Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm ở tỉnh Thái Bình

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thái Bình là tỉnh trọng điểm lúa của đồng bằng sông Hồng, có truyền thống thâm canh. Trong nhiều năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn mang nặng tính thuần nông, sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong đó sản xuất lúa có tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, Thái Bình đã sớm có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm ở tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất hàng hóa. Nhằm đạt giá tị cao trên đơn vị diện tích, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Bằng nỗ lực và sự sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh, chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi đã thu được kết quả ban đầu rất quan trọng, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Thời gian tới, trong điều kiện kinh tế thị trường với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, trước yêu cầu cấp bách phải nhanh chóng nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định tình hình nông thôn tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế xã hội. Với tinh thần đó, năm 2003 Thái Bình chủ trương phát động phong trào xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm trở lên ở tất cả các địa phương trong Tỉnh. Đây là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ hết sức nặng nề và đầy khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh, của mọi cấp, mọi ngành. Tuy nhiên với truyền thống cách mạng kiên cường của Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh, với kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiều năm qua và các điều kiện vật chất hiện có. Chủ trương xây dựng “Cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm trở lên” có đủ cơ sở khoa học và thực tiến triển khai đạt kết quả cao hơn. Vì vậy em quyết định lựa chọn đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” ở tỉnh Thái Bình, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về tình hình phát triển nông nghiệp Tỉnh Thái Bình, đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị mong muốn góp một phần nhỏ bé tiếp tục hoàn thiện, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm ở những năm tiếp theo. 2. Mục tiêu nghiên cứu Qua đề tài nghiên cứu có thể hệ thống hóa được cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó có thể dánh giá sơ bộ về hiện trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Xác định rõ vai trò của các đối tượng có liên quan đến việc xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng, từ đó đưa ra được các giải pháp, kiến nghị phù hợp với những điều kiện cụ thể của tỉnh. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là các phương pháp xem xét phân tích các vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó, rang buộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thu thập, phân tích số liệu, phương pháp chuyên gia cùng một số phương pháp khác để tiến hành nghiên cứu đề tài. 4.Nội dung của đề tài bao gồm: Phần I: Cơ sở lý luận về cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng Phần II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng” ở tỉnh Thái Bình Phần III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” đến năm 2015 ở tỉnh Thái Bình Trong quá trình thực tập tốt nghiệp em đã được sự quan tâm giúp đỡ của các cô, chú trong Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ- Bộ Kế hoạch và đầu tư, cùng với sự chỉ bảo tận tình của thầy: TS. Nguyễn Tiến Dững, đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này. Do kiến thức bản thân còn hạn chế nên trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Thị Mỹ Trang CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG 1.1. Khái niệm, đặc trưng của cơ cấu cây trồng và sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa 1.1.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 1.1.1.1.Khái niệm cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồng là tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ giữa các tiểu ngành: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả… Các tiểu ngành đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển. 1.1.1.2.Khái niệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình làm thay đổi cấu trúc bên trong và mối quan hệ giữa các nhóm cây trồng nhằm xây dựng một cơ cấu trồng trọt hợp lý theo yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá. Hay nói cụ thể hơn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi mối quan hệ về tỷ lệ diện tích gieo trồng, giá trị sản phẩm cho từng nhóm cây, loại cây trong tổng thể ngành trồng trọt dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường. Ở nước ta ngành trồng trọt đang có sự chuyển đổi hướng mạnh mẽ phá thế độc canh sản xuất lương thực, trong đó chủ yếu là lúa nước sang phát triển ngành trồng trọt đa canh với nhiều nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả. 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa Cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là cơ cấu cây trồng trong đó tỷ trọng từng loại cây phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, nó tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp được tập trung với quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản và làm tăng thu nhập cho người sản xuất. Thực chất, đó là sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng những loại cây trồng có năng suất cao, giá trị kinh tế cao, khả năng tiêu thụ lớn và giảm tỷ trọng những loại cây cho năng suất thấp, giá trị kinh tế thấp. Nó khác với cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất tự cấp tự túc – là cơ cấu cây trồng trong đó tỷ trọng của từng loại cây phụ thuộc vào nhu cầu của chính người sản xuất dẫn đến tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, năng suất thấp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là một xu thế tất yếu khách quan khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, nó bắt nguồn từ tình trạng kém hiệu quả nhưng còn tiềm năng có thể khai thác được của ngành trồng trọt. Đó chính là khả năng khai thác tối ưu tiềm năng thế mạnh của mỗi vùng vẫn còn thấp mà chủ yếu là tiềm năng về đất đai. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá cũng do yêu cầu và chịu sự chi phối của yếu tố thị trường trong đó chủ yếu là sự chi phối của quan hệ cung - cầu, quan hệ giá cả. Khi chuyển từ nền sản xuất tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng và phong phú hơn, thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện theo hướng tiến bộ kéo theo là sự giảm dần trong nhu cầu tiêu thụ lúa gạo và các sản phẩm ở dạng thô đồng thời làm thay đổi cơ cấu bữa ăn theo hướng có nhiều thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, như rau cao cấp, hoa quả…Vì thế, cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển ngành trồng trọt đa canh trên cơ sở chuyên môn hoá và thâm canh cao. Nâng cao nhanh năng suất cây lương thực, để từng bước giảm dần diện tích cây lương thực một cách hợp lý. Đồng thời mở rộng, tăng nhanh sản lượng và diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau và hoa, cây dược liệu - những loại cây cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường ngày nhiều. Ngoài ra xuất phát từ chính thực trạng cơ cấu cây trồng ở nước ta còn đơn giản và các sản phẩm không có sức cạnh tranh cao. Trước đây cơ cấu cây trổng ở nước ta chủ yếu là độc canh cây lương thực nhưng không phải ở đâu hiệu quả của cây trồng lúa cũng cao. Trong khi đất đai và điều kiện của chúng ta không thực hiện chuyển đổi thì nền nông nghiệp của ta không thể phát triển và nông sản Việt Nam không thể cạnh tranh được, đặc biệt là khi chúng ta gia nhập WTO thì hang nông sản ngoại nhập sẽ tràn vào trong nước với cơ cấu, chủng loại đa dạng, chất lượng tốt và giá cả thì có sức cạnh tranh hơn, khi đó chúng ta sẽ có nguy cơ thua ngay trên sân nhà Như vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá cũng là một xu thế tất yếu khách quan bắt nguồn từ vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp, từ thực trạng của cơ cấu cây trồng và từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Chuyển đổi cơ cấu trồng nhằm xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đưa nền nông nghiệp nước ta từ độc canh cây lúa sang nền nông nghiệp đa canh đáp ứng nhu cầu về chủng loại, chất lượng và khối lượng sản phẩm cho thị trường trong nước cũng như quốc tế. 1.1.3. Đặc trưng của cơ cấu cây trồng 1.1.3.1. Cơ cấu cây trồng mang tính khách quan Cơ cấu cây trồng tồn tại và phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Mỗi một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội tương ứng với một cơ cấu kinh tế nông nghiệp cụ thể. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đời sống kinh tế - xã hội đó có sự biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Trong điều kiện đó, kinh tế nông nghiệp đang chịu ảnh hưởng hết sức lớn lao bởi những tiến bộ khoa học công nghệ do cuộc cách mạng đó đem lại. Việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là cách mạng sinh học đã tạo ra những giống cây, con mới có năng suất và chất lượng cao, mức độ thích nghi rộng hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đó đó và đang tạo ra những điều kiện yếu tố vật chất góp phần làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, tạo ra cơ cấu mới có độ thích ứng rộng hơn và hiệu quả hơn. 1.1.3.2. Cơ cấu cây trồng luôn biến đổi Cơ cấu cây trồng được xác lập trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu của thị trường trong những giai đoạn nhất định. Những yếu tố này luôn vận động và đến một lúc nào đó cơ cấu cây trồng đã được xác lập sẽ lạc hậu, kém hiệu quả. Khi đó, nó cần chuyển sang cơ cấu cây trồng mới hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện mới của tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường nhất là sự đòi hỏi của thị trường. Điều đó chứng tỏ rằng, cơ cấu cây trồng cũng không ngừng vận động và phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện, hợp lý và có hiệu quả hơn. 1.1.3.3. Cơ cấu cây trồng gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội trong khu vực nông nghiệp Sự gắn bó tùy thuộc lẫn nhau giữa cơ cấu cây trồng với phân công lao động xã hội là cơ sở để đề ra những giải pháp tác động nhằm biến đổi cơ cấu cây trồng. Bất luận là giải pháp như thế nào, vấn đề là giải pháp đó phải tạo ra được sự thay đổi về phân công lao động xã hội thì mới có hi vọng làm thay đối cơ cấu cây trồng. Nói cách khác, phân công lao động xã hội chính là một giải pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng. 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên Những nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhất là đối với các nước có trình độ công nghiệp hóa còn chậm phát triển như nước ta. Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên bao gồm: điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản và các yếu tố sinh học khác… Ta biết rằng sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu do các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất từng loại cây trồng. Khi điều kiện tự nhiên thuận lợi, các yếu tố đầu vào hợp lý thì năng suất cây trồng sẽ cao. Tuy nhiên sự tác động của điều kiện tự nhiên đối với mỗi loại cây trồng không giống nhau. Chính sự không giống nhau đó làm cho quy mô cơ cấu cây trổng khác nhau. Điều này thể hiện rõ nhất về quy mô số lượng cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng hay trong cùng một lãnh thổ Đối với vùng đồng bằng, đất đai trò phú, màu mỡ, khí hậu ôn hòa là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, ngược lại đối với vùng trung du miền núi, đất đai cằn cỗi, khí hậu nắng nóng, nước non không thuận lợi dẫn đến sản xuất nông nghiệp kém phát triển. Do vậy, cần phải chú ý khi phân vùng quy hoạch sản xuất, phải xem xét yếu tố điều kiện tự nhiên của từng vùng để quy hoạch. Không được áp dụng ồ ạt, rập khuôn máy móc một cách tràn lan từ vùng này sang vùng khác. 1.2.2. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội Nó gồm các nhân tố như: thị trường trong và ngoài nước, nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước, kinh nghiệm tập quán, truyền thống sản xuất của dân cư…Nhóm nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu cây trồng. Các nhân tố trên có mối quan hệ gắn bó với nhau và có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhưng trên góc độ khách quan thì nhân tố thị trường có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế nói chung và sự hình thành, biến đổi của cơ cấu kinh tế trong đó có cơ cấu cây trồng. Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải cái người sản xuất có. Nếu không tuân theo những quy luật của thị trường thì người sản xuất sẽ bị đào thải Về chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Về chính sách tín dụng và phát tiển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng ảnh hưởng lớn đến cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nếu thiếu vốn thì người nông dân khó có thể đầu tư, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy Nhà nước phải có biện pháp về chính sách vốn vay ưu đãi với người nông dân. Về phát triển cơ sở hạ tầng, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhất là thủy lợi, giao thông đồng ruộng…Cần phải quan tâm tu dưỡng và sửa chữa cơ sở hạ tầng đề người nông dân yên tâm sản xuất 1.2.3. Nhóm nhân tố về tổ chức kĩ thuật Nhóm nhân tố này gồm: các hình thức tổ chức sản xuất, sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Ngày nay khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển khoa học công nghệ và việc ứng dụng nó vào sản xuất đã trở thành động lực mạnh mẽ để tăng trưởng cơ cấu sản xuất nong nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng. Vì tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng nó vào sản xuất một mặt làm xuất hiện nhiều loại nhu cầu mới, tác động đến sự thay đổi về số lượng, tăng mức nhu cầu của ngành này hay ngành khác, làm thay đổi tốc độ phát triển và thay đổi mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành. Mặt khác, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất góp phần hoàn thiện các phương thức sản xuất, sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn các nguồn lực trong ngành trồng trọt. 1.3. Các chỉ tiêu biều hiện cơ cấu cây trồng và hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng 3.1. Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu cây trồng Các chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện cơ cấu cây trồng bao gồm: - Cơ cấu diện tích gieo trồng. Đó là tỷ lệ phần trăm về diện tích đất gieo trồng của mỗi loại cây, nhóm cây so với tổng diện tích đất gieo trồng. - Cơ cấu giá trị sản lượng. Đó là tỷ lệ phần trăm giá trị sản lượng của từng tiểu ngành so với tổng giá trị sản lượng của ngành trồng trọt. - Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá. Đó là tỷ lệ phần trăm giá trị sản phẩm hàng hoá của từng tiểu ngành so với tổng giá trị sản phẩm hàng hoá của ngành trồng trọt. - Cơ cấu thu nhập. Đó là tỷ lệ phần trăm thu nhập của từng tiểu ngành so với tổng thu nhập của ngành trồng trọt (thường là thu nhập hỗn hợp). Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - Hiệu quả vốn đầu tư được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Lợi nhuận + Tỉ suất lợi nhuận theo vốn đầu tư = * 100 Vốn đầu tư Tỉ suất càng cao chứng tỏ hoạt động đó có hiệu quả tức là với một đồng vốn bỏ ra thì càng được nhiều đồng lợi nhuận Doanh thu + Doanh thu theo vốn đầu tư = * 100 Vốn đầu tư Chỉ tiêu giúp các nhà sản xuất có thể nhìn thấy ngay được hiệu quả hoạt động của mình, nếu tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động đó càng có hiệu quả. - Hiệu quả sử dụng đất Diện tích gieo trồng + Hệ số sử dụng đất = * 100 Diện tích canh tác Hệ số sử dụng đất phản ánh trên một đơn vị diện tích đất canh tác thì có gieo trồng bao nhiêu vụ. Thông qua hệ số này ta biết được mức độ luân canh, xen canh tăng vụ. Gía trị sản xuất ngành trồng trọt + Năng suất cây trồng = * 100 Tổng diện tích gieo trồng Thông tin về giá trị thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng đối với từng loại cây trồng canh tác Nếu năng suất cây trồng cao chứng tỏ hiệu quả cây trồng đó cao 1.4. Tổng quan và phương thức xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” Các tiêu thức cơ bản về “cánh đồng 50 triệu đồng” Ban chấp hành Đảng bộ đã đưa ra mục tiêu “xây dựng cánh đồng 50 triệu” với các tiêu thức cơ bản sau: Quy mô diện tích từ 7 ha trở lên từ 2003- 2005 và 10 ha trở lên từ năm 2006- 2010 Liền vùng, liền thửa Tổng giá trị sản lượng của các loại cây trồng, vật nuôi trong năm đạt 50 triệu đồng trở lên. Đạt hiệu quả kinh tế cao và có tính ổn định về giá trị thu nhập và hiệu quả trong nhiều năm. 1.4.2. Các hình thức gieo trồng thúc đẩy hình thành “cánh đồng 50 triệu đồng” 1.4.2.1. Về luân canh cây trồng Theo từ điển Bách khoa Nông nghiệp thì công thức luân canh tăng vụ (hay chu kì luân canh) là vòng luân phiên của một nhóm cây trồng trong một thời gian nhất định Một hệ thống luân canh thích hợp có tác dụng tăng hiệu quả sử dụng ruộng đất, tăng tổng sản lượng trên diện tích canh tác, cải thiện độ phì của đất trồng, nhất là cây họ đậu được đưa vào cơ cấu luân canh, hạn chế sâu bệnh và cỏ dại, điều hòa và sử dụng hợp lý nhân lực. 1.4.2.2. Về xen canh, gối vụ Xen canh gối vụ là phương thức trồng màu thâm canh, tăng vụ, nhằm tăng sản lượng trên một diện tích trong một vụ hoặc rút ngắn thời gian sản xuất hai vụ màu kế tiếp trên một diện tích Xen canh là trên một diện tích trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau không xa. Cũng có trường hộ trồng xen hơn 2 loài cây. Trồng xen là biện pháp sử dụng tối ưu tài nguyên môi trường: ánh sáng, mặt đất, độ ẩm, chất phì. Trong trồng xen, chọn hai cây có những mặt bổ sung kết hợp, không đối lập nhau gay gắt trong yêu cầu đối với môi trường. Gối vụ là trồng cài cây thứ 2 vào một diện tích hoa màu ở giai đoạn thành thục, sắp được thu hoạch trong vòng 15- 20 ngày tới. Hoa màu thành thục đã kết thúc chu kỳ sinh trưởng không yêu cầu chất dinh dưỡng, không bị cây trồng gối vụ cạnh tranh. Đất còn giữ ẩm, ít có là môi trường thuận lợi cho cây trồng gối 1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng và “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng” ở một số địa phương trong cả nước Kinh nghiệm của một số địa phương trên cả nước chuyển đối cơ cấu cây trồng * Xã Nhân Hòa- Quế Võ- Băc Ninh: Nhân Hòa là một trong những địa phương dẫn đầu huyện Quế Võ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Toàn xã có 518 ha đất canh tác, chủ yếu là chân ruộng không bằng phẳng, nguồn nước phục vụ sản xuất khó khăn nên những năm gần đây, nông dân trong xã đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Từ năm 2003 đến nay, UBND xã đã chỉ đạo các thôn quy hoạch 25 ha làm mô hình điểm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao. Sau khi khảo sát kỹ đồng ruộng, nông dân trong xã đã bố trí lại cơ cấu cây trồng hợp lý với công thức luân canh mới. Thay vì cấy hai vụ lúa như trước đây, nông dân đã canh tác 3-4 vụ/năm: lúa xuân - dưa lê-lúa mùa-rau màu vụ đông (khoai tây, xu hào, cải bắp, hành, tỏi…) bằng các giống mới như: lúa lai 2 dòng, 3 dòng, Q5, Khang Dân, Nếp các loại, khoai tây Mariela, Diamant. Cùng đó, địa phương còn phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức chuyển giao KHKT cho nông dân, đồng thời cử cán bộ khuyến nông thường xuyên theo dõi, kiểm tra kịp thời, hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất. Do vậy, năng suất cây trồng được nâng lên rõ rệt, lúa đạt từ 220-250kg/sào, khoai tây đạt 650-700 kg/sào, dưa lê đạt 1,2-1,3 tấn/sào. Theo tính toán của các hộ nông dân, canh tác theo công thức luân canh mới cho thu nhập từ 80-85 triệu đồng/ha/năm. Nhờ tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá, đến nay xã Nhân Hòa (huyện Quế Võ) đã xây dựng 89 cánh đồng có thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. * Mưu Duệ, xã Kim Long (Tam Đảo- Vĩnh Phúc):Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Mưu Duệ, xã Kim Long (Tam Đảo) có 958 hộ xã viên, canh tác trên 210ha đất nông nghiệp. Từ khi được chuyển đổi hoạt động theo Luật đến nay, HTX luôn làm tốt các khâu dịch vụ sản xuất nông nghiệp như: thuỷ lợi, bảo vệ sản xuất, chuyển giao tiến bộ KHKT, phòng trừ dịch hại, dịch vụ vật tư nông nghiệp... giúp các hộ xã viên phát triển sản xuất. Trong những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết phức tạp, dịch bệnh, địa hình dân cư lại nằm trong vùng bán sơn địa, đồng ruộng bậc thang, trình độ thâm canh của xã viên còn hạn chế... song được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, Ban quản trị HTX đã vận động xã viên chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT, đưa các giống lúa lai, cây màu có năng suất, chất lượng vào sản xuất, thực hiện tốt công tác khuyến nông, đưa tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, đảm bảo tốt dịch vụ thủy lợi, công tác BVTV, bảo vệ ruộng đồng. Nhằm tạo điều kiện cho các xã viên nâng cao giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác, HTXDVNN Mưu Duệ thường xuyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh và cán bộ khuyến nông cơ sở tổ chức tập huấn phổ biến kỹ thuật chọn giống cây, con chất lượng cao, các biện pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Đồng thời, HTX còn chỉ đạo xã viên gieo trồng các cây lúa, rau màu khác đúng thời vụ, thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… Qua đó đã dần làm thay đổi nhận thức của xã viên từ chỗ trồng các giống lúa, màu đã thoái hoá, đến nay đã được cấy bằng các giống năng suất cao như: Khang dân 18, KD18 đột biến, ngô lai VN4, đỗ tương ĐT96, ĐT 2000 (hầu hết là giống cấp I). Vì vậy, năng suất các loại cây trồng tăng cao. Năm 2005, năng suất lúa bình quân đạt trên 160 kg/sào, ngô đạt 130kg/sào... Do làm tốt các khâu dịch vụ nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đến nay, toàn xã có trên 30% số hộ khá giàu. *Tỉnh Vĩnh Phúc Từ ngày phát động phong trào xây dựng cánh đồng có thu nhập giá trị 50 triệu đồng/ năm, đến nay toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có hàng trăm cánh đồng với trên 5.000 ha cho thu nhập với 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. Tất cả 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đều có những cánh đồng với mức thu nhập này, trong đó nhiều nhất là các huyện Mê Linh,Vĩnh Tường,Yên Lạc. Ở những huyện này, có những cánh đồng cho thu nhập vài trăm triệu đồng; cá biệt có những cánh đồng cho thu nhập từ 350 triệu đến 400 triệu đồng/năm. Khó khăn, như các huyện miền núi Lập Thạch, Tam Đảo cũng có gần 100 cánh đồng cho thu nhập giá trị 50 triệu đồng trở lên. - Phát huy kinh nghiệm hay trong và ngoài tỉnh Tỉnh Vĩnh Phúc có cả 3 vùng canh tác nông nghiệp là đồng bằng, trung du, miền núi. Mỗi vùng lại có nhiều tiểu vùng với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau; như vậy không thể xây dựng mô hình chung cho tất cả các vùng, hoặc cả tỉnh áp dụng mô hình cánh đồng có thu nhập 50 triệu đồng/ năm. Vì thế, phương châm của tỉnh là phát huy thế mạnh, tình hình cụ thể của mỗi địa phương đồng thời kết hợp với kinh nghiệm hay của cả nước để áp dụng sáng tạo cho địa phương mình, nhằm xây dựng cánh đồng có thu nhập 50 triệu đồng trở lên. Tại huyện Mê Linh, nông dân chú trọng phát triển thâm canh cây hoa, cây rau để có thu nhập cao.. Nhiều xã trong huyện còn trồng nhiều loại rau sạch, rau cao cấp. Các xã còn trồng thêm hàng chục loại hoa giống mới, như ly ly, hoa phăng, thuỷ tiên, phong lan, địa lan, cúc đại đoá... và trồng nhiều loại rau màu, như hành tây, súp lơ, cải, ngô bao tử, dưa chuột bao tử, cà chua mini... Các huyện khác như: Yên Lạc, Vĩnh Tường, thành phố Vĩnh Yên cũng mở rộng diện tích trồng rau, trồng hoa. Hiện, giống rau, hoa của các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và thành phố Vĩnh Yên đã toả đi khắp các tỉnh miền Bắc. Mỗi năm, nông dân các huyện này trồng rau giống có thể sản xuất từ 5 đến 7 vụ và cho thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng/ha. Phía Bắc của các huyện, như Bình Xuyên, Tam Dương là vùng trung du và các huyện miền núi Lập Thạch, Tam Đảo thì lấy kinh tế trang trại đồi rừng, vườn rừng làm thế mạnh. Tại các khu vực này đã có 261 trang trại thực hiện trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng vườn cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, kết hợp nuôi thả cá Bên cạnh đó nông dân tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ biết áp dụng biện pháp "truyền thống" trong thâm canh cây trồng, vật nuôi mà họ còn biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nên hiệu quả ngày càng cao 1.5.2. Kinh nghiệm được rút ra Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung nền nông nghiệp nước ta cũng đang trong quá trình sản xuất hàng hóa. Vì vậy khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải phù hợp với điều kiện mỗi vùng sản xuất, không thế chuyển dịch một cách tùy tiện, ồ ạt. Áp dụng việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách bừa bãi, gây hậu quả khó lường cho sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung, của vùng nói riêng. Mặt khác chúng ta phải chú trọng đến những cây trồng cho năng suất và giá trị kinh tế cao, có sức tiêu thụ lớn trên thị trường nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải xuất phát từ những mối quan hệ hữu cơ, của các yếu tố nội tại trong hệ thống nông nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trên cơ sở khai thác những lợi thế so sánh để phát huy tối đa sức mạnh của địa phương đó. Như vậy: qua thực tiễn chuyển dịch cơ cấu cây trồng tiến tới xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm ở một số địa phương đã đem lại những bài học kinh nghiệm rất quý báu cho người dân tỉnh Thái Bình về việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả yếu tố đầu vào để đạt năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp,đặc biệt là ngành trồng trọt. Đồng thời cũng là kinh nghiệm quý báu trong việc lựa chon công thức luân canh cây trồng phù hợp cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ “XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG 50 TRIỆU ĐỒNG” Ở TỈNH THÁI BÌNH 2.1.Điều kiện tư nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình ảnh hưởng đến cây trồng và sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có diện tích: 1.508,7km2. Tỉnh lỵ là Thành Phố Thái Bình, với bảy huyện: Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Ðông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy. Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% ( trên 1 km); cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, nhưng ở từng khu vực có thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. 2.1.1.3.Đất đai Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất Tỉnh Thái Bình năm 2008 STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 164.770 100,00 I Đất nông- lâm- ngư nghiệp 106.811 64,82 II Đất phi nông nghiệp 45.206 27,44 1 Đất ở 12.484 7,58 2 Đất chuyên dùng 23.519 14,27 III Đất chưa sử dụng 2.576 1,56 IV Đất có mặt nước ven biến 10.177 6,18 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Đất đai của Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ của hệ thống sông Hồng, nên nhìn chung tốt, thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng Đất nông- lâm- ngư nghiệp (không tính diện tích rừng ngập mặn) chiếm 64,8% diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 64,8% diện tích tự nhiên, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 8,31%, còn lại là đất lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối và đất cỏ dùng vào chăn nuôi. Từ năm 1995 đến nay, quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác đã sử dụng ở trình độ thâm canh cao về cây trồng (lúa nước). 2.1.1.4. Khí hậu Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24oC (thấp nhất là 4oC, cao nhất là 38oC). Lượng mưa trung bình 1.400mm - 1.800mm. Số giờ nắng trong năm khoảng 1.600 - 1.800 giờ. Độ ẩm trung bình vào khoảng 85-90% 2.1.1.5. Đặc điểm thủy văn Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: sông Hóa, sông Luộc,sông Hồng ,sông Trà Lý. Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km). 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế *. Tăng trưởng kinh tế Tổng giá trị sản xuất năm 2006 đạt 5.431 tỷ đồng, năm 2007 đạt 5.988 tỷ đồng, năm 2008 đạt 6.455 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng năm 2007 so vơi năm 2006 là 10,26 % , năm 2008 so với năm 2007 là 7,8 % . Nhịp độ tăng trưởng trong 3 năm gần đây là 7,93 % * Thực trạng phát triển các ngành Trong những năm qua nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ khá; chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của tỉnh từng bước được cải thiện, tạo được những tiền để cần thiết cho những bước phát triển tiếp theo. Bảng 2.2: Quy mô GDP các ngành giai đoạn 2002- 2008 Đơn vị: tỷ đồng, giá so sánh 1994 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng GDP 3665,50 4557,60 4778,50 5137,00 5431,00 5988,00 6455,00 Nông- Lâm- Ngư 2342,50 2676,60 2751,90 2888,00 2841,50 3101,50 3138,00 Công nghiệp- Xây dựng 469,50 610,00 727,00 851,00 963,50 1126,80 1343,00 Dịch vụ 853,50 1271,00 1299,60 1398,00 1626,00 1759,70 1974,00 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Quy mô nền kinh tế năm 2008 đạt gấp 1.76 lần so với năm 1998 (10 năm, giai đoạn 1999- 2008 tăng bình quân gần 6%) Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế._. giai đoạn 2002- 2008 Đơn vị tính: % 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng GDP 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông- Lâm- Ngư 63,91 58,73 57,59 56,22 52,32 51,80 48,61 Công nghiệp- Xây dựng 12,81 13,38 15,21 16,57 17,74 18,82 20,81 Dịch vụ 23,28 27,89 27,20 27,21 29,94 29,39 30,58 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tưởng đối các ngành nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP tăng từ 12,81% năm 2002 lên 13,38% năm 2003 và cao nhất là năm 2008 với tỷ trọng 20,81% trong GDP. Như vậy sau khoảng 10 năm tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng gần gấp đôi. Sự đóng góp của khu vực dịch vụ ngày càng tăng từ 23,28% năm 2002 lên 27,89% ha, tuy tỷ trọng có giảm vào 2 năm 2004 là 27,20% và 27,21% vào năm 2005 do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng đến năm 2006 tỷ trọng dịch vụ trong GDP đã tăng lên 29,94% và cao nhất là năm 2008 với tỷ trọng 30,58%. Khu vực nông- lâm- ngư nghiệp đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng từ 63,91% năm 2002 xuống 58,73% năm 2003 và thấp nhất vào năm 2008 với tỷ trọng 48,61% Ngành công nghiệp đã có sự sắp xếp, cơ cấu lại sản xuất theo hướng khắc phục những khó khăn, gắn sản xuất với thị trường, thực hiện nhiều đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trong các khâu sản xuất kinh doanh… Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, nhất là trong khu vực ngoài quốc doanh, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế đồng thời phục vụ tốt đời sống nhân dân. 2.1.2.2. Mạng lưới giao thông * Về giao thông đường bộ: Thái Bình có mạng lưới đường bộ phân bố tương đối hợp lý Trục chính quốc lộ 10, nối liền giao thông với Hải Phòng và Nam Định và tỉnh Hải Dương. Khu vực phía Đông của Tỉnh có quốc lộ 39 nổi liền giao thông các thị trấn, huyện lỵ, cảng Diêm Điền, khu nghỉ mát Đồng Châu, khu công nghiệp Tiền Hải, khu kinh tế Cồn Vành * Về giao thông đường thủy: Thái Bình có hệ thông sông ngòi phong phú: Sông Hồng dài 90km chạy dọc biên giới giữa Thái Bình và Nam Định Sông Luộc dài 71 km dọc biên giới giữa Thái Bình và Hải Dương Sông Hóa dài 36 km chạy giữa Thái Bình và Hải Phòng. Sông Trà Lý dài 65 km chạy xuyên qua giữa Thái Bình, nối liền sông Hồng với cửa biển Trà Lý Thái Bình có một cảng sông và nhiều bến sông rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh. 2.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm Thành phần dân số Nông thôn: 92.77 % Thành thị: 7.23 % Thái Bình hiện có dân số: trên 1.814.500 người, trong đó có trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động chiếm trên 59% dân số; mật độ: 1205 người/km2, trong đó có 94,2% dân số sống ở nông thôn. Tỉ lệ gia tăng dân số: 0.9% .Trung bình số người trong một gia đình: 3,75. Về trình độ văn hóa: tiểu học chiếm 13,8%; trung học cơ sở : 63%; phổ thông trung học : 18%. Về trình độ nghề nghiệp : tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 13,5%. Hiện nay cứ trong 120 người có một người tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Hàng năm có khoảng 40.000 người bước vào độ tuổi lao động; có khoảng 1 vạn sinh viên học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật, đại học 2.1.2.4. Quan hệ sản xuất nông thôn - Kinh tế hợp tác: Đến nay toàn Tỉnh có 322 HTX dịch vụ nông nghiệp. Bước đầu các HTX đã đáp ứng được nhu cầu về tưới tiêu, bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật của xã viên - Kinh tế trang trại phát triển nhanh: Năm 2002 toàn Tỉnh có 101 trang trại nông nghiệp, thủy sản…Năm 2008 Thái Bình có 2.320 trang trại, gấp 23 lần năm 2002 (theo tiêu chí của điều tra của tổng cục Thống kê). - Kinh tế hộ gia đình: Thái Bình có 479.457 hộ ở nông thôn, trong đó nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp có 225.284 hộ chiếm 20,6%; từ dịch vụ 76.837 hộ chiếm 16%; thu từ nguồn khác 69.537 hộ chiếm 14,7%. 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình 2.1.3.1. Những tiềm năng và thuận lợi cơ bản - Gần các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ qua hành lang quốc lộ 10, quốc lộ 39 và các tuyến đường thủy. Đó là những thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho Thái Bình, sẽ cuốn hút Thái Bình bằng một trường lực đáng kể trong quá trình sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm. - Nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn của vùng ĐBSH. Điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng; nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là nước mặn, lợ. - Với ưu thế về địa giới hành chính gọn, địa hình bằng phẳng, thông tin liên lạc thuận tiện và kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối phát triển; mạng lưới giao thông đường bộ, hệ thống sông và các cửa biển ( sẽ hình thành các cảng biển quy mô nhỏ và vừa). Mạng lưới giao thông thủy khá phát triển, sẽ có tác động thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa của Thái Bình với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế, nhất là với khu vực Nam Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Dân trí tương đối cao, nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn khá cao, lực lượng lao động trẻ khỏe chiếm tỷ trọng lớn, người dân cần cù, chịu khó và khá năng động; một bộ phận dân cư, cán bộ khoa kỹ thuật và cán bộ quản lý bước đầu tiếp cận được với thị trường, đã biết vận dụng trong công tác tổ chức quản lý và áp dụng công nghệ mới vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…Nguồn nhân lực này tiếp thu nhanh cái mới và có khả năng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu tại chỗ và hợp tác quốc tế. Người dân Thái Bình có truyền thống cách mạng, cần cù, nếu có chiến lược đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ và tay nghề cao và có chính sử dụng hợp lý sẽ là động lực, là lợi thế so sánh to lớn cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. 2.1.3.2. Những hạn chế, tồn tại - Hạ tầng cơ sở kỹ thuật mây năm gần đây tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng thiếu đồng bộ, chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Dân số đông, mật độ dân số cao ( đứng đầu so với các tỉnh ĐBSH và đứng thứ 9 trong cả nước), khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng, mức gia tăng dân số hàng năm là sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Nằm gần 2 trung tâm kinh tế lớn phát triển năng động và mạnh mẽ là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hải Phòng là một lợi thế song cũng là một thách thức lớn đối với Thái Bình về cạnh tranh gọi vốn đầu tư, tìm kiếm thị trường nội địa cũng như quốc tế. - Khả năng thu hút nguồn vốn kể cả trong nước cũng như nước ngoài gặp nhiều khó khăn. - Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn tuy đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước đây, nhưng sự chênh lệch mức sống, mức thu nhập giữa các bộ phận dân cư, giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn. 2.1.3.3 Thách thức và những vấn đề đặt ra. Bên cạnh những thành tựu, các phân tích về thực trạng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình cũng cho thấy nhiều vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra đối với mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững trong tương lai như sau: Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định và còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhất là vài năm gần đây nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm so với các năm trước, có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các Tỉnh trong vùng. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh kém. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm và lạc hậu so với các Tỉnh vùng ĐBSH. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tuy có tăng trưởng nhưng chất lượng không cao, sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng hàng nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ, giá cả nông sản còn nhiều biến động, kết hợp với điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến phức tạp làm cho độ ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình phát triển. Quá trình hội nhập vào nên kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để tỉnh phát triển nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt Công nghiệp quy mô còn nhỏ, công nghệ ở một số nhà máy còn lạc hậu và phần lớn ở trình độ thấp, sản xuất không ổn định, năng suất, chất lượng và hiệu quả không cao, khả năng cạnh tranh kém; thiếu những yếu tố và cơ sở cho phát triển lâu dài, hội nhập và cạnh tranh. Mặt khác, các doanh nghiệp còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước, chưa tự thân vận động, tự đổi mới đề phù hợp với cơ chế, chính sách, nhất là chưa ý thức được các thách thức to lớn và gay gắt của quá trình hội nhập và cạnh tranh thương mại, cạnh tranh sinh tồn để phát triển… Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp dẫn đến hiệu quả toàn ngành chưa cao. Du lịch còn yếu kém về cơ sở vật chất, các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm..chưa phát triển mạnh. Công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế. Giá trị các ngành dịch vụ có xu hướng tăng chậm lại trong khi ngành này lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP (chỉ sau nông nghiệp) làm hạn chế khả năng phát triển của nền kinh tế. “Đất chật người đông”, là một áp lực lớn trên đất đai, trong việc chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn. Quá trình thâm canh hóa nông nghiệp ngày càng cao, kết hợp với sự phát triển dân số tuy có giảm nhưng vẫn còn cao sẽ làm cho việc khai thác sử dụng một số tài nguyên như đất đai, nước ngầm…có nguy cơ suy thoái nhanh hơn, nếu không có các nghiên cứu cơ bản cùng các biện pháp kỹ thuật, quản lý sử dụng có hiệu quả sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu phát triển bền vững. Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp. Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển. Nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp, lĩnh vực kinh tế đội ngoại ( xuất nhập khẩu, ODA, FDI) còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư nước ngoài thu hút chậm…sẽ làm cho tiến trình công nghiệp hóa, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tích lũy cho nền kinh tế càng khó khăn hơn. Các chính sách kinh tế còn thiếu đồng bộ, nhất quán, môi trường đầu tư chậm được cải thiện…làm hạn chế việc đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Tập quán làm ăn nhỏ, trì trệ, ỷ lại, kém năng động của một tỉnh nông nghiệp, kể cả trong đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn nặng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở những vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” Khái quát về tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua Những năm qua, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh đã hướng và phát triển nông nghiệp, nông thôn như khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006- 2010, khuyến khích xây dựng cánh đồng 50 triệu, khuyến khích phát triển thủy sản… đã có tác động tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Về giá trị sản xuất Nông- Lâm- Thủy sản: Năm 2008 đạt 3.138 tỷ đồng,tăng 7,8% so với năm 2007. trong đó nông nghiệp đạt 2.659 tỷ đồng,thủy sản đạt 479 tỷ đồng. Kết quả điều tra ở 14 xã đại diện các địa phương trong tỉnh, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/xã năm 2008 đạt 26.142,26 triệu đồng,tăng 7.409,84 triệu đồng so với năm 2006 (tăng 39,56%).Trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt 15.095,17 triệu, bằng 57,74% chăn nuôi 9.879,29 triệu đồng, bằng 37,79%, dịch vụ 1.951,06 triệu bằng 57,74% (năm 2006 cơ cấu trên là 62,7-33,6-3,7%). Năng suất lúa hàng năm ổn định ở mức cao, bình quân đạt 120 -130 tạ/ha(2002-2008). Năm 2008 đạt 121 tạ/ ha, sản lượng thóc đạt 1.015.000 tấn, giá trị sản xuất bình quân/ha từ 37-> 50 triệu đồng, thu nhập bình quân /ha đất nông nghiệp từ 21 đến 28 triệu đồng/ năm( theo giá thực tế). Một số địa phương bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, các hộ nông dân sản xuất cùng loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ, như vùng sản xuất ở xã Vũ Tây huyện Kiến Xương, xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư, vùng cây màu ở xã An Khê, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, xã Trọng Quan huyện Đông Hưng… Tình hình phân vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” Để chuyển sang sản xuất hàng hóa thì nhất thiết cây trồng, vật nuôi phải được sản xuất có quy hoạch để có thể áp dụng được các tiến bộ kí thuật sản xuất theo quy mô lớn có chất lượng và giá trị hàng hóa cao phù hợp với thị trường. dự kiến phân bổ quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi như sau: Vùng sản xuất lúa gạo: 75000ha Trong đó: - Diện tích cấy 2 lúa : 35- 40000 ha Diện tích 2 lúa + vụ đông: 35- 40000 ha + Bố trí khoảng 50- 70% diện tích cấy các giống lúa có năng suất cao chủ yếu là lúa lai và một phần lúa thuần Trung Quốc. Tập trung mở rộng và thâm canh trong vụ xuân, phấn đấu đưa năng suất lúa xuân lên: 75- 80 tạ/ha để có sản lượng thóc: 300- 350000 tấn. + 30- 50% diện tích cấy các giống lúa có chất lượng cao và lúa đặc sản: Tế đạo, Bắc thơm, Tám, Nếp…có giá trị hàng hóa cao tập trung nhiều ở vụ mùa và ở những vùng đất có ưu thế và truyển thồng như: Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương…phấn đấu đạt năng suất 50- 60 tạ/ha/vụ + Giành khoảng 1000 ha để sản xuất giống lúa trong đó có 500- 600 ha sản xuất giống lúa lai F1 bảo đảm có 1000- 1500 tấn lúa lai F1, khoảng 3000 tấn giống lúa thuần phục vụ cho nhà máy chế biến giống. Sản xuất giống chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong tỉnh tiến tới cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đất 2 vụ lúa ở các huyện đây là diện tích có thể thâm canh cao. Bố trí trên đất vàn thấp, vàn và một phần chân vàn cao. * Vùng sản xuất 2 lúa + 1 vụ đông: 35- 40000 ha. Đây là vùng ngoài ưu thế sản xuất lúa có thể phát triển sản xuất vụ đông từ tháng 10 năm trước tới tháng 2 năm sau. Vùng này nhất thiết phải cấy các giống lúa ngắn ngày cả vụ xuân và vụ mùa. Tùy theo yêu cầu của sản xuất cây vụ đông mà bố trí giống lúa và thời vụ cho phù hợp. Đây là vùng có thế khái thác tích cực giá trị của vụ đông để nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích . Bố trí trên chân đất cao, vàn cao. Tập trung nhiều ở Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương và một phần ở Thái Thụy, Tiền Hải. Cây vụ đông hướng vào các cây có giá trị kinh tế cao và cây có khả năng chế biến xuất khẩu. + Cây khoai: là một trong các cây chủ lực, diện tích: 10- 15000 ha. ( Trong đó trên đất chuyên màu: 500- 1000 ha) Dùng các giống: Hà Lan, Pháp, Đức, Trung Quốc, Thường Tín mở rộng việc trồng khoai tây hạt và mở rộng hệ thống nhà lạnh ở các HTX để bảo vệ khoai tây giống. + Nghiên cứu thị trường gắn chế biến để mở rộng nhóm cây có giá trí xuất khẩu cao như: Dưa chuột, dưa gang, củ cải, hành tỏi, salat, với diện tích: 3- 5000 ha, tập ytung ở Thái Thụy, Quỳnh Phụ và một phần ở các huyện khác Mở rộng vùng ớt ở Quỳnh Phụ để chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đưa diện tích ớt lên 1000- 2000 ha. Ngoài Quỳnh Phụ có thể phát triển ở một số các huyện: Hưng Hà, Đông Hưng. Quy hoạch và xây dựng vùng cà chua làm nguyên liệu cho nhà máy cà chua ( thuộc tổng Công ty rau quả Việt Nam đặt tai An Hải- Hải Phòng), bố trí diện tích: 500- 600 ha để có sản lượng: 10.000- 12.000 tấn. Phát triển và quy hoạch các vùng trồng các loại rau sạch và rau cao cấp tập trung ở vành đai Thị xã và các huyện như: Súp lơ, hành tây, đậu đỗ, các loại rau cải…để trước mắt cung cấp cho thị trường các thành phố, khu công nghiệp và chuẩn bị có điều kiện để xuất khẩu diện tích: 1- 2000 ha. Ngoài ra tùy theo điều kiện từng nơi phát động nông dân lựa chọn các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao như: dưa hấu, đậu tương, bí xanh… Vùng chuyên màu và cây công nghiệp Phân bổ ở các vùng đất cao, ven sông, ven biển. Tập trung nhiều ở Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Kiến Xương và Thái Thụy. Bố trí 3- 5 vụ/năm, tập trung phát triển các loại rau màu có giá trị kinh tế cao (tương tự như các giống rau màu vụ đông). Phục hồi diện tích một số cây trồng truyền thống gắn với chế biến và ngành nghề thủ công. + Mở rộng diện tích dâu tằm trên khoảng 1000 ha tập trung ở Vũ Thư và Thái Thụy và một phần ở Hưng Ha, Quỳnh Phụ. + Phục hồi diện tích trồng đay: tùy theo nhu cầu của sản xuất và thị trường có thể đưa lên: 1000- 1500 ha tập trung ở Hưng Hà, Vũ Thư, Quỳnh Phụ. Phát triển vùng cây ăn quả và cây dược liệu Đây là một lợi thế của Thái Bình vì có nhiều diện tích ven sông (có 5 sông lớn chảy qua) và ven biển. Tận dụng toàn bộ hệ thống đất ven sông cải tạo chuyển sang trồng cây ăn quả được bố trí như sau: Các huyện phía Bắc chuyển đổi khoảng 4000 ha từ đất lúa chân cao sang trồng cây ăn quả theo mô hình trang trại mà chủ lực là vải, nhãn và một phần các cây khác: xoài, ổi, táo, cam, quýt, hồng…Các huyện phía Nam chuyển 2000 ha đất cát cao tập trung ở Thái Thụy, Tiền Hải và một phần ở các huyện nội đồng sang trồng cây hòe, xoài và một phần vải nhãn và các cây ăn quả khác. 2.2.2.4. Vùng nuôi trồng thủy sản * Vùng nuôi trồng hải sản nước lợ a. Vùng bãi triều ngoài đê biển quốc gia Diện tích: 7000 ha diện tích đã khoanh nuôi 2900 ha. Dự kiến mở rỏng thêm 1- 2000 ha đưa diện tích nuôi lên 4- 5000 ha. Trong đó Thái Thụy 1500- 2000 ha, Tiền Hải 2000- 2500 ha. b. Vùng lúa nhiễm mặn trong đê quốc gia - Chuyển đổi 1032 ha vùng nhiễm mặn trong đê biển quốc gia và đồng muối sang nuôi tôm sú Trong đó: Thái Thụy: 568 ha, Tiền Hải 464 ha Và diện tích đồng muối: 90 ha ( Thái Thụy 50 ha, Tiền Hải 40 ha) Toàn bộ vùng này đưa vào nuôi thâm canh và bán thâm canh: Diện tích nuôi tôm sú thâm canh: 584 ha Diện tích nuôi bán thâm canh: 120 ha Diện tích nuôi tôm cang xanh: 328 ha * Vùng nuôi trồng thủy sản nội đồng - Diện tích mặt nước ( ao hồ hiện có: 6.600 ha) - Diện tích chuyển đổi từ vùng trũng sang: 1.000 ha Diện tích nước ngọt chủ yếu là nuôi các loài cá truyền thống để phục vụ cho đời sống nhân dân. Chuyển đổi 1500- 2000 ha ( trong đó có 1000 ha chuyển đổi) để nuôi tôm càng xanh và một số giống có chất lượng cao như rô phi đơn tính, cá trắm đen, cá chim trắng để cung cấp cho các thành phố, khu công nghiệp và phục vụ xuất khẩu (chủ yếu là tôm càng xanh) Trong đó nuôi tôm càng xanh tập trung ở các vùng cửa sông và vùng nội đồng thuộc các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Thái Thụy và một phần ở các huyện khác 2.2.3. Đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 12 điểm xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh năm 2008 2.2.3.1. Tổng hợp giá trị sản phẩm trên 1 ha diện tích gieo trồng Biểu 5 sẽ cho ta biết tổng giá trị sản lượng trên 1 ha gieo trồng ơ 12 điểm mô hình của Tỉnh Thái Bình trong năm 2008 TT Tên HTX- Huyện Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Vụ 4 Vụ 5 Tổng GTSX Loại cây GTSX Loại cây GTSX Loại cây GTSX Loại cây GTSX Loại cây GTSX 1 Vân trường- T.hải Ngô rau 11.12 Ngô rau 11.00 Đ.tương 11.00 Ngô rau 12.52 104.97 Lúa xuân 11.90 Lúa mùa 12.50 Ngô rau 12.51 Khoai tây XK 22.42 2 Thái giang- T.thụy K.tây xuân 16.50 Dưa gang 21.50 Dưa gang 21.50 Lúa mùa 10.00 Sa lát 7.50 119.67 Lúa xuân 11.90 Dưa gang 21.50 Lúa mùa 12.50 K.tây 18.27 3 Thụy dương- T.thụy Dưa chuột 35.12 Dưa gang 12.22 Lúa mùa 20.50 K.tây 16.80 119.70 Dưa chuột 35.12 Dưa gang 12.22 Lúa mùa 20.50 Rau 3.36 Lúa xuân 11.90 Dưa gang 12.22 Lúa mùa 20.50 K.tây 19.80 4 Nguyên xá- Đ.hưng Lúa xuân 20.80 Đ.tương 16.34 Củ cải XK 11.15 Khoai tây XK 22.53 70.82 5 Đông phương- Đ.hưng Lúa xuân 20.50 Lúa mùa 22.50 Dưa chuột 31.50 74.50 6 Bình nguyên- K.xương Lúa xuân 18.20 Lúa mùa 20.50 C.chua XK 43.77 82.47 7 Lê lợi- K.xương Lạc xuân 17.14 Đ.tương 15.34 Rau 3.36 C.chua CB 24.20 107.80 Lúa xuân 11.06 Lúa mùa 12.50 C.chua CB 24.20 8 Vũ an- K.xương Lúa xuân 22.10 Đ.tương 10.83 Rau sớm 13.00 Khoai tây XK 24.70 70.63 9 Vũ phúc- T.xã Lúa xuân 19.20 D.lê-D.hồng 15.70 Lúa mùa 20.50 Khoai tây XK 25.04 80.44 10 Song an.V.thư Lúa xuân 20.20 D.lê-D.hồng 13.90 Lúa mùa 20.50 K.tây 20.00 90.87 Lúa xuân 20.20 D.lê-D.hồng 13.90 Lúa mùa 20.50 Đậu cove 9.63 Lúa xuân 20.20 D.lê-D.hồng 13.90 Lúa mùa 20.50 K.lang 6.64 11 An tràng- Q.phụ Lúa xuân 20.75 Lúa mùa 19.87 Dưa hấu 32.53 Rau xen 102.78 Lúa xuân 20.75 Lúa mùa 19.87 Bí đao 29.63 Rau xen 12 Hồng lĩnh- H.hà Lúa xuân 19.70 Đ.tương 15.56 Ngô 13.51 Rau 10.94 59.71 Bảng 2.4: Tổng giá trị sản phẩm các loại cây trồng trên 1 ha diện tích gieo trồng ở điểm mô hình Tỉnh năm 2008 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Đơn vị tính: triệu đồng/ha Được sự chỉ đạo của UBND Tỉnh Thái Bình năm 2003, Sở NN & PTNT đã tiến hành xây dựng 12 cánh đồng làm điểm mô hình xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm. Qua 5 năm thực hiện những điểm mô hình này đã có những chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa năng suất và sản lượng cây trồng trên 1 ha tăng lên rõ rệt làm cho tổng GTSX cây trồng trên mỗi cánh đồng cũng tăng theo đáng kể. Bảng trên là tổng giá trị sản lượng trên 1 đơn vị diện tích tích gieo trồng ở 12 điểm mô hình của Tỉnh trong năm 2008 Ta thấy, trong tổng số 12 điểm mô hình có: 1 điểm thuộc huyện Tiền Hải, 2 điểm- Thái Thụy, 2 điểm- Đông Hưng, 3 điểm- Kiến Xương, 1 điểm- Thị Xã, 1 điểm- Vũ Thư, 1 điểm- Quỳnh Phụ, 1 điểm- Hưng Hà. Các điểm mô hình nay đều tiến hành xen canh, tăng vụ, nơi thấp nhất là 3 vụ/năm, nơi nhiều nhất là 5 vụ/năm. Trong các điểm mô hình đó, điểm có tổng GTSX lớn nhất là Thụy Dương- Thái Thụy với 119,70 triệu đồng/ha/năm do đơn vị này đã tiến hành chuyển đổi sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: lúa, dưa chuột, dưa gang, rau, khoai tây và tiến hành xen canh 2- 3 loại cây trồng/1 vụ và luân canh 4 vụ/năm. Bên cạnh đó một số điểm khác cũng có tổng GTSX tương đối cao như Vân Trường- Tiền Hải (104,97 triệu đồng/ha/năm), Thái Giang- Thái Thụy (119,67 triệu đồng/ha/năm), Lê Lợi- Kiến Xương (107,80 triệu đồng/ha/năm), An Tràng- Quỳnh Phụ (102,78 triệu đồng/ha/năm), Song An- Vũ Thư (90,87 triệu đồng/ha/năm). Cũng như Thụy Dương, những điểm mô hình này đều trồng xen canh nhiều loại cây trồng trên 1 vụ và từ 4- 5 vụ trên 1 năm và tiến hành trồng các loại cây trồng có giá trị cao như: lúa, đậu tương, khoai tây, khoai lang, ngô, cà chua, bí đao, dưa hâu…Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm có tồng GTSX trên 1 năm tương đối thấp, thấp nhất là Hồng Lĩnh- Hưng Hà (54,71 triệu đồng/ha/năm). Những điểm này cũng luân canh 4 vụ/năm nhưng mỗi vụ chỉ gieo trồng 1 loại cây, do đó hệ số sử dụng đất thấp hơn những điểm khác. 2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất trên 12 điểm mô hình xây dựng cánh đồng 50 triệu Dưới đây là bảng so sánh hiệu quả sản xuất trên 12 cánh đồng trước và sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm Bảng 2.5: Đánh giá hiệu quả sản xuất trên các cánh đồng trước và sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm TT Tên HTX- Huyện Trước khi xây dựng cánh đồng 50 triệu Sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu % chênh lệch Chi phí 1a Doanh thu 2a Lợi nhuận 3a % chi phí/Doanh thu 4a Chi phí 1b Doanh thu 2b Lợi nhuận 3b Chi phí/Doanh thu 4b 2b/2a 3b/3a 1 Vân trường- T.hải 13,74 63,27 49,53 21,72 30,93 104,97 74,04 29,47 165,91 149,49 2 Thái giang- T.thụy 18,53 67,56 49,03 27,43 45,57 119,67 74,1 38,08 177,13 151,13 3 Thụy dương- T.thụy 15,70 61,60 45,90 25,49 25,46 119,70 94,24 21,27 194,32 205,32 4 Nguyên xá- Đ.hưng 17,30 39,00 21,70 44,36 26,64 70,82 44,18 37,62 181,59 203,59 5 Đông phương- Đ.hưng 10,57 48,56 37,99 21,77 22,74 74,50 51,76 30,52 153,42 136,25 6 Bình nguyên- K.xương 16,80 53,10 36,30 31,64 24,35 82,47 58,12 29,53 155,31 160,11 7 Lê lợi- K.xương 12,50 51,20 38,70 24,41 22,4 107,80 85,4 20,78 210,55 220,67 8 Vũ an- K.xương 16,87 40,43 23,56 41,73 19,88 70,63 50,75 28,15 174,70 215,41 9 Vũ phúc- T.xã 18,05 48,25 30,20 37,41 22,01 80,44 58,43 27,36 166,72 193,48 10 Song an.V.thư 10,78 40,40 29,62 26,68 21,58 90,87 69,29 23,75 224,93 233,93 11 An tràng- Q.phụ 14,20 47,50 33,30 29,89 33,47 102,78 69,31 32,56 216,38 208,14 12 Hồng lĩnh- H.hà 11,82 38,40 26,58 30,78 19,67 59,71 40,04 32,94 155,49 150,64 26.23=314,7/12 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Đơn vị tính: %; triệu đồng/ha - Trước khi xây dựng cánh đồng 50 triệu ta thấy: Doanh thu từ các cánh đồng này tương đối thấp. Nhứng điểm có doanh thu cao nhất la: Thái Giang- Thái Thụy (67,56 triệu đồng/ha); Vân Trường- Tiền Hải (63,27 triệu đồng/ha ); Thụy Dương- Thái Thụy (61,60 triệu đồng/ha ); Bình Nguyên- Kiến Xương (53,10 triệu đồng/ha ); Lê Lợi- Kiến Xương (51,20 triệu đồng/ha ). Những nơi còn lại đều có doanh thu trên 1 ha thấp hơn 50 triệu đồng, nơi tháp nhất là Hồng Lĩnh- Hưng Ha (38,40 triệu đồng/ha). Doanh thu thấp nhưng ngược lại chi phí trên các cánh đồng này khá cao. Tỷ lệ chi phí/doanh thu lần lượt là: Nguyên Xá- Đông Hưng (44,36 % ); Vũ An- Kiến Xương (41,73 % ); Vũ Phúc- Thị Xã (37,41 % ); Bình Nguyên- Kiến Xương (31,64 % ); Hồng Lĩnh- Hưng Hà (30,78 % ); An Tràng- Quỳnh Phụ ( 29,89 % ); Thái Giang- Thái Thụy (27,43 % ); Song An- Vũ Thư (26,68 % ); Thụy Dương- Thái Thụy (25,49 % ); Lê Lợi- Kiến Xương (24,41 % ); Đông Phương- Đông Hưng (21,77 % ); Vân Trường- Tiền Hải (21,72 % ). Doanh thu thấp, chi phí cao nên lợi nhuận thu được trên các cánh đồng thấp. Không có cánh đồng nào đạt được mức lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha. Nơi có lợi nhuận cao nhất la Vân Trường- Tiền Hải (49,53 triệu đồng/ha ), tiếp đến là Thái Giang- Thái Thụy (49,63 triệu đồng/ha ) vì 2 nơi nay dẫn đầu về doanh thu và có chi phí sản xuất thấp nhất. Nơi thu có chi phí cao nhất đồng thời cũng là nơi có lợi nhuận thấp nhất đó là Nguyên Xá- Đông Hưng (21,70 triệu đồng/ha ). - Sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha: Do được sự quan tâm đặc biệt của UBND tỉnh, huyện và chính quyền địa phương cung cấp về giông, phân bón, thuốc trừ sâu và hỗ trợ về vốn…Diện mạo của 12 cánh đồng này đã có nhiều chuyển biến rõ rệt: Doanh thu mà mỗi cánh đồng đạt được khá cao, nơi có thu nhập lớn nhất là Thụy Dương- Thái Thụy (119,7 triệu đồng/ha ), một số điểm mô hình khác cũng có doanh thu rất cao như: Thái Giang- Thái Thụy (119,67 triệu đồng/ha ); Lê Lợi- Kiến Xương (107,8 triệu đồng/ha ); Vân Trường- Tiền Hải (104,97 triệu đồng/ha ), nơi có thu nhập thấp nhất là Hồng Lĩnh- Hưng Hà (59,71 triệu đồng/ha ). Tuy nhiên, chi phí cho các cánh đồng này cũng rất cao, tỷ lệ chi phí/doanh thu trên các cánh đồng lần lượt là: Thái Giang- Thái Thụy (38,08 % ); Nguyên Xá- Đông Hưng (37,62 % ); Hồng Lĩnh- Hưng Hà (32,94 % ); An Tràng- Quỳnh Phụ (32,56 % ); Đông Phương- Đông Hưng (30,52 % ); Bình Nguyên- Kiến Xương (29,53 % ); Vân Trường- Tiền Hải (29,47 % ); Vũ An- Kiến Xương (28,15 % ); Vũ Phúc- Thị Xã (27,36 % ); Song An- Vũ Thư (23,75 % ); Thụy Dương- Thái Thụy (21,27 % ); Lê Lợi- Kiến Xương (20,78 % ). Sau khi tiến hành xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng, hầu hết tất cả 12 mô hình điểm đều thu được mức lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha, thậm chí có những nơi vượt xa mức mục tiêu như: Thụy Dương- Thái Thụy có lợi nhuận là 94,24 triệu đồng/ha; Lê Lợi- Kiến Xương (85,4 triệu đồng/ha ); Thái Giang- Thái Thụy (74,1 triệu đồng/ha ). Tuy nhiên, vẫn còn 2 cánh đồng không đạt được mức 50 triệu đồng/ha đó là: Nguyên Xá- Đông Hưng (44,18 triệu đồng/ha ); Hồng Lĩnh- Hưng Hà (40,04 triệu đồng/ha). Đây là 2 điểm có hệ số sử dụng đất thấp hơn nhiều so với các điểm khác, chỉ gieo trồng 1 loại cây trồng/ 1 vụ. Tuy nhiên, 2 điểm này đạt được mức lợi nhuận có khoảng không xa so với mục tiêu 50 triệu đồng/ha/năm. Nếu biết luân canh tăng vụ, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý thì chắc chắn sẽ đạt và thậm chí còn cao hơn mục tiêu đề ra - Xét về mức chênh lệch doanh thu và lợi nhuận của các điểm trước và sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm ta thấy mức doanh thu sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu cao hơn rất nhiều so với trước khi xây dựng, thậm chí có nơi còn cao gấp hơn 2 lần như Lê Lợi- Kiến Xương, Thụy Dương- Thái Thụy, Song An- Vũ Thư, An Trang- Quỳnh Phụ. 12 điểm mô hình này được lựa chọn là hoàn toàn ngẫu nhiên, do đó sau khi tiến hành xây dựng cánh đồng 50 triệu thu được những kết quả khả quan về năng suất và sản lượng, hiệu quả sản xuất trên các cánh đổng rất cao. Từ đó ta thấy nếu tiến hành nhân rộng mô hình trên các địa phương trong toàn tỉnh là hoàn toàn có khả thi. 2.2.4. Kết quả thực hiện cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm từ 2006- 2008 của toàn tỉnh Thái Bình 2.2.4.1. Cơ cấu diện tích Dưới đây là bảng cơ cấu diện tích của các huyện, thị của tỉnh tiến hành thực hiện xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 Bảng 2.6: Cơ cấu diện tích các huyện tham gia xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/năm giai đọan 2006- 2008 Đơn vị tính: % TT Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Hưng hà 511,52 18,00 243,96 9,79 900,00 21,35 2 Thái thụy 563,57 19,83 237,59 9,54 575,34 13,65 3 Quỳnh phụ 800,51 28,17 640,71 25,72 812,91 19,28 4 Tiền hải 148,64 5,23 203,30 8,16 447,32 10,61 5 Đông hưng 284,84 10,02 268,52 10,78 470,16 11,15 6 Kiến xương 308,75 10,86 391,31 15,71 236,99 5,62 7 Vũ thư 154,80 5,45 372,55 14,95 718,14 17,03 8 Thành phố 69,37 2,44 133,36 5,35 55,08 1,31 Cộng 2842,00 100,00 2491,30 100,00 4215,94 100,00 Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình Nhìn chung cơ cấu diện tích của 8 huyện, thị thực hiện xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm có tăng dần lên qua các năm. Đặc biệt là các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Vũ Thư có cơ cấu diện tích chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích của toàn tỉnh. Năm 2006 huyện Quỳnh Phụ dẫn đầu viếc thực hiện xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, chiếm tới 28,17 % , tiếp đến là Thái Thụy (19,83 % ); Hưng Hà (18,00 % ), thấp nhất là Thành phố (2,44 % )._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1887.doc
Tài liệu liên quan