Giải pháp mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa & nhỏ tại VPBank

Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đối với một nền kinh tế, thì dù đó là một nước công nghiệp phát triển hay là nước đang phát triển thì sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) là không thể phủ nhận. Hơn nữa, sự tồn tại này còn đóng một vai trò to lớn và có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh sự lớn mạnh và phát triển ổn định của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, của các Tổng công ty, các Doanh nghiệp lớn thì các DNV&N là sự bổ sung cần thiế

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa & nhỏ tại VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cho nền kinh tế. Nó tạo động lực phát triển toàn diện và sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, góp phần tận dụng tối đa mọi nguồn lực vào việc tạo ra của cải cho toàn xã hội. Từ năm 1986, sau Đại hội lần 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra chương trình đổi mới quản lý nền kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ đó đến nay Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách và biện pháp để thực hiện đường lối đổi mới đó. Trong điều kiện cả nước đang từng bước thực hiện Công nghiệp hoá- hiện đại hóa đất nước, thì việc đẩy mạnh phát triển DNV&N là hoàn toàn phù hợp với thực trạng nền kinh tế nước ta. Các DNV&N là công cụ tối ưu nhất nhằm khai thác toàn diện và hiệu quả mọi nguồn lực. Nó góp một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế: tăng trưởng ổn định, tạo và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư. Nhưng để thúc đẩy phát triển DNV&N ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt khó khăn mà các Doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải, đặc biệt đó là việc huy động vốn dùng cho sản xuất và đổi mới công nghệ. Vấn đề này hiện đang được Đảng, Nhà nước, bản thân các Doanh nghiệp, các Tổ chức tín dụng hết sức quan tâm. Trong thời gian qua đã có nhiều cuộc tiếp xúc giữa các DNV&N với các Tổ chức tín dụng nhằm tháo gỡ những rào cản ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận vốn của các Doanh nghiệp này. Xuất phát từ thực trạng trên, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VP Bank), em chọn đề tài: "Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank " với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tạo lập mối quan hệ tín dụng giữa các DNV&N và VP Bank. 2. Mục đích nghiên cứu: Chuyên đề sẽ có cái nhìn tổng quát và hệ thống thực trạng sản xuất kinh doanh của các DNV&N hiện nay, cũng như mối quan hệ tín dụng giữa các Doanh nghiệp này và VP Bank. Từ đó, chuyên đề sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần mở rộng tín dụng cho các DNV&N tại VP Bank. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề chọn hoạt động cho vay cho các DNV&N tại VP Bank trong những năm gần đây làm đối tượng nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và thực tiễn: - Phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp duy vật lịch sử. - Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế. - Phương pháp thống kê, so sánh. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: DNV&N và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNV&N . Chương 2: Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N tại VP Bank . Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNV&N tại VP Bank . Chương 1: Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp được hiểu là những đơn vị kinh tế được thành lập bởi một cá nhân, nhóm cá nhân hay bởi các tổ chức, được nhà nước cho phép hoạt động nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực nhất định vì mục đích công ích hay lợi nhuận. Các loại hình doanh nghiệp tồn tại rất đa dạng và phong phú, DNV&N được phân loại dựa vào tiêu chí quy mô kinh doanh. DNV&N là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô trong những giới hạn nhất định theo các tiêu thức vốn , lao động hay doanh thu, giá trị gia tăng trong từng thời kì theo quy định của mỗi quốc gia. ở Việt Nam, tiêu chí phân loại DNV&N đã được quy định tại công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ, theo quy định của công văn này, tiêu chí xác định DNV&N là vốn và số lao động. Cụ thể DNV&N là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ VND và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Vậy, khái niệm DNV&N ở nước ta có thể hiểu khái quát như sau: DNV&N là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các quy định của Chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kì phát triển của nền kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. DNV&N tồn tại và phát triển với những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, DNV&N tồn tại và phát triển ở mọi nganh nghề, mọi thành phần kinh tế, nó hoạt động tại mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê cho thấy, DNV&N chiếm khoảng 90% trong tổng số các doanh nghiệp. Các DNV&N chiếm khoảng 31% tổng giá trị sản lượng công nghiêp; chiếm 78% tổng mức bán lẻ; 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá. Các loại hàng hoá được ưa chuộng hiện nay như chiếu cói, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ... đều do các DNV&N sản xuất. Như vậy chúng ta có thể khẳng định loại hình kinh doanh của DNV&N là rất đa dạng và phong phú. Thứ hai, DNV&N có tính năng động và linh hoạt cao. Với quy mô khiêm tốn của mình, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi loại hình kinh doanh trước những biến động của thị trường. Việc phổ biến áp dụng các chính sách kinh tế vào DNV&N cũng dễ thực hiện hơn, như đổi mới công nghệ sản xuất, thực hiện chính sách tiên lương mới... Thứ ba, DNV&N có bộ máy sản xuất và quản lí gọn nhẹ, hiệu quả. Đây là một lợi thế của DNV&N trong việc tiết kiệm chi phí hành chính, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.Với số lượng lao động trong mỗi doanh nghiệp không vượt quá 200 người thì việc bố trí môt đội ngũ quản lí sản xuất và điều hành gọn nhẹ là hoàn toàn có thể làm được. Thứ tư, DNV&N có vốn ban đầu ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, mang lại hiệu quả cao. Là loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa phải nên việc đầu tư vốn sản xuất không yêu cầu quá lớn, hơn nữa chu kì sản xuất của các doanh nghiệp này thường ngắn nên vòng quay của mỗi đồng vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao. Thứ năm, thị trường cạnh tranh của các DNV&N là thị trường cạnh tranh gần như hoàn hảo. Trên thị trường này, số lượng các doanh nghiệp việc gia nhập hay rút lui của hãng kinh doanh là dễ dàng. Hầu như không có một doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh thị trường mà có thể làm biến động đến giá cả và sản lượng trên thị trường sản xuất của mình. Như vậy, qua những đặc điểm trên ta thấy DNV&N có nhiều ưu điểm trên thị trường. Đó là với quy mô vừa phải, doanh nghiệp có thể tổ chức được bộ máy sản xuất và điều hành gọn nhẹ, hiệu quả. Hơn nữa, doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh cũng như khả năng ứng biến nhanh nhạy trên thị trường, làm tăng cơ hội tồn tại và phát triển của hãng kinh doanh. Bên cạnh đó, DNV&N cũng có những bất lợi sau: - Vị thế trên thị trường thấp, tiềm lực tài chính nhỏ nên khả năng cạnh tranh thấp. - ít có khả năng huy động vốn lớn để đổi mới công nghệ cao. - ít có điều kiện để đào tạo công nhân, đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế cải tiến công nghệ, đổi mới sản phẩm. 1.1.3. Vị trí và vai trò của DNV&N trong nền kinh tế thị trường. Thực tế phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định, DNV&N vẫn giữ một vị trí và vai trò hêt sức quan trọng nhằm thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, đảm bảo ổn định kinh tế, phòng chống nguy cơ khủng hoảng. Thật vậy, khu vực DNV&N là xương sống trong nền kinh tế của nhiều quốc gia hiện tại và cả trong tương lai. Đặc biệt, khi cuộc Cách mạng Khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho các DNV&N nhiều cơ hội tập trung kĩ thuật, có khả năng sản xuất sản phẩm có chất lượng không thua kém các doanh nghiệp lớn. Mặt khác, xét trên phạm vi toàn cầu hiện nay, tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh về chất lượng và công nghệ. Sự phát triển của chuyên môn hoá và hợp tác hoá, đã không cho phép một doanh nghiệp tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mà với mô hình sản xuất kiểu vệ tinh, trong đó các DNV&N là vệ tinh của các doanh nghiệp lớn tỏ ra thích hợp hơn. DNV&N ngày càng không thể tan biến trong các tập đoàn kinh tế lớn mà khả năng hợp tác mở rộng ngày càng tăng. Đối với Việt Nam, DNV&N càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Thứ nhất, DNV&N có vị trí rất quan trọng ở chỗ chúng chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. ở hầu hết các nước, số lượng các DNV&N chiếm khoảng 90% tổng các doanh nghiệp . Tốc độ gia tăng các DNV&N nhanh hơn tốc độ gia tăng của các doanh nghiệp lớn. ở nước ta, DNV&N chiếm khoảng 80% - 90% tổng số các doanh nghiệp. Thứ hai, các DNV&N có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. ở các nước, bình quân các DNV&N chiếm trên dưới 50% GDP. Còn ở Việt Nam, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương thì hiện nay khu vực DNV&N chiếm khoảng 24% GDP. Thứ ba, tác động kinh tế xã hội lớn nhất của các DNV&N là giải quyết một khối lượng lớn việc làm cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại nước ta, số lao động của các DNV&N trong lĩnh vực phi nông nghiệp hiện có khoảng 8 triệu người, chiếm khoảng 80% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động cả nước. Một vai trò nữa của DNV&N đó là nó góp phần làm năng động nền kinh tế. Do lợi thế quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt và sáng tạo, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá, thích ứng nhanh với mọi sự biến động của thị trường . Do đó nó có vai trò to lớn góp phần vào sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Hơn nữa, các DNV&N còn đóng góp vào đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn và nông nghiệp. Với mạng lưới rộng khắp, lại có truyền thống gắn bó với nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, sẽ hình thành những tụ điểm, cụm công nghiệp để tác động chuyên môn hoá nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hoá hiện đại hoá. Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa về tiềm năng và lợi thế của DNV&N. Khi chúng ta thấy rõ vị trí chiến lược của nó thì cần có những chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DNV&N sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bảng 1: Đánh giá vai trò các DNV&N ở Việt Nam Stt Vai trò Tỉ lệ(%) 1 Góp phần tăng trưởng kinh tế 51,7 2 Tạo việc làm - Tăng thu nhập 88,5 3 Tính năng động & Hiệu quả của nền kinh tế 8,9 4 Tham gia đào tạo đội ngũ nhà kinh doanh Việt Nam 63,2 1.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của các DNV&N trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Nền kinh tế của một quốc gia là do tổng thể các doanh nghiệp lớn, nhỏ tạo thành. Phần đông các doanh nghiệp lớn trưởng thành từ các DNV&N thông qua liên kết các DNV&N. Như đã nêu ở trên, theo công văn số 681/CP - KTN ngày 20/06/1998, Chính phủ đã quy định thống nhất việc xác định DNV&N ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỉ đồng và có số lao động binh quân dưới 200 người. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến cuối năm 1999, tình hình DNV&N theo tiêu chi trên là: Bảng 2: Tình hình DNV&N Việt Nam loại tiêu chí Doanh nghiệp (số lượng) Tổng số Tỉ lệ Nhà nước Ngoài quốc doanh Vốn dưới 5 tỉ VND 3670 40100 43770 91% Lao động dưới 200 người 5420 41590 46830 97% Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư Như vậy, ta có thể điểm qua một vài nét về tình hình sản xuất kinh doanh của các DNV&N hiện nay như sau: - Về hình thức sở hữu: Với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước nên các DNV&N cũng tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau như: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân… nhưng tập trung chủ yếu là thành phần ngoài quốc doanh. Xét về tiêu chí vốn thì DNNN chiếm hơn 64% và theo tiêu chí lao động thì chiếm 91,7% tổng số doanh nghiệp hiện có. Tỷ lệ tương ứng với DNV&N ngoài quốc doanh là 95,4% và 98% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có. - Về lĩnh vực hoạt động: Hầu hết các DNV&N hoạt động trong ngành công nghiệp(Công nghiệp nhẹ, Công nghiệp chế biến thực phẩm), thương mại, dịch vụ. Đến năm 1998, số lượng DNV&N trong công nghiệp đạt 5620 doanh nghiệp, chiếm 28% trong tổng số các DNV&N ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp này thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, chiếm đến 81%, các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 12,6% tổng số các DNV&N đang hoạt động tại các vùng ven đô thị và nông thôn. - Tình hình tài chính: Tổng số vốn đăng kí sản xuất kinh doanh của các DNV&N hiện nay khoảng hơn 50000 tỷ VND, bằng 30% tổng vốn kinh doanh của tổng số doanh nghiệp cả nước. DNV&N chiếm tỷ trọng 26% tổng sản phẩm trong nước. Nếu cả khu vực kinh tế cá thể thì chiếm tỷ trọng 34%- 40%, còn lại của GDP là kinh tế nhà nước(quy mô lớn) và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp. -Về thiết bị công nghệ và thị trường: Nằm trong tình trạng công nghệ chung của nền kinh tế, các DNV&N Việt Nam phần lớn sử dụng công nghệ máy móc trang thiết bị lạc hậu. Điều này đã hạn chế rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các DNV&N. Do phần lớn các DNV&N mới được thành lập đều thiếu vốn và khả năng kĩ thuật chưa cao nên hạn chế việc đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ hiện đại để tăng cường sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, các DNV&N có một thị trường rất rộng lớn và đầy sức hấp dẫn. Nhưng do còn nhiều hạn chế, nên các doanh nghiệp này vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường, sản phẩm làm ra không đủ sức hấp dẫn người mua. Tuy vậy, có một số mặt hàng như: may mặc, thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ… các DNV&N Việt Nam đang có chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. - Về lực lượng lao động: Khu vực DNV&N là khu vực thu hút nhiều lao động, nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nhất là đối với nước đông dân như nước ta. Theo thống kê thì DNV&N thu hút khoảng 90% lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, đội ngũ lao động này hiện có trình độ tay nghề chưa cao. Phần đông có trình độ văn hoá cấp 2(40-45%), trình độ phổ thông trung học là 20-30%. Số lao động có tính chất phổ thông, có trình độ tay nghề giản đơn, chưa được đào tạo, bình quân chiếm 60-70%. - Về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất kinh doanh và kết cấu hạ tầng: Điều kiện mặt bằng cho sản xuất kinh doanh của các DNV&N nhìn chung hiện đang rất chật hẹp và gặp nhiều khó khăn trong việc tạo lập và mở rộng mặt bằng. Đa số các doanh nghiệp phải thuê mượn lại mặt bằng của các DNNN, hoặc phải dùng nhà ở làm nơi sản xuất, kinh doanh, giao dịch, bán hàng. Hệ thống điện nước cung cấp cho các DNV&N nhiều nơi không đảm bảo. Hệ thống xử lý nước thải và rác thải của các DNV&N hầu như không có, gây tác hại rất lớn tới môi trường sống. - Về khả năng tiếp cận thông tin: Do khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nên việc khai thác thông tin của các DNV&N ở nước ta hiện nay rất hạn chế. Điều này làm cản trở đến quá trình tìm hiểu thị trường, nâng cao chất lượng sản xuất, chất lượng bán hàng làm giảm sức cạnh tranh của các DNV&N. 1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng là loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng điạ phương nói riêng. Nó là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Khả năng cho vay đối với khách hàng chính là lý do cơ bản để Ngân hàng được phép hoạt động. Mọi người mong muốn các Ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và của người tiêu dùng. Rõ ràng cho vay là khả năng kinh tế hàng đầu của các Ngân hàng - để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế, bởi vì hoạt động tín dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo sức sống cho nền kinh tế. Vậy, tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản(tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng) và bên đi vay(cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó Ngân hàng chuyển quyền sử dụng cho bên đi vay trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Như vậy, tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có những đặc trưng sau: - Tài sản được giao dịch trong tín dụng ngân hàng thông qua hai hình thức là cho vay(bằng tiền) và cho thuê(bất động sản và động sản). - Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy Ngân hàng khi chuyển giao vốn cho khách hàng sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Cơ sở của sự tin tưởng là uy tín của người vay, hàng hoá, tài sản thế chấp, chứng từ có giá. - Giá trị hoàn trả của khoản vay thông thường phải lớn hơn giá trị ban đầu, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Lãi chính là giá cho việc sử dụng vốn trong thời gian nhất định. Nó cũng biến động chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Nhưng giá này không phản ánh giá trị mà chỉ là giá cho quyền sử dụng vốn. - Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước… thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.2.2. Nhu cầu vốn của DNV&N và vai trò của việc mở rộng tín dụng đối với DNV&N. Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước không thể không có các doanh nghiệp quy mô lớn, vốn nhiều, kĩ thuật hiện đại làm nòng cốt trong từng ngành nhằm tạo ra sức mạnh để có thể cạnh tranh thắng lợi trên thị trường quốc tế. Ngoài việc xây dựng các doanh nghiệp lớn thật cần thiết, chúng ta còn phải thực hiện biện pháp tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn của các DNV&N, tạo điều kiện nhanh chóng vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn. Sự kết hợp các loại quy mô doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến phát triển những DNV&N là phù hợp với xu thế chung và thích hợp với đặc điểm kinh tế xã hội nước ta. Nhưng hiện nay, các DNV&N đang đứng trước những khó khăn cần tháo gỡ và qúa trình phát triển đã và đang bộc lộ hạn chế là do DNV&N đang trong giai đoạn khởi đầu nên khả năng tích luỹ vốn còn thấp. Thiều vốn là một hạn chế nghiêm trọng và thường xuyên đối với sự phát triển của các DNV&N. Mặc dù, một điều thường hay xảy ra là các doanh nghiệp luôn mong muốn có nhiều vốn để họ tuỳ ý sử dụng và thường phàn nàn về thiếu vốn, song chúng ta cũng cần lưu ý đến những phàn nàn đó một cách nghiêm túc. Nền tài chính Việt Nam chưa đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu là trung gian có hiệu quả về vốn trong một nền kinh tế nhiều thành phần. Việc thiếu vốn nó sẽ hạn chế nghiêm trọng sự phát triển của doanh nghiệp, vì sự đầu tư được chi phối bởi sự sẵn sàng về vốn chứ không phải do khả năng thị trường và do có lợi. Thứ hai, sự phát triển của doanh nghiệp hiện hành cần dựa vào việc tăng thu nhập, tăng việc làm và tạo ra lợi nhuận cao. Do đó việc tăng nguồn vốn cho DNV&N sẽ không chỉ làm tăng việc làm mà còn làm cho năng suất lao động tăng lên. Thứ ba, sự thiếu vốn hạn chế việc áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu tới năng suất lao động, tăng thu nhập mà còn cản trở sự cạnh tranh và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, mặc dù số lượng DNV&N chiếm tới hơn 90% tổng số doanh nghiệp cả nước, song tổng vốn cho sản xuất kinh doanh chỉ mới bằng 30% so với tổng vốn của các doanh nghiệp trong cả nước. Thực trạng này phản ánh mức độ thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh của các DNV&N còn thấp và hầu hết các DNV&N đều thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Theo kết quả của các tổ chức quốc tế tại hội nghị cấp cao lần thứ hai(tại Hà Nội ngày 21/11/2000) thì tình hình thiếu vốn chiếm 20- 40% tổng số DNV&N. Chủ đầu tư ít vốn, thiếu vốn nhưng lại rất khó vay vốn để đầu tư phát triển kinh doanh. Theo những số liệu gần đây của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì đại đa số các DNV&N ở Việt Nam có mức vốn rất thấp: 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 50 triệu VND. Thực tế là các DNV&N ở Việt Nam không được tiếp cận nhiều với những khoản vay ngắn hạn và hầu như không được vay dài hạn. Hiện nay chỉ có khoảng hơn 1/3 số DNV&N vay được vốn để bổ sung cho số vốn tự có ít ỏi của mình, khoảng 20% DNV&N ở Hà Nội tiếp cận được vốn Ngân hàng, còn đại đa số thường dựa vào thị trường tài chính, chọn giảp pháp huy động vốn trong gia đình, họ hàng, bạn bè và sử dụng tín dụng thương mại của bạn hàng. Rất nhiều chủ DNV&N cho rằng, tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của họ bị hạn chế lớn do không có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng cũng như do chi phí vay vốn từ Ngân hàng quá cao, thủ tục vay vốn phức tạp. Các doanh nghiệp mới thành lập rất khó khăn về vốn và họ sẵn sàng vay vốn Ngân hàng với bất cứ giá nào. Ngân hàng lại không dám mạnh dạn cho vay vì không biết năng lực của họ như thế nào. Bởi thế, tự lực phần lớn về vốn là hiện trạng của nhiều DNV&N hiện nay. Việc vay vốn Ngân hàng là rất hiếm: chỉ có 4/95 công ty tài trợ cho kinh doanh thông qua một khoản vay trong 6 tháng đầu sau khi đăng kí thành lập doanh nghiệp. Như vậy, để phát triển DNV&N thì các Ngân hàng thương mại phải cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp, phải tạo điều kiện thuận lợi để các DNV&N đến vay vốn ở Ngân hàng. Các DNV&N đang rất cần vốn, có thể nói như "nắng hạn chờ mưa rào", trong khi đó các Ngân hàng - một trung gian tài chính lớn nhất, có đầy đủ nguồn vốn để có thể thực hiện cho vay đối với các DNV&N. Do đó, việc mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNV&N là rất cần thiết và có vai trò quyết định đến sự phát triển của DNV&N. Trước tiên, tín dụng ngân hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích. Khi Ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho DNV&N, thì khoản tín dụng đó phải được khảo sát chặt chẽ về mục đích sử dụng, hiệu quả kinh tế mang lại, nên nó tránh được tình trạng rủi ro đạo đức từ phía khách hàng, hiệu quả sử dụng vốn thấp gây lãng phí vốn. Thứ hai, với sự tài trợ vốn từ Ngân hàng các DNV&N có thể đảm bảo cho hoạt động của mình được liên tục thuận lợi. Nhờ có tín dụng ngân hàng, DNV&N có các nguồn thanh toán cho chi phí nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao máy móc và các chí phí khác đảm bảo sản xuất thông suốt. Thứ ba, trong một môi trường kinh tế năng động hiện nay, sự khó khăn về vốn đã làm cho các DNV&N khó có thể cạnh tranh một cách hiệu quả được. Vì vậy, vai trò của tín dụng ngân hàng còn là góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DNV&N. Khi khoản tín dụng được cấp ra, doanh nghiệp không chỉ có một phương án sản xuất kinh doanh hấp dẫn, mà với nguồn vốn này nó có thể đổi mới hệ thống dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc, có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như sức cạnh tranh trên thương trường. 1.3. Kinh nghiệm trong việc mở rộng tín dụng đối với DNV&N ở một số nước. 1.3.1. Kinh nghiệm một số nước. 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản. Vào thập kỉ 70 với sự phát triển thần kì của mình nước Nhật đã trở thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong đó, nhờ một phần quan trọng là Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến phát triển các DNV&N. Chương trình "hiện đại hoá" các DNV&N trở thành một nhiệm vụ và Nhật Bản đã có hàng loạt các chính sách về nhiều mặt được ban hành. Nội dung chương trình "hiện đại hoá" các DNV&N chủ yếu tập trung vào bốn lĩnh vực: - Xúc tiến hiện đại hoá DNV&N. - Hiện đại hoá các thể chế quản lý DNV&N. - Các hoạt động tư vấn DNV&N. - Các giải pháp tài chính cho DNV&N. Trong đó dành một sự chú ý đặc biệt đối với sự hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNV&N tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như khả năng tiếp cận tín dụng thấp, khả năng bảo đảm tiền vay thấp... Các biện pháp hỗ trợ này đã được thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tai chính tín dụng công cộng phục vụ DNV&N. Hệ thống này giúp các DNV&N tiếp cận đươc với nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiên cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh tín dụng. Ngoài ra còn có ba tổ chức tài chính công cộng là Công ti tài chính DNV&N, Công ty tài chính nhân dân và Ngân hàng Shoko Chukin do chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNV&N đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan. Nền công nghiệp Đài Loan đươc đặc trưng bởi các DNV&N. Tại đây, loại DNV&N phải có từ 5 - 10 công nhân, vốn trung bình 1,6 triệu USD là rất phổ biến. Chúng chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ việc làm. Để đạt được thành tựu to lớn này, Đài Loan đã dành những nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ công nghệ, nghiên cứu và phát triển, chính sách quản lí và đào tạo,...và chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng. Chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng cho DNV&N bao gồm: - Khuyến khích các Ngân hàng cho DNV&N vay vốn. Ngân hàng Trung ương Đài Loan yêu cầu các Ngân hàng thương mại thành lập phòng tín dụng cho DNV&N, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp cận được vốn của Ngân hàng. - Thành lập Quỹ phát triển cho DNV&N: các quỹ được thành lập như Quỹ phát triển, Quỹ Sino-US, Quỹ phát triển DNV&N để cung cấp vốn cho DNV&N qua hệ thống Ngân hàng, nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh các DNV&N. - Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng: Nguyên tắc hoat động của quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng. Từ đó, tạo lòng tin đối với các tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng cho các DNV&N. Kể từ khi thành lập đến nay, quỹ đã bảo lãnh cho 1,5 triệu trường hợp với tổng số tiền tương đối lớn. 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Malaixia. Trong kế hoạch tổng thể lần thứ 2 của Malaixia(1991 - 2000) đã khẳng định vai trò của các DNV&N trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Do vậy, trong thời kì này, chính phủ đã thông qua các chương trình hỗ trợ các DNV&N như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kĩ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin,…Mục đích của các chương trình này là nhằm giúp các DNV&N có một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và hiện đại hoá, để cải tiến chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành linh kiện điện tử, máy móc thiết bị ôtô. Có được cơ sở hạ tầng tốt thì hoạt động của các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Và từ tiền đề ấy, Ngân hàng có thể mở rộng hơn nữa cho vay đối với DNV&N mà không lo ngại về điều kiện ban đầu. 1.3.1.4. Kinh nghiệm của Liên bang Đức. Đức là một quốc gia có số lượng DNV&N tương đối lớn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn 1/2 doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp. Để đạt được những thành tựu đó, Chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt các chính sách và chương trình thúc đẩy DNV&N trong việc huy động vốn. Công cụ chính để thực hiện các chính sách và chương trình này là thông qua các khoản tín dụng ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước. Các khoản tín dụng được ưu tiên phân bố cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, đầu tư vào những khu vực kém phát triển của đất nước. ở Đức còn phát triển các tổ chức bảo lãnh tín dụng nhằm giúp các DNV&N giải quyết những khó khăn trong vấn đề bảo đảm tiền vay. DNV&N nhận được khoản vay từ Ngân hàng với sự bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, các tổ chức này có trách nhiệm trả khoản vay đó cho Ngân hàng. Ngoài ra, các khoản vay này còn có thể được Chính phủ bảo lãnh. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Qua phân tích kinh nghiệm một số nước trong việc mở rộng tín dụng đối với DNV&N trên thế giới, đặc biệt có một số nước láng giềng, đã cho ta những bài học quý giá về vấn đề phát triển DNV&N. Thứ nhất, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường pháp lí ổn định, có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với sự phát triển DNV&N. Vì vậy, Chính phủ cần sớm thành lập các phòng, cơ quan chuyên phụ trách DNV&N để tạo điều kiện đưa ra các chương trình trợ giúp, điều phối, tư vấn phát triển DNV&N. Thứ hai, các Ngân hàng cần có sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp đủ mọi thành phần, đặc biệt là đối với các DNV&N. Các Ngân hàng thương mại nên thành lập các kênh tài chính riêng cho các DNV&N. Thứ ba, cần nhanh chóng triển khai mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N. Quỹ sẽ đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay không đủ điều kiện về thế chấp tài sản và cam kết trả nợ thay cho các DNV&N. Thứ tư, Ngân hàng thương mại nên mở rộng hình thức tín dụng thuê mua. Đây là biện pháp tài trợ vốn trung dài hạn cho các DNV&N rất hiệu quả. Với hình thức tín dụng này, Ngân hàng giảm bớt được rủi ro vì tránh được tình trạng đóng băng vốn. Thứ năm, Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các DNV&N nhằm giúp các doanh nghiệp này vay vốn trung và dài hạn bằng nguồn vốn của Nhà nước, hoặc kết hợp với các tổ chức cá nhân khác. Ngoài ra, Chính phủ cần có các biện pháp nhằm tạo điều kiện về mặt tài chính cho các DNV&N như trợ cấp vốn không hoàn lại, cho vay với lãi xuất thấp cho các dự án ở vùng sâu, vùng xa, các trọng điểm kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trên đây là những cơ sở lí luận về sự tồn tại và phát triển của DNV&N như là một tất yếu khách quan, cũng như tính cấp thiết phải mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. Vậy, thực trạng tín dụng cho các DNV&N ở nước ta hiện nay như thế nào? Các Ngân hàng đã làm gì để tạo điều kiện cho các DNV&N tiếp cận được nguồn vốn của mình? ở chương tiếp theo, theo một góc độ nào đó ta sẽ hiểu rõ._. hơn thực trạng trên qua việc phân tích hoạt động tín dụng cho DNV&N ở Ngân hàng VP Bank. Qua đó, chúng ta cũng sẽ thấy được những kết quả mà Ngân hàng VP Bank đạt được, cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Chương 2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNV&N ở Ngân hàng VP Bank 2.1. Khái quát về hoạt động của VP Bank. 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của VP Bank. Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, tên quốc tế là VietNam Joint-Stock Commercial Bank for Private Enterprises viết tắt là VP Bank là một Ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động số 0042/NH - GP ngày 12 tháng 08 năm 1993, với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. VP Bank là Ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của VP Bank là các DNV&N, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt chi tiêu của dân cư. Phạm vi hoạt động là địa bàn có trụ sở hoặc chi nhánh hoạt động. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VP Bank bao gồm: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. - Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. - Kinh doanh ngoại hối - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. - Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ Ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỉ VND. Sau đó do nhu cầu phát triển, VP Bank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỉ VND theo quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày12/09/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỉ VND theo quyết định số 53QĐ-NH5 vào ngày18/03/1996 của NHNN tương đương 174.900 cổ phiếu của 97 cổ đông. Trải qua một sỗ lần chuyển nhượng và thay đổi, đến nay VP Bank đã có số vốn điều lệ là 274,9 tỉ VND thuộc sở hữu của 102 cổ đông pháp nhân và thể nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có một cổ đông nước ngoài là Dragon Capital nắm giữ 10% vốn điều lệ. Trong quá trình hình thành và phát triển, VP Bank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN kí Giấy phép số 0018 - GCT ngày 16/12/1993 chấp thuận cho VP Bank mở Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chi Minh. Ngày 19/11/1994, VP Bank đươc phép mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng theo Giấy phép số 0020/GCT và ngày 20/07/1995, được mở thêm chi nhánh Đà Nẵng theo giấy phép số 0026 /GCT. Cho đến nay, hệ thống VP Bank có Hội sở chính tại Hà Nội, 3 chi nhánh cấp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, 3 Phòng giao dịch và một chi nhánh cấp 2 trực thuộc Hội sở Hà Nội và 3 chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, 1 Phòng giao dịch thuộc chi nhánh Hải Phòng, 1 Phòng giao dịch thuộc chi nhánh Đà Nẵng. Năm 2004 và các năm tiếp theo, VP Bank sẽ dự kiến mở thêm nhiều điểm giao dịch mới tại các thành phố VP Bank đang có trụ sở, đồng thời sẽ mở thêm một số chi nhánh và điểm giao dịch mới tại các tỉnh, thành phố là trọng điểm kinh tế của cả nước. Số lượng nhân viên của VP Bank trên toàn hệ thống đến nay là 358 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học (chiếm 71%). Với đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của VP Bank luôn được đánh giá cao và sẽ là một trong những tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai. Năm 2004, VP Bank tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đã đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược Ngân hàng bán lẻ, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Điều quan trọng hơn là VP Bank sẽ làm hết mình để phục vụ khách hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VP Bank. Trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: tình hình an ninh thế giới bất ổn, dịch SARS, dịch cúm gà kéo dài,… nhưng Đảng và Nhà nước vẫn kiên trì con đương đổi mới kinh tế và có những chính sách, biên pháp tích cực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến đang mừng, năm 2003, tôc độ tăng trưởng GDP tăng 7,4% so với năm 2002. Về phía ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đổi mới mạnh mẽ việc điều hành chính sách tiền tệ, cơ cấu lại hệ thống các Ngân hàng thương mại theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Hầu hết các Ngân hàng đều đạt được những kết quả khả quan. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban cố vấn, Ban điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng VP Bank đã đang từng bước khắc phục những khó khăn, thu hút khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường, Với một hướng đi đúng đắn, liên tục trong những năm gần đây VP Bank đã từ chỗ lợi nhuận âm, đến bằng không và đã có con số lợi nhuận dương. Kết quả hoạt động kinh doanh của VP Bank trong các năm qua như sau: Bảng 3: Kết quả kinh doanh của VP Bank Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng thu 85.899 93.789 187.325 Tổng chi 83.895 72.998 144.497 Lãi 1.914 20.564 42.828 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn. Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng của Ngân hàng, nó là tiền đề, là cơ sở quyết định hiệu qủa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Có một nguồn vốn với cơ cấu hợp lí, chi phí thấp là một thế mạnh mà các Ngân hàng luôn luôn hướng tới. Từ quan điểm đó, Ngân hàng VP Bank đã chủ động, tích cực khai thác các nguồn vốn bằng nhiều biện pháp thích hợp nên Ngân hàng đã có sự tăng trưởng ổn định nguồn vốn của mình. Theo số liệu cho thấy, nguồn vốn huy động năm 2000 là 818.553 triệu đồng, năm 2001 là 899.347 triệu đồng, tăng 80.794 triệu đồng, tăng gần 10%. Trong năm 2002 tổng nguồn vốn huy động là 1.076.238 triệu đồng, tăng 19,7% so với năm 2001, còn năm 2003 tăng lên 1.242.884 triệu đồng. Từ những con số trên cho thấy VP Bank ngày càng chú trọng đến công tác huy động vốn, uy tín của VP Bank đối với khách hàng không ngừng được tăng lên. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì chủ yếu là từ dân cư, tiền gửi của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì mục tiêu khách hàng chính của VP Bank là hướng tới khách hàng dân cư. Mặt khác, do đối tượng thu hút vốn chủ yêu là cá nhân nên lượng tiền gửi có kì hạn là chủ yếu. Điều này làm tăng tính ổn định và chủ động cho nguồn vốn của Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn về chi phí huy động vốn. Ngân hàng cần chú ý hơn nữa tới nguồn tiền gửi không kì hạn để khai thác lợi thế về chi phí. Hiện nay, do nền kinh tế đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu tín dụng không ngừng tăng. Dó đó, Ngân hàng VP Bank đang có nhiều biện pháp và chính sách nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng đủ cầu về vốn tín dụng. Ngân hàng đang đưa ra các chính sách lãi suất linh hoạt cho tiền gửi không kì hạn, coi trọng chất lượng dịch vụ, các chính sách khách hàng như gửi tiết kiệm với vé dự thi quay xổ số, đưa các thông tin về lãi suất đến tận khách hàng. Do vậy, nguồn vốn huy động của VP Bank không những tăng đều mà còn tăng nhanh, đảm bảo được cân đối cung cầu, tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn. Với số vốn điều lệ không ngừng được bổ sung và nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh mẽ, Ngân hàng VP Bank rất tự tin trong việc sử dụng vốn một cách sao cho hiệu quả. VP Bank đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh, vững chắc, giảm tỉ lệ nợ quá hạn. Kết quả hoạt động tín dụng liên tục tăng trong ba năm, đặc biệt là vào các năm 2002, 2003. Tỉ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể, doanh thu ngày càng tăng, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tính đến 31/12/2003 đạt 1.525.212 triệu VND, tăng 421.786 triệu VND, tương đương 38,82% so với năm 2002 . Trong đó, chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, đặc biệt cho vay trung và dài hạn ngày càng được mở rộng và tốc độ tăng rất nhanh . Bên cạnh đó dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ngày càng tăng, năm 2002 đạt 99.307 triệu đồng, tăng 36,9% so với năm 2001, năm 2003 đạt 274.232 triệu đồng tăng 176% so với năm 2002, khách hàng có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến để tăng khả năng cạnh tranh., nhu cầu nhập vật tư hàng hoá cũng tăng lên. Tuy nhiên Ngân hàng cần nâng cao tỉ trọng cho vay bằng ngoại tệ. Về cơ cấu tín dụng, Ngân hàng tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2000 dư nợ cho vay là 719.712 triệu đồng chiếm 96,9% trong tổng dư nợ, năm 2001 đạt 822.717 triệu đồng, năm 2002 đạt 1.056.056 triệu đồng, tăng 28,7% so với năm 2001. Đây là khu vực còn nhiều khó khăn, đang có nhu cầu vay vốn lớn nhưng lại khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng Ngân hàng. VP Bank tập trung khu vực này vì đây là thế mạnh của VP Bank. Khu vực kinh tế quốc doanh có nhiều thuận lợi trong tiếp cận vốn Ngân hàng, nhưng ở VP Bank tỉ lệ này khá khiêm tốn, dư nợ chỉ chiếm khoảng 3% - 5% trong tổng dư nợ. Đây là một tỉ lệ rất nhỏ vì các doanh nghiệp này thường chọn các Ngân hàng thương mại nhà nước để vay vốn. Ngân hàng VP Bank đang cố gắng thâm nhập thị trường này mạnh hơn nữa để có cơ cấu cho vay hợp lí hơn, và cũng để khẳng định vị thế của mình không chỉ là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc tăng dư nợ cho vay của VP Bank đã góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các DNV&N. Tạo nền tảng kinh tế vững chắc cho đất nước ta đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có thể đi sâu phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng, để nhìn nhận một cách cụ thể hơn về việc sử dụng vốn của Ngân hàng VP Bank . Bảng 4: Chỉ tiêu hoạt động tín dụng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng doanh số cho vay 920.116 957.281 1.525.212 Tổng doanh số thu nợ 851.759 881.932 1.220.872 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Qua bảng trên cho thấy doanh số cho vay, thu nợ cũng như dư nợ bình quân các năm tăng trưởng khá chắc, tuy tỉ lệ tăng hơi thấp. Doanh số cho vay năm 2002 tăng 4% so với năm 2001, năm 2003 tăng 38% so với năm 2002. Điều này cho thấy số luợng khách hàng đến với Ngân hàng không mở rộng ra nhiều, khai thác chủ yếu là khách hàng hiện có. Doanh số thu nợ tăng 3,5% vào năm 2002 so với năm 2001. Năm 2003 doanh số thu nợ cũng tăng lên 1.220.872 triệu đồng. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, đồng thời nó cũng phản ánh chất lượng tín dụng của VP Bank đươc tăng lên. Thực tế là Ngân hàng đang áp dụng một chính sách cho vay hợp lí, Ngân hàng rất coi trọng vấn đề thẩm định khách hàng. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn của VP Bank khá cao trong những năm gần đây, vì cho vay khá cao so với tổng nguồn vốn huy động được. Năm 2000 cho vay đạt 98,3%, năm 2001 đạt 94,8% và năm 2002 đạt 102%. Kết quả là năm 2001 Ngân hàng lãi gần 2 tỉ đồng, năm 2002 lãi tăng lên tới trên 19 tỉ đồng, và trong năm qua, năm2003 Ngân hàng đạt mức lợi nhuận là 42.828 triệu đồng. Con số này tuy không lớn lắm, nhưng so với tuổi đời hoạt động chưa đầy 10 năm của mình, thì những con số này cũng thể hiện sự cố gắng của VP Bank trong việc khắc phục những khó khăn trong quá khứ , hiện tại để tạo đà phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Về nợ quá hạn ngày càng giảm, thể hiện là năm 2000 con số nợ quá hạn lên tới 48,1%, năm 2001 là 36,9%, năm 2002 giảm còn 28%, đến nay, năm2003, con số nợ quá hạn chỉ còn là 13%, trong đó có tới 12% chuyển từ năm 2002 sang. Tỉ lệ nợ quá hạn cao như vậy là do quá khứ để lại, còn trong những năm gần đây, tỉ lệ nợ quá hạn là thấp không đáng kể. Điều này khẳng định chất lượng tín dụng của Ngân hàng VP Bank ngay càng được nâng cao, uy tín của Ngân hàng ngày càng tăng. 2.1.2.3. Các hoạt động khác. Là một Ngân hàng đa năng, sản phẩm dịch vụ tài chính của VP Bank cũng rất đa dạng. Các hoạt động khác của VP Bank cũng được khách hàng và bạn hàng đánh giá rất cao. - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Mặc dù trong những năm gần đây, thị trường ngoại hối có những biến động phức tạp ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng , nhưng Ngân hàng VP Bank luôn tăng cường công tác quản lí ngoại tệ, đáp ứng mọi nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ của khách hàng, doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2002 đạt 769 triệu USD tăng 2,5 lần so với năm 2001. - Hoạt động thanh toán: Với việc chủ động đổi mới công nghệ, việc thanh toán chuyển tiền nhanh chóng, chính xác nên ngày càng thu hút khách hàng mới tới giao dịch, cũng như thắt chặt mối quan hệ với khách hàng cũ. Đến 31/12/2002 tổng số tài khoản hoạt động tại VP Bank là 8.758 tài khoản. Cuối năm 2003 số liệu thống kê cho biết con số này khoảng 10.000 tài khoản. Nhữngtài khoản này tạo ra khối lưọng giao dịch lớn, làm tăng thu nhập cho VP Bank. - Công tác nghiên cứu sản phẩm mới: Năm 2002 và 2003 Ngân hàng đã cho triển khai một số sản phẩm mới: Tiết kiệm an sinh, Bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ tư vấn địa ốc, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ thẻ .. và trong thời gian tới sẽ triển khai thêm các sản phẩm mới khác nhăm đáp ứng hơn nữa nhu cầu tài chính của khách hàng. 2.2. Thực trạng tín dụng đối với DNV&N tại Ngân hàng VP Bank . 2.2.1. Một số nét cơ bản về các DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank. Để có một cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về hoạt đông tín dụng của VP Bank đối với các DNV&N, trước hết, ta xem xét về số lượng doanh nghiệp cũng như tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này trong thời gian gân đây. Theo số liệu của bảng 5 và 6, cho thấy năm 2001 đã đầu tư cho 190 DNV&N thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như các ngành, lĩnh vực khác nhau, năm 2002 đã tăng đuợc 20 doanh nghiệp với tổng số là 210 doanh nghiệp, năm 2003 tổng số 240 doanh nghiệp, tăng 30 doanh nghiệp. Nhìn chung, đây là một kết quả đáng khích lệ đối với VP Bank, tuy nhiên nhìn một cách tổng quát so với nền kinh tế thì lại rất nhỏ. Vì theo thống kê ở Việt Nam hiện nay trong tổng số doanh nghiệp có trên 90% là DNV&N. Như vậy, thị phần đầu tư vốn tín dụng của VP Bank là rất nhỏ bé. Bảng 5: Cơ cấu DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank chia theo loại hình doanh nghiệp. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 DNNN 7 8 9 HTX, Tổ hợp tác 11 10 10 Công ti TNHH 37 37 40 Công ti hợp doanh 27 31 34 Công ti tư nhân 45 50 60 Công ti cổ phần 28 36 45 Hồ sản xuất 35 38 42 Tổng 190 210 240 Nguồn: Báo cáo phòng Tổng hợp Trong tổng số các DNV&N được VP Bank tài trợ vốn thuộc mọi loại hình doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp là các Công ti trách nhiệm hữu hạn, Công ti tư nhân, Công ti cổ phần chiếm số lượng đông đảo nhất và có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Còn các DNNN, Hợp tác xã và các loại hính doanh nghiệp khác tỉ trọng nhỏ hơn rất nhiều. Bảng 6: Cơ cấu DNV&N quan hệ tín dụng với VP Bank chia theo ngành kinh tế. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số lượng Tỉ trọng Số lượng Tỉ trọng Số lượng Tỉ trọng Nông nghiệp 42 22 40 19,1 46 19,2 Thương mại 79 41,5 85 40,4 91 37,9 Dịch vụ tiêu dùng 45 23,8 51 24,3 55 22,9 Các ngành khác 24 12,4 34 16,2 48 20 Tổng 190 100 210 100 240 100 Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Xét về lĩnh vực hoạt động, VP Bank tập trung vào các ngành như Nông nghiệp, Thương mại, Dịch vụ tiêu dùng. Đây là những ngành có nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn lớn như những ngành xây dựng, công nghiệp. ở những lĩnh vực này chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động. Chiếm tỉ trọng lớn là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, trong những năm gần đây, tỉ trọng này luôn ở con số trên dưới 41% mỗi năm.Tiếp theo là doanh nghiệp thuộc các ngành dịch vụ tiêu dùng. Tỉ lệ đầu tư vốn của VP Bank vào các doanh nghiệp này tăng trưởng khá vững chắc, năm 2001 có 45 doanh nghiệp, chiếm 23,8%, năm 2002 tăng lên 51 doanh nghiệp , chiếm 24,3%, đến năm 2003 con số này là 55 doanh nghiệp, với tỉ trọng 22,9%. Đây là những con số phản ánh đúng xu hướng phát triển của VP Bank, vì địa bàn hoạt động của VP Bank chủ yếu là các thành phố lớn, các khu đô thị mới, và khách hàng mục tiêu của Ngân hàng là các DNV&N hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng. Mặc dù được sự hỗ trợ vốn từ VP Bank song trên thực tế hoạt động của các doanh nghiệp nay hiệu quả chưa cao lắm, nó còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là việc huy động vốn cho sản xuất và đổi mới công nghệ. Hiện nay, các DNV&N và Ngân hàng VP Bank đang có những cuộc tiếp xúc, thảo luận nhằm tạo lập mối quan hệ, rút ngắn khoảng cách giữa DNV&N và Ngân hàng dể tạo điều kiện cho DNV&N vay vốn tại VP Bank. 2.2.2. Thực trạng cho vay và thu nợ DNV&N tại Ngân hàng VP Bank. 2.2.2.1. Tình hình cho vay các DNV&N. Với mục tiêu chiến lược của VP Bank phục vụ các DNV&N là chủ yếu, trong mấy năm gần đây, đi đôi với việc tiếp tục giao dịch với những khách hàng truyền thống, tín nhiệm, VP Bank không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp mới. Bảng 7: Tình hình vay vốn của các DNV&N tại VP Bank Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng doanh số cho vay 920.116 957.281 1.086.514 Doanh số cho vay 483.981 625.104 826.387 Tỉ trọng (%) 52,6 65,3 76 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Từ bảng trên cho thấy, doanh số cho vay của VP Bank đối với DNV&N ngày càng tăng. Cụ thể năm 2001 cho vay DNV&N là 483.981 triệu đồng, chiếm 52,6% tổng doanh số cho vay. Con số này tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, năm 2002 là 625.104 triệu đồng, chiếm 65,3%. Phần tăng lên chủ yếu là dành cho vay các doanh nghiệp mới thành lập bởi Nhà nước đã có những chính sách nới lỏng điều kiện thành lập doanh nghiệp. Tiếp tục hướng này tốc độ cho vay tăng trưởng khá, đạt 826.387 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76% tổng doanh số cho vay vào năm 2003. Có thể nói đến năm 2003, kế hoạch mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNV&N mới thực sự phát huy thế mạnh, hơn nữa trong những năm này, không chỉ có VP Bank mà hầu hết các Ngân hàng thương mại đều đã chú trọng đẩy mạnh công tác cho vay đối với DNV&N. Việc đẩy mạnh công tác cho vay đối với DNV&N của VP Bank có ý nghĩa rất lớn không chỉ với các bản thân các doanh nghiệp này mà còn có ý nghĩa với cả nền kinh tế nói chung. Nó không những giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất được liên tục, không bị gián đoạn, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn giúp một số doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản. Nhiều bức thư đã gửi về Ngân hàng rất xúc động để tỏ lòng biết ơn VP Bank trong việc hỗ trợ vốn tín dụng như trường hợp của Công ti cổ phần xi măng Việt Trung là một ví dụ minh hoạ. Đối với những DNV&N được VP Bank tài trợ vốn là những đối tượng có tiềm năng lớn mà Ngân hàng có thể khai thác nhằm đem lại nhiều lợi thế cho Ngân hàng trong tương lai. Việc quan tâm đầu tư cho đối tượng này là phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn hiện nay là phát triển DNV&N nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp để chuẩn bị giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu phân tích về một số mặt sau: Thứ nhất, về cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế: Đối tượng khách hàng mà VP Bank hướng tới đó là các DNV&N. Cùng với tốc độ tăng của dư nợ cho vay nền kinh tế, Ngân hàng đã có sự tăng nhanh về cho vay các DNV&N đặc biệt là năm 2002 đạt 628.952 triệu đồng tăng 34% so với năm 2001, năm 2003 đạt 960.420 triệu đồng, tăng 52,7% so với năm 2002. Bảng 8: Tình hình dư nợ đối với DNV&N phân theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Cho vay DNV&N quốc doanh 16.572 27.000 27.946 Cho vay DNV&N ngoài quốc doanh 454.963 601.952 932.480 Theo bảng và biểu đồ trên ta thấy cơ cấu tín dụng của Ngân hàng VP Bank tập trung chủ yếu vào khu vực DNV&N ngoài quốc doanh. Điều này được thể hiện qua dư nợ đối với các doanh nghiệp này luôn chiếm một tỉ trọng rất lớn, trên khoảng 95% tổng dư nợ DNV&N. Năm 2001, cho vay DNV&N ngoài quốc doanh là 454.000 triệu đồng, năm 2002 là 601.952 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt khá vào năm 2003 với dư nợ là 932.480 triệu đồng, tăng hơn 30% so với năm 2002. Nguyên nhân là do các DNV&N ngoài quốc doanh phần lớn là những khách hàng truyền thống của VP Bank, đây cũng là đối tượng khách hàng chủ yếu của VP Bank. Còn đối tượng khách hàng là khu vực DNV&N quốc doanh chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho DNV&N. Bởi vì các doanh nghiệp này thường tìm đến các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Ngân hàng thương mại này cũng rất ngại cho vay DNV&N ngoài quốc doanh. Họ thường đưa ra các điều kiện khắt khe khi cho vay các DNV&N ngoài quốc doanh điều kiện về đảm bảo tiền vay. Về phía VP Bank thì lại rất khó để có thể lôi kéo DNV&N quốc doanh về phía mình. Đây sẽ là cả một quá trình cố gắng của VP Bank. Ngược lại, đối với các DNV&N ngoài quốc doanh thì VP Bank cần có cái nhìn toàn diện và thấu đáo để sáng suốt lựa chọn đúng khách hàng, tránh rủi ro cũng như từ chối những khách hàng không đáng từ chối bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Thứ hai, xét cơ cấu tín dụng theo thời hạn dựa vào số liệu và biểu đồ dưới đây cho thấy, VP Bank chủ yếu là đầu tư vốn ngắn hạn cho DNV&N, chiếm trên dưới 80% tổng dư nợ và khu vực DNV&N ngoài quốc doanh cũng là đối tượng khách hàng chủ yếu, dư nợ ngắn hạn ngày càng chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn tăng lên. Nó phản ánh đặc điểm chung của sản xuất nhỏ là chu chuyển vốn ngắn hạn , vòng quay nhanh nên các doanh nghiệp cần vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động còn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động kinh doanh được thông suốt, ổn định. Trong những năm, VP Bank không ngừng nâng cao tỉ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay đối với DNV&N. Điều này không chỉ giúp cho Ngân hàng cân đối tài sản có của mình cho phù hợp với đặc điểm nguồn vốn của mình, mà nó còn giúp cho các DNV&N có thêm nguồn vốn để đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Tuy nhiên, tỉ lệ này còn khá nhỏ so với tổng dư nợ của các DNV&N. Trong năm 2001, cho vay trung và dài hạn là 94.307 triệu đồng, chiếm gần 20%, năm 2002, tỉ lệ này là hơn 25%, đến năm 2003, cho vay trung và dài hạn đạt 341.141 triệu đồng. Vì vậy, qua tỉ lệ trên, thì Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay trung và dài hạn. Chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư cho DNV&N, tạo điều kiện cho DNV&N có thể hướng phát triển theo chiều sâu, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2.2.2.2. Tình hình thu nợ các DNV&N. Thực hiện đúng đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển DNV&N, và chủ trương một chính sách tín dụng hiệu quả của NHNN, VP Bank không chỉ quan đến việc mở rộng doanh số cho vay đối với DNV&N mà còn chủ động trong việc thực hiện thu nợ làm lành mạnh bảng tài chính. Qua số liệu dưới ta thấy tình hình thu nợ DNV&N cũng có sự tăng trưởng. Năm 2001 doanh số thu nợ là 430.318 triệu đồng và năm 2002 tăng 145.878 triệu đồng sơ với năm 2001, đạt 576.196 triệu đồng. Năm 2003 doanh số thu nợ là 494.913 Bảng 9: Tình hình thu nợ DNV&N Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 483.981 52,6 625.104 65,3 826.387 54,1 Doanh số thu nợ -Ngắn hạn -Trung dài hạn 430.318 400.196 30.122 100 93 7 576.196 538.167 38.029 100 93,4 6,6 494.913 465.218 29.695 100 93 7 Trong tổng số thu nợ, trong khi thu nợ ngắn hạn tăng thì thu nợ trung và dài hạn lại có xu hướng giảm. Cụ thể, thu nợ ngắn hạn năm 2002 tăng 34,5% so với năm 2001, còn số thu nợ trung và dài hạn lại giảm vào hai năm 2001và 2002. Lý do có thể vì doanh số cho vay trung và dài hạn có giảm trong mấy năm trước đó, hoặc các khoản cho vay trung và dài hạn chưa đến thời hạn trả nợ. 2.2.3. Đánh giá chung về tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank. 2.2.3.1. Những kết quả đạt được. Trong xu hướng vận động phát triển của nền kinh tế nhận thức được vai trò quan trọng của các DNV&N, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển DNV&N. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua tính cần thiết của tín dụng Ngân hàng. Trong những năm vừa qua, VP Bank đã chủ động mở rộng vốn tín dụng đối với DNV&N một cách hợp lý góp phần hỗ trợ nhu cầu vốn cho các DNV&N trong sản xuất và đổi mới công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Những kết quả đạt được có ý nghĩa rất lớn đối với các DNV&N và cả VP Bank. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNV&N ta thấy doanh số cho vay nói chung và dư nợ tín dụng đối với DNV&N đều tăng trong các năm 2001, 2002 và 2003, số lượng các DNV&N được VP Bank tài trợ vốn đều tăng qua các năm và ngày càng đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Năm 2003 VP Bank đã cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho một số lượng lớn DNV&N, gần 250 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ, nông nghiệp. Vốn tín dụng của VP Bank đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho DNV&N, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ tác nghiệp và quản lý cho đội ngũ lao động nhờ vào nguồn vốn từ VP Bank. Cụ thể, một số kết quả đạt được như sau: Thứ nhất, vốn tín dụng của VP Bank đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các DNV&N sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thu nhập. Góp phần giải quyết việc làm cho một khối lượng lớn lực lượng lao dộng, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, hạn chế những tiêu cực xã hội. Thứ hai, nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của VP Bank đã kịp thời đáp ứng những nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhờ có vốn này đã nhanh chóng mua đươc nguyên vật liệu, kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp với cao điểm tiêu dùng, như các doanh nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, công ti sản xuất bánh kẹo, thực phẩm… trong các dịp lễ tết, lễ hội. Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của VP Bank là nguồn bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt tài trợ dài hạn hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đầu tư tài sản cố định, mua máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và là nguồn vốn cứu cánh quan trọng giúp một số doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản như trường hợp của Công ti cổ phần xi măng Việt Trung vì công ti không có tài sản thế chấp, nên rất khó vay vốn ở các Ngân hàng thương mại Nhà nước, công ti tưởng chừng như không thoát khỏi nguy cơ phá sản, đã tìm đến VP Bank và đã được VP Bank xem xét quyết định cho vay khi điều kiện vay vốn không đủ. Nhờ đó Việt Trung đã tránh được tình trạng phá sản, giờ đây công ti đang sản xuất kinh doanh khá hiệu quả. Thứ ba, thông qua việc đầu tư vốn dài hạn của VP Bank, trình độ kĩ thuật công nghệ của nhiều DNV&N được nâng cao, nhiều tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất và đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên thị trường. Các số liệu cho thấy doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, chứng tỏ hiệu quả của việc đầu tư vốn tín dụng đã tăng lên. Nhờ vậy, nhiều DNV&N đã nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, thâm nhập vào thị trường mới, mở rộng thị phần… Kết quả là lợi nhuận của các doanh nghiệp không ngừng tăng lên, tạo lượng tích luỹ tư bản cho bản thân các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp nâng cao được uy tín của mình, ngày càng đáp ứng được các điều kiện vay vốn của Ngân hàng, thắt chặt mối quan hệ với Ngân hàng hơn. Mặt khác, thông qua dịch vụ tư vấn cho DNV&N, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu, kịp thời điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế. Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp được nâng cao. Các doanh nghiệp cũng xây dựng được cơ cấu vốn ngày càng hợp lý tránh tình trạng lãng phí vốn, sử dụng vốn không hiệu quả. Đối với VP Bank tỉ trọng đầu tư vốn tín dụng cho các DNV&N là khá lớn. Đây là đối tượng chính mà VP Bank lựa chọn làm khách hàng mục tiêu. Hoạt đông tín dụng đối với DNV&N thực sự đã tạo ra hiệu quả kinh doanh có lãi cho VP Bank. Nhờ chính sách phát triển của Ngân hàng là hướng vào DNV&N nên trong những năm vừa qua số lãi cuả Ngân hàng không ngừng tăng lên. Hơn nữa, thông qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng với các DNV&N đã rèn luyện cho cán bộ Ngân hàng có thêm nhiều kinh nghiệm về quản lý điều hành, nâng cao nghiệp vụ tay nghề. Tín dụng cho DNV&N phát triển là cơ sở, tiền đề cho VP Bank mở rộng các dịch vụ kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. 2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. Những tồn tại: Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank còn những tồn tại sau. Về quản lý tín dụng, chưa có tiêu thức chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như hiệu quả các dự án đầu tư, do đó các quyết định cho vay chưa thực sự đảm bảo tính khách quan. Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa được coi trọng. Các quy định chính sách đưa ra chưa sát với thực tế, trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh nhưng chưa được xử lí kịp thời. Trong quá trình xét duyệt và phán quyết cho vay cũng như quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn sao nhãng, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải chưa được phát hiện kịp thời. Hạn mức và thời hạn cho vay nhiều khoản tín dụng chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp . Vì vậy trong quá trình xem xét, quyết định cho vay cần phải linh hoạt hơn. Các thủ tục cho vay còn quá cứng nhắc, nhất là các thủ tục về cầm cố thế chấp tài sản đảm bảo. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay còn kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Về chất lượng tín dụng: Trong những năm gần đây đặc biệt là trong năm 2003 tỉ trọng nợ quá hạn có giảm, tuy nhiên tỉ lệ này còn cao so với mức trung bình đặt ra đối với một Ngân hàng. Về khả năng mở rộng khách hàng, VP Bank đã thực sự quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với DNV&N, đây là mục tiêu chiến lược của Ngân hàng. Ngược lại, chí._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0062.doc
Tài liệu liên quan