Gia công quốc tế hàng may mặc

i. Lời mở đầu Từ những năm đầu của thập kỷ 90 đến nay, ngành may mặc Việt Nam bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, cùng với việc hình thành và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường thế giới. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu giữa nước ta với các nước. Mặt hàng gia công xuất khẩu là mặt hàng được khuyến khích, được hưởng ưu đãi về mức thuế xuất và nhập khẩu. Vấn đề "Gia công quốc tế hàng may mặc" là một vấn đề không mới nhưng khá

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Gia công quốc tế hàng may mặc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý thú. Vì vậy em đã chọn đề tài này để thực hiện bài tiểu luận bộ môn Ngoại thương của mình. II. Nội dung 1. Đặc điểm gia công hàng may mặc xuất khẩu 1.1. Đặc điểm gia công hàng may mặc xuất khẩu Gia công là một hành vi thương mại theo đó bên nhận gia côngthực hiện việc gia công hàng hoá theo yêu cầu của bên đặt gia công bằng nguyên vật liệu của bên đặt gia công để hưởng tiền gia công. Bên đặt gia công nhận hàng hoá đã gia công để kinh doanh thương mại và phải trả tiền cho bên nhận gia công. Như vậy, bên đặt gia công là một chủ thể kinh doanh với mục đích gia công là để kinh doanh thương mại và phải đặt hàng theo yêu cầu của mình với những qui cách phẩm chất mẫu mã và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Bên đặt gia công phải cung cấp nguyên vật liệu phù hợp với qui cách phẩm chất mà mình yêu cầu. ở đây, bên đặt gia công có thể giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, có khi là bán thành phẩm, có khi là chuyển giao công nghệ, máy móc, thiết bị cho bên kia. Bên đặt gia công có thể chỉ định bên nhận gia công mua nguyên vật liệu từ các nơi cụ thể để gia công và giao thành phẩm theo các tiêu chuẩn, kỹ thuật, mẫu mã của bên đặt gia công. Bên nhận gia công tiếp nhận hoặc mua nguyên vật liệu và tổ chức gia công theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công với công nghệ máy móc, sức lao động của doanh nghiệp mình hoặc tổ chức sản xuất gia công theo công nghệ của bên đặt gia công cung cấp, sau đó nhận lại từ bên đặt gia công khoản tiền gọi là phí gia công. Khi hoạt động gia công vượt khỏi biên giới của một quốc gia thì gia công được gọi là gia công quốc tế hay gia công hàng xuất khẩu. Các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất gia công có thể được đưa vào qua con đường nhập khẩu. Hàng hoá sản xuất ra không chỉ để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ, chênh lệch giá nguyên phụ liệu, tiền công và các loại chi phí khác. Thực chất đây là hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động duới dạng được sử dụng thể hiện trong hàng hoá chứ không phải là xuất khẩu công nhân ra nước ngoài. Gia công hàng may mặc xuất khẩu cũng là một trong những hình thức gia công quốc tế. Trong trường hợp này, nước nhận nguyên phụ liệu sẽ nhập nguyên phụ liệu là vải, tài liệu kỹ thuật mẫu vẽ có khi cả chuyên gia máy móc thực hiện công việc gia công. 1.2. Các phương thức gia công hàng may mặc xuất khẩu Có nhiều loại gia công quốc tế dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như: - Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm - Theogiá cả gia công - Theo công đoạn sản xuất Song người ta thường căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất để phân loại, thường có 3 loại: Phương thức nhận nguyên phụ liệu, giao thành phẩm Đây là hình thức sơ khai của hoạt động gia công bởi vì trước đó thị trường trong nước chưa đủ điều kiện để sản xuất các nguyên phụ liệu, thêm vào đó trình độ kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị của ta còn nghèo nàn lạc hậu nên việc phụ thuộc vào nước ngoài là không thể tránh khỏi. Thực chất của hình thức này là : Bên đặt gia công giao nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công sau đó thu hồi thành phẩm và trả cho bên nhận gia công khoản tiền gọi là phí gia công. Trong thời gian gia công, quyền sở hữu về nguyên phụ liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công (ở đây không có sự chuyển giao quyền sở hữu). Bên đặt gia công nhận nguyên phụ liệu và tiến hành gia công. Bên đặt gia công có thể chuyển giao máy móc, thiết bị và các chuyên gia sang phục vụ quá trình thực hiện gia công. Bên nhận gia công có thể đi mua nguyên vật liệu nếu được sự đồng ý của bên đặt gia công Sau khi hoàn thành gia công, hai bên tiến hành giao nhận thành phẩm và thanh lý hợp đồng. Bên nhận gia công có nghĩa vụ giao hàng theo đúng hợp đồng, bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công khoản tiền gọi là phí gia công. Phương thức mua đứt, bán đọan Đây là hình thức dựa trên hợp đồng mua bán với nước ngoài. Bên đặt gia công bắn đứt nguyên liệu cho bên nhân gia công. Sau khi bên nhân gia công hoàn thành việc sản xuất, bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm. Trong trường hơp này quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Hợp đồng nay còn quy định số sản phẩm làm ra phải tương ứng với số lượng nguyên liệu nhất định và phải bán lại cho bên đặt gia công. ở phương thức này, ta thấy trình độ cán bộ công nhân làm công tác thiết kế mẫu mã được nâng cao, ta không còn phải chịu sức ép về giá, chi phí từ phía khách hàng nước ngoài. Đồng thời ta còn chủ động được vấn đề giá cả, từ đó nâng cao một phần giá trị của hàng hoá sản xuất ra, người công nhân cũng nâng cao được tay nghề và có trách nhiệm hơn trong sản xuất. Phương thức kết hợp Đây là phương phức được áp dụng phổ biến đối với hình thức gia công xuất khẩu ở nước ta hiện nay. Thông qua hình thức này, bên đặt gia công chỉ giao nguyên liệu phụ liệu chính cùng các tài liệu kỹ thuật, còn bên nhận gia công chịu trách nhiệm cung cấp phụ liệu. Với hình thức gia công này, bên nhận gia công có thể bán một phần nguyên liệu trong nước theo giá quốc tế, điều này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 2. Thị trường gia công hàng may mặc xuất khẩu ở Việt Nam Trong sản xuất và kinh doanh thị trường là yếu tố then chốt vì thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế hàng hoá Việt Nam nói riêng. Vì vậy, sản xuất cái mà thị trường cần và kinh doanh mặt hàng phù hợp vời điều kiện và khả năng của mình là điều rất quan trọng. Để đạt được các mục tiêu đó, các nhà sản xuất kinh doanh phải tìm hiểu nghiên cứu thị trường một cach cụ thể , chi tiết, từ đó chọn cho mình chiến lược và sách lược sản xuất và kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Thị trường là nơi xảy ra sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, giá cả, mẫu mã…. Vì vậy, việc đưa ra hàng hoá có tính cạnh tranh cao và tạo ra cho mình một chỗ đứng trong cơ chế thị trường. Mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sánh tình hình giá cả diễn biến ở từng thời điểm, từng khu vực… để từ đó có kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng. Đối với các mặt hàng có có nhiều nhà cung cấp thì các nhà sản xuất phải cạnh tranh khốc liệt với nhau trên thing trường để tranh giành thị trường. 2.1.Thị trường trong nước đối với hàng may măc Thị trường nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất hàng may mặc. Hiện nay nhu cầu về hàng may mặc là rất lớn do vậy các nhà sản xuất không nên chỉ chú trọng tới thị trường các nước trong khi hàng ngoại nhập đã có mặt ở trong nước. Hiện nay, hàng may mặc Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chủng loại hàng hoá phong phú va đa dạng đang hấp dẫn khách hàng trong nước đang tràn ngập thị trường. Vì vậy, các nhà sản xuất cần quan tâm đến thị trường trong nước để từ đó có thể đưa ra các chính sách phù hợp, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. 2.2.Thị trường nước ngoài 2.2.1.Thị trường EU Đây là thị trường lớn của Việt Nam, hàng năm EU nhập khoảng trên 90 tỷ USD quần áo vào thị trường từ các nước, trong đó mỗi năm kim nghạch hàng may mặc của Việt Nam vào EU khoảng 30.000 tấn với tổng trị giá là gần 650 triệu USD. Việt Nam và EU đã ký hiệp định về hàng may mặc từ tháng 12/1992. Trong hiệp định có qui định có qui định rõ danh mục hàng hoá và kim ngạch mà Việt Nam được đưa vào EU với tổng cộng 151 nhóm hàng, 108 theo hạn ngạch. Đặc biệt, hiệp định còn qui định rõ Việt Nam và EU sẽ xem xet khả năng tăng số lượng có tính đến nhu cầu của nghành công nghiệp dệt và khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thị trường lớn do vậy các doanh nghịêp Việt Nam cần tuân thủ các qui định này để không làm tổn hại đến quan hệ giữa nước ta và cộng đồng kinh tế Châu Âu. 2.2.2.Thị trường Nhật Bản Đây là thị trường lớn lại không cần hạn ngạch. Năm 1999 hàng dệt may của ta xuất khẩu trên thị trường Nhật vào khoảng 200 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu của ta sang thị trường nàychủ yếu là áo jacket, sơ my, áo kimono… Đây là thị trường khó tính, tuy nhiên nếu áp ứng được yêu cầu của họ thì đây sẽ là thị trường tiêm năng đầy hứa hẹn. 3. Những thuận lợi và khó khăn của gia công hàng may mặc xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua. 3.1. Thuận lợi của gia công hàng may mặc xuất khẩu. Hiện nay công nghiệp dệt may có số lượng lao động lớn tăng lên ở những nước có lao động thấp. Trong khi xu hướng chung của thế giới là xoá bỏ hàng rào thuế quan, chống lại các nhà sản xuất có giá thành cao. Do đó Việt Nam là một trong những nướccó lợi thế khi tham gia vào thị trường thế giới vì Việt Nam là nước có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề công nhân tốt là điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp dệt may phát triển. Trong quá trình hội nhập Việt Nam có dịp mở rộng thị trường, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nhiều nước trên nhiều châu lục khác nhau. Hiện nay đã có một số khách hàng từ nước Mỹ đến làm việc, đặt quan hệ lâu dài với Việt Nam về may mặc. Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu có những lợi ích sau: Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập đất nước đảm bảo đời sống cho người lao động,giải quyết việc làm cho các thành phố thị xã, khu công nghiệp tập trung lớn như : Hải Phòng, Hà Nội…… Vốn đầu tư vào hàng may mặc không lớn, chủ yếu là máy móc còn phần lớn là tận dụng nhà xưởng, các kho và các cơ sở sản xuất từ thời cũ để lại. Đây là một hướng đi phù hợp với thưc trạng của nước ta. Gia công hàng may mặc cho nước ngoài giúp chúng ta có thể tiếp thu được khoa học kỹ thuật tiên tiến nâng cao trình độ quản lý công nghiêp đào tạo được một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có trình độ kỹ thuật, tiên tiến và tính tổ chức tốt, nhờ đó các nhà máy xí nghiệp may mặc không bị lạc hậu với thế giới. Gia công hàng may mặc không tạo được lợi nhuận lớn, nhưng luôn tạo được nguồn thu ngoại tệ và không bao giờ bị nợ nước ngoài, không sợ bị lỡ, bị ế vì khách hàng luôn bao tiêu toàn bộ sản phảm. Ngoài gia công xuất khẩu ra một số công ty xuất nhập khẩu của nước ta còn tranh thủ xuất khẩu một số mặt hàng thông qua việc thông tin với bạn hàng, sử dụng mạng lưới và thông tin tiêu thụ bạn hàng và phàn nào nắm được thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường quốc tế. 3.2. Khó khăn của gia công hàng may mặc xuất khẩu. Tuy có tiến bộ trong cơ chế mới, nhưng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực về số lượng may móc, thiết bị trình độ công nghệ, khối lượng mẫu mã, chất lượng giá thành về kim ngạch xuất khẩu. Ngoài sức lao động dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh, tiền công lao động thấp, ngành dệt may của ta còn phụ thuộc vào thị trường thế giới : chỉ một biến động bất lợi của thị trường thế giới dù ở đầu vào hay đầu ra củng đều tác động đến hàng dệt may cũng như gia công hàng may mặc xuất khẩu trong cả nước. Ngành công nghiệp dệt may đang chịu sức ép cạnh trạnh gay gắt của hàng nhập khẩu, hàng trốn thuế, hàng tiểu nghạch và sản phẩm các liên doanh, các xí nghiệp có vốn đầu tư 100% vốn nước ngoài tràn ra thị trường nội địa bằng nhiều cách khác nhau mà chưa có cách nào kiểm soát nổi đang gây nhiều tác động xấu cho cả nước. 4. Tình hình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty May 10 4.1. Thực trạng xuất khẩu hàng gia công may mặc tại công ty May 10 Công ty May 10 đã được thành lập từ lâu chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu. Ngay từ đầu, công ty đã nhận thức được rằng : Để sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, công ty phảI thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, và có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và xuất nhập khẩu, nội bộ công ty phải đoàn kết một lòng vì lợi ích chung "Tồn tại và phát triển vững chắc", phải đáp ứng được nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, kim ngạch hàng may mặc của công ty với khách hàng nước ngoài và các công ty trong nước không ngừng được nâng cao, uy tín của công ty ngày càng được khẳng định trên thương trường. Nhờ đó, bạn hàng của Công ty ngày càng nhiều. 4.2. Thị trường của công ty Trong những năm gần đây. trước sự biến đổi của nền kinh tế thế giới, công ty luôn phải có thông tin kịp thời, chính xác để có thể tìm ra hướng đi đúng đắn, giúp công ty có thể đứng vững, phát triển và tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Một trong những hướng đi đó là : phát triển hàng may mặc xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng quan hệ với bạn hàng trong nước và nước ngoài. Tuy mới thâm nhập vào thị trường hàng may mặc, nhưng sản phẩm may của công ty đã được bạn hàng quốc tế rất quan tâm và đã có nhiều đơn đặt hàng được ký kết. Công ty chủ trương : Chất lượng sản phẩm là trên hết, luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Do đó để thực hiện hợp đồng, công ty đã kết hợp tốt các biện pháp giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm và tiến hành giao hàng đúng thời hạn. 4.3. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Cần lập ra chiến lược lâu dài đầu tư để mở rộng phát triển thị trường ra khu vực, đa dạng hoá sản phẩm. Căn cứ vào khả năng phát triển của công ty cần phải : Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thông qua các hình thức như liên doanh, hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm nâng cao ý thức kỷ luật, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân để họ thành thạo về chuyên môn, phù hợp với trình độ công nghiệp hoá tại các công ty lớn. Công tác thị trường phải coi trọng hàng đầu thông qua các hội chợ triển lãm quốc tế, thông qua các văn phòng đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam. Cần có mối quan hệ với nhiều bạn hàng để tránh bị ép giá và cũng nhờ đó nắm thông tin về thị trường đầy đủ và chính xác. Coi trọng chữ tín trong kinh doanh. Nghề may mặc có tính chất thời vụ nên phải coi trọng yêu cầu về thời gian giao hàng. Muốn làm được điều đó, công nhân phải giỏi tay nghề, tận tuỵ với công việc, họ phải tự ý thức được rằng : trách nhiệm giao hàng không còn là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo hay cán bộ kinh doanh mà thực sự là trách nhiệm của chính mình. iii. kết luận Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của ngành may mặc các nước, trong đó có Việt Nam, với sự khuyến khích và đầu tư phát triển của Nhà nước, thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc đang là một thị trường có rất nhiều sự cạnh tranh. Vì thế, các nhà sản xuất kinh doanh cần phải biết tìm hiểu và nghiên cứu thị trường cụ thể, chi tiết, từ đó chọn được cho mình những chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp để đưa ra những mặt hàng có chất lượng, mẫu mã đẹp, có tính cạnh tranh cao. Có như vậy, họ mới tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Với đề tài này, trong phạm vi của một bài tiểu luận, em không thể không có những sơ suất, thiếu sót. Em rất mong được sự xem xét và cho ý kiến của các thầy cô để hoàn thiện hơn bài viết của mình. iv. tài liệu tham khảo Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế - PGS.TS Trần Văn Chu. Thời báo kinh tế Việt Nam số 81. Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Báo Thương mại số 49/2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35585.doc
Tài liệu liên quan