FDI vào VN

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, quan hệ kinh tế quốc tế (khi xem xét dưới góc độ khác gọi là quan hệ kinh tế đối ngoại) phát triển rất mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, trở thành một xu thế tất yếu mà khồng một quốc gia nào có thể phát triển nếu đứng ngoài xu thế đó. Như chúng ta đã thấy, toàn cầu hoá kinh tế lôi cuốn mọi quốc gia vào dòng xoáy của nó, dù là quốc gia tiên tiến hay lạc hậu, phát triển hay chậm phát triển. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những thời cơ và thách thức mới; quố

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu FDI vào VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c gia nào nắm bắt được thời cơ, vượt qua được thách thức sẽ phát triển nhanh hơn, ngược lại sẽ bị tụt hậu xa hơn. Trong bối cảnh đó mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối với mọi quốc gia. Vì vậy mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trở thành tất yếu khách quan và là một trong các nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nước ta và đã được nhấn mạnh nhiều lần trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước ” Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất”. Những hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn dầu tư trực tiếp(FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các chính phủ và tổ chứ tiền tệ quốc tế (ODA); thu hút khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Trong các hình thức đối ngoại thì vấn đề “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ”là một trong những hình thức hiện đang nổi cộm nhất trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Kết cấu của đề tài gồm có các phần: Phần 1: Lời mở đầu Phần 2: Nội dung Phần 3: Kết luận NỘI DUNG Như chúng ta đã biết: Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho vịêc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phầnvận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài, trong đó đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chiếm tỷ lệ cao trong những năm gần đây và đóng vai trò quan trọng tỏng chiến lược phát triển kinh tế của nước ta trong những năm tới. 1.Quan niệm về FDI và vai trò của nó. 1.1. Quan niệm về FDI. FDI (Đầu tư trực tiếp) trước đây Lênin gọi là xuất khẩu tư bản lao động là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu và quyền sử dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, tức là người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận. Ngày nay, trong nền kinh tế thế giới, hình thức đầu tư trực tiếp vốn là hình thức chủ yếu của các nước phát triển có nền kinh tế phát triển và có xu hướng ngày càng tăng, diễn ra ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp như: người đầu tư tự lập xí nghiệp mới; mua hoặc liên kết với xí nghiệp ở nước đầu tư; mua cổ phiếu,… Đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng. Hình thức này không cần thành lập một pháp nhân mới. - Xí nghiệp liên doanh mà vốn góp do hai bên cùng góp theo tỷ lệ nhất định để hình thành xí nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban điều hành chung. - Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Hợp đồng – kinh doanh - chuyển giao(BOT). Hình thức này đòi hỏi cần có nguồn vốn của bên ngoài và thường đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng. 1.2. Vai trò của FDI. Thông qua các hình thức của FDI mà các khu chế xuất, khu công nghiệp mới, khu công nghệ cao,… được hình thành và phát triển. Đưa nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển mạnh hơn. Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế; nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực. Góp phần tích luỹ vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên nước công nghiệp tiên tiến hiện đại. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từng bước tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, đẩy thu nhập bình quân của người lao đông tăng lên, nâng cao hơn nữa mức sống cho người dân. Phát triển những khu vực tiềm năng của các địa phương, khai thác triệt để thế mạnh của đất nước. Để thấy rõ hơn tình hình đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam chúng ta cần tìm hiểu về thực trạng FDI trong những năm gần đây. 2. Tình hình FDI từ 1988 đến nay. ` Tính đến hết năm 2007, cả nước có 8.684 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 85,05 tỷ USD, vốn thực hiện(của các dự án còn hoạt động) đạt gần 30 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD). Phân theo ngành: Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67% về số dự án và 60% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,3% về số dự án và 34,3% (tăng từ mức 30,7% đến hết năm 2006) về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lạI thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Phân theo hình thức đầu tư: Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 77,6% về số dự án và 61,6% về tổng vốn đăng ký. Số còn lại đầu tư theo hình thức hợp doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn. Phân theo nước: Đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước Châu Á chiếm 66% tổng vốn đăng ký; các nước Châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký; các nước Châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký. Riêng 4 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam theo thứ tự: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản đã chiếm 55% tổng vốn đăng ký. Phân theo địa phương: Các thành phố lớn, có điều kiện về kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có 5 địa phương dẫn đầu theo thứ tự sau: TP. Hồ Chí Minh chiếm 27,6% về số dự án và 20% tổng vốn đăng ký; Hà NộI chiếm 11,6% về số dự án; 14,9% tổng vốn đăng ký; Đồng Nai chiếm 10,5% về số dự án; 13,7% tổng vốn đăng ký; Bình Dương chiếm 18,2% về số dự án; 10,0% tổng vốn đăng ký; Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 1,8% về số dự án; 7,2% tổng vốn đăng ký; 2.1. Tình hình thực hiện sản xuất – kinh doanh năm 2008. Trong quý I năm 2008, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã góp vốn đầu tư thực hiện trên 1,68 tỷ USD, tăng 24% so với vốn thực hiện của cùng kỳ năm trước. Doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong quý I năm 2008 ước tính đạt 7600 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất nhập khẩu ước tính đạt 5398 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 6100 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách 355 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong tháng 3 năm 2008, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã thu hút thêm được 12000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tính đến thời điểm này tăng lên 1172 lao động, tăng 13% so vớI cùng kỳ năm trước . 2.2. Cấp mới năm 2008. Trong tháng 3 năm 2008, cả nước có 75 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư được đăng ký là 2.627 triệu USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong quý I năm 2008 lên 147 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.156 triệu USD, bằng 36% số dự án và tăng 43% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký cấp mới trong quý I năm 2008 tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2007 do có nhiều dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT), trong đó có: dự án Công ty TNHH Good Choice USA – Việt Nam của tập đoàn Good Choice – Hoa Kỳ đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí, ẩm thực,…tại Bà Rịa Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư là 1,299 tỷ USD; dự án Công ty TNHH trung tâm giải trí Việt Nam do tập đoàn Berjaya Leisure, Malaysia đầu tư, mục tiêu là kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 930 triệu USD; dự án Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Việt – Nhật do 3 Công ty của Nhật Bản làm chủ đầu tư, mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng cao ốc, văn phòng cho thuê, sản xuất phần mềm, cung ứng nguồn nhân lực với tổng vốn đầu tư là 610,3 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Lập An của Singapore, đầu tư xây dựng khu khách sạn, du lịch 5 sao, bán và cho thuê biệt thự, nhà ở tại Thừa Thiên Huế với tổng vốn đầu tư là 298,4 triệu USD. Về đối tác đầu tư: Hoa Kỳ là nhà đầu tư có số vốn đầu tư đăng ký lớn nhất trong quý I năm 2008 với 8 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,31 tỷ USD (chiếm 25,5% tổng vốn đầu tư đăng ký), do có dự án Công ty TNHH Good Choice USA – Việt Nam nói trên. Tiếp theo là Malaysia với 4 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,26 tỷ USA, chiếm 24,6% tổng vốn đầu tư. Về lĩnh vực đầu tư, trong quý I năm 2008, vốn đầu tư đăng ký tập chung nhiều nhất trong lĩnh vực dịch vụ với hơn 4,6 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 89,9% tổng vốn đầu tư, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là các dự án kinh doanh bất đông sản, khách sạn. Lĩnh vực công nghiệp chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông – lâm – ngư. Về cơ cấu vùng: Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước với 4 dự án, tổng vốn đầu tư là 2,08 tỷ USD,chiếm 40,3% vốn đầu tư; tiếp theo là Bà Rịa- Vũng Tàu với 1 dự án, vốn đầu tư là 1,29 tỷ USD, chiếm 25,2% tổng vốn đầu tư đăng ký; TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2, chiếm 24,1% và Thừa Thiên Huế đứng thứ 3, chiếm 11,8% trong 23 địa phương của cả nước có dự án đầu tư nước ngoài. 2.3. Tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. Trong quý I năm 2008 có 49 lượt dự án tăng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 280,3 triệu USD, bằng 47% về số lượt dự án tăng vốn và 52% tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong quý I năm 2008, cả nước đã thu hút thêm 5.436 triệu USD vốn đăng ký, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2007. 3. Một số nhận xét và kiến nghị về tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp theo đà tăng trưởng của năm 2007, trong quý I năm 2008 thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn đạt mức cao, một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã triển khai tích cực ngay trong tháng đầu tiên của năm 2008. Nhiều dự án có quy mô lớn đã được các địa phương cấp giấy phép trong những tháng đầu năm 2008, đặc biệt là xu hướng tăng nhanh các dự án kinh doanh bất động sản (xây dựng văn phòng căn hộ để bán và cho thuê, xây dựng khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng). Bên cạnh những kết quả và khởi sắc này, các dự án FDI trong nông lâm nghiệp và thuỷ sản trong những năm qua và hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Một là, tuy tốc độ tăng trưởng cao nhưng số dự án tăng thêm còn quá ít cả về số lượng và số địa phương có dự án. Một số dự án tuy đã đăng ký nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động đúng với giấy phép được duyệt. Hai là, quy mô vốn đầu tư quá nhỏ. Ba là, các dự án có vốn đầu tư lớn chỉ tập trung vào vùng Đông Nam bộ, còn các vùng khác vừa ít về số lượng, quy mô vốn rất nhỏ. Bốn là, chưa hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung có chất lượng cao, sản lượng nhiều gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nguyên nhân của những hạn chế trên, về khách quan, sản xuất nông lâm nghiệp là lĩnh vực có nhiều rủi ro phụ thuộc quá lớn vào các điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như thị trường thế giới. Thêm vào đó, chu kỳ sản xuất dài, nhất là trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trồng rừng nên ít hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nước phương Tây. Thực tế là cho đến nay trong lĩnh vực này chưa có dự án lớn của các nhà đầu tư từ châu Âu, châu Mỹ. Về chủ quan, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn nước ta còn kém, nhất là các vùng miền núi, vùng xa còn nhiều đất nông lâm nghiệp chưa sử dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa của các ngành đầu tư quy mô lớn. Hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách, nhất là Luật Đất đai, Luật Đầu tư nước ngoài tuy đã nhiều lần bổ sung, sửa đổi song vẫn chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực nhiều rủi ro này. Thực tế là quỹ đất nông lâm nghiệp có độ phì cao, thuận tiện cho sản xuất kinh doanh đã được giao cho hộ nông dân. Do vậy các nhà đầu tư rất khó khăn trong việc tìm đối tác có quỹ đất phù hợp với quy mô trang trại lớn. Tình trạng khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án ở một số địa phương (điển hình là Hà Tây) và tranh chấp đất diễn ra ở nhiều địa phương trong những năm qua và cả năm 2003 đã và đang làm nản lòng các nhà đầu tư và thực tế đã trở thành lực cản lớn đối với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài trong nông lâm nghiệp Việt Nam hiện nay và những năm tới. Đó cũng là lời giải thích lý do tại sao những năm qua dù Chính phủ, các ngành, các địa phương đã rất cố gắng kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài hướng mạnh vào lĩnh vực nông lâm nghiệp nhưng kết quả đến nay vẫn rất hạn chế. Vì vậy, giải pháp thu hút các dự án FDI vào nông lâm nghiệp trong những năm tới phải tích cực, đồng bộ và thật sự hấp dẫn, trong đó quan trọng nhất là giải quyết tốt vấn đề đất đai bằng luật pháp và chính sách của Nhà nước. 4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. 4.1. Giải pháp về môi trường pháp lý. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và triển khai có hiệu quả các đạo luật mới như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, sửa đổi luật thuế, Luật Ngân hàng, Bảo hiểm, Sở hữu trí tuệ, Hải quan…Ban hành các văn bản hướng dẫn còn thiếu, đảm bảo tính đồng bộ và minh bạch của hệ thống pháp lý về đầu tư – kinh doanh, nhất là các văn bản lien quan trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp (về quyền sử dụng đất, về huy động vốn về lao động, về thuế đặc biệt là cách tính thuế và thu thuế). Rà soát, điều chỉnh các cam kết về mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại hang hóa và thương mại dịch vụ theo đúng các cam kết của WTO. Công khai các văn bản pháp quy của các Bộ, ngành có liên quan về điều kiện đầu tư hoặc ngành nghề của các doanh nghiệp nói chung để sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với các cam kết của Nhà nước ta. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó việc ban hành quy chế khuyến khích tư nhân, đầu tư nâng cấp các công trình giao thong, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để sảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh quy hoạch các ngành cho phù hợp với các thỏa thuận và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. Đặc biệt chú trọng công tác dự báo nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch (quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, địa bàn…). Xóa bỏ quy định về việc yêu cầu các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch sản phẩm. 4.2. Giải pháp về thủ tục hành chính. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế “liên thông – một cửa” ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư. Tăng cường năng lực quản lý đầu tư nhà nước (ĐTNN) của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát kiểm tra hoạt động đầu tư, giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Thực hiện từng bước minh bạch hóa chính sách, thủ tục đầu tư, công khai hóa các bước của quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư lên mạng. 4.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua: + Tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động của nhà đầu tư. + Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nói riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý ĐTNN. 4.4. Giải pháp về xúc tiến đầu tư. Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư (XTĐT) theo các hướng sau: + Tăng cường công tác đào tạo bôi dưỡng cán bộ làm công tác XTĐT nói riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài. + Thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm. Ngoài ra, để nghị UNIDO xem xét nối lại chương trình cử đại diện Việt Nam tại văn phòng xúc tiến đầu tư của UNDO (IPS) tại một số nước và khu vực trọng điểm (Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Áo, Italia, Hoa Kỳ); + Nâng cấp trang thông tin Website giới thiệu về ĐTNN. Trang web cần được thiết kế khoa học bằng tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Nhật. Biên soạn lại các tài liệu giới thiệu về ĐTNN như guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư, cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài. Làm đĩa VCD hoặc CD ROM để giới thiệu về môi trường đầu tư. + Tăng cường phối hợp trong XTĐT giữa trung ương và địa phương. Nhanh chóng ban hành Quy chế phối hợp và triển khai các bộ phận XTĐT ở một số địa bàn trọng điểm. Đổi mới phương thức XTĐT, chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tư theo dự án và đối tác trọng điểm, tiếp cận và vận động các Công ty, tập đoàn lớn có thực lực về tài chính – công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam. + Triển khai đúng tiến độ việc thực hiện quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTĐT quốc gia giai đoạn 2007 – 2010 để có thể bắt đầu thi hành từ ngày 01/01/2008 theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. + Nâng cấp và duy trì trang thông tin website giới thiệu về ĐTNN đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. 4.5. Một số vấn đề khác. Tiếp tục xây dựng chương trình thực hiện “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” giai đoạn III một cách hiệu quả, cũng như cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạc và Đầu tư (Việt Nam) và Cơ quan phát triển kinh tế - EDB (Singapore) phù hợp với tình hình mới. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự quản lý hoạt động ĐTNN các cấp đáp ứng nhu cầu tình hình mới. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án đang hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ và nhằm tiếp tục củng cố long tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tai Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và rtích cực tới các nhà đầu tư mới. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các hiệp hội doanh nghiệp thông qua các hoạt động của nhóm M & D, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam… Kiến nghị việc bổ sung vốn đối ứng của bên Việt Nam trong dự án JICA về “Tăng cường năng lực điều hành hoạt động ĐTNN “của Cục ĐTNN để đẩy nhanh việc triển khai phục vụ công tác thu thập thông tin FDI và quản lý hoạt động XTĐT trong bối cảnh mới. KẾT LUẬN Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó góp phần quan trọng vào công cuôc đổi mới đất nước, nâng cao thu nhập cho người dân. Để đẩy mạnh hơn nữa FDI vào Việt Nam chúng ta cần chủ động và tích cực hội nhâph kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020. Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước Châu Á – Thái Bình Dương,… Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương, tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đặc biệt quan tâm tới an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người làm công ăn lương chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát, để những năm tới tiếp tục phấn đấu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội X đề ra cho cả nhiệm kỳ. Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội cho điều chỉnh tốc độ tăng giá cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 ở mức độ phù hợp. Trong tình hình hiện nay, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rất cao của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn dân, sự điều hành tập trung, thống nhất, quyết liệt, bằng những giải pháp đồng bộ, có hiệu quả của Chính phủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình: Kinh tế chính trị Mác – Lênin Tạp chí “Nghiên cứu kinh tế” số 283 tháng 12/2001: FDI vào Việt Nam – tình hình và triển vọng. Tạp chí “Kinh tế phát triển” số 44/2001: FDI tại Việt Nam – thành tựu và hạn chế. Tạp chí “Lý luận chính trị” số 4/2003 FDI ở nước ta thành tựu và phát triển; số 1/2004: FDI tại Việt Nam 16 năm qua; FDI vàp Việt Nam thực trạng và thách thức, giải pháp thúc đẩy. Website: www.google.com.vn www.mpi.gov.vn www.mofa.gov.vn MỤC LỤC Trang Phần I LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần II NỘI DUNG 2 1.Quan niệm về FDI và vai trò của nó. 2 1.1. Quan niệm về FDI. 2 1.2. Vai trò của FDI. 3 2. Tình hình FDI từ 1988 đến nay. 3 2.1.Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2008. 4 2.2. Cấp mới năm 2008 5 2.3. Tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. 6 3. Một số nhận xét và kiến nghị về tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 6 4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. 8 4.1. Giải pháp về môi trường pháp lý. 8 4.2. Giải pháp về thủ tục hành chính. 9 4.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. 9 4.4. Giải pháp về xúc tiến đầu tư. 10 4.5. Một số vấn đề khác. 11 Phần III KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27497.doc
Tài liệu liên quan