Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng công thương Ba Đình

Tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng công thương Ba Đình: ... Ebook Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng công thương Ba Đình

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế 1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Theo luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX của nước Việt Nam: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.” Trong đó “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.Vì vậy có thể thấy rằng ngân hang có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Là một kênh dẫn vốn hiệu quả,sự phát triển của ngân hàng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, và ngược lại sự phát triển của nền kinh tế tác động đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Các nước phát triển có loại hình ngân hàng rất phong phú và đa dạng, trong đó có thể nói ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng ngân hàng. Ngân hàng thương mại có thể được tiếp cận trên phương diện nhẽng loại hình dịch vụ cung cấp.Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất-Đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự phát triển của nền kinh tế,ngân hang đã có nhiều bước chuyển tiếp : từ ngân hang với các hoạt động cơ bản là cất trữ hộ,gửi tiền, đổi tiền thành các ngân hang thương mại; từ ngân hàng tư nhân với quá trình tích tụ tập trung vốn trong ngân hàng dẫn đến ngân hàng cổ phần. Ngày nay để phục vụ cho các nhu cầu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các nhu cầu về tiết kiệm và các dịch vụ khác của cá nhân, ngân hàng thương mại phải thực hiện rất phong phú và đa dạng các loại hình dịch vụ. Các dịch vụ của của ngân hàng giúp cho không chỉ hoạt động tích tụ, tập trung và phân phối vốn mà còn giúp sử dụng vốn của các doanh nghiệp, cá nhân hiệu quả hơn. Ngân hàng thương mại với những tiện ích và những dịch vụ gia tăng không ngừng như một phần không thể thiếu của nền kinh tế mỗi nước. 1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Xuất phát từ những gì cơ bản nhẩt,từ những gì thô sơ Ngân hàng thương mại hiện đại có nghiệp vụ cơ bản nhất, nhưng để đáp ứng nhu cầu phát sinh do nền kinh tế ngày càng phát triển thì ngân hàng thương mại còn thực hiện các nghiệp vụ phức tạp hơn, tinh vi hơn và rủi ro cũng cao hơn, đòi hỏi trình độ cán bộ nhân viên đi đôi với công nghệ ngân hàng hiện đại như các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ hoạt động của chính phủ, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo lãnh... Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệu quả. Các dịch vụ của một ngân hàng thương mại hiện nay gồm có: Mua bán ngoại tệ. Nhận tiền gửi. Sử dụng tiền gửi. Bảo quản vật có giá. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Quản lý ngân quỹ. Tài trợ các hoạt động của chính phủ. Bảo lãnh. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn. Cung cấp dịch vụ mối giới đầu tư chứng khoán. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. Cung cấp các dịch vụ đại lý. 1.3. Vai trß cña ng©n hµng th­¬ng m¹i trong nÒn kinh tÕ Là một kênh tích tụ tập trung và phân phối vốn,ngân hang thương mại đóng góp một vai trò to lớn trong nền kinh tế: ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi và đáp ứng nhu cầu tiết kiệm của người dân và có thể tài trợ cấp vốn để giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Không những thế Ngân hang còn góp phần điều tiết khối lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế. Nó là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia. Trong nền kinh tế hội nhập khu vực hội nhập quốc tế thì để có thể hội nhập được thì ngân hàng phải đi tiên phong mở rộng mối quan hệ quốc tế. Ngoài ra Ngân hàng còn đóng góp rất nhiều dịch vụ phát triển kinh tế và các dịch vụ của nó thúc đẩy nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. 2, SỰ RA ĐỜI PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA BẢO LÃNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để hoạt động kinh tế được mở rộng và thu hút nguồn vốn các chủ thế kinh tế cần phải thiết lâp các mối quan hệ kinh tế bền vững và lâu dài. Để xác lập quan hệ kinh tế thì họ phải ký kết vào các hợp đồng kinh tế. Đây là yêu cầu của pháp luật vì đó là cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng khi có tranh chấp về kinh tế xảy ra. Việc tham gia vào hợp đồng của các bên là do sự tự giác, các bên thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ dựa trên những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia không phỉa cai cũng có ý thức tự giác thực hiện, điều này gây ra rủi ro đối với bên được hưởng quyền lợi, nhưng chính bên có nghĩa vụ cũng gặp phải những rủi ro vượt quá khả năng, ngăn cản việc thực hiện nghĩa vụ của mình bởi vì các chủ thể kinh tế luôn gặp phải những điều kiện bất lợi trong sản xuất kinh doanh. Rủi ro không chỉ phụ thuộc vào các nguyên nhân và yếu tố khách quan mà còn phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan của con người. Vì vậy các chủ thể kinh tế phải tìm cách phòng chống, hạn chế nó nhằm tối thiểu hóa thiệt hại. Để có thể hạn chế rủi ro, các chủ thể kinh tế đã áp dụng bằng việc đảm bảo chắc chắn bằng tài sản của phía đối tác hoặc từ một tổ chức có uy tín nào đó. Các tổ chức được lựa chọn là Nhà nước hoặc các tổ chức tài chính trung gian có uy tín trong nền kinh tế như : Ngân hang,bảo hiểm… Có rất nhiều công cụ đã được sử dụng để nhằm hạn chể rủi ro đến mức thấp nhất , tuy nhiên cùng với sự phát triển của các quan hệ thương mại ngày nay với các đặc điểm : + Các giao dịch ngày càng tăng về số lượng. + Các dự án ngày càng phức tạp, lớn và đòi hỏi kỹ thuật cao. + Các giao dịch thương mại ngày càng được mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Vì đó mà công nghệ mới có hiệu quả hơn ngày càng trở nên cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu đó, NHTM đã cho ra đời một hoạt động mới, đó là BẢO LÃNH ngân hang. Đây là hình thức tín dụng mà ngân hàng sử dụng uy tín của mình, cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình thay cho khách hàng, hạn chế rủi ro ho những người được hưởng lợi ích. Hay nói cách khác BL ngân hàng được sử dụng như 1 công cụ bảo vệ lợi ích cho những người có quyền được hưởng. Hoạt động này không chỉ mang tính dịch vụ ngân hàng mà còn có chúc năng tài trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Có thể khẳng định rằng sự ra đời của BL ngân hàng là một yêu cầu khách quan và cần thiết đối với nền kinh tế dựa trên ba yêu tố, đó là : - Nhu cầu của nên kinh tế - Khả năng đáp ứng của các NHTM - Pháp luật cho phép áp dụng . 3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NHTM Khái niệm BL Là chủ thể trong xã hội, con người luôn phải tham gia vào các hoạt động xã hội, điều này đã tạo ra sụ phong phú, đa dạng và đầy phức tạp cho các mối quan hệ xã hội đó. Trong các mối quan hệ xã hội đặc biệt là trong quan hệ kinh tế, các chủ thể tham gia đều phát sinh những quyền lợi và nghĩa vụ với nhau lúc đó, việc chủ thể này không có khả năng hoặc không được tin tưởng để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với chủ thể kia là điều thường xuyên có thể xảy ra. Vì vậy việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà chủ thể đó phải làm sẽ khó được bên kia chấp nhận. Họ chỉ chấp nhận khi có đẩm bảo bằng uy tín hoặc tài sản của chủ thể thứ 3 – người có đầy đủ điều kiện, khả năng thực hiện các nghĩa vụ đó. Sự đảm bảo này chính là BẢO LÃNH, nó được xây dựng thành các quy chế bảo đảm. Thực tế ở nước ta hiện nay, trong hệ thống pháp luật, các chế định về BL cơ bản cũng quy định dựa trên những nội dung này. Tuy nhiên , có những quy định mang tính đặc thù hiện nay đang tồn tại ở 2 lĩnh vực BL trong hợp đồng dân sự và trong hợp đồng kinh tế. Trong bộ luật dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 366 có quy định về bảo lãnh như sau: “ BL là việc người thứ 3 (gọi là người BL) cam kết với bên cs quyền (gọi là người nhận BL) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được BL) nếu đến hạn mà người được BL không hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. “ Tại điều 2 khoản 3 nghị định số 17/HĐBL ngày 16/01/1990 của hội đồng Bộ trưởng chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì BL được nêu lên là: “ BL tài sản là sự đảm bảo bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người BL để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được BL khi người này vi phạp hợp đồng kinh tế đã kí kết “ Tóm lại,BL có thể hiểu một cách khái quát như sau : “ BL là sự cam kết của bên BL đối với yêu cầu BL về việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được BL khi họ không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình với bên yêu cầu BL “ Khái niệm BL ngân hàng Căn cứ vào quyết định 283/2000/QĐ-NHNN 14 ngày 25/8/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước BL ngân hàng được hiểu như sau : “BL ngân hnàg là cam kết bằng văn bản của ttỏ chức tín dụng ( người được BL) đối với người có quyền (người nhận BL) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho ngân hàng ( người được BL)khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với người nhận BL. Khách hnàg phải trả nợ và hoàn trả tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay “. Từ căn cứ trên có thể thấy, tham gia vào hoạt động BL ngân hàng bao gồm ba chủ thể : - Bên BL : là tổ chức tín dụng udngf uy tín của mình để lập các cam kết BL, giúp cho khách hàng của mình có thêm điều kiện đẻ được các đối ác tín nhiệm về mặt tài chính trong quan hệ giao dịch - Bên được BL : là chủ thể được các tổ chức tin dụng sử dụng uy tín của mình để cấp một cam kết BL để thực hiện cac quan hệ tài chính trong và ngoài nước - Bên nhận BL : là caqcs tổ chức trong và ngoài nước có quyền hưởng các cam kết BL của tổ chức tín dụng Thông thường, trong một hờp đồng BL thường có 3 hợp đồng riêng biệt, độc lập với nhau, đó là : - Hợp đồng cơ sở : là hợp đồng giữa bên được BL và bên nhận BL. Đây có thể là hợp đồng mua bán, thi công… - Hợp đồng BL : là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc BL va hoa - Cam kết BL : là cam kết đơn phương băng văn bản của ttổ chức tín dụng hoặc bằng văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, khách hàng được BL với bên nhận BL về việc tổ chức tns dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận BL… SƠ ĐỒ BL BÊN BL BÊN ĐƯỢC BL BÊN NHẬN BL 3.3. Đặc điểm của BL Là một trong những hoạt động của NHTM, BL với bản chất là việc sử dụng uy tín của mình đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hang, nó có những đặc điểm khác biệt với các hoạt động khác của ngân hàng. 3.3.1 BL là hoạt động ngoại bảng. Tính chất tín dụng của BL thể hiện ở chỗ ngân hàng thực hiện BL trên cơ sở tín nhiệm với người được BL, đồng thời cũng là sự tín nhiệm của người yêu cầu BL đối với ngân hàng. Trách nhiệm của ngân hàng được cam kết thực hiện bằng chính uy tín của mình. Nếu khách hàng không tin tưởng vào uy tín của ngân hàng hoặc ngược lại thì sẽ không có hoạt động BL. Hơn nữa BL là sự đảm bảo bằng uy tín và khả năng tài chính của ngân hnàg đối với khách hàng, vì vậy khi bên được BL không thực hiện đựơc trách nhiệm của mình thì ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện nghĩa vụ . Mặt khác, BL còn là một hoạt động ngoại bảng, vì : “ Hoạt động ngoại bảng là hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản của ngân hàng trong đó ngân hàng không phải sử dụng vốn kinh doanh của mình ngay mà cung cấp dưới hình thức dịch vụ để thu phí “. Chính đặc điểm này đã khuyến khích ngân hàng phát triển các hoạt động ngoại bảng nhằm tăng lợi nhuận, tối đa hóa hoạt động của mình 3.3.2 Có sự tham gia của nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ BL Một hợp đồng BL là hợp đồng giữa ngân hàng BL và người yêu cầu BL. Hợp đồng này độc lập với hợp đồng cơ sở. Vì vậy chúng ta không chỉ nên xem xét ở quan hệ của 2 bên đơn thuần mà phải đặt nó trong quan hệ của nhiều bên với sự phụ thuộc vào nhau chặt chẽ.Tuy nhiên, BL không chỉ là mối quan hệ hai bên đơn thuần mà nó là mối quan hệ nhiều bên như : + Mối quan hệ giữa người BL và người thụ hưởng +Mối quan hệ giữa người được BL và ngân hàng BL +Trên cơ sở hai bên hợp đòng trên thì mối quan hệ ba bên giữa người được BL , ngân hàng BL va người nhận BL lien hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu người được BL không thực hiện đúng hợp đồngvới người yêu cầu BL thì ngân hàng BL sẽ phải trả tiền cho người nhận BL BL ngân hàng mang tính độc lập Là một đặc điểm quan trong trong hợp đồng cơ sở, dù rằng mục đích của BL là để đền bù cho người nhận BL những tổn thất do người được BL vi phạm hợp đồng cơ sở gây ra. Nhưng người nhận BL chỉ được quyền đòi tiền theo hợp đồng với các đều khoản, điều kiện ghi trong hợp đồng BL. Ngân hàng không thể viện cớ do những vấn đề phát sinh của hợp đồng cơ sở để từ chối nghĩa vụ của mình. Đối với ngân hàng, khi người nhận BL có nhu cầu đòi tiền theo hợp đồng BL thì ngân hàng chỉ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra xem những điều khoản của hợp đồng có được quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở, không lien quan đến những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cơ sở giữa người được BL và người nhận BL. Chứa đụng nhiều rủi ro BL được coi là hình thức tìn dụng chữ kí của ngân hàng, do vậy nó cũng mang nhiều rủi ro không kém gì hoạt động cho vay. Mục đích của BL là hạn chế rủi ro cho người được hưởng nhưng cũng chính nó lại gây ra rủi ro cho ngân hàng. Rui ro xuất phát từ việc người được BL không thực hiên nghĩa vụ của mình với người được hưởng hoặc cũng có thể xuất phát từ đặc điểm cua BL là ngân hàng phải được thực hiện nghĩa vụ ngay sau khi có yêu cầu mà không được từ chối với bất cứ lý do nào. Thực tế thì BL là hoạt động ngoại bảng không thuộc bảng cân đối tài sản nhưng khi ngân hàng phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay thế cho bên được thụ hưởng BL thì BL trở hành một bộ phân của bảng cân đối tài sản bởi vì lúc đó ngân hàng đã sử dụng vốn kinh doanh của mình để trang trả cho những gì cam kết trong thư BL. Trong trường hợp thua lỗ nghiêm trọng trong các hoạt động ngoại bảng có thể dẫn tói sự phá sản của ngân hàng. 3.4. chức năng và vai trò của BL ngân hàng. 3.4.1. Chức năng của BL ngân hàng . Chức năng đền bù : Là việc đảm bảo cho bên nhận BL sẽ nhận được sự bồi thường về tài chính trong trường hợp người được BL vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, bên nhận BL chỉ được BL vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, bên nhận BL chỉ được pháe đòi tiwnf theo cam kết trong BL nếu xuất trình được những chứng từ theo các điều kiện đã cam kết. Khi lập cam kết BL, ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên nhận BL nếu bên được BL vi phạm hợp đồng. Nhưng nếu ngân hàng phải trả tiền cho bên nhận BL thì ngân hàng được phép truy đòi ngay lập tức đối với người được BL. Trên thực tế không fải lúc nào ngân hàng cũng gặp nhiều rủi ro như trong hoạt động tín dụng. Để đảm bảo rủi rom thong thường ngên hàng yêu cầu người được BL phải có tài sản đảm bảo cho việc BL Chức năng phân chia rủi ro giữa các bên trong hợp đồng cơ sở BL tín dụng gián tiếplà hoạt động quan trong không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Gọi là tín dụng gián tiếp vì BL đưa ra kam kết của ngân hàng dưới hình thức phát hành thư BL, xác nhận BL và hạch toán theo dõi ở ngoại bảng chứ thực tế không phải sử dụng nhất là các ngân hàng lớn chỉ nhờ vào uy tín của mình , đưa ra cam kết BL cho khách hàng thực hiện các quan hệ tài chính ở trong nước và nước ngoài, giúp cho khách hàng hạn chế rủi ro, đảm bảo lợi ích cho họ khi có những thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng, giúp cho khách hàng tin tưởng nhay, yên tam trong thực hiện hợp đồng. Thông qua bảo lãnh ngân hang doanh nghiệp có thể huy động được những nguồn vốn lớn với chi phí thấp và góp phần làm giảm tình trạnh thiếu vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tránh được tình trạng khó khăn về tài chính nhu không bị bên đối tác giữ lại một khoản tiền để bảo hành sản phẩm, hoặc tiền ứng trước của bên đối tác.Thực tế là số tiền yêu cầu đỏiất nhỏ nên người ta thấy rằng mục đích của hợp đồng BL là việc bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng hơn là đảm bảo đền bù về mặt taif chínhcủa việc không thực hiện đúng hợp đồng Chức năng đôn đốc Việc thanh toán BL dựa trên sự vi phạm hợp đồng BL của người được BL thì bảo lãnh có thể được coi là 1 trong những công cụ đôn đốc việc thanh toán hợp đồng đúng thời hạn. Trong suốt thời gian ngân hàng nhận BL , nếu người BL vi phạm hợp đồng kể mức độ vi phạm và mức độ thiệt hại, người được hưởng có quyền yêu cầu ngân hàng BL thanh toán. Do áp lực của việc bồi thường BL khi có rủi ro xảy ra, nên ngân hàng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thựuc hiện hợp đồng của người được BL. 3.4.2. Vai trò của BL trong ngân hàng 3.4.2.1. Đối với nền kinh tế Đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung việc ứng dụng và phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại có một vai trò hết sức quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của nền kinh tế và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ có bảo lãnh vay vốn nước ngoài,những đơn vị thiếu vốn có cơ hội tiếp cận được với nguồn vốn nước ngoài, nhờ có bảo lãnh nhập hàng trả chậm được áp dụng trong bảo lãnh vay vốn chúng ta có thể mua máy móc, vật tư, thiết bị sản xuất theo phương thức trả chậm qua đó có thể đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài đặc biệt chúng ta có thể nhập khẩu những máy móc, thiết bị phục vụ cho những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và nhờ có bảo lãnh thực hiện hợp đồng chúng ta có thể thi công các công trình lớn, quan trọng của đất nước một cách nhanh chóng, hiệu quả trong điều kiện thiếu vốn. Như vậy, bảo lãnh của ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đặc biệt là đối với các nước đang phát triển để giúp các nước này có điều kiện ứng dụng công nghệ mới, tăng năng suất lao động, nâng cao vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế. Mặt khác các doanh nghiệp muốn vay vốn thông qua bảo lãnh thì phải trả phí bảo lãnh cho ngân hàng, việc thực hiện hoạt động bảo lãnh và tiến hành thu phí đã góp phần quan trọng vào việc cân đối lại cơ cấu kinh tế. 3.4.2.2 Đối với ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng góp phần đa dạng hoá các sản phẩm ngân hàng ngân hàng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nền kinh tế. Bảo lãnh đã góp phần làm tăng doanh thu của ngân hàng từ việc ngân hang thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tiến hành thu phí bảo lãnh. Việc khách hàng đề nghị ngân hàng bảo lãnh cho một nghĩa vụ nào đó của mình cũng có nghĩa là khách hàng đã tin tưởng vào uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng đó. Khách hàng muốn được ngân hàng bảo lãnh thường phải có ký quỹ bảo lãnh, khách hàng sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại Ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền này sẽ được phong toả cho đến khi hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt cho nên đối với ngân hàng thì đây là nguồn vốn khá ổn định mà thông thường là quy định không phải trả lãi. Ký quỹ sẽ hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiện bảo lãnh cho khách hàng, trường hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả thay cho người được bảo lãnh, tiền ký quỹ sẽ được sử dụng trước để thanh toán cho người thụ hưởng bảo lãnh.Vì thế bảo lãnh đã góp phần nâng cao vị thế của ngân hang và mở rộng quan hệ đại lý của ngân hang. 3.4.2.3. Đối với các doanh nghiệp Bên nhận bảo lãnh: Chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh toán cho bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên yêu cầu bảo lãnh không thực hiện đúng các cam kết với bên nhận bảo lãnh. Qua đó, các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi ký kết các hợp đồng, thúc đẩy các doanh nghiệp hoàn thành hợp đồng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên được bảo lãnh: Phát hành bảo lãnh chính là một phương thức tài trợ của ngân hàng (đặc biệt là vốn) đối với các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn, doanh nghiệp chưa đủ độ tin cậy và uy tín với bạn hàng, thì thông qua bảo lãnh, ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài với chi phí thấp hơn so với phải đi vay ngân hàng. 3.5. Phân loại BL ngân hàng 3.5.1 Căn cứ vào bản chất của BL * Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: Là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là có cùng nghĩa vụ, nghĩa vụ của người được bảo lãnh là nghĩa vụ đầu tiên, nghĩa vụ của ngân hàng là nghĩa vụ bổ sung được thực hiện khi có chứng cứ xác nhận rằng nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm. Ngân hàng sẽ phải tiến hành thanh toán cho bên thụ hưởng bảo lãnh nếu như bên được bảo lãnh vi phạm các quy định đã được ký kết trong hợp đồng cơ sở với bên thụ hưởng bảo lãnh bất kể vì lý do gì. * Bảo lãnh độc lập là loại bảo lãnh hiện đại, được sử dụng phổ biến hiện nay trong quan hệ thương mại quốc tế, trong đó nghĩa vụ của ngân hàng và người được bảo lãnh hoàn toàn tách rời nhau, ngân hàng chỉ tiến hành thanh toán cho người nhận bảo lãnh khi những điều kiện thanh toán được thoả mãn 3.5.2 Căn cứ vào phương thức phát hành BL * Bảo lãnh trực tiếp: Là một loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh mà không thông qua trung gian nào, người được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Trong trường hợp người thụ hưởng bảo lãnh là người nước ngoài thì ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh sẽ thông qua một ngân hàng đại lý của mình ở nước người thụ hưởng yêu cầu ngân hàng này chuyển thư bảo lãnh cho người thụ hưởng. Với bảo lãnh này ngân hàng không phải mất thêm chi phí cho ngân hàng nước ngoài nhưng lại gây khó khăn cho người hưởng lợi do sự xa xôi về địa lý thêm vào đó loại bảo lãnh này lại do luật pháp của nước người được bảo lãnh chi phối nên việc đòi tiền cũng khá phức tạp nếu như người thụ hưởng thiếu hiểu biết về luật pháp nước người được bảo lãnh. SƠ ĐỒ BẢO LÃNH TRỰC TIẾP Ngân hàng thông báo Ngân hàng phát hành Phát hành BL Yêu cầu NH BL Thông báo phát hành BL BL Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh Ký hợp đồng *Bảo lãnh gián tiếp: Là loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh (Ngân hàng chỉ thị) dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng (bảo lãnh đối ứng: là bảo lãnh do một ngân hàng phát hành cho một ngân hàng khác về việc đề nghị ngân hàng này thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh). Người được bảo lãnh không phải bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị chịu trách nhiệm bồi hoàn. SƠ ĐỒ BẢO LÃNH GIÁN TIẾP Ngân hàng phát hành Ngân hàng chỉ thị Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh Ngân hàng thông báo Phát hành BL BL đối ứng BL Thông báo BL Yêu cầu BL Ký hợp đồng Bảo lãnh gián tiếp th Và nó thường được sử dụng trong trường hợp người thụ hưởng và ngân hàng phát hành ở trong cùng một nước, điều đó sẽ tạo thuận lợi cho người thụ hưởng trong việc đòi tiền còn nếu trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài và ngân hàng phát hành, ngân hàng chỉ thị ở trong cùng môt nước thì ngân hàng trong nước sẽ uỷ nhiệm cho một ngân hàng đại lý ở nước ngoài mở tiếp thư bảo lãnh. Loại bảo lãnh gián tiếp lại do luật pháp của nước ngân hàng phát hành chi phối nên nếu ngân hàng phát hành ở cùng một nước với bên nhận bảo lãnh thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng chỉ thị và bên được bảo lãnh nếu như họ chưa có những hiểu biết đầy đủ về luật pháp của nước ngân hàng phát hành. * Đồng bảo lãnh là việc nhiều ngân hàng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một ngân hàng làm đầu mối. Các ngân hàng tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà ngân hàng đầu mối đã phát hành cho bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, ngân hàng đầu mối phát hành bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng. Các ngân hàng tham gia đồng bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại cho ngân hàng đầu mối số tiền tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thoả thuận. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn, các ngân hàng muốn bảo lãnh cho khách hàng thì buộc phải tham gia vào đồng bảo lãnh vì tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. * Tái bảo lãnh là bên bảo lãnh đem hợp đồng bảo lãnh cho một tổ chức khác nhận tái bảo lãnh hợp đồng này trên cơ sở phân chia phí bảo lãnh và trách nhiệm trong bảo lãnh * Xác nhận BL: Là BL ngân hàng do ngân hàng (bên xác nhận bảo lãnh) phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng được xác nhận bảo lãnh (bên được xác nhận bảo lãnh) đối với khách hàng. Trường hợp bên được xác nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được xác nhận BL 3.5.3. Căn cứ vào mục đích của BL * BL đảm bảo tham gia dự thầu: là một BL ngân hàng do ngân hàng phát hành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều hoạt động được thực hiện thông qua đấu thầu như đấu thầu cung cấp thiết bị, đấu thầu xây dựng… thông qua đó chủ công trình sẽ tìm kiếm được các nhà thầu có đủ năng lực và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Giá trị khoản bảo lãnh thường từ 1-5% giá thầu Mục đích của bảo lãnh dự thầu là để hứa thanh toán trong trường hợp người dự thầu đã thay đổi các điều kiện thầu hoặc đã rút thầu trong thời gian thầu hoặc không ký hợp đồng mặc dù trúng thầu. Thời gian của bảo lãnh tương đương với thời gian trúng thầu hoặc bảo lãnh sẽ hết hạn cho đến khi hợp đồng được ký kết. * Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là một bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Số tiền bảo lãnh thường là 5-10% số tiền của hợp đồng Thời hạn có hiệu lực của bảo lãnh: Bảo lãnh có hiệu lực cho đến khi hoàn thành việc thực hiện hợp đồng như cung cấp xong hàng hoá, thiết bị… Hợp đồng nào đầu tư máy móc thiết bị và có dùng nguyên liệu chạy thử máy, thời hạn này còn bao gồm cả thời hạn bảo hành để chạy một máy móc hoặc một hệ thống máy chính xác. * Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước: nhiều người cung cấp yêu cầu khách hàng (người mua hàng hoá dịch vụ) phải đặt trước một phần tiền trong giá trị hợp đồng cung cấp nhằm vừa giúp bên cung cấp có một phần vốn để sản xuất kinh doanh, vừa có tác dụng ràng buộc người mua phải mua hàng đã đặt. Tuy nhiên, người cung cấp có thể không cung cấp hàng đồng thời lại không trả tiền đặt cọc, do đó bên mua yêu cầu bên cung cấp phải có bảo lãnh của ngân hàng về việc sẽ trả tiền ứng trước. Vậy bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước là một bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh. Trong hầu hết các hợp đồng lớn, số tiền ứng trước này thường từ 10-20% giá trị hợp đồng do đó số tiền bảo lãnh ở đây chính là số tiền ứng trước. Nhưng trái ngược với bảo lãnh thực hiện hợp đồng bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước phải quy định rằng số tiền được bảo lãnh tự động giảm đi theo tỷ lệ hàng hoá được giao trên cơ sở xuất trình những bản chứng từ giao hàng đến ngân hàng. Thời hạn có hiệu lực của bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước được giới hạn, nó hết hạn vào ngày hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người bán. * Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (bảo lãnh vay vốn): Nhiều ngân hàng khi cho vay đòi hỏi phải có đảm bảo hoặc bằng hàng hoá, chứng khoán, bất động sản, hoặc bảo lãnh của người thứ ba... Bảo lãnh hoàn trả vốn vay là cam kết của ngân hàng đối với người cho vay (tổ chức tín dụng, cá nhân...) về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng (người đi vay) trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Bảo lãnh vay vốn bao gồm: Bảo lãnh vay vốn trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài. * Bảo lãnh đảm bảo thanh toán: Là một bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Loại bảo lãnh này được phát hành để đảm bảo thanh toán đầy đủ các hàng hoá, dịch vụ đã được giao với thủ tục hành chính tương đối ít đối với người mua và người bán, đảm bảo thanh toán cho người bán hoặc người cung cấp ít nhất là đối với việc giao hàng hoá đã thực sự được thực hiện hoặc dịch vụ đã hoàn thành. * Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: Là một bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. * Bảo lãnh bảo hành: Bảo lãnh bảo hành thường được yêu cầu cho các hợp đồng xây dựng. Mục đích của bảo lãnh bảo hành là đảm bảo nghĩa vụ của nhà thầu trong giai đoạn bảo hành khi việc xây dựng đã hoàn thành. Loại bảo lãnh ._.này có thể được phát hành để thay thế cho tiền giữ lại cho giai đoạn bảo hành. * Bảo lãnh hối phiếu: là cam kết của ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà bên được bảo lãnh không thanh toán. * Bảo lãnh phát hành chứng khoán: là lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại hỗ trợ cho công ty phát hành chứng khoán của mình khi công ty chưa có đủ uy tín trên thị trường hoặc chủ sở hữu chứng khoán phát hành và phân phối chứng khoán bằng việc thoả thuận mua bán chứng khoán để bán lại hoặc bán chứng khoán thay mặt người phát hành hay người chủ sở hữu. * Bảo lãnh về hải quan: Ngân hàng đứng ra bảo lãnh về việc tạm nhập hàng hoá cũng tránh cho doanh nghiệp xuất quỹ để nộp thuế hải quan, bởi vì doanh nghiệp có ý muốn tái xuất lại hàng hoá đó ví dụ như những trường hợp hàng hoá được nhập khẩu vào để trưng bày trong hội chợ hoặc để triển lãm hay máy móc được nhập khẩu về để thi công một công trình nào đó sau đó lại đem trả lại thì tất cả những hàng hoá, máy móc đó không phải nộp thuế hải quan. Người thụ hưởng cam kết bảo lãnh này là tổ chức thuế quan. Trong trường hợp nếu quá thời hạn quy định mà hàng hoá, máy móc đó không được tái xuất thì ngân hàng bảo lãnh sẽ phải trả tiền phạt thay cho bên được bảo lãnh 3.5.4. Căn cứ vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh * Bảo lãnh theo yêu cầu: Là cam kết của ngân hàng bảo lãnh trả ngay một số tiền bồi thường cho người hưởng lợi khi nhận được khiếu nại đầu tiên chỉ rõ quyền lợi của người hưởng lợi bị vi phạm do bên xin bảo lãnh vi phạm hợp đồng mà không cần bất cứ loại giấy tờ chứng minh nào. Loại bảo lãnh này tuân theo nguyên tắc “trả tiền trước, kiện cáo sau”. Trường hợp bên xin bảo lãnh chứng minh được mình không vi phạm hợp đồng thì họ có quyền đi kiện, đòi lại số tiền mà ngân hàng đã trả cho người hưởng. Bảo lãnh theo yêu cầu gây bất lợi cho người xin bảo lãnh vì họ rất khó khăn trong việc đòi lại tiền. * Bảo lãnh kèm chứng từ: là loại bảo lãnh mà ngân hàng chỉ tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng xuất trình cho ngân hàng các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Như vậy bảo lãnh kèm chứng từ đã bảo vệ quyền lợi cho người được bảo lãnh tuy nhiên thời gian thanh toán cho người thụ hưởng cũng bị kéo dài thêm cho đến khi có bên thứ ba xác nhận hành vi vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh kiểm tra xong các chứng từ đó. * Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc toà án: là loại bảo lãnh mà ngân hàng cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng cung cấp cho ngân hàng một phán quyết của trọng tài hoặc toà án về việc vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. Tuy nhiên thủ tục phức tạp và thời gian thanh toán kéo dài nên loại hình bảo lãnh này cũng ít được sử dụng 3.5.5 Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh * Bảo lãnh trong nước: là loại bảo lãnh ngân hàng mà các bên tham gia bảo lãnh trong cùng một nước. * Bảo lãnh nước ngoài: là loại bảo lãnh ngân hàng mà các bên tham gia bảo lãnh không cùng một nước. 3.6. Rủi ro khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng 3.6.1. Rủi ro từ ngân hàng phát hành bảo lãnh Dù bảo lãnh ngân hàng là hình thức tài trợ thông qua uy tín, ngân hàng không phải xuất quỹ ngay khi thực hiện bảo lãnh nhưng hoạt động bảo lãnh cũng gây ra rủi ro cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Khi ngân hàng đồng ý bảo lãnh cho khách hàng cũng có nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận trả thay cho khách hàng nếu khách hàng vi phạm hợp đồng đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Và như vậy cũng có nghĩa là ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu như khách hàng không thể hoàn trả cho ngân hàng số tiền mà ngân hàng đã trả thay. 3.6.2. Rủi ro đối với bên được bảo lãnh Rủi ro xảy ra khi người thụ hưởng bảo lãnh xuất trình chứng từ giả yêu cầu ngân hàng thanh toán. Ngân hàng ngay lập tức sẽ tiến hành thanh toán cho bên thụ hưởng và yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả cho ngân hàng số tiền ngân hàng đã trả thay. 3.6.3. Rủi ro đối với bên nhận bảo lãnh Rủi ro xảy ra khi bên được bảo lãnh vi phạm cam kết trong hợp đồng nhưng bên nhận bảo lãnh không được ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Điều này có thể do ngân hàng, ngân hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc thời điểm bên thụ hưởng bảo lãnh yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì ngân hàng phát hành bảo lãnh đang sắp sửa bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán hay đã phá sản do đó không có khả năng thanh toán cho bên thụ hưởng. Rủi ro về điều kiện thanh toán trong thư bảo lãnh: Trong một số trường hợp, ngân hàng chỉ quyết định thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi có chứng cứ xác nhận việc vi phạm của bên được bảo lãnh… điều này nhiều khi gây khó khăn cho bên nhận bảo lãnh khi yêu cầu thanh toán do đó điều kiện thanh toán cần được các bên thoả thuận, quyết định cụ thể ngay từ đầu để tránh những tranh chấp phát sinh sau. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BL TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐìNH Vài nét về ngân hàng công thương Ba Đình 1. Quá trình hình thành và phát triển -Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đỡnh ra đời từ năm 1959. - Tên gọi lúc được thành lập: Chi điếm Ngân hang Ba Đình trực thuộc Ngân hfng Hà Nội. - Địa điểm đặt trụ sở : Tại phố Đội Cấn – Hà Nội ( nay là số 142 phố Đội Cấn) - Nhiệm vụ : Vừa xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạt động ngân hang ( Hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu – kế hoạch được giao) - Số lượng cán bộ lúc đó trên 10 người. - mục tiêu hoạt động : Mang tính bao cấp, phục vụ, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hỡnh quản lý một cấp (Ngõn hàng Nhà Nước). Mô hình này được duy trì từ lúc thành lập ngân hàng cho đến tháng 7 năm 1988 thì kết thúc. Ngày 01/07/1988, thực hiện Nghị Định 53 của Hội Đồng Bộ trưởng (Nay là Chính Phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hóa hạch toán kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp ( Ngân hàng Nhà Nước – Ngân hàng Thương Mại) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh lần lượt ra đời ( Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu Tư & phát triển, Ngân hàng Nông Nghiệp& phát triển Nông Thôn). Trong bối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đình cũng được chuyển đổi thành một Chi nhánh NHTM Quốc Doanh với tên gọi Ngân hàng Công Thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dich vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp (TW – Thành phố - Quận). Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu tiên thành lập ( tháng 7/1988 đến tháng 3/1993) hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế mạnh của một Chi nhánh NHTM trên địa bàn Thủ đô, cùng với những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ ngày 01/04/1993, Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình NHCT hai cấp (Cấp TW – Quận), xóa bỏ cấp trung gian là NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do vậy , ngay sau khi nâng cấp quản lý cựng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động của Ngân hàng Công thương Ba Đình đó cú sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường. Kể từ khi chuyển đổi mô hỡnh quản lý mới cho đến nay, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “ Ổn định – An toàn – Hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu – mạng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay, bộ máy hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương. Khu vực Ba Đình có trên 300 cán bộ - nhân viên (Trong đó trên 85% có trình độ Đại học và trên Đại học, 10% có trình độ trung cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 12 phũng nghiệp vụ, 1 phũng giao dịch, 12 Quỹ tiết kiệm, hoạt động trên địa bàn rộng bao gồm các quận: Ba Đình – Hoàn kiếm – Tây Hồ. Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, năm 1998 được Thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba, liên tục trong các năm 2000 – 2005 được nhiều cấp khen thưởng : Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng bằng khen, được HĐTĐ – KT Ngành Ngân hàng đề nghị Thủ Tướng Chính phủ tặng Bằng khen. 2. Cơ cấu tổ chức các phòng ban *Tổ chức bộ máy cán bộ chi nhánh của NHCT khu vực Ba Đình. Theo quyết định số 704/QĐ – NHCT – 06/04/2006 Của Tổng Giám đốc NHCT VN về việc “ Ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng , ban tại chi nhánh NHCT” , quyết định 1500/QĐ – NHCT1 về việc “ Sửa đổi bổ sung chức năng nhiệm vụ của các phũng , ban chi nhánh NHCT” và quyết định số 068/QĐ – CNBĐ - TCHC năm 2007 , hiện nay Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình gồm cú 11 phòng. Cụ thể như sau: -Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn. -Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. -Phòng khách hàng cỏ nhõn. -Phòng quản lý rủi ro và nợ cú vấn đề -Phòng thanh toán xuất nhập khẩu. - Phòng tổ chức hành chính. - Phòng kế toán giao dịch - Phòng tiền tệ kho quỹ. - Phòng tổng hợp. - Phòng thông tin điện toán. - Phòng giao dịch Tây Hồ. -Tổ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử. *Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHCT Ba Đình Giám đốc PGĐ và Kế toán trưởng Khối quản lý rủi ro Khối hỗ trợ Khối công nghệ thông tin Khối kinh doanh Khối dịch vụ P. Khách hàng cá nhân P. Khách hàng DNL P. Thông tin điện toán P. Khách hàng DN vừa và nhỏ P. Thanh toán XNK P. Thẩm định và quản lý rủi ro P. Tổ chức hành chính P. Kế toán Tổ thẻ P. Tiền tệ kho quỹ P. Tổng hợp tiếp thị 2.1 Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn * Chức năng : Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT VN). Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. 2. 2. Phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ) * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N), Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT VN). Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. 3. Phòng khách hàng cá nhân *Chức năng : Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT VN). Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. 2. 4. Phòng /tổ quản lý rủi ro. *Chức năng: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ làm tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh;Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ cỏc hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. 2. 5. Phòng /Tổ quản lý nợ có vấn đề. * Chức năng: Phòng quản lý nợ cú vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý , xử lý các khoản nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo qui định phân loại nợ), nợ đó xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý;là đầu mối khai thác và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo qui định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu. 2. 6. Phòng kế toán giao dịch. *Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng;Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tại chi nhánh;Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. 2. 7. Phòng / Tổ thanh toán xuất nhập khẩu. * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo qui định của NHCT VN 2. 8. Phòng tiền tệ kho quỹ. * Chức năng: Phòng Tiền tệ kho quỹ là phũng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo qui định của NHNN và NHCT VN. Ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. 2. 9. Phòng tổ chức - hành chính. * Chức năng: Phòng Tổ chức Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. 2. 10. Phòng / Tổ thông tin điện toán. * Chức năng: Thực hiện cụng tác quản lý, duy trì hệ thống thụng tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. 2. 11. Phòng / Tổ tổng hợp. *Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tỡnh hành hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo các hoạt động hàng năm của chi nhánh. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh: Năm 2007 là một năm có nhiều biến động trong hoạt động của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Có nhiều thách thức song Chi nhánh đó đạt được những kết quả tương đối cao. Huy động vốn bình quân tăng 118, 2% so với năm 2006, thu dịch vụ ngân hàng đạt 21. 490 triệu đồng tăng 139, 6% so với 2006. Hoạt động huy động vốn: Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần hiện nay của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình bao gồm: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi của dân cư. Trong mấy năm gần đây, tăng trưởng huy động vốn đạt khoảng 15%. Đó là kết quả của sự cố gắng lớn của toàn chi nhánh trong việc triển khai các giải pháp về huy động vốn, từ việc thực hiện các chính sách tiếp thị khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các dự án có nhận vốn của các tổ chức Quốc tế đến công tác vận động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm tiền gửi, với nhiều hình thức phong phú đa dạng và các chính sách lãi suất linh hoạt. Bảng : Biến động cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền qua các năm. Đơn vị : Tỷ đồng Năm Loại Tiền gửi 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền 06/05(%) Số tiền 06/07(%) VN Đ Tỷ trọng (%) 3. 469 83, 3 4. 000 82, 5 15, 3 4. 040 78, 6 1 Ngoại tệ quy VNĐ Tỷ trọng (%) 695 16, 7 846 17, 5 21, 7 1101 30 Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh Qua bảng số liệu cho thấy, công tác huy động vốn của chi nhánh được thực hiện một cách có hiệu quả nên nguồn tiền huy động được liên tục tăng qua các năm. Nguồn tiền gửi VND luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động chiếm khoảng 70% đến 80%. 3.2. Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ vay tại thời điểm 31/12/2007 đạt 2. 643 tỷ so với kế hoạch tăng 104, 9% và tăng 112% so với năm 2006. Trong đó: +Dư nợ cho vay bằng VND là 1. 844 tỷ tăng 107, 8% so với năm 2006. +Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ là 799 tăng 122, 9% so với 2006. Bảng : Báo cáo hoạt động tín dụng Năm Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền 06/05 (%) Số tiền 06/07 (%) Tổng nợ cho vay 2. 816 2. 366 16, 9 2643 11, 7 Dư nợ theo loại tiền VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ 1.950 866 1. 710 650 12, 31 24, 95 1. 844 799 7, 8 22, 9 Dư nợ theo kỳ hạn cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn 1. 850 966 1. 861 499 0, 59 48, 35 2. 195 448 17, 9 10, 2 Đơn vị : Tỷ đồng Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ta thấy rằng trong các năm thi năm 2005 tăng nhiều nhất, nhưng năm 2007 cũng đó cú mức tăng tương đối cao so với năm 2006. * Chất lượng tín dụng Bảng : Chất lượng tín dụng theo nhóm nợ Đơn vị :Tỷđồng Năm Loại Tiền gửi 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền 06/05 (%) Số tiền 06/07 (%) Nhóm II 148,693 183 24 114 23, 3 Nhóm nợ xấu(III - V) 77, 361 0, 927 988 41 43, 2 Nguồn : Báo cáo tín dụng của chi nhánh. Dư nợ xấu có xu hướng tăng cao hơn so với năm 2006 song cũng đó được dự đề phòng bằng cách trích dự phòng. Mức trích dự phòng của năm 2007 tăng 232, 5% so với năm 2006. 3.4. Hoạt động dich vụ Đây là một trong những nghiệp vụ lớn nhất ngân hàng đang thực hiện, đóng góp nhiều vào thu nhập chung của ngân hàng. Về hoạt động thanh toán quốc tế, khối lượng thanh toán quốc tế ngày càng tăng cả về số món và giá trị thanh toán. Chi nhánh bảo đảm được quyền lợi cho các bên mua bán trong thanh toán hàng nhập, hàng xuất và chuyển tiền. Các giao dịch thanh toán được thực hiện kịp thời, chính xác và không để xảy ra sai sót. Ngoài ra chi nhánh con tư vấn cho khách hàng lựa chọn các phương thức thanh toán thích hợp, phối hợp với cỏc phũng khỏch hàng để áp dụng các chính sách phí dịch vụ và lói suất phự hợp, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ theo qui định. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, khối lượng ngoại tệ được giao dịch tăng với tốc độ khá cao. Chi nhánh đó chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ mua của các đại lý, mua trên thi trường liên ngân hàng, mua của các doanh nghiệp, tự cân đối và được hỗ trợ của NHCT VN nên đó đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ngoại tệ thanh toán của khách hàng. Về nghiệp vụ BL, số món chi nhánh phát hành ra đều tăng qua mỗi năm đều tăng trưởng nhanh. Về phí dịch vụ Chi nhánh thu được trong các năm qua liên tục tăng, chứng minh được chất lượng dịch vụ của Chi nhánh NHCT Ba Đình ngày càng được hoàn thiện. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế hiện nay. II : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT BL CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 1. Những quy định chung về bảo lãnh Ngân hàng (Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN) 11. Phạm vi bảo lãnh * Nghĩa vụ được ngân hàng bảo lãnh bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau: - Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay (đối với bảo lãnh vay vốn) - Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư phát triển - Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước - Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của pháp luật Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thoả thuận cam kết trong các hợp đồng liên quan * Tổng mức bảo lãnh của ngân hàng cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Trường hợp khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thì ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng khác cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng. 1.2. Điều kiện của bảo lãnh ngân hàng Khách hàng được bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau: Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Mục đích đề nghị ngân hàng bảo lãnh là hợp pháp Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh. Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh trong thời hạn cam kết Trường hợp bảo lãnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại mục 1, 2, 3, 4, khách hàng còn phải thực hiện các quy định về quản lý vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, quyết định về quản lý ngoại hối và các quyết định của pháp luật có liên quan. Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quyết định của pháp luật về thương phiếu. 1.3. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh Khi có nhu cầu được bảo lãnh khách hàng phải gửi cho ngân hàng các tài liệu sau: 1) Đề nghị bảo lãnh 2) Tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, thẩm quyền của người đại diện khách hàng gồm: + Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân: quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có), giấy phép kinh doanh đối với dự án, phương án sản xuất kinh doanh liên quan đến nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu có), quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng (đối với những khách hàng đề nghị bảo lãnh lần đầu tại ngân hàng hoặc khách hàng có sự thay đổi về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, cơ cấu tổ chức, điều hành) + Đối với hộ kinh doanh cá thể: đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có), xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu + Đối với khách hàng là các công ty cổ phần, công ty liên doanh, hợp tác xã có hội đồng quản trị ngoài các tài liệu trên, ngân hàng còn yêu cầu thêm: biên bản hội đồng quản trị về việc uỷ quyền cho người đại diện khách hàng ký các tài liệu liên quan đến việc đề nghị bảo lãnh, mức bảo lãnh, thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh 3) Các tài liệu liên quan đến các nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh, bản giải trình về tính khả thi, năng lực thực hiện các nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh. Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài, cần có thêm các văn bản chấp thuận theo quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài (nếu có). Trong trường hợp cần thiết ngân hàng có thể yêu cầu thêm các tài liệu thông tin về bên nhận bảo lãnh. 4) Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có) gồm: + Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính của ít nhất 2 năm gần nhất (đối với pháp nhân) + Đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh hoàn thanh toán, hoặc khi thấy cần thiết, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ (đối với pháp nhân) + Tài liệu hoặc bản thuyết trình khả năng tài chính (đối với hộ kinh doanh cá thể) 5) Hồ sơ tài sản bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh kèm các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị hiện thời của các tài sản đảm bảo đó. 1.4. Hợp đồng bảo lãnh Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả. Sau khi quyết định phát hành bảo lãnh, ngân hàng và khách hàng đề nghị bảo lãnh, các bên liên quan (nếu có) ký kết hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: + Tên, địa chỉ của ngân hàng và khách hàng + Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh + Mục đích, phạm vi, đối tượng bảo lãnh + Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh + Hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh, giá trị tài sản bảo đảm + Quyền và nghĩa vụ của các bên + Quy định về bồi hoàn sau khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh + Giải quyết tranh chấp phát sinh + Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên + Những thoả thuận khác Hợp đồng bảo lãnh có thể sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận 1.5. Cam kết bảo lãnh Cam kết bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của ngân hàng hoặc văn bản thoả thuận giữa ngân hàng, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Nội dung cam kết bảo lãnh được ngân hàng và khách hàng thống nhất phải bao gồm những nội dung cơ bản sau: + Tên, địa chỉ của ngân hàng, khách hàng được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh + Số tiền bảo lãnh + Phạm vi, đối tượng và thời hạn hiệu lực của bảo lãnh + Hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh +Luật chi phối và điều chỉnh bảo lãnh Ngoài các nội dung trên, cam kết bảo lãnh có thể có thêm những nội dung khác như: quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp phát sinh, chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác. Cam kết bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan có thoả thuận. 1.6. Thẩm quyền ký bảo lãnh Tổng giám đốc ngân hàng ký hoặc uỷ quyền cho phó tổng giám đốc ngân hàng, giám đốc, phó giám đốc chi nhánh ngân hàng được ký bảo lãnh. Mức uỷ quyền ký bảo lãnh, ký từng loại bảo lãnh có văn bản riêng. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp tại chi nhánh ngân hàng chỉ được ký bảo lãnh trong phạm vi tổng giám đốc ngân hàng uỷ quyền Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh cho một khách hàng, số tiền một món bảo lãnh không được vượt quá mức uỷ quyền của tổng giám đốc ngân hàng. Trường hợp chi nhánh phải trả thay cho khách hàng dẫn đến tổng dư nợ cho vay và dư nợ do trả thay bảo lãnh vượt quá mức uỷ quyền cho vay của tổng giám đốc thì chi nhánh phải ngừng ngay việc cho vay và bảo lãnh mới đối với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền. Chi nhánh không bảo lãnh mới cho khách hàng còn dư nợ do trả thay bảo lãnh. 1.7. Bảo đảm cho bảo lãnh Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh do ngân hàng phát hành gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo lãnh đối ứng của các tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm hợp pháp khác theo yêu cầu của ngân hàng bảo lãnh và phù hợp với quy định của pháp luật. Việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn, việc áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo nghị định của chính phủ về bảo đảm tiền vay và các văn bản hướng dẫn của thống đốc ngân hàng nhà nước. 1.8. Phí bảo lãnh Khách hàng phải trả phí bảo lãnh cho ngân hàng. Mức phí do ngân hàng và khách hàng thoả thuận nhưng không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì ngân hàng được thu phí tối thiểu 300.000 đồng. Ngoài ra, khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng các chi phí hợp lý khác phát sinh liên quan trực tiếp đến giao dịch bảo lãnh khi hai bên có thoả thuận bằng văn bản. Mức phí quy định ở trên là mức phí tối đa khách hàng phải trả cho ngân hàng trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh. Đối với trường hợp đồng bảo lãnh, khách hàng phải trả phí bảo lãnh cho ngân hàng làm đầu mối, sau đó các ngân hàng sẽ hưởng phí bảo lãnh theo tỷ lệ tham gia bảo lãnh của mình từ ngân hàng làm đầu mối. Trường hợp ngân hàng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng tham gia thực hiện thì các bên tham gia phải trả phí bảo lãnh cho ngân hàng theo tỷ lệ tương ứng với phần nghĩa vụ của mình trong nghĩa vụ chung. Khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất của khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh vay vốn, hoặc 150% lãi suất cho vay ngắn hạn mà ngân hàng đang thực hiện đối với phí chậm trả của các loại bảo lãnh khác. Thời gian chậm trả tính từ ngày đến hạn thanh toán phí bảo lãnh theo thoả thuận. 2. Tình hình thực hiện BL tại ngân hàng Công Thương Ba Đình 2.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình 2.1.1. Về hình thức bảo đảm cho bảo lãnh Khách hàng khi đến Chi nhánh xin bảo lãnh phải ký quỹ cầm cố hoặc thế chấp tài sản. Số liệu thống kê tỷ trọng các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh trung bình qua các năm như sau: Bảng - Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh (§VT: %) Hình thức Tỷ trọng Ký quỹ bằng tiền mặt 20 Thế chấp bằng bất động sản, sổ đỏ… 38 Cầm cố bằng sổ tiết kiệm 39 Tín chấp 3 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của NHCT khu vực Ba Đình). Biểu đồ biểu hiện các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh Tại chi nhánh NHCT Ba Đình, hình thức ký quỹ bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng số giao dịch của bảo l•nh. Khách hàng đến ngân hàng xin được bảo lãnh sẽ lựa chọn một trong hai dạng bảo đảm là: ký quỹ 100% (số tiền xin bảo lãnh) hoặc ký quỹ dưới 100%. Hình thức ký quỹ bằng tiền mặt là hình thức an toàn, ít rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên, việc lưu giữ tại ngân hàng một khỏan vốn lớn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biẹt là những doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế hoặc có giá trị hợp đồng kinh tế lớn. Tạo điều kiện cho khách hàng, khi khách hàng không thực hiện ký quỹ 100% hoặc chỉ thực hiện ký quỹ dưới 100% giá trị bảo lãnh, chi nhánh chấp nhận ký quỹ bằng bất động sản hoặc giấy tờ có giá trị (sổ tiết kiệm). Thực tế, đây lại chính là hình thức phổ biến hơn tại Chi nhánh, chiếm tỷ trọng đến 77%. Tuy nhiên, hình thức kỹ quỹ, cầm cố này thường gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá cũng như xử lý tài sản nếu thường gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc đánh giá cũng như xử lý tài sản nếu như khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng. Còn lại bảo đảm nữa mà chi nhánh thực hiện, đó là tín chấp. Loại hình này chỉ áp dụng cho những khách hàng truyền thống, uy tín cao và độ rủi ro khi thực hiện bảo lãnh gần như bằng 0. Những khách hàng được bảo lãnh theo hình thức bảo đảm này là Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam…Chi nhánh cũng cần duy trì mối quan hệ với những khách hàng này, bởi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7705.doc
Tài liệu liên quan