Giải pháp phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu

LỜI NÓI ĐẦU Qua thời gian thực tập hơn 2 tháng tại tổng công ty chè Việt Nam, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế Hoạch và Phát Triển đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Ngọc Sơn

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,đã tận tình hướng dẫn , chỉ bảo để em có thể hoàn thành quá trình thực tập của mìnhTrong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh Viên : Đỗ Việt Cường Chương I Đặc điểm và sự cần thiết phát triển cây chè Shan Tuyết . Một số nét về tình hình hoạt động của công ty chè Mộc Châu Quá trình hình thành và phát triển Mộc Châu – Sơn Là là cửa ngõ của vùng Tây Bắc tổ quốc , cách thủ đô Hà Nội gần 182km , là cao nguyên có độ cao 1050m so với mặt nước biển , khí hậu khắc nghiệt mùa đông giá rét sương muối , mùa hè gió lào, nhiệt độ trung bình hàng năm 20 độ C , lượng mưa trung bình 175mm , độ ẩm trung bình 85% . Nằm trên cao nguyên , Mộc Châu có điều kiện tự nhiên , phù hợp cho việc phát triển cây chè . Cách đây 47 năm có 1.683 cán bộ chiến sỹ trung đoàn 280 sư đoàn 335 tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trên chiến trường bạn Lào về tập kết tại cao nguyên Mộc Châu . Ngày 8/4/1958 được lệnh của ủy ban Trung Ương , trung đoàn chuyển sang sản xuất xây dựng nông trường quân đội . Tại cao nguyên Mộc Châu này, nông trường quốc doanh Mộc Châu ra đời , với nhiệm vụ xây dựng kinh tế , phát triển trồng chè và chăn nuôi bò sữa cùng với một số cây con chủ lực khác . Xí nghiệp chè nằm trong vùng nông trường quốc doanh Mộc Châu Đầu năm 1983 do xí nghiệp liên hiệp Mộc Châu quá lớn phát triển nhiều ngành nghề và cây con với hơn 6.000 công nhân viên chức , nên việc quản lý khó khăn , phức tạp . Do yêu cầu cuuar tổ chức sản xuất quản lý sản xuất nông trường quốc doanh Mộc Châu được tách ra thành lập xí nghiệp chuyên ngành trực thuộc xí nghiệp liên hợp Mộc Châu , nhà máy chè trường thuộc liên hợp các xí nghiệp chè Việt Nam nay là tổng công ty chè Việt Nam thuộc bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý . Đầu năm 1986 Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ) quyết định chuyển giao nhà máy chè cho Bộ Nông Nghiệp và công nghiệp thực phẩm ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ) . Đến năm 1988 Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn lại có quyệt định giải thể xí nghiệp liên hợp Mộc Châu . Quyết định xí nghiệp chế biến chè kết hợp với một số cơ sở chè khác gọi tên là xí nghiệp nông công nghiệp chè Mộc Châu . Đến năm 1996 đổi tên thành Công Ty chè Mộc Châu – Thuộc Tổng Công Ty chè Việt Nam. Thời kỳ trước năm 1988 xí nghiệp chè Mộc Châu chủ yếu là tổ chức phát triển vùng nguyên liệu ( Trồng chè ) sản xuất phát triển chè đen , chè lục , chè thanh hương và chè hoa ban … sản phẩm chè có chỗ đứng nhất định trên thị trường trong nước và quốc tế ( chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa ) Thời kỳ năm 1990 , do sự sddoor các nước XHCN – là thị trường lớn về xuất khẩu chè – ngành chè Việt Nam nói chung và xí nghiệp chè Mộc Châu nói riêng bị mất thị trường truyền thống Mặt khác , do thay đổi cơ chế quản lý làm cho việc điều hành quản lý găp nhiều khó khăn dẫn đến làm ăn bị thua lỗ quá nhiều năm , nghĩa vụ với nhà nước chưa đầy đủ , đời sống của cán bộ công nhân viên chức gặp nhiều khó khăn . Công ty đứng trên bờ vực phá sản . Thời kỳ 1995-2010 có thể nói là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của công ty trong vòng gần 50 năm qua . Là thời kỳ sắp xếp tổ chức bố trí lại bộ máy quản lý cũng như lực lượng sản xuất . Với các chiến lược dài hạn . Công ty đã đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất bằng việc nhập khẩu 2 dây chuyền sản xuất của Nhật Bản và Đài Loan, cùng với biện pháp khuyến khích sản xuất , cải tiến sáng tạo trong tất cả các khâu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuật , hạ thành sản phẩm , Công ty không ngừng nghiên cứu thị trường . Với nổ lực đó , trong một thời gian ngắn đã phát huy tác dụng : Sản phẩm tăng vượt cả về số lượng và chất lượng , lấy lại được uy tín trên thị trường . Từ năm 1997 đến nay Công ty làm ăn liên tục có lãi , đời sống của người làm chè dần được cải thiện . Công ty còn quan tâm đến công tác đoàn thể và đời sống văn hóa của nhân dân trong vùng . Có thể nói , Công ty chè Mộc Châu đã làm tròn trách nhiệm với Tổng công ty chè Việt Nam và với địa phương , góp phần xây dựng kinh tế miền núi theo đúng chủ trương của Đảng , nhà nước đề ra . Đặc biệt năm 2006 Công ty chè Mộc Châu được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng lao động thời kỳ đổi mới tại quyết định số 126/2006/QD-TCN ngày 19 tháng 1 năm 2006 của Chủ tịch nước Trần Đức Lương . Đây là phần thưởng cao quý của nhà nước và là phần thưởng đặc biệt giành cho tập thể người làm chè trong Công ty chè Mộc Châu phấn đầu lao động sáng tạo xuất sắc suốt từ năm 1995 đến 2004 . Chức năng và nhiệm vụ của Công ty chè Mộc Châu Công ty chè Mộc Châu là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty chè Việt Nam . Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Chè Mộc Châu do chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty chè Việt Nam phê duyệt tại quyết định số 256/CVN-TC/QD ngày 30/07/1997 . Công ty chè Mộc Châu có chức năng nhiệm vụ như sau : Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển , đầu tư , tạo nguồn vốn đầu tư phát triển giống chè , trộng trọt , chế biến ,mua nguyên liệu , tiêu thụ sản phẩm chè và các sản phẩm Công ty sản xuất ra Xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm tại ra sản phẩm tốt có uy tín , mẫu mã và kiểu dáng bao bì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng . Tổ chức tốt công tác cán bộ , đào tạo và đào tạo lại công nhân lành nghề có trunhf độ chuyên môn cao , mục tiêu là giỏi một nghề chứ không nên biết nhiều nghề. Quản lý và sử dụng tối đa hiệu quả vốn , bảo toàn và phát triển vốn , không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm , hạ giá thành sản phẩm nâng cao đời sống cho tập thể người làm chè . Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Tổng công ty cùng với chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế xã hội , đặc biệt đối với đồng bào dân tọc ít người , dân cư kinh tế mới , xây dựng mối quan hệ kinh tế hợp tác đầu tư , khuyến nông , khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè , góp phần xóa đói giảm nghèo , phủ xanh đất trống đồi núi trọc và cải tạo môi sinh , môi trường sinh thái trên địa bàn Huyện Mộc Châu . Công ty chè mộc châu Sơn là là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả , có thể nói là con chim đầu đàn của ngành chè Việt Nam . Đang dần dần khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thương trường trong nước và quốc tế . Các vấn đề về nghĩa vụ với ngân sách nhà nước Công ty thực hiện đầy đủ kịp thời số phát sinh hàng năm . Sự phát triển và trưởng thành của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế sau : Biểu 1.1: Hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2009-2010 TT Chỉ Tiêu DVT Năm 2009 Năm 2010 So Sánh 1 Tổng doanh thu 1000đ 50.271.155 56.571.629 6.300.474 Các khoản giảm trừ 1000đ 2.642 2.642 2 Doanh thu thuần 1000đ 50.268.512 56.571.629 6.303.117 3 Giá vốn hàng bán 1000đ 46.155.610 50.956.391 4.800.781 4 Lợi nhuận gộp 1000đ 4.223.920 5.615.237 1.502.335 5 Chi phí bán hàng , QLDN 1000đ 3.620.712 4.904.992 1.302.280 6 Lợi nhuận từ HDSXKD 1000đ 562.784 662.115 155.241 7 Lợi nhuận từ HD tài chính 1000đ 263.204 239.444 53.760 8 Lợi nhuận bất thường 1000đ 14.683 48.129 33.446 9 Tổng lợi nhuận 1000đ 800.078 901.559 101.480 10 Vốn kinh doanh 1000đ 12.609.749 12.609.749 0 11 TSCD ( nguyên giá ) 1000đ 29.001.530 35.998.235 6.996.704 12 Tỷ suất lợi nhuận % B Trên doanh thu % 1.59 1.593 0.003 C Trên vốn kinh doanh % 6.34 7.149 0.809 C Trên TSCD % 2.75 2.5 0.25 Nguồn : Báo cáo kinh doanh công ty chè Mộc Châu 2009-2010 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. Trong cơ chế thị trường , khi hiệu quả hoạt động kinh doanh được coi là mục tiêu quan trọng nhất thì mọi hoạt động của bất kỳ chủ thể nào trong nền kinh tế ấy cũng đều hướng vào mục tiêu này . Một bộ máy muốn hoạt động có hiệu quả thì việc sắp xếp tổ chức nhân tố cấu thành bộ máy ấy cần được coi trọng . Cũng nhằm mục tiêu hoạt động hiệu quả cao , Công ty chè Mộc Châu hiện nay đang quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng , bộ máy quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ từ cơ quan đến các đơn vị . Đứng đầu là giá đốc công ty , giám đốc là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh , làm tròn nghĩa vụ với nhà nước theo luật định Cây chè Shan Tuyết Mộc Châu Sự ra đời và phát triển của cây chè Shan Tuyết : Trong các khu rừng tự nhiên của Mộc Châu, cây chè Shan mọc lẫn với các loại cây rừng khác. Quá trình du cư đến sinh sống, đồng bào phá rừng làm nương và giữ lại các cây chè, tiếp tục khai thác. Có những nơi, đồng bào còn trồng bổ sung bằng hạt, tạo nên những nương chè hỗn giao theo dạng chè rừng. Ở Mộc Châu, chè shan phân bố hầu khắp các huyện, trong đó các vùng chè cổ thụ đều có độ cao từ 300-1000m. Cho đến nay, một số vùng trong tỉnh có tính đặc trưng cao cho các tiểu vùng sinh thái có chè shan như: Cao nguyên Mộc Châu đại diện cho vùng cao núi đá vôi; Chiềng ve đại diện cho vùng cao núi đất; Chè đen đại diện cho vùng chè cổ nhất Việt Nam. Đây cũng chính là những địa phương có sản phẩm chè shan tuyết thơm ngon nổi tiếng. Danh tiếng của chè shan tuyết Mộc Châu và chè xanh Shan Tuyết Mộc Châu không chỉ chinh phục được người tiêu dùng mà cả với những người thưởng thức trà. Sau khi xí nghiệp chè Mộc Châu được thành lập , cây chè Shan Tuyết mới chính thức được lấy giống , trồng theo quy hoạch để dần dần tạo thành những đồi chè Shan với diện tích hàng nghìn ha như hiện nay . Đặc điểm của cây chè Shan Tuyết Về giống chè Shan Mộc Châu có thể chia thành 2 dạng chính đó là chè shan lá nhỏ, với đặc điểm dạng tán hình mâm xôi hoặc dạng nến. Chè tán dạng mâm xôi là chè shan lá nhỏ chiếm tỷ lệ lớn hơn chè tán dạng nến chè shan lá to. Dài búp biến động từ 2,3-4,5 cm, trọng lượng búp biến động từ 0,4-1,09g/búp, thuận lợi cho chế biến chè xanh có ngoại hình đẹp. Hàm lượng tanin biến động từ 32,25- 37,32%, chất hoà tan 43,24-47,82%, đường khử 2,00-2,95%, cafein 3,05-3,45%, nhất là chất lượng thử nếm cảm quan điểm cao từ 16-18,2 điểm trên nhiều mẫu chè. Dạng chè shan thứ 2 là loại chè khá đặc biệt . Đặc biệt ở chỗ mức độ lông tuyết ở cả búp lá 1 và một phần lá 2 rất nhiều và dầy. Trọng lượng búp chè từ 0,92-1,02g, năng suất 1600-1850g/cây/lứa hái. Về thành phần sinh hoá cho thấy tanin biến động từ 27,96-32,98%, chất hoà tan từ 35,81- 40,56%, đường khử từ 1,22-1,90%, cafein từ 2,85-3,00%... Ngoài những chỉ tiêu sinh hoá ở mức rất có lợi cho chế biến chè chất lượng cao, chè shan Mộc Châu là nguồn nguyên liệu sạch. Bởi vì, cho đến tận bây giờ, ở các vùng chè shan lâu đời của Mộc Châu, đồng bào vẫn không sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu là khai thác tự nhiên. Người ta thường đốn chè vào vụ Đông, đồng thời với việc phát cỏ, vun gốc… Sang xuân, vào thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4, người ta bắt đầu thu hái chè vụ đầu tiên (đây là thời điểm chè cho chất lượng cao nhất). Tiếp tục thu háI vụ chè thứ 2 vào tháng 5 và tháng 6 (là vụ có năng suất cao nhất trong năm). Vụ 3 vào tháng 8 và vụ 4 vào tháng 10, tháng 11. Với những đặc điểm trên , ta có thể khẳng định được cây chè Shan Tuyết Mộc Châu là một cây chè có những đặc điểm khá tối ưu , dễ trồng , dễ chăm sóc , sản phẩm chè tốt , sạch , có chất lượng cao , là một trong những cây chè nên phát triển . Các nhân tố tác động đến sự phát triển cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu Điều kiện khí hậu và thời tiết Mộc Châu về cơ bản đất đai nằm trên cao nguyên đá vôi . Ở độ cao bình quân 800-1000m , do đó có khí hậu á nhiệt đới mùa đông lạnh . Nhiệt độ bình quân 18.5 độ C Nhiệt độ tối cao trung bình tháng 23.4 độ C Nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng 15.4 đọ C Biên độ nhiệt ngày đêm là 8 độ C Độ ẩm không khí bình quân là 80% Lượng mưa bình quân 1.641-17..mm Số ngày mưa trung bình : 186 ngày / năm Số ngày nắng trung bình : 179 ngày / năm tương đương khoảng 1913 giờ / năm . Diện tích Mộc Châu rộng , có nhiều độ cao khác nhau . Từ vùng ven hồ Sông Đà độ cao 200m đến vùng giữa 600m , đến vùng cao trên 800m . Do đó chia ra 3 vùng tiểu khí hậu : nóng , trung bình , lạnh . Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau , mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 , tập trung lượng mưa vào tháng 8 trong năm . 1.2 Đất đai và thổ nhưỡng Lập địa Địa hình Mộc Châu thuộc dạng đồi bát úp xen các thung lũng nương bãi đồng cỏ , dạng lập địa tập trung ở độ cao 800-1000m là khu vực trung tập của quy hoạch vùng chè . Dạng lập địa này chạy trên sống của cao nguyên từ Tây Bắc xuống Đông nam , thấp dần về phía đông – Đông bắc và thấp dần về phía tây – tây nam . Dạng địa hình núi đá vôi hiểm trở được hình thành tập trung ở phía đỉnh cao , cao nguyên và xem với các dạng lập địa đồi bát úp . Độc dốc của toàn bộ địa hình so với tổng diện tích tự nhiên : Từ 0-15 độ có 16.458.5 ha chiếm 8.12% diện tích Từ 16-25 độ có 13.219.8 ha chiếm 6.52% Từ 26-35 độ có 41.088.5 ha chiếm 20.28% Thổ nhưỡng Chủ yếu đất được hình thành trên cao nguyên đá vôi Mộc Châu , có những loại đất chủ yếu là : Đất đỏ nằm trên đá vôi : có 44.552.8 ha chiếm 22% Đất vàng đỏ trên đá xét có 22.074 ha chiếm 10.9% Đất đỏ trên đá biến chất có 10.733.2 ha chiếm 5.3% Đất đỏ nằm trên đá cát có 26.326.7 ha chiếm 13% Đất mùn vàng nhạt trên đá cát : có 38.882.5ha chiếm 19% Tầng dầy của đất qua điều tra mẫu điển hình hay điều tra khảo sát lập dự án 13 xã vùng kinh tế mới của Viện Quy hoạch Bộ Nông nghiệp kết quả là Đất có tầng dầy dưới 30cm có 16.154 ha chiếm 8% DT tự nhiên Đất có tầng dầy dưới 30-50cm có 11.607 ha chiếm 5/7% diện tich tự nhiên . Đất có tầng dầy dưới 50-70cm có 13.517 ha chiếm 6.7% diện tích tự nhiên Đất có tầng dầy dưới 70-100cm có 12.358 ha chiếm 6.1% diện tích tự nhiên Đất có tầng dầy trên 100cm có 42.562ha chiếm 21% diện tích tự nhiên . Đất Mộc Châu còn giầu dinh dưỡng . Độ pH bình quân 4.5-6.5 . Mùn tổng số 4-5% , tỷ lệ sét đến 68% Nguồn nước Do nằm trên cao nguyên đá vôi , nước mặt rất hiếm . Toàn huyện có 7 dòng suối lớn , lưu lượng chảy trên 0.5m khối /s . Như Suối Sập , Suối quanh , Suối Tân , Suối Giàng , Suối Vỉn , Suối Song . Các suối đều ở xa và cách mặt canh tác lớn nhất là bề mặt canh tác cây chè nói chung và cây chè Shan nói riêng nên tác dụng tưới cho cây trồng bị hạn chế lớn , Những suối có khả năng cung cấp nước cho cây chè ( khi có sự đầu tư kinh phí đúng mức ) như : Suối Thảo nguyên ( Phiêng luông – Công ty chè Mộc Châu ) . Suối Sập ( Lóng Sập – Chiềng ve ) Suối Tân ( Chiềng Khoa – Mường Men ) Ngoài ra còn nhiều mỏ nước , mạch nước ngầm có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất . Chương II Thực trạng phát triển cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu Thực trạng phát triển cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu : Diện tích đất trồng : Các giống chè đã du thực vào Mộc Châu trên 100 năm nay . Trong đó , chè Shan Tuyết đã tồn tại từ rất lâu đời trước đó . Được phát triển mạnh vào thời gian đầu ở Tô Múa , Chờ Lồng . Hiện tại vẫn còn nhiều cây chè cổ thụ tồn tại qua vài thế hệ trong gia đình , chè chỉ đủ cho nhu cầu nhỏ bé trong nhân dân. Từ năm 1959 khi thành lập nông trường Mộc Châu , diện tích chè tập trung được hình thành ở khu vực chè quốc doanh Năm 1972 – 1976 cây chè Shan được mở rộng thành vùng tập trung ở Tô Múa , Chè đen và khu cao nguyên Mộc Châu Có thể xét bảng sau để thấy rõ diện tích cây chè Shan được trồng tại Mộc Châu: Bảng 2.1: Diện tích cây chè Shan qua 3 thời điển (ha) TT Hạng Mục 1991 1998 6/2009 A Toàn huyện 1.694.67 1.543.735 1.0995 B Khu Vực Quốc Doanh 1.165 1.049 811 1 Công ty chè Mộc Châu 500 550 514 2 Nông Trường Chiềng Ve 486 320 197 3 Nông Trường Cờ Đỏ 179 179 100 C Khu Vực Nông Thôn 529.67 494.735 288.5 1 Tô Múa 330.3 289.3 139.4 2 Chiềng Khoa 73.9 72.9 20.79 3 Tân Lập 54.5 47.7 28.08 4 Vân Hồ 7.2 15.2 10.118 5 Mường Sang 28 43 1.86 6 Phiêng Luông 0.7 0.2 11.83 7 Lóng Luông 5.7 3.35 Tổng vùng 1 494.6 458.3 215.428 8 Chiềng Yên 12.9 12.9 67.82 9 Mường Tè 7.5 7.4 2.23 10 Quang Minh 5 5 0.34 11 Chiềng Khừa 2 3.3 2.5 12 Song Khủa 0.67 0.67 0.67 13 Xuân Nha 0.965 0.98 14 Nà Mường 0.4 0.322 15 Lóng Sập 7 0.21 Cộng vùng vành đai 35.07 36.435 73.072 Năm 1986 là năm diện tích chè Shan cao nhất của thời kỳ từ 1980-1998 . Cả huyện đã có 1.694.67 ha chè phát triển từ nông trường Mộc Châu đến vùng xa như Mường tè , Chiềng Khừa , Xuân nha … Nông trường Mộc Châu có diện tích nhiều nhất là 550 ha vào năm 1991 . Nông trường Chiềng ve 486 ha vào năm 1986 Xã Tô Mua 330 ha năm 1986 , ở xã Tô múa dã thành lập công trường trồng chè Shan vào những năm 1974-1976 Do điều kiện khác nhau mà diện tích , năng suất , sản lượng chè ở Shan ở các vùng lại khác nhau Bảng 2.2: Diễn biến diện tích , năng suất , sản lượng chè qua thời điểm TT Hạng mục 1986 1991 1998 2000 2005 2010 I Toàn huyện Tổng diện tích cây chè ( ha ) 1.695 1.544 1.099 1.600 3.900 5.000 Diện tích cho sản phẩm 1.107 880.6 794 1.025 2.300 5.000 Năng Suất ( Tạ ) 50.48 51.7 82.8 72.6 63.5 69.5 Sản lượng (Tấn) 5.580 4.551 6.575 7.940 15.400 35.800 Sau khi đạt diện tích chè ở giai đoạn cao nhất giai đoạn 1986-1997 là : 1.694 ha từ năm 1991 sản lượng chè Shan giảm nhanh ở khu vực nông thôn và khu vực Nông trường Chiềng Ve , nhất là chè kinh doanh . Đén năm 1997 diện tích chè chỉ còn lại 1.051 ga , chè quốc doanh còn 803 ha , chủ yếu là của Công ty chè Mộc Châu , nông trường cờ đỏ , nhiều diện tích chè bị bỏ hoang . Năm 1991 đến 1997 nhiều diện tích chè bị hoang hóa như ở Chiềng ve từ 486 ha đến năm 1997 chỉ còn 197 ha . Một phần diện tích chuyển sang trồng cây ăn quả , ở khu vực nông thôn diện tích chè giảm nhanh như ở Tô múa 330 ha năm 1986 xuống còn 101 ha năm 1997 . Chiềng khoa 73.9 ha năm 1986 xuống còn 21 ha năm 1998 . Sản lượng và giá trị chè Shan Tuyết trong những năm gần đây Hiện nay toàn huyện có khoảng 5000 ha trồng chè Shan Tuyết trong đó , cho thu hoạch khoảng 4.300 ha . Số còn lại đang trong thời gian ươm trồng , chưa thu hoạch được Với diện tích như vậy , hàng năm sản xuất được ước chừng 35.800 tấn chè thô. Thành sản phẩm chủ yếu là chè shan tuyết và chè xanh shan tuyết Ta có thể thấy rõ sản lượng chè Shan Tuyết Mộc Châu qua các thời kỳ qua bảng sau : Bảng 2.3: Sản lượng chè Shan Tuyết Mộc Châu qua các thời kỳ TT Hạng mục 1986 1991 1998 2000 2005 2010 I Toàn huyện Tổng diện tích cây chè (ha ) 1.695 1.544 1.099 1.600 3.900 5.000 Diện tích cho sản phẩm 1.107 880.6 794 1.025 2.300 5.000 Năng Suất ( Tạ ) 50.48 51.7 82.8 72.6 63.5 69.5 Sản lượng (Tấn) 5.580 4.551 6.575 7.940 15.400 35.800 Năng suất bình quân trên diện tích giảm từ 3.2 tấn / ha năm 1986 xuống còn 2.9 tấn /ha năm 1991 ở nông thôn diện tích không còn thu hái , diện tích chè bị bỏ hoang Năm 1991 đến 1997 , nhiều diện tích chè bị hoang hóa , giá chè sụt giảm nghiêm trọng Từ năm 1997 , do nhiều yếu tố nhất là yếu tố thị trường , giá cả chè đã bước đầu khôi phục , chăm sóc năng suất lên 4.9 tấn / ha , sản lượng đạt 5.231 tấn , năm 1998 , sản lượng đã đạt 6.575 tấn , năng suất trung bình đạt 59 tạ / ha Sản lượng chè được đưa vào chế biến năm 1998 là : 1.315 tấn , trong đó chế biến công nghiệp : 1.223 tấn , chiếm 93.76% , chế biến thủ công đạt 82 tấn chiến 6.24% Từ năm 1996 đến tháng 6/1998 do biến động của thị trường có sự tác động tích của của nhà quản lý , cây chè ở một số khu vực đã bước đầu khôi phục , phát triển . Nhiều hộ đã nhận đến 3 ha chè về chăm sóc và sản xuất như ở đội Tiền Tiến , ở Chiềng ve đã có 180 hộ mua 70 ha chè có gia đình đã tự sản xuất chế biến ủ phân hữu cơ , vi sinh , đã đắp ao hồ tạo ẩm cho chè Năm 2005 sản lượng chè Shan Tuyết tăng mạnh , đạt tới 15.400 tấn và dự đoán vào năm 2010 , sản lượng sẽ lên tới 35.800 tấn . Giá chè Shan Tuyết vào năm 1990 chỉ đạt 500đ / kg , năm 1998 , giá bình quân lên trên 2000đ /kg búp tưới . Do đó nhiều cơ sở đã khôi phục chăm sóc thu hái chè . Năm 2008 . Tô múa đã bán cho công ty chè 800 tấn trong khi cả năm 2007 , bán cho công ty chỉ được 500 tấm , năm 2003 là 150 tấn . Như vậy , với năng suất hiện nay tức là vào khoảng 8 tấn /ha với giá chè thô khoảng 3000đ / kg thì một hộ đã có giá trị lao động nghè chè là 10 triệu / năm Về sản phẩm chè Shan Tuyết : Hiện nay 2 sản phẩm chè Shan Tuyết và chè xanh Shan Tuyết Mộc Châu là 2 sản phẩm chè duy nhất đã đăng ký độc quyền thương hiệu sản phẩm cho thế giới . Năm 2008 , công ty chè Mộc Châu đã cho ra đời hơn 80 tấn sản phẩm chè Shan Tuyết và chè xanh Shan Tuyết . Trong đó phục vụ nhu cầu trong nước là khoảng 30 tấn , xuất khẩu sang các nước trên thế giới như Nga , Pakistan , Ấn Độ , Đài Loan khoảng 50 tấn , thu về hơn 80 tỷ , nộp cho ngân sách nhà nước hơn 7 tỷ . Xuất khẩu chè Shan Tuyết - thị trường thế giới Đối với thị trường chè xanh Nhật Bản: Là nước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới song cũng là nước nhập khẩu chè lớn vì sản xuất không đủ cho tiêu dùng trong nước. Đây là thị trường có thị hiếu riêng khác với một số nước dùng chè xanh. Nên sản phảm làm ra chỉ tiêu thụ cho Nhật Bản. Với công ty có lợi thế là đang hợp tác sản xuất với Nhật Bản nên thị trường này cần được duy trì, do đó phải sản xuất chè có chất lượng tốt, giảm chi phí trong sản xuất để nâng cao sản lượng mỗi năm lên. Đối với thị trường chè xanh Đài Loan: Đây là khách hàng đã làm với Công ty nhiều năm, thường trọng chữ tín trong quan hệ mua bán, song yêu cầu sản phẩm chè phải làm bằng thiết bị công nghệ của họ. Nên các năm tới cần phát triển giống chè Đài Loan để có sản phẩm ổn định cung cấp cho thị trường này. Ngoài 2 thị trường lớn trên , công ty còn đang tiếp tục mở rộng thị trường trên thế giới như các nước Châu á : Trung Quốc , Ấn Độ , các nước EU … Giống chè Công ty chè Mộc Châu đã đăng ký với viện chè giúp đỡ , xúc tiến việc nhận giải quyết giống của chè Shan Tuyết , nhân giống và đưa nhanh các giống có chất lượng cao , năng suất tốt vài các vườn chè . Để thực hiện mục tiêu kế hoạch , đến năm 2007 số diện tích chè sẽ trồng xong , đảm bảo các giống chó năng suất cao và chất lượng tốt , công ty chè Mộc Châu đã tổ chức xây dựng vườn ươm có diện tích từ 1-2 ha 1 vườn để sản xuất chè dâm cành . Công ty còn khuyến khíc các hộ gia đình trồng chè sản xuất tự túc lấy giống bằng cách ượm hạt vào bầu để chủ động được nguồn giống trồng , đảm bảo chất lượng cây giống Các đặc điểm sinh thái của các loại chè Shan được tìm hiểu và nghiên cứu kỹ để trồng tại nơi có khí hậu , thổ nhưỡng thích hợp Về công nghiệp chế biến Trước mắt từ năm 2005 đến 2010 , sản lượng chè Shan Tuyết tăng lên 35.800 tấn , phấn đấu của công ty là đạt sản lượng tới 50.000 tấn sau năm 2010 . Các cơ sở hiện có không đáp ứng được nhu cầu chế biến , do đó giải pháp cho chế biến là : Nâng cấp thiết bị sản xuất ổn định công suất nhà máy chế biến chè của công ty chè Mộc Châu đạt sản lượng 42 tấn / ngày , duy trì 2 dây chuyền chè xanh đã có của công ty chè Mộc Châu Nông trường cờ đỏ : 1 dây chuyển 20 tấn / ngày năm 2005 Nông trường chiềng ve : 1 dây chuyền 20 tấn năm 2006 Xây dựng một nhà máy 40 tấn / ngày tại Vân hồ năm 2006 Xây dựng một nhà máy 13 tấn / ngày tại Tô Múa năm 2006 Xây dựng 1 nhà máy 14 tấn / ngày tại Tân Lập năm 2006 Lắp đặt 4 dây chuyển 5-7 tấn / ngày ở các xã Chiềng Khoa , Phiêng Luông , Lóng Luông và Thị Trấn Nông trường Chiềng ve để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chè Ngoài ra những vùng có diện tích trồng ít , giao thông đi lại khó khăn , xa cơ sở chế biến , đã trang bị máy sao cỡ nhỏ từ 100-200 kg búp tươi / ngày để phục vụ nội tiêu và cho các nhà máy tinh chế đấu trộn tinh chế Tháng 8 năm 2010 , công ty sẽ tiếp tục nhâp khẩu them 2 dây chuyển chuyên sản xuất chè Shan Tuyết Đánh giá các nhân tố tác động đến cây chè Shan Tuyết ở Mộc Châu Thuận lợi : Khí hậu thời tiết : Với độ cao từ 200-1050m, khí hậu và thời tiết của huyện Mộc Châu rất thích hợp cho cây chè , có điều kiện phát triển đa dạng các giống chè Shan Tuyết cũng như các giống chè khac Đất đai : Đất có điều kiện thích hợp cho phát triền cây chè , còn có nhiều , có nhiều vùng tập trung , đất còn giàu dinh dưỡng Trên địa bàn huyện , cây chè đã được tổ chức sản xuất từ lâu đời , nhân dân đã quen thuộc với nghề trồng chè thu búp Có đội ngũ quản lý và khoa học kỹ thuật nhiều kinh nghiệm Trên địa bàn huyện đã có cơ sở chế biến , thiết bị hiện đại , tạo nhân tố thuận lợi cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ chế biến chè Bộ , tỉnh , các ngành và huyện vừa có cơ chế chính sách khuyến khích , vừa có quyết tâm chỉ đạo rất cao Thị trường trong nước và ngoài nước đang đi vào ổn định và phát triển Khó Khăn : Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau , giai đoạn này lượng mưa ít , nhiều nơi có gió lào làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng Do nằm trên cao nguyên đá vôi , thiếu nước , trở ngại cho việc chủ động tạo độ ẩm cho chè Nhiều nơi có địa hình phức tạp , khó khăn cho vận chuyển sản phẩm và vật tư thâm canh chè Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng nhiều xã , bản rất khó khăn , đời sống còn thấp , đất nông nghiệp ít nên tạo ra tâm lý nặng về tự cấp tự túc , tự cấp , lo đời sống trước mắt Một số vùng chè đã hình thành từ lâu , song do không được chăm sóc , thâm canh nên nhiều diện tích đã trờ thành cây hoang dại , nhiều lô chè độ dốc cao , do đó yeu cầu thâm canh cần phải đầu tư lớn Một số cơ sở chưa có điện sản xuất , dân đến giá mua , giá thành cao , rừng bị phá lấy củi để sơ chế chè III . Đánh giá chung về phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu Kết quả : Đã nhanh chóng khôi phục , cải tạo thâm canh và trồng các giống chè Shan mới có năng suất , chất lượng cao . Đến năm 2005 , toàn huyện có 3.900 ha chè , đạt sản lượng 15.400 tấn và đến năm 2010 có 5.000 ha chè sản lượng đạt 35.800 tấn , sau năm 2010 đạt 50.000 tấn chè búp tươi . Hình thành vùng nguyên liệu tập trung ổn định cho việc phát triển công nghiệp chế biến , góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông thôn Mộc Châu Góp phần giải quyết việc làm , tăng thu nhập , xóa đói giảm nghèo một cách vững chắc , nhất là vùng còn đặc biệt khó khăn , đồng thời góp phần tăng độ che phủ , chống xói mòn , tạo môi trường sinh thái hợp lý , xây dựng nền Nông nghiệp bền vững Việc tổ chức sản xuất phát triển chè Shan Tuyết những năm gần đây còn thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển . Dự báo sau năm 2010 ( định hình ) thì với sản lượng 50.000 tấn , giá chè búp tươi là 3000 đ /kg tổng giá trị thu được lên tới 150 tỷ đồng Tính mỗi ha chè thu 30 triệu đồng / năm , trừ chi phí thâm canh để lại cho cây chè 40% , mỗi năng thu được 18 triệu đồng Tham gia xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn trên thế giới với sản lượng vào khoảng 6000 – 6400 tấn sản phẩm , giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 8.5 – 91.5 triệu USD Phát triển công nghiệp chè còn giải quyết được việc làm , cho thu nhập ổn định , 1,5 vạn lao động tương đương 6.000 hộ . Góp phần xóa đói giám nghèo 3-5 vạn dân Phát triển trè Shan Tuyết còn tăng độ che phủ , chống xói mòn, đáp ứng yêu cầu phủ xanh đất trống , đồi trọc . Tạo môi trường bền vững vùng cao nguyên Mộc Châu – Tỉnh Sơn La Tồn tại Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau , giai đoạn này lượng mưa ít , nhiều nơi có gió lào làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng , thế nhưng hệ thống mương , suối , hệ thống tưới tiêu cho cây chè lại quá ít , không đáp ứng đủ nhu cầu về nước của cây chè Shan . Do nằm trên cao nguyên đá vôi , thiếu nước , trở ngại cho việc chủ động tạo độ ẩm cho chè . Nhiều nơi có địa hình phức tạp , khó khăn cho vận chuyển sản phẩm và vật tư thâm canh chè . Thế nhưng hệ thống giao thông lại hết sức lạc hậu . Nhiều nơi cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức Vào năm 2002 , bỏ qua góp ý của các chuyên gia ngành chè . lãnh đạo bộ NN&PTNT đã ra quyêt định rất nhanh : Xây dựng vùng sản xuất giống chè đầu dòng cao sản nhập từ Nhật Bản , trồng thử nghiệm tại 3 địa phương trong đó có Mộc Châu 13 giống chè nhật như : Saemidori , Meiryoku , Funshun , Okuyutaka . Số tiền nhập về 3 giống chè này lên tới 10 tỷ đồng Ngay sau khi được quyết định , những công việc nhập giống và trồng đại trà trên 130 ha chè tại Mộc Châu đã gấp rút được thực hiện . Công ty chè và người dân chỉ chăm lo đến những giống chè mới , bỏ qua giống chè cũ , lơ là phát triển cây chè Shan Tuyết vốn là thế mạnh của công ty chè Mộc Châu . Thế nhưng kết quả của việc trên lại là 130 ha chè tại 3 địa phương này trơ khấc mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ , vật tư được đổ đến từng hộ khoán trồng chè . Hơn 130 ha chè , phần lớn là không phát triển được trong đó đáng chú ý chè Yabukita tỷ lệ sống chỉ có 45% , tỷ lệ sống của chè YakaMidori chỉ có 62% Đầu tư trong thời gian dài nhưng không có thu hoạch , lại bỏ bê không quan tâm phát triển thế mạnh của mình là chè Shan Tuyết , hậu quả là người dân mất thu nhập , chè lại được xác định là không thích hợp để phát triển ở Mộc Châu nói riêng và Việt Nam nói chung , phải phá đi trồng lại các giống Shan Tuyết truyền thống . Như vậy đã làm lãng phí tới 5000 ha chè trong 3 năm , tốn tiền gây dựng lại 5000 ha chè Nguyên nhân Đây là kết quả của sự triển khai nóng vội, áp đặt các quan điểm ngược với những khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn. Rõ nhất là sự kiên cưỡng trong đầu tư không chú ý đến khí hậu đất đai. Chè của Nhật chỉ phù hợp với nhiệt độ trung bình 15oC, lượng mưa bình quân 1.500 2.000 mm. Thế nhưng vùng trồng chè của Việt Nam luôn có nhiệt độ cao hơn 5-8oC. Còn lượng mưa thấp hơn và đặc biệt khắc nghiệt là có gió Lào, sương muối rất không thích ứng với chè Nhật. Một quan chức nguyên là thành viên Hội đồng quản trị Vinatea cho biết, ngay khi chuẩn bị thực hiện dự án, nhiều người trong ngành chè đã ra sức can ngăn không nên nhập nhiều, trồng tràn lan, vì biết là sẽ không hiệu quả, không thể nóng vội mà làm đột biến được ngành chè. Nhưng đã chẳng ai nghe theo. Không những vậy, Bộ NN&PTNT không những không đấu thầu dự án để đảm bảo an toàn cho đồng vốn đầu tư mà còn không cho Vinatea - đơn vị có chuyên môn về chè nhập khẩu giống. Điều này dẫn đến hậu quả là chất lượng hom giống chè đã không được kiểm soát, khó có thể nói việc nhập giống chè không bị tiêu cực, ăn hớt như đã từng xảy ra ở đơn vị nhập giống dứa Cayen trước đó. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25661.doc
Tài liệu liên quan