Giải pháp chủ yếu phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh hoá

Tài liệu Giải pháp chủ yếu phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh hoá: ... Ebook Giải pháp chủ yếu phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh hoá

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp chủ yếu phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1.Tính cần thiết của đề tài Trang trại - hình thức tổ chức kinh tế cơ sở chủ yếu của sản xuất nông nghiệp trong tương lai đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm gần đây gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Sự phát triển của nó đã làm cho những tiềm năng tiềm tàng trong nông nghiệp và nông thôn như: đất đai, lao động, tiền vốn, kỹ năng kỹ xảo sản xuất của người lao động...được khơi dậy đưa nền nông nghiệp nước ta từng bước đi lên sản xuất lớn, hoà nhập vào nền kinh tế của khu vực và trên thế giới. Để phát triển trang trại, không những phụ thuộc vào những yếu tố trực tiếp như: đất đai, lao động, tiền vốn, trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế của chủ trang trại vào sản xuất và mở rộng thị trường.v.v... mà còn phụ thuộc chủ yếu vào loại hình (phương hướng) sản xuất kinh doanh của các trang trại. Huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá có 3/4 diện tích đất là đồi núi. Tính đến năm 2007 số trang trại của Huyện có là 143 trang trại các loại, hiện có 116 trang trại được cấp giấy chứng nhân; trong đó 41 trang trại chăn nuôi, 39 trang trại tổng hợp và 36 trang trại trồng trọt. Tuy mới phát triển nhưng các trang trại ở huyện Cẩm Thuỷ đang phải đương đầu với bao khó khăn trở ngại về vốn, về phương hướng sản xuất, về điều kiện tự nhiên và khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Từ đó dẫn đến hiệu quả còn thấp và đầy rủi ro cần phải được giải quyết. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, nên em chọn đề tài "Giải pháp chủ yếu phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh hoá". 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hiệu quả của các loại hình trang trại huyện Cẩm Thuỷ, Tỉnh Thanh Hoá, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển trang trại trồng trọt ở huyện Cẩm Thuỷ. * Mục tiêu cụ thể: + Góp phần hệ thống hoá những lý luận cơ bản về phát triển trang trại trồng trọt + Đánh giá đúng thực trạng trang trại trồng trọt tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời phát hiện những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại hình trang trại. + Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát triển và nâng cao các loại hình trang trại tại huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới. 3. đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề có liên quan đến phát triển trang trại trồng trọt ở vùng nghiên cứu. * Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tập trung nghiên cứu phát triển của loại hình trang trại trồng trọt vùng đồi. Từ đó, phát hiện những nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển các trang trại vùng nghiên cứu trong thời gian tới. + Về không gian: Nghiên cứu tại 34 trang trại trồng trọt vùng đồi của huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá. + Về thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài đến năm 2007. Đề tài được triển khai nghiên cứu từ tháng 01/2008 đến 04/2008. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài em sử dụng các phương pháp cơ bản sau: * Phương pháp thu thập số liệu: - Thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập số liệu sơ cấp: Chọn điểm điều tra; Thu thập thông tin mới bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo tập câu hỏi đã được chuẩn hoá; - Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý thủ công; Xử lý bằng máy vi tính; Thể hiện thông tin; * Phương pháp phân tích: - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp toán kinh tế Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT TRONG NÔNG NGHIỆP Khái niệm, vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại 1.1.1 Khái niệm: Trang trại và kinh tế trang trại là hai cụm từ ghép, để phản ánh hai nội dung khác nhau. Khi ta nói "trang trại" tức là nói đến những cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định. Bản thân cụm từ "trang trại" không phản ánh bản chất kinh tế xã hội của cơ sở sản xuất. Còn khi nói "kinh tế trang trại" là đề cập đến tổng thể những mối quan hệ kinh tế - xã hội, môi tường nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại: quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với tập thể, với môi trường sinh thái tự nhiên... Có nhiều khái niệm khác nhau về trang trại, nhưng đa số đồng nhất với khái niệm của PGS.TS Lê Trọng "Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ sở hiệp tác và phân công lao động xã hội, được chủ đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định" Tuy nhiên, trong văn phong khẩu ngữ tiếng Việt, ở một số trường hợp cụ thể, cụm từ "trang trại" và "kinh tế trang trại" có thể được dùng thay thế cho nhau, mà ý nghĩa của câu văn, câu nói không bị thay đổi. Có lẽ bởi sự phong phú của ngôn ngữ nên một số người đã đồng nhất "trang trại" với "kinh tế trang trại" coi chúng như những cụm từ đồng nghĩa. 1.1.2 Vai trò và đặc trưng của trang trại: * Vai trò : Trang trại mà chủ yếu là trang trại gia đình đã và đang là lực lượng chủ yếu sản xuất ra các loại nông sản. Hiện nay trên thế giới cũng như ở việt nam loại hình trang trại rất phổ biến và có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, nông sản phần lớn cho đất nước. Tính đến cuối năm 2005, cả nước có 413.000 trang trại, bình quân 2-4 ha/trang trại. Hàng năm, các trang trại tạo 50 vạn việc làm thường xuyên và 4 triệu ngày công lao động thời vụ. Tiền công cho lao động thường xuyên khoảng 700.000 đồng/tháng ở miền Bắc và 1.200.000 đồng/tháng ở miền Nam. Hàng năm, kinh tế trang trại tạo ra giá trị sản lượng 30.000 tỷ đồng, trong đó 90% giá trị hàng hoá. Trong số 3.044 trang trại được điều tra, giá trị sản lượng bình quân mỗi trang trại đạt 196 triệu đồng, trong đó trồng trọt 40%, chăn nuôi 34%, nuôi trồng thuỷ sản 25, lâm nghiệp 1%. * Đặc trưng : Trang trại – cơ sở kinh doanh nông nghiệp (bao gồm cả nông lâm ngư) là tế bào của nền nông nghiệp hàng hoá, là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống nông nghiệp, là hình thức doanh nghiệp nhỏ trực tiếp sản xuất ra nông sản phẩm hàng hoá cho xã hội, phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, với quy luật sinh học và các quy luật sản xuất hàng hoá, là đối tượng để tổ chức lại nền nông nghiệp, bảo đảm thực hiện chiến lược phát triển nền nông nghiệp hàng hoá thích ứng với sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường. Nó đóng vai trò quan trọng trong công việc khôi phục, bảo vệ và phát triển môi trường, xây dựng và phát triển nông thôn mới. trang trại có những đặc trưng: Một là chuyên môn hoá tập trung hoá sản xuất hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu của thị trường, có lợi nhuận cao. Giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hoá là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô trang trại. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu gián tiếp như : Ruộng đát, vốn lao động… Hai là, các trang trại đã trang bị nhiều loại máymóc và áp dụng nhiều quy trình công nghệ mới vào các ngành sản xuất dịch vụ. Đó chính là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Ba là, các trang trại vừa sử dụng nguồn lao động vón có của gia đình, vừa có thuê mướn thêm lao động làm quanh năm, hoạc trong từng thời vụ với số lượng ít nhiều khác nhau. Bốn là, các chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ thuật biết là giàu và có những điều kiện nhất định để tạo lập trang trại. Trang trại gia đình: Đặc trưng của trang trại gia đình là sử dụng chủ yếu sức lao động và tiền vốn của gia đình. Trang trại gia đình vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội, trong đó các thành viên liên kết với nhau không chỉ bằng quan hệ kinh tế, mà sâu sắc hơn là quan hệ huyết thống, gia tộc. Chủ trang trại gia đình và các thành viên khác cùng tham gia lao động sản xuất trong nông trại của mình đều là nông dân, không kể trước đó họ là ai, làm nghề gì ( công chức Nhà nước, thị dân...). Trang trại gia đình là lực lượng chủ yếu sản xuất nông phẩm hàng hoá cho xã hội và tồn tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường, mà không bị các doanh nghiệp lớn thôn tính bởi quá trình cạnh tranh. Đó là về trang trại gia đình có ba lợi thế mà các loại hình doanh nghiệp khác không thể có được: - Một là, đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật. Muốn đạt năng suất và hiệu quả cao, con người phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi tỉ mỉ, kỹ lưỡng, đúng lúc, đúng cách ( đúng kỹ thuật ) không kể sớm khuya, trong suốt quá trình tái sản xuất tự nhiên của chúng. Muốn vậy, quy mô trang trại không quá lớn để phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát của tất cả mọi thành viên trong trang trại; đồng thời lợi ích của mỗi người sản xuất nông nghiệp phải gắn chặt trực tiếp với kết quả cuối cùng của cây trồng và vật nuôi. Chỉ có kinh tế gia đình mới có khả năng và tạo ra cơ chế lợi ích của mỗi chu kỳ tái sản xuất xã hội cũng như tái sản xuất tự nhiên trong nông nghiệp. - Hai là, kinh doanh nói chung và kinh doanh trong nông nghiệp nói riêng thường gặp rủi ro. Khi thị trường và môi trường tự nhiên biến động bất thuận, làm cho giá bán bằng giá thành sản phẩm, trang trại gia đình vẫn có thu nhập theo cơ chế "lấy công làm lãi". Bởi vì, trang trại gia đình sử dụng chủ yếu sức la động của mình. Còn các loại hình trang trại khác chủ yếu sử dụng sức lao động làm thuê, gặp hoàn cảnh trên họ bị phá sản. - Ba là, nền nông nghiệp hiện đại đòi hỏi phải tập trung chuyên môn hoá trên cơ sở phát triển tổng hợp, đa dạng để vừa tận dụng tối đa các yếu tố sản xuất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Các mô hình sản xuất tổng hợp trên thực tế đã tỏ rõ hiệu quả kinh tế - xã hội và sinh thái của nó cao hơn so với các mô hình sản xuất chuyên môn hoá độc canh. Một nền nông nghiệp tổng hợp đa dạng phát triển bền vững chỉ có thể có được khi mọi quá trình sản xuất, sinh học đều được kiểm soát chặt chẽ, tỉ mỉ. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi quy mô sản xuất trong một đơn vị không quá lớn và nhờ tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người lao động tham gia vào quá trình sản xuất sinh học đó. Vì thế chỉ có trang trại gia đình mới có thể đáp ứng được cả hai yêu cầu nói trên. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trong điều kiện hội nhập   Đối với tỉnh Thanh Hoá thì  thời gian qua, kinh tế trang trại đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo. Quan trọng hơn, kinh tế trang trại đã mở ra hướng làm ăn mới, hình thành đội ngũ nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm. Nếu tổ chức tốt thì trong thời gian tới, kinh tế trang trại sẽ là nguồn thu tương đối lớn.       Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên các chủ trang trại không có điều kiện thế chấp để vay vốn và chưa yên tâm đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, đa số các chủ trang trại và lao động còn yếu về trình độ chuyên môn, khả năng áp dụng kiến thức khoa học - kỹ thật và ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế, dẫn đến chất lượng sản xuất, kinh doanh thấp. Ngoài những trang trại trồng cây cao su có thu nhập ổn định nhờ giá mủ đang ở mức cao, các trang trại còn lại hiệu quả sản xuất đạt thấp. Mặc dù số lượng trang trại tăng nhanh và phát triển đa dạng nhưng chưa có quy hoạch, kế hoạch sản xuất cũng chưa cụ thể; Hầu hết chủ trang trại đều thiếu thông tin về thị trường. Vì vậy, kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hoá chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế. Do đó, để kinh tế trang trại phát triển bền vững, thời gian tới tỉnh Thanh Hoá cần đẩy mạnh việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các chủ trang trại yên tâm đầu tư sản xuất và có điều kiện thế chấp vay vốn Ngân hàng. Đây là vấn đề quyết định sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại. Hiện, UBND Thanh hóa đã chỉ đạo bổ sung danh mục cho vay làm kinh tế trang trại vào điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển Thanh Hoá. Tuy nhiên, mức cho vay tối đa 100 triệu đồng là quá thấp so với nhu cầu của một trang trại. HĐND tỉnh cũng đã thông qua kết quả rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng theo tiêu chí mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại. Tuy nhiên, Huyện cần xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, nhất là quy hoạch các vùng  chuyên canh, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản… để định hướng cho phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới; Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức khoa học - kỹ thuật, quản lý, nhất là kiến thức tiếp thị, hạch toán kinh tế cho các chủ trang trại. Bên cạnh đó, việc duy trì và tổ chức sinh hoạt định kỳ Câu lạc bộ trang trại để cung cấp thông tin thị trường, mở rộng cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các chủ trang trại cũng rất cần thiết. Ngoài ra, tỉnh cũng nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với trang trại theo Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ, để việc liên kết “bốn nhà” có hiệu quả. Ngoài ra, các loại hình trang trại khác trên phạm vi cả nước như trang trại lâm nghiệp, trang trại cây ăn quả, trang trại cây đặc sản, trang trại lúa thơm, trang trại cao su, điều, tiêu, cà phê... cũng đã phát triển khá nhanh, quy mô ngày càng thích hợp, theo hướng sản xuất hàng hóa "có tấm, có món". Nhưng một thực tế cho thấy, các trang trại sản xuất với quy mô lớn, mà không có được những hợp đồng tiêu thụ, hoặc am hiểu thị trường, không có nhà máy chế biến tại chỗ, thì dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ, hoặc hiệu quả thấp do thường "được mùa-rớt giá". Cũng cần nói thêm, hiệu quả kinh tế trang trại trong sản xuất hàng hóa đã rõ, nhưng còn thiếu sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, với sự hỗ trợ của nhà nước trong “đầu ra" của sản phẩm. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại trồng trọt 1.3.1 Các nhân tố về môi trường kinh tế và pháp lý: + Quy mô đất đai phải đạt đến mức nhất định, phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh tế và tổ chức kỹ thuật của từng loại trang trại mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, trang trại là đơn vị sản xuất hàng hoá nên phải đi vào chuyên môn hoá sản xuất từng loại cây,... Có như vậy mới có điều kiện đầu tư mở rộng thâm canh tăng năng suất, tạo ra tỷ suất sản phẩm hàng hoá lớn và tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. + Sự tác động tích cực và phù hợp của Nhà nước thông qua sự định hướng, khuyến khích bằng những chính sách cụ thể về đất đai, đầu tư, tín dụng, chính sách định canh định cư, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số...Sự hỗ trợ của Nhà nước về tổ chức, kỹ thuật và kinh tế đối với các trang trại. + Sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nông sản nhất là có sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá. Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn, trong nhiều trường hợp còn có ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành và phát triển của trang trại. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các vùng dự án xây dựng các nhà máy chế biến đường, nhà máy chế biến hoa quả .... + Sự phát triển của cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện thiết yếu đối với sự hình thành và phát triển của trang trại. + Sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp. + Môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của trang trại trước hết là sự công nhận địa vị pháp lý của các trang trại trong hệ thống nông nghiệp; tiếp đến là tạo hành lang và khung pháp lý phù hợp cho trang trại trong mỗi thời kỳ khác nhau cùng với những chính sách cụ thể hỗ trợ về đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, thị trường...của nhà nước đối với trang trại. 1.3.2 Các yếu tố về khoa học kỹ thuật: Cùng với các hình thức tổ chức sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ có tác dụng to lớn đến sự phát triển của toàn xã hội trên tất cả các mặt hoạt động về kinh tế chính trị xã hội. Những phát minh khoa học đã đem lại những kết quả to lớn cho nền kinh tế.Trong sản xuất nông nghiệp ta có thể dễ nhận thấy công nghệ sinh học trong những năm trở lại đây đã tạo ra những giống cây có năng suất cao, phẩm chất tốt nhiều khi đạt quá sự mong đợi của con người. Những quy trình sản xuất thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng ngày càng được nghiên cứu triển khai. Khoa học kỹ thuật cũng đã tạo ra nhiều hệ thống công cụ lao động mới, thúc đẩy quá trình phân công lao động, cải tạo từng bước tập quán canh tác, sản xuất lạc hậu, thúc đẩy việc mở rộng quy mô sản xuất cho phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, sự phát triền như vũ bão của công nghệ thông tin đã làm cho các thành tựu của khoa học kỹ thuật không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia hay một vùng lãnh thổ mà nó được phổ biến áp dụng toàn cầu. Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động sâu sắc tới nền kinh tế của thế giới. 1.3.3 Các nhân tố tự nhiên: +Đất đai: Những đặc tính về lý tính và hoá tính của đất quy định độ phì tốt hay xấu, địa hình có bằng phẳng hay không, vị trí của đất có thuận lợi hay khó khăn cho giao thông đi lại vận chuyển vật tư sản phẩm phục vụ cho sản xuất ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Độ phì của đất tốt phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng làm cho cây trồng mang lại năng suất cao chất lượng tốt và đầu tư ít nhưng mang lại lợi nhuận lớn hơn so với những vùng đất xấu hơn. Đất bằng phẳng sẽ giúp ta có thể đưa máy móc vào đồng ruộng và đầu tư thuỷ lợi với suất đầu tư thấp là tiền đề áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm sản xuất ra các sản phẩm nhiều, nhanh, tốt, rẻ và có sức cạnh tranh trên thị trường. +Thời tiết khí hậu: Đất, nước, thời tiết - khí hậu, cây trồng và con gia súc gắn chặt với nhau ở các vùng sinh thái khác nhau đem lại kết quả khác nhau cả về năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó cho hiệu quả khác nhau. Cùng một loại cây trồng như nhau nhưng có vùng cho hiệu quả cao có vùng cho hiệu quả thấp thậm chí không cho sản phẩm. 1.3.4 Các nhân tố xã hội: + Thói quen, tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển trang trại như ở các hộ miền núi, kinh tế hộ thường thiết chế theo kiểu cộng đồng, hàng xóm, láng giềng và thường là cùng dòng họ. Mỗi dòng họ, mỗi địa phương thường đưa ra những lệ làng, hội phường riêng... mà nhiều khi cấp uỷ, chính quyền địa phương khó có thể can thiệp được. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn tới điều kiện sản xuất, phân phối sản phẩm và sinh hoạt của gia đình. + Một số địa phương miền núi, nông dân còn mang nặng tính du canh, du cư gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị, phá hoại môi trường sinh thái và môi trường sống của con người. + Trình độ dân trí nhất là miền núi còn rất thấp nên khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như sử dụng hợp lý các nguồn lực khó khăn. 1.3.5 Các nhân tố chủ quan của trang trại: + Chủ trang trại phải có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông. Đây là điều kiện chủ quan có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành và phát triển trang trại. + Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất của chủ trang trại quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Có sự tập trung tới quy mô nhất định về những yếu tố vật chất của sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn. + Là người dám chấp nhận rủi ro trong những trường hợp kinh doanh có thể bị thua lỗ. + Là người tự tin. Họ có thể thấy trước những khó khăn, chấp nhận rủi ro trong kinh doanh nhưng tin rằng mình có khả năng vượt qua. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh trang trại trồng trọt 1.4.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế + Công thức 1: Kết quả thu được Hiệu quả = Chi phí bỏ ra Công thức này phản ánh rõ hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Từ công thức này, ta có thể tính được các chỉ tiêu tỷ suất như: Tỷ suất giá trị sản xuất tính theo tổng chi phí, chi phí trung gian hay chi phí một yếu tố đầu vào cụ thể nào đó. + Công thức 2: Hiệu quả = Kết quả thu được - Chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này tính toán cho toàn bộ quá trình sản xuất thì được tổng hiệu quả kinh tế, chẳng hạn như tổng giá trị gia tăng, tổng thu nhập hỗn hợp hay tổng lãi ròng thu được. Tuy nhiên, chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng chi phí, chi phí trung gian, chi phí lao động hoặc chi phí một yếu tố đầu vào cụ thể nào đó. + Công thức 3: Hiệu quả = Giá trị tăng thêm - Chi phí tăng thêm. + Công thức 4: Giá trị tăng thêm Hiệu quả = Chi phí tăng thêm Công thức này thể hiện rõ mức độ hiệu quả của việc đầu tư thêm chi phí. Nó thường được sử dụng để xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư thêm chiều sâu hoặc hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó, ta có thể tính theo các chỉ tiêu cụ thể như sau: Tổng doanh thu Doanh thu/tổng chi phí = Tổng chi phí Tổng lợi nhuận Lợi nhuận/tổng chi phí = Tổng chi phí Tổng thu nhập Thu nhập/ chi phí = Tổng chi phí Hiệu quả sử dụng đất đai = Thu nhập/ đơn vị diện tích Hiệu quả sử dụng vốn = Thu nhập/ chi phí sản xuất Hiệu quả sử dụng lao động = Thu nhập/ ngày người lao động. 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả liên quan đến đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: + Giá trị sản xuất ( GO: Gross Output ) là giá trị bằng tiền của các sản phẩm được sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường trong một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Đối với cây ngắn ngày hoặc dài ngày tính bằng sản lượng nhân với giá bán. Đối với cây lâm nghiệp: do đặc điểm của cây lâm nghiệp là chu kỳ kinh doanh dài thường từ 5 đến 7 năm thậm chí đến 15 hoặc 20 năm mới cho sản phẩm ( nếu là rừng kinh tế) gọi là rừng đạt tiêu chuẩn thành thục công nhgệ và sẵn sàng đáp ứng yêu câù của xã hội thông qua khai thác làm nguyên liệu giấy hoặc gỗ, củi. Không những thế, việc trồng cây rừng không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt phòng hộ và môi trường sinh thái. Nên đánh giá đúng giá trị của nó là việc làm cần thiết để người trồng rừng có thể hạch toán kinh tế và hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước về trồng rừng. Giá cây đứng được tính theo 2 phương pháp: + Phương pháp 1: xác định giá cây đứng hướng ra thị trường( gọi là phương pháp ngược dòng chi phí) Gcđ = Gb2 - ( Ckt - Cvc ) - Tdt Trong đó: Gcđ :giá cây đứng đ/m3 Gb2 :giá bán lâm sản tại nơi tiêu thụ (đ/m3) Ckt, Cvc : chi phí khai thác và vận chuyển lâm sản từ rừng đến nơi tiêu thụ (đ/m3) Tdt :Thuế phải nộp (đ/m3) Công thức này không phân biệt lâm sản ở rừng tự nhiên hay rừng trồng hoặc giá trị cây lâm nghiệp trong phương thức nông lâm kết hợp. + Phương pháp 2: xác định giá cây đứng cho rừng thành thục hướng vào đơn vị kinh tế. Thực chất của phương pháp này là xác định giá cây đứng dựa vào chi phí sản xuất và lợi nhuận mục tiêu. Chi phí xây dựng để thành rừng tính theo 3 công đoạn sản xuất là trồng, chăm sóc, tỉa thưa, quản lý bảo vệ cho đến khi rừng thành thục công nghệ và các chi phí khác khi rừng được khai thác công với lợi nhuận mục tiêu Vdt + Pch + Pbq Gcđ = Q Trong đó: Gcđ: giá trị cây đứng (đ/m3) Vch: Tổng vốn đầu tư nguyên thuỷ trong xây dựng chu kỳ kinh doanh. n Vch = åVi Vi: vốn đầu tư ở năm thứ i I=1 n: Số năm của chu kỳ kinh doanh Pch: Mức lãi suất của vốn đầu tư( chi phí cơ hội của vốn đầu tư) n Pch = åVi [(1+r)ni - 1} I=1 Trong đó: r: tỉ lệ lãi suất/ năm của vốn đầu tư Pbq: mức lãi hợp lý, được tính theo công thức sau: n Pbq= P. åVi I=1 Trong đó: P là tỉ lệ lợi nhuận bình quân Q khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích (m3/ha) Có thể viết công thức tính giá trị cây đứng dưới dạng sau: n å Vi{[(1+r) n-i - 1] +P } Gcđ = i-1 Q Theo công thức này, lợi nhuận mục tiêu gồm hai thành phần: Mức lãi suất vốn đầu tư ( chi phí cơ hội vốn đầu tư) và lợi nhuận hợp lý của đơn vị kinh tế. Trong trường hợp đơn giản, lợi nhuận mục tiêu có thể được xác định bằng % so với vốn đầu tư Để thuận lợi trong tính toán, ta sử dụng phương pháp tính giá trị cây lâm nghiệp chưa khai thác theo phương pháp giá cây đứng hướng ra thị trường( gọi là phương pháp ngược dòng chi phí) vì nó phù hợp trong tính toán hệ thống nông lâm kết hợp. Vì thị trường tiêu thụ các cây lâm nghiệp qua hai kênh chủ yếu là bán gỗ cho nguyên liệu giấy và bán củi với giá cả tương đối ổn định nhất là khi nhà máy giấy của tỉnh Thanh Hoá đi vào hoạt động năm 2005. + Tổng chi phí ( IC: Intermediate cost ) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, khấu hao tài sản cố định, lao động thuê... + Giá trị gia tăng( VA: Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong năm hay trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh VA = GO - IC + Thu nhập hỗn hợp ( MI: Mix Income ) là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất gồm cả công lao động của gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. MI = VA - ( A + T ) Trong đó: A: giá trị khấu hao tài sản cố định; T là thuế + Lợi nhuận ( Pr: Profit ) là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi công lao động của gia đình. Pr = MI - L* Pi Trong đó: L: công lao động của gia đình Pi: giá ngày công lao động ở địa phương Kinh nghiệm phát triển trang trại trồng trọt ở một số địa phương 1.5.1 Phát triển trang trại ở Yên Lạc: Năm 2001 Huyện ủy Yên Lạc đã có Nghị quyết 02 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2005 và các nghị quyết chuyên đề quan trọng về quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển đổi, dồn ghép ruộng đất, tạo điều kiện phát triển tiềm năng của mỗi gia đình mạnh dạn xây dựng mô hình phát triển kinh tế trang trại. Những năm gần đây, kinh tế trang trại ở Yên Lạc phát triển mạnh, chỉ tính riêng năm 2004 đến nay đã có thêm 118 mô hình. Đến năm 2005 giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản của Yên Lạc đạt 305,6 tỷ đồng. Để có được những kết quả trên, các cấp ủy, chính quyền trong huyện đã tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế trang trại tới người dân, thường xuyên quan tâm giải quyết những khó khăn về mặt bằng, vốn, kỹ thuật; phối hợp với ngành nông nghiệp, khuyến nông, thú y mở các lớp tập huấn KHKT, xây dựng các mô hình, các điểm trình diễn để nhân dân học tập và nhân rộng. Các tổ chức đoàn thể đã quản lý, tín chấp với ngân hàng giúp các hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất với tổng số trên 10 tỷ đồng. Các xã, thị trấn đã đầu tư, cải tạo phát triển trang trại nhanh. Có 51 trang trại phát triển tốt thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, 210 trang trại thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm, 250 trang trại thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm. Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từng bước đưa nông nghiệp của Yên Lạc chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Góp phần tích cực thực hiện XĐGN, làm cho bộ mặt nông thôn Yên Lạc ngày càng khởi sắc. 1.5.2 Kinh tế trang trại ở Khoái Châu - Hưng Yên trên đà phát triển mạnh (11/2007) : Hiện nay, huyện Khoái Châu vẫn là nơi phát triển kinh tế trang trại mạnh nhất ở Hưng Yên. Cả huyện có gần 1000 trang trại tổng hợp VAC, trong đó trên 400 mô hình đạt tiêu chí liên bộ. Từ năm 2000 đến nay, mô hình kinh tế này đã tạo ra nhiều đột phá và trở thành mũi nhọn khai thác triệt để tiềm năng của vùng đất ven sông Hồng. Mô hình trang trại tập trung nhiều nhất ở các xã Dạ Trạch, Hàm Tử, Bình Minh, Phùng Hưng, Thành Công mỗi xã có từ 20 đến hơn 50 trang trại đạt tiêu chí. Riêng xã Dạ Trạch, trang trại chiếm 80% diện tích canh tác. Nhiều hộ nông dân có mô hình qui mô lớn như trang trại của ông Phạm Văn Oai (xã Dạ Trạch) rộng 6,5 ha; trang trại của các ông Đào Ngọc Doanh (xã Đại Hưng), Phạm Văn Nghênh (Dạ Trạch), Nguyễn Văn Thiết (xã Đông Tảo) rộng từ 3 đến 4,5 ha. Các trang trại đã khai thác tốt tiềm năng đất đai, tiền vốn, lao động; đã có hơn 300 ha đất trũng hiệu quả thấp được chuyển đổi thành trang trại sản xuất hàng hoá nông sản. Phần lớn là mô hình trang trại tổng hợp trồng cây ăn quả đặc sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, thả cá. Với cách làm sáng tạo, các chủ trang trại đã tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn lọc được giống cây tốt, tích luỹ được kinh nghiệm thâm canh, tạo ra sản phẩm đạt năng suất chất lượng cao. Đồng thời, thực hiện đa dạng hoá cây trồng theo hình thức xen canh nhiều loại cây như đu đủ, chuối, dược liệu, ớt, lạc, đỗ, rau màu... Hình thức này vừa tận dụng đất theo phương thức lấy ngắn nuôi dài vừa tạo ra nguồn thu cao ngay từ bước đầu. Đáng chú ý, tại các trang trại đã không chuyên canh một cây mà trồng đủ loại phong phú đề phòng mất mùa cây này sẽ được mùa cây khác nên nguồn thu từ trang trại luôn ổn định. Các cây chủ đạo vẫn là cam Vinh, cam đường canh, bưởi Diễn, quất cảnh, nhãn lồng... có đầu ra ổn định, dễ tiêu thụ, với các giống cây cho năng suất chất lượng cao. Do thâm canh tốt, các trang trại thu lãi bình quân trên 60 triệu đồng/ha/năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 2.000 lao động. Nhiều trang trại qui mô lớn cho giá trị cao như trang trại của anh Nguyễn Văn Thiết ở xã Đông Tảo thu lãi 400 triệu đồng/năm; trang trại của chị Nguyễn Thị Hồi (xã Đại Hưng) thu lãi 650 triệu đồng/năm; trang trại của anh Hoàng Văn Lượng (xã Tân Châu), anh Phạm Tiến Quân (xã Việt Hoà) đạt mức lãi 200 triệu đồng/năm. Hiện nay, huyện Khoái Châu vẫn đang tiếp tục phát triển trang trại theo hướng ổn định bền vững. Cùng với nâng cao giá trị thu nhập, kinh tế trang trại Khoái Châu đang là tiền đề để phát triển du lịch sinh thái ven sông Hồng… Chủ trương của tỉnh và huyện Cẩm Thuỷ về phát triển trang trại trồng trọt: Trang trại trên địa bàn huyện đang phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển chưa đồng đều giữa các vùng. Nhiều địa phương đã quy hoạch, xác định những vùng chăn nuôi tập trung ở vùng đất trũng, gần các trục sông tiêu, cấy lúa hiệu quả thấp để chuyển đổi sang mô hình trang trại, từng bước đưa chăn nuôi xa khu dân cư, hạn chế ô nhiễm môi trường, song việc thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của các trang trại như phần lớn chủ trang trại thiếu ki._.nh nghiệm chuyên môn, ít cập nhật thông tin về thị trường do vậy việc tiếp thu tiến bộ KHKT, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn; chất lượng sản phẩm thấp, thiếu sức cạnh tranh dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, lao động, vốn đầu tư. Các yếu tố, đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi… Tăng cao và nhanh hơn giá sản phẩm nông nghiệp, hạch toán lãi thấp và có nhiều rủi ro nên chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế đầu tư. * Chủ trương của Tỉnh, Huyện để phát triển trang trại những năm tới: + Tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả các trang trại hiện có, thu hút và tập trung các nguồn lực để mở rộng sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất lao động và sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Xây dựng mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp để tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và đóng góp cho các hoạt động xã hội, xây dựng nông thôn mới. + kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, phát triển vốn rừng, tăng tỷ lệ che phủ và hiệu quả nghề rừng. + Tiếp tục phát trinể các trang trại trồng mía nguyên liệu phục vụ cho 2 nhà máy đường và trang trại mía đỏ phục vụ cho tiêu dùng và hàng hoá. +Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các trang trại lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, lấy ngắn nuôi dài, đảm bảo và kết hợp hài hoà lợi ích giữa chủ rừng với địa phương và nhà nước. + Xây dựng mô hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản. + Chú trọng hình thành trang trại chăn nuôi gia súc, gia cẩm. + Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 500 trang trại Tổ chức thực hiện: + Khuyến khích phát triển trang trại trên địa bàn Huyện là một chủ trương lớn của Đảng và Nước. Vì vậy, cần tập trung tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ tinh thần nghị quyết số 05-NQ/HU của Huyện Uỷ và hướng dẫn số 184/UB-NN thực hiện NQ 05 của Huyện Uỷ về phát triển trang trại đến năm 2015. + Hàng năm trên cơ sở Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho các đơn vị, trên cơ sở đó các xã, thị trấn phải chủ động xây dựng kế hoạch về số lượng và các loại hình phát triển kinh tế trang trại của đơn vị mình cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để thực hiện. + Phòng NN, phòng tài chính - kế hoạch, phòng TN&MT, phòng thống kê, trạm khuyến nông, Hạt kiểm lâm và trạn thú y huyện chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng phương án, theo dõi, tổng hợp kết quả quá trình tổ chức thực hiện. + Phòng tài nguyên môi trường phối hợp với phòng nông nghiệp, phòng thống kê tiến hành cấp giáy quyền sử dụng đất và giá cứng nhận trang trại cho các hộ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Bộ phận cải cách hành chính của huyện tham mưu làm các thủ tục cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại được thuê đất theo đúng quy định của pháp luật. + Trạm khuyến nông có trách nhiệm tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật chuyên ngành cho các chủ trang trại và người trực tiếp sản xuất + Trung tâm dạy nghề: Căn cứ vào kế hoạch của UBND huyện, hàng năm tổ chức các lớp dạy nghề và phổ cập kỹ thuật trong sản xuất nông – lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cho cácn bộ khuyến nông, khuyến lâm, thú y cơ sở, các chủ trang trại và người trực tiếp sản xuất. + Ngân hàng huyện tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ trang trại vay vốn sản xuất kinh doanh theo quy định. + Trách nhiệm của các chủ trang trại: tổ chức thự hiện việc quản lý, sử dụng đất đai được giao có hiệu quả. Tự lụa chọn mô hình, loại hình phát triển trang trại cho phù hợp để sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, nhất là các trang trại chăn nuôi và trang trại chế biến sản phẩm. + UBND các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo phát triển trang trại, phải xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm, tiến hành tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện của đơn vị mình và báo cáo bằng văn bản về UBND huyện. Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2007 2.1 Điểu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến sự phát triển trang trại trồng trọt của Huyện Cẩm Thủy 2.1.1 Về điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý: Cẩm Thủy là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây - Bắc của tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 70 Km. Diện tích 425,03 Km2, phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc; phía Bắc giáp huyện Thạch Thành; phía tây giáp huyện Bá Thước; phía nam giáp huyện Ngọc Lặc và Yên Định. + Địa hình: Địa hình thấp dần theo hướng Tây bắc - Đông nam, độ cao trung bình 200 - 400 m, độ dốc trung bình 25 - 30 0, có núi Đèn cao 953 m, núi Hạc cao 663 m, giữa có thung lũng sông Mã chảy dài hơn 40 km nên Huyện có một nguồn nước lớn phục vụ đời sống và sinh hoạt cho nhân dân trong Huyện. + Khí hậu: Cẩm Thuỷ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, không quá nóng, mưa vừa phải, mùa đông lạnh, tương đối khô, biên độ tương đối lớn. Tổng nhiệt độ trong năm 8.400 - 8.500oC. Nhiệt độ trung bình tháng Giêng là 15,5 - 16,0oC, tháng Bảy là 28 - 29 oC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2oC, tối cao tuyệt đối có thể tới 38 - 40oC. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.900 mm. Hàng năm có 10 -15 ngày có gió Tây khô nóng. Sương muối chỉ xảy ra trung bình vào một – ba ngày trong mùa đông. + Thổ nhưỡng: Cẩm Thuỷ có địa hình dạng lòng chảo và thấp dần từ phía tây nam và đông bắc xuống thung lũng sông Mã, trong đó trên 80 % diện tích là đồi núi. Huyện có các loại đất sau: đất feralit nâu đỏ phát triển trên các loại đá macma bazơ và trung tính, đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá cát, đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất, đất feralit sói mòn trơ sỏi đá… nhìn chung thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp (ở trên cao) và cây công nghiệp lâu năm, hàng năm và màu lương thực (ở dưới thấp). Đất có phù sa thích hợp cho việc trồng lúa và cây công nghiệp. Ngoài ra còn có đất dốc tụ, đất lầy chân núi, nhờ tiêu nước có thể trồng lúa. + Quỹ đất: Diện tích đất đai: 42.503,7 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 30.003,95 ha Đất phi nông nghiệp: 5.709,39 ha. Đất ở: 813,73 ha Đất chưa sử dụng: 6.790,36 ha ( Đây là một nguồn lực quan trọng để phát triển các trang trại nông nghiệp, lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò, dê). Diện tích rừng hiện có 15.380,5 ha, chiếm 36,1 % diện tích đất tự nhiên, năm 2006 Huyện trồng mới được 1.305,4 ha rừng trồng. Độ che phủ hiện nay là 36,2 %, Huyện có một lâm trường và 17 lâm trại đạt tiêu chí. Rừng Cẩm Thuỷ nổi tiếng với các loại lâm sản chính là lát, lim, dẻ, táu, chò chỉ, luồng, tre, nứa và một số động vật quý hiếm. 2.1.2 Về kinh tế - xã hội Dân số 111.638 người, số hộ 22.154 hộ; có 3 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Mường 52,4 %, dân tộc Kinh 44,5 %, dân tộc Dao 2,9 % còn lại là các dân tộc khác. Người Cẩm Thuỷ có truyền thống đoàn kết cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và có nhiều đóng góp cho đất nước: Có 02 xã là Cẩm Vân và Cẩm Sơn đạt danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân, 01 anh hùng liệt sỹ, 42 Bà mẹ Việt nam anh hùng, 03 gia đình có công giúp đỡ cách mạng; 03 cán bộ tiền khởi nghĩa; 02 lão thành cách mạng, 29 thương binh hạng 1/4; có 967 thương binh các loại, có 1.658 liệt sỹ. Cẩm Thuỷ có lực luợng lao động dồi dào, chiếm 45,6 % dân số; số lao động đã qua đào tào: 8.285 người, chiếm 16,2 %, trong đó lao động được đào tạo nghề: 3.968 người, đào tạo các trình độ chuyên môn khác 4.317 người. Cẩm Thủy có đường Quốc lộ 217 dài 40 km chạy qua các xã Cẩm Vân, Cẩm Tân, Cẩm Ngọc, Cẩm Phong, Thị trấn Cẩm Thủy, Cẩm Bình, Cẩm Thạch, Cẩm Thành; đường Hồ Chí Minh dài 18km đi qua các xã Cẩm Tú, Cẩm Phong, Cẩm Sơn, Cẩm Châu. Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217, sông Mã giao nhau tại thị trấn Cẩm Thuỷ tạo điều kiện gắn Cẩm Thuỷ với các lãnh thổ kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhất là với thủ đô Hà Nội. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của huyện được cải thiện một bước, các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân được quan tâm đầu tư xây dựng: 100 % số xã có điện lưới quốc gia; được phủ sóng truyền hình; có đường ô tô đến trung tâm xã; có điểm bưu điện văn hoá; có trạm truyền thanh. Có 96 % số hộ dùng điện, hàng năm bê tông hoá được từ 3 - 5 Km đường giao thông nông thôn. Bình quân 1.000 người có 28 máy điện thoại, trung tâm huyện và vùng phụ cận được phủ sóng điện thoại di động. 2.1.3 Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn đối với phát triển trang trại trồng trọt của Huyện Cẩm Thuỷ 2.1.3.1 Thuận lợi: + Tình hình quỹ đất hiện nay đang còn thừa rất nhiều đất chưa sử dụng. Diện tích đất đai là 42.503,7 ha, đã sử dụng đất làm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở là 36.527,07 ha; như vậy quỹ đất hiện đang còn là 5.976,63 ha. Vì vậy đối với việc phát triển trang trại trồng trọt thì thuận lợi nhất là có thể mở rộng quy mô sản xuất, đây là một ưu thế rất thuận lợi đối với việc phát triển trang trại trồng trọt. + Do có sông Mã đi qua, lưu lượng nước sông chảy quanh năm rất đều nên việc đáp ứng nước phục cho việc tưới tiêu các cây trồng rất thuận lợi mặt khác Huyện cũng có con đường Hồ Chí Minh chạy qua nên việc giao lưu với các địa phương khác trong tỉnh cũng như với bên ngoài tỉnh rất thuận lợi. + Lực lượng lao động lao động dồi dào, dân số của Huyện là 111.638 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 45% dân số. Đây là một thuận lợi không nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực lao động cho các trang trại. Như vậy, từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các yếu tố mang tính khách quan cho ta thấy được những thuận lợi rất cần thiết để có thể phát triển được trang trại trồng trọt. Phát triển trang trại ở Cẩm Thủy trong những năm tới là nhu cầu tất yếu khách quan của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới giàu đẹp văn minh. Để trang trại phát triển mạnh, thực sự góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, tham gia vào chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh. 2.1.3.2 Khó khăn: + Các chủ trang trại phần lớn chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư xây dựng, phát triển trang trại trong Huyện hiện nay chủ yếu vẫn là vốn tự có của các cá nhân và vốn huy động từ cộng đồng để phát triển trang trại. Các trang trại được vay vốn của tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng thấp. Tỉnh hiện chưa có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, gia trại trong nông nghiệp, nông thôn phát triển. + Tình trạng việc kiểm kê, cấp Giấy chứng nhận trang trại của chính quyền huyện thực hiện rất chậm (do tỉnh có thay đổi quy định xác định tiêu chí trang trại); vì vậy gây khó khăn cho các chủ trang trại tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng để phát triển kinh tế trang trại. + Điều khó khăn chung của các chủ trang trại hiện nay là bên cạnh nguồn vốn của gia đình, các chủ trang trại trong quá trình phát triển gặp khó khăn về vốn vay ngân hàng. Dù được vay vốn nhưng số vốn được vay vẫn còn hạn chế nên các chủ trang trại gặp khó khăn về vốn là điều dễ nhận thấy trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất. Vì lẽ đó mà các trang trại vẫn chưa thật sự quy mô, đúng tầm và có ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Cho đến nay trang trại của Huyện vẫn mang nặng tính tự phát, trình độ các chủ trang trại chưa qua đào tạo chủ yếu là do tích luỹ kinh nghiệm trong sản xuất. Do đó công tác quản lý kinh tế còn lúng túng, nhiều bất cập, hiệu quả thu từ trang trại chưa cao. Các sản phẩm phần lớn chưa qua chế biến, chủ yếu bán thô nên giá trị hàng hoá thu được thấp. Việc chưa xác định được giá trị trang trại để thế chấp vay vốn, chưa có chế độ vay vốn cho các loại hình trang trại, dẫn đến việc đầu tư phát triển trang trại còn ở mức độ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. + trại trên địa bàn huyện đang phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển chưa đồng đều giữa các vùng. Nhiều địa phương đã quy hoạch, xác định những vùng gần các trục sông tiêu, cấy lúa hiệu quả thấp để chuyển đổi sang mô hình trang trại, hạn chế ô nhiễm môi trường, song việc thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của các trang trại như phần lớn chủ trang trại thiếu kinh nghiệm chuyên môn, ít cập nhật thông tin về thị trường do vậy việc tiếp thu tiến bộ KHKT, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn; chất lượng sản phẩm thấp, thiếu sức cạnh tranh dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, lao động, vốn đầu tư. Các yếu tố, đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi..tăng cao và nhanh hơn giá sản phẩm nông nghiệp, hạch toán lãi thấp và có nhiều rủi ro nên chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế đầu tư. Như vậy từ những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội trên thì Huyện lại có những khó khăn cần giải quyết hợp lý và đúng đắn để trang trại trồng trọt phát triển một cách bền vững và quy mô hơn. 2.2 Thực trạng phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thủy đến năm 2007: Trong những năm qua thực hiện nghị quyết của chính phủ và Nghị quyết của tỉnh uỷ thanh hoá, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đã hình thành và phát triển, bước đầu đã khơi dậy được tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho người lao động, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. 2.2.1 Khái quát số lượng trang trại và trang trại trồng trọt đến năm 2007: Đến năm 2007, toàn huyện có 143 trang trại các loại và có 116 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại. Trong đó trang trại tổng hợp: 39 trang trại; số trang trại trồt trọt : 36 trang trại; trang trại chăn nuôi 41 trang trại. 2.2.2 Tình hình khái quát về các yếu tố sản xuất của trang trại trồng trọt: Số trang trại đủ tiêu chí về mức thu từ 40 triệu đồng/năm trở lên có 69 trang trại. Trong đó có 7 trang trại có mức thu 100 triệu đồng trở lên. Tổng số vốn đầu tư của trang trại là 5.529,7 triệu đồng trở lên; trong đó vốn tự có 3.850,7 triệu đồng, vốn vay ngân hang 1.371 triệu đồng, còn lại là nguồn vốn khác. Các trang trại được xây dựng đã thu hút 2.746 lao động trên địa bàn huyện. Trong đó: lao động của hộ là 208; lao động thuê thường xuyên là 199, lao động thuê thời vụ là 2.339. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phần lớn là tự phát, chưa có quy hoạch, kế hoạch tổng thể. Đất sử dụng để phát triển trang trại chủ yếu là đất trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Phần lớn trang trại ở loại hình kết hợp. số trang trại phát triển chăn nuôi gia súc ga cầm và nuôi thuỷ sản còn ít. Sản phẩm thu nhập chủ yếu từ kinh doanh trang trại là cây lâm nghiệp như luồng, xoan, bạch đàn, đã trồng từ những năm trước, hoạc thu nhập về sản phẩm cây ăn quả như nhãn, vải thiều, na, xoài. Một số ít trang trại thu nhập từ sản phẩm cây nông nghiệp như mía, ngô, đậu các loại… và sản phẩm từ chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, dê… Kinh tế trang trại hiện nay chưa có sản phẩm hang hoá lớn tập trung. Khả năng đầu tư của các trang trại về lao động, về vốn và đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế. Hầu hết các chủ trang trại chưa qua lớp đào tạo. Chủ trang trại thuê lao động chủ yếu là lao động phổ thông. Việc lựa chọn bố trí các loại cây trồng chưa thích hợp, mang tính kinh nghiệm; chưa tuân thủ cây nào đất ấy; chưa thực hiện đúng phương châm lấy ngắn nuôi dài hoặc thực hiện nông – lâm kết hợp; chưa chú trọng đầu tư thâm canh. Hiện nay ta có: + Đất có 505 ha: Trồng cây hàng năm 79,7 ha = 15% đất trồng trọt Trồng cây công nghiệp dài ngày 34,5 ha = 6% đất trồng trọt Trồng cây lâm nghiệp 399 ha= 79% đất trồng trọt + Lao động của chủ hộ trang trại Lao động thuê thường xuyên: 27 người Lao động thê thời vụ: 140-150 người + Vốn: 6.829 triệu đồng Như vậy bình quân mỗi trang trại có 14 ha đất, trong đó: Trồng cây hang năm: 2,2 ha Trồng cây công nghiệp dài ngày: 0,9 ha Trồng cây lâm nghiệp: 11 ha 2.2.3 Hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh theo rừng loại hình trang trại: 2.2.3.1 Hiệu quả trang trại trồng trọt: * Hiệu quả kinh tế một đồng chi phí của các loại hình trang trại. Biểu 01: Hiệu quả kinh tế của một đồng chi phí của các loại hình trang trại TT Chỉ tiêu MI (trđ/ha) VA (Trđ/ha) IC (trđ) TC (trđ) MI/TC VA/IC I Khối nông lâm trường 58.831 95.541 48.55 74.045 0.7617 1.968 Thuần nông 32.5 57.16 30.44 52.11 0.6237 1.878 Nông lâm kết hợp 89.48 141.54 60.26 84.83 1.0548 2.349 Tổng hợp 96 147.66 88.66 127.95 0.7503 1.665 II Khối xã 44.855 84.362 82.47 109.53 0.4389 1.389 Thuần nông 13.98 39.01 30.83 53.27 0.2624 1.265 Nông lâm kết hợp 45.07 80.77 44.4 64.26 0.7014 1.819 Tổng hợp 149.27 247.9 357 418.52 0.3567 0.694 III Bình quân chung 53.209 91.044 62.19 88.321 0.6318 1.735 Thuần nông 25.656 50.452 30.58 52.539 0.4902 1.651 Nông lâm kết hợp 68.097 112.28 52.62 74.926 0.8846 2.094 Tổng hợp 115.03 183.46 184.5 231.73 0.6097 1.319 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Nếu kết quả phản ánh quy mô của những gì đã đạt được sau một thời gian sản xuất kinh doanh thì hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực để tạo ra kết quả đó. Đối với chủ trang trại, mặc dù mục tiêu là tối đa hoá thu nhập nhưng để biết nên lựa chọn phương án nào để có kết quả cao nhất thì phải biết hiệu quả của việc đầu tư đó. Do vậy, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm và là động lực quan trọng thúc đẩy các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất theo hướng trang trại. Số liệu biểu 01 cho thấy, bình quân một trang trại có thu nhập hỗn hợp đạt 53,29 triệu đồng/năm và hiệu quả sử dụng chi phí trung gian là 1,735 (có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra được 1,735 đồng VA và một đồng chi phí tạo ra được 0,6318 đồng MI. Trong ba loại hình trang trại thì trang trại sử dụng chi phí có hiệu quả cao nhất là trang trại nông lâm kết hợp (một đồng IC tạo ra được 2,094 đồng VA và một đồng chi phí tạo ra được 0,88 đồng MI). Tuy trang trại thuần nông có hiệu quả một đồng chi phí trung gian cao hơn loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp nhưng nếu xét về hiệu quả một đồng chi phí để xem trang trại quyết định đầu tư ở mức thâm canh hay đầu tư tổng hợp là có lợi nhất. Kết quả trên cho thấy, các trang trại nên đầu tư phát triển tổng hợp và nông lâm kết hợp là có lợi hơn cả. Nếu phát triển thuần nông thì hiệu quả kinh tế là thấp nhất (MI/TC: 0,4902) trong khi trang trại nông lâm kết hợp MI/TC là 0,8846 và trang trại kinh doanh tổng hợp là 0,6097. Giữa hai khối, hiệu quả kinh tế đều tuân theo quy luật trên. Nhưng có điều khác nhau là các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của khối nông lâm trường đều cao hơn khối xã từ 1,42 lần (VA/IC) đến 1,74 lần (MI/TC). Để nhìn nhận sâu sắc hơn hiệu quả của đồng chi phí ta xem xét hiệu quả chi phí của từng cây trồng trong các trang trại cụ thể. * Hiệu quả kinh tế các cây trồng và dịch vụ tại các trang trại Từ kết quả ở biểu 02 trên cho thấy tuy có khác nhau về mức tuyệt đối nhưng hiệu quả các loại cây trồng và vật nuôi ở các loại hình trang trại có sự khác nhau thể hiện: cây dài ngày có hiệu quả kinh tế cao hơn cây ngắn ngày. Trong dịch vụ thì trừ dịch vụ vật tư, dịch vụ làm đất hiệu quả hơn dịch vụ vận tải. Tất cả điều này thể hiện ở chỉ tiêu VA/IC. Xét về hiệu quả sử dụng đất thì cây vải thiều cho hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện: Cây vải thiều cho VA 9,61triệu đồng/ha ( khối xã) và 10,7 triệu đồng/ha (khối nông lâm trường). Thấp nhất là cây mía VA đạt 5,78 triệu đồng/ha (khối nông lâm trường ) và 5,15 triệu đông/ha ( khối xã). Hiệu quả sử dụng chi phí là chỉ tiêu phản ánh trình độ đầu tư của từng trang trại. Cây trồng cho hiệu quả sử dụng chi phí lớn nhất là cây rừng (VA/IC: 3,27 khối nông lâm trường và 3,06 khối xã). Cây trồng kém hiệu quả nhất là cây mía VA/IC: 1,33 và 0,9. Tỉ suất thu nhập cho biết khi tăng quy mô sản xuất có làm tăng thu nhập hay không. Cây trồng có tỉ suất thu nhập cao nhất là cây rừng và thấp nhất là cây mía. Biểu 02: Một số chỉ tiêu tinh toán cho các loại cây trồng, vật nuôi và dịch vụ tại các trang trại TT Chỉ tiêu Quy mô GO (trđ/ha) IC (trđ) VA (trđ) KHTSCĐ Nộp XN Lãi vay MI (trđ/ha) VA/GO (%) VA/IC I Khối nông lâm trường 1 Cây mía 1 ha 13,46 7,67 5,78 1,40 0,30 4,08 42,94 1,33 2 Cây vải thiều 1 ha 16,00 5,29 10,70 3,09 0,80 0,18 6,63 66,88 2,02 3 Cây rừng trồng 1 ha 8,16 1,91 6,25 2,04 4,21 76,59 3,27 4 Dịch vụ vận chuyển 1 xe IFA W-50 50,40 25,85 24,55 0,65 0,40 0,51 13,78 48,71 0,95 5 Dịch vụ làm đất 1 máy cày MTZ-80 60,50 29,82 30,67 4,50 2,75 2,42 21,00 50,69 1,03 II Khối xã 1 Cây mía 1 ha 10,86 5,71 5,15 0,40 0,40 3,59 47,42 0,9 2 Cây vải thiều 1 ha 13,75 4,13 9,61 2,78 0,40 0,36 6,07 69,89 2,33 3 Cây rừng trồng 1 ha 8,16 2,00 6,15 2,04 4,11 75,37 3,06 4 Dịch vụ vận chuyển 1 xe IFA W-50 56,70 35,36 21,33 0,65 0,40 0,70 9,57 37,62 0,6 5 Dịch vụ làm đất 1 máy cày MTZ-80 59,0 29,82 29,18 4,50 2,75 2,42 19,51 49,46 0,98 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ * Hiệu quả kinh tế các cây trồng theo từng trang trại khác nhau. Biểu 03: Hiệu quả kinh tế của cây mía ở các loại trang trại ( Tính cho một ha) TT Chỉ tiêu DT(ha) GO IC VA MI VA/IC I Khối nông lâm trường Thuần nông 5,2 14 7.85 6.15 4.45 0.78 Nông lâm kết hợp 4,6 13.6 7.24 6.36 4.72 0.88 Tổng hợp 7,4 14.4 8.82 5.58 3.56 0.63 II Khối xã Thuần nông 6,1 10.6 7.69 2.91 1.85 0.38 Nông lâm kết hợp 4,7 11.2 7.57 3.63 3.31 0.48 Tổng hợp 17,1 12.4 8.23 4.17 3.65 0.51 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ * Hiệu quả kinh tế cây vải thiều ở các trang trại Biểu 04: Hiệu quả kinh tế của cây vải thiều ở các loại trang trại ( Tính cho một ha) TT Chỉ tiêu DT(ha) GO IC VA MI VA/IC I Khối nông lâm trường Thuần nông 0.6 17.5 4.52 12.98 11.22 2.87 Nông lâm kết hợp 2.2 18.75 4.77 13.98 12.24 2.93 Tổng hợp II Khối xã Thuần nông Nông lâm kết hợp 1.5 13.75 3.84 9.91 6.49 2.58 Tổng hợp 0.7 15 4.78 10.22 6.84 2.14 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Thực tế cây vải thiều là cây chiếm diện tích rất khiêm tốn trong các trang trại của huyện Cẩm Thuỷ bởi nó là cây dài ngày(từ khi trồng đến khi cho thu hoạch là 4 năm) trong khi đó yêu cầu vốn đầu tư lại lớn. Giá trị sản xuất của nó đạt được khá cao mặc dù vài năm trở lại đây giá cả không ổn định và thấp so với những vùng vải lớn của nước ta. Tuy nhiên ở cả hai khối nông lâm trường và xã loại hình trang trại nào có diện tích vải thiều càng lớn thì ở đó hiệu quả của cây trồng đó cao hơn mặc dù giá trị tạo ra trên một ha có thể thấp hơn. Qua số liệu biểu 04 cho thấy, trang trại nông lâm kết hợp ở khối nông lâm trường giá trị một ha trồng vải thiều đạt tới 18,75 triệu đồng, MI tạo ra 12,24 triệu đồng và hiệu quả một đồng chi phí tạo ra được 2,93 đồng VA. Tất cả các chỉ tiêu đều cao hơn trang trại thuần nông. Còn ở trang trại nông lâm kết hợp tuy hiệu quả sử dụng đất (13,75 triệu đồng/ha) thấp hơn so với trang trại kinh doanh tổng hợp (15 triệu đồng/ha) nhưng hiệu quả một đồng chi phí lại cao hơn 2,58/2,14. Điều này cho thấy, nếu trồng cây này phải trồng với diện tích từ 1,5 ha trở lên các trang trại mới tập trung thâm canh nâng cao hiệu quả. * Hiệu quả kinh tế cây rừng ở các loại hình trang trại Qua biểu 05 cho thấy, ở các trang trại chuyên và thiên về lâm nghiệp với diện tích lớn thì hiệu quả cây rừng tốt hơn các loại hình trang trại còn lại. Khối nông lâm trường, một ha cây rừng của loại hình trang trại nông lâm kết hợp có giá trị 7,5 triệu đồng/năm, tạo ra 5,59 triệu đồng VA và một đồng chi phí tạo ra 3,27 đồng VA. Trong khi đó, các chỉ tiêu tương ứng ở loại hình trang trại tổng hợp là 6,5 - 4,96 - 3,22. Ở khối xã, trang trại nông lâm kết hợp có các chỉ tiêu tương tự như ở khối nông lâm trường nhưng thấp hơn. Điều này cho thấy với quy mô diện tích cây rừng càng lớn thì hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại càng tốt hơn. Biểu 05: Hiệu quả kinh tế của cây rừng trồng ở các loại trang trại ( Tính cho một ha) TT Chỉ tiêu DT(ha) GO IC VA MI VA/IC I Khối nông lâm trường Thuần nông . Nông lâm kết hợp 7.5 7.3 1.71 5.59 3.76 3.27 Tổng hợp 2 6.5 1.54 4.96 3.32 3.22 II Khối xã Thuần nông Nông lâm kết hợp 4.6 6.9 1.91 4.99 3.56 2.61 Tổng hợp 1.4 6.4 1.85 4.55 3.22 2.46 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ * So sánh hiệu quả của trang trại trồng trọt ở xã và ở nông lâm trường: Biểu 06: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai khối Đơn vị khối lượng: Triệu đồng TT Chỉ tiêu GO VA MI VA/IC NLT Xã % NLT Xã % NLT Xã % NLT Xã % 1 Cây mía 14 11.1 79.37 6.11 3.36 54.99 4.37 2.65 60.64 0.78 0.43 55.13 2 Cây vải 17.9 14.1 78.73 13.31 10 75.13 11.55 6.59 57.06 2.89 2.46 85.12 3 Cây rừng 6.99 6.76 96.71 5.34 4.87 91.20 3.59 3.47 96.66 3.25 2.57 79.08 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Kết quả của biểu 06 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu của khối nông lâm trường đều cao hơn khối xã. Trong giá trị các loại cây trồng sản xuất ra, loại thấp nhất là cây vải thiều bằng 78,73% khối nông lâm trường. VA đạt 54,99% (cây mía). Nhưng có một vấn đề đặt ra là do phần nộp của các hộ trang trại khối nông lâm trường lớn nên MI của khôí xã cũng đạt từ 57,06% (cây vải) đến 96,66% (cây rừng) so với khối nông lâm trường. Hiệu quả của một đồng chi phí tuy vậy nhưng khối xã vẫn thấp hơn khối nông lâm trường. Điều này cho thấy, hiệu quả kinh tế của các trang trại thuộc khối nông lâm trường cao hơn khối xã. Đây chính là điểm khác biệt về trình độ sản xuất giữa khối nông lâm trường với khối xã nói chung và các hộ trang trại của hai khối nói riêng. Qua phân tích hiệu quả các cây trồng ở các trang trại cho thấy, hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại không những ảnh hưởng bởi hiệu quả của từng loại cây trồng, quy mô sản xuất, khối sản xuất mà còn bị ảnh hưởng của các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau làm cho hiệu qủa kinh tế khác nhau. Nhìn chung, các trang trại đã tập trung cho thâm canh các cây ăn quả theo hướng sản xuất lớn có hiệu quả. Tuy nhiên, cây mía là nguồn thu chính hàng năm do điều kiện nguồn vốn hạn hẹp và trình độ khoa học kỹ thuật bị hạn chế nên năng suất và hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường và để phù hợp với điều kiện hiện tại, các trang trại có xu hướng phát triển tổng hợp, đa dạng hoá cây trồng, để tránh được rủi ro và tối đa hoá thu nhập là điều cần thiết. * Một số chỉ tiêu khác đánh giá HQKT của các loại hình trang trại Biểu 07: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại điều tra: TT Chỉ tiêu GO/ha GO/lđ GO/Vốn VA/ha VA/lđ VA/Vốn MI/lđgđ I Khối nông lâm trường 13.21 26.18 1.28 8.283 16.35 0.81 22.63 Thuần nông 14.59 29.58 1.29 8.276 16.78 0.73 16.25 Nông lâm kết hợp 10.74 20.61 1.21 8.191 15.71 0.92 29.83 Tổng hợp 12.63 23.86 1.35 8.449 15.96 0.90 32.00 II Khối xã 12.41 19.45 1.12 6.863 10.73 0.62 11.21 Thuần nông 11.09 17.37 0.97 6.192 9.704 0.54 3.495 Nông lâm kết hợp 11.18 17.19 1.05 7.212 11.09 0.68 11.27 Tổng hợp 20.1 32.35 1.86 8.236 13.26 0.76 37.32 III Bình quân 12.89 23.47 1.22 7.712 14.09 0.74 18.04 Thuần nông 13.29 25.07 1.17 7.506 14.17 0.66 11.54 Nông lâm kết hợp 10.95 18.97 1.13 7.720 13.49 0.80 20.89 Tổng hợp 15.30 26.89 1.53 8.373 14.99 0.85 33.90 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Hiệu quả chi phí mới chỉ phản ánh được trình độ sử dụng chi phí của các trang trại. Trên thực tế để đạt được kết quả, trang trại đã sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác. Vì vậy, để phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của các loại hình trang trại một cách khách quan hơn cần phải bổ sung một số chỉ tiêu hiệu quả khác như: hiệu quả sử dụng đất, lao động, vốn...được tập hợp tại biểu 07. * Hiệu quả kinh tế các trang trại có cùng điều kiện nguồn lực Biểu 08: Hiệu quả các trang trại có cùng quy mô đất đai TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Vốn (trđ) GO ( trđ/ha) VA (Trđ/ha) MI (trđ/ha) MI/GO VA/GO MI/Vốn I Quy mô từ 3 - 5 ha 1 Thuần nông 3.56 45.16 16.06 9.83 5.87 0.36 0.61 0.129 2 Nông lâm kết hợp 3 Tổng hợp 4.20 101.20 19.71 10.76 5.60 0.28 0.55 0.055 II Quy mô từ 5-10ha 1 Thuần nông 6.10 77.10 18.15 9.86 5.97 0.32 0.54 0.077 2 Nông lâm kết hợp 7.35 104.85 16.96 9.55 6.08 0.35 0.56 0.057 3 Tổng hợp 8.50 154.50 18.43 9.05 5.81 0.31 0.49 0.038 III Quy mô trên 10 ha 1 Thuần nông 12.00 158.80 14.67 9.22 4.94 0.34 0.63 0.031 2 Nông lâm kết hợp 13.40 199.95 18.77 12.22 6.03 0.37 0.65 0.035 3 Tổng hợp 17.30 236.40 19.91 13.73 7.65 0.38 0.69 0.037 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Hiệu quả kinh tế của trang trại phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực như quy mô đất đai, lao động, vốn...nhưng qua điều tra khảo sát cho thấy, địa bàn huyện Cẩm Thuỷ có nguồn lao động khá dồi dào. Vì vậy, lao động không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn nên phát triển kinh doanh theo loại hình nào mà yếu tố ảnh hưởng lớn là quy mô đất đai và vốn tự có của chủ trang trại. Trong cùng một điều kiện như nhau về đất đai, vốn thì việc bố trí phương án sản xuất kinh doanh khác nhau cũng cho kết quả và hiệu quả kinh tế khác nhau. Điều này thể hiện ở biểu 08. * Điều kiện đất đai: Với quy mô từ 3 - 5 ha, trang trại thuần nông cho hiệu quả kinh tế cao nhất (MI/ha: 5,87 triệu đồng), các chỉ tiêu MI/GO, VA/GO và MI/vốn đều cao hơn trang trại kinh doanh tổng hợp mặc dù doanh thu ít hơn. Với quy mô từ 5 - 10 ha, trang trại thuần nông và nông lâm kết hợp có hiệu quả cao nhất. Thấp nhất là trang trại t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7716.doc
Tài liệu liên quan