Giải pháp đầu ra cho thị trường nông sản Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hiện nay – nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đang dần chuyển mình vươn xa hơn trên bước đường hội nhập. Với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần không những phát triển về các ngành công nghiệp mà còn phát triển mạnh cả về nông nghiệp. Tuy diện tích và tổng số lao động tham gia vào ngành nông nghiệp đang ngày càng giảm nhưng khối lượng hàng hóa nông sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đầu ra cho thị trường nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra xuất khẩu. Hàng năm, nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu hàng nông sản chiểm tỷ lệ không nhỏ đóng góp cho quá trình phát triển của đất nước. Chúng ta vừa gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, đó là một cơ hội cho chúng ta có thể mở rộng quan hệ gia nhập vào thị trường thế giới bên cạnh đó còn nhiều thách thức đặt ra cho thị trường nông sản Việt Nam, đó là: - Sản lượng được sản xuất ra với khối lượng lớn do tăng năng suất, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhưng vẫn còn tình trạng nhà sản xuất chịu thiệt do bị ép giá lúc chính vụ. - Khi tham gia vào thị trường thế giới gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước khác, bị các nước lớn chèn ép. Bên cạnh đó do khâu tiêu thụ chưa được giải quyết hợp lý, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ nên thị trường nông sản vẫn chưa vận hành một cách nhịp nhàng, hoàn thiện. Với mong muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề trên và tìm ra giải pháp tối ưu nhất để hoàn thiện thị trường nông sản, em chọn đề tài: “Giải pháp đầu ra cho thị trường nông sản Việt Nam”. Do kiến thức còn hạn hẹp nên việc thực hiện đề án còn nhiều thiếu sót em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa và cô Võ Hòa Loan - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án này. NỘI DUNG CHÍNH Chương I: Cơ sở lý luận thị trường nông sản. 1. Khái niêm, đặc điểm thị trường nông sản (TTNS). 1.1. Các khái niệm. 1.1.1. Thị trường, thị trường nông sản. Xét về mặt lịch sử, thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự phát sinh, phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ban đầu là sự trao đổi bằng hiện vật, sau khi có sự ra đời của tiền tệ - đóng vai trò trung gian – giữ chức năng định giá cho mọi hàng hóa trao đổi trên thị trường. Ở nước ta, từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, thuật ngữ thị trường được sử dụng rất rộng rãi, trên thực tiễn, sách báo. Trong ngành nông nghiệp hình thành những cụm từ đa dạng: thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường phân bón, thị trường lúa gạo… Người ta cũng sử dụng thuật ngữ thị trường chỉ không gian trao đổi hàng hóa: thị trường nông thôn, thị trường thành thị, thị trường nội địa, thị trường khu vực ASEAN, thị trường quốc tế… Nếu phân loại thị trường theo các giai đoạn tạo nên sản phẩm, người ta có thể phân chia thị trường thành 2 loại: thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất và thị trường sản phẩm. - Thị trường các yếu tố đầu vào hay còn gọi là thị trường tư liệu sản xuất. Thị trường tư liệu sản xuất của nông nghiệp là tập hợp những cá nhân, tổ chức mua và bán các tư liệu sản xuất đầu vào như: phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, giống…phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. - Thị trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường hàng tiêu dùng: Đây là thị trường chủ yếu để tiêu thụ phần lớn nông sản hàng hóa do các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất ra. Khách hàng của thị trường sản phẩm là những cá nhân hay gia đình mua hàng hóa nông sản để phục vụ cho các lợi ích cá nhân. Thị trường sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của người tiêu dùng. Nông nghiệp là một trong những ngành vừa tạo ra thị trường TLSX, lại vừa tạo ra thị trường sản phẩm. Bởi vì nhiều sản phẩm nông nghiệp là yếu tố đầu vào cho một số ngành công nghiệp chế biến, đồng thời phần lớn sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch có thể tham gia ngay vào thị trường hàng hóa tiêu dùng như hoa quả tươi, rau, lương thực, các sản phẩm chăn nuôi như thịt, cá, trứng… Do vậy, việc nghiên cứu sâu thị trường tiệu thụ sản phẩm và quá trình lựa chọn thị trường là nội dung quan trọng trong marketing nông nghiệp. - Thị trường nông sản: Là tập hợp những người mua có cùng nhu cầu, có khả năng thanh toán về một sản phẩm hàng hóa nông sản nào đó. Thị trường mục tiêu: Là nhóm khách hàng (nhóm những người mua) mà nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp hướng tới. 1.1.2. Sản phẩm và lợi ích của sản phẩm. - Sản phẩm hàng hóa nói chung là tất cả những gì có thể thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của khách hàng và được đem ra trao đổi trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và sử dụng hoặc tiêu dùng. Nói cách khác đó là những thứ mà người mua có thể chấp nhận để thỏa mãn các mong muốn và nhu cầu của mình. Sản phẩm nông nghiệp là những gì thỏa mãn nhu cầu ăn, uống, mặc và những dịch vụ cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Một sản phẩm là tập hợp các thuộc tính hữu hình và vô hình bao gồm: màu sắc, nhãn hiệu, giá cả, uy tín và dịch vụ của người sản xuất, của người bán lẻ… - Lợi ích sản phẩm: Là tính hữu ích của sản phẩm khi người tiêu dùng mua để đáp ứng nhu cầu, là kì vọng của người tiêu dùng đối với sản phẩm. 1.2. Bản chất và chức năng của thị trường nông sản. 1.2.1. Bản chất của thị trường nông sản. Xét về phía kết quả của các cuộc trao đổi hàng hóa, kể cả trong trao đổi hàng hóa giản đơn trực tiếp vật lấy vật hay trao đổi có dùng tiền làm trung gian, thì kết cục của mọi cuộc mua bán trên thị trường đều là sự chuyển giao quyền sở hữu một vật gì đó từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất định do họ thỏa thuận định ra. Nói cách khác, nếu khi có sự chuyển giao quyền sở hữu một vật gì đó thì cần có sự định giá vật đó trên thị trường. Quá trình đinh giá vật trao đổi trên thị trường hàng hóa gọi là quá trình mặc cả hay đàm phán giá trong thương mại. Mọi cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên bán và mua trong nền kinh tế thị trường phát triển cao đều mang lại kết quả là hình thành được một tập hợp các thỏa thuận cụ thể về việc mua bán một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể liên quan đến ngành nông nghiệp. Về bản chất, TTNS nói chung được hiểu là một tập hợp những thỏa thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi được các hàng hóa nông sản hay các dịch vụ cho nhau. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất và trao đổi hàng hóa trong nông nghiệp, thị trường nông nghiệp phát triển ngày càng phức tạp. tính chất phức tạp và đa dạng của thị trường nông nghiệp là do tính đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng các loại nông sản thực phẩm của người dân ở thành thị hay nông thôn. Tuy nhiên nếu ta coi một loạt những biến đổi về quyền sở hữu và các quá trình kinh tế - kĩ thuật làm cho sản phẩm từ những người sản xuất nông nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, HTX, hộ nông dân…) đến tay người tiêu dùng cuối cùng là những dây chuyền marketing thì có rất nhiều dây chuyền khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và tiêu dùng mỗi loại nông sản nhất định. Mỗi dây chuyền marketing nói trên tuy khác nhau nhiều về thời gian, không gian, hình thức biến đổi của sản phẩm, các chủ thể quan hệ mua bán… nhưng chúng đều có thể được xem xét trên hai mặt: Cơ cấu tổ chức của mỗi dây chuyền tùy thuộc loại hình kinh doanh của những người nắm quyền sở hữu sản phẩm ở điểm nào đó trên dây chuyền. - Chức năng hoạt động tạo ra giá trị được thực hiện ở mỗi khâu tùy thuộc vào những chi phí thu gom, chế biến, vận chuyển, bảo quản… mà những người kinh doanh hoạt động trên dây chuyền đã thực hiện. Việc đi theo những dây chuyền marketing khác nhau để hiểu cơ cấu tổ chức của thị trường nông nghiệp không làm mất đi sự khác nhau bản chất giữa marketing nông nghiệp với thị trường nông sản. 1.2.2. Chức năng của thị trường nông sản. Bản chất của thị trường nông sản còn thể hiện ở những chức năng của nó. Với tính cách là một phạm trù kinh tế, thị trường nông sản có những chức năng cơ bản sau đây: - Chức năng thừa nhận Mọi yếu tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của nông sản hàng hóa đều thực hiện được việc bán, tức là chuyển quyền sở hữu nó với những giá nhất định, thông qua việc thực hiện một loạt các thỏa thuận về giá cả, chất lượng, số lượng, phương thức giao nhận hàng… trên thị trường. Chức năng thừa nhận của thị trường thể hiện ở chỗ người mua chấp nhận mua nông sản hàng hóa của người bán và do vậy hàng hóa đã được bán. Thực hiện chức năng này nghĩa là thừa nhận các hoạt động sản xuất nông sản hàng hóa và mua bán chúng theo yêu cầu các quy luật của kinh tế thị trường. - Chức năng thực hiện Hoạt động mua và bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm nhất của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường phát triển, mọi yếu tố đầu vào cho sản xuất và đầu ra của sản phẩm chủ yếu đều được tiền tệ hóa thì hoạt động mua bán là cơ sở quan trọng quyết định các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Chức năng thực hiện của thị trường thể hiện ở chỗ, thị trường thực hiện hành vi trao đổi, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hóa, hình thành giá cả và thực hiện giá trị của các nông sản phẩm. - Chức năng điều tiết kích thích Nhu cầu thị trường là mục đích đáp ứng của mọi quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh. Thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế. Đây chính là cơ sở khách quan để thực hiện chức năng điều tiết kích thích của thị trương. Thực hiện chức năng này, thị trường có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm của đất nước và sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như từng phân ngành của nông nghiệp nói riêng. - Chức năng thông tin Có nhiều kênh thông tin kinh tế, trong đó thông tin thị trường là rất quan trọng. Chức năng thông tin thị trường bao gồm: tổng cung, tổng cầu nông sản hàng hóa, cơ cấu cung cầu các loại nông sản hàng hóa, chất lượng, giá cả, thậm chí cả thị hiếu, cách thức, phong tục tiêu dùng của nhân dân… Những thông tin thị trường chính xác là cơ sở quan trọng cho việc ra các quyết định. Các chức năng nêu trên của thị trượng nông sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, làm cho thị trường thể hiện đầy đủ vai trò bản chất của mình. Chức năng thừa nhận là quan trọng nhất, có tính chất quyết định. Chừng nào chức năng này được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng. Mặt khác, khi chức năng thừa nhận đã được thực hiện mà các chức năng khác không thể hiện ra thì chắc chắn đã có những yếu tố phi kinh tế nào đó can thiệp vào thị trường làm cho nó bị biến dạng di. Đặc điểm thị trường nông sản. Những đặc điểm của TTNS gắn liền với những đặc điểm của của sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm nông nghiệp. Những đặc điểm đó là: - Sản phẩm nông nghiệp và TTNS mang tính chất vùng và khu vực. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của các vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như là những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực khác không có. - Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung – cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm là để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải hết sức linh hoạt. Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản chuyên chở xa, vì vậy cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưu động và nhiều lĩnh vực linh hoạt và thuận tiện cho người tiêu dung, hoặc sơ chế trước khi đưa tiêu thụ, đồng thời phải sử dụng các phương tiện chuyên dung riêng khi vận chuyển, bảo quản. - Tình trạng độc quyền tương đối phổ biến trên thị trường nông nghiệp. Nền nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước chịu tác động của quy luật cạnh tranh thị trường. Về lý luận, có hai loại cạnh tranh thị trường nông nghiệp, đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh độc quyền. Về mặt thực tiễn cho thấy, không phải mọi thị trường đều có tính chất cạnh tranh, mà ngược lại trong thị trường nông nghiệp, độc quyền một người bán và độc quyền một người mua là những nét đặc trưng. - Thị trường Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới. Môi trường thị trường mở cửa và hội nhập với bên ngoài là điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập của nông nghiệp Việt Nam với thế giới và khu vực. Hiện nay Chính phủ ta đã cam kết trong các Hiệp định Quốc tế với lộ trình xác định, gồm: 1/ Hiệp định tham gia AFTA: Năm 2006 thuế nhập khẩu đối với tất cả mọi mặt hàng không vượt quá 5%. 2/ Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ: Mặc dù được kí kết muộn hơn (tháng 7/2000), nhưng từ năm 2004 – 2006, các doanh nghiệp Mỹ được phép kinh doanh nhập khẩu và phân phối một số sản phẩm, trong đó có động vật sống ở thị trường Việt Nam. 3/ Nước ta cũng đã chấp thuận yêu cầu tự do hóa thương mại của IMF và WB theo hướng bỏ các hạn chế định lượng với AFTA trên cơ sở quy chế tối huệ quốc vào năm 2003. 4/ Trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, nước ta phải cam kết ràng buộc về thuế quan đối với tất cả mọi hàng nông sản tại thời điểm gia nhập, theo đó mức thuế xuất nhập khẩu đối với tất cả hàng nông sản sẽ thấp. Chương 2: Phân tích thực trạng thị trường đầu ra cho nông sản Việt Nam. 1. Thực trạng về thị trường tiêu thụ một số nông sản chủ yếu Việt Nam. Nông nghiệp Việt Nam trải qua gần 2 thập kỷ đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể, sản xuất phát triển tương đối toàn diện và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm. So với năm 1987, đến nay sản lượng lương thực tăng hơn 2,1 lần, cà phê tăng 1,6 lần, đàn lợn tăng 1,9 lần,… Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản 5 năm qua luôn chiếm tỷ trọng từ 25 – 30% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu cả nước (bảng 1). Những thành tựu của nông nghiệp đã tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế một cách ổn định và vững chắc. Bảng 1: Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ yếu. Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng giá trị hàng hóa xk 14308 15100 16500 19900 26003 Tổng giá trị thủy sản xk 1475 1809 1878 2240 2350 Gạo 668 588 730 750 941 Cà phê 485 385 291 428 641 Rau quả 205 305 184 152 140 Cao su 170 161 229 383 580 Tiêu 142 90 106 121 146 Điều 130 144 194 223 430 Chè 53 66 76 60 91 Nguồn: Tổng hợp từ con số & sự kiện, số 1–12 các năm 1998 – 2005. Kết quả khảo sát của ngành nông nghiệp cho thấy, một số ngành hàng nông sản có tỷ lệ tiêu dùng trong nước cao như: sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa), đường ăn, ngô, đậu (chiếm trung bình từ 95% đến 100% sản lượng), rau quả (chiếm khoảng 90% sản lượng), gạo (chiếm 75%-80% sản lượng). Trong khi đó, lại có những ngành hàng có tỷ lệ tiêu dùng trong nước thấp như: cà phê, hạt điều, hạt tiêu (dưới 5%), cao su, chè (khoảng 20% đến 25%). Đáng chú ý là xu hướng tiêu dùng hiện nay đã có những thay đổi đáng kể khi mức sống của đại bộ phận nhân dân được nâng cao. Mức tiêu dùng gạo đã giảm trung bình khoảng 1%/năm, tiêu thụ thịt, trứng, rau, quả tăng nhanh 5 - 6%/năm, sữa tăng trên 10%/năm. Yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng tăng. Giờ đây, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, mẫu mã, thương hiệu và giá cả. 1.1. Thị trường sản xuất lúa: Lúa luôn giữ vị trí trung tâm trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam, 2 vùng sản xuất lúa lớn là đồng bằng song Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Sản xuất lúa gạo bắt đầu tăng mạnh từ cuối thập kỷ 80, Việt Nam chuyển từ một nước nhập khẩu lương thực thành một nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Những thành tựu trong sản xuất lúa gạo thời kỳ đổi mới đã giúp VN không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Mức tăng diện tích gieo trồng từ 1990 – 2003 đạt 1,8%/năm, về số tuyệt đối 1442,6 ngàn ha do tăng vụ. Sản lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh từ 1,48 triệu tấn (1990) đến năm 2004 đạt mức kỷ lục: 4,6 triệu tấn. 15 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của sản xuất lúa gạo khá ổn định, tỷ lệ xuất khẩu tăng 9,5% (1990) lên 26,7% (1999). Giai đoạn 1997 – 2004: Xuất khẩu trung bình 3,8 triệu tấn/năm, cung cấp cho hơn 120 nước trên thế giới, chủ yếu là châu Á (52%), châu Âu (20%), Trung Đông (12,7%), 5 nước đứng đầu: Inđônêxia (14,8%), Philipin (12,6%), Singapore (9,9%), Thụy Sỹ (8,4%0. Những năm gần đây thị trường châu Phi được chủ trọng và khai thông. Bảng 2: Tình hình xuất khẩu gạo VN bình quân 1997 – 2004. Nước Tỷ trọng (%) Khối lượng XK (tấn) Kim ngạch XK (tr.USD) Giá bình quân (USD/tấn) Tổng xuất khẩu 100 3808655 843,051 221 10 nước nhập khẩu chính 71,3 2717187 623,565, 229 Inđônêxia 14,8 654055 125,731 223 Philipin 12,6 478948 105,547 220 Singapore 9,9 376044 80,450 214 Irăc 9,8 373875 109,189 292 Thụy Sỹ 8,4 318374 70,154 220 Malaixia 5,1 193526 43,769 226 Mỹ 3,2 121908 26,744 219 [Nguồn: Tổng quan về ngành lúa gạo VN – Bộ NN&PTNN – Số liệu thống kê 2004. 1.2. Thị trường cà phê: Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê nước ta. Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2000 561901 16,8 802500 2001 565300 20,0 840600 2002 522200 14,5 699500 2003 513700 15,8 793700 2004 503200 16,6 834600 Nguồn: VICOFA, Bộ Thương mại. Về tiêu thụ sản phẩm cà phê: có 3 loại sản phẩm mà người trồng cà phê thường bán là cà phê quả tươi, cà phê quả khô & cà phê nhân xô, trong đó chủ yếu là cà phê nhân xô qua các kênh tiêu thụ, trong đó các cơ sở xuất khẩu cà phê thông qua các đại lý hoặc những người thu gom. Các đại lý và người thu gom đóng vai trò quan trọng trong thu mua cà phê, chiếm khoảng 90% sản lượng cà phê, các cơ sở xuất khẩu cà phê tiến hành chế biến và xuất khẩu. Cà phê là mặt hàng có giá trị giao dịch quốc tế lớn thứ 2 sau dầu mỏ - VN thứ 2 sau gạo, chiếm khoảng 1/10 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Niên vụ 2003/2004 cà phê nước ta xuất khẩu đi tới 70 nước trên thế giới – 10 nước đứng đầu: Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Bỉ, Ý, Ba Lan, Anh, Pháp, Hàn Quốc & Nhật. Bảng 4: Tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta. Năm Khối lượng xuất khẩu (tấn) Kim ngạch xuất khẩu (1000USD) Giá xuất khẩu trung bình (USD/tấn) 2000 654000 538000 823 2001 875000 382000 437 2002 714000 263000 368 2003 69100 428000 619 2004 974500 641000 632 Nguồn: Thời báo kinh tế 4/2005. Về tiêu thụ trong nước: So với các nước trồng ca phê khác, VN có tỷ lệ tiêu thụ cà phê trong nước thấp nhất thế giới. Mỗi năm VN sản lượng 750.000 - 800.000 T nhưng chỉ có khoảng 30.000 T được tiệu thụ ở thị trường nội địa. Trong lúc đó, sản lượng tiêu thụ nội địa của Braxin lên tới trên 700.000 T, Indonexia - 120.000 T… Việc tiêu thụ nội dịa ở đây không phải là dân của họ uống hết chừng ấy cà phê, mà là công nghiệp chế biến của họ phát triển, tiêu thụ hết chừng ấy cà phê nguyên liệu. Tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu quá cao giống như con sông không có hồ điều tiết, dễ hạn, dễ lụt, khi có biến động về cung cầu trên thị trường thế giới, cà phê VN lập tức rơi vào khủng hoảng. Khuyến cáo của ngành NN với cà phê trong thời gian tới là: Không khuyến khích mở rộng diện tích, tập trung thâm canh những vườn hiện có, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển cà phê chất lượng cao. Việc cà phê được giá 2 năm liền đang kích thích việc mở rộng diện tích. Cơn khủng hoảng về giá các năm trước đã giúp loại bỏ được khoảng 100.000 ha cà phê ở Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu sản xuất cà phê giá thành cao, bấp bênh chuyển sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Nếu khắc phục được những nhược điểm trên thì cà phê luôn luôn là thế mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam. 1.3. Thị trường chè. Chè là sản phẩm truyền thống đối với các địa phương ở miền núi và trung du, là động lực kinh tế, phương thức XĐGN. Năm 1987, Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng sản xuất kinh doanh chè (nay là Hiệp hội chè VN), đồng thời, Chính phủ đã giao xí nghiệp nông – công – nghiệp chè VN thực hiện chương trình hợp tác với các nước Liên Xô và Ba Lan Bảng 5: Diện tích và sản lượng chè 2000 – 2004. Năm Diện tích (ngàn ha) Sản lượng chè khô (ngàn tấn) Sản lượng XK (ngàn tấn) 2000 87,7 69,9 55,6 2001 98,3 75,7 67,9 2002 109,3 94,2 77,0 2003 116,3 94,5 59,8 2004 118,7 100,0 96,0 [ Nguồn: Niên giám thống kê 2004 và các tài liệu khác. . Với 5 năm hợp tác, ngành chè đã có một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Có 4 liên doanh và 5 công ty nước ngoài đã vào VN để đầu tư cho ngành chè, đẩy mạnh thâm canh. So với năm 1995, năm 2004, diện tích tăng 187,4%, năng suất tăng 175%, sản lượng tăng 318,4%. Tình hình xuất khẩu: Cả nước có khoảng gần 200 đơn vị tham gia xuất khẩu chè, trong đó Tổng công ty chè Viêt Nam lớn nhất. Lượng chè xuất khẩu tăng đều, trong 20 nước trồng và chế biến chè xuất khẩu, Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích, thứ 9 về sản lượng, thứ 7 về xuất khẩu. Sản lượng chiếm 4% thế giới – Có mặt trên 97 nước và khu vực trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 là 69600 nghìn USD, năm 2004 tăng lên 91500 nghìn USD. 1.4. Thị trường thủy sản. Hoạt động ngành Thủy sản Việt Nam (1999 – 2003). Năm Sản lượng (1000 tấn) Đánh bắt Nuôi trồng Diện tích nuôi trồng (ha) 1999 1827,31 1212,80 614,51 630000 2000 2003,00 1280,59 723,11 652000 2001 2226,90 1347,80 879,10 887500 2002 2410,00 1310,00 976,00 955000 2003 2536,00 1426,00 1110,00 1005000 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004 Năm 2004, sản phẩm thủy sản tiêu thụ 50 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên 1,777 tỷ USD (2001) gấp 8,76 lần năm 1990, đến năm 2003 đạt 7,271 tỷ USD. Bình quân giai đoạn 1990 – 2003 tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản: 20%, ước tính ngành thủy sản đóng góp 11,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 1.5. Thị trường cao su. Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn trên thế giới, riêng xuất khẩu cao su xếp thứ 4 sau Thái Lan, Inđônêxia vàMalaysia. Sản lượng cao su VN đã tăng vượt bậc, từ 220.000 tấn năm 1996 lên 560.000 tấn năm 2006. Ngoài phát triển trồng cao su quốc doanh và cao su tiểu điền ở trong nước, Việt Nam hiện có gần 200.000 ha cao su được đầu tư ở Lào và Campuchia với sản lượng dự kiến đạt 1,5 triệu tấn vào năm 2020. Trong năm 2006, cao su Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 40 thị trường trên thế giới. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, chiếm 66,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt gần 470 ngàn tấn với trị giá 851,38 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 64% về trị giá so với năm 2005. 1.6. Thị trường rau quả. Thời quan qua, thị trường xuất khẩu rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Cả nước hiện có trên 1,4 triệu ha diện tích trồng rau, quả, cho thu hoạch trên 6,5 triệu tấn trái cây; 9,6 triệu tấn rau. Hội nhập đang tạo điều kiện mở rộng thị trường và phát triển sản xuất. Hiện nay, rau quả Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu không ổn định, năm lên, năm xuống, tăng trưởng chậm. Kim ngạch 5 năm 2001-2005 chỉ đạt 1.096 triệu USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng 1,9%/năm, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu cũng trong thời kỳ đó tăng 17,5%/năm. Năm 2006, xuất khẩu rau, quả không đạt kế hoạch, kim ngạch chỉ đạt 263 triệu USD, chiếm 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. 1.7. Thị trường hạt tiêu. Theo thông báo mới nhất của Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam, 9 tháng đầu năm, mặc dù chất lượng chưa được nâng cao nhưng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu đã đạt mức tăng cao kỷ lục 26%, dẫn đầu thế giới.Hiệp hội cho biết, doanh thu xuất khẩu 3 quý đầu năm đạt 90 triệu USD với 67.000 tấn hạt. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Singapore, Mỹ, Nga, Đức và Ấn Độ. Trong số này, riêng thị trường Mỹ tiêu thụ khoảng 50.000 tấn.Tuy nhiên, giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam hiện đứng ở mức thấp, trung bình chỉ bằng 70-80% giá hạt tiêu Brazil hay Ấn Độ. Năm 2001, Việt Nam xếp thứ tư thế giới về xuất khẩu hạt tiêu. 1.8. Thị trường hạt điều. Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT, tiêu thụ các sản phẩm điều tại thị trường trong nước hiện đã tăng hơn 3 lần so với hơn 10 năm trở về trước, trong đó tăng mạnh ở các sản phẩm như: nhân điều chế biến thành thực phẩm ăn liền, dầu vỏ hạt điều, chất đốt và gỗ điều... Hạt điều Việt Nam hiện đã có mặt tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, riêng 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được trên 400 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ và tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu số 1 thế giới. Với nhiều tín hiệu khả quan, nhiều vướng mắc được tháo gỡ, ngành điều Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu, đưa hạt điều bay xa trên đường quốc tế, chiếm giữ vị trí hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu. Tiêu thụ các sản phẩm điều nội địa hiện đã tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước. Điều Việt Nam hiện đã có mặt tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, riêng 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được trên 400 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ và tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu số 1 thế giới. Ngoài ra, hạt điều Việt Nam đang hội đủ 5 điều kiện cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới như: năng suất bình quân đã cao hơn 2 lần so với mức bình quân của thế giới, cao hơn cả Brazil và Ấn Độ; giá thành rẻ, sản lượng xuất khẩu chiếm hơn 50% của thế giới, nhiều doanh nghiệp chế biến đạt công suất thiết kế 10.000 tấn hạt/năm và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo được chữ tín với khách hàng quốc tế. Chính phủ đã xác định, cây điều sẽ là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2. Những vấn đề tồn tại trên thị trường nông sản. “Những thách thức của ngành đã bộc lộ rất rõ. Đó là trình độ phát triển thấp, quy mô sản xuất nhỏ bé, năng lực cạnh tranh yếu kém, hầu hết các ngành hàng phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt do tác động của quá trình tự do hóa thương mại”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định. Theo thống kê của ngành NN&PTNT, hiện nông dân chiếm đến 73,7% dân và chiếm 67% lực lượng lao động của cả nước, với 13,2 triệu hộ, trong đó có 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. WTO tạo cơ hội cho người nông dân tiếp cận thị trường, không chỉ là đẩy mạnh sản xuất, mà còn có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm. Dưới sức ép của hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp nông nghiệp buộc phải phấn đấu vươn lên để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Thực tế cho thấy, cơ hội thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới (có kim ngạch buôn bán gần 600 tỷ USD/năm) là rất lớn, song đồng thời cũng là một thách thức đáng ngại. - Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp hiện nay là cạnh tranh khốc liệt giữa các mặt hàng sản xuất trong nước với hàng ngoại nhập. Chi phí sản xuất cao đang là một trở ngại lớn đối với người nông dân. Kinh tế nông thôn phần lớn phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các ngành nghề phi nông nghiệp thiếu ổn định do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và sử dụng công nghệ lạc hậu. - Bên cạnh đó, một thách thức nữa là các nước giàu tiếp tục duy trì trợ cấp ngành nông nghiệp của mình và tạo ra nhiều rào cản đối với hàng nông sản nhập khẩu. -Trong bối cảnh đó, việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành nông nghiệp lại đang tồn tại khá nhiều bất cập. Trong số các dự án trọng điểm mời gọi vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 - 2010 (gần 26 tỷ USD) chỉ có 1 dự án dành cho nông nghiệp - chăn nuôi- lâm nghiệp và 4 dự án dành cho thủy sản... Rõ ràng, sự mất cân đối trong thu hút FDI khá lớn. Mục tiêu của ngành nông nghiệp trước đây là đảm bảo tiêu dùng nội địa, nay hướng sang một giai đoạn mới là phát triển sản xuất hàng hóa hướng mạnh ra xuất khẩu. Thực tế này không chỉ đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hàng hóa, mà phải tiếp cận được thông tin về thị trường, thương hiệu nông sản... - Một vấn đề khác rất đáng lo ngại đối với ngành nông nghiệp hiện nay là sản xuất manh mún, công nghệ chế biến quá thô sơ, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định, chưa kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ... Vùng nông sản hàng hóa bước đầu hình thành nhưng còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và thâm nhập thị trường quốc tế. Còn có nguyên nhân là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến. Trong số hơn tám triệu lao động toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 10,2% số lao động qua đào tạo. Số còn lại là lao động phổ thông. Việc kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết và hoàn toàn hiện thực. Bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 2,5 lao động với 0,7 ha diện tích đất canh tác, cả nước đang có trên 70 triệu thửa ruộng riêng rẽ và manh mún. - Báo cáo của Cục Chế biến Nông lâm sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch hiện khá lớn (riêng với thu hoạch lúa là 10 -17%, thậm chí có nơi tới 30%). Chính phương thức sản xuất nhỏ lẻ này đã dẫn tới 90% sản phẩm nông nghiệp được bán ra ở dạng thô (chưa qua chế biến)... Bên cạnh tính rủi ro lớn mà sản xuất nông nghiệp thường gặp (do chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai) thì sự thiếu quy hoạch và điều kiện hạ tầng cũng rất đáng quan tâm. Đơn cử như đối với phát triển cây ăn quả, cả nước có tới 750.000 ha, nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt trên 200 triệu USD/năm (trong khi đó, Thái Lan chỉ có 260.000 ha, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt nhiều lần so với Việt Nam). - Ngoài ra còn những hạn chế của nông nghiệp ở các lĩnh vực như bảo vệ thực vật, quyền sở hữu trí tuệ. Đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng mà Việt Nam cần đẩy mạnh để không những đưa các mặt hàng nông sản vào bất cứ thị trường nào, mà còn là tiêu chí để tiếp cận một cách khách quan, công bằng với các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Những bất cập đối với các chính sách liên quan đến cơ sở hạ tầng, đất đai, phương thức trợ giúp người dân phát triển sản xuất... Gạo là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới, c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36021.doc
Tài liệu liên quan