Giải pháp mở rộng & nâng cao chất lượng tín dụng trung & dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam

Lời nói đầu Tại Đại hội Đảng VIII năm 1999, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 1999 - 2003 là phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp quá độ và xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta nhận định rằng: công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nền tảng của sự chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sử d

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng & nâng cao chất lượng tín dụng trung & dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng sức lao động là chính sang phổ biến sử dụng lao động kết hợp với kỹ thuật, công nghệ tiên tíen hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. “Đó cũng là tất yếu khách quan trong quá trình tồn tại và phát triển của CNXH”. Đối với nước ta, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi từ một nước sản xuất nhỏ, công nghiệp lạc hậu, năng suất lao động thấp thành một nước có cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại, khoa học - công nghệ tiên tiến và năng suất lao động cao trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Để có thể xây dựng được cơ sở hạ tầng hiện đại, trang bị công nghệ kỹ thuật tiên tiến, chúng ta phải có nguồn vốn đầu tư rất lớn chủ yếu là nguồn vốn trung và dài hạn. Theo dự báo của các nhà kinh tế, trong giai đoạn từ 1999 - 2003 chúng ta cần nguồn vốn đầu tư ít nhất là 40 đến 42 tỷ USD bao gồm cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài; nguồn vốn viện trợ, ưu đãi, nguồn vốn dự án của các Chính phủ, tổ chức tài chính kinh tế và nguồn vốn đầu tư trong nước. Trên quan điểm phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ sự trợ giúp đỡ quốc tế” và nhất là trong điều kiện hiện nay thị trường chứng khoán nước ta chưa đi vào hoạt động thì vai trò nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng trở nên hết sức quan trọng và mang tính chất quyết định đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Điều đó xuất phát từ chức năng trung gian tài chính của ngân hàng, đó là nơi tập trung mọi nguồn vốn trong nền kinh tế đồng thời là trung tâm phân phối vốn một cách đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu hiện đại hóa trang thiết bị, đầu tư chiều sâu, mở rộng các phương thức hoạt động ... của các doanh nghiệp, Chính phủ, cá nhân, người nước ngoài.. Trong quá trình hoạt động của mình, các chủ thể này luôn có ý muốn mở rộng và phát triển nhưng bản thân chúng lại không có khả năng tự tài trợ số lượng vốn cần thiết. Do vậy, tín dụng ngân hàng đã trở thành nguồn vốn đầy tư chính bổ sung cho nhu cầu vốn còn thiếu hụt đó. Mấy năm trở lại đây, dưới tác động của các yếu tố khách quan lẫn chủ quan đã làm nảy sinh không ít những khó khăn, cản trở cho hoạt động tín dụng ngân hàng làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng có phần chững lại, không phát huy được đầy đủ vai trò và tính ưu việt của nó. Điều đó chi phối rất lớn đến chất lượng tín dụng. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tình trạng đó và làm cách nào để tháo gỡ những khó khăn, cản trở ? Qua thời gian thực tập tại SGD Ngân hàng Công thương Việt Nam, em đã chọn đề tài: "Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam" nhằm đóng góp những ý kiến trong phạm vi kiến thức của em và vấn đề nghiên cứu trên. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng trong cơ chế kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chương III: Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam. Qua chuyên đề này, em muốn gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, nhân viên của Sở Giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam và đặc biệt là sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn PTS Nguyễn Thị Bất đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chương trình thực tập. Chương I Tín dụng ngân hang và chất lượng tín dụng ngân hàng trong cơ chế kinh tế thị trường I. Tín dụng ngân hàng. 1. Những hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại trong cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế luôn tồn tại 3 loại tín dụng là tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng. Nói như vậy không có nghĩa là chúng cùng xuất hiện vào một thời điểm xác định nào đó. Tín dụng ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phải nhiều thế kỷ sau đó tín dụng ngân hàng mới ra đời, tuy muộn mằn nhưng tín dụng ngân hàng đã chiếm lĩnh vị trí quan trọng nhất trong các loại hình tín dụng. Mỗi loại hình tín dụng đều mang những nét đặc trưng cơ bản của nó và chúng tồn tại song hành với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Tín dụng thương mại biểu hiện qua quan hệ mua bán chịu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau thông qua công cụ lưu thông là thương phiếu (gồm kỳ phiếu và hối phiếu) và các thương phiếu này lại trở thành công cụ để tái chiết khấu của các NHTM. Tín dụng Nhà nước phản ảnh quan hệ tín dụng giữa Chính phủ và dân chúng thông qua các công cụ tài chính như tín phiếu, trái phiếu kho bạc, công trái quốc gia.. Các công cụ này cũng được dùng để cầm cồ vay vốn tại ngân hàng cũng được dùng để cầm cố vay vốn tại ngân hàng, chuyển nhượng trên thị trường tài chính.. Tín dụng ngân hàng phản ánh quan hệ tín dụng (cho vay) giữa một bên là ngân hàng thương mại còn bên kia là các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thông qua các văn bản pháp lý là các HĐTD, khế ước tín dụng, cam kết tín dụng ... TDNH ra đời và chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong nền kinh tế là tất yếu khách quan bởi lẽ, TDNH khắc phục được những hạn chế của các loại hình tín dụng khác về các mặt: thời gian, không gian, địa điểm, số lượng, qui mô.. mặt khác còn là do các yêu cầu bức thiết mà xã hội phát triển đặt ra. Tín dụng là hoạt động chính yếu trong kinh doanh ngân hàng, một mặt nó thể hiện chức năng cơ bản của ngân hàng là đi vay để cho vay, mặt khác nó là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng (chiếm hơn 60% tổng thu nhập, riêng ở nước ta tỷ lệ đó lên tới 90%). Trong kinh doanh của các NHTM, dựa trên tính chất và phạm vi hoạt động của mình đã hình thành các dạng hình ngân hàng đa năng, ngân hàng chuyên môn hóa, ngân hàng bán buôn hay ngân hàng bán lẻ ... Mỗi dạng hình đều có những nét đặc trưng riêng nhưng nói chung lại là chúng đều thực hiện tất cả các hoạt động dịch vụ ngân hàng chỉ khác nhau ở mức độ phạm vi và tính thường xuyên của nghiệp vụ. Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan như: kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.. cụ thể bao gồm các mặt hoạt động sau: 1.1. Nghiệp vụ tài sản có (hay sử dụng vốn). a/ Nghiệp vụ ngân quĩ: Theo qui định của pháp luật, các NHTM thường xuyên phải duy trì một phần tài sản của mình dưới dạng tiền dự trữ (bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại các NHTM, NHNN ...). Mục đích là để đảm bảo khả năng thanh toán chi trẳ khi có các luồng tiền rút ra. Dự trữ tiền mặt có hai dạng là dự trữ tiền giấy và dự trữ tiền kim loại. Việc dự trữ tiền mặt nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào các biến động của nền kinh tế và chiến lược hoạt động của ngân hàng. Thông thường các NHTM không dự trữ nhiều tiền mặt bởi lẽ các khoản tiền dự trữ này không sinh lời tuy nhiên cũng không dự trữ quá nhỏ tới mức báo động nguy hiểm. Tiền dự trữ chia làm hai loại là: Dự trữ tiền gửi: tiền gửi tại NHNN, tại các NHTM khác.. + Tiền DT sơ cấp: DT tiền mặt: gồm tiền giấy và tiền kim loại. + Tiền dự trữ thứ cấp: bao gồm các chứng khoán có tính lỏng cao chủ yếu là các chứng khoán chính phủ có thời hạn ngắn như: tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu.. Việc dự trữ phải luôn tuân thủ các qui định dự trữ của NHTW (ví dụ như ở Việt Nam tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%/ tổng vốn huy động) và NHTM dự trữ nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trình độ dân trí, mức độ phát triển của nền kinh tế, địa điểm của ngân hàng... + Tính thời vụ: chu kỳ kinh doanh của các thành phần kinh tế, chu kỳ phát triển, suy thoái của nền kinh tế ... b- Nghiệp vụ tín dụng Đây là nghiệp vụ chủ yếu của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của NHTM và là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng nhất nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn, chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, các NHTM thường quan tâm nhiều hơn đến khả năng sinh lời của các đối tượng vay vốn chứ không coi trọng tính thanh khoản của các hợp đồng tín dụng bởi vì đó là nguồn bảo đảm thanh toán cho khoản vay Ngân hàng và đó cũng là biểu hiện bản chất của tín dụng Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần phải dự báo đuợc các rủi ro có thể xảy ra đối với khoản tiền cho vay của mình, xác định thời hạn tín dụng phù hợp với tính chất của nguồn vốn cho vay... c- Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán Các NHTM sử dụng một phần nguồn vốn của mình vào việc mua và nắm giữ các chứng khoán với các mục đích sau: + Tìm kiếm lợi nhuận + Đa dạng hoá các hoạt động của Ngân hàng để phân tán rủi ro + Đảm bảo khả năng thanh toán bởi vì các chứng khoán mà Ngân hàng nắm giữ thường có tính lỏng cao d- Các tài sản của Ngân hàng bao gồm: Tài sản cố định, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng và những tài sản khác là những tài sản hình thành do thanh lý các hợp đồng tín dụng (khi đến hạn thanh toán, các khách hàng không trả được nợ vay cho Ngân hàng, Ngân hàng sẽ thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng như tịch biên các tài sản cố định, cầm cố... và đưa vào sử dụng phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng). 1.2 Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn a- Nghiệp vụ huy động vốn: đây là nền tảng cho các hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng đi vay để cho vay do vậy nguồn vốn huy động chính là nguyên liệu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn bao gồm: + Huy động tiền gửi: Tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn huy động của Ngân hàng bao gồm: - Tiền gửi không kì hạn là loại hình tiền gửi mà khách hàng có thể sử dụng vào bất cứ lúc nào. Nó chia thành 2 loại: Tiền gửi thanh toán phục vụ chủ yếu cho mục đích chi trả, thanh toán của khách hàng mà không có lãi và Tiền gửi không kì hạn thuần tuý có được hưởng lãi nhưng rất thấp. - Tiền gửi có kì hạn là loại tiền gửi mà giữa Ngân hàng và khách hàng có sự thoả thuận rút ra. Nếu khách hàng rút trước thời hạn thì chỉ được hưởng lãi suất không kì hạn. Khách hàng ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế có nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời gửi có kì hạn với mục đích thu lãi cao hơn tiền gửi không kì hạn. - Tiền gửi tiết kiệm: huy động nguồn vốn tiết kiệm, tích luỹ trong dân cư. Đối với các nước khác trên thế giới, tiền gửi tiết kiệm có hai loại sau: Tiền gửi tiết kiệm có thông tri: là TGTK không thời hạn nhưng khi khách hàng muốn rút ra phải có thông báo trước cho NH một số ngày nhất định. TGTK có mục đích: là loại tiền gửi trong đó khách hàng đã xác định rõ mục đích của việc gửi tiền là để làm gì ví dụ xây dựng nhà ở, mua sắm tiện nghi đắt tiền .. Với loại hình TK này, khách hàng có thể được vay thêm vốn của NH để bổ sung phần thiếu hụt khi sử dụng vào các mục đích trên. ở VN có ba loại TGTK là TGTK không kỳ hạn: là loại hình tiết kiệm mà NH và Khách hàng không có thoả thuận về thời hạn rút tiền và khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào. - TGTK có mục đích: Đây là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định, hiện tại chủ yếu là hình thức tiết kiệm xây dựng nhà ở. - TGTK có kỳ hạn: gồm TGTK có kỳ hạn được hưởng lãi và tiền gửi tiết kiệm có lãi, có thưởng (ngoài tiền lãi khách hàng còn được thưởng thông qua hình thức sổ số theo định kỳ) + Huy động qua phát hành kỳ phiếu : Trong quá trình hoạt động nếu ngân hàng thiếu vốn trong kinh doanh, Ngân hàng có thể phát hành các chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn chủ yếu dưới hai hình thức sau: - Phát hành chứng chỉ theo mệnh giá: Người mua sẽ mua bằng mệnh giá được trả lại theo định kỳ và trả gốc khi đáo hạn. - Phát hành chứng chỉ chiết khấu mệnh giá: Khách hàng mua chứng chỉ với giá nhỏ hơn mệnh giá. Khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá mua chính là phần lãi mà khách hàng được hưởng. Trong suốt thời hạn của chứng chỉ, Ngân hàng không phải trả lãi cho khách hàng và hoàn trả gốc khi đến hạn. + Vốn đi vay: Ngân hàng thương mại thường đi vay các Ngân hàng thương mại khác, các tổ chức tín dụng khác, vay nước ngoài... và vay Ngân hàng Nhà nước trong những trường hợp đặc biệt và được sự cho phép của Thủ tướng chính phủ tuy nhiên trong ngắn hạn các Ngân hàng thương mại thực hiện vay tái chiết khấu các giấy tờ có giá trị tại Ngân hàng Nhà nước. Ngược lại Ngân hàng Nhà nước cho các Ngân hàng thương mại vay dưới các hình thức: cho vay có thế chấp bộ chứng từ, cho vay theo đối tượng chỉ định hay cho vay để đáp ứng các yêu cầu thanh toán của các NHTM thông qua thanh toán bù trừ. Nếu vay giữa các tổ chức tín dụng khác thì chủ yếu là giải quyết khả năng thanh toán và có đặc điểm là thời hạn rất ngắn (Thường là các thoả thuận vay qua đêm) Ngoài ra, trong hoạt động huy động vốn còn phát sinh các nguồn vốn khác như: - Vốn trong thanh toán: Trong quan hệ thương mại người mua phải trả tiền cho người bán sau khi giao hàng bằng hình thức thanh toán không dùng tiềm mặt. Người mua tạm thời mất quyền sử dụng số tièn thanh toán đó nhưng người bán thì vẫn chưa nhận được ngay khoản thanh toán đó do sự ảnh hưởng của thời gian luân chuyển chứng từ trong hệ thống ngân hàng. Do vậy NHTM vẫn có thể sử dụng tạm thời số vốn này vào mục đích hoạt động kinh doanh của mình cho tới khi Ngân hàng thực hiện thanh toán cho khách hàng. - Vốn từ nghiệp vụ đại lý, uỷ nhiệm: Có hai hình thức ã Thứ nhất là Ngân hàng làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty, cho các kho bạc hay thực hiện các dịch vụ khác. Trong khoản thời gian cho phép Ngân hàng có thể tạo ra nguồn vốn hoạt động và có thể sử dụng nó. ã NHTM được uỷ thác cấp vốn cho các dự án theo sự uỷ nhiệm của các tổ chức kinh tế, tài chính, xã hội trong và ngoài nước. Thông thường việc cấp vốn phải theo tiến độ hoàn thành công việc của dự án, do vậy phát sinh những khoản tiền nhàn rỗi mà Ngân hàng có thể sử dụng được b. Nguồn vốn tự có. Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (5%) nhưng nó quyết định sự ra đời của các NHTM và quyết định sự mở rộng khả năng hoạt động của NHTM. Các NHTM sử dụng vốn tự có mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của Ngân hàng, một bộ phận dùng để cho vay, đầu tư và tốc độ tăng trưởng vốn tự có của Ngân hàng thể hiện thực lực của ngân hàng đó trên thị trường. Theo quy định các NHTM chỉ được phép huy động vốn tối đa phù hợp với khả năng đảm bảo của vốn tự có ( ví dụ ở Việt Nam, nguồn vốn huy động không vượt quá 20 lần vốn tự có) do vậy khi vốn tự có tăng lên kéo theo nguồn vốn hoạt động tăng lên dẫn tới việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế các NHTM cũng rất chú trọng đến việc nâng cao quy mô vốn tự có nhằm phục vụ cho các mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có bao gồm: VĐL và các quỹ. Vốn điều lệ: là vốn của chủ sở hưu Ngân hàng và được ghi vào điều lệ của Ngân hàng. Các quỹ: bao gồm quỹ dự trữ đặc biệt, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ phát triển nghiệp vụ. Hàng năm, các ngân hàng thương mại thường phải chích một tỷ lệ nhất định trên lợi nhuận đạt được bổ sung vào quỹ hay VĐL nhằm các mục đích đảm bảo an toàn và phát triển các hoạt động ngân hàng. 1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ thu, chi, chuyển tiền. NHTM đứng ra làm trung gian trong việc thu hộ, chi hộ, chuyển tiền hộ theo các yêu cầu của khách hàng và nhận phí dịch vụ. Nghệp vụ uỷ thác- thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng. + Đối với cá nhân: Có các nghiệp vụ. -Quản lý, phân chia tài sản theo chúc thư, các công việc cụ thể bao gồm: thu gom và bảo quản tài sản, thực hiện việc thanh toán, trang trải cho các chủ nợ, phân chia tài sản cho các thành viên trong gia đình.. -Nghiệp vụ quản lý điều hành tài sản theo hợp đồng đã ký: ngân hàng quản lý và điều hành tài sản thay cho khách hàng, vì mục tiêu lợi ích cao nhất của khách hàng như: việc mua bán, chuyển nhượng tài sản, thay đổi danh mục đầu tư, quyết định sử dụng vốn gốc và lợi tức.. - Nghiệp vụ giám hộ tài sản: ngân hàng đứng ra giám hộ tài sản cho những khách hàng chưa đủ hoặc chưa được công nhận năng lực pháp lý nhằm tránh việc sử dụng tài sản một cách lãng phí. - Dịch vụ đại diện: khách hàng uỷ nhiệm cho ngân hàng đứng ra đại diện cho khách hàng để thực hiện một số công việc liên quan đến tài sản của mình. Quyền quyết định vẫn thuộc về khách hàng. + Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội. Ngân hàng được các tổ chức này uỷ thác trong việc sử dụng và quản lý quỹ hưu trí, mua bán BĐS, thu hồi vốn gốc và lợi tức phân chia và chi trả lợi tức, cổ tức.. Ngiệp vụ bảo quản và cho thuê tài sản. Ngân hàng làm dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê két sắt, trang thiết bị văn phòng... nhằm hưởng phí bảo quản và phí cho thuê d. Dịch vụ tư vấn Ngân hàng cung cấp cho khách hàng những lời khuyên tốt nhất về các lĩnh vực hay theo các yêu cầu của khách hàng: ví dụ tư vấn và mua bán bất động sản, mua bán chứng khoán.. đ. Nghiệp vụ của ngân hàng trên TTCK. Ngân hàng đứng ra làm đại lý phát hành và phân phối chứng khoán cho các công ty, Chính phủ hay trực tiếp tham gia mua bán chứng khoán cho mình hoặc theo yêu cầu của khách hàng. e. Nghiệp vụ của ngân hàng trên thị trường hối đoái. Ngân hàng thực hiện việc mua bán vàng bạc, ngoại tệ.. kinh doanh chênh lệch giá hay thực hiện các hợp đồng kỳ hạn đối với ngoại tệ... -Tuy rằng các ngân hàng thương mại luôn có xu hướng đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ ngân hàng nhưng thực tế cho thấy hoạt động tín dụng ngân hàng luôn là hoạt động trung tâm của mọi hoạt động ngân hàng. 2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay vốn trên nguyên tắc có hoàn trả vốn có hoàn trả gốc và lãi theo một thời gian xác định giữa một bên là ngân hàng thương mại bên kia là doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế, xã hội, dân cư... ở đây có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị tiền tệ nhất định từ người cho vay ( Ngân hàng ) sang người di vay(khách hàng)và sau một thời hạn xác định nó được quay về với chủ sở hữu ( Ngân hàng ) với một lượng giá tri lớn hơn lượng giá trị ban đầu. 2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng. a-Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của các doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại của ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất, lưu thông nhưng ở một giai đoạn nào đó lại phát sinh hiện tượng thừa hoặc thiếu vốn tạm thời. Khi thiếu vốn các doanh nghiệp bổ sung bằng nguồn vốn tín dụng thương mại bao gồm cả nguồn vốn lưu động và vốn cố định phục vụ cho mục đích đầu tư chiều sâu, mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Như vậy tín dụng ngân hàng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn. Với mục tiêu mở rộng sản xuất thì đối với từng doanh nghiệp, yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu, bởi lẽ: để đẩy nhanh tiến độ phát triển sản xuất thì không chỉ trông chờ vào vốn tự có mà doanh nghiệp phải biết tận dụng những dòng chảy của vốn trong xã hội. Từ đó, tín dụng ngân hàng với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. b-Tín dụng ngân hàng góp phần làm tăng quỹ hàng hoá xã hội và xuất khẩu . Khi đồng vốn tín dụng ngân hàng được sử dụng vào đúng mục đích thì nó kéo theo các luồng vận động của các nguồn lực trong xã hội như tài nguyên, nguồn nhân lực... vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ từ đó góp phần tạo ra nhiều hàng hoá, sản phẩm bổ sung vào thị trường hàng hoá của nền kinh tế. c. Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. Với chức năng tập trung, tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng ngân hàng đã trực tiếp làm giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông. Lượng tiền mặt dôi thừa này không được huy động và sử dụng một cách kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng lưu thông tiền tệ, dẫn đến mất cân đối trong quan hệ tiền – hàng và hệ thống giá cả bị biến động là không thể tránh khỏi. Do vậy, trong điều kiện nền kinh tế lạm phát thì tín dụng ngân hàng được xem như một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát. Mặt khác, hoạt động tín dụng còn tạo điều kiện mở rộng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, tín dụng ngân hàng cũng là một trong những nhân tố tích cực làm giảm khối lượng tiền mặt sử dụng trong nền kinh tế giúp hco ngân hàng dễ dàng quản lý và điều hoà lưu thông tiền tê. Trong những năm gần đây, ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, trong công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ nhất định thì lãi suất tín dụng đã trở thành một trong những công cụ điều tiết nhạy bén và linh hoạt để bơm, hút tiền trong lưu thông qua đó tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng tiền tệ với yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Từ đó cho ta thấy, tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tiền tệ, tạo điều kiện ổn định giá cả và là tiền đề quan trọng dể sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. d-Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội. Nền kinh tế phát triển trong môi trường ổn định về tiền tệ là điều kiện nâng cao dần đời sống của các thành viên trong xã hội và là điều kiện thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội từ đó rút ngắn chênh lệch giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội góp phần thay đổi cấu trúc xã hội. Mặt khác, trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức cho vay TDNH không chỉ đáp ứng cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các nhu cầu vốn về tiêu dùng của các lớp dân cư. Bên cạnh đó qua hoạt động tín dụng ngân hàng, một bộ phận lao động trong xã hội được sử dụng vào các mục đích hoạt động nhất định, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào trong nền kinh tế... 2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng. Mục đích của việc phân loại tín dụng ngân hàng là đạt được sự hợp lý và đầu tư tín dụng. Có nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng ngân hàng cụ thể như sau: a. Căn cứ vào thời hạn cho vay ( là khoảng thời gian từ lúc phát tiền vay đến lúc thu hồi xong nợ vay): gồm 3 loại. + Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng. Nó thường tài trợ cho các nhu cầu về vốn lao động của doanh nghiệp, hay nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình. Có nhiều hình thức cấp tín dụng ngắn hạn như: hình thức chiết khấu tín dụng ngân quỹ, tín dụng bằng chữ ký... + Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn cho vay kéo dài trong phạm vi từ 1 đến 5 năm chủ yếu tài trợ cho nhu cầu mua sắm, đổi mới trang thiết bị, thay đổi công nghệ, cải tiến kỹ thuật.. dưới các hình thức như: Tín dụng thuê mua( gián tiếp cho vay= tài sản) hay trực tiếp cho vay bằng tiền để mua sắm trang thiết bị, công nghệ.. + Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm chủ yếu tài trợ cho XDCB, TSCĐ, đầu tư BĐS.. b. Căn cư vào đối tượng tín dụng: Có 2 loại + Tín dụng VLD: là loại tín dụng nhằm bổ sung các nhu cầu vốn về TSLĐ của doanh nghiệp ví dụ : cho vay mua hàng hoá, nguyên vật liệu, DC-CC.. + Tín dụng VCĐ: Là loại hình tín dụng nhằm hình thành nên các TSCĐ, đầu tư mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, công nghệ, xây dựng các công trình mới... c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay gồm: + Tín dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là loại tín dụng tài trợ cho các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá.. + Tín dụng tiêu dùng: phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân. + Tín dụng đầu tư xuất nhập khẩu : phục vụ cho các quan hệ sản xuất, mua bán, thanh toán... qua hoạt động xuất nhập khẩu.. d.Căn cứ vào phương thức hoàn trả tín dụng: có + Tín dụng trả góp: Là loại tín dụng mà phía ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về việc hoàn trả nợ theo các định kỳ. Nó thường áp dụng cho tín dụng trung và ngắn hạn, tín dụng tiêu dùng... Các sự thoả thuận ở đây thường là. Hoàn trả vốn gốc với số tiền bằng nhau, lãi trả được tính theo số dư cuối mỗi kỳ. Hoàn trả vốn gốc với số tiền bằng nhau, lãi trả được tính cho số tiền trả mỗi kỳ. Hoàn trả cả vốn gốc và lãi bằng nhau vào cuỗ mỗi kỳ. + Tín dụng trả góp một lần: là loại tín dụng trong đó khách hàng thực hiện trả nợ một lần khi đến hạn. Lãi trả theo thoả thuận nếu trả đầu kỳ áp dụng lãi đơn; nếu trả vào cuối kỳ thì áp dụng lãi kép. + Tín dụng hoàn trả - theo yêu cầu: Được áp dụng với kỹ thuật thấu chi tức là tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng, họ muốn trả bao nhiêu, khi nào trả vào lúc nào, như thế nào phụ thuộc vào ý muốn của họ. e. Nếu căn cứ vào tính chất bảo đảm: gồm 2 loại + Tín dụng có bảo đảm: Là loại Tín dụng được thực hiện kèm theo các hình thức bảo đảm tín dụng như TC, CC, BL.. + Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng được thực hiện không kèm theo các hình thức bảo đảm tín dụng. Loại tín dụng này chỉ áp dụng cho các khách hàng có uy tín cao với ngân hàng ( Tín chấp) tức là khách hàng mà khách hàng thực sự tin tưởng vào ý muốn và khả năng trả nợ của người vay. Hiện nay, đối với nước ta, các doanh nghiệp nhà nước khi vay vốn ngân hàng không phải thế chấp tài sản (theo NĐ 49/CP ban hành ngày 19/12/1999) nhưng phải có phương án kinh doanh khả thi. Đó là điều kiện để doanh nghiệp nhà nước vay được vốn của ngân hàng. g. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: Gồm hai loại + Cho vay bằng tiền: Là loại tín dụng mà hình thái giá trị biểu hiện bằng tiền tệ. + Cho vay bằng tài sản: Là loại cho vay biểu hiện dưới hình thái giá trị của tài sản. Đây chính là tín dụng thuê mua. Hình thức tín dụng này có điểm thuận lợi là : Ngân hàng không trực tiếp cho vay bằng tiền mặt mà cho vay bằng tài sản, khi chưa hết thời hạn thoả thuận thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Nếu khách hàng có điều gì gây bất lợi cho ngân hàng, ngân hàng có quyền thu hồi lại tài sản cho vay. h.Nếu căn cứ vào xuất xứ tín dụng: Chia làm 2 loại. + Tín dụng trực tiếp: Là quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với nhau thông qua hình thức mua bán chịu, cho vay vốn lẫn nhau.. + Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà ngân hàng thực hiện cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, mua lại các phiếu bán hàng, mua nợ, tín dụng bằng chữ ký, tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ, bảo lãnh Ngân hàng hay nghiệp vụ bảo đoan thương phiếu... II. Chất lượng tín dụng ngân hàng trong cơ chế KTTT. Chất lượng tín dụng và ý nghĩa của sự nâng cao chất lượng tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại luôn lấy chất lượng tín dụng làm tiêu thức quan tâm hàng đầu. Nếu xét về mặt chất thì tín dụng ngân hàng phản ánh trình độ tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu xét về mặt lượng thì tín dụng ngân hàng phản ánh hiệu quả kinh doanh tín dụng của ngân hàng và hiệu quả kinh tế mà hoạt động tín dụng đem lại cho nền kinh tế. Như vây chất lượng tín dụng là chỉ tiêu phản ánh trình độ tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh tế xã hội mà hoạt động tín dụng đem lại cho bản thân ngân hàng và cho xã hội. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro nhất bởi tính đặc thù của nó là kinh doanh quyền sử dụng hàng hoá tiền tệ và có quan hệ với toàn bộ các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Mà đã là tiền tệ thì nó vô cùng nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế xã hội, chế độ chính trị.. Lịch sử đã chứng minh rằng sự thăng trầm của nền kinh tế luôn kéo theo những biến động to lớn trong hoạt động ngân hàng và ngược lại những thay đổi trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng lại ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế và của toàn xã hội. Do vậy nghiên cứu, đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với cả ngân hàng và đối với cả nền kinh tế. Xét trên góc độ ngân hàng. Chất lượng tín dụng đã trở thành vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Sự yếu kém về chất lượng tín dụng luôn trở thành nguy cơ gây ra sự phá sản của ngân hàng thậm chí gây cản trở cả một hệ thống ngân hàng do hiệu ứng dây chuyền của nó. Ngân hàng đi vay để cho vay do vậy đồng tiền qua hoạt động ngân hàng là đồng tiền có giá (lãi suất), có thời hạn. Khi đồng vốn tín dụng gặp rủi ro tức là “ đóng băng” dưới hình thức nợ khó đòi hoặc mất vốn thì ngay lập tức nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Nếu ngân hàng không đáp ứng các yêu cầu chi trả thanh toán rút tiền của khách hàng thì nguy cơ phá sản của ngân hàng là tất yếu. Sự đổ vỡ của ngân hàng được cộng hưởng thêm bởi làn sóng tâm lý bất ổn, tạo thành các luồng rút vốn khổng lồ đập tan mọi sự kháng cự của hệ thống ngân hàng dẫn tới sụp đổ cả hệ thống ngân hàng đồng thời kéo theo sự phá vỡ các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế gây hậu quản nặng nề về mọi mặt cho một quốc gia. Mặt khác trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay thì mỗi quốc gia là một mắt xích của nền kinh tế thế giới. Sự đổ vỡ của một mắt xích kéo theo sự đổ vỡ của các mắt xích còn lại. Do vậy vấn đề chất lượng tín dụng không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia nữa mà đã trở thành vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Như vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn đặt ngân hàng vào nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo đảm lợi ích xã hội đứng vững trong thương trường. Xét trên góc độ nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng là nguồn cung cấp chủ yếu trong nền kinh tế. Các thành phần kinh tế sử dụng vốn tín dụng vào các mục đích kinh doanh, đầu tư hay tiêu dùng thì cũng đều tạo nền các dòng vận động nguồn lực trong nền kinh tế. Các nguồn lực trong nền kinh tế được khơi dậy và tận dụng một cách tối đa ( quan trọng nhất là nguồn tài nguyền và nguồn nhân lực) sẽ tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy nếu chất lượng tín dụng ngân hàng kém tức là việc sử dụng vốn vay không hiệu quả thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, chậm phát triển. Ngược lại nếu việc sử dụng vốn vay hiệu quả thì sẽ là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng tín dụng là yêu cầu cấp bách bảo đảm cho nền kinh tế phát triển mạnh tạo điều kiện hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Các tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng. Để đánh giá chất lượng tín dụng thì một chỉ tiêu rất quan trọng được đề cập đến là chỉ tiêu ._.x 100% ´ 100% Dư nợ quá hạn ồ dư nợ Theo tiêu chuẩn quốc tế chỉ tiêu nâng cao nhất là 3% đối với nước ta theo quy định của ngân hàng nhà nước không 5 % và nếu càng nhỏ càmg tố. Ngoài ra có hai chỉ tiêu khác cũng được đề cập đến là chỉ tiêu = Mức độ tổn thất 1 ´ 100% Dư nợ khó đòi ồ NQH x 100% = Mức độ Dư nợ khó đòi tổn thất 2 ồ dư nợ Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ tổn thất cụ thể trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó các chỉ tiêu định tính cũng được xem như các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Các chỉ tiêu này xuất phát từ hiệu quả kinh tế xã hội của vốn tín dụng ngân hàng cụ thể gồm: - Góp phần phục vụ chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. - Tác động trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. - Các sản phẩm hàng hoá sản xuất ra có đáp ứng các nhu cầu xã hội thị trường. - Góp phần giải quyết công ăn việc làm. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tập trung chủ yếu vào 4 nhóm nhân tố sau. 3.1 Môi trường kinh tế. Đó là sân chơi kinh doanh của các thành phần kinh tế và bị chi phối bởi các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước ( ở các quốc gia có sự tham gia điều tiết của nhà nước - Cơ chế bàn tay hữu hình) hay bị chi phối bởi các quy luật cung cầu trên thị trường ( Cơ chế bàn tay vô hình không có sự điều tiết của nhà nước) hoặc bị chi phối bởi cả chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước và các quy luật cung cầu trên thị trường ( kết hợp bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình). Tuy nhiên, dù là ở cơ chế nào thì cũng luôn tồn tại những bất cập gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. ở cơ chế thứ nhất thì đó là các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, ở cơ chế thứ 2 là sự thay đổi đột ngột của cung cầu còn ở cơ chế thứ 3 là tổng hợp của hai cơ chế trên. Cái khó khăn đó biểu hiện dưới hình thức ứ đọng hàng hoá, không tiêu thụ được hoặc không có thị trường tiêu thụ.. dẫn đến thua lỗ trong sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế kéo theo việc không trả được nợ ngân hàng đúng hạn làm phát sinh nợ NQH, NKĐ.. Do vậy vấn đề là phải làm sao tạo lập môi trường kinh tế lành mạnh cho hoạt động của các thành phần kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.... 3.2 Môi trường pháp lý. Đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp pháp cho các thành phần kinh tế. Nó chính là hệ thống pháp luật chi phối các hoạt động của các thành phần kinh tế để không bị “vượt rào”. Một yêu cầu được đặt ra là phải có sự đồng bộ thống nhất và phù hợp giữa các bộ luật, các văn bản pháp quy nhằm tạo được sự chặt chẽ, hiệu lực của pháp luật. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ sẽ tạo lên các kẽ hở để kẻ xấu có thể lợi dụng khai thác hay tạo nên các mâu thuẫn làm mất đi tính hiệu lực của pháp luật hoặc gây khó khăn, phiền hà trong quá trình xử lý các vi phạm pháp luật phát sinh. Đối với nước ta hiện nay thì vấn đề pháp lý đang được tranh cãi nhiều nhất là về việc cấp chứng nhận sở hữu tài sản và xử lý TSTC tại ngân hàng. Tuy rằng chính phủ đưa ra nhiều NĐ( 60, 61, 64, 83), quyết định (217..) nhưng xem ra tình hình vẫn chưa được giải quyết một cách khả quan cho lắm. Chính vì bất cập này là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khó khăn khi xử lý TSTC tại ngân hàng và giải toả “nợ đóng băng” của ngân hàng.. 3.3 Người đi vay. Khi cho vay thì ngân hàng quan tâm đến năng lực pháp lý, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của người đi vay. Nếu là doanh nghiệp tổ chức kinh tế thì phải có tư cách pháp nhân đâỳ đủ. Nếu là tư nhân phải có tư cách thể nhân, tình hình tài chính lành mạnh, có phương án kinh doanh khả thi, thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tín dụng..Tuy nhiên có một tỷ trọng rất lớn, người đi vay không đủ các điều kiện để thực hiện các nguyên tắc tín dụng và quyết định cho vay, thế chấp của ngân hàng: Ví dụ như lập phương án kinh doanh giả mạo, dùng tài sản không đủ điều kiện thế chấp, cầm cố.. Ngoài ra còn phải kể đến năng lực trình độ quản lý, kinh doanh còn hạn chế, sử dụng vốn không đúng mục đích, lấy vốn vay ngắn hạn sử dụng đầu tư trung và dài hạn.. Đối với doanh nghiệp nhà nước khi vay không cần thế chấp tài sản miễn là có phương án kinh doanh khả thi, chứng từ thương mại hợp lý.. Do đó phát sinh nhiều tiêu cực như lập hoá đơn, chứng từ giả không đúng thực tế.. để vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ các mục tiêu bất chính khác. 3.4 Các yếu tố thuộc bản thân ngân hàng. Đối với bản thân ngân hàng thì chất lượng tín dụng thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Điều này thể hiện rất rõ ở trình độ năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức... của cán bộ nhân viên ngân hàng. Một sự hạn chế chất lượng nguồn nhân lực kéo theo việc thẩm định các dự án phương án kinh doanh thiếu chặt chẽ, không tuân thủ đúng quy trình, nghiệp vụ, nơi lỏng quản lý giám sát vốn vay, không khoa học trong việc thu lợi dễ bị cám dỗ vật chất tiếp tay cho kẻ lừa đảo.... dẫn đến việc đọng vốn hay mất vốn tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Mặt khác chất lượng nguồn thông tin về khách hàng, thông tin tín dụng, thông tin thương mại khác góp phần rất lớn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng qua việc đánh giá chính xác tình hình khách hàng để ra các quyết định cho vay hợp lý hay là không cho vay.. Điểm yếu của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta là thiếu hệ thống cung cấp thông tin khách hàng thêm vào đó là căn bệnh thành tích đã trở thành “ thâm căn cố đế” cũng góp phần làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. 3.5 Môi trường tự nhiên. Chúng ta không thể phủ nhận rằng yếu tố môi trường tự nhiền đang ngày càng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ngân hàng. Nhất là đối với các ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp, xuất nhập khẩu.. ở nước ta trong hai năm 2000-2001 đã xảy ra hàng loạt cơn bão lũ lụt lớn ở các vùng đồng bằng sông Cửu long, Tây nguyên.. gây thiệt hại rất lớn đến mùa màng, và Nhà nước phải thực hiện các biện pháp khoanh nợ, xoá nợ hàng ngàn tỷ đồng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm khắc phục hiệu quả thiên tai và vực dậy các hoạt động của ngân hàng. 4.Các nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng ngân hàng. Ngoài các nguyên tắc tín dụng dụng sau: +Cho vay có mục đích. +Phải có vật tư, hàng hoá tương đương làm đảm bảo cho khoản vay + Hoàn trả đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn. Còn một số nguyên tắc khác cần phải đề cập đến nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng bao gồm: 4.1 Nguyên tắc sàng lọc và giám sát. Nguyên tắc này khắc phục tình trạng “thông tin mất cân xứng” và vấn đề “rủi ro đạo đức”. Theo nguyên tắc sàng lọc các ngân hàng sẽ lựa chọn ra các ngân hàng có triển vọng nhất trong số các khách hàng, trên cơ sở nắm vững, xác thực các thông tin về tình hình của người đó. Việc thu thập các thông tin bao gồm các thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, tri trả, thanh toán qua tài khoản tại các ngân hàng, các thông tin về lĩnh vực hoạt động, các thông tin khác có liên quan kể cả trường hợp đi thực tế tại cơ sở hoạt động của khách hàng. Còn theo nguyên tắc giám sát thì ngân hàng phải theo dõi xem khoản vay có được thực hiện đúng mục đích xin vay hay không? Nếu sai thì phải đề ra biện pháp kịp thời uốn nắn việc sử dụng vốn của khách hàng. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng ngân hàng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng tín dụng, thu hồi khoản cho vay trước thời hạn.. 4.2- Chuyên môn hoá việc cho vay. Chuyên môn hoá trong việc cho vay không có nghĩa là thu hẹp phạm vi hoạt động của ngân hàng trong một số lĩnh vực nhất định mà là việc tổ chức phòng tín dụng thành các tổ, bộ phận chuyên môn phụ trách một ngành, lĩnh vực nào đó. Như thế các nhân viên, cán bộ tín dụng có điều kiện đi sâu, nắm bắt tốt hơn tình hình thực tế lĩnh vực chuyên môn của mình. Từ đó khi phát sinh các quan hệ tín dụng, ngân hàng đã có cơ sở vững chắc để quyết định có thực hiện khoản cho vay hay không. 4.3 - Quan hệ khách hàng lâu dài. Đây là nguyên tắc vừa có lợi cho ngân hàng lại vừa tạo điều kiện thuận lợi cho khách hành. Đối với ngân hàng qua việc theo dõi tình hình thu chi trên tài khoản khách hàng giúp ngân hàng thu thập được các thông tin nhanh nhất, chính xác nhất về khách hàng, mà lại không tốn quá nhiều chi phí tìm hiểu khách hàng. Các khách hàng loại này của ngân hàng thường là những khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng cho nên Ngân hàng thường nắm được những thông tin chi tiết về họ. Những khách hàng này khi vay vốn ngân hàng sẽ được hưởng những ưu đãi như: ưu đãi lãi suất, ưu đãi thời hạn, ưu đãi đối với số tiền cho vay.. Việc thiết lập quan hệ khách hàng lâu dài tạo được sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 4.4- Vật thế chấp, số dư bù. Đây là hình thức bảo đảm tiền vay, một bằng TSTC, một bằng tiền tệ. Khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải thực hiện nguyên tắc bảo đảm tín dụng như phải thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.. hoặc ngân hàng cũng có thể giữ lại một phần món cho vay theo tỷ lệ nhất định làm vật bảo đảm. Ngân hàng có thể sử dụng số tiền gửi lại đó để kinh doanh, trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được tiền vay thì số tiền phải giữ lại lúc trước đó trở thành một khoản thu giảm bớt rủi ro tín dụng. 4.5 Hạn chế tín dụng của ngân hàng thể hiện dưới hai dạng. + Đồng ý cho vay nhưng hạn chế vốn cho vay dưới mức mà người cho vay yêu cầu tránh cho vốn ngân hàng tập trung quá lớn vào vốn hoạt động của khách hàng đồng thời với khoản cho vay nhỏ khách hàng sẽ dễ dàng hoàn trả hơn. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc cho vay theo tiến độ của dự án. + Từ chối một món vay dù là khách hàng sẵn sàng trả vơi mức giá cao. Như thế sẽ khắc phục được tình trạng “ Chọn lựa đối nghịch”, các khách hàng sẵn sàng trả lãi suất cao là những người sẽ đầu tư vốn tín dụng nào có dự án có rủi ro cao. Các ngân hàng rất thận trọng trong việc tìm kiếm các khách hàng có khả năng nhất, tuy nhiên cũng không quá thận trọng và như thế có thể ngân hàng sẽ mất đi một khoản cho vay đem lại cơ hội sinh lời cao hơn. Chương II Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở Giao Dịch NHCT VN I - Hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch NHCT VN 1 - Khái quát về Sở Giao Dịch NHCT VN 1.1 - Qúa trình ra đời và hoạt động của Sở Giao Dịch NHCT VN Năm 1988, SGD 1 là một bộ phận của Hội sở chính NHCT VN mang tên NHCT Thành phố Hà Nội. NHCT TPHN thực hiện quản lý các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.Đến năm 1997,NHCT VN tiến hành xoá bỏ cấp trung gian chỉ còn 2 cấp chi nhánh .Tuy nhiên mới chỉ thực hiện ở các thành phố lớn như HN,HP,TP HCM..do vậy NHCT TPHN đổi tên thành SGD1. Ngày 1/1/2002 SGD1 tách ra khỏi Hội sở chính thành một đơn vị hạch toán phụ thuộc,hoạt động kinh doanh như mọi chi nhánh khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Do vậy theo điều lệ của NHCT VN SGD1 là đại diện uỷ quyền của NHCT,có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHCT. NHCT chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ phát sinh do sự cam kết của SGD . SGD có con dấu và mở tài khoản tại NHNN. SGD được ký kết các hợp đồng kinh tế,được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh,tổ chức và nhân sự theo sự phân cấp uỷ quyền của NHCT. SGD có nhiệm vụ sử dụng có hiệu quả,bảo toàn và phát triển vốn. SGD cũng có các đơn vị trực thuộc. Hiện nay SGD có 5 quỹ tiết kiệm trong đó một quỹ tiết kiệm đặt ngay tại SGD. 1.2 - Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành Mô hình tổ chức Giám đốc Phó Giám đốc2 Phó Giám đốc1 Phòng HC-QT Phòng Kiểm Soát Phòng TC_CB Phòng Ngân Quỹ Phòng KTĐN Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng điện toán Điều hành SGD là Giám đốc kiêm Phó Tổng giám đốc.Hiện nay, giám đốc là ông Nguyễn Văn Bính. Giúp việc cho giám đốc có 2 Phó giám đốc. SGD có 8 phòng ban chức năng ,nghiệp vụ như sau: *Phòng hành chính -quản trị: làm công tác quản lý chung như: đào tạo,lương thưởng,triển khai các chương trình hoạt động của Ban giám đốc *Phòng kiểm soát: có chức năng kiểm tra, kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ,chứng từ tín dụng,kế toán,thanh toán quốc tế,tiết kiệm ...nhằm bảo đảm tính chính xác,đầy đủ theo đúng pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của ngân hàng,làm tham mưu cho lãnh đạo,giúp Ban lãnh đạo uốn nắn sai phạm của các phòng ban khác.. *Phòng tổ chức cán bộ: thực hiện công tác xắp xếp cán bộ,nhân viên theo các tiêu chuẩn ,yêu cầu công việc;thuyên chuyển,đề bạt;tham mưu cho lãnh đạo về công tác nhân sự tại ngân hàng.. *Phòng ngân quỹ: chủ yếu thực hiện thu,chi bằng VND,ngoại tệ,ngân phiếu thanh toán ... *Phòng điện toán: quản lý chương trình máy tính,nối mạng máy tính,sửa chữa máy tính ,in ra bảng ,biểu thu ,chi ,tính lãi,cân đối ... *Phòng kinh doanh: thực hiện 3 chức năng chủ yếu đó là cho vay các tổ chức kinh tế,dân cư ;quản lý nguồn vốn ;cân đối tổng hợp .Do vậy phòng kinh doanh cũnh làm tham mưu cho Ban giám đốc trong việc điều hành vốn. Mỗi cán bộ trong phòng đảm nhận việc cho vay,quản lý nợ, thu hồi nợ đối với một số đơn vị kinh doanh cùng lĩnh vực kinh doanh. Phòng gồm có 3 tổ : -Tổ cho vay công nghiệp quốc doanh: đối tượng cho vay thường là các tổng công ty lớn 90,91 như Đường sắt ,Bưu chính -Viễn thông,Điện lực . -Tổ cho vay thương nghiệp quốc doanh: cho vay trong nước ,cho vay xuất nhập khẩu bằng VND và ngoại tệ. -Tổ cho vay ngoài quốc doanh: đối tượng là dân cư, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, sinh viên... *Phòng kế toán: thực hiện công việc hạch toán,ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,thanh toán liên hàng điện tử,thanh toán bù trừ,giao dịch với khách hàng,hạch toán nội bộ (chủ yếu là chi tiêu nội bộ trong ngân hàng).Phòng kế toán gồm 57 người trong đó có 1 trưởng phòng,3 phó phòng và phòng chia làm 5 tổ công tác: -Tổ thanh toán viên ngồi giao dịch với khách hàng,tiếp nhận giấy tờ , xử lý chứng từ theo yêu cầu của kháh hàng,thu nợ ,lãi,tính phí dịch vụ... -Tổ thanh toán liên hàng: từ 1/7/1999 SGD đã triển khai chương trình kế toán thanh toán điện tử. Mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng với các ngân hàng cùng hệ thống đều tiến hành trên mạng điện tử và SGD đóng vai trò là đầu mối thanh toán của NHCT trên địa bàn Hà Nội.Mật mã giao dịch liên hàng chỉ trưởng phòng,phó phòng được biết và sử dụng.Thanh toán liên hàng bắt đầu từ 8.00 đến 15.00 hàng ngày;từ 15.30 thực hiện đối chiếu ở TW và đối chiếu giữa 3 ngân hàng,công việc sẽ hoàn tất trong ngày. Trung bình mỗi ngày SGD truyền 200 chứng từ đi,nhận 300-400 chứng từ đến nhiều nhất là vào thời điểm cuối năm. -Tổ thanh toán bù trừ: SGD mở tài khoản tại NHNN và tham gia trung tâm thanh toán bù trừ do NHNN chủ trì. Hàng ngày SGD thanh toán bù trừ khoảng 500-700 chứng từ. Mọi chứng từ thanh toán nhận từ tổ thanh toán viên đều qua một phó phòng kiểm soát lại xem có chính xác hợp lệ không. Những chứng từ này chuyển sang tổ thanh toán liên hàng hoặc tổ thanh toán bù trừ tuỳ theo đối tượng thanh toán. Tại các tổ này chứng từ được rà soát lại bởi một nhân viên và kiểm tra bởi phó phòng có trách nhiệm. Trước khi truyền đi phải có xác nhận của trưởng phòng. Do vậy phòng thanh toán đã hạn chế sai sót,phạm pháp trong quá trình thực hiện đến mức thấp nhất. -Tổ tiết kiệm: đây là quỹ tiết kiệm số 5 của SGD1 và là quỹ huy động tiền gửi cao nhất đạt trên 80% tổng số dư tiền gửi. Tổ có một nhóm có trách nhiệm kiểm tra hoạt động của 5 quỹ tiết kiệm. -Tổthực hiện nội bộ: có chức năng theo dõi,quản lý tài sản của toàn đơn vị ;chia lương cho cán bộ,bảo hiểm ,thuế,cân đối ngày,nộp báo cáo cho TW. *Phòng kinh tế đối ngoại: thực hiện công việc kế toán ngoại tệ cho khách hàng và nội bộ;kinh doanh ngoại tệ;thanh toán ngoại tệ(mở LC,chuyển tiền..). Phòng này có trách nhiệm lập tỷ giá ngoại tệ giao dịch hàng ngày cho SGD1. Do SGD1 nằm trên địa bàn có các ngân hàng đặc biệt gần với NHNT có truyền thống kinh doanh ngoại tệ nên tỷ giá giao dịch của SGD1 được lập dựa trên tỷ giá của NHCT và NHNT để đảm bảo khả năng cạnh tranh và đúng qui định quản lý ngoại hối của Nhà nước. 1.3. Nội dung hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch NHCT VN Căn cứ QĐ114/NH- QĐ ban hành ngày 25/12/1993 của Thống Đốc NHNN VN thì nội dung hoạt động kinh doanh chủ yếu của Sở Giao Dịch NHCT VN như sau: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức kinh tế và TGTK của dân cư, áp dụng các thể thức khác thích hợp để huy động các nguồn vốn bằng nội tệ, ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế trong và nhoài nước phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật quốc tế; Vay vốn của NHNN và của các TCTD; Vay vốn ngoại tệ của các tổ chức tiền tệ, Ngân hàng ngoài nước; nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế khi các tổ chức này yêu cầu; Cho vay vốn ngắn hạn tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, dân cư trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế, thu hồi vốn đúng hạn; Cho vay bằng ngoại tệ đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp; Sử dụng các nguồn vốn tài trợ của NHNN và các tỉi chức quốc tế để cho vay các dự án phát triển kinh tế; Tổ chức kinh doanh và dịch vụ ngoại hối, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng đối ngoại khi được Thống Đốc NHNN VN cho phép; Tổ chức kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.. Liên doanh hùn vốn với các tổ chức kinh tế trong nước và Ngân hàng nước ngoài theo đúng pháp luật hiện hành; Thực hiện chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, mua bán cổ phiếu, trái phiếu đối với các tổ chức kinh tế; Nhận cất giữ, baot quản tài sản có giá của dân cư và các tổ chức kinh tế; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng, nghiệp vụ cần đồ, cho thuê động sản và bất động sản khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua; Thực hiện nghiệp vụ tư vấn cho các tổ chức kinh tế và cá nhân về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và dịch vụ Ngân hàng; Thực hiện các nghiệp vụ uỷ nhiệm của NHNN và BTC.. 1.4- Vốn hoạt động Các loại vốn hoạt động của Sở Giao Dịch NHCT VN gồm: Vốn điều lệ Vốn tiếp nhận uỷ thác Nguồn vốn khác Vốn huy động Vốn đi vay 1.4.1- Vốn điều lệ Vốn điều lệ của Sở Giao Dịch NHCT VN được NHNN VN cấp là 200 tỷđồng, khi cần thiết SGD được bổ sung tăng vốn điều lệ bằng cách sáp nhập các quỹ dự trữ vào vốn điều lệ. Nguồn vốn này được sử dụng vào các mục đích: - Mua sắm TSCĐ, trang thiết bị ban đầu cần thiết cho hoạt động Ngân hàng; Phát triển kỹ thuật nghiệp vụ Ngân hàng - Cho vay đối với các tổ chức tín dụng khác, tổ chức kinh tế, tư nhân Kinh doanh các dịch vụ khác.. 1.4.2- Vốn huy động Sở Giao Dịch NHCT VN huy động vốn dưới các hình thức: tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý.. có kỳ hạn và không kù hạn, TGTK của dân cư.. Đây là nguồn vốn chủ yếu để Sở Giao Dịch NHCT VN thực hiện nghiệp vụ tín dụng. 1.4.3- Vốn tiếp nhận, uỷ thác Bao gồm các nguồn vốn cho vay theo chủ định của Chính phủ, nguồn vốn tài trợ theo dự án của các tổ chức tài chính quốc tế như: nguồn vốn EC, nguồn vốn Đài Loan, nguồn vốn Việt Đức.. Chương trình tín dụng EC: do văn phọng EC soạn thảo cơ chế căn cứ vào biên bản thoả thuận ngày 21/12/1993 giữa Chính phủ VN và cộng đồng EC. Liên bộ LĐ - NH đã có thông tư hướng dẫn thực hiện số 95/TTLB-LĐNH ngày 11/7/1994 và để triển khai thực hiện chương trình này, NHCT VN đã có văn bản số 585/NHCT VN ngày 8/9/1995. Chương trình Việt Đức: Thực hiện hiệp định ngày 9/6/1995 giữa Chính phủ CHLB Đức và chinh phủ Việt Nam; NHCT VN và Ngân hàng cân đối Đức đã ký hợp đồng vào ngày 19/3/1997. Ngày 8/5/1997 Tổng giám đốcNHCT VN ban hành văn bản 445/NHCT-TD hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đối với người VN hồi hương từ CHLB Đức nhằm tạo lập cuộc sống theo hiệp định và hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng theo tinh thần hiệp định Việt Đức số 454/NHCT - TD đối với phát triển kinh tế ngoài quốc doanh. Chương trình Đài Loan: Thực hiện hiệp định tín dụng giữa NHCT VN và Ngân hàng Chiao Tung của Đài Loan, NHCT VN có văn bản số 349/NHCT - TD ngày 12/3/1997 hướng dẫn về chương trình cho vay cốn Đài Loan đối với các xí nghiệp công nghiẹep vừa và nhỏ ở Hà Nội; đối tượng áp dụng của quy chế này chủ yếu là các thành phần kinh tế thuộc lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh. Hình thức đầu tư đối với kinh tế ngoài quốc doanh chuyển dần từ chủ yếu cho vay ngắn hạn sang nhiều hình thức đa dạng hơm. Cho vay trung và dài han được mở rộng hiưn theo văn bản số 305/NHCT - QĐ về việc mở rộng hình thức cho vay vốn cố định đối với kinh tế ngoài quốc doanh. 1.5- Những mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2002 1.5.1- Về nguồn vốn Tăng trưởng nguồn vốn bình quân 5000 tỷđồng cuối năm 6000 tỷđồng Đảm bảo đủ vốn đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng kể cả nội, ngoại tệ; đảm bảo điều chuyển vốn trong hệ thống NHCT VN theo đúng kế hoạch được giao; lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 0.4% năm 2000 lên 0.5% năm 2002, nâng lãi suất TGTK bằng ngoại tệ 1.5.2- Về dư nợ - Tập trung cho vay các doanh nghiệp làm ăn có hiệu qủa, đảm bảo thu hồi được gốc và lãi - Phấn đấu cuối năm 2002 đạt dư nợ hơn 1000 tỷđồng - Giảm NQH cuối năm tới một con số 1.5.3- Về các khoản chi tiêu Thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí chưa cần thiết như: Văn phòng phẩm, điện thoại, chi tiếp khách, chi tiền điện.. 2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch NHCT VN Hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội - trung tâm văn hoá - kinh tế- chính trị lớn thứ hai của cả nước ( sau TP HCM ) là nơi tạp trung đông đảo mọi tầnglớp dân cư, tổ chức kinh tế - văn hoá - xã hội trong và ngoài nước cho nên Sở Giao Dịch NHCT VN rất chú trọng đến công tác huy động tập trung mọi nguồn vốn cũng như đáp ứng kịp thời các yêu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài địa bàn hoạt động góp phần vào công cuộc khơi thông các nguồn vốnnhàn rỗi trong dân xhúng tạo điều kiện thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch NHCT VN một số năm qua như sau: 2.1- Tình hình huy động vốn Nguồn vốn huy động là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Do vậy, NHTM nào có nguồn vốn dồi dào thì Ngân hàng đó sẽ mở rộng khả năng và mức độ ảnh hưởng của mình trên thị trường. Trong nhiều năm qua, Sở Giao Dịch NHCT VN đã rất chú trọng đến việc đa dạng các hình thức huy động vốn, ấp dụng cơ chế lãi suất hợp lý, áp dụng các phương tiện, kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc huy động vốn, thay đổi lề lối, tác phong làm việc, cải thiện nghiệp vụ, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng .. nhằmkhai thác các nguồn vốn trong nền kinh tế đạt hiệu quả cao. Năm 2000 đã có 3350 khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng trong đó có 2229 tài khoản đang hoạt động. So với năm 1999, số khách hàng mở tài khoản tăng lên 441 khách hàng trong đó khách hàng là các doanh nghiệp là 165 tài khoản và cá nhân là 276 tài khoản. Năm 2001, số khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng tăng lên gần 4500 tài khoản, trên 3000 tài khoản đang hoạt động, tăng thêm 1150 tài khoản so với năm 2000. Như vậy, số khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng ngày càng tăng lên, số tài khoản hoạt động ngày một nhiều lên, mức độ hoạt động của các tài khoản ngày một dầy thêm và ngoài ra còn phải kể đến con số hơn 100000 khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Sở Giao Dịch NHCT VN. Tổng nguồn vốn huy động năm 1999 là 3176 tỷđồng, sang năm 2000 tăng lên 4057 tỷđồng và đến năm 2001 đã tăng lên 5572 tỷđồng. Ta có bảng tình hình hoạt động kinh doanh huy động vốn như sau: Bảng1: Bảng tổng hợp nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi của các tổ chức KT 2392 75,31 2909 71,7 3362 60,3 - Không kỳ hạn 2038 64,16 2419 59,6 2749 44,3 + VNĐ 1988 62,6 2366 58,3 2718 48,8 + Ngoại tệ 50 1,6 41 1 31 0,6 - Có kỳ hạn 334 11,15 367 9 599 10,8 + VNĐ 343 10,8 361 8,9 599 10,8 + Ngoại tệ 11 0,3 6 0,1 0 0 2. Tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu 784 24,7 1646 40,6 2132 38,3 - VNĐ 656 20,7 643 15,8 650 11,7 - Ngoại tệ 128 4 557 13,7 1472 26,4 3. Tổng vốn huy động 3176 100 4057 100 5572 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHCT VN năm 2001) Bảng đánh giá tốc độ tăng trưởng nguồn vốn Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 so với 1999 Năm 2001 so với 2000 Chênh lệch Tăng giảm (%) Chênh lệch Tăng giảm (%) 1. Tiền gửi của tổ chức KT + 517 21,6 +453 15,6 - Không kỳ hạn +381 11,7 +330 13,6 - Có kỳ hạn +13 3,7 +232 38,7 2. Tiền gửi kiết kiệm và kỳ phiếu +862 110 +486 29,5 3. Tổng số +881 27,7 +1515 1515 Như vậy, năm 2000 tổng nguồn vốn huy động đạt 4057 tỷđồng tăng 881 tỷđồng với tốc đồ tăng là 27,7 %; năm 2001 tổng vốn huy động là 5572 tỷđồng, tăng 1515 tỷđồng so với 2000 và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn là 37,3 %. Về cơ cấu tiền gửi, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao là75,31 % năm 1999; 71,7% năm 2000 và 60,3 % năm 2001. Tiền gửi có kỳ hạn chỉ chiếm 11,15 % năm 1999, 9 % năm 2000 và 10,8% năm 2001. Điều đáng chú ý là tiền gửi bằng VNĐ tăng lên với tỷ lệ rất cao cả đối với không kỳ hạn và có kỳ hạn trong khi tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất thấp thậm chí bị suy giảm qua các năm. Nếu năm 1999 là 61 tỷđồng ( ngoại tệ đã quy ra VNĐ ) thì năm 2000 giảm xuống 47 tỷđồng và đến năm 2001 thì chỉ còn 31 tỷđồng; tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của tổ chức kinh tế không có. Điều này là do sự ảnh hưởng rất lớn của qui chế quản lý ngoại tệ của Nhà nước và do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực tác động khiến cho nhiều tổ chức kinh tế bị hạn chế trong việc sử dụng ngoại tê. Bởi vì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao cho nên nó đã hạn chế việc cho vay trung và dài hạn Ngân hàng do vậy để cho vảytung và dài hạn thì Sở Giao Dịch NHCT VN cần phải có nguồn vôn trung và dài hạn tương ứng. TGTK và kỳ phiếu tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tiền gửi của tổ chức kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng lại cao. Năm 2000, TGTK và kỳ phiếu là 1646 tỷ đồng tăng gấp đôi năm 1999 với tốc độ tăng là 110 %; năm 2001, TGTK và kỳ phiếu là 2132 tỷđồng, tăng 486 tỷđồng so với 2000 với tốc độ tăng là 29,5 %. Nếu so sánh năm 2001 với năm 1999 thì TGTK và kỳ phiếu đã tăng gấp 3 lần. Đặc biệt trong khi huy động bằng ngoại tệ của tổ chức kinh tế có chiều hướng giảm mạnh thì TGTK và kỳ phiếu bằng ngoại tệ lại tăng rất cao: 2000 TGTK & KP bằng ngoại tệ là 557 tỷ đồng tăng gấp 5 lần năm 1999 , năm 2001, TGTK & KP bằng ngoại tệ là 1472 tỷ đồng tăng gấp 3 lần năm 2000 và tăng gấp hơn 10 lần năm 1999. Đây là nguồn ngoại tệ rất lớn giúp Sở Giao Dịch NHCT VN đáp ứng các yêu cầu về ngoại tệ của các tổ chức kinh tế. Như vậy, nguồn vốn huy động của Sở Giao Dịch NHCT VN luôn luôn tăng cao qua các năm với ưu thế thuộc về tiền gửi không kỳ hạn. Đây sẽ là vấn đề rất khó khăn đối với Sở Giao Dịch NHCT VN trong việc mở rộng đầu tư cho vay trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Điểm mấu chốt của việc mở rộng cho vay trung và dài hạn là phải tạo ra nguồn vốn có thời hạn dài mới khả dĩ đáp ứng được mục tiêu đó. 2.2- tình hình sử dụng vốn Đối với bất cứ Ngân hàng nào cũng đều hoạt động theo nguyên tắc “ đi vay để cho vay ” tức là huy động vào phải sử dụng nguồn vốn đó để hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán với khách hàng. Do vậy, nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đem lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng ( trên 70 % tổng thu nhập của Ngân hàng ), ngoài ra Ngân hàng còn sr dụng vốn vào các mục đích khác như kinh dianh vàng bạc, ngoại tệ, điều chuyển vốn.. Trong năm 1999, Sở Giao Dịch NHCT VN đã điều chuyển vốn là 1355 tỷđồng, năm 2000 là 2542 tỷđồng và năm 2001 là 3104 tỷđồng phục vụ cho mục đích điều hoà vốn trong toàn hệ thống NHCT VN. Nhờ có nguồn vốn huy động lớn cho nên đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho Sở Giao Dịch NHCT VN trong việc mở rộng đầu tư tín dụng. Bên cạnh đó, Sở Giao Dịch NHCT VN cũng cho các TCTD khác vay ngắn hạn nhằm bổ sung khả năng thanh toán cho các TCTD đó. Tình hình tín dụng của Sở Giao Dịch NHCT VN như sau: Bảng2: Bảng tổng hợp tình hình tín dụng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 678 100 735 100 869 100 I. Phân theo thời gian 1. Ngắn hạn 340 80 585 90 380 44 2. Trung và dài hạn 138 20 150 20 489 56 II. Phân theo thành phần KT 1. Quốc doanh 586 86 539 80 793 91 2. Ngoài quốc doanh 92 14 196 20 76 9 III. Phân theo ngành KT 1. Công nghiệp 142 21 202 28 110 12,2 2. Xây dựng 10 1 9 1 7 0,8 3. Giao thông 315 47 260 35 483 56 4. Thương nghiệp 211 31 264 36 269 31 IV. Phân theo chất lượng TD 1. Nợ trong hạn 630 93 710 97 774 89 2. Nợ quá hạn 48 7 25 3 95 11 a/ Quốc doanh 43 6,3 18 2,4 83 9,8 b/ Ngoài quốc doanh 5 0,7 7 1,6 12 1,3 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHCT VN năm 2001) Bảng đánh giá tình hình dư nợ của SGD NHCT Việt Nam Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2000 so với 1999 Năm 2001 so với 2000 Chênh lệch Tăng giảm (%) Chênh lệch Tăng giảm (%) Tổng dư nợ 57 8,45 134 18,2 I. Tổng dư nợ Ngắn hạn 45 8,3 -205 -35,8 Trung và dài hạn 12 8,6 339 226,0 II. Phân theo thành phần kinh tế 1. Quốc doanh -47 -8 +254 +47,12 2. Ngoài quốc doanh +104 +113 -120 -61,22 III. Phân theo ngành KT 1.Công nghiệp +62 +43,68 -92 -45,54 2.Xây dựng -1 -10 -2 -22,22 3.Giao thông -55 -17,46 +168 +64,62 4. Thương nghiệp +53 +25,11 +5 +1,89 IV. Phân theo chất lượng tín dụng 1. Nợ trong hạn +80 +12,70 +64 +9 2. Nợ quá hạn -23 -47,9 +70 +280 Qua bảng đánh giá tình hình dư nợ của Sở Giao Dịch NHCT VN ta thấy: Thứ nhất, tổng dư nợ năm 2000 đạt 735 tỷđồng, tăng 57 tỷđồng với tốc độ tăng là %; năm 2001 tổng dư nợ đạt 869 tỷđồng, tăng 134 tỷđồng với tốc độ tăng là % Thứ hai, về cơ cấu tín dụng - Nếu phân theo thời gian thì dư nợ cho vay ngắn hạn có chiều hướng giảm xuống. Năm 1999, 2000 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là 80% nhưng đến cuối năm 2001 chỉ còn 44% trong khi tỷ trọng của dư nợ cho vay trung và dài hạn thì đang tăng lên từ 20% năm 1999, 2000 lên 56% vào cuối năm 2001, tăng gần gấp 3 lần các năm 1999, 2000. Như vậy là Sở Giao Dịch NHCT VN đang tăng cường cho vay trung và dài hạn nhằm mục tiêu đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là sự ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0265.doc
Tài liệu liên quan