Giải pháp phát triển sản xuẩt kinh doanh nước sạch tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------------------ PHẠM THỊ THANH NGÂN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 60 – 31 – 10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngành Kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI C

pdf109 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp phát triển sản xuẩt kinh doanh nước sạch tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2007 Tác giả Phạm Thị Thanh Ngân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý luận và tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế của bản thân. Những kiến thức mà các thầy cô giáo truyền đạt đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Sau Đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế , trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Thị Gấm, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong hội đồng bảo vệ luận văn nay cũng như gia đinh, bạn bè đã đến động viên tinh thần cho tôi ngày hôm nat. Xin trân trọng cảm ơn./. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2007 Tác giả Phạm Thị Thanh Ngân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .......................................................................................................... Lời cam đoan ........................................................................................................... Lời cảm ơn ............................................................................................................... Mục lục ..................................................................................................................... Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt trong luận văn ............................................. Danh mục bảng, biểu .............................................................................................. Danh mục các hình (hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị....) ................................................ Mở đầu ..................................................................................................................... 1 1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2 2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 4 Ý nghĩa khoa học của luận văn ...................................................................... 3 5 Bố cục của luận văn ....................................................................................... 3 Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài ..................... 4 1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển SXKD nước sạch ………… 4 1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về nước và nước sạch ………………………………. 4 1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về SXKD và phát triển SXKD nước sạch .................. 13 1.1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch ........................ 22 1.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29 1.2.1 Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết .................................................... 29 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29 1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 34 Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty ................. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.1 Đặc điểm chung của Công ty ....................................................................... 35 2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty ................................................ 35 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và lao động của Công ty ......................................... 37 2.1.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ............................................. 43 2.2 Thực trạng về tài chính …………………………………………………... 43 2.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh nước sạch của Công ty ……………… 46 2.3.1 Thực trạng sản xuất ........................................................................................ 46 2.3.2 Thực trạng nước thất thoát ............................................................................. 51 2.3.3 Thực trạng tiêu thụ nước sạch ........................................................................ 52 2.4 Phân tích, đánh giá về tình hình SXKD nước sạch của công ty .............. 61 2.4.1 Kết quả sản xuất kinh doanh nước sạch ........................................................ 61 2.4.2 Các biện pháp mà Công ty đã thực hiện nhằm phát triển SXKD ................. 63 2.4.3 Lập ma trận SWOT ........................................................................................ 67 Chương 3 Phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển SXKD nước sạch …………. 70 3.1 Quan điểm ..................................................................................................... 70 3.1.1 Một số quan điểm phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch ........................ 70 3.1.2 Những căn cứ chủ yếu nhằm phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch …... 72 3.2 Phương hướng và mục tiêu ......................................................................... 73 3.2.1 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch ………………… 73 3.2.2 Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch ……………………….. 75 3.3 Giải pháp ....................................................................................................... 76 3.3.1 Mở rộng khách hàng, đối tượng sử dụng nước sạch ……………….……… 76 3.3.2 Tập trung đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh tại địa bàn thành phố cũng như các địa bàn huyện trong tỉnh Thái Nguyên………………….. 81 3.3.3 Giải pháp tổ chức bộ máy ………………………………………………….. 87 Kết luận và kiến nghị …………………………………………………………… 90 1 Kết luận …………..………………………………………………………… 90 2 Đề nghị ……………………..……………………………………………… 91 Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………………… 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục luận văn ………………………………………………………………….. 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt : Giải nghĩa ADB : Ngân hàng Phát triển Châu á CÔNG TY : Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên JBIC : Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản NMN : Nhà máy nước NXB : Nhà xuất bản TNHH : Trách nhiệm hữu hạn SXKD : Sản xuất kinh doanh WB : Ngân hàng Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang Chương 1 Bảng 1.1 : Các loại bệnh thường xảy ra và lây lan do không sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh ở Việt Nam ……………………………………… 6 Bảng 1.2 : Các loại bệnh nhiễm trùng đường ruột và thời gian tồn tại của các vi khuẩn trong nước …………………………………………………… 7 Bảng 1.3 : Nhu cầu sử dụng nước cho người dân tại các khu đô thị …………… 8 Bảng 1.4 : Nhu cầu sử dụng nước hộ gia đình …………………………………. 9 Bảng 1.5 : Định mức dùng nước sinh hoạt cho công nhân khi làm việc .............. 9 Bảng 1.6 : Tiêu chuẩn sử dụng nước cho chữa cháy …………………………… 10 Bảng 1.7 : Khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt ………………………………….. 19 Bảng 1.8 : Tỷ lệ cấp nước ở một số nước trên Thế giới ………………………… 23 Bảng 1.9 : Giá tiêu thụ nước sạch tại các khu vực năm 2006 ................................ 24 Bảng 1.10 : Quy hoạch nguồn nước của tỉnh Thái Nguyên ……………………… 25 Bảng 1.11 : Các chỉ tiêu Benchmarking tại các đơn vị CN năm 2006 ................... 28 Bảng 1.12 : Ma trận cơ hội ...................................................................................... 32 Bảng 1.13 : Ma trận nguy cơ ................................................................................... 32 Bảng 1.14 : Các nhân tố trong phân tích SWOT ..................................................... 33 Bảng 1.15 : Ma trận SWOT ..................................................................................... 33 Chương 2 Bảng 2.1 : Số lượng cán bộ CNVC làm việc trong Công ty .................................. 40 Bảng 2.2 : Một số chỉ tiêu khái quát đánh giá thực trạng tài chính của Công ty ... 45 Bảng 2.3 : Sản lượng sản xuất bình quân một ngày đêm của NMN Túc Duyên ... 46 Bảng 2.4 : Sản lượng sản xuất nước bình quân một ngày đêm của NMN Tích Lương ................................................................................................... 47 Bảng 2.5 : Sản lượng sản xuất nước bình quân một ngày đêm của NMN Sông Công ..................................................................................................... 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 2.6 : Sản lượng nước sản xuất toàn Công ty từ 2003 đến 2006 ................. 48 Bảng 2.7 : Chi phí sản xuất 1m 3 nước sạch năm 2006 .......................................... 49 Bảng 2.8 : Giá thành toàn bộ cho 1m 3 nước tiêu thụ năm 2006 ............................ 50 Bảng 2.9 : Sản lượng nước thất thoát toàn Công ty qua các năm .......................... 51 Bảng 2.10 : Tình hình tiêu thụ nước sạch cho các hộ dân của Công ty từ 2003 – 2006 ...................................................................................................... 53 Bảng 2.11 : Lượng khách hàng đang SD nước sạch của Công ty .......................... 54 Bảng 2.12 Tỷ lệ sử dụng nước theo đối tượng từ 2003-2006 ............................... 55 Bảng 2.13 Sản lượng nước tiêu thụ bình quân toàn Công ty theo thời điểm trong ngày năm 2006 ..................................................................................... 55 Bảng 2.14 Giá tiêu thụ nước sạch cho từng đối tượng 2003-2006 ........................ 56 Bảng 2.15 Chỉ tiêu cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm của Công ty và sản phẩm cạnh tranh năm 2006 ............................................................ 58 Bảng 2.16 Thị phần nước khu vực thành phố Thái Nguyên năm 2003-2006 …... 59 Bảng 2.17 Kết quả SXKD năm 2003 - 2006 của Công ty .................................... 62 Bảng 2.18 Phương án trả nợ vay ADB của Công ty …………………………….. 64 Bảng 2.19 Nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư của Công ty ………………… 65 Bảng 2.20 Ma trận SWOT phát triển SXKD của Công ty ..................................... 69 Chương 3 Bảng 3.1 Dự kiến tăng dân số và hộ dân cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên từ 2007 – 2010 ……………………… 78 Bảng 3.2 Khách hàng chưa khai thác, tiếp cận của các đối tượng khác ………. 79 Bảng 3.3 Dự kiến lượng khách hàng đạt được từ năm 2007-2010 của Công ty . 80 Bảng 3.4 Dự kiến sản lượng tiêu thụ và tỷ lệ SD nước theo đối tượng khách hàng năm 2007 ………………………………………………………. 80 Bảng 3.5 Mức dự kiến tỷ lệ thất thoát từ 2007-2010 …………………………... 84 Bảng 3.6 Giá thành tiêu thụ sản phẩm năm 2007 ……………………………… 86 Bảng 3.7 Doanh thu hoà vốn năm 2007 ……………………………………….. 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC HÌNH (HÌNH VẼ, ẢNH CHỤP, ĐỒ THỊ....) Bảng Nội dung Trang Chương 1 Sơ đô 1.1 : Sơ đồ vòng tuần hoàn nước …………………………………. 8 Sơ đô 1.2 : Sự phân bố của nước trên trái đất …………………………… 11 Chương 2 Sơ đô 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty năm 2006 ........................ 39 Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2006 .............................. 44 Biểu đồ 2.2 : Tỷ lệ nước thất thoát toàn Công ty qua các năm ..................... 51 Biểu đồ 2.3 : So sánh lượng nước khai thác, tiêu thụ và thất thoát .............. 61 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại, duy trì và phát triển của mỗi doanh nghiệp kinh doanh. Nghiên cứu phát triển SXKD là vấn đề bức thiết của tất cả mọi doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực SXKD tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống con người. Đối với đất nước đang phát triển như Việt Nam, nơi có nền kinh tế còn ở mức thấp so với thế giới, còn nhiều doanh nghiệp tham gia SXKD tạo ra sản phẩm chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sự phát triển SXKD trong doanh nghiệp thì việc nghiên cứu phát triển SXKD là rất cần thiết. Chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Chính phủ đã mang lại những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Song song với các ngành kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ ưu tiên phát triển là các chương trình nâng cấp, cải tạo các cơ sở hạ tầng cho các khu vực đô thị và nông thôn trong toàn quốc như: giao thông, điện và cấp thoát nước, v.v..... nhằm nâng cao điều kiện sống của nhân dân và cuốn hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2001 – 2010, chỉ rõ: "Cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và cho 90% dân cư nông thôn” [1]. Như vậy, đặt ra cho ngành cấp nước những vai trò lớn lao trong việc nâng cao chất lượng đời sống con người và bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái. Đối với Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên (Công ty), sản xuất và tiêu thụ nước sạch là hoạt động SXKD chủ yếu. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tại Thái Nguyên về vấn đề tìm ra các giải pháp để phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch, trong khi cấp nước là một ngành hạ tầng cơ sở kỹ thuật quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cộng đồng con người, được Chính phủ coi như một ngành cần cho quốc kế dân sinh. Mặt khác, Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, trung tâm An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, lượng nước Công ty sản xuất ra chỉ phục vụ cho khoảng 34.442 hộ ở thành phố Thái Nguyên, bằng khoảng 57,24% số hộ dân ở thành phố Thái Nguyên; và khoảng 3.150 hộ dân ở thị xã Sông Công, chiếm khoảng 39,74% tổng số hộ dân của thị xã. Trong số hộ dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì mới chủ yếu nằm ở khu vực thành phố, còn khu vực nông thôn thì số lượng người được sử dụng nước sạch còn rất ít. Như vậy, nhu cầu sử dụng nước sạch còn rất cao. Muốn đáp ứng được việc cung cấp nước sạch đến được với mọi người dân, mọi vùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó đặc biệt là khu vực nông thôn, mọi người dân đều được sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, tránh được các bệnh do việc sử dụng nước thiếu vệ sinh như: bệnh phụ khoa, bệnh dịch tả......., môi trường nông thôn phải được cải thiện. Sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh cũng là một biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, và góp phần cải thiện môi trường do sử dụng nguồn nước hợp lý. "Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên" sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân và mục tiêu cấp nước sạch của Chính phủ. 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Tìm giải pháp phát triển SXKD nước sạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng (thành thị và nông thôn) trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và thị trấn Ba Hàng - huyện Phổ Yên . Đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế thị trường. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về phát triển SXKD, về SXKD nước sạch: Khái niệm, đặc điểm, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển SXKD, đến tình hình cấp nước sạch và vai trò của nó trong việc xây dựng các giải pháp phát triển SXKD nước sạch tại Công ty. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Đánh giá thực trạng SXKD nước sạch tại Công ty. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển SXKD nước sạch tại Công ty. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến việc phát triển SXKD nước sạch tại Công ty như: khai thác, tiêu thụ và tổ chức. 3.2 Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng SXKD nước sạch và các giải pháp phát triển SXKD nước sạch tại Công ty. * Về địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty. * Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng SXKD nước sạch từ năm 2003 - 2006. Đưa ra các giải pháp để phát triển SXKD nước sạch tại Công ty trong giai đoạn 2007-2010. 4 Ý nghĩa khoa học của luận văn Từ việc nghiên cứu thực trạng SXKD nước sạch của Công ty, đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm phát triển SXKD nước sạch của Công ty. 5 Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn bao gồm các chương sau: Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu đề tài Chương 2: Thực trạng SXKD nước sạch tại Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên. Chương 3: Các giải pháp chủ yếu phát triển SXKD nước sạch tại Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển SXKD nƣớc sạch 1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về nƣớc và nƣớc sạch 1.1.1.1 Khái niệm về nước và nước sạch a/ Khái niệm về nước: - Theo từ điển Encyclopedia: Nước là chất truyền dẫn không mùi vị, không màu khi ở số lượng ít song lại có màu xanh nhẹ khi ở khối lượng lớn. Nó là chất lỏng phổ biến và nhiều nhất trên trái đất, tồn tại ở thể rắn (đóng băng) và ở thể lỏng, nó bao trùm khoảng 70% bề mặt trái đất. [33] b/ Khái niệm về nước sạch: - Theo Unesco: Nước sạch là nước an toàn cho ăn uống và tắm giặt, bao gồm nước mặt đã qua xử lý và nước chưa qua xử lý song không bị ô nhiễm (nước giếng ngầm, nước giếng khoan được bảo vệ). [35] 1.1.1.2 Phân loại nước a/ Theo tính chất: Nước được phân thành các loại sau: - Nước ngọt: Là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hoà tan. Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm, hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết. - Nước mặn: Là loại nước có chứa muối NaCl hoà tan với hàm lượng cao hơn nước lợ và nước uống thông thường, thường quy ước trên 10g/lít. Nước biển có vị mặn không thể dùng cho uống được. - Nước lợ: Là loại nước dưới đất hoặc ở các đầm phá có độ khoáng hoá cao hơn nước ngọt nhưng thấp hơn nước mặn. b/ Theo tác dụng 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Sinh hoạt: Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như nước dùng để ăn, uống, tắm, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh, tưới đường, tưới cây ... Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư. - Sản xuất : Là loại nước phục vụ cho các mục đích sản xuất, có rất nhiều ngành công nghiệp dùng nước với yêu cầu về lưu lượng và chất lượng nước rất khác nhau. Có ngành yêu cầu chất lượng nước không cao nhưng số lượng lớn như luyện kim, hoá chất…, ngược lại có ngành yêu cầu số lượng nước không nhiều nhưng chất lượng rất cao như ngành dệt, nước cấp cho các nồi hơi, nước cho vào sản phẩm là các đồ ăn uống…. Lượng nước cấp cho sản xuất của một nhà máy có thể tương đương với nhu cầu dùng nước của một đô thị có dân số hàng chục vạn dân. - Chữa cháy: Dù là khu vực dân cư hay là khu công nghiệp đều có khả năng xảy ra cháy. Vì vậy, hệ thống cấp nước cho sinh hoạt hay sản xuất đều phải tính đến trường hợp có cháy. Nước dùng cho trường hợp chữa cháy luôn được dùng dự trữ trong bể chứa nước sạch của thành phố. Khi tính toán mạng lưới đường ống phân phối có tính đến khả năng làm việc của mạng lưới khi có cháy xảy ra. 1.1.1.3 Vai trò của nước và nước sạch a/ Vai trò của nước Nước là nền tảng của sự sống, không một sinh vật nào có thể sống thiếu nước. Nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã từng đánh giá : "Vạn vật không có nước không thể sống được, mọi việc không có nước không thể thành được". Bây giờ, mọi quốc gia trên thế giới cũng khẳng định nước là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người. - Đối với đời sống con người: Nước tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi chất, điều hoà nhiệt độ cơ thể. - Đối với sản xuất: +/ Công nghiệp: Có một số ngành nghề không thể hoạt động được nếu thiếu nước như sản xuất (SX) điện, dệt may, chế biến thuỷ hải sản …. +/ Nông - lâm - ngư nghiệp, cây trồng, vật nuôi: Trong cấu trúc động thực vật thì nước chiếm tới 95-99% trọng lượng các loại cây dưới nước, 70% các loại 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cây trên cạn, 80% trọng lượng các loại cá và 65-75% trọng lượng con người và các loại động vật. Trong cây nước tham gia cấu tạo nên tế bào đơn vị sống nhỏ nhất của cây. Ngoài ra, nước còn làm môi trường lỏng hoà tan và vận chuyển các dưỡng chất từ rễ lên lá để nuôi cây. Trong quá trình đó một lượng nước lớn bốc hơi khỏi cây, mang theo sức nóng bay đi. Nhờ vậy, cây được làm mát không bị cháy khô và không khí xung quanh cũng dịu đi dù nắng hè đang gay gắt. b/ Vai trò của nước sạch đối với đời sống con người Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc sống của con người, nhất là nước sạch. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ. Trong quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung tâm. Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho muối đi vào cơ thể. Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Nước là tài nguyên của thiên nhiên, là yếu tố cần thiết để duy trì sự sống. Nước sạch là một hàng hóa đáp ứng nhu cầu bức thiết của con người để tồn tại, là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của xã hội vì nó góp phần nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cho cuộc sống của cộng đồng con người. Do vậy, Chính phủ các nước nói chung và chính phủ Việt nam nói riêng đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ, duy trì, phát triển nguồn nước để phục vụ đời sống con người. Bảng 1.1 Các loại bệnh thƣờng xảy ra và lây lan do không sử dụng nguồn nƣớc hợp vệ sinh ở Việt Nam TT Năm Loại bệnh (lƣợt ngƣời/năm) Thƣơng hàn Tả lỵ Ỉa chảy Sốt rét Sốt virus 2 2003 7.090 175.039 1.062.440 185.529 28.728 3 2004 6.532 159.193 1.031.712 169.342 31.198 4 2005 6.032 131.264 1.012.114 166.748 27.469 5 2006 5.941 115.397 968.795 152.359 27.192 ( Nguồn Vụ Y tế Dự phòng – Bộ Y tế ) 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nước còn đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nếu mọi người trên trái đất đều được sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt thì sẽ giảm đáng kể các loại bệnh tật do không được sử dụng nước sạch gây nên như bệnh: dịch tả, phụ khoa… Mục tiêu tiếp tục nâng cao tuổi thọ của người dân Việt Nam, hạ thấp tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ sẽ không đạt được khi chưa giải quyết được tình trạng người dân thiếu nước sạch để ăn uống, sinh hoạt và tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường. Tình hình càng trở lên cấp bách hơn khi các loại bệnh xảy ra, đặc biệt là ỉa chảy, lỵ ngày càng có xu hướng gia tăng. Bảng 1.2 Các loại bệnh nhiễm trùng đƣờng ruột và thời gian tồn tại của các vi khuẩn trong nƣớc Bệnh Vi sinh gây bệnh Thời gian sống ( ngày) Nƣớc máy Nƣớc sông Nƣớc giếng Tả Vi khuẩn tả Eltor 4 - 28 0,5 - 92 1 - 92 Lỵ trực khuẩn Shigella 15 - 26 19 – 92 - Thương hàn Salmonella typhi 2 - 93 4 - 183 1,5 – 107 Phó thương hàn Các chủng khác của Salmonella, Shigella, Proteus…. 2 - 10 21 – 183 - Tieu chảy ở trẻ em Chứng Escherichia coli gây bệnh - 150 7 – 75 (Theo bác sĩ Ngô Cao Lẫm-Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh) Hiện nay, 80% các loại bệnh liên quan đến nước ở các nước đang phát triển khó khống chế và thanh toán như: các bệnh do virus, giun sán, côn trùng liên quan đến nước, các bệnh ngoài da, mắt…. do dùng nước bẩn trong chế biến thực phẩm, ăn uống và vệ sinh cá nhân. Hiện nay, ở các vùng nông thôn Việt Nam tỷ lệ người dân bị nhiễm giun sán, giun móc, giun đũa…. được xếp vào hàng cao nhất thế giới. [18]. 1.1.1.4 Nguồn cung cấp nước chủ yếu trên trái đất 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Nguồn nước ngầm: Độ ẩm của đất, nước dưới đất ở độ sâu tới 800 m, nước dưới đất ở độ sâu hơn 800m - Nguồn nước mặt: Các sông, các hồ nước ngọt, các hồ nước mặn và biển. - Các nguồn khác: Băng ở các đại dương, nước từ các đại dương, lượng nước bốc hơi từ các đại dương, lượng nước mưa rơi xuống các đại dương, lượng nước chứa trong khí quyển, lượng mưa rơi xuống các lục địa, lượng nước bốc hơi từ các lục địa, lượng nước thấm, lượng nước chảy bề mặt…. Nguồn này chiếm đến gần 70% lượng nước trên Trái đất, nhưng đây lại không phải là nguồn sử dụng được cho con người ăn uống và sinh hoạt Sơ đồ 1.1 Sơ đồ vòng tuần hoàn nƣớc (Sơ đồ do Cục địa chất Hoa kỳ vẽ- Nguồn theo từ điển Wikipedia) 1.1.1.5 Nhu cầu sử dụng nước và nước sạch: Bảng 1.3 : Nhu cầu sử dụng nƣớc cho ngƣời dân tại các khu đô thị TT Mức độ tiện nghi của nhà ở trong các khu đô thị Tiêu chuẩn dùng nƣớc trung bình (l/ngƣời/ng.đêm) 1 Nhà không trang thiết bị vệ sinh, lấy nước ở vòi công cộng 40 – 60 2 Nhà chỉ có vòi nước, không có thiết bị vệ sinh khác 80 – 100 3 Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong nhưng không có thiết bị tắm 120 - 150 4 Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong có thiết bị tắm hoa sen 150 - 200 5 Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong, có bồn tắm và có cấp nước nóng cục bộ 200 - 300 ( Nguồn tài liệu cấp nước 2005) 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Cho người dân tại các khu đô thị: Phân theo từng khu vực khác nhau. Nhu cầu sử dụng nước cho hộ gia đình thường sử dụng vào việc đun nấu phục vụ ăn uống tắm giặt cho con người, nước uống, tắm gội, rửa dội hố xí, tưới rau, hoa quả, thảm cỏ…. Nếu hộ gia đình có nhu cầu phục vụ cho sản xuất như: xay xát, làm nghề chế biến tinh bột, làm bún, chế biến nông sản, làm mắm, chế biến hải sản thì tính yêu cầu nước cho sản xuất từ 20-40% tổng nhu cầu nước. Nếu hộ gia đình có trên 7 người, số gia súc trong gia đình có trên 2 con thì tính theo tiêu chuẩn cấp nước cho người và gia súc kể trên. [16] Bảng 1.4 Nhu cầu dùng nƣớc hộ gia đình T T Thành phần dùng nƣớc Nhu cầu nƣớc cho một hộ gia đình (ngày đêm) Ven biển Đồng bằng Trung du Miền núi 1 Số người một hộ 5 người 5 người 5 người 7 người 2 Tiêu chuẩn dùng nước 40 lít/người 60 lít/người 50lít/người 40lít/người 3 Nước sinh hoạt 200 lít 300 lít 250 lít 280 lít 4 Nước cho chăn nuôi gia súc (2 con lợn, 1 con trâu hoặc bò) 120 lít 190 lít 190 lít 220 lít Tổng số 320 lít 490 lít 440 lít 500 lít ( Nguồn Hội Cấp nước Việt Nam- năm 2001) - Cho công nhân trong khi làm việc: [28] Bảng 1.5 Định mức dùng nƣớc sinh hoạt cho công nhân trong khi làm việc TT Loại phân xƣởng Tiêu chuẩn dùng nƣớc ngày trung bình (l/ngƣời/ca) 1 Phân xưởng nóng toả nhiệt lớn hơn 20kcal -32/h 35 2 Các phân xưởng khác 25 Ghi chú: Lượng nước tắm cho công nhân sau giờ làm việc là: +/ Khoảng 60 lít cho một lần tắm/người đối với công nhân làm việc trong các phân xưởng nóng. Tỷ lệ số công nhân tắm trong các phân xưởng tuỳ thuộc vào loại sản xuất, tính chất của công việc. Thời gian tắm trung bình là 40 phút. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên +/ Khoảng 40 lít cho một lần tắm/người đối với công nhân làm việc trong các phân xưởng bình thường. - Cho chữa cháy: Do đặc thù của mỗi đám cháy không giống nhau, nhu cầu sử dụng nước cho mỗi đám cháy vì thế cũng có sự khác nhau. Số lượng đám cháy đồng thời càng nhiều thì lưu lượng nước sử dụng càng cao. Bảng 1. 6 Tiêu chuẩn sử dụng nƣớc cho chữa cháy Số dân x 1.000 Số đám cháy đồng thời Lƣu lƣợng cho một đám cháy (l/s) Nhà 2 tầng với bậc chịu lửa Nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa Nhà ba tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa I,II,III IV đến 5 1 5 5 10 10 25 2 10 10 15 15 50 2 15 20 25 25 100 2 20 25 35 35 200 3 20 - 40 40 300 3 - - 55 55 400 3 - - 70 70 500 3 - - 80 80 ( Nguồn tài liệu cấp nước 2005) - Cho sản xuất: Tiêu chuẩn sử dụng nước cho sản xuất nhiều hay ít, cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất, không có quy định chung. - Cho nước tưới đường, tưới cây: khoảng 0,5 đến 1 lít/m3/ngày đêm 1.1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước - Tự nhiên: Trong tự nhiên, nước được luân chuyển theo một hệ tuần hoàn. Tổng lượng nước trên trái đất có khoảng 1.390.000.0._.00 km3, trong đó 97% là nước mặn trên các đại dương; 3% còn lại là nước ngọt. [28]. Tuy nhiên trong số 3%, chia ra: +/ Nước ngầm chiếm : 30,1% +/ Nước trên đỉnh núi băng và sông băng chiếm: 68,7% +/ Nước khác chiếm: 0,9% 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên +/ Nước mặt ngọt chỉ chiếm: 0,3% Sơ đồ 1.2 Sự phân bố của nƣớc trên trái đất ( Nguồn từ điển Wikipedia) Tính theo tỷ lệ các loại nước trong tự nhiên, nếu hình dung lượng nước của các đại dương là 1.390.000.000 km3 tương đương với một thùng chứa 650 lít thì: +/ Nước của các khối băng và ở các cực của trái đất (29 triệu km3) tương đương với một bình nước 15 lít. +/ Nước ngọt kể cả nước mặt và nước ngầm trên trái đất (8,6 triệu km3) tương đương với một can 4,5 lít. +/ Nước mưa rơi xuống các lục địa (110 nghìn m3), lưu lượng của các con sông ( 40 nghìn km 3), nước trong khí quyển ( 13 nghìn km3) chỉ tương đương với cái ly uống rượu loại 55ml, 20ml và 7,5 ml. +/ Nước dùng cho sinh hoạt của con người và cho công nghiệp (1 nghìn km3) chỉ tương đương với 0,5 ml tức là khoảng 2 giọt nước. Như vậy, lượng nước dùng cho sinh hoạt và công nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng nước có trong tự nhiên, nhưng trên thế giới có rất nhiều vùng bị 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thiếu nước sạch. Thực tế cho thấy nếu không bảo vệ tốt nguồn nước có thể dẫn tới tình trạng thiếu nước, vì chỉ cần một nguồn gây ô nhiễm có thể làm bẩn cả một dòng sông. - Xã hội: Trong xã hội, nước chiếm vị trí hết sức quan trọng và cần thiết. Trong cơ thể con người khi không có nước khoảng 3 – 4 ngày, cơ thể sẽ gặp những rối loạn trầm trọng. Sự quan trọng của nước cũng có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây ra chiến tranh ở những vùng khan hiếm nước. Các xung đột do khan hiếm nước đang là một vấn đề nghiêm trọng mà Sudan phải đối mặt, ở đất nước này chỉ có khoảng 25% dân số được sử dụng nước uống an toàn, cứ 4 trẻ em dưới 5 tuổi thì có một trẻ em bị chết và trong số trẻ bị chết đó gần một nửa là do các bệnh có liên quan đến nước. Tập quán sinh hoạt của con người cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước. Việc khoan nước bừa bãi để lấy nước sử dụng làm ô nhiễm nguồn nước và phá vỡ hệ vận động tuần hoàn của nước. Trước đây, con người coi nguồn cung cấp nước như một thứ trời cho và vô tận nên đã không có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nó. Ngày nay, loài người đã nhìn nhận lại. Khi số lượng người trên trái đất còn ít, mức độ sử dụng nước còn nhỏ bé thì nguồn nước có khả năng làm dung hoà những tác động của con người và lấy lại được thế cân bằng tự nhiên của chu trình tuần hoàn. Trong thời đại phát triển cao của của nền công nghiệp, quy mô khai thác nguồn nước hiện nay vượt quá khả năng cân bằng tự nhiên, vì vậy cần phải tính toán việc sử dụng nguồn nước một cách tối ưu để phục vụ cho trước mắt và lâu dài, đảm bảo sự phát triển bền vững của cả hành tinh. Hiện nay, do ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, nên có tình trạng chỉ lo đến thu lợi trước mắt mà không lường trước những hậu quả lâu dài, mặt khác do khai thác rừng bừa bãi dẫn đến cạn kiệt nguồn nước, do tuỳ tiện tiện xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp ra các nguồn sông, ngòi mà không được xử lý thích đáng….có thể sẽ dẫn đến tình trạng là ngành này sử dụng, ngành kia phải chịu hậu quả, và ảnh hưởng cho cả thế hệ sau. - Môi trƣờng: Do dân số ngày càng gia tăng, tình trạng ô nhiễm và nhiệt độ trái đất ngày một nóng lên, tính hình cung ứng nước trên thế giới đang có nguy cơ 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên giảm mạnh. Trong vòng 20 năm tới, lượng nước sạch cung ứng cho mỗi người sẽ giảm 1/3 so với hiện nay. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi cũng là nguyên nhân gây lũ lụt, và ngày càng khan hiếm nguồn nước sạch sử dụng cho đời sống con người. 1.1. 2 Một số vấn đề cơ bản về SXKD và phát triển SXKD nƣớc sạch 1.1.2.1 Khái niệm SXKD và phát triển SXKD a/ Sản xuất kinh doanh - Sản xuất (Theo từ diển Bách khoa toàn thư): Là quá trình con người sáng tạo ra tư liệu vật chất (vật phẩm, năng lượng, dịch vụ) thích hợp với nhu cầu của con người và xã hội, là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. [33]. - Kinh doanh (Theo từ điển Bách khoa toàn thư): Là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ ….) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời nhiều nhất. [33]. b/ Phát triển sản xuất kinh doanh: - Khái niệm về phát triển SXKD (theo từ điển Sciteclabs.com): Phát triển SXKD là tập hợp những nỗ lực, cố gắng để xác định, nghiên cứu, phân tích, sản xuất và đưa ra thị trường các dịch vụ mới và sản phẩm mới. Việc phát triển SXKD tập trung vào việc thực hiện kế hoạch , chiến lược SXKD, thông qua việc đầu tư các nguồn lực vào công nghệ sản phẩm và các công ty, cùng với việc thiết lập các mối quan hệ chiến lược khi cần thiết. [34]. 1.1.2.2 Phân loại SXKD theo tính chất Có rất nhiều loại hình SXKD, mỗi ngành, mỗi đơn vị lại có một loại hình SXKD cụ thể. Dưới đây là một số loại hình SXKD chủ yếu: - SXKD theo chủ trƣơng, luật pháp: Bất cứ một ngành SXKD nào, sản xuất loại sản phẩm gì đều phải không trái với chủ trương, quy định của Nhà nước. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Các doanh nghiệp được tự do lựa chọn loại sản phẩm để sản xuất và tiêu thụ mà không trái quy định của pháp luật. - SXKD theo cơ chế thị trƣờng có sự định hƣớng của Nhà nƣớc: Tuỳ vào nhu cầu của thị trường và khả năng thực tế của Doanh nghiệp để sản xuất những loại sản phẩm mà có thể tiêu thụ được trên thị trường và không vi phạm pháp luật. Đây là loại hình SXKD linh hoạt và phù hợp nhất với nền kinh tế thị trường, thể hiện tính cạnh tranh cao,không có sự bao cấp của Nhà nước, giúp các Doanh nghiệp tìm tòi và có trách nhiệm với tình hình sản xuất của bản thân doanh nghiệp mình, tìm mọi biện pháp để thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để đứng vững trên thị trường và tồn tại, phát triển. - SXKD theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đất nước ta đã được nêu ra từ lâu, nó là quá trình tự nhiên và không thể lẩn tránh trên con đường phát triển của Việt Nam cũng như của các nước khác trên Thế giới. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động SXKD, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động cao. Trong bối cảnh trong nước và quốc tế mới, Đại hội IX đã nhấn mạnh yêu cầu phát triển vừa nhanh, vừa bền vững; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ nhưng chủ động hội nhập quốc tế; đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. - SXKD theo chiến lƣợc phát triển của từng doanh nghiệp: Mục đích của việc này là mang lại điều thuận lợi nhất cho doanh nghiệp của mình, đánh giá đúng thời điểm để tấn công hay rút lui. Vì thế mỗi doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược SXKD cho riêng mình để tạo vị thế trên thị trường, giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đề ra. - SXKD theo định hƣớng của Nhà nƣớc: Là loại hình SXKD theo sự chỉ định của Nhà nước, thường đối với những loại sản phẩm đặc biệt cần có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, như: SXKD điện, SXKD tiền, SXKD các sản phẩm thiết bị 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thuộc lĩnh vực y tế – quân sự, nước sạch….. Đối với loại hình SXKD này không có tính cạnh tranh cho nên không thúc đẩy sản xuất phát triển, kế hoạch SXKD phụ thuộc vào chỉ tiêu do Nhà nước giao dẫn tới các doanh nghiệp mang tư tưởng thụ động, ỷ lại. Gần đây, Chính phủ đã nới lỏng một số quy định và để cho các công ty kinh doanh nước sạch được tự chủ trong SXKD và tiêu thụ sản phẩm nước sạch. - Ngoài ra còn có thể phân loại SXKD theo chiều rộng, chiều sâu, theo công đoạn, theo hướng bền vững…. 1.1.2.3 Vai trò của SXKD đối với sự phát triển kinh tế Trong bối cảnh nước ta đang tích cực và chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới thì SXKD có một vai trò hết sức quan trọng. SXKD có hiệu quả sẽ đưa nền kinh tế đất nước vững mạnh và tiến lên đứng ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD - Chính sách: Đối với mỗi loại hình SXKD thì có các chính sách quy định cụ thể, đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển SXKD theo đúng pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có một sân chơi lành mạnh trong việc sản xuất và kinh doanh có hiệu quả các loại mặt hàng cần thiết cho xã hội. Mặt khác, trong thời điểm Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì việc ban hành các quy chế, chính sách phù hợp, lâu dài và nhất quán sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển ổn định, bền vững, có thể cạnh tranh được với các mặt hàng cùng chủng loại trên thế giới là việc hết sức cần thiết. - Thị trƣờng: Mỗi mặt hàng được SXKD đều có thị trường tiêu thụ riêng, nhất là các loại mặt hàng mang tính đặc biệt, ít có sự cạnh tranh như: nước sạch, điện…. Tuy nhiên, không phải do có thị trường tiêu thụ riêng biệt mà các doanh nghiệp không quan tâm đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Trong một mặt hàng có rất nhiều doanh nghiệp, công ty cùng sản xuất dẫn đến sự cạnh tranh nhau trong vấn đề tiêu thụ và sản phẩm được khách hàng lựa chọn là sản phẩm phù hợp nhất với 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên người sử dụng. Các doanh nghiệp SXKD cần phải nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trước khi quyết định sản xuất một loại mặt hàng nào đó nếu không có thể sẽ không tiêu thụ được dẫn đến phá sản hay sản xuất trì trệ. Với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam một thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng cũng đòi hỏi tính cạnh tranh khốc liệt hơn rất nhiều, nếu không có bản lĩnh và khả năng thực sự, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nguy cơ thu hẹp luôn cả thị trường trong nước vào tay các Công ty nước ngoài. - Điều kiện địa lý: Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến SXKD. Tuỳ vào từng khu vực, từng địa hình cụ thể mà có quyết định đầu tư hợp lý. Địa điểm khai thác nguồn nguyên liệu, cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm nếu không ổn định, hợp lý thì sẽ dẫn đến chi phí SXKD cao, không hiệu quả. Vì vậy các doanh nghiệp SXKD phải biết tận dụng những ưu điểm địa hình và hạn chế những nhược điểm của nó thì mới có thể biến ưu điểm thành nhược điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.2.5 Phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch a/ Sự cần thiết sản xuất kinh doanh nước sạch - Phù hợp với sự phát triển của xã hội - Mở rộng được thị trường tiêu thụ nước sạch, tăng cao lợi ích về kinh tế, quyết định sự duy trì, tồn tại và phát triển của người sản xuất - Cải thiện môi trường sống, nâng cao mức sống, sức khỏe cho cộng đồng Vì vậy phát triển SXKD nước sạch đồng nghĩa với việc nâng cao sức khoẻ cộng đồng, giảm thiểu các bệnh do nước mang lại. Sử dụng đủ nước sạch theo tiêu chuẩn quy định thể hiện mức sống của người dân Việt Nam được nâng cao và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. b/ Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SXKD nước sạch * Nhân tố về kinh tế của các đối tượng cung cấp và sử dụng nước sạch -. Về phía người sử dụng nước sạch 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên +/ Mức sống: Theo số liệu điều tra sơ bộ năm 2006 thì mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam vào khoảng 715USD/người/năm, tức là vào khoảng 11.488.000 đồng/năm hay 957.333 đồng/người/tháng. Với khoản thu nhập đó họ còn phải sử dụng để chi trả cho rất nhiều thứ như: ăn uống, sinh hoạt, học hành và các nhu cầu xã hội khác. +/ Nhận thức: Việc nhận thức của con người về nước sạch và vệ sinh môi trường còn thấp, nhất là ở khu vực nông thôn. Theo cách hiểu của đa số người dân là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận và do tự nhiên ban tặng nên được sử dụng miễn phí. Cách hiểu này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và được củng cố qua nhiều thế hệ. Lý do này càng được khẳng định khi họ có thể tự tìm cho mình nhiều nguồn nước khác nhau để sử dụng như ao, hồ, sông suối, giếng khoan…. Với họ những nguồn nước này đã được cha ông họ sử dụng trong ăn uống từ bao đời nay mà không cần phải qua xử lý, không cần chịu sự quản lý của ai và vẫn khoẻ mạnh. Với họ không có ai làm ra nước, vì thế không có sự mua và bán nước như các loại hàng hoá khác và họ có quyền khai thác, sử dụng nước một cách thoải mái, tự do. Đây chính là một nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước và làm cạn kiệt, thay đổi nguồn cung cấp nước cho hiện tại và tương lai. +/ Tập quán sinh hoạt: Người dân Việt Nam có tập quán sinh hoạt theo kiểu làng xã từ ngàn năm nay. Vì thế tập quán sử dụng nước của người dân vẫn còn bị ảnh hưởng khá rõ nét. Đa số người dân không có khái niệm đúng đắn về việc sử dụng nước sạch. Cách đánh giá mức độ sạch của nước chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm và cảm quan chứ chưa dựa vào các xét nghiệm mang tính khoa học. Chính vì thế, không ít người cho rằng cứ nước mưa, nước giếng, nước suối, …. mà trong, không bị vẩn đục là sạch và có thể sử dụng. Mặt khác theo truyền thống, việc sử dụng nước giếng, nước mưa, nước suối… đã trở thành thói quen và hình thành nên những đặc trưng văn hoá riêng của người dân Việt Nam, nhất là khu vực nông thôn với biểu tượng cây đa – bến nước – sân đình. Giếng làng, ao làng, … là những nơi mà người dân không chỉ đến để lấy nước mà còn là nơi để trò chuyện, giao lưu…. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Về phía người cung cấp nước sạch +/ Khả năng về vốn: Nguồn vốn dùng để xây dựng một hệ thống cấp nước hoàn chỉnh, phù hợp với các tiêu chuẩn hiện đại là rất tốn kém. Khả năng về vốn của các Công ty Cấp nước không thể đáp ứng để đầu tư các dây chuyền hiện đại như vậy. Mặt khác, các dây chuyền công nghệ, đường ống cấp nước cũ vẫn có thể sử dụng được nên nhiều Công ty Cấp nước còn tận dụng để giảm chi phí đầu tư, chi phí khấu hao và để doanh nghiệp có lãi trong hiện tại. Tuy nhiên, việc tận dụng các dây chuyền công nghệ và đường ống cũ nát dẫn đến tình trạng thất thoát nước ngày càng cao, có nơi tỷ lệ thất thoát cao đến 50% lượng nước sạch sản xuất ra. +/ Khả năng cung cấp nước: Do không đầu tư, cải tạo và mở rộng hệ thống cung cấp nước, hoặc đầu tư không đồng bộ cho nên không thể cung cấp nước được cho nhiều đối tượng có nhu cầu, đặt các đối tượng có nhu cầu dùng nước phải tìm các biện pháp khác để có nước sử dụng như: khoan giếng, bể chứa nước mưa…. Đây là một tổn thất rất lớn cho các Công ty Cấp nước, nếu không kịp thời đầu tư mở rộng, thì trong một thời gian không xa lượng khách hàng sử dụng nước tương lai của Công ty sẽ sụt giảm, và dù khi đó khả năng cung cấp nước của các Công ty Cấp nước có tăng thì số lượng khách hàng đã tìm nguồn nước sử dụng khác sẽ không ký hợp đồng với các Công ty này nữa vì họ đã bỏ một khoản chi phí đầu tư cho hệ thống nước đang dùng. +/ Khả năng đầu tư mới hoặc cải tạo: Do mức đầu tư, nâng cấp, thay đổi các dây chuyền công nghệ trong lĩnh vực cấp nước rất cao, cho nên nếu để các Công ty bỏ hoàn toàn vốn ra thực hiện là không thể. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, việc Việt Nam mở rộng mối quan hệ với nhiều nước trên Thế giới, tiếp cận được nhiều nền khoa học công nghệ hiện đại của nước ngoài. Các Công ty Cấp nước đều nhận thức được rằng để phát triển SXKD nước sạch thì cần phải đầu tư mở rộng và hoàn thiện hệ thống cấp nước đạt chuẩn quốc tế. Để có vốn thực hiện, các Công ty Cấp nước đều thông qua các nguồn vốn vay nước ngoài để thực hiện. Đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành cấp nước, hệ thống cấp 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nước được hoàn thiện, khả năng cung cấp nước sẽ cao hơn, số lượng khách hàng cũng sẽ theo đó mà tăng lên. * Các nhân tố về cơ chế chính sách - Quy định về việc khai thác và sử dụng nguồn nƣớc: Nước là cội nguồn của sự sống, là một trong những thành phần chủ yếu của môi trường. Nhu cầu về phát triển xã hội ngày càng tăng thì nhu cầu sử dụng nước cũng ngày càng lớn. Xét về nguồn nước, ngoài nguồn nước ngầm hiện có, thì chủ yếu lượng nước mặt của Việt Nam được chảy vào từ bên ngoài lãnh thổ, 70% diện tích lưu vực các sông của nước ta nằm ngoài lãnh thổ, nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ngoài nguyên nhân chủ quan do chính Việt Nam gây ra còn có nguyên nhân chủ quan do các nước đầu nguồn mang tới. Để giải quyết tình trạng quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước bừa bãi, thiếu quy hoạch và không hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 487/TTg ngày 30/07/1996 “về tăng cường quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước” để phần nào hạn chế được tình trạng này. - Giá bán nƣớc: Do sản phẩm nước là một loại hàng hoá đặc biệt nên Nhà nước vẫn đang quản lý về nguồn nước, chất lượng và giá bán. Ngày 30/06/2005, Bộ Tài chính đã quyết định khung giá nước sạch sinh hoạt tại quyết định số 38/2005/QĐ- BTC, ban hành khung giá chung cho từng khu vực, trên cơ sở tính đúng tính đủ và đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Về phương pháp định giá và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn. Bảng 1.7 Khung giá tiêu thụ nƣớc sinh hoạt [2] Loại đô thị Giá tối thiểu (đ/m3) Giá tối đa (đ/m3) Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 2.500 8.000 Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 1.800 7.000 - Chiến lƣợc cấp nƣớc sạch của Việt Nam: Nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người. Chính phủ Việt Nam đã có định hướng, chiến lược cho việc cấp nước sạch cho khu vực đô thị và nông thôn nhằm 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của mọi người dân và có biện pháp đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước. +/ Định hướng của Chính phủ cho vấn đề phát triển cấp nước đô thị quốc gia: Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 63/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 1998 phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020, nhằm định hướng cho việc phát triển ngành cấp nước đô thị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đó lập kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống cấp nước các đô thị một cách ổn định và bền vững trong từng giai đoạn. +/ Chiến lược cấp nước và vệ sinh nông thôn: Ở nước ta, Chính phủ đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề nước sạch và vệ sinh nông thôn cho các vùng , miền núi xa xôi, hẻo lánh, các vùng nông thôn trên cả nước. Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000. Mục tiêu: Tăng cường sức khỏe người dân do giảm các bệnh có liên quan đến nước. Nâng cao mức sống do sử dụng nước và vệ sinh tốt hơn. Đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 lít/người ngày. * Các nhân tố về nguồn khai thác và khoa học công nghệ - Nguồn khai thác chủ yếu của Việt Nam: +/ Nước mặt: Nguồn khai thác nước mặt của Việt Nam là các dòng sông, hồ lớn. Khai thác nguồn nước mặt ở Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn do hệ thống sông ngòi, ao hồ của Việt Nam hầu như bị ô nhiễm nặng nề, không đảm bảo cho việc sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống. Một số dòng sông, hồ có thể sử dụng được để khai thác sản xuất nước sạch phục vụ đời sống con người nhưng chi phí dùng để sản xuất loại nước này cao hơn nước ngầm. +/ Nước ngầm: Thường có trữ lượng tốt hơn, ít bị ô nhiễm do tác động của các yếu tố tự nhiên và con người. Giá thành sản xuất nước ngầm thường nhỏ hơn sản xuất nước mặt, quá trình xử lý nước trước khi cung cấp cũng đơn giản hơn, ít dùng đến hoá chất hơn khi sử dụng nguồn nước mặt. Việc bảo vệ nguồn nước ngầm cũng thuận lợi hơn. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tuy nhiên nếu nguồn nước ngầm bị ô nhiễm thì biện pháp khắc phục sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nước mặt. - Điều kiện khoa học công nghệ của Việt Nam +/ Dây chuyền xử lý của các nhà máy sử dụng nguồn nước ngầm: Công trình thu (giếng khoan) Công trình làm thoáng khử sắt, xử lý phèn Công trình lắng Bể lắng ngang Bể lắng đứng Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng Bể lắng tiếp xúc Công trình lọc (có thể sử dụng bể lọc nhanh, bể lọc chậm, bể lọc áp lực tùy theo từng trường hợp cụ thể) xử lý Clo Bể chứa nước sạch Trạm bơm nước sạch Bơm ra mạng lưới tiêu thụ. +/ Dây chuyền xử lý của các nhà máy sử dụng nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt Trạm bơm Xử lý vôi, phèn Bể lắng Bể lọc (xử lý Clo) Bể chứa nước sạch Trạm bơm Bơm ra mạng lưới tiêu thụ * Nhân tố về lao động - Trình độ lao động : Trình độ lao động hay chất lượng của nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, nguồn lao động ở Việt Nam khá dồi dào và trẻ. Chất lượng lao động cũng đã được cải thiện so với những năm trước, tuy nhiên trình độ lao động Việt Nam vẫn còn quá cách biệt so với thế giới . Sử dụng người lao động có trình độ, có tay nghề phù hợp với yêu cầu công việc là mối quan tâm của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2006 của Bộ Lao động – thương binh xã hội : „Chưa bao giờ vấn đề chất lượng nguồn nhân lực lại trở nên nóng bỏng như thời gian này tại các diễn đàn của Chính phủ „. Qua đó cũng có thể nhận thấy Chính phủ đã rất quan tâm đến vấn đề về trình độ, chất lượng lao động ở Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực thấp và không được đào tạo bài bản đang khiến người lao động nước ta chịu lép vế và phải nhường lại các vị trí có thu nhập cao cho người nước ngoài. Ngành cấp nước cũng chịu sự ảnh hưởng chung đó, lao động làm việc trong ngành cấp nước hiện nay, ngoài một số ít được đào tạo đúng ngành nghề, còn lại thường là các ngành kinh tế, xã hội. Khi tiếp nhận, doanh nghiệp thường phải có kế hoạch đào tạo lại cho phù hợp với yêu 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cầu công việc mà họ đảm nhận, khiến doanh nghiệp mất thêm chi phí đào tạo và không sử dụng được người có khả năng nhất cho từng vị trí công việc. - Độ tuổi của lao động : Theo kết quả điều tra dân số năm 2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thì số người đang trong độ tuổi lao động ở Việt Nam chiếm trên 60% dân số; cho thấy số người đang trong độ tuổi lao động của Việt Nam rất lớn. Nguồn lao động để cung cấp cho ngành cấp nước cũng không hạn chế, vấn đề là lựa chọn được những lao động phù hợp với công việc sẽ đảm nhận. - Khả năng thích ứng với vị trí công việc : Nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, đa dạng về ngành nghề, giúp cho các doanh nghiệp SXKD nước sạch có cơ hội lựa chọn được những lao động phù hợp với từng vị trí công việc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng lao động hiện có tại các công ty cấp nước chưa đáp ứng được những yêu cầu đó, một phần do quy chế tuyển dụng chưa rõ ràng, một phần do ngành nghề tiếp nhận với ngành nghề sẽ đảm nhận không tương ứng. Một số lao động được tuyển dụng đúng ngành nghề nhưng lại không phát huy được khả năng của mình, không ứng dụng được những điều đã học vào thực tế công việc. 1.1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển SXKD nƣớc sạch 1.1.3.1 Tình hình SXKD nước sạch ở một số nước trên thế giới và khu vực - Thái Lan: +/ Hiện nay Thái Lan có nhiều cơ quan vận hành và cung cấp nước uống. Trong số đó, có hai cơ quan chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong các dịch vụ cấp nước cho khu vực đô thị. Thứ nhất là Cục nước Đô thị Bangkok (MWA) với nhiệm vụ cấp nước cho người dân tại Bangkok và hai tỉnh lân cận. Thứ hai là Cục nước Liên tỉnh Thái Lan (PWA) có nhiệm vụ cấp nước cho 73 tỉnh thành còn lại. +/ Hiện tại, số lượng khách hàng của PWA là 2,12 triệu người và 225 công trình nước. Trong số đó, khoảng 76% là các đấu nối hộ gia đình và 24% còn lại là khách hàng của các lĩnh vực thương mại, chính phủ và công nghiệp. Sản lượng nước tiêu thụ năm 2004 là 606 triệu m3 nước và tổng số nhân viên là 5.840 người. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PWA cũng đang rất tích cực trong việc giảm thất thoát nước, tăng nhanh số đấu nối, cải thiện hiệu suất vận hành nhằm đạt hiệu quả SXKD ngành nước cao nhất. - Tình hình SXKD nƣớc sạch ở khu vực EU và trên Thế giới Bảng 1.8 Tỷ lệ cấp nƣớc ở một số nƣớc trên Thế giới năm 2006 TT Nƣớc Tỷ lệ (%) TT Nƣớc Tỷ lệ (%) 1 Albania 97 11 Venezuela 83 2 Chile 93 12 Azerbaijan 78 3 Iran 92 13 Egypt 97 4 Syria 80 14 Morocco 80 5 Tunisia 80 15 South Africa 86 6 Algeria 89 16 Zimbabwe 83 7 Cuba 91 17 Brazin 87 8 Mexico 88 18 Iraq 85 9 Sudan 67 19 Peru 80 10 Turkey 82 20 Mỹ 100 ( Nguồn Hội Cấp nước Việt Nam năm 2006) Hiện tại, tiêu chuẩn nước sạch của EU rất cao, mức độ ô nhiễm thấp hơn khoảng 20 lần so với yêu cầu mà tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Một phần do khu vực các nước này đang sử dụng những thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất trên Thế giới, sản phẩm nước sạch được sự quan tâm của Chính phủ và ý thức bảo vệ của mọi người dân. 1.1.3.2 Tình hình SXKD nước sạch ở Việt Nam a/ Nhận thức của Chính phủ: Nước sạch là một sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thoả mãn nhu cầu nước sạch cho xã hội, nhất là tại các đô thị, khu cầu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn rất cấp bách. Hiện nay, nhu cầu thiết yếu về sử dụng nước sạch trong các đô thị và khu công nghiệp chỉ mới đáp ứng một phần. Từ nhiều năm nay Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển ngành nước. Nhiều Dự án đầu tư cải tạo hệ thống cấp nước hiện có, và xây dựng công trình cấp nước mới ở đô thị, khu công nghiệp và cụm dân cư nông thôn hiện nay mỗi địa phương tính một cách khác nhau và còn chứa đựng nhiều yếu tố bao cấp, chưa khuyến khích việc giảm tỷ lệ thất thoát ở cả các khâu sản xuất và tiêu dùng nước sạch. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên b/ Thành tựu về sự phát triển SXKD nước sạch trong thời gian qua và mục tiêu của Chính phủ trong định hướng phát triển cấp nước đến 2020 Các Công ty Cấp nước ở Việt Nam trong những năm qua đã rất cố gắng và thường xuyên mở rộng phạm vi cấp nước trên địa bàn từng tỉnh. Các Công ty luôn chủ động tìm nguồn vốn đầu tư để nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống cấp nước, nâng công suất SX nước với mong muốn ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Nhưng do điều kiện của mỗi tỉnh có sự khác nhau, do nhận thức của người dân ở mỗi địa phương cho nên tình hình SXKD nước sạch của các Công ty không đồng đều, lượng nước thất thoát trung bình toàn quốc còn cao khoảng trên 32%. Mức giá bán nước bình quân cả nước năm 2006 vào khoảng 5.538đ/m3 do có sự định hướng của Nhà nước. Hiện nay, do nhu cầu phát triển của xã hội, do nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh SXKD trong sản xuất nước sạch, nhiều Công ty Cấp nước đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp hệ thống đường ống nhằm phục vụ dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Nhưng điều đó cũng dẫn đến việc các Công ty phải chịu những khoản nợ vay lớn, chỉ có thể hoàn trả bằng giá bán sản phẩm được như mong đợi. Bảng 1.9 Giá tiêu thụ nƣớc sạch tại các khu vực năm 2006 ĐVT đồng/m3 TT Khu vực Nƣớc sinh hoạt Nƣớc hành chính sự nghiệp Nƣớc sản xuất Nƣớc kinh doanh dịch vụ Giá bình quân 1 Miền Bắc 4.505 5.305 5.650 7.512 5.743 2 Miền Trung – Tây Nguyên 3.580 4.450 5.553 6.578 5.040 3 Miền Nam 4.365 5.480 5.737 7.746 5.832 Cả nƣớc 4.150 5.078 5.647 7.279 5.538 ( Nguồn Hội Cấp nước Việt Nam) Vì vậy, để các Công ty Cấp nước vừa có khả năng trả nợ, vừa làm tốt việc cung cấp sản phẩm nước sạch cho người dân, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi với các Công ty Cấp nước như: Giảm chi phí lãi vay, giãn thời gian trả nợ, ….Điều đó sẽ giúp các Công ty Cấp nước phát triển và góp phần giúp Nhà nước 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm 2020: 100% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 120–150 lít/người/ngày. 1.1.3.3 Tình hình phát triển SXKD nước sạch ở tỉnh Thái Nguyên Hiện nay, đơn vị cấp nước cho khu vực thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công là Công ty TNHH một thành viên kinh doanh Thái Nguyên. Ngoài ra còn có một số đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ lẻ thực hiện việc cấp nước cho một số huyện lỵ, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Bảng 1.10 Quy hoạch nguồn nƣớc của tỉnh Thái Nguyên TT Đơn vị hành chính Địa điểm Nguồn nƣớc 1 Tp Thái Nguyên Toàn bộ thành phố Nước mặt + ngầm 2 Huyện Đại Từ Thị trấn Yên Lãng Nước mặt 3 Huyện Võ Nhai Thị trấn Đình Cả Nước ngầm 4 Huyện Đồng Hỷ Thị trấn Chùa Hang, Trại Cau Nước ngầm 5 Huyện Phú Lương Thị trấn Đu Nước ngầm 6 TX Sông Công Trung tâm thị xã Nước mặt 7 Huyện Phổ Yên Thị trấn Ba Hàng Nước mặt 8 Huyện Phú Bình Thị trấn Úc Sơn Nước mặt 9 Huyện Định Hóa Thị trấn Chợ Chu Nước ngầm Tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm, năng lực cấp nước và vốn nên các đơn vị SXKD nước nhỏ lẻ trên không phát huy đ._.ờng xuyên kiểm tra hệ thống đường ống trên mạng. 83 d/ Nghiên cứu đổi mới trang thiết bị, tiết kiệm chi phí đầu vào SXKD Lựa chọn những trang thiết bị phù hợp, hiện đại và loại những trang thiết bị đã lạc hậu, cùng với việc tiết kiệm chi phí sản xuất (ngoài những chi phí đã có quy định định mức sử dụng như Clo, phèn…) như điện năng, chi phí quản lý, chi phí lao động để có kết quả kinh doanh tốt nhất. e/ Đẩy mạnh việc thực hiện các dự án đầu tư để mở rộng địa bàn kinh doanh nước sạch. */ Lập phương án trả nợ vay và lãi vay dự án đã thực hiện Công ty cần lập một số phương án trả nợ và lãi vay để tìm ra phương án tối ưu nhất, có lợi nhất cho Công ty để thực hiện. Qua nghiên cứu tình hình thực hiện dự án ADB của Công ty. Tác giả có xây dựng thêm 2 phương án trả nợ và lãi vay để tìm ra phương án phù hợp, hiệu quả nhất để Công ty áp dụng (Chi tiết tại phụ lục). Qua hai phương án mà tác giả xây dựng và phương án do Công ty lập kế hoạch, sau khi xem xét tác giả thấy rằng sử dụng phương án 1 là tốt nhất. Vì tổng số tiền trả nợ và lãi vay một bán niên thấp, Công ty có thể tận dụng khoản chênh lệch đó để tiếp tục đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận. Còn ở phương án 2, tuy rằng tổng số tiền phải trả nợ và lãi vay thấp hơn nhưng số nợ và lãi vay phải trả của từng kỳ lại cao hơn và với tình hình hiện tại Công ty đang cần tập trung vào sản xuất tiêu thụ để đạt được doanh thu hoà vốn tránh việc bị lỗ nhiều năm gây thiệt hại cho sản xuất và cho uy tín của Công ty. Còn phương án trả nợ của Công ty thì tổng chi phí trả nợ và lãi vay cũng gần bằng với phương án 1 mà người viết đã xây dựng, nhưng mức trả mỗi bán niên lại cao hơn. */ Các dự án mới đang chuẩn bị thực hiện và tìm kiếm thêm: Ngoài những dự án đã và đang thực hiện, Công ty cần không ngừng tìm kiếm những nguồn vốn đầu tư thông qua Chính phủ, địa phương hoặc bằng chính bản thân doanh nghiệp để ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. g/ Giá bán Như đã phân tích ở phần thực trạng, vấn đề về giá bán của Công ty đang là một vấn đề nhạy cảm, gây tâm lý bực bội cho người tiêu dùng. Vì vậy Công ty sẽ không tăng giá bán trong thời gian tới từ năm 2007 đến 2010 mà chỉ nên tập trung vào việc 84 giảm thất thoát nước để bù đắp lại lượng giá bán bị thiếu hụt, bên cạnh đó cần khuyến khích các hộ kinh doanh dịch vụ sử dụng nước của Công ty để tăng cơ cấu sử dụng nước giữa các đối tượng của Công ty để tranh thủ được giá bán cao của đối tượng này. h/ Khống chế định mức sử dụng nước tối thiểu Qua thực tế nghiên cứu, cho thấy lượng khách hàng sử dụng nước sạch ở mức thấp từ 0 – 3 m3/tháng chiếm tỷ lệ khá lớn 28,82%/ tổng số hộ dân sử dụng nước. Điều đó cho thấy nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn, thì hiệu quả SXKD của Công ty không cao. Công ty cần quy định mức nước sử dụng tối thiểu cho một hộ gia đình, điều đó vừa giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả SXKD, giảm chi phí phục vụ cho những đối tượng này, mặt khác cũng giúp người dân sử dụng hoàn toàn nguồn nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt để nâng cao chất lượng cuộc sống. i/ Tạo thế và lực tham gia cạnh tranh, quyết định sự tồn tại khi hội nhập. Bằng chất lượng sản phẩm, bằng uy tín với khách hàng, bằng bề dày kinh nghiệm, Công ty sẽ có đủ những yếu tố cần thiết để có thể cạnh tranh khi có nhiều đơn vị cùng sản xuất sản phẩm nước. 3.3.1.3 Hiệu quả giải pháp Để đạt được lợi nhuận như mong muốn ngoài giá bán thì còn có một yếu tố mang tính quyết định đó là tỷ lệ nước thất thoát có khống chế được hay không, mức nào là đủ để Công ty căn cứ vào đó để phấn đấu thực hiện. Căn cứ tỷ lệ nước thất thoát bình quân toàn Công ty năm 2006 là 31,15%. Vậy để đến năm 2010 tỷ lệ nước thất thoát toàn Công ty ở mức dưới 25%, thì bình quân mỗi năm Công ty phải giảm được 1,54% tỷ lệ nước thất thoát để đạt được mục tiêu, bằng các phương pháp, giải pháp đã nêu ở mục c và mục h của phần giải pháp 2 này. Bảng 3.5 Mức dự kiến tỷ lệ thất thoát từ 2007-2010 ĐVT: % TT Nhà máy nƣớc Năm 2007 2008 2009 2010 1 Tích Lương + Túc Duyên 28,62 27,08 25,54 24,00 2 Sông Công 30,57 29,03 27,49 25,95 Bình quân toàn Công ty 29,60 28,06 26,52 24,98 85 Cùng với lượng và tỷ lệ khách hàng dự kiến ở giải pháp khách hàng và lượng nước thất thoát theo bảng trên và giả sử giá bán giữ nguyên như năm 2006. Tính toán mức sản xuất để doanh nghiệp đạt được sản lượng và doanh thu hoà vốn. Bằng các biện pháp để tăng tỷ lệ khách hàng là các cơ sở kinh doanh dịch vụ, năm 2007 – 2010, Công ty sẽ thay đổi được cơ cấu khách hàng và ứng với đó là tăng được sản lượng nước tiêu thụ cho các đối tượng này. Từ năm 2007-2010, Công ty phấn đấu khuyến khích người dân sử dụng nước sạch ở mức bình quân 70lít/người/ngày đêm, các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ sẽ vẫn giữ nguyên mức sử dụng như những năm trước là khoảng 250-300 m3/tháng; riêng đối tượng kinh doanh dịch vụ với mức sử dụng 120 m3/tháng. a/ Sản lượng tiêu thụ Công ty cần đạt được để bằng với giá thành sản xuất. Gọi: Gi : Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm Bi : Biến phí 1 đơn vị sản phẩm Fc : Tổng định phí QHV : Sản lượng hoà vốn Ta có công thức: Fc QHV = Gi - Bi Áp dụng vào tình hình sản xuất của Công ty: Gi Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm : 5.400 Bi Biến phí 1 đơn vị sản phẩm 2.315 Fc Tổng định phí 25.248.911.122 25.248.911.122 QHV = = 8.184.412 m 3 /năm 5.400 – 2.315 Vậy để hoà vốn năm 2007, Công ty cần phải tiêu thụ được 8.184.412m3 nước sạch, với điều kiện là tỷ lệ thất thoát phải giảm ở mức như đã dự kiến và đối tượng khách hàng kinh doanh dịch vụ cũng phải tăng như dự kiến. Năm 2006, giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm là: 1.250 đ/m3. Để tính được giá thành một đơn vị sản phẩm 86 tiêu thụ năm 2007, ta lấy giá thành sản xuất năm 2006 nhân với sản lượng hoà vốn vừa tính được để biết được giá thành toàn bộ cho một m3 nước sạch tiêu thụ. Bảng 3.6 Giá thành tiêu thụ sản phẩm năm 2007 TT Chỉ tiêu ĐVT Số tiền 1 Giá thành sản xuất đồng 14.409.098.745,9 2 Chi phí bán hàng đồng 9.326.730.598,0 3 Chi phí quản lý doanh nghiệp đồng 3.888.621.155,0 4 Nợ + lãi vay dự án đồng 5.160.878.560,4 5 Khấu hao tài sản cố định đồng 6.897.444.808,9 Tổng cộng đồng 39.682.773.868,2 Giá thành / 1m 3 nước tiêu thụ đồng 4.848,6 b/ Doanh thu hoà vốn: Doanh thu hoà vốn = QHV x Gi Chia theo tỷ lệ tiêu thụ dự kiến theo đối tượng khách hàng Bảng 3.7 Doanh thu hoà vốn năm 2007 TT Khách hàng Tỷ lệ sử dụng nƣớc Sản lƣợng tiêu thụ chia theo đối tƣợng Giá bán Doanh thu theo đối tƣợng 1 Hộ dân 58,45 4.783.958 4.272 20.437.068.576 2 Hành chính sự nghiệp 19,81 1.621.620 5.272 8.549.180.640 3 Sản xuất vật chất 12,05 986.580 4.727 4.663.563.660 4 Kinh doanh dịch vụ 9,28 759.696 7.727 5.870.170.992 5 Công cộng 0,41 32.558 5.000 162.790.000 Tổng cộng 100,00 8.184.412 39.682.773.868 Để đạt được doanh thu hoà vốn này, ngoài việc sản lượng tiêu thụ của Công ty phải đạt đúng bằng sản lượng hoàn vốn đã tính thì Công ty cũng cần phải tập trung khai thác được đối tượng khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty và tiết kiệm hơn nữa mọi chi phí sản xuất, quản lý của Công ty. 87 3.3.3 Giải pháp tổ chức bộ máy 3.3.3.1 Sắp xếp bộ máy tổ chức phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện tại của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế. Từ thực trạng ngành cấp nước tỉnh Thái Nguyên, tác giả nhận thấy rằng để Công ty có thể tăng trưởng ổn định thì phải tổ chức lại. Năm 2006, Công ty đã tổ chức, sắp xếp chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên chịu sự quản lý nhà nước của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường và các ban ngành liên quan. Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Chủ sở hữu là ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, đây cũng không phải là mô hình Công ty phù hợp với cơ chế thị trường, vẫn được nhà nước bảo hộ vì hiện tại Công ty đang quản lý và sử dụng 100% vốn nhà nước. Trong tương lai, Công ty sẽ chuyển đổi thành Công ty Cổ phần, người lao động được mua cổ phần và tham gia vào làm chủ doanh nghiệp; được quyết định chiến lược cũng như định hướng phát triển của Công ty thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Mô hình tổ chức này, giúp cho người lao động được tham gia vào vận mệnh của Công ty, họ sẽ gắn bó với Công ty hơn bởi sự thành công hay thất bại của Công ty đều gắn liền với quyền lợi của bản thân người lao động. Với lợi thế SXKD loại sản phẩm đặc biệt, Công ty khi chuyển đổi mô hình sẽ hoạt động có lãi vì khi đó Công ty không thể trông chờ vào Nhà nước mà phải tự chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động, phương án SXKD của doanh nghiệp. Đây là giải pháp giúp Công ty được chủ động hơn trong hoạt động SXKD của mình và tiến gần hơn đến nền kinh tế thế giới. 3.3.3.2 Xây dựng quy chế quản lý cho phù hợp với cơ chế thị trường Với mô hình mới, Công ty tạo điều kiện cho các xí nghiệp trực thuộc được tự chủ trong SXKD, được ký kết những hợp đồng có giá trị nhỏ, mở rộng quyền dân chủ, gắn trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân với công việc được giao. 3.3.3.3 Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, tiêu chuẩn hóa cán bộ Cách đây khoảng 500 năm về trước, Thân Nhân Trung – một danh sỹ thời Lê đã từng nhận định “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Qua đó cho thấy rằng biết sử dụng người tài sẽ là vốn quý đưa đất nước phát triển kinh tế, xã hội, chính trị…. Ở 88 mỗi doanh nghiệp cũng vậy, biết sử dụng người tài sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển và tồn tại. Trong khảo sát “Benchmarking” của Ngân hàng Thế giới thực hiện tại Việt Nam, chỉ rõ có đến 94% các công ty Cấp nước “thiếu nguồn nhân lực có năng lực cao”. Như vậy để SXKD phát triển, Công ty cần phải sử dụng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có khả năng thích ứng với công việc được giao, khả năng thích ứng vào nhiều vị trí công việc, nhiều cương vị công tác. Thực hiện biện pháp tuyển dụng công khai để lựa chọn được những người có năng lực thực sự. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao khả năng nhận thức cũng như trau dồi, tích luỹ thêm kiến thức phục vụ tốt nhất cho công việc được giao. Đào tạo, đào tạo lại những đối tượng không đủ tiêu chuẩn, chất lượng để thực hiện công việc được giao. Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để giải quyết công việc. Bằng các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng… sẽ nâng cao được chất lượng lao động đúng với yêu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, với thực trạng cán bộ hiện nay Công ty không thể có ngày một đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động như mong muốn, mà phải tiến hành từng bước vững chắc và thận trọng. Thông qua phân tích thực trạng, thấy rằng lực lượng nhân sự của Công ty không thiếu về số lượng, chỉ thiếu những người có năng lực, kiến thức chuyên ngành và quan trọng là cơ cấu lao động phải thay đổi lại. Do vậy, giải pháp đặt ra là chỉ tuyển mộ thêm những lao động có trình độ cao như kỹ sư cấp thoát nước, số còn lại phải biên chế, đào tạo lại cho phù hợp. 3.3.3.4 Thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000 Thông qua việc thực hiện hệ thống quản lý sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được lòng tin đối với khách hàng mình, họ sẽ tin dung loại sản phẩm mà đã được hệ thống đánh giá chất lượng công nhận dù có thể giá bán sẽ cao hơn một chút, đây là yếu tố tâm lý của người tiêu dung mà doanh nghiệp cần phải biết tận dụng. Mặc dù vậy Công ty cũng phải luôn tìm hiểu, đánh giá để loại bỏ những quy trình lạc hậu và thay thế, bổ sung bằng những quy trình mang tính thời sự. 3.3.3.5 Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương nội bộ hợp lý Căn cứ vào các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Công ty thực hiện xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương nội bộ cho mình. Với nguyên tắc: 89 hợp lý, đảm bảo công bằng giữa các bộ phận, không vì mục đích cá nhân để làm động lực kích thích người lao động hăng say sản xuất và ngày càng gắn bó, có trách nhiệm với Công ty. Mức đơn giá tiền lương xây dựng chi tiết cho từng bộ phận, vị trí công việc có đánh giá kết quả hàng tháng để làm căn cứ tính lương, có chế độ khen thưởng những lao động có thành tích trong công việc để làm động lực thúc đẩy thi đua lao động sản xuất giữa cá nhân các bộ phận và giữa các bộ phận trong Công ty với nhau. 3.3.3.6 Tăng cường kỷ luật, thiết chặt kỷ cương. Đây là một biện pháp giúp Doanh nghiệp có thể quản lý, sử dụng người lao động một cách hiệu quả nhất. Có chế độ thưởng, phạt rõ ràng, tạo điều kiện cho người lao động phấn đấu trong công việc và có ý thức chấp hành nội quy, quy định của Công ty. Thường xuyên tổ chức các buổi học về nội quy, quy chế của Công ty, pháp luật hiện hành của Nhà nước, có biện pháp răn đe, nhắc nhở người lao động chấp hành tốt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc. 3.3.3.7 Tham gia, tổ chức các hội nghị chuyên đề nghiệp vụ: Việc này giúp cho Công ty tìm những giải pháp tốt hơn cho công việc và giúp người lao động nâng cao trình độ tự học, tự rèn. Tận dụng được những kinh nghiệm quý báu, phù hợp từ các Công ty khác để áp dụng cho doanh nghiệp. 3.3.3.8 Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quản lý Khoa học công nghệ thông tin là một công cụ rất hữu hiệu giúp Doanh nghiệp quản lý ngày các tốt hơn như các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý mạng đường ống, quản lý khách hàng, kế toán…., giảm thiểu các động tác chân tay, giảm lao động gián tiếp dẫn đến tiết kiệm được chi phí cho lao động. 3.3.3.9 Bảo vệ nguồn nước, hạn chế khả năng ô nhiễm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước. Công ty cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về khai thác, bảo vệ tài nguyên nước theo Luật tài nguyên nước. Khu vực các giếng khoan nước của Công ty không được chăn thả gia súc, gia cầm, trồng cấy hoa màu để tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Kết hợp với Ban Quản lý khu du lịch Hồ Núi Cốc, Ban Quản lý kênh Hồ Núi Cốc để có những biện pháp tích cực nhất nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm của nguồn nước Hồ núi Cốc. Tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức trong việc sử dụng nước và xử lý các chất thải gia đình… 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên, trong quá trình hình thành và phát triển đã nỗ lực không ngừng để tồn tại và phát triển trong từng giai đoạn, Công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất để chất lượng sản phẩm nước sạch ngày càng được nâng cao, được người sử dụng tin dùng. Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên là một trong những công ty trong ngành cấp nước Việt Nam có dây chuyền công nghệ, hệ thống đường ống cấp nước hiện đại được mua từ Châu Âu. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ngoài Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên thực hiện SXKD sản phẩm nước sạch, còn có các đơn vị khác như Công ty Cấp nước Chùa Hang hay các Trạm cấp nước của các huyện. Nhưng chỉ có Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên là có quy mô sản xuất kinh doanh lớn nhất và độ bao phủ của dịch vụ cũng cao nhất , có kết quả kinh doanh sản phẩm nước khá tốt và phát triển đồng đều qua các năm. Các đơn vị còn lại vẫn phải chịu sự bao cấp của Nhà nước, chưa có giải pháp để phát triển hệ thống cấp nước hay mở rộng khách hàng. Đến năm 2006, toàn bộ khách hàng sử dụng nước sạch của Công ty là 37.592 khách hàng là hộ dân, trong đó có 34.442 khách hàng ở khu vực thành phố Thái Nguyên, đạt 57,24 %/tổng số hộ dân thành phố và 3.150 khách hàng ở khu vực thị xã Sông Công, đạt 39,74 %. Ngoài ra, Công ty còn có khoảng gần 1.000 đối tượng khách hàng khác. So với tình hình dân số và các đơn vị, cơ sở SXKD, dịch vụ đóng trên địa bàn hiện tại, thì lượng khách hàng tương lai mà Công ty có thể khai thác được còn rất cao, tuy nhiên Công ty chưa có những nghiên cứu về mảng khách hàng, chỉ mới quan tâm phát triển khách hàng là các hộ dân mà bỏ quên lượng khách hàng là các đối tượng khác, chỉ thực hiện khi khách hàng có yêu cầu, nên rất thụ động, mặt khác đây chính là những đối tượng có thể giúp Công ty đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất vì giá bán cao hơn giá bán cho khách hàng là các hộ dân. Doanh thu năm 2006 đạt 32.785,7 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí sản xuất lại là 39.246,9 tỷ đồng, cao hơn 91 doanh thu thu được do Công ty có khoản nợ vay đầu tư lớn và tỷ lệ thất thoát nước còn quá cao chưa có biện pháp khống chế hữu hiệu. Vậy, để phát triển sản xuất kinh doanh hơn nữa thì quy mô và phạm vi hoạt động của Công ty cũng cần phải mở rộng hơn nữa, vươn xa tới thị trường là các huyện lỵ , thị trấn , thị tứ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nơi chưa có nguồn và đơn vị nào cung cấp nước sạch , nhất là các vùng núi cao, là nơi có nhiều dãy núi đã vôi là ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước . Tạo điều kiện cho người dân được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh, tránh được các nguy cơ bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống từ đó cũng làm tăng lên vị thế của Công ty. Thực hiện phương án trả nợ và lãi vay một cách nghiêm túc và hiệu quả nhất. Ba nhóm giải pháp cơ bản trên đây, sẽ giải quyết được một số vấn đề về sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch mà Công ty chưa tìm ra, chưa đánh giá đến và chưa phân tích một cách nghiêm túc. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa tác giả lại thực hiện trong bối cảnh vừa công tác vừa nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Rất mong các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và người đọc tham gia góp ý để luận văn hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn. Qua đây, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Gấm đã tận tình hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn. Trân trọng cám ơn các thầy cô giáo trong khoa kinh tế, các bạn đồng nghiệp, các tổ chức và đơn vị đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình tác giả thực hiện luận văn. 2. Đề nghị Qua nghiên cứu đề tài ”Giải pháp phát triển SXKD nước sạch tại Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên”. Người viết thấy rằng, Công ty là Doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm đặc biệt, có thị trường tiêu thụ riêng không bị ảnh hưởng bởi các loại sản phẩm khác, hầu như không có sự cạnh tranh của các đơn vị khác. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thì tình hình SXKD của Công ty lại không được phát triển theo như lợi thế sẵn có của nó, bởi các nguyên nhân như: chính 92 sách của Nhà nước, khả năng của chính bản thân Doanh nghiệp…. Vì thế, để tình hình SXKD sản phẩm nước sạch của Công ty ngày càng phát triển, đạt hiệu quả cao nhất, có thể đứng vững được trên thị trường trong thời kỳ tới, khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đạt hiệu quả về xã hội, góp phần tăng mức sống người dân trong địa bàn. Nhà nước và bản thân doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực cấp nước, bằng các giải pháp như tác giả đã nêu. - Thứ nhất: Chuyển đổi mô hình hoạt động của Công ty theo hướng có lợi nhất, sát gần với Thế giới và khu vực nhất, như: Chuyển Công ty TNHH Một thành viên sang Công ty Cổ phần. - Thứ hai: Khống chế được lượng nước thất thoát toàn Công ty ở mức dưới 25%, để thu được kết quả SXKD cao nhất. - Thứ ba: Mở rộng được khách hàng và đối tượng kháchh hàng sử dụng nước sạch của Công ty. - Thứ tư: Nhà nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng có những chính sách, ưu đãi riêng để Công ty có thể trả được nợ vay trong khi không thể thực hiện được giá bán như dự kiến bởi liên quan đến yếu tố xã hội. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1 Báo cáo của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. 2 Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng (2005), Quyết định số 38/2005/QĐ-BTC về việc ban hành khung giá nước sạch sinh hoạt chung cho từng khu vực. 3 Bộ Xây dựng (2004), Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD về việc ban hành định mức dự toấn công tác sản xuất nước sạch. 4 David Beg, Stanley Fischer & Rudiger Dornbusch (1992), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5 Bộ Xây dựng (1998), Báo cáo tham luận tại Hội nghị Cấp nước đô thị toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội. 6 Bộ Xây dựng (2001), Báo cáo tham luận tại Hội nghị Cấp nước đô thị toàn quốc lần thứ IV tại Hà Nội. 7 Công ty Tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam (2002), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cấp nước thị trấn Trại Cau – Huyện Đồng Hỷ. 8 Công ty Tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam (2002), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cấp nước thị trấn Đu – Huyện Phú Lương. 9 Công ty Tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam (2002), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cấp nước thị trấn Đình Cả – Huyện Võ Nhai. 10 Công ty Tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam (2002), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cấp nước thị trấn Yên Lãng – Huyện Đại Từ. 11 Công ty Tư vấn TNHH Nước và Môi trường Việt Nam (2003), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo và nâng cấp NMN Sông Công. 12 Công ty Cổ phần Thông tin Kinh tế Đối ngoại (2005), Thái Nguyên Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13 Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (1999- 2003), NXB Thống kê năm 2004, Hà Nội. 14 Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005, NXB Thống kê năm 2006, Hà Nội. 94 15 Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006, NXB Thống kê năm 2007, Hà Nội. 16 Hội Cấp thoát nước Việt Nam (2006), Nhu cầu dùng nước hộ gia đình, Công ty Quảng cáo báo chí truyền hình, Hà Nội. 17 Hyder John Taylor (1995), Báo cáo Khả thi dự án cấp nước và vệ sinh thành phố Thái Nguyên vay vốn ADB. 18 Bác sĩ Ngô Cao Lẫm (2006), “Các loại bệnh nhiễm trùng đường ruột và thời gian tồn tại của các vi khuẩn trong nước”, 19 Luật doanh nghiệp(2006), 20 Ngân hàng Thế giới (2002), Bechmarking Ngành nước đô thị Việt Nam, tập I: Báo cáo chính, Hà Nội. 21 Ngân hàng Thế giới (2002), Bechmarking Ngành nước đô thị Việt Nam, tập II: Phụ lục, Hà Nội. 22 Ngân hàng Thế giới (2003), Bechmarking Ngành nước đô thị Việt Nam, tập II: Phần phụ lục Chi phí vận hành, Hà Nội. 23 GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Cấp nước và vệ sinh nông thôn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 24 TS. Đỗ Văn Phức (2003), Khoa học Quản lý hoạt động kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 25 Thủ tướng Chính phủ (1996), Chỉ thị số 487/TTg về tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước. 26 Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định 63/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020. 27 Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. 28 TS. Nguyễn Văn Tín (2001), Cấp nước, tập I: Mạng lưới cấp nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 29 Tổng Cục Thống kê (2006), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004, Hà Nội. 30 Trang báo điện tử, http:www.dwrm.gov.vn, của Cục quản lý tài nguyên nước – 95 Bộ Tài nguyên và môi trường. 31 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2004), Quyết định số 2367/2004/QĐ-UB về việc mức thu lệ phí chế độ thu nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 32 Từ điển mở Wikipedia, http//:www.vi.wikipedia.org Tiếng Anh 33 Từ điển bách khoa toàn thư, encyclopedia.com 34 Từ điển, Sciteclabs.com 35 Trang báo điện tử, của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc. 96 PHỤ LỤC CỦA LUẬN VĂN 97 Phƣơng án 1 Thời gian trả nợ 20 năm. Lãi suất 1 bán niên: 3,055% Chênh lệch trả lãi giữa mười năm đầu và mười năm cuối là 2 lần. Bảng 3.5 Phƣơng án trả nợ và lãi vay 1 TT Ngày trả nợ Dƣ nợ (đồng) Trả gốc (đồng) Trả lãi (đồng) Tổng số tiền trả (đồng) 1 1/6/2005 80.043.064.091 135.123.673 2.445.315.608 2.580.439.281 2 1/12/2005 79.907.940.418 139.251.701 2.441.187.580 2.580.439.281 3 1/6/2006 79.768.688.717 143.505.840 2.436.933.440 2.580.439.280 4 1/12/2006 79.625.182.877 147.889.944 2.432.549.337 2.580.439.280 5 1/6/2007 79.477.292.933 152.407.981 2.428.031.299 2.580.439.280 6 1/12/2007 79.324.884.952 157.064.045 2.423.375.235 2.580.439.280 7 1/6/2008 79.167.820.907 161.862.352 2.418.576.929 2.580.439.281 8 1/12/2008 79.005.958.555 166.807.247 2.413.632.034 2.580.439.281 9 1/6/2009 78.839.151.308 171.903.208 2.408.536.072 2.580.439.280 10 1/12/2009 78.667.248.100 177.154.851 2.403.284.429 2.580.439.280 11 1/6/2010 78.490.093.249 182.566.932 2.397.872.349 2.580.439.281 12 1/12/2010 78.307.526.317 188.144.352 2.392.294.929 2.580.439.281 13 1/6/2011 78.119.381.965 193.892.161 2.386.547.119 2.580.439.280 14 1/12/2011 77.925.489.804 199.815.567 2.380.623.714 2.580.439.280 15 1/6/2012 77.725.674.237 205.919.933 2.374.519.348 2.580.439.281 16 1/12/2012 77.519.754.304 212.210.786 2.368.228.494 2.580.439.281 17 1/6/2012 77.307.543.518 218.693.826 2.361.745.454 2.580.439.280 18 1/12/2012 77.088.849.692 225.374.922 2.355.064.358 2.580.439.280 19 1/6/2013 76.863.474.770 232.260.126 2.348.179.154 2.580.439.280 20 1/12/2013 76.631.214.644 239.355.673 2.341.083.607 2.580.439.280 21 1/6/2014 76.391.858.971 2.827.107.269 2.333.771.292 5.160.878.561 22 1/12/2014 73.564.751.702 2.913.475.397 2.247.403.164 5.160.878.561 23 1/6/2015 70.651.276.305 3.002.482.070 2.158.396.491 5.160.878.561 24 1/12/2015 67.648.794.235 3.094.207.897 2.066.670.664 5.160.878.561 25 1/6/2016 64.554.586.338 3.188.735.948 1.972.142.613 5.160.878.561 26 1/12/2016 61.365.850.390 3.286.151.832 1.874.726.729 5.160.878.561 27 1/6/2017 58.079.698.558 3.386.543.770 1.774.334.791 5.160.878.561 28 1/12/2017 54.693.154.788 3.490.002.682 1.670.875.879 5.160.878.561 29 1/6/2018 51.203.152.106 3.596.622.264 1.564.256.297 5.160.878.561 30 1/12/2018 47.606.529.842 3.706.499.074 1.454.379.487 5.160.878.561 98 31 1/6/2019 43.900.030.768 3.819.732.621 1.341.145.940 5.160.878.561 32 1/12/2019 40.080.298.147 3.936.425.453 1.224.453.108 5.160.878.561 33 1/6/2020 36.143.872.694 4.056.683.250 1.104.195.311 5.160.878.561 34 1/12/2020 32.087.189.444 4.180.614.924 980.263.638 5.160.878.561 35 1/6/2021 27.906.574.520 4.308.332.709 852.545.852 5.160.878.561 36 1/12/2021 23.598.241.811 4.439.952.274 720.926.287 5.160.878.561 37 1/6/2022 19.158.289.537 4.575.592.816 585.285.745 5.160.878.561 38 1/12/2022 14.582.696.721 4.715.377.176 445.501.385 5.160.878.561 39 1/6/2023 9.867.319.545 4.859.431.949 301.446.612 5.160.878.561 40 1/12/2023 5.007.887.596 5.007.887.595 152.990.966 5.160.878.561 Tổng cộng 80.043.064.090 74.783.292.740 154.826.356.830 Phƣơng án 2 Thời gian trả nợ 20 năm Lãi suất 1 bán niên = 3,055% Chênh lệch trả lãi giữa mười năm đầu và mười năm cuối là 1,5 lần. Bảng 3.6 Phƣơng án trả nợ và lãi vay 2 TT Ngày trả nợ Dƣ nợ (đồng) Trả gốc (đồng) Trả lãi (đồng) Tổng số tiền trả (đồng) 1 1/6/2005 80.043.064.091 523.101.550 2.445.315.608 2.968.417.158 2 1/12/2005 79.519.962.541 539.082.302 2.429.334.856 2.968.417.158 3 1/6/2006 78.980.880.239 555.551.266 2.412.865.891 2.968.417.158 4 1/12/2006 78.425.328.973 572.523.358 2.395.893.800 2.968.417.158 5 1/6/2007 77.852.805.615 590.013.946 2.378.403.212 2.968.417.158 6 1/12/2007 77.262.791.669 608.038.872 2.360.378.285 2.968.417.158 7 1/6/2008 76.654.752.797 626.614.460 2.341.802.698 2.968.417.158 8 1/12/2008 76.028.138.337 645.757.532 2.322.659.626 2.968.417.158 9 1/6/2009 75.382.380.805 665.485.424 2.302.931.734 2.968.417.158 10 1/12/2009 74.716.895.381 685.816.004 2.282.601.154 2.968.417.158 11 1/6/2010 74.031.079.377 706.767.683 2.261.649.475 2.968.417.158 12 1/12/2010 73.324.311.694 728.359.435 2.240.057.722 2.968.417.158 13 1/6/2011 72.595.952.259 750.610.816 2.217.806.342 2.968.417.158 14 1/12/2011 71.845.341.443 773.541.977 2.194.875.181 2.968.417.158 15 1/6/2012 71.071.799.466 797.173.684 2.171.243.474 2.968.417.158 16 1/12/2012 70.274.625.782 821.527.340 2.146.889.818 2.968.417.158 17 1/6/2012 69.453.098.442 846.625.000 2.121.792.157 2.968.417.158 99 18 1/12/2012 68.606.473.442 872.489.394 2.095.927.764 2.968.417.158 19 1/6/2013 67.733.984.048 899.143.945 2.069.273.213 2.968.417.158 20 1/12/2013 66.834.840.103 926.612.793 2.041.804.365 2.968.417.158 21 1/6/2014 65.908.227.310 2.439.129.392 2.013.496.344 4.452.625.737 22 1/12/2014 63.469.097.918 2.513.644.795 1.938.980.941 4.452.625.737 23 1/6/2015 60.955.453.123 2.590.436.644 1.862.189.093 4.452.625.737 24 1/12/2015 58.365.016.479 2.669.574.483 1.783.051.253 4.452.625.737 25 1/6/2016 55.695.441.996 2.751.129.984 1.701.495.753 4.452.625.737 26 1/12/2016 52.944.312.012 2.835.177.005 1.617.448.732 4.452.625.737 27 1/6/2017 50.109.135.007 2.921.791.662 1.530.834.074 4.452.625.737 28 1/12/2017 47.187.343.345 3.011.052.397 1.441.573.339 4.452.625.737 29 1/6/2018 44.176.290.948 3.103.040.048 1.349.585.688 4.452.625.737 30 1/12/2018 41.073.250.900 3.197.837.922 1.254.787.815 4.452.625.737 31 1/6/2019 37.875.412.978 3.295.531.870 1.157.093.866 4.452.625.737 32 1/12/2019 34.579.881.108 3.396.210.369 1.056.415.368 4.452.625.737 33 1/6/2020 31.183.670.739 3.499.964.596 952.661.141 4.452.625.737 34 1/12/2020 27.683.706.143 3.606.888.514 845.737.223 4.452.625.737 35 1/6/2021 24.076.817.629 3.717.078.958 735.546.779 4.452.625.737 36 1/12/2021 20.359.738.671 3.830.635.720 621.990.016 4.452.625.737 37 1/6/2022 16.529.102.951 3.947.661.641 504.964.095 4.452.625.737 38 1/12/2022 12.581.441.310 4.068.262.705 384.363.032 4.452.625.737 39 1/6/2023 8.513.178.605 4.192.548.130 260.077.606 4.452.625.737 40 1/12/2023 4.320.630.475 4.320.630.476 131.995.261 4.452.625.737 Tổng cộng 80.043.064.092 68.377.793.795 148.420.857.900 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9087.pdf