Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Chương I Những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán I. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN 1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán Nhiều người trong chúng ta hẳn đã từng gặp những tình huống khó xử khi trong người không có tiền mặt (ngay cả đối với những người “tiền nong không thành vấn đề”). Chiếc thẻ đầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng về thẻ tín dụng ra đời từ một tình huống tương tự thế. Đó là vào một buổi tối năm 1949, sau khi ăn tối ở một nhà hàng, ông Frank Mc Namara, một doanh nhân ngư

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời Mỹ, bỗng phát hiện mình không mang theo tiền mặt và ông buộc phải gọi điện về nhà để người nhà mang tiền đến trả. Cũng vào thời gian này, ở Mỹ, người ta đã sử dụng khá phổ biến các loại thẻ để mua hàng, mua xăng nhưng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch. Từ những bất cập đó, Frank đã sáng tạo ra thẻ “Diners Club”, một loại thẻ tín dụng đầu tiên trên thế giới. Với lệ phí hàng năm là 5USD, những người mang thẻ “Diners Club” có thể ghi nợ khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Đến năm 1951, hơn 1 triệu USD được chi tiêu bằng thẻ này tại Mỹ. Cũng trong năm 1951, Ngân hàng Franklin National Bank ở LongIsland, New York phát hành thẻ tín dụng đầu tiên của mình. Tại đây, khách hàng đệ trình đơn xin vay và được thẩm định khả năng thanh toán . Các ngân hàng đủ tiêu chuẩn sẽ được duyệt cấp thẻ. Thẻ này dùng thanh toán cho các thương vụ bán lẻ hàng hoá- dịch vụ. Các chủ thẻ rất thích hình thức này vì được hưởng khoản tín dụng không tính lãi do ngân hàng cấp, còn các ĐVCNT cũng bán được nhiều hơn. Chính vì sự tiện lợi của Diners Club cũng như sự ưa thích của cả chủ thẻ lẫn ĐVCNT nên đến năm 1955, hàng loạt các loại thẻ tương tự ra đời, như: Trip Charge, Goldenkey, Gourment, Guest Club, Esquire Club, … Năm 1958 Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Trong giai đoạn này, phần lớn thẻ dành cho giới doanh nhân giàu có, những người có thu nhập cao. Sau đó, các ngân hàng đã cảm nhận rằng giới bình dân mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai. Vì vậy, các ngân hàng bắt đầu để ý đến phân đoạn thị trường rộng lớn này. Khi tầng lớp bình dân bắt đầu sử dụng thẻ Bank Americard do Bank of American phát hành (vào năm 1960) thì việc kinh doanh của ngân hàng này trở nên phát đạt và dậy lên làn sóng học hỏi của các ngân hàng thương mại khác. Chẳng bao lâu, năm 1967 Bank Americard gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của Mastercharge (do tổ chức Western States Bankcard Association phát hành). Từ đây, kinh doanh loại hình dịch vụ mới này phát triển rầm rộ không chỉ trên đất Mỹ. Để phù hợp với sự phát triển này, Bank Americard đã trở thành VISA USA (1977) và sau đó là Tổ chức VISA Quốc tế còn Mastercharge trở thành Tổ chức Mastercard Quốc tế (1979). Nhận ra rằng người tiêu dùng không nề hà việc trả lãi 16%-20% trên bảng quyết toán thẻ tín dụng của họ, các công ty viễn thông quốc tế, công ty xe hơi, bảo hiểm, các hãng hàng không… đã vào cuộc. Ngày nay, với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm Mastercard và VISA card chỉ đứng sau tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Cùng với nó, thẻ JCB, Diners Club và AMEX cũng chiếm lĩnh thị trường rộng lớn. Hiện nay, trên thế giới, thẻ tín dụng quốc tế được xem như một công cụ thanh toán hiện đại, văn minh, thuận tiện đặc biệt là ở các nước phát triển. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn những tính năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán nhanh gọn, chính xác, an toàn và tiện lợi. 2. Phân loại thẻ thanh toán a/ Theo công nghệ sản xuất Thẻ băng từ ( Magnetic Stripe) Thẻ được sản xuất dựa trên kĩ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin được mã hoá ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng cũng có thể bị người khác lợi dụng vì thông tin ghi trong thẻ hẹp và mang tính cố định nên không thể áp dụng kĩ thuật mã hóa an toàn, có thể đọc được dễ dàng băng thiết bị gắn máy vi tính. Thẻ thông minh ( Smart Card ) Là thế hệ thẻ mới nhất của thẻ thanh toán, có tính an toàn bảo mật rất cao. Thẻ thông minh dựa trên kĩ thuật xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ một chíp điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo. Tuy vậy, do là công nghệ mới, có giá thành cao nên việc phát hành chấp nhận thanh toán loại thẻ này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển. b/ Theo chủ thể phát hành Thẻ do ngân hàng phát hành ( Bank Card ) Đây là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một cách linh hoạt tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành ( Non-bank Card ) Đây là thẻ du lịch và giả trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành bởi các công ty xăng dầu, điện thoại, các cửa hiệu lớn. c/ Theo tính chất thanh toán của thẻ: Thẻ tín dụng ( Credit Card ) Đây là loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán cho các hàng hoá dịch vụ với hạn mức chi tiêu nhất định mà ngân hàng cho phép căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của chủ thẻ. Thẻ tín dụng là một hình thức chi tiêu trước, trả tiền sau với thời hạn ưu đãi không thu lãi (khoảng từ 10 dến 45 ngày). Chủ thẻ có thể thanh toán một phần hoặc có thể là toàn bộ số tiền đã chi tiêu vào cuối mỗi kỳ tín dụng theo sao kê hàng tháng. Thẻ Ghi Nợ ( Debit Card ) Đây là loại thẻ do ngân hàng phát hành cho người có tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng cho phép chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán cho chủ hàng toàn bộ hay một phần số dư của thẻ. Việc thanh toán này được tiến hành trên cơ sở chuyển khoản tiền từ tài khoản của chủ thẻ sang tài khoản của người bán hàng. Chủ thẻ được chi tiêu trong phạm vi mình có, nhưng để gia tăng tính cạnh tranh sản phẩm thẻ của mình, các ngân hàng có thể cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản: Thẻ online: Là thẻ ghi nợ mà giá trị giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ Thẻ offline: là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ đựơc khấu trừ vào tài khoản ngay sau giao dịch vài ngày. Thẻ rút tiền mặt ( Cash card ) Là loại thẻ với chức năng chuyên biệt để rút tiền mặt tại các máy ATM hoặc ở các ngân hàng. Chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi tại tài khoản ở ngân hàng hoặc phải được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng thẻ được. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền ký quỹ. Cash Card có những loại sau: Thẻ rút tiền mặt ATM ( Automatic Teller Machine ) Thẻ đảm bảo thanh toán séc ( Check Guarantee Card) Các loại thẻ Debit với các thương hiệu như CIRCUS, IDPLUS của VISA; MASTRO của Master Card. Thẻ lưu giữ giá trị ( Stored Value Card ) Thẻ được phát hành bằng cách nộp một số tiền nhất định để mua thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần. Thẻ này thường được sử dụng để mua bán hàng hoá có giá trị tương đối nhỏ như xăng dầu ở các trạm bán xăng tự động, gọi điện thoại, thanh toán phí cầu đường. d/ Theo phạm vi lãnh thổ Thẻ nội địa Là loại thẻ đựơc giới hạn trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, do vậy đồng tiền được sử dụng trong giao dịch mua bán hàng hoá hay rút tiền mặt phải là đồng bản tệ. Thẻ quốc tế Đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn cầu, sử dụng ngoại tệ mạnh để thanh toán,. Thẻ quốc tế được hỗ trợ và quản lý bởi những tổ chức tài chính lớn như Master Card, VISA. hoặc các công ty điều hành như AMEX, JCB, Diners Club..., hoạt động theo một hệ thống thống nhất, đồng bộ. e/ Theo mục đích sử dụng Thẻ kinh doanh hay còn gọi là thẻ công ty ( Business Card ) Là loại thẻ được phát hành cho nhân viên của công ty sử dụng, nhằm giúp cho công ty quản lý chặt chẽ việc chi tiêu vào các công việc chung của nhân viên công ty mình. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm công ty sẽ được cung cấp những thông tin quản lý một cách tóm tắt và chi tiết về sự chi tiêu này. Thẻ du lịch và giải trí ( Travel and Entertainment Card ) Là loại thẻ do các tập đoàn hay công ty tư nhân lớn phát hành để phục vụ cho ngành du lịch và giải trí. 3. Đặc điểm và cấu tạo của thẻ thanh toán 3.1 Đặc điểm của thẻ thanh toán A. Mặt trước của thẻ Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế ( nếu là thẻ quốc tế ), đồng thời thể hiện loại thẻ: VISA, MASTER CARD, AMERICAN EXPRESS, JCB. Tên tổ chức, ngân hàng phát hành thẻ: nằm phía trên bên trái thẻ. Biểu tượng của thẻ: Đối với thẻ Visa: Nằm ở góc bên phải thẻ, có hình chim bồ câu đang bay được in chìm trên thẻ, phía dưới là phù hiệu Visa gồm 3 đường kẻ ngang màu xanh tím, màu trắng và màu vàng nâu, chữ Visa màu vang chạy ngang đường kẻ trắng. Đối với thẻ Master: Biểu tượng gồm hai phần: Hologram: Hình ảnh nổi ba chiều có in hình quả địa cầu giao nhau với các lục địa, phần hình nổi lazer này có thể thấy được và có vẻ như di chuyển khi nghiêng thẻ. Phù hiệu Master Card : nằm trên 2 đường tròn đỏ vàng giao nhau. Đối với thẻ Amex: biểu tượng của thẻ chính là người lính la mã đội mũ sắt. Đối với thẻ JCB: biểu tượng của thẻ là chữ JCB được lồng trong 3 đường gạch song song liền nhau với màu sắc khác nhau. Số thẻ: Đây là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên thẻ. Ngày hiệu lực của thẻ: Là thời hạn mà thẻ được lưu hành. Họ và tên chủ thẻ: in bằng chữ nổi, hàng dưới cùng viết theo lối Anh Mĩ ( tên trước họ sau ) Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành: mỗi loại thẻ luôn có ký tự an ninh kèm theo, in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ: Thẻ Visa có chữ V ( hoặc CV, PV, RV,GV ), thẻ MASTER có chữ M và chữ C lồng vào nhau. B. Mặt sau của thẻ: Giải từ tính: là băng màu đen chạy dọc theo cạnh dài ở phía trên mặt sau của thẻ, chứa các thông tin: số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, mã số bí mật cá nhân ( PIN - Personal Identification Number ). Riêng thẻ thông minh có một con chíp vi mạch lưu trữ thông tin về người cầm thẻ. Chúng cũng lưu giữ chi tiêt tối đa là 200 giao dịch dùng thẻ được thực hiện gần nhất. Băng chữ ký: Khi lập hóa đơn, cơ sở chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký trên hoá đơn với chữ ký mẫu để so sánh. Băng chữ ký này được làm từ một nguyên liệu đặc biệt có khả năng ngăn cản mọi sự cố gắng tẩy xoá sửa đổi bề mặt thẻ và được ép chặt trên nền thẻ, không thể dùng tay cậy lên được. Số của thẻ có thể được in lại hoặc hình chủ thẻ 3.2 Cấu tạo của thẻ thanh toán Dù là bất cứ loại gì, thẻ thanh toán bao giờ cũng có đặc điểm chung nhất: Được làm bằng Plastic, có tiêu chuẩn quốc tế là 5.5cm x 8.5 cm. Trên thẻ có in đầy đủ các yếu tố như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, số hiệu của thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực. 4. Các chủ thể tham gia trên thị trường thẻ thanh toán 4.1 Chủ thẻ ( Card Holder ) Chủ thẻ là cá nhân hoặc là người được uỷ quyền nếu là thẻ công ty được ngân hàng phát hành cấp thẻ để sử dụng. Chỉ có chủ thẻ mới có quyền sử dụng thẻ đứng tên mình để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt trong giới hạn ngân hang quy định. Chủ thẻ có thể gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ: Chủ thẻ chính: là người đứng tên xin cấp thẻ và được ngân hàng phát hành cấp thẻ để sử dụng Chủ thẻ phụ: là người được cấp thẻ theo đề nghị của chủ thẻ chính. Quyền hạn: Sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tại máy ATM tại ngân hàng thanh toán hay tại cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ. Khiếu nại ngân hàng phát hành khi có sai sót hay nghi ngờ có sai sót trong bảng kê giao dịch hay ĐVCNT yêu cầu phải trả thêm phụ phí khi nhận thanh toán bằng thẻ Các quyền khác theo hợp đồng sử dụng thẻ Nghĩa vụ Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thẻ khi xin sử dụng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng phát hành các khoản vay, lãi và phí phát sinh do việc sử dụng thẻ theo quy định của ngân hàng. Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng sử dụng thẻ. 4.2 Ngân hàng phát hành thẻ - NHPHT ( Issuing bank ) NHPHT là ngân hàng được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ. Đối với thẻ nội địa, NHPHT phải có năng lực tài chính, không vi phạm pháp luật, đảm bảo hệ thống trang thiết bị phù hợp tiêu chuẩn an toàn cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn để vận hành và quản lý. Đối với thẻ quốc tế, NHPHT phải được NHNN cấp giấy phép hoạt động ngoại hối và cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, phải là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế. Quyền hạn: Xem xét việc phát hành thẻ cho chủ thẻ và hướng dẫn chủ thẻ cách sử dụng cũng như các quy định cần thiết khi sử dụng thẻ.Thu các khoản lãi và phí trong các hoạt động phát hành và thanh toán thẻ Yêu cầu NHTTT và ĐVCNT cung cấp thông tin và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán thẻ và không phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc không tuân thủ các yêu cầu này gây ra. Nghĩa vụ : Tuân thủ các quy định về phát hành thẻ của tổ chức thẻ quốc tế và NHNN. Đăng ký mẫu thẻ và nhãn hiệu thương mại in trên thẻ tại NHNN Thanh toán đầy đủ kịp thời cho NHTTT và ĐVCNT đối với các giao dịch thẻ đúng hợp đồng. Trách nhiệm khác theo hợp đồng sử dụng thẻ và hợp đồng thanh toán thẻ. 4.3 Ngân hàng thanh toán thẻ - NHTTT ( Acquiring Bank ): NHTTT là những ngân hàng chỉ làm chức năng trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và NHPHT. NHTTT nhận thanh toán thẻ qua mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ mà nó ký hợp đồng thanh toán thẻ. Khi tham gia thanh toán thẻ, NHTTT thu được các khoản phí chiết khấu đại lý, đồng thời cung cấp các dịch vụ đại lý khác cho các ĐVCNT như: dịch vụ thấu chi; xử lý tổng kết; giải quyết khiếu nại, thắc mác cho các ĐVCNT. Quyền hạn : Yêu cầu NHPHT thanh toán đầy đủ và kịp thời đối với các giao dịch thẻ được thực hiện theo đúng hợp đồng sử dụng thẻ Yêu cầu ĐVCNT hoàn trả tiền đối với các giao dịch thực hiện không đúng hợp đồng thanh toán thẻ, thu giữ thẻ không hợp lệ. Yêu cầu ĐVCNT cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thẻ của chủ thẻ tại ĐVCNT Các quyền khác theo hợp đồng thanh toán thẻ. Nghĩa vụ : Hướng dẫn các biện pháp, quy trình kĩ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thẻ đối với ĐVCNT theo quy định của NHPHT và phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra do không thực hiện đúng các quy định đó. Cung cấp kịp thời và đầy đủ bảng tin cảnh giác – Warning Bulletin do tổ chức thẻ quốc tế cung cấp. Trách nhiệm khác theo hợp đồng thanh toán thẻ 4.4 Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) ĐVCNT là đơn vị bán hàng hoá - dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với NHTTT hoặc với NHPHT. ĐVCNT có thể là nhà hàng, khách sạn, sân bay, cửa hàng, siêu thị hay các đơn vị nhận ứng tiền mặt, các ngân hàng đại lý. Quyền hạn: Yêu cầu NHPHT, NHTTT thanh toán một cách đầy đủ, kịp thời các giao dịch thẻ được thực hiện theo đúng hợp đồng. Kiểm tra tính hiệu lực của thẻ hoặc tiêu chuẩn thẻ theo qui định của NHPHT hoặc NHTTT và từ chối chấp nhận thẻ hoặc tiêu chuẩn theo quy định của NHPHT hoặc NHTTT và từ chối chấp nhận thẻ không còn hiệu lực, hay không đủ các tiêu chuẩn qui định Các quyền khác theo hợp đồng thanh toán thẻ Nghĩa vụ: Giữ bí mật các thông tin liên quan đến thẻ và chủ thẻ trừ trường hợp chủ thẻ đồng ý hay NHPHT và NHTTT yêu cầu. Thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ liên quan đến các giao dịch thẻ của chủ thẻ mà NHTTT hoặc ngân hàng phát hành thẻ yêu cầu và hướng dẫn. Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng 4.5 Tổ chức thẻ quốc tế Là tổ chức quốc tế cấp phép thành viên cho các NHPHT và NHTTT có nhiệm vụ cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán, cấp phép của các ngân hàng thành viên.Đưa ra các luật lệ quy định về thẻ thanh toán và là trung gian giải quyết các tranh chấp khiếu nại giữa các thành viên.Bên cạnh đó xây dựng các chương trình khuếch trương mở rộng thương hiệu của mình 5. Vai trò và tính tiện ích của thẻ thanh toán Nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng, giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông Tăng khối lượng chủ chuyển, thanh toán trong nền kinh tế Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước Tạo môi trường thương mại văn minh, mở rộng hội nhập 5.2 Đối với người sử dụng thẻ Nhanh chóng và thuận tiện Tiết kiệm, hiệu quả An toàn và được bảo vệ Văn minh 5.3 Đối với Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) Tăng doanh số bán hàng và thu hút thêm khách hàng Đảm bảo chi trả, tăng vòng quay của vốn, giảm chi phí Hưởng ưu đãi từ phía ngân hàng Tăng uy tín 5.4 Đối với ngân hàng Tăng doanh thu và lợi nhuận ngân hàng Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, tăng cường các mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Tăng uy tín và danh tiếng của ngân hàng 6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ thanh toán 6.1 Nhóm nhân tố chủ quan 6.1.1 Vốn Điều dễ nhân thấy là việc phát hành và thanh toán thẻ đòi hỏi một chi phí đầu tư cao cho viêc lắp đặt những thiết bị và công nghệ hiện đại như các terminal đầu cuối, máy rút tiền tự động ATM hay máy thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng(POS). Vì vậy, vốn đầu tư là điều kiện đầu tiện và quan trọng nhất đối với các ngân hàng trong bước đầu triển khai dịch vụ thẻ trên thị trường. 6.1.2 Trình độ kĩ thuật công nghệ của ngân hàng Một yếu tố không kém phần quan trọng là trình độ kĩ thuật công nghệ của ngân hàng. Nếu hệ thống máy móc thiết bị có trục trặc và không được khắc phục kịp thời thì sẽ gây ách tắc trong toàn bộ hệ thống. Vì vậy, cung cấp dịch vụ thẻ đồng thời ngân hàng phải đảm bảo một hệ thống kĩ thuật công nghệ hiện đại theo kịp với yêu cầu hiện nay. 6.1.3 Nhân lực Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thẻ thanh toán mang tính chuẩn hoá cao độ và có quy trình vận hành thống nhất nên nó đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực có khả năng, trình độ và kinh nghiệm tiếp cận, đảm bảo cho quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ diễn ra một cách thông suốt, an toàn và hiệu quả, phát huy được những tiện ích vốn có của thẻ thanh toán. 6.2 Nhóm nhân tố khách quan 6.2.1 Các điều kiện về mặt xã hội Thói quen sử dụng tiền mặt của công chúng: thẻ thanh toán rất khó có thể phát triển trong một xã hội mà chi tiêu bằng tiền mặt đã trở thành một thói quen cố hữu, khó thay đổi trong công chúng. Trên thế giới, tại các nước công nghiệp phát triển, người ta mất hơn nửa thế kỉ để công chúng có thể làm quen với thẻ thanh toán và các tiện ích do thẻ mang lại. Đối với Việt nam, đây thực sự là một thách thức lớn mà các ngân hàng phải đối mặt khi triển khai dịch vụ thẻ thanh toán tại thị trường trong nước. Thói quen giao dịch qua ngân hàng: Đây là một nhân tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự phát triển của thẻ thanh toán tại mỗi quốc gia. Thẻ thanh toán là một sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Sự thành công của nó phụ thuộc vào niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, từ đó tăng cường các hoạt động giao dịch, mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Trình độ dân trí: là một phương tiện thanh toán hiện đại, sự phát triển của thẻ thanh toán phụ thuộc rất nhiều vào mức độ am hiểu của công chúng với nó. Trình độ dân trí ở đây được xem như là các kiến thức về dịch vụ ngân hàng, khả năng tiếp cận và sử dụng thẻ thanh toán, cũng như việc nhận được những tiện ích mà nó mang lại. Sự ổn định chính trị-xã hội: đây là điều kiện quan trong và cần thiết của tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, trong đó có hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán. 6.2.2 Các điều kiện về kinh tế Tiền tệ ổn định: đây là điều kiện cơ bản cho việc mở rộng sử dụng thẻ thanh toán đối với bất kỳ một quốc gia nào. Ngược lại việc mở rộng sử dụng thẻ thanh toán tạo điều kiện cho sự ổn định tiền tệ, giữa chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau. Sự phát triển ổn định của nền kinh tế: Sự phát triển của ngành công nghiệp tiền nhựa cũng như các ngành kinh tế khác phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của nền kinh tế. Sở dĩ như thế là vì phát triển kinh tế luôn gắn liền với thu nhập dân cư mà việc sử dụng thẻ lại phụ thuộc vào thu nhập. Khi thu nhập cao, nhu cầu mua sắm. du lịch, giải trí của con người cũng cao hơn rất nhiều và thẻ thanh toán sẽ đáp ứng nhu cầu này của họ. 6.2.3 Điều kiện về khoa học công nghệ: Thẻ thanh toán sẽ chỉ là một tấm nhựa bình thường nếu nó không được gắn các chip điện tử và những dải băng từ mang những thông tin cần thiết, cũng như không có khả năng thanh toán nếu nó không được đưa vào máy đọc thẻ và hệ thống mạng máy tính kết nối các trung tâm phát hành và thanh toán. 6.2.4 Điều kiện về môi trường pháp lý Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường pháp lý của mỗi quốc gia. Một hành lang pháp lý thống nhất sẽ tạo cho các ngân hàng sự chủ động và an toàn khi tham gia thị trường thẻ cũng như trong việc đề ra những chiến lược kinh doanh của mình, củng cố nền tảng vững chắc cho việc phát triển thẻ trong tương lai. 6.2.5 Điều kiện cạnh tranh: Mở rộng phát hành và thanh toán thẻ phụ thuộc rất nhiều vào cạnh tranh trên thị trường. Sự cạnh tranh lành mạnh bắt buộc các ngân hàng phải có suy nghĩ nghiêm túc cho việc đầu tư phát triển loại hình thanh toán hiện đại này, tạo cho ngân hàng sự chủ động, sáng tạo trong việc cung cấp những sản phẩm thẻ chất lượng tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng để thu lợi nhuận tối ưu. II. NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ 1. Phát hành thẻ Hoạt động phát hành thẻ ở mỗi quốc gia, mỗi ngân hàng có thể khác nhau về thủ tục và các điều kiện do có nhiều yếu tố ràng buộc về luật pháp, chính trị hay kinh tế xã hội. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, nó bao gồm những nội dung sau: 1.1 Yêu cầu phát hành Khi một khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, NHPHT yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ cần thiết. Hồ sơ chứng từ này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào từng ngân hàng, từng quốc gia trên thế giới nhưng về cơ bản là để chứng minh nhân thân của khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng cũng như của các tổ chức, cá nhân có quan hệ. 1.2 Phát hành thẻ Sau khi thẩm định, nếu thấy đủ điều kiện ngân hàng sẽ phát hành thẻ cho khách hàng, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản thẻ. 2. Sử dụng thẻ trong thanh toán Chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tại các cơ sở chấp nhận thẻ. 2.1 Chấp nhận thẻ ĐVCNT kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ. Nếu số tiền thanh toán nhỏ hơn hạn mức cho phép của NHTTT thì ĐVCNT chỉ cần kiểm tra bảng tin cảnh giác ( warning bulletin ) để đảm bảo tính hiệu lực của thẻ. Nếu số tiền thanh toán lớn hơn hạn mức cho phép thì ĐVCNT cũng phải xin chuẩn chi của NHTTT bằng điện thoại, telex( nếu là máy cà tay) hoặc truyền thông tin giao dịch ( nếu là thiết bị đọc thẻ điện tử). Các thông tin này sẽ lần lượt được truyền qua hệ thống mạng của tổ chức thẻ quốc tế về NHPHT và phản hồi cho ĐVCNT. 2.2 Cung cấp hàng hóa dịch vụ Nếu nhận được mã chuẩn chi, ĐVCNT yêu cầu chủ thẻ ký tên lên hoá đơn và so sánh chữ ký đó và chữ ký mẫu trên thẻ. Sau đó cơ sở chấp nhận thẻ cung cấp hàng hoá - dịch vụ cho chủ thẻ cùng với một liên hoá đơn. 2.3 Nộp hóa đơn Với máy cà tay, ĐVCNT lập hoá đơn và bản sao kê nộp cho NHTTT ( không quá 5 ngày kể từ khi thương vụ xảy ra ). Với thiết bị đọc thẻ điện tử, dữ liệu thanh toán được truyền về NHTTT và hoá đơn nộp định kỳ. 2.4 Thanh toán cho ĐVCNT NHTTT sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin trên hoá đơn, sẽ ghi Nợ tạm ứng thanh toán thẻ, ghi Có cho ĐVCNT. 2.5 Gửi thông tin dữ liệu NHTTT tổng hợp toàn bộ hoá đơn, chứng từ về các giao dịch và gửi đến trung tâm (tổ chức thẻ quốc tế). 2.6 Xử lý bù trừ thanh toán Trung tâm ghi Nợ và báo Nợ cho NHPHT, ghi Có và báo Có cho NHTTT số tiền giao dịch sau khi trừ phí trao đổi thông tin. 2.7 NHPHT chấp nhận thanh toán Sau khi nhận được thông tin từ trung tâm, nếu không có khiếu nại gì, NHPHT chấp nhận thanh toán cho trung tâm. 2.8 Thông báo cho chủ thẻ Định kỳ hàng tháng, NHPHT lập bảng thông báo giao dịch gửi đến cho chủ thẻ và yêu cầu chủ thẻ thang toán. 2.9 Thanh toán cho NHPHT Sau khi nhận được bảng thông báo giao dịch, nếu không thấy có sai sót gì, chủ thẻ tiến hành thanh toán cho NHPHT Khiếu nại và xử lí tranh chấp: Trong quá trình trên, tổ chức thẻ quốc tế, NHPHT, NHTTT, ĐVCNT có trách nhiệm giải quyết, xử lý tất cả các khiếu nại tra soát, đòi bồi hoàn và những tranh chấp khác ở bất cứ khâu nào có liên quan. 3. Một số rủi ro trong phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Rủi ro do khách hành thiếu trung thực Khách hàng cố tình gian dối, sử dụng thẻ ở các ĐVCNT khác nhau với mức thanh toán thấp hơn hạn mức cho phép nhưng tổng số tiền lại cao hơn hạn mức cho phép. Điều này chỉ được phát hiện khi NHTTT kiểm tra hoá đơn do ĐVCNT gửi đến và ngân hàng có thể chịu rủi ro khi chủ thẻ mất khả năng thanh toán. Chủ thẻ cũng có thể lợi dụng tính chất thanh toán toàn cầu của thẻ để thông đồng với người khác, giao thẻ cho người đó sử dụng ở các nước khác nhau bằng chữ ký giả mạo và từ chối thanh toán khi bị NHPHT đòi tiền. Ngoài ra, chủ thẻ còn có thể cố tình lấy tiền ngân hàng bằng cách thông báo với NHPHT là thẻ đã bị thất lạc nhưng sau đó tiếp tục sử dụng thẻ trong thời gian thẻ chưa được đưa vào bản tin cảnh giác. Rủi ro do chưa kịp thời cập nhật thông tin Rủi ro này NHTTT phải chịu do không kịp thời cung cấp danh sách các thẻ bị cấm lưu hành cho các ĐVCNT bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong khi các giao dịch đã được ĐVCNT thực hiện. Rủi ro do trục trặc hệ thống kĩ thuật: Đây là loại rủi ro có thể xảy đến với bất cứ chủ thẻ nào và ở bất cứ khâu nào của quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Thiệt hại do loại rủi ro này gây ra có thể rất lớn. Các rủi ro khách quan: - Rủi ro về sử dụng thẻ giả mạo trùng với thẻ đang lưu hành cua NHPHT. - Chủ thẻ vô tình để lộ số PIN và đồng thời bị mất thẻ mà chưa kịp báo cho NHPHT, do một sự trùng hợp người lấy thẻ biết được số PIN và họ có thể dùng thẻ để rút tiền mặt tại máy ATM. Do rút tiền mặt tại máy ATM chỉ hoàn toàn dựa trên số PIN nên không thể kiểm tra được người rút tiền có phải là chủ thẻ hay không. Trường hợp này chủ thẻ hoàn toàn chịu rủi ro về số tiền bị mất. Cho đến nay, để phòng ngừa và quản lý rủi ro, các tổ chức thẻ quốc tế đã xây dựng nên một hệ thống các quy tắc tiêu chuẩn về quản lý rủi ro và bảo mật cho các ngân hàng thành viên tuân thủ, hình thành một hệ thống mạng trực tuyến để xử lý, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, các tổ chức thẻ quốc tế cũng tổ chức những chương trình dịch vụ hỗ trợ, chương trình tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cũng như trợ giúp kĩ thuật cho các ngân hàng thành viên trong việc phòng ngừa quản lý rủi ro. Nhưng vấn đề thiết yếu là tự bản thân các ngân hàng thanh viên phải có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, tìm ra những biện pháp phù hợp để giải quyết nhằm tạo lập niềm tin cho công chúng và đối tác, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ của mình. III. KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRONG KINH DOANH THẺ 1. Kinh doanh thẻ ở Mỹ Mỹ có một thị trường hoàn hảo cho việc phát triển thẻ thanh toán. Luật phát Mỹ có những quyđịnh và chế tài hết sức rõ ràng và chặt chẽ cho hoạt động thẻ. Tội làm giả mạo thẻ và tiến hành các giao dịch giả mạo có liên quan đến thẻ được điều chỉnh theo luật tín dụng tiêu dùng. Người Mỹ từ lâu đã hình thành thói quen giao dịch sử dụng các tiện ích của ngân hàng. Thêm vào đó, một hệ thống ngân hàng phát triển lâu đời và hết sức năng động theo đúng phong cách Mỹ là điều kiện lý tưởng cho ngành kinh doanh thẻ. Gần như tất cả các ngân hàng ở Mỹ đều cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán, MASTERCARD và VISA cho biết có khoảng 2 triệu thương gia và trên 14 triêu cửa hàng đại lý chấp nhận một trong hai loại thẻ nói trên. Số khách hàng sử dụng thẻ thanh toán ngày càng gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây và hiện lên tới con số 750 triệu thẻ. 2. Kinh doanh thẻ tín dụng ở Anh Quan tâm đến các tiện ích của chủ thẻ là chiến lược kinh doanh của các ngân hàng Anh quốc. Thông thường, mỗi ngân hàng Anh quốc đều tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng một số loại thẻ khác nhau với dịch vụ, lệ phí khác nhau nhưng mỗi loại đều cho phép chủ thẻ được sử dụng một khoản tín dụng miễn phí trong thời hạn dưới 8 tuần lễ. Hai loại thẻ MASTERCARD, VISA đem lại cho người sử dụng thẻ nhiều tiện ích nhất. Với thẻ VISA loại vàng, mức bảo hiểm tai nạn du lịch là 75 nghìn bảng. Ngoài ra, chủ sở hữu 2 loại thẻ này còn được hưởng một số ưu đãi: được chuyển đổi thẻ ngay lập tức khi ra nước ngoài, được trợ giúp về y tế, pháp lý khi cần thiết. Tóm lại, Anh là một nước có thị trường thẻ tín dụng đa năng, biểu hiện dặc trưng cho mức phát triển cao của dịch vụ thẻ. 3. Thị trường thẻ khu vực Châu á - Thái Bình Dương Đây là khu vực có tính năng động vào bậc nhất trên thế giới, hơn ba thập kỉ qua luôn là nơi tập trung các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ( trừ Mỹ và một số nước ) đều là các nước đang hoặc mới phát triển. Do đó, Châu á - Thái Bình Dương luôn được ví như một thị trường chưa khai phá đối với tất cả các loại hình dịch vụ ngân hàng. Hầu như tất cả mọi đánh giá về triển vọng phát triển thẻ thanh toán ở khu vực này chỉ mới dừng lại ở mức dự báo, nhưng những gì đã và đang diễn ra luôn cho thấy một tiềm năng to lớn của khu vực này. Trung quốc là một trường hợp điển hình. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong gần hai thập kỉ qua luôn ở mức cao, đây là một thị trường đầy hứa hẹn với bất cứ một loại hình kinh doanh nào. Môi trường phát triển thẻ của Trung quốc cũng như nhiều nước trong khu vực được nhìn nhận là có tiềm năng nhưng có một điểm bất lợi là chưa có một bộ khung pháp lý đầy đủ, có sự chồng chéo trong việc vận dụng các bộ luật khi có tranh chấp phát sinh. Một khó khăn lớn nữa là việc chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra trong khu vực nên nền kinh tế nước này có những biến động không nhỏ. Chính vì vậy, việc phát triển thẻ thanh toán ở thị trường này còn gặp nhiều khó khăn. Trung quốc hiện là một thị trường của gần 28 triệu thẻ tín dụng trong đó thị phần của MASTERCARD là 58,7%, của VISA là 23,9%. Các tổ chức thẻ quốc tế và các ngân hàng hiện vẫn đang tập trung nỗ lực khai phá thị trường đầy hứa hẹn này. Kinh nghiệm rút ra từ khu vực này là đây là khu vực mà nhiều quốc gia có dân cư thu nhập ở mức trung bình cho nên thế mạnh chủ yếu là khai thác thẻ tín dụng, đặc biệt là thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng thấp. Mặt khác do những hạn chế về khung pháp lý cũng như cơ sở hạ tầng của hệ thống ngân hàng còn yếu kém nên khi mở rộng thị trường thẻ thanh toán cần thật thận trọng, tránh nóng vội muốn phát triển nhanh thị trường dễ đưa đến những kẽ hở để tội phạm, lừa đảo thẻ lợi dụng. 4. Đánh giá và dự báo các thị trường thẻ trên thế giới Nhận thấy, trong vòng 5 năm tới Mỹ sẽ vẫ._.n là thị trường dẫn đầu thế giới về doanh số giao dịch thẻ. Châu Âu đứng hàng thứ hai và khu vực Châu á-Thái Bình Dương đứng hàng thứ 3. Tuy nhiên, tỷ trọng của thị trường Mỹ sẽ giảm từ 44.28% xuống còn 39.45%, Chấu Âu giảm ít hơn từ 25..9% xuống còn 25.46%, trong khi đó khu vực Châu á-Thái Bình Dương lại tăng lên từ 21.43% lên 25.22% và ngày càng có triển vọng là một thị trường phát triển. Chiến lược chính của MASTERCARD và VISA là nhắm tới thị trường này, đặc biệt là Ấn Độ và Trung quốc. Mặc dù mới chỉ xếp hạng 3, nhưng có thể khẳng định rằng thị trường thẻ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là Bảng 1: Tổng kết dự báo các thị trường thẻ trên thế giới ( đơn vị tính : tỷ USD) Thị Trường Năm 2000 Năm 2006 Doanh số thanh toán Tỷ lệ(%) Doanh số thanh toán Tỷ lệ (%) Mỹ 1246.61 44.28 2200.79 39.45 Châu Âu 728.16 25.9 1420.73 25.46 Châu Á-Thái Bình Dương 594.87 21.13 1407.33 25.22 Canada 81.21 2.88 121.54 2.18 Mỹ La Tinh 109.36 3.88 283.57 5.08 Trung Đông & Châu Phi 55.2 1.96 144.51 2.59 Tổng cộng 2815.41 100 5578.47 100 ( Nguồn: Phòng quản lý thẻ ngân hàng ngoại thương Việt nam năm 2006 ) một thị trường đứng đầu thế giới trong tương lai. Đây chính là cơ hội cho các tổ chức thẻ quốc tế trong nỗ lực phát huy vai trò và tầm ảnh hưởng của mình. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại sở giao dịch - ngân hàng ngoại thương Việt Nam I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1. Tính cấp thiết của việc thành lập Sở giao dịch Trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay, theo như yêu cầu của Thủ tướng chính phủ về việc cổ phần hoá các Ngân hàng quốc doanh,trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Xác định được chiến lược kinh doanh đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá đi đôi với việc phát triển và chuyên môn hoá nghiệp vụ của các phòng ban. Ngày28-12-2005, theo Quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Sở giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập , địa chỉ tại 198 Trần Quang Khải , Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Qua đây ta cũng hiểu rằng sự thành lập ra Sở Giao Dịch chỉ là về hình thức nhưng thực sự bên trong bộ máy vẫn hoàn toàn không có gì thay đổi. 2. Bộ máy tổ chức Cơ cấu bộ máy hoạt động của Sở Giao Dịch bao gồm: - Phòng bảo lãnh Phòng đầu tư dự án Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán giao dịch Phòng khách hàng đặc biệt Phòng kiểm tra nội bộ Phòng hành chính quản trị Phòng hối đoái Phòng Ngân Quỹ Phòng quản lý nhân sự Phòng thanh toán nhập khẩu Phòng thanh toán xuất khẩu Phòng thanh toán thẻ Phòng tín dụng Ngắn hạn Phòng tín dụng trả góp tiêu dùng Phòng tin học Phòng tiết kiệm Tổ quản lý quỹ ATM Phòng vay nợ viện trợ 3. Nhân lực Hiện nay nguồn nhân lực tại Sở Giao Dịch có 382 nhân viên được phân bổ tại các phòng ban nghiệp vụ như sau: Phòng tin học : 7 người Văn Thư : 5 người Phòng tiết kiệm : 21 người Phòng bảo lãnh : 8 người Tổ Đảng Đoàn : 2 người Phòng ngân quỹ : 33 người Phòng hối đoai : 38 người Phòng kiểm tra nội bộ : 8 người Phòng quản lý nhân sự : 6 người Phòng kế toán tài chính : 17 người Phòng vay nợ viện trợ : 12 người Phòng quản lý nợ : 6 người Phòng quản lý rủi ro : 13 người Phòng đầu tư dự án : 6 người Phòng thanh toán thẻ : 39 người Phòng kế toán giao dịch : 20 người Phòng hành chính quản trị : 29 người Phòng quan hệ khách hàng : 22 người Phòng kế toán giao dịch : 20 người Phòng thanh toán nhập khẩu : 16 người Phòng thanh toán xuất khẩu : 12 người Phòng khách hàng đặc biệt : 12 người Phòng kinh doanh ngoại tệ : 11 người Phòng quản lý quỹ ATM : 14 người Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng : 20 người Phòng nghiên cứu phát triển nghiệp vụ bán lẻ : 5 người Sở Giao dịch được đIều hành đưới sự quản lý của 1 Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc II. THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB) 1.Hoạt động phát hành thẻ thanh toán tại Sở giao dịch- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) 1.1 Các loại thẻ mà Sở Giao Dịch-VCB đang phát hành VCB trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ MASTERCARD vào tháng 4/1995 và đến ngày 26/4/1996, VCB đã chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên Master Card tại Việt nam. Đến tháng 8/1996 VCB trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế VISA và đến giữa năm 1998, VCB tiến hành phát hành loại thẻ tín dụng VISACARD.Tháng 7/2002, VCB kí hợp đồng với Amex thanh toán và phát hành độc quyền thẻ Amex tại Việt Nam. Đồng thời vào tháng 9/2002, VCB cho ra đời loại thẻ ATM connect 24. Loại thẻ này cho phép chủ thẻ có thể rút tiền mặt tại bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đây cũng là một bước tiến mới và chứng tỏ sự vượt trội của VCB so với các NHTM khác ở Việt Nam hiện nay. 1.2 Qui trình nghiệp vụ phát hành thẻ 1.2.1 Nguyên tắc phát hành thẻ: Phát hành thẻ trên cơ sở thẩm định rõ ràng Phát hành thẻ phải có tài sản đảm bảo. Trường hợp không có tài sản đảm bảo phải thực hiện theo đúng qui định của hội đồng tín dụng của VCB trong từng thời kỳ 1.2.2 Đối tượng được xét phát hành thẻ: Cá nhân được xét cấp thẻ bao gồm - Công dân Việt nam cư trú tại Việt Nam Công dân Việt nam cư trú tại nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng Người nước ngoài cư trú tại Việt nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên và có thu nhập hợp pháp tại Việt nam Công dân Việt nam đi du lịch, học tập và thăm viếng ở nước ngoài Tổ chức công ty được xét phát hành thẻ bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các tổ chức kinh tế khác của Việt nam được thành lập và kinh doanh tại Việt nam Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam Các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp 1.2.3 Điều kiện để được phát hành thẻ Đối với thẻ cá nhân Chủ thẻ chính Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật Có khả năng tài chính đảm bảo việc thực hiện đúng hạn và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc sử dụng thẻ của chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ Có tài sản đảm bảo cho việc phát hành thẻ và/hoặc được người thứ ba thế chấp, cầm cố tài sản hợp pháp bảo lãnh thanh toán thay. Người thứ ba phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự ( đối với cá nhân ). Trường hợp phát hành thẻ không có tài sản đảm bảo được thực hiện theo qui định của HĐTD VCB theo từng thời kì Chủ thẻ phụ Được chủ thẻ chính đề nghị cấp thẻ bằng văn bản Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Đối với thẻ Công ty Công ty được xét cấp hạn mức tín dụng thẻ phải: Có năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật Có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc sử dụng thẻ của cá nhân được đề nghị cấp thẻ Công ty phải có tài khoản mở tại VCB hoặc các ngân hàng khác tại Việt Nam Có tài sản đảm bảo việc phát hành thẻ và hoặc bên thứ ba thế chấp cầm cố tài sản hợp pháp bảo lãnh thanh toán thay. Bên thứ ba phải có năng lực pháp luật dân sự (đối với pháp nhân), hoặc có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (đối với cá nhân). Trường hợp phát hành thẻ không có tài sản đảm bảo được thực hiện theo qui định của HĐTD VCB trong từng thời kì Cá nhân được công ty đề nghị cấp thẻ phải: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Được công ty đề nghị cấp thẻ bằng văn bản 1.2.4 Thủ tục phát hành Hồ sơ phát hành thẻ bao gồm: Giấy yêu cầu sử dụng thẻ công ty và hợp đồng sử dụng thẻ Báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất Các hồ sơ liên quan đến các vấn đề trách nhiệm quản lí và sử dụng tài sản của công ty Hồ sơ về tài sản đảm bảo Hồ sơ các cá nhân được công ty đề nghị cấp thẻ (bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu; xác nhận công ty về thời gian công tác) Hợp đồng lao động 1.2.5 Trình tự phát hành Về cơ bản qui trình phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại VCB Việt nam bao gồm 3 bước như sau: Bước 1: Khi có nhu cầu sử dụng thẻ, khách hàng phải gửi đơn và hồ sơ cần thiết yêu cầu được sử dụng thẻ tín dụng. Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng, VCB tiến hành thẩm tra hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối phát hành. Với những hồ sơ được chấp nhận, ngân hàng thông báo cho khách hàng biết và tiến hành ký hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế với khách hàng. Sau đó ngân hàng gửi quyết định chấp nhận phát hành và hợp đồng sử dụng thẻ tới trung tâm thẻ đồng thời xác định các hạn mức cho khách hàng. Bước 3: VCB sẽ tiến hành mở tài khoản thẻ tín dụng cho khách hàng và tiến hành cấp thẻ cho khách hàng cùng với số PIN một cách an toàn và đảm bảo bí mật 1.2.6 Nhiệm vụ của Chi nhánh phát hàng thẻ và trung tâm thẻ Tại chi nhánh phát hành thẻ Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng , VCB yêu cầu CNPHT tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ, tư cách pháp nhân của tổ chức, công ty, tình hình tài chính của tổ chức, công ty, cá nhân người xin phát hành thẻ và xem xét khả năng đảm bảo tín dụng của khách hàng Sau khi xem xét đánh giá các thông tin của khách hàng xin phát hành thẻ, CNPHT trình lên giám đốc chi nhánh duyệt. Trong vòng 4 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành thẻ, chi nhánh phải có quyết định chấp nhận hay từ chối phát hành thẻ. Nếu hồ sơ được chấp nhận, CNPHT xác định các yếu tố sau: * Hạng thẻ phát hành: Thẻ vàng hay thẻ chuẩn * Hạn mức tín dụng * Thời hạn hiệu lực: không quá 1 năm kể từ ngày phát hành thẻ * Phân loại khách hàng Sau đó CNPHT lập hồ sơ thông tin khách hàng gồm: Tên chủ thẻ, địa chỉ liên hệ, năm sinh, ngày hiệu lực. hạn mức tín dụng, phân loại khách hàng, đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán, số tài khoản chỉ định để thanh toán sao kê (nếu có), tài sản thế chấp (nếu có), các thông tin cần thiết khác tuỳ trường hợp cụ thể. Bước tiếp theo, CNPHT gửi yêu cầu phát hành thẻ đến trung tam thẻ, cùng với hồ sơ thẻ và bản sao đơn xin phát hành thẻ đã được giám đốc kí duyệt thông qua mạng vi tính của VCB Việt nam Cuối cùng, sau khi nhận được thẻ từ trung tâm thẻ, CNPHT thông báo cho chủ thẻ đến nhận hoặc gửi bằng thư đảm bảo cùng với số PIN cho chủ thẻ. Trước khi giao thẻ và số PIN, CNPHT yêu cầu chủ thẻ ký vào giấy giao nhận thẻ và băng chữ ký ở mặt sau. Tại trung tâm thẻ Đầu tiên, TTT nhận yêu cầu phát hành thẻ từ CNPT và tiến hành kiểm tra dữ liệu, đối chiếu các thông tin nhận được với các qui định của VCB để phát hiện sai sót, thông tin cho CNPHT để bổ sung và điều chỉnh kịp thời. Bảng 1: Biểu phí kinh doanh thẻ thanh toán của Sở Giao Dịch-VCB ( Đơn vị tính: VNĐ ) Loại phí Thẻ VISA- MASTER Thẻ AMEX Phí thường niên - Thẻ vàng + Chính: 200 000 VND + Phụ: 100 000 VND - Thẻ chuẩn + Chính: 100 000 VND + Phụ: 50 000 VND -Thẻ Vàng + Chính: 600.000VND + Phụ: 500.000VND -Thẻ Chuẩn + Chính: 400.000VND +Phụ : 300.000VND Phí rút tiền mặt 4%, tối thiểu 50.000 VND 4%, tối thiểu 50.000 VND Phí thay thế thẻ 50 000 đồng 200.000VND Phí báo thất lạc thẻ 30 000 đồng 100.000VND Phí tra soát 20 000 đồng 50.000VND ( Nguồn: Phòng thanh toán thẻ VCB ) Tiếp theo đó, TTT nhận hồ sơ quản lý thẻ tại TTT với toàn bộ các thông tin nhận được tự CNPHT. Sau đó TTT thực hiện việc in thẻ. TTT xử lí và mã hoá thẻ để gửi cho CNPHT trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành thẻ từ CNPHT. Cuối cùng, TTT gửi thẻ và mã số cá nhân cho CNPHT bằng thư đảm bảo theo phong bì riêng nhằm đảm bảo bí mật an toàn. Nếu sau 5 ngày làm việc kể từ ngày CNPHT gửi hồ sơ in thẻ lên TTT mà CNPHT chưa nhận được thẻ, CNPHT phải thông báo ngay cho TTT để phối hợp xử lí. 1.2.7 Phân tích tình hình phát hành thẻ tại Sở Giao Dịch-VCB 1.2.7.1 Thực trạng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Phát hành thẻ tín dụng Giai đoạn từ năm 2003-2006 được xem là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt phát triển vượt bậc trong hoạt động phát hành thẻ tín dụng của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Năm 2004. tổng số thẻ tín dụng mà Sở Giao Dịch phát hành là 3.982 thẻ. Tăng 51.87% so với năm 2003.Đến năm 2005 tổng số thẻ tín dụng mà Sở Giao Dịch đã phát hành được lên tới con số gần 7.697 thẻ tăng 48.27% tổng số thẻ tín dụng đã phát hành năm 2004.Năm 2006 Sở giao dịch phát hành được 10.146 thẻ tăng so với cùng kỳ năm trước là 2449 thẻ . Số lượng khách hàng sử dụng thẻ năm 2004 tăng 51.87% so với năm 2003.Có được sự tăng trưởng trong năm đó là do VCB đã đưa ra sản phẩm mới có tính ưu việt, vượt trội và đã đáp ứng được sự mong mỏi của khách hàng trong nước cũng như nước ngoài đó là sản phẩm thẻ AMEX. Trong năm 2003, do thẻ AMEX là sản phẩm mới nên mới chỉ phát hành được gần 100 thẻ.Từ năm 2003 đến năm 2006 tổng số thẻ tín dụng đưa vào lưu thông của Sở Giao Dịch đạt con số gần 21.024 thẻ.Trong đó có sự tăng trưởng mạnh của sản phẩm thẻ AMEX.Đến năm 2006 thẻ AMEX đã đạt con số ngoài mong đợi đó là 2.050 thẻ tăng 806 thẻ so với năm 2005 Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng thẻ VISA có số lượng thẻ được phát hành nhiều nhất thẻ tiếp theo là thẻ MASTER và thẻ AMEX. Bên cạnh đó ta thấy được sự tăng trưởng trung bình gần 30% năm đưa tổng số thẻ tín dụng mà Ngân hàng Ngoại thương phát hành lên gần 75000 thẻ. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng quốc tế là tương đối lớn (đặc biệt là thẻ Visa vì khách hàng không phải chuyển đổi ngoại tệ khi tiêu dùng ở nước ngoài) nhưng con số 75.000 thẻ tín dụng quốc tế ở một thị trường 85 triệu dân vẫn là một con số quá khiêm tốn . Theo con số thống kê của Vụ chính sách tiền tệ ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì thẻ tín dụng quốc tế chiếm khoảng 37% tổng số thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành Đứng về thị phần phát hành thẻ tín dụng quốc tế mà nói thì ACB tỏ ra chiếm vị thế hơn cả trên thị trường và chiếm thị phần khá lớn vượt lên VCB,mặc dù VCB có lợi thế rất lớn về quy mô và ưu thế . Có sự tăng trưởng nói trên, bên cạnh không ngừng tìm tòi và đưa ra ngày càng nhiều loại sản phẩm mới có nhiều tính năng ưu việt và tiện lợi hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoàI nước thì VCB cũng ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng dịch vụ của mình như: hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng, đường truyền cũng như trình độ và phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên Ngân hàng ngày càng được nâng cao, tạo niềm tin của khách hàng khi sử dụng thẻ mang thương hiệu Vietcombank. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng Qua biểu đồ 1 ta thấy số lượng thẻ phát hành tăng trưởng mạnh qua từng năm, điều đó cho thấy được sự phát triển nhanh của đất nước trong nền kinh tế có số lượng sử dụng tiền mặt gần như nhiều nhất trên thế giới.Chính điều này đã phản ánh được sự thay đổi thói quen tiêu dùng bằng thẻ của ngươi dân.Năm 2003 đến năm 2005 doanh số thanh toán luôn tăng ở mức gần 100%.Năm 2006 doanh số thanh toán đạt 276.42 tỷ đồng tăng 20.45 tỷ đồng so với năm 2005,tuy có sự tăng trưởng chậm nhưng hứa hẹn một sự bứt phá mới về thanh toán trong những năm tiếp theo. Bảng 2: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng Đơn vị tính: tỷ đồng Loại thẻ Doanh số thanh toỏn 2003 2004 2005 2006 Visa 100 170 171.23 172.32 Master 17 31 44.05 51.75 Amex 12 20 39.97 52.35 Tổng số 129 221 255.97 276.42 (Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh phòng thanh toán thẻ năm 2003-2006) Qua bảng trên ta thấy, doanh số thẻ tăng lên từng năm nhưng tuy nhiên số lượng thẻ thanh toán do trong gia đình có con em du học ở nước ngoài, một phần đi du lịch ở nước ngoài nên chi tiêu còn một lượng còn lại thanh toán ở trong nước tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp. 1.2.7.2 Thực trạng phát hành và sử dụng thẻ ATM Phát hành thẻ ATM Sau một thời gian phát hành thẻ thông minh thanh toán nội địa theo dự án thí đIểm của Ngân hàng Nhà nước và nhận thấy loại thẻ này không thể phát huy được hiệu qủa kinh tế và không phù hợp với đIều kiện thực tiễn của Việt Nam. Đến cuối năm 1999, VCB đã ngừng cung cấp dịch vụ thẻ này và chuẩn bị cho sự ra đời của loại thẻ mới tiện ích hơn, phù hợp hơn trong thị hiếu và tập quán của người Việt nam cũng như xu thế của thế giới trong việc chi tiêu trong nước.Sản phẩm đó là thẻ Connect24, thẻ này được phát hành vào tháng 4 năm 2002. Với thẻ Connect24 khách hàng có thể thực hiện với các giao dịch tự động tại các máy ATM trên toàn quốc như: rút tiền mặt, chuyển khoản, in sao kê, xem số dư tàI khoản .v.v…Bên cạnh đó, đồng thời có thể sử dụng thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ của VCB. Thẻ Connect 24 chính thức ra mắt vào tháng 4 năm 2002, nhưng nó đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của dịch vụ thẻ của Ngân hàng .Sự thành công của thẻ đã và đang có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường thẻ Việt Nam, thay đổi chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung cũng như thay đổi cách nhìn của người dân trong nước đối với sản phẩm dịch vụ thẻ.Kể từ khi phát hành đến nay, thẻ Connect24 đã không ngừng phát triển một cách mạnh mẽ.Tổng số thẻ Connect 24 liên tục tăng, tính hết năm 2006 tổng số lượng thẻ phát hành ra đạt 1700.000 thẻ. Trong đó ba đơn vị lớn là Sở giao dịch, Vietcombank Hồ Chí Minh, Hà Nội chiếm khoảng 50% tổng số thẻ phát hành.Các chi nhánh ở những địa bàn có nhiều khu công nghiệp đã làm rất tốt công tác phát hành thẻ, nhóm đối tượng ở đây được tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty, đơn vị làm thẻ trả lương cho cán bộ công nhân viên.Việc các chi nhánh khác như Sở giao dịch, Hà nội, TP Hồ Chí Minh có tỷ trọng phát hành và tốc độ tăng trưởng khá hoàn toàn là điều đễ hiểu, bởi vì ở các thành phố này, mật độ dân cư rất lớn, trình độ dân trí và thu nhập dân cư lại rất cao.Đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, thói quen tiêu dùng thẻ của người dân đã được hình thành từ lâu, do đó khả năng xâm nhập thị trường của Connect24 cũng trở nên dễ dàng hơn. Cùng với hoạt động phát hành thẻ Connect 24, hoạt động của hệ thống giao dịch tự đông ATM của Vietcombank cũng không ngừng tăng trưởng.Đến nay trên toàn hệ thống đã có khoảng gần 750 máy ATM. Trong đó, số lượng máy của Sở giao dịch chiếm 25% số lượng máy trên toàn quốc.Trung bình mỗi máy một tháng có 2300 giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản (không kể giao dịch vấn tin tài khoản). Doanh số giao dịch qua thẻ ATM. Trong các năm số lượng giao dịch qua thẻ ATM ngày cang tăng.Năm 2006 tổng giá trị các giao dịch thực hiện qua hệ thống ATM đạt gần 17 nghìn tỷ đồng, bằng 122% so với năm 2005.Trong đó, có 14.920 tỷ là giao dịch rút tiền mặt, 1.925 tỷ chuyển khoản, 37 tỷ giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ qua hệ thống ATM. Có thể thấy số giao dịch rut tiền mặt vẫn chiếm đại đa số nhưng mức tăng trưởng cao của doanh số thanh toán hàng hóa dịch vụ thể hiện triển vọng của hệ thống ATM như một kênh thanh toán hữu hiệu cho các tầng lớp dân cư, làm cầu nối giữa nhà tiêu dùng và nhà cung ứng dịch vụ. Bảng 3 : Hoạt động của hệ thống ATM Nội dung 2004 2005 2006 Số lượng máy ATM đã triển khai 160 400 565 Tổng số giao dịch tin vắn 3.958.000 10.000.000 11.970.000 Tổng số giao dịch TM, CK, TT 2.892.000 7.900.000 16.485.000 Tổng giá trị giao dịch(tỷ VND) 3.047 7.593 16.882 Doanh số rút tiền mặt( tỷ VND) 2.907 7.622 14.920 Doanh số chuyển khoản(tỷ VND) 138 588 1.925 Doanh số thanh toán (tỷ VND) 2 8 37 (Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ NHNTVN năm 2004-2006) Thời gian gần đây, số lượng khách hàng sử dụng hệ thống ATM của Vietcombank hàng ngày là rất lớn, gây sức ép lên việc phục vụ hệ thống.Một số điểm đặt máy ATM tại các khu vực trọng điểm tại Hà nội, TP Hồ Chí Minh đôi lúc rơi vào tình trạng quá tải, khách hàng phải xếp hàng chờ khá đông.Một mặt đây là dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự phát triển của dịch vụ, mặt khác lại là thách thức để làm sao Vietcombank duy trì được dịch vụ với chất lượng cao., liên tục và giảm thiểu sai sót.Để thực hiện các dịch vụ qua hệ thống ATM như nạp tiền, thay hóa đơn, nhật ký giao dịch..mô hình trung tâm dịch vụ đang được xây dựng và sẽ được đưa vào hoạt động thí điểm tại Hà nội và TP Hồ Chí Minh trong năm 2008. Hơn thế nữa, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhất là trong tình trạng số thẻ Connect 24 phát hành luôn tăng với tốc độ cao, Vietcombank cũng sẽ triển khai thêm nhiều máy ATM phân bổ trên toàn hệ thống. Các tiện ích và dịch vụ phát triển trên ATM cũng sẽ được tập trung phát triển đáp ứng nhu cầu khách hàng. Rủi ro trong phát hành thẻ Đơn xin phát hành với các thông tin giả ( Fraudulent Application) Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho những khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với các thông tin giả mạo do không thẩm định kĩ. Trường hợp này có thể dẫn đến những rủi ro về tín dụng cho NHPHT khi chủ thẻ sử dụng mà không có khả năng thanh toán. Thẻ giả ( Frauded Card ) Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ vào thông tin có được từ các chứng từ giao dich thẻ hoặc từ thẻ mất cắp, thất lạc. Theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế, NHPHT phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch sử dụng thẻ giả có mã số( số PIN ) của mình. Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPHT gửi ( Never Received issue ) Thẻ đang được sử dụng trong khi chu thẻ chính thức không hay biết rằng thẻ đã gửi cho mình, và NHPHT sẽ phải chịu rủi ro đối với các giao dịch được thực hiện. Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng ( Account take over ) Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác lợi dụng, được phát hiện khi chủ thẻ đích thực không nhận được thẻ và liên lạc với NHPHT, hoặc khi chủ thẻ nhận được bảng thông báo giao dịch của NHPHT gửi, yêu cầu chủ thẻ thanh toán những khoản tiền chủ thẻ không chi tiêu. Tạo băng từ giả mạo ( skimming ) Trên cơ sở thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ thật đã dùng để thanh toán tại các ĐVCNT, các tổ chức tội phạm làm thẻ giả đã sử dụng các phần mềm riêng để mã hoá và in tạo các băng từ trên thẻ giả. Sau đó chúng thực hiện các giao dich giả mạo, trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho NHPHT, NHTTT hoặc cho chủ thẻ. 2. Hoạt động thanh toán thẻ tại Sở Giao Dịch- Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 2.1 Các loại thẻ mà VCB chấp nhận thanh toán Năm 1990, khi hoạt động thanh toán thẻ mới chập chững những bước đi đầu tiên tại thị trường Việt nam, VCB đi tiên phong bằng việc chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master Card. Thời gian này VCB mới chỉ đóng vai trò là ngân hàng đại lý cho hai loại thẻ trên. Sang năm 1991, VCB chấp nhận thanh toán thêm thẻ JCB và năm 1994 VCB chấp nhận thanh toán thêm thẻ Amex. Bước sang năm 1995, VCB đánh dấu cột mốc của mình bằng việc trở thành thành viên chính thức của MasterCard quốc tế. Đến năm 2001, thẻ Diners cũng bắt đầu được chấp nhận thanh toán tại VCB. Như vậy là các loại thẻ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay đã được VCB chấp nhận thanh toán. Năm 2002, VCB đã kí hợp đồng với Amex trở thành nhà phát hành và thanh toán độc quyền của Amex tại Việt Nam. 2.2 Qui trình nghiệp vụ thanh toán thẻ Bước 1: Chủ thẻ dùng thẻ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại ĐVCNT Bước 2: Khi giao dịch phát sinh, trước tiên ĐVCNT lập hoá đơn về nội dung giao dịch, hoá đơn sẽ được gửi đến NHTTT. Bước 3: NHTTT sẽ ghi Có cho tài khoản của ĐVCNT tại ngân hàng đồng thời lưu hoá đơn làm chứng từ gốc để tra soát và khiếu nại khi cần thiết. Bước 4: NHTTT sau đó sẽ lập bộ chứng từ nhờ thu gửi trung tâm thanh toán của tổ chức thẻ quốc tế để thanh toán với ngân hàng phát hành. Sơ đồ 1: Qui trình thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ĐVCNT NHTTT Chủ thẻ NHPHT Tổ chức thẻ quốc tế (1) (2) (3) (7) (6) (4) (5) Bước 5: Khi nhận được báo có từ trung tâm, NHTTT và NHPHT đối chiếu hồ sơ với hồ sơ gốc làm thủ tục tất toán tài khoản nhờ thu. Bước 6: NHPHT căn cứ vào bảng kê do tổ chức thẻ quốc tế gửi đến tiến hành làm thủ tục thanh toán với tổ chức thẻ quốc tế. Bước 7: NHTTT tiến hành quyết toán với chủ thẻ những khoản chi tiêu, lãi phí phát sinh trong kỳ 2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Sở Giao dịch-VCB VCB bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ từ năm 1990. Ban đầu, VCB nhận làm đại lí thanh toán thẻ Visa cho BFCE của Singapore năm 1990 và thẻ MasterCard cho tổ chức tài chình MBFCS của Malaysia vào năm 1991. Tới tháng 4/1996, VCB trở thành thành viên chính thức của Visa và MasterCard và chấm dứt làm đại lí thanh toán thẻ, chuyển sang thanh toán trực tiếp với các tổ chức quốc tế này. Do số lượngvà loại hình ĐVCNT trong nước còn hạn chế nên thẻ do VCB phát hành chủ yếu được sử dụng ở nước ngoài. Trong tổng doanh số sử dụng thẻ thì doanh số sử dụng thẻ ở nước ngoài chiếm 75% và ở trong nước chỉ chiếm 25%. Mặc dù VCB áp dụng mức phí rút tiền mặt cao (4% trên số tiền rút ra) nhưng khách hàng vẫn sử dụng thẻ để rút tiền mặt với một doanh số đáng kể, chiếm khoảng 13% doanh số sử dụng thẻ. Còn về thanh toán dịch vụ, chiếm khoảng 87% và được sử dụng chủ yếu để thanh toán tiền khách sạn, học phí, vé máy bay và tiền ăn. Cho tới nay, sau hơn 15 năm kinh doanh thẻ thanh toán và các dịch vụ có liên quan đến thẻ, VCB đã thu được những lợi thế không nhỏ với tư cách là người tạo lập thị trường thẻ thanh toán ở Việt nam. VCB có mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ trung bình là 250%/năm trong suốt thời kì 1991-1996 so với mức tăng trưởng bình quân 200%/năm của thị trường thẻ Việt nam. Triển vọng của thị trường thẻ đã lôi kéo hàng loạt các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Từ năm 1996, VCB đã phải chia sẻ thị phần với các đối tác là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại việt nam như: UOB, ANZ, Hongkong Bank. Năm 1996, VCB chiếm 75% thị phần, năm 1997, tỷ lệ đó giảm xuống còn 62% , vào cuối năm 1998 còn 50% và doanh số thanh toán thẻ tiếp tục giảm trong năm 2000, tuy vậy từ năm 2001 đã tăng lên. Cho tới nay, VCB đang chiếm lĩnh khoảng 55% thị phần thanh toán thẻ và là ngân hàng đại lí duy nhất ở Việt nam chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ tín dụng quốc tế phổ cập hiện nay là MasterCard, Visa, Amex, JCB. Diner Club. Do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng khác và nền kinh tế có nhiều biến động không tốt. Tuy nhiên,trong những năm vừa qua doanh số thanh toán thẻ luôn tăng trưởng và duy trì 15%/năm Doanh số thanh toán thẻ tại Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) Ta có thể điểm qua tình hình thanh toán thẻ của VCB. Năm 1998 là một năm khó khăn đối với công tác phát hành cũng như thanh toán thẻ ở các ngân hàng Việt nam nói chung cũng như VCB nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đang tiếp tục lan rộng, lượng khách nước ngoài vào Việt nam sụt giảm làm cho doanh số thanh toán cũng không cao, chỉ đạt 76.3 triệu USD. Trong đó, doanh số thanh toán thẻ Visa vẫn chiếm một tỉ trọng đáng kể (32.8 triệu USD, chiếm hơn 40% so với tổng số thanh toán thẻ tại VCB). Bảng 4: Tổng kết doanh số thanh toán thẻ tại VCB (đơn vị: triệu USD ) Tổ chức thẻ QT 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 VISA 32.8 32.48 36.74 45.6 54.52 62.37 67.76 75.29 85.81 MASTER 14.5 14.31 15.53 18.96 25.90 32.80 35.86 38.90 48.12 AMEX 27.2 23.23 17.03 19.68 21.19 23.50 30.10 33.15 40.71 JCB 1.8 0.98 1.76 2.28 3.90 5.15 7.27 8.65 12.50 Tổng cộng 76.3 71 71.06 86.52 105.51 126.82 139.99 155.99 186.14 ( Phòng quản lý thẻ VCB - Báo cáo tháng 1 năm 2007 ) Việc sụt giảm trong hoạt động thanh toán thẻ tiếp tục diễn ra trong năm 1999. Cả năm 1999, tổng doanh số thanh toán thẻ chỉ đạt 71 triệu USD, còn thấp hơn doanh số thanh toán của năm 1994. Ngoài nguyên nhân như số khách nước ngoài vào Việt nam giảm, tình hình kinh doanh trong các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn có chững lại, giá cả hàng hoá trong nước nói chung có xu hướng giảm, còn có một nguyên nhân quan trọng khác nữa là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác làm cho thị phần thanh toán thẻ của VCB giảm đáng kể. Đặc biệt trong năm 1999, JCB vốn chỉ do VCB làm đại lí độc quyền tại Việt nam, nay đã kí hợp đồng thanh toán với ngân hàng khác nên doanh số thanh toán JCB giảm đáng kể, từ 1.8 triệu USD xuống còn 0.98 triệu USD. Năm 2000, doanh số thanh toán thẻ của VCB giảm 5.3 triệuUSD so với năm 1998. Năm 2000, doanh số thanh toán thẻ của VCB đã tăng lên chút ít do có sự tăng lên trong doanh số thanh toán thẻ của Visa, JCB, MasterCard, song doanh số thanh toán thẻ Amex lại giảm mạnh. Nguyên nhân của việc hầu hết doanh số thanh toán các loại thẻ đều tăng là do chất lượng phục vụ đựoc cải thiện, lượng khách du lịch tăng khi bước sang thế kỉ mới. Riêng thẻ Amex bị giảm vì tổ chức thẻ Amex đã kí thêm hợp đồng thanh toán với các ngân hàng khác nên VCB bị chia sẻ thị phần thanh toán. Số lượng Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ của Sở Giao Dịch Nguyên nhân cơ bản làm VCB suy yếu trên thị trường thanh toán thẻ tín dụng vẫn là thiết bị công nghệ. Ngay giữa năm 1996, UOB đã trang bị máy EDC cho các ĐVCNT trước VCB và do đó họ có lợi thế kéo các ĐVCNT của VCB về làm với họ. Đến khi VCB có trang bị máy EDC cho ĐVCNT thì các ngân hàng khác như ACB, HKB, ANZ cũng đã tiến hành lắp máy EDC cho các ĐVCNT mới và cũ của VCB để cạnh tranh. Vì số lượng máy EDC của VCB không đủ để trang bị đồng loạt cho các ĐVCNT nên buộc VCB chỉ ưu tiên trang bị cho những ĐVCNT có doanh số lớn. Do vậy, ngân hàng khác có điều kiện thâm nhập vào các ĐVCNT chưa được trang bị của VCB.Bắt đầu từ năm 2001 trở đI , VCB đã đầu tư vào công nghệ và nhập thêm các loại EDC tiên tiến để trang bị cho ĐVCNT .Do vậy, thị phần thanh toán thẻ đã tăng lên và doanh số thanh toán luôn đảm bảo mức tăng 15%.Đặc biệt là khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại WTO vào cuối năm 2006. Bảng 5: Tổng kết mạng lưới thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại Sở Giao dịch-VCB ( Đơn vị tính: điểm chấp nhận thanh toán ) Tổ chức thẻ QT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 VISA 312 525 720 1092 1211 1430 MASTER 312 525 720 1092 1211 1430 AMEX 156 360 625 956 1125 1365 JCB 140 275 625 903 1125 1365 DINER CLUB 50 95 120 150 193 235 ( Nguồn: Sở Giao dịch - VCB - Báo cáo tháng 1 năm 2007) Việc giảm sút trong công tác thanh toán thẻ của VCB trong những năm qua một lần nữa cho thấy hậu quả của việc phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài trong công tác thanh toán thẻ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5586.doc
Tài liệu liên quan