Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 - 2010

Lời nói đầu Kể từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì kinh tế đã đem lại những sự biến đổi đáng kể làm cải thiện rất lớn bộ mặt của nền kinh tế, đem lại cho nó sức sống mới với tốc độ tăng trưởng cao, điều đó phải kể đến công của Đảng và Nhà nước đã có những chính sách phù hợp để hướng nền kinh tế hoạt động theo quy luật thị trường đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó còn là sự đóng góp của các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài qu

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc doanh, các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước. Tuy nhiên, xuất phát của nền kinh tế nước ta là một nước công nghiệp lạc hậu, chúng ta hầu như không có tích lũy, điều này đã nói lên sự bức xúc của nền kinh tế nước ta và cần phải có những định hướng cụ thể để có những kế hoạch hợp lý trong việc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thành phố Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước và là đầu tầu tăng trưởng kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ. Thành phố cần có sự đầu tư rất lớn cho những ngành công nghiệp dịch vụ có hàm lượng vốn lớn, hàm lượng kỹ thuật cao để đưa kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh trở thành cực tăng trưởng kinh tế có sức lôi kéo mạnh đối với sự tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố trong vùng. Để làm được như thế thì lãnh đạo thành phố cần phải có một cái nhìn nghiêm túc về vấn đề đầu tư trong thời gian qua và cần có sự chỉ đạo đúng đắn trong thời gian sắp đến. Đề tài: “Giải pháp huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2004-2010” mà em lựa chọn không ngoài mục đích nhằm đưa ra những giải pháp trong việc huy động vốn đầu tư vào thành phố Hà Nội. Em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Dung và các bác, các cô, các anh chị trong phòng Kế hoạch tổng hợp thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi em thực tập đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Hà nội, ngày…… tháng…… năm 2004 Sinh viên: Mai Văn Tới Chương I Sự cần thiết huy động vốn đầu tư cho Thành phố Hà Nội I. Một số vấn đề về vốn đầu tư 1. Khái niệm về vốn đầu tư Hiện nay hoạt động đầu tư được rất nhiều nhà kinh tế, chính trị quan tâm, khái niệm của nó như thế nào thì mỗi người, mỗi lĩnh vực vẫn còn có sự khác nhau: Trên góc độ tài chính thì cho rằng đàu tư là chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi thu để hoàn vốn và sinh lời. Trên góc độ tiêu dùng thì đầu tư là sự hy sinh hay hạn chế tiêu dùng ở hiện tại để thu về mức tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Các nhà kinh tế thì nói rằng đầu tư là việc chi dùng vốn nhằm thay đổi quy mô hàng tồn trữ đang có. Nhìn chung các quan điểm trên đều đúng nhưng chưa đủ, nó chỉ phản ánh một mặt nào đó của nền kinh tế, do đó từ các góc độ khác nhau người ta đưa ra khái niệm về vốn đầu tư theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng như sau: vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân và huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Bên cạnh khái niệm về đầu tư người ta đưa ra khái niệm đầu tư phát triển: đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động các cơ sở đang tồn tại vào tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế-xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội. Theo quan niệm này, vốn đầu tư phát triển sẽ có nội hàm rộng hơn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản với quan niệm truyền thống chỉ là những chi phí bằng tiền dùng cho vịec xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong nền kinh tế về thực chất chỉ là những chi phí trực tiếp làm tăng tài sản cố định. Trong khi đó, vốn đầu tư phát triển ngoài vai trò làm tăng tài sản cố định còn làm tăng tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, nâng cao mức sống dân cư và mặt bằng dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ các hoạt động đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khác mà những chi phí này không thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn đầu tư phát triển ở đây được quan niệm là những chi phí bỏ ra gắn liền với việc làm tăng thêm tài sản cho toàn xã hội. Tuy nhiên, trong cấu thành vốn đầu tư phát triển thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vốn đầu tư phát triển gồm 3 bộ phận hợp thành như sau: Vốn đầu tư phát triển = Vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ + Vốn lưu động bổ sung + Vốn đầu tư phát triển khác + Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định bao gồm những chi phí cho việc khảo sát và quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế, chi phí xây dựng, chi phí mua sắm lắp đặt thiết bị, máy móc và những chi phí khác thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và sửa chữa tài sản cố định khác. + Vốn lưu động bổ sung: bao gồm những khoản đầu tư mua sắm tài sản lưu động tăng hơn năm trước. + Vốn đầu tư phát triển khác: là những chi phí đầu tư không nằm trong hai nội dung trên như: chi phí thăm dò, khảo sát và quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ, chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng, chương trình 773 phủ xanh đất trồng ven sông, ven biển; chương trình 135 hỗ trợ các xã nghèo, chương trình sắp xếp lao động và giải quyết việc làm, chương trình giáo dục và đào tạo, chương trình y tế, chương trình văn hóa, chương trình phủ sóng phát thanh, chương trình mục tiêu về truyền hình, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, chương trình phát triển công nghệ thông tin, chương trình hành động phòng chống ma túy, chương trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm...). Ngoài ra, còn bao gồm những chi phí khác như chi phí cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực không thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư: 2.1. Nguồn vốn nhà nước 2.1.1. Tiết kiệm từ ngân sách Để có các khoản vốn để phục vụ cho đầu tư cũng như các chi phí khác của nhà nước thì cần phải có các khoản thu vào NSNN bao gồm các khoản chủ yếu sau: + Thuế: bao gồm thuế trực thu và thuế gián thu. Đây là khoản thu chủ yếu của nhà nước vào ngân sách và là công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. + Phí và lệ phí: đây là khỏan thu cho nhà nước thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ từ 5-10% nhưng là khoản thu thường xuyên của nhà nước. Các khoản thu này có thể tính đến các loại phí như phí qua cầu, phà, đường... + Các khỏan thu từ lợi tức, cổ phần của nhà nước và các khoản thu khác theo luật định. + Các khoản thu đề bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng các công trình bao gồm: các khoản vay trong nước như qua trái phiếu, công trái... và các khoản vay nước ngoài. Khi đã có những khoản thu thì NSNN thường được chi vào các lĩnh vực chủ yếu sau: + Trước hết là các khoản chi thường xuyên, chi thường xuyên chiếm một tỷ trọng lớn trong chi ngân sách. + Chi cho các dự án kết cấu hạ tầng bao gồm: hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật gắn liền với các ngành sản xuất, dịch vụ, năng lượng, giao thông vận tải, cấp thoát nước và xử lý nước... Hạ tầng xã hội gắn liền với các ngành giáo dục, văn hóa, y tế, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng... Đây là khoản chi mà đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và khả năng sinh lời thấp do đó ít có tư nhân đầu tư vào buộc nhà nước phải đầu tư để bảo đảm sự cân đối ổn định kinh tế xã hội. + Chi cho việc hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp, đầu tư vào lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước. + Chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cua vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn. 2.1.2. Vốn tín dụng nhà nước Là nguồn vốn mang tính chất thương mại, nó có tác dụng to lớn trong việc hỗ trợ vốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, giải quyết mục tiêu kinh tế xã hội... đây là nguồn vốn được bổ sung hàng năm cho các DNNN với danh nghĩa cho vay để phát triển. Việt Nam chúng ta đang sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả hơn nguồn NSNN cung cấp cho các doanh nghiệp. 2.2. Vốn từ DNNN Được hình thành từ vốn sở hữu và tiết kiệm của DNNN, bao gồm: vốn đi vay, vốn do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn từ ngân sách cấp, vốn liên doanh... Hiện nay vốn đầu tư của các DNNN đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. 2.3. Nguồn vốn từ dân cư 2.3.1. Vốn từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thị trường vốn Nguồn vốn này được hình thành từ vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn đi vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Đối với công ty cổ phần, có vốn đầu tư nước ngoài các nguồn vốn trên còn bao gồm tiền thu do phát hành trái phiếu (nếu có đủ điều kiện) Nguồn vốn từ thị trường vốn là nguồn huy động các nguồn vốn dân cư qua các cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu... trên thị trường. Hiện nay thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động, tuy quy mô còn nhỏ nhưng trong tương lai thì dây là công cụ để chúng ta khai thác nguồn vốn có hiệu quả. 2.3.2. Vốn từ dân cư Là nguồn vốn do dân tiết kiệm sau khi đã tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày, cũng có thể là nguồn đi vay... ở nước ta thì đây đang là một thị trường vốn rất tiềm năng mà cần phải có chính sách hợp lý để huy động. 2.4. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài 2.4.1. Vốn ODA Là nguồn vốn do Chính phủ các nước phát triển viện trợ phát triển cho các nước đang phát triển dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, cho vay với lãi suất ưu đãi, thực hiện các chương trình, dự án... Để thu hút được vốn ODA cần phải có vốn đối ứng và việc sử dụng vốn ODA cũng bị hạn chế trong một số lĩnh vực. 2.4.2. Vốn FDI FDI là vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và đi cùng với nó là công nghệ tiên tiến cũng được đưa vào, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động trong tiến trình CNH-HĐH đất nước. Cần phải tạo ra một môi trường đầu tư tốt để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 2.4.2 Vốn NGO Là nguồn vốn do các tổ chức phi Chính phủ của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức các dự án nhỏ, lượng vốn này rất bé và không đáng kể. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc đầu tư, ở đây có thể liệt kê ra một số nhân tố ảnh hưởng sau: + Lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc huy động vốn vào đầu tư. Lãi suất tiền gửi là một nhân tố quyết định để người dân gửi tiền của mình vào tiết kiệm, với lãi suất tiền gửi ao sẽ thu hút được một lượng vốn lớn từ người dân gửi vào nhưng cùng với nó là lãi suất tiền vay sẽ tăng lên không kích thích doanh nghiệp vay để đưa vào đầu tư. Cần phải có sự nghiên cứu kỹ về cung cầu của thị trường vốn để đưa ra một mức lãi suất hợp lý có tác dụng thúc đẩy đầu tư. + Khả năng chi tiêu của nhà nước ảnh hưởng lớn đến tổng cầu của xã hội. Trong cách tính tổng cầu xã hội đã đưa ra công thức tính như sau: AD = C + I + G + NX Trong đó: G là chi tiêu của chính phủ, khi chi tiêu của chính phủ tăng lên thì tổng cầu AD cũng tăng lên có tác dụng kích thích làm cho đầu tư tăng lên. Trong mỗi thời kỳ nhà nước sẽ có chính sách riêng cho việc chi tiêu, nó còn phụ thuộc vào nền kinh tế đang trong giai đoạn nào, chi tiêu của nhà nước được xem là một giải pháp trong ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng của nhà nước. + Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng đến việc huy động đầu tư. Khi các doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước quyết định đầu tư thì yếu tố đầu tiên mà họ quan tâm đó là cái khả năng thu được lợi nhuận của việc đầu tư và một môi trường về kinh tế chính trị ổn định sẽ đem lại niềm tiên cho người đầu tư bởi nó có thể giảm thiểu các rủi ro và đem lại cho họ những cơ hội làm ăn. + Chính sách thuế của nhà nước có thể tạo ra những cơ hội thúc đẩy việc đầu tư nhưng cũng có thể làm hạn chế việc đầu tư. Tùy vào vai trò của từng ngành, từng lĩnh vực, từng mặt hàng cũng như nhu cầu của chúng mà nhà nước có chính sách thuế nhằm khuyến khích hay hạn chế sản xuất. Đối với những mặt hàng mà nhu cầu lớn nhưng việc sản xuất cung ứng chưa đáp ứng được hay những ngành hàng mũi nhọn cần khuyến khích phát triển thì nhà nước có thể giảm thuế hoặc trợ cấp và lợi nhuận sẽ lôi kéo các nhà kinh doanh vào đầu tư. + Các thủ tục hành chính trong các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các chính sách của nhà nước về đầu tư tiết kiệm làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư cũng như lượng vốn được huy động vào đầu tư. + Thu nhập của hộ gia đình và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn đầu tư bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tiết kiệm của hộ gia đình và doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì lượng tiền tiết kiệm của hộ gia định và doanh nghiệp cũng tăng theo và do đó khả năng huy động vốn vào đầu tư sẽ nhiều hơn. Ngoài ra còn có thể kể thêm một số nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư như tính chất của lĩnh vực đầu tư, năng suất lao động của xã hội, khả năng của từng doanh nghiệp... Mỗi nhân tố cần phải được làm rõ và có những biện pháp tác động khác nhau trong việc huy động vốn vào đầu tư. II. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội 1. Huy động vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa nguồn vốn. Thành phố Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước, là vùng trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của miền Bắc. Với vị trí và vai trò của mình như vậy, thành phố là nơi tập trung của rất nhiều các loại hình kinh doanh phong phú và đa dạng. Chính sự phong phú và đa dạng trong các loại hình kinh doanh đã đặt ra yêu cầu đối với nền kinh tế phải có sự đầu tư lớn về tất cả các mặt hàng cũng như sự đa dạng hóa của các nguồn vốn bởi vì mỗi lĩnh vực, mỗi moại hình kinh doanh sẽ hoạt động hiệu quả hơn đối với từng loại nguồn vốn. Thời gian qua thành phố đã có nhiều cơ chế và chính sách nhằm huy động mọi nguồn vốn cả các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, vì thế mà vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội ngày càng tăng và sử dụng hiệu quả hơn. Nếu như trong cả thời kỳ 1991-1995 tổng vốn đầu tư xã hội của Hà Nội đạt 32,6 nghìn tỷ đồng bình quân 6,5 nghìn tỷ đồng/năm thì trong 5 năm 1996-2000 tổng vốn đầu tư xã hội đã đạt hơn 67 nghìn tỷ đồng bình quân 13,5 nghìn tỷ đồng/năm, gấp hai lần kỳ trước, còn trong 3 năm từ 2001-2003 của thời kỳ 2001-2005 tổng vốn đầu tư xã hội đã đạt 65,2 nghìn tỷ đồng bình quân 21,7 nghìn tỷ đồng/năm, tăng hơn rất nhiều so với những thời kỳ trước. Trong tổng vốn dầu tư xã hội, vốn trong nước (thời kỳ 1991-1995) chiếm tỷ trọng 56,1% và vốn nước ngoài là 43,9%, thời kỳ 1996-2000 tỷ trọng tương ứng là 57,5% và 42,5% nhưng trong 3 năm từ 2001-2003 tỷ trọng này đã có sự thay đổi rất lớn, vốn trong nước chiếm đến 86% còn vốn nước ngoài chỉ chiếm 14%, có nhiều nguyên nhân nhưng kết quả phản ánh đúng đắn chính sách phát huy nội lực, huy động vốn trong nước là chính, tranh thủ vốn nước ngoài là hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trong cơ cấu của vốn đầu tư trong nước thì tỷ trọng vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đang có tỷ trọng ngày càng tăng và hoạt động rất hiệu quả, điều này cho thấy chính sách đa dạng hóa nguồn vốn của nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý để đáp ứng yêu cầu của tăng trưởng kinh tế thành phố. 2. Huy động vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn 2.1. Nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế của Hà Nội Có rất nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế đã đưa ra cho thấy sự phụ thuộc vào vốn đầu tư đối với tốc độ tăng trưởng trong đó phải kể đến mô hình tăng trưởng kinh tế của Harrod-Domar, hai nhà kinh tế học này đã đưa ra được công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế như sau: g = Trong đó: g : là tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm quốc dân s : là tỷ lệ tích lũy trong GDP k : là hệ số gia tăng vốn sản lượng (hệ số ICOR) Công thức trên thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế là một đại lượng tỷ lệ thuận với tỷ lệ tích lũy trong GDP(s) và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR(k).Trong nghắn hạn hệ số k thường là ít thay đổi vì vậy mà tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn phụ thuộc vào tỷ lệ tích lũy trong GDP,ở đây tỷ lệ tích lũy trong GDP chính là tỷ lệ đầu tư trong GDP. Phương pháp tính tốc độ tăng trưởng kinh tế theo mô hình Harrod-Domr đã và đang được nước ta sử dụng để tính toán trong ngắn hạn và đưa vào giảng dạy trong nhà trường và xem đây là một phương pháp tính toán quan trọng như thế nào là tăng trưởng kinh tế. Thành phố Hà Nội đang ngày càng được hiện đại lên với việc đầu tư vào nhiều quy trình công nghệ sử dụng nhiều vốn và cùng với nó là việc tăng lên của hệ số ICOR.Theo ước tính của cơ quan thống kê thì hệ số ICOR của thành phố Hà Nội thời kỳ 1991-1995 là 3,2,thời kỳ 1996-2000 là 4,48 và các năm từ 2001-2003 tính toán dược là 5,1.Với việc tăng lên của hệ số ICOR như vậy thì yêu cầu về lượng vốn đầu tư để có được 1% tăng trưởng củng tăng lên theo ,để đạt được mục tiêu của tăng trưởng thì thành pgó cần tích cực trong việc huy động vốn đầu tư và cần phải có những giải pháp và chỉ đạo cụ thể để được hiệu quả mong muốn . 2.2. Nhu cầu vồn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong mỗi giai đoạn của quá trình tăng trưỏng kinh tế thì nó yêu cầu nền kinh tế phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý đáp ứng yêu cầu của tăng trưởng. Thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực trong cơ cấu về kinh tế làm cho các hoạt động kinh tế của thành phố ngày càng hiệu quả. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố Hà Nội chia theo ngành kinh tế (giá thực tế ). STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Tổng số (tỷ đồng) 31512814 35717051 40687562 47132589 1 Công nghiệp mở rộng 11656176 13152499 15798121 19824752 Công nghiệp 8585746 8950983 11101709 13529884 - CN khai thác 133637 186899 182345 211492 - CN chế biến 7152388 7370166 9343538 11516319 - CN điện nước 1299721 1393918 1575826 1802037 Xây dựng 3070430 4201516 4696412 6294868 2 Nông-lâm thủy sản 941268 951100 1006609 1064707 3 Dịch vụ 18915307 21613452 23883132 26243130 - Thương nghiệp, KSNH 5403536 6160811 6861857 7540682 - Vận tải, kho bãi, TTLL 4729238 6092032 68786932 7556892 - KD tài sản và DV tư vấn 1925535 2121335 2234249 2454562 Các dịch vụ khác còn lại 6858061 7239274 7908334 8690993 Tỷ trọng các ngành (%) 100 100 100 100 1 Công nghiệp mở rộng 36.99 36.82 38.83 42.06 2 Nông-lâm-thủy sản 2.99 2.67 2.47 2.26 3 Dịch vụ 60.02 60.51 58.7 55.68 Trong cơ cấu kinh tế của thành phố thời gian qua ta có thể thấy được rất rõ là tỷ trong của nghành nông-lâm-thủy sản trong GDP của thành phố giảm dần đúng theo quy luật của tăng trưởng kinh tế .Nghành công nghiệp và dịch vụ là hai nghành đóng vai trò chủ đạo ,công nghiệp đang đạt mức tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn đó là bởi vì thành phố đang tập trung đầu tư vào nhửng nghành vông nghiệp trọng điểm cũng như xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ yêu cầu của tăng trưởng kinh tế .Xu thế trong thời gian tới là phải tăng dần tỷ trọng của nghành dịch vụ lên nhất là đối với những loại hình dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng. Đây là những lĩnh vực cần phải có sự đầu tư rất lớn về tài chính cũng như cần có sự tha gia của rất nhiều thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước .Thành phố cần có chính sách để hấp dẫn các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư trong các lĩnh vực này để có đươc một môi trường cạnh tranh lành mạnh tránh tình trạng độc quyền làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân. 2.3. Nhu cầu vốn tăng cường cơ sở hạ tầng Các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế và bản thân nó cần phải có đầu tư mới có được .Trước đây các công trình kết cấu hạ tầng được xây dựng chủ yếu dựa vào nguồn vốn của nhà nước nhưng trước tình trạng hạ tầng quá yếu kém mà nền kinh tế lại yêu cầu phải nhanh chóng cải thiện ,xây dựng lại hệ thống kết cấu hạ tầng về điện,đường,trường,trạm.Thì nguồn vốn từ ngân sách là không thể đáp ứng .Vì vậy mà hiện nay nhà nước đang khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng dưới các hình thức BOT, BTO, BT nhằm thu hút một cách tối đa sự tham gia của các nguồn vốn vào đây. Thành phố Hà Nội có thể được coi là một trong những thành phố đứng đầu cả nước về cơ sở hạ tầng nhưng vốn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế và của hơn 3 triệu người dân sống ở đây .Chỉ tính riêng nước sạch vào mùa hè nhu cầu của thành phố cần 700.000m/ ngày nhưng hiện nay thành phố chỉ cung cấp được 450.000m/ngày vì vậy mà tình trạng người dân phải đi mua nước ở nơi khác và phải sử dụng nước với giá đắt là điều không hiếm thấy .Vào mùa mưa ,với những cơn mưa lên đến 170mm thì hệ thống thoát nước của thành phố đã không đáp ứng nổi về việc ngập nước trong một thời gian là điều thường xảy ra ở nhiều nơi.Với hơn 3 triệu người dân sinh sống ở thành phố thì nhu cầu nhà ở là rất lớn và đến nay thành phố vẫn chưa đáp ứng được.Trong thời gian tới thành phố đã có những kế hoạch để cải tạo hệ thống cấp thoát nước của thành phố ,xây dựng hệ thống nhà ở chung cư phục vụ thành phố , các trung tâm thương mại , văn phòng công ty đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc thuê văn phòng đại diện ,trụ sở làm việc , cải tạo hệ thống giao thông vì hiện nay vào các giờ cao điểm của các nút giao thông vẫn xảy ra tình trạng ách tắc suốt mấy tiếng đồng hồ .Để làm những điều trên thì thành phố cần huy động các nguồn vốn khác để phục vụ cho kế hoạch cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố . Chương II Tình hình huy động vốn đầu tư của thành phố Hà Nội thời gian qua I. Tình hình huy động vốn đầu tư của thành phố Hà Nội thời kỳ (1996 - 2000) Tổng lượng vốn đầu tư xã hội thực hiện của thành phố Hà Nội thời kỳ 1996 - 2000 là 68318 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 13664 tỷ đồng/năm. Trong đó năm 1997 là nưm có lượng vốn đầu tư lớn nhất là 15436 tỷ đồng, nguyên nhân của việc tổng vốn đầu tư của thành phố còn 13326 tỷ đồng và năm 1999 chỉ còn 11198 tỷ đồng nhưng sang năm 2000 đã có dấu hiệu về sự phục hồi nền kinh tế khi lượng vốn đầu tư của năm ;à 15427 tỷ đồng, tăng 4229 tỷ đồng, đó là kết quả từ những cố gắng của lãnh đạo thành phố. Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện chia theo thành phần kinh tế 91-95 1996 1997 1998 1999 2000 96-2000 Tổng vốn 32576 12931 15436 13326 11198 15427 88318 I. Vốn trong nước 18276 5954 6612 6095 8450 13625 40363 1. Vốn đầu tư của NN 4085 1439 1827 1875 2173 3027 10341 - Vốn ngân sách 3225 1200 1455 1461 1793 2577 8486 + Trung ương 1946 537 607 794 830 1055 3823 + Địa phương 1279 663 848 667 963 1522 4663 1.Vốn tín dụng đầu tư 860 239 372 414 380 450 1855 2. Vốn DNNN 7415 2300 2325 1960 3286 7147 17018 3. Các TPKT ngoài NN 6776 2215 2460 2260 2341 3450 13004 - Các DN ngoài NN 5776 1142 1427 960 1241 2324 6722 Dân tự đầu tư 1000 1073 1033 1300 1750 1126 6282 II. Vốn nước ngoài 14300 6977 8824 7231 2748 1802 27582 1. Vốn FDI 13244 6655 8544 6786 2328 1596 25909 2. Vốn ODA 1056 302 240 445 420 206 1613 3. Vốn NGO - 20 240 - - - 60 * Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 100 I. Vốn trong nước 56,1 46,0 42,8 45,7 75,5 88,3 45,7 1. Vốn đầu tư của NN 12,5 11,1 11,8 14,1 19,4 19,6 11,7 2. Vốn DNNN 22,8 17,8 15,1 14,7 29,3 46,3 19,3 3. Các TPKT ngoài NN 20,8 17,1 15,9 16,9 26,8 22,4 14,7 II. Các TPKT ngoài NN 43,9 54,0 57,2 54,3 24,5 11,4 54,3 Phân theo thành phần kinh tế có thể thấy rõ được trong giai đoạn này tổng vốn đầu tư xã hội trong nước ngày càng được tăng lên trong khi vốn đầu tư ngoài nước thì giảm mạnh. Nếu như năm 1996 vốn đầu tư trong nước là 5954 tỷ đồng đến năm 2000 tăng lên 13625 tỷ đồng thì vốn đầu tư nước ngoài giảm tương ứng từ 8824 tỷ đồng năm 1997 xuống còn 1802 tỷ đồng năm 2000. Trong hai năm 1996 và 1997 rong cơ cấu vốn đầu tư của thành phố cho thấy ưu thế vượt trội của vốn đầu tư nước ngoài với tỷ trọng là 54,0% và 57,2% thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 1997 đã làm hco lượng vốn này giảm hẳn, đến năm 2000 tỷ trọng của nó chỉ còn 11,4%. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn FDI đã cho thấy sự phụ thuộc rất lớn vào thị trường, nó giống như một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế nhưng ở nơi nó vẫn còn có không ít những chất độc mà ta không thể kiểm soát nổi. Cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước trong tình hình khủng hoảng tiền tệ thế giới, lãnh đạo thành phố đã có sự lãnh đạo cụ thể để vực dậy tình hình đầu tư của thành phố và kết quả đạt được ở đây đã đưa nguồn vốn trong nước lên nắm vai trò chủ đạo của mình. Năm 1996 trong cơ cấu vốn trong nước chỉ chiếm tỷ trọng 46% thậm chí là 42,8% vào năm 1997 nhưng đến năm 2000 tỷ trọng của nó là 88,3%. Dĩ nhiên để có được điều này thì nó có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là vịêc giảm một lượng nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng ở đây có thể cho chúng ta thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của nguồn vốn ở trong nước, nó là nguồn vốn mà ta có thể chủ động trong việc huy động và sử dụng mà ít phụ thuộc vào bên ngoài, cần phải được coi là nguồn vốn trọng tâm cần khai thác còn nguồn vốn nước ngoài là quan trọng cần tận dụng Vốn trong nước trong giai đoạn này nổi lên vai trò của vốn nhà nước. Nguồn vốn nhà nước là nguồn thuộc sở hữu của nhà nước hoặc nhà nước huy động và trực tiếp quản lý vốn. Vốn ddaauf tư của nhà nước thông qua vốn ngân sách và vốn tín dụng trong giai đoạn này tăng một cách đều đặn đã góp phần quan trọng trong vốn đầu tư của thành phố chiếm tỷ trọng 19,6% tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố năm 2000. Nguồn quan trọng nấht trong vốn nhà nước ở giai đoạn này là vốn doanh nghiệp nhà nước đầu tư, năm 2000 nó chiếm tỷ trọng 46,3% tổng vốn đầu tư xã hội, dĩ nhiên là thành phố hải có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ thì mới được như thế nhưng đã đóng góp lớn vào sự hoàn thành về đầu tư cho tăng trưởng của thành phố. Vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước dần dần được nâng lên và đạt hiệu quả kinh tế cao do thành phố có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư cũng như mở rộng các lĩnh vực đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và được đánh giá là nguồn vốn đầu tư có vị trí chiến lược đối với sự tăng trưởng bền vững kinh tế của thành phố, là nguồn vốn mà có thể chủ động hơn trong việc huy động và nó mới chính là nội lực của nền kinh tế trong nước. Nhìn chung trong giai đoạn này tổng lượng vốn đầu tư xã hội của thành phố Hà Nội là ít thay đổi do tác động của khủng hoảng tài chính nhưng có sự thay đổi rất lớn về cơ cấu của vốn đầu tư và nổi lên vai trò của nguồn vốn trong nước, đó là kết quả của những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư của lãnh đạo thành phố nhưng trong đó tỷ trọng vốn đầu tư của nhà nước là rất lớn và hạn chế. ở đây là sự thiếu hiệu quả trong nguồn vốnd dầu tư do có nhiều ưu đãi cũng như sức ỳ của nguồn vốn. Giai đoạn tiếp theo thành phố cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phục vụ cho mục itêu tăng trưởng của nguồn vốn. II. tình hình huy động vốn đầu tư của thành phố Hà Nội những năm từ 2001-2003 Trong ba năm 2001-2003 thành phố Hà Nội đã thu hút được 65205 tỷ đồng vốn đầu tư xã hội đạt mức 21735 tỷ đồng/năm, so với thời kỳ 1996-2000 mỗi năm thành phố thu hút được hơn 8071 tỷ đồng so với thời kỳ trước. Trong 3 năm vừa qua nền kinh tế thế giới đã qua giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ trước dể bước vào thời kỳ phục hồi và tăng trưởng hứa hẹn một giai đoạn mới đối với đầu tư của thành phố. Năm 2003 vốn đầu tư vào thành phố Hà Nội là 24.900 tỷ đồng, là năm có lượng vốn đầu tư lớn nhất trong thời gian qua tăng 2715 tỷ đồng so với năm 2002 thể hiện một bước đột phát về vốn đầu tư của thành phố do những chính sách về đầu tư của thành phố đã đem lại hiệu quả và hứa hẹn tốt trong thời gian sắp đến. Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện chia theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 Tổng vốn đầu tư xã hội 18120 22185 24900 I- Vốn trong nước 15870 19010 21400 Vốn đầu tư của nhà nước 3270 4661 510 a) Vốn ngân sách 2820 4017 4500 + Vốn NS trung ương 1396 2330 2346 + Vốn NS địa phương 1424 1687 2154 b. Vốn tín dụng đầu tư 450 624 600 2. Vốn DNNN 8180 8469 9200 3. Vốn của các TPKT ngoài NN 4420 4862 7050 a. Các DN ngoài nhà nước 3120 3432 5500 b. Dân tự đầu tư 1300 1430 1550 II. Vốn nước ngoài 2250 3175 3500 1. Vốn FDI 1925 2556 2800 2. Vốn ODA 325 619 700 3. Vốn NGO - - - Cơ cấu đầu tư xã hội (%) 100 100 100 I. Vốn trong nước 87,6 85,7 85,9 1. Vốn đầu tư của nhà nước 18,0 21,0 20,5 a. Vốn ngân sách 15,6 18,1 18,1 b. Vốn tín dụng đầu tư 2,5 2,9 2,4 2. Vốn DNNN 45,1 38,2 36,9 3. Vốn của các TPKT ngoài nhà nước 24,4 26,5 28,3 a. Các DN ngoài nhà nước 17,2 20,1 22,1 b. Dân tự đầu tư 7,2 6,4 6,2 II. Vốn nước ngoài 12,4 14,3 14,1 Trong ba năm vừa qua, trong cơ cấu tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện thì vốn trong nước có giảm xuống so với năm 2000 do vốn đầu tư từ nước ngoài vào thành phố đang dần được phục hồi nhưng vốn trong nước vẫn nắm vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng khoảng 86% trong cơ cấu tổng vốn đầu tư xã hội. Trong ba năm tổng vốn đầu tư trong nước đạt 56.280 tỷ đồng bình quân là 18.790 tỷ đồng/năm. Trong nguồn vốn đầu tư trogn nước thì vốn đầu tư của nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, năm 2001 là 20,5 nhưng là nguồn vốn có vait rò rất quan trọng và không thể thiếu trong cơ cấu của vốn đầu tư. Thời gian qua thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc giải phóng mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh cũng như cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần vào thu hút vốn đầu tư, trong ba năm thành phố đã chi ra 13031 tỷ đồng cho đầu tư của thành phố và đây là sự chuẩn bị cần thiết trong thời gian sắp đến. Các doanh nghiệp nhà nước lâu nay vẫn nhận được sự ưu ái lớn của nhà nước và đã thể hiện được vai trò của mình khi tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trong ba năm qua là 25.849 tỷ đồng, bình quân 816 tỷ đồng/năm chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước ít đem lại hiệu quả trong đầu tư so với vốn đầu tư của các khu vực khác, điều này thể hiện rất rõ khi năm 2001 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 45,1% tổ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT439.doc
Tài liệu liên quan