Giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Láng Hạ

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều thay đổi lớn, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước vẫn đang được tiếp tục thực hiện với nhiều thành công rực rỡ. Để thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội mà Đảng đề ra, chúng ta cần phải một lượng lớn vốn đầu tư. Để có được số vốn lớn này, tốt nhất là vốn được huy động từ trong nước qua kênh ngân sách và hệ thống tín dụng. Do đó, kế hoạch nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của c

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác ngân hàng thương mại. Bước vào giai đoạn kế hoạch 2006 – 2010, nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn mở ra cho tất cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn này có sự kiện hết sức quan trọng, đó là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Ta thấy rõ đất nước đang chuyển mình tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Nhiều thuận lợi như vậy nhưng cũng không ít khó khăn. Giai đoạn này được đánh giá có sự bùng nổ trong thị trường tài chính – tiền tệ. Nhiều nhà đầu tư rót vốn vào Việt Nam, nhu cầu sử dụng vốn sẽ tăng lên rất nhiều. Nhưng nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ thành lập kéo đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt, gay gắt trên thị trường vốn, đặc biệt là thị trường huy động vốn. Chi nhánh Láng Hạ đã đánh giá trong giai đoạn này, kế hoạch huy động vốn là kế hoạch quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với chi nhánh. Do đó để tồn tại phát triển được trong bối cảnh mới, kế hoạch huy động vốn của chi nhánh cần được triển khai với các giải pháp linh hoạt, hợp lý. Trên cơ sở lý luận được học tại trường và kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ, em đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ” Nội dung của bài gồm có 3 chương: Chương 1: Vai trò của công tác huy động vốn đối với hoạt động của ngân hàng Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ. Chương 3: Giải pháp huy động vốn trong giai đoạn 2008 – 2010. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và Phát triển, đặc biệt là thầy Phạm Văn Vận đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài chuyên đề này. Đồng thời, em xin cảm ơn các cô chú, anh chị ở Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ, đặc biệt là các cô chú, anh chị ở Phòng Kế hoạch nguồn vốn và Phòng Tín dụng đã giúp đỡ trong việc thu thập và tổng hợp số liệu cho bài chuyên đề này. CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 1.1. Khái niêm về ngân hàng thương mại: Ngân hàng là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất. Trải qua quá trình phát triển của xã hội loài người Ngân hàng và nghề Ngân hàng không ngừng được hoàn thiện và phát triển. Nếu như trong thời kỳ sơ khai hoạt động của Ngân hàng chỉ giới hạn trong việc giữ hộ của cải hoặc thanh toán hộ thì cho đến nay hoạt động của Ngân hàng đã được mở ra trên rất nhiều các lĩnh vực với công nghệ ngày càng hoàn thiện. Thực tế nhiều năm qua đã chứng tỏ cho thấy rằng : Ngân hàng là một ngành nghề không thể thiếu được trong nền kinh tế, nó đóng vai trò làm môi giới, làm trung gian cho sự gặp gỡ của cung và cầu tiền tệ, thông qua việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức trong xãa hội rồi cho vay lại đối với cá nhân, các tổ chức đang có nhu cầu về vốn. Điều này góp phần đẩy mạnh tốc độ quay vòng của vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, biền tiền nhàn rỗi vào đầu tư sản xuất kinh doanh, tránh lãnh phí của cải vật chất cho xã hội. Qua đó đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế mà tình hình hoạt động của Ngân hàng phản ánh rất chính xác tình hình nền kinh tế, sự vững mạnh, phồn vinh hay yếu kém của nền kinh tế được phản ánh rất rõ qua hoạt động của Ngân hàng. Sự ra đời của hệ thống ngân hàng thương mại đã đánh dấu một bước phát triển trong đời sống kinh tế xã hội loài người. Hệ thống Ngân hàng hiện nay là quá trình hình thành và phát triển lâu dài, phù hợp với tiến trình phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá và được xem là bộ phận không thể tách rời và tồn tại như một tất yếu lịch sử trong đời sống kinh tế xã hội hiện đại. Ở các nước khác nhau, quan niệm về ngân hàng thương mại cũng có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên điểm chung là đều coi ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp chuyên nghề kinh doanh tiền tệ và cung cấp dịch vụ tài chính cho nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam theo pháp lệnh “Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính” ban hành tháng 5 năm 1990 đã ghi: “ Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. “Luật các tổ chức tín dụng” được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1997 xác định “Ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan”, trong đó “hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Hệ thống ngân hàng thương mại bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng tư nhân với chức năng chính là kinh doanh thông qua hoạt động trung gian tài chính và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước thông qua các quy chế, quy định về hoạt động và thông qua việc thực hiện các văn bản, chế độ của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các định hướng trong chính sách tiền tệ tài chính của Nhà nước. 1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế: Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua một thời gian dài trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nên bước vào cơ chế thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề lo đủ vốn để phát triển kinh tế được đưa lên hàng đầu. Đối với một nền kinh tế như nước ta thì vốn cần cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là hết sức lớn và không ngừng tăng lên. Công cuộc đổi mới mở ra toàn diện và bắt đầu đi vào chiều sâu, yêu cầu phải có vốn để tăng tốc đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế thưo chiều hướng công nghiệp hoá và hiện đại hóa, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền, tạo sự phát triển kinh tế quan trọng cho các năm tới. Đối với ngân hàng thương mại, nó thể hiện được sự đáp ứng này đối với nền kinh tế, thông qua vai trò của mình là : 1.2.1. Ngân hàng thương mại là nơi huy động tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cung cấp cho nhu cầu của nền kinh tế : Như chúng ta đã biết trong xã hội luôn luôn tồn tại mâu thuẫn về sự thừa và sự thiếu vốn một cách tạm thời, tức là có tình trạng một thời kỳ nào đó người thì thừa tiền, trong khi lại có những người cần tiền. Đối với những người, những tổ chức có tiền tạm thời nhãn rỗi, thì vấn để đối với họ là làm sao bảo quản được số tiền đó được an toàn và nếu có thể sinh lợi được thì càng tốt. Nhưng để thực hiện được điều này, nó còn phụ thuộc vào khả năng, vào mối quan hệ của từng người, và thông thường những người có tiền tạm thời nhàn rỗi luôn tìm cách cho những người hay những tổ chức đang có nhu cầu về vốn vay trong một thời hạn nhất định chứ không trực tiếp đầu tư vào sản xuất do sự giới hạn và khả năng thu hồi tiền mặt. Tuy nhiên điều này hầu như rất khó thực hiện được. Do vậy, trong xã hội luôn luôn tồn tại mâu thuẫn này. Xét về mặt kinh tế thì lượng tiền này nếu được tập trung lại để cho vay với những người đang có nhu cầu sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho cả người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu về vốn nói riêng và đem lại hiệu quả kinh tế cho cả nền kinh tế nói chung, ngân hàng thương mại chính là người thực hiện chức năng cầu nối này. 1.2.2. Ngân hàng thương mại với hoạt động của mình ghóp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Đặc trưng cơ bản của ngân hàng là cho vay có hoàn trả với một mức lãi suất nhất định và với một thời hạn nhất định. Chính điều này đã bắt buộc mọi cá nhân và doanh nghiệp khi vay vốn của ngân hàng phải cân nhắc và phải sử dụng vốn đó một cách có hiệu quả nhất, để có thể bảo toàn vào sinh lợi được vốn đó, sau đó phải trả vốn vay và lãi đúng thời hạn. Đây chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường công tác hạch toán, giảm chi phí sản xuất nhưng phải tăng chất lượng sản phẩm và tăng vòng quay của vốn. Qua đó, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trước khi quyết định một món vay ngân hàng thường tiến hành thẩm định tín dụng, chỉ thực hiện cho vay đối với những cá nhân, doanh nghiệp phải có sự sắp xếp, bố trí tổ chức sản xuất phù hợp, để có cơ hội vay vốn của ngân hàng, đây chính là động lực, là cơ sở giúp cho việc tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, qua đó tăng hiệu quả nền kinh tế. 1.2.3. Ngân hàng thương mại là tổ chức thực hiện phân bổ vốn giữa các vùng qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển đồng đều giữa các vùng khác nhau trong cùng một quốc gia. Trong quá trình phát triển kinh tế của một nước và đặc biệt là các nước đang phát triển, thì hiện tượng thừa và thiếu vốn giữa các vùng diễn ra thường xuyên. Cho nên một vấn đề cần giải quyết được đặt ra là làm sao thực hiện được việc tập trung vốn từ vùng có nhu cầu nhưng không có nguồn vốn sẽ có đủ nguồn vốn để phát triển kinh tế. Chính ngân hàng thực hiện hoạt động này thông qua hoạt động điều chuyển vốn của ngân hàng thương mại trung ương. 1.2.4. Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động của mình góp phần quan trọng vào việc chống lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, ổn định tình hình kinh tế. Trong hoạt động của mình, ngân hàng có thể giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông bằng cách tăng lãi suất huy động để thu hút tiền mặt vào đồng thời tăng lãi suất ở đầu ra để hạn chế lượng tiền mặt ra trong thời kỳ kinh tế có lạm phát cao. Hoặc các ngân hàng có thể hành động ngược lại khi nền kinh tế có hiện tượng giảm sút. Qua việc thay đổi trong chính sách huy động và cho vay như trên, ngân hàng góp phần làm ổn định sức mua của đồng tiền, ngăn chặn được sự tăng giá đột ngột, kiềm chế làm phát làm ổn định nền kinh tế. 1.2.5. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa kinh tế trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước hòa nhập với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế trên thế giới. Một ngân hàng thương mại có phạm vi hoạt động và quan hệ rộng rãi với rất nhiều tổ chức kinh tế. Nó có khả năng huy động được vốn từ các cá nhân, tổ chức ngoài nước hay tổ chức tài chính tín dụng quốc tế, qua đó đảm bảo được vốn cho nền kinh tế trong nước, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế trong nước có thể mở rộng hoạt động của họ ra nước ngoài một cách có hiệu quả hơn, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, tư vấn tài trợ xuất nhập khẩu. Ngân hàng có thể làm đại lý cho các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài qua đó giúp các tổ chức kinh tế trong nước có thể vau vốn các tổ chức này để nhập công nghệ cao, nang cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh trạnh với thị trường quốc tế. 1.3. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ: 1.3.1. Hình thành và phát triển: Năm 1996, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước. Trước yêu cầu của nền kinh tế đất nước sau 10 năm đổi mới, các tổ chức tín dụng cần phải đa năng hơn trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã có định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Ngoài việc củng cố giữ vững thị trường nông thôn, ngân hàng còn từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng. Vì vậy, ngày 1/8/1996 tại Quyết định số 334/QĐ – NHNo – 02 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ được thành lập. Ngày 17/3/1997, Chi nhánh Láng Hạ chính thức hoạt động. Nguồn vốn ban đầu chỉ có hơn 10 tỷ đồng, được bàn giao từ Ngân hàng phục vụ người nghèo nay là Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ (hay còn được gọi là Chi nhánh Láng Hạ) đã từng bước trưởng thành, góp phần khẳng định vị thế của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn ban đầu của Chi nhánh chỉ có hơn 10 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 1997, Chi nhánh đã huy động được 202 tỷ đồng và đến nay là 7275 tỷ đồng. Mạng lưới giao dịch của Chi nhánh ngày càng được mở rộng và trải khắp trên địa bàn Hà Nội. Tính đến nay, Chi nhánh đã có 2 Chi nhánh cấp II và 9 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Chi nhánh đã từng bước nâng cao và giữ vững uy tín trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức: Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ có các phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ như sau: Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: Thực hiện tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự. Phòng lập các kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động. Thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên, quản lý lao động, ngày công lao động. Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Ngân hàng Nông nghiệp Láng Hạ. Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy chế, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Ngân hàng. Phòng kế toán ngân quỹ: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, đối chiếu công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ, nộp thuế và trích lập các quỹ, quản lý và sử dụng các quỹ. Lập và phân tích các loại báo cáo kế toán. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ tiền tệ, kho quỹ của chi nhánh như quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại, đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. Phòng hành chính quản trị: Thực hiện các công tác hành chính. Tham mưu cho ban lãnh đạo và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ, chính sách của pháp luật. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện các nội quy của chi nhánh. Phòng tin học: Quản lý mạng, quản trị và kiểm soát hệ thống phân quyền truy cập theo quy định của Giám đốc, quản lý máy móc, thiết bị tin học đảm bảo an toàn, thông suốt mọi hoạt động của chi nhánh. Phòng tín dụng: Thực hiện thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Phân tích khách hàng cho vay, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay. Quyết định hạn mức cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại. Thực hiện cho vay, thu nợ, xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Lập các báo cáo phục vụ quản lý nội bộ và các cơ quan có thẩm quyền. Phòng Kế hoạch nguồn vốn: Tham mưu, giúp lãnh đạo chỉ đạo công tác huy động vốn tại chi nhánh. Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn. Nghiên cứu, phát triển lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về biện pháp huy động vốn. Phòng thẩm định: Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh. Thẩm định đề xuất về hạn mức tín dụng, giới hạn cho vay, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Giám sát, đánh giá, xếp hạng chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng. Phòng thanh toán quốc tê: Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Phòng nghiệp vụ thẻ: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch về dịch vụ thẻ cho khách hàng như bán thẻ tín dụng, thẻ ATM … Phòng Marketting: Thực hiện nghiên cứu thị trường và tiếp cận các đối tượng khách hàng. Lập và xúc tiến việc thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tài trợ … 2 chi nhánh cấp 2 trực thuộc và 9 phòng giao dịch: Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội tệ và ngoại tệ cho khách hàng. Cho vay, phát hành bảo lãnh, thu nợ theo quy định. Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn và thực hiện các biện pháp thu nợ quá hạn. Thực hiện các giao dịch đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng, các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng. HÌNH 1: SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG LÁNG HẠ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC • Phòng kế toán ngân quỹ • Phòng hành chính quản trị • Phòng tin học • Phòng kế hoạch nguồn vốn • Phòng tín dụng • Phòng thẩm định • Phòng thanh toán quốc tế • Phòng nghiệp vụ thẻ • Phòng Marketting Chi nhánh Mỹ Đình • Phòng tổ chức cán bộ • Phòng kiểm tra, kiểm toán nôi bộ Chi nhánh Bách Khoa Phòng giao dịch Phùng Hưng Phòng giao dịch Doãn Kế Thiện Phòng giao dịch Trung Kính Phòng giao dịch Hàng Mã Phòng giao dịch Đào Tấn Phòng giao dịch Khuất Duy Tiến Phòng giao dịch Dịch Vọng Hậu Phòng giao dịch Lò Đúc Phòng giao dịch Lê Thanh Nghị 1.3.3. Đặc điểm hoạt động: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ được đánh giá là một trong những Ngân hàng Thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại. Các nghiệp vụ của Chi nhánh Láng Hạ gồm: Dịch vụ tiền gửi: Chi nhánh Láng Hạ thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức. Dịch vụ tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế. Cho vay vốn, đồng tài trợ. Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực. Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác. Cho vay theo dự án, tài trợ, nhận làm dịch vụ ủy thác – đầu tư các dự án trong nước và quốc tế. Dịch vụ thanh toán trong nước: Nhận tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế. Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước. Thu, chi hộ. Chi trả lương qua tài khoản. Dịch vụ kinh doanh đối ngoại: Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A, DP, CAD), chuyển tiền (TTR). Mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại. Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu. Thanh toán, chuyển tiền biên giới. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế. Thu đổi ngoại tệ. Các dịch vụ khác: Thu tiền tại nơi yêu cầu của khách hàng khi số dư tiền gửi đạt trên 100 triệu đồng. Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức. Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế. Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác. 1.4. Các nguồn vốn của ngân hàng: Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, ngân hàng muốn hoạt động được trước hết phải có vốn. Nhưng mặt hàng kinh doanh của ngân hàng là đặc biệt nên nhu cầu về vốn của ngân hàng là rất lớn. Các nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: 1.4.1. Nguồn vốn tự có: Nguồn vốn này được hình thành từ các bộ phận sau: Vốn điều lệ: Vốn điều lệ là số vốn ban đầu của một ngân hàng thương mại. Nó là tiêu chuẩn cho phép ngân hàng thương mại được thành lập và đi vào hoạt động. Vốn điều lệ có thể do ngân sách Nhà nước cấp đối với các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước, hoặc do các thành viên đóng góp dưới hình thức mua cổ phiếu đối với ngân hàng thương mại cổ phần. Ngoài ra, vốn điều lệ có thể do cá nhân tự bỏ vốn ra trong trường hợp ngân hàng tư nhân. Loại vốn này nói lên quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh ban đầu của ngân hàng. Vốn tích lũy: Vốn tích lũy được hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng thông qua trích nộp các quỹ. Cứ mỗi năm, các ngân hàng căn cứ vào kết quả hoạt động của mình mà trích một phần lợi nhuận của mình để bổ sung vào vốn tự có của ngân hàng. 1.4.2. Nguồn vốn dự trữ: Theo quy định chung, các ngân hàng thương mại đều phải mở tài khoản tại Ngân hàng trung ương và nộp vào đó các khoản dự trữ bao gồm: Dự trữ tối thiểu theo pháp định. Dự trữ đảm bảo hoạt động của ngân hàng. Các khoản dự trữ đặc biệt được pháp luật quy định. 1.4.3. Nguồn vốn vay: Nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng thực hiện vay Ngân hàng Nhà nước thông qua hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá như: tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước … Nguồn vốn này hình thành chủ yếu là để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng quốc tế: Loại vốn vay này thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Bởi vì, ngân hàng muốn có được nguồn vốn này thường phải được phép của Ngân hàng Nhà nước và thường là vay theo hiệp định. Nguồn vốn vay các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác trong nước: Vì các ngân hàng thương mại hoạt động trên các địa bàn khác nhau nên luôn xuất hiện tình trạng ở ngân hàng này thừa vốn huy động do huy động được nhiều vốn mà sử dụng lại không hết, trong khi đó ở ngân hàng khác lại thiếu vốn. Có tình trạng này là vì: Ngân hàng thừa vốn có thể do sự biến động lớn ở thị trường đầu ra mà không mở rộng được hoạt động trong khi vẫn phải duy trì việc huy động vốn để giữ khách hàng. Còn ngân hàng thiếu vốn là do thị trường đầu ra mở rộng trong khi thị trường đầu vào lại không thể mở rộng được nữa, vì thế nên thiếu vốn. Tiền vay có thể có thời hạn từ một ngày đến vài tháng. Các khoản vay mượn này là nguồn vốn quan trọng do khi hoạt động kinh doanh, ngân hàng dễ phát sinh những khó khăn trong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, chi phí vốn cho tiền vay thường xuyên cao hơn so với tiền gửi khác. 1.4.4. Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư: Vốn nhận ủy thác đầu tư là nguồn vốn ủy thác đầu tư của Nhà nước của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế ủy thác cho các ngân hàng thương mại theo các chương trình, dự án có mục tiêu riêng. Khi thực hiện các dự án này, ngân hàng được hưởng một tỷ lệ trên lãi thực thu và trả lãi theo lãi suất ghi trong hiệp định. 1.4.5. Nguồn vốn huy động: I Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất để ngân hàng có thể hoạt động để cho vay. Nguồn vốn này là số tiền ngân hàng nhận được dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm … nhằm mục đích hưởng lãi và các tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng thông qua các dịch vụ ngân hàng. 1.4.5.1. Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng để giao dịch thanh toán trong quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ. Tiền gửi này không có thỏa thuận về thời gian và khách hàng có thể sử dụng tiền vào bất kỳ lúc nào khi họ có nhu cầu. Đối với khách hàng, đây là khoản ký thác để ngân hàng quản lý và thực hiện các nghiệp vụ theo yêu cầu của khách hàng. Số tiền gửi có thể được lấy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai, vào bất kỳ lúc nào dưới bất kỳ hình thức nào (dưới dạng tiền mặt, chuyển khoản hay sử dụng các công cụ thanh toán của ngân hàng). Đối với ngân hàng, đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên các ngân hàng không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn, đa dạng hơn và đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn để tăng trưởng nguồn vốn này. Tuy nhiên đây lại là khoản nợ mà ngân hàng phải luôn chuẩn bị để chi trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào. 1.4.5.2. Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có xác định cụ thể thời gian hoàn trả. Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn nhằm mục đích hưởng lãi hoặc chuẩn bị cho chi tiêu trong tương lai. Nguyên tắc của loại tiền gửi này là không được rút ra trước hạn, nhưng thực tế để cạnh tranh với nhau, các ngân hàng thường chấp nhận việc khách hàng rút ra trước hạn nhưng có chính sách lãi suất khác như cho hưởng lãi suất kỳ hạn ngắn hơn hay lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Hiện nay, để thu hút tối đa loại vốn này, các ngân hàng thường đưa ra nhiều loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt. 1.4.5.3. Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm thường là tiền gửi của dân cư do chưa có nhu cầu sử dụng ngay nên gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai hoặc để an toàn … Tiền gửi tiết kiệm có rất nhiều loại như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn … Loại tiền gửi này luôn đa dạng và phù hợp với thị trường để đáp ứng được mọi nhu cầu gửi tiền của dân cư. 1.4.5.4. Phát hành giấy tờ có giá: Ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi với đặc điểm có kỳ hạn và khoản lãi được hưởng ghi trên bề mặt. Huy động vốn kiểu này nhằm mục đích sử dụng vốn cụ thể. Đặc điểm của loại vốn này là có tính ổn định cao, quyền đòi tiền xếp sau các loại tiền gửi. Ở nước ta, một số loại giấy tờ có giá có thể được mua bán trên thị trường trong khi với các nước mà thị trường tài chính phát triển thì hoạt động mua bán kiểu này diễn ra rất phổ biến. 1.5. Vai trò của huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó quyết định đến quy mô kinh doanh, khả năng sinh lời và các rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng. 1.5.1. Huy động vốn tác động đến khả năng sinh lời: Nguồn vốn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua danh mục tài sản mà nó tài trợ cả về quy mô và cơ cấu. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay, đầu tư vào chứng khoán, mua sắm tài sản cố định, gửi tiền tại ngân hàng khác và thực hiện dự trữ theo quy định để đảm bảo khả năng thanh toán. Quy mô, cơ cấu các nhóm tài sản được xác định căn cứ một phần vào quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động được. Một ngân hàng không thể cho vay các dự án lớn trong khi nguồn vốn có được lại hạn hẹp và cũng không thể cho vay quá nhiều các khoản vay dài hạn hứa hẹn lợi nhuận cao trong khi nguồn vốn của nó lại là ngắn hạn. Mặt khác, tính ổn định về thời hạn và chi phí của nguồn vốn cũng ảnh hưởng đến số tiền phải dự trữ, là cơ sở để tính toán trong đầu tư. Dựa vào đó, ngân hàng cân nhắc xem nên cho vay bao nhiêu, thời hạn cho vay như thế nào, lãi suất cho vay bao nhiêu để phù hợp với nguồn vốn đã huy động được. Vậy, nguồn vốn có ảnh hưởng lớn trong việc quyết định danh mục tài sản đầu tư, nên nó có ảnh hưởng đến doanh lợi của ngân hàng. Vì thế, công tác huy động vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với thu nhập của ngân hàng. Ta có thể xem xét điều này rõ hơn qua công thức xác định lợi nhuận của ngân hàng như sau: Lãi ròng = (Tổng thu nhập từ lãi – Tổng chi phí trả lãi – Dự phòng rủi ro tín dụng) + (Thu nhập khác – Chi phí khác) – Các khoản thuế. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng của ngân hàng, ta thấy: Chi phí trả lãi bị quyết định bởi quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Tiền lãi thu được lại bị quyết định bởi quy mô và thành phần tài sản mà quy mô và thành phần tài sản cũng bị chi phối bởi quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Như vậy, chi phí trả lãi và thu nhập của ngân hàng chịu ảnh hưởng của nguồn vốn có được. Do đó, nguồn vốn có tác động đến lãi ròng của ngân hàng. Vì vậy, để tăng thu nhập từ lãi, ngân hàng thường tìm các nguồn vốn có chi phí thấp, tăng quy mô nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, để tăng thu nhập ngân hàng còn có thể tăng bằng cách tăng thu nhập phi lãi suất khi cung cấp các dịch vụ: Dịch vụ thanh toán quốc tế và nội địa, Nghiệp vụ bảo lãnh, Chuyển đổi ngoại tệ, Quản lý hộ tài sản … Các dịch vụ này đem lại các khoản thu phí dịch vụ ngân hàng. Đây là lợi thế kèm theo của hoạt động huy động vốn. Như thế, khách hàng vừa được sử dụng các dịch vụ của ngân hàng mà vừa cung cấp cho ngân hàng quyền sử dụng tiền của họ. Để có được nguồn vốn phục vụ kinh doanh, ngân hàng phải chi phí nhiều khoản. Các khoản đó gồm: Chi phí tổ chức mạng lưới huy động vốn, chi phí quảng cáo để quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến khách hàng, các chi phí về kiểm ngân, quản lý tiền, kho lưu trữ chứng từ, giấy tờ in, hệ thống máy tính … Các khoản chi này phụ thuộc nhiều vào quy mô kinh doanh của ngân hàng. Nhưng xét cho cùng quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ lại vẫn phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn mà ngân hàng có được. 1.5.2. Huy động vốn ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng: Sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào quy mô và kết cấu của nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Nếu không có sự phù hợp, cân đối giữa cơ cấu sử dụng vốn với nguồn vốn có thể dẫn đến các rủi ro cho ngân hàng. 1.5.2.1. Rủi ro về lãi suất: Việc thay đổi về cơ cấu nguồn vốn và lãi suất huy động đều có thể làm gia tăng hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trong nhiều trường hợp sự thay đổi này lại đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập lớn hơn tuy nhiên có không ít trường hợp lại khiến ngân hàng bị rủi ro về lãi suất. Rơi vào trường hợp sau, thu nhập lãi ròng của ngân hàng bị thu hẹp có khi trở thành âm nếu chi phí trả lãi tăng nhanh hơn thu nhập từ lãi. Do đó, để quản lý rủi ro lãi suất phải gắn chặt với quản lý nguồn vốn và quản lý sử dụng vốn. Hiện nay, nguồn vốn của ngân hàng ngày càng trở nên nhạy cảm hơn với lãi suất. Nguyên nhân là so sự biến động thường xuyên của lãi suất và sự phát triển của các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ. Để tránh rủi ro lãi suất, các nhà đầu tư, những người gửi tiền thường chọn có xu hướng sử dụng những tài sản tài chính ngắn hạn. Do đó để đối phó với tình trạng này, ngân hàng phải có lãi suất hấp dẫn hơn nhằm khuyến khích gửi tiền có thời hạn dài hơn hay phải thường xuyên xác định lại lãi suất trả cho nguồn vốn tùy theo lãi suất trên thị trường. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, dễ dẫn ngân hàng rơi vào nhiều rủi ro mà đặc biệt là rủi ro về lãi suất. Khi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, các ngân hàng ngoà._.i việc tăng cường và hiện đại hóa hệ thống dịch vụ ngân hàng thì cạnh tranh về lãi suất để giữ thị phần cũng là một cách. Nhưng đây là một cách cạnh tranh có độ rủi ro cao, yêu cầu phải tính toán và cân đối phù hợp giữ chi phí huy động vốn và lợi nhuận thu về nhờ sử dụng nguồn vốn đã huy động được đó. 1.5.2.2. Rủi ro về tín dụng: Những thay đổi về quy mô và cơ cấu nguồn vốn cũng như chi phí để huy động được nguồn vốn đo đều có thể ảnh hưởng đến công tác tín dụng. Nếu ngân hàng có quy mô nguồn vốn không đủ lớn để đáp ứng dự án đầu tư lớn lợi nhuận cao thì một là ngân hàng buộc phải từ chối dự án hấp dẫn này. Điều này sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng nên ít khi ngân hàng chọn giải pháp này. Lựa chọn thứ hai thường hay được sử dụng hơn là đi vay. Như vậy, sẽ gia tăng chi phí huy động vốn. Mà các dự án có độ hấp dẫn cao thường lại có độ rủi ro lớn. Nếu ngân hàng nhận định không phù hợp với thực tế khả năng của ngân hàng cũng như về phía khách hàng thì ngân hàng dễ vấp phải rủi ro về tín dụng do chất lượng tài sản bị giảm sút. Ngoài ra cơ cấu nguồn vốn huy động được cũng là điều đáng bàn. Nếu ngân hàng cho vay dài hạn nhiều mà phần lớn nguồn vốn huy động được lại là ngắn hạn hay không có kỳ hạn. Trong trường hợp này rủi ro sẽ cao vì nếu khách hàng đến rút tiền mà kỳ hạn thu lãi tiền vay chưa đến. Hoặc nguồn vốn huy động được chủ yếu là nội tệ nhưng nhu cầu vay vốn ngoại tệ cao hơn nguồn vốn ngoại tệ huy động được. Khi đó ngân hàng lại buộc phải đi vay. Đối với chi nhánh Láng Hạ hiện tượng này là không hiếm. Đã có nhiều lúc nhu cầu ngoại tệ của khách hàng lớn trong khi khả năng cung ứng của chi nhánh có hạn do lượng vốn ngoại tệ huy động được không nhiều, chi nhánh buộc vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Mà chi phí vốn vay thường cao hơn chi phí vốn tiền gửi. 1.5.2.3. Rủi ro về thanh khoản: Rủi ro về khả năng thanh toán của ngân hàng luôn gắn chặt với nguồn vốn. Những người gửi tiền luôn đòi hỏi những lợi ích lớn hơn về lãi suất và dịch vụ ngân hàng mà đôi khi họ còn đòi hỏi cả hai. Nếu ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của họ, họ có thể rút tiền hoặc chuyển tiền đến gửi tại các ngân hàng khác. Đây là một sức ép rất lớn đối với ngân hàng. Ngày nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Một mặt nó sẽ tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng gửi tiền nhưng mặt khác nó buộc ngân hàng phải có biện pháp huy động vốn hợp lý, linh hoạt cũng như quản lý chặt chẽ nguồn vốn đã huy động được này. Nguồn vốn huy động ngắn hạn rất nhạy cảm với lãi suất mà khả năng các dòng tiền ra lại lớn do đó rủi ro thanh toán lại càng lớn. Vì vậy để giảm rủi ro này, các ngân hàng thường cạnh tranh nhau để huy động được các nguồn vốn có kỳ hạn dài và ổn định hơn. 1.5.3. Huy động vốn ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng: Quy mô nguồn vốn huy động được của ngân hàng lớn sẽ cho phép ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng. Mặt khác, nước ta là một nước nhập siêu, do đó nếu nắm giữ được ngoại tệ mạnh thì hoạt động thanh toán quốc tế sẽ rất hiệu quả và sẽ giúp tiếp thị hiệu quả khách hàng tín dụng. Ngoài ra, với nguồn vốn lớn mạnh thì khả năng đảm bảo thanh toán của ngân hàng sẽ cao hơn nên uy tín sẽ lớn hơn. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính tiền tệ sẽ cao hơn. Cơ cấu huy động vốn phong phú sẽ góp phần đa dạng hóa hoạt động cho vay vốn. Nếu vốn huy động được của ngân hàng chỉ toàn là vốn ngắn hạn thì ngân hàng tất phải nghĩ đến việc hạn chế cho vay dài hạn mà tăng cho vay ngắn hạn để có sự cân đối trong huy động và sử dụng vốn. Hơn nữa, cơ cấu huy động vốn đa dạng sẽ góp phần nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn chảy vào ngân hàng. Điều này sẽ giúp tăng quy mô nguồn vốn. Đồng thời nó cũng giúp ngân hàng kinh doanh thuận lợi hơn, giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Như vậy, độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng cũng sẽ được nâng cao. 1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn huy động. Vốn huy động của ngân hàng chủ yếu được hình thành thông qua quá trình tập trung một bộ phận tiền tệ của dân cư, của các đơn vị kinh tế . Do vậy hoạt động huy động vốn của một ngân hàng thương mại chịu tác động của rất nhiều yếu tố, từ các yếu tố mang tính chất vĩ mô đến các yếu tố ở tầm vi mô. Trong đó các yếu tố chính yếu được phân tích như sau: 1.6.1. Yếu tố lãi xuất huy động: Không phải ngân hàng cứ đưa ra được mức lãi xuất cao là có thể thu hút được vốn nhàn rỗi của dân cư mà vấn đề là ở chỗ với mức lãi xuất cụ thể do ngân hàng đưa ra sẽ đem lại cho người gửi tiền mức lợi tức thực tế là bao nhiêu, điều đó có nghĩa là mức lãi xuất mà ngân hàng đưa ra phải đảm bảo luôn lớn hơn tỉ lệ lạm phát. Thông thường quy mô của tiền gửi ngân hàng biến động tỷ lệ thuận với lãi xuất huy động. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt thì quy luật này bị phá vỡ. Chẳng hạn khi lãi xuất huy động giảm nhưng người gửi vẫn thu được một khoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỷ lệ trượt giá thì vốn lưu động ở ngân hàng vẫn có thể tăng lên. Như vậy, có thể nói lãi suất huy động là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất vấn ảnh hưởng lớn nhất đến tiền gửi tiết kiệm. Chính vì lẽ đó, khi đưa ra mức lãi suất huy động cụ thể, ngân hàng cần phải căn cứ vào tình hình nền kinh tế, vào chính sách tín dụng phương hướng phát triển kinh tế của Nhà nước. 1.6.2. Tính chất ổn định của nền kinh tế xã hội : Một xã hội, một nền kinh tế được đánh giá là ổn định khi nó không có dấu hiệu xảy ra của làm phát, của khủng hoảng hay chiến tranh. Nếu nền kinh tế xã hội được ổn định thì đời sống nhân dân được nâng cao. Việc sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế được phát triển thì vốn ngân hàng sẽ lớn. Còn ngược lại trong điều kiện nền kinh tế bất ổn định giá cả và do đó sức mua của đồng tiền thau đổi thường xuyên, dân cư thường có xu hướng giữ tiền mặt hoặc quy đổi ra các đồng tiền khác có tính ổn định cao và cất giữ trong gia đình thay vì đem số tiền đó đến gửi tại các Ngân hàng, các quỹ tiết kiệm. Đặc biệt là trong các nước mà hệ thống Ngân hàng thương mại chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng trung ương trong vấn đề lãi suất thì hiện tượng trên rất phổ biến do sự thay đổi vủa lãi suất huy động mà Ngân hàng đưa ra không thay đổi kịp với sự biến động của giá cả trên thị trường. 1.6.3. Yếu tố tiết kiệm trong nền kinh tế: Vốn huy động của một Ngân hàng thương mại chủ yếu được hình thành từ nguồn huy động trong dân cư. Đây là lượng tiền tạm thời nhàn rỗi có được chủ yếu là do tiết kiệm, chính vì vậy mà công tác huy động vốn của một ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố tiết kiệm. Nếu có tiết kiệm sẽ làm tăng khối lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội, qua đó có thể làm tăng quy mô và chất lượng công tác huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, bản thân yếu tố tiết kiệm chịu sự tác động của các yếu tố khác như : Tâm lý người tiêu dùng trong dân cư : Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố tích kiệmm, bởi vì tâm lý tiêu dùng của dân rất khác nhau giữa các vùng, các địa phương và các quốc gia. Có thể với cùng một mức thu nhập, cùng một giá sinh hoạt như nhay nhưng ở nơi này lượng tiền bỏ ra vào tiết kiệm rất lớn nhưng ở nơi khác lại rất nhỏ do tâm lý thích tiêu dùng của dân cư ở đây. Chính vì lẽ đó thu nhập cao chưa hẳn tiết kiệm đã cao. Thu nhập của dân cư : Dân cư có thu nhập càng cao thì khối lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể cũng tăng nhiều, bởi vì với mức thu nhập lớn thì khả năng thoả mãn các nhu cầu thiết yếu sẽ cao hơn và do đó sẽ có nhiều khoản tiết kiệm hơn. 1.6.4. Môi trường kinh doanh ngành ngân hàng : Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Cạnh tranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa các ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trực tiếp mua chứng khoán của công ty hoặc các giấy tờ có giá như trái phiếu của chính phủ. Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng do các yếu tố : các thay đổi chính sách về tài chính – tiền tệ, đổi mới tài chính doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, sự phát triển của thị trường chứng khoán. Trong môi trường ngành ngân hàng, cạnh tranh về tiền gửi diễn ra dưới nhiều hình thức. Nhưng vì cạnh tranh, lãi suất tiền gửi tăng lên trong khi giá dịch vụ liên quan đến tiền gửi giảm xuống. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. 1.6.5. Chiến lược khách hàng trong huy động vốn : Với sự phát triển không ngừng và ngày càng lớn mạnh của ngành ngân hàng, khách hàng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng, mà theo họ là thuân lợi hơn chứ không chỉ là nơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời bởi lãi suất. Vì vậy, ngân hàng cần có chiến lược khách hàng đúng đắn trong hoạt động nói chung và trong huy động vốn nói riêng. Đầu tiên, ngân hàng phải hiều được động cơ, thói quen và mong muốn của người gửi tiền thông qua phân tích lợi ích của khách hàng. Mục đích gửi tiền của doanh nghiệp thường là nhờ ngân hàng giữ và quản lý, ký quỹ hay chi trả giùm trong thanh toán. Nhưng mục đích chủ yếu của các cá nhân gửi tiền tiết kiệm lại là để hưởng lãi. Mục đích của tiền gửi giao dịch là để phát hành séc thanh toán còn tiền gửi có kỳ hạn là để giành tiền cho đầu tư tiêu dùng trong tương lai và cũng là để hưởng lời từ lãi suất. Chiến lược khách hàng trong huy động vốn của ngân hàng thường gồm một hệ thống chính sách và biện pháp để đáp ứng và gợi mở nhu cầu liên quan đến huy động vốn. Hệ thống này thường gồm : Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ được coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Hệ thống lãi suất được sử dụng như một công cụ quan trọng trong huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải có một mức lãi suất cạnh tranh, có các ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, thường hay gửi tiền tại ngân hàng. Chính sách về sản phẩm và dịch vụ tiền gửi ngân hàng. Các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ phải phù hợp với nhu cầu của thi trường mà vẫn mở rộng và phát triển thêm được các dịch vụ ngân hàng mới. Chính sách về kỹ thuật. Đây là các biện pháp giúp đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi trong giao dịch với khách hàng. Liên quan đến bố trí mạng lưới thu hút vốn hiệu quả, hoàn thiện công nghệ trong ngân hàng, làm thông suốt hệ thống thanh toán của ngân hàng ... Chính sách phục vụ và giao tiếp với khách hàng. Ngày nay, khi ngành ngân hàng ngày càng phát triển, các loại hình dịch vụ của các ngân hàng ngày cang xích lại giống nhau thì điểm giúp phân biệt chính là chât lượng phục vụ và kỹ năng giao tiếp. Nó giúp tạo và củng cố uy tín cảu ngân hàng trên thị trường. Đồng thời nó giúp giữ chân các khách hàng truyền thống của ngân hàng và thu hút thêm khách hàng mới. 1.6.6. Một số yếu tố khác: Hiệu quả của công tác huy động vốn còn phu thuộc vào nhiều nhân tố khác như : Chiến lược kinh doanh của ngân hàng : Ngân hàng cần dự báo được các thay đổi của môi trường kinh doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp trong đó có chiến lược về phát triển nguồn vốn. Quy mô vốn tự có : Nó giúp củng cố niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng và ảnh hưởng đến giới hạn tối đa quy mô nguồn vốn. Uy tín của ngân hàng và các mối quan hệ ngân hàng tạo lập được với khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn : Sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Các chính sách, quy định của chính phủ và Ngân hàng Trung ương. Thay đổi về chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất của chính phủ và Ngân hàng Trung ương sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thu hút vốn của ngân hàng. Sự ổn định về chính trị hay ngoại giao cũng có tác động đến quan hệ nguồn vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Các chỉ tiêu kinh tế như : tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát ... 1.7. Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn : Nguồn vốn của ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Trong đó, nguồn vốn có những thành phần không ổn định, nhưng khả năng giao dịch lại cao, tỷ lệ lãi suất thấp. Một số khác thì có độ ổn định cao hơn nhưng lại có tỷ lệ lãi suất cao hơn. Thông thường lãi suất có tỷ lệ thuận với kỳ hạn của nó. Khách hàng có các khoản tiền gửi khác nhau dẽ có những phản ứng khác nhau đối với sự thay đổi của lãi suất và chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Vì vậy, khối lượng, cơ cấu, sự ổn định, chi phí huy động và quản lý nguồn vốn là những yếu tố giúp đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Một ngân hàng có công tác huy động vốn hiệu quả khi : Quy mô nguồn vốn huy động đủ lớn để tài trợ danh mục tài sản đa dạng và không ngừng tăng trưởng. Cơ cấu nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. Nguồn vốn tăng trưởng với sự ổn định cao. Nguồn vốn có chi phí hợp lý. CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh: 2.1.1. Về hoạt động huy động vốn: Bản chất vốn huy động là tài sản của các chủ sở hữu khác nhưng là khách hàng của Ngân hàng nên Ngân hàng được phép sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư … của Ngân hàng nhưng phải đảm bảo các quy định bắt buộc. Nguồn vốn huy động là nguồn kinh doanh quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, các ngân hàng luôn luôn tìm mọi giải pháp để tăng nguồn vốn này. Do đó Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ rất coi trọng hoạt động huy động vốn. Đây được coi là một trong các công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động của mình. Chi nhánh luôn coi trọng chiến lược khách hàng trong huy động vốn, đồng thời cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm khai thác các nguồn vốn trên địa bàn như: mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh, các hình thức huy động phong phú, đa dạng. Đặc biệt, tiền gửi trong dân cư được giữ vững qua các đợt huy động như tiết kiệm dự thưởng mừng Xuân. Nhờ đó, nguồn vốn huy động được của Chi nhánh Láng Hạ nhìn chung là tăng qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động được năm 2003 là 4,030 tỷ đồng, đến năm 2006 là 5,905 tỷ đồng, còn năm 2007 là 7,275 tỷ đồng. BẢNG 1: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng nguồn vốn huy động 4,030 4,470 4,023 5,905 7,275 2. So với năm trước (%) 100 110.92 90 146.78 123.20 Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ 2.1.2. Về công tác tín dụng: Bên cạnh công tác huy động vốn, việc sử dụng nguồn vốn đã huy động được như thế nào cho hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng. Hoạt động này quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi tức nhất cho chi nhánh. Hiện nay, số lượng khách hàng là doanh nghiệp thường xuyên vay vốn của chi nhánh là 100 đến 130 doanh nghiệp. BẢNG 2: KẾT QUẢ CHO VAY VỐN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1. Tổng doanh số cho vay 2,171 4,519 4,992 5,372 6,059 2. Tổng dư nợ 1,505 2,200 1,876 2,057 2,846 3. Nợ xấu - 2.79 6.75 9.79 21.60 4. Tỷ lệ nợ xấu (%) - 0.13 0.36 0.48 0.76 Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Về quy mô: Tính đến 31/12/2005, tổng doanh số cho vay đạt 4,992 tỷ đồng, còn đến năm 2007 đã đạt mức tăng trưởng là 6,059 tỷ đồng. Từ 2003 đến 2007, tổng doanh số cho vay của doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm. Tổng dư nợ của chi nhánh nhìn chung là tăng qua các năm. Tuy nhiên, năm 2005, dư nợ giảm, chỉ bằng 85% so với năm 2004 và chỉ đạt 78% so với kế hoạch đặt ra cho năm 2005. Nguyên nhân do dư nợ của chi nhánh Láng Hạ chịu sự chi phối rất lớn các các Tổng công ty lớn như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp ráp máy Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Lắp máy Hà Nội, Tổng công ty phụ tùng. Khi các Tổng công ty này thay đổi số lượng dư nợ sẽ ảnh hưởng tổng dư nợ năm của chi nhánh. Mặt khác, thời điểm này nguồn vốn huy động được của Ngân hàng cũng giảm so với năm trước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tín dụng thời điểm này của chi nhánh. Về tỷ lệ nợ xấu, năm 2003, chi nhánh có 100% là nợ lành mạnh. Còn các năm còn lại, tỷ lệ nợ xấu đều ở mức cho phép, dưới 1% so với tổng dư nợ. Về cơ cấu: - Dư nợ theo thời hạn: Xét về số tuyệt đối, cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn của chi nhánh đều tăng lên. Về tỷ trọng từng loại trong tổng dư nợ, ta thấy chi nhánh có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm dần, từ 75.05% năm 2001 giảm xuống còn 47.33% vào năm 2005, đến 2007 chỉ còn 39.08%. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng tăng lên, từ 24.95% năm 2001 tăng lên 52.67% năm 2005, và tính đến cuối năm 2007 là 60.92% trong tổng dư nợ của chi nhánh. - Dư nợ theo thành phần kinh tế: Chi nhánh đã có sự thay đổi đáng kể trong việc cho vay. Chi nhánh đã mở rộng và không ngừng đẩy mạnh việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống. Tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước tuy chiếm khối lượng lớn, trên 50% nhưng đã có sự giảm dần qua các năm, từ 82.26% năm 2003 đến 2005 giảm xuống còn 61.89%, và chỉ còn 53.37% vào 2007. Hai thành phần còn lại không những tăng về tỷ trọng mà còn tăng về số tuyệt đối. Đặc biệt, thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự tăng trưởng mạnh rõ rệt. So năm 2007 với năm 2003, dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng khoảng gấp 4 lần về tỷ trọng. Chi nhánh trước nay có dư nợ phụ thuộc rất nhiều vào các tổng công ty nhà nước lớn. Giảm tỷ trọng dư nợ của thành phần này sẽ giúp chi nhánh chủ động hơn và giảm việc phụ thuộc. BẢNG 3: CƠ CẤU DƯ NỢ TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) 1. Doanh nghiệp nhà nước 1,238 82.26 1,752 79.64 1,161 61.89 1,245 60.53 1,519 53.37 2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 228 15.15 400 18.18 660 35.18 756 36.75 1,167 41.00 3. Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố chứng chỉ có giá 39 2.59 48 2.18 55 2.93 56 2.72 160 5.62 4. Ngắn hạn 581 38.60 1200 54.55 988 52.67 1269 61.69 1730 60.79 5. Trung dài hạn 924 61.40 1000 45.45 888 47.33 788 38.31 1,116 39.21 6. Tổng dư nợ 1,505 100 2,200 100 1,876 100 2,057 100 2,846 100 Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ - Dư nợ theo loại tiền: HÌNH 2: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO LOẠI TIỀN Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Từ 2003 – 2007, chi nhánh có sự tăng trưởng khá cao kể cả về dư nợ nội tệ và ngoại tệ. Dư nợ nội tệ năm 2003 là 1,004 tỷ, đến năm 2005 tăng lên 1,101 tỷ đồng, và đến năm 2007 đã tăng mạnh lên 1,452 tỷ đồng. Dư nợ ngoại tệ năm 2003 của chi nhánh là 501 tỷ đồng, năm 2005 là 775 tỷ đồng, còn năm 2007 là 1,394 tỷ đồng. Theo biểu đồ, ta thấy năm 2005 có sự sụt giảm dư nợ cả về nội tệ và ngoại tệ. Nguyên nhân gây giảm dư nợ ngoại tệ là do giảm dư nợ của Tổng công ty xăng dầu vì cho vay bằng ngoại tệ có chênh lệch lãi suất quá thấp. Vì vậy chi nhánh phải chủ động đàm phán để chuyển sang cho vay bằng đồng nội tệ với chênh lệch lãi suất cao hơn. Nhưng dư nợ nội tệ so với năm trước vẫn giảm sút vì một số tổng công ty lớn, khách hàng của chi nhánh giảm một lượng lớn về dư nợ nội tệ. 1.2.3. Về một số hoạt động khác: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh Láng Hạ đã thu về 875 triệu đồng năm 2004, năm 2005 là 535 triệu đồng, năm 2006 là 212 triệu đồng, đặc biệt năm 2007 đạt 2,779 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, tổng số lượng thẻ ATM của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm từ 4,500 thẻ năm 2004, đến 9,524 thẻ năm 2005, năm 2006 là 26,947 thẻ và năm 2007 là 43,202 thẻ. Việc số lượng thẻ ATM ngày càng tăng đã mang lại một lượng tiền gửi không kỳ hạn không nhỏ cho Chi nhánh. 1.2.4. Kết quả kinh doanh: BẢNG 4: THU CHI TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng thu 302,836 308,287 406,718 575,520 808,164 Tổng chi 191,699 221,987 340,135 498,213 728,676 Chênh lệch thu - chi 111,137 86,300 66,583 77,307 79,488 Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Chi nhánh Láng Hạ. Qua bảng trên ta thấy, tổng thu và tổng chi tăng dần qua các năm. Đặc biệt tăng rất mạnh vào năm 2007. Tổng thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 40.42% tương đương với 232,644 triệu đồng. Trong khi đó, tổng chi của năm 2007 cũng là lớn nhất, 728,676 triệu đồng, tăng 230, 463 triệu đồng. Tổng thu, chi của ngân hàng tăng dần qua các năm là chứng tỏ ngân hàng không ngừng lớn mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. 2.1. Thực trạng huy động vốn: 2.1.1. Quy mô: HÌNH 3: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn LángHạ Tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh trong giai đoạn này tăng, năm sau tăng so với năm trước. Nhưng năm 2005, tổng vốn huy động được lại giảm so với năm 2004. Tuy nhiên so với kế hoạch Trung ương giao (kế hoạch đã điều chỉnh) thì lại đạt 101% kế hoạch, tức là vượt mức kế hoạch được giao. Nguyên nhân khiến nguồn vốn năm 2005 huy động được lại giảm đi so với năm 2004 do nhu cầu sử dụng vốn của một số đơn vị kinh tế có nguồn tiền gửi tại chi nhánh lớn, việc giảm huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đồng thời cũng do lãi suất huy động với các ngân hàng khác ngoài hệ thống cao hơn. Vì vậy, mặc dù nguồn vốn huy động có giảm so với năm 2004 nhưng thực chất là đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định hơn. Riêng năm 2007, đây là năm có tổng nguồn vốn huy động được cao nhất trong cả thời kỳ từ 2003 – 2007. Bối cảnh hoạt động của chi nhánh năm 2007 rất khó khăn khi cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng quyết liệt với sự ra đời ngày càng nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại tư nhân. Mặt khác, trong năm này, thị trường vốn không ổn định. Tuy nhiên, Chi nhánh đã khắc phục khó khăn, huy động được số vốn lớn nhất từ trước đến nay là 7,275 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2006 và đạt 115% kế hoạch năm 2007. Tóm lại, trong giai đoạn 2003 đến 2007, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ đã có sự tăng trưởng mạnh về vốn huy động. Tuy năm 2005 có sự giảm sút cả về mức tăng trưởng nguồn vốn (so với 2004 chỉ đạt 90%, giảm 447 tỷ đồng về số tuyệt đối) và cả tổng nguồn vốn huy động nhưng lại đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2007, chi nhánh gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn nhưng chi nhánh đã khắc phục được và không những đạt mức tăng trưởng lớn về huy động vốn mà còn vượt mức kế hoạch đã đặt ra. 2.1.2. Cơ cấu: 2.1.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: Đây là việc phân chia nguồn huy động được thành 2 loại là nội tệ và ngoại tệ. Trong bối cảnh nước ta là nước nhập siêu thì nếu luôn nắm giữ được ngoại tệ mạnh thì hoạt động thanh toán quốc tế sẽ đạt hiệu quả đồng thời cũng là động lực để tiếp thị khách hàng tín dụng. Nhìn chung, về số tuyệt đối, vốn nội tệ và vốn ngoại tệ huy động của ngân hàng tăng theo thời gian. Trong đó, xét về cơ cấu vốn thì tỷ trọng vốn ngoại tệ có xu hướng tăng. Vốn nội tệ luôn giữ tỷ trọng lớn trong toàn thời kỳ, luôn trên 70%. Nguyên nhân năm 2005 giảm cả về lượng và tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ là do sự tăng mạnh về nhu cầu sử dụng vốn ngoại tệ của BẢNG 5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THEO LOẠI TIỀN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) 1. Vốn nội tệ 3,076 76.33 3,197 71.52 3,136 77.95 4,854 82.20 6,230 85.64 2. Vốn ngoại tệ 954 23.67 1,273 28.48 887 22.05 1,051 17.80 1,045 14.36 3. Tổng nguồn vốn 4,030 100 4,470 100 4,023 100 5,905 100 7,275 100 Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn LángHạ một số đơn vị kinh tế có nguồn tiền gửi tại ngân hàng. Nhưng so với kế hoạch đặt ra cho thu hút nguồn ngoại tệ, ngân hàng đã thực hiện được 111% với kế hoạch, tức là đã vượt kế hoạch đặt ra. Hai năm 2006 và 2007, nguồn vốn ngoại tệ tăng nhưng không tăng mạnh bằng đồng nội tệ. Do đó, tỷ trọng vốn ngoại tệ giảm. Trong cả giai đoạn, năm 2004 là năm huy động được lượng lớn nhất về tỷ trọng vốn ngoại tệ. Nhưng ngân hàng lại không đạt kế hoạch đặt ra cả về huy động nội tệ và ngoại tệ. Về vốn nội tệ, ngân hàng chỉ đạt 87% so với kế hoạch. Còn vốn ngoại tệ tuy có tỷ trọng cao nhất trong toàn giai đoạn nhưng so với kế hoạch chỉ đạt 68%. 2.1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn: Cơ cấu huy động vốn xét theo thời hạn gửi thường được chi làm 2 loại chính là nguồn vốn có kỳ hạn và nguồn vốn không kỳ hạn. Nguồn vốn không kỳ hạn thường có lãi suất tiền gửi thấp nhưng bù lại người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào. Đối với ngân hàng đây là nguồn vốn có tính ổn định không cao. Nếu tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn huy động được cao thì sẽ gây bất lợi cho ngân hàng khi khách hàng bất chợt rút ra một khối lượng tiền lớn. Nó sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cân đối nguồn. Đồng thời tỷ trọng vốn không kỳ hạn lớn sẽ buộc ngân hàng phải có tồn quỹ lớn để đối phó với việc rút vốn bất thường. Nguồn vốn có kỳ hạn lãi suất gửi cao hơn vốn không có kỳ hạn, thường đến một ngày nhất định nào đó ngân hàng mới phải trả lại cho khách hàng. Tuy nhiên đây là nguồn vốn có sự ổn định cao cho ngân hàng. Đó là do đặc thù của nguồn vốn này, ngân hàng biết trước và tự chủ được thời hạn trả tiền cho khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này cho vay một cách hiệu quả. Dù cho khách hàng muốn rút tiền trước thời hạn, trường hợp này có hai cách giải quyết. Hoặc là người gửi đó được vay của ngân hàng một khoản tiền tương ứng với số tiền mà họ cần và đến hạn trả tiền sẽ dùng tiền đó để hoàn trả lại cho ngân hàng. Hoặc là người gửi và ngân hàng thỏa thuận với nhau được rút trước nhưng hưởng lãi suất thấp hơn. Như vậy, ngay cả khi người gửi đột ngột xin rút trước kỳ hạn thì ngân hàng cũng vẫn nắm được quyền chủ động. Một ưu điểm nữa của loại nguồn này chính là tồn quỹ để dự phòng rủi ro không cần nhiều. Xét nguồn vốn huy động tại chi nhánh, ta có 3 loại nguồn phân chia theo thời hạn gửi là: Nguồn vốn không kỳ hạn, Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng và nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng. Nguồn vốn không kỳ hạn giảm từ năm 2003 đến năm 2004. Năm 2004 chỉ bằng 88.95% so với năm 2003. Nguồn này giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Từ năm 2005 đến 2007, nguồn vốn này đã tăng dần lên từ 985 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 1,982 tỷ đồng vào năm 2007. Đến năm 2007, nguồn vốn không kỳ hạn mà chi nhánh huy động được chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả giai đoạn. Năm 2007, nguồn vốn không kỳ hạn tăng 704 tỷ đồng so với năm 2006 và chiếm 27.24% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng có sự biến động mạnh trong giai đoạn này, từ 291 tỷ đồng đến 1,367 tỷ đồng, tỷ trọng thì biến động từ 4% đến 30.58%. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng là nguồn vốn có thời hạn dài hạn nên có độ ổn định cao nhất. Trong cả giai đoạn từ 2003 đến 2007, nguồn vốn này có sự tăng trưởng ổn định nhất và tăng mạnh nhất. So sánh vốn có kỳ hạn trên 12 tháng ở năm 2003 và năm 2007, ta thấy năm 2007 gấp 2003 hơn gấp 3 lần. Nguồn vốn này cũng luôn giữ tỷ trọng cao, trên 46% so với tổng nguồn vốn. Đặc biệt năm 2007, loại vốn này chiếm tới 68.76% tổng vốn huy động. BẢNG 6: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI HẠN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) 1. Vốn không kỳ hạn 1,032 25.61 918 20.54 985 24.48 1,278 21.64 1,982 27.24 2. Vốn có kỳ hạn <12 tháng 1,111 27.57 1,367 30.58 820 20.38 859 14.55 291 4.00 3. Vốn có kỳ hạn >12 tháng 1,887 46.82 2,185 48.88 2,218 55.13 3,768 63.81 5,002 68.76 4. Tổng nguồn vốn 4,030 100 4,470 100 4,023 100 5,905 100 7,275 100 Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn LángHạ 2.1.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế Với cách phân loại này, nguồn vốn huy động được chia làm 3 loại là: nguồn vốn từ dân cư, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn từ dân cư của chi nhánh tăng dần theo thời gian. Năm 2005, nguồn vốn này chiếm 1,491 tỷ đồng, chiếm 37.06%. Có được kết quả đáng khích lệ như vậy là do năm 2005, chi nhánh đã thực hiện nhiều Chương trình tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn, đánh vào thị hiếu của người dân. Nhưng chỉ tiêu này so với kế hoạch đề ra còn thấp. Nhìn chung trong cả giai đoạn từ 2003 đến 2007, nguồn vốn huy động từ dân cư tuy có tăng trưởng mạnh nhưng không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (theo kế hoạch là phải đạt trên 42% tổng nguồn vốn). Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế trong giai đoạn này có xu hướng tăng mạnh. Tỷ trọng của thành phần tiền gửi này tăng từ 36.43% năm 2003 đã tăng lên 62.42% vào năm 2007. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng có xu thế giảm dần, xuống còn 2.19% vào năm 2005 dù có hơi tăng trong 2 năm 2006 và 2007 thì cũng chi chiếm dưới 11% so với tổng nguồn vốn. Xu thế này là phù hợp theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và kế hoạch phát triển nguồn vốn của chi nhánh. Chi nhánh chủ trương hướng vào việc tìm các nguồn vốn rẻ và ổn định đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư. Nguồn vốn gửi ủy thác đầu tư có xu hướng tăng dần cả về lượng tiền gửi và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2005, nguồn này tăng 1000 tỷ đồng, chiếm 24.86%. BẢNG 7: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) 1. Tiền gửi dân cư 1,032 25.61 1,153 25.79 1,491 37.06 1,775 30.06 2,367 32.54 2. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1,468 36.43 1,551 34.7 1,444 35.89 3,505 59.36 4,528 62.24 3. Tiền gửi các tổ chức tín dụng 630 15.63 766 17.14 88 2.19 625 10.58 380 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28458.doc
Tài liệu liên quan