Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế (TTQT) nổi lên như là một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài. Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Trong dây chuyền hoạt động kinh tế đối ngoại của các quốc gia, thanh toán giữa các nước sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong TTQT chính là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc mở rộng hoạt động TTQT trong các ngân hàng thương mại (NHTM) là một tất yếu bởi hoạt động TTQT được xác định là nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương,… tăng tính thanh khoản, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nước cũng như quốc tế. Ở nước ta cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động TTQT cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thực sự đã có những tác động to lớn đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong những năm vừa qua. Trong quá trình thực tập tại phòng TTQT thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em nhận thấy hoạt động TTQT được Ngân hàng xem như một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của mình. Hoạt động TTQT đã mang lại cho NHNo&PTNT Nam Hà Nội nguồn thu nhập đáng kể, vì vậy việc mở rộng hoạt động TTQT là hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TTQT cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề tốt nghiệp của em được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về hoạt động TTQT của NHTM Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động TTQT tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô giáo để kiến thức của em được hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM): 1.1.1 Khái niệm NHTM: Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. NHTM là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò thủ quỹ cho toàn xã hội. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước… Các khoản tín dụng của Ngân hàng cho Chính phủ là nguồn quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế. Như vậy, NHTM thực chất là một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát, quản lý, điều tiết của ngân hàng Nhà nước, thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM Đặc trưng quan trọng của NHTM là nguồn hoạt động chính từ bên ngoài, hoạt động của NHTM chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và của NHNN Việt Nam. Để tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ điều trước tiên là bản thân nhà kinh doanh phải có vốn và có “năng lực cao” trong kinh doanh. Các hoạt động (hay nghiệp vụ) của ngân hàng chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở phát sinh các nhu cầu của hoạt động kinh tế. Ngân hàng là một doanh nghịêp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả. Các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Mua bán ngoại tệ: Một trong số những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ - tức là: một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và ngân hàng đó được hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính tiền tệ hiện nay, việc mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. Nhận tiền gửi: Hoạt động cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, vì vậy các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong số các nguồn huy động quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng). Ngân hàng mở dịch vụ tiền gửi nhằm để bảo quản hộ người có tiền với cam kết trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho các khoản tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiên dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Trong lịch sử nền kinh tế đã có những kỉ lục về lãi suất như: Ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16%/1 năm để thu hút các khoản tiết kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lãi suất tiết kiệm. Vào những tháng đầu năm 2008 ở Việt Nam các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm, có một số ngân hàng đã tăng trên 14%/1 năm. Cho vay: + Cho vay thương mại: Ngay ở thời kì đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước); Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có nguồn vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. + Cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng có nhiều rủi ro vỡ nợ tương tối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng. Tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. + Tài trợ dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng đã năng động hơn trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngnàh công nghệ cao. Mặc dù rủi ro trong loại hình tín dụng này cao song lãi lại lớn. Bảo quản vật có giá: Ngân hàng thực hiện lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành). Giấy chứng nhận được sử dụng như tiền – dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy chứng nhận của ngân hàng. Ngày nay vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bào quản. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán phát triển như Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ… Quản lý ngân quỹ: Ngân hàng đồng ý việc quản lý thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ: Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ. Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho chính phủ. Các ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được; hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ. Bảo lãnh: Vì khả năng thanh toán cho một khách hàng của ngân hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng nên ngân hàng rất có uy tín trong việc bảo lãnh cho khách hàng. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác… Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing): Nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị , máy móc cần thiết qua hợp đồng thuê mua (trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê). Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê. Cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay, được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ, dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư…Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính, Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, … Cung cấp dịch vụ bảo hiểm: Các ngân hàng bảo hiểm cho khách hàng, đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Cung cấp các dịch vụ đại lý: Nhiều ngân hàng (thường là các ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như: thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ… 1.1.3 Vai trò của TTQT đối với hoạt động NHTM: 1.1.3.1 TTQT ra đời từ những quan hệ kinh tế quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế Hình 1: Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế TTQT đối với nền kinh tế 1. Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK 2. Bôi trơn và thúc đẩy đầu tư nước ngoài 3.Thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ 4. Tăng cường thu hút kiều hối 5.Thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế TTQT như là một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Nếu không có hoạt động TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động TTQT diễn ra nhanh chóng, chính xác, an toàn thì sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hoá - tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy. 1.1.3.2 TTQT là một công cụ của Nhà nước nhằm hoạch định ra các chính sách về hoạt động ngoại thương Hoạt động TTQT luôn nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước, kiểm soát lượng ngoại tệ vào, ra do hoạt động TTQT của các NHTM có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng ngoại tệ dự trữ của một quốc gia, nếu không được kiểm soát có thể quốc gia đó sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt dự trữ ngoại tệ. NHTW kiểm soát hoạt động TTQT thông qua việc theo dõi và điều tra các hoạt động TTQT của các NHTM cũng như ban hành các luật lệ, quy tắc trong hoạt động TTQT của các NHTM và hỗ trợ các NHTM khi cần thiết. Sự theo dõi hoạt động TTQT của các NHTM giúp Nhà nước hoạch định được các chính sách thích hợp đồng thời nắm vững được hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế. 1.1.3.3 TTQT tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh, tăng cường quan hệ đối ngoại của NHTM. NHTM đã thiết lập nên mối quan hệ không chỉ đối với tổ chức, khách hàng trong nước mà còn thiết lập mối quan hệ với các tổ chức kinh tế quốc tế khác và đã trở thành một chủ thể tham gia vào hoạt động TTQT. NHTM tư vấn cho khách hàng về điều kiện thanh toán, hướng dẫn về kĩ thuật TTQT nhằm giảm rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tạo ra sự tin tưởng, an tâm của khách hàng trong giao dịch ngoại thương. TTQT là nghiệp vụ không thể thiếu để NHTM có thể giữ được khách hàng hiện có, đồng thời tạo cơ hội thu hút thêm khách hàng mới. TTQT giúp cho quy mô hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi Quốc gia hoà nhập với các ngân hàng trên Thế giới, góp phần vào nâng cao uy tín trên thị trường Quốc tế. 1.1.3.4 TTQT góp phần tăng thu nhập giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Thông qua TTQT, NHTM còn tạo ra nguồn thu đáng kể từ thu phí dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ. Thông qua hoạt động thanh toán, Ngân hàng có thể quản lý việc sử dụng vốn vay và giám sát được tình hình kinh doanh của khách hàng. Việc kinh doanh đa năng là phương sách hiệu quả để phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. 1.1.3.5 TTQT góp phần tăng nguồn vốn cho NHTM. Nghiệp vụ TTQT không chỉ tạo điều kiện thu hút khách hàng, làm tăng số dư tiền gửi thanh toán mà trong quá trình thực hiện các phương thức TTQT cho khách hàng, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ, những khoản tiền ký quỹ mở thư tín dụng của khách hàng tạo nguồn vốn rẻ và tương đối ổn định cho ngân hàng. Ngoài ra các khoản khách hàng nộp để giải chấp lô hàng nhập khẩu do ngân hàng quản lý khi chưa đến hạn thanh toán cũng là một nguồn tạo thanh khoản cho ngân hàng dưới hình thức tiền tập trung chờ thanh toán. HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM Khái niệm hoạt động TTQT của NHTM: Các quốc gia trên Thế giới không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động văn hoá, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản thân Quốc gia mình. Sự khác biệt về tự nhiên, khoa học và xã hội đã làm cho lợi thế so sánh giữa các Quốc gia không thể bằng nhau, nước này có lợi thế về mặt này nhưng lại bất lợi thế về mặt khác và nước khác thì ngược lại. Hoạt động kinh tế đối ngoại là hoạt động trao đổi hàng hoá và tiền tệ giữa các chủ thể của các Quốc gia khác nhau. Khác với kinh tế nội thương, ngoài việc hàng hoá di chuyển qua biên giới ít nhất là một nước thì kinh tế ngoại thương còn sử dụng ngoại tệ bên cạnh đồng bản tệ. Việc thanh toán lúc này đã vượt ra khỏi phạm vi một Quốc gia liên quan đến các Quốc gia khác trên Thế giới. TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Hiểu một cách đơn giản hoạt động thanh toán là việc người mua trả tiền cho người bán để nhận hàng hoá và dịch vụ từ người bán. Cũng mang bản chất như vậy nhưng hoạt động TTQT phức tạp hơn nhiều, nó liên quan đến chủ thể ở các Quốc gia khác nhau, đến ngoại tệ, ngoài ra là những vấn đề pháp lý quy định quan hệ thương mại giữa hai Quốc gia và các tập quán thanh toán ở mỗi Quốc gia cũng như trên toàn Thế giới. Với xu thế toàn cầu hoá và chuyên môn hoá như hiện nay thì hoạt động xuất nhập khẩu rất phát triển và kéo theo là sự phát triển của hoạt động TTQT. TTQT hiểu theo nghĩa rộng bao gồm thanh toán các hiệp định thương mại, các hiệp định ký kết giữa các nước, các hợp đồng mua bán ngoại thương, các phí dịch vụ (như phí vận tải, bảo hiểm…). Tuy TTQT không phải là một hoạt động truyền thống của ngân hàng nhưng trong bối cảnh nền kinh tế liên kết toàn cầu hiện nay thì đó là một hoạt động không thể thiếu và ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với hoạt động ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Các chủ thể tham gia TTQT: - Ngân hàng trung ương: NHTW tham gia vào TTQT với cương vị là người thay mặt Chính phủ ký kết và thực hiện các Hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế và là Ngân hàng của các Ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và TTQT. - Chính phủ của các Quốc gia là loại chủ thể chủ yếu tham gia TTQT thông qua NHTW là người đại diện. Các hiệp định về tài chính và tiền tệ ký kết giữa các Chính phủ dưới dạng đa biên hay song biên chi phối rất lớn đến hoạt động TTQT của mỗi Quốc gia. Các dòng tiền thu vào và chi ra của Chính phủ rất lớn, chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cán cân TTQT của mỗi Quốc gia. Thông qua TTQT mà dòng tiền tệ này không ngừng chảy trên phạm vi toàn cầu. - Ngân hàng thương mại: NHTM là chủ thể chủ yếu của các trung gian tài chính tham gia TTQT. NHTM là một trung gian tài chính có mạng lưới bao trùm rộng khắp trong toàn quốc, nó nắm trong tay hầu hết toàn bộ của cải của xã hội dưới hình thứ bằng tiền, nó có đại lý ở hầu hết các quốc gia đối tác trên phạm vi toàn cầu. - Các chủ thể khác: Các chủ thể khác bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong các lĩnh vực phi ngân hàng như kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu lao động và chuyên gia, du lịch, vận tải, giao nhận, bảo hiểm, đầu tư và các hoạt động ngoại giao, quân sự, giao lưu văn hoá, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và xã hội. Các chủ thể này tham gia hoạt động TTQT với tư cách là người uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ những khoản phải thu và ra lệnh cho Ngân hàng chi các khoản phải chi cho người nước ngoài. 1.2.3 Các điều kiện trong TTQT 1.2.3.1 Điều kiện về tiền tệ: Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc quy định sử dụng đơn vị tiền tệ của nước nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng TTQT, đồng thời quy định cách xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu hàng hoá và thanh toán. * Lựa chọn tiền tệ: Đồng tiền nào được lựa chọn sử dụng trong TTQT phải được thoả thuận giữa hai bên mua - bán, nhìn chung nước nào cũng muốn chọn đồng tiền nước mình được sử dụng trong TTQT với lý do: qua thanh toán có thể nâng vị thế của đồng tiền nước mình trên thị trường tiền tệ quốc tế, đồng thời nước đó có thể chủ động trong thanh toán, không phải dùng ngoại tệ để trả nợ nước ngoài đồng thời có thể né tránh được rủi ro khi tỷ giá ngoại tệ biến động. Ngoài ra với việc sử dụng đồng tiền nước mình trong TTQT có thể tạo điều kiện tăng thêm xuất khẩu hàng của mình. Trong thực tiễn thị trường ngoại thương hiện nay, việc lựa chọn đồng tiền nào để tính toán và thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào: Thứ nhất: Tập quán sử dụng tiền tệ trong thương mại và TTQT: - Đối với các hàng hoá như: Cao su, thiếc và một số kim loại màu, đồng tiền tính toán và thanh toán bằng GBP. - Đối với các hàng hoá còn lại chủ yếu được tính toán và thanh toán chủ yếu bằng USD. Thứ hai: Việc các bên thanh toán bằng đồng tiền nào là không quan trọng bởi vì thị trường ngoại hối hiện nay cực kỳ phát triển, liên kết toàn cầu, cho phép chúng ta chuyển đổi từ đồng tiền này sang bất kỳ đồng tiền nào khác theo tỷ giá chéo mà không có hạn chế hay cản trở đáng kể nào. * Lựa chọn phương pháp đảm bảo cho tiền tệ: Trong xu thế biến động của thị trường tiền tệ quốc tế, với cơ chế tỷ giá thả nổi, sự biến động lớn về giá cả nguyên liệu và vật liệu …khiến cho các khoản phải thu, phải trả ngoại tệ liên quan đến các hợp đồng thương mại bị biến động. Để đảm bảo giá trị tiền tệ được nhận đúng bằng giá trị hàng hoá đã trao, các bên tham gia thanh toán ký với nhau điều kiện đảm bảo hối đoái. Điều kiện đảm bảo hối đoái bao gồm các hình thức: Điều kiện đảm bảo bằng vàng, điều kiện đảm bảo ngoại hối, điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ. Trong thời đại kinh tế hiện đại hàm lượng vàng không có ý nghĩa thiết thực đối với xác định tỷ giá các loại ngoại tệ, giá vàng thế giới lại có những biến động không gắn với giá của ngoại tệ. Các bên mua bán thường thoả thuận với nhau theo cách lựa chọn một loạt ngoại tệ để đảm bảo giá trị cho đồng tiền lựa chọn trong thanh toán. Cách lựa chọn như vậy gọi là đảm bảo hối đoái theo “rổ” tiền tệ. Đây là hình thức được sử dụng chủ yếu trong thương mại quốc tế và TTQT vì khi lựa chọn đảm bảo hối đoái theo phương pháp này, sau khi các bên đã thoả thuận thống nhất số ngoại tệ chọn đưa vào “rổ” sẽ xác định tỷ giá trung bình của cả “rổ” tiền này với đồng tiền đã lựa chọn trong thanh toán tại thời điểm ký. 1.2.3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán: Là quy định nghĩa vụ thanh toán tiền trong hợp đồng thương mại Quốc tế sẽ được trả ở đâu. Về phương diện lý thuyết, việc thanh toán giá trị hợp đồng có thể diễn ra tại nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc tại một nước thứ ba nhưng trong thực tế việc quy định địa điểm thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào đàm phán, dựa vào tương quan so sánh lực lượng trong quan hệ thương mại. Thực tế nước nào cũng muốn dành quyền thanh toán tại địa điểm nước mình có lợi vì: - Sử dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn thanh toán. - Có thể nâng cao được vị thế của thị trường tiền tệ nước mình trong quan hệ thanh toán quốc tế. - Tạo điều kiện cho ngân hàng nước mình thu được phí nghiệp vụ. . Chính vì vậy để thoả thuận được địa điểm thanh toán cần đàm phán ký trong hợp đồng thanh toán Quốc tế. 1.2.3.3 Điều kiện về thời gian thanh toán: Điều kiện về thời hạn thanh toán quy định khi nào thì người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu lấy thời điểm giao hàng (chuyển giao quyền sở hữu) làm mốc, thì thời hạn thanh toán có thể là: trả tiền trước, trả tiền ngay, trả tiền sau, hoặc kết hợp các cách này. - Trả tiền trước: Theo quy định này, người mua phải trả tiền cho người người bán toàn bộ hoặc một phần tiền hàng trước khi người bán chuyển giao hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua hoặc trong khoảng thời gian từ khi người bán chấp nhận đơn đặt hàng cho đến trước khi người bán thực hiện đơn hàng của người mua. Mức tiền ứng trước nhiều hay ít phụ thuộc vào thị trường là của người mua hay của người bán. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tầm quan trọng của hàng hoá, thời hạn sản xuất của hàng hoá, mối quan hệ giữa các bên giao dịch và tập quán trong ngành buôn bán có liên quan. - Trả tiền ngay: Nếu lấy thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá làm mốc thì thanh toán ngay bao gồm: (1) Việc thanh toán diễn ra ngay khi người xuất khẩu đặt hnàg hoá dưới quyền định đoạt của người mua, nhưng hàng hoá chưa được bốc lên phương tiện vận tải, căn cứ vào điều kiện thương mại quốc tế, thì người mua phải trả tiền cho người bán sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Nghĩa vụ giao hàng theo Incoterms có thể là: giao hàng tại xưởng (EXW), giao dọc mạn tàu (FAS), giao tại biên giới (DAF), giao cho người chuyên chở (FCA). (2) Việc thanh toan toán diễn ra ngay khi người xuất nhẩu đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, trên chứng từ vận tải phải thể hiện “Shipped on board”, “On board” hay “Laden on board”. Trong thực tế, loại trả tiền này chỉ thích hợp với phương thức vận tải biển ứng với các điều kiện giao hàng: FOB, CFR, CIF. (3) Việc thanh toán diễn ra ngay khi người xuất khẩu đặt bộ chứng từ hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua. Người bán sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán chuyển cho người mua và yêu cầu được thanh toán ngay. (4) Việc thanh toán diễn ra ngay sau khi nhà nhập khẩu nhận xong hàng hoá tại nơi quy định. Địa điểm nhà nhập khẩu nhận hàng có thể tại nước nhà xuất khẩu, tại nước người nhập khẩu hay tại nước thứ ba theo thoả thuận. - Trả tiền sau: Cũng lấy thời điểm chuyển giao hàng hoá làm mốc, trả tiền sau hàm ý người bán giao hàng trước và thu tiền sau, hay nói cách khác, người bán cung cấp cho người mua một khoản tín dụng theo sự thoả thuận giữa hai bên. Các khoản nợ này có thể hoàn trả bằng tiền hoặc bằng hàng hoá do chính hợp đồng hợp tác tạo ra. 1.2.4 Các phương tiện dùng trong TTQT: 1.2.4.1 Hối phiếu: - Khái niệm: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này: Hoặc khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai; hoặc tại một ngày có thể xác định được trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. - Đặc điểm của Hối phiếu: + Tính trừu tượng: Do trên hối phiếu chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền mà không cần phải ghi nội dung quan hệ tín dụng hoặc nguyên nhân phát sinh việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do nguyên nhân gì mà hối phiếu được phát sinh. + Tính bắt buộc phải trả tiền: Khi đến thời hạn trả tiền, người trả tiền hối phiếu có nghĩa vụ phải trả theo đúng nội dung ghi trên hối phiếu đã được chấp nhận, tuyệt đối không được viện lý do riêng để trì hoãn hoặc từ chối nghĩa vụ trả tiền trừ khi hối phiếu được lập ra trái phép. + Tính lưu thông: nhờ 2 đặc điểm trên mà hối phiếu có được phép chuyển nhượng một hay nhiều lần từ người này sang người khác để làm phương tiện thanh toán, chi trả lẫn nhau giữa các chủ thể có liên quan trong thời gian hiệu lực của hối phiếu. 1.2.4.2 Lệnh phiếu (Promissory note) - Kỳ phiếu - Khái niệm: Lệnh phiếu hay còn gọi là kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do ngườ lập phiếu ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho một người khác, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm phiếu. - Đặc thù của lệnh phiếu: + Kỳ hạn của lệnh phiếu được quy định rõ trên tờ lệnh này. + Một lệnh phiếu có thể do 1 hay nhiều người cùng tham gia ký phát để cam kết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi. + Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu. + Lệnh phiếu chỉ có một bản chính duy nhất do con nợ ký phát để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó. 1.2.4.3 Séc (Cheque): - Khái niệm: Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản); ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên Séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm séc. - Thành phần tham gia thanh toán Séc: + Người ký séc: để trả nợ, là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, gọi là người phát hành Séc. + Người thụ lệnh: Là ngân hàng thực hiện việc trích tài khoản của người ký phát trả cho người thụ hưởng. + Người thụ hưởng: là người được hưởng số tiền ghi trên tờ séc. 1.2.4.4 Thẻ ngân hàng: - Khái niệm: Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng, được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các chi nhánh và các đại lý thanh toán thẻ trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng với khách hàng. - Đặc tính của thẻ: + Tính tiện lợi: Là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt trong lưu thông. + Tính linh hoạt: Với nhiều loại thẻ đa dạng, phong phú, thẻ thích hợp với mọi đối tượng khách hàng, khách hàng sẽ được đáp ứng để thoả mãn mọi nhu cầu từ rút tiền mặt cho tới nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ. + Tính an toàn và nhanh chóng: Mọi giao dịch thẻ đều được thực hiện một cách tự động thông qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền tự động tới ngân hàng thanh toán nên quá trình thanh toán thẻ diễn ra nhanh chóng. Ngân hàng bảo vệ được tiền của khách hàng bằng số PIN, ảnh ,chữ ký, tài khoản thẻ,…nên an toàn hơn hẳn so với các phương tiện thanh toán khác. 1.2.5 Các phương thức TTQT: Phương thức thanh toán quốc tế là một cách thức nhất định để người bán thu được tiền nhanh nhất, an toàn nhất và người mua trả được tiền và nhận được hàng chuẩn xác đủ về số lượng, đúng về chất lượng, đúng thời hạn như hợp đồng đã ký. Tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận với nhau cùng sử dụng một phương thức thanh toán cho phù hợp. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được dùng: - Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) - Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open account) - Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment) - Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 1.2.5.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền: 1.2.5.1.1 Khái niệm: Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiên chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. 1.2.5.1.2. Các bên tham gia thanh toán: - Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): Là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện lệnh chuyển tiền ra nước ngoài, thường là người mua, người trả nợ hoặc nhà đầu tư yêu cầu chuyển vốn, kinh phí ra nước ngoài. - Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua Ngân hàng, thường là người xuất khẩu, chủ nợ, hoặc người tiếp nhận đầu tư do người chuyển tiền chỉ định. - Ngân hàng uỷ nhiệm chuyển tiền (Remitting Bank): Là Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền, ở nước người yêu cầu chuyển tiền. - Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, thông thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền oqr nước người thụ hưởng. 1.2.5.1.3. Quy trình chuyển tiền: Hình 2: Quy trình chuyển tiền Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) Người thụ hưởng (Beneficiary) Người chuyển tiền (Remiter) Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) (1) (2) (3) (4) (5) Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu thực hiện việc giao hàng đồng thời chuyển giao bộ chứng từ thương mại cho người nhập khẩu. Bước 2: Người NK sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập giấy uỷ nhiệm chuyển tiền (lệnh chuyển tiền) cùng với uỷ nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi tới ngân hàng phục vụ mình. Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả ._.năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà NK. Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý để chuyển trả cho người thụ hưởng. Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời gửi giấy báo Có cho người hưởng lợi 1.2.5.1.4. ưu nhược điểm: Đây là phương thức thanh toán rất nhanh chóng, chi phí ít. Tuy nhiên khi áp dụng, việc trả tiền hay không phụ thuộc thiện chí trả tiền của người NK. Rủi ro sẽ xảy ra nếu sau khi nhận hàng người nhập khẩu không tiến hành chuyển tiền hoặc cố tình dây dưa kéo dài nhằm chiếm dụng vốn của người XK. 1.2.5.2 Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open Account): 1.2.5.2.1 Khái niệm: Phương thức thanh toán mở tài khoản là người bán xin mở một tài khoản (hoặc sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thoả thuận giữa 2 bên (tháng, quý, bán niên) người mua trả tiền cho người bán. 1.2.5.2.2. Đặc điểm của phương thức mở tài khoản: - Đây là một phương thức không có sự tham gia của các Ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. - Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tìa khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán. - Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là người mua và người bán. 1.2.5.2.3 Quy trình nghiệp vụ: Hình 3: Quy trình mở tài khoản Người mua Người bán Ngân hàng bên mua Ngân hàng bên bán (1) (2) (3) Bước 1: Người bán giao hàng hoá và dịch vụ cùng với các chứng từ. Bước 2: Báo Nợ trực tiếp. Bước 3: Người mua dùng hình thức chuyển tiền để trả tiền khi đến hạn. Phương thức thanh toán mở tài khoản thường được áp dụng thanh toán trong quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau với điều kiện của thương vụ. Phương thức này thuận lợi cho bên mua được sử dụng hàng hoá thường xuyên, thậm chí cả lúc chưa đủ tiền, ngược lại thuận lợi cho bên bán tiêu thụ được hàng hoá và giữ được thị trường truyền thống. 1.2.5.3 Phương thức thanh toán nhờ thu: 1.2.5.3.1. Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua Ngân hàng đại lý cho bên mua (Nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. 1.2.5.3.2 Các bên tham gia giao dịch thanh toán theo phương thức nhờ thu: - Người có yêu cầu uỷ nhiệm thu: người cung cấp dịch vụ (gọi là bên bán). - Ngân hàng nhận uỷ thác thu: Ngân hàng phục vụ bên bán. - Ngân hàng xuất trình: là Ngân hàng thu hộ, thường là Ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu (ở nước người mua). - Người trả tiền: Người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng được gọi chung là bên mua. 1.2.5.3.3 Phân loại phương thức thanh toán nhờ thu và quy trình nghiệp vụ: * Nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh toán trong đó bên bán uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do chính người bán lập. Các chứng từ thương mại có liên quan đến giao dịch bên bán đã chuyển giao trực tiếp cho bên mua, không qua Ngân hàng. Hình 4: Quy trình nhờ thu trơn Người mua Người bán NH xuất trình NH thu hộ NH nhận uỷ thác thu (1) (2) (7) (3) (6) (5) (4) Bước 1: Bên bán chuyển giao hàng hoá, đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ hàng hoá cho bên mua. Bước 2: Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, uỷ nhiệm qua ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua. Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua Ngân hàng phục vụ bên mua nhờ thu tiền từ người mua. Bước 4: Ngân hàng phục vụ bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu. Bước 5: Bên mua thanh toán tiền. Bước 6: Chuyển tiền trả qua Ngân hàng phục vụ bên bán. Bước 7: Thanh toán tiền cho bên bán. * Nhờ thu kèm chứng từ (Decumentary Collection): Là phương thức thanh toán, trong đó bên bán uỷ nhiệm cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu có kỳ hạn) sẽ trao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng. Người mua Người bán NH xuất trình NH thu hộ NH nhận uỷ thác thu (1) (7) (2) (3) (6) (4) (5) Hình 5: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ Bước 1: Bên bán chuyển giao hàng hoá cho bên mua Bước 2: Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ hàng hoá uỷ nhiệm qua ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua. Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua ngân hàng phục vụ bên mua nhờ thu tiền từ người mua Bước 4: Ngân hàng phục vụ bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu. Bước 5: Bên mua thanh toán tiền Bước 6: Chuyển tiền trả qua ngân hàng phục vụ bên bán Bước 7: Thanh toán tiền cho bên bán. Trong nhờ thu kèm chứng từ người bán uỷ thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn nhờ Ngân hàng khống chế chứng từ hàng hoá đối với người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Với cách khống chế theo bộ chứng từ này quyền lợi của bên bán được đảm bảo hơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán tiền và nhận hàng của người mua. 1.2.5.4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C – Letter of Credit) * Phương thức L/C: là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán. Lý do là nó bảo đảm quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán. 1.2.5.4.1 Khái niệm và đặc điểm: Phương thức thanh toán TDCT là một sự thoả thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát tỏng phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. - L/C là sự bảo lãnh thanh toán có điều kiện bởi một ngân hàng cho người thụ hưởng khi người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. - L/C là một bức thư do một ngân hàng viết ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu cam kết trả cho nhà xuất khẩu một số tiền nhất định, trong một thời hạn nhất định voái điều kiện là nhà xuất khẩu phải thực hiện đúng và đầy đủ những điều kiện quy định trong L/C. - Việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá, nếu hàng hoá không khớp với chứng từ thì hai bên mua và bán trực tiếp giải quyết với nhau, không liên quan đến NHPH. CHỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp với các điều khoản của L/C mà ngân hàng vẫn thanh toán cho nhà xuất khẩu thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, bởi vì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán lại tiền cho NHPH. 1.2.5.4.2. Các loại thư tín dụng: + Theo công dụng của thư tín dụng, người ta phân ra: - L/C có thể huỷ ngang (Revocable letter of Credit) - L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable letter of Credit) - Thư tín dụng xác nhận (Confirming L/C) + Căn cứ vào thời hạn thanh toán của thư tín dụng: - L/C trả ngay (L/C payable by Draf at sight) - L/C trả chậm (L/C Available by Drefered Payment) - L/C chấp nhận (L/C Available by Acceptance) + Trên giác độ quan hệ đối tác có các loại L/C: - L/C trực tiếp (Straight L/C) - L/C cho phép chiết khấu (L/C Available by Negotiaction) + Một số loại L/C đặc biệt: - L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C) - L/C tuần hoàn (Revolving L/C) - L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) - L/C giáp lưng (Back to Back L/C) - L/C dự phòng (Standby L/C). 1.2.5.4.3 Chủ thể tham gia và quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT: - Các chủ thể tham gia phương thức TDCT gồm : + Người yêu cầu mở L/C (Applicant) + Người NK hoặc người thụ hưởng (Beneficiry) + Ngân hàng mở L/C (Issuing Bank) + Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank) + Ngân hàng hoàn trả (Reimbúment Bank) + Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) + Ngân hàng chiết khấu chứng từ (Negotiating Bank). - Quy trình nghiệp vụ thanh toán chứng từ: Hình 6: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chứng từ Ngân hàng phát hành (Issuing Bank) Ngân hàng thông báo (Advising Bank) Người yêu cầu mở tín dụng thư (applicant) Người thụ hưởng (Beneficiary) (6) (2) (8) (7) (1) (3) (5) (6) HĐTM HĐTM (4) + (HĐTM): Nhà XK và nhà NK ký kết hợp đồng thương mại, với điều khoản thanh toán theo phương thức TDCT. (1): Nhà NK căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở tín dụng thư cho nhà XK hưởng tại ngân hàng phục vụ mình. (2): Căn cứ vào nội dung đơn xin mở tín dụng thư, nếu đáp ứng nhu cầu, ngân hàng phát hành sẽ lập thư tín dụng, thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà XK, thông báo về việc mở tín dụng và chuyển bản chính của thư tín dụng qua ngân hàng thông báo. (3): Khi nhận được thông báo về việc mở thư tín dụng và tín dụng thư, ngân hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển giao thư tín dụng cho nhà XK. (4): Nhà NK sau khi kiểm tra thư tín dụng nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì giao hàng, nếu không thì đề nghị ngân hàng phát hành chỉnh lại cho phù hợp nội dung hợp đồng rồi tiến hành giao hàng. (5): Sau khi chuyển giao hàng hoá, nhà XK lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của thư tín dụng; thông qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngân hàng phát hành để yêu cầu được thanh toán tiền. (6): Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với quy định trong thư tín dụng thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận hay chiết khấu). Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối và gửi lại toàn bộ chứng từ cho nhà XK thông qua ngân hàng thông báo. (7): Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ thanh toán cho nhà NK và yêu cầu thanh toán bồi hoàn. (8): Nhà NK kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều quy định trong thư tín dụng thì hoàn trả tiền cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp, có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng. 1.2.6 Các chứng từ dùng trong TTQT: Chứng từ đóng vai trò là cơ sở đảm bảo cho hợp đồng TTQT diễn ra suôn sẻ. Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông tin về hàng hoá, vận tải, bảo hiểm, thanh toán để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để thanh toán, khiếu nại đòi bồi thường…Các chứng từ này là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại, cũng như quan hệ TTQT. Để có thể nhìn tồn quát về cấu trúc của các chứng từ cần dùng trong nghiệp vụ TTQT, ta quan sát sơ đồ sau: Hình 7: Các chứng từ thương mại Chứng từ thương mại Chứng từ vận tải Chứng từ bảo hiểm Chứng từ hàng hoá Vận đơn đường biển Ctừ vận tải đa phương thức Biên lai gửi hàng đường biển Vận đơn hàng không Ctừ vận tải đ.sắt, đ.bộ, đ.không Bảo hiểm đơn Giấy chứng nhận bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm Phiếu bảo hiểm Hoá đơn thương mại Giấy chứng nhận xuất xứ Phiếu đóng gói Giấy kiểm định Giấy c.nhận chất lượng, số lượng Các chứng từ khác 1.3 MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT: 1.3.1 Khái niệm mở rộng hoạt động TTQT: Mở rộng hoạt động TTQT có thể hiểu là việc mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu hoạt động TTQT của một ngân hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng từ đó góp phần nhằm gia tăng thu nhập cho ngân hàng, từng bước nâng cao uy tín của ngân hàng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. 1.3.2 Các tiêu chí để đánh giá việc mở rộng TTQT: Để tiến hành việc mở rộng hoạt động TTQT, các Ngân hàng cần tiến hành đồng thời trên các khía cạnh sau: Thứ nhất: Mở rộng thị phần TTQT nhằm gia tăng số lượng khách hàng đến giao dịch TTQT tại Ngân hàng: thu hút thêm các khách hàng mới, các khách hàng lớn và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó nó còn làm tăng thu nhập, giảm rủi ro cho Ngân hàng. Thứ hai: Mở rộng doanh số TTQT cũng như số món TTQT để phục vụ kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và tăng thu nhập từ việc thu phí dịch vụ cho ngân hàng. Thứ ba: Tiến hành nâng cao chất lượng và các loại dịch vụ TTQT hiện có và phát triển hơn nữa các dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, củng cố uy tín của ngân hàng trong nước và quốc tế. Thứ tư: Mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Các giao dịch TTQT thực hiện qua Ngân hàng không chỉ bó hẹp với các đối tác ở một số quốc gia nhất định mà cần thiết phải mở rộng ra hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với hệ thống ngân hàng đại lý góp phần thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh đối ngoại, tăng cường hội nhập khu vực và thế giới, từ đó nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường quốc tế. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động TTQT của NHTM: 1.3.3.1 Nhóm nhân tố khách quan: Thứ nhất: Sự phát triển của hoạt động ngoại thương: Cơ sở hình thành hoạt động TTQT là hoạt động ngoại thương, nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến TTQT và ngược lại ,nói đến TTQT thì chủ yếu là nói đến ngoại thương, nhưng hoạt động ngoại thương là hoạt động cơ sở còn hoạt động TTQT là hoạt động phái sinh. Như vậy sự phát triển của hoạt động ngoại thương được xem là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của Ngân hàng. Sự phát triển của kinh tế đối ngoại mà đặc biệt là hoạt động ngoại thương làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ giữa các quốc gia với nhau. Đây chính là điều kiện để các NHTM mở rộng và phát triển nghiệp vụ TTQT. Thứ hai: Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Với chủ trương từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, sau gần 11 năm kiên trì đàm phán, năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của WTO, được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cơ chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Với sự kiện lịch sử này đã đưa Việt Nam hoàn toàn hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở ra muôn vàn cơ hội cho sự phát triển của hoạt động ngoại thương ở Việt Nam. Vì vậy việc đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước nhằm mục đích điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế của nước đó là hết sức cần thiết. Trong các chính sách đó có một số chính sách có tác dụng thúc đẩy, một số lại kìm hãm hoạt động xuất nhập khẩu của một Quốc gia từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động TTQT như: chính sách quản lý ngoại hối, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu,… Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động TTQT. Hoạt động ngoại thương là một hoạt động trọng tâm hoạt động kinh tế đối ngoại, chính sách đối ngoại là cơ sở nền tảng và có tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT. Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định về pháp lý, thể lệ của NHNN trong vấn đề quản lý ngoại tệ, những giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ; cũng như quản lý việc trao đổi, sử dụng mua bán ngoại tệ trên thị trường và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài….NHTM với chức năng trung gian thanh toán, nó đóng vai trò kiểm soát luồng ngoại tệ ra – vào trong hoạt động TTQT của một nước. Vì vậy một NHTM được tham gia hoạt động TTQT thì phải tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặt, đúng quy chế các quy định về quản lý ngoại hối do ngân hàng Nhà nước ban hành. Thứ ba: Sự biến động của tỷ giá. Ngân hàng tạo ra nguồn ngoại tệ bằng hai cách: thu ngoại tệ trực tiếp từ nguồn thanh toán tiền hàng của nhà xuất khẩu và từ nguồn kiều hối chuyển về; hoặc là thu gián tiếp thông qua việc dùng nội tệ để mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nguồn thu ngoại tệ gián tiếp từ hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối bị ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động tỷ giá hối đoái trong từng thời kỳ. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù rất quan trọng trong thương mại quốc tế, là công cụ để đo lường giá trị tương đối giữa các ngoại tệ và từ đó có tác dụng như một công cụ trong cnạh tranh thương mại giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, biến động của tỷ giá còn ảnh hưởng xấu tới hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Một ngân hàng nếu biết lụa chọn thời điểm và có khả năng tính toán cân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác nhau do hoạt động TTQT đem lại như: nguồn tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, phí dịch vụ…đây có thể là cơ hội tốt để NHTM mở rộng thị phần TTQT của mình. Thứ tư: Sự cạnh tranh của các NHTM khác. Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng khá đơn điệu, không có dịch vụ nào là độc tôn, tất cả các ngân hàng đều có thể thực hiện, như vậy sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh giữa các ngân hàng và sự cạnh tranh này càng ngày càng trở nên mãnh liệt hơn. Hầu như các ngân hàng thành lập trước, có bề dày truyền thống (như các NHTM quốc doanh) thường chiếm nhiều thị phần TTQT. Trong hoạt động TTQT; trong khi các ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới thành lập (như các NHTM cổ phần) thường phải chịu một áp lực cạnh tranh lớn từ phía các ngân hàng lớn như các ngân hàng nước ngoài chẳng hạn. Thứ năm: Môi trường pháp lý Để điều chỉnh các quan hệ trong nước, mỗi nước phải xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng phù hợp với thể chế chính trị, xã hội, tập quán và trình độ phát triển; chính vì vậy luật pháp giữa các nước thường là khác nhau. Tuy nhiên khi tham gia hoạt động quốc tế, các nước đều bình đẳng với nhau, nên không thể dùng luật pháp của một nước nào đó áp đặt buộc nước khác phải theo. Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn luật pháp giữa các nước trong quan hệ Quốc tế, người ta đã xây dựng một hệ thống luật pháp thống nhất mang tính quốc tế để điều chỉnh các hoạt động quốc tế. Như vậy một ngân hàng muốn mở rộng hoạt động TTQT cần phải tuân thủ hệ thống luật pháp quốc tế đó. Thứ sáu: Năng lực kinh doanh của khách hàng. Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng càng có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Năng lực kinh doanh của khách hàng càng tốt, càng hiểu biết về hoạt động TTQT, pháp luật nước ngoài và các bạn hàng của mình sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ của mình trôi chảy, hạn chế rủi ro cho cả khách hàng lẫn ngân hàng từ đó nâng cao được hiệu quả của hoạt động TTQT và các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động TTQT dễ dàng hơn. 1.3.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng: Thứ nhất: Khả năng nguồn lực của ngân hàng Khả năng nguồn lực của ngân hàng được biểu hiện chủ yếu thông qua năng lực về vốn, nhân lực, công nghệ ngân hàng. - Khả năng về vốn và nguồn ngoại tệ là một trong những yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh và khả năng mở rộng trong lĩnh vực TTQT của một ngân hàng. Theo đó, một ngân hàng có nguồn ngoại tệ đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu về TTQT cho khách hàng khi họ thực hiện các giao dịch quốc tế nó sẽ thúc đẩy các hoạt động TTQT của ngân hàng phát triển hơn. - Khả năng về nhân lực: Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và những kinh nghiệm thực tiễn của CBCNV trực tiếp tham gia vào hoạt động TTQT là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với ngân hàng từ đó giúp ngân hàng mở rộng hoạt động TTQT của mình. Khách hàng đến với ngân hàng được phục vụ với một thái độ niềm nở, trình độ chuyên môn cao đáp ứng mọi nhu cầu phức tạp nhất, họ sẽ hài lòng và chọn ngân hàng làm nơi giao dịch. Bên cạnh đó, cán bộ TTQT còn làm nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn các hình thức thanh toán sao cho khi ký kết hợp đồng có được các điều khoản có lợi cho mình, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất tạo cho khách hàng sự tin tưởng, an tâm. - Công nghệ và cơ sở hạ tầng của ngân hàng: Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ cở sở vật chất và mạng lưới truyền thông, thanh toán. Hệ thống mạng máy tính va chương trình ứng dụng của nó liên quan chặt chẽ đến chất lượng hoạt động TTQT. Với công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng thực hiện việc thanh toán nhanh chóng, chính xác, rút ngắn thời gian xử lý, cung cấp thông tin đầy đủ về đối tác giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động này. Hệ thống mạng lưới thông tin sẽ góp phần quảng bá hình ảnh và sản phẩm của ngân hàng tới khách hàng. Chính những hoạt động này là tiền đề để thúc đẩy và mở rộng hoạt động TTQT của một ngân hàng. Thứ hai: Các chính sách của ngân hàng đối với hoạt động TTQT: Ngân hàng luôn có những chính sách tốt thì sẽ khuyến khích tinh thần làm việc hết mình của các CBCNV, thu hút được những nhân viên có trình độ cao và đạo đức nghề nghiệp tốt. Bên cạnh đó chính sách đối ngoại cũng là một trong những chiến lược kinh doanh của ngân hàng. - Chính sách đối ngoại của ngân hàng bao gồm những định hướng chung trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, phát triển các hoạt động TTQT, đưa ra các quy trình nghiệp vụ TTQT…làm kim chỉ nam cho hoạt động TTQT trong xử lý các giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế. - Chính sách khách hàng: Hiện nay các ngân hàng muốn tham gia vào thị trường Quốc tế và mở rộng hoạt động TTQT thì phải xây dựng cho mình một thương hiệu, uy tín và lòng tin để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Khách hàng vừa là người sử dụng các dịch vụ đó, vừa là người đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp. Vì vậy nếu ngân hàng đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, tạo cho khách hàng mức độ hài lòng thì ngân hàng đó sẽ giữ được khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng truyền thống. Đây là lý do để các ngân hàng chú trọng nhiều hơn đến chính sách khách hàng. Như vậy, một ngân hàng có mở rộng dược hoạt động TTQT hay không, có được nhiều bạn hàng hay không là nhờ một phần chính sách đối ngoại và chính sách khách hàng phù hợp. Thứ ba: Thiết lập quan hệ với các ngân hàng đại lý. Việc thiết lập quan hệ với các ngân hàng đại lý góp phần chuẩn hoá các hạot động của ngân hàng theo đúng thông lệ quốc tế. Ngân hàng nào có quan hệ với các ngân hàng đại lý tốt, mạng lưới lớn, ngân hàng đó sẽ có chiến lược kinh doanh đối ngoại tốt, tăng cường hội nhập khu vực và thế giới, từ đó vị thế của ngân hàng được nâng cao trên thị trường trong nước cũng như Quốc tế. Ngoài ra với mạng lưới rộng trên thị trường quốc tế ngân hàng còn tranh được rủi ro trong quá trình thực hiện các giao dịch TTQT. Việc thiết lập mối quan hệ gắn bó với các ngân hàng đại lý trên cơ sở hai bên cùng có lợi là nền tảng quan trọng giúp hoạt động TTQT của ngân hàng mở rộng đúng hướng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI 2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI: 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội. Từ cái tên sơ khai: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam – với choc năng là một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đến cái tên: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng ký quyết định số 40/CT ngày 14/11/1990-NHNH và thực sự là một ngân hàng thương mại, kinh doanh đa năng, là doanh nghiệp hạng đặc biệt, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về tài chính, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên tinh thần: “Đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, vững bước đI lên chủ nghĩa xã hội”. Thừa uỷ quyền của thủ tướng chính phủ ngày 15/10/1996, thống đốc NHNN đã ký quyết định số 280/QĐ - NHNN, đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp VIệt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là doanh nghiệp Nhà Nước hạng đặc biệt theo mô hình TCT 90, hoạt động theo luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN VIệt Nam. Việc thành lập các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội đủ mạnh tại khu vực Nam Hà Nội để khai thác tiềm năng kinh tế tại chỗ, thực hiện chức năng trung gian tín dụng, cung cấp các dịch vụ tiên tiến hiện đại cho các thành phần kinh tế xã hội trong khu vực Nam Hà Nội nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung là cần thiết và là định hướng đúng đắn của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập theo quyết định 48/QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/201 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người đến nay gần 200 cán bộ, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3 – Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – Thàng phố Hà Nội, có mạng lưới các phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như: Chùa Bộc, Triệu Quốc Đạt, Thanh Xuân, Phạm Hùng…gần đây nhất là việc thành lập Phòng giao dịch số 6 tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và phòng giao dịch số 9 tại Vĩnh Tuy. Khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của chi nhánh luôn được điều chỉnh phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan được NHNo&PTNT Việt Nam và các ngân hàng bạn đánh giá là một chi nhánh hoạt động có quy mô lớn, đạt hiệu quả cao. Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà Nước về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Vượt qua khó khăn thách thức thuở ban đầu, đóng góp của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong thời gian qua thật đáng trân trọng. Trong những năm tới, ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức Hình 8: Sơ đồ tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội Ban giám đốc NHNo&PTNT Nam Hà Nội Chi nhánh Giảng Võ Hội sở Phòng giao dịch Thanh Xuân Phòng giao dịch Triệu Quốc Đạt Phòng giao dịch Đại học KTQD Chi nhánh Nam Đô Phòng tín dụng Chi nhánh Tây Đô Phòng nguồn vốn-KTTH Phòng kế toán ngân quỹ . Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng thanh toán quốc tế Phòng hành chính nhân sự Phòng thẩm định Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội được tổ chức thành 6 phòng ban: Phòng nguồn vốn – kế hoạch tổng hợp Phòng tín dụng Phòng thẩm định Phòng kế toán – ngân quỹ Phòng Thanh toán quốc tế Phòng hành chính – nhân sự Phòng Kiểm ta – Kiểm toán nội bộ. Các phòng ban này đều chịu sự quản lý của Ban lãnh đạo chi nhánh. Tổng số cán bộ công nhân viên chi nhánh đến 31/12/2007 là 151 cán bộ. Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội gồm 1 Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc phụ trách 3 mảng công việc khác nhau, cụ thể: Giám đốc: Đ/c Nguyễn Văn Dương, phụ trách và trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, kiểm tra – kiểm toán nội bộ, chiến lược kinh doanh. Phó giám đốc 1: Đ/c Mai Thị Hồng Tâm, phụ trách công tác Kế toán – Ngân quỹ và Hành chính – Nhân sự. Phó giám đốc 2: Đ/c Đặng Văn Thái, phụ trách Tín dụng. Phó giám đốc 3: Đ/c Phạm Thị Bích Lương, phụ trách Thanh toán quốc tế. 2.1.2.2 Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội: Cũng như các NHTM khác NHNo&PTNT Nam Hà Nội đảm nhiệm 3 chức năng cơ bản sau: Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Trung gian thanh toán: Thay mặt khách hàng, Ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện chương trình của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, với chức năng của mình, Chi nhánh Nam Hà Nội luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua: Trong những năm qua với các sự kiện như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2005), năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO, năm 2008 Việt Nam là thành viên không thường trực của hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc,… là cơ hội vàng cho sự ổn định và phát triển của hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên những năm qua Việt Nam gặp rất nhiều hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá dầu thô và giá nhiều vật tư chủ yếu trên Thế giới tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn cho đầu vào trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với những năm trước đây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống. Trước những thuận lợi và khó khăn trên, năm 2007 nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 8,44%, cao nhất trong vòng 10 năm qua với mức GDP bình quân đầu người khoảng 833 USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng đạt 48,387 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm trước. Tất cả các yếu tố trên phần nào đã tác dụng đến hoạt động của ngành Ngân hàng trong đó có chi nhánh Nam Hà Nội. 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Nam Hà Nội: NHNo Nam Hà Nội luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu của chi nhánh là tăng trưởng nguồn vốn vì vậy đã chỉ đạo mọi hoạt động nghiệp vụ khác đều hỗ trợ cho công tác huy động vốn. Do vậy chỉ trong một thời gian ngắn NHNo Nam Hà Nội đã huy động được các nguồn vốn không chỉ đáp ứng được nhu cầu vay của các cá nhân, tổ chức kinh tế thiếu vốn mà còn huy động vượt mức kế hoạch giao, để điều chuyển vốn lên NHNo&PTNT Việt Nam, một mặt nhằm hưởng phí điều hoà vốn và thực hiện nghĩa vụ cũng như đóng góp vào lợi ích của toàn ngành. NHNo Nam Hà Nội đã huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn bằng VNĐ, ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước dưới các hình thức chủ yếu: Nhân tiền gửi thanh toá._.ng theo mức độ biến động của doanh số hoạt động TTQT qua từng năm. * Doanh số kinh doanh ngoại tệ: Bảng 14: Doanh số kinh doanh ngoại tệ các năm 2005, 2006, 2007 Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005 Số tiền Năm 2006 Năm 2007 Số tiền 2006/2005 Số tiền 2007/2006 1. Doanh số mua ngoại tệ 98.764 107.263 109% 154.273 144% 2. Doanh số bán ngoại tệ 101.142 109.404 108% 154.287 141% Doanh số kinh doanh ngoại tệ 199.906 216.667 108% 308.560 142% ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Nam Hà Nội qua các năm 2005, 2006, 2007) Nắm bắt được nhu cầu về nguồn ngoại tệ phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng tăng, NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn chú trọng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Trong các năm qua, ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới thu đổi ngoại tệ. Nguồn cung ngoại tệ không chỉ bó hẹp tại Trụ sở chính mà vươn ra tất cả các thành phần kinh tế khác nhau. Doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2006 tăng nhẹ với tốc độ 8% so với năm 2005, tuy nhiên đến năm 2007 chỉ tiêu này đã tăng với tốc độ 42% so với năm 2007. Đạt đươj kết quả này là do Chi nhánh đã thu hút được nguồn ngoại tệ mặt của khách hàng tại các bàn giao dịch thu đổi ngoại tệ trực tiếp cũng như các đại lý thu đổi ngoại tệ. Đồng thời Chi nhánh cũng đã thu hút được nguồn ngoại tệ ngày càng tăng chuyển đến thanh toán hàng xuất khẩu của khách hàng. 2.3.1.2 Đánh giá về việc mở rộng hoạt động TTQT: + Doanh số TTQT liên tục tăng: Hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã gặt hái được rất nhiều thành công qua các năm. Qua phân tích số liệu trên, có thể nói năm 2007 là một năm hoạt động thành công với phòng TTQT, các mặt TTQT đều tăng rất mạnh, an toàn và rất hiệu quả so với năm 2005, 2006. Doanh số TTQT tăng mạnh từ 117.650 nghìn USD, năm 2005 lên đến 162.564 nghìn USD và đén năm 2007 con số này đã tăng lên tới 240.964 nghìn USD, cao nhất từ trước đến nay. Điều này đã chứng minh ngân hàng rất quan tâm chú trọng và phát triển hoạt động TTQT. + NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã áp dụng tương đối đầy đủ các phương thức TTQT như: Tuy mới thành lập được 7 năm nhưng ngân hàng áp dụng tương tối đầy đủ các phương thức: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ, mang lại thu nhập rất lớn cho ngân hàng. Năm 2007 ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các sản phẩm, dịch vụ đã có như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế, đại lý Western union, thanh toán điện tử, ngân hàng đầu mối phục vụ cho các dự án nước ngoài, ngân hàng phục vụ dự án… + Tuân thhủ chặt chẽ quy trình, kỹ thuật nghiệp vụ TTQT: NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã tuân thủ chặt chẽ quy trình, kỹ thuật nghiệp vụ TTQT. Các cán bộ phòng TTQT thực hiện các quy tình giao dịch, thanh toán một cách chặt chẽ, nghiêm túc và tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ về: tiếp nhận, quản lý, kiểm tra xử lý bộ hồ sơ thanh toán, thực hiện an toàn, chính xác, kịp thời các điện thanh toán và tra soát với nước ngoài. Trong năm 2007 ngân hàng đã xử lý chính xác hàng ngàn bức điện đi nước ngoài qua mạng SWIFT, tiếp nhận và xử lý 1.179 bộ hồ sơ TTQT với số tiền 55.943nghìn USD. Các cán bộ trong phòng luôn luôn được dự các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như cập nhật các quy tắc, luật trong TTQT luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy phòng TTQT đã không để xảy ra bất kỳ một sai sót đáng tiếc nào. + Đã tiến hành hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: Từ ngày 10/12/2007 về hiện đại hoá ngân hàng, chi nhánh đã tiến hành chuyển đổi chương trình giao dịch từ ngân hàng bán lẻ sang chương trình IPCAS từ hội sở đến các phòng giao dịch. CBCNV NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói chung và CBCNV phòng TTQT nói riêng không ngừng được nâng cao chất lượng, ngân hàng tích cực đào tạo, cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đột xuất, và tham gia liên kết đào tạo với các đơn vị trong cơ sở đào tạo tổ chức, ngoài ra còn có các ngân hang nước ngoài tham gia liên kết đào tạo. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành công của Phòng TTQT. - Các thành tựu chung mà chi nhánh đã đạt được trong những năm qua: + Thực hiện công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ: về công tác kiểm tra, kiểm toán nôi bộ, luôn được ngân hàng duy trì và ngày càng đi sâu vào chất lượng. Ngoài các đợt kiểm tra theo chuyên đề của chi nhánh, còn tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra theo đề cương kiểm tra của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong năm 2007 đơn vị chưa phát sinh đơn thư phản ánh nào. + Công tác tổ chức: Thực hiện đúng, đủ các quy định về bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng kỷ luật, tuyển dụng, năm 2007 biên chế thêm 20 cán bộ, đưa tổng số cán bộ chi nhánh lên 151 người, không có ai bị kỷ luật, không có đơn thư khiếu nại. Phòng thẩm định của chi nhánh đã chấm dứt hoạt động từ ngày 15/.7/2007. + Công tác phát triển mạng lưới: Năm 2007 thành lập thêm 2 PGD trực thuộc chi nhánh cấp II, chuyển trụ sở mới cho 2 chi nhánh cấp II. Đến nay chi nhánh Nam Hà Nội gồm 1 Hội sở, 7 phòng nghiệp vụ, 3 chi nhánh cấp II, 4 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp I và 8 PGD trực thuộc chi nhánh cấp II. + Công tác thi đua, công tác Đảng và đoàn thể cũng phát triển rất mạnh: tạo môi trường làm việc lành mạnh và thuận lợi cho các CBCNV trong chi nhánh. Năm 2007, Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội còn được vinh dự công nhận là Giám đốc doanh nghiệp giỏi trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế mà thực trạng mở rộng hoạt động TTQT gặp phải: 2.3.2.1 Hạn chế: Là một chi nhánh mới được thành lập, kinh nghiệm chưa tích luỹ được nhiều do đó mặc dù đã có sự tiến bộ vượt bậc so với kết quả hoạt động của các năm trước song nhìn chung kết quả đạt được của chi nhánh so với các ngân hàng trên cùng địa bàn là chưa cao. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Nam Hà Nội còn có những hạn chế cần phải được giải quyết, thể hiện ở các mặt: Một là:, Quan hệ đại lý chưa được mở rộng: NHNo&PTNT Nam Hà Nội đi vào hoạt động mới được khoảng bảy năm, chính vì thế các mối quan hệ của Chi nhánh với khách hàng và các ngân hàng, các đơn vị tổ chức trong nước và trên thế giới chưa được mở rộng. Đặc biệt, NHNo&PTNT Nam Hà Nội chưa tạo được nhiều mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, các mối quan hệ với các khách hàng lớn và các mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Từ đó gây ra nhiều hạn chế như: rủi ro, mất khách hàng,… cho hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Hai là, Nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng chưa đa dạng và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng: Cơ cấu TTQT phân theo hàng hoá chưa hợp lý: doanh số thanh toán hàng nhập khẩu lớn hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Từ sự mất cân đối này dẫn đến tình trạng nguồn ngoại tệ thanh toán không tự cân đối được. Việc thông qua hoạt động TTQT để hỗ trợ phát triển tín dụng và nguồn vốn sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, nguồn ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như USD, EUR, chính vì vậy nguồn ngoại tệ khác luôn rơi vào tình trạng thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ba là, Các sản phẩm, dịch vụ TTQT chưa đa dạng: các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho thương mại xuất nhập khẩu của NHNo&PTNT Nam Hà Nội mới chỉ là những dịch vụ truyền thống phục vụ các giao dịch đơn giản, ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu TTQT ngày càng đa dạng của khách hàng đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng như xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay. 2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế: - Ngân hàng chưa có một văn bản chung nhất trong việc hướng dẫn sử dụng các phương tiện TTQT. Ngoài ra, các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá và thuế quan còn chưa đồng bộ, chưa ổn định, thủ tục rườm rà, làm hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp do đó tác động tiêu cực đến hoạt động TTQT của Ngân hàng. - Chính sách điều chỉnh tỉ giá hối đoái chưa phù hợp cụ thể: Từ năm 2002 đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam công bố tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và các NHTM chỉ được phép giao dịch với tỉ giá không vượt qua tỉ giá bình quân của ngày giao dịch gần nhất +/- 0.25%. Điều này đã hạn chế tính chủ động cũng như tính hấp dẫn trong việc thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ của các NHTM. - Cán cân thương mại thâm hụt: Cán cân thương mại thâm hụt liên tục gây mất cân đối về cung và cầu ngoại tệ. Nhìn vào bảng báo cáo thống kê thanh toán hàng xuất nhập khẩu của NHNo&PTNT Nam Hà Nội ta thấy có sự chênh lệch rõ rệt giữa doanh số hàng xuất và hàng nhập qua các năm 2005, 2006, 2007. Kết quả này, phần lớn là do thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam có sự chênh lệch lớn: nhập khẩu có doanh số cao hơn xuất khẩu, dẫn đến hiện tượng mất cân đối về cung cầu ngoại tệ, NHNo&PTNT Việt Nam buộc phải có những kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ, từ đó gây ra những khó khăn cho các Ngân hàng trong việc mua bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. - Trình độ CBCNV chưa được đồng đều, chưa đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập. -Về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TTQT: Mặc dù đã có những ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động TTQT nhưng các chương trình phục vụ cho hoạt động TTQT còn hạn chế. Hệ thống IPCAS đã được triển khai tuy nhiên còn mới nên hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao. - Công nghệ thông tin còn hạn chế: Mặc dù mới được trang bị nhiều máy móc với công nghệ hiện đại, nhưng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông thì công nghệ mà NHNo&PTNT Nam Hà Nội đang có và áp dụng cũng chưa phải là hiện đại và tối tân nhất, mức độ tự động hoá chưa cao, chưa cập nhật tức thời... Việc cập nhật thường xuyên phải đòi hỏi một lượng vốn lớn đồng thời phải có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ nhân viên có trình độ cao để có thể tiếp cận và làm chủ công nghệ. - Uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế chưa cao: NHNo&PTNT Nam Hà Nội hoạt động trên địa bàn có quá nhiều các NHTM cạnh tranh gay gắt, đa số các khách hàng có uy tín đều đã có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác và không muốn thay đổi. Do vậy, NHNo&PTNT Nam Hà Nội càng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng. - Khả năng nghiên cứu thị trường chưa tốt: còn thiếu thông tin về khách hàng và ngân hàng nước ngoài, khả năng thu thập thông tin đánh giá của khách hàng về ngân hàng còn hạn chế nên đã làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Khách hàng đến với ngân hàng thiếu sự nắm bắt thông tin về đối tác nước ngoài do đó dễ dẫn đến rủi ro mất tiền, mất vốn trong kinh doanh. - Sự dễ dãi, cả tin, chạy theo lợi nhuận của khách hàng, thực hiện không đúng cam kết với các ngân hàng trong ngoài nước, ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng trong nước và làm giảm hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI. 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI TRONG NĂM 2008: 3.1.1 Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2008: - Mục tiêu tổng quát năm 2008 của chi nhánh là: “Bám sát mục tiêu của toàn ngành thực hiện thật tốt những nội dung cơ bản của đề án cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh, tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ năng lực hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp”. Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, tự chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008 của NHNo&PTNT Nam Hà Nội, tạo tiền đề cuối năm 2008 đạt hạng doanh nghiệp loại AAA. - Các mục tiêu cụ thể: + Công tác huy động vốn: Phấn đấu tổng nguồn vốn cuối năm đạt 9.300 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương là 7.114 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2007. Tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 30% trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả. + Công tác tín dụng: Phấn đấu đạt mức dư nợ tại địa phương cuối năm 2008 đạt 2.400 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với năm 2007. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn: 60% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu: tối đa 2% tổng dư nợ. + Công tác tài chính: Phấn đấu quỹ thu nhập cuối năm 2008 đạt mức 114 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2007 (đủ quỹ thu nhập chi lương và thưởng theo quy định) Tỷ lệ thu ngoài tín dụng trên 10% tổng thu. Tỷ lệ chi khác chiếm 2% tổng chi. 3.1.2 Định hướng mở rộng hoạt động TTQT của chi nhánh năm 2008: Thực hiện quá trình CNH – HĐH, cùng vơí sự kiện Việt nam gia nhập WTO thì hoạt động TTQT là mục tiêu hàng đầu với NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong những năm gần đây và đặc biệt là trong năm 2008 tới. - Ngân hàng cần có những chính sách ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu để goảm bớt sự mất cân đối giữa nghiệp vụ xuất khẩu và nhập khẩu. Kết hợp với các bộ phận khác để có chính sách Marketing đồng bộ thu hút các khách hàng mới, có uy tín. - Tìm kiếm các nguồn cung ứng ngoại tệ mới từ các tổ chức và doanh nghiệp. Xây dựng chính sách ưu đãi cho khách hàng có nguồn ngoại tệ lớn bán cho ngân hàng như về lãi suất, phí dịch vụ…tiếp tục phát triển số lượng bàn đại lý thu đổi ngoại tệ, xây dựng chính sách ưu đãi đối với các đại lý có khả năng cung ứng ngoại tệ với số lượng lớn. - Mạng lưới ngân hàng đại lý cần được NHNo&PTNT Nam Hà Nội mở rộng, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động TTQT được thuận lợi và dễ dàng. - Từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và đào tạo cán bộ ngân hàng để từ đó có thể bắt kịp với xu thế phát triển chung của hoạt động TTQT. 3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo&PTNT NAM HÀ NỘI 3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là một yếu tố nội lực quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Việc nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên có hiệu quả phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nâng cao uy tín của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và tăng doanh số TTQT của ngân hàng, từ đó phản ánh trực tiếp chất lượng dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp đồng thời quyết định đến sự thành công của Ngân hàng. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm tối cần thiết để mở rộng hoạt động TTQT đối với Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng. Thực tế đội ngũ thanh toán viên tại chi nhánh trình độ chưa đồng đều, kinh nghiệm còn thiếu nên giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội được đặt ra ở đây là: Thứ nhất: Cần chú trọng đến công tác tuyển dụng, công tác tuyển dụng nên đảm bảo tính công khai, công bằng, lựa chọn được những ứng viên có đủ đức, đủ tài phục vụ cho quá trình hoạt động của ngân hàng. Thứ hai: Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ mới được tuyển dụng vào đồng thời nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ thanh toán viên hiện có của chi nhánh. TTQT là nghiệp vụ thuộc ngành kinh tế đối ngoại, vì vậy đòi hỏi thanh toán viên ngoài các kiến thức chuyên môn cần phải thông thạo luât pháp quốc tế và ngoại ngữ để có thể đọc hiểu chứng từ nước ngoài giao tiếp với khách hàng nước ngoài một cách trôi chảy. Thứ ba: Trong công tác TTQT, ngân hàng cần khuyến khích những cán bộ thanh toán viên có tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao, có những kiến nghị sửa đổi và hoàn thiện quy trình thanh toán, cải tiến trong thủ tục thanh toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh. Thứ tư: NHNo&PTNT cần có những chính sách đã ngộ đối với CBCNV, khuyến khích được nhân viên hăng say làm việc. Đó là các biện pháp khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần đối với CBCNV trong Chi nhánh. Ban lãnh đạo cần quan tâm tới tâm lý các nhân viên, tạo bầu không khí làm việc gần gũi, hợp tác nhằm gắn bó nhân viên với Ngân hàng. Đi đôi với nó, cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ đãi ngộ thích hợp với năng lực và trình độ của nhân viên. Những việc làm này giúp nhân viên cảm thấy họ được tin tưởng và gắn bó với Ngân hàng, họ có thể phát huy hết khả năng của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. 3.2.2 Đẩy mạnh công tác tiếp thị và thực hiện chính sách khách hàng Theo lý thuyết Marketing hiện đại, trong ba yếu tố liên quan đến chiến lược kinh doanh của ngân hàng thì khách hàng luôn chiếm vị trí trung tâm bên cạnh kênh phân phối và sản phẩm dịch vụ. Ba yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy cùng với việc quan tâm phát triển sản phẩm, mở rộng kênh phân phối thì cần phải xây dựng một chiến lược quản lý khách hàng, phát triển quan hệ khách hàng gọi là chính sách khách hàng. Chính sách khách hàng hiểu theo một cách chung nhất đó là cách thức mà một ngân hàng đề ra để thu hút thêm các khách hàng mới và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống. Với NHNo&PTNT Nam Hà Nội - một thành viên còn non trẻ trên thị trường tài chính ngân hàng, công tác tiếp thị và chính sách khách hàng là vô cùng cần thiết, vì vậy các giải pháp cần đặt ra ở đây là: Thứ nhất: Thường xuyên tổ chức công tác nghiên cứu thị trường và nhu cầu mong muốn, cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ TTQT của khách hàng. Đây sẽ là yếu tố quyết định cả về số lượng, kết cấu, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kết quả hoạt động của ngân hàng. Việc nghiên cứu thị trường thường xuyên và phân loại khách hàng giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đồng thời nắm bắt được thói quen, nhu cầu cũng như nhận thức của khách hàng về xu hướng sử dụng các sản phẩm dịch vụ TTQT. Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu thị trường, ngân hàng cũng có thể đánh giá được hoạt động TTQT của các ngân hàng cạnh tranh trong cùng địa bàn, đánh giá được nguồn lực hiện có Chi nhánh mình. Từ đó rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, vướng mắc còn tồn tại trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược tung sản phẩm ra thị trường cho phù hợp. Thứ hai: Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị khách hàng thông qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Tại các phòng ban, quầy giao dịch chi nhánh nên trang bị các tờ rơi quảng cáo về tổng thể các sản phẩm, dịch vụ mà chi nhánh hiện đang cung ứng. Trong các tờ rơi đó nên làm nổi bật những tiện ích, ưu thế, sự khác biệt của các sản phẩm, dịch vụ TTQT so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Từ đó sẽ làm tăng số lượng khách hàng, huy động thêm nguồn vốn ngoại tệ, tăng doanh số hoạt động TTQT. Thứ ba: Cùng với công tác tiếp thị, ngân hàng cũng cần có bộ phận chăm sóc khách hàng. Nhiệm vụ của bộ phận này là thường xuyên liên lạc, quan tâm tới các khách hàng truyền thống trong những dịp lễ Tết, ngày kỉ niệm,…Đồng thời chi nhánh cần thực hiện một số chính sách hỗ trợ khách hàng như: thực hiện miễn giảm một tỷ lệ phần trăm phí dịch vụ thanh toán cho những khách hàng truyền thống hoặc khách hàng đã và đang sử dụng một dịch vụ nào đó của ngân hàng, đó là một động lực tốt nhằm thu hút khách hàng mời đến thực hiện giao dịch TTQT tại ngân hàng, đồng thời củng cố thêm các khách hàng truyền thống, nâng cao uy tín của ngân hàng. Tất cả các hoạt động marketing trên không chỉ là hoạt động của riêng bộ phận marketing mà cần đẩy mạnh và phổ biến công tác này tới toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng từ nhân viên bảo vệ, nhân viên văn phòng đến những cán bộ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. 3.2.3 Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng đồng thời nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ: Hoạt động TTQT là hoạt động đòi hỏi cơ sở vật chất công nghệ hiện đại. Vì vậy để mở rộng hoạt động TTQT, Chi nhánh cần phải hiện đại hoá ngân hàng cả về cơ sở vật chất và công nghệ. Đây được xem như cơ sở để rút ngắn thời gian thanh toán, giảm chi phí và nâng cao được chất lượng dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đều phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Muốn có vị thế trên thị trường, ngân hàng cần phải đề ra được chiến lược hoàn thiện sản phẩm của mình. Sản phẩm dịch vụ hiện có cần được hoàn thiện và bổ sung những thuộc tính mới. Việc hoàn thiện sản phẩm dịch vụ có tác dụng lớn trong việc duy trì khách hàng cũ đồng thời thu hút khách hàng mới bởi sự khác biệt của nó với sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh với những tính năng ưu việt, thông dụng hơn. Ngân hàng có thể nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ bằng cách làm tăng thêm những tiện ích của sản phẩm TTQT; hoặc ngân hàng có thể nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ bằng việc hiện đại hoá công nghệ, áp dụng công nghệ hiện đại để cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh hơn, giảm chi phí, tăng thu nhập cho ngân hàng. 3.2.4 Mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý: Việc mở rộng quan hệ đại lý góp phần chuẩn hoá các hoạt động của NHNo&PTNT Nam Hà Nội theo đúng thông lệ quốc tế, đảm bảo chủ động, nhanh chóng và hiệu quả trong việc phát triển mạng lưới, tăng cường quan hệ hợp tác với hệ thống ngân hàng đại lý. Ngoài ra, mở rộng quan hệ đại lý của NHNo&PTNT VN còn góp phần thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh đối ngoại, tăng cường hội nhập khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của NHNo&PTNT VN từ đó nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Nam Hà Nội, đồng thời nó góp phần đảm bảo quyền lợi cho khách hàng Chi nhánh cần tăng cường hoạt động tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng đại lý. Tiêu chí lựa chọn ngân hàng đại lý là: ngân hàng lớn, độ tín nhiệm cao, có thế mạnh trong một số lĩnh vực mà ngân hàng muốn mở rộng quan hệ hợp tác, đồng thời phải có trụ sở đặt tại các quốc gia có quan hệ thương mại tốt với Việt Nam, các trung tâm tài chính quan trọng trên thế giới hoặc ở các thị trường mà ngân hàng có chủ trương phát triển hoạt động. 3.2.5 Đáp ứng tốt nhu cầu về ngoại tệ trong thanh toán cho khách hàng Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc huy động nguồn ngoại tệ đa dạng, song trong khi nguồn USD rất dồi dào thì các loại ngoại tệ khác lại luôn luôn rơi vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy để giữ được mối quan hệ lâu dài với các khách hàng, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh đa dạng các loại ngoại tệ không chỉ bó hẹp ở một số ngoại tệ như: USD, EUR, GBP,… Đồng thời ngân hàng cần đa dạng hoá các hình thức kinh doanh ngoại tệ như: nghiệp vụ Swap, Option, Forward, Spot. 3.3 KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước Nhà nước quản lý kinh tế bằng các chính sách kinh tế vĩ mô, một trong những nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Nam Hà Nội là tính hiệu quả và ổn định của các chính sách kinh tế vĩ mô. - Cải thiện cán cân TTQT: Để hoạt động TTQT phát triển hơn nữa đòi hỏi phải có một thị trường xuất nhập khẩu mở rộng và ổn định. Nhà nước cần khuyến khích phát triển, xuất khẩu những mặt hàng đã qua chế biến, có tính truyền thống, mang đặc trưng truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao so với hàng hoá cùng loại trên thị trường; đồng thời phải chuyển dần từ xuất khẩu hàng thô và hàng gia công sang hàng qua chế biến với thương hiệu Việt Nam. Cùng với các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thì Nhà nước cần có những biện pháp hạn chế nhập khẩu, nhất là đối với những mặt hàng trong nước khuyến khích sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về thuế quan, hạn ngạch và chế độ khuyến khích với những doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu có doanh số và lợi nhuận cao. - Cải cách thủ tục hành chính: Một trong những nguyên nhân làm cho thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam kém phát triển đó là thủ tục hải quan còn rườm rà, phức tạp. Nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và nhanh chóng đồng thời giảm rủi ro nhằm thu hút khách hàng đến với thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước - NHNN cần phát huy tính hiệu quả của công tác quản lý, kiểm soát, điều tiết cung cầu ngoại tệ, đồng thời cần tạo một cơ chế tự do cạnh tranh cho các ngân hàng thành viên tham gia trên thị trường. NHNN cần duy trì và phát triển quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để có thể can thiệp vào thị trường bất cứ khi nào cần. - NHNN cần ban hành một văn bản thống nhất các quy chế giao dịch TTQT, quy định quyền và trách nhiệm của các bên tham gia vào quan hệ thanh toán, đồng thời văn bản đó phải mang tính chất hướng dẫn để mọi đối tượng có thể dễ dàng áp dụng. - NHNN cũng cần nâng cao tính hiệu quả của thị trường ngoại hối Việt Nam như tiến hành giao dịch đa dạng các loại ngoại tệ hơn nữa ngoài một số loại ngoại tệ mạnh như hiện nay. - NHNN có thể thực hiện các biện pháp thanh tra thường xuyên: thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa để phát hiện những sai phạm, có biện pháp xử lý kịp thời và đảm bảo tính an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT của NHNo&PTNT nói riêng và toàn hệ thống NHTM Việt Nam nói chung. 3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam - NHNo&PTNT Việt Nam cần tổ chức thường xuyên lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong toàn hệ thống, khuyến khích những cán bộ có năng lực chuyên môn cao. NHNo&PTNT Việt Nam cần có chế độ khen thưởng, khuyến khích giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống. Tổ chức các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ. Hàng năm có thể tổ chức những buổi tổng kết, tuyên dương những đơn vị có thành tích cao trong hoạt động kinh doanh. - NHNo&PTNT VN cần nhanh chóng đưa toàn hệ thống vào thực hiện chế độ ngân hàng một cửa, từ đó tạo ra những sản phẩm mang tính tiện ích cao. - NHNo&PTNT Việt Nam cần ban hành quy chế huy động vốn trong toàn hệ thống để phù hợp với quá trình hiện đại hoá ngân hàng về công nghệ và cơ sở vật chất, tạo thêm nhiều sản phẩm tiện ích cho người gửi tiền và sử dụng dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp. - NHNo&PTNT Việt Nam cần có biện pháp quản lý lãi suất, ít nhất là trong các địa bàn, đô thị lớn có nhiều ngân hàng, để giảm thiểu tính cạnh tranh không lành mạnh ngay trong nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam. - Hoàn thiện và chú trọng hơn nữa đến trang Web chính thức của ngân hàng. KẾT LUẬN Nền kinh tế nước ta trải qua hàng chục năm đổi mới đã đạt được thành tựu to lớn về mọi mặt, để đạt được những thành tựu này không thể kể đến vai trò của ngành ngân hàng - một trong những ngành mũi nhọn của đất nước. Nền kinh tế đang trong bối cảnh hội nhập vì thế ngày càng xuất hiện nhiều các ngân hàng liên doanh, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài …đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho toàn hệ thống NHTM nói chung và NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng. Là thành viên của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã và đang phát triển như vũ bão trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống. Đóng góp vào sự thành công ấy của ngân hàng không thể không kể tới các kết quả mà hoạt động TTQT mang lại, hoạt động TTQT đã đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập rất lớn và tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng trong thị trường quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong những năm qua đã có những chính sách, biện pháp mở rộng hoạt động TTQT tích cực, tuy còn một số hạn chế nhưng đó là những thành tích đáng trân trọng có sự tham gia phối hợp, nỗ lực của tất cả các bộ phận trong chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Qua thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội cùng với sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, cùng các cán bộ trong chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em đã có hiểu biết về hoạt động TTQT một cách cơ bản, tuy nhiên khả năng nghiên cứu còn có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong được sự góp ý, bổ sung của thầy cô giáo và các cán bộ trong chi nhánh để kiến thức của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, NXB Lao động – Xã hội. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Thống kê. Peter S.Rose, Người dịch: Nguyễn Huy Hoàng (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Người dịch: TS. Trần Hữu Thực, 2007, Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (ICC UCP 600), NXB Thống kê GS.TS Hoàng Văn Châu, ThS. Tô Bình Minh, Các điều kiện thương mại quốc tế ( Incoterm 2000), NXB Khoa học và kỹ thuật. 7. Tạp chí ngân hàng số 2, 3, 5 năm 2008 8. Các luận văn tốt nghiệp của K44, K45 9. Trang Web: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: CBCNV Cán bộ công nhân viên CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đ/c Đồng chí DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNNQD Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh ĐP Địa phương NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch SM Số món ST Số tiền TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TDCT Tín dụng chứng từ TG Tiền gửi TTQT Thanh toán quốc tế HĐTM Hợp đồng thương mại XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu TTQT Thanh toán quốc tế NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Hình 1: Vai trò của TTQT đối với nền kinh tế 8 Hình 2: Quy trình chuyển tiền 20 Hình 3: Quy trình mở tài khoản 22 Hình 4: Quy trình nhờ thu trơn 23 Hình 5: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ 24 Hình 6: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chứng từ 27 Hình 7: Các chứng từ thương mại 29 Hình 8: Sơ đồ tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 39 Bảng 1: Tình hình nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động: 42 Bảng 2: Công tác tín dụng của NHNo&PTNT Nam Hà Nội 45 Bảng 3: Dư nợ theo loại tiền 46 Bảng 4: Dư nợ theo thời gian và thành phần kinh tế 47 Bảng 5: Công tác Kinh doanh ngoại hối và TTQT 48 Bảng 6: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong giai đoạn 2005 - 2007 50 Bảng 7: Doanh số thanh toán chuyển tiền 56 Bảng 8: Bảng tổng kết doanh số nhờ thu 58 Bảng 9: Bảng tổng kết doanh số mở L/C 60 Bảng 10: Bảng tổng kết doanh số thanh toán L/C: 61 Bảng 11: Doanh số TTQT theo các phương thức: 62 Bảng 12: Bảng tổng kết doanh số hoạt động TTQT tại chi nhánh Nam Hà Nội 64 Bảng 13: Tổng thu phí dịch dụ thanh toán qua các năm 2005, 2006, 2007 65 Bảng 14: Doanh số kinh doanh ngoại tệ các năm 2005, 2006, 2007 65 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33181.doc
Tài liệu liên quan