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra. b. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. b.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Là hình thức đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên có sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia. b.2. Doanh nghiệp liên doanh. Do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp trước nhận đầu tư. b.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh . Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức các công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước chủ nhà. 2. Vai trò của FDI với việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ICOR (Investrnent Copital Output Rate) là chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư của một nền kinh tế được tính toán trên cơ sở so sánh đầu tư với chức tăng trưởng kinh tế hàng năm. Đầu tư toàn xã hội so với GDP ICDR = Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm Về phương diện lý thuyết, khi hệ số ICOR càng thấp, chứng tỏ nền kinh tế càng có hiệu quả, vốn đầu tư bỏ ra tuy ít nhưng tăng tỷưởng kinh tế đã đạt mức cao theo mong muốn. Tuy nhiên, trên thực tế ICOR còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nền kinh tế đang ở trong giai đoạn phát triển nào đã công nghiệp hoá chưa? Đó là nền kinh tế “đóng” hay “mở”? Mức độ tác động của bối cảnh quốc tế ra sao? Chất lượng quản lý Nhà nước trong đầu tư cao hay thấp? Đối với những nền kinh tế đang ở trong giai đoạn CNH- HĐH thông thường một hệ số ICOR cao (dưới 10) phản ánh thực tế đã có sự tuỳ tiện trong khâu lựa chọn dự án và quyết định đầu tư, thiếu những kinh toán cụ thể về khả năng sinh lời hoặc khả năng hoàn vốn của dự án. Khi hệ số ICOR vượt quá 10 thì đã có sai lầm lớn trong khâu xét duyệt và quyết định đầu tư. Đó là những khoản đầu tư không hiệu quả, không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Ngoài ra khi xem hệ quả của công thức tính ICOR ta còn có thể dự đoán được tiềm năng tăng trưởng kinh tế và dự báo tổng mức vốn đầu tư khi cần thiết cho một giai đoạn phát triển. Đối với những nước mà tỷ lệ huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế đất nước còn thấp thì vai trò của vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI có vai trò quan trọng. Với vốn đầu tư trực tiếp (FDI) nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ (do người đầu tư mang vào góp vốn) học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài, gián tiếp có được chỗ đứng trên thị trường thế giới, nhanh chóng được thế giới biết đến thông qua các quan hệ làm ăn với nhà đầu tư. Mặt khác FDI còn là yếu tố hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự cạnh tranh, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu giúp đất nước nhanh chóng hoà nhập vào thị trường thế giới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thu hút FDI cũng cần phải thận trọng và có những biện pháp tránh hiện tượng cạn kiệt tài nguyên ở nước nhận đầu tư. II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam hiện nay. Kinh tế nước ta từ năm 1990 đến nay liên tục tăng trưởng với tộc độ cao, bình quân mỗi năm thời kỳ 1991- 1995 tăng 8,1%; năm 1996 tăng 9,3%. Trong điều kiện tích luỹ đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, huy động nguồn vốn trong nước còn nhiều khó khăn thì nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong những năm vừa qua. Từ khi “luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” có hiệu lực cho đến hết tháng 12- 1999, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 2766 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 37055,66 dự án với mức 3087,97 triệu USD vốn đăng ký. Nhịp độ thu hút đầu tư tực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ năm 1988 đến năm 1995 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký. Từ năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu suy giảm, nhất là các năm 1998, 1999 thì xu hướng giảm càng rõ rệt hơn. Nếu so với năm 1997 số dự án được duyệt của năm 1998 chỉ bằng 79,71%; năm 1999 chỉ bằng 80,58%, Số hiệu tương ứng của vốn đăng ký là 83,83% và 33,01%. Điều này phần nào là do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính khu vực đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khi mà khoảng 70% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là xuất phát từ các nhà đầu tư châu á. Ngoài ra một nguyên nhân khác là sự giảm sút về khả năng hấp dẫn cho điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam đôí với các nhà đầu tư nước ngoài. Tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988-1999 như sau: - Có 785 dự án sau một thời gian triển khai đến nay có nhu cầu xin được tăng vốn mở rộng sản xuất . Tổng số vốn đã được phê duyệt tăng thêm là 5.171 triệu USD (bằng 14% tổng vốn đăng ký và bằng 28,4% số dự án được cấp giấy phép). - 127 dự án hết thời hạn thực hiện hợp đồng (bằng 4,6% số dự án được cấp giấy phép); 466 dự án đã bị rút giấy phép (bằng 16,8%). Tính đến ngày 31-12-1999 trên lãnh thổ Việt Nam còn 2173 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký của các dự án còn hiệu lực là 36086 USD. - Đến năm 1998 đã có 838 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (bằng 33,68% tổng số dự án được phê duyệt) và 624 dự án đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản (băng 25.08% số dự án). Đến nay số vốn đã thực hiện bằng 42,4% của tổng số vốn đăng ký. Trong điều kiện của một nền kinh tế kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, các nguồn lực cũng như các chính sách đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều biến động, thị trường phát triển chưa đầy đủ… thì tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện như vậu là không thấp. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm các dự án sau khi được phê duyệt thường chưa đủ các điều kiện để triển khai ngay, do đó số vốn thực hiện trong năm chủ yếu là của các dự án được phê duyệt từ các năm trước đó. Vì vậy nếu so sánh số vốn thực hiện của từng năm so với số vốn đăng ký còn lại (tổng vốn đăng ký từ trước trừ đi số vốn đã thực hiện) thì tỷ lệ vốn thực hiện diễn biến theo xu hướng thiếu ổn định. Tỷ lệ này tăng nhanh từ đầu đến năm 1995 (vốn thực hiện năm 1992/ vốn đăng ký năm 1988-1991 còn lại= 13,6%, số lượng tương ứng năm 1993= 23,5%; năm 1994= 30,1%; năm 1995= 32,3%) và sau đó giảm dần từ năm 1996 đến nay (số liệu tương ứng năm 1996=21,8%; năm 1997= 18,1%; năm 1998= 10,1%; năm 1999=7,1%). Tình trạng này có thể do có nhiều nguyên nhân nhưng có nguyên nhân rất đáng được chú ý là do một số nhà đầu tư khi lập dự toán đã tính toán chưa thật sát với thực tế nên khi triển khai dự án họ gặp nhiều vần đề phát sinh vượt quá khả năng tài chính cũng như các yếu tố điều kiện cho doanh nghiệp vận hành. Thậm chí có một số nhà đầu tư nước ngoài thực chất là yếu về tài chính nên mặc dù đã được cấp phép đầu tư nhưng do không huy động được vốn đúng như dự kiến, buộc họ phải triển khai thực hiện dự án chậm, có khi mất khả năng thực hiện. III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam 1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng và là một trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Từ khi thực hiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến nay, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam bình quân 1111,75 triệu USD/năm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư nước ngoài bình quân thời kỳ 1991-1999 là 16291 tỷ đồng/ năm. Đối với một nền kinh tế có quy mô như của nước ta thì đây là một lượng vốn đầu tư không nhỏ. Nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như chất xúc tác điều kiện để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định. Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu của công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Hoạt động đàu tư trực tiếp nước ngoài còn là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện nộp ngân sách Nhà nước thời kỳ 1994-1999 với số tiền 1489 triệu USD. Cụ thể năm 1994 là 128 triệu USD, năm 1998 là 317 triệu, năm 1999 là 271 triệu. Sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng cứ một đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động sẽ làm cho bốn đồng vốn trong nước hoạt động theo. 2. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới, làm cho nền kinh tế nước ta từng bước chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước. Năm 1995 chỉ số phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 114,98% thì chỉ số phát triển chung của cả nước là 109,54%. Số liệu tương ứng của Năm 1996 là 119,42% và 109,34% Năm 1997 là 120,75% và 108,15% Năm 1998 là 116,885 và 105,8% Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm trong nước cũng có xu hướng tăng lên tương đối ổn định. ( năm 1995 = 6,3%; 1996 = 7,39 %; 1997 = 9,07%; 1998 = 1-,12% ; 1999 = 10,3 %) a. Đối với ngành công nghiệp Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Trong ngành công nghiệp khai thác: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có vị trí hàng đầu, với tỷ trọng 79% giá trị sản xuất của toàn ngành. Trong công nghiệp chế biến: Tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 22% và có xu hướng ngày càng tăng. b. Đối với ngành nông nghiệp Đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản. Vốn đầu tư nước ngoài còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 3. Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam. Tính đến ngày 31-12-1999 các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra cho Việt Nam 296.000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp. Số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài bằng khoảng 39% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực nhà nước. Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 70 USD/tháng, bằng khoảng 150% mức thu nhập của lao động trong khu vực Nhà nước. Đây là yếu tố hấp dẫn đối với lao động Việt Nam, do đó đã tạo ra sự cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động. Tuy nhiên lao động làm việc trong các doanh nghiệp này đòi hỏi phải có cường độ lao động cao, kỹ thuật lao động nghiêm khắc… đúng với yêu cầu của lao động làm việc trong nền sản xuất hiện đại. Điều này buộc người lao động Việt Nam phải có ý thức tự tu dưỡng đạo đức, rèn luyện, nâng cao trình độ và tay nghề để có thể đủ điều kiện để được tuyển chọn vào làm việc tại các doanh nghiệp loại này. 4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới. Nó là một trong những phương thức đưa hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành “cầu nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mạnh của thế giới. Hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài. Nhờ có những lợi thế trong hoạt động thị trường thế giới nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao hơn hẳn kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Tóm lại, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa qua đã góp phần làm chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo chiều hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá. Đối với Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò như một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. IV. Những hạn chế còn tồn tại xung quanh vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay. 1. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài còn bất hợp lý, do đó hiệu quả đầu tư lâu dài chưa cao. 2. Hệ thống Luật pháp đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ và ổn định, chưa đảm bảo tính rõ ràng. 3. Công tác quản lý nhà nước với FDI còn nhiều yếu kém vừa buông lỏng, vừa can thiệp sâu vào các hoạt động của các doanh nghiệp. 4. Cán bộ làm việc trong các liên doanh hạn chế nhiều mặt. 5. Môi trường đầu tư và những điều kiện hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đang mất dẫn sức hấp dẫn. 6. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI còn thấp, chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế. 7. Sức cạnh tranh của các hàng hoá sản xuất trong khu vực có vốn FDI trên thị trường thế giới còn thấp. V. Nguyên nhân của những hạn chế trên 1. Do nhận thức, tư tưởng về đầu tư chưa thông suốt, nhất quán. 2. Do môi trường đầu tư của Việt Nam chưa đủ sức hấp dẫn. 3. Do thiếu một hệ thống luật pháp về đầu tư hoàn chỉnh. 4. do qui hoạch, thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều yếu kém, quản lý nhà nước về FDI kém hiệu quả. 5. Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý đủ đức đủ tài để tham gia quản lý doanh nghiệp, thiếu đội ngũ công nhân lành nghề cung cấp cho khu vực kinh tế có FDI. V. Những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và thu hút FDI trong thời gian tới. 1. Cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam. Sức mua của thị trường Việt Nam rất hẹp, không có thị trường sẽ không thu hút được đầu tư. Vì vậy để làm sống động các cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, phải dùng các biện pháp thích hợp để kích cầu, tạo ra sức mua bền vững cho nền kinh tế. 2. Hoàn thiện pháp luật đầu tư Mặc dù được sửa đổi và bổ sung nhưng hệ thống pháp luật về đầu tư vẫn còn thiếu đồng bộ nhất quán, thiếu rõ ràng. Vì vậy cần phải sửa đổi theo hướng hấp dẫn, thông thoáng hơn, rõ ràng ổn định và mang tính cạnh tranh cao hơn các nước trong khu vực. Trong đó cần chú ý: - Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, cho phép thành lập công ty quản lý vốn, đẩy nhanh thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn FDI. - Điều chỉnh giá để có thể áp dụng một mặt bằng giá chi phí thống nhất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 3. Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước đối với FDI Cần xây dựng qui chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, các tỉnh trong việc quản lý hoạt động FDI theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm. Triệt để và kiên quyết trong việc qui định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp, công khai các qui trình, thời hạn, trách nhiệm, xử lý các thủ tục hành chính. 4. Nâng cao, cải thiện lực lượng lao động Chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời có đầy đủ đức, tài để tham gia vào lực lượng lao động cung cấp cho khu vực kinh tế có FDI. Chương III: Phần kết luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) đã góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới của Việt Nam hơn 10 năm qua. FDI là một trong những nguồn lực quan trọng giúp cho bộ máy kinh tế của Việt Nam đi vào quỹ đạo của sự tăng trưởng. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng FDI vẫn là một bộ phận quan trọng của kinh tế Việt Nam. Vì vậy mà việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư làm việc hiệu quả là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Với những giải pháp ngắn hạn của Chính phủ trong thời gian qua chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ dần lấy lại được sự tăng trưởng sau một thời gian giảm sút, góp phần đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế vĩ mô 2. Giáo trình kinh tế chính trị. 3. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 268, tháng 9/2000 4. Tạp chí phát triển kinh tế số 89, tháng 3/1998 5. Tạp chí kinh tế và dự báo tháng 12/1997 6. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 265, tháng 6/2000 7. Tạp chí thương mại số 18 năm 1998. Mục lục Chương I: Phần mở đầu Chương II: Phần nội dung I. Lý thuyết chung về FDI. 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 2. Vai trò của FDI với việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam hiện nay. III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam IV. Những hạn chế còn tồn tại xung quanh vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay V. Nguyên nhân của những hạn chế trên Chương III: Phần kết luận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29592.doc