Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam

Lời mở đầu Đối với mọi NHTM,hoạt động cho vay đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả ngân hàng và nền kinh tế.Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận nhất cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất,do đó để cho vay có hiệu quả cần có những biện pháp để tối thiểu hoá rủi ro và đảm bảo độ an toàn cao cho các khoản vay của ngân hàng.Một trong những giải pháp đó chính là phải thiết lập những bảo đảm tín dụng hợp lý với tư cách là sự bảo hiểm giúp cho ngân hàng đối phó với mọi tổn

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thất nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập quốc tế với rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hệ thống các ngân hàng thương mại. Nhận thức được vấn đề này,trên cơ sở những kiến thức đã được học và thông qua tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu khác.Em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam”.Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần chủ yếu sau: -Chương I: Lý luận chung về hoạt động bảo đảm tiền vay của NHTM. -Chương II: Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I NHĐT&PTVN -Chương III:Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I NHĐT%PTVN Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Vũ Duy Hào đã giúp em hoàn thành đề tài này.Do trình độ có hạn cũng như kinh nghiệm bản thân chưa được phong phú nên đề tài không tránh khỏi còn có những hạn chế.Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn. Chương I Lý luận chung về bảo đảm tiền vay trong hoạt động của ngân hàng thương mại I.Tổng quan về ngân hàng và các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại Khái niệm về ngân hàng Ngân hàng là một loại hình kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng.ở đó,chúng ta có thể nhận được các khoản vay để thanh toán cho nhu cầu mua sắm hoặc trang trải kinh phí cho việc học tập,kinh doanh đồng thời ngân hàng cũng là nơi đưa ra những lời khuyên về việc đầu tư các khoản tiền tiết kiệm hay lưu giữ và bảo quản các giấy tờ có giá.Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng,trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỉ trọng lớn nhất về quy mô tài sản,thị phần và số lượng các ngân hàng.Hệ thống ngân hàng hoạt động trên toàn thế giới có thể tác động đến sự phát triển của tất cả mọi lĩnh vực và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất,là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế.Ngân hàng cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp,cá nhân,hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước.Không chỉ vậy,ngân hàng còn thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế. 1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thươngmại rất phong phú và đa dạng.Tầm quan trọng của nó có thể được minh hoạ chi tiết thông qua các chức năng cơ bản như sau; 1.2.1.Tạo tiền Một trong những chức năng chủ yếu của các ngân hàng thương mại là khả năng tạo và huỷ tiền. Chức năng này được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và đầu tư của các Ngân hàng thương mại trong mối quan hệ với Ngân hàng nhà nước.Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế theo một hệ số tăng trưởng vững chắc.Nếu tín dụng ngân hàng không tạo được tiền đề mở ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và những hoạt động của nó thì trong nhiều trường hợp,sản xuất không thựchiện được và nguồn tích luỹ từ lợi nhuận và các nguồn khác của các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế.Hơn thế nữa,có thể xuất hiện tình trạng ứ đọng vốn luân chuyển đối với những doanh nghiệp này trong quá trình sản xuất,đặc biệt trong thời kì cao điểm mang tính thời vụ của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế cần một lượng tiền cung ứng vừa đủ và không được phép vượt.Nếu tiền cung ứng tăng quá nhanh,tất yếu lạm phát sẽ xuất hiện và kéo theo những hậu quả xấu đối với quá trình phát triển nền kinh tế.. Mục đích của các chính sách từ ngân hàng nhà nước là đưa ra một khối lượng cung tiền phù hợp với chính sách ổn định giá cả,sụ tăng trưởng kinh tế lành mạnh và tạo được nhiều việc làm.Các ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi chính sách này,Chúng phục vụ như là một kênh dẫn quan trọng để qua đó,tiền cung ứng được tăng lên hoặc giảm xuống nhằm mục đích quan trọng trên. 1.2.2.Tạo phương tiện thanh toán Việc đưa ra một cơ chế thanh toán,hay nói một cách khác,sự vận động vốn là một trong những chức năng quan trọng do các ngân hàng thương mại thực hiện và nó càng trở nên quan trọng. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng,các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán,họ có thể chi trả để có được hàng hóa và các dịch vụ theo yêu câù.Theo quan điểm hiện đại,đại lượng tiền tệ bao gồm tiền giấy trong lưu thông,thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại các ngân hàng,thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn...Khi ngân hàng cho vay,số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên,khách hàng có thể mua hàng và dịch vụ.Do đó bằng việc cho vay các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán. Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này tới ngân hàng khác trên cơ sở cho vay.Khi khách hàng vay tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả sẽ tạo ra khoản thu(làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới.Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa,toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi gấp bội thông qua hoạt động cho vay. 1.2.3.Trung gian thanh toán. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia.Thay mặt khách hàng,ngân hàng thựchiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ.Để việc thanh toán nhanh chóng thuận tiện và tiết kiệm chi phí,ngân hàng đưa ra nhiều hình thức thanh toán như séc,uỷ nhiệm chi,thẻ...cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử,kết nối các quỹ và cấp tiền giấy khi khách hàng cần.Cáca ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ thông qu ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán.Công nghệ thanh toán ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. 1.3 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 1.3.1 Huy động vốn Các NHTM thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng cho nững điều kiện thuận lợi cho việc gởi tiền của người dân và bằng cách đưa ra những phương thức dễ dàng để thực hiện các mục đích có tính chất xã hội. Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn.Người gửi được nhận một khoản tiền thưởng theo lãi suất danh nghĩa trên tổng số tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng với mức độ an toàn và thanh khoản cao.Số tiền huy động thông qua hình thức này luôn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nhằm mở rộng sản xuất và các mục đích sinh hoạt cá nhân như mua sắm các mặt hàng tiêu dùng và cả nhà cửa.Chính vì cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền.Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán,tiết kiệm của khách hàng). 1.3.2.Cho vay Ngay từ khi bắt đầu, các NHTM đã luôn nhận thức được hoạt động cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, vì thế các ngân hàng luôn tìm kiếm các cơ hội để thực hiện việc cho vay coi đó như là chức năng quan trọng nhất của mình.Trong việc tạo ra khả năng tín dụng, các NHTM đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội tăng lên,vốn đầu tư được mở rộng và từ đó đời sống của nhân dân được cải thiện.Tín dụng ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp của đất nước. Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại Khi ngân hàng cho vay, ngân hàng phải có cơ sở tin rằng khách hàng sẽ trả lại nợ, nếu như ngân hàng không có cơ sở đó thì quan hệ tín dụng sẽ không xảy ra.Vì vậy,các nguyên tẵc trong việc cho vay mang tính luật pháp là hết sức quan trọng mà cả người vay và ngươì cho vay đều phải tuân theo. Nếu là thể nhân nhận tín dụng ngân hàng thì phải tiến hành kí hợp đồng tín dụng.Đơn xin vay là cơ sở để ngân hàng : +Kiểm tra khả năng vay và khả năng chi trả của ngân hàng +Kí hợp đồng tín dụng +Kí hợp đồng bảo đảm tín dụng Khi kiểm tra khả năng vay, phải phát hiện xem pháp nhân là thể nhân xin vay có khả năng hoạt động và quyền hoạt động không.Thể nhân có khả năng vay chỉ với điều kiện họ hoàn toàn có khả năng hoạt động.Nếu đơn xin vay đứng tên phường,hội (liên hiệp các thể nhân) hoặc pháp nhân tư nhân hay quốc doanh, thì kiểm tra khả năng hoạt động của các tổ chức đó.Đối với các thủ tục này phải dựa vào các quy định pháp luật rõ ràng. Kiểm tra khả năng vay tiền là tiền đề cho tất cả các hoạt động khác của ngân hàng đối với khách hàng,trong đó kể cả kiểm tra khả năng chi trả của họ.Thực chất của việc kiểm tra là xem thể nhân,công ty đó có thể trả nợ tiền vay,tiền lãi và các khoản chi trả khác có kịp thời không.Tất cả những điều còn lại chỉ là những đặc trưng ngoài của hợp đồng tín dụng mà mục đích chính là thu được lợi nhuận lớn nhất.Tất nhiên,trong kiểm tra khả năng chi trả của thể nhân xin vay số tiền nhỏ và của các công ty lớn xin vay số tiền lớn có những khác biệt to lớn.Bắt đầu từ một số tiền vay nhất định,tất cả các công ty như luật pháp quy định đều phải giải trình các chỉ tiêu kinh tế của mình.Trước hết, đó là xuất trình báo cáo tài chính hàng năm và các chỉ tiêu khác.Trong các báo cáo của công ty, khi cấp tín dụng ngân hàng chú ý nhất tới báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo cân đối thuế. Theo quan điểm ngân hàng, điều quan trọng nhất để giải quyết vấn đề cấp tín dụng là việc phân tích các chỉ tiêu sau: cơ cấu tài chính, cơ cấu tư bản,các nguồn vốn thanh toán,kế hoạch tài chính, và báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Sau khi kiểm tra khả năng chi trả của khách hàng được kết thúc,trên cơ sở phân tích những chứng từ của họ và có được kết luận nghiệp vụ tín dụng đó sẽ có lợi, thì ngân hàng mới đồng ý cấp tín dụng cho công ty.Sự đồng ý đó thường gồm: +Loại, số tiền và thời hạn vay +Thanh toán tiền lợi tức và các chi phí tương ứng +Đảm bảo tín dụng +Hình thức cấp tín dụng cho công ty Sự đồng ý cho vay thường được thực hiện bằng văn bản, điều này là bắt buộc đối với những khoản cho vay lớn.Nếu người vay đồng ý với những điều kiện tín dụng thì họ chuyển cho ngân hàng sự xác nhận của mình, sau đó xem như hợp đồng tín dụng đã có hiệu lực. Trong các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, việc bảo đảm tiền vay không kém phần quan trọng.Điều này nhằm đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng.Mặt khác,việc đảm bảo tiền vay cần thiết cho việc bảo đảm,bảo quản tài sản có giá của ngân hàng vì tài sản có hầu như toàn bộ là tiền vay. Các loại cho vay của NHTM 1.3.2.1 Cho vay thương mại Ngay thời kì đầu,các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán.Sau đó là bứơc chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. 1.3.2.2.Cho vay tiêu dùng Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phaỉ hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng.Vì thế giờ đây tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. 1.3.2.3.Tài trợ cho dự án Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngânhàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao.Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao song lãi lại lớn.Một số ngân hàng có thể đầu tư vào đất. 1.3.3 Thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng,họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ.Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cấn phải nhắc đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách ( còn được gọi là séc),khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền.Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn,nhanh chóng,chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân.Khi ngân hàng mở chi mở chi nhánh thnah toán qua ngân hàng được mở rộng phạm vi,càng tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân.Điều này đã khuyến lkhích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ.Như vậy,một dịch vụ mới,quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch(demand deposit),cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho cuộc mua hàng hoá và dịch vụ.Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng.Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin,nhiều thể thức thanh toán được phát triển như uỷ nhiệm chi,nhờ thu,L/C,thanh toán bằng điện,thẻ.. Ngoài ra, ngân hàng còn tiến hành các nghiệp vụ như mua bán ngoại tệ,bảo quản vật có giá, quản lý ngân quỹ,tài trợ các hoạt động của chính phủ,bảo lãnh, cho thuê thiết bị trung và dài hạn,cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn,cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm,cung cấp các dịch vụ đại lý... những hoạt động này ngày càng làm cho nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng. 2.Công tác bảo đảm tiển vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 2.1.Thế nào là bảo đảm tiền vay? Bảo đảm tiền vay có thể định nghĩa là một phương tiện tạo cho chủ ngân hàng một sự bảo đảm rằng sẽ có một nguồn khác nữa dùng để hoàn trả hay để bảo chi nếu công việc bị đổ bể.Nó thường được tham khảo trên cơ sở các tài sản của khách hàng đứng tên ngân hàng như bất động sản hoặc các giấy tờ có giá,hoặc bảo lãnh từ đó ngân hàng có cơ sở để cho khách hàng vay và để đề phòng việc khách hàng mất khả năng hoàn trả khoản tiền ứng trước của ngân hàng. Bảo đảm tiền vay có thể là một bảo đảm trực tiếp nghĩa là bất kì tài sản nào của người vay mà ngân hàng có được,hoặc bảo đảm gián tiếp thông qua bảo lãnh của bên thứ ba. 2.2 Sự cần thiết phải thiết lập bảo đảm tiền vay Một điều rất quan trọng là bất cứ một khoản tiền vay có hiệu quả nào cũng phải dựa vào chính nó và không xét tới khía cạnh bảo đảm.Nếu ngân hàng cấp một khoản tiền trước dựa vào bảo đảm tín dụng song lại biết rằng sẽ phải bán vật bảo đảm sau đó để thu hồi số tiền cho vay thì chắc chắn ngân hàng sẽ từ chối yêu cầu xin vay ngay từ đầu. Tuy nhiên,mỗi khoản tín dụng cấp cho khách hàng đều hàm chứa một mức độ rủi ro nhất định gây ra bởi những sự kiện bất ngờ làm ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.Do vậy,đây là sự thận trọng cần thiết giúp cho ngân hàng đối phó với mọi tổn thất nếu xảy ra trường hợp món nợ trở nên khó đòi không thanh toán được. 2.3.Nguyên tắc của bảo đảm tiền vay Nếu bảo đảm tiền vay được lập với tư cách là một sự bảo hiểm trong trường hợp cần thiết thì nó phải đáp ứng những yêu cầu nhất định sao cho ngân hàng có thể chuyển nhượng nó một cách dễ dàng và dùng nó để thu hồi tối đa số tiền cho vay nếu xảy ra tình trạng khách hàng vỡ nợ. *Giá trị của vật bảo đảm phải hoàn toàn xác định và có tính hợp lý trong nhiều năm đủ để dự phòng sự mất giá. Những khoản tiền gửi cùng loại tiền tệ với khoản ứng trước chắc chắn là hình thức an toàn nhất cuả bảo đảm đối với một ông chủ ngân hàng cho vay, bởi lẽ giá trị không biến động nên ấn định được một khoản phí chính xác.Trong thực tế, giá trị đó sẽ gia tăng do lãi tích luỹ.Ngược lại, giá cả của các cổ phiếu có thể biến động mạnh tuỳ theo điều kiện thị trường.Do vậy, nếu các cổ phiếu được chấp thuận làm bảo đảm thì một khoản dự phòng theo đó cũng phải được tính đến. *Dễ dàng chuyển nhượng trong mọi tình huống,có kèm theo chứng minh sở hữu đơn giản để dễ chuyển nhượng mà không bị ép giá hay gây khó dễ.Một quy luật chung là tài sản càng khó chuyển nhượng bao nhiêu thì tổn thất trong quá trình chuyển nhượng nó sẽ càng lớn bấy nhiêu trong những trường hợp gấp gáp. Những cổ phần đã định giá bán được ngay trong thời gian thị trường chứng khoán hoạt động,nhưng bán một ngôi nhà hay một toà biệt thự thường cần một thời gian khá dài để điều đình. *Phải có sẵn thị trường cho vật đảm bảo trong trường hợp ngân hàng phải bán nó để thu hồi nợ. Các cổ phiếu đã được định giá cũng như các cổ phần thường là có sẵn một thị trường và chúng có thể dễ dàng tìm được ngươì mua.Ngược lại, tài sản đã được thiết kế dành riêng cho lĩnh vực thương mại cụ thể, có thể không dễ dàng tìm được người mua. * Ngân hàng phải cố gắng thu được một chứng từ sở hữu an toàn mà không gặp phải những vấn đề thái quá hay những phí tổn không hợp lý. Việc thế chấp các tài sản mà việc thực hiện đơn giản và đỡ tốn kém hơn sẽ được ưa chuộng hơn việc thế chấp một tài sản gặp nhiều khó khăn trong vấn đề pháp lý. 2.4.Các hình thức của tài sản đảm bảo 2.4.1.Bảo đảm hữu hình Bảo đảm hữu hình là những tài sản hiện hữu và vật chất của người vay đứng tên hay nằm trong sự quản lý của ngân hàng.Trong nhiều trường hợp, chúng có thể được chuyển nhượng hoặc đem bán tuỳ theo quyết định của ngân hàng nếu khách hàng không có khả năng hoàn trả số tiền mà anh ta đã nợ. Bảo đảm hữu hình bao gồm những loại sau: *Đảm bảo bằng hàng hoá trong kho như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm...Nếu ngân hàng có kho bãi riêng hoặc có phương thức bảo quản thích hợp thì đây là hình thức rất thuận lợi cho khách hàng và ngân hàng.Các nhân tố tác động tới viẹc chấp nhân hàng hoá làm bảo đảm: +Khả năng kiểm soát hàng hoá bảo đảm:nếu hàng đảm bảo thuộc kho người vay,hoặc kho người vay thuê, ngân hàng phải nắm quyền kiểm soát việc bán hàng hoá đó;nếu không ngân hàng phải ó kho để cất giữ hàng đảm bảo.ngâ hàng phải năm giữ hàng hoặc giấy tờ luu kho để đảm bảo người vay không mang thế chấp cho ngân hàng khác,hoặc rút hàng ra bán.Ngân hàng cũng xem xét việc những đảm bảo này có thể đã mang đảm bảo cho tổ chức tín dụng khác để vay vốn.Khi có nhu cầu vay, người vay phải phải trình cho ngân hàng kiểm soát hàng hoá trong kho (sau khi trừ đi hàng hoá đảm bảo nợ khác,hàng kém phẩm chất, hàng hoá được tài trợ bằng nguồn vốn tự có...khoảng 70-80% phần cònlại mới là đối tượng cho vay của ngân hàng,đồng thời là đảm bảo cho khoản vay) +Tính thị trường của hàng hoá đảm bảo:Ngân hàng quan tâm đến tính ổn định của giá thị trường hàng hoá đảm bảo(hàng hoá phải dễ bán,có thị trường và giá phải tương đối ổn định). +Khả năng bảo đảm,định giá hàng bảo đảm:Rất nhiều hàng hoá đòi hỏi kĩ thuật bảo quản cao,nếukhông sẽ bị giảm giá.Do vậy,ngân hàng chỉ thường chấp nhận hàng hoá ít chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường. Hàng hoá phải được bảo hiểm,bảo hiểm sẽ tránh cho ngân hàng tổn thất lớn khi hàng bị cháy,trộm cướp hoặc các thiên tai khác. *Đảm bảo bằng tài sản cố định: Nhà máy,trang thiết bị sản xuất và phương tiện vận chuyển ...đều có thể trở thành đảm bảo cho ngân hàng.Đảm bảo bằng đất đai rất phức tạp,khách hàng cần phải đăng kí với Sở địa chính, hoặc các cơ quan có chức năng về việc chuyển nhượng hoặc đã thế chấp cho ngân hàng.Các nhân tố tác động tới việc chấp nhận tài sản cố định làm đảm bảo cho các khoản tài trợ. +Quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền thuê lâu dài:Tài sản cố định phải bán được khi cần thiết.Điều này liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của tài sản và khả năng chuyển nhượng tài sản đó.Ngân hàng cũng quan tâm đến tranh chấp và di chúc cũng như các quy định của pháp luật đối với các tài sản bảo đảm. +Tính hợp đồng của các tài sản bảo đảm:Giá cả của taì sản cố định thường có những thay đổi rất lớn.Máy móc đã lắp đặt,vận hành thường bị giảm giá lớn so với giá trị còn lại.Nhiều loại tài sản cố định bị tác động mạnh của hao mòn vô hình .Bên cạnh đó có nhiều loại tài sản cố định thì giá trị thường xuyên gia tăng như cây trồng,vật nuôi.Ngân hàng thường phải nghiên cứu những tính chất này để định tỷlệ tài trợ hợp lý vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. +Bảo hiểm:Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm với tài sản cố định để làm đảm bảo cho khoản tài trợ. *Đảm bảo bằng hợp đồng chi trả của người thứ ba.Nhiều khách hàng bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch (ví dụ bán hàng nhận thầu,cung cấp xây dựng..)và nhận về hợp đồng thanh toán.Một số hợp đồng thanh toánliên quan tới bảo hiểm xã hội,bảo hiểm nhân thọ,các bảo hiểm khác.Hợp đồng thanh toán là cam kết của người thứ ba về việc sẽ thanh toán số tiền trong thơì hạn nhất định với những điều kiện cụ thể cho khách hàng.Hợp đồng này có thể trở thành đảm bảo cho khách hàng để nhận tài trợ của ngân hàng.Các nhân tố ảnh hưởng là: +Khả năng chi trả của người thứ ba:Việc tài trợ cho khách hàng dựa trên các hợp đồng chi trả đã chuyển trọng tâm phân tích tín dụng sang người thứ ba.Tình hình tài chính,uy tín,tính sòngphẳng trong thanh toán là những yếu tố ngân hàng cân nhắc.Vì vậy,ngân hàng thường dễ chấp nhận hợp đồng bảo hiểm của các công ty tên tuổi. +Khả năng thực hiện hợp đồng với người thứ ba của khách hàng.Nếu người cung cấp hàng hoá và dịch vụ hoặc người mua bảo hiểm không có khả năng thực hiện hợp đồng cam kết thì bên thanh toán không thực hiện cam kết thanh toán.Ví dụ,ngân hàng sẽ xem xét các loại bảo hiểm,các điều kiện hạn chế...để đánh giá tính thích hợp đối với khách hàng. +Các cam kết có khả năng chuyển nhượng.Nếu khách hàng đã chuyển nhượng cam kết cho người khác thì ngân hàng rất khó khăn trong việc thu nợ,nên ngân hàng phải xem xét khả năng chuyển nhượng các cam kết.Ví dụ,ngân hàng đề phòng có những hợp đồng bảo hiểm ngắn hạn,nắm quyền sở hữu hợp pháp bằng cách yêu cầu công ty bảo hiểm viết giấy chuyển nhượng. *Đảm bảo bằng bảo lãnh của người thứ ba(có hậu thuẫn bằng tài sản đảm bảo).Việc tài trợ cho khách hàng thông qua bảo lãnh của người thứ ba tức là bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng hoàn trả số tiền đã vay.Tuy nhiên,đối với những người bảo lãnh chưa có uy tín, ngân hàng đòi phải có tài sản đảm bảo cho bảo lãnh đó. *Đảm bảo bằng chứng khoán.Các chứng khoán có thể bán với ít nhiều rủi ro.Quản lý chứng khoán là tương đối thuận tiện đối với ngân hàng do phần lớn ngân hàng đều có nghiệp vụ quản lý và kinh doanh chứng khoán.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chứng khoán làm đảm bảo: +Tính an toàn của chứng khoán:Ngân hàng quan tâm tới tình hình tài chính ,uy tín của các tổ chức sở hữu chứng khoán tứclà người chi trả các chứng khoán.Các chứng khoán của chính phủ,các tổ chức tài chính lớn, hoặc các công ty lớn thưòng dễ được ngân hàng chấp nhận đảm bảo và tài trợ với tỷ lệ cao, ngân hàng không chấp nhận đảm bảo bằng chứng khoán của chính khách hàng. +Tính thanh khoản.Các chứng hoán thường xuyên trao đổi trên thị trường được ngân hàng ưu tiên nhận làm đảm bảo so với các chứng khoán ít trao đổi.Nhiều loại chứng khoán giá cả bị ảnh hưởng của nạn đầu cơ,do vậy ngân hàng phải phân tích kĩ ưỡng tính biến động trong giá trị thị trường của chứng khoán làm đảm bảo. *Đảm bảo bằng số dư bù.Trong một số trường hợp cán bộ ngân hàng không đòi đảm bảo dưới hình thức hàng hoá hay bảo lãnh.Các đảm bảo loại này đều gắn liền với thủ tục phức tạp,không có lợi cho cả ngân hàng lẫn khách hàng.Hơn nữa,ngân hàng dự tính,nếu rủi ro có xảy ra với khách hàng thì tổn thất cũng chỉ chiếm một phần số tiền vay.Trong trường hợp này ngân hàng có thể yêu cầu đảm bảo bằng tiền gửi kí quỹ(số dư bù).Số tiền đảm bảo có thể được chuyển sang tài khoản khác của khách hàng,hoặc vẫn lưu trên tài khoản tiền gửi song khách hàng không được quyền sử dụng cho tới khi trả hết nợ cho ngân hàng.Đảm bảo bằngkí quỹ thủ tục đơn giản và phần lớn kí quỹ có giá trị nhỏ hơn số tiền vay(kí quỹ có thể từ 10-100%).Tuy nhiên kí quỹ làm đọng vốn của khách hàng, và trong trường hợp số tiền vay lớn, ngân quỹ của khách hàng nhỏ hoặc cần thiết để lưu chuyển,tỷ lệ kí quỹ cao thì hình thức đảm bảo này lại không phù hợp. *Đảm bảo bằng vàng và các kim loại quý khác. 2.4.2.Bảo đảm vô hình Bảo đảm vô hình là những tài sản phi vật chất của người đi vay như các giấy tờ pháp định do ngân hàng nắm giữ.Những giấy tờ này thường được phát hành vì quyền lợi của ngânhàng hoặc được chuyển giao cho ngân hàng với tính cách là bảo đảm cho một khoản tiền ứng trứơc.Nếu người đi vay vỡ nợ,ngân hàng sẽ cố gắng bảo chi cho số tiền nợ bằng cách sử dụng tới các giấy tờ trên. Bảo đảm vô hình bao gồm các loại sau *Đảm bảo bằng bảo lãnh của người thứ ba(không có hậu thuẫn bằng tài sản đảm bảo).Người thứ ba cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện được.Bảo lãnh là hình thức đảm bảo đối nhân.Đối với người bảo lãnh có uy tín (Nhà nước,các tổ chức tài chính lớn,các công ty lớn..) ngân hàng chấp nhận bảo lãnh không cần tài sản đảm bảo.Đối với những người bảo lãnh chưa có uy tín, ngân hàng đòi phải có tài sản đảm bảo cho bảo lãnh đó.Các nhân tố ảnh hưởng gồm: +Uy tín của người bảo lãnh +Tài sản đảm bảo của người bảo lãnh *Đảm bảo bằng những tài sản uỷ thác chưa đăng kí (ví dụ hành vi gửi đơn giản các giấy tờ công nhận quyền sở hữu) *Đảm bảo bằng những hàng hoá uỷ thác hay tài sản khác nhưng nằm ngoài phạm vi kiểm soát của ngân hàng. *Đảm bảo bằng thư cam kết, hoặc thư xác nhận, thư cam đoan không cầm cố 2.5.Các biện pháp bảo đảm tiền vay 2.5.1.Cầm cố Cầm cố là hình thức theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản bảo đảm sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết(thường là thời gian nhận tài trợ) Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn,đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của người nhận tài trợ,ví dụ như các chứng khoán,các hợp đồng, sổ tiết kiệm, ngoại tệ mạnh,kim loại quý.Các tài sản này gọn nhẹ, dễ quản lý, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên.Đối với hàng hoá, ngân hàng thường chấp nhận các loại ít chịu tác động của môi trường (tính chất lí hoá và công dụng) trong thời gian cầm cố. Ngân hàng yêu cầu cầm cố khi xét thấy việc khách hàng nắm giữ tài sản đảm bảo là không an toàn cho ngân hàng.Thường đó là cac tài sản mà khách hàng dễ bán,dễ chuyển nhượng. 2.5.2.Thế chấp Là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. Nhiều tài sản của khách hàng trở thành đảm bảo cho các khoản tài trợ của ngân hàng song vẫn phải tham gia vào quá trình hoạt động.Những tài sản này ngân hàng không thể cầm cố.Ví dụ như máy móc, trang thiết bị,nhà đất đang trong quá trình sử dụng,hàng hoá đang trong quá trình luân chuyển.Các tài sản này thường cồng kềnh, phân tán.Hơn nữa, việc bán hoặc chuyển nhượng cũng không đơn giản.Trừ các ngân hàng,các công ty tài chính có thể nắm giữ nhiều chứng khoán,tài sản chủ yếu của doanh nghiệp là hàng hoá và tài sản cố định.Vì vậy,đảm bảo bằng thế chấp rất phổ biến, đặc biệt đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.Do giá trị của tài sản loại này thường lớn nên doanh nghiệp có thể vay ngân hàng với quy mô lớn. Đảm bảo bằng thễ chấp cho phép người nhận tài trợ sử dụng tài sản đảm bảo phục vụ quá trình kinh doanh.Đó là một thuận lợi.Tuy nhiên,qúa trình sử dụng sẽ làm biến dạng tài sản,hơn nữa, do khả năng kiểm soát tài sản đảm bảo của ngân hàng bị hạn chế,khách hàng có thể lợi dụng phân tán,làm giảm giá trị của tài sản,gây thiệt hại cho ngân hàng. 2.5.3.Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Bảo lãnh là cam kết của người thứ 3 với tổ chức tín dụng về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu,giá trị quyền sử dụng đất của mình,đối với doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộc quyền quản lý ,sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Bên bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình;tài sản là giá trị quyền sử dụng đất;tài sản thuộc quyền quảnlý,sử dụng đối với bên bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước.Tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh thoả thuận về việc cầm cố,thế chấp tài sản của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng thì thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và quy định của ngân hàng nhà nước.Trong trường hợp này uy tín của bên nhận bảo lãnh và tài sản đảm bảo của người nhận bảo lãnh là những yếu tố được quan tâm tới nhiều nhất.Cũng có trường hợp chỉ cần dựa vào uy tín của bên bảo lãnh là ngân hàng đã đồng ý cho khách hàng vay, tuy nhiên, hình thức tín chấp này chủ yếu chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhà nước cho vay theo chỉ định của chính phủ.Còn lại hầu hết khi cho vay ngân hàng vẫn yêu cầu bên bảo lãnh phải có tài sản đảm bảo.Vì vậy,dư nợ cho vay đối với hình thức bảo lãnh thường không cao so với hai hình thức cầm cố và thế chấp tài sản của khách hàng vay vốn. 2.5.4.Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Là những tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng.Ví dụ,khi ngân hàng cho người nông dân vay10 triệu để mua bò,người nông dân sẽ dùng số bò hình thành từ vốn vay đó để trở thành tài sản đảm bảo cho ngân hàng.Đây là biện pháp để ngân hàng có thể hạn chế việc người vay bán tài sản được hình thành từ vốn vay.Tuy nhiên, khi người vay không có khả năng trả nợ thì phần lớn các tài sản này đều giảm giá,khó bán.Do đó,tài sản này không đảm bảo cho ngân hàng thu đủ gốc và lãi.Nhưng hiện nay,đối với hầu hết các ngân hàng,hình thức đảm bảo này thường được áp dụng hết sức phổ biến vì nó rất phù hợp đối với những khách hàng muốn vay vốn nhưng vốn tự có nhỏ không có khả năng thế chấp hay cầm cố tài sản để vay ngân hàng. 2.5.5.Cho vay không có tài sản bảo đảm. Như đã nói ở trên, hình thức cho vay tín chấp này thướng áp dụng chủ yếu cho các khách hànglà doanh nghiệp nhà nước có sự hậu thuẫn của nhà nước.Thông thường, cho vay tín chấp chia làm ba dạng chính *Cho vay đối với khách hàng đủ điều kiện *Cho vay t._.heo chỉ định của chính phủ *Cho vay đối với cá nhân,hộ gia đình nghèo theo chủ trương của chính phủ. Tuy nhiên ngày nay,hầu hết các khoản vay đều phải có tài sản bảo đảm đi kèm nên hình thức này ít phổ biến đối với khối kinh tế ngoài quốc doanh.Vì vậy,trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cho vay không có tài sản bảo đảm chủ yếu dành cho khối kinh tế quốc doanh và đang có xu hướng ngày càng giảm dần trong thời gian tới. 2.6.Thực hiện xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. 2.6.1.Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ đối với các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản được thực hiện theo các nguyên tắc sau: +Khi đến hạn mà khách hàng vay,bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng, thì tài sản đảm bảo tiền vay được xử lý để thu hồi nợ. +Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng,trường hợp các bên không xử lý được theo các phương thức đã thoả thuận thì tổ chức tín dụng có quyền: a)Bán,chuyển nhuợng tài sản cầm cố,thế chấp để thu hồi nợ b)Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. +Tổ chức tín dụng có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ và uỷ quyền cho bên thứ 3 xử lý tài sản bảo đảm tiền vay;trong trường hợp này thì bên thứ 3 cũng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ như tổ chức tín dụng. +Trường hợp một tài sản đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ trả nợ,nếu phải xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn,thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ. +Trường hợp tài sản được các bên xử lý theo thoả thuận thì phải thực hiện nhanh chóng,công khai,bảo đảm lợi ích của các bên;nếu tài sản không xử lý được do không thoả thuận được giá bán,thì tổ chức tín dụng có quyền quyết định giá bán tài sản để thu hồi nợ. +Các chi phí phát sinh trong xử lý tài sản đảm bảo tiền vay do khách hàng vay ,bên bảo lãnh chịu.Tiền thu được từ xử lý tài sản đảm bảo tiền vay sau khi trừ đi các chi phí xử lý,thì tổ chứctín dụng thu nợ theo thứ tự: nợ gốc,lãi vay,lãi quá hạn,các khoản phí khác(nếu có).Tài sản bảo đảm tiền vay sau khi được xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ,thì khách hàng vay,bên bảo lãnh phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. +Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện,hỗ trợ các bên xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng. +VIệc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay là biện pháp để thu hồi nợ,không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của tổ chức tín dụng. 2.6.2.Các trường hợp tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ +Sau 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ,mà tài sản bảo đảm tiền vay chưa được xử lý theo thoả thuận. +Khách hàng vay phải thực hiện trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. +Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ,thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn,nếu khách hàng vay không trả nợ và không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ. 2.6.3.Phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay +Bán tài sản bảo đảm tiền vay +Tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. +Tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay,bên bảo lãnh. 2.6.4.Thực hiện xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ +Các bên thoả thuận về việc thực hiện các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như các phương thức ở trên. Trong trường hợp các bên thoả thuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm tiền vay thì bên được bán tài sản có thể là khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh bán,tổ chức tín dụng bán,hai bên cùng phối hợp bán,uỷ quyền cho bên thứ ba bán.Bên được bán tài sản có thể trực tiếp bán cho người mua,uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán tài sản bảo đảm tiền vay. +Trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thì khách hàng vay,bên bảo lãnh phải giao tài sản cho tổ chức tín dụng để xử lý. Tổ chức tín dụng có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau: a)Trực tiếp bán cho người mua. b)Uỷ quyền việc bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. c)Uỷ quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để bán. d)Khi tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ thì taì sản đó được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng. e)Trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay,bên bảo lãnh thì tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba. +Trong thời gian tài sản bảo đảm tiền vay chưa xử lý được,tổ chức tín dụng được quyền khai thác,sử dụng tài sản bảo đảm.Số tiền thu được từ việc khai thác,sử dụng tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí cần thiết,hợp lý cho việc khai thác,sử dụng tài sản sẽ được dùng để thu hồi nợ. +Trong trường hợp các bên có tranh chấp và khởi kiện,thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác bảo đảm tiền vay. 3.1.Các nhân tố khách quan 3.1.1.Môi trường pháp lý. Các yếu tố thuộc môi trường pháp lý có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới công tác bảo đảm tiền vay của mỗi ngân hàng thương mại.Đó là do các văn bản pháp luật liên quan tới bảo đảm tiền vay sẽ quy định trực tiếp về hình thức bảo đảm tiền vay,danh mục những tài sản bảo đảm,mức cho vay tương ứng với mỗi loại hình tài sản đảm bảo đó.Mỗi văn bản quy phạm pháp luật ra đời sẽ là một căn cứ pháp lý quan trọng để các cán bộ tín dụng áp dụng trong hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm,nhất là hiện nay theo quy định mới sẽ hạn chế các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm.Vì vậy,nếu các văn bản pháp luật này thiếu tính hệ thống và có các quy định mâu thuẫn chồng chéo nhau thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn bất lợi đối với các cán bộ tín dụng khi thực hiện từ đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 3.1.2.Dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khách hàng tới ngân hàng xin vay vốn điều quan trọng đầu tiên là phải đưa ra một dự án kinh doanh mang tính khả thi cao.Đó là do khi có dự án kinh doanh tốt thì khả năng trả nợ đối với ngân hàng sẽ cao từ đó việc lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi ngân hàng sẽ có thiện chí hơn trong việc cho vay.Mặt khác,nếu dự án kinh doanh của khách hàng đem tới cho ngân hàng một sự nghi ngờ về mức độ thành công thì chắc chắn dù tài sản đảm bảo của khách hàng mang tới cho ngân hàng có tính chuyển đổi cao,giá trị ổn định,dễ quản lý và khi phát mại khả năng thu hồi vốn lớn thì ngân hàng sẽ e dè hơn trong việc cấp tín dụng thậm chí có thể từ chối nhu cầu xin vay vốn của khách hàng. 3.1.3.Tính chất của tài sản đảm bảo. Mức cho vay đôí với mỗi khách hàng không chỉ phụ thuộc vào dự án sản xuất kinh doanh của họ có khả thi hay không mà còn phụ thuộc nhiều vào loại hình tài sản mà họ đưa ra bảo đảm tại ngân hàng.Đối với những tài sản đảm bảo có khả năng chuyển nhượng tốt,có gía trị ổn định thì khi đưa ra làm tài sản bảo đảm sẽ được ngân hàng dễ chấp nhận hơn.Bởi khi có rủi ro tín dụng xảy ra việc xử lý tài sản đảm bảo sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận tiện và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng lớn. 3.2.Các nhân tố chủ quan (thuộc về ngân hàng) Khi khách hàng tới xin vay vốn của ngân hàng các cán bộ tín dụng phải tìm hiểu kĩ những thông tin liên quan tới khách hàng của mình như tình hình sản xuất kinh doanh của họ có tốt không,quan hệ tín dụng của họ từ trước tới nay đối với các tổ chức tín dụng có sòng phẳng hay không và quan trọng hơn cả là dự án kinh doanh họ đưa ra có khả thi hay không.Với tất cả những thông tin này thì yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm tốt để có thể thu thập thông tin về khách hàng nhanh chóng và chính xác,từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn về hình thức cho vay có áp dụng tài sản đảm bảo hay không đối với khách hàng,mức cho vay hợp lý là bao nhiêu để độ an toàn cao và khả năng thu hồi vốn lớn.Tuy nhiên,trong hoạt động tín dụng khả năng xảy ra rủi ro đạo đức đối với cả khách hàng và cán bộ ngân hàng là rất lớn nếu quá trình kiểm tra,giám sát không được nghiêm minh vì thế đối vơí ngân hàng công tác kiểm tra,quản lý cũng đóng góp một phần không nhỏ đối với hoạt động tín dụng nói chung và công tác bảo đảm tiền vay nói riêng. Chương II Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam 1.Tổng quan về Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Vệt nam 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của SGD(BIDV) SGD I được thành lập theo thông báo số 572 TCCB/ĐT ngày 26/12/1990 của Vụ Tổ chức cán bộ ngân hàng Nhà nước về tổ chức bộ máy của NHĐT&PTVN và quyết định số 76 QĐ/TCCB ngày 28/3/1991 của Tổng giám đốc NHĐT&PTVN.Theo QĐ này, SGD I là đơn vị trực thuộc, là đại diện pháp nhân của NHĐT&PTVN, thự hiện hạch toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng, có con dấu riêng và trực tiếp giao tiếp với khách hàng.Là một đơn vị thành viên lớn nhất của NHĐT&PTVN.Là NHTM quốc doanh hoạt động đa năng trong mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là trong đầu tư phát triển.Là đơn vị xuất sắc trong hệ thống NHĐT&PTVN, liên tục đii đầu trong một số lĩnh vực như huy động tiền gửi và cho vay phục vụ đầu tư phát triển.Năm 2002 đơn vị đã được cấp chứng chỉ ISO 9001. Trong suốt quá trình hình thành và phát trỉên, trong tứng giai đoạn, tuỳ từng giai đoạn, tình hình cụ thể mà các cấp quản lí giao cho NHĐT&PTVN những chức năng,nhiệm vụ cụ thể.Quá trình phát trỉên của SGD I có thể chia thành hai giai đoạn như sau: -Từ 1991-1995 Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là cấp phát vốn ngân sách cho đầu tư XDCB. -Từ 1995-nay Thực hiện kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ thanh toán, tự cân đối nguồn , tìm dự án cho vay. 1.2. Các mô hình tổ chức 1.2.1.Cơ cấu tổ chức chi nhánh/ Sở giao dịch Khối tín dụng Khối dịch vụ khách hàng Khối hỗ trợ khách hàng Khối quản lý cán bộ Đơn vị trực thuộc -Các phòng tín dụng ( bố trí theo đối tượng khách hàng) -Các phòng dịch vụ khách hàng -Phòng thanh toán quốc tế - Phòng tiền tệ – ký quỹ - Phòng thẩm định – quản lý tín dụng - Phòng kế hoạch –nguồn vốn -Phòng tổ chức –hành chính -Phòng tài chính-kế toán -Phòng điện toán - Phòng kinh tế- kỹ thuật nội bộ -Chi nhánh cấp 2 -Phòng giao dịch - QTK -Bàn thu đổi ngoại tệ 1.2.2.Cơ cấu nhân sự của sở giao dịch: 1957 200 So can bo nhan vien qua cac nam 1981 2200 1990 3000 1995 3400 2002 4000 1.3.Tổng tài sản qua các năm Nam Ty VND 1990 1200 1992 3000 1994 8600 1995 13100 1998 23800 2000 48500 2001 61300 2003 93500 1.4Các nghiệp vụ hoạt động tại ngân hàng: SGD I là một pháp nhân có tính độc lập cao trong hệ thống NHĐT&PTVN, có quyền tổ chức, ra các quyết định quản lí,kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ hoạt động của NHĐT&PTVN.Các nghiệp vụ hoạt động chính tại SGD bao gồm: 1.4.1 Nhận tiền gửi và thanh toán -SGD nhận tiền gửi bằng đồng Việt nam và đồng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng và các cá nhân dưới mọi hình thức. Nhận tiền gửi thanh toán có kì hạn và không kì hạn Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều kì hạn đa dạng,phong phú Huy động trái phiếu, kì phiếu với các loại kì hạn -Gửi tiền và thanh toán qua SGD 1.4.2Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn SGD không chỉ là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển mà còn là ngân hàng cung cấp nhiều loại hình tín dụng ngắn hạn phong phú. *Các loại cho vay -Cho vay bổ sung vôn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh theo hạn mức tín dụng thường xuyên hoặc theo món. -Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư -Cho vay chờ nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch Nhà nước. -Cho vay ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nguyên liệu , vật tư cho sản xuất, thi công -Cho vay đối ứng bằng tiền gửi -Cho vay theo hạn mức tín dụng để dự phòng mở L/C -Cho vay tài trợ XNK,chiết khấu bộ chứng từ -Cho vay thiếu hụt tài chính tạm thời -Cho vay tiêu dùng đối với CBCNV -Cho vay cầm cố bằng các chứng từ có giá 1.4.3Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn *Các loại cho vay -Cho vay phục vụ đầu tư và phát triển -Cho vay thiết bị theo hình thức cho thuê tài chính -Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ -Cho vay ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất -Cho vay kết hợp với quỹ phát triển -Cho vay đồng tài trợ dự án -Cho vay tiêu dùng 1.4.4.Nghiệp vụ bảo lãnh -Bảo lãnh dự thầu -Bảo lãnh thực hiện hợp đồng -Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước -Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm -Bảo lãnh nộp thuế -Bảo lãnh mua thiết bị trả chậm -Bảo lãnh vay vốn nước ngoài -Bảo lãnh thanh toán -Bảo lãnh đối ứng 1.4.5.Giao dịch L/C hàng xuất,hàng nhập 1.4.6.Giao dịch nhờ thu -Nhờ thu đến (thanh toán hàng nhập khẩu) -Nhờ thu đi (đòi tiền hàng xuất) -Nhờ thu séc 1.4.7.Giao dịch chuyển tiền đi -Chuyển tiền thanh toán hàng hoá -Chuyển lợi nhuận 1.4.8.Các dịch vụ khác -Dịch vụ rút tiền tự động -Dịch vụ HOME-BANKING -Dịch vụ bảo hiểm -Dịch vụ chứng khoán (môi giới chứng khoán,lưu kí chứng khoán,tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành,quản lí danh mục đầu tư) 2.Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của SGD năm 2004 2.1.Tình hình chung Tính đến ngày 15/12/2004,SGD đã hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch kinh doanh,cụ thể: -Tổng TS: 11 455 tỷ tăng 0,7% so với 31/12/03.Trong đó tàI sản sinh lời đạt 11 052 tỷ chiếm 96,48% tổng TS. -Cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi theo hướng ngày càng tích cực và hợp lý.Nguồn vốn của SGD đảm bảo phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng ngày,nhu cầu giải ngân tín dụng,ngoài ra SGD đã từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng hợplý phù hợp với cơ cấu vốn đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ thương mại. -Năm 2004,SGD đã tích cực phát triển các dịch vụ hiện có,đồng thời triển khai mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ mới như thêm nhiều loại hình dịch vụ mơí như chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất,thanh toán liên hàng mở rộng...góp phần tăng thu dịch vụ,Thu dịch vụ ròng đạt 25,63 tỷ đồng. Thị phần huy động vốn trên địa bàn Hà nội năm 2004 đạt 5,44%, giảm 0,82% so với năm 2003(6,26%), thị phần tín dụng đạt 5,9% tăng 1,17% so với năm 2003(7,07%) do SGD chuyển 1 phần dư huy động vốn và tín dụng sang chi nhánh Đông Đô. 2.2.Đánh giá kết quả thực hiện các mặt công tác: 2.2.1.Nguồn vốn huy động Năm 2004 là năm quan trọng trong lộ trình gia nhập WTO của Việt nam,do vậy có rất nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng có nhiều thách thức.Tuy nhiên,SGD vẫn giữ vững được nguồn vốn,số huy động cuối kì đạt 98% kế hoạch.Trong đó: *Cơ cấu vốn phân theo nhóm khách hàng. Đơn vị:tỷ đồng Stt Nhóm KH 2003 2004 1 Tiền gửi TCTC 1746 19% 1949 21,4% 2 Tiền gửi TCKT 2015 21,9% 1927 21,1% 3 Tiền gửi DC 5447 59,1% 5248 57,5% Tổng số 9208 9124 Như vậy, theo bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi dân cư giảm 199 tỉ,huy động vốn tổ chức tăng 115 tỷ,trong đó tiền gửi của tổ chức tài chính tăng 203 tỷ và tiền gửi tổ chức kinh tế thường giảm 88 tỷ. Nguồn vốn huy động dân cư giảm do có nhiều các nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng khác như ngân hàng ngoại thương,sở giao dịch ngân hàng công thương...Tuy nhiên,về cơ bản hoạt động huy động vốn của SGD vẫn luôn đạt kết quả tốt. *Về cơ cấu đơn vị và kì hạn. Đơn vị:tỷ đồng Stt Loại tiền gửi 2003 2004 Tổng số 9210 9124 1 Về cơ cấu loại tiền -VNĐ -Ngoại tệ quy đổi 5818 3392 63,2% 36,8% 5862 3262 64,2% 35,8% 2 Về cơ cấu kì hạn -Ngắn hạn -Trung dài hạn 4124 5086 44,8% 55,2% 3849 5275 42,2% 57,8% Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn có cơ cấu tương đối ổn định.Về đơn vị tiền tệ,huy động tăng 44 tỷ và huy động ngoại tệ quy đổi giảm 130 tỷ.Về cơ cấu kì hạn,nguồn ngắn hạn giảm 275 tỷ và nguồn trung hạn tăng 189 tỷ.Như vậy về kì hạn nguồn vốn đã có xu hướng tốt vì nhu cầu đầu tư và cho vay trung dài hạn chiếm tỉ trọng lớn. Tóm lại công tác huy động vốn tại SGD tiếp tục giữ vững được số dư huy động cao và có tăng trưởng đảm bảo thực hiện được kế hoạch kinh doanh được giao.Cơ cấu nguồn vốn vẫn giữ ở mức ổn định,tỷ trọng huy động trung dài hạn tăng đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho vay và đầu tư. 2.2.2Công tác tín dụng: *Về cơ cấu tín dụng: Đơn vị:tỷ đồng Loại vay Dư nợ 2003 % dư nợ Dư nợ 2004 % dư nợ Ngắn hạn 917 17,68% 1119 22,12% Trung dài hạn 4269 82,32% 3938 77,88% Tổng 5186 100% 5057 100% Thực tế năm 2003, dư nợ ngắn hạn là 917,15 tỉ chiếm 17,68% tổng dư nợ nhưng tới 2004 là 1119 tỷ chiếm tới 22,12% tổng dư nợ.Mặc dù dư nợ tín dụng đã tăng lên nhưng vẫn chưa thể hiện hết được tiềm năng của nhóm khách hàng ngoài quốc doanh.Trong khi đó,dư nợ tín dụng trung và dài hạn giảm đi,đảm bảo yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu cho vay. *Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị :tỷ đồng Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ lệ % Kinh tế quốc doanh 4276 84,56% Kinh tế NQD 781 15,44% Tổng số 5057 100% Dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 15.44% tăng 138 tỷ đồng so với năm 2003 trong khi đó dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế nhà nước chiếm 84,56% tổng dư nợ và vẫn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay. *Cơ cấu theo tài sản bảo đảm nợ vay: Ngay từ đầu,nhận thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo trong dư nợ vay,SGD đã áp dụng mọi biện pháp bảo đảm để tăng tỉ lệ tài sản đảm bảo nợ vay trong tổng dư nợ.Kết quả là dư nợ có tài sản đảm bảo tăng từ 21% năm 2003 lên 53% năm 2004 tương đương với số tuyệt đối từ 1101 tỷ đồng lên 2742 tỷ đồng. *Công tác thu hồi nợ: Trong năm qua,công tác này đối với tín dụng chỉ định và khối kinh tế quốc doanh luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.Trong năm đã thu được 138,92 tỷ đạt 100% kế hoạch. Việc thu nợ tốt đã giúp SGD chủ động thêm nguồn vốn để góp phần đẩy mạnh các hoạt động tăng trưởng tín dụng trong các năm tiếp theo. *Công tác xử lí nợ xấu: Tổng số nợ xấu, nợ tồn đọng cấn xử lí là 21351 tỷ đối với 7 đơn vị và đã được NHĐT&PT VN chấp thuận. 2.2.3.Công tác dịch vụ Trong năm 2004,công tác dịch vụ ngân hàng đã được nâng lên một bước rõ rệt,công tác thanh toán được tập trung đảm bảo độ chính xác,kịp thời,an toàn tài sản của ngân hàng và khách hàng.Trong 4 tháng cuối năm,doanh thu thanh toán trong nước tăng 100triệu/tháng so với bình quân 8 tháng đầu năm,nâng cao hơn nữa chất lượng thanh toán hộ các chi nhánh khác,phát huy vai trò đầu mối thanh toán trên địa bàn Hà nội của toàn hệ thống BIDV. -Tiếp tục phát huy các thế mạnh của SGD như thanh toán,bảo lãnh,kinh doanh tiền tệ.Thu dịch vụ ròng đạt 25,63 tỷ,chiếm 19,97% chênh lệch thu chi.Tỷ trọng thu dịch vụ ròng /tổng thu gần đạt cơ cấu 20% theophấn đấu của toàn hệ thống và đã có bước tăng trưởng đáng kể so với thực hiện năm 2003 là 13,16%. -Tiếp tục kí hợp đồng trả lương tự động cho các đơn vị lớn như công ty bảo hiểm manulife,công ty bia Foster...SGD đề xuất và được hội sở chính phê duyệt cho phép thực hịên chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất đối với những khách hàng có uy tín,có hạn mức tín dụng thường xuyêntại SGD trên cơ sở bộ chứng từ có khả năng đòi tiền cao. -Không ngừng đổi mới tác phong,phong cách giao dịch,lắng nghe các nhu cầu của khách hàng để phát triển thêm các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. 2.2.4.Công tác tài chính-kế toán và kho quỹ *Công tác tài chính kế toán: -Tổ chức tốt côngtác kế toán và kho quỹ -Tập hợp,kiểm tra chứng từ của các phòng,đối chiếu báo cáo với các phân hệ,phát hiện sai sót và xử lý kịp thời. -Thực hiện chi tiêu tài chính đúng nguyên tắc,chế độ,đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả. *Công tác kho quỹ: -Tuân thủ các quy định về kiểm đếm và giao nhận tiền mặt -Thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt,đảm bảo an toàn,chính xác phục vụ nhu cầu chi tiền mặt của khách hàng và các chi nhánh cùng hệ thống. -Đầu mối cung ứng tiền mặt cho các chi nhánh cùng hệ thống,trong năm SGD đã làm thủ tục xuất khẩu 6 đợt ngoại tệ tiền mặt sang HSBC chi nhánh Singapore. -Không để xảy ra tổn thất,mất mát tiền mặt,cán bộ thủ quỹ,kiểm ngân đã nhiều lần trả tiền thừa cho khách,phát hiện và thu giữ tiền giả.Trong dịp phục vụ hội nghị thượng đỉnh ASEM 5,SGD đã nhận vào hơn 10 loại ngoại tệ khác nhau từ quầy thu đổi ngoạit ệ tại sân bay Nội bài,tuy nhiên toàn bộ ngoại tệ nhận vào đều không bị giả mạo. -Kí hợp đồng bảo hiểm tiền cơ sở kinh doanh và tiếp tục kí hợp đồng bảo hiểm vận chuyển tiền với công ty liên doanh bảo hiểm Việt-úc. -Thành lập các tổ thu tiền lưu động,phối hợp tốt với các phòng trong việc cung ứng dịch vụ kiểm đếm tiền tại đơn vị. 2.5.Công tác ứng dụng công nghệ. -Tiếp tục là đơn vị đi đầu trong việc triển khai các phần mềm mới toàn hệ thống,cụ thể là triển khai thêm một số phân hệ trong dự án hiện đại hoá như phân hệ quản lý nội bộ,hệ thống quản lý chữ kí Signplus,thay đổi hệ thống ATM. -Duy trì hoạt động ổn định,an toàn của hệ thống tại chi nhánh,đáp ứng theo yêu cầu mới của ngành. -Củng cố hạ tầng công nghệ: +Đảm bảo các phòng giao dịch,các quỹ tiết kiệm lớn đều kết nối online với hội sở chính,mạng WAN BIDV qua đường truyền tốc độ cao. +Hệ thống mạng LAN tại SGD và các phòng GD đáp ứng tốt yêu cầu giao dịch trực tuyến với khối lượng giao dịch tại SGD. +Các thiết bị kết nối đều tuân theo chuẩn công nghệ hiện đại. +Các thiết bị tin học phục vụ giao dịch đều có cấu hình mạnh,khả năng phục vụ cao. -Công tác triển khai,phát triển các ứng dụng khác tại chi nhánh: +Triển khai kênh thanh toán với ngân hàng ngoại thương Việt nam qua hệ thống VCB money. +Triển khai ứng dụng trả lương cho các TCKT thông qua việc nhận file số liệu của khách hàng,giảm thiểu công việc thủ công và tăng tốc độ xử lý giao dịch trả lương. 2.2.6Công tác quản trị và điều hành -Chấp hành tốt,tuân thủ đúng chế độ, chính sách của NHNN và chỉ đạo của hội sở chính. -Kiểm tra định kì về quy trình thực hiện ISO và phục vụ tốt công tác chuẩn bị đánh giá cấp lại chúng chỉ hệ thống quản lý chất lượng, rà soát nội dung quy trình nghiệp vụ theo ISO và quy trình hiện đại hóa theo chỉ đạo của hội sở chính. -Thường xuyên chấp hành công tác đánh giá quản trị rủi ro và nhận diện rủi ro,kiểm sóat rủi ro ở mức chấp nhận được. 3.Thực trạng về công tác bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I 3.1.Hình thức bảo đảm tiền vay được áp dụng tại SGD I-BIDV 3.1.1.Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản +Cầm cố,thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba +Bảolãnh bằng tài sản hình thành từ vốn vay +Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba Trong đó hình thức bảo đảm bằng thế chấp,cầm cố của bên thứ ba là phổ biến nhất. Bảng 1:Tỷ lệ phần trăm của các hình thức bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ cho vay có TSĐB. Biện pháp bảo đảm tiền vay Tỷ lệ %/tổng dư nợ cho vay có TSBĐ Thế chấp (1) 56,4 Cầm cố (2) 24,1 Bảo lãnh (3) 15,2 TS hình thành từ vốn vay (4) 4,3 3.1.2.Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: +Cho vay không co bảo đảm bằng tài sản đối với những khách hàng có đủ điều kiện. +Cho vay không có tài sản bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ. +Cho vay cá nhân,hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội. Trong đó hình thức cho vay theo chỉ định của chính phủ là phổ biến nhất. Bảng 2:Tỷ lệ phần trăm các hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ cho vay không có TSBĐ. Hình thức cho vay Tỷ lệ %/tổng dư nợ cho vay không có TSBĐ Theo chỉ định CP (1) 90,2 KH đủ điều kiện (2) 7,3 Cho vay CN,hộ nghèo (3) 3,5 Bảng 3.So sánh dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo năm 2004. Dư nợ cho vay Tỷ lệ %/tổng dư nợ Có bảo đảm bằng tài sản 53% Không có tài sản đảm bảo 47% Năm 2003,hình thức cho vay có tài sản đảm bảo chỉ chiếm 23% tổng dư nợ cho vay của SGD bởi các hình thức này thường chỉ áp dụng đối với khối kinh tế ngoài quốc doanh,còn riêng khối kinh tế nhà nước thường được cho vay không có tài sản đảm bảo.Tuy nhiên,năm2004,để bắt nhịp được với thông lệ quốc tế,việc áp dụng tài sản đảm bảo đối với các khoản cho vay đã được chú trọng hơn kể cả đối với khu vực kinh tế nhà nước.Điều này đã góp phần làm tăng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm lên gấp hơn 2 lần so với năm 2003 (53%) và hứa hẹn sẽ còn tăng cao trong các năm tiếp theo. 3.2.Danh mục tài sản có thể chấp nhận làm bảo đảm tiền vay tại SGD I. 3.2.1.Tài sản cầm cố. a.Máy móc,thiết bị,phương tiện vận tải,nguyên liệu,nhiên liệu,vật liệu,hàng tiêu dùng,kim khí quý,đá quý và các vật có giá trị khác. b.Ngoại tệ bằng tiền mặt,số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền Việt nam và ngoại tệ. c.Trái phiếu,cổ phiếu,tín phiếu,kỳ phiếu,chứng chỉ tiền gửi,sổ tiết kiệm,thương phiếu,các giấy tờ trị giá được bằng tiền. d.Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả,quyền sở hữu công nghiệp,quyền đòi nợ,quyền được nhận số tiền bảo hiểm,các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác. e.Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp,kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. f.Quyền khai thác tài nguyên theo quy định của pháp luật g.Tàu biển theo quy định của bộ luật Hàng hải Việt nam,tàu bay theo quy định của luật hàng không dân dụng Việt nam trường hợp được cầm cố. h.Tài sản được hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau thời điểm kí kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố như hoa lợi,lợi tức,tài sản hình thành từ vốn vay,các động sản khác mà ngân hàng có quyền nhận. i.Các tài sản khác theo quy định của pháp luật Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố cũng thuộc tài sản cầm cố(cần phải thoả thuận cụ thể trong hợp đồng);trường hợp tài sản cầm cố được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố. Mặc dù danh mục tài sản cầm cố rất đa dạng nhưng trên thực tế cho vay có tài sản cầm cố thì các tài sản thường được sử dụng là các giấy tờ có giá như trái phiếu,tín phiếu,kỳ phiếu chính phủ,sổ tiết kiệm...Đó là do những giấy tờ có giá này thường do chính phủ hoặc các NHTM quốc doanh lớn phát hành do đó độ an toàn và tính lỏng cao.Còn đối với những loại tài sản khác thường gặp bất cập về tính chuyển nhượng,vấn đề bảo quản và dễ bị rủi ro nên ít được sử dụng. 3.2.2.Tài sản thế chấp a.Nhà ở,công trình xây dựng gắn liền với đất,kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở,công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất. b.Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp. c.Tàu biển theo quy định của bộ luật Hàng hải Việt nam,tàu bay theo quy định của luật hàng không dân dụng Việt nam trong trường hợp được thế chấp. d.Tài sản hình thành trong tương lai là bất động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp như hoa lợi,lợi tức,tài sản hình thành từ vốn vay,công trình xây dựng,các bất động sản khác mà ngân hàng có quyền nhận. e.Các tài sản khác theo quy định của pháp luật Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ,thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp.Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ,thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp,nếu các bên có thoả thuận. Hoa lợi,lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp(cần thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng).Riêng trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm bắt buộc phải được xác định là thuộc tài sản thế chấp. Trong số các loại tài sản thế chấp ở trên,quyền sử dụng đất được sử dụnglàm tài sản thế chấp nhiều nhất.Đó là do các tài sản này rất dễ chuyển nhượng,dễ quản lý.Khi sử dụng tài sản đảm bảo loại này cả khách hàng và ngân hàng đều thuận lợi bởi SGD có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý,thẩm định và khi phát mại tài sản thì khả năng thu hồi vốn cao,thời gian lại nhanh chóng.Đối với khách hàng thì họ vẫn có thể sử dụng tài sản để tiến hành các hoạt động kinh doanh bình thường. *Đối với hình thức cho vay có bảo lãnh của bên thứ ba thì tài sản của bên thứ ba cũng bao gồm các loại tài sản bảo đảm như ở trên.Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc tổng công ty,trừ một số ít trường hợp hình thức này được áp dụng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. *Đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay việc quyết định cho vay phụ thuộc vào việc đánh giá mức độ uy tín của khách hàng.Nếu là khách hàng đã có quan hệ tín dụng thì SGD sẽ phân loại khách hàng theo tiêu chuẩn đã được quy định,còn nếu là khách hàng mới thì dựa trên kết quả thẩm định.Nói chung,hình thức này rất ít áp dụng,thường là các khoản cho vay trung và dài hạn. Bảng 4.Dư nợ cho vay tương ứng với các hình thức bảo đảm tiền vay. Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 Số lần Thế chấp 620 1546 2.49 Cầm cố 264 783 2.96 Bảo lãnh 167 286 1.71 TS hình thành từ vốn vay 50 127 2.54 Không có TSBĐ 4085 2315 -1.76 Tổng dư nợ 5186 5057 2.49 Dựa vào bảng trên ta có thể nhận thấy dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm tăng lên rõ rệt từ năm 2003 đến năm 2004.Cụ thể,dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo năm tăng trung bình 2.43 lần so với năm 2003,trong khi đó dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo đã giảm đi đáng kể.Điều này khẳng định SGD I đã chú trọng hơn rất nhiều tơí các hình thức bảo đảm tiền vay, các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố và thễ chấp vẫn chiếm tỉ trọng lớn.Những tài sản này thường là các giấy tờ có giá,các động sản và bất động sản có thị trường rộng,dễ quản lý và có đầy đủ giấy tờ và hồ sơ theo quy định.Tình hình này cho thấy công tác bảo đảm tiền vay._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28698.doc
Tài liệu liên quan