Giải pháp nhằm phát triển chương trình du lịch MICE tại Công ty TNHH lữ hành MTV Vitours

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 đến 2008 27 Bảng 2.2 Cơ cấu doanh thu từ năm 2005 đến năm 2008 27 Bảng 2.3 Danh mục các khách sạn của Vitours 29 Bảng 2.4 Bảng cân đối tài sản của công ty 30 Bảng 2.5 Các thông số tài chính 31 Bảng 2.6 Cơ cấu khách MICE của Vitours từ 2005 đến 2008 33 Bảng 2.7 Doanh thu khách MICE từ năm 2005 đến năm 2008 36 Bảng 3.1 Tổng lượt khách của Việt Nam năm 2008 và 2 tháng năm 2009 50 Bảng 3.2 Dự báo lượt

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm phát triển chương trình du lịch MICE tại Công ty TNHH lữ hành MTV Vitours, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách MICE từ 2009 đến 2011 53 Bảng 3.3 Dự báo doanh thu từ khách MICE từ 2009 đến 2011 53 Bảng 3.4 Thang điểm đánh giá quy mô thị trường 54 Bảng 3.5 Thang điểm đánh giá tốc độ tăng trưởng 54 Bảng 3.6 Số lượt khách đến Đà Nẵng từ 2007 đến 2008 54 Bảng 3.7 Đánh giá điểm của từng phân đoạn 55 Bảng 3.8 : Thị phần tương đối khách du lịch MICE của Vitours 55 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Sơ đồ2.1 Cấu trúc tổ chức của công ty 23 Sơ đồ 2.2 Thiết kế phiếu điều tra nhu cầu dành cho khách du lịch MICE 43 Sơ đồ 3.1 : Ma trận BCG cho thị trường khách MICE của Vitours 57 Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 đến 2008 25 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng chi phí và lợi nhuận 26 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu doanh thu từ năm 2005 đến năm 2008 27 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu khách theo phạm vi lãnh thổ 34 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi 35 Biểu đồ 2.6 Cơ cấu khách theo hình thức khai thác 36 Biểu đồ 2.7 Doanh thu khách MICE từ năm 2005 đến năm 2008 37 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện thị phần khách MICE của Vitours so với toàn thành phố Đà Nẵng 56 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, du lịch gắn liền với mục đích kinh doanh trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất của lữ hành và công nghiệp du lịch. Du lịch vì những mục đích liên quan đến hoạt động kinh doanh, theo nghĩa rộng hơn – bao gồm hội họp và hội nghị, hội chợ và triển lãm, cũng như là khen thưởng - được thừa nhận rộng rãi như là một trong những cách thức kinh doanh hữu hiệu, tìm kiếm thị trường mới, trao đổi ý tưởng, liên lạc với đồng nghiệp và khách hàng. Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng gọi tắt là MICE đang trong giai đoạn phát triển mạnh ở Việt Nam, cả chiều khách quốc tế vào (thị trường Inbound) cũng như khách trong nước ra (thị trường Outbound). Đặc biệt hiện nay, Việt Nam nổi lên là một trong những điểm đến an toàn trên thế giới đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đối tượng quan trọng của du lịch MICE. Việt Nam có nhiều thuận lợi để thị trường du lịch MICE phát triển mạnh ngoài yếu tố tự nhiên đó là: Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập mạnh mẽ sau khi gia nhập WTO, có quan hệ ngoại giao rộng mở và nhiều cơ hội hợp tác trao đổi quốc tế, tạo ra nhiều sự kiện, chương trình hội nghị, hội thảo quy mô lớn tầm cở… với sự tham gia của nhiều tổ chức cá nhân từ các quốc gia. Bên cạnh đó, khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Đây là đối tượng khách mà nếu khai thác được sẽ mang lại cho công ty những giá trị đáng kể. Chính vì vậy em chọn đề tài: “Giải pháp nhằm phát triển chương trình du lịch MICE tại công ty TNHH lữ hành MTV Vitours” làm chuyên đề thực tập cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài: “Giải pháp nhằm phát triển chương trình du lịch MICE tại công ty TNHH lữ hành MTV Vitours” nhằm xây dựng các chương trình marketing cũng như các giải pháp hỗ trợ nhằm đẩy mạnh hoạt động phát triển chương trình du lịch MICE. Đồng thời qua đây chứng minh được sự tăng trưởng nhu cầu du lịch của nguồn khách này trong điều kiện nước ta hiện nay. Đề tài của em đưa ra nhằm hoàn thiện các chính sách marketing, đồng thời xây dựng các chương trình hành động cụ thể nhằm triển khai thực hiện các giải pháp khai thác thị trường khách MICE này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp nhằm phát triển chương trình du lịch MICE tại công ty Vitours, đây là chủ thể mà nhiều năm qua đã có những biến động về tình hình khách MICE trong nước và quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: là triển khai các hoạt động phát triển chương trình du lịch MICE trên khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. 4. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được áp dụng để nghiên cứu trong đề tài bao gồm: phương pháp thống kê để phân tích hoạt động du lịch của công ty. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp chọn lọc và phân tích mức độ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thị trường. Đề tài còn nghiên cứu nhu cầu thị trường khách MICE được xử lý bằng công cụ SPSS làm cơ sở thiết kế hoạt động marketing nhằm phát triển chương trình du lịch MICE. 5. Kết cấu đề tài: Đề tài của em gồm có 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận về phát triển chương trình du lịch. Phần II: Thực trạng phát triển chương trình du lịch MICE tại công ty TNHH lữ hành MTV Vitours. Phần III: Các giải pháp nhằm phát triển chương trình du lịch MICE tại công ty TNHH lữ hành MTV Vitours. Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH KINH DOANH LỮ HÀNH Khái niệm và vai trò của kinh doanh lữ hành Khái niệm Có nhiều cách tiếp cận về định nghĩa kinh doanh lữ hành, sau đây xin giới thiệu về kinh doanh lữ hành trong Luật du lịch Việt Nam: “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ 3 điều kiện. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ 5 điều kiện. Vai trò Vai trò đối với cầu du lịch Tiết kiệm được thời gian lẫn chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp, bố trí các tuyến du lịch cho khách du lịch khi mua chương trình du lich. Khách du lịch sẽ thừa hưởng được những kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia tổ chức du lịch của các công ty lữ hành, đem lại những chuyến du lịch thú vị và bổ ích. Hưởng được một mức giá hấp dẫn cho khách du lịch khi mua các chương trình du lịch trọn gói. Du khách chỉ phải trả một khoản chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí mà họ bỏ ra để tự lo liệu Doanh nghiệp lữ hành giúp du khách phần nào cảm nhận được sản phẩm trước khi đi đến quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó. Khách du lịch sẽ phần nào cảm thấy yên tâm và hài lòng khi ra quyết định. Vai trò đối với cung du lịch hoặc các đơn vị cung ứng du lịch Cung cấp những nguồn khách lớn ổn định và có kế hoạch. Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo, khuếch trương cũng như thăm dò nhu cầu du khách của các hãng lữ hành. Các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xẩy ra với các công ty lữ hành thông qua các bản hợp đồng đã được ký kết. Phân loại kinh doanh lữ hành Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp. Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động có các loại kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp. (Theo Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành - Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương) Căn cứ vào quy định của Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 14 tháng 6 năm 2005, có các loại : Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài Kinh doanh lữ hành nội địa Thị trường khách của kinh doanh lữ hành Theo Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành - Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương có các cách phân loại khách của kinh doanh lữ hành như sau: Phân loại theo nguồn khách - Khách quốc tế - Khác nội địa Phân loại khách theo động cơ của chuyến đi - Khách đi du lịch thuần túy (PLEASURE) - Khách công vụ (PROFESSIONAL) - Khách đi với mục đích chuyên biệt khác (OTHER TOURIST MOTIVES) Phân loại khách theo hình thức tổ chức chuyến đi - Khách theo đoàn - Khách lẻ - Khách theo hãng là khách của các hãng gửi khách, công ty gửi khách CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MICE CỦA KINH DOANH LỮ HÀNH Định nghĩa chương trình du lịch Với sự phát triển của ngành du lịch trên toàn thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa về chương trình du lịch. Tuy nhiên chưa có định nghĩa thống nhất về chương trình du lịch. Sau đây là một số định nghĩa của 1 số tác giả: Theo Charlers J.Wetelka thì chương trình du lịch được định nghĩa là: “Chương trình du lịch là bất kỳ chuyến đi chơi nào có sắp xếp trước (thường được trả tiền trước) đến 1 hoặc nhiều địa điểm và trở về nơi xuất phát. Thông thường bao gồm sự đi lại, ở, ăn, ngắm cảnh và những thành tố khác” Theo tác giả Gagnon và Ociepka: “Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá trước, khách có thể mua riêng lẻ hoặc mua theo nhóm và có thể dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí” Trong các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về du lịch ở Việt Nam, chương trình du lịch được định nghĩa như sau: “Chương trình du lịch là lịch trình được định nghĩa trước của chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chương trình” Trong giáo trình “Quản trị kinh doanh lữ hành” của trường Đại học kinh tế Quốc dân, chương trình du lịch được định nghĩa như sau: “Các chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến đi du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình du lịch để thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, tham quan...Mức giá của chuyến đi bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện” Từ các định nghĩa trên ta rút ra các đặc trưng của chương trình du lịch như sau: - Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được sắp đặt trước, làm thỏa mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người. - Phải có ít nhất hai dịch vụ trong chương trình du lịch và việc tiêu dùng được sắp đặt theo một trình tự về không gian và thời gian nhất định. - Giá cả của chương trình du lịch phải là giá gộp các dịch vụ có trong chương trình. - Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng. Định nghĩa chương trình du lịch MICE MICE là viết tắt của 4 chữ tiếng Anh: Meeting: hội họp; Incentive: khen thưởng; Conference: hội nghị, hội thảo; Event, Exibition: sự kiện triển lãm. Khách MICE được hiểu là các đối tượng khách thuộc 4 nhóm khách trong chữ viết tắt tên. Trong đó: - Khách Meeting và Conference: là nhóm khách rời khỏi nơi cư trú của mình để tham gia vào các cuộc hội nghị, hội thảo với nhiều mục đích khách nhau. Khách hội nghị, hội thảo có thể là các thành viên trong cùng một tổ chức, có thể gồm nhiều thành viên từ các tổ chức khác nhau hoặc gồm các khách hàng của một công ty nào đó. - Khách Incentive: là nhóm khách tham gia các chuyến du lịch do các công ty trả tiền toàn bộ hay tài trợ cho các nhân viên của mình như là một sự tưởng thưởng của các công ty đối với các nhân viên của mình nhằm khuyến khích nhân viên làm việc và sáng tạo tốt hơn trong công việc. - Khách Event, Exibition: là nhóm khách kết hợp việc đi du lịch với mục đích chính là tham gia sự kiện, triển lãm nào đó. Các loại hình du lịch MICE Phân theo mục đích cơ bản của chuyến đi - Khách M&C: mục đích chính trong chuyến đi của những vị khách này là họ quan tâm đến hiệu quả và chất lượng công việc, sau đó mới quan tâm đến nhu cầu vui chơi, giải trí - Khách I: khách I đi với mục đích được nghỉ ngơi, thư giãn. Đối với họ, những chuyến đi du lịch như thế này sẽ giúp họ được thoải mái, được nghỉ ngơi và tiếp xúc nhiều và hiểu đồng nghiệp hơn. - Khách E: khách E đi với mục đích là tham gia một cuộc triễn lãm, hoặc một sự kiện nào đó. Phân theo phạm vi lãnh thổ chuyến đi - Khách MICE quốc tế - Khách MICE nội địa Phân theo cách thức tổ chức chuyến đi - Khách đoàn : là những khách đi từ 2 người trở lên - Khách lẻ Phân theo hình thức khai thác - Khách do công ty tự khai thác - Khách do công ty nhận gửi khách Đặc điểm của loại hình du lịch MICE Đặc điểm chung của khách MICE - Mục đích chuyến đi của khách MICE không cơ bản là vì công việc. - Khách MICE đa phần là những người có vị trí trong các tổ chức. - Có mức tiêu dùng du lịch khá cao. - Điểm đến ưu tiên của các vị khách này thường là các trung tâm thành phố, là những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển. Đặc điểm của từng loại khách MICE Đặc điểm khách M&C: - Họ ít quan tâm đến giá cả của chương trình du lịch - Thường quan tâm đến các dịch vụ hội họp và các dịch vụ bổ sung cho các công việc của họ - Họ thường có thời gian đi du lịch ngắn do kết hợp với công việc của mình Đặc điểm khách E: - Quan tâm đến giá cả và chất lượng của chương trình du lịch bởi lẽ họ chỉ được công ty tài trợ một phần - Thời gian đi du lịch dài hơn so với khách M,C, E Đặc điểm khách I: - Hạn chế về thời gian du lịch - Ít quan tâm đến giá cả chương trình du lịch. 1.2.5 Lợi ích mà khách MICE mang lại - Thị trường khách MICE là một thị trường rất tiềm năng, rất hấp dẫn đối với các cơ sở du lịch, do lượng khách MICE thường đi theo đoàn, và đi với số lượng lớn nên khai thác được thị trường khách MICE sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận lớn. - Khách MICE đi du lịch kết hợp với tìm cơ hội đầu tư, tìm kiếm đối tác, tìm hiểu thị trường hay sản phẩm mới…do đó tạo ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng nền kinh tế trong nước. - Khách MICE có yêu cầu chất lượng phục vụ cao nên là động lực thúc đẩy các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú, vận chuyển, các điểm tham quan….tích cực nâng cao sức hấp dẫn cũng như chất lượng phục vụ. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MICE Để đảm bảo việc phục vụ khách MICE một cách có hiệu quả, chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành đã vạch ra cần chuẩn bị đầy đủ tất cả những công việc có liên quan đến việc phục vụ khách MICE.Trong đó việc khai thác tốt các tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất trong quá trình khai thác khách MICE là một điều rất quan trọng. Do đó chương trình du lịch khi doanh nghiệp lữ hành vạch ra cần phải chú ý những điểm sau đây: Điều kiện về sự phát triển kinh tế - xã hội Để đảm bảo có thể thu hút và khai thác khách du lịch nói chung và khách MICE nói riêng thì điều quan trọng là chính trị ổn định và an ninh đảm bảo, không xảy ra các vụ khủng bố ám sát, hay các vụ bạo động chính trị. Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cũng tạo ra sự giao lưu và hợp tác làm ăn nhiều hơn, từ đó nhu cầu của khách MICE cũng tăng lên. Điều kiện về con người - Trong du lịch, thì ngoài các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác và phục vụ khách MICE thì bên cạnh đó, yếu tố quan trọng và quyết định cho sự thành công của các doanh nghiệp lữ hành đó chính là con người. Chính sự sáng suốt, năng động cũng như sự hiểu biết và nhanh nhẹn của các nhân viên là yếu tố để doanh nghiệp thành công. - Do vậy, các doanh nghiệp lữ hành cần phải biết quan tâm đến nhân viên của mình, đưa ra những đãi ngộ, những tưởng thưởng xứng đáng cho những nhân viên làm việc tốt, nhiệt tình và những biện pháp phạt cho những nhân viên cố tình gây tổn thất cho doanh nghiệp. Điều kiện về tài nguyên du lịch - Trong một chương trình du lịch, các điểm tham quan tự nhiên, các điểm đến lịch sử hoặc các di tích là một điều không thể thiếu. Vì vậy, nếu có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn thì công ty lữ hành sẽ có nhiều thuận lợi trong việc khai thác khách MICE. - Đối với khách M&C, khách E: do đặc điểm công việc của họ nên các điểm đến thường được những vị khách này lựa chọn là các khu vui chơi giải trí ở trung tâm thành phố, các điểm đến giúp họ thư giãn như sân golf,.. - Đối với khách I: do thời gian đi du lịch tự do hơn những vị khách kia nên thường các tài nguyên du lịch được họ lựa chọn gần thiên nhiên như sông, suối, hoặc núi, biển,… Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch - Việc phục vụ những vị khách có mức tiêu dùng như khách MICE thì cơ sở hạ tầng là một điều cũng rất quan trọng để thu hút khách. Sự khác nhau giữa các khách sạn không chỉ ở cấp hạng, mà còn tuỳ thuộc vào một nhân tố quan trọng nữa, đó chính là yếu tố con người. - Khách M, C, E thường lựa chọn những khách sạn 4-5 sao, gần các trung tâm thành phố để thuận tiện cho công việc của họ, đồng thời, vừa nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. - Khách I: họ thường có những sự lựa chọn khác nhau đối với những khách sạn, điều này tuỳ thuộc vào mức giá mà họ chi trả. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH Đánh giá chương trình du lịch hiện tại của công ty Bất kỳ một doanh nghiệp nào kinh doanh lữ hành muốn phát triển chương trình du lịch của mình ngày một tốt hơn thì trước hết họ phải đánh giá doanh nghiệp đang kinh doanh những chương trình gì, chất lượng hay độ thỏa mãn của khách hàng mục tiêu ra sao,.v.v.. Sau khi đánh giá được chính xác chương trình hiện tại của doanh nghiệp, từ đó phân loại chương trình như sau: - Chương trình đang có sự thỏa mãn cao của khách hàng mục tiêu. Giải pháp cho các chương trình này là bảo vệ, duy trì và cả nâng cao chất lượng hiện có; đề ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ thương hiệu. - Chương trình có sự thỏa mãn không cao, bao gồm: + Những chương trình không thể khắc phục được: các doanh nghiệp lữ hành cần phải ngừng cung cấp và thay thế các chương trình mới. + Những chương trình có thể khắc phục được: cần phải cải tiến chất lượng của những chương trình này. Nội dung phát triển các chương trình du lịch mới Để phát triển chương trình du lịch thường trải qua các bước sau: - Xác định khả năng và vị trí của doanh nghiệp lữ hành - Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình - Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa - Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu, bắt buộc của chương trình - Xây dựng phương án vận chuyển - Xây dựng các phương án lưu trú và ăn uống - Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình, chi tiết hóa chương trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi và giải trí - Xác định giá thành và giá bán của chương trình - Xây dựng những quy định của chương trình du lịch Nội dung cải tiến chương trình du lịch - Những chương trình du lịch đang thỏa mãn tối đa nhu cầu du khách, được du khách đánh giá cao thì chưa cần phải tốn nhiều nguồn lực để cải tiến nó. - Những chương trình du lịch chưa thỏa mãn được nhu cầu của du khách có thể có những biểu hiện sau: Chất lượng dịch vụ kém Nội dung chương trình lạc hậu Hành trình của chương trình chưa hợp lý Dịch vụ đơn điệu Để các chương trình du lịch này phục vụ du khách tốt hơn đòi hỏi doanh nghiệp lữ hành cần phải cải tiến, đổi mới làm cho chúng ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng ta phải xác định được những chương trình du lịch nào có thể cải tiến và hoàn thiện chúng theo các bước sau: +Sàng lọc các dịch vụ không đáp ứng nhu cầu của du khách rồi cắt bỏ chúng. +Bổ sung các dịch vụ mới, có chất lượng vào các chương trình du lịch. +Sắp xếp lại chương trình du lịch sao cho hợp lý về hành trình chuyến đi, các dịch vụ phải được bố trí hợp lý về thời gian, tuyến hành trình. HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX TRONG VIỆC THU HÚT KHÁCH MICE Chính sách sản phẩm 1.5.1.1 Dành cho khách M và C Như đã phân tích ở trên, đây là đối tượng khách đi vì mục đích cơ bản hội nghị, hội thảo, do đó hoạt động không thể thiếu trong các chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành dành cho họ là tham dự hội nghị, hội thảo. Các yếu tố cơ bản của chương trình du lịch phù hợp với khách M&C có thể xem xét: - Dịch vụ vận chuyển: Lựa chọn những phương tiện vận chuyển có chất lượng cao, đảm bảo an toàn, chất lượng. - Dịch vụ lưu trú àVị trí: gần các trung tâm thành phố, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển. à Qui mô, cấp hạng: lựa chọn các khách sạn 4-5 sao, hoặc các khu resort sang trọng, tuy nhiên cũng cần lựa chọn những nơi có một không khí trong lành cho khách du lịch. à Dịch vụ phòng ngủ phải được chú trọng à Các dịch vụ bổ sung hội nghị hội thảo cần được quan tâm, và phục vụ chính xác. - Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí giúp khách thư giãn như đánh golf, bơi thuyền… - Các điểm tham quan, điểm đến: Lựa chọn những điểm tham quan du lịch vui chơi giải trí nhẹ nhàng, nên đưa vào chương trình du lịch các điểm du lịch sinh thái, gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp những vị khách này dễ chịu, sảng khoái. - Dịch vụ ăn uống: nên đưa vào chương trình những món ăn nhẹ nhàng, nhưng mang đậm bản sắc văn hóa nơi khách đến để giúp khách có thể vừa thư giãn, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. 1.5.1.2 Dành cho khách I&E - Do đặc điểm của khách I là đi với mục đích được nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng nên những dịch vụ mà họ yêu cầu được phục vụ khác với khách M&C. - Đây là đối tượng khách mà chuyến đi của họ chỉ được tài trợ một phần, do đó chất lượng dịch vụ tuỳ thuộc vào giá mà các dịch vụ bỏ ra. Sở dĩ chất lượng dịch vụ khác nhau bởi lẽ khả năng chi trả của những vị khách này là khác nhau. +Dịch vụ vận chuyển: tuỳ thuộc vào chất lượng mà khách yêu cầu mà doanh nghiệp phục vụ + Dịch vụ lưu trú: à Vị trí: gần các tài nguyên thiên nhiên, hoặc các khu vui chơi giải trí, không khí trong lành, dễ chịu. à Qui mô, cấp hạng: tuỳ thuộc vào sự yêu cầu khác nhau của khách mà doanh nghiệp có những sự lựa chọn khác nhau để cung cấp cho khách. à Bên cạnh việc chú trọng dịch vụ phòng ngủ cần chú trọng những dịch vụ bổ sung như cắt tóc, tắm hơi. - Các điểm tham quan: đưa vào các điểm tham quan du lịch mang tính chất cộng đồng, đó có thể là các khu du lịch sinh thái để kéo mọi người lại gần nhau hơn, bên cạnh đó tổ chức những trò chơi mang tính chất tập thể như tổ chức đua thuyền, cắm trại. các điểm vui chơi này nên gần các khu mua sắm. - Dịch vụ ăn uống: giới thiệu cho khách thưởng thức những món ăn ngon và đặc sản tại điểm đến. Chính sách giá - Đối với khách MICE, đây là loại khách mà họ xem giá trị của sản phẩm là bất cứ lợi ích nào mà họ mong muốn, nắm bắt được đặc điểm này thì doanh nghiệp nên : + Định giá dựa trên danh tiếng, thương hiệu + Hoặc định giá hớt váng để khai thác tối đa lượng khách này - Trong đó, đối với từng đối tượng khách cụ thể thì : + Đối với khách M, C, E : đây là những đối tượng khách mà chi phí của chuyến đi được công ty tài trợ, do vậy có thể định mức giá cao cho những đối tượng khách này. Đồng thời khi định mức giá cao, doanh nghiệp lữ hành để cho khách hàng nhận ra được những dịch vụ được cung cấp có chất lượng cao + Đối với khách I : do chi phí của chuyến đi họ chỉ được tài trợ một phần, do vậy với đối tượng khách này, doanh nghiệp không thể định giá cao như những vị khách kia, mà tuỳ thuộc vào những địa điểm tham quan cũng như những yêu cầu về chất lượng mà họ yêu cầu để doanh nghiệp định giá. Chính sách phân phối Các kênh phân phối: - Phân phối trong du lịch là những phương pháp mà nhờ nó khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm một cách trực tiếp hay gián tiếp. - Phân phối tại hệ thống: việc bán sản phẩm du lịch xảy ra trong không gian của hệ thống của công ty du lịch - Phân phối tại khách hàng: việc bán các sản phẩm du lịch xảy ra địa điểm khách hàng. a, Kênh phân phối trực tiếp : là kênh phân phối đưa trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Công ty Người mua đại diện b, Kênh phân phối gián tiếp: là kênh phân phối mà sản phẩm du lịch phải qua một hoặc một vài đại lý trung gian rồi mới đến được tay người tiêu dùng: Công ty Trung gian du lịch Người mua đại diện - Với đặc thù của loại hình kinh doanh du lịch MICE, doanh nghiệp nên chọn kênh phân phối trực tiếp. - Đồng thời nên thiết lập kênh phân phối điện tử: kênh phân phối điện tử là kênh phân phối không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người mà thông qua công cụ điện tử là mạng để phân phối môt hoặc một số dịch vụ đã được thiết kế sẵn. Chính sách xúc tiến cổ động - Mục tiêu của chính sách truyền thông, cổ động là nhằm quảng bá tới loại khách này sự sang trọng, sự tiện nghi cũng như việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong chuyến đi, tạo cho khách hàng sự yên tâm và được phục vụ chu đáo. - Các doanh nghiệp lữ hành có thể quảng cáo rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, đài… - Đa số các doanh nghiệp lữ hành hiện nay đều đến tại không gian của khách hàng để quảng cáo các sản phẩm của mình. Trong những trường hợp như vậy, các doanh nghiệp lữ hành nên chú ý quan tâm đến vai trò của những người tham gia trong tiến trình ra quyết định mua các chương trình du lịch cho công ty của họ. - Để “người quyết định” đồng ý mua tour của mình thì các doanh nghiệp lữ hành cần biết tác động đúng người, nên chú ý đến “người gác cổng” bởi lẽ vai trò của họ rất quan trọng trong việc doanh nghiệp có tiếp cận được để “người quyết đinh” đồng ý mua tour không. Phần 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MICE VÀ SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOUR KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH VITOUR Công ty chủ quản: Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Du Lịch Việt Nam Vitours. Tổng giám đốc công ty: Trần Ngọc Tâm. Tổng số nhân viên: 320 người. Trụ sở chính: 83 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Hải Châu Thành Phố Đà Nẵng. Website: Công ty TNHH MTV Lữ Hành Vitours: - Tên đầy đủ tiếng Việt của công ty: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LỮ HÀNH VITOURS Tên tiếng anh: VITOURS LIMITED COMPANY Tên giao dịch quốc tế: VIETNAMTOURISM - VITOURS Tên viết tắt: VITOURS - Giám đốc hiện tại của công ty: Cao Trí Dũng - Tổng số nhân viên(2008): 72 người, trong đó lao động nữ chiếm 45%, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 98% trên tổng số lao động. - Địa chỉ: 83 Nguyễn Thị Minh Khai- TP Đà Nẵng. Website: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ Phần Du Lịch Việt Nam Vitours tiền thân là Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng được thành lập từ năm 1975. Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã có những bước tiến vượt bậc trong ngành du lịch Việt Nam. Với mạng lưới công ty, các đại lý du lịch trong và ngoài nước của VITOURS luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho các Công ty Lữ Hành và du khách, với phương châm phục vụ hết mình, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, cơ sở vật chất hoàn thiện của chúng tôi sẽ mang lại cho các bạn các dịch vụ du lịch tốt nhất. Công ty TNHH MTV Lữ Hành Vtours là công ty con trực thuôc công ty cổ phần du lịch Việt Nam Vitours. - Quyết định ngày thành lập: Công ty TNHH MTV lữ hành Vitours là công ty con của công ty du lịch Việt Nam vào ngày 09/7/1991 và được thành lập theo nghị định số 338/ CP theo Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 77/QĐ- TCCB ngày 26/03/1991 của tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch và hoạt động theo giấy đăng ký 104031, Đăng ký lần đầu ngày 30/03/1993 và đăng ký thay đổi 4 lần ngày 11/11/2004 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng. Căn cứ vào định hướng kinh doanh trong giai đoạn 2008-2010 và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông về việc tổ chức các hoạt động kinh doanh lữ hành, HĐQT đã quyết định thành lập công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours trực thuộc công ty cổ phần Du Lịch Việt Nam Vitours trên cơ sở sát nhập các phòng thị trường, Vé máy bay, xí nghiệp vận chuyển. Địa vị pháp lý Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn. Sau khi tách thành công ty con thì công ty đã không ngừng phát triển về quy mô vốn và hoạt động ngày càng phát triển trên thị trường Đà Nẵng và mở rộng ra toàn quốc. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty A. Nhiệm vụ - Tiến hành khảo sát nghiên cứu thị tường để xây dựng và thực hiện bán các sản phẩm du lịch. Nghiên cứu thị trường du lịch trong và ngoài nước, tổ chức tuyên truyền thu hút khách du lịch. - Kinh doanh các chương trình du lịch dành cho khách quốc tế, nội địa… Đặc biệt là tổ chức cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Việt kiều về thăm quê hương, đi tham quan du lịch, tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. - Tổ chức các hoạt động đưa đón, hướng dẫn khách du lịch theo đúng quy định để đảm bảo an toàn cho khách du lịch và giữ gìn an ninh quốc gia. - Tổ chức hạch toán và hoạt động kinh doanh, công bố tài chính của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước. - Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, tài sản nguồn vốn theo đúng nguyên tắc, chế độ quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước theo sự phân công quản lý của tổng cục du lịch, có kế hoạch bồi thường, sử dụng đội ngủ cán bộ công nhân viên. B. Quyền hạn - Xây dựng và quyết định bộ máy tổ chức nhân sự, ban hành các tiêu chuẩn chức năng nghiệp vụ quy chế lao động và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. - Trực tiếp ký kết giao dịch với các tổ chức du lịch nước ngoài để đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. - Được phép huy động vốn trong và ngoài nước để phát triển cơ sở vật chất kỷ thuật, mở rộng các dịch vụ bổ sung để đáp ứng mọi nhu cầu của đối tượng khách du lịch. Tổ chức bộ máy của công ty Sơ đồ2.1 Cấu trúc tổ chức của công ty như sau: Ban Giám đốc Phòng Nội địa sự kiện Phòng Chuyên đề liên kết Phòng Vận chuyển Phòng Inbound I Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng Hành chính IT Phòng Vé CN Hồ Chí Minh CN Hà Nội VPĐD Đức VPĐD Nga Phòng Inbound II Phòng Outbound * Các phòng ban - Ban giám đốc: Quản lý điều hành hoạt động chung của một công ty. Có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư. Đôn đốc chỉ đạo cho các phòng ban, thực hiện các kế hoạch đã đề ra. - Phòng nội địa Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch, tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, thu hút các nguồn khách du lịch trong nước đến với Công ty. Duy trì các mối quan hệ của công ty với các nguồn khách hàng. Tiến hành xây dựng các chương trình du lịch từ nội dung đến mức giá phù hợp với nhu cầu của khách, chủ động trong việc đưa ra những ý đồ mới về sản phẩm của công ty lữ hành. - Phòng Inbound Âu- Mỹ: Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch, tiến hành._. các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, thu hút các nguồn khách du lịch Châu Âu- Châu Mỹ đến với công ty. Tiến hành xây dựng các chương trình du lịch từ nội dung đến mức giá phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chủ động trong việc đưa ra những ý đồ mới về sản phẩm của công ty lữ hành. Tổ chức điều động, bố trí hướng dẫn viên cho cho cac chương trình du lịch, xây dựng và phát triển mối quan hệ đội ngũ các hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng để đội ngũ hướng dẫn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề nghiệp tốt, đáp ứng các nhu cầu về hướng dẫn của công ty. - Phòng Inbound Á-Úc: Cũng có chức năng và nhiệm vụ như phòng inbound Âu mỹ chỉ khác là phụ trách thị trường Á-Úc. - Phòng du lịch OutBound: Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch, tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, nhằm tổ chức các tour du lịch ra nước ngoài. - Phòng nhận lại- Chuyên đề-liên kết: Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, khách hàng, thiết lập các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Xây dựng các mối quan hệ với các công ty lữ hành khác, các khách sạn trong khu vực công ty phụ trách. - Phòng vé máy bay: Cung cấp thông tin về chuyến bay cho khách hàng, tư vấn hco khách hàng. Bán vé nhận đặt vé theo yêu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. - Phòng vận chuyển: Chịu trách nhiệm vận chuyển khách từ lúc đón khách, đưa khách đến các điểm tham quan và đưa khách trở về địa điểm khởi hành trước khi kết thúc chương trình. - Chi nhánh Hà Nội: Là đầu mối thu hút khách và là đầu mối triển khai các hoạt động nhằm thực hiện các yêu cầu( các chương trình du lịch) của công ty tại Hà Nội. - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Là đầu mối thu hút khách và là đầu mối triển khai các hoạt động nhằm thực hiện các yêu cầu( các chương trình du lịch) của công ty tại TP. hồ Chí Minh. - Phòng kế toán: Chuyên thực hiện về công tác tài chính, tiền lương, chứng từ sổ sách kế toán, thống kê các khoản thu chi trong công ty, thuế phải nộp, hạch toán kết quả kinh doanh. Có nhiệm vụ thanh toán với khách hàng, với các bên liên quan, lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, dự phòng tài chính. Ngoài ra còn cung cấp thông tin về số liệu một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác đúng quy định theo cấp trên yêu cầu. - Phòng CNTT – Hành chính: Đảm bảo thực hiện các công việc văn phòng của Công ty, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Thực hiện những công tác chủ yếu trong việc xây dựng đội ngủ cán bộ của công ty, tham mưu cho giám đốc về tổ chức, sắp xếp lao động. Thực hiện cac quy, nội quy, khen thưởng kỷ luật, chế độ tiền lương, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công nhân viên. Tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến 2008 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến 2008 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 đến 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 SL % SL % SL % SL % Doanh thu Tỷ đồng 55.28 100 66.34 100 81.25 100 118.88 100 Chi Phí " 39.93 72.22 43.35 65.34 51.68 63.61 73.16 61.54 Lợi nhuận " 15.36 27.78 22.99 34.66 29.57 36.39 45.72 38.46 DT/CP Lần 1,38 - 1,53 - 1,57 - 1.62 -  LN/CP " 0,38 - 0,53 - 0,57 - 0.62  - Nguồn: Phòng tài chính kế toán Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 đến 2008 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng chi phí và lợi nhuận Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh Về doanh thu: Với cách nhìn tổng quan chúng ta thấy rằng doanh số tăng với tỷ trọng đều qua các năm. Năm 2007 doanh thu tăng mạnh hơn so với năm 2006 từ 66340 tr.đ lên đến 81250 tr.đ(tăng 22% so với năm 2006), đến năm sau đó cho dù gặp nhiều khó khăn thì công ty vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng với mức tăng 46% so với năm trước(Từ 81250 tr.đ năm 2007 lên đến 118880 tr.đ năm 2008). Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với công ty vì công ty đã giữ vững tốc độ phát triển hàng năm của mình. Lý do dẫn đên việc tăng doanh thu này là vì trong khoảng thời gian qua, khách du lịch đến Đà Nẵng và từ đó tạo điều kiện thuận lợi để công ty đẩy mạnh công tác thu hút và khai thác nguồn khách. Bên cạnh đó, thương hiệu Vitours ngày càng được nhiều người biết đến nên số lượng khách đến mua tour của công ty tăng dần, số lượt khách công ty khai thác ngày càng nhiều. Công ty đã quan tâm đến việc thu hút nguồn khách nhờ sự nâng cấp và hoàn thiện lại tình hình kinh doanh của mình. Vì vậy, chất lượng phục vụ khách du lịch của công ty ngày càng được nâng cao hơn. Ngoài ra, công ty đã phát triển đại lý bán vé máy bay cho Việt Nam Airline, nhận đặt mua vé tàu lửa cho khách...điều này cũng góp phần vào việc tăng doanh thu của công ty trong thời gian qua. Về chi phí: Trong khi đó biến động về chi phí là vấn đề mà công ty phải quan tâm nhiều hơn nữa. Nếu như năm 2007 chi phí có mức tăng là 19% so với năm 2006 thì có một vấn đề mà công ty phải lưu ý, đó chính là việc chi phí trong năm 2008 đã có mức tăng hơn 41% so với năm trước đó. Việc tăng chi phí này đòi hỏi công ty phải kiểm soát các hoạt động của mình tốt hơn để từ đó có thể gia tăng mức lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên cũng có một dấu hiệu đáng mừng đó là tỷ trọng chi phí so với doanh thu trong các năm đã giảm từ 72.22% năm 2005 giảm xuống còn 61.54% trong năm 2008. Về lợi nhuận: Nhìn chung, lợi nhuận của công ty vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2006 đến 2008 cho dù chi phí có mức tăng khá cao qua các năm nhưng mà doanh thu vẫn đạt được mức tăng cao hơn chi phí nên lợi nhuận vẫn tăng với mức tăng khá cao, đặc biệt trong năm 2008 mức tăng là 54% mỗi năm. Nhìn vào biểu đồ ...chúng ta thấy được rằng tỷ suất lợi nhuận cũng đã tăng theo thời gian. Cho dù lợi nhuận đã đạt được mức tăng khá như vậy nhưng mà trong tương lai công ty vẫn cần phải kiểm soát chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty tốt hơn nữa để ngày càng tạo ra được lợi nhuận lớn hơn. Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định giữa vào lợi nhuận đạt được trên cơ sở lấy doanh thu bù đắp chi phí. Để tăng hiệu quả kinh doanh thì công ty có thể chủ động tăng doanh thu hoặc cắt giảm chi phí. Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt thì ngoài việc tăng doanh thu thì đòi hỏi công ty phải có nhiều nỗ lực vượt bậc trong việc kiểm soát và phân tích chi phí. Vì vậy, trong thời gian đến công ty cần có những biện pháp để tăng doanh thu và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn. Cơ cấu doanh thu của công ty TNHH một thành viên Lữ hành Vitours Bảng 2.2 Cơ cấu doanh thu từ năm 2005 đến năm 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển (%) 06/05 07/06 08/07 Doanh thu Tỷ đồng 55,28 66,34 81,25 118.9 120,00 122.48 146.31 Inbound ‘’ 30,332 36,64 47,86 74.91 117,49 125.18 156.5 Outbound ‘’ 10,574 19,56 21,08 29.87 124,91 118 141.7 Nội địa ‘’ 14,374 10,14 12,31 14.1 119,93 110.44 114.6 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Biểu đồ 2.3 Cơ cấu doanh thu từ năm 2005 đến năm 2008 Nhận xét: Trong cơ cấu doanh thu của công ty chúng ta thấy rõ là doanh thu đến từ bộ phận Inbound luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Doanh thu từ khách Inbound mang lại năm 2005 là 30,332 tỷ đồng cho đến năm 2008 là 74,91 tỷ đồng chiếm tỷ trọng đến hơn 63%. Trong khi đó doanh thu từ khách Outbound và nội địa chiếm tỷ trọng thấp hơn. Đặc biệt trong cơ cấu doanh thu thì tỷ trọng khách du lịch nội địa đã giảm từ 26% trong năm 2005 xuống còn 12% cho dù số lượng khách du lịch nội địa vẫn tăng đều qua các năm. Tuy vậy, công ty cũng không cần phải quá lo lắng về điều này bởi vì 2 lý do sau: Thứ nhất là gần đây người dân Việt Nam ngày càng thích đi nước ngoài du lịch hơn là du lịch trong nước, họ có điều kiện về kinh tế hơn trước nên họ muốn đi du lịch quốc tế nhiều hơn vì vậy lượng khách du lịch nội địa chủ yếu là khách đi các tour ngắn ngày. Thứ hai, là Việt Nam giờ đây đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn và an toàn nhất khu vực cho nên ngày càng có nhiều tour du lịch nước ngoài chọn Việt Nam làm điểm đến của mình. Bên cạnh đó Việt Nam hiện nay tham gia sâu rộng vào nhiều tổ chức quốc tế nên chúng ta cũng là điểm tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và du khách khi tham dự các hội nghị này cũng tham gia các tour du lịch luôn. Riêng đối với Đà Nẵng các lễ hội và sự kiện tổ chức tại thành phố này đã mang lại sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch quốc tế, chẳng hạn như lế hội bắn pháo hoa quốc tế hằng năm được tổ chức vào tháng 3 đã thu hút hơn 10.000(Báo Đà Nẵng) khách quốc tế đến xem và đi du lịch. Và đặc biệt những chính sách marketing của công ty trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả làm cho đối tác và du khách quốc tế biết đến công ty ngày càng nhiều hơn, các văn phòng đại diện tại các nước như Nga, Đức cũng hoạt động tốt hơn. Chính vì lẽ đó mà doanh thu đến từ khách Inbound luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong thời gian qua. Như vậy, trong những năm qua doanh thu đến từ khách Inbound luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và công ty cần phải phát huy thế mạnh này hơn nữa. Cùng với đó công ty cũng cần có những chính sách về marketing, giá tốt hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều khách Outbound cũng như là khách nội địa để góp phần làm cho doanh thu của công ty ngày càng đạt được mức cao hơn. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA CÔNG TY Cơ sở vật chất kỹ thuật Là công ty con nên các trang thiết bị , cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty TNHH một thành viên Lữ hành Vitours đều do công ty mẹ là công ty Cổ phần du lịch Việt Nam tại miền Trung cung cấp. Hệ thống khách sạn Bảng 2.3 Danh mục các khách sạn của Vitours Khách sạn Tiêu chuẩn Phòng hội nghị Phòng ở Khách sạn Bamboo1 3 sao 500chỗ 46 phòng 300chỗ 100chỗ Ksạn Bamboo 2 3 sao 450chỗ 48 phòng 200chỗ Thu Bồn 2 sao 300chỗ 30 phòng Bamboo 3 2 sao 450chỗ 32 phòng 100chỗ Nguồn: Phòng tài chính kế toán Hệ thống các khách sạn của công ty bên cạnh phục vụ dịch vụ lưu trú, ăn uống thì còn là nơi tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo của khách công vụ MICE. Các khách sạn với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên phục vụ có chất lượng cao luôn trong tư thế sẵn sàng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của du khách. Nhìn chung, hệ thống các khách sạn và nhà hàng của công ty có khả năng để phục vụ nhu cầu của khách du lịch MICE. Trong đó, cụm khách sạn Bamboo Green được tranh bị khá đầy đủ và tiện nghi. Tuy nhiên, trong thời gian đến để nâng cao khả năng thu hút khách MICE thì công ty cần chú trọng đầu tư, nâng cấp cụm khách sạn của mình đạt tiêu chuẩn 4 đến 5 sao để phục vụ cho nhu cầu khách. Phương tiện vận chuyển Về đội xe, công ty hiện tại có 20 chiếc xe bao gồm 4 xe 4 chỗ, 3 xe 16 chỗ, 5 xe 26 chỗ, 3 xe 35 chỗ và 5 xe 45 chỗ. Hầu hết các xe của công ty đều hiện đại và hoạt động tốt. Bên cạnh xe thì đội ngũ lái xe của công ty cũng được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và hầu hết đều có hộ chiếu để không chỉ tham gia các tour trong nước mà cả nước ngoài. Như vậy với phương tiện vận tải sẵn có như vậy Vitours có khả năng chủ động trong việc vận chuyển, đồng thời có thể tiết kiệm chi phí để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Trang thiết bị văn phòng Máy vi tính photo copy, 4 fax, 8 máy điều hòa nhiệt độ, 3 máy in=> tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc, hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Hiện nay, nhu cầu khách MICE rất đa dạng nên để đáp ứng nhanh chóng nhất và tốt nhất đối tượng khách này thì công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa các trang thiết bị văn phòng. Trong thời gian tới, ngoài việc hỗ trợ thêm nhiều máy vi tính thì công ty cần quản lý hệ thống mạng của công ty hoạt động tốt hơn nữa. Đây là điều cần thiết đối với hoạt động thu hút MICE của công ty bởi vì với đường truyền tốc độ cao thì sẽ giúp cho các nhân viên thiết lập mối quan hệ với khách MICE dễ dàng và nhanh chóng hơn, qua đó sẽ nâng cao được khả năng thu hút khách MICE của công ty. Nguồn nhân lực của công ty Hiện nay, công ty đã cso bộ phận về mảng dịch vụ MICE, ngoài ra bộ phận marketing chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Hơn thế nữa, với đội ngũ hướng dẫn viên hùng hậu(công ty có sẵn hơn 100 hướng dẫn viên và phiên dịch) được đào tạo chuyên nghiệp với nhiều ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật, Thái, Tây Ban Nha, Ý...Cùng với đó là một đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, có trình độ học vấn và trên đại học đang làm việc tại công ty góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Với việc thành lập bộ phận chuyên trách về MICE, công ty đã có nhiều sự quan tâm hơn trong hoạt động thu hút MICE. Từ khi thành lập bộ phận này, hoạt động thu hút MICE đã tỏ ra hiệu quả. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải có những chính sách để đầu tư và nâng cấp bộ phận này hoàn thiện hơn và từ đó mang lại hoạt động tốt hơn. Nguồn lực tài chính của công ty Bảng 2.4 Bảng cân đối tài sản của công ty Tài sản Năm Khoản mục 2005 2006 2007 2008 I. Tài sản lưu động 10882 12084 11603 11987 1. Tiền mặt 1052 1046 1490 1898 2. Các khoản phải thu 2871 4965 5307 5500 3. Tài sản lưu động khác 6959 6073 4806 4589 II. Tài sản cố định 38320 37487 37490 37243 Tổng tài sản 49202 49571 49093 49230 I. Nợ phải trả 35302 34526 33774 33980 1. Nợ vay ngắn hạn 12627 14547 11908 11870 2. Các khoản phải trả 1646 1234 1942 1804 3. Nợ dài hạn 21055 18744 19923 20305 4. Nợ khác 1 1 1 1 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 13873 15045 15319 15250 Tổng nguồn vốn 49202 49571 49093 49230 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Tài sản của công ty trong gian đoạn 2005 đến 2008 tăng không nhiều. Tài sản lưu động của công ty có lúc tăng lúc giảm nhưng nhìn chung vẫn giữ ở mức biến động nhỏ. Hầu như công ty chỉ thay mới một số trang thiết bị đã cũ và tân trang một số đầu xe cho phòng vận chuyển. Trong phần tài sản chỉ có khoản phải thu là có mức tăng khá lớn từ 2871 triệu đồng năm 2005 lên tới 5500 triệu đồng năm 2008. Nguyên nhân của tình hình này xuất phát từ việc công ty mở rộng quan hệ ra nhiều đối tác và cho đối tác nợ khá nhiều, vì vậy công ty cần nghiêm chỉnh xem xét kỹ phần tài sản này và có những điều chỉnh thích hợp đối với chúng để từ đó gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản cho công ty. Về phần nguồn vốn chúng ta có thể thấy rõ nợ phải trả giảm xuống và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên đều trong từng năm qua. Tín hiệu này cho thấy công ty đã hoạt động kinh doanh hiệu quả trong thời gian qua, từ đó mà công ty đã thanh toán được phần nào nợ của mình. Nhưng có một điều đáng lo ngại chính là tài sản lưu động nhỏ hơn nhiều so với nợ ngắn hạn của công ty, chứng tỏ công ty dùng nhiều nợ ngắn hạn cho tài sản cố định, điều này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện thời của công ty. Bảng 2.5 Các thông số tài chính Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Các thông số khả năng sinh lợi Lợi nhuận ròng biên (%) 2 2,5 2,62 2,77 Vòng quay tổng tài sản (%) 1,12 1,34 1,66 2,41 Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) % 2,25 3,34 4,34 6,69 Thu nhập trên vốn chủ (ROE) % 7,97 11 13,9 21,59 Thông số về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện thời (lần) 0,76 0,77 0,84 0,88 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0,27 0,38 0,49 0,54 Vòng quay phải thu của khách hàng (vòng) 16,93 15,82 22 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 21,26 22,76 16,36 Các thông số nợ Tỷ lệ Nợ /vốn chủ 2,54 2,29 2,2 2,23 Tỷ lệ Nợ / TS 0,72 0,7 0,69 0,69 Thông số nợ dài hạn 0,6 0,55 0,57 0,57 Các thông số về khả năng thanh toán là những thông số phổ biến nhất được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán của công ty. Các thông số khả năng thanh toán của công ty tuy không cao nhưng nó có sự tăng dần theo thời gian từ 0,76 năm 2005 tăng lên đến 0,88 năm 2008. Thực tế này cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn là khá lớn và như đã phân tích ở trên có một số nợ ngắn hạn được sử dụng cho tài sản cố định và chính nguyên nhân quan trọng này mà làm cho khả năng thanh toán hiện thời của công ty chưa vượt lên mức cao hơn được. Kỳ thu tiền bình quân của công ty cũng đã giảm qua các năm từ 21,26 ngày năm 2006 xuống còn 16,36 ngày trong năm 2008. Cho dù vậy thì đối tượng khách hàng chiếm dụng vốn của công ty dường như đang có dấu hiệu mở rộng cho nên mặc dù kỳ thu tiền bình quân đã giảm xuống thì khoản phải thu vẫn tăng lên theo thời gian. Vì vậy trong tương lai công ty cần quan tâm tốt hơn về các đối tượng nợ tín dụng của mình để làm cho khoản phải thu giảm xuống nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vòng quay tài sản cũng có những tín hiệu tốt khi đạt được sự tăng dần qua thời gian qua, qua bảng trên chúng ta thấy được rằng vòng quay tài sản đã tăng từ 1,12 lần năm 2005 và đạt đến 2,41 lần khi kết thúc năm 2008. Theo như thông số vòng quay tài sản thể hiện thì 1 đồng tài sản sẽ mang lại cho công ty 2,41 đồng doanh thu, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là khá tốt. Như vậy qua phân tích các thông số cho chúng ta thấy tình hình tài chính của công ty là rất sáng sủa. Công ty có khả năng sử dụng hiệu quả tài sản từ đó đem lại tỷ suất lợi nhuận khá cao và tăng theo từng năm. Khả năng thanh toán của công ty tăng dần theo thời gian và công ty Vitours có thể chủ động trong việc giải quyết các khoản nợ của mình. Tuy vậy cần một sự quan tâm tốt đối với các khoản phải thu của công ty để nguồn lực tài chính của công ty có thể được sử dụng hiệu quả hơn trong tương lai. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MICE CỦA CÔNG TY VITOURS Các chương trình du lịch MICE hiện có tại công ty Hiện nay công ty có các chương trình du lịch MICE và sự kiện như sau: Team Building   Là một khóa học (thông thường được tổ chức ngoài trời) dựa trên các trò chơi khác nhau để cho học viên (những người tham gia) trải nghiệm các tình huống trước sau dựa trên các câu hỏi của giảng viên (Facilitator) để rút ra các bài học thực tiễn trong công việc, nhằm điều chỉnh thái độ và hành vi cá nhân trong khi làm việc chung với nhau cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Team Work Tổ chức tours dã ngoại Tổ chức dạ tiệc Gala Dinner Tổ chức hội nghị tại khu vực miền Trung Huấn luyện Tổ chức các gameshow theo yêu cầu Thực trạng hoạt động phát triển chương trình du lịch MICE Cơ cấu khách MICE Bảng 2.6 Cơ cấu khách MICE của Vitours từ 2005 đến 2008 ĐVT: Lượt khách Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 SL % SL % SL % SL % Tổng khách 596 100.0 1500 100,0 2435 100,0 3500 100,0 Theo hình thức chuyến đi Đi lẻ  -  -  -  -  -  -  -  - Đi đoàn 596 100,0 1500 100,0 2435 100,0 3500 100,0 Theo phạm vi lãnh thổ Khách Việt Nam 483 81,0 1000 66,7 1500 61,6 2165 61,9 Khách quốc tế 113 19,0 500 33,3 935 38,4 1335 38,1 Theo mục đích chuyến đi Meeting 60 10,1 125 8,3 315 12,9 456 13,0 Incentives 536 89,9 1375 91,7 2120 87,1 3044 87,0 Theo hình thức khai thác Cty tự khai thác 417 70,0 1146 76.4 1758 72,2 2480 70,9 Các công ty khác gửi khách 179 30,0 354 23,6 677 27,8 1020 29,1 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng lượng khách MICE đến công ty luôn tăng dần trong từng năm qua. Chi tiết hơn, chúng ta thấy rằng năm 2006 có 1500 lượt khách MICE đến với công ty (tăng hơn 250% so với năm 2005). Cho đến năm 2007 công ty đón đến 2435 khách MICE và trong năm 2008 Vitours đã tiếp đón 3500 lượt khách MICE (tăng 1065 lượt khác và tăng 43,7% so với năm 2007), đây thực sự là những con số ấn tượng mà công ty đã nỗ lực đạt được trong thời gian qua. Trong năm 2005 công ty đón tiếp gần 600 lượt khách MICE, một con số ít ấn tượng trong khi du lịch MICE bắt đầu bùng nổ ở Việt Nam. Tuy nhiên điều đó cũng thực sự dễ hiểu khi mà đây mới là thời điểm mà công ty bắt đầu tham gia vào phân khúc thị trường hấp dẫn này. Đến năm 2006 công ty đã đạt được thành công khi đón tiếp tới 1500 lượt khách MICE và đạt được mức tăng trưởng thực sự ấn tượng. Lý giải cho thành công này công ty cho biết: Năm 2006 là năm diễn ra rất nhiều hội nghị nằm trong chương trình nghị sự của APEC được tổ chức tại Đà Nẵng, từ đó Vitours đã biết tận dụng cơ hội này để thu hút được nhiều nguồn khách MICE về với công ty. Tiếp nối thành công trong năm 2006 công ty đã có thêm bước phát triển mạnh mẽ trong năm 2007 khi đón tiếp tới hơn 2400 lượt khách MICE, đó thực sự là một bước tiến lớn của công ty trong phân khúc thị trường này. Để có được thành công đó là nhờ vào việc thành lập phòng nội địa sự kiện chuyên phụ trách về MICE, từ khi có sự ra đời của bộ phận này mọi công tác thu hút MICE như chính sách sản phẩm, chính sách giá và nghiên cứu thị trường đều do bộ phận này đảm trách và vì vậy mà hoạt động của công ty ngày càng chuyên nghiệp-hiệu quả hơn. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, nhiều tuyến điểm du lịch mới đã được công ty khai thác và đưa vào chương trình du lịch phục vụ du khách MICE. Về giá cả, công ty đã có những chính sách giá khác biệt dành cho những đoàn khách khác nhau tùy vào số lượng của đoàn khách, nhờ vậy mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã đến với công ty để đặt mua chương trình du lịch MICE. Ngoài ra trong năm 2007 công ty đã đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán bằng việc phát tờ rơi, brochures đến các doanh nghiệp, công ty tổ chức hội nghị hội thảo, qua đó sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến, đặc biệt là đối tượng khách MICE. Đến năm 2008 cho dù kinh tế thế giới có nhiều biến động xấu nhưng không vì vậy mà hoạt động thu hút du khách MICE của công ty lại bị chùng xuống, bằng chứng cụ thể là trong năm 2008 công ty đã đón hơn 3500 lượt khách, vươn lên top những công ty có thị phần về MICE lớn nhất miền Trung. Đạt được thành công như vậy là do công ty đã tiếp tục phát triển các hoạt động của mình một cách hiệu quả hơn, chẳng hạn như bộ phận thị trường ngoài việc xúc tiến quảng cáo thì còn tham gia các hội chợ về MICE qua đó có thể giới thiệu về thương hiệu Vitours như một thương hiệu hàng đầu trong việc đón tiếp khách MICE tại miền Trung. Nếu xét riêng theo từng phân khúc thì cơ cấu khách MICE của công ty có đặc điểm như sau: Theo phạm vi lãnh thổ Biểu đồ 2.4 Cơ cấu khách theo phạm vi lãnh thổ Trong 4 năm qua, từ năm 2005 đến năm 2008 khách MICE của công ty chủ yếu là khách nội địa. Cụ thể, năm 2005 khách nội địa chiếm 81% so với tổng khách tương ứng với 483 lượt khách; đến năm 2006 là 66,7% tương ứng với 1500 lượt khách. Năm 2007, là năm mà công ty có những nỗ lực mạnh mẽ vào hoạt động khai thác khách MICE nên lượt khách MICE tăng đáng kể, số lượt khách MICE nội địa chiếm 61,6% so với tổng lượt khách MICE mà công ty khai thác. Thành công tiếp nối thành công, trong năm 2008 công ty đã có sự vượt trội đáng kể về số lượt khách MICE mà mình khai thác với tổng lượt khách là 3500, trong đó khách nội địa chiếm 61,9%. Như vậy, thị trường MICE chủ yếu của công ty trong thời gian qua là thị trường nội địa. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng, cùng với thời gian công ty cũng đã có những nỗ lực để khai thác thị trường MICE quốc tế. Cụ thể, nếu như năm 2005 tỷ lệ khách MICE quốc tế chỉ chiếm 19% trong tổng lượt khách tương ứng thì đến năm 2008 tỷ lệ này đã đạt 38,1%. Trong những năm tới, công ty cần phải có những chính sách thu hút khách quốc tế hiệu quả hơn nữa bởi vì đây là nguồn khách sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn cho công ty. Theo hình thức chuyến đi Nhìn vào bảng số liệu 2. chúng ta có thể thấy được rằng toàn bộ khách MICE đến với công ty đều là khách đoàn (chiếm tỷ lệ 100% số lượt khách MICE mà công ty khai thác). Trong thời gian qua với những nỗ lực không ngừng công ty đã thu hút được ngày càng nhiều đoàn khách MICE đến với Vitours. Hiện nay, công ty đang cố gắng tập trung khai thác những đoàn khách MICE với số lượng lớn từ 45 khách trở lên. Đó là một dấu hiệu đáng mừng đối với công ty và công ty cần phải phát huy những lợi thế cạnh tranh của mình để khai thác hiệu quả những đoàn khách MICE lớn hơn nữa trong tương lai. Theo mục đích chuyến đi Biểu đồ 2.5 Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy ngay được rằng khách MICE mà công ty khai thác chủ yếu là khách Incentives. Năm 2005 công ty đón tiếp 536 lượt khách Incentives, đến năm 2006 lượt khách Incentives đã tăng vượt bậc lên 1375 lượt khách, và đến năm 2007 là 2120 lượt khách (tăng 54,1% so với năm 2006). Năm 2008 đã trôi qua với những thành công trong việc khai thác khách Incentives khi mà số lượt khách đạt 3044, tăng 43,6% so với năm trước đó. Cho dù khách Meeting chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng nó cũng đã có được những tăng trưởng khá nhanh; năm 2005 công ty chỉ đón 60 lượt khách Meeting nhưng đến năm 2008 Vitours đã đón được 456 lượt khách (chiếm 13% so với tổng lượt khách MICE). Nhìn qua biểu đồ chúng ta cũng có thể thấy được rằng hiện tại Vitours chưa đón các đoàn khách Conference và khách Exhibition. Do đó, trong thời gian tới công ty cần tiếp tục phát huy những lợi thế mà mình có được để khai thác nhiều hơn nữa khách Incentives và khách Meeting, đồng thời cần có thêm nhiều nỗ lực để thu hút khách Conference và khách Exhibition bởi vì những khách này thường có mức chi tiêu rất cao và đóng góp nhiều vào doanh số của công ty. Theo hình thức khai thác Biểu đồ 2.6 Cơ cấu khách theo hình thức khai thác Doanh thu khách MICE Bảng 2.7 Doanh thu khách MICE từ năm 2005 đến năm 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 Doanh thu Tỷ đồng 4,65 9,45 14,28 18 Chi phí ‘’ 3,89 7,749 11,424 14,04 Lợi nhuận ‘’ 0,76 1,701 2,856 3,96 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Biểu đồ 2.7 Doanh thu khách MICE từ năm 2005 đến năm 2008 Song song với việc lượng khách MICE tăng lên thì doanh thu từ khách MICE cũng tăng dần theo thời gian. Hầu như sau 1 năm thì doanh thu của công ty lại tăng thêm hơn 4 tỷ đồng, sau khoảng thời gian 4 năm từ năm 2005 đến năm 2008 doanh thu từ khách MICE đã tăng gần 4 lần(từ 4,65 tỷ đồng năm 2005 đến 18 tỷ đồng năm 2008). Mặc dù chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về doanh thu từ khách MICE nhưng tất cả những chuyên gia về du lịch hàng đầu thế giới cũng như trong nước đều khẳng định rằng chi tiêu của 1 du khách MICE cao gấp 6 lần du khách đi du lịch bình thường, từ đó mà doanh thu từ khách MICE cũng sẽ đạt mức rất cao so với các loại hình du lịch khác. Vì đã xác định rằng MICE là một phân khúc thị trường hấp dẫn nên công ty trong thời gian qua đã có rất nhiều các hoạt động nhằm thu hút khách MICE. Chính nhờ vậy mà lợi nhuận của công ty cũng đã đạt được mức tăng rất khả quan. Nếu như trong năm 2005 lợi nhuận đến từ khách MICE chưa đạt được một tỷ đồng(và chiếm 16,34% doanh thu) thì đến năm 2008 lợi nhuận của công ty đến từ khách MICE đã đạt được 3,96 tỷ đồng (và tỷ trọng lợi nhuận chiếm đến 22% so với doanh thu). Trong khi doanh tthu và lợi nhuận đều đạt được những con số đẹp mắt thì chi phí cũng đã tăng khá cao trong thời gian qua. Trong khoảng thời gian 4 năm qua chi phí dành cho việc thu hút và tổ chức các chương trình du lịch MICE đều tăng khá nhanh và vẫn chiếm tới gần 80% so với doanh thu. Do tỷ trọng chi phí vẫn ở mức cao như vậy nên công ty vẫn chưa đạt được mức lợi nhuận như mong muốn. Do đó, mà trong những năm tới công ty cũng rất cần phải quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí tốt hơn nữa để từ đó mà công ty có thể có được mức lợi nhuận cao hơn. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX TRONG THU HÚT DU KHÁCH MICE TẠI CÔNG TY Sản phẩm Đây là chính sách được công ty chú trọng đầu tư và phát triển. Trên cơ sở những kinh nghiệm có được từ việc thực tế khảo sát tình hình điểm đến, phòng kinh doanh và phòng điều hành kết hợp với các phòng ban liên quan tiến hành thảo luận, xây dựng và đưa ra những tour du lịch chất lượng cao. Nói chung, sản phẩm du lịch của công ty rất đa dạng và chỉ tính riêng cho du lịch MICE cũng đã có hơn 10 chương trình du lịch, đặc biệt một số chương trình du lịch hấp dẫn được du khách đánh giá cao như chương trinh du lịch Team Building, chương trình du lịch giải cứu con tin...Tuy nhiên, nhìn chung các chương trình du lịch của công ty cũng như các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành khác chỉ mới dừng lại ở việc tìm kiếm các di tích, các danh lam thắng cảnh có sẵn, rồi xâu chuỗi chúng lại và kết hợp với các cơ sở lưu trú là thành một tuyến du lịch. Do đó, một vài chương trình còn nghèo nàn, chưa có nhiều nét độc đáo để thu hút du khách khách.Ví như một bữa ăn trong chương trình, việc ăn uống không chỉ cho no, cho đảm bảo chất lượng để lấy sức mà bữa ăn đó phải thể hiện được nét riêng, nét độc đáo trong văn hoá ẩm thực của người Việt. Đó là điểm mà công ty cần khắc phục trong thời gian sắp tới. Giá Cũng như các doanh nghiệp lữ hành khác, tuy công ty có niêm yết giá cho từng chương trình du lịch cụ thể nhưng không chỉ dừng lại ở bảng giá niêm yết công bố, công ty sử dụng giá linh hoạt cho từng mùa, từng thời điểm và từng đối tượng khách trên thị trường. Đối với tour trọn gói và tour thiết kế theo yêu cầu, trẻ em được hưởng một mức giá ưu đãi: - Dưới 5 tuổi: miễn phí hoàn toàn - Từ 5 đến 11 tuổi: 50% giá người lớn Đối với tour chỉ bao gồm đặt khách sạn : Trẻ em dứơi 11 tuổi ở chung phòng và chung giường với bố mẹ thì miễn trả phí phòng, không bao gồm ăn sáng. Nếu yêu cầu thêm giường, giá áp dụng theo như biểu giá cho giường thêm có bao gồm ăn sáng. Nhằm mở rộng quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với các tổ chức lữ hành trong và ngoài nước, công ty có mức hoa hồng hấp dẫn nhằm kích thích việc gửi khách đến công ty và mức hoa hồng thay đổi theo thời kỳ và từng loại khách. Với phương châm cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách du lịch, do đó mà mức giá các chương trình du lịch của công ty là khá cao so với các chương trình du lịch tương đương của các doanh nghiệp lữ hành khác. Một chính sách giá phù hợp với nhu cầu của khách hàng đồng thời kết hợp với chất lượng dịch vụ cao sẽ làm cho khách hàng có một cái nhìn tốt về doanh nghiệp. Cạnh tranh về chất lượng mới là yếu tố quyết định. Đặc biêt, đối với khách du lịch MICE thì giá cả không phải là vấn đề quan trọng. Điều mà họ quan tâm là chất lượng và những nét mới lại mà tour du lịch mang lại cho họ, là những cảm giác, những cảm nhận mà họ mong muốn có được. Phân phối Khách MICE trực tiếp mua tour của c._.hêm nguồn lực từ bên ngoài. Cơ sở lưu trú: Với kinh nghiệm hoạt động du lịch hơn 30 năm qua và là công ty lữ hành hàng đầu miền Trung công ty đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống khách sạn trên từng tuyến du lịch. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các cơ sơ lưu trú hiện tại có hơn 4.000 phòng khách sạn, trong đó có 198 phòng hạng 5 sao, 234 phòng hạng 4 sao, 536 phòng 3 sao, số còn lại đều đạt từ 1-2 sao và đạt chuẩn để nghỉ ngơi. Trong những năm gần đây trên địa bàn thành phố đã và đang có nhiều dự án xây dựng các khách sạn và resort hạng sang có thể phục vụ rất tốt nhu cầu của du khách MICE. Chẳng hạn như hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng có khu resort Furama có phòng tổ chức chuyên cho sự kiện MICE, Furama cung cấp hội trường rộng 2.500 m2 là hội trường rộng nhất miền Trung hiện nay, cùng với đó có thêm 5 phòng họp nhỏ với khả năng cung cấp đủ chỗ cho một lúc 500 người. Hiện tại ở khu resort Furama cung cấp một lúc 2 gói dịch vụ sau: - Gói cả ngày Phòng họp có sẵn các trang thiết bị audio/visual từ 8h sáng đến 5h chiều. Cafe buổi sáng và đi kèm ăn nhẹ. Cung cấp bữa ăn trưa với đầy đủ các món đặc sản. Ăn nhẹ buổi chiều. Các cuộc họp được bố trí đầy đủ tập giấy, bút chì và 2 chai nước cho mỗi người. - Gói nửa ngày Phòng họp có sẵn các trang thiết bị audio/visual từ 8h sáng đến 12h trưa hoặc 1h chiều đến 5h chiều. Cafe buổi sáng hoặc cafe buổi chiều đi kèm với ăn nhẹ. Cung cấp bữa ăn trưa với đầy đủ các món đặc sản. Các cuộc họp được bố trí đầy đủ tập giấy, bút chì và 2 chai nước cho mỗi người. Bên cạnh Furama thì khách sạn Hoàng Anh Gia Lai cũng cung cấp nhiều phòng họp và phòng nghỉ chất lượng rất cao cho du khách. HAGL Plaza Hotel Đà Nẵng với 2 khán phòng sang trọng với sức chứa 500 người và các thiết bị hiện đại. Là nơi lý tưởng cho các hội nghị, hội thảo và tiệc. Mỗi khán phòng đều có đầy đủ các tiện nghi sau: Điện thoại quốc tế Truy cập Internet wifi tốc độ cao Truyền hình vệ tinh bao gồm những kênh phim miễn phí Hệ thống khoá điện tử Két sắt điện tử trong phòng bảo vệ trực 24/24 Hệ thống PCCC tự động Phục vụ thức ăn tại phòng 24/24 Dụng cụ pha trà trong phòng Nước suối miễn phi Mini Bar Dịch vụ giặt ủi Dịch vụ văn phòng và hội nghị Dịch vụ xe đưa đón Dịch vụ khuân vác và giúp việc Đặt vé máy bay và xác nhận chỗ Tổ chức tour Dịch vụ đổi ngoại tệ Không chỉ cung cấp các phòng hội nghị sang trọng mà tại những khách sạn này còn có thể đảm bảo cho du khách có những giờ nghỉ ngơi thật sự thoải mái. Thêm một thuận lợi nữa cho các công ty lữ hành trên địa bàn miền Trung trong việc phát triển tour MICE khi mà công ty LD khu du lịch Bắc Mỹ An - Furama Resort đã quyết định đầu tư gần 3 triệu USD cho một trung tâm hội nghị quốc tế (đầu tiên tại miền Trung) với sức chứa 1.500 người, tọa lạc giữa một vườn cây rộng 4.000m2. Ông Sean Halliday - giám đốc điều hành khu nghỉ mát 5 sao này - trả lời rất tự tin: “Du lịch sự kiện đang nằm trong tầm tay của các tỉnh miền Trung. Các danh lam thắng cảnh trải dài tại mảnh đất này không ở đâu có được”. Vâng, tôi thiết nghĩ rằng việc đầu tư đó chính là giải quyết được vấn đề rất quan trọng khi mà đảm bảo cho các công ty lữ hành có thể tổ chức những sự kiện với quy mô ngày càng lớn hơn. Và không chỉ có ở Đà Nẵng mà ngay tại Hội An cũng có nhiều khách sạn và resort có thể đáp ứng rất tốt nhu cầu của du khách, chẳng hạn như The Nam Hai resort – một trong những khu vực tốt nhất châu Á – TBD hiện nay. Dịch vụ ăn uống Hệ thống các nhà hàng phát triển khá nhanh, đa dạng và phong phú với trên 100 nhà hàng có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn như nhà hàng Phi Lũ, 4U, Trần...cùng với khoảng 150 nhà hàng quy mô trung bình và 80 nhà hàng thủy sản ven sông ven biển đáp ứng tốt nhu cầu ẩm thực của du khách khi đến Đà Nẵng. Phương tiện vận chuyển Đối với khách MICE là những người có thu nhập cao cho nên họ rất cần được phục vụ với chất lượng tốt nhất. Đối với các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo được sự hài lòng cho du khách khi đưa đón họ đến các điểm hội nghị hay các điểm tham quan. Bên cạnh đội xe hiện có của công ty thì công ty cũng rất cần hợp tác với các đối tác khác trong việc vận chuyển khách MICE. Đối với việc vận chuyển khách theo đường bộ công ty có thể liên hệ với nhiều nhà cung cấp hiện có trên thị trường Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như công ty vận chuyển Long Hiền, Hoàng Dũng, Datraco, Vitraco, công ty du lịch Hội An và nhiều nhà cung cấp khác nữa. Cho dù hiện nay nền kinh tế của đất nước đang gặp nhiều khó khăn nhưng rất nhiều hãng xe vẫn đang phát triển hoạt động của mình và đó sẽ là nguồn cung cấp phong phú cho công ty Vitours trong việc vận chuyển hành khách một cách tốt nhất. Về phía vận chuyển đường không thì Vitours đã hợp tác với Vietnam Airline trong việc giảm giá trên từng chuyến bay là một thành công của Vitour trong việc thu hút du khách. Sự hòa nhập sâu rộng của đất nước vào nền kinh tế thế giới cũng đã làm cho việc giao lưu ngày càng dễ dàng hơn và cũng có nhiều chuyến bay trực tiếp nối các sân bay của Việt Nam với sân bay của các thành phố lớn trên thế giới, đó cũng là thuận lợi của các công ty du lịch Việt Nam và tất nhiên trong đó có công ty Vitours. Bên cạnh đó công ty Vitours cũng đã và đang hợp tác tốt với các hãng hàng không của Thái Lan, Singapor, Malaysia, đó là thuận lợi cho công ty trong việc thu hút khách MICE từ chính những quốc gia đó đến Đà Nẵng để du lịch và làm việc. Gần đây Đà Nẵng cũng vừa mới khai thác thêm 2 đường bay mới từ các thành phố của Hàn Quốc đến trực tiếp Đà Nẵng và điều này sẽ mang lại thuận lợi cho công ty khai thác các khách du lịch từ khu vực Đông Á. Có lẽ khó khăn lớn nhất mà công ty gặp phải trong việc vận chuyển đó chính là những trường hợp hủy chuyến, chậm chuyến của các hãng vận tải trong nước, chính điều này đôi khi làm cho du khách lỡ công việc của họ và không còn cảm giác hài lòng nữa. Hướng dẫn viên Hướng dẫn viên là một nhân tố rất quan trọng trong việc tổ chức các tour du lịch và đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các tour MICE vì nó đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng hơn. Nếu như các hướng dẫn viên các tour du lịch nghỉ dưỡng tham quan cần nhiều kiến thức về địa lý lịch sử thì các hướng dẫn viên tham gia các tour MICE còn cần phải có kiến thức nhiều về việc tổ chức các sự kiện và điều hành các hoạt động của tập thể. Bên cạnh đó tùy vào mỗi tour cụ thể mà cần thêm những nhân sự quan trọng cho các tour đó, chẳng hạn như tour Team Building cần phải có thêm các vị trí sau đây: Facilitator (giảng viên): chịu trách nhiệm chính về chuyên môn của chương trình là người nhận các yêu cầu từ doanh nghiệp, thiết kế chương trình phù hợp trước khóa học nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Trong thời gian thực hiện chương trình, Facilitator nêu các câu hỏi, hướng dẫn học viên thảo luận, trao đổi, chia sẻ và đúc kết bài học sau mỗi trò chơi. Số lượng Facilitator tuỳ thuộc vào số lượng học viên. Bình quân 1 Facilitator có thể quản lý được 50 học viên.    Assistant (trợ giảng): chịu trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ trước khóa học, vận chuyển và bảo quản dụng cụ, hướng dẫn trò chơi và hỗ trợ học viên trong khi thực hiện. Số lượng Assistant thông thường gấp đôi số lượng Facilitator. Trong bối cảnh ở miền Trung vẫn chưa có tổ chức nào đào tạo hướng dẫn viên một cách chuyên nghiệp thì việc tìm kiếm nhân sự cho công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Và do đó, điều quan trọng là công ty cần phải đào tạo các hướng dẫn viên của mình để họ ngày càng vững vàng hơn trong việc làm nên thành công cho các tour MICE. Bên cạnh đó công ty cũng cần có sự phối hợp với các đối tác như ... để có thể xây dựng được đội ngũ cộng tác viên đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ. Một điều cần thiết nữa là công ty nên phối hợp với Sở du lịch để mà đào tạo phát triển đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp và gắn bó lâu bền với công ty. Chính sách con người Đối với nhân viên của công ty, công ty cần chú ý bồi dưỡng nhân viên một cách hiệu quả thông qua các cuộc khảo sát tuyến điểm du lịch, các cuộc trao đổi kinh nghiệm xây dựng tour, tuyến du lịch. Tăng cường công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ lái xe và hướng dẫn viên. Tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ vả kiểm tra đột xuất đối với công tác của nhân viên, đặc biệt chú ý kiểm tra việc thực hiện các quy trình phục vụ để phát hiện kịp thời những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ toàn chương trình và có biện pháp điều chỉnh kịp thời và hợp lý. Quan tâm và tôn trọng đối với những ý tưởng sự cống hiến hay, độc đáo, có giá trị của nhân viên. Đưa ra các chính sách kích thích lao động, nâng cao trình độ, chất lượng phục vụ thông qua hình thức thưởng vật chất, thưởng bằng chuyến du lịch chuyên đề với cán bộ quản lý; chú trọng các biện pháp về mặt tinh thần (như thăng tiến). Đối với đội ngũ công tác viên, công ty cần tiếp tục duy trì mối quan hệ với các công tác viên là các giáo viên ngoại ngữ để đảm bảo nguồn hướng dẫn viên ổn định và chất lượng trong mùa cao điểm, đồng thời có được hướng dẫn viên sử dụng ngoại ngữ ít thông dụng khi cần. Bên cạnh đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Anh hùng hậu đầy kinh nghiệm, công ty cần xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Thái, tiếng Đức, tiếng Nga... tương xứng. Phương pháp hiệu quả nhất là tuyển những hướng dẫn viên mà họ đã từng đi nghiên cứu, làm việc hoặc lao động ở các đất nước đó. Những người này không những biết rõ ngôn ngữ mà bên cạnh đó họ còn có sự hiểu biết nhu cầu, tính cách, đặc điểm, văn hóa, do đó sẽ là những người dễ thích nghi với khách du lịch MICE. Đối với khách hàng, công ty tiếp tục duy trì các hình thức khuyến mãi với khách hàng như đã làm, đặc biệt quan tâm đến những cá nhân trực tiếp đặt tour (thường là các thư ký, trưởng phòng kế hoạch, nhân sự ở các doanh nghiệp…). Đây mới chính là những người trực tiếp quyết định mua tour du lịch của công ty chứ không phải những cán bộ, công chức, các ông chủ… đi du lịch. Quan tâm đến đối tượng này có thể bằng hình thức chi hoa hồng hấp dẫn hoặc tặng một suất đi du lịch hay phiếu mua sắm du lịch. Trong việc phục vụ những khách du lịch, công ty tiếp tục duy trì hình thức điều tra nhu cầu của du khách và mức độ hài lòng của họ đối với tour của công ty để cập nhật nhu cầu và sở thích nhằm có biện pháp cải thiện phù hợp. Khách MICE là đối tượng rất khó tính, cần nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu cũng như sở thích của họ để có hướng điều chỉnh phù hợp. Ví như công việc đưa đón khách MICE tận chân thang máy; làm thủ tục trả phòng khách sạn khi đang tắm ngay ở hồ bơi; nắm rõ ý thích của từng vị khách để sắp xếp bữa ăn hàng ngày, tránh xếp đặt chỗ ngồi kề cận giữa hai người vốn không thuận thảo với nhau… đó là những yếu tố mặc dù rất nhỏ không đáng kể nhưng cần đựơc chú ý khi phục vụ khách MICE. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Kiến nghị với Tổng cục du lịch Tổng cục Du lịch cần nỗ lực tung ra các chương trình quảng bá để mọi người biết đến Việt Nam như một điểm đến có đầy đủ các dịch vụ MICE tốt nhất. Mở một văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại Mỹ, đồng thời có chiến lược nghiên cứu thị trường này, từ thị hiếu đến nhu cầu để chuẩn bị tốt cơ sở vật chất.  Thực hiện những cuộc khảo sát, nghiên cứu về thị trường, đối tượng, tâm lý khách MICE để đề ra các biện pháp kinh doanh hiệu quả và đưa ra các quy hoạch phát triển phù hợp xu hướng thị trường; tránh đầu tư tràn lan, không hiệu quả. Nhanh chóng xây dựng và nâng cấp các trung tâm hội nghị, hội thảo quy mô lớn, mang tầm khu vực và quốc tế tại một số thành phố lớn, nhằm kịp thời phục vụ du khách MICE trong nước và ngoài nước. Bên cạnh việc tăng cường đào tạo đội ngũ quản lý, phục vụ khách có trình độ, chuyên môn giỏi, đáp ứng các nhu cầu đa dạng và cao cấp của khách, cần đẩy mạnh công tác quảng bá đến khách hàng quốc tế tại các kỳ hội chợ, liên hoan, những đợt xúc tiến du lịch Việt Nam và những Ngày Việt Nam tại các nước, hoặc quảng bá hình thức du lịch này thông qua các đối tác, cơ quan truyền thông quốc tế hay internet. Mặt khác, cần nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên lĩnh vực MICE làm đầu mối hoạt động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Cùng với việc cải cách các thủ tục xuất, nhập cảnh với những đoàn khách MICE quan trọng, số lượng lớn, các ngành du lịch, hàng không, thương mại cần phối hợp hoạt động đồng bộ, nhằm tạo ra một quy trình phục vụ khách tốt nhất với mức giá đủ sức cạnh tranh so với du lịch các nước trong khu vực. Thực hiện tốt những giải pháp nêu trên, du lịch MICE sẽ tăng trưởng mạnh và bền vững trong thời gian tới. Để có thể khai thác thị trường này, Tổng cục cần có sự phối hợp với các ban ngành liên quan để tạo ra những sự kiện để thu hút khách. Hiện nay, ngành Du lịch Việt Nam mới chỉ khai thác phần lớn là du lịch khen thưởng, hội họp và hội nghị khách hàng chứ chưa khai thác triển lãm có qui mô quốc tế. Do vậy, cần phải tổ chức nhiều triển lãm mang tầm quốc tế. Quan trọng hơn, Việt Nam cần phát triển đồng bộ hạ tầng cơ sở như trung tâm hội nghị, an ninh; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch... Tăng cường các chuyên gia trong ngành MICE để kéo du khách đến Việt Nam nhiều hơn nữa, ngành du lịch Việt Nam cần phải có kế hoạch đào tạo chuyên nghiệp những người tiếp thị giỏi để làm việc trong lĩnh vực này. Tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề để trao đổi, học hỏi và nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước xung quanh. Vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay là Tổng cục nhanh chóng cho ra đời một tổ chức chuyên nghiệp của loại hình kinh doanh này và sớm xúc tiến, kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm triển lãm, hội chợ, hội nghị quốc tế mang tầm khu vực và quốc tế như các nước trong khu vực và trên thế giới . Tóm lại, Việt Nam phải triển khai ngay 6 bước đi sau đây: Một là phải thành lập MICE Bureau (tổ chức xúc tiến phát triển MICE) thuộc Tổng cục Du lịch VN nắm chắc thông tin thị trường, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá rộng rãi trong nước và đặc biệt là nước ngoài; xây dựng các chiến lược marketing cụ thể và nhất là cần phải có kế hoạch đào tạo chuyên nghiệp những người tiếp thị giỏi để làm việc trong lĩnh vực này; đồng thời xây dựng Hội đồng cố vấn (gồm các công ty du lịch, khách sạn) để xây dựng chiến lược marketing. Hai là phải thuê hẳn đơn vị chuyên nghiệp khảo sát thị trường, đánh giá điểm đến, khảo sát các sự kiện của thành phố để lập kế hoạch quảng bá. Ba là cải thiện ngay hạ tầng phục vụ khách MICE : visa, sân bay, hệ thống khách sạn, trong đó, việc xác định vị trí xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế rất quan trọng: nó phải gần sân bay, khách sạn, thuận tiện đi lại, giao dịch. Ba giải pháp còn lại hướng vào việc phân tích số liệu thông tin thị trường, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá MICE và xây dựng website, phát triển thương mại điện tử. Kiến nghị với thành phố Đà Nẵng Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm của 03 di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này.  Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan'. Có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho du khách. Dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm… cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt, Sapa của miền Trung. Có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là 'Nam Thiên danh thắng'. Bên cạnh đó Đà Nẵng còn có hàng loạt khách sạn và resort hạng nhiều sao luôn sẵn sàng phục vụ du khách. Tất cả những danh thắng và cơ sở vật chất đó đã tạo cho Đà Nẵng một tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng. Tuy vậy để phát triển du lịch MICE hơn nữa thì Đà Nẵng cần phải giải quyết tốt năm vấn đề sau đây: Thứ nhất, một trong những điểm yếu hiện nay của TP.Đà Nẵng so với các thành phố khác trong khu vực là chưa có một trung tâm hội chợ triển lãm lớn có đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện, hội họp, hội nghị quốc tế lớn. Thành phố chỉ có khả năng cung cấp các phòng họp tiêu chuẩn trong những khách sạn lớn với sức chứa cao nhất cũng chỉ khoảng 500 người. Cho dù trung tâm hội nghị lớn nhất miền Trung với sức chứa 1.500 người của Furama sắp hoàn thành thì Đà Nẵng vẫn cần nhiều trung tâm như vậy nữa để nâng cao khả năng thu hút khách MICE của thành phố. Thiết nghĩ trong tương lai thành phố cần có các chính sách như giảm thuế hay hỗ trợ giải phóng mặt bằng để có nhiều nhà đầu tư có thể xây dựng thêm nhiều trung tâm lớn hơn nữa phục vụ du khách. Thứ hai, là chuyện thiếu nguồn nhân lực được đào tạo riêng cho lĩnh vực này. Đây là vấn đề lâu dài và thành phố có thể qua Tổng cục du lịch Việt Nam nhờ tổ chức du lịch thế giới(WTO) hỗ trợ đào tạo ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn để xây dựng nguồn nhân lực cho Đà Nẵng bằng nhiều hình thức: gửi chuyên gia sang đào tạo tại các trường đào tạo du lịch hoặc gửi người đi ra nước ngoài học tập, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm. Thứ ba, như chúng ta đã biết ngày 19/02/2009 tới, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP. Đà Nẵng đã phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch, các điểm tham quan trên địa bàn thành phố tổ chức chương trình Roadshow quảng bá du lịch Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Ấn tượng Du lịch Đà Nẵng năm 2009”. Trong tương lai thành phố cần tiếp tục thực hiện các hoạt động quảng bá này không chỉ ở thành phố HCM mà còn Hà Nội và nhiều thành phố khác lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Đức chẳng hạn. Những Roadshow đó chính là cơ hội cho các công ty lữ hành và doanh nghiệp các bên hợp tác xây dựng các tour tuyến, chào bán sản phẩm cho khách du lịch nói chung và khách MICE nói riêng. Thứ tư, thực sự thì du lịch MICE có nhiều loại hình khác nhau, chẳng hạn khách trong dạng Incentive (khuyến thưởng) đến VN không để họp mà để nghỉ ngơi, hưởng thụ. Hoặc với khách trong dạng Meeting (hội họp), phần lớn khách hàng này là những doanh nhân, thậm chí là doanh nhân cao cấp nên họ rất khó tính và kén chọn. Họ thường yêu cầu chất lượng dịch vụ rất cao, rất đặc biệt. Vì vậy cũng cần phải nghiên cứu liên kết các công ty du lịch lữ hành thiết kế, chào bán những tour đặc biệt cho các vị khách rất đặc biệt này. Thứ năm, thành phố Đà Nẵng nên có các chính sách khuyến khích đầu tư các dịch vụ giải trí về đêm để tận dụng được các thế mạnh của Đà Nẵng. Và cuối cùng cần phải phát triển hơn nữa về các lễ hội dân gian. Đà Nẵng được đánh giá là một thành phố trẻ, năng động, hiện đại và giàu tiềm lực để phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Với sự thuận lợi về cơ sở hạ tầng, về một truyền thống văn hóa đậm chất Nam Trung bộ và những con người nhiệt huyết, đầy sáng tạo, Đà Nẵng có thể cạnh tranh với những vùng đất khác trong cả nước về nhiều mặt, trong đó, việc tổ chức, tái dựng các lễ hội truyền thống và sáng tạo những lễ hội mới có thể đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố lễ hội nổi tiếng không chỉ ở miền Trung mà còn trong cả nước. Mỗi năm, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng diễn ra nhiều lễ hội, bắt đầu từ tháng giêng như lễ hội đình làng Túy Loan, lễ hội đình làng Hòa Mỹ hay lễ hội Quán Thế Âm vào ngày 19-2 âm lịch, lễ hội đình làng An Hải trong tháng 8 âm lịch, lễ hội đua thuyền ngày 2-9 hằng năm. Xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố lễ hội không chỉ liên quan đến việc tổ chức các lễ hội mà còn phải chú trọng đến việc làm sao thu hút, lôi cuốn người dân địa phương, kể cả du khách trong và ngoài nước cùng tham dự, thưởng thức. Thế nhưng, công tác quảng bá, tuyên truyền về các lễ hội này vẫn còn nhiều hạn chế. Từ thực tế này cho thấy, cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về các lễ hội dân gian truyền thống và các lễ hội mới của thành phố để người dân Đà Nẵng nói riêng, du khách trong và ngoài nước nói chung biết và đến để thưởng thức. Việc tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc các đơn vị lữ hành, du lịch, thông qua ngoại giao… Điểm chính vẫn là quảng bá, đưa hình ảnh những lễ hội này đến gần hơn với mọi người và trở thành những điểm hẹn không thể bỏ qua khi đến thăm Đà Nẵng. Một điều quan trọng nữa là việc kết nối các lễ hội này thành một chuỗi sự kiện văn hóa. Lễ hội nối tiếp lễ hội và cả thành phố như sống trong một không gian văn hóa vô cùng sống động. Du khách trong và ngoài nước một khi biết về chuỗi sự kiện này, rất nhiều khả năng, họ sẽ lưu tâm và muốn đến để cùng tham dự. Làm sao để mỗi khi lễ hội diễn ra là một sự kiện văn hóa đặc biệt mà nếu ai bỏ lỡ sẽ thấy nuối tiếc. Việc tổ chức một chuỗi các lễ hội văn hóa một mặt giúp cho du khách hiểu thêm về truyền thống văn hóa của người dân Đà Nẵng, mặt khác họ có thể chiêm ngưỡng những nét kiến trúc cổ, những công trình kiến trúc hiện đại, đặc biệt chỉ có ở Đà Nẵng và cả nét đẹp của cảnh quan thiên nhiên, của con người ở thành phố bên sông Hàn. Từ việc quảng bá về các lễ hội dân gian đặc sắc đó sẽ làm cho khách du lịch đến và lưu trú lâu hơn tại Đà Nẵng và tạo ra cơ hội lớn cho các công ty lữ hành bán các chương trình du lịch của mình và tất nhiên MICE là một phần không thể thiếu được trong các chương trình du lịch đó. KẾT LUẬN Với những kiến thức mà em đã được học ở trường, những kinh nghiệm thực tế từ thời gian đi thực tập kèm với sự định hướng của thầy giáo hướng dẫn và ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị nhân viên trong công ty Vitours, em đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển chương trình du lịch MICE tại công ty. Đề tài tuy không mới, nhưng em hy vọng với những giải pháp mà mình đưa ra, công ty sẽ có một sự quan tâm nhất định để áp dụng cho công ty Vitours, qua đó để thu hút và khai thác được nhiều hơn nữa lượng khách MICE đến với công ty trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Do thời gian tìm hiểu tình hình thực tế và năng lực bản thân em có hạn, nên đề tài của em sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và của ban lãnh đạo trong công ty Vitours để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, các anh chị làm việc tại công ty Vitours cùng thầy giáo TS.Nguyễn Thanh Liêm đã nhiệt tình giúp em hoàn thành bài chuyên đề thực tập này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Philip Kotler, PTS Vũ Trọng Hùng (Người dịch), (2005), Quản trị Marketing, NXB thống kê PGS.TS Lê Thế Giới, TS Nguyễn Thanh Liêm, ThS Trần Hữu Hải (2007), Quản trị chiến lược, NXB thống kê TS Nguyễn Văn Mạnh, TS Phạm Hồng Chương (2006), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học kinh tế quốc dân GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, (2006), Kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh tế quốc dân Tạp chí “Thông tin khoa học phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng” tháng 4/2009, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng Nigel Evans, David Campbell and George Stonehouse, (2007), Strategic Management for Travel and Tourism Victor Middleton and Jackie R.Clarke, (2007), Marketing in Travel and Tourism Các website: www.vietnamtourism.com www.vitours.com.vn www.dulich.danang.gov.vn www.dised.danang.gov.vn www.google.com.vn PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH MICE Kính chào quý khách ! Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách đến với công ty du lịch Vitours. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách rất hài lòng về chuyến du lịch vừa qua. Với phương châm hoạt động của công ty là “Tạo nên sự khác biệt”, cung ứng dịch vụ tốt nhất, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của quý khách, chúng tôi rất biết ơn nếu quý khách trả lời bản câu hỏi sau và gửi lại cho chúng tôi trong thời gian sớm nhất. Những thông tin này chỉ dành cho mục đích nghiên cứu Xin chân thành cám ơn và chúc quý khách lên đường thượng lộ bình an. Hẹn gặp lại! (In order to better our service quality, please kindly write down your comment as follows. I would be grateful if you could answer the questionnaire and give back early. These informations for research. Thank your and have a good voyage. See you soon !) Câu 1: Doanh nghiệp tổ chức chuyến du lịch này nhân dịp ( Purpose of this travel is: ) Hội họp (Meeting) Hội nghị Công vụ(Congress,conference) Khen thưởng (Incentive) Sự kiện triển lãm (Events, Exhibitions) Câu 2: Quý khách đánh giá như thế nào về các yếu tố sau (Assess about following factors)? Rất tốt (Very good) Tốt (Good) Bình thường (Medium) Tệ (Bad) Rất tệ (Very bad) Phương tiện vận chuyển (Transpotations) Cơ sở lưu trú (Commodation) Cách thức tổ chức chuyến đi (Orgnizational travel) Cách thức tổ chức sự kiện (Orgnizational events) Thái độ phục vụ của nhân viên lưu trú (Hotel staffs) Cách thức phục vụ của hướng dẫn viên (Tour guide) Câu 3: Quý khách đánh giá như thế nào về sản phẩm vừa rồi (Programe tour) Khác biệt (Different) Thú vị(Interesting) Ấn tượng (Impressible) Bình thường (Medium) Câu 4: Quý khách cảm thấy như thế nào sau chuyến đi này (Your feeling after this trip) Hài lòng (Pleasure) Bình thường(Medium) Không hài lòng (Not pleasure) Câu 5: Quý khách có mong muốn tham gia vào chương trình khác của Vitours không (Do you want to join in another tours)? Có (Yes) Không (No) Câu 6: Loại hình du lịch nào quý khách thích nhất (What kind of travel do you like the most)? Du lịch sinh thái (Ecologic) Du lịch mạo hiểm (Treckking) Du lịch mô phỏng (Imitating) Du lịch văn hóa (Culture) Du lịch nghỉ dưỡng(Leisure) Loại hình du lịch khác (Another) Xin vui lòng cho biết một vài thông tin về cá nhân: (Please give your personal information) Tên (Name)……………………………………………….Giới tính (sex)…………. Quốc tịch (Nationation)………………………………………… Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông bà. (Thanks for your helping) Nghề nghiệp (Profession)…………………………………… Phụ lục SPSS 1. Muc dich Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoi hop (meeting) 15 15.8 15.8 15.8 Khen thuong (Incentives) 80 84.2 84.2 100.0 Total 95 100.0 100.0 2. Phuong tien van chuyen Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat tot 19 20.0 20.0 20.0 Tot 47 49.5 49.5 69.5 Binh thuong 20 21.1 21.1 90.5 Te 8 8.4 8.4 98.9 Rat te 1 1.1 1.1 100.0 Total 95 100.0 100.0 Co so luu tru Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat tot 20 21.1 21.1 21.1 Tot 36 37.9 37.9 58.9 Binh thuong 37 38.9 38.9 97.9 Te 1 1.1 1.1 98.9 Rat te 1 1.1 1.1 100.0 Total 95 100.0 100.0 Cach thuc to chuc chuyen di Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat tot 18 18.9 18.9 18.9 Tot 39 41.1 41.1 60.0 Binh thuong 29 30.5 30.5 90.5 Te 8 8.4 8.4 98.9 Rat te 1 1.1 1.1 100.0 Total 95 100.0 100.0 Cach thuc to chuc su kien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat tot 19 20.0 20.0 20.0 Tot 49 51.6 51.6 71.6 Binh thuong 19 20.0 20.0 91.6 Te 7 7.4 7.4 98.9 Rat te 1 1.1 1.1 100.0 Total 95 100.0 100.0 Thai do cua nhan vien luu tru Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat tot 20 21.1 21.1 21.1 Tot 50 52.6 52.6 73.7 Binh thuong 19 20.0 20.0 93.7 Te 5 5.3 5.3 98.9 Rat te 1 1.1 1.1 100.0 Total 95 100.0 100.0 Cach thuc phuc vu cua huong dan vien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rat tot 29 30.5 30.5 30.5 Tot 44 46.3 46.3 76.8 Binh thuong 18 18.9 18.9 95.8 Te 3 3.2 3.2 98.9 Rat te 1 1.1 1.1 100.0 Total 95 100.0 100.0 3. Danh gia sau chuyen di Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hai long 64 67.4 67.4 67.4 Binh thuong 28 29.5 29.5 96.8 Khong hai long 3 3.2 3.2 100.0 Total 95 100.0 100.0 Danh gia ve san pham vua roi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khac biet 20 21.1 21.1 21.1 Thu vi 37 38.9 38.9 60.0 An tuong 29 30.5 30.5 90.5 Binh thuong 9 9.5 9.5 100.0 Total 95 100.0 100.0 4. Tham gia vao chuong trinh khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong 29 30.5 30.5 30.5 Co 66 69.5 69.5 100.0 Total 95 100.0 100.0 5. Loai hinh du lich ua thich Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Du lich sinh thai 28 29.5 29.5 29.5 Du lich van hoa 35 36.8 36.8 66.3 Du lich mao hiem 10 10.5 10.5 76.8 Du lich nghi duong 8 8.4 8.4 85.3 Du lich mo phong 7 7.4 7.4 92.6 Khac 7 7.4 7.4 100.0 Total 95 100.0 100.0 Gioi tinh * Loai hinh du lich ua thich Crosstabulation Count Loai hinh du lich ua thich Total Du lich sinh thai Du lich van hoa Du lich mao hiem Du lich nghi duong Du lich mo phong Khac Du lich sinh thai Gioi tinh Nu 16 19 1 5 1 0 42 Nam 12 16 9 3 6 7 53 Total 28 35 10 8 7 7 95 Quoc tich * Loai hinh du lich ua thich Crosstabulation Count Loai hinh du lich ua thich Total Du lich sinh thai Du lich van hoa Du lich mao hiem Du lich nghi duong Du lich mo phong Khac Du lich sinh thai Quoc tich Viet Nam 20 26 9 7 7 5 74 Quoc te 8 9 1 1 0 2 21 Total 28 35 10 8 7 7 95 Nghe nghiep * Loai hinh du lich ua thich Crosstabulation Loai hinh du lich ua thich Du lich sinh thai Du lich van hoa Du lich mao hiem Du lich nghi duong Du lich mo phong Khac Nghe nghiep Nha quan ly 6 8 0 2 1 0 Nha kinh doanh 2 12 8 1 3 0 Nha nghien cuu 7 6 0 1 2 0 Nhan vien 13 9 2 4 1 7 Total 28 35 10 8 7 7 Count NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Đà Nẵng, ngày….tháng….năm 2009 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Đề tài: “Các giải pháp nhằm phát triển chương trình du lịch MICE của công ty TNHH lữ hành Vitours” NỘI DUNG NHẬN XÉT Điểm số:………………… Viết bằng chữ: Đà Nẵng, ngày … tháng… năm……. Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Đề tài: “Các giải pháp nhằm phát triển chương trình du lịch MICE của công ty TNHH lữ hành Vitours” NỘI DUNG NHẬN XÉT Điểm số:………………… Viết bằng chữ: Đà Nẵng, ngày … tháng… năm……. Giáo viên phản biện ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2856.doc