Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội

Tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế thế giới đã và đang là một xu thế tất yếu trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Trong điều kiện này, ở Việt Nam hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại không chỉ góp phần nâng cao uy tín và vai trò của ngân hàng đó trong phạm vi khu vực và trên trường quốc tế mà còn hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho phát triển kinh tế đối ngoại và công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Chí... Ebook Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh vì vậy, việc tổng kết thực tiễn và tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc tế tại một ngân hàng thương mại là điều vô cùng cần thiết. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (NHNo Tây Hà Nội) là một chi nhánh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam), nằm ở trung tâm phía Tây Hà Nội, một khu vực rất năng động và có nhiều trụ sở của các doanh nghiệp lớn. Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội tuy mới được hình thành nhưng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, phát triển khá nhanh chóng và đã đóng góp một phần không nhỏ trong kết quả kinh doanh chung của toàn ngân hàng. Tuy vậy, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội đã gặp phải khá nhiều khó khăn và bộc lộ những mặt hạn chế cần được khắc phục. Chính từ thực tế của hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo Tây Hà Nội, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Các phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu gồm phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp và so sánh…phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu 3. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hoạt động Thanh toán quốc tế Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước. Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản thân quốc gia mình. Để có thể tồn tại và phát triển, các quốc gia phải tiến hành trao đổi kinh tế và thương mại với nhau. Chính việc trao đổi này đã làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này đối với một nước khác. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia. Thanh toán quốc tế có những đặc điểm khác biệt rõ ràng so với thanh toán quốc nội: Thứ nhất, thanh toán quốc tế khác thanh toán quốc nội là ở yếu tố ngoại quốc. Hoạt động thanh toán quốc tế cũng có những đặc điểm tương tự như hoạt động thanh toán trong nước, tuy vậy nó khác thanh toán quốc nội ở yếu tố ngoại quốc. Trong đó, yếu tố ngoại quốc được thể hiện trên các thành tố cụ thể như: + Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế là những người cư trú và phi cư trú, không phân biệt quốc tịch hay khác quốc tịch hoặc giữa những người phi cư trú với nhau. + Tiền tệ trong thanh toán quốc tế được chuyển khoản từ tài khoản người phi cư trú sang tài khoản người cư trú hoặc giữa tài khoản hai người phi cư trú với nhau không kể tài khoản đó mở ở một ngân hàng hay ở hai ngân hàng ở trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau. + Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế phải là ngoại tệ đối với một trong hai nước hoặc có thể là nội tệ có nguồn gốc ngoại tệ. Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng. Chính vì vậy, ngoài những đặc điểm truyền thống của một loại hình dịch vụ ngân hàng như dịch vụ mang tính vô hình, quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, không thể lưu trữ được dịch vụ thì dịch vụ thanh toán quốc tế còn có một số đặc điểm riêng khác như: cung ứng dịch vụ qua biên giới quốc gia, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ. Thứ ba, hoạt động thanh toán quốc tế còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nguyên nhân phát sinh những rủi ro này là không gian thanh toán lớn, thời gian thanh toán dài, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật phục vụ thanh toán quốc tế ở các quốc gia chưa đồng đều… Cuối cùng, hệ thống thanh toán quốc tế phát triển ngày một hoàn thiện, thanh toán quốc tế điện tử sẽ có chỗ đứng thích đáng vào cuối thế kỷ này và dần dần thay thế cho thanh toán quốc tế chứng từ truyền thống. 1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế Khi các quan hệ về thương mại và kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng như ngày này thì thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại càng có vị trí quan trọng. Nó làm cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có thanh toán quốc tế, hoạt động giao lưu buôn bán giữa nước ta và các nước bạn được thuận lợi từ đó giúp ta phát huy được những lợi thế tương đối. Bên cạnh đó chúng ta còn có thể học hỏi được ở các nước phát triển hơn về kinh nghiệm cũng như các công nghệ hiện đại trong mọi lĩnh vực đời sống. Một nội dung quan trọng của thanh toán quốc tế là việc bảo lãnh khách hàng trong nước, thanh toán cho các Ngân hàng nước ngoài. Để làm được điều này các ngân hàng trong nước cần mở quan hệ đại lý với các đối tác nước ngoài. Điều này góp phần tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho bạn hàng quốc tế. Do đó cũng góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Việc hoạt động thanh toán quốc tế phát triển và được tổ chức tốt còn là một động lực đối với các doanh nghiệp trong nước để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đem lại lợi ích to lớn cho quốc gia. Thanh toán quốc tế giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành an toàn, tiện lợi và tối thiểu hóa chi phí so với việc thanh toán bằng tiền mặt. Thêm vào đó, khách hàng còn được tư vấn, hướng dẫn các kỹ thuật trong thanh toán nhằm hạn chế rủi ro và tạo độ tin cậy lớn cho giao dịch. Mặt khác, với những khách hàng không đủ khả năng tài chính, Ngân hàng cũng có thể cho vay để thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh mở L/C, chiết khấu chứng từ….Qua đó các doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới. Thực hiện thanh toán quốc tế, Ngân hàng có thể giám sát được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại được đề ra. 1.1.2.2. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho các Ngân hàng. Điều này xuất phát từ việc khách hàng theo quy định phải ký quỹ một khoản tiền nhất định khi yêu cầu Ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế cho mình. Nguồn tiền này khá ổn định và phát sinh thường xuyên do nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi kỳ hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán chưa đến, đây sẽ là một nguồn tạo thanh khoản cho Ngân hàng dưới hinh thức tiền tệ tập trung nhờ thanh toán. Thanh toán quốc tế tạo động lực cho Ngân hàng phát triển ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Do yêu cầu của dịch vụ cần nhanh chóng, chính xác và kết nối quốc tế, thanh toán quốc tế luôn đòi hỏi sự đầu tư lớn về công nghệ, viễn thông và xử lý dữ liệu. Điều này làm nâng cao tính hiện đại của hệ thống công nghệ trong toàn Ngân hàng, Thêm vào đó, thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ đòi hỏi trình độ cao về chuyên môn, ngoại ngữ, luật pháp trong nước cũng như quốc tế. Do đó đòi hỏi cán bộ Ngân hàng phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, trau dồi về kiến thức để phù hợp với yêu cầu công việc. Trên cơ sở giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng về công nghệ và nhân lực, thanh toán quốc tế giúp các Ngân hàng tạo dựng được uy tín, niềm tin với khách hàng, thu hút nhiều khách hàng mới có nhu cầu thanh toán quốc tế, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận trên thị trường. Điều này là hết sức quan trọng trong bối cảnh ngành Ngân hàng Việt Nam sắp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng lớn nước ngoài khi mở cửa ngành Ngân hàng theo cam kết gia nhập WTO. 1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong NHTM 1.2.1. Phương thức chuyển tiền 1.2.1.1. Khái niệm và các văn bản pháp lý liên quan Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định. Các văn bản pháp lý liên quan: Do quy trình chuyển tiền khá đơn giản nên không cần có các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh việc chuyển tiền. Việc chuyển tiền chỉ được điều chỉnh bằng luật quốc gia của nước chuyển tiền và các thỏa thuận đại lý ký kết giữa ngân hàng các nước. 1.2.1.2. Các bên tham gia vào qui trình chuyển tiền Người trả tiền (Payer): người nhập khẩu, người bị ký phát.. Người chuyển tiền (Remitter): là người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển tiền phát sinh từ các thu nhập yếu tố... Người hưởng lợi (Benificiary): là người nhận tiền do người yêu cầu chuyển tiền chỉ định. Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàng ở nước người yêu cầu chuyển tiền chỉ định. Ngân hàng trung gian (Intermidiary bank) hay ngân hàng trả tiền (Paying bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người hưởng lợi. 1.2.1.3. Quy trình chuyển tiền Quy trình chuyển tiền của Ngân hàng được thể hiện ở sơ đồ 1.1 sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình chuyển tiền Ngân hàng chuyển tiền Người yêu cầu Người hưởng lợi Ngân hàng trả tiền 4 3 2 1 6 5 (1) Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận. (2) Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. (3) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền. (4) Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi. (5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền. (6) Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi. 1.2.1.4. Các hình thức chuyển tiền Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T, có những dạng điện là: Telex, Fax, EFT (Electronic Funds Transfer) và SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Trong đó SWIFT là hình thức phổ biến ngày nay do phương thức chuyển tiền này có ưu điểm là chuyển thông tin thanh toán nhanh chóng với giá thành hạ và an toàn. Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): phương tiện này tuy có chi phí rẻ nhưng tốc độ thanh toán chậm nên ít được sử dụng. 1.2.1.5. Trường hợp áp dụng Phương thức chuyển tiền chủ yếu được sử dụng là một bộ phận của phương thức thanh toán khác, thường là kết thúc của phương thức thanh toán khác như nhờ thu, ghi sổ, bảo lãnh ngân hàng… Phương thức này cũng được áp dụng một cách độc lập trong thanh toán phi thương mại như: - Chuyển tiền thanh toán cung ứng dịch vụ cho nước ngoài - Chuyển kiều hối, chuyển tiền cho du học sinh - Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài… Trong thanh toán quốc tế, phương thức này chỉ có lợi cho người nhập khẩu do người nhập khẩu nhận hàng xong mới phải chuyển tiền trả cho người xuất khẩu. Vai trò của ngân hàng thương mại trong phương thức chuyển tiền: Trong phương thức thanh toán này, ngân hàng thương mại chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán, thực hiện lệnh thanh toán và hưởng phí dịch vụ từ việc chuyển tiền. Chính vì vậy, ngân hàng ít phải gánh chịu rủi ro trừ khi ngân hàng cấp tín dụng cho người thanh toán. 1.2.2. Phương thức nhờ thu 1.2.2.1. Khái niệm và các văn bản pháp lý điều chỉnh Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Các văn bản pháp lý điều chỉnh: Các quy tắc thống nhất về nhờ thu số 522 của ICC, bản sửa đổi năm 1995, có hiệu lực từ 01/01/1996, viết tắt là URC (Uniform Rules for Collection revision) 1.2.2.2. Các bên tham gia Người xuất khẩu, người hưởng lợi (Principal) Người nhập khẩu, người trả tiền (Drawee) Ngân hàng nước người xuất khẩu, ngân hàng chuyển (Remitting bank) Ngân hàng đại lý, ngân hàng nhờ thu (Collecting bank) 1.2.2.3. Phân loại và quy trình thực hiện a/ Nhờ thu trơn (Clean collection) Phương thức nhờ thu trơn là phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu từ các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mình thu được nên phải ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ. Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu trơn 7 2 Ngân hàng chuyển Người hưởng lợi Ngân hàng thu Người trả tiền 6 1 3 4 5 (1) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ và gửi trực tiếp chứng từ giao hàng cho người nhập khẩu. (2) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ ký phát một hối phiếu, một hóa đơn đòi tiền người nhập khẩu và viết lệnh nhờ thu ủy thác cho ngân hàng nước mình thu tiền từ người nhập khẩu. (3) Ngân hàng chuyển ủy thác cho ngân hàng đại lý của nước mình ở nước người nhập khẩu bằng thư nhờ thu và kèm với hối phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu ngân hàng này thu tiền từ người nhập khẩu. (4) Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu người nhập khẩu trả tiền nếu là hối phiếu trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền nếu là hối phiếu trả chậm. (5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người hưởng lợi, nếu nhờ thu hối trả chậm thì ngân hàng sẽ chuyển trả hối phiếu đã được người nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán. (6) Ngân hàng đại lý báo có tài khoản của ngân hàng chuyển. (7) Ngân hàng chuyển báo có tài khoản của người hưởng lợi. b/ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu ghi trên các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mình thu được từ người bị ký phát mà phải ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên các công cụ thanh toán với điệu kiện là sẽ giao chứng từ nếu người bị ký phát thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện điều kiện khác đã quy định. Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng chuyển Người hưởng lợi Ngân hàng thu Người trả tiền 6 7 2 1 3 4 5 (1) Giao hàng. (2) Lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu. (3) Ủy thác cho ngân hàng đại lý thu hộ tiền. (4) Xuất trình hối phiếu đòi tiền và yêu cầu thực hiện các điều kiện nhờ thu: D/P, D/A, D/TC. (5) Người trả tiền chấp nhận hay từ chối thanh toán. (6) Ngân hàng thu thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán. (7) Ngân hàng chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán. Có ba loại nhờ thu kèm chứng từ: Thứ nhất là nhờ thu trả tiền đổi lấy chứng từ - D/P (Documents Against Payment). Loại này thường được áp dụng trong mua bán trả ngay, người bán yêu cầu ngân hàng chỉ trao chứng từ cho người mua khi người mua đã trả tiền hối phiếu cho người ký phát. Thứ hai là nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ - D/A (Documents Against Acceptance), người bán yêu cầu ngân hàng chỉ trao chứng từ cho người mua khi người mua chấp nhận trả tiền hối phiếu do người bán ký phát. Cuối cùng là nhờ thu trao chứng từ khi thực hiện các điều kiện khác – D/TC (Documents Against other Terms and Conditions), người bán yêu cầu ngân hàng chỉ trao chứng từ cho người mua khi người mua chấp nhận các điều kiện khác do người bán yêu cầu. 1.2.2.4. Ưu nhược điểm và trường hợp áp dụng a/ Phương thức nhờ thu phiếu trơn Ưu điểm của phương thức nhờ thu phiếu trơn là quyền lợi của người nhập khẩu luôn được đảm bảo hơn so với người xuất khẩu. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể từ chối thanh toán, không nhận hàng khi tình hình thị trường có bất lợi với họ. Tuy vậy phương thức này cũng có nhược điểm là không đảm bảo được quyền lợi cho người bán vì việc nhận hàng hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do vậy người nhập khẩu có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền. Người nhập khẩu thường dựa vào lợi thế này để chiếm dụng vốn của người xuất khẩu, thanh toán chậm, thiếu, thậm chí viện nhiều lý do để từ chối thanh toán, trong khi hàng đã nhận và tiêu thụ. Đối với người mua cũng bất lợi khi hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay mà không biết việc giao hàng có đúng với hợp đồng hay không. Vị trí của ngân hàng trong phương thức này chỉ là một trung gian thu hộ tiền cho khách hàng còn có thu được không, có đủ không, có đúng hạn hay không thì ngân hàng không chịu trách nhiệm. b/ Phương thức nhờ thu kèm chứng từ Phương thức nhờ thu kèm chứng từ có ưu điểm là quyền lợi của người xuất khẩu đã được đảm bảo hơn do có sự khống chế của chứng từ. Bên cạnh đó, quyền lợi của người nhập khẩu cũng được đảm bảo do họ chỉ phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán khi họ muốn nhận hàng. Phương thức này vẫn còn có nhược điểm là người bán thông qua ngân hàng mới khống chế quyền định đoạt của người mua, chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền khi tình hình thị trường bất lợi với họ. Hơn nữa việc trả tiền còn quá chậm chạp, từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có khi kéo dài vài tháng hoặc nửa năm. Trong phương thức này ngân hàng cũng vẫn chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền cho khách hàng và không có trách nhiệm đến việc thu tiền có đạt kết quả hay không. Tuy vậy, so với phương thức nhờ thu trơn, ngân hàng trong phương thức này có thêm trách nhiệm khống chế chứng từ thương mại vì quyền lợi của người xuất khẩu. Do các hạn chế của phương thức nhờ thu nên phương thức này ngày nay ít được sử dụng. Những trường hợp áp dụng phương thức này là: người hưởng lợi và người trả tiền phải tin cậy lẫn nhau, do việc có trả tiền hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người trả tiền. Ngoài ra ở một số thị trường không có tập quán sử dụng phương thức tín dụng chứng từ thì phương thức nhờ thu cũng được sử dụng. 1.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.3.1. Khái niệm và các văn bản pháp lý điều chỉnh Nguồn pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ là “Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số 500, bản sửa đổi năm 2000” của Phòng thương mại quốc tế – UCP 500 (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, Revision 2000, ICC Publication No 500). Tuy vậy bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên đương sự phải thỏa thuận ghi vào L/C, đồng thời có thể thỏa thuận khác, miễn là có ghi rõ trong nội dung L/C. Ngoài ra còn có các văn bản khác điều chỉnh như: Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra chứng từ theo L/C số 645 năm 2003 Phòng thương mại quốc tế (International Standard Banking Practice for the examination of documents under documentary credits – ISBP 645 2003 ICC) và Bản phụ trương UCP 500 về việc xuất trình chứng từ điện tử (Supplement to UCP500 for Electronic Presentation, version 1.0. eUCP 1.0 2002 ICC). 1.2.3.2. Các bên tham gia Người yêu cầu mở thư tín dụng, là người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác (Applicant). Ngân hàng phát hành thư tín dụng, là ngân hàng của người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu (Issuing Bank). Người hưởng lợi thư tín dụng, là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định (Beneficiary). Ngân hàng thông báo thư tín dụng, là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi (Advising Bank). Ngoài ra còn có thể các chủ thể khác tham gia như: Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng cam kết thanh toán cho người xuất khẩu thay cho ngân hàng mở L/C. Ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank): là ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ của người xuất khẩu sau đó ngân hàng này đứng ra đòi tiền ngân hàng mở L/C. Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank): trong trường hợp tín dụng được phép chuyển nhượng thì ngân hàng này sẽ đứng ra làm thủ tục chuyển nhượng thư tín dụng từ người hưởng thứ nhất sang người hưởng lợi thứ hai theo yêu cầu của người mở thư tín dụng và người hưởng lợi thứ nhất. Ngân hàng hoàn tiền (Reimbursing Bank): là ngân hàng được ngân hàng mở L/C chỉ thị hoặc ủy quyền hoàn tiền cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (tức ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng chiết khấu) khi nhận được cam kết của ngân hàng này rằng bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Ngân hàng mở L/C phải chuyển tiền ngay tới ngân hàng hoàn tiền khi nhận được thông báo hoàn tiền của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. 1.2.3.3. Quy trình thực hiện Sơ đồ 1.4:Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 5 Người hưởng lợi Người yêu cầu Chi nhánh ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo Ngân hàng phát hành 7 6 3 5 2 1 6 7 8 8 1 1 4 (1) Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ. (2) Phát hành L/C qua ngân hàng đại lý cho người xuất khẩu hưởng lợi. (3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản L/C gốc cho người hưởng lợi. (4) Giao hàng. (5) Xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. (6) Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêu cầu. (7) Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán. (8) Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ. 1.2.3.4. Thư tín dụng thương mại Thư tín dụng thương mại (Letter of credit – L/C) là một chứng thư trong đó ngân hàng phát hành L/C sẽ cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Thư tín dụng thương mại có tính chất rất quan trọng là thư tín dụng được soạn thảo trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương nhưng sau khi phát hành nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán ngoại thương. Nội dung thư tín dụng thương mại gồm có: - Số hiệu, địa chỉ, ngày mở L/C - Tên, địa chỉ những người liên quan đến L/C - Số tiền thư tín dụng - Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C - Những nội dung về hàng hóa - Những nội dung về vận tải và giao nhận hàng hóa - Những chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình - Sự cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/C - Những điều khoản đặc biệt khác - Chữ ký của ngân hàng phát hành L/C Các loại thư tín dụng thương mại thường thấy trong thanh toán quốc tế gồm các loại như: Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C ): là loại L/C mà sau khi được phát hành thì ngân hàng phát hành L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung trong thời hạn của nó. Thư tín dụng có thể hủy ngang ( Revocable L/C): là loại L/C mà sau khi được phát hành thì ngân hàng phát hành được có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C. Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì ngân hàng phát hành L/C không còn quyền đòi lại tiền người hưởng lợi L/C trong bất cứ trường hợp nào. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó cứ tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): là loại thư tín dụng trong đó có quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L/C, hoặc là ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một người hay nhiều người khác. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): người hưởng lợi một L/C dùng L/C như một tài sản thế chấp để yêu cầu phát hành một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng, L/C phát hành sau gọi là L/C giáp lưng. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra. Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C): là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được một ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C. Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại L/C ứng trước một phần tiền cho người hưởng lợi L/C trước khi giao hàng. Thư tín dụng thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C): là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó ngân hàng phát hành L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong L/C đó. 1.2.3.5. Ưu nhược điểm và trường hợp áp dụng Đối với người xuất khẩu Ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ đối với người xuất khẩu là việc khả năng thanh toán đã được đảm bảo hơn. Người xuất khẩu nếu sử dụng phương thức này sẽ được đảm bảo chắc chắn rằng sau khi giao hàng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo những điều qui định trong L/C thì được thanh toán tiền hàng nhanh chóng. Ngoài ra, khả năng vay vốn của người xuất khẩu theo L/C cũng cao hơn. Do người xuất khẩu thường không sử dụng tiền tự có của mình để đi gom hàng mà thường đi vay vốn. Nếu người xuất khẩu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, khả năng được thanh toán của họ cao hơn, do vậy sẽ dễ được chấp nhận cho vay hơn. Hơn nưa, họ cũng có thể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ cho xuất khẩu như: chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ. Đối với người xuất khẩu, phương thức này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như nếu người nhập khẩu không thiện chí trong việc thanh toán họ sẽ tìm những sai sót, dù là nhỏ nhặt nhất của bộ chứng từ để quy thành lỗi bề mặt. Và trong trường hợp họ phát hiện được bất kỳ sự không phù hợp nào giữa L/C và hợp đồng họ cũng có thể từ chối trả tiền, khi đó người xuất khẩu sẽ không được thanh toán do L/C chỉ có tính chất bề mặt. Hơn nữa, dù người xuất khẩu có thể dùng bộ chứng từ như một phương thức tài trợ nhưng chi phí sử dụng phương thức này cao và đôi khi nếu các bên không đáp ứng được những quy định của L/C hoặc do sơ suất nên việc thanh toán bị trì hoãn thậm chí là từ chối thanh toán. Đối với người nhập khẩu Người nhập khẩu nếu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ sẽ có những điểm lợi là người nhập khẩu sẽ được đảm bảo chắc chắn rằng nếu mình trả tiền thì sẽ nhận được hàng và việc thanh toán chỉ được thực hiện khi bộ chứng từ là phù hợp. Hơn nữa, người nhập khẩu còn có thể yên tâm vì bộ chứng từ sẽ do ngân hàng kiểm tra, do vậy sẽ ít có sơ suất và dù ngân hàng có trả tiền cho người xuất khẩu rồi thì người nhập khẩu vẫn có quyền kiểm tra chứng từ lần nữa, nếu thấy không phù hợp thì có thể từ chối thanh toán. Ngoài ra, khi sử dụng L/C người nhập khẩu còn có thể sẽ được ngân hàng tài trợ vốn tín dụng hoặc được ngân hàng ưu đãi bằng cách cho vay tín dụng theo cách ký quỹ nhỏ hơn 100% giá trị L/C hoặc thanh toán trước cho người xuất khẩu rồi mới đòi tiền người nhập khẩu. Tuy vậy cũng có một số nhược điểm khi người nhập khẩu sử dụng phương thức L/C, đó là phương thức này có thể đem đến rủi ro cho người nhập khẩu do thanh toán bằng L/C là giao dịch trên cơ sở chứng từ nên khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền, bản thân người nhập khẩu vẫn chưa xác định được hàng hóa. Vì thế, có thể người mua sẽ phải chịu thiệt hại khi người bán có hành vi lừa đảo giao hàng không đúng với chứng từ đã lập hoặc người bán làm cách nào đó có được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu của L/C nhưng chưa giao hàng hoặc giao hàng thiếu, giao hàng kém chất lượng… Một nhược điểm khác đó là chi phí thanh toán bằng phương thức này khá cao do người mua ngoài việc phải ký quỹ mở L/C còn phải trả phí cam kết vay vốn hoặc chuyển khoản thanh toán và các chi phí khác. Đối với ngân hàng Phương thức tín dụng chứng từ đưa ra một hình thức đảm bảo cho các bên tham gia, gồm có cả ngân hàng, đảm bảo thanh toán với diều kiện các điều kiện của L/C được thực hiện và phù hợp. Ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra bề mặt trong thời hạn quy định xem có phù hợp với L/C hay không, ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ, mọi tranh chấp về tính chất “bên trong” của chứng từ do người nhập khẩu và người hưởng lợi L/C giải quyết. Hơn nữa, thông qua phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng còn có thể thu một khoản phí dịch vụ hoặc thu được một khoản lãi nếu khách hàng vay… Tuy nhiên phương thức L/C cũng là phương thức chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng hơn so với phương thức nhờ thu và phương thức chuyển tiền. Do trong phương thức này, ngân hàng đã tham gia với tư cách là một thành viên của hoạt động thanh toán, vì vậy cũng phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. Tuy ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực “bề ngoài” của bộ chứng từ nhưng nếu kiểm tra không kỹ, dù có sai sót nhưng vẫn trả tiền cho người xuất khẩu thì sau đó nếu người nhập khẩu kiểm tra lại thấy bộ chứng từ không hoàn hảo thì sẽ có quyền từ chối thanh toán lại cho ngân hàng. Mọi hậu quả phát sinh do lỗi của mình, ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Mặt khác, nếu người nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán khi đến hạn hoặc không muốn thanh toán thì ngân hàng cũng phải chịu rủi ro. Như vậy, trong phương thức tín dụng chứng từ, vai trò của ngân hàng đã trở nên quan trọng hơn, ngân hàng đã tham gia vào quá trình giao dịch thương mại với tư cách là một thành viên, không p._.hải chỉ là một trung gian thu tiền hộ. Mối quan hệ thương mại giữa các bên trở thành mối quan hệ tín dụng ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển các hoạt động kinh doanh của mình. Các phương thức thanh toán trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, trong mua bán quốc tế, người ta có thể lựa chọn tùy vào thỏa thuận của các bên. Tuy vậy, xét cho cùng, việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn. 1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM 1.3.1. Các yếu tố khách quan 1.3.1.1. Cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống cán cân của các nước. Tình trạng của nó có ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối của một quốc gia và qua đó ảnh hưởng đến ngoại thương và khả năng thực hiện thanh toán quốc tế của các Ngân hàng. Tình trạng dư thừa hay thâm hụt trong cán cân thanh toán sẽ dẫn đến sự tăng hay giảm của đồng nội tệ và dẫn đến việc ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. 1.3.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái Từ trước đến nay, tỷ giá hối đoái luôn là một công cụ sắc bén để điều tiết những hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là ngoại thương. Tỷ giá cao hay thấp sẽ trực tiếp khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu. Và rõ ràng điều này ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. 1.3.1.3. Chính sách quản lý ngoại hối Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ; cũng như việc trao đổi, sử dụng, mua bán ngoại tệ trên thị trường và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài. Chính vì vậy Ngân hàng thương mại khi hoạt động thanh toán quốc tế phải đảm bảo chấp hành, nghiêm ngặt các quy định quản lý ngoại hối Nhà nước đã ban hành. Sự hợp lý, hay không phù hợp của chính sách ngoại hối đều có ảnh hưởng đến việc thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mai, 1.3.1.4. Tình hình phát triển các hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển thương mại quốc tế của một quốc gia. Nếu hoạt động này phát triển tốt, nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa cao, hoạt động thanh toán quốc tế sẽ có điều kiện mở rộng. Ngược lại sự trì trệ trong thương mại quốc tế sẽ thu hẹp hoạt động thanh toán quôc tế nói chung tại các Ngân hàng thương mại. 1.3.2. Các yếu tố chủ quan 1.3.2.1. Nguồn lực của Ngân hàng Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế mà vấn đề nguồn lực còn có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Một nguồn lực mạnh sẽ giúp Ngân hàng vận hành trôi chảy các hoạt động của mình, không ngừng mở rộng quy mô. Bên cạnh đó, nguồn lực của mỗi Ngân hàng là yếu tố quyết định đến việc cải tiến, đổi mới công nghệ trong thanh toán quốc tế. Điều này có thể quyết định tính cạnh tranh hay lợi nhuận của bản thân Ngân hàng. Không có một nền công nghệ hiện đại, tất yếu Ngân hàng sẽ mất đi tính cạnh tranh và khách hàng. Nguồn lực ngoài vốn, trang thiết bị, công nghệ, còn phải kể đến nguồn nhân lực. Đối với thanh toán quốc tế, đòi hỏi nhân lực có trình độ cao thì chất lượng nhân lực thực sự là mang tính quyết định. 1.3.2.2. Uy tín của Ngân hàng thương mại Hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi Ngân hàng phải có được mạng lưới rất rộng kết nối với các Ngân hàng bạn, cả trong và ngoài nước. Mạng lưới này có được mở rộng hay không phụ thuộc vào việc uy tín của Ngân hàng đến đâu, được thể hiện ở các mặt như: kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, khả năng thanh toán, thời gian thanh toán, khả năng nâng cấp, cập nhật kỹ thuật mới, danh mục các dịch vụ,..Điều này đồng thời thể hiện khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng thương mại. 1.3.2.3. Mạng lưới Ngân hàng đại lý Để tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế, các Ngân hàng thương mại phải tiến hành mở quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài nhằm giải quyết các công việc ngay tại thị trường đó. Các ngân hàng đại lý giúp cho ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ đến những nơi mà hệ thống chi nhánh của Ngân hàng chưa tiếp cận được. Như vậy mạng lưới ngân hàng đại lý càng lớn thì dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng càng hoạt động hiệu quả và khả năng chiếm thị trường càng lớn. Ngoài ra, Ngân hàng thương mại cũng có thể tăng doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ như: bao thanh toán, nhờ thu đối với các Ngân hàng đại lý trong mạng lưới của mình. 1.3.2.4. Công nghệ thanh toán Từ trước tới nay, sự phát triển của công nghệ luôn là động lực cho sự phát triển của mọi hoạt động trong nền kinh tế. Việc Ngân hàng thương mại áp dụng được các công nghệ tiên tiến vào hoạt động thanh toán quốc tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy nhanh quá trình và thời gian thanh toán, tạo điều kiện giao dịch thuận lợi nhất cho khách hàng. Chính vì vậy đổi mới công nghệ là vấn đề sống còn trong việc phát triển thanh toán quốc tế. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội 2.1.1. Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát  triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ chế thị trường, hoạt động ngân hàng thương mại được thay đổi về cơ bản và toàn diện với hai pháp lệnh ngân hàng 23/5/1990, hệ thống ngân hàng nước ta đã chuyển từ một cấp sang hai cấp, tách biệt hai chức năng quản lý và kinh doanh. NHNo&PTNT từ khi ra đời chủ yếu hoạt động tại các tỉnh, huyện. Sau một thời gian, cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường đã lập các chi nhánh ở các quận để phục vụ các tầng lớp nhân dân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Cũng chính vì lý do đó, NHNo&PTNT, chi nhánh Tây Hà Nội đã được thành lập theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT –TCCB (Quyết định của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam). Theo đó: Tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội Trụ sở chính: Đặt tại số 115, phố Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Chi nhánh Ngân hàng Nông  nghiệp và phát triển thôn Tây Hà Nội là Chi nhánh Ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được đánh giá là một trong những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nước. Trải qua gần 5 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Tây Hà Nội đã tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hoà mình với sự phát triển vượt bậc của hệ thống điện tử trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tính cho đến nay, chi nhánh đã tạo lập và xây dựng được một đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi nghiệp vụ, nhiệt tình, đoàn kết cùng đưa chi nhánh phát triển vững mạnh. Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn Thành phố Hà Nội,tính đến nay Chi nhánh Tây Hà Nội đã có 4 Chi nhánh cấp II và 7 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của Chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế. 2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính Dịch vụ tiền gửi: Chi nhánh thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn Dịch vụ tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế Cho vay vốn, đồng tài trợ Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, CNV và các đối tượng khác Cho vay theo dự án, tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án trong nước và quốc tế. Dịch vụ thanh toán trong nước: Nhận tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước Thu, chi hộ Chi trả lương qua tài khoản,..... Dịch vụ kinh doanh đối ngoại: Chi nhánh Tây Hà Nội đang hướng tới phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng trên nền công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán hiện đại - an toàn - tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế. Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền(TTR) Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phi thương mại. Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu. Thanh toán, chuyển tiền biên giới Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế Thu đổi ngoại tệ. Các sản phẩm dịch vụ khác: Thu tiền tại nơi yêu cầu của Khách hàng khi số dư tiền gửi đạt triên 100 triệu đồng. Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức. Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế. Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN Tây Hà Nội Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trên cơ sở nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của mình, trong thời gian qua chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã đạt được những kết quả nổi bật sau: 2.2.1. Hoạt động huy động vốn Cùng với việc Ngân hàng NN&PTNT ngày càng được mở rộng và với sự quan tâm đầu tư công nghệ hiện đại đúng mức, cán bộ công nhân viên được đào tạo liên tục nhờ đó mà hoạt động huy động vốn của chi nhánh phát triển không chỉ ở chất mà còn phát triển về lượng. (Bảng 2.1) Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2003-2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng nguồn 852.093 2.463.529 2.672.541 2.751.395 3.644.808 Nội tệ 600.331 1.788.820 1.995.386 2.244.235 2.436.126 Ngoại tệ 251.762 674.709 677.155 507.124 511.239 Tiền gửi dân cư 17.599 713.956 1.016.296 1.425.077 1.503.081 Tiền gửi tổ chức kinh tế 52.950 499.400 372.525 1.123.431 1.214.203 Tiền gửi tổ chức tín dụng 637.555 972.847 963.750 202.851 164.231 Tiền gửi khác 143.989 277.326 320.000 320.000 252.000 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2007) Bảng 2.1 cho thấy tổng nguồn huy động của chi nhánh liên tục tăng từ khi mới thành lập và cũng thay đổi theo cơ cấu nhất định đối với từng đối tượng khách hàng. Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng từ 852.093 triệu đồng năm 2003 lên 2.463.529 triệu đồng năm 2004, đến năm 2007 con số này đã tăng lên tới 3.644.808 triệu đồng, gấp hơn 4 lần so với năm 2003. Không chỉ có sự biến đổi tăng về lượng, cơ cấu nguồn huy động của từng nhóm đối tượng khách hàng cũng có những thay đổi rõ rệt trong giai đoạn từ 2003 đến 2007 (Biểu đồ 2.1) Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn huy động từ năm 2003 đến 2007 Từ biểu đồ có thể thấy trong cơ cấu huy động tiền gửi, việc huy động từ nhóm khách hàng dân cư tăng lên một cách khá mạnh theo từng năm trong khi từ nhóm các tổ chức tín dụng thì lại giảm tương đối. Điều này phù hợp với chiến lược sản phẩm của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội là tung ra thị trường các sản phẩm kích thích khối khách hàng dân cư đang ngày càng tăng ở thành thị. Các sản phẩm có thể kể đến như: tiết kiệm điện tử, khuyến khích dân cư dựa vào dự thưởng… đã thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003 số vốn huy động từ dân cư là 17.599 triệu đồng chiếm 2% trong cơ cấu tổng nguồn huy động. Đến năm 2006 con số này tăng lên thành 1.425.077 triệu đồng và đóng góp tới 52% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Điều này thể hiện rất rõ chiến lược sản phẩm của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội là hướng vào khách hàng khối dân cư thành thị. Đây là 1 hướng phát triển hợp lý trong những năm qua, khi mà mức sống của người dân tăng cao, nhu cầu gửi tiết kiệm ngày càng lớn. Sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn vốn huy động cũng chứng tỏ rằng chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thực hiện rất tốt và hiệu quả chiến lược hoạt động của mình trong thời gian qua. 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Bên cạnh huy động vốn thì mảng hoạt động sử dụng vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại rất đa dạng, có thể bao gồm: tín dụng, đầu tư tài chính, bảo lãnh,…Tuy nhiên trong đó, nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nền tảng của sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Bởi vậy, hoạt động sử dụng vốn được phản ánh qua tổng dư nợ của một ngân hàng. NHNo&PTNT Tây Hà Nội cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống NHNN, dư nợ tín dụng không ngừng tăng trong những năm qua, đặc biệt là trong hai năm 2005 và 2006. (Bảng 2.2) Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội (2003-2006) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dư nợ 409.020 966.384 1.272.077 1.496.963 Dư nợ nội tệ 380.757 680.760 977.156 1.127.763 Dư nợ ngoại tệ 28.253 285.624 292.920 369.200 Dư nợ theo thời gian 409.020 966.384 1.270.077 1.496.963 Ngắn hạn 279.018 515.670 572.847 814.355 Trung hạn 130.002 232.490 444.155 296.573 Dài hạn 218.224 253.075 386.035 Dư nợ theo TPKT 409.020 966.384 1.270.077 1.496.963 Dư nợ Nhà nước 318.565 495.304 473.207 666.224 Dư nợ ngoài quốc doanh 70.323 353.628 611.104 688.040 Hộ KD, TN cá thể 20.132 144.867 133.842 141.494 HTX 2.585 1.924 1.205 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2006) Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tổng dư nợ của NHNo Tây Hà Nội 2003-2006 Theo số liệu bảng 2, ta thấy dư nợ của Ngân hàng chủ yếu là dư nợ bằng nội tệ, và dư nợ ngắn hạn. Điều này cũng thể hiện một điểm yếu của NHNo&PTNT Tây Hà Nội hiện nay là chưa thu hút được những khách hàng thực sự lớn, có mối quan hệ lâu dài. Tổng mức dư nợ đến năm 2006 đạt 1.496.963 triệu đồng so với năm 2005 là 1.270.077 triệu đồng tăng xấp xỉ 20% và gấp gần 4 lần so với năm 2003. Điều này thực sự cho thấy chi nhánh đã hết sức chú trọng vào việc cung cấp và phát triển các sản phẩm tín dụng với nhiều tiện ích cho khách hàng. Mặc dù trong năm 2005, tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động nhưng bằng kinh nghiệm và khả năng của mình mà chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã đưa ra được những giải pháp phát triển từ đó có những bước tiến mạnh mẽ, được thể hiện cụ thể trong năm 2006: - Dư nợ theo loại tiền: + Dư nợ nội tệ: 1.127.763 triệu đồng chiếm 75% tổng dư nợ + Dư nợ ngoại tệ: 369.200 triệu đồng, chiếm 25% tổng dư nợ - Dư nợ theo thời gian: + Dư nợ ngắn hạn: 814.355 triệu đồng, chiếm 54% tổng dư nợ. + Dư nợ trung hạn: 296.537 triệu đồng chiếm 20% tổng dư nợ. + Dư nợ dài hạn: 386.035 triệu đồng chiếm 26% tổng dư nợ - Dư nợ theo thành phần kinh tế: + Doanh nghiệp nhà nước: 666.224 triệu đồng chiếm 45% tổng dư nợ + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 688.040 triệu đồng chiếm 46% tổng dư nợ. + Hợp tác xã: 1.205 triệu đồng. + Cá nhân, hộ gia đình: 141.494 triệu đồng, chiếm 8% tổng dư nợ Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động được của ngân hàng, chủ yếu từ các khách hàng cá nhân phần lớn được vay bởi các doanh nghiệp cả trong và ngoài quốc doanh. Nguồn tín dụng này đã giải quyết được nhu cầu về vốn luôn rất lớn của khối doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp chiếm tối 91% tổng dư nợ nói lên rằng chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là cầu nối, phối hợp sự lưu chuyển vốn trong nền kinh tế một cách hiệu quả. 2.2.3. Kết quả kinh doanh Trong những năm qua NHNo&PTNT Tây Hà Nội luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đặc biệt trong việc đổi mới về công nghệ và văn hóa kinh doanh. Điều này đã giúp Ngân hàng phát triển không ngừng và luôn đạt được những mục tiêu đề ra. Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh (2003-2007) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng thu 10.791 98.911 206.498 232.417 302.571 Tổng chi 14.429 80.459 176.353 195.631 247.312 Chênh lệch -3.638 18.452 30.145 36.786 55.205 Quỹ thu nhập 3.638 18.452 30.145 36.786 55.205 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2007) Biểu đồ 2.3: Tổng thu, tổng chi và chênh lệch của chi nhánh qua các năm 2003-2007 Tổng thu của chi nhánh không ngừng tăng lên nhất là trong giai đoạn 2004 đến 2005 tăng đột biến từ 98.911 triệu đồng lên tới 206.498 triệu đồng. Con số về tổng thu, chênh lệch thu-chi có sự tăng trưởng đều (trừ năm đầu tiên thành lập) phản ánh sự hoạt động có hiệu quả và chất lượng của ngân hàng. 2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của NHNN Tây Hà Nội 2.3.1. Tình hình chung Qua 5 năm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, Chi nhánh đã dần dần xây dựng và phát triển dịch vụ này cả về số lượng và chất lượng. a/ Quy trình thực hiện các nghiệp vụ: Chi nhánh áp dụng quy trình các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã được thống nhất trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là quy trình đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 từ năm 2001. Hơn nữa, đây cũng là một quy trình hiện đại, được áp dụng chương trình hiện đại hóa của NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo được tính chặt chẽ, hợp lý và mang tính an toàn cao. b/ Tình hình chung các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội Kết quả chung của hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh từ năm 2004 đến năm 2007 được thể hiện qua bảng (Bảng 2.4) sau Bảng 2.4: Kết quả thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội Đơn vị: USD Nghiệp vụ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ trọng (%) 2004 2005 2006 2007 Chuyển tiền 15.078.796,41 17.108.322,41 15.347.253,76 23.536.623,01 57,4 57,5 46,0 34,0 Nhờ thu 1.001.634,5 1.103.745,2 1.337.405,3 1.834.352,21 3,8 3,7 4,0 2,7 L/C 10.185.414,30 11.524.118,94 16.677.432,66 43.845.699,37 38,8 38,8 50,0 63,3 Tổng 26.265.845,21 29,736.186,55 33.362.091,72 69.216.674,59 100 Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên NHNo Tây Hà Nội, hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởng qua các năm. Doanh số năm 2005 đạt trên 26 triệu USD tăng 10% so với năm 2004, năm 2006 đạt 33,362 triệu USD, tăng gần 12% so với năm 2005, tỷ lệ tăng này của năm 2007 so với năm 2006 đạt xấp xỉ 45%. Ngày nay trong hoạt động thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ luôn là phương thức quan trọng nhất và được nhiều khách hàng lựa chọn, yêu cầu thực hiện với số lượng và giá trị lớn nhất. Chính vì vậy tại Chi nhánh NHNo Tây Hà Nội, phương thức tín dụng chứng từ cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (luôn chiểm trên 50% tổng doanh số thanh toán quốc tế). Và qua bảng trên cũng có thể thấy được tỷ trọng của phương thức này vẫn đang có xu hướng tăng dần. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã và đang nỗ lực phát triển dịch vụ thanh toán qua L/C. Tỷ trọng của các phương thức thanh toán còn lại có giảm trong những năm gần đây nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng qua các năm. Hơn nữa, Chi nhánh hiện đang cố gắng mở rộng các hình thức thanh toán, phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế mới như thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lich… Hoạt động thanh toán quốc tế đã luôn giữ vai trò tích cực đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, trong khi đó cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực đang diễn ra ngày càng gay gắt, Chi nhánh NHNo Tây Hà Nội đã luôn nỗ lực nâng cao chất lượng và mở rộng các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt luôn chú trọng đến các biện pháp nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới. Nhờ vậy hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh vẫn luôn giữ vai trò quan trọng và phát triển cả về qui mô lẫn chất lượng. 2.3.2. Tình hình thực hiện thanh toán theo từng phương thức 2.3.2.1. Chuyển tiền Phương thức này hiện đang được sử dụng khá rộng rãi, khách hàng thực hiện phương thức chuyển tiền chủ yếu là các doanh nghiệp đã có tài khoản thanh toán tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Từ năm 2004, doanh số chuyển tiền của chi nhánh có những chuyển biến như sau. (Bảng 2.5) Bảng 2.5: Doanh thu của phương thức chuyển tiền (2004-2007) Đơn vị: USD Chỉ tiêu Hàng xuất khẩu (USD) Hàng nhập khẩu (USD) Số món Số tiền Số món Số tiền Năm 2004 367 10.231.948,34 213 4.846.848,07 Năm 2005 459 12.018.874,35 234 5.089.448,06 Năm 2006 378 9.797.377,59 258 5.549.876,17 Năm 2007 419 6.209.685,89 335 17.326.937,12 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004-2007) Theo bảng số liệu ta thấy, từ năm 2004 đến cuối năm 2005 doanh số tăng lên từ 102,3194 triệu USD lên 120,188 triệu USD, chiếm khoảng 28,5% tổng doanh số TTQT. Bên cạnh tăng về doanh số là tăng cả về số món chuyển tiền (từ 367 lên 495). Điều này là dễ hiểu do năm 2005 là năm Việt Nam thực hiện mở cửa nền kinh tế một cách mạnh mẽ, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh. Tuy nhiên đến năm 2006 doanh số chuyển tiền của chi nhánh giảm tương đối lớn xuống chỉ còn 97,973 triệu USD và tỷ trọng trong tổng doanh số TTQT chỉ là 19%. Tỷ trọng doanh số chuyển tiền giảm chủ yếu là do các khách hàng lớn chuyển sang thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ để đảm bảo an toàn hơn cho hợp đồng của mình, các doanh nghiệp tham gia chuyển tiền chỉ chiếm một lượng nhỏ. Thêm vào đó, một số khách hàng không phát sinh giao dịch làm giảm nghiêm trọng doanh thu của chi nhánh. 2.3.2.2. Nhờ thu Do đặc thù của phương thức nhờ thu là quyền lợi của nhà xuất khẩu không được đảm bảo trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng nếu thị trường có biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của họ, vì vậy các nhà xuất khẩu hiếm khi sử dụng phương thức này nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội, nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ là chủ yếu. Phương thức đảm bảo quyền lợi nhà xuất khẩu hơn so với nhờ thu trơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua. Xuất phát từ những đặc trưng trên mà hoạt động thanh toán nhờ thu của chi nhánh không chiếm tỷ trọng lớn trong TTQT. (Bảng 2.6) Bảng 2.6: Doanh thu của phương thức nhờ thu (2004-2007) Đơn vị: USD Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số món 22 30 43 44 Doanh số 1.001.634,5 1.103.745,2 1.337.405,3 1.834.352,21 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004-2007) Biểu đồ 2.4: Doanh thu phương thức nhờ thu năm 2004-2007 Doanh số thu được từ hoạt động nhờ thu tăng dần qua các năm nhưng tăng với tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu từ TTQT. Ngay cả khi doanh số cao nhất vào năm 2007 đạt 18,343 triệu USD cũng chỉ chiếm 5,03% trong tổng doanh số đạt được. Mặc dù vậy, chi nhánh cũng đã tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình thanh toán này khi doanh nghiệp có nhu cầu chi trả các khoản tiền đi kèm tiền hàng như cước phí vận tải, phí bảo hiểm, thu tiền hàng gửi bán.. do chúng có những đặc điểm là đi kèm với việc giao hàng mang giá trị không lớn, phù hợp với loại hình thanh .toán có chi phí tương đối thấp như nhờ thu. 2.3.2.3. Tín dụng chứng từ + Mở L/C nhập khẩu: Các khách hàng thực hiện mở L/C nhập ở chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp Nhà Nước tham gia trao đổi mua bán với các đối tác nước ngoài. Với những thủ tục phức tạp hơn so với các phương thức khác nhưng đây là một phương thức có sự đảm bảo một cách tương đối cho các bên tham gia thanh toán nên phương thức này hiện nay được sử dụng nhiều. Doanh số mở L/C nhập qua các năm như sau: Bảng 2.7: Doanh số mở L/C nhập khẩu Đơn vị: USD Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số món 113 132 171 243 Doanh số 9.926.183,11 11.237.525,44 14.274.568,80 40.425.417,4 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004-2007) Đơn vị: USD Biểu đồ 2.5: Doanh thu phương thức mở L/C năm 2004-2007 Bảng tổng kết cho thấy doanh số mở L/C tăng đều trong các năm 2004, 2005, 2006 và tăng mạnh đột biến vào năm 2007. Điều này là dễ hiểu, do từ năm 2007, với việc chính thức trở thành thành viên của WTO, các quan hệ thương mại của Việt Nam phát triển rộng chưa từng thấy, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất nhộn nhịp. Một loạt các mặt hàng ngoại nhập được giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình cam kết nên nhu cầu mở L/C nhập cũng tăng lên tương ứng. Trong khi năm 2005 và 2006 doanh số mở L/C nhập lần lượt là: 112,375 triệu USD và 142,745 triệu USD thì năm 2007 con số này đã tăng vọt và đạt tới 404,251 triệu USD. Kết quả này có được cũng một phần nhờ vào việc phuơng thức thanh toán bằng L/C dần được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên do tính an toàn và sự đảm bảo công bằng quyền lợi của hai bên trong hợp đồng thương mại quốc tế. + Thông báo L/C xuất khẩu: Cũng như nghiệp vụ mở L/C, nghiệp vụ thông báo L/C xuất khẩu cũng có sự tăng trưởng đều đặn cho đến năm 2006 và tăng đột biến ở năm 2007 cả về số món lẫn giá trị doanh số. Tuy nhiên, giá trị của hoạt động thông báo L/C xuất chiếm tỷ trọng không lớn so với hoạt động mở L/C nhập khẩu. Điều này được giải thích bởi Việt Nam hiện nay vẫn là nước nhập siêu, các doanh nghiệp nhập nhiều hơn xuất. Mặt khác, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng chưa có những chính sách ưu tiên hợp lý để thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu. Tình hình hoạt động thông báo L/C xuất khẩu cụ thể: Bảng 2.8: Doanh số thông báo L/C xuất khẩu Đơn vị: USD Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số món 8 10 22 52 Doanh số 259.231,19 286.593,50 2.402.863,86 3.420.281,97 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT năm 2004-2007) Biểu đồ 2.6: Doanh số thông báo L/C xuất năm 2004-2007 Nếu như từ năm 2004 đến 2005, giá trị L/C thông báo không biến động mạnh thì năm 2006 và 2007 lại có sự tăng mạnh, được lý giải chủ yếu bởi sự gia tăng hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước khi nền kinh tế nước ta mở cửa mạnh mẽ. Tuy nhiên giá trị của L/C thông báo lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu từ hoạt động tín dụng chứng từ. Một nguyên nhân giải thích cho điều này là các khách hàng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội (chủ yếu ở phía Bắc) gồm nhiều doanh nghiệp xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng gia công nên giá trị của L/C thông báo không cao. Hơn nữa, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng chưa huy động được một lượng ngoại tệ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần thanh toán, cũng như chính sách tài trợ L/C xuất khẩu, cơ chế chiết khấu chứng từ xuất khẩu còn chưa linh hoạt. Từ những phân tích trên có thể thấy nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội là hoạt động chủ đạo trong TTQT, trong đó thanh toán hàng nhập có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với thanh toán hàng xuất. Đây là thực trạng chung của nhiều ngân hàng thương mại trong nước khi hàng năm Việt Nam vẫn là nước nhập siêu. 2.4. Đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội Tuy hoạt động kinh tế đối ngoại tại NHNo Tây Hà Nội mới chỉ bắt đầu từ năm 2000, kinh nghiệm chưa nhiều nhưng do Chi nhánh chú trọng đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán quốc tế và luôn có những nỗ lực không ngừng nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 2.4.1. Kết quả chung Thứ nhất, hoạt động thanh toán được mở rộng cả về qui mô và chất lượng Về quy mô họat động không lớn, khi bắt đầu tiến hành hoạt động thanh toán, NHNo Tây Hà Nội chỉ có các sản phẩm dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, trong đó chủ yếu chỉ là phương thức tín dụng chứng từ mà cụ thể là thanh toán L/C hàng nhập. Cho đến nay, Chi nhánh đã phát triển được hầu hết các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế mà Hội sở chính của NHNo&PTNT Việt Nam cho phép các chi nhánh được phép tiến hành. Chi nhánh cũng đang mở rộng qui mô, phát triển thêm một số dịch vụ mới ngoài những dịch vụ truyền thống như bảo lãnh thanh toán, bão lãnh thực hiện hợp đồng, dịch vụ thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union… Việc phát triển và mở rộng các sản phẩm các dịch vụ này đã góp phần thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức cạnh tranh cho Chi nhánh. Về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, dù Chi nhánh mới bắt đầu tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế trong một thời gian ngắn, còn ít kinh nghiệm nhưng Chi nhánh luôn thực hiện các giao dịch một cách chính xác, nhanh chóng và an toàn. Trước hết là do Chi nhánh đã được trang bị hệ thống ngân hàng hiện đại, IBPS. Hệ thống này đang hoạt động tốt, đáp ứng được toàn bộ giao dịch hiện có tại Chi nhánh và đảm bảo tính chính xác, đúng đắn, cập nhật hàng ngày về tài sản của khách hàng và ngân hàng, phục vụ nghiệp vụ phát sinh hàng ngày của Chi nhánh, đẩy nhanh tốc độ thực hiện giao dịch. Hơn nữa, Chi nhánh có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp và hầu hết đều là các ngân hàng có uy tín do vậy có thể đảm bảo an toàn cho các giao dịch thanh toán. Chi nhánh không những tiến hành suôn sẻ và nhanh chóng các giao dịch mà còn tư vấn, giúp đỡ khách hàng khi bộ chứng từ có sai sót hoặc trong việc đàm phán lại với đối tác để có thể có được một bộ chứng từ hoàn hảo, giảm bớt rủi ro cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Chính vì vậy, chất lượng các giao dịch của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, trong 4 năm tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế, Chi nhánh hầu như không để phát sinh sự cố nào và luôn tuân thủ đúng theo các quy định về hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam và các quy định của ._.ượt mức kế hoạch lợi nhuận. Trong đó mục tiêu phương châm kinh doanh là “Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An toàn” và trong quan hệ với khách hàng, NHNo&PTNT Việt Nam luôn nêu cao phương châm hành động “Vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng”, quan hệ giữa Agribank và bạn hàng là mối quan hệ “hợp tác cùng phát triển”, cùng chia sẽ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng với cam kết “cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”. 3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của NHNo Tây Hà Nội - Bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam. - Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển bền vững: Lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu. Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với an toàn và kiểm soát được rủi ro. - Bảo đảm đủ nguồn vốn với cơ cấu hợp lý cho hoạt động. - Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tập trung vào các hoạt động phi tín dụng, dịch vụ phục vụ vụ truyền thống, đưa vào khai thác các sản phẩm dịch vụ mới. - Xử lý từng bước nợ tồn đọng, tận thu nợ xấu, nợ ngoại bảng, trích đủ dự phòng rủi ro và kiểm soát được rủi ro. Các chỉ tiêu cụ thể: (giai đoạn 2000-2010) 1. Tăng trưởng tổng tài sản bình quân 14 %/ năm 2. Tăng trưởng vốn huy động 14 %/ năm 3. Tăng trưởng vốn huy động cuối kỳ 15 – 18 %/ năm 4. Tăng trưởng tín dụng bình quân 20 %/ năm 5. Tăng trưởng tín dụng cuối kỳ 18 – 25 %/ năm 6. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 10 – 15 %/ năm 7. Thu dịch vụ ròng chiểm tỷ trọng 30 – 32 % lợi nhuận 8. Tỷ lệ nợ quá hạn 1% 3.1.3. Kế hoạch phát triển của NHNo Tây Hà Nội Trong những năm tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo Tây Hà Nộivẫn tiếp tục bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam. - Kế hoạch phát triển nguồn vốn: + Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng tăng trưởng nguồn vốn là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu, nắm bắt tình hình biến động lãi suất thị trường trong và ngoài địa bàn để điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp và đảm bảo kinh doanh theo đúng sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam. + Tăng cường các giải pháp quảng cáo tiếp thị sản phẩm mới và nâng cao phong cách giao dịch phục vụ khách hàng và thực hiện có hiệu quả các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn. + Nguồn vốn huy động được cân đối và sử dụng có hiệu quả cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng. - Kế hoạch sử dụng vốn: + Luôn bám sát mục tiêu giới hạn tín dụng cao nhất và cơ cấu giới hạn tín dụng do trung ương giao. + Thực hiện phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và hướng dẫn 2695/CV – QLTD1 của NHNo&PTNT Việt Nam. + Luôn tuân thủ và cẩn trọng trong nghiệp vụ tín dụng, lấy chất lượng tín dụng – an toàn, cho vay – hiệu quả đầu tư làm mục tiêu, động lực phát triển bền vững. + Ưu tiên đối với các dự án phát triển kinh tế địa phương, thực hiện phục vụ trọn gói các sản phẩm tín dụng gắn với dịch vụ (từ mở tài khoản hoạt động, tín dụng, bảo lãnh, mở L/C… bằng nội tệ và ngoại tệ, thanh toán trong và ngoài nước). + Không ngừng gia tăng chất lượng và quy mô dư nợ có đảm bảo bằng tài sản đối với các khoản vay của khách hàng. - Về phát triển dịch vụ: + Tăng cường quảng bá rộng rãi các loại hình dịch vụ thông qua các hoạt động truyền thống, chú trọng đến thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, báo chí.. .để nhân dân và khách hàng được biết đến. + Vận dụng linh hoạt các cơ chế nhằm khuyến khích các khách hàng sử dụng tiện ích sản phẩm dịch vụ truyền thông, dịch vụ mới như rút tiền ATM, Phone banking, Home banking… + Mở rộng dịch vụ ngân hàng tự động tại địa bàn thuận lợi, có tính quảng bá. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội 3.2.1. Giảm bớt sự chồng chéo, phức tạp trong việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế Kiểm tra lại quy trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hoàn thiện các quy trình đó theo hướng tạo cơ chế thông thoáng trong giao dịch với khách hàng và hiệu quả trong quản lý, đơn giản hóa song vẫn đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động giao dịch. Giữa các nghiệp vụ ngân hàng có mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ với nhau, nghiệp vụ này phát triển sẽ tạo điều kiện cho các nghiệp vụ khác phát triển. Đối với hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hai hoạt động có mối quan hệ khăng khít nhất. Hoạt động tín dụng ngoại tệ có mối quan hệ đặc biệt đối với hoạt động thanh toán quốc tế, hầu như phần lớn nguồn vốn phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh là nguồn vốn vay ngân hàng. Chính vì vậy, Chi nhánh phải đẩy mạnh huy động vốn bằng ngoại tệ, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ, nâng cao chất lượng tín dụng ngoại tệ. Hơn nữa cần khuyến khích và động viên cán bộ tín dụng chủ động tìm kiếm khách hàng và có những chính sách khách hàng phù hợp để có thể duy trì mối quan hệ tốt đối với khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng có mối quan hệ sâu sắc đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên hoạt động này ở Chi nhánh hiện nay chưa được triển khai, Chi nhánh mới chỉ thực hiện việc mua bán ngoại tệ giao ngay và chỉ mua bán trong một hạn mức nhất định, nếu vượt qua hạn mức đó Chi nhánh sẽ phải xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên. Do đó, nếu muốn hoàn thiện hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động này, cần bắt đầu triển khai họat động này một cách rộng rãi. Muốn được như vậy, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút nguồn ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay các công ty thường xuyên có nguồn thu từ ngoại tệ. Chi nhánh có thể ưu đãi về lãi suất vay khi thu mua hàng xuất, hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với những khoản vay ứng trước thế chấp bộ chứng từ và tiến tới mua kỳ hạn những khoản tiền hàng xuất. Khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã được triển khai và mở rộng, Chi nhánh cần chú trọng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có kỳ hạn (Forward) do đây là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm tăng thêm nguồn ngoại tệ cung cấp cho hoạt động thanh toán quốc tế. Nhờ có nghiệp vụ này, ngân hàng có thể thu lãi, tự bổ sung cho dự trữ ngoại tệ để không phải từ chối những yêu cầu giao dịch khi nguồn ngoại tệ khan hiếm. 3.2.2. Hoàn thiệnvà phát triển các loại hình thanh toán quốc tế 3.2.2.1. Hoàn thiện các nghiệp vụ hiện có tại Chi nhánh Về nghiệp vụ chuyển tiền, Chi nhánh cần tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ tại Chi nhánh mình về nghiệp vụ chuyển tiền để nâng cao trình độ của họ trong công tác này. Nhờ đó các cán bộ sẽ có khả năng thực hiện các giao dịch chuyển tiền rất nhanh và chính xác. Ngoài ra còn cần bổ sung một số mẫu văn bản như văn bản nhờ kiểm tra tài khoản khi khách hàng vẫn chưa nhận được tiền ở ngân hàng trả tiền dù giao dịch chuyển tiền đã được hoàn tất tại Chi nhánh, điện SWIFT đã được chuyển đi. Về nghiệp vụ nhờ thu, dù phương thức này mới chỉ phát sinh ở Chi nhánh với số lượng không nhiều nhưng Chi nhánh cũng cần chú ý tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ của mình. Nhờ đó, các cán bộ nghiệp vụ của Chi nhánh có trình độ cao, khi tác nghiệp sẽ hạn chế được các sai sót, đặc biệt là trong việc kiểm tra chỉ dẫn nhờ thu (coversheet) để tránh bị gài bẫy và có thể thao tác một cách nhanh chóng, an toàn. Về nghiệp vụ tín dụng chứng từ, bổ sung các quy trình còn thiếu cho phương thức tín dụng chứng từ như quy trình cho chuyển nhượng thư tín dụng, thư tín dụng tuần hoàn, và bổ sung một số mẫu văn bản khi nước ngoài từ chối thanh toán hoặc từ chối thanh toán. Tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng trong việc ký kết hợp đồng, mở L/C nhập khẩu, lập bộ chứng từ L/C xuất đúng theo thông lệ quốc tế và không có những điều khoản bất lợi. Đây là điều rất quan trọng vì phần lớn các khách hàng tại khu vực là những khách hàng vừa và nhỏ, có ít trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Ngoài ra do đây là một nghiệp vụ rất phức tạp nên Chi nhánh nên có các giải pháp về nâng cao trình độ thanh toán viên, nhắc nhở các cán bộ tuân thủ đúng theo quy trình về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là trong các khâu như nhận, lưu giũ và kiểm tra chứng từ… 3.2.2.2. Triển khai và phát triển các nghiệp vụ khác, hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế. - Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đây là giải pháp rất quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần có vốn để thực hiện hợp đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ. Cụ thể, trong trường hợp tài trợ xuất khẩu, Chi nhánh cần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ chiết khấu L/C, quy định hạn mức chiết khấu. Ngoài ra, Chi nhánh cần phát triển nghiệp vụ cho vay ứng trước bộ chứng từ hàng xuất, giúp doanh nghiệp xuất khẩu quay vòng vốn nhanh để có thể tiếp tục sản xuất chuẩn bị cho giao dịch xuất khẩu sắp tới. Chi nhánh cần phải tư vấn cho khách hàng lập bộ chứng từ hoàn hảo, tránh có sai sót cho người xuất khẩu để có thể tiến hành chiết khấu một cách thuận lợi, phát huy tối đa các hình thức tài trợ xuất khẩu. Trong trường hợp nhập khẩu, Chi nhánh cần chấn chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh L/C trả chậm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư tài sản vốn một cách an toàn và hiệu quả. Do thời gian gần đây, phương thức thư tín dụng trả chậm đã bị hạn chế rất nhiều do tính rủi ro của nó nên nếu muốn được đối tác chấp nhận phương thức này doanh nghiệp cần phải có sự bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Vì thế nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng là rất cần thiết và thích hợp. Ngoài ra, đối với L/C trả ngay, Chi nhánh cần có các biện pháp thẩm định kỹ năng lực tài chính của khách hàng. Sau đó, nếu đủ điều kiện mở L/C, ngân hàng lại cần phải kiểm tra kỹ các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng để tránh có sai sót. Ngân hàng phải thường xuyên liên lạc với khách hàng hơn để nắm bắt thông tin, đảm bảo thanh toán an toàn và đúng thời hạn. - Phát triển và mở rộng hình thức đại lý bán và thanh toán séc du lịch, thẻ thanh toán quốc tế, dịch vụ chi trả kiều hối… Hiện nay, tại Chi nhánh đã triển khai các hình thức hoạt động kinh doanh đối ngoại này, như Chi nhánh làm đại lý cho dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, đại lý phát hành và thanh toán séc du lịch. Tuy vậy các giao dịch này chưa phát sinh một cách thường xuyên, bởi vậy Chi nhánh nên có những biện pháp mở rộng và phát triển các hoạt động này mạnh mẽ hơn nữa bằng cách giảm phí dịch vụ, giảm phí hoặc miễn phí nếu khách hàng nhận tiền bằng đồng nội tệ… 3.2.3. Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý Hiện nay Chi nhánh mới chỉ có một số biện pháp nhỏ và không thường xuyên nhằm thu hút một số khách hàng mà chưa xây dựng được một chính sách khách hàng hợp lý. Chính vì vậy việc xây dựng chính sách khách hàng sẽ giúp Chi nhánh không những duy trì được những khách hàng quen cũ mà còn mở rộng được cơ cấu khách hàng. Chi nhánh cần phân loại cơ cấu khách hàng hợp lý. Khách hàng thường xuyên của Chi nhánh chủ yếu là các công ty Nhà nước hoặc các công ty Nhà nước đã được cổ phần hóa. Và mới chỉ có một lượng rất ít các doanh nghiệp tư nhân tham gia sử dụng dịch vụ của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh cần phân loại rõ cơ cấu khách hàng của mình để có những chính sách phù hợp như: + Nhóm khách hàng truyền thống: là các công ty đã gắn bó lâu năm với Chi nhánh, chủ yếu là các công ty Nhà nước hoặc các công ty Nhà nước đã được cổ phần hóa và một số doanh nghiệp tư nhân lớn như: Công ty Sông Đà 10, Công ty cổ phần vật tư thiết bị giáo dục, Công ty thiết bị vệ sinh Việt – Ý… + Nhóm khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ họat động xuất nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vì đây là nhóm khách hàng có số lượng rất đông đảo và không những thế còn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế một cách thường xuyên. Chi nhánh cũng cần tăng cường công tác marketing. Một trong những hạn chế của Chi nhánh là chưa có phòng kinh doanh đối ngoại hay phòng thanh toán quốc tế riêng biệt, cũng như chưa có phòng ban nào chuyên về công tác Marketing. Chính vì vậy chi nhánh nên nghiên cứu thành lập phòng Marketing gồm những nhân viên có trình độ, có chuyên môn về nghiệp vụ này để giúp đỡ phòng Tín dụng, phòng nguồn vốn và phòng Dịch vụ khách hàng nắm rõ nhu cầu thị trường và có các biện pháp kích cầu thích hợp. Phòng Marketing sẽ chịu trách nhiệm trong việc phân tích thị trường, xác định thị trường mục tiêu, xác định và đánh giá đối thủ cạnh tranh, chủ động tìm kiếm khách hàng, cơ hội và đưa ra những chiến lược marketing hợp lý. Ngoài ra, Chi nhánh nên có những biện pháp hỗ trợ khách hàng và có những hình thức quảng cáo mạnh mẽ hơn nữa. Đối với các khách hàng tiềm năng, Chi nhánh cần tổ chức các hội thảo khách hàng một cách thường xuyên hơn và không chỉ tổ chức tại trụ sở của Chi nhánh mà còn phải đi xuống tận những cơ sở là những làng nghề, những nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xuất khẩu. Không những thế còn cần đẩy mạnh các biện pháp thu hút các doanh nghiệp này như các ưu đãi nếu sử dụng dịch vụ của Chi nhánh nhiều lần, ưu đãi cho khách hàng đầu tiên… Đối với những khách hàng truyền thống, Chi nhánh cũng cần có những đãi ngộ để tiếp tục duy trì mối quan hệ khách hàng, đồng thời nâng cao dịch vụ khách hàng và có những ưu tiên cho khách hàng quen như miễn phí kiểm tra chứng từ, giảm lãi suất cho vay ứng trước, cử cán bộ xuống tập huấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho nhân viên của các doanh nghiệp này nếu doanh nghiệp có nhu cầu. Tổ chức tốt dịch vụ khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là một biện pháp quan trọng để có thể duy trì khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Chi nhánh cần thường xuyên kiểm tra kiểm soát theo định kỳ các nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế mà có phát sinh tại Chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện ra những sai sót, những mặt yếu và có các biện pháp khắc phục kịp thời. Từ đó hoạt động thanh toán quốc tế sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn, tạo sự tin tưởng, yên tâm và thoải mái của khách hàng khi sử dụng dịch vụ này của Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần thường xuyên chấn chỉnh tác phong giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ. Cần bố trí những cán bộ có chuyên môn về nghiệp vụ thanh toán, có thể tư vấn và tạo sự tin tưởng cho khách hàng, không những thế còn phải giỏi ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp, nhiệt tình với công tác để tiến hành giao dịch với khách hàng. 3.2.4. Củng cố và hoàn thiện hệ thống ngân hàng hiện đại Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động ngân hàng, NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa kế hoạch phát triển công nghệ thông tin Agribank, thực hiện đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ mới. Tuy nhiên hệ thống công nghệ thanh toán của NHNo&PTNT Việt Nam cũng như NHNo Tây Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập. Tốc độ xử lý của hệ thống còn chưa cao, chưa được cập nhật tức thời. Vì vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về tốc độ cũng như tính chính xác và an toàn. Với mức độ phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh như hiện nay, hệ thống công nghệ ngân hàng hiện thời tại Chi nhánh có thể đáp ứng được nhưng trong một tương lai không xa, khi hoạt động này phát triển hơn nữa và đặc biệt khi hoạt động thanh toán quốc tế được quan tâm, được đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển thì nhu cầu hiện đại hóa công nghệ thanh toán là một nhu cầu tất yếu. Do đó, ngay từ bây giờ, Chi nhánh cần từng bước tiến hành nâng cấp hệ thống công nghệ thanh toán của mình, trang bị hệ thống máy tính cho các phòng ban, tập huấn ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến cho các cán bộ. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có thể tận dụng sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam để được trang bị thêm các phần mềm ứng dụng thanh toán hiện đại, các hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm chức năng phục vụ cho các hoạt động thanh toán hiện đại như thanh toán thẻ, nâng cấp hệ thống máy chủ phục vụ hệ thống SIBS và hệ thống máy chủ nâng cấp SWIFT… 3.2.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ chuyên môn Con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mọi quá trình hoạt động. Con người cũng là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy con người cũng là một nhân tố quyết định đối với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại một ngân hàng. Con người trong hoạt động thanh toán quốc tế phải là những cán bộ am hiểu, có kiến thức chuyên môn sâu rộng về các lĩnh vực thuộc hoạt động thanh toán quốc tế, cũng như các lĩnh vực liên quan và có khả năng giao tiếp tốt để có thể tiến hành tư vấn cho khách hàng một cách kịp thời và chính xác. Không những thế, cán bộ thanh toán quốc tế còn phải có phẩm chất, tinh thần trách nhiệm. Do đó công tác đào tạo cán bộ chuyên môn là một công tác hết sức quan trọng nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế. Trước hết cần phải đào tạo nâng cao những cán bộ hiện có, sắp xếp lại vị trí và nhiệm vụ của các cán bộ đó cho phù hợp với khả năng. Chi nhánh cần khuyến khích tinh thần tự học của mọi người, nếu cần có thể cấp kinh phí cho các cán bộ đó đi học nâng cao trình độ về nghiệp vụ cũng như về ngoại ngữ, tin học… Thường xuyên cử cán bộ đi học các khóa học nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành do NHNo&PTNT Việt Nam tổ chức vì đây là các khóa học hết sức quan trọng nhằm phổ biến các nghiệp vụ mới, thống nhất trình tự và thủ tục thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn hệ thống trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần đào tạo trọng điểm và đúng người, đúng vị trí, tránh việc đào tạo tràn lan, lãng phí thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần rà soát, sắp xếp lại cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại. Đảm bảo cán bộ thanh toán quốc tế phải có đủ những tiêu chuẩn về bằng cấp, trình độ ngoại ngữ, tin học, đã được đào tạo về kiến thức chuyên ngành, có khả năng tiếp cận tốt với các công nghệ ngân hàng hiện đại, am hiểu về luật pháp, thông lệ quốc tế, có tư cách phẩm chất tốt. Bởi vậy, Chi nhánh phải thường xuyên tổ chức sát hạch và tổ chức các cuộc thi để có thể đánh giá, chọn lọc được những cán bộ đúng tiêu chuẩn và sắp xếp vị trí, công việc thích hợp với năng lực. Ngoài việc đào tạo các nhân viên cũ, Chi nhánh cũng cần tuyển thêm những cán bộ thanh toán quốc tế mới có trình độ, năng động và có khả năng. Chi nhánh cũng cần có quy chế tuyển dụng những cán bộ mới để có thể lựa chọn được những cán bộ thực sự có trình độ. Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ nhưng có năng lực, trình độ, năng động, sáng tạo,thích ứng với công nghệ mới, có khả năng giao tiếp và luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi. Ngoài ra Chi nhánh cũng phải có chính sách đãi ngộ với nhân viên về lương, thưởng. Đối với những cán bộ có chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm, luôn hoàn thành công việc được giao và có nhiều thành tích trong công tác thì Chi nhánh nên có những đãi ngộ thỏa đáng nhằm khuyến khích và động viên. Còn đối với các cán bộ có kỷ luật kém, có hành vi vi phạm đạo đức hay có nhiều sai sót trong quá trình tác nghiệp gây thiệt hại cho Ngân hàng thì cũng phải có những biện pháp kỷ luật nghiêm minh. 3.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn Việt Nam - Củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng đại lý. Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đã có quan hệ đại lý với hơn 800 ngân hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên để mở rộng hoạt động thanh toán, NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý hơn nữa tiến tới thiết lập một mạng lưới chi nhánh tại các nước mà Việt Nam thường xuyên có quan hệ thương mại như các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước thuộc khối Asean… Trong thời gian qua, mạng lưới ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT Việt Nam tuy đã phát triển nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng. Nhiều giao dịch chuyển tiền của ngân hàng vẫn còn phải qua ngân hàng trung gian gây mất thời gian và mất một khoản phí, không những thế đôi khi còn gặp rủi ro khi ngân hàng trung gian cố tình không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán. - Tiến hành cải cách trong biểu phí các dịch vụ thanh toán quốc tế. Biểu phí mà NHNo&PTNT Việt Nam áp dụng đối với các chi nhánh hiện nay khá cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên biểu phí của NHNo&PTNT Việt Nam áp dụng lại khá cứng nhắc và thiếu tính linh hoạt. Chính vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam nên cải cách biểu phí theo hướng linh hoạt hơn để có thể thu hút được khách hàng và tăng tính cạnh tranh hơn nữa. - Xem xét và có biện pháp chỉnh sửa những điểm chưa hợp lý trong mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh tại từng chi nhánh. Tại các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay, chưa có sự liên kết giữa các nghiệp vụ, chưa triển khai đầy đủ các nghiệp vụ có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, như hoạt động thanh toán quốc tế với kinh doanh ngoại tệ… Hơn nữa cũng chưa có các biện pháp phòng ngừa rủi ro tại các chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng. Ngoài ra, cơ chế chi nhánh nguồn và sở giao dịch đã làm hạn chế khả năng chủ động thanh toán của các chi nhánh, dẫn đến không phát huy vai trò và trách nhiệm của chi nhánh. Đặc biệt là các chi nhánh cấp II, hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào hội sở. Từ đó làm cho quá trình thực hiện nghiệp vụ còn nảy sinh nhiều khó khăn và vướng mắc. - Nâng cấp công nghệ thanh toán trên toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn 1 của quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, sau 5 năm chính thức triển khai dự án, NHNo&PTNT Việt Nam đã hình thành nền móng công nghệ cơ bản, cốt lõi cho một ngân hàng hiện đại đa năng. Tuy nhiên đó mới chỉ là những công nghệ thanh toán cơ bản, còn những công nghệ hiện đại hơn như phần mềm Homebanking tập trung… vẫn chưa được triển khai. Hơn nữa, các phần mềm cũ lại được chậm cập nhật và đang dần bị lỗi thời, đặc biệt là hệ thống tra cứu mã SWIFT. NHNo&PTNT Việt Nam phải hiện đại hóa công nghệ ngân hàng một cách toàn diện hơn nữa để có thể đạt được một bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ và tiến tới bắt kịp các ngân hàng khách trong khu vực. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. NHNo&PTNT Việt Nam nên chủ động tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục để có thể kịp thời phát hiện các sai sót và tìm cách khắc phục. Ngân hàng cũng cần tăng cường kiểm tra nhiều hơn nữa để nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh, xem các Chi nhánh gặp các khó khăn gì và cùng tìm các tháo gỡ, có như vậy mới có thể tăng hiệu quả hoạt động trên toàn hệ thống. Phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Hà Nội cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau: - Cần quan tâm đúng mức đến hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện nay dường như Chi nhánh vẫn chưa đánh giá đúng vai trò của hoạt động kinh doanh đối ngoại trong hoạt động của toàn Chi nhánh. Thể hiện là số lượng cán bộ đảm nhiệm vẫn còn ít. Hơn nữa Chi nhánh còn chưa đánh giá đúng vai trò của hoạt động này trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Trong kế hoạch định hướng phát triển ngân hàng trong những năm tới, Chi nhánh chưa đưa ra được những mục tiêu và kế hoạch cụ thể về hoạt động thanh toán quốc tế để thực hiện. Do đó, Chi nhánh cũng mới chỉ khai thác được những sản phẩm truyền thống phục vụ các giao dịch thương mại đơn giản như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng thương mại. Chi nhánh cũng chưa triển khai cung ứng các dịch vụ phức tạp hơn và cũng chưa sẵn sàng đáp ứng khi khách hàng có nhu cầu. - Cần chú trọng hơn tới việc phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ để hỗ trợ hoạt động thanh toán quốc tế. NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện việc quản lý ngoại tệ tập trung tại Hội sở chính, không những quản lý việc giao dịch ngoại tệ mà còn quản lý cả tỷ lệ nắm giữ ngoại tệ của các chi nhánh. Các chi nhánh chỉ được thực hiện các giao dịch ngoại tệ trong một hạn mức nhất định, nếu vượt quá hạn mức đó sẽ phải xin ý kiến chỉ đạo từ Hội sở chính. Khi nắm giữ một lượng ngoại tệ quá hạn mức sẽ phải bán lại cho Hội sở chính và đến khi có nhu cầu Hội sở chính lại bán lại cho chi nhánh. Chính vì vậy, Chi nhánh không được chủ động về nguồn ngoại tệ cung cấp cho hoạt động thanh toán quốc tế. Đặc biệt là khi nguồn ngoại tệ khan hiếm, NHNo&PTNT Việt Nam cũng không thể cung cấp đủ cho nhu cầu của Chi nhánh. Chính vì vậy Chi nhánh cần phải xin phép NHNo&PTNT Việt Nam cho được phép tự do kinh doanh ngoại tệ để có thể tự đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của Chi nhánh, mở rộng lượng cung ngoại tệ phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế. - Cần nhanh chóng xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý. Dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh tham gia vào thị trường khá muộn, do vậy muốn có thể mở rộng và phát triển nghiệp vụ này thì Chi nhánh cần phải xây dựng được một chính sách khách hàng thật hợp lý. Chính sách khách hàng này sẽ có tác dụng lôi kéo và thu hút được các khách hàng mục tiêu sử dụng các dịch vụ của Chi nhánh mà vẫn giữ được các khách hàng lâu năm. Muốn được như vậy, các chính sách này phải cần được Chi nhánh đầu tư cả về nhân lực và thời gian để có thể nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đưa ra được một chính sách hiệu quả, hợp lý. KẾT LUẬN Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới đồng thời phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập trên cơ sở là 1 thành viên của WTO, phù hợp với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế gới. Trong điều kiện này, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. NHNo Tây Hà Nội đã nhận thức được rõ điều đó vì vậy trong những năm qua, các nghiệp vụ thanh toán tại NHNo Tây Hà Nội đã từng bước đi vào thực hiện và đang ngày càng phát triển, bước đầu đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Chi nhánh đã xây dựng được một hệ thống, quy trình thanh toán đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và xây dựng được một chiến lược thu hút khách hàng khá hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHNo Tây Hà Nội nhìn chung còn non trẻ. Sản phẩm thanh toán quốc tế chưa thực sự đa dạng, hoạt động Marketing khách hàng tại Chi nhánh vẫn còn chưa phát huy được hiệu quả, không khai thác được hết tiềm năng và đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng. Nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với NHNo Tây Hà Nội đồng thời hoàn thiện hơn nữa các nghiệp vụ này cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nếu NHNo Tây Hà Nội khắc phục được những hạn chế đó, Chi nhánh sẽ có đủ điều kiện để hội nhập và phát triển trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhất là trong bối cảnh ngành Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các Ngân hàng nước ngoài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2006), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội 2. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê 3. Vũ Hữu Tửu (1998), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Đinh Xuân Trình (2002, 2006), Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất Giáo dục. 5. ICC – Phòng thương mại quốc tế (2004), Các tập quán quốc tế về L/C, Nhà xuất bản Lao động – xã hội. 6. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (2004, 2005, 2006), Báo cáo thường niên. 7. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (2003, 2004, 2005, 2006, 2007), Báo cáo hoạt động kinh doanh thường niên. 8. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (2003, 2004, 2005, 2006, 2007), Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế. 9. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tây Hà Nội, Các văn bản quy định về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tây Hà Nội. 11. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, website: www.agribank.com.vn 12. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tây Hà Nội, website: www.agribanktayhanoi.com.vn 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, website www.sbv.gov.vn 14. Tạp chí kế toán, www.tapchiketoan.info MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2003-2007 28 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội (2003-2006) 31 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của chi nhánh (2003-2007) 33 Bảng 2.4: Kết quả thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế tại 35 NHNo Tây Hà Nội (2003-2007) 35 Bảng 2.5: Doanh thu của phương thức chuyển tiền (2004-2007) 37 Bảng 2.6: Doanh thu của phương thức nhờ thu (2004-2007) 38 Bảng 2.7: Doanh số mở L/C nhập khẩu (2003-2007) 39 Bảng 2.8: Doanh số thông báo L/C xuất khẩu (2003-2007) 41 Sơ đồ 1.1: Quy trình chuyển tiền 8 Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu trơn 10 Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ 12 Sơ đồ 1.4:Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 16 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn huy động (2003 - 2007) 29 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tổng dư nợ (2003-2006) 32 Biểu đồ 2.3: Tổng thu, tổng chi và chênh lệch của chi nhánh 34 qua các năm (2003-2007) 34 Biểu đồ 2.4: Doanh thu phương thức nhờ thu (2004-2007) 38 Biểu đồ 2.5: Doanh thu phương thức mở L/C (2004-2007) 40 Biểu đồ 2.6: Doanh số thông báo L/C xuất (2004-2007) 41 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới T/T Telegraphic Transfer Điện chuyển tiền M/T Mail Transfer Chuyển tiền qua thư L/C Letter of Credit Thư tín dụng D/P Documents Against Payment Trả tiền đổi chứng từ D/A Documents Against Acceptance Chấp nhận đổi chứng từ D/TC Documents Against other Terms and Conditions Trao chứng từ trong các điều kiện khác UCP The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ISBP International Standard Banking Practice Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế NHTM Ngân hàng thương mại NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10408.doc
Tài liệu liên quan