Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp Thương mại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà

LỜI CẢM ƠN Trong suốt những năm học tập và rèn luyện tại lớp Thương mại quốc tế 46, Khoa Thương mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhờ sự dạy dỗ rất tận tình của các thầy cô giáo trong khoa cũng như sự hỗ trợ của nhà trường đã giúp em có điều kiện để trau dồi kiến thức bản thân. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô giáo và nhà trường, những người đã giúp em có được niềm hạnh phúc này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Văn Hoè, thầy giáo đã hướng dẫn, chỉ bảo cho

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp Thương mại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em rất tận tình trong thời gian em thực tập và nghiên cứu, giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên phòng Xuất nhập khẩu và toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà đã giúp em hoàn thành khoá thực tập này. MỞ ĐẦU Da giày là ngành sản xuất phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khầu hiện nay của Việt Nam. Hàng năm, hoạt động xuất khẩu da giày đem về nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách nhà nước thông qua thuế quan, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Việt Nam thì việc phát triển ngành sản xuất da giày xuất khẩu lầ rất phù hợp và là bước đi đúng đắn trên con đường phát triển đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính bởi vai trò đặc biệt quan trọng của ngành da giày đối với nền kinh tế quốc dân mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và luôn có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này có cơ hội phát triển. Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà là một trong những doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản xuất và xuất khẩu hàng giày dép. Trong suốt hơn mười năm kể từ ngày thành lập, hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày dép của Xí nghiệp đã có những bước tiến khả quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép không ngừng tăng qua các năm, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, uy tín được khẳng định và đặc biệt là vị thế của Công ty ngày càng lớn mạnh trong ngành công nghịêp da giày của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Xí nghiệp giầy Phú Hà trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định và chưa khai thác được triệt để lợi thế vốn có của mình. Ngay cả ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai những kết quả mà Xí nghiệp giày Phú Hà đã có được cần phải được duy trỳ và phát triển hơn nữa vì mục tiêu phát triển của Xí nghiệp, của Công ty mẹ cũng như là của đất nước. Giải pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu này là phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng giày dép của Xí nghiệp. Được thực tập thực tế tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà là niềm vinh dự lớn đối với em, giúp em thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu giày dép đối với Xí nghiệp giầy Phú Hà nói riêng và đối với nước ta nói chung. Nhờ có cơ hội nghiên cứu về ngành cũng như hoạt động xuất khẩu da giày mà em có thể hiểu phần nào về thị trường giày dép Việt Nam và thế giới, đồng thời thấy được tình hình xuất khẩu mặt hàng này của các doanh nghiệp khác qua đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân để từ đó có thể đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan mình thực tập, Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà. Chính vì những lý do trên mà em quyết định lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp như sau : “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp Thương mại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà” Đối tượng nghiên cứu chính của em trong luận văn tốt nghiệp này là mặt hàng giày dép xuất khẩu của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp Thương mại Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà. Phương pháp em sử dụng để nghiên cứu là thực tế tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà. Ngoài ra, em cũng đi tìm hiểu các tài liệu khác thông qua sách báo, mạng internet và sự hướng dẫn của những người có kiến thức chuyên môn. Nội dung nghiên cứu của em gồm ba phần chính như sau: Chương I : Đặc điểm hàng giày dép và xuất khẩu giày dép của Việt Nam Chương II : Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà Chương III : Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà Tuy nhiên, vì thời gian hoạt động thực tế ngắn ngủi, tài liệu tổng kết thống kê chưa đầy đủ và một số lý do khác nữa nên bài báo cáo này của em còn nhiều thiếu xót. Rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện bài báo cáo này hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM HÀNG GIÀY DÉP VÀ XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM --------—–-------- 1. Đặc điểm mặt hàng giày dép và xuất khẩu hàng giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam 1.1.Đặc điểm mặt hàng giày dép Giày dép là một vật bất li thân của mỗi người. Giày dép không chỉ giúp bảo vệ đôi chân con người mà nó còn là thời trang, là thẩm mỹ, nó giúp người đi cảm thấy tự tin hơn. Ngày nay, không chỉ có giới trẻ quan tâm đến giày dép mà ở bất cứ lứa tuổi nào giày dép cũng trở thành tâm điểm chú ý, khiến mọi người phải giành thời gian cho nó. Cùng với sự phát triển kinh tế, sở thích của mỗi người cũng ngày càng thay đổi theo hướng khắt khe hơn. Chính vì vậy, giày dép ngày nay rất phong phú về chủng loại, chất liệu, kiểu cách, màu sắc và giá cả nên bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tìm cho mình một đôi giày hay dép phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình. Hiện nay trên thị truờng có khá nhiều loại giày, nhưng mỗi loại chỉ thích hợp với một loại bàn chân như: - Giày balle có đế thấp và bằng: phù hợp với lòng bàn chân chắc chắn và mềm dẻo (như các diễn viên múa balle). - Giày cao gót thích hợp với người có kiểu bàn chân Hy Lạp, không thích hợp cho người hay phải vận động mạnh. - Kiểu giày Charles IX: giày có thêm quai ngang sẽ giữ chắc chắn và giảm ma sát giữa bàn chân và giày. - Giày mọi là loại có cổ rộng, đế vừa phải thích hợp cho người có vấn đề về bàn tay và cột sống ( không phải cúi xuống khi mang giày). - Giày ống ôm cổ chân khi mang giúp ổn định bàn chân rất tốt cho người mang chi giả. - Giày ống cao gót, chỉ có chức năng thẩm mỹ không có chức năng bảo vệ, thường làm mất tính ổn định cổ chân và khớp gối của người mang. ….. Tuy nhiên ta có thể phân loại giày dép theo một số tiêu chí sau: - Phân theo giới tính: Giày dép dành cho nam, giày dép dành cho nữ - Phân theo tuổi tác: Giày dép trẻ em, giày dép người lớn - Phân theo nguyên liệu làm: giày da, giày vải - Phân theo dạng của giày: Giày cao cổ, giày thấp cổ, dép xăng đan… - Phân theo nguyên liệu làm đế giày dép: đế bằng da, đế cao su, đế plastic… - Phân theo phương pháp vào đế: giày khâu chỉ, giày dán keo… Mặc dù mặt hàng giày dép rất đa dạng và phong phú nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và thẩm mỹ nên yêu cầu đặt ra đối với mặt hàng này là khá cao. Một số nhóm chỉ tiêu đặt ra đối với mặt hàng giày dép như sau: - Nhóm chỉ tiêu Ecgomomic: Đây là nhóm chỉ tiêu về độ an toàn cho người sử dụng, đảm bảo cho bàn chân có thể hoạt động bình thường khi đi. Nó được đặc trưng bằng các thông số thống kê của giày như hình dáng, kích thước, khối lượng, chiều cao gót giày, độ mềm dẻo của giày. - Nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ: Nhóm chỉ tiêu này gồm các đặc trưng về hình dáng, kiểu cách, phong cách, mốt, màu sắc trang trí của giày. - Nhóm chỉ tiêu vệ sinh: Các chỉ tiêu này bao gồm các nội dung như tính giữ nhiệt, tính thấm hơi, tính thấm nước, tính không độc. Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào cấu trúc của giày, dép và các loại nguyên liệu dùng làm ra nó. - Nhóm chỉ tiêu độ bền: Nhóm chỉ tiêu này dùng để xác định độ bền cơ lý của giày dép như độ bền, độ cứng bề mặt… Điều này là phụ thuộc rất lớn vào chất liệu làm ra giày dép và phương pháp gia công giày dép. Ngoài đặc điểm nhạy cảm với thị hiếu của người tiêu dùng thì mặt hàng giày dép còn có đặc điểm mùa vụ. Có nghĩa là một đồi giày chỉ thích hợp với một hoặc một vài mùa trong năm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của các DN. Và một điều mà các DN cần phải chú ý tới là mỗi thị trường hay khu vực thị trường khác nhau lại đòi hỏi những tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như chất lượng khác nhau. Vì vậy, các DN cần nghiên cứu kỹ nhu cầu cũng như những quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực này trước khi thâm nhập vào thị trường đó. 1.2. Đặc điểm xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam Nhìn nhận lại tất cả các công đoạn, phương thức và cách tổ chức sản xuất, tiêu thụ giày dép của các DN Việt Nam cho thấy, ngành da giày Việt Nam chủ yếu dựa trên 4 phương thức sản xuất: gia công thuần túy; mua nguyên liệu bán thành phẩm; sản xuất theo hàng FOB - hoặc xuất hàng FOB (sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường XK); hoặc là sản phẩm mang thương hiệu của chính DN Việt Nam (nhưng phương thức này thực hiện được rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh)… Nói về nguyên liệu của ngành sản xuất giày dép xuất khẩu thì trong số các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giày là chất liệu da và giả da, các nguyên liệu phụ trợ (như keo dán, chỉ khâu, nút, nhãn hiệu, cót…), có đến 70-80% phải nhập khẩu từ các nước châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… Chất liệu giả da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc dù chiếm tỷ trọng XK gần bằng 50% giá trị da giày XK nói chung, cũng sử dụng đến 80% nguyên liệu nhập ngoại… Hiện nay có tới trên 60% doanh nghiêp sản xuất và xuất khẩu giày dép là những đơn vị gia công cho các công ty nước ngoài do hạn chế về trình độ, về tài chính và sản phẩm của doanh nghiệp chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới. Do vậy hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép ra thị trường quốc tế đều lựa chọn phương thức xuất khẩu qua trung gian. Hàng hoá được sản xuất ở Việt Nam sẽ được dán nhãn mác của một công ty nước ngoài để xuất sang thị trường nhập khẩu. Những thương hiệu đó thường là những thương hiệu có tiếng trên thị trường thế giới hoặc đã được người tiêu dùng tại nước nhập khẩu biết đến. Các doanh nghiệp này không tham gia vào các giai đoạn thiết kế và phân phối sản phẩm, mà chỉ đóng góp 30% - 50% giá trị sản phẩm trong giai đoạn sản xuất. Giá trị mà họ đóng góp thêm vào sản phẩm là rất nhỏ bé qua việc "bán" sức lao động của nhân công. Đương nhiên, các DN này khó có thể kiếm thêm lãi bởi chi phí lao động ngày càng có xu hướng giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác trên toàn cầu. Nếu phương thức sản xuất gia công giày dép hạn chế được rủi ro, thì lợi nhuận thu được cũng bị hạn chế theo. Trong thực tế, để gia tăng giá trị, nhiều doanh nghiệp sản xuất và gia công giày dép đã có cố gắng chuyển sang phương thức tự sản xuất toàn bộ. Trong khi nhiều DN đã chuyển đổi thành công, một số DN khác lại gặp nhiều trở ngại, vướng mắc. Điều này thường xảy ra do sự thiếu hiểu biết về các kiến thức đòi hỏi phải có để chuyển đổi sang cấp độ tiếp theo. 2. Thị trường xuất khẩu hàng giày dép và khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam Mặt hàng giày dép của Việt Nam cho đến nay đã được xuất sang 106 quốc gia trong đó có một số thị trường xuất khẩu chính sau đây : 2.1. Thị trường Mỹ Mỹ là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới, bình quân mỗi năm người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ 35 tỉ USD giày dép (khoảng 2 tỉ đôi, trong đó giày thể thao chiếm 35%). Năm 2000 Mỹ nhập khẩu 1.745 triệu đôi, tăng 8% so với năm trước và chiếm 15% thị trường thế giới. Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Mỹ ước đạt 930-950 triệu USD, tăng 30-32% so với năm 2005. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 về giày dép vào Mỹ, sau Trung Quốc và Italy. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Mỹ năm 2007 đạt 900 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Tuy nhiên, quy mô xuất khẩu còn khiêm tốn so với dung lượng thị trường Mỹ bởi nhập khẩu giày dép của Mỹ vào khoảng 17-18 tỷ USD/năm, chiếm 1/3 dung lượng thị trường thế giới. Mục tiêu phấn đấu của Việt Nam năm 2008 là đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007, chiếm khoảng trên 5% kim ngạch nhập khẩu giày dép của Mỹ. Xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2007 vào thị trường Mỹ năm 2007 mới chỉ chiếm 4% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Với việc Việt Nam vào WTO và có Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Mỹ, các sản phẩm giày dép xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ còn tăng mạnh hơn nữa nhờ chính sách thuế ưu đãi. 2.2. Thị trường EU Với dân số đông trên 500 triệu người, mức sống cao vào loại nhất thế giới, nhu cầu giày dép là rất lớn, bình quân một người dân châu Âu tiêu thụ từ 4 đến 5 đôi trong một năm. EU là một thị trường giày khổng lồ của thế giới, sức sản xuất giày dép của EU vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu đó và ngoài ra còn do yếu tố giá thành của sản phẩm giày dép EU quá cao so với một số nhóm người nên nhu cầu giày dép nhập khẩu của châu Âu là rất lớn. Trong đó, năm 2007 Anh là nước có số lượng tiêu thụ giày dép lớn nhất EU, 54.165.477(USD). Tiếp đến là Đức với mức bình quân 52.119.672 USD. Ngược lại, EU là một thị trường khó tính, người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao và đặc biệt yếu tố quyết định khi họ lựa chọn sản phẩm là sản phẩm đó phải có thương hiệu nổi tiếng. Những xu hướng tiêu dùng của người dân Châu Âu ngày càng thể hiện sự chú trọng cao hơn nữa vào chất lượng, kiểu dáng, xu hướng thời trang của thế giới. Và xu thế tiêu dùng của người dân trong vài năm gần đây là dùng giày vải thay cho giày da, thiên về thích sử dụng chất liệu tự nhiên. Còn nhu cầu giày dép của nữ thiên về tính thời trang hơn so với trước kia chỉ quan tâm hàng đầu là chất lượng. Nhu cầu giầy dép ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trung niên thì thiên về giầy thể thao, mang tính trẻ trung và mạnh mẽ. Đồng thời, người dân EU rất tôn trọng luật pháp và tính dân chủ cao, do vậy người tiêu dùng luôn có xu hướng tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm nào. Vì thế, DN xuất khẩu cần phải xây dựng một kho dữ liệu để sẵn sàng trả lời các câu hỏi của khách hàng. Thu nhập người dân cao, dân số ngày càng tăng nhu cầu giày dép ngày càng nhiều, yêu cầu về chất lượng ngày một cao hơn, sự lựa chọn của người tiêu dùng nhiều hơn (vì có nhiều nhà sản xuất giày dép hơn trước rất nhiều). Ở mỗi nước đều có sở thích khác nhau, sự lựa chọn khác nhau, văn hoá đời sống, tâm lý cũng khác nhau: sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các nước tạo nên sự đa dạng trong một tổng thể thống nhất của liên minh Châu Âu. Nên ở mỗi nước có sự khác biệt trong tiêu thụ, nhu cầu riêng. Việc am hiểu các thị trường riêng biệt trong EU là một nhân tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp khi xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU. Thị trường EU là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Thị trường này có những đặc tính sau :  Sự già hoá dân số : Dân số EU đang có xu hướng già đi. Nhiều nhà xã hội học châu Âu đều có chung nhận định rằng, xu hướng này sẽ diễn ra mạnh hơn trong tương lai, đặc biệt với nhóm người có độ tuổi từ 65 trở lên. Tín hiệu lạc quan ở đây là chính những người cao tuổi ở EU lại có sức chi tiêu rất mạnh đối với các sản phẩm giày dép. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi này (từ 65 trở lên) là những người nghỉ hưu, sống bằng trợ cấp, thích đi bộ đường dài, du lịch dài ngày và thường xuyên. Vì thế, sản phẩm giày dép cho họ cần được thiết kế đặc biệt với nhiều tính năng lý, hỗ trợ cơ bắp nhiều hơn như chất liệu phải rất mềm, đếp thấp, lót êm, mũi êm, kiểu dáng giản đơn, màu sắc không loè loẹt và phải có độ bền cao. Thời tiết và thời vụ : Theo nhận định của các doanh nghiệp Việt Nam chuyên xuất khẩu giày dép sang EU, thời tiết là chất xúc tác quan trọng nhưng “khó dùng” nhất. Vào mùa đông, nên cung cấp nhiều hơn cho thị trường EU sản phẩm giày ống, trong khi mùa hè người tiêu dùng lại ưa chuộng với sản phẩm dép lê hoặc có quai hậu. Với thị trường EU, không thể cung cấp sản phẩm của một mùa mà dùng trong bốn mùa. Thời vụ cũng là chất xúc tác “khó dùng” không kém. Tính thời vụ của sản phẩm giày dép châu Âu gắn chặt với tính thời vụ của thị trường quần áo. Điều này cũng làm cho các nhà xuất khẩu giày dép, cũng như các nhà bán lẻ tại châu Âu lao đao. Để hạn chế tình trạng này, các nhà xuất khẩu Việt Nam thường không sản xuất vượt mức cầu, nhưng phải đa dạng hoá chủng loại dựa theo các dự báo xu hướng thời trang tại EU để tạo nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho người tiêu dùng vốn thích thay đổi ở thị trường này. Từ sang trọng đến bình dân : Phong cách tiêu dùng của nhiều người tiêu dùng EU đang đi theo hướng từ sang trọng đến... bình dân. Xu hướng này đang tiếp diễn mạnh mẽ và dự báo gia tăng trong tương lai. Bằng chứng là các sản phẩm giày thể thao, giày vải hơi bụi, thường chỉ dùng để đi chơi hoặc trong sinh hoạt gia đình, gần đây bỗng chiếm cảm tình đặc biệt với giới văn phòng và công chức lớn tuổi. Bên cạnh đó, việc xem thương hiệu là yếu tố số 1 để lựa chọn sản phẩm giày dép sang trọng của nhiều người châu Âu đã phần nào giảm bớt. Người Pháp thể hiện rõ nhất hiện tượng này. Người Đức cũng vậy. Theo Deichmann Group, nhà bán lẻ hàng đầu tại Đức thì sự thoải mái, phù hợp và chất lượng là 3 yếu tố quan trọng nhất đối với người tiêu dùng Đức, cho dù sản phẩm đó thuộc thương hiệu nào. Và số lượng người mua sắm theo quan điểm này chiếm đến 70% thị trường giày dép ở Đức. Các nhà xuất khẩu nhiều kinh nghiệm dự báo, người tiêu dùng EU đang bắt đầu thú vị với những sản phẩm làm nên sự thoải mái hơn là các sản phẩm sang trọng, lịch lãm. Thời trang và nữ giới: Các sản phẩm giày dép tuy không cần lịch lãm sang trọng như đã nêu trên song vẫn phải đảm bảo yếu tố thời trang. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những mặt hàng như giày dép. Người tiêu dùng châu Âu, đặc biệt là phái nữ có 2 khuynh hướng thời trang trong việc lựa chọn giày dép. Một là, sản phẩm đó có mẫu mã đơn giản, giá cả trung bình nhưng phải đặc biệt trong chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, phụ kiện trang trí. Hai là, sản phẩm đó không đẹp nhưng phải có tính bền cao, thể hiện cá tính mạnh. Ngoài ra, theo nhận định của các nhà xuất khẩu Việt Nam, khoảng hơn một nửa doanh thu xuất khẩu giày dép vào EU của họ tập trung vào nhóm giày dép nữ có mẫu mã đơn giản nhưng mang tính thời trang cao. Trong nhiều năm tới, sản phẩm thời trang cho nữ được nhận định là rất tiềm năng. Hiện nay, người tiêu dùng nữ luôn chiếm xấp xỉ 50% tại các thị trường giày dép ở Anh, Pháp, Đức. Dự báo tỷ lệ lao động nữ sẽ tăng mạnh tại các quốc gia Ý, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hy Lạp trong nhiều năm tới. Điều đó sẽ góp phần làm gia tăng giá trị cho thị trường giày dép thời trang tại các quốc gia này. Đây sẽ là cơ hội cho những nhà xuất khẩu giày dép các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Thị trường EU là một miếng bánh lớn của các nước xuất khẩu giày dép. Tuy vậy, mức độ cạnh tranh ở đây cũng rất lớn. Theo VOV, ngoài những thách thức và áp lực trong cạnh tranh, mức thuế 10% mà EC đang áp dụng đối với mặt hàng giày mũ da xuất xứ Việt Nam (từ tháng 10/2006) đã khiến nhiều doanh nghiệp ngành da giày gặp khó khăn trong đàm phán, tiếp nhận các đơn hàng mới và đứng trước nguy cơ bị mất đơn hàng, mất luôn cả khách hàng. Nhìn ở góc độ khách quan, khi đối diện với mức thuế chống bán phá giá mà Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng đối với giày mũ da Việt Nam XK vào Liên minh châu Âu (EU), thì ngay từ năm 2006 đã giảm tới 30% - 35%. Quý I/2007, XK giày dép của Việt Nam vào EU chỉ chiếm 50% tổng kim ngạch XK toàn ngành, giảm 20% so với trước đây. Trong khi đó mức độ cạnh tranh hàng hóa cùng sản phẩm từ một số nước khu vực tại các thị trường NK ngày càng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các DN Việt Nam cũng đã chủ động xác định EU vẫn là một thị trường NK lớn và chủ yếu của Việt Nam trong tất cả thị trường xuất khẩu giày dép của nước ta. 2.3. Thị trường Nhật Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ ba của Việt Nam sau Mỹ và Châu Âu. Nghiên cứu đã cho thấy những đặc điểm nổi bật của thị trường tiêu thụ khổng lồ này. Đặc điểm thị trường giày dép của Nhật Bản: Giầy dép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được chia làm 6 loại chính: giày da, giày thể thao, giày vải và dép đế da, cao su hoặc plastic. Giày trên thị trường Nhật Bản có nhiều loại cỡ tiêu chuẩn khác nhau. Giày của Nhật Bản thường có tính kích cỡ theo cm. Thường cùng một chiều dài thì giày Châu Âu và Mỹ lại có chiều ngang hẹp hơn so với giày của Nhật Bản do sự khác nhau về cỡ chân giữa người Châu Âu và người Nhật Bản. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà sản xuất nước ngoài đang chuyển sang sản xuất giày bằng khuôn của Nhật Bản sản xuất nên giày nhập khẩu ngày càng phù hợp với cỡ chân của người Nhật Bản, những người tiêu dùng nổi tiếng là khó tính. Giày da Nhật Bản mang nhãn hiệu Châu Âu và Mỹ thường có giá cả cao hơn giày mang nhãn hiệu Nhật Bản, trong khi giày da nhập khẩu từ các nước Châu Á lại có giá thấp hơn. Hầu hết giày thể thao trên thị trường Nhật Bản là được nhập khẩu từ Châu Á với các nhãn hiệu thông dụng từ những nhà sản xuất lớn và có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, loại giày thể thao hàng đầu và ưa chuộng nhất đối với người Nhật Bản vẫn là giày mang nhãn hiệu của Mỹ. Gần đây các nhà sản xuất giày vải của Nhật Bản cũng sản xuất các loại giày vải kỹ thuật cao có dáng thể thao và mốt hơn trước. Hiện nay, theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trung bình một người Nhật Bản sẽ chi tiêu khoảng 1.736 Yên/năm (khoảng 16,5 USD/năm) để mua sắm giày dép. Với mức tiêu thụ như vậy, giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản sẽ đạt những kết quả khả quan nếu như ta biết đáp ứng chính xác nhu cầu của người tiêu dùng nước này. Xu hướng nhập khẩu: Bảng 1. Thống kê kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Nhật Bản (Đơn vị tính: 1000 Yên) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Kim ngạch xuất khẩu 8.420.422 10.018.719 10.161.862 12.095.500 14.743.857 Tăng trưởng 19,0% 1,4% 19,0% 21,9% % Thị phần của Việt Nam 2,28 2,73 2,85 3,43 3,72 (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản) Kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta sang Nhật Bản liên tục tăng trong các năm từ 2001-2005. Năm 2001, ta xuất khẩu 8,4 tỷ Yên (khoảng 76,5 triệu USD) thì sang năm 2005 con số này là 14,7 tỷ yên (khoảng 134 triệu USD), tăng 42,8%. Riêng kim ngạch xuất khẩu giày dép 2005 tăng 21,9% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2004 và tăng gần gấp đôi kim ngạch xuất khẩu giày dép của năm 2001. Thị phần mặt hàng giày dép xuất khẩu của ta tại thị trường Nhật Bản cũng ngày càng gia tăng, từ 2,28% vào năm 2001 lên đến 3,72% vào năm 2005. Hiện nay, xuất khẩu giày dép vào Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ giày dép tiềm năng của Việt Nam do mặt hàng giày mũi da của Việt Nam (cùng với Trung Quốc) đang bị EU áp thuế bán phá giá. Xét về thị phần xuất khẩu giày dép của ta sang Nhật Bản, năm 2003 giày dép xuất khẩu của ta sang Nhật Bản đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Italia và Inđônêxia. Sang năm 2005, mặt hàng giày dép của ta đã vươn lên đứng thứ 3, vượt qua Inđônêxia. Như vậy, xét về mặt hàng giày dép nói chung, ta đang phải cạnh tranh với các nước Trung Quốc, Italia, Inđônêxia. Đối với từng loại giày dép cụ thể, ta đang phải cạnh tranh với các nước sau: Mã HS 6401: Giày, dép không thấm nước, có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự.` Năm 2004 Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên) Thị phần Total 8.521.874 Trung Quốc 7.572.988 88,87% Italia 613.598 7,20% Philíppin 115.466 1,35% Việt Nam 708 0,01% ( Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật bản) Tuy nhiên, sang năm 2005, ta không xuất khẩu loại giày dép thuộc mã HS 6401 này sang Nhật Bản. Mã HS 6402: Giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic Năm 2005 Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên) Thị phần Total 152.853.041 Trung Quốc 133.112.375 87% Việt Nam 4.404.069 2,9% Thái Lan 2.946.817 1,9% Inđônêxia 2.899.349 1,9% Italia 2.167.762 1,4% ( Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản) Mã HS 6403: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, quai hậu Năm 2005 Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên) Thị phần Total 110.871.173 Trung Quốc 33.214.038 29,9% Italia 29.664.031 26,7% Campuchia 10.128.582 9,1% Việt Nam 7.032.827 6,3% Inđônêxia 4.254.221 3,8% (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản) Mã HS 6404: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt Năm 2005 Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên) Thị phần Total 86.195.563 Trung Quốc 71.497.412 82,9% Inđônêxia 3.681.120 4,2% Italia 3.327.778 3,86% Việt Nam 2.898.299 3,36% (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản) Mã HS 6405: Giày, dép khác Năm 2005 Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên) Thị Phần Total 4.023.263 Trung Quốc 2.729.025 67,8% Italia 462.342 11,4% Anh 218.204 5,4% Pháp 113.343 2,8% Inđônêxia 57.179 1,4% Việt Nam 37.060 0,92% Thái Lan 19.154 0,47% (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản) Mã HS 6406: Các bộ phận của giày, dép, miếng lót của giày, dép có thể tháo rời, gót giày và các sản phẩm tương tự; ghệt, ống giày, các sản phẩm tương tự và các bộ phận của chúng Năm 2005 Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên) Thị Phần Total 31.141.286 Trung Quốc 24.225.069 77,7% Hàn Quốc 1.677.491 5,38% Inđônêxia 1.211.258 3,89% Braxin 606.656 1,9% Thái Lan 419.657 1,34% Việt Nam 371.602 1,19% Italia 343.316 1,1% (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản) Như vậy, các mặt hàng giày dép của ta có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Nhật Bản hiện nay chủ yếu là 3 loại sau: - Giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic (Mã HS 6402); - Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, quai hậu (Mã HS 6403); - Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt (Mã HS 6404); - Giày, dép khác (Mã HS 6405). Thuế suất nhập khẩu giày dép của Nhật Bản và các quy định khác: Các mặt hàng giày dép xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ bị đánh thuế nhập khẩu như sau: Bảng 2. Thuế suất nhập khẩu giày dép của Nhật Bản Mã HS Thuế nhập khẩu 6401 6,7-27% 6402 6,7-27% 6403 21,6-30% hoặc 4.300Yên/đôi, Thuế ưu đãi GSP là 0% 6404 6,7-30% hoặc 4.300Yên/đôi, Thuế ưu đãi GSP là 0% 6405 3,4-30% hoặc 4.300Yên/đôi, Thuế ưu đãi GSP là 0% 6406 3,4-25% (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản) Ngoài thuế nhập khẩu trên, Nhật Bản còn áp dụng Hiệp ước Washington về quản lý những mặt hàng được làm từ da thuộc các loại động vật quý hiếm. Đối với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn mác tự nguyện vì cỡ giày của Nhật Bản áp dụng theo Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS). Còn đối với các loại giày làm bằng da giả, cao su, sợi resin phải có các thông tin về nguyên liệu, chất liệu trên mũi giày, lưu ý khi sử dụng, tên địa chỉ, số điện thoại sản xuất trên nhãn hiệu giày đó. Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu giày dép vào thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là đất nước có thời tiết hanh khô hơn so với Việt Nam nên khi dùng các chất liệu sản xuất giày cần tính đến các nguyên liệu và keo dán chịu tác động của thời tiết để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, do Nhật Bản cũng có 4 mùa nên giày dép xuất khẩu sang Nhật Bản cũng phải chú ý đến thời vụ, thời trang khi sản xuất, cũng như kích cỡ tiêu dùng của người Nhật Bản. Theo thống kê, Trong số các loại giày dép xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản quý I/2007, giày tennis, giày bóng rổ đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất 7,4 triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảm nhẹ (7,3%) so với cùng kỳ năm 2006 do đơn giá trung bình giảm 23% xuống còn 9 USD/đôi. Quý I/2007, lượng xuất khẩu giày cao su/plastic sang Nhật Bản tăng 56,8% nhưng kim ngạch xuất khẩu loại giày này sang Nhật Bản tăng 1.062% so với cùng kỳ năm 2006 do xuất khẩu giày chất lượng trung bình và chất lượng cao tăng mạnh. Ngoài giày cao su/plastic, quý I/2007, xuất khẩu giày thể thao có mũ bằng da thuộc, xăng đan, giày thể thao cao su/plastic, giày mũ da tổng hợp và giày mũ da thuộc sang thị trường Nhật Bản tăng mạnh so quý I/2006. 2.4. Một số thị trường khác Để khắc phục những khó khăn ở các thị trường lớn, ngành da giày Việt Nam nói chung và giày dép nói riêng đều lựa chọn giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo thống kê, giày dép Việt Nam hiện nay đã được xuất sang 106 quốc gia. Ngoài 3 thị trường chính như trên còn có một số thị trường tiềm năng khác của giày dép xuất khẩu Việt Nam như sau: Trung Quốc là thị trường lân cận của ta, là đối thủ mạnh nhất của các nước sản xuất và xuất khẩu giày dép, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta vào thị trường này khá cao, tăng liên tục và có xu hướng ngày một khả quan. Trong năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 42,05 triệu USD, tăng 48,2% so với năm 2005. Bảy tháng đầu năm 2007, xuất khẩu giày dép sang thị trường Trung Quốc đạt 4,4 triệu đôi, với trị giá 33,87 triệu USD, tăng 54% về lượng và 62,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, xuất khẩu giày thể thao có mũ bằng da thuộc tăng mạnh nhất, tăng 1.664,4% về lượng (tương đương 111,45 nghìn đôi), tăng 2.870% về trị giá (tương đương gần 3 triệu USD). Tiếp đến là xuất khẩu giày có mũ da thuộc, giày thể thao có đế/mũ bằng cao su/plastic, xăng đan. Xuất khẩu giày tennis, giày bóng rổ tiếp tục đạt kim ngạch lớn nhất và chiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, giá xuất khẩu trung bình lại bị giảm 4,3% do lượng giày tennis, giày bóng rổ có đơn giá trên 15 USD/đôi giảm 5,6%, trong khi đó lượng giày có đơn giá dưới 15 USD/đôi tăng mạnh, tăng 150,7% (tương đương 422 nghìn đôi). Ngược lại, mặt hàng giày thể thao mũ nguyên liệu dệt xuất khẩu sang trung Quốc tiếp tục giảm mạnh nhất, giảm 99% về lượng và trị giá. Theo số liệu thống kê, 7 tháng đầu năm 2006, nước ta đã xuất khẩu được 42,9 nghìn đôi giày có đơn giá trên 15 USD/đôi và 396,5 nghìn đôi có đơn giá dưới 15 USD/đôi sang thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, 7 tháng đầu năm 2007 chỉ xuất được 73 đôi giày có đơn giá trên 15 USD/đôi và 3.900 đôi có đơn giá dưới 15 USD/đôi sang thị trường Trung Quốc. Hồng Kông, thị tường Hồng Kông cũng th._.u hút các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Trong những năm gần đây, xuất khẩu giày dép của Việt Nam tăng khá nhanh. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Hồng Kông trong 10 tháng đầu năm 2007 đạt 42,34 triệu USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2006.Tháng 10/2007, các mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Hồng Kông đều tăng mạnh so với tháng 10/2006. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu giày có mũ da thuộc đạt 1,2 triệu USD (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Hồng Kông), tăng 162,3%; kim ngạch xuất khẩu giày có mũ nguyên liệu dệt đạt 717,3 nghìn USD, tăng 283,8%; giày tennis, giày bóng rổ tăng 41,2%; giày mũ da tổng hợp tăng 43,6%… Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu giày thể thao mũ da tổng hợp giảm 12,4%; giày thể thao mũ da thuộc giảm 7%; giày thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 87,8%. Giá xuất khẩu nhiều loại giày dép sang Hồng Kông trong tháng 10/07 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2006. Giá xuất khẩu giày có đế/mũ bằng cao su/plastic tăng mạnh nhất, tăng 60,4% lên 9,35 USD/đôi. Tiếp đến là giá xuất khẩu giày mũ nguyên liệu dệt tăng 44,14% lên 13,56 USD/đôi, giá xuất khẩu giày thể thao có đế/mũ bằng cao su/plastic tăng 22,8% lên 9,84 USD/đôi… Tuy nhiên, giá xuất khẩu giày tennis, giày bóng rổ bị giảm 19,6%, xuống 10 USD/đôi, giày thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 19%, xuống 10,4 USD/đôi. Australia là nước thuộc khu vực Châu Đại Dương đã có quan hệ thương mại với ta từ khá lâu. Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu sang Australia là rất đúng đắn, giày dép cũng không ngoại lệ. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Australia đạt khoảng 39 triệu USD. Các loại giày mũ da, giày mũ nguyên liệu dệt và giày tennis, giày bóng rổ xuất khẩu được nhiều nhất sang Australia. Xuất khẩu giày cao su/plastic tăng mạnh.  Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta sang thị trường Australia 11 tháng năm 2006 đạt 35,61 triệu USD, tăng 26% so với 11 tháng năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường này năm 2006 ước đạt 39 triệu USD, tăng 28% so với năm 2005.  Các loại giày dép xuất khẩu chủ yếu của nước ta sang thị trường Australia 10 tháng năm 2006 gồm: các loại giày mũ da, giày mũ nguyên liệu dệt và giày tennis, giày bóng rổ. Xuất khẩu giày cao su/plastic (gồm cả giày thể thao) sang Australia tăng mạnh.  Theo số liệu thống kê, 10 tháng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày mũ da các loại sang Australia đạt 11,78 triệu USD, tăng 9,61% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giày mũ da tổng hợp đạt 6,05 triệu USD, tăng 10,77% so với cùng kỳ năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu giày thể thao mũ da thuộc và giày mũ da thuộc sang Australia 10 tháng năm 2006 tăng rất mạnh so với 10 tháng năm 2005, tăng 286,47% và 110,61%, đạt 1,91 triệu USD và 1,25 triệu USD. 10 tháng năm 2006, xuất khẩu giày mũ nguyên liệu dệt và giày thể thao mũ nguyên liệu dệt sang Australia tăng 56,01% và 84,19% so với cùng kỳ năm 2005, đạt 2,65 triệu USD và 2,57 triệu USD. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu giày thể thao mũ da tổng hợp giảm 38,74% so với cùng kỳ năm 2005, đạt 2,57 triệu USD.  Nhu cầu nhập khẩu giày dép của Australia vẫn trong xu hướng tăng. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường tại Australia cần có những chuyến khảo sát thực tế thị trường này. Thâm nhập sâu vào thị trường Australia để tổ chức lại sản xuất làm cho hàng giày dép của nước ta thâm nhập vào thị trường Australia.  Nhu cầu giày dép của các nước ngày một phát triển theo sự tiến bộ kinh tế, của khoa học công nghệ. Để đáp ứng ngày càng tôt hơn những nhu cầu đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất hợp lý, tuân thủ theo các tiêu chuẩn của các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm tăng sản lượng sản xuất đi đôi với nâng cao chất lương sản phẩm từng ngày. Đưa ngành công nghiệp da giày nói chung và giày dép nói riêng ngày một phát triển bền vững. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam 3.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngành, về doanh nghiệp 3.1.1. Vốn Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Vốn là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất cũng như mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Chỉ khi doanh nghiệp có tiền thì mới có thể đổi mới máy móc, trang thiết bị để theo kịp sự tiến bộ của công nghệ sản xuất giày dép của thế giới. Và cũng nhờ đó năng suất lao động mới được tăng lên, tỷ lệ giày dép sản xuất ra đủ tiêu chuẩn xuất cao sẽ cao hơn , sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng thế giới. Vốn còn cho phép các doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội tiếp cận với thị trường quốc tế, thực hiện các công cụ marketing quốc tế để tìm kiếm khách hàng. Công việc này đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều chi phí, đồng thời phải đầu tư tiền của cho nó thường xuyên và lâu dài. Vốn mà các doanh nghiệp dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, xuất khẩu giày dép nói riêng có thể là vốn doanh nghiệp tự có cũng có thể là vốn mà doanh nghiệp huy động bên ngoài. Tuy nhiên, mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đặt ra là sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của doanh nghiệp trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu giày dép cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Lao động Lao động là yếu tố sản xuất quan trọng của bất cứ ngành sản xuất nào. Trong đó sản xuất giày dép xuất khẩu là ngành đòi hỏi lượng lao động lớn. Do vậy, phát triển ngành giày dép sẽ tận dụng được lợi thế này của Việt Nam. Cũng bởi vậy đã tạo ra là sóng chuyển dịch của ngành giày dép thể giới từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, những nước có nguồn lao động hạn chế, già với giá lao động đắt sang những nước có nguồn lao động dồi dào, trẻ với giá lao động rẻ. Việc sở hữu một nguồn lao động có chất lượng là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn bởi đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng của những đối tác nước ngoài khó tính. Do vậy, công tác nguồn nhân lực hiện nay tại các doanh nghiệp sản xuất giày dép xuất khẩu cũng như tại các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và được chú ý hơn. 3.1.3. Nguyên liệu đầu vào Để tạo ra một sản phẩm giày dép đòi hỏi phải có rất nhiều các nguyên vật liệu như: Da thuộc thành phẩm, giả da, đế giày, vải, cao su, nhựa, keo dán, hoá chất và các phụ liệu như chỉ khâu, dây giày…Do vậy, chất lượng của sản phẩm giày dép được tạo ra phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của nguyên vật liệu. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới nhưng tỷ lệ nội địa của mỗi sản phẩm là rất thấp. Số nguyên phụ liệu để sản xuất giày dép phải nhập khẩu từ nước ngoài chiếm khoảng 70-80%, còn lại là mua ở thị trường trong nước. Nguyên nhân là do thị trường trong nước không thể cung cấp các nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn để sản xuất hàng giày dép xuất khẩu. Chính điều này làm giảm tính chủ động nguồn nguyên phụ liệu của các DN, làm tăng chi phí sản xuất. Chủ trương xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu ngành da giày là chiến lược có tính lâu dài và giúp tháo gỡ một vấn đề lớn cho các DN. Nếu như nước ta có ngành công nghiệp thuộc da phát triển thì ta có thể chế biến da thô thành da tinh sẽ giảm được 15-20% chi phí sản xuất. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các DN sản xuất giày dép xuất khẩu của Việt Nam. 3.1.4. Máy móc, trang thiết bị và công nghệ sản xuất Mức độ hiện đại của máy móc, trang thiết bị sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm tạo ra. Do vậy, việc sử dụng công nghệ sản xuất giày dép tiến tiến, hiện đại của thế giới sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhanh hơn và tốt hơn các đơn đặt hàng của những đối tác khó tính nước ngoài. Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học đã tạo nên những tiến bộ lớn trong công nghệ sản xuất giày dép giúp tạo ra những sản phẩm giày dép có chất lượng cao và đồng đều, chủng loại ngày càng phong phú và độc đáo, tiết kiệm nguyên vật liệu. Ngày nay, trong công nghiệp giày dép còn sử dụng rất nhiều các vật liệu mới có giá rẻ để thay thế cho các vật liệu truyền thống giá cao nhưng những sản phẩm tạo ra vẫn rất đẹp, chất lượng tốt không kém và an toàn cho người dùng. 3.1.5. Uy tín và khả năng điều hành quản lý hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Trong kinh doanh xuất khẩu, bất cứ DN nào cũng mong muốn xây dựng được chữ tín đối với các đối tác nước ngoài. Còn phía người nhập khẩu, họ luôn tìm kiếm những đối tác có uy tín trong lĩnh vực đó để hợp tác. Do vậy, các nhà xuất khẩu giày dép của Việt Nam luôn cố gắng tăng uy tín của mình đối với các khách hàng nước ngoài để tạo quan hệ làm ăn lâu dài. Để làm được điều đó, các DN cần thực hiện tốt từng đơn đặt hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Do vậy, uy tín của DN ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu và ngược lại, hoạt động xuất khẩu mà hiệu quả sẽ làm tăng uy tín của DN. Ngoài ra, hiệu quả xuất khẩu giày dép phụ thuộc rất lớn vào khả năng điều hành quản lý hoạt động xuất khẩu của DN. Điều hành quản lý là nhằm hướng hoạt động xuất khẩu đi đúng hướng và nhất quán. Do vậy, các cán bộ điều hành quản lý không chỉ cần có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có trình độ quản lý và có tầm nhìn chiến lược. 3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh quốc tế 3.2.1. Môi trường chính trị Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam rất rộng lớn, trên 106 quốc gia. Môi trường chính trị của mỗi quốc gia lại rất khác nhau, có thể đem lại những cơ hội hoặc những thách thức cho các DN Việt Nam. Vì vậy, hiểu và kiểm soát được môi trường này là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của các DN tại thị trường quốc tế. Mỗi DN thâm nhập vào nước nào đó đều cố gắng thích nghi với môi trường chính trị của nước đó nhằm gia tăng nhanh chóng thị phần của DN mình và tránh những rủi ro có thể gặp phải. Môi trường chính trị của Việt Nam khá ổn định, do vậy tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư. Đông thời, việc Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi Nhà nước phải đổi mới hệ thống pháp lý sao cho phù hợp với những quy định của Tổ chức thương mại thế giới. Cũng từ đó quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước khác trong WTO sẽ có điều kiện mở rộng hơn. Điều này có tác động rất tích cực đối với hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giày dép nó riêng. 3.2.2. Môi trường kinh tế Sự phát triển kinh tế của mỗi thị trường là một trong những yếu tố đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường đó. Một nền kinh tế phát triển cũng có nghĩa là quy mô thị trường của nó khá lớn, cơ hội cho các nhà xuất khẩu giày dép là rất nhiều. Nói như vậy không có nghĩa là một DN xuất khẩu giày dép không thể thành công khi thâm nhập vào một nền kinh tế kém phát triển vì ở thị trường đó sẽ có những ngách thị trường phù hợp với khả năng của DN. Điều quan trọng để cá DN xuất khẩu hàng giày dép có thể đi đến thành công là làm sao phải xác định được đúng đoạn thị trường mà mình có khả năng đáp ứng tốt nhất. Khi thâm nhập vào một thị trường mới, điều đầu tiên mà cá DN cần chú ý là phải xác định xem nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường, nền kinh tế chỉ huy hay nề kinh tế hỗn hợp để từ đó đưa ra các quyết định có nên đầu tư hay không đầu tư bao nhiều và đầu tư như thế nào. Giày dép là mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Do nhu cầu giày dép của thế giới là rất lớn nên các DN xuất khẩu giày dép chỉ có thể lựa chọn cho mình những thị trường tiềm năng và phù hợp với khả năng của mình nhất để cung ứng. Việc phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, mức sống của dân cư, các chính sách kinh tế chủ yếu của Chính phủ… là việc rất cần thiết đối với công tác phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của mình để từ đó các DN có thể đưa ra các chính sách thích nghi hợp lý. Hiện nay, mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam được tiêu thụ ở cả những nước có nền kinh tế phát triển nhất nhưng do không thể xuất khẩu trực tiếp được vì chưa xây dựng được thương hiệu nên phải xuất qua các trung gian với những thương hiệu khác nhau của nước ngoài. Những sản phẩm giày dép này cũng chỉ là sản phẩm cấp trung chứ không phải sản phẩm cao cấp do chất lượng giày dép của ta không thể cạnh tranh được với những sản phẩm giày dép của các nước có nền công nghiệp giày dép phát triển. Vì vậy, mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình. 3.2.3. Môi trường luật pháp Luật pháp của mỗi quốc gia có những quy định khác nhau. Để tránh khỏi những rủi ro liên quan đến luật pháp thì ngoài việc am hiểu luật pháp nước mình, các DN cần nghiên cứu thật kỹ những quy định của pháp luật nước sở tại và luật pháp quốc tế về lĩnh vực mình kinh doanh. Luật quốc tế và luật của từng quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động của các DN quốc tế. Nói một cách khải quát là luật sẽ quy định và cho phép những hoạt động và những hình thức kinh doanh giày dép nào mà DN có thể thực hiện kinh doanh và những hình thức mặt hàng nào DN không được phép tiến hành hoặc được phép nhưng phải có điều kiện nhất định. Đó còn là những quy định về chất lượng, độ an toàn cho người sử dụng, các chỉ tiêu về môi trường, chỉ tiêu trách nhiệm xã hội,…và đặc biệt là luật chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép. Ví như tác động của luật chống bán phá giá: năm 2006, EU đánh thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da của Việt Nam đã kiến cho các DN xuất khẩu giày dép của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng các đơn đặt hàng giảm đi đáng kể, một số khách hàng truyền thống cũng đi tìm đối tác mới, thống kê kim ngạch xuất khẩu giày dép quý I năm 2007 giảm 20% so với cùng kỳ năm 2006. Như vậy, môi trường luật pháp có tác động rất lớn đến kết quả và hiệu quả xuất khẩu giày dép. Do vậy, các nhà xuất khẩu giày dép của Việt Nam cần phải hiểu rõ luật pháp quốc tế và luật của từng quốc gia để điều chỉnh hoạt động của mình cho thích ứng, phải phản ứng linh hoạt, kịp thời để đáp ứng nhanh với những quy định mới về luật ở các quốc gia mà mình đang hoạt động hoặc sẽ hoạt động ở đó. Nhờ đó sẽ khai thác được nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại thị trường quốc tế. 3.2.4. Môi trường văn hoá Văn hoá được hiểu là tổng thể phức tạp, bao gồm ngôn ngữ, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả các khả năng khác mà con người có được. Văn hoá quy định hành vi của mỗi con người, thông qua mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do các quốc gia khác nhau có nền văn hoá khác nhau, cho nên giá trị của mỗi con người và hành vi của các tổ chức cũng rất khác nhau. Việc một công ty có tham gia vào một thị trường cụ thể nào đó hay không là tuỳ thuộc vào sự phù hợp giữa giá trị của mỗi cá nhân của quốc gia đó và hành vi của tổ chức đó. Thông thường các công ty quốc tế mong muốn kinh doanh vào một thị trường mới trong cùng một châu lục hơn là kinh doanh ở một châu lục khác, vì thường các quốc gia trong cùng châu lục có những nét tương đồng về văn hoá và các tập quán xã hội. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động điều hành quản lý cũng như tiến hành xuất khẩu hàng hoá của công ty. Những quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu giày dép vào có những nước nói cùng một thứ ngôn ngữ, cũng có nước lại nói bằng ngôn ngữ của riêng dân tộc mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu, với mỗi loại ngôn ngữ của mỗi đối tác lại cần có người phiên dịch trong khi giao dịch và đàm phán, các giấy tờ xuất nhập khẩu cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với quy định của từng quốc gia. Do vậy, các DN cần phải thích nghi để tạo mối quan hệ đối tác lâu dài. Văn hoá quyết định hành vi và thói quen tiêu dùng của người dân địa phương. Những nền văn hoá khác nhau có hành vi và thói quen tiêu dùng khác nhau. Một DN xuất khẩu giày dép có thể thích nghi được với những hành vi và thói quen tiêu dùng khác nhau của những thị trường xuất khẩu là điều thực sự rất khó khăn. Ví như người Châu Âu thường có thói quen chỉ đi giày da khi đi làm việc còn các loại giày dép khác chỉ dùng cho các hoạt động vui chơi giải trí, bởi thế các DN cần hướng sản phẩm của mình theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu làm được như vậy thì cơ hội chiến thắng sẽ tăng lên, những thất bại sẽ giảm và DN sẽ có thể thâm nhập sâu hơn và rộng hơn vào thị trường đó. 3.2.5. Môi trường cạnh tranh Môi trường cạnh tranh cũng là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu giày dép của các DN Việt Nam. Mức độ cạnh tranh của thị trường xuất khẩu sẽ cho thấy độ khó khăn kh DN xuất khẩu giày dép vào thị trường đó. Mức độ cạnh tranh trong cùng một ngành công nghiệp phụ thuộc vào số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp đó. Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong một ngành nhiều hay ít lại phụ thuộc vào các hàng rào ngăn cản sự tham gia và rút lui của ngành. Các hàng rào ngăn cản sự tham gia là những biện pháp được hình thành để nhằm làm giảm sự gia tăng thêm số lượng đối thủ cạnh tranh mới trong ngành. Các hàng rào ngăn cản sự rút lui là những biện pháp được hình thành nhằm ngăn cản sự rút lui khỏi ngành của các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trong ngành đó. Những thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam là những thị trường tiêu thụ giày dép khổng lồ của thế giới. Số lượng các đối thủ cạnh tranh ở các thị trường này là rất nhiều, mạnh nhất phải kể đến như Trung quốc, Italia, Inđonêxia, Thái Lan…Do vậy, đòi hỏi các DN của Việt Nam phải xây dựng cho mình chiến lược đối phó thích hợp để chiến lĩnh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời cần phát huy những thế mạnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. 4. Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong thời gian gần đây Việt nam là một trong những nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới với những chủng loại khá đa dạng và phong phú. Hiện nay, mặt hàng giày dép của Việt Nam đã có mặt trên 106 thị trường quốc tế. Mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta liên tục tăng đi liền với việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Tháng 6/2007, giày mũ da tổng hợp tiếp tục dẫn đầu về KNXK, đạt 11,33 triệu đôi với trị giá 87,93 triệu USD, chiếm 21,5% tổng KNXK giày dép của Việt Nam trong tháng 6/2007; tăng 12,67% về lượng và tăng 11,9% về trị giá so với tháng 5/2007; tăng 42,5% về lượng, tăng 62,7% về trị giá so với tháng 6/2006. Trong đó XK sang Anh đạt 1,92 triệu đôi với trị giá 15,25 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và 7,3% về trị giá so với tháng 5/2007; giảm 1,5% về lượng nhưng tăng 8,9% về trị giá so với tháng 6/2006. Xuất khẩu sang Đức đạt trên 2 triệu đôi với trị giá 13,44 triệu USD, tăng 36% về lượng và 33% về trị giá so với tháng 5/2007; tăng 79,2% về lượng và 98,2% về trị giá so với tháng 6/2006. Xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 1 triệu đôi với trị giá 9,12 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với tháng 5/2007, nhưng tăng 223,3% về lượng và tăng 238,5% về trị giá so với tháng 6/2006… Tháng 6/2007, KNXK của nhiều mặt hàng tăng mạnh so với tháng 6/2006. Trong đó, KNXK giày thể thao có đế và mũ bằng cao su/plastic dẫn đầu về mức tăng kim ngạch và tiếp tục tăng mạnh, đạt 47,84 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ năm 2006. KNXK mặt hàng này sang một số thị trường chính tăng rất mạnh. Cụ thể, KNXK sang Bỉ đạt trên 6 triệu USD, tăng 137,4%; sang Anh đạt 5,2 triệu USD, tăng 398,4%; sang Hà Lan đạt trên 5 triệu USD, tăng 209%; sang Mỹ đạt 4,9 triệu USD, tăng 15%...Tính chung 6 tháng đầu năm 2007, KNXK giày thể thao có đế và mũ bằng cao su/plastic tăng 112% so với cùng kỳ năm 2006. Ngược lại, KNXK giày mũ nguyên liệu dệt, giày thể thao mũ nguyên liệu dệt, giày không thấm nước tiếp tục giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2007, KNXK giày mũ nguyên liệu dệt giảm 62,53% (tương đương 171,16 triệu USD), KNXK giày thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 68,85% (tương đương 79,2 triệu USD), KNXK giày không thấm nước giảm 94,4% (tương đương 29,85 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2006. Theo số liệu thống kê, KNXK giày dép các loại của Việt Nam trong tháng 1/2008 đạt 468.879.571 USD, tăng 11,2% so với tháng 12/2007 và tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bảng 3. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2007 Tên nước Kim ngạch (USD) Achentina 1.803.695 CH Ai Len 452.137 Ấn Độ 597.663 Anh 54.165.477 Áo 7.067.042 Ả Rập Xê Út 664.464 Ba Lan 1.292.260 Bỉ 27.601.754 Bồ Đào Nha 912.774 Brazil 2.879.000 Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất 2.768.641 Canada 7.934.886 Đài Loan 4.022.365 Đan Mạch 3.844.249 CHLB Đức 52.119.672 Hà Lan 32.142.055 Hàn Quốc 5.432.803 Hồng Kông 5.017.308 Hy Lạp 2.351.268 Indonesia 586.735 Italia 28.705.140 Malaysia 2.279.005 Mỹ 93.826.241 Na Uy 811.433 CH Nam Phi 2.990.550 Niu zi lân 774.596 Liên bang Nga 4.646.644 Nhật Bản 18.557.814 Ôxtrâylia 4.161.330 Phần Lan 605.731 Pháp 22.627.770 Philippines 485.677 CH Séc 1.049.085 Singapore 790.304 Slôvakia 2.106.601 Slôvenhia 543.218 Tây Ban Nha 16.546.869 Thái Lan 399.349 Thổ Nhĩ Kỳ 2.511.966 Thuỵ Điển 8.296.652 Thuỵ Sĩ 2.697.426 Trung Quốc 8.362.871 Ucraina 542.774 Tổng 468.879.571 (Nguồn : Vinanet.com.vn) 5. Một số kinh nghiệm xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam đã tham gia vào thị trường XK giày dép thế giới từ rất lâu, do vậy các nhà kinh doanh giày dép đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm từ những thành công cũng như những thất bại của mình. Sau đây là một số kinh nghiệm xuất khẩu giày dép của những nhà kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này: 5.1. Nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh Kinh doanh trong môi trường quốc tế phải cạnh tranh với vô vàn các đối thủ mạnh, các DN có rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có thể gặp phải những rủi ro lớn. Do vậy, các nhà lãnh đạo cần phải rất nhạy bén để nắm bắt những cơ hội kinh doanh quý báu. BITI’S là một ví dụ: BITI'S quan tâm đến thị trường Trung Quốc và tâm đắc với nhận định của Báo Newsweek khi cho rằng: Trung Quốc chứ không phải Nhật, sẽ vẽ lại bản đồ kinh tế khu vực. Trong xu hướng mới, nền kinh tế nào nhanh chóng bước vào quỹ đạo kinh tế Trung Quốc thì nền kinh tế đó có nhiều cơ hội hơn để phát triển. BITI'S đã nhận định và nắm bắt cơ hội này cách đây gần 10 năm và giờ đây đang chuyển sang giai đoạn tăng tốc trong việc phát triển thị trường cũng như mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại thị trường Trung Quốc. 5.2. Nghiên cứu tìm ra ngách thị trường Thị trường thế giới rất rộng lớn, một DN không thể đáp ứng thành công trên cả thị trường rộng lớn đó. Do vậy, muốn thâm nhập thì các DN cần thiết phải nghiên cứu tìm cho mình một ngách thị trường để len vào dựa trên những lợi thế so sánh. Ngách thị trường mà BITI'S phát hiện trên thị trường Trung Quốc thể hiện ở hai điểm: + Vị trí địa lý: Việc vận chuyển giao thương buôn bán giữa các tỉnh phía đông có kinh tế phát triển và các tỉnh phía tây, đặc biệt là các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc diễn ra không thuận do điều kiện về giao thông, xa xôi cách trở. trong khi đó thì hàng hoá của Việt Nam, mặc dù từ thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhưng vẫn tỏ ra  có ưu thế hơn nhiều trong vấn đề giao thương, vận chuyển. + Sản phẩm và công nghệ: Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Do vậy, việc đổi mới công nghệ diễn ra rất nhanh. Từ công nghệ sản xuất dép bằng chất liệu PU, TPR. Chính điều này đã làm các nhà sản xuất Trung Quốc bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà đặc biệt là các tỉnh Tây Nam Trung Quốc đang có mức sống thấp hơn, nhưng lại cần những sản phẩm có chất lượng cao. Những sản phẩm có chất lượng thấp cho dù là giá rất rẻ không còn chiếm ưu thế như trước đây. Nhu cầu này hoàn toàn phù hợp với sản phẩm xuất trên chất liệu EVA mà công ty BITI'S đang có thế mạnh. Do vậy BITI'S nhắm đến mục tiêu chất lượng, với sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu và địa lý ở đây để dần chinh phục được người tiêu dùng các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. 5.3. Từng bước chinh phục người tiêu dùng Người tiêu dùng thế giới đặt ra những yêu cầu rất khắt khe đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam. Với những sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh, giày dép Việt Nam từng bước chinh phục người tiêu dùng các nước, nâng cao uy tín mặt hàng giày dép của Việt Nam. 5.4. Nên đăng ký và bảo hộ thương hiệu Đối với các DN tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài thì việc đầu tiên cần phải làm là đi đăng ký bản quyền nhằm bảo hộ cho thương hiệu giày dép của mình. Việc này giúp tránh nguy cơ bị ăn cắp thương hiệu, bị làm giả gây thiệt hại rất lớn ch DN về lợi nhuận cũng như uy tín củ DN thậm chí có thể mất luôn thương hiệu m DN đã gia sức gây dựng bấy lâu. 5.5. Cần chú ý đến đặc điểm và tâm lý kinh doanh của những đối tác quốc tế Với thị trường vô cùng rộng lớn và có hàng vô số thương hiệu lớn nhỏ, thì DN cũng không nên đặt tham vọng là sẽ dễ dàng chiếm lĩnh ngay một thị phần lớn mà cần biết lượng sức mình và tranh thủ vào các ngách thị trường, sự ủng hộ của khách hàng lập mạng lưới kinh tiêu. Mỗi nhà phân phối sẽ tự chọn khu vực thị trường cho mình rất hợp lý. Khi làm việc với đối tác, kinh nghiệm của BITI'S là tôn trọng quyết định về thị trường của bạn hàng nhưng không bỏ qua mục tiêu tìm kiếm thị trường mới cho công ty. Các thương nhân có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế sẽ biết nơi nào tiêu thụ tốt sản phẩm của DN và sẽ tập trung đầu tư, làm hết sức để đạt đến thành công như sự tính. Tuy vậy, DN phải biết kiên trì thuyết phục khách hàng một chính sách kinh doanh thống nhất. Những thương nhân luôn muốn có một sự quan tâm đặc biệt, được hưởng những ưu đãi hơn hẳn người khác và ngược lại họ càng không muốn thua thiệt bất kỳ ai. Do vậy, khi giao dịch với họ, DN phải luôn thể hiện sự công bằng, kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất. Chính điều đó làm cho họ tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác. Ngoài ra, DN cũng phải biết đón nhận góp ý của họ. Khi đã hợp tác họ luôn có những góp ý chân tình và có trách nhiệm với nhau. Nghe những góp ý, có khi là chê trách sản phẩm của các kinh tiêu sẽ giúp đôi bên cùng có lợi trong việc chinh phục người tiêu dùng. Và trước khi đi đến quyết định hợp tác, để giúp các doanh nhân Trung Quốc quyết định nhanh, BITI’S phải tạo điều kiện cho họ có niềm tin bằng cách so sánh giữa cái lợi và hại, đưa họ đi thăm một số nơi đang kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp mình. 5.6. Tích cực tìm kiếm và xâm nhập vào những thị trường mới Đây không chỉ là biện pháp giúp mở rộng thị trường tiêu thụ của các DN XK giày dép mà nó còn giúp doanh thu XK giày dép của các DN không giảm mà có thể còn tăng lên khi những thị trường tiêu thụ gặp khó khăn. Tuy nhiên thực hiện chiến lược này sẽ là rất mạo hiểm khi công tác nghiên cứu thị trường không làm tốt và DN không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nước đó cũng như không thể thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế. 5.7. Tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại Để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh, các DN XK giày dép cần tham gia tích cực Chương trình quốc gia trọng điểm hỗ trợ xúc tiến thương mại, và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Việt Nam cần xây dựng các Trung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ chuyên ngành, các trung tâm này sẽ là nền tảng chất lượng và dịch vụ cho sự phát triển của các DN công nghiệp da giày của cả nước ta trong tương lai. Ngoài ra, đối với các DN sản xuất gia công khi chuyển sang phương thức tự sản xuất là phải kết nối được giữa công đoạn thiết kế và sản xuất. Có đội ngũ nhân viên đủ trình độ về mặt khai thác nguồn nguyên vật liệu, một đội ngũ nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và một đội ngũ nhân viên chuyên trách việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, am hiểu về lĩnh vực tài chính đồng thời phải nâng cấp quy trình sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị. Ở giai đoạn tự sản xuất, DN có thể gia tăng một phần giá trị trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và thực hiện gia tăng giá trị sản phẩm trong toàn bộ công đoạn sản xuất, do đó giá bán sản phẩm của các DN này có thể đạt được cao hơn. DN phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn, do có chi phí quản lý cao hơn, phải đầu tư lớn hơn vào nhà xưởng, máy móc so với các DN hoạt động theo mô hình khác. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG GIÀY DÉP CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP-THƯƠNG MẠI-ĐẦU TƯ PHÚ LÂM – XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ --------—–-------- 1. Khái quát về Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mai-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà Thành lập năm 1993 với tên công ty là Công ty Giày Phú Lâm, trụ sở chính ở 154 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một DN lớn của Bộ Công Nghiệp, là một công ty thuộc Công ty Giày Da Việt Nam. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước, ngày 10 tháng 3 năm 2005 công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ phần giày Phú Lâm. Ngày 28 tháng 11 năm 2007, lần thứ tư công ty lại đăng ký đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại - Đầu tư Phú Lâm tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm và uy tín tích luỹ được trong suốt quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty đã kinh doanh có hiệu quả tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng giày da. Các mặt hàng XK của công ty đã có mặt tại hầu hết các châu lục, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, với chiến lược nâng cao chất lượng giúp các mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng được tín nhiệm cao không chỉ đối với khách hàng trong nước mà cả đối với khách hàng nước ngoài. Với nhu cầu phát triển và nhận thấy những ưu điểm của khu vực phía Bắc, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Bộ Công Nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Công ty giày Phú Lâm đã đầu tư ra khu vực phía Bắc và cùng với Công ty Thiết bị (thuộc Tổng Công ty Thiết Bị Máy Móc và Phụ Tùng Việt Nam) thành lập một chi nhánh trên cơ sở hợp tác lấy tên là Xí nghiệp giày Phú Hà và sau này (tháng 12 năm 2007) đổi tên thành CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà. Xí nghiệp giày Phú Hà là một DN nhà nước được thành ._.hẩu hiệu ”Làm việc hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí” - Mỗi người lao động trong doanh nhgiệp luôn có tâm niệm vì sự phát triển của doanh nghiệp cũng là vì sự phát triển của bản thân - Quá trình sản xuất ngày càng hiện đại hoá, chuyên môn hoá nhờ việc không ngừng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và quan niệm trong quản lý. 2.2. Về hoạt động xuất khẩu hàng hoá - Phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu giày dép lên 15.000.000 USD, trong đó giày nữ là 12.000.000 USD, chiếm 80% còn dép nữ là 3.000.000 USD. - Giữ vững những khách hàng lớn và truyền thống đặc biệt là thị trường EU - Không ngừng nghiên cứu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp sang các thị trường mới và tiềm năng khác như Đông Á, Bắc Mỹ… - Từng thời kỳ phải xây dựng những chính sách nhằm đối phó với sự biến động của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế đặc biệt là nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá - Tích cực tham gia vào các triển lãm giày dép, hội trợ giày dép quốc tế để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng thế giới - Thực hiện tốt nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ngay từ những khâu đầu tiên nhằm giảm thiểu thiệt hại - Ứng dụng ngày một hiệu quả phương pháp khai báo hải quan điện tử nhằm giảm chi phí và thời gian, đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu hàng hoá. 2.3. Về công tác nguồn nhân lực - Thực hiện tôt công tác tuyển dụng và đào tạo nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một lực lượng lao động có tay nghề và kỷ luật. Mục tiêu đặt ra trong năm 2008 là sẽ tuyển dụng thêm 3000 lao động, tổ chức 10 khoá đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động. - Luôn coi trọng người lao động, coi người lao động là tài sản quý giá của doanh nhgiệp. Thực hiện tốt các chính sách phúc lợi đối với người lao động nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của họ. Từ đó giúp họ ổn định cuộc sống và gắn bó với Xí nghiệp - Thực hiện chế độ thưởng phạt công bằng với mục tiêu vì lợi ích của Xí nghiệp và của người lao động. Phải quy định rõ các trường hợp thưởng phạt để người lao động hiểu được và tuân thủ theo - Luôn tạo ra những cơ hội thăng tiến để khuyến khích người lao động phấn đấu trong công việc. 2.4. Công tác đầu tư, xây dưng cơ bản - Phấn đấu đến năm 2009, xây dựng thêm một xưởng sản xuất quy mô để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm. - Liên tục đổi mới máy móc trang thiết bị để theo kịp sự tiến bộ của công nghệ sản xuất giày dép trên thế giới. Đến năm 2010, toàn bộ hệ thống máy móc trang thiết bị sản xuất cũ sẽ được thay mới hoàn toàn. 3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 3.1. Nâng cao chất lượng giày dép xuất khẩu Chất lượng là một yếu tố cốt lõi của sản phẩm, nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Chất lượng của một sản phẩm không chỉ bao gồm tính bền của đôi giày dép đó mà nó là tổng thể các chỉ tiêu mà người tiêu dùng đặt ra đối với sản phẩm. Các chỉ tiêu gồm có tính bền, tính thời trang và độc đáo của giày dép, màu sắc, các dịch vụ đi kèm, mức độ an toàn cho người sử dụng, mức độ thân thiện với môi trường và những lợi ích khác mà sản phẩm giày dép đem lại cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ quyết định mua giày dép khi mà đôi giày dép đó đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng cũng như mẫu mã mà người tiêu dùng đặt ra, đồng thời giá cả của nó phải phù hợp với khả năng chi trả của họ. Trên thị trường giày dép thế giới cạnh tranh khốc liệt, chất lượng của sản phẩm giày dép còn là phương tiện cạnh tranh hiệu quả. Chính vì vậy, bất cứ một nhà sản xuất giày dép xuất khẩu nào cũng cố gắng nâng cao chất lượng của những đôi giày dép mà họ tạo ra để có thể dễ dàng bán được hàng và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Chất lượng của sản phẩm giày dép bị quyết định bởi nhiều yếu tố như: - Chất lượng của nguyên phụ liệu sản xuất giày dép - Trình độ của người lao động - Tính tiên tiến của công nghệ sản xuất giày dép và mức độ hiện đại của móc móc trang thiết bị dùng để sản xuất ra giày dép - Công tác bảo quản giày dép … Để nâng cao chất lượng của giày dép thì Xí nghiệp giày Phú Hà cần đảm bảo thực hiện tôt các yếu tố trên, nếu một trong những yếu tố đó không được đảm bảo thì không thể sản xuất ra đôi giày dép có chất lượng. Cụ thể Xí nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp sau: Một là, nâng cao trình độ tay nghề cho những người trực tiếp taọ ra sản phẩm bằng cách: Tạo điều kiện cho họ tham gia các khoá đào tạo kỹ thuật ngắn hạn; cử người đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các nhà sản xuất giày dép xuất khẩu có tiếng. Hai là, thực hiện tốt công tác tạo nguồn nhằm có được nguồn nguyên liệu tốt, đồng bộ và ổn định. Bảo quản tốt nguyên liệu đi liền với sử dụng nguyên liệu tiết kiệm mà hiệu quả. Đồng thời, ngày một nâng cao khả năng tự chủ về nguyên liệu nhờ đó giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Ba là, ứng dụng những dây truyền sản xuất giày dép hiện đại của thế giới. 3.2. Đa dạng hoá sản phẩm giày dép xuất khẩu Đa dạng hoá sản phẩm giày dép là biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Sản phẩm giày dép của doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng hơn, có thể len lỏi vào nhiều ngách thị trường hơn. Tuy nhiên biện pháp này lại có nhược điểm là phân tán nguồn lực của doanh nghiệp. Do vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và có những chiến lược đúng đắn. CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà có thể áp dụng biện pháp này theo các cách sau: Một là, đa dạng hoá chất liệu sản phẩm. Tức là với cùng một kiểu thiết kế Xí nghiệp có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để làm ra những đôi giày dép khác nhau về chất liệu và mầu sắc nhưng lại giống nhau về kiểu dáng thiết kế. Hai là, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm giày dép. Hiện nay chủng loại giày dép của Xí nghiệp còn nghèo nàn, những sản phẩm giày dép xuất khẩu của Xí nghiệp chủ yếu là mẫu mã do khách hàng đặt làm. Do vậy nếu như ta tăng chủng loại giày dép xuất khẩu cũng là biện pháp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm giày dép của Xí nghiệp. Trong hai biện pháp trên, biện pháp thứ nhất dễ dàng áp dụng hơn biện pháp thứ hai. Đó là vì, nếu Xí nghiệp sử dụng biện pháp đa dạng hoá chủng loại giày dép có nghĩa là phải có nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau, mỗi một kiểu dáng khác nhau lại đòi hỏi phải các thao tác sản xuất cũng như các tiêu chí kỹ thuật khác nhau như vậy nguồn lực cũng như máy móc sẽ bị phân tán. Còn nếu chỉ đa dạng hoá chất liệu sản phẩm thì với những chất kiệu khác nhau cũng vẫn sử dụng những thao tác sản xuất giống nhau trên cùng một dây truyền sản xuất. 3.3. Đổi mới máy móc, trang thiết bị và công nghệ sản xuất Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà ngày càng cao. Để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng thì Xí nghiệp giày Phú Hà cần phải thay đổi hệ thống máy móc, dây truyền sản xuất, cần cập nhật những công nghệ sản xuất giày dép tiên tiến nhất của thế giới để nhanh chóng nâng cao chất lượng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của mặt hàng giày dép xuất khẩu. Ngoài ra, nếu làm được như vậy Xí nghiệp còn có thể tham gia sản xuất các mặt hàng giày dép cao cấp, đây là mặt hàng đang được khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và trong sản xuất sẽ làm tăng tính chuyên môn hoá trong sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên phụ liệu và những chi phí khác nhờ đó doanh thu xuất khẩu của Xí nghiệp sẽ tăng lên. Trên thế giới, ngành công nghiệp giày dép đã rất phát triển, đã có những công nghệ sản xuất giày dép tự động cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao. Xí nghiệp có thể bỏ tiền ra mua về cả dây truyền sản xuất cùng kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi Xí nghiệp cần phải mạnh về nguồn lực tài chính và phải không ngừng năng cao trình độ tay nghệ của người lao động để có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất. Ngày này, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão kéo theo sự ra đời của các công nghệ sản xuất tiên tiến, giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, tiết kiệm chi phí hơn và thân thiện với môi trường hơn. Do vậy, giải pháp hữu hiệu đối với CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà là cần phải cập nhật thường xuyên liên tục các thông tin về công nghệ sản xuất giày dép trên thế giới để đưa ra những quyết định đầu tư hớp lý. Đồng thời, Xí nghiệp cũng cần quan tâm đến công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu giày dép trên thế giới có có thể thực hiện mục tiêu chủ động hơn trong công tác tạo nguồn cho mình. Em xin đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả giải pháp này như sau: Một là, cần tạo các cơ hội cho người công nhân nâng cao kiến thức và tay nghề của mình để có thể tiếp thu, theo kịp và ứng dụng được những công nghệ sản xuất giày dép tiên tiến của thế giới. Đặc biệt là khuyến khích người lao động tự tìm tòi học hỏi để nâng cao tay nghề. Hai là, thường xuyên cập nhật những thông tin về các công nghệ sản xuất giày dép tiên tiến để có thêm những hiểu biết. Ba là, cần huy động vốn hiệu quả để có thể thực hiện chủ trương đổi mới máy móc trang thiết bị sản xuất theo định kỳ mà Xí nghiệp đặt ra. Bốn là, tăng cường xây dựng hệ thống thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý thông qua các phần mềm quản lý sản xuất, phần mềm quản lý mối quan hệ với khách hàng và những phương tiện liên lạc hiện đại nhằm rút ngắn quá trình trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong Xí nghiệp và tiết kiệm chi phí cũng như thời gian. 3.4. Nâng cao trình độ của người lao động và áp dụng các biện pháp khuyến khích người lao động Cùng với sự phát triển kinh tế thế giới, yêu cầu của người tiêu dùng đối với mỗi đôi giày dép lại ngày một khắt khe. Xu hướng tiêu dùng giày dép hiện nay không chỉ bền, đẹp, phải bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và có tính thời trang cao. Để sản xuất được một đôi giày, dép như vậy đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao. Lực lượng lao động của Xí nghiệp giày Phú Hà khá đông và phần lớn đã qua những khoá đào tạo nghề. Tuy nhiên, để đáp ứng được với sự thay đổi nhu cầu từng ngày của người tiêu dùng thì nhất thiết phải nâng cao trình độ tay nghề của những lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. Điều này đặc biệt cần thiết nếu như Xí nghiệp tham gia sản xuất các sản phẩm giày dép cao cấp. Ngoài ra, để đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà thì cũng cần phải nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý cũng như các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu. Vì trình độ của họ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu giày dép nói riêng. Do vậy, Xí nghiệp cần thiết phải thương xuyên đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động. Việc này có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: Mở các lớp đào tạo ngắn hạn tai Xí nghiệp do những giáo viên hoặc chính những người công nhân có tay nghề và kinh nghiệm giảng dạy. Cử cán bộ đi tham quan và học hỏi ở các đơn vị sản xuất giày dép xuất khẩu khác Tiến hành đào tạo ngay trong xưởng sản xuất và đặc biệt là khuyến khích hình thức tự đào tạo. Mặc dù có rất nhiều phương pháp đào tạo để Xí nghiệp lựa chọn nhưng không phải vì thế mà áp dụng phương pháp nào cũng đạt hiệu quả cao. Xí nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp với từng đối tượng người lao động. Đối với công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm thì phương pháp đào tạo thích hợp nhất là cử đi học nghề ngắn hạn, hoặc đào tạo ngày trong xưởng sản xuất theo kiểu kèm cặp, có nghĩa là người công nhân giỏi sẽ dạy bảo và truyền những kinh nghiệm mà mình có được cho những người công nhân mới. Đối với các cán bộ kỹ thuật và các cán bộ quản lý thì Xí nghiệp có thể áp dụng phương pháp cử đi học bên ngoài, có thể là học các lớp đào tạo chuyên nghiệp hoặc học tại các doanh nghiệp khác cùng ngành, học qua thực tế. Ngoài việc cho họ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ Xí nghiệp còn cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ và giao tiếp để theo kịp xu hướng hội nhập của thế giới. Đồng thời, phải tạo điều kiện cho các cán bộ đó được tiếp cận với những phương thức quản lý và làm việc hiện đại của thế giới. Thường thì việc đào tạo cho các đối tượng này rất tốn kém về cả tiền của và thời gian, nhưng trong tương lai nó có thể đem lại hiệu quả cao và những kết quả mang tính đột phá. - Tuy nhiên để nâng cao chất lượng công việc của người lao động thì Xí nghiệp còn cần phải xây dựng những biện pháp khuyến khích người lao động. Để làm được điều đó, trước tiên Xí nghiệp cần phải đáp ứng được nguyên tắc công bằng và bình đẳng trong phân phối lợi ích và trong thưởng phạt. Xí nghiệp cũng cần cho người lao động thấy những cơ hội phát triển có thể có để người lao động cố gắng trong công việc và gắn bó hơn với Xí nghiệp. 3.5. Phát triển thị trường và hệ thống phân phối Mặc dù thị trường xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà khá rộng lớn nhưng so sánh với thị trường thế giới khổng lồ thì nó là chưa đáng kể. Ở những thị trường xuất khẩu truyền thống, Xí nghiệp cần phải thâm nhập sâu hơn, có thể bằng 2 cách: Với những sản phẩm hiện tại Xí nghiệp đang sản xuất, Xí nghiệp có thể tìm kiếm và hợp tác với những đối tác mới của thị trường đó. Với những đối tác truyền thống ở thị trường đó, Xí nghiệp có thể hợp tác xuất khẩu những sản phẩm hoàn toàn mới. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường truyền thống, Xí nghiệp còn cần phải tích cực tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới. Ban đầu, Xí nghiệp có thể tìm kiếm những ngách thị trường nhỏ phù hợp với mình để có thể đáp ứng tôt nhất nhu cầu khách hàng, tăng uy tín của Xí nghiệp, dần dần xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm giày dép của công ty mình. Sau đó thành công đó, Xí nghiệp sẽ có cơ hội để mở rộng thị phần của công ty. Hiện tại, thị trường xuất khẩu của Xí nghiệp chủ yếu là thị trường EU. Đây là thị trường hấp dẫn đối với bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu giày dép nào. Do vậy, một mặt Xí nghiệp cần xây dựng các chiến lược nhằm duy trì và phát triển thị phần của mình tại các thị trường truyền thống đặc biệt là thị trường EU, đồng thời cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra những thị trường mới cho giày dép của Xí nghiệp. Mặt khác, Xí nghiệp cần kết hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép khác và phải xây dựng mối liên hệ với hiệp hội da giày Việt Nam và các cơ quan tham tấn thương mại của Việt Nam, các cơ quan xúc tiến thương mại và Bộ thương mại để có được những thông tin chính xác, kịp thời và nhanh chóng nhất về lĩnh vực này. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải tốn kém rất nhiều chi phí và Xí nghiệp cần xây dựng những chiếm lược đúng đắn để đối phó với những rủi ro mà thị trường kinh doanh quốc tế đem lại. 3.6. Tăng cường hoạt động marketing quốc tế Hoạt động marketing quốc tế là việc thực hiện những hoạt động kinh doanh nhằm đưa sản phẩm marketing, hàng hoá và dịch vụ đền người tiêu dùng từ nước này sang nước khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Xí nghiệp giày Phú Hà cần đẩy mạnh hoạt động marketing quốc tế mặt hàng giày dép của mình sang các thị trường xuất khẩu truyền thồng cũng như sang các thị trường mà Xí nghiệp đang có ý định xâm nhập. Có thể làm việc đó thông qua việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do Nhà nước, hay Hiệp hội da giày Việt Nam tổ chức, hay các Trung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ chuyên ngành. Qua đó, hình ảnh của Xí nghiệp sẽ được đưa đến với những nhà đầu tư nước ngoài, cơ hội tìm kiếm đối tác sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải là chỉ cần làm như vậy sẽ thu được thành công. Xí nghiệp còn phải xây dựng được cho mình những thế mạnh so với các đối thủ cạnh tranh khác để tăng sức hấp dẫn của Xí nghiệp và có đủ khả năng hợp tác với những khách hàng lớn có những đơn đặt hàng lớn. Bước tiếp theo, các Xí nghiệp cần tạo thêm giá trị sản phẩm thông qua việc thực hiện các chức năng của các công ty thương mại. Thay vì tiếp thị sản phẩm với các công ty thương mại, Xí nghiệp giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới các nhà nhập khẩu hay các nhà bán lẻ có quy mô nước ngoài. Xí nghiệp phải nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên thực hiện thương mại hoá việc phát triển sản phẩm đồng thời phát triển đội ngũ marketing được đào tạo toàn diện, có văn phòng đại diện hay đại lý ở nước ngoài. 3.7. Tiết kiệm chi phí xuất khẩu giày dép Mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép nói riêng là lợi nhuận vì lợi nhuận sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Chỉ tiêu lợi nhuận được tính như sau: P = DT - CP Trong đó: P : Lợi nhuận thu được DT: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh CP : Chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra Để tăng lợi nhuận lên thì có hai cách là tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép thì giải pháp tiết kiệm chi phí xuất khẩu có thể thực hiện bằng các cách sau: Giảm chi phí thuê phương tiện vận tải bằng cách ký các hợp đồng vận tải dài hạn để được hưởng giá ưu đãi, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động này cũng là một biện pháp giúp tiết kiệm chi phí Giảm chi phí bốc dỡ hàng hoá những vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả Giảm chi phí lưu kho lưu bãi Giảm chi phí làm thủ tục hải quan bằng cách tăng hiệu quả và kết quả của công tác này, tránh các sai sót làm phát sinh chi phí Một biện pháp nữa giúp giảm chi phí nữa là tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất giày dép xuất khẩu. Nguyên vật liệu là bộ phận chiến tỷ trọng lớn nhất cả về khối lượng lẫn chi phí trong mỗi sản phẩm giày dép. Tiết kiệm nguyên vật liệu sẽ có tác động rất tích cực, giúp giảm giá thành sản phẩm do vậy có thể giảm giá bán, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và có được lợi nhuận cao. Hầu hết nguyên phụ liệu trong sản xuất giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà là nhập khẩu. Do vậy, nếu như ta thực hiện tiết kiệm trong sản xuất thì sẽ giảm chi phí sản xuất đi rất nhiều. Chi phí sản xuất giảm có nghĩa là giá thành của một sản phẩm sẽ giảm nên giá bán cũng giảm, sức cạnh tranh của mặt hàng giày dép của Xí nghiệp sẽ tăng lên, Xí nghiệp sẽ có nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận. Để tiết kiệm nguyên vật liệu, CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà cần: - Nâng cao tay nghề cho những người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng của giày dép. - Xí nghiệp cũng cần phải đổi mới máy móc trang thiết bị, ứng dụng các công nghệ sản xuất giày dép tiên tiến và tiết kiệm nguyên liệu. - Áp dụng các biện pháp tái sử dụng lại nguyên vật liệu thừa hiệu quả. 3.8. Ứng dụng thương mại điện tử Ở nước ta, thương mại điện tử chưa phát triển nhưng trong mấy năm gần đây thì nó được nhắc đến rất nhiều và được các doanh nghiệp ứng dụng ngày càng nhiều. Những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại là rất lớn. Việc ứng dụng thương mại điện tử vào trong xuất khẩu giày dép sẽ giúp đưa hình ảnh của Xí nghiệp và mặt hàng giày dép xuất khẩu của Xí nghiệp đến mọi khách hàng mà không bị trở ngại bởi khoảng cách địa lý. Chính vậy sẽ giúp tăng lượng khách hàng biết đến Xí nghiệp, đẩy nhanh quá trình giao dịch, giảm chi phí và có thể tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Luật giao dịch điện tử Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/03/2006. Luật giao dịch điện tử ra đời đã thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thanh toán điện tử. Hiện nay, các bộ phận phòng ban của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà đã được trang bị hệ thống máy tính hiện đại có nối mạng, do vậy Xí nghiệp có thể áp dụng hình thức này. Trong thanh toán với đối tác gia công và nhà cung cấp nguyên phụ liệu, Xí nghiệp cũng có thể chuyển từ phương thức thanh toán truyền thống sang thanh toán điện tử. Việc này không chỉ làm giảm chi phí thanh toán mà còn có thể rút ngắn thời gian thanh toán từ 24 ngày như trước kia xuống chỉ còn 4 ngày. Độ an toàn của hinh thức này cũng không kém gì so với thanh toán truyền thống. 3.9. Nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn Hoạt động xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà rất cần phải có tiềm lực tài chính dồi dào. Trước đây, khi còn là doanh nghiệp nhà nước thì toàn bộ nguồn vốn của Xí nghiệp là lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Do vậy, Xí nghiệp không quá gặp khó khăn trong việc huy động vốn kinh doanh, vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất. Nhưng hiện nay, khi đã cổ phần hoá Xí nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong công tác huy động vốn. Để huy động vốn cho xuất khẩu giày dép, Xí nghiệp giày Phú Hà có thể sử dụng các biện pháp sau: Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu của Xí nghiệp Huy động vốn thông qua các khoản vay ODA, các khoản viện trợ Huy động vốn từ vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Huy động vốn bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài Huy động từ nguồn vốn tự có của Xí nghiệp Huy động vốn là công việc rất khó khăn nhưng để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư thì lại càng khó. Các nguồn vốn của Xí nghiệp cần được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Những nguồn vốn này có thể được sử dụng cho nhiều công việc đầu tư khác nhau như để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Xí nghiệp, có thể được đầu tư cho việc mua máy móc trang thiết bị phụ vụ sản xuất giày dép xuất khẩu, chi tiêu cho các hoạt động phuc lợi… Sau mỗi lần sử dụng vốn để đầu tư, Xí nghiệp cần xây dựng các chỉ tiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả của lần sử dụng vốn này để rút ra kinh nghiệm cho lần sau. Ngoài ra cần tiến hành đánh giá một cách thường xuyên liên tục để có những biên pháp đối phó. 3.10. Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho những kỳ kinh doanh sau Đây là công việc rất cần thiết của bất kỳ doanh nghiệp nào. Em xin đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu mà CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà có thể áp dụng để đánh giá như sau: Một là: Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ. Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thì nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và nó là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ còn là điều kiện quyết định đến quá trình tái sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra, nó còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phần phối hợp lý và đúng đắn. Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được xác định như sau: P = DT - CP Trong đó: P : Lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ DT : Doanh thu của doanh nghiệp từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá CP : Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh trong kỳ Hai là: Mức doanh lợi trên doanh số bán. % Trong đó: P’ : Mức doanh lợi của doanh nghiệp trong kỳ P : Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ DS : Doanh số bán thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Do vậy, nó có ý nghĩa quan trọng cho thấy doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng hiện tại có hiệu quả và phù hợp không và thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Ba là: Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh. % Trong đó: P’2 : Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ (%) VKD:Tổng vốn kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bốn là: Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh. % Trong đó: P’3 : Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ Cfkd : Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Năm là: Năng suất lao động bình quân của một lao động. hoặc Trong đó: W : Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ DT : Doanh thu (doanh số bán) thực hiện trong kỳ TN : Tổng thu nhập LDbq : Tổng số lao động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một lao động của doanh nghiệp thực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhẩp trong kỳ. Sáu là: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu. Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu đựơc do xuất khẩu còn chi phí thu mua xuất khẩu lại thể hiện bằng bản tệ Việt Nam đồng. Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, để trên cơ sở đó biết được phải chi ra bao nhiêu đồng Việt Nam có được một đồng ngoại tệ. Trong đó: Hxk : Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu DTxk : Doanh thu ngoại tệ do xuất khẩu (bằng ngoại tệ) CPxk : Chi phí bản tệ chi ra cho xuất khẩu (bằng ngoại tệ). Bảy là: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu. Trong hoạt động nhập khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số bản tệ thu được do nhập khẩu còn chi phí nhập khẩu lại thể hiện bằng ngoại tệ. Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu, để trên cơ sở đó biết được phải chi ra bao nhiêu ngoại tệ để có được một đồng bản tệ. Trong đó: Hnk : Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu DTnk : Doanh thu do nhập khẩu mang lại (tính bằng bản tệ) CPnk : Chi phí bằng ngoại tệ cho nhập khẩu. Tám là: Tỷ suất ngoại tệ xuất, nhập khẩu liên kết. Hoạt động xuất,nhập khẩu liên kết còn gọi là buôn bán đối lưu bao gồm những hoạt động như: Hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, mua đối lưu, trao đổi bồi hoàn và mua lại sản phẩm. Hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất, nhập khẩu liên kết (Hlk) là kết quả tổng hợp của hiệu quả tài chính xuất khẩu và hiệu quả tài chính nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ xuất, nhập khẩu liên kết được tính như sau: Do tính chất liên kết của hoạt động, toàn bộ khoản thu về xuất khẩu ngang bằng với khoản chi ra cho nhập khẩu, nghĩa là: Do đó: Xí nghệp giày Phú Hà có thể sử dụng các chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả của hoạt độnh sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu để tìm ra những nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu giày dép. KẾT LUẬN Hoạt động xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà trong thời gian qua đã đạt được rất nhiều thành công, không chỉ đem lại lợi ích cho những người lao động trong Xí nghiệp mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản thuế lớn. Tuy nhiên những kết quả mà Xí nghiệp đã đạt được trong xuất khẩu hàng giày dép cho thấy rằng, Xí nghiệp giày Phú Hà vẫn chưa tận dụng được hết các cơ hội mà thị trường mang lại, chưa sử sụng tối đa tiềm năng xuất khẩu giày dép của mình. Thấy được thực tế này nên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Trong luận văn tốt nghiệp, em đã trình bày một cách khái quát về hàng giày dép và xuất khẩu giày dép của Việt Nam, em đã phân tích và đánh giá một cách khách quan thực trạng xuất khẩu hàng giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà. Em nghiên cứu, phân tích và chỉ ra được những điểm mạnh, những điểm yếu của Xí nghiệp, những cơ hôi và thách thức mà Xí nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Dựa trên cơ sở đó, em đã đề xuất một số giải pháp với hy vọng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu giày dép của Xí nghiệp, giúp Xí nghiệp có thể đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong xuất khẩu giày dép cũng như trong sản xuất kinh doanh. Và em mong muốn rằng những giải pháp đó thực sự hữu ích đối với Xí nghiệp. Em xin cám ơn toàn thể CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà và cũng xin kính chúc quý công ty làm ăn ngày càng phát đạt. Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trần Văn Hoè đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS. TS Nguyễn Duy Bột. Giáo trình Thương mại quốc tế. NXB Thống kê 1999 PGS. TS Đặng Đình Đào, PGS. TS Hoàng Đức Thân. Giáo trình Kinh tế Thương mại. NXB Thống kê 2001 TS. Trần Văn Hoè. Giáo trình Thương mại điện tử. NXB Thống kê 2005 TS. Nguyễn Thị Xuân Hương. Sách Xúc tiến bán hàng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam. NXB Thống kê 2001 PGS. TS Trần Chí Thành. Giáo trình Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu. NXB Thống kê 2000 Vũ Hữu Tửu. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. NXB Giáo dục 2002 Tài liệu do phòng Xuất nhập khẩu cung cấp Thời báo Kinh tế Việt Nam điện tử. 7/7/2005 Thông tin thương mại Việt Nam Một số tài liệu trên các trang Web: DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNCTCPTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà : Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp- Thương mại- Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà DN : Doanh nghiệp EC : Uỷ ban Châu Âu EU: Liên minh Châu Âu JIS : Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản PNTR : Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn WTO : Tổ chức thương mại thế giới XK : Xuất khẩu MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐÔ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của CNCTCPCNTMĐT - Xí nghiệp giày Phú Hà 41 Bảng 1. Thống kê kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Nhật Bản (Đơn vị tính: 1000 Yên) 14 Bảng 2. Thuế suất nhập khẩu giày dép của Nhật Bản 18 Bảng 3. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2007 31 Bảng 4. Cơ cấu lao động của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp 44 Bảng 5. Tình hình nhập khẩu một số nguyên phụ liệu 48 Bảng 6. Tình hình xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT 49 Bảng 7. Tình hình xuất khẩu mặt hàng giày nữ của CNCTCPCNTMĐT 50 Bảng 8. Tình hình xuất khẩu mặt hàng dép nữ củaCNCTCPCNTMĐT 52 Bảng 9. Kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng giày nữ và dép nữ của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 53 Bảng 11. Tình hình xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT 55 Bảng 12. Một số khách hàng truyền thống của CNCTCPCNTMĐT 56 Bảng 13. Mục tiêu sản lượng và giá trị xuất khẩu của toàn ngành 67 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7927.doc