Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính tại Quỹ Tình Thương (TYM), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính tại Quỹ Tình Thương (TYM), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: ... Ebook Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính tại Quỹ Tình Thương (TYM), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

doc117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính tại Quỹ Tình Thương (TYM), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 4 LỜI MỞ ĐẦU. 5 CHƯƠNG 1: Hiệu quả cung cấp các sản phẩm tài chính của tổ chức tài chính vi mô 6 1.1 Giới thiệu chung về họat động tài chính vi mô 6 1.1.1 Khái niệm về tài chính vi mô 6 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động tài chính vi mô 7 1.1.3 Vai trò của hoạt động tài chính vi mô 9 1.2 Tổ chức tài chính vi mô 10 1.2.1 Định nghĩa tổ chức tài chính vi mô 10 1.2.2 Phân loại các tổ chức tài chính vi mô 11 1.3 Các sản phẩm tài chính chủ yếu được cung cấp bởi các tổ chức tài chính vi mô 13 1.3.1 Cung cấp các khỏan tín dụng nhỏ 13 1.3.2 Huy động tiết kiệm 16 1.3.3 Bảo hiểm vi mô 17 1.4 Hiệu quả cung cấp các sản phẩm tài chính của tổ chức tài chính vi mô 19 1.4.1 Hiệu quá đánh giá trên giác độ nội bộ tổ chức 20 1.4.1.1 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay 20 1.4.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và hiệu suất 25 1.4.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận 27 1.4.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ bền vững 28 1.4.2 Hiệu quả đánh giá trên phương diện cải thiện cuộc sống của khách hàng 32 1.4.2.1 Nâng cao thu nhập của khách hàng 34 1.4.2.2 Nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng 35 1.4.2.3 Cải thiện địa vị của khách hàng 39 CHƯƠNG 2: Hiệu quả cung cấp các sản phẩm tài chính của Qũy Tình thương (TYM) 41 2.1 Giới thiệu chung về TYM 41 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 41 2.1.2 Đặc điểm của các thành viên của TYM 43 2.1.3 Đặc điểm nguồn vốn của TYM 46 2.2 Các dịch vụ tài chính của TYM 47 2.2.1 Cung cấp các khoản vay nhỏ 47 2.2.2 Huy động tiết kiệm 51 2.2.3 Quỹ tương trợ (MAF) 52 2.3 Phân tích hiệu quả cung cấp dịch vụ tài chính của TYM 54 2.3.1 Hiệu quả cung cấp dịch vụ tài chính xét theo góc độ của tổ chức 55 2.3.1.1 Chất lượng họat động cho vay của TYM 55 2.3.1.2 Hiệu suất và hiệu quả 58 2.3.1.3 Lợi nhuận của TYM 62 2.3.1.4 Khả năng tự vững của TYM 63 2.3.2 Tác động xã hội tới các thành viên của TYM 65 2.3.2.1 Tăng thu nhập của các thành viên 65 2.3.2.2 Cải thiện chất lượng cuộc sống của các thành viên 70 2.3.2.3 Nâng cao địa vị của các thành viên 76 2.4 Tổng kết về hiệu quả của họat động cung cấp các dịch vụ tài chính của TYM 77 2.4.1 Những thành công và thách thức trong tổ chức của TYM 77 2.4.2 Những thành công và hạn chế trong các tác động xã hội 79 CHƯƠNG 3: Định hướng và Giải pháp để nâng cao hiệu quả họat động cung cấp dịch vụ tài chính của TYM 82 3.1 Định hướng phát triển trong tương lai của TYM 82 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính của TYM 83 3.2.1 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của TYM 84 3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay 87 3.2.3 Giải pháp cho họat động huy động tiết kiệm 89 3.2.4 Giải pháp cho Quỹ tương trợ (MAF) 91 KÉT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 1: Các phương pháp tiếp cận trong họat động tài chính vi mô 95 PHỤ LỤC 2: Các điều chỉnh trên báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô 102 PHỤ LỤC 3: Điều chỉnh loại trừ các khoản tài trợ trên báo cáo kết quả kinh doanh của TYM 105 PHỤ LỤC 4: Điều chỉnh đối với lạm phát và chi phí vốn trên báo cáo kết quả kinh doanh của TYM 108 PHỤ LỤC 5: Mẫu bảng hỏi được sử dụng trong cuộc khảo sát năm 2007 tại chi nhánh Sóc Sơn 1 và 2 111 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á MAF Quỹ Tương trợ của Qũy tính thương TYM Quỹ Tình thương của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Hộp 2.1: Số lượng thành viên tham gia Quỹ TYM giai đoạn 2001-2006 43 Bảng 2.2: Tình hình học vấn của các thành viên của TYM trong năm 2002 và 2007 (%) 45 Bảng 2.3: Các loại vốn vay được cung cấp bởi TYM 48 Bảng 2.4: Tình hình cho vay của TYM 50 Hộp 2.5: Tiết kiệm tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc của TYM trong giai đoàn 2003 đến 2006 51 Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay của TYM 56 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu về hiệu suất của TYM 58 Bảng 2.8 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của TYM 61 Hộp 2.9: Các chỉ tiêu về lợi nhuận của TYM và tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2002-2006 62 Bảng 2.10 : Chênh lệch lãi suất của TYM 63 Bảng 2.11: Các hệ số bền vững của TYM 64 Hộp 2.12: Các nguồn tạo thu nhập chính của gia đình thành viên trong năm 2002 và 2007 68 Hộp 2.13: Tình hình nhà ở của các thành viên trong hai năm 2002 và 2007 70 Hộp 2.14: Tình hình học hành của con các thành viên 73 Hộp 2.15: Phân bổ cấp học cao nhất của con theo học vấn của người mẹ 73 LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đang nỗ lực thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ là xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình thực hiện mục tiêu này, tài chính vi mô được xem là một trong những họat động trọng tâm. Chính bởi thế mà các tổ chức tài chính vi mô được đầu tư và hỗ trợ rất nhiều để mở rộng họat động nhằm giúp đỡ được nhiều người nghèo hơn nữa. Cùng với sự phát triển của ngành tài chính vi mô, rất nhiều tổ chức đã phát triển lớn mạnh và trở thành điển hình thành công trên thế giới. Tuy nhiên, trong một ngành tài chính vi mô đang trong giai đoạn phát triển thì việc định nghĩa thế nào là một tổ chức tài chính vi mô đang thực sự đạt được hiệu quả đằng sau những thành công hào nhoáng và làm thế nào để các tổ chức tài chính vi mô thực sự họat động hiệu quả là những yêu cầu được đặt ra. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đưa ra những giải pháp để nâng cao họat động cung cấp dịch vụ tài chính của TYM, một tổ chức tài chính vi mô thành công ở Việt Nam. Để làm được điều này, bài nghiên cứu trước hết phải đánh giá và tổng kết lại những mặt được và chưa được của TYM dựa trên những chỉ tiêu đánh giá cơ bản được sử dụng cho các tổ chức tài chính vi mô. Các đánh giá sẽ được xem xét trên hai góc độ: (i) tác động tới nội bộ tổ chức và (ii) tác động tới khách hàng của tổ chức. Các nghiên cứu hiệu quả của tổ chức sẽ được dựa trên các báo cáo tài chính và báo cáo họat động của TYM. Trên các báo cáo tài chính, để phục vụ cho nghiên cứu, một số điều chỉnh cần thiết đối với các khỏan tài trợ và lạm phát đã được thực hiện. Các đánh giá tác động xã hội được xây dựng trên kết quả các cuộc điều tra tác động của TYM tại 5 chi nhánh lớn năm 2002 và cuộc điều tra do nhóm sinh viên thực tập thực hiện năm 2007 tại hai chi nhánh Sóc Sơn 1 và 2. Do điều kiện nghiên cứu hạn chế nên nhóm sinh viên chỉ thu thập được số liệu của hai chính nhánh nhưng những chi nhánh này có thời gian họat động dài và mang đầy đủ các đặc điểm của các chi nhánh khác của TYM. CHƯƠNG I – HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ Giới thiệu chung về họat động tài chính vi mô Định nghĩa tài chính vi mô Hiện nay, trong giới thực hành và nghiên cứu tài chính vi mô tồn tại một số cách định nghĩa khác nhau về hoạt động này. Dứơi đây là một số định nghĩa tiêu biểu về tài chính vi mô: Tài chính vi mô, theo định nghĩa của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), là hoạt động cung cấp một phạm vị rộng lớn các dịch vụ tài chính như các khoản cho vay nhỏ, tiết kiệm vi mô, bao hiểm vi mô, chuyển tiền, thanh toán … cho các hộ gia đình nghèo hoặc có thu nhập thấp, cũng như tài trợ cho các hoạt động kinh doanh rất nhỏ của họ. Một định nghĩa khác được đưa ra bởi Ngân hàng Thế Giới(World Bank – WB):” Tài chính vi mô được coi là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư thu nhập thấp (kể cả phụ nữ và nam giới). Thuật ngữ này đề cập tới dịch vụ tài chính cho các khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm cả những đối tượng làm ăn cá thể. Các dịch vụ tài chính nói chung bao gồm tiết kiệm và tín dụng, tuy nhiên một số tổ chức tài chính vi mô cung cấp các dịch vụ như bảo hiểm và thanh toán”. Để tạo điều kiện cho hoạt động tài chính vi mô trong nước phát triển, trong năm 2005, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành Nghị Định số 28 để điều chỉnh họat động này. Trong Điều 2, khoản 1 đã định nghĩa tài chính vi mô (tài chính quy mô nhỏ) như sau: “Tài chính quy mô nhỏ là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ và đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là những người nghèo và hộ gia đình nghèo”. Mặc dù có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng thuật ngữ tài chính vi mô nói chung bao gồm ba nôi dung sau: Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập không cao. Mức thu nhập của những người này có thể thay đổi từ ở trên ranh giới nghèo đói tới mức rất thấp xa ranh giới nghèo đói. Nhưng mức thu nhập của họ không hoặc khó đảm bảo cho vịêc duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như họat động sản xuất hiện tại. Các sản phẩm tài chính được cung cấp tới cho khách hàng chủ yếu là Tiết kiệm và cho vay. Tuy nhiên, cùng với thời gian nhiều tổ chức đã mở rộng thêm các sản phẩm bảo hiểm và thanh toán. Việc cung cấp sản phẩm tài chính được thực hiện một cách ien tục và bền vững tới các khách hàng. 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động tài chính vi mô Theo định nghĩa trên, tài chính vi mô là họat động tài chính cho người nghèo và hướng tới người nghèo. Trọng tâm lớn nhất và không thay đổi từ khi hình thành của họat động này là xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho bộ phận những người có thu nhập thấp. Có lẽ chính bởi mục tiêu này, mà khi bắt đầu hình thành, người ta thường coi đây là một hoạt động mang tính chất từ thiện. Theo lý thuyết “Cái vòng luẩn quẩn”, cách hiệu quả nhất để giúp những người nghèo không còn nghèo nữa là cung cấp vốn cho họ. Chính từ suy nghĩ này, trường phái đầu tiên trong họat động tài chính vi mô ra đời, trong khoảng thời gian những năm 1940 đến cúôi những năm 1960, với trọng tâm cung cấp càng nhiều càng tốt các khỏan vốn cho người nghèo. Đối với họ, một phần do nhầm lẫn với hoạt động từ thiện, việc hòan trả các khỏan vay thường không được chú trọng tới. Bên cạnh đó, lãi suất áp dụng cho các khỏan vay thường rất thấp. Nếu đứng trên khía cạnh chính sách lãi suất để phân chia các trường phái hoạt động tài chính vi mô thì đây được coi là giai đoạn chạy theo lãi suất bao cấp được chủ động không chỉ bởi tổ chức cung cấp mà còn được khuyến khích bới chính các chính phủ. Sau một thời gian áp dụng phương châm họat động tài chính vi mô trên, các chính phủ cũng như các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mô nhận thấy những hiệu quả không đáng kể của hoạt động này. Vào những năm 1970, trường phái hạn chế tín dụng được hình thành. Theo đó, việc cung cấp các khỏan vay được nhìn nhận và đánh giá thận trọng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng lãi suất cho hoạt động tài chính vi mô trong thời gian này vẫn là lãi suất bao cấp. Điều này có thể được giải thích bởi những định kiến về người nghèo cũng như khả năng tài chính của họ vẫn còn nặng nề trong một bộ phận lớn những nhà hoạch định cũng như những nhà họat động tài chính vi mô. Vào giữa những năm 1970, những người theo tư tưởng mới bắt đầu thủ nghiệm những mô hình cung cấp dịch vụ tài chính vi mô mới cũng như áp dụng lãi suất thương mại vào họat động này. Đây là những người cởi bỏ những quan điểm đã cũ và không đúng về người nghèo. Theo họ, người nghèo hoàn toàn có khả năng tiêt kiệm và trả nợ. Điều quan trọng khi thiết kế một sản phẩm tài chính cho người nghèo không nằm ở việc làm cho giá thật rẻ mà làm sao cho người nghèo có thể tiếp cận tới một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một lọat các điển hình thành công đã xuất hiện trong giai đoạn này như Grameen Bank ở Bangladesh, ACCION ở Brazil,… Tuy nhiên, đứng trên các nhà hoạch định chính sách, sự bất đồng với quan điểm về lãi suất cho vay đối với tín dụng vi mô vẫn cọn mạnh mẽ. Rât nhiều chương trình của chính phủ vẫn tiếp tục sử dụng lãi suât trợ cấp bởi nhiều lý do. Kể từ những năm 1980 tới nay, họat động tài chính vi mô đã thực sự phát triển mạnh mẽ. Về phía các sản phẩm và dịch vụ, các tổ chức tài chính vi mô không chỉ cung cấp đơn thuần các khỏan vay nhỏ mà còn mở rộng ra nhiều sản phẩm tài chính khác như tiết kiệm, bảo hiểm, giáo dục đào tạo… Về số lượng các tổ chức tài chính vi mô thì tính cho tới năm 2003, đã có trên 10.000 tổ chức cung cấp các dịch vụ tới hơn 80 triệu người nghèo tại các nước đang phát triển ở Châu Á, Nam Mỹ và Châu Phi. Với sự mở rộng này, mạg lưới ien kết các tổ chức được mở ra rộng rãi, hàng lọat các nghiên cứu và hợp tác phát triển đã được thực hiện với mục tiêu là mở rộng hơn nữa họat động tài chính vi mô. Các nghiên cứu mở rộng và những quy chuẩn chung cho tài chính vi mô được thiết lập nhằm hướng tới mục tiêu là hoạt động tài chính vi mô bền vững và phát triển. Cùng với sự thành công của họat động tài chính vi mô mới, cái nhìn của các chính phủ đã thiện cảm hơn với hoạt động này. Tại một số nước như Bangladesh, chính phủ không chỉ tham gia như một cổ đông mà còn có những đạo luật riêng để điều hành họat động này. Tuy nhiên, bên cạnh những điển hình đáng khích lệ thì một số chính phủ vẫn mang nặng những tư tưởng định kiến, đặc biệt là trong vấn đề lãi suất của hoạt động tài chính vi mô. Tại một số nước như Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam, những nhà hoạch định chính sách và những nhà thực hành tài chính vi mô thực sự vẫn không thể đi đến được những đồng ý chung trong việc đưa ra các chính sách và điều phối hợp lý. 1.1.3 Vai trò của tài chính vi mô Sau một thời gian dài hình thành và phát triển, họat động tài chính vi mô được ghi nhận là có những thành công sau: Thứ nhất, hoạt động tài chính vi mô góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của thế giới nói chung và của từng quốc gian nói riêng. Bằng vịêc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo, giúp họ có khả năng thực hiện các họat động sản xúât tăng thu nhập, một tỷ lệ lớn dân số của các nước đang phát triển đa thóat khỏi cảnh nghèo đói. Bên cạnh đó, việc tăng thu nhập đã tao thêm cơ hội cho những người nghèo tiếp cận tới các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, nước sạch. Nói một cách khác, tài chính vi mô có tác động tới việc cải thiện đời sống của người nghèo. Chính bởi vai trò này, tài chính vi mô được xem là mắt xích quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Thứ hai, tài chính vi mô mang lại cho người nghèo, những người rất dễ bị thương tổn bởi các rủi ro những công cụ phòng ngừa hữu hiệu. Việc cung cấp các sản phẩm như tiết kiệm và bảo hiểm mang lại cho người nghèo những cái đệm đỡ khi có những rủi ro bất thường xảy ra. Thêm vào đó, các khỏan vay với mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh cho người nghèo đã khiến họ có nhiều cơ hôi vươn tới các thị trường rộng lớn hơn nằm ngoài “lũy tre làng”. Chính điều này đã giảm thiểu rủi ienh họ khi có sự cố bất thường xảy ra đối với khoảng thị trường nhỏ bé này vì họ có thể mang sản phẩm của mình đi bán ở nơi khác. Thứ ba, hoạt động tài chính vi mô góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực tài chính nông thôn. Khi những người ngheo đã thoát nghèo nhờ hoạt động tài chính vi mô thì nhu cầu của họ đối với các sản phẩm tài chính không hề giảm. Tuy nhiên, do họ không còn là những khách hàng mục tiêu của các tổ chức tài chính vi mô nữa, họ cần tới những tổ chức tín dụng thương mại. Với một lượng lớn các khách hàng tăng thêm hàng năm, thị trường nông thôn sẽ thật là hấp dẫn hơn đối với các tổ chức tín dụng thương mại. Tổ chức tài chính vi mô Định nghĩa tổ chức tài chính vi mô Theo như quan điểm của ADB, “tổ chức tài chính vi mô là những tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính cho các hộ gia đình và cá nhân nghèo và có thu nhập thấp”. Định nghĩa này của ADB được sử dụng rất rộng rãi trong giới thực hành tài chính vi mô. Đây cũng được coi là định nghĩa chung nhất về một tổ chức tài chính vi mô. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số định nghĩa khác nhau về tổ chức tài chính vi mô. Nhìn chung các định nghĩa khác định nghĩa của ADB đều chỉ ra thêm một số đặc điểm của nguồn vốn hay tổ chức của tổ chức tài chính vi mô tùy thuộc vào đặc điểm thực hành tài chính vi mô ở từng nơi. Trong Nghị định 28/2005 của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tại điều 2 khoản 2 có định nghĩa tổ chức tài chính vi mô (tổ chức tài chính quy mô nhỏ) như sau:” tổ chức tài chính quy mô nhỏ là tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn vay và huy động tiết kiệm để cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình và cá nhân có thu nhập thấp”. Đây là một định nghĩa chỉ thêm ra đặc điểm về nguồn vốn của một tổ chức tài chính vi mô, đó là có thể huy động vồn thương mại từ các nguồn như đi vay và huy động tiết kiệm bên ngoài bên cạnh vốn tự có. Bên cạnh đó, mặc dù không được chỉ ra trong định nghĩa này nhưng việc các tổ chức tài chính vi mô hiện đang họat động ở Việt Nam lại sử dụng rất nhiều vốn tài trợ từ các nhà tài trợ. Các nhà tài trợ cho họat động tài chính vi mô có thể là các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức và các ngân hàng phát triển... Phân loại tổ chức tài chính vi mô Ngừơi ta có thể phân loại các tổ chức tài chính vi mô theo nhiều tiêu thức như sự điều chỉnh của luật pháp, đặc điểm sở hữu, đặc điểm về cơ cấu sản phẩm Phân loại theo sự điều chỉnh của các văn bản luật do ngân hàng nhà nước ban hành. Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến nhất trong giới nghiên cứu và thực hành tài chính vi mô. Theo cách phân loại này, các tổ chức tài chính vi mô được chia thành ba nhóm: Khu vực chính thức gồm các tổ chức chịu hoàn tòan sự điều chỉnh bởi các văn bản của ngân hàng nhà nước. Các tổ chức nằm trong nhóm này bao gồm những ngân hàng thương mại hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực tài chính vi mô, các ngân hàng hỗ trợ phát triển dành cho người nghèo do chính phủ thành lập, các ngân hàng làng xã. Ở Việt Nam, những tổ chức họat động trong lĩnh vực tài chính vi mô thuộc nhóm này gồm : Ngân hàng Chính sách Xã hôi, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Khu vực bán chính thức gồm các tổ chức chịu sự điều chỉnh một phần bởi các văn bản pháp quy của ngân hàng nhà nước. Tại một số quốc gia, các chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp quy chuyên biệt để điều hành họat động của các tổ chức này. Các tổ chức tài chính vi mô nămg tỏng nhóm này gồm: Các tổ chức phi chính phủ, các chương trình cho người có thu nhập thấp của chính phủ, các tổ chức đoàn thể xã hội. Ở Việt Nam, một số tổ chức tài chính vi mô được xếp vào nhóm này gồm: Quỹ tình thương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (TYM), các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam như Save Children US, GRET, Bình Minh CDC. Khu vực phi chính thức gồm các tổ chức và cá nhân họat động không chịu bất cứ điều chỉnh nào của các văn bản pháp quy. Những tổ chức họat động trong nhóm này là những nhóm cho vay và tiết kiệm tự nguyên trong cộng đồng, những người cho vay nặng lãi, gia đình, những bạn hàng… Phân loại theo cơ cấu sở hữu Nhóm các tổ chức tài chính vi mô thuộc sở hữu của chính phủ gồm những tổ chức được thành lập dựa trên vốn của chính phủ và được đìêu hành bởi chính phủ. Hầu hết ở các nước đều có dạng tổ chức như thế này. Chúng tồn tại dưới danh nghĩa là những ngân hàng dành cho người nghèo và thực hiện các chương trinh phát triển cho người nghèo. Những ngân hàng dạng này thường được các chính phủ sở tại hỗ trợ rất nhiều nên không mấy khi sử dụng tới vồn tài trợ từ bên ngòai. Nhóm các tổ chức tài chính vi mô được thành lập trên cơ sở vốn góp của các cổ đông. Các cổ đông của nó có thể là các tổ chức tài chính, các cá nhân, các khách hàng của chính tổ chức và cả các chính phủ. Do đặc điểm có sự góp vồn nên các tổ chức này được đòi hỏi phải chia lợi tức cho các cổ đông của nó từ phần lợi nhuận au thuế. Cổ phần của các cổ đông có thể được chuyển nhượng dựa trên các quy định của pháp luật của ở nước sở tại. Nhóm các tổ chức tài chính vi mô được thành lập bởi các cơ quan đòan thể xã hội và các tổ chức phi chính phủ. Đặc điểm quan trọng nhát của nhóm này là sử dụng tương đối nhiều vốn tài trợ của các nhà tài trợ bên ngòai và tổ chức mẹ. Vốn góp của chủ sở hữu của các tổ chức trong nhóm này thường rất nhỏ do phần lớn là lợi nhuận giữ lại lũy kế qua các năm. Phân loại theo cơ cấu sản phẩm Nhóm tổ chức triển khai đơn một sản phẩm tài chính. Phổ biến nhất trong nhóm này là những tổ chức chỉ thực hiện duy nhất một chương trình cho vay tới các thành viên của nó. Trên thực tế, tiết kiệm có xuất hiện trong họat động của tổ chức này nhưng các khỏan tiết kiệm này lại gắn chặt với họat động cho vay do được coi như là một phương pháp bảo đảm cho các khỏan vay. Các tổ chức trong nhóm này thường không chỉ tập trung tới họat động tài chính cho người nghèo mà còn cung cấp đa dạng các phúc lợi xã hội khác. Chẳng hạn, bên cạnh cho vay, một số tổ chức còn cung cấp các khóa đào tạo miễn phí cho người nghèo về nông nghiệp hoặc một số tổ chức lại cung cấp các hỗ trợ cho địa phương để nâng cao năng lực y tế cơ sở … Nhóm tổ chức cung cấp đa dạng các sản phẩm tài chính. Đặc điểm của các tổ chức này là họat động tập trung trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm tài chính cho người nghèo. Các sản phẩm được cung cấp không chỉ bó hẹp trong tiết kiệm và cho vay mà có thể mở rộng ra các sản phẩm bảo hiểm và thanh toán. Đối với các tổ chức này, họat động đào tạo cho các thành viên cũng được tiến hành nhưng không nên hiểu đây là một họat động chuyên biệt của nó. Trên thực tế, đây chỉ mà những đạo tạo mang tình phụ trợ nhằm nâng cao hiệu quả cho các hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức. Các dịch vụ tài chính chủ yếu được cung cấp bởi các tổ chức tài chính vi mô Các tổ chức tài chính vi mô trên tòan thế giới hiện đang cung cấp tới những khách hàng của mình một danh mục đa dạng các sản phẩm tài chính. Dứoi đây là các sản phẩm tài chính chủ yếu được cung cấp bởi các tổ chức tài chính vi mô: Cung cấp các khỏan tín dụng nhỏ Cung cấp các khỏan tín dụng nhỏ được xem là dịch vụ đầu tiên được cung cấp tới người nghèo bởi các tổ chức tài chính vi mô. Thật khó để có thể định nghĩa thế nào được gọi là một khỏan tín dụng nhỏ vì điều này còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế của mỗi khu vực nơi mà tổ chức cung cấp dịch vụ. Thông thường, hiện nay, các tổ chức cung cấp các khỏan vay có giá trị bình quân khoảng 300 USD. Về vấn đề lãi suất, hiện nay vẫn còn tồn tại hai chính sách lãi suất trong họat động tài chính vi mô. Chính sách thứ nhất là chính sách lãi suất bao cấp, tức là thục hiện lãi suât thấp hơn so với lãi suất cho vay bình quân của thị trường (thậm chí ngang bằng hoặc thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường) và không đủ bù đắp các chi phí họat động. Có hai hình thức của lãi suất bao cấpLi) thực hiện lãi suất bao cấp một cách tự nguyện trong các chương trình tín dụng cho người nghèo; (ii) chính phủ ban hành các chính sách để buộc các tổ chức phải thực hiện chính sách lãi suất bao cấp. Mục tiêu của chính sách này là mang lại dịch vụ tín dụng rẻ cho người nghèo nhằm khuyến khích họ vay vốn mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, hậu quả của chính sách này là sự mất bền vững trong hoạt động tài chính vi mô và lãng phí trầm trọng nguồn lực khi mà ngừoi ta không nhìn nhận một cách chính xác thực lực tài chính của chính các khách hàng của mình. Chính sách lãi suất thứ hai là thực hiện lãi suất thương mại, tức là lãi suất phải bù đắp đủ các chi phí cho hoạt động tín dụng. Với việc thực hiện lãi suất này, các tổ chức có thể đủ khả năng đảm bảo khả năng tự bền vững và hạn chế sự phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính của các nhà tài trợ để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp để đảm bảo đủ bù đắp các chi phí thì lãi suất đặt ra lại quá cao và tổ chức có thể bị coi là những kẻ cho vay nặng lãi. Về thời hạn của các khỏan vay. Các tổ chức chủ yếu cung cấp các khỏan vốn trung và ngắn hạn. Tỷ trọng của các khỏan vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) luôn cao và chiếm vị thế áp đảo trong cơ cấu cho vay. Các khỏan vốn trung hạn cũng được cung cấp, tuy nhiên, hầu như không có tổ chức nào cung cấp khỏan vốn có thời hạn trên 3 năm. Mục đích của các khoản cho vay hiện nay cũng được mở rộng. Trong thời gian đầu cung cấp các khỏan vay vi mô, các tổ chức thường chỉ chấp nhận cho vay nếu khỏan vay đó để tài trợ cho họat động sản xuất kinh doanh tạo thu nhập. Về sau này, khi nhận ra rằng nhu cầu tiêu dùng của người nghèo là rất lờn và họ có thể sử dụng chính các khỏan vay tạo thu nhập để sử dụng vào mục đích tiêu dùng rồi lấy những khỏan khác bù vào, các tổ chức đã thực hiện cho vay các khỏan vay với mục đích tiêu dùng như xây nhà, đào giếng … họăc những khỏan vay phục vụ những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào của tổ chức cũng được tiếp cận tới những khỏan vốn này. Để được vay, họ thường phải đảm bảo một số điều kiện về thời gian tham gia tổ chức, kỷ luật hòan trả … Tài sản thế chấp đựơc xem là một phần đi liền đối với họat động cho vay của bất cứ một tổ chức tín dụng nào. Đối với tài chính vi mô, tài sản thế chấp có một số khác biệt. Rất ít các khỏan vay của tài chính vi mô đòi hỏi tài sản thế chấp dưới dạng hiện vật. Thông thường,tổ chức tài chính vi mô sử dụng những hình thức bảo đảm sau: Sự bảo đảm của tổ, nhóm. Hình thức bảo đảm này xuất hiện trong hình thức cho vay theo tổ nhóm. Theo đó, tổ nhóm sẽ chịu trách nhiệm về khỏan vay của các thành viên trong nhóm của mình. Tiêt kiệm bắt buộc, loại tiết kiệm này có thể được sử dụng rỗng rãi trong tât cả các phương pháp tiếp cận. Trung bình hàng tuần, khách hàng phải nộp một khỏan tiết kiệm bắt buộc có giá trị tùy thuộc vào giá trị khỏan vay hoặc quy định của tổ chức. Tiết kiệm bắt buộc tạo thành một khỏan bảo đảm cho khỏan vay của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ thì số tiền trong tài khỏan tiết kiệm này sẽ được lấy ra để trừ nợ. Bên cạnh đó, tiết kiệm bắt buộc còn có tác dụng là rèn luyện tình thần tiết kiệm trong người nghèo để khi họ hòan trả hết nợ thì họ có một khoản tiết kiệm. Về phương pháp tiếp cận, hiện nay có ba hình thức chủ yếu để các tổ chức cung cấp các dịch vụ của mình tới khách hàng. (trình bày cụ thể trong phụ lục 1) Cho vay cá thể, tức là tổ chức cung cấp các khỏan vay tới từng cá nhân và người này không thuộc bất cứ một nhóm hỗ trợ hay bảo đảm nào. Phương pháp cho vay này không thích hợp đối với đối tượng khách hàng có thu nhập nằm dưới ranh giới nghèo đói. Hơn nữa, độ rủi ro của phương pháp này cao hơn nên đòi hỏi khách hàng của tổ chức phải có hoạt động tạo thu nhập tương đối ổn định. Các khỏan vay thường nhằm mục đích tài trợ cho các tài sản cố định có giá trị tương đối lớn. Cho vay theo nhóm, hiện phương pháp tiếp cận này được thực hiện theo hai phương pháp là phương pháp cho vay theo nhóm kiểu của ngân hàng Grameen Bank và theo mô hình nhóm tương hỗ. Trong phương pháp cho vay này có sự đảm bảo nhóm cho khỏan vay của mỗi thành viên. Thêm vào đó, việc tham gia vào các buổi sinh họat hàng tuần là bắt buộc đối với những thành viên. Tại những buổi sinh họat như thế này, việc xem xét các khỏan vay, phát vốn, hòan trả và trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên cũng được diễn ra. Tiết kiệm bắt buộc được thực hiện trong cho vay tổ nhóm. Chính bởi những điều này mà phương pháp cho vay theo nhóm thực sự có hiệu quả đối với những khách hàng có thu nhập ở dưới ranh giới nghèo đói. Ngân hàng tự quản làng xã, đây là mô hình tiếp cận mà các tổ chức không tham gia trực tiếp vào họat động quản lý. Tất cả các hoạt động được chính cộng đồng quản lý, người góp vốn là chính những người trong cộng đồng. Tổ chức chỉ là người hỗ trợ kỹ thuật. Với mô hình này, những người góp vốn vào các ngân hàng này mới có quyền được vay. Chính vì vậy mà vô hình chung đã đẩy nhiều người nghèo ra khỏi sự bao phủ của các ngân hàng này. Hai hình thức của phương pháp này là ngân hàng làng xã và hiệp hội tiết kiệm tự quản. Hoạt động giáo dục đào tạo, được xem là một phần quan trọng trong việc cung cấp các khỏan vay nhỏ trong tài chính vi mô. Thông thường, để tham gia vào một chương trình cho vay vi mô, các khách hàng được cung cấp miễn phí một khóa học về việc sử dụng và quản lý vốn, ky lụât tín dụng hoặc sinh họat nhóm… Mục tiêu của hoạt động này là nâng cao khả năng quản lý vốn, khả năng sử dụng vốn và ý thức kỷ luật cho khách hàng. Từ đó, nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng. Trong quá trình vay vốn sau này, có thể tùy theo tổ chức mà khách hàng có thể được cung cấp thêm các khóa đào tạo khác về sản xuất, kinh doanh. Huy động tiết kiệm Cung cấp các khỏan tiết kiệm thường được các tổ chức tung ra một cách đồng thời với việc cung cấp các khoản cho vay nhỏ. Hiện nay, có hai sản phẩm tiết kiệm chủ yếu: Tiết kiệm không kỳ hạn. Trung bình hàng tuần hoặc hàng tháng khách hàng sẽ nộp thêm một khỏan tiền vào tài khỏan tiết kiệm của họ. Giá trị của các khỏan nộp thêm này thường khá nhỏ cho phù hợp với điều kiện của khách hàng, đôi khi chúng ngang bằng với những khỏan nộp cho tiết kiệm bắt buộc. Việc rút tiền của khách hàng được thực hiện nhưng thường phải được báo trước, đặc biệt là đối với phương pháp chp vay tổ nhóm khi mà các cán bộ kỹ thuật chỉ gặp và làm việc với khách hàng vào một ngày nhất định trong tuần. Tiết kiệm có kỳ hạn, thường là kỳ hạn dứoi một năm. Các khỏan tiết kiệm có kỳ hạn có lãi suất cao hơn so với tiết kiệm không kỳ hạn. Khách hàng nộp một khỏan tiền một lần duy nhất và chỉ được rút lại sau khi hết kỳ hạn. Trong trường hợp khách hàng muốn rút tiền trước hạn thì phải chịu lãi suất phạt. Họat động bảo hiểm vi mô Trong vòng 10 năm trở lại đây, rất nhìêu tổ chức đã bắt đầu cung cấp hoặc mở rộng cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Lý do rõ rang nhất là đây là một phương pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất cho những rủi ro bất thường có thể xáy ra đối với khách hàng của các tổ chức. Chính bởi sự tham gia rộng rãi này mà các sản phẩm bảo hiểm ngày càng được mở rộng. Hiện nay, có các sản phẩm bảo hiểm sau: Bảo hiểm cho các khoản vay. Loại bảo hiểm này thường được cung cấp cùng với các khỏan vay của khách hàng. Thông thường, khách hàng sẽ phải trích lại một tỷ lệ phần trăm nhất định trong số tiền họ nhận được (thường thừ 1 đến 2,5%) để làm khỏan bảo hiểm cho khỏan vay. Trong trường hợp thành viên xảy ra những rủi ro không trả được nợ thì sẽ được xuất quỹ bảo hiểm để trả cho khỏan dư nợ. Bảo hiểm nhân thọ. Với loại bảo hiểm này, người tham gia sẽ đóng góp những khỏan phí nhất định thường kỳ để đến khi họ qua đời thì thân nhân của họ nhận được một khỏan hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm đối với loại bảo hiểm này kéo dài cho tới khi khách hàng ngừng tham gia chương trình của tổ chức. Nếu thành viên ngừng tham gia giữa chừng thì việc hòan loại phí bảo hiểm cho khách hàng cũng được diễn ra và có thể coi đó như một khỏan tiết kiệm. Lãi suất cho những khỏan tiền này tùy thuộc vào quy định của tổ chức nên có thể thấp hơn hoặc bằng lãi suất huy động tiết kiệm thông thường. Bảo hiểm ._.hưu trí là loại bảo hiểm mà người tham gia sẽ phải đóng một khỏan phí nhất định thường kỳ cho tới một độ tuổi nhất định, quá tuổi này thì người tham gia không phải đóng thêm bất cứ khỏan phí nào mà hàng tháng nhận được một khỏan trợ cấp dưới sạng lương hưu. Hiện nay, độ tủôi nhận lương hưu đối với tác tổ chức không giống nhau nhưng thường thì đối với nữ là 55 tủôi và nam là 60 tuổi. Trong trường hợp khách hàng qua đời trước khi tới tuổi nhận trợ cấp thì các tổ chức thường có các chính sách hòan trả lại khỏan phí đã nộp. Bảo hiểm nông nghiệp. Hầu hết những khách hàng của họat động tài chính vi mô là những người ở nông thôn và tham gia vào các họat động nông nghiệp ở mức độ khác nhau. Hoạt động nông nghiệp là một họat động mang tính rủi ro cao và khi những rủi ro xảy ra thường có tác động mạnh tới người nghèo. Chính bởi nguyên nhân này mà hiện nay một số tổ chức tài chính vi mô và tổ chức phi chính phỉ đang thí nghiệm triển khai sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp tại một số nơi. Với loại bảo hiểm này, người tham gia sẽ được đền bù trong trường hợp các rủi ro bất thường như dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt … ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động nông nghiệp của họ. Kết quả là làm cho thu nhập dự kiến của họ giảm vượt quá một ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, đây là một dạng bảo hiểm tương đối phức tạp và với chi phí cao nên hiện tại các chương trình này hiện vẫn ở trong giai đoạn thử nghiệm và chưa thể triển khai rộng rãi. Các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm thường triển khai dưới dạng bắt buộc, theo kiểu mua một đựơc 2 hay 3. Ví dụ như rất nhiều tổ chức bắt buộc khách hàng của mình phải tham gia bảo hiểm tiền vay khi tham gia vay vốn, hoặc khi tham gia vào tổ chức thì bắt buộc phải tham gia hoạt động bảo hiểm. Như vậy, rất nhiều người nghèo hòan tòan không muốn mua bảo hiểm nhưng họ lại bị bắt buộc phải tham gia hoạt động này để được vay vốn. Trên thực tế, bảo hiểm vi mô mang lại cho người nghèo rất nhiều lợi ích rõ rang và thực sự là biện pháp hữu hiện để giảm thiểu các hậu quả do rủi ro bất thường mang lại. Để thu hút người nghèo tham giá, các tổ chức thường thiết kế sản phẩm với một mức phí rất “cạnh tranh” so với lợi ích mà người nghèo có thể nhận được. Và kết quả là, họ gặp phải một vấn đề đau đầu khi rất nhiều người tham gia vào họat động tín dụng chỉ vì họ muốn tham gia họat động bảo hiểm. Một chương trình bảo hiểm tự nguyện giải quyết được hai vướng mắc trên nhưng nó lại gặp phải một vướng mắc lớn hơn là chi phí. Để bảo đảm một mức phí bảo hiểm thấp để phù hợp với người nghèo và hoạt động bền vững của tổ chức thì tổ chức cung cấp bảo hiểm bắt buộc phải thu hút được một lượng đông đảo khách hàng. Việc này dường như là rất khó khả thi khi mà không có một biện pháp bắt buộc áp dụng. Người nghèo có thể hỏi là “vì sao tôi phải mua bảo hiểm cho việc tôi bị ốm mà không chắc chắn rằng tôi có bị ốm không”, hoặc “vì sao tôi phải mua bảo hiểm nhân mạng vì chắc chắn rằng tôi sẽ chết và gia đình có thể có những khỏan tiết kiệm…”. Một điều rõ rang là, nếu như một người biết rằng chắc chắn người đó sẽ bị bệnh và biết rằng mình chết khi nào thì có lẽ rằng trên đời sẽ không còn bảo hiểm. Nhưng những rủi ro như vậy thường xảy ra quá bất thường và những hộ gia đình nghèo lại không kịp có chuẩn bị thích đáng cho những rủi ro đó. Ngoài những sản phẩm trên, một số tổ chức tài chính vi mô hiện đang triển khai thêm các sản phẩm thanh toán. Tuy nhiên, mức độ bao phủ của các sản phẩm này chưa rộng rãi. Các tổ chức thực hiện được các sản phẩm này đều là những tổ chức có tỷ lệ khách hàng tham gia khu vực buôn bán và dịch vụ rất cao. Trong khi đó, phần lớn các khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô hiện nay đang làm vịêc trong khu vực nông nghiệp. Hiệu quả của họat động cung cấp các dịch vụ tài chính Định nghĩa về tài chính vi mô là cho thấy họat động này hướng tới người nghèo và nhằm mục đích cải thiện cuộc sống của người nghèo. Chính vì thế, tài chính vi mô là một hoạt động vừa mang ý nghĩa tài chính nhưng cũng bao hàm trong đó ý nghĩa xã hội. Đối với những tổ chức trung gian tài chính thông thường, để đánh giá hiệu quả trong họat động cung cấp các sản phẩm tài chính thì người ta thường chỉ chú trọng xem xét dưới góc độ tổ chức. Hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ có thể hiểu là làm thỏa mãn một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hợp lý những nguồn lực của tổ chức và đảm bảo sự ổn định và phát triển của tổ chức. Nhìn chung, các tổ chức tài chính vi mô khi được đánh giá về hiệu quả tổ chức cũng được xem xét dựa trên quan điểm về hiệu quả này. Do khía cạnh xã hội của họat động tài chính vi mô mà khi đánh giá hiệu quả cung cấp sản phẩm tài chính, các nhà nghiên cứu còn phải chú ý tới tác động của những sản phẩm ấy đối với những khác hàng của tổ chức. Tác động này được coi là tác động xã hội của việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Đối với lĩnh vực tài chính vi mô, nó thể hiện ở thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và địa vị của khách hàng. Hiệu quả đánh giá trên giác độ nội bộ tổ chức Để đánh giá được hiệu quả tổ chức theo giác độ của tổ chức, các nhà nghiên cứu cần số liệu từ chính tổ chức được nghiên cứu. Những thông tin cần có được cung cấp từ báo cáo họat động thường niên của tổ chức, bảng cân đối kế tóan, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tùy theo mỗi nhóm chỉ tiêu, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng số liệu từ các báo cáo khác nhau. Các tổ chức tài chính vi mô, về mặt bản chất hoạt động thì tương tự như những trung gian tài chính thông thường đó là thu hút vốn và cho vay lại. Nhưng do các yếu tố về mục tiêu họat động nên kéo theo nó là sự khác biệt lớn về nguồn vốn họat động. Các trung gian tài chính thông thường thì trong nguồn vốn bao gồm vốn chủ, các khỏan đi vay và các khỏan huy động tiết kiệm. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính vi mô thì lại không chỉ gồm những khoản mục trên. Trong quá trình hoạt động của mình, các tổ chức này còn nhận được các khỏan hỗ trợ từ những tổ chức và cá nhân. Các khỏan hỗ trợ này ở dứoi nhiều dạng khác nhau, có thể là tiền mặt, có thể là những hỗ trợ về kỹ thuật hay văn phòng hoạt động ... Trong khi đánh giá các chỉ tiêu về bền vững, để đảm bảo tính chính xác, người ta phải loại bỏ những yếu tố tài trợ này ra khỏi các yếu tố tài chính như lợi nhuận và chi phí. Để làm được điều này, phải thực hiện một bước điều chỉnh các báo cáo tài chính của tổ chức (được trình bày cụ thể trong phụ lục 2). Các số liệu sau khi được điều chỉnh sẽ đc sử dụng để tính tóan và đánh giá các chỉ tiêu dưới đây. Nhóm chỉ tiêu xác định chất lượng họat động cho vay Hoạt động cung cấp các khỏan vay là hoạt động quan trọng trong một tổ chức tài chính vi mô. Đây là hoạt động tạo ra thu nhập chính nhưng cũng đòi hỏi nhiều chi phí. Chất lượng của hoạt động này ảnh hưởng rất lớn tới tính bền vững của một tổ chức mà nó còn có sự liên quan tới một lọat các chỉ tiêu tiếp sau về hiệu quả hoạt động của tổ chức. Sở dĩ như vậy vì các tổ chức thường sử dụng phương pháp tiếp cận của họat động cho vay làm phương pháp tiếp cận cho tất cả các họat động còn lại của tổ chức. Nếu một họat động cho vay có chất lượng thể hiện khả năng giám sát và tổ chức tốt mô hình tiếp cận. Và ngược lại, nếu như họat động cho vay không mang lại kết quả, người ta phải xem xét lại thiết kế sản phẩm, phương pháp tiếp cận cũng như phương pháp giám sát. Chính vì lẽ đó, khi đánh giá trên khía cạnh tổ chức, các nhà phân tích luôn có sự lưu tâm tới chất lượng họat động cho vay. Để đánh giá chất lượng của họat động này, người ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu nhưng trong đó, chỉ tiêu thường được sử dụng nhiều nhất là tỷ lệ hoàn trả, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ mất vốn (thể hiện qua tỷ lệ dự trữ mất vốn) và tỷ lệ mất vốn mất vốn. Tỷ lệ hoàn trả đo lường số tìên vay đã được trả trên số tiền vay còn đang nợ. Mặc dù tỷ lệ hoàn trả là một thước đo quan trọng được các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính vi mô sử dụng nhưng thực tế, nó không chỉ ra được chất lượng của khỏan vay là như thế nào (ở đay là các số tiền người vay thực tế nắm giữ). Mà chỉ tiêu này lại phản ảnh tỷ lệ nợ đã được hòan trả trong qúa khứ. Hay nói cách khác, chỉ tiêu này có độ trễ nhất định so với tính hình thực tế. Tuy nhiên, điều này không có nghiã rằng tỷ lệ hoàn trả là không có ý nghĩa, nó là một chỉ tiêu quan trọng khi đo lường tỷ lệ hòan trả trong quá khứ. Nó cũng hữu ích khi dự đoán nhu cầu tiền trong tương lai, vì nó cho biết bao nhiêu phần trăm tỷ lệ nợ đến hạn sẽ được hòan trả kỳ trước. Tỷ lệ hoàn trả sẽ không còn ý nghĩa nếu như tổ chức đang trong giai đoạn phát triển nhanh và nếu kỳ hạn của khỏan vay là khá dài. Vì khi đó, tử số rất lớn hay dư nợ vay quá nhỏ. Hiện nay có nhiều cách tính toán tỷ lệ hoàn trả. Cách thứ nhất: Tỷ lệ hòan trả = Số tiền nhận được (bao gồm cả trả trước hạn) Số nợ đến hạn (không kể nợ quá hạn) Công thức này chỉ ra rằng số tiền nhận được từ việc hòan trả các món vay đến hạn và các món vay đã quá hạn (vì các món vay quá hạn không được tính trên mẫu số). Vì thế nên tại sao đôi khi tỷ lệ hoàn trả lại lớn hơn 100% Tỷ lệ này không cung cấp thông tin hữu ích về chất lượng của các khỏan vay trong tương lai và khi đó, nó sẽ không được sử dụng. Thay vào đó, ta sử dụng công thức sau: Tỷ lệ hòan trả = Số tiền đến hạn nhận được (bao gồm cả trả quá hạn trừ đi trả trước hạn) Số nợ đến hạn và quá hạn Công thức này loại trừ ảnh hưởng của các khỏan trả trước và cho thấy ảnh hưởng thực tế của các khỏan tiền vay thực tế được trả trên tổng số tiền vay hay tính cả các khỏan nợ quá hạn. Tỷ lệ hòan trả nhìn chung chịu tác động mạnh bởi phương pháp cung cấp các khỏan vay của tổ chức. Thông thường, các tổ chức cung cấp các khoản vay theo phương pháp bảo đảm của nhóm thường có tỷ lệ hoàn trả đúng hạn cao hơn so với những tổ chức cho vay cá nhân. Bởi vì trong phương pháp bảo đảm nhóm, nếu một thành viên không trả được nợ đúng hạn thì các thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm với khoản nợ này. Việc nhận thêm vốn của các thành viên trong nhóm sẽ gặp khó khăn nếu như có một khỏan vay nào đó của nhóm bị quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ giữa nợ gốc quá hạn (hoặc tính cả tiền lãi quá hạn) trên tổng dư nợ: Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ gốc quá hạn Tổng dư nợ Một số tổ chức tài chính vi mô tính toán tỷ lệ nợ quá hạn bằng 1 trừ (-) tỷ lệ hoàn trả. Công thức này chỉ đúng khi tỷ lệ hoàn trả được tính trên tổng dư nợ mà người vay đang nắm giữ, bao gồm cả nợ quá hạn chứ không phải trong giai đoạn giải ngân khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy bao nhiêu khỏan vay đến hạn và bao nhiêu khỏan vay vẫn chưa được hòan trả . Tỷ lệ nợ quán hạn ngầm chỉ rủi ro đối với khỏan vay và hậu quả có thể xảy ra của các khỏan nợ quá hạn vì nó xem xét đến việc hoàn trả khi đã quá hạn chứ không xem xét tổng dư nợ có nguy có quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn chịu sự tác động lớn của chính sách phân loại nợ của tổ chức. Thông thường, một khỏan vay quá hạn sau một số ngày nhất định mới được xếp vào nợ quá hạn. Tuy nhiên, cũng có không ít tổ chức có chính sách là khỏan vay chỉ cần qua ngày đến hạn mà không được hoàn trả thì được coi là nợ quá hạn luôn. Trên thực tế, việc quá khắt khe trong việc chuyển nợ quá hạn như thế là rất không nên vì khỏan nợ chậm trả có thể được hòan trả ngay sau đó một số ít ngày. Việc điều chỉnh thời gian để một khỏan nợ chậm trả thành nợ quá hạn tác động tới quy mô của tử số trong công thức trên. Các tổ chức có nguy cơ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn nếu như tổ chức thu hẹp khỏan thời gian chờ đợi lại, từ đó làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn. Ta có ví dụ : Một tổ chức có tình hình hòan trả các khỏan nợ như sau. Thời điểm xem xét là cuối tuần thứ 5. Khỏan nợ Trả tuần 1 Trả tuần 2 Trả tuần 3 Trả tuần 4 Trả tuần 5 A 100 100 - 100 100 B 200 200 200 200 - C 250 250 250 250 250 D 50 50 - - - Nếu như tổ chức quy định là, khỏan nợ quá hạn dù chỉ một ngày cũng bị coi là nợ quá hạn thì các khỏan nợ A, B và D đều quá hạn. Khi đó, tổng các khỏan nợ gốc quá hạn là : 100+200+50*3 = 450 đơn vị tiền tệ. Nhưng nếu tổ chức quy định rằng, khỏan nợ chậm trả sau một tuần mới được coi là nợ quá hạn thì chỉ có khỏan nợ A và D có nợ quá hạn. Khỏan nợ gốc quá hạn sẽ được tình lại là : 100+50*3 = 250 đơn vị tiền tệ. Một yếu tố khác cũng làm thay đổi tỷ lệ nợ quá hạn chính là chính sách xóa nợ của tổ chức. Thông thường, để một báo cáo với số lượng nợ quá hạn nhiều sẽ khiến cho các tổ chức “mất tự tin” về tình hình họat động của mình trước những nhà tài trợ. Một cách đơn giản đối với họ là nhanh chóng xóa bỏ các khỏan nợ này ra khỏi bảng cân đối kế toán chỉ bằng một vài bút tóan kế toán. Trên thực tế, việc xóa nợ không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của tổ chức do quỹ dự phòng rủi ro khi trích lập đã được tính vào chi phí. Sau đó, nếu như tổ chức còn có thể truy đòi khỏan nợ này thì họ sẽ cho khỏan thu được vào mục thu nhập bất thường hoặc thu nhập khác. Tỷ lệ mất vốn. Hai công thức tính tỷ lệ mất vốn là tỷ lệ dự trữ mất vốn và tỷ lệ mất vốn cho ta cái nhìn về các khỏan vay có khả năng bị mất và khỏan vay bị mất thực sự của tổ chức. Tỷ lệ dự trữ mất vốn chỉ ra cho chúng ta thấy bao nhiêu phần trăm dư nợ cho vay sẽ được xem là dự trữ dành cho mất vốn. Bằng việc so sánh chỉ số này ở các thời kỳ khác nhau, các tổ chức tài chính vi mô có thể xác định được họ làm thế nào để quản lý nợ quá hạn, làm thế nào để họ có thể có được một tỷ lệ dự trũ phù hợp. Tỷ lệ dự trữ mất vốn = Dự trữ mất vốn trong thời kỳ báo Dự nợ trong thời kỳ báo cáo Do Dự trữ mất vốn là một số cộng dồn của khỏan mục dự phòng mất vốn và dư nợ của tổ chức biến đổi mạnh theo thời gian nên để phản ánh chính xác tỷ lệ trên, người ta sử dụng mẫu số là dư nợ trung bình trong kỳ. Tỷ lệ dự trữ mất vốn của tổ chức giảm khi tổ chức tài chính vi mô cải thiện được chất lượng tín dụng của mình. Thông thường, đối với các tổ chức tài chính vi mô thành công tỷ lệ này ít khi vượt qua 5%. Tỷ lệ mất vốn. Tỷ lệ mất vốn được tính bằng cách xác định tỷ lệ vốn vay bị mất trong một giai đoạn (thường là 1 năm). Tỷ lệ mất vốn phản ánh số vốn vay được xóa nợ trong một giai đoạn. Nó cung cấp một cái nhìn về mối tương quan giữa số vốn cho vay bị mất trong tổng số vốn cho vay ra trung bình. Tỷ lệ mất vốn = Mất vốn đã xóa trong thời kỳ báo cáo Dự nợ trung bình trong thời kỳ báo cáo Vì các khỏan xóa nợ thường xảy ra với các khỏan nợ cũ, tỷ lệ mất cốn có thể không phải là một chỉ tiêu xác định chính xác chất lượng tín dụng như là tỷ lệ dự trữ mất vốn. Tỷ lệ mất vốn thường thấp hơn tỷ lệ dự trữ mất vốn vì có những khỏan vay thiếp lập dự trữ mất vốn rồi nhưng lại được hòan trả và khi đó, dự trữ mất vốn cao hơn số vốn thực tế được xóa nợ. Do tử số là số vốn được xóa nợ trong kỳ nên tỷ lệ mất vốn cũng chịu ảnh hưởng lớn của chính sách xóa nợ của tổ chức. Nếu tổ chức quy đinh càng thông thoáng trong việc xóa nợ thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả Hiệu suất Hiện nay, các tổ chức thường sử dụng các chỉ tiêu sau để phản ảnh hiệu suất của hoạt động. Số lượng khách hàng trên một cán bộ tín dụng (hay, số khách hàng gửi tiết kiệm trên một cán bộ huy động tiết kiệm). Chỉ tiêu này này phụ thuộc vào phương pháp cung cấp các sản phẩm dịch vụ của tổ chức tới khách hàng theo nhóm hay cá nhân. Các tổ chức tài chính vi mô thực hiện cung cấp dịch vụ theo nhóm thường có tỷ lệ này cao hơn so với các tổ chức cung cấp dịch vụ cá nhân. Điều này thể hiện sự khác biệt rõ rang khi so sánh số khác hàng vay vốn/một cán bộ tín dụng giữa các tổ chức sử dụng phương pháp tiếp cận khác nhau. Dư nợ cho vay (hay số dư tiết kiệm tự nguyện) trên một cán bộ kỹ thuật, thay đổi phụ thuộc vào quy mô của khỏan tín dụng, thời hạn cho vay và số lượng các khỏan vay tối ưu. Tỷ lệ này sẽ có ích cho việc phân tích hiệu suất trong quản lý của tổ chức tài chính vi mô. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyên rằng phải thận trọng khi sử dụng để so sánh giữa các tổ chức tài chính vi mô khác nhau. Nếu một cán bộ kỹ thuật có thời gian hoạt động lâu thì số lượng khách hàng mà họ có thể quản lý sẽ tăng thêm. Nhưng không nên đánh đồng rằng con số này sẽ tăng lên mãi mà sẽ phải dừng ở một tỷ lệ tối ưu nào đó tùy thuộc vào mô hình cung cấp dịch vụ của tổ chức. Hiệu quả Các chỉ tiêu hiệu quả đo lường chi phí các dịch vụ (hay sản phẩm) tạo ra lợi nhuận. Các chỉ tiêu này nói lên chi phí họat động và không bao gồm chi phí tài chính cũng như dự trữ mất vốn. Người ta có thể mang chi phí họat động là tử số và sử dụng nhiều mẫu số khác nhau như dư nợ bình quân, tổng tài sản, tổng doanh số cho vay trong kỳ hoặc tổng số thành viên. Tỷ lệ chi phí họat động trên dư nọ bình quân. Tỷ lệ chi phí họat động cung cấp một cái nhìn về tính hiệu quả của hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này bị ảnh hưởng bởi sự tăng hay giảm tương đối của chi phí hoạt động so với dư nợ bình quân. Tỷ lệ chi phí họat động trên dư nợ = Chi phí hoạt động Dự nợ bình quân Nếu như tổ chức tài chính vi mô còn huy động thêm tiết kiệm thì nên tính thêm tỷ lệ chi phí họat động trên tổng tài sản. Với tỷ lệ này, cho thấy có bao nhiêu % trong tổng tài sản là những chi phí trực tiếp tạo ra lợi nhuận. Tỷ lệ chi phí họat động trong tổng tài sản= Chi phí hoạt động Tổng tài sản Một tổ chức tài chính vi mô thành công thường có xu hướng tỷ lệ chi phí họat độn từ 13 đến 21% trong tổng dư nợ cho vay và khoảng 4 đến 16% tổng tài sản. Chi phí trên một đồng vốn cho vay. Chi phí trên một đồng vốn cho vay là một tỷ lệ cung cấp cho ta thấy được chi phí cho một đồng vốn cho vay ra là bao nhiêu. Cả tỷ lệ này và tỷ lệ chi phí trên một đơn vị tiền tệ cho vay ra tăng hay giảm đều được xem xét trong cả một giai đoạn thời gian thì mới xác định được là nó tăng hay giảm một cách tương ứng với doanh số cho vay hay không, từ đó sẽ xác định được hiệu quả họat động của tổ chức tài chính vi mô. Tỷ lệ này được tính như sau: Chi phí trên một đồng vốn cho vay = Chi phí hoạt động trong kỳ Tổng doanh số cho vay trong kỳ Chi phí trên một món vay. Chi phí trên một món vay cho thấy chi phí cho một món vay căn cứ trên số món vay ra. Cả chỉ tiêu này và chỉ tiêu chi phí trên một đồng vốn vay cần có thể được xem xét trong cả một gian đoạn để xác định xem chi phí hoạt đọng là tăng hay giảm tương ứng so với số món vay ra, phản ánh tính hiệu quả của tổ chức tài chính vi mô. Khi tổ chức tài chính vi mô phát triển thì tỷ lệ này giảm. Chi phí trên một món vay = Chi phí hoạt động trong kỳ Tổng số món vay trong kỳ báo cáo Khó có thể so sánh các chỉ tiêu hiệu quả giữa các tổ chức tài chính vi mô khác nhau vì một số lý do như: quy mô món vay trung bình và kỳ hạn cho vay khác nhau; điều kiện kinh tế ở nhiều nơi khác nhau nên các yếu tố chi phí khác nhau; cách thức các tổ chức cung cấp các dịch vụ của mình khác nhau... Các tỷ lệ trên chịu tác động lớn của các yếu tố trong chi phí họat động. Chi phí họat động của một tổ chức tài chính vi mô thông thường bao gồm: (i) chi lương nhân viên; (ii) chi phí đi lại; (iii) Chi phí giáo dục và đào tạo cho nhân viên; (iv) chi khấu hao; (v) chi cho thuê mặt bằng, văn phòng; (vi) và một số chi phí khác. Do đặc tính của họat động tài chính vi mô nên trong chi phí họat động thì chi cho lương nhân viên và chi về đi lại cho nhân viên chiếm tỷ trọng lớn. Hai loại chi phí này chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực mà tổ chức cung cấp các dịch vụ. Do đời sống nâng cao nên khỏan mục lương cho nhân viên ngày càng cao. Bên cạnh đó, mặc dù đường xá đi lại ngày càng được cải thiện nhưng chi phí đi lại của cán bộ kỹ thuật của các tổ chức không giảm mà vẫn tăng do yếu tố tăng giá xăng dầu. Trong khi phân tích các chỉ tiêu liên quan tới tiền, người ta thường gặp phải vướng mắc với lạm phát. Do tiền chịu sự tác động của lạm phát và các chi phí họat động lại được tính bằng tiền nên việc điều chỉnh lại chi phí hoạt động theo lạm phát có thể được áp dụng khi một số tổ chức đánh giá lại hoạt động của mình. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh lơi nhuận Lợi nhuận là một mục tiêu mà các tổ chức đều hướng tới nhằm đạt được cái đích cuối cùng là tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu. Đối với các tổ chức tài chính vi mô, lọi nhuận không phải là mục tiêu quan trọng nhưng lợi nhuận vẫn có ý nghĩa lớn đối với các tổ chức này Đảm bảo cho tổ chức có thể tự duy trì và mở rộng họat động của mình. Củng cố thêm cho nguồn vốn chủ sở hữu. Các tổ chức tài chính vi mô họat động về lâu về dài sẽ không thể phụ thuộc mãi vào vốn trợ cấp từ các nhà tài trợ. Các tổ chức sẽ phải sử dụng chủ yếu là nguồn vốn thương mại (từ huy động tiết kiêmh và đi vay) và vốn góp. Để mở rộng được tổng nguồn vốn thì vốn góp của chủ sở hữu cũng phải tăng lên tương ứng, mà một phần quan trọng của phần tăng lên này là do lợi nhuận giữ lại. Khi xem xét hiệu quả cung cấp dịch vụ của tổ chức trên phương diện tạo ra lợi nhuân, người ta thường xem xét hai chỉ tiêu ROA và ROE: ROA là chỉ tiêu đo lường thu nhập ròng trên tổng tài sản của một tổ chức tài chính vi mô, hay nói cách khác là nó tính khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Để tính tóan chỉ tiêu này, tài sản trung bình được sử dụng chứ không phải tổng tài sản, vì tổ chức sẽ được đo lường trên tổng hoạt động bao gồm các hoạt đồng đầu tư, tài chính. Lợi nhuận trên tài sản (ROA) = Thu nhập điều chỉnh trong kỳ Tổng tài sản bình quân Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tái sản cho thấy hiệu quả họat động từ tất cả tài sản của một tổ chức tài chính vi mô như thế nào bao gồm cả tài sản không tham gia trực tiếp vào sản xuất như tài sản cố định hay đất đai và bất động sản. ROE là chỉ tiêu cung cấp cho nhà quản lý và các nhà đầu tư, tỷ lệ thu nhập có thể kiếm được trên vốn tự có. Nó khác với tỷ lệ thu nhập trên tài sản ở chỗ nó phản ánh tỷ lệ thu nhập có được trên vốn thuộc quyền sở hữu của tổ chức tài chính vi mô (chứ không phải l tổng tài sản được cấu thành với nguồn vốn gồm cả nợ và vốn tự có). Thu nhập trên vốn tự có (ROE) = Thu nhập điều chỉnh trong kỳ Vốn tự có trung bình Nếu ROE nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát thì vốn tự có của tổ chức tài chính vi mô giảm mỗi năm bằng sự trênh lệch giữa lạm phát và ROE. ROE cũng cho phép các nhà tài trợ và nhà đầu tư so sánh giữa khỏan đầu tư của họ vào một tổ chức tài chính vi mô với khả năng đầu tư vào một tổ chức tài chính vi mô khác. ROE thay đổi lớn phụ thuộc vào cơ cấu tài sản của tổ chức tài chính vi mô. Nếu như tổ chức tài chính vi mô sử dụng nhiều nợ hơn thì thường có xu hướng của ROE cao hơn những tổ chức tài chính vi mô sử dụng nhiều vốn tự có. Khả năng tự vững về của tổ chức Tính bền vững phản ánh khả năng một tổ chức tài chính vi mô có thể trang trải được các chi phí của nó mà vẫn có lợi nhuận. Để có thể bền vững về tài chính thì một tổ chức tài chính vi mô không thể dựa vào các nguồn tài trợ hay bao cấp về hoạt động của nó. Doanh thu thu được khi tổ chức tài chính vi mô đầu tư vào tài sản hay đưa vào sản xuất. Chi phí sẽ xuất hiện để tạo thành doanh thu. Để xác định được tính bền vững thì phải so sánh giữa doanh thu và chi phí. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì tổ chức tài chính vi mô đó đã bền vững về mặt tài chính. Cần chú ý rằng chỉ có doanh thu từ hoạt động tín dụng, đầu tư hay tiết kiệm mới được dùng để xác định tính bền vững của tổ chức tài chính vi mô. Chi phí của một tổ chức tài chính vi mô được chia thành 4 nhóm chính: (i) chi phí tài chính (chi phí trả lãi cho các khỏan vay nợ và huy động tiết kiệm); (ii) chi phí dự trữ mất vốn; (iii) chi phí họat động và (iv) chi phí vốn. Ba nhóm đầu tiên là chi phí thực sự của tổ chức, còn chi phí cuối cùng là chi phí điều chỉnh mà các tổ chức tài chính vi mô phải xem xét. Các nhà nghiên cứu về tài chính vi mô thường chia việc bền vững của tổ chức ra thành bốn cấp dựa trên khả năng bao phủ các chi phí của doanh thu từ cung cấp dịch vụ mà tổ chức tạo ra và khả năng tự chủ trong việc hoạch định và điều hành các chính sách họat động của tổ chức. Các cấp bền vững là: (i) bền vững về chênh lệch lãi suất; (ii) bền vững về họat động; (iii) bền vững về tài chính và (iv) bền vững về tổ chức. Mức bền vững chênh lệch lãi suất. Chênh lệch lãi suất được coi như là bước đầu tiên để tính tóan tính bền vững của tổ chức tài chính vi mô. Chênh lệnh lãi suất cho thấy sự khác biệt giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của tổ chức. Từ đó, ta thấy được liệu chi phí tài chính có thể được bao phủ bởi doanh thu từ họat động hay không. Chênh lệch lãi suất = Doanh thu từ họat động – chi phí vốn vay Tổng tài sản sinh lời bình quân Nếu tỷ lệ này âm thì chứng tỏ doanh thu từ họat động không thể đủ để bù đắp chi phí tài chính. Một số người cho rằng đây là cấp đầu tiên của bền vững tổ chức, tức là doanh thu đủ bù đắp các chi phí tài chính. Mức độ bền vững về hoạt động. Mức độ bền vững này thường được định nghĩa là khi mức thu nhập tao ra đủ để trang trủa chi phí hoạt động, chi phí tài chính và chi phí dự phòng mất vốn. Bền vững = về hoạt động Thu nhập từ họat động Chi phí họat động+chi phí vốn+ phân bổ thất thoát vốn Tuy nhiên, cần lưu ý với một số tổ chức tài chính vi mô không sử dụng bất cứ khỏan vay hay khỏan huy động tiết kiệm nào thì chi phí tài chính không có. Các tổ chức này thường sử dụng hoàn toàn vốn chủ hoặc nguồn vốn tài trợ để thực hiện hoạt động cho vay. Do mọi tổ chức đều phải có chi phí họat động và dự phòng mất vốn nên có thể sử dụng công thức trên nhưng chi phí tài chính có thể coi bằng không. Nếu tổ chức tài chính vi mô không đạt đến mức độ bền vững về hoạt động thì các vốn tự có của nó sẽ giảm đi để bù vào số thua lỗ. Điều đó có nghĩa là sẽ có ít vốn hơn cho người nghèo được vay. Về lâu về dài, sẽ dẫn tới sự đóng cửa của tổ chức tài chính vi mô. Để có thể tăng được mức độ tự chủ về tài chính thì tổ chức tài chính vi mô sẽ phải tăng lợi nhuận hay giảm chi phí. Bền vững về tài chính. Khả năng về bền vững tài chính cho thấy hiện thu nhập có đủ để trang trải các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp (bao gồm cả chi phí vốn điều chỉnh) không. Chi phí vốn điều chỉnh được coi như chi phí để duy trì giá trị của vốn tự có do ảnh hưởng của lạm phát (hay lãi suất thị trường của vốn tự có) và chi phí để tiếp cận tới nguồn vốn thương mại chứ không phải là các khỏan vay ưu đãi. Công thức tính chi phí vốn điều chỉnh: Chi phí vốn = [tỷ lệ lạm phát*(vốn tự có trung bình-tài sản cố định trung bình)] +(nợ trung bình*lãi suất thương mại) + Chi phí tài chính thực tế Bộ phận đầu của công thức cho thấy ảnh hưởng của lạm phát đến vốn tự có. Thông thường, ta có thể sử dụng tỷ lệ lạm phát hay lãi suất thị trường đều được nhưng một số nhà phân tích và tổ chức tài chính vi mô muốn sử dụng lãi suất thương mại hơn tỷ lệ lạm phát. Sở dĩ như vậy vì họ mong muốn thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lạm phát. Các Tài sản cố định được loại trừ ra khỏi công thức trên bởi giả định rằng các tài sản này không bị giảm giá trị tương ứng với lạm phát, hơn nữa chúng đều được trích khấu hao và chi phí này đã được tính vào chi phí họat động. Bộ phận thứ 2 của công thức cho thấy chi phí của tổ chức tài chính vi mô sẽ phải trả nếu như họ tiếp cận tới nguồn vốn thương mại chứ không phải là vốn bao cấp. Các chỉ tiêu được tính trung bình vì các tổ chức tài chính vi mô có thể thay đổi các chỉ tiêu trong thời kỳ nghiên cứu. Khi mà chi phí vốn điều chỉnh đã được tính thì tỷ lệ bền vững về tài chính có thể được tính: Bền vững về = tài chính Thu nhập hoạt động Chi phí họat động+chi phí tài chính +dự phòng mất vốn+chi phí vốn Tỷ lệ này phản ánh số liệu của báo cáo kết quả kinh doanh đã được điều chỉnh đối với các khỏan cho vay bao cấp hay biếu tặng và lạm phát. Trừ khi đạt được độ bền vững về tài chính 100%, nếu không hoạt động tài chính trong dài hạn vẫn tiếp tục cần đến các nguồn tài trợ và bao cấp. Một cách lý thuyết thì các tổ chức tài chính vi mô sẽ dần dần vươn tới mức độ bền vững về tài chính. Thông thường, khi một tổ chức tài chính vi mô họat động nó sẽ trải qua việc xuất hiện những chi phí tài chính khi mà nó tiếp cận với các nguồn vốn với lãi suất thương mại, nó sẽ giảm dần dự phòng mất vốn khi chất lượng các khỏan vay được nâng cao và sẽ giảm được chi phí họat động do hiệu quả quản lý cao hơn. Theo thời gian, tổ chức họat động đã bù đắp được các chi phí trực tiếp này. Sau đó nó sử dụng ít những khỏan hỗ trợ hơn. Khi tạo ra đủ doanh thu sao cho không có các khỏan hỗ trợ này thì nó cũng bì đắp hết các chi phí thì khi đó được coi là bền vững tài chính. Bền vững về mặt tổ chức, dây là cấp bền vững cao nhất của các tổ chức tài chính vi mô. Trên thực tế họat động, rất hiếm có tổ chức đạt được cấp độ bền vững này. Những tổ chức có thể đạt tới cấp bền vững này thì vốn tài trợ không còn có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức nữa. Nguồn vốn của tổ chức chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn thương mại. Về khía cạnh điều hành, các tổ chức đạt được cấp độ bền vững này có khả năng tự đièu hành, giám sát và lập các kế hoạch họat động của mình. Việc sử dụng chuyên gia tư vấn vẫn diễn ra những được tổ chức tự trang trải chi phí theo giá thị trường. Hiện nay, các tổ chức đạt được cấp độ bền vững này thường chỉ là những ngân hàng thương mại họat động chuyên biệt trong lĩnh vực tài chính vi mô. Hiệu quả đánh giá trên phương diện cải thiện cuộc sống của khách hàng (hiệu quả xã hội) Họat động tài chính vi mô với mục tiêu hàng đầu của nó là mang tới cho người nghèo cơ hôi để tiếp cận một cách ổn định và lâu dài với các dịch vụ tài chính nhằm cung cấp cho họ không chỉ vốn để mở rộng sản xuất mà còn cả những phương tiện tài chính để chống lại những rủi ro bất thường xảy ra. Nhìn chung, xuất phát điểm của hoạt động tài chính vi mô chính là mục tiêu về mặt xã hội chính vì vậy mà xem xét những tác động về khía cạnh xã hội đối với các tổ chức tài chính vi mô là một việc nên làm. Các nhà nghiên cứu và phân tích về hoạt động tài chính vi mô thường khuyến cáo với các tổ chức tài chính vi mô rằng họ nên thực hiện các điều tra và báo cáo tác động một cách thường xuyên bởi các nguyên nhân sau: Xem xét xem liệu các sản phẩm và dịch vụ họ đang cung cấp liệu có phù hợp với các khách hàng của họ không và các sản phẩm đó thực sự có giúp tổ chức đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội như mong muốn. Thu thập các thông tin về khách hàng qua đó hiểu biết thêm những thay đổi của khách hàng ._.ro của khách hàng. KẾT LUẬN Với các kết luận và giải pháp ở trên, tôi hi vọng đã mang tới một cái nhìn cụ thể về tình hình cung cấp các sản phẩm tài chính của TYM. Không thể phủ nhận rằng, trong những năm qua TYM đã có những thành công đáng khích lệ. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn có những mặt hạn chế cần khắc phục để có thể phát triển sâu và rộng hơn nữa. Với những giải pháp trên đây, chúng tôi hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong công các hoạch định chính sách trong tương lai của TYM. Về bài nghiên cứu này, mặc dù đã cố gằng nhưng tôi vẫn thấy còn một số điểm thiết sót: Việc điều chỉnh các số liệu tài chính được dựa trên các ước tính của tôi về các khỏan tài trợ mà TYM nhận được trong vòng 3 năm. Do việc ước tính này có những sai lệch nhất định nên các kết quả điêu chỉnh có thể chưa thực sự chính xác. Các điều tra tác động xã hội mà tôi cùng nhóm sinh viên thực tập thực hiện và có được không phải là của tòan bộ TYM mà chỉ ở những chi nhánh điển hình nhất. Điều này sẽ ẩn chứa một số sai sót không đáng có trong việc ghi nhận một số xu thế quan trọng như thu nhập và tiết kiệm nên chúng tôi chưa thể thực hiện được một số hồi quy dự báo tác động xã hội trong tương lai của TYM. Tôi hi vọng sẽ nhận được những phản hồi và đóng góp để có thể hòan thiện hơn nghiên cứu của mình. Xin trân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tiếng Việt: Joanna Ledgerwood, biên dịch bởi Trung tâm tư vấn và bồi dưỡng về tài chính vi mô trường đại học kinh tế quốc dân (2001), “Cẩm nang họat động tài chính vi mô, Nhìn nhận từ giác độ tài chính và thể chế” – Nhà xuất bản thống kê Trừơng Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), “Giáo trình Bảo hiểm” – Nhà xuất bản thống kê. Nghị định số 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và họat động của tổ chức tài chính vi mô. Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo phát triển giới ở Việt Nam. Sách nước ngoài: Asian Development Bank (ADB) (2000), Microfinance Strategy Inter – American Development Bank (1995), Guidance for the analysis Microenterprise Financial Insituitions Social Finance Programme of ILO, Microfinanve and the Achivement of Millennium Development goals: a case for subsidies. CGAP (1999), Format for Appraisal of Microfinance Instituitions. Cordaid Bank of The Netherland (2004), TYM’s good and bad Case study Các tài liệu từ TYM Báo cáo tài chính trong giai đoạn 2003-2006 Báo cáo họat động trong giai đoạn 2003 – 2006 Đánh giá tác động xã hội năm 2002 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG HỌAT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ Trong họat động tài chính vi mô, việc lựa chọn một mô hình tiếp cận phù hợp là một yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả họat động. Việc lựa chọn mô hình tiếp cận ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí họat động của tổ chức, mà các chi phí này ảnh hưởng rất lớn tới chính sách lãi suất đầu ra của hoạt động tài chính vi mô. Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp tiếp cận, nhưng nhìn chung có thể xếp vào 5 phương pháp dưới đây. Việc sử dụng các phương pháp ở các khu vực khác nhau với những hòan cảnh kinh tế khác nhau có thể mang tới những khác biệt nhất định. Và tất nhiên, bao giờ những khác biệt này cũng đều được hoan nghênh. 1 - Cho vay theo nhóm tương hỗ Grameen Mô hình cho vay này được phát triển bởi ngân hàng Grameen của Bangladesh nhằm phục vụ những người phụ nữ nông thôn, không có ruộng đất, mong muốn tài trợ cho các hoạt động thu nhập. Phương pháp : Các nhóm thành viên không có quan hệ huyết thống hay hôn nhân được tự thành lập và tập trung thành các “trung tâm” gồm khoảng 8 nhóm. Các thành viên bắt buộc phải tham dự các buổi sinh hoạt hàng tuần và đóng góp tiền tiết kiệm, đóng góp vào quỹ nhóm và đóng tiền bảo hiểm. Đóng góp tiền tiết kiềm được thực hiện từ bốn đến năm tuần trước khi nhận được món vay và phải tiếp tục trong thời gian vay vốn. Quỹ nhóm được nhóm tự quản lý và có thể được sử dụng để cho vay đến các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm cùng bảo lãnh những món vay của nhau và chịu trách nhiệm liên đới về pháp luật về việc hoàn trả nợ của các thành viên khác trong cùng nhóm. Bất kỳ thành viên nào cũng không được vay thêm nếu các thành viên khác trong nhóm không trả hết nợ. Không cần tài sản thế chấp. Các cuộc họp nhóm bắt buộc bao hàm các hoạt động xây dựng long tin và thúc đẩy kỷ luật nhóm. Các món vay được cán bộ tín dụng giải ngân đến từng thành viên trong nhóm tại các cuộc họp nhóm. Tuy nhiên, lần đầu tiên chỉ có hai thành viên trong nhóm được vay. Sau một thời gian, khi các món cay được hoàn trả tốt, 2 thành viên tiếp theo lại được giải ngân. Thành viên còn lại sẽ được giải ngân khi 2 thành viên trước đã hoàn trả đúng, đủ. Grameen có cung ứng các khoá tập huấn định hướng trước khi vay vốn nhưng rất ít trợ giúp về kỹ thuật. Việc thẩm định món vay được thực hiện bởi các thành viên trong nhóm và lãnh đoạ trung tâm. Cán bộ chi nhánh ngân hàng kiểm tra thông tin và thăm viếng thường xuyên để xem xét công việc làm ăn của khách hàng. Các cán bộ tín dụng thường quản lý khoảng 200 đến 300 khách hàng. Sản phẩm : Các món vay thường có kỳ hạn tù 6 tháng đến 1 năm và việc hàon trả được thực hiện hàng tuần. Số tiền vay thường đao động từ $100 đến $300 và lãi suất khoảng 20% năm. Tiết kiệm là hoàn toán bắt buộc. Khách hàng đến từ các vùng nông tôn và thành thị và thường là (nhưng không phải duy nhất) phụ nữ từ các nhóm hộ thu nhập thấp đang theo đuổi các hoạt động tạo thu nhập. Các ví dụ đỉêm hình : Grameen Bank và ủy ban vì sự tiến bộ ở nông thôn Bangladesh, Tulay sa Pag – Unlad, Inc; Dự án Dùngganon ở Philippines, TYM ở Việt Nam … 2 - Cho vay theo nhóm tương hỗ Châu mỹ Latinh Mô hình nhóm tương hỗ thường cho vay đến từng thành viên trong các nhóm có khoảng 4 đến 7 thành viên. Các thành viên bảo lãnh chéo các món vay để thay thế cho tài sản thế chấp truyền thống. Khách hàng thường là các chị em bán hàng ở chợ, những người thường được vay những món nhỏ, ngắn hạn làm vốn lưu động. Mô hình được phát triển bởi tổ chức ACCION international ở Mỹ La tinh và đã được áp dụng bởi nhiều tổ chức tài chính vi mô. Phương pháp: Khách hàng thường là những doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính thức, chẳng hạn những nhà buôn hoặc người kinh doanh cần một lượng vốn hoạt động nhỏ. Các thành viên trong nhóm cùng bảo đảm việc hoàn trả món vay, và việc tiếp cận các món vay tiếp theo phụ thuộc vào sự hiàn trả thành công của tất cả các thành viên trong nhóm. Các khoản thanh toán được thực hiện hoàn toàn tại trụ sở của chương trình. Mô hình cũng kết hợp sự hỗ trợ kỹ thuật tối thiểu tới người vay, chẳng hạn huấn luyện và xây dựng tổ chức. Nhân viên tín dụng nhìn chung làm việc với khoảng 200 đến 400 khách hàng và thường không hiểu rõ về khách hàng lắm. Việc thông quan món vay thường do cán bộ tín dụng quyết định dựa trên cơ sở những phân tích kinh tế tối thiểu đối với mỗi một yêu cầu vay vốn. Việc giải ngân món vay được thực hiện đối với người đứng đầu nhóm tại văn phòng chi nhánh, ông này sẽ thực hiện phân phối tới từng thành viên của nhóm. Nhân viên tín dụng thực hiện những chuyến thăm không thường xuyên tới khách hàng cá thể. Các thành viên thường nhận được số tiền vay bằng nhau, với những món vay sau thì có thể linh hoạt hơn. Số tièn và thời hạn vay được tăng dần lên khi khách hàng thể hiện được khả năng có thể tiếp nhận khoản nợ lớn hơn. Đơn xin vay thường được đơn giản và được xem xét nhanh chóng. Các khoản tiết kiệm thường được đòi hỏi nhưng nhiều khi được khấu trừ số tiền vay vào thời điểm giải ngân món vay chứ không nhất thiết đói hỏi khách hàng phải tiết kiệm trước khi nhận được món vay. Số tiện tiết kiệm về cơ bản phục vụ nhu một số dư bù đắp, bảo đảm cho một phần của số tiền vay. Sản phẩm : Số tiền vay ban đầu thường nằm trong khoản $100 đến $200. Những món vay sau đó không có giới hạn trên. Lãi suất thường khá cao và dịch vụ cũng được tính gộp. Các khoản tiết kiệm thường được yêu cầu như một phần của món vay. Một vài tổ chức khuyến khích việc thiết lập các quỹ cứu trợ khẩn cấp trong nội bộ nhóm để hoạt động như một phương tiện bảo đảm an toàn. Có rất ít sản phẩm tiết kiệm tự nguyện được cung cấp. Khách hàng hầu hết ở thành thị và bao gồm cả phụ nữ và nam giới, đây là những người có thu nhập nhỏ và trong bình (doanh nghiệp nhỏ, nhà buôn hoặc nhà kinh doanh). Các ví dụ : BancoSol ở Bolivia; các chi nhánh của ACCION; Asociacion Grupos Solidarios de Colombia … 3 - Ngân hàng làng xã Ngân hàng làng xã là các tổ chức tín dụng tiết kiệm do cộng đồng quản lý được thiết lập nhằm cung ứng khả năng tiếp cận tới các dịch vụ tài chính ở vùng nông thôn, xây dựng một nhóm tự hỗ tại cộng đồng, giúp các thành viên tích luỹ các khoản tiết kiệm. Số lượng thành viên của ngân hàng làng xã thường từ 30 đến 50 người, hầu hết trong số đó là phụ nữ. Ngân hàng thường được tài trợ vốn từ việc huy động vốn nội bộ từ các thành viên cũng như các món vay từ các tổ chức tài chính vi mô. Phương pháp : ngân hàng làng xã bao gồm các thành viên và Hội đồng quản trị được đào tạo từ các khoá học do các tổ chức tài chính vi mô bảo trợ. Các tổ chức tài chính vi mô bảo trợ thường cho các ngân hàng này vay vốn hoạt động, sau đó ngân hàng lại cho các thành viên của nó vay lại. Tất cả các thành viên đều phải ký một thảo ước vay vốn nhằm đưa ra sự bảo đảm chung. Số tiền cho ngân hàng làng xã vay thường dựa trên tổng tất cả các yêu cầu vay của các thành viên. Mặc dù số tiền vay rất khác nhau ở từng quốc gia, khoản vay dầu tiên thường ngắn hạn (bốn tới sáu tháng) và với số tiền nhỏ (50 USD), và được hoàn trả hàng tuần với những số tiền đều nhau. Số tiền món vay thứ hai được xác định bởi số tiền tiết kiệm mà một thành viên đã tích luỹ được trong khoảng thời gian của món vay thứ nhất thông qua sự đóng góp hàng tuần. Phương pháp dự báo cho thấy rằng các thành viên sẽ tiết kiệm được khoản 20% số tiền vay của mỗi chu kỳ (tài khoản nội bộ). Những món vay từ tài khoản nội bộ (như tiết kiệm thành viên, doanh thu từ lãi) đặt ra những điều khoản riêng của nó, thường là ngắn hạn hơn và có lãi suất riêng, thường cao hơn. Các món vay với ngân hàng làng xã thường được cung ứng theo chu kỳ cố định, thường từ 10 đến 12 tháng, với việc thanh toán toàn bộ số tiền vào cuối kỳ. Số tiền vay tiếp sau có liên hệ với số tiền tổng cộng được tiết kiệm bởi các thành viên ngân hàng. Các ngân hàng lãng xã có mức độ kiểm soát dân chủ cao và độc lập. Các cuộc họp hàng tháng nhằm thu các khoản tiền tiết kiệm, giải ngân các món vay, tham dự các vấn đề về quản lý vầ nếu có thể, tiếp tục các khoá đào tạo với cán bộ tổ chức tài chính vi mô. Sản phẩm : Tiết kiệm của các thành viên gắn liền với số tiền vay và được sử dụng để tài trợ cho những món vay mới hoặc cho những hoạt động tạo thu nhập. Tuy nhiên, các thành viên nhận được một phần từ khoản lợi nhuận đầu tư hoặc cho vay lại của ngân hàng. Cổ tức được phân bổ có qun hệ tỷ lệ với số tiền tiết kiệm mà mỗi cá nhân đã đóng góp cho ngân hàng. Các món vay có lãi suất thương mại ( 1 – 3%/tháng) và lãi suất sẽ cao hơn nếu nguồn cho vay xuất phát từ một khoản tài trợ nội bộ. Một vài ngân hàng đã mở rộng cung cấp dịch vụ bao gồm cả giáo dục về đổi mới nông nghiệp, dinh dưỡng và y tế. Khách hàng thường từ vùng nông thôn hoặc khu dân cư thưa thớt nhưng có khả năng liên hệ được với nnhau. Khách hàng thường là người có thu nhập thấp nhưng có khả năng tiết kiệm, và chủ yếu là phụ nữ (mặc dù các chương trình cũng tương đối đầy đủ với nam giơi hoăc nhóm hỗn hợp). Các ví dụ : FINCA ở Mexico mà Costa Ria; CARE ở Guatemala, Save the Children ở IE Salvado; Freedom from Hunger ở Thái Lan … 4 - Ngân hàng làng xã tự quản (Hiệp hội tiết kiệm cho vay) Ngân hàng làng xã tự quản được thiết lập và quản lý bởi các hội đồng làng xã nông thôn. Những ngân hàng này khác với những ngân hàng làng xã phục vụ nhu cầu cho cả làng, chúng không phải chỉ là một nhóm từ 30 đến 50 người. Mô hình này được khởi xướng bởi một tổ chức phi chíh phủ chủa Pháp, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển kinh tế vào giữa những năm 1980. Phương pháp : Chương tình hỗ trợ phân loại những làng có sự liên hệ xã hội cao và nhu cầu thiết lập ngân hàng làng xã được thể hiện rõ ràng. Người làng, cả nam và nữ, sẽ xác định rõ cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của ngân hàng làng xã. Họ sẽ bầu ro một ban quản lý và uỷ ban tín dụng hoặc hai đến ba nhà quản lý. Những ngân hàng làng xã tự quản huy động tiết kiệm và cho vay ngắn hạn đối với dân làng trên cơ sở cá nhân. Chương trình tài trợ không cung cấp tín dụng cho ngân hàng làng xã, ngân hàng phải dựa vào khả năng huy động tiết kiệm của nó. Sau một hoặc hai năm, ngân hàng làng xã xây dựng một hệ thống hoặc hiệp hội phi chính thức để họ có thể thảo luận những vấn đề thực tại và cố gắng giải quyết những kho khăn. Hiệp hội hoạt động giống như một hệ thống trung gian và chuyển giao tín dụng với các ngân hàng địa phương, thường là ngân hàng phát triển nông nghiệp. Hệ thống này kết nối ngân hàng làng xã với khi vực tài chính chính thức. Do quá trình quản lý được tập trung hoá cao, các dịch vụ trọng yếu được giới hạn bởi kiểm soát và kiểm toán nọi bộ, sự đào toạ rõ ràng và cách thức thể hiện. Những dịch vụ này được thanh toán bởi ngân hàng làng xã, và điều đó bảo đảm khả năng bền vững tài chính của mô hình. Sản phẩm : bao gồm có tiết kiệm, tài khoản vãng lai và tiền gửi kỳ hạn. Các món vay thường là các món vay ngắn hạn và là món vay cung cấp vốn lưu động. Không có sự liên hệ trực tiếp nào giữa số tiền vay và khả năng tiết kiệm của người vay; lãi suất được thiết lập bởi từng làng tuỳ theo kinh nghiệm của nó với các khoản tiết kiệm truyền thống và sự kết hợp các món vay. Các món vay thường dành cho cá nhân nên tài sản thế chấp là rất cần thiết, nhưng trên hết vẫn là niềm tin của làng và sức ép xã hội nhằm đảm bảo tỷ lệ hoàn trả cao. Tất cả ban quản lý và các thành viên được đào tạ thường xuyên. Một vài chường trình cũng cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ doanh nghiệp nhỏ mới hoạt động. Khách hàng chủ yếu ở vùng nông thông và bao gồm cả nam và nữ giới với mức thu nhập từ thấp tới trung bình và có chút ít khả năng tiết kiệm. Ví dụ điểm hình Caisses Villageoises d’Eparne et de Crédit Autogerees ở Mali; Burkia Faso ở Madagasca, The Gambia (Hiệp hội tín dụng tiết kiệm làng xã hoặc VISACA) Sao Tomé … 5 – Cho vay cá thể Cho vay cá thể được định nghĩa là việc cung cấp tín dụng cho các cá nhân không phải là thành viên của một nhóm cùng chịu trách nhiệm hoàn trả. Cho vay cá thể đòi hỏi sự liên hệ thường xuyên và gần gũi với các khách hàng cá thể để cung cấp các dịch vụ tín dụng được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Mô hình cho vay này đặc bịệt thành công với các doanh nghiệp sản xuất, ở thành thị, có quy mô lớn và với những kháh hàng có tài sản thế chấp họăc một người bảo lãnh tự nguyện. Tại khu vực nông thôn, cho vay cá thể cũng có thể thành công đối với các nông trại nhỏ. Phương pháp : Khách hàng là những cá thể làm vịêc trong khu vực phi chính thức cần vốn kinh doanh và tín dụng để mua sắm tài sản cố định. Các nhân viên tín dụng thường làm việc với một lượng khách hàng tương đối nhỏ (khoảng 60 đến 140 người) và phát triển mối quan hệ gần gũi với họ trong nhiều năm, thường cung cấp những hỗ trợ về mặt kỹ thuật ở mức tối thiểu. Món vay và các điều khoản vay dựa trên sự phân tích cẩn trọng của cán bộ tín dụng. Lãi suất cho vay thường cao đối với các món vay ở khu vực chính thức nhưng lại thấp hơn trong khu vực phi chính thức. Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô đều đòi hỏi các hình thức thế chấp hoặc đản bảo. Phân tích và dự báo tài chính chi tiết thường được bao hàm trong đơn xin vay. Số lượng và thời hạn được đàm phán với khách hàng và các cán bộ giám sát của các cán bộ tín dụng và các nhân viên tín dụng khác. Những tài lịệu liên quan cần tiết bao gồm hợp đồng vay vốn; thông tin chi tiết đối với từng khách hàng; nếu có thể, một đơn do ngừơi bảo lãnh ký và thông tin về người này; chứng từ pháp lý đối với các tài sản được thế chấp và lịch sử tín dụng. Nhân viên tín dụng thường được tuyển dụng từ cộng đồng do đó những phân tích của họ có thể dựa trên những hiểu biết về độ lành mạnh tín dụng của khách hàng (cho vay dựa vào đặc tính cá nhân). Món vay thường được giải ngân ngay tại văn phòng chi nhánh. Các cuộc viếng thăm cũng được tiến hành thường xuyên nhằm xác định xem liệu khách hàng có thực hiện việc mua sắm đúng như hợp đồng vay vốn hay không. Nhưng khoản thanh toán định kỳ được thực hiện tại mỗi chi nhánh. Sản phẩm : Quy mô món vay có thẻ biến đổi từ 100USD tới 300USD với thời hạn từ 6 tháng tới 5 năm. Dịch vụ tiết kiệm có thể hoặc không thể được cung cấp tùy thuộc vào tổ chức của tổ chức tài chính vi mô. Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật có thể được cung cấp bởi các nhân viên tín dụng; đôi khi đào tạo được cung cấp trên cơ sở thu phí. Những ví dụ điểm hính : ADEMI tại Công hòa Dominica; Caja Municiples ở Peru; Ngân hàng nhân dân Indonesia; hiệp hội kinh doanh alexangria Ai cập … Khách hàng : những khách hàng là doanh nghiệp ở thành thị hoặc những nông trại nhỏ, bao gồm cả phụ nữ và nam giới, hoặc có thể là những cơ sở kinh doanh nhỏ thu nhập trung bình hay những doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp sản xuất. PHỤ LỤC 2 CÁC ĐIỀU CHỈNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ Khi thực hiện phân tích tài chính của các tổ chức tài chính vi mô thì người ta thường trải qua khâu chuẩn bị số liệu. Các số liệu cần thiết cho việc phân tích là số liệu có được từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân mà các con số trên những báo cáo này chưa hẳn phản ánh đúng những gì thực tế diễn ra ở tổ chức, chính vì thế mà ta phải trải qua một bước điều chỉnh các báo cáo tài chính. Người ta phân thành : điều chỉnh kế tóan và điều chỉnh đối với lạm phát và các khỏan tài trợ. Điều chỉnh kế tóan Điều chỉnh kế tóan và điều chỉnh lại các bút toán kế tóan sao cho phù hợp với chuẩn mực kế tóan hiện hành. Công việc điều chỉnh này thường được tiến hành bởi bộ phận kiểm tóan nội bộ của tổ chức. Điều chỉnh kế tóan gồm những việc sau: Điều chỉnh kế toán đối với các khỏan mất vốn và dự phòng mất vốn Điều chỉnh kế tóan đối với các khỏan lãi tạm ứng và lãi dự thu Điều chính đối với tài sản cố định Nhìn chung, các tổ chức tài chính vi mô hiện nay thường được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập một năm một lần nên các sai sót về mặt kế tóan đã được giảm thiểu. Chính bởi lẽ đó, nếu như người ta tin tưởng hoàn tòan vào các báo cáo kiểm tóan thì việc điều chỉnh lại số liệu mang tính chất kế toán ít khi phải thực hiện bởi các nhà phân tích. Một đặc điểm quan trọng của điều chỉnh kế toán là các điều chỉnh này có thể làm thay đổi tổng tài sản (hay tổng vốn và nợ) trên bảng cân đối kế toán do có sự điều chỉnh trong các tài khỏan cấu thành. Bên cạnh đó, do lãi, dự phòng mất vốn và khấu hao đều là các chi phí nên việc điều chỉnh cũng có thể làm thay đổi lợi nhuận của tổ chức. Tuy nhiên, nếu như những sai phạm này không trọng yếu (tức là không làm thay đổi quá 1% tổng tài sản hoặc quá 5% lợi nhuận) thì báo cáo vẫn có thể chấp nhận được. Điều chỉnh với lạm phát và các khỏan tài trợ Điều chỉnh đối với các khỏan tài trợ Trong quá trình họat động, các tổ chức tài chính vi mô thường nhận được các hỗ trợ từ các nhà tài trợ dưới các dạng khác nhau. Các hỗ trợ này đóng góp một phần vào việc giảm các chi phí cho tổ chức mà các yếu tố giảm này lại không phải được đánh giá một cách đầy đủ trong các báo cáo tài chính. Hỗ trợ bằng tiền mặt. Các tổ chức tài chính vi mô có thể nhận được các khỏan tiền tài trợ không hoàn lại với chi phí tài tài chính bằng không. Họ sẽ mang số tiền này đi cho vay. Khỏan hỗ trợ tài chính thế này nằm trong phần thu nhập bất thường của tổ chức và được tính vào lợi nhuận chịu thuế. Tuy nhiên, khi đánh giá tính bền vững của tổ chức thì phải loại bỏ những khỏan biếu tặng này ra khỏi thu nhập để tính lợi nhuận. Các khỏan cho vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Với những hỗ trợ dạng này, tổ chức sẽ được coi như là được tài trợ một phần chi phí tiếp cận tới nguồn vốn. Khi nhận được các khoản vay này, chi phí tài chính mà tổ chức phải trả thấp hơn khi họ đi vay những khỏan vốn thương mại, nhờ đó làm tăng lợi nhuận lên. Do đó, ta cần phải tính thêm phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất cho vay mà tổ chức được hưởng vào phần chi phí. Bên cạnh đó, ta ghi tăng khỏan mục các khỏan tài trợ nên không ảnh hưởng tới kết quả của bảng cân đối kế toán. Các hỗ trợ kỹ thuật về nâng cao năng lực họat động và hoạch định các chương trình. Những khỏan hỗ trợ này nằm dưới dạng mở ra các lớp đào tạo miễn phí cho nhân viên của tổ chức, hỗ trợ xây dựng những chương trình hay sản phẩm mới. Hòan tòan không có một khỏan tiền nào trực tiếp tới tay tổ chức cũng như không tiết kiệm một yếu tố chi phí trực tiếp nào nhưng tổ chức lại được hưởng lợi từ các hỗ trợ này. Do đó, ta cũng cần phải loại trừ các khỏan hỗ trợ này ra khỏi báo cáo. Ta sẽ ghi tăng các khỏan chi phí điều hành tổ chức và ghi tăng vào tài khỏan vốn tài trợ từ bên ngoài. Kết quả là bảng cân đối kế toán hoàn tòan không thay đổi về tổng số nhưng lợi nhuận của tổ chức, dĩ nhiên, sẽ giảm. Điều chỉnh đối với lạm phát Lạm phát là hiện tượng đồng tiền bị mất giá, hay giảm sức mua của đồng tiền. Tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức tín dụng thông thường khác nắm giữ rất nhiều các tài sản tài chính và chịu tác đồng của lạm phát. Để tính tóan đầy đủ các chi phí thực tế mà tổ chức phải chịu khi tiến hành các họat động kinh doanh thì người ta phải tính thêm chi phí do lạm phát. Đối với các khoản đi vay, cho vay và đầu tư của tổ chức thì do kỳ vọng về lợi nhuận luôn cao hơn tỷ lệ lạm phát nên lạm phát gần như không ảnh hưởng tới giá trị của các tài sản này. Nhưng đối với nguồn vốn chủ sở hữu, vốn mà các nhà đầu tư đưa vào kinh doanh thì phải tính tóan tới yếu tổ lạm phát do người ta coi vốn chủ là một yếu tố đầu vào của họat động sản xuất. Khi điều chỉnh với lạm phát, người ta thường giả định rằng các tài sản cố định được tài trợ chính bởi vốn chủ sở hữu. Do đó, một phần của vốn chủ được thể hiện dứoi dạng các tài sản cố định và được trích khấu hao thường xuyên. Phần chênh lệch còn lại giữa vốn chủ và tài sản cố định mới cần được điều chỉnh. Người ta sẽ điều chỉnh lạm phát đối với vốn chủ bằng cách ghi tăng thêm phần chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, lợi nhuận của tổ chức giảm. PHỤ LỤC 3 ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI CÁC KHỎAN TÀI TRỢ TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TYM TRONG GIAI ĐOẠN 2004 – 2006 ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2004 Đơn vị: Việt Nam đồng Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005 Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: (*Chú ý: trong các hỗ trợ hoạt động, TYM được hỗ trợ văn phòng làm việc. Do không thể có số liệu chính xác cho chi phí thuê mặt bằng ở mỗi địa phương nên tạm tính chi phí mặt bằng chung cho tóan quỹ là 25 triệu/tháng. Trong thời gian 2004-2006, tình hình giá đất không có nhiều biến động mạnh nên số ước tính này được sử dụng trong cả 3 năm*) PHỤ LỤC 4 ĐIỀU CHỈNH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT VÀ CHI PHÍ VỐN TRONG CÁC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TYM TRONG GIAI ĐOẠN 2004-2006 ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2004 Đơn vị: Việt Nam đồng Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005 Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: Chú ý: TYM không có vốn góp ban đầu nhưng lợi nhuận giữ lại được đen đầu tư hòan tòan vào hoạt động cho các năm sau nên chi phí vốn chử sở hữu thực chất là chi phí vốn của khỏan lợi nhuận giữ lại PHỤ LỤC 5 MẪU BẢNG HỎI SỬ DỤNG TRONG CUỘC ĐIỀU TRA TẠI HAI CHI NHÁNH SÓC SƠN I VÀ II CỦA TYM Xin cô/chị vui lòng trả lời hết các câu hỏi dưới đây theo hướng dẫn: 1 – Độ tuổi ………………………………………………………………………. 2 – Tình trạng hôn nhân □ Độc thân □ Đã có gia đình □ Góa □ Ly thân □ Đã ly hôn 3 – Gia đình cô/chị hiện có bao nhiêu người? ……………………………………………………….. 4 - Trình độ học vấn: □ Chưa biết chữ □ Hết cấp 1 □ Hết cấp 2 □ Hết cấp 3 □ Cao đẳng/ Đại học 5 – Năm vào quỹ TYM : …………………………………………. 6 – Các loại vốn vay đã sử dụng: (điền vào các ô trống) Loại vốn vay Vốn chung Vốn trung - dài Vốn đa mục đích Vốn đặc biệt Số lần vay 7 – Số tiền vay (điền vào ô trống) Loại vốn vay Vay lần đầu Vay lần gần đây nhất Vốn chung Vốn trung – dài Vốn Đa mục đích Vốn đặc biệt 8 – Khi vay được vốn, cô/chị thường đầu tư vào họat động nào? (lựa chọn nhiều câu trả lời và ghi cụ thể vào chỗ trống) □ Trồng trọt:…………………………… □ Buôn bán–dịch vụ: ....………………………………………… □ Chăn nuôi:…………………………… □ Thủ công: …………………………………... □ Xây nhà, đào giếng □ Học hành cho con cái □ Khác …………………………………………... 9 – Cô/chị hiện có tham gia họat động tiết kiệm tự nguyện của TYM không? □ Có □ Không Nếu Có tham gia họat động này, cô/chị vui lòng cho biết số tiền tiết kiệm tự nguyên trung bình hàng tuần là bao nhiêu? …………………………………………………đồng 10 - Thu nhập trung bình mỗi tháng của gia đình cô/chị là bao nhiêu? …………………………..đồng 11 – Các nguồn tạo ra thu nhập chính (có thể lựa chọn nhiều câu trả lời) □ Trồng trọt □ Làm thuê □ Chăn nuôi □ Thủ công □ Buôn bán và dịch vụ 12 - Hiện trong gia đình có sử dụng bất cứ loại máy sản xuất nào không: □ Có □ Không Nếu Có, hãy kể cụ thể loại máy nào: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 13 – Tình trạng nhà ở : □Tường nhà: □ Vách □ Gạch xây □Mái nhà □ Mái tranh □ Mái ngói □ Mái bằng 14 – Hiện trong gia đình cô/chị có các vật dụng nào sau đây: (có thể lựa chọn nhiều câu trả lời) □ Xe máy □ Tivi □ Xe đạp □ Đài Radio 15 – Mỗi tháng gia đình cô/chị đi chợ mua thức ăn bao nhiêu lần? ……………………..lần 16 – Mỗi lần đi chợ, thường bỏ ra bảo nhiêu tiền để mua thức ăn? ……………………..đồng 17 – Với mức chi tiêu cho thức ăn như vậy, gia đình cô/ chị có đủ ăn không? □Có □Không 18 – Cô/chị hiện có đang mắc các căn bệnh nào sau đây không?(có thể lựa chọn nhiều câu trả lời) □ Không mắc bệnh nào □ Bệnh phụ khoa □ Lao phổi □ Đau khớp, xương □ Tim mạch □ Bệnh khác …………………………………. 19 - Hiện cô/chị có bao nhiêu con? …………………………………………….. 20 – Cô/ chị có sử dụng bất cứ biện pháp kế hoạch hóa gia đình nào không? □ Có □ Không 21 – Quá trình mang thai của Cô/chị có từng xảy ra biến chứng nào không? □ Có □ Không 22 – Khi mang thai, cô/chị có đi khám thai thường xuyên không? □ Có □ Không 23 – Trẻ em sinh ra có gặp các biến chứng sau không? □ Chết yểu (trẻ chết khi chưa được 1 tuổi) □ Suy dinh dưỡng □ Dị tật bẩm sinh □ Hòan tòan khỏe mạnh □ Bệnh khác ………………………….. 24 – Với các con trên 6 tuổi của cô/chị, hiện các cháu đang học ở những cấp học nào? (có thể lựa nhiều câu trả lời nếu cô/chị có nhiều con) □ Không đi học □ Cấp 1 □ Cấp 2 □ Cấp 3 □ Cao đẳng/Đại học 25 – Trong gia đình, cô/chị có được tham gia bàn bạc các công việc làm ăn, kinh doanh, tiêu dùng hay tương lai của con cái hay không? □Có □Không 26 – Cô/chị có được đưa ra quyết định cúôi cùng về làm ăn, kinh doanh, tiêu dùng hay tương lai của con cái? □Hòan tòan không □Quyết định một phần □ Quyết định hòan toàn 27 – Cô/chị có tham gia bất cứ họat động xã hội nào tại địa phương không? □ Có □ Không 28 – Cho biết nguyện vọng trong tương lai của chị đối với Quỹ TYM Về vốn vay ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Về sản phẩm tiết kiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Về Quỹ tương trợ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Về hoạt động đào tạo .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Xin trân thành cảm ơn! Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề này trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập Tác giả chuyên đề Trần Thị Ngọc Tú NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP QUỸ TÌNH THƯƠNG (TYM), HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM Sinh viên : Trần Thị Ngọc Tú Lớp : Tài chính doanh nghiệp 45C Khoá : 45 Khoa : Ngân hàng – Tài chính Tên đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động cung cấp các dịch vụ tài chính tại Quỹ Tình Thương (TYM), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “ Nhận xét của đơn vị thực tập: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày…tháng… năm 2007 Người nhận xét NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Thu Hà Nhận xét chuyên đề thực tập Sinh viên: Trần Thị Ngọc Tú Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 45C ……….Khoa: Ngân hàng – Tài chính Đề tài:”Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động cung cấp dịch vụ tài chính tại Qũy Tình Thương (TYM), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” …………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Điểm - Bằng số: - Bằng chữ: Người nhận xét ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36662.doc
Tài liệu liên quan