Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I

Tài liệu Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I: ... Ebook Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập WTO, mọi doanh nghiệp được thành lập ra đều mong muốn được tồn tại và phát triển bền vững. Cạnh tranh mang tính toàn cầu, muốn chiến thắng doanh nghiệp phải có các lợi thế cạnh tranh. Muốn ra các quyết định kinh doanh tận dụng được các lợi thế cạnh tranh phải dựa trên cơ sở thông tin kinh tế bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Thông tin kinh tế bên trong doanh nghiệp chủ yếu là việc quản lý chi phí của doanh nghiệp. Quản lý chi phí trong doanh nghiệp chính là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc quản lý chi phí luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty Điện lực I nói riêng, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I” cho chuyên đề của mình. Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Lời mở đầu. Phần II: Nội dung. Chi phí kinh doanh và sự cần thiết của quản lý chi phi kinh doanh. Thực trạng về công tác quản lý chi phí tại Công ty Điện lực I Phần III: Kết luận. Do thời gian thực tập và trình độ bản thân còn hạn chế, do đó chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình tìm hiểu đề tài và viết chuyên đề. Em cũng xin chân thành cám ơn các cán bộ phòng Kinh Doanh Công ty Điện lực I đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1. Giới thiệu chung về Công ty Điện lực 1- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) Công ty Điện lực 1 là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của EVN, nhiệm vụ chính là kinh doanh điện năng trên địa bàn 140.237 Km2, dân số 30.297.047 người phía Bắc Việt Nam (từ Hà Tĩnh trở ra, không bao gồm các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Ninh Bình). Các đơn vị trực thuộc gồm có: 23 Điện lực tỉnh, thành phố; 11 đơn vị phụ trợ sản xuất kinh doanh khác với tổng số CBCNV 17.800 người Công ty Điện lực 1 có tên giao dịch quốc tế là Power Company N01 (PC1) trụ sở giao dịch chính đặt tại 20 Trần Nguyên Hãn- Hoàn Kiếm- Hà Nội. Trước năm 1995, Công ty là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện năng, Công ty tiến hành sản xuất điện năng và trực tiếp tiêu thụ điện năng đó. Từ sau năm 1995, Công ty là doanh nghiệp kinh doanh điện năng dựa trên cơ sở chủ yếu là mua, bán điện. Công ty tiến hành mua điện của Tổng Công ty, bổ sung thêm bằng các nguồn phát nhỏ và mua điện các đơn vị khác nếu cần, sau đó thực hiện việc tiêu thụ điện năng. 2.Các giai đoạn phát triển và những thành tựu nổi bật Vào cuối thế kỷ XIX dầu thế kỷ XX, thực dân Pháp cho xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp ở nước ta. Trong số đã có một hệ thống điện và cũng là cơ sở đầu tiên của ngành điện Việt Nam. Với đề nghị của toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ, nhà máy điện đầu tiên đã được xây dựng từ năm 1892 và tới 1895 thì hoàn thành. Sau đó, hai người Pháp là Hermanyer và Plante đã đầu tư xây dựng thêm nhà máy, tăng Công suất lên 1000kW và thành lập Công ty điện khí Đông Dương - tiền thân của ngành điện Việt Nam, tên gọi tắt là SIE. Sau năm 1954, quân dân ta chính thức tiếp quản toàn bộ hệ thống điện của thực dân Pháp bao gồm cả nhà máy đèn Bờ Hồ, nay là Công ty Điện lực I. Lúc này, cơ quan lấy tên là Cục điện lực, trực thuộc bộ Công nghiệp nặng. Ngành điện Việt Nam được chính thức thành lập ngày 15 tháng 04 năm 1951. Thời gian đầu, khi đất nước còn chia cắt hai miền, sản lượng điện còn rất thấp, chiến tranh chưa thực sự chấm dứt. Sớm xác định điện là ngành kinh tế quan trọng, Đảng và Nhà nước ta đã ưu tiên đầu tư vốn để phát triển. Tỷ trọng vốn cho ngành điện chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư xây dựng nền kinh tế quốc dân, nhờ vậy Công suất nguồn điện tăng gấp 3,7 lần. Năm 1971, Cục điện lực đổi tên thành Công ty Điện lực miền Bắc và sau đã lấy tên là Công ty Điện lực 1 vào năm 1981, trực thuộc Bộ điện lực sau là Bộ năng lượng. Cùng với yêu cầu đổi mới cơ chế tổ chức quản lý sản xuất của Nhà nước, sau năm 1995, song song việc hình thành Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Sở điện lực Hà Nội, các nhà máy phát và truyền tải tách khỏi Công ty Điện lực 1. Công ty Điện lực 1 trở thành đơn vị thành viên của EVN, trực thuộc Bộ Công nghiệp, nhiệm vụ chính chỉ còn là kinh doanh điện năng, quản lý hệ thống phân phối vận hành an toàn theo phân cấp quản lý. Gần 50 năm xây dựng và trưởng thành với sự tập trung đầu tư và cho phép mở rộng hợp tác quốc tế, Điện lực Việt Nam nói chung và Công ty Điện lực 1 nói riêng đã khẳng định tầm quan trọng của mình, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị- kinh tế- xã hội trong Công cuộc xây dựng đất nước và Bảo vệ Tổ quốc Sau ngày thống nhất đất nước, ngành Điện xây dựng mở rộng và phát triển thêm hàng chục nhà máy điện có Công suất lớn và hiện đại, hàng ngàn km đường dây tải điện và hàng trăm trạm biến áp dung lượng lớn, đặc biệt là hoàn thành Công trình đường dây tải điện 500kV Bắc Nam dài 1487km và Trung tâm điều độ quốc gia. Công trình này đã khắc phục tình trạng thiếu điện ở phía Nam, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và khai thác hợp lý nguồn năng lượng cả nước, phân phối hiệu quả Công trình thuỷ điện Hoà Bình, các nguồn điện chạy than ở phía Bắc và các nguồn điện mới ở miền Nam. Bình quân Công suất nguồn tăng thêm 40MW. Hướng đi sắp tới của ngành Điện là tiếp tục đầu tư cải tạo lưới điện quốc gia, ưu tiên phát triển vùng sâu, vùng xa. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm qua từng thời kỳ gia tăng rõ rệt được thể hiện thông qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ sản xuất điện thương phẩm Triệu kWh Hiện nay trên địa bàn của quản lý cũ: 26/26 tỉnh (100%), 243/245 huyện (99%), 4637/2576 xã (88%) Có điện lưới quốc gia, cấp điện cho 5.396.522/6.150.985 hộ nông thôn (88%). Sơ đồ sản lượng điện Sản lượng Tỷ kWh 3. Đặc điểm bộ máy quản lý tại Công ty Điện lực I: a. Bộ máy quản lý Ban giám đốc: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc. Giúp việc cho ban giám đốc là 19 phòng ban chức năng, các văn phòng đại diện. Hội đồng doanh nghiệp. Các cơ quan tư vấn: Hội đồng thi đua khen thưởng Hội đồng lương Hội đồng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến Hội đồng thẩm tra thẩm định dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật…) và nghiệm thu công trình xây dựng. Hội đồng kiểm kê 0 giờ ngày 01/01/ hàng năm Hội đồng thanh xử lý vật tư, tài sản và thẩm định giảm giá hàng tồn kho và công nợ khó đòi. Sơ đồ:1 C«ng ty ®iÖn lùc1 Khèi §iÖn lùc 25 §iÖn lùc §iÖn lùc Nam §Þnh §iÖn lùc Yªn B¸i §iÖn lùc Qu¶ng Ninh §iÖn lùc Th¸i Nguyªn §iÖn lùc B¾c Giang §iÖn lùc H¶i D­¬ng §iÖn lùc Thanh Ho¸ §iÖn lùc Hµ T©y §iÖn lùc Th¸i B×nh §iÖn lùc Yªn B¸i §iÖn lùc L¹ng S¬n §iÖn lùc Tuyªn Quang §iÖn lùc NghÖ An §iÖn lùc Cao B»ng §iÖn lùc S¬n La §iÖn lùc Hµ TÜnh §iÖn lùc Hoµ B×nh §iÖn lùc Lao Cai §iÖn lùc Lai Ch©u §iÖn lùc Hµ Giang Khèi §¬n vÞ phô trî Khèi Kh¸ch s¹n Khèi s¶n xuÊt vËt liÖu c¸ch ®iÖn Khèi c¸c ban qu¶n lý dù ¸n C¸c phßng chøc n¨ng C«ng ty §iÖn lùc B¾c Ninh §iÖn lùc H­ng Yªn §iÖn lùc Hµ Nam §iÖn lùc VÜnh Phóc §iÖn lùc B¾c C¹n trung t©m t­ vÊn x©y dùng XÝ nghiÖp x©y l¾p Trung t©m m¸y tÝnh XÝ nghiÖp Gao nhËn vËn chuyÓn xÝ nghiÖp C¬ ®iÖn VËt t­ Trung t©m ThÝ nghiÖm §IÖn Kh¸ch s¹n §iÖn lùc XÝ nghiÖp VËt liÖu c¸ch ®iÖn Nhµ §iÒu d­ìng phôc håi chøc n¨ng L§ XÝ nghiÖp Sø thuû tinh c¸ch § Ban qu¶n lý Dù ¸n l­íi §iÖn Ban QLDA& c¶i t¹o l­íi ®iÖn HN- HP- N§ V¨n phßng C«ng ty P1 Phßng KHSX&§TXD P2 Phßng tæ chøc c¸n bé P3 Phßng kü thuËt P4 Phßng tµi chÝnh KT P5 Phßng vËt t­ &XNK P6 Phßng Lao ®éng tiÒn l­¬ng P7 Phßng qu¶n lý x©y dùng P8 Phßng kinh doanh ®iÖn n¨ng P9 phßng ®iÖn n«ng th«n P10 Phßng thanh tra an toµn P11 Phßng thanh tra b¶o vÖ P12 Phßng kinh tÕ ®èi ngo¹i P13 Phßng thñy ®iÖn P14 Phßng ®iÒu phèi l­íi ®iÖn P15 Phßng kiÓm to¸n& KiÓm tra néi bé P16 Phßng qu¶n lý ®Êu thÇu P17 Phßng tæ chøc c¸n bé P3 Phßng quyÕt to¸n P19 Phßng thi ®ua tuyªn truyÒn P18 b. Các đơn vị trực thuộc, các đơn vị phụ trợ Công ty Điện lực 1 có 36 đơn vị trực thuộc: Khối điện lực: 23 đơn vị thành viên tương ứng các tỉnh, thành phố (Từ Hà Tĩnh trở ra không kể Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình và gần đây nhất là Hải Dương) Khối đơn vị phụ trợ: 5 đơn vị Khối khách sạn: 2 đơn vị Khối sản xuất vật liệu cách điện: 2 đơn vị Khối các ban quản lý dự án: 2 đơn vị c) Tổ chức nhân sự các phòng trong Công ty P1 Văn phòng Công ty Thư ký tổng hợp Văn thư, lưu trữ, in ấn Hành chính, pháp chế, tuyên truyền Phục vụ, quản trị, đời sống P2 Phòng kế hoạch sản xuất và đầu tư xây dựng Tham mưu, lập kế hoạch Điều độ sản xuất Điều độ kế hoạch Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh P3 Phòng tổ chức cán bộ Tổ chức quản lý Quản trị nhân sự Thực hiện chế độ chính sách Đào tạo, bồi dưỡng Công tác đời sống xã hội Công tác thi đua khen thưởng P4 Phòng kỹ thuật Quản lý kỹ thuật vận hành sửa chữa, đo đếm rơle bảo vệ Phát triển máy tin học Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật Quản lý quy trình, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật P5 Phòng tài chính kế toán Công tác tài chính, giá cả Công tác hạch toán, kế toán Thẩm tra các công trình thuộc nguồn vốn Thực hiện tài chính dự án đầu tư P6 Phòng vật tư và xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu VTTB trong nước Thanh lý, xử lý VTTB, thống kê, quyết toán P7 Phòng lao động tiền lương Công tác lao động Công tác tiền lương Thi đua khen thưởng P8 Phòng quản lý xây dựng Thẩm định báo cáo khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, các công trình XDCB Thẩm định thiết kế thi công công trình Quản lý quy hoạch điện Trợ giúp quyết toán Quản lý chuẩn bị đầu tư Quản lý dự án P9 Phòng kinh doanh điện năng Lập kế hoạch điện thương phẩm Marketing và phát triển khách hàng Kiểm tra xử lý, hướng dẫn khách hàng sử dụng điện Theo dõi tổn thất Theo dõi giá điện Thu nộp Hỗ trợ quản lý và phát triển điện nông thôn P10 Phòng điện nông thôn Tổng điều tra lưới điện nông thôn Dự toán các công trình về tiếp nhận lưới điện nông thôn Đôn đốc các điện lực thành viên Thống kê, tổng kết P11 Phòng thanh tra an toàn Kế hoạch an toàn lao động Qui trình,quy phạm Thanh tra thiết bị Tập huấn, kiểm tra quy trình, điều tra tai nạn P12 Phòng thanh tra bảo vệ Công tác thanh tra, kiểm tra Giải quyết khiếu nại, tố cáo Công tác bảo vệ P13 Phòng kinh tế đối ngoại Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước, pháp lý quốc tế Lập, theo dõi, triển khai dự án công trình và hồ sơ các đối tác Phát triển đối tác Tổ chức biên dịch P14 Phòng thuỷ điện Điều hành xây dựng thuỷ điện Phát triển Điện thương phẩm Thực hiện nghĩa vụ môi trường P15 Phòng điều phối lưới điện Điều độ sản xuất và kế hoạch Quản lý sở điện lực Báo cáo TCT, nghiên cứu, kiến nghị các biện pháp cải tiến P16 Phòng kiểm toán và kiểm tra nội bộ Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh Kiểm tra tuân thủ pháp luật và chế độ Kiểm tra tính chính xác báo cáo tài chính Thanh trừng nội bộ P17 Phòng quản lý đấu thầu P18 Phòng thi đua tuyên truyền Công tác thi đua Công tác khen thưởng và đề xuất cấp trên P19 Phòng quyết toán Thực hiện quyết toán các công trình, dự án Sơ đồ tổ chức của Công ty Điện lực 1 Gi¸m ®èc C«ng ty NguyÔn Phóc Vinh Phã Gi¸m ®èc KD Hµ M¹nh TÒ Phã Gi¸m ®èc kü thuËt D­ Cao Minh Phßng tæ chøc c¸n bé (phÇn ®æi míi doanh nghiÖp ) Phßng vËt t­- xuÊt nhËp khÈu Phßng kinh doanh §iÖn n¨ng Phßng §iÖn n«ng th«n Phßng Qu¶n lý x©y dùng V¨n phßng C«ng ty Phßng Tæ chøc c¸n bé Phßng Lao ®éng tiÒn l­¬ng Phßng KiÓm to¸n vµ kt néi bé Phßng Kinh tÕ ®èi ngo¹i Phã Gi¸m ®èc ®Çu t­ XD: ThiÒu Kim Quúnh Phßng Qu¶n lý ®Êu thÇu Phßng KHSX& §T x©y dùng Phßng Thanh tra- B¶o vÖ Phßng Lao ®éng tiÒn l­¬ng Phßng Thi ®ua tuyªn truyÒn Phßng Thanh tra an toµn Phßng §iÒu phèi l­íi ®iÖn Phßng QLXD (Phßng chuÈn bÞ §T c¸c DA míi) Phßng Kü thuËt Phßng KÕ ho¹ch (PhÇn §T ph¸t triÓn ) Phßng KT §èi ngo¹i (PhÇn hîp t¸c liªn doanh) Phã Gi¸m ®èc phßng ViÔn th«ng & CNTT S¬ ®å tæ chøc bé m¸y 4. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí kinh doanh của Công ty Điện lực I 4.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty: óLĩnh vực hoạt động: Kinh doanh điện năng Thiết kế, xây dựng, quản lý, khai thác và quy hoạch hệ thống lưới điện phân phối. Sản xuất, chế tạo các thiết bị, vật tư ngành điện. Thí nghiệm điện, đo lường điện các thiết bị, trạm điện có điện áp đến 500kV. Nhập khẩu thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ ngành điện. Vận chuyển các loại thiết bị, hàng hoá siêu siêu trường trọng chuyên dụng Đào tạo mới, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chuyên ngành điện. Tư vấn xây dựng chuyên ngành điện. Kinh doanh khách sạn. Sản phẩm của Công ty Điện lực I được thể hiện ngay trong tên gọi của Công ty. Sản phẩm điện là một loại hàng hoá không thể thiếu đối với sự phát triển của bất cứ một xã hội nào. Điện có liên quan và ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế của tất cả các ngành như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ, an ninh quốc phòng và điện cho sinh hoạt. Sản phẩm điện phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện địa lý và khí hậu bởi nó hiện hữu suốt ngày đêm tại khắp các vùng miền trên cả nước, chịu ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên như mưa gió, bão lũ. Mặt khác nó còn là sản phẩm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như thuỷ điện, nhiệt điện… Quy mô của các công trình điện thường là rất lớn, với thời gian sử dụng lâu dài và thiết bị máy móc hầu như đều phải nhập từ nước ngoài, tổn thất điện năng cao. Do vậy, Công ty hao tốn nhiều chi phí cho công tác xây dựng và bảo trì, bảo vệ lưới điện. Sản phẩm điện mang tính chất tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, an ninh quốc phòng và đời sống xã hội. Chính vì lẽ đó mà kinh doanh điện không những mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp mà nó còn đem lại sự phát triển cho cả nền kinh tế quốc dân. 4.2. Đặc điểm kỹ thuật, Công nghệ. ó Hệ thống lưới phân phối theo phạm vi quản lý của các Công ty Điện lực KHỐI LƯỢNG QUẢN LÝ CTĐL1 CTĐL2 CTĐL3 CTĐL Hà Nội CTĐL. Tp.HCM CTĐL HảiPhòng CTĐL Đồng Nai Đường dây trung thế (Km) 29.279 28.685 16.251 2.310 3.604 1.512 1.993 Đường dây Hạ thế (Km) 16.247 28.023 17.501 1.817 6.250 587 2.061 Trạm biến áp trung gian (MVA) 1.32 283 860 148,5 16,5 181 54,4 Trạm biến áp phân phối (MVA) 6.442 4.151 2.188,7 2.861 4.364 28,2 792,6 Nhìn chung công tác vận hành ở các đơn vị đã có nhiều tiến bộ trong việc tăng cường kiểm tra định kỳ và thường xuyên ĐZ (đường dây), thiết bị nên mặc dù tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn cũ nát nhưng đã hạn chế được nhiều vụ sự cố. Tuy nhiên sự cố lưới truyền tải cao thế vẫn nhiều. Công ty đã chỉ đạo các điện lực xây dựng chương trình giảm tổn thất cho cả năm, trong đã có phân định rõ trọng tâm của từng quý, có chỉ tiêu cụ thể để dễ dàng đôn đốc kiểm tra thực hiện, đã kết hợp giữa các biện pháp kỹ thuật (khai thác hợp lý điện, nâng cấp trang bị, chống quá tải, nâng cao dung lượng tụ bù, nâng cao chất lượng SCL và sửa chữa thường xuyên lưới điện…) và các biện pháp quản lý kinh doanh. Công ty còn chủ trương ban hành thống nhất trong toàn Công ty hệ thống quản lý vận hành tại các trạm 110kV. óSản xuất và cung cấp điện năng: Công ty Điện lực 1 tập hợp dữ liệu từ các ngành khai thác, chế biến và cung cấp các dạng năng lượng. Cụ thể là từ các cơ quan và các doanh nghiệp trực tiếp quản lý và hoạt động trên các lĩnh vực năng lượng như Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty than Việt Nam, Tổng Công ty Dầu khí…. 5. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Điện lực I: Liên kết mật thiết với các cơ sở khai thác và chế biến hay chuyển hoá năng lượng Tổ chức dây chuyền sản xuất và cung cấp Điện Định mức khai thác nguyên vật liệu Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất Tăng hiệu suất các quá trình chuyển hoá năng lượng Đóng gãp trách nhiệm xã hội, tái tạo nguồn năng lượng Giảm tổn thất vận chuyển và phân phối…. Các yếu tố kỹ thuật phải căn cứ theo các thông số về tình trạng kỹ thuật hiện tại của hệ thống năng lượng. Mức độ tiên tiến của công nghệ thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế của thiết bị năng lượng. Ngoài ra, phòng kỹ thuật phải cập nhật các thông số về tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới và khu vực trong khai thác và sử dụng năng lượng. Đồng thời, phải xây dựng kế hoạch điều độ hệ thống điện, chịu trách nhiệm lập báo cáo công tác trong việc xây dựng các nhà máy cung cấp điện, đo lường nhu cầu phụ tải… 5.1. Đặc điểm về lao động: Lao động tính (tính đến 31/12/2005) CNV sản xuất kinh doanh điện: 17.767 người chiếm 89% CNV sản xuất kinh doanh khác: 2.179 người chiếm 11% Tổng số lao động bình quân trong năm: 19.637 người Nguồn lao động - Học sinh trong tuổi lao động Học sinh ra trường trong năm: 383 người Học sinh đang đào tạo : 679 người Đào tạo lại: 264 người Đào tạo mới: 537 người Trung cấp, cao đẳng Điện: 33 người Đại học tại chức: 91 người - Tổng số cán bộ Công ty: 1.356 người trong đó nữ 88 người (chiếm 6.49%) Do Tổng Công ty quản lý: 43 người, có 2 nữ đạt 4,6% Do Công ty quản lý : 123 người có 11 nữ đạt 8,9% Cấp đơn vị: 1166 : 1190 người, có 75 nữ đạt 6,3% Trình độ cán bộ: Trên đại học: 9 người đạt 0,6% Đại học, cao đẳng: 1166 người đạt 85% Số chưa đạt tiêu chuẩn đang đào tạo (Kỹ sư, cử nhân): 72 người đạt 4,8% Không đạt tiêu chuẩn: 109 người (33 người chuẩn bị về hưu) chiếm 8% Các chương trình đào tạo lao động Nâng bậc công nhân kỹ thuật và điều độ viên Bồi dưỡng kiến thức quản lý thị trường Đào tạo ngoại ngữ Bồi dưỡng cán bộ quản lý chi nhánh Kiểm tra viên Điện lực Đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước Đào tạo cán bộ kế cận Bồi huấn kỹ thuật số cho công nhân vận hành trạm biến áp 110kV Cài đặt công tơ kỹ thuật số, công tơ điện tử Bồi huấn kiến thức quản trị dữ liệu tin học ORACLE. Đào thải và đào tạo lại lao động….. Lưu ý: Dự kiến bồi dưỡng kiến thức quản lý chất lượng (PC1 đang chủ trương thực hiện xây dựng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISSO 9001: 2000) Kỷ luật lao động (tính trong năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005) Chuyển công việc có mức lương thấp hơn 01 người Cách chức : 03 người Khiển trách: 07 người Cảnh cáo : 01 người Thu nhập Thu nhập bình quân lao động Đơn vị :VNĐ/người Nhận xét: Sản lượng điện tăng từng năm nên doanh thu tăng, từ đã quỹ lương cũng tăng làm cho thu nhập bình quân đẩu người hàng năm thống kê được là cao lên rõ rệt. Điều đã cũng chứng tá công tác nội bộ của Công ty Điện lực 1 là hợp lý và có thể phát triển tiếp tục. Tổng quỹ Năm CN SXKD Bình quân CN điện CN SXKD khác Bình quân CN khác Lương 2003 317.944.000 1.630 24.460.000 1.107 2004 359.852.668 1.759 37.452.000 1.564 2005 168.683.822 1.603 13.909.463 1.106 Thu nhập 2003 363.831.660 1.865 36.029.520 1.630 2004 398.216.016 1.947 39.145.000 1.635 2005 203.057.507 1.929 17.314.529 1.377 An toàn lao động Công tác an toàn lao động đã được lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm như: trang bị bảo hộ lao động (quần áo BHLĐ: 74.155 bộ, áo rét: 29.763 chiếc, giầy, kính, găng tay, khẩu trang….đầy đủ); trang thiết bị an toàn (găng tay, sào, ủng, bút thử điện, thảm cách điện, dây AT, mũ cứng….đều đủ về số lượng và được tăng cường về chất lượng ); phòng cháy nổ; phòng chống bão lụt, bồi huấn, tập huấn quy trình, quy phạm; khám sức khoẻ định kỳ, kiểm tra đột xuất hiện trường…. Tuy nhiên vì tính chất công việc phức tạp, nguy hiểm, địa bàn quản lý rộng, số lượng CBCNV đông nên số vụ tai nạn vẫn cao. Tính từ năm 2001 đến nay có: TNLĐ chết người: 04 người, TNLĐ nặng: 10 người, TNLĐ nhẹ: 01 người. Nguyên nhân: Do người lao động chủ quan chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác an toàn. Còn vi phạm quy trình, chưa chấp hành tốt kỷ luật lao động, chế độ phiếu công tác và giám sát kiểm tra còn bị buông lỏng. 5.2. Đặc điểm về nguyên liệu, trang thiết bị: Các dữ liệu về tài nguyên năng lượng: Tài nguyên năng lượng cũng thường xuyên được điều tra và đánh giá lại, vì vậy cơ sở dữ liệu về tài nguyên năng lượng cũng cần phải được liên tục cập nhật và hiệu chỉnh. Các dữ liệu và tài nguyên năng lượng cũng được tập hợp theo các loại hình năng lượng. Bao gồm trữ lượng tiềm năng, trữ lượng đã được xác minh và trữ lượng kinh tế kỹ thuật tại thời điểm đang nghiên cứu Nguồn nhiên liệu cung cấp cho sản xuất điện (SXĐ) 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2003 2004 2005 Than Tổng số 2212 2138 2143 2073 2291 3314 3579 4544 4577 4277 4372 5024 5517 Cho SXĐ 888 538 374 290 468 710 886 1217 1275 1281 1062 1150 11500 Tỷ lệ% 40.1 25.2 17.5 14.0 20.4 21.4 24.8 26.8 27.9 25.5 25.1 26.3 27.2 Xăng Dầu Tổng số 2737 2717 3186 4172 4624 4713 5420 5630 6576 6938 8004 8271 9345 Cho SXĐ 381 431 470 494 560 369 434 629 1048 1407 967 1310 1979 Tỉ lệ % 13.9 15.9 14.8 11.8 12.1 7.8 8.0 11.2 15.9 17.0 13.9 16.4 21.2 Khí Tổng số 3 25 17 21 23 186 282 506 935 1563 1292 1440 2.161 Cho SXĐ 3 16 3 6 6 165 253 479 810 1.106 924 1.102 1550 Tỷ lệ% 100 64.0 17.6 28.6 26.1 88.7 89.7 947 86.6 70.8 71.5 76.5 72.0 Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về tài nguyên năng lượng cũng cần phải bao gồm cả những thông tin về tình trạng các nguồn năng lượng đang khai thác và những khó khăn trong khai thác các nguồn năng lượng đã cạn kiệt. Giá năng lượng cũng cần phải được thống kê và điều tra, cập nhật để thấy được xu hướng biến động của giá. Từ đó có thể thấy được ảnh hưởng của giá đến nhu cầu năng lượng cũng như các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu năng lượng. Và đương nhiên, cơ sở dữ liệu này cũng cần bao gồm những dữ liệu về biến động giá cả các loại năng lượng trên thế giới. Vật tư thiết bị Công ty Điện lực 1 có địa bàn quản lý rộng, lưới điện thuộc tài sản của Công ty quản lý và lưới điện thuộc tài sản của địa phương, khách hàng quản lý rất lớn. Vì vậy nhu cầu về VTTB điện phục vụ cho công tác đại tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp và đầu tư xây dựng mới rất lớn. Nhiều năm qua chúng ta đã bị động trong việc tổ chức mua sắm, vì hầu hết VTTB điện đều phải nhập ngoại. Để chủ động về nguồn cung cấp VTTB với chất lượng và giá cả có tính cạnh tranh, đồng thời để chuyển đổi cơ cấu doanh thu giữa kinh doanh điện với kinh doanh các ngành nghề khác, Công ty dự kiến sẽ đầu tư một số dự án chế tạo, sản xuất VTTB và phụ kiện điện gồm: Liên doanh với ĐL Hà Nam- Trung Quốc chế tạo tủ bảng điện trung hạ thế. Mở rộng và nâng cấp xưởng sửa chữa và chế tạo MBA Cầu Dành- Nam Định Dự án nhà máy sản xuất cáp điện VICADI Dự án nhà máy sản xuất cột bêtông ly tâm Dự án nhà máy sản xuất sứ cách điện, kể cả sứ Silicon Dự án nhà máy lắp ráp và chế tạo công tơ đếm điện Nâng cấp và khai thác sử dụng hệ thống máy tính cho công tác SXKD & ĐTXD. 5.3. Đặc điểm về vốn: Vốn đầu tư lớn: Phát triển hạ tầng luôn đi trước một bước sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì thế, vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong đã có điện là khoản đầu tư lớn. Vòng quay vốn đầu tư chậm: Thời gian quay vòng vốn là rất dài có thể tính tới hàng chục năm. Hiệu quả kinh tế - xã hội lớn và rất khó xác định cụ thể. Lợi nhuận thu được từ quá trình đầu tư thấp hơn so với các ngành kinh tế khác song nó có vai trò tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước Việt Nam, Công ty Điện lực 1 không ngừng phát triển trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện năng, mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước và các tổ chức quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện. Công ty Điện lực 1 đã và đang thực thi một số dự án lớn với các nguồn vốn trong và ngoài nước như: Vốn vay ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB), nguồn vốn SIDA Thuỵ Điển, vốn ODA của chính phủ Pháp, Phần Lan, Bỉ…. DỰ ÁN VỐN TRONG NƯỚC Đối tác nước ngoài Trong bối cảnh nguồn vốn của Công ty hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư cho các dự án rất lớn, Công ty đã chủ động mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại tìm kiếm các đối tác để có thể tranh thủ các nguồn vốn của các nhà tài trợ cho các dự án mới, đồng thời thực hiện các dự án đang quản lý. Thành công lớn nhất trong 2002 là đã triển khai hợp tác, liên kết liên doanh với Công ty Điện lực Hà Nam- Trung Quốc về sản xuất tủ bảng điện và VTTB điện khác. Đây là một bước đi đúng đắn thích hợp để tạo đà cho hướng hợp tác sau này. Đã quản lý tốt 7 dự án vay vốn nước ngoài (DA Vịnh Hạ Long, DA Hà Tĩnh- Hải Dương, DA Thanh Hoá- Sầm Sơn, DA Thỏi Nguyên, DA NLNTVN, DA SEIER) và DA IVO- Phần Lan: lập thủ tục đầu tư trình tổ chức cho vay vốn và EVN, tổ chức thực hiện đấu thầu mua sắm VTTB thương thảo và ký kết hợp đồng mua sắm, theo dõi thực hiện hợp đồng VTTB, giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, làm thủ tục xin gia hạn thời gian hiệu lực của Hiệp định vay vốn, giám sát thực hiện đền bù GPMB, đấu thầu xây lắp…. các dự án đang được thực hiện đúng tiến độ kế hoạch: Năm 2002 cơ bản hoàn thành dự án Thái Nguyên, DA Vịnh Hạ Long, DA NLNT. Làm thủ tục cho 25 đoàn đi công tác nước ngoài để học hỏi trao đổi kinh nghiệm với 107 người; 04 đoàn thăm quan du lịch với 13 người Đón tiếp 05 đoàn của các tổ chức nước ngoài vào tìm hiểu, làm việc với Công ty về các dự án với 30 người; 30 đoàn của các tổ chức nước ngoài tham quan xã giao đối ngoại với 50 người. Tiếp tục tập trung vốn đối ứng và vay tín dụng nhằm giải quyết vốn cho việc cải tạo lưới điện cho các thành phố: Vinh, Hạ Long, Thanh Hoá… giải quyết đẩy nhanh tiến độ dự án năng lượng của một số khu vực tỉnh Hà Nam, Lạng Sơn 6. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty trong 3 năm gần nhất 6.1. Về kinh doanh điện năng: Do được đầu tư trang bị quản lý tiên tiến trong khâu đo lường, thí nghiệm hiệu chỉnh công tơ và việc đầu tư lưới điện nên các Điện lực đã hoàn thành được chỉ tiêu đện thương phẩm và giảm tổn thất điện năng. Đã có nhiều cố gắng trong công tác kiểm tra, áp giá bán điện chính xác cho các thành phần phụ tải, đặc biệt cho các thành phần giá cao như kinh doanh dịch vụ, đồng thời các phụ tải công nghiệp cũng vào sản xuất vì vậy Công ty đã thực hiện giá bán điện bình quân tăng so với KH Tổng Công ty giao. Năm 2000 là năm đầu tiên Công ty hoàn thành vượt mức chỉ tiêu này. Tiếp theo các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 và dự kiến 2007 đều vượt mức chỉ tiêu này. Tuy nhiên qua kiểm tra của lãnh đạo Tổng Công ty tại ĐL Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An… cho thấy: một số ĐL còn buông lỏng công tác kiểm tra, áp giá bán điện chưa sát cho các thành phần phụ tải, đặc biệt là giá sản xuất kinh doanh dịch vụ ở khu vực nông thôn… Nếu làm tốt công tác này sẽ nâng được giá bán bình quân cao hơn nữa, đồng thời tránh được các hiện tượng tiêu cực có thể có của CBCNV làm công tác kinh doanh . Việc thu tiền điện vẫn được các ĐL quan tâm, thực hiện nhiều biện pháp thuyết phục, vận động để thu tiền. Tuy nhiên tiền điện nợ quá hạn của các xí nghiệp thuỷ nông vẫn quá lớn, tính đến 31/12/2005 là 48,9 tỷ đồng. Hiện các ngành hữu quan và các địa phương cũng chưa có giải pháp tháo gỡ Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 So 2002 Năm 2004 So 2003 Năm 2005 So 2004 Điện đầu nguồn tr.kWh 7.526,65 115% 10.938,22 112,81% 11.343,68 113,4% Điện thương phẩm tr.kWh 6.850,00 115.7 10.086,13 112,89% 10.364,72 112,10% Tỷ lệ tổn thất % 8.99 -0,47 7,78 -0,07 8,63 +0,85 Doanh thu Tỷ đồng 3.841,21 116,3 6.676,08 114,85% 6.909,09 112,83% Giá bán bình quân đ/kWh 560,76 +3,17 661,61 +11,03 664,70 +4,35 Số KH phát triển k/h 151.724 54.716 491.328 239.604 830.435 339.107 - Công ty dịch vụ khách hàng: thực hiện chủ trương của Tổng Công ty, Công ty đã triển khai tới tất cả các ĐL việc phát triển khách hàng theo phương thức một cửa, một giá đối với công tơ điện sinh hoạt. Việc làm này được khách hàng đánh giá tốt, tránh được những dư luận xấu trong công tác này trước đây. 6.2. Về thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn (SCL) Năm 2003 Công ty đã thực hiện được 1.410 hạng mục với trị giá 118,5 tỷ đồng. Năm 2004 Công ty đã thực hiện được 1.478 hạng mục với giá trị 139,4 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2005 đã thực hiện 1.118 hạng mục với giá trị 95 tỷ đòng. Kết quả trên đã phản ánh được việc tích cực cải tiến cách điều hành của Công ty, kết hợp với sự cố gắng rất lớn của các đơn vị. Công ty đã tập trung củng cố lưới điện 110kV như: ĐL Yên Bái- Lao Cai, Uông Bí- Phả Lại, Ba Chè- Nói một, Đông Anh- Đồi Cốc, Phả Lại- Hải Dương… với tổng số khoảng gần 1500Km; nâng cấp hiện đại hoá các TBA 110kV Long bối, Yên Bái, Thọ Xuân, Việt Trì, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Quỳ Hợp…. Với các ĐZ trung thế đã được sửa chữa nâng tiết diện với chiều dài khoảng 11.000Km; nâng cấp hiện đại hoá thiết bị các trạm thị trường và lưới điện hạ thế cũng được sửa chữa thay cáp, hòm bảo vệ công tơ ở những nơi có tổn thất cao. Đối với nguồn phát điện nhỏ: đã tập trung sửa chữa các tổ máy thuỷ điện; kênh mương một cách kịp thời. Đặc biệt lưới điện trung áp nông thôn mới tiếp nhận của các địa phương đã rất cũ nát, trong đã có 729 TBA bị quá tải. trong 2 năm 2003 và 2004 Công ty đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời sửa chữa lưới điện, điều chuyển và thay mới MBA để khắc phục tình trạng quá tải cấp bách, đảm bảo vận hành an toàn cấp điện ổn định cho nhân dân. Bên cạnh những thành tích nêu trên, trong công tác SCL vẫn còn một số Điện lực chưa làm tốt công tác đại tu lưới điện, quyết toán và hạch toán chưa kịp thời, khảo sát lập phương án dự toán chưa sát với thực tế khi thực hiện phát sinh làm thay đổi khối lượng, gây khó khăn trong việc thanh quyết toán với công trình. 6.3. Về thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng Trong kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2003 gồm 1.113 công trình với giá trị là 1.133 tỷ đồng (so với năm 2002 vượt 49,3%) trong đã vốn vay nước ngoài: 271, 252 tỷ, vốn trong nước là 1.042,237 tỷ đồng (trong đã có 200 tỷ hoàn vốn LĐTANT) Năm 2004 trong kế hoạch: đầu tư xây dựng gồm 1.648 công trình với giá trị 1.714 tỷ đồng (so với năm 2003 vượt 30,8%) trong đã vốn vay nước ngoài: 447 tỷ đồng, vốn trong nước là 1.267,311 tỷ đồng (trong đã 231 tỷ hoàn trả vốn LĐTANT) Năm 2005 trong kế hoạch: đầu tư xây dựng gồm1.640 công trình với trị giá 1.800 tỷ so với năm 2004 vượt 6%) Trong những năm 2003- 2005 Công ty đã có nhiều đổi mới côn._.g tác kế hoạch đầu tư xây dựng từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức hội đồng xét duyệt, để ghi kế hoạch giao các đơn vị thực hiện. Vì vậy việc đầu tư đã đúng trọng tâm, có hiệu quả, tránh tình trạng đầu tư lan tràn như trước đây. Công tác đầu tư xây dựng đã tập trung thực hiện được 28 công trình TBA 110kV với dung lượng 863 MVA, hơn 100 TBA TG35 thị xã, thị trấn và vựng nông thôn Bên cạnh việc đầu tư phát triển lưới điện, Công ty đã rất chú trọng đầu tư xây dựng nhà làm việc cho Điện lực và công nhân điện(CNĐ), nhằm ổn định nơi làm việc cho CBCNV. Trong năm 2001- 2003 đã đầu tư gần 100 CNĐ theo quy mô đã được Công ty duyệt. Công tác đầu tư xây dựng đã hướng vào mục tiêu đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho sản xuất sinh hoạt của nhân dân, đồng thời góp phần tăng lượng điện thương phẩm, tăng doanh thu tiền điện, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên trong những năm tới việc bố trí vốn đầu tư và hoàn trả vốn vay cho các dự án là một khó khăn lớn của Công ty, ngoài ra còn phải bố trí vốn thực hiện xoá bán tổng, đầu tư các dự án sản xuất đa ngành… chi phí sản xuất ngày càng lớn, tỷ xuất lợi nhuận trên đồng vốn sẽ đạt thấp. Vì vậy việc đầu tư các dự án sắp tới đòi hỏi phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng hiệu quả kinh tế trước khi quyết định . Tuyệt đối không đầu tư dàn trải, không đúng trọng tâm, trọng điểm, không đảm bảo các mục tiêu phục vụ hiệu quả kinh tế. Riêng với Điện lực 1, khó khăn có thể kể như. Số CBCNV đông dẫn tới thu nhập đầu người thấp. Lưới điện rộng, chi phí quản lý đại tu sửa chữa yêu cầu lớn, đặc biệt là một số thành phố kinh tế trọng điểm cần đầu tư củng cố lưới để đảm bảo vận hành an toàn và kinh doanh điện năng. Các tỉnh miền núi đầu tư lớn, lưới điện rộng nhưng dân cư phân tán, điện thương phẩm rất ít, phải bù lỗ. Hệ thống công tơ chính để kinh doanh điện năng có tới 60% hiện là của khách hàng, không đồng bộ, quá nhiều chủng loại, khó khăn quản lý và chất lượng hầu hết không đủ tiêu chuẩn Một số đơn vị thành viên trước đây hoạt động chủ yếu để phục vụ khối máy phát và các hoạt động khác của Công ty, nằm ngoài lĩnh vực kinh doanh điện năng, hay là câu hỏi khó trong bố trí công ăn việc làm. Nhu cầu sử dụng điện nông thôn tăng, thương phẩm càng tăng thì giá bán bình quân thấp, bên cạnh đó đầu vào nguyên liệu vẫn tính theo mặt bằng thế giới Trình độ dân trí của ta còn thấp và không đồng đều: nhiều nơi, nhiều chỗ còn chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của sự ngiệp điện khí hoá; còn tồn tại hiện tượng các cá nhân hay cơ sở sản xuất dùng các thủ đoạn để lấy cắp điện… gây cản trở không ít cho Công ty Điện lực 1 trong việc sản xuất kinh doanh Điểm lợi thế của Công ty Điện lực 1 là thị trường tiêu thụ rất ổn định và không ngừng tăng tiến theo nhu cầu tất yếu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Các hình thức bán buôn và bán lẻ điện được áp dụng linh hoạt và giá cả do Nhà nước quy định, bởi điện có vai trò hết sức to lớn đối với bất cứ quốc gia nào nên tầm vĩ mô đã khoác cho ngành điện thương hiệu độc quyền. Vấn đề cạnh tranh là hãn hữu do lưới điện phải thống nhất theo điều độ quốc gia, Công ty Điện lực 1 quản lý lưới 110kV và trung áp, các điện lực thành viên quản lý lưới hạ thế. Có thể thực hiện bán điện qua trung gian là các hợp tác xã dịch vụ điện năng ở các cấp. Bên cạnh đó, Công ty còn nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ điện, phục vụ khách hàng một cách đầy đủ và kịp thời, với thực hiện xoá bản tổng Công ty ở các thành phố, thị trấn, lắp đặt công tơ riêng từng hộ giúp giá điện có tính thoả thuận ổn định hơn, đề cao quyền lợi sử dụng điện của các hộ tiêu thụ Công ty Điện lực 1 nắm bắt tốt nhu cầu phụ tải, cũng như các đặc điểm tổ chức sản xuất nên sớm có các kế hoạch xác định sản lượng điện thương phẩm. Ngoài ra, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ngành điện có những chính sách sử dụng điện tiết kiệm trong các giờ cao điểm và khuyến khích sử dụng trong những lúc thấp điểm do điện là loại hàng hoá đặc biệt không có tồn kho, lưu trữ. Chính sách về khách hàng cũng có tác động kiểm tra các chi phí phát sinh và thực hiện quản lý, từ đó tổng thành chi phí sản xuất của toàn Công ty. 6.4. Về sử dụng quỹ đầu tư phát triển Năm 2003 Công ty đã thực hiện 28,9 tỷ đồng để mua sắm MBA và VTTB 110kV, MBA thị trường, phân phối, thiết bị thí nghiệm hiệu chỉnh, bàn thử công tơ của các nước G7, trang bị văn phòng… Năm 2005 với số vốn đầu tư phát triển chỉ có 33,396 tỷ đồng, Công ty đã tập trung giải quyết những nhu cầu lớn phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: mua sắm thiết bị thí nghiệm, đo lường (22,82 tỷ), xe ô tô, xe tải, bán tải (19,5tỷ), máy tính MBA thị trường dự phòng …. Nhìn chung nhu cầu đầu tư, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty rất lớn, trong khi nguồn quỹ đầu tư rất hạn hẹp do lãi ít, có trường hợp chi trước để mua sắm trang thiết bị để phục vụ sản xuất. Đây là một khó khăn lớn cần phải được xem xét cân đối để giải quyết theo trình tự ưu tiên đảm bảo được những yêu cầu cần thiết nhất. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I CHI PHÍ KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ CHI PHÍ KINH DOANH. 1. Khái niệm chi phí kinh doanh: Trong hoạt động kinh doanh có thể hiểu:”Mọi sự tiêu phí tính bằng tiền của một doanh nghiệp là chi phí”. Với khái niệm này chi phí là một phạm trù rất rộng, thể hiện mọi hành động tiêu phí tiền bạc của doanh nghiệp. Chẳng hạn, tiền mua nguyên vật liệu về doanh nghiệp (tiền mua hàng), tiền ứng với giá trị nguyên vật liệu xuất dung (chi phí nguyên liệu), tiền doanh nghiệp trả lương cho người lao động (tiền lương), trả nợ tiền mua hàng mà doanh nghiệp đã nợ của khách hàng từ các thời kỳ trước đó (tiền trả nợ), nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quan (tiền nộp thuế), tiền trả để mua một chiếc máy về doanh nghiệp (tiền mua thiết bị) và sau đó là số tiền ứng với tiền sử dụng chiếc máy đó trong một kỳ tính toán cụ thể nào đó (tiền khấu hao),… Quan niệm như thế, phạm trù chi phí là phạm trù bao trùm, khái quát nhất của khoa học quản trị kinh doanh và cùng với sự phát triển của khoa học quản trị kinh doanh phạm trù chi phí đã được phát triển thành các phạm trù cụ thể hơn trong đó có phạm trù chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh là phạm trù chi phí phản ánh hao phí vật phẩm và dịch vụ gắn với kết quả từng thời kỳ, được tính toán theo nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật và được sử dụng ở quản lý chi phí kinh doanh. Theo đó chi phí kinh doanh mang ba đặc trưng bắt buộc: một là, chi phí kinh doanh phải là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ gắn với từng thời kỳ. Hai là, sự hao phí vật phẩm và dịch vụ phải gắn liền với kết quả do sự hao phí đó gây ra. Ba là, những vật phẩm và dịch vụ hao phí đó phải được đánh giá theo nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật. Chi phí kinh doanh là một phạm trù gắn liền với chi phí và chỉ xuất hiện ở quản lý chi phí kinh doanh. 2. Sự cần thiết của quản lý chi phí kinh doanh. Quản lý chi phí kinh doanh là quá trình phân tích, tập hợp, tính toán và quản lý các chi phí kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ) nhằm cung cấp thường xuyên các thông tin về chi phí kinh doanh đảm bảo độ chính xác cần thiết làm cơ sở cho các quyết định quản trị doanh nghiệp. Trong cơ chế kinh tế mở và hội nhập ngày nay, muốn tồn tại và phát triển, đứng vững trong cạnh tranh mỗi doanh nghiệp không thể không tính đến việc nhanh chóng tạo ra khả năng cạnh tranh của mình ở ngay thị trường trong nước. Theo lộ trình CEPT/AFTA đến năm 2003 và đặc biệt là từ năm 2006 khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp không chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước mà còn mở rộng sang thị trường khu vực Đông Nam Á. Các hiệp định thương mại song phương và đa phương đang từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường hoạt động doanh nghiệp có thể là thị trường thế giới. Quản lý chi phí kinh doanh là một khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực I, điều này được thể hiện ở những ưu điểm sau: Công tác quản lý chi phí kinh doanh của Công ty Điện lực I được thực hiện một cách chặt chẽ: Đầu năm, luôn có kế hoạch đặt ra định mức chi tiêu cho từng nội dung chi cụ thể như: chi phí nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ; chi phí về nhân công; chi phí về quản lý, truyền tải và phân phối điện. Điều này giúp Công ty đảm bảo vừa tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa đạt được mục tiêu “điện khí hoá” toàn quốc bởi vì giá bán điện cho từng đối tượng khách hàng là do Nhà nước và Tổng Công ty quy định nên để đạt được hiệu quả trong việc quản lý chi phí buộc Công ty phải luôn tìm cách hợp lý các yếu tố về chi phí. Tuy nhiên, trong công tác quản lý chi phí của Công ty Điện lực I vẫn còn những mặt tồn tại sau: Với cách thức hạch toán chi phí và tính giá thành tập trung tại Công ty, còn các điện lực trực thuộc chỉ tập hợp chi phí phát sinh tại đơn vị trong đó không hạch toán riêng biệt tiền điện mua từ đầu nguồn, mà các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí truyền tải và phân phối điện. Các điện lực trực thuộc là đơn vị trực tiếp thực hiện việc truyền tải và phân phối điện tới người tiêu dung, do đó cũng trực tiếp ghi được sản lượng điện thương phẩm, trong khi đó tỷ lệ tổn thất điện năng lại được quy định chung cho tất cả các Sở điện lực, bất kể các Sở ở xa hay gần nguồn điện phát, điều này dẫn đến sự tách rời giữa chủ thể quản lý với thực thể bị quản lý. Có nghĩa là ở mỗi Sở điện lực sẽ không đánh giá rõ được sản lượng điện tổn thất bởi vì sản lượng điện nhận từ đầu nguồn, sản lượng điện thương phẩm và sản lượng điện tổn thất có mối quan hệ số học, ngay bản thân Công ty khó kiểm soát được chính xác chi phí tại từng Sở điện lực để từ đó có biện pháp quản lý cụ thể nhằm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh rộng lớn và hay thay đổi này thì Công ty Điện lực I phải thường xuyên kiểm tra lại các quyết định đã ban hành và thực hiện điều chỉnh cần thiết cho phù hợp nhất là các quyết định trong công tác quản lý chi phí của Công ty để Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I. 1. Quản lý chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty Điện lực I là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ trọng yếu là cung ứng điện cho hơn 30 triệu dân ở 25 tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong hoạt động của mình Công ty đã tiến hành đồng thời hai hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng. Mặc dù hoạt động sản xuất của Công ty tuy nhỏ nhưng trong công tác quản lý chi phí của Công ty thì không thể không theo dõi và có các biện pháp quản lý khoản mục này. Cũng như mọi doanh nghiệp sản xuất khác, để tiến hành sản xuất Công ty phải bỏ ra các chi phí như chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung khác…Ngoài ra có một điểm khác biệt của Công ty so với các doanh nghiệp sản xuất khác là trong chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty có một khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn đó là chi phí cho điện mua từ Tổng Công ty. Để quản lý chặt chẽ và xác định được chính xác giá thành sản phẩm thì việc nhận biết và phân tích được ảnh hưởng của từng loại nhân tố chi phí trong cơ cấu giá thành có vai trò quan trọng trong công tác quản lý của Công ty. Công ty Điện lực I là đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và nó trực tiếp quản lý, theo dõi hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động khác, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và báo cáo Tổng Công ty để tổng hợp. Công ty Điện lực I xem xét và quản lý chi phí SXKD trên hai góc độ là: Quản lý chi phí SXKD theo yếu tố chi phí. Quản lý chi phí SXKD theo khoản mục tính giá thành. 1.1. Quản lý chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí: Nội dùng các khoản chi phí của Công ty được Tổng Công ty quy định như sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực công cụ. Gọi tắt là chi phí vật tư: là giá trị của toàn bộ vật tư sử dụng thực tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chi phí vật tư được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và giá vật tư. Mức tiêu hao vật tư: định mức tiêu hao vật tư của Công ty do Tổng giám đốc phê duyệt phù hợp với định mức tiêu hao chung của Tổng Công ty do Hội đồng quản trị phê duyệt. Giá vật tư: là giá thực tế bao gồm giá vật tư mua ngoài, giá vật tư tự chế, giá vật tư thuê ngoài gia công chế biến… Giá các loại vật tư và các chi phí gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu mua…nói trên phải ghi trên hoá đơn, chứng từ theo quy định của Tổng Công ty. Đối với công cụ, dụng cụ sử dụng cho quá trình kinh doanh như: Công tơ đo đếm điện năng, cân, giá đựng, bàn ghế, máy tính cầm tay, khuôn mẫu, dàn giáo…Công ty căn cứ vào thời gian sư dụng và giá trị của công cụ dụng cụ để phân bổ dần dần vào các khoản mục chi phí trong các kỳ kinh doanh. Giá vật tư tiêu hao thực tế được hạch toán vào chi phí vật tư sau khi trừ tiền đền bù của cá nhân hoặc tập thể gây ra tiêu hao vật tư vượt định mức, giá trị phế liệu thu hồi(nếu có) và số tiền giảm giá hàng mua(nếu có). Theo số liệu bảng 1 cho ta thấy chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất điện luôn tăng qua các năm. Năm 2004 chi phí nguyên vật liệu là 52.678 triệu đông chiếm tỷ trọng là 2,6% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên là 73.940 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 140,36% và năm 2006 nó đã tăng thêm 15.872 triệu đồng là 89.812 triệu bằng 121,47% so với năm 2005. Ta thấy rằng chi phí cho nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 2,5-3% trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh điên theo yếu tố chi phí. Chi phí nguyên vật liệu tăng nhưng bên cạnh đó thì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng luôn tăng chứng tỏ Công ty đã mở rộng thêm sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Chi phí tiền lương của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định hiện hành. Chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ. Các chi phí này được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của đơn vị theo các chế độ hiện hành của nhà nước. Chi phí cho tổ chức Đảng, đoàn thể được lấy tư nguồn kinh phí của tổ chức này. Nếu nguồn kinh phí của tổ chức trên không đủ để chi thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chi phí nhân công cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện cũng là một khoản mục chi phí tương đối trong tổng chi phí của Công ty. Hàng năm Công ty phải chi trả cho quỹ lương của hoạt động sản xuất kinh doanh điện một khoản tương đối lớn. Năm 2005 chi 234.344 triệu đồng, sang năm 2006 chi 271.063 triệu đồng tăng 15,67% so với năm 2005. Trong công tác này Công ty đã thực hiện theo đúng đơn giá tiền lương của Bộ Lao động thương binh xã hội đề ra. Chi phí tiền lương của Công ty tăng lên qua các năm là do năng suất lao động của Công ty tăng lên. Hiện tại Công ty đang tiến hành điều chỉnh một cơ cấu lao động tối ưu để có thể sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Tài sản cố định huy động vào hoạt động kinh doanh phải được trích khấu hao theo quy định để thu hồi vốn. Sau khi đã khấu hao hết nguyên giá, tài sản cố định vẫn còn sử dụng được thì không phải trích khấu hao nhưng phải quản lý và sử dụng theo chế độ hiện hành. Công trình đầu tư và xây dựng hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán giá trị công trình thì các đơn vị phải tạm hạch toán tăng giá trị TSCĐ theo giá tạm tính để trích khấu hao. Sau khi quyết toán giá trị công trình thì các đơn vị phải hạch toán điều chỉnh giá trị TSCĐ theo giá trị quyết toán. Chế độ khấu hao hiện nay đối với các TSCĐ phục vụ trong sản xuất kinh doanh điện được thực hiện theo quy định của Tổng Công ty. Chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty Điện lực I năm 2004 là 202.029 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 9,98% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên 229.758 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 113,73% và năm 2006 nó đã tăng lên 110.187 triệu đồng là 339.945 triệu bằng 147,96% so với năm 2005. Chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty đều tăng theo các năm nhất là năm 2006, điều này chứng tỏ chi phí kinh doanh về sử dụng tài sản cố định của Công ty Điện lực I được tính toán phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty vì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng luôn tăng theo các năm cụ thể là doanh thu thuần của năm 2004, 2005, 2006 tương ứng là 2.264.786 triệu đồng, 2.778.006 triệu đồng, 3.258.357 triệu đồng. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tại Công ty Điện lực I, chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của Công ty bởi nó bao gồm chi phí điện mua của Tổng Công ty, chi phí điện mua ngoài, chi phí cho các dịch vụ khác. Trong đó chi phí cho điện mua của Tổng Công ty luôn chiếm khoảng 70% tỷ trọng trong tổng chi phí. Năm 2004 chi phí mua điện từ Tổng Công ty là 1.436.906 triệu đồng chiếm 71,01% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên là 1.805.231 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 125,63% và năm 2006 nó đã tăng thêm 186.585 triệu đồng là 1.991.816 triệu đồng bằng 110,34% so với năm 2005. Ngoài ra các chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài Công ty về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của Công ty như thuê tài sản, vận chuyển, điện thoại, nước, sách báo, tư vấn kiểm toán, bảo hiểm tài sản, đại lý, môi giới, uỷ thác XNK và các dịch vụ khác. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Là chi phí thực tế cho công việc sửa chữa thay thế phụ tùng thiết bị nhằm khôi phục năng lực và tính năng kĩ thuật của TSCĐ. Trong quá trình sửa chữa lớn TSCĐ có thể thay thế thiết bị, phụ tùng hoặc bộ phận tài sản đảm bảo phù hợp với công nghệ hiện tại và đáp ứng yêu cầu của sản xuất, truyền tải, phân phối điện. Trong trưòng hợp nếu tiến hành sửa chữa tài sản mà chi phí quá cao, không hiệu quả và do yêu cầu của kĩ thuật thì có thể dùng nguồn sửa chữa lớn để chi cho nội dùng như: thay thế hệ thống lưới điện như các đường dây và các trạm biến áp do không đủ tiêu chuẩn vận hành, quá tải nhằm đảm bảo vận hành, cung ứng điện an toàn. Chi phí cho sửa chữa lớn tại Công ty Điện lực I năm 2004 là 57.872 triệu đồng chiếm 2,86% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên là 79.172 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 136,81% và năm 2006 nó đã tăng thêm 11.614 triệu đồng là 90.786 triệu đồng bằng 114,67% so với năm 2005. Kết quả trên đã phản ánh được việc tích cực cải tiến cách điều hành của Công ty, kết hợp với sự cố gắng rất lớn của các đơn vị. Chi phí khác bằng tiền. Các chi phí khác bằng tiền bao gồm: Chi phí công tác phí, chi phí luyện tập dân quân tự vệ, phòng cháy chữa cháy, đào tạo nâng cao tay nghề và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên, chi phí lãi vay vốn kinh doanh, chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dịch, đối ngoại, chi phí quảng cáo tiếp thị, nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại, chi phí tuyển dụng, chi phí dự thầu, chi phí hiệp hội ngành… Các khoản chi tiếp tân, tiếp khách, hội họp, đối ngoại giao dịch và chi phí bằng tiền khác phải gắn liền với kinh doanh và hiệu quả kinh tế. Mức chi cụ thể do giám đốc quyết định không vượt quá mức quy đinh của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2004-2006, tình hình thực hiện chi phí theo yếu tố chi phí tại Công ty Điện lực I được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN THEO YẾU TỐ CHI PHÍ Đơn vị tính: Triệu đồng STT Yếu tố chi phí 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 ± % ± % ± % ± % ± % 1 Nguyên vật liệu 52.678 2,6 73.940 2,92 89.812 3,08 21.262 140,36 15.872 121,47 2 Chi phí nhân công 184.991 9,14 234.344 9,25 271.063 9,3 49.353 126,68 36.719 115,67 3 Khấu hao TSCĐ 202.029 9,98 229.758 9,07 339.945 11,66 27.730 113,73 110.186 147,96 4 Chi phí mua ngoài 1.450.822 71,7 1.820.417 71,86 2.010.741 68,96 369.595 125,47 190.324 110,45 Mua của Tổng Công ty 1.436.906 71,01 1.805.231 71,26 1.991.816 68,31 368.325 125,63 186.585 110,34 Mua ngoài 0 0 52 0 52 Chi phí dịch vụ khác 13.916 0,69 15.186 0,6 18.873 0,65 1.270 109,12 3.687 124,28 5 Chi phí sửa chữa lớn 57.872 2,86 79.172 3,13 90.786 3,11 21.300 136,81 11.614 114,67 6 Chi phí khác bằng tiền 75.201 3,72 95.599 3,77 113.497 3,89 20.398 127,12 17.898 118,72 Tổng 2.023.593 100 2.533.230 100 2.915.844 100 509.637 125,18 382.614 115,1 Nguồn: Phòng tài chính-kế toán Công ty Điện lực I Thực tế cho thấy rằng qua các năm thì Công ty sử dụng chi phí nhiều nhất là vào khoản chi phí dịch vụ mua ngoài mà trong đó chu yếu là khoản chi cho điện mua của Tổng Công ty, ví dụ như năm 2004 chi phi cho điện mua của Tổng Công ty là 1.436.906 triệu đồng chiếm 99,04% chi phí dịch vụ mua ngoài vào năm này (1.450.822 triệu đồng) và chiếm 71,01% trong tổng chi phí SXKD điện theo yếu tố chi phí. Khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên qua các năm, năm 2005 chi phí này tăng 369.595 triệu đồng tức là bằng 125,47% năm 2004 và sang năm 2006 thì nó tăng lên 190.324 triệu đồng tương đương 110,45% năm 2005. Cùng vào đó thì chi phí điện mua của Tổng Công ty cũng tăng theo. Năm 2004 chi phí điện mua của Tổng Công ty là 1.805.231 triệu đồng và năm 2006 la 1.991.816 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong ngành điện số lượng các nhà máy hoạt động độc lập còn hạn chế mà chủ yếu là các nhà máy sản xuất điện trực thuộc Tổng Công ty và hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty. Hai năm 2004 và 2005 Công ty không hề chi cho khoản mục điện mua ngoài, bước sang năm 2006 Công ty đã thực hiện nghiệp vụ này nhưng với số lượng rất ít chỉ Có 52 triệu đồng. Bởi vậy, tỷ trọng chi phí điện mua của Tổng Công ty là rất cao trong cơ cấu chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty. Thêm vào đó thì chi phí cho các dịch vụ khác cũng tăng qua các năm và đặc biệt là năm 2006 tăng lên 24,28% so với năm 2005, nhưng sự biến động của khoản mục này cũng không tác động lớn đến tổng chi phí bởi nó chỉ chiếm trung bình khoảng 0,6-0,7& trong tổng chi phí theo yếu tố chi phí của Công ty. Ngoài ra, chi phí nhân công của Công ty Điện lực I luôn tăng lên qua các năm do năng suất lao động tăng nhưng một phần cũng do số lượng tại Công ty lớn và còn quá cồng kềnh và chưa thể giảm bớt được bởi các bộ phận như kiểm tra, sửa chữa, thay mới thiết bị điện bị hỏng hóc, đọc và ghi chỉ số công tơ điện chưa được trang bị, ứng dụng các trang thiết bị kĩ thuật tiến bộ nên vẫn cần nhân viên lao động thủ công. Với 25 điện lực các tỉnh trong đó có 8 tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa thì con số nhân viên chỉ cho hoạt động này đã là một con số lao động đáng kể. Đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi thì có nơi cán bộ phải đi mấy kilomet đường đồi núi mới có thể đo được điện năng tiêu thụ hàng tháng. Chính vì vậy, chi phí nhân công trong cơ cấu chi phí của Công ty là tương đối lớn so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Hiện tại Công ty đang xem xét đề án giảm khoản mục này có nghĩa là giảm nhân công trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hàng năm Công ty Điện lực I cũng phải bỏ ra khoản chi phí không nhỏ cho khấu hao tài sản cố định. Năm 2004 chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty là 202.209 triệu đồng và năm 2005 tăng lên con số 229.758 triệu đồng, tăng 13,73% so với năm 2004. Năm 2006 chi phí cho khấu hao TSCĐ tăng lên 110.186 triệu đồng bằng 147,96% so với năm 2005. Có sự gia tăng đó là do năm 2006 Công ty mua sắm thêm một số máy móc thiết bị và các máy móc thiết bị của Công ty đắt tiền nếu không khấu hao nhanh thì sẽ lâu thu hồi vốn để tiến hành tái đầu tư. 1.2. Quản lý chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành. Giá thành sản phẩm của các sản phẩm dịch vụ do Tổng Công ty và các đơn vị được xác định theo giá thành toàn bộ bao gồm: các khoản chi phí trực tiếp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nội dùng các khoản mục chi phí được hạch toán theo quy định cụ thể như sau: Các khoản mục chi phí trực tiếp. Khoản mục 1: Nhiên liệu dùng vào sản xuất. Khoản mục này phản ánh chi phí về than dầu, khí đốt, các nhiên liệu khảc trực tiếp sử dụng vào việc sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Chi phí cho nhiên liệu tại Công ty Điện lực I năm 2004 là 3.586 triệu đồng chỉ chiếm 0,18% trong tổng chi phí.Năm 2005 là 3.587 triệu đồng bằng 100,03% so với năm trước và năm 2006 là 3.742 triệu đồng bằng 104,32% so với năm 2005. Chi phí cho nhiên liệu của Công ty chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí cho thấy Công ty đã mua được những nguồn năng lượng với giá rẻ và có nguồn năng lượng dự bị cao để khi giá về các nguồn năng lượng có sự thay đổi mạnh thì Công ty vẫn có thể tiếp tục tham gia vào hoạt động sản xuất một cách có hiệu quả. Khoản mục 2: Nguyên vật liệu, công cụ dùng cho sản xuất và cung cấp dịch vụ. Đây là khoản mục chi phí cho các loại nguyên vật liệu như dầu turbine, dầu máy biến áp, dầu mỡ bôi trơn và các nguyên vật liệu, công cụ, phụ tùng trực tiếp dùng vào việc sản xuất, truyền tải, phân phối điện và sản xuất kinh doanh khác. Chi phí cho vật liệu của Công ty năm 2004 là 2.052 triệu đồng, năm 2005 là 2.634 triệu đồng, năm 2006 là 2.972 triệu đồng . Ta thấy, chi phí cho nhiên liệu, vật liệu trong tính giá thành các loại điện hàng năm là không cao. Khoản chi phí cho hai mục này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ khoảng 0,25-0,3% trong tổng chi phí tính giá thành hàng năm. Khoản mục 3: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, cung cấp dịch vụ. Bao gồm chi phí tiền lương cùng các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản chi phí có tính chất lưong theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất, cung cấp dịch vụ khác. Chi phí cho nhân công trực tiếp sản xuất tại Công ty Điện lực I luôn tăng theo các năm. Năm 2004 là 101.095 triệu đồng, năm 2005 là 120.585 triệu đồng bằng 119,28% so với năm trước và năm 2006 chi phí này tăng lên 24.480 triệu đồng là 145.065 triệu bằng 120,3% so với năm 2005. Với kết quả này Công ty đã đảm bảo cho người lao động có thu nhập ổn định để họ yên tâm công tác phục vụ tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty và của ngành góp phần lớn lao trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng thêm hiệu quả. Khoản mục 4: Chi phí điện mua. Bao gồm điện mua của Tổng Công ty giá bán nội bộ hoặc chi phí điện mua ngoài ngành (nếu có). Hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực chủ yếu là mua điện từ Tổng Công ty và tiến hành phân phối đến tay người tiêu dùng trên địa bàn quản lý nên hàng năm khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Để quản lý được khoản mục này thì không phụ thuộc vào Công ty mà điều đó do Tổng Công ty và Nhà nước quyết định. Công ty sẽ được mua điện với giá bán nội bộ của Tổng Công ty và tiến hành kinh doanh bằng cách bỏ các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí chống tổn thất, chi phí nhân công, chi phí giải quyết sự cố…Để hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả thì Công ty Điện lực I phải quản lý tốt các khoản mục này chứ không thể có biện pháp làm giảm được khoản chi phí điện mua bởi chi phí điện mua tăng có nghĩa rằng hoạt động của Công ty đang phát triển đó là dấu hiệu đáng mừng. Vì vậy, mặc dù chi phí điện mua mà mua chủ yếu là từ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực I nhưng Công ty không thể quản lý và áp dụng các giải pháp để phấn đấu hạ thấp nó thông qua hạ thấp giá bán nội bộ của Tổng Công ty mà chỉ có thể hạ thấp chi phí thông qua các hoạt động bổ trợ nó mà thôi. Khoản mục 5: Chi phí điện phản kháng Là các chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất điện phản kháng, chi phí về vật liệu cùng các chi phí khác chi cho việc sản xuất điện phản kháng. Khoản mục 6: Chi phí giải quyết sự cố Là các chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất tham gia xử lý sự cố, chi phí về nguyên vật liệu, công cụ, phụ tùng cùng các khoản chi phí khác chi cho việc xử lý sự cố trong sản xuất kinh doanh hoặc truyền tải phân phối điện. Chi phí cho giải quyết sự cố của Công ty Điện lực I chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phi cụ thể là năm 2004 chi phí giải quyết sự cố là 2.284 triệu đồng chiếm 0,11% trong tổng chi phí, năm 2005 là 4.508 triệu đồng chiếm 0,18% trong tổng chi phí và tới năm 2006 Công ty đã giảm được 848 triệu đồng là 3.660 triệu. Điều này cho ta thấy Công ty đã có tiến bộ trong việc hạn chế được nhiều vụ sự cố đẩy mạnh công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Khoản mục 7: Chi phí sản xuất chung Bao gồm: Chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, chi nhánh hoặc bộ phận quản lý…như tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên xưởng, chi nhánh, bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý (chánh, phó quản đốc, đội trưởng, đội phó, nhân viên hành chính, kế toán thống kê, thủ kho, tiếp liệu, vận chuyển nội bộ…), chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tại phân xưởng, bộ phận sản xuất hay bộ phận quản lý, tiền ăn ca cho toàn bộ, tổ đội phân xưởng (bao gồm cả lao động trực tiếp); chi phi lao dịch vụ mua ngoài như: sách báo, tài liệu kĩ thuật…, các chi phí trực tiếp khác như: bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng cứu hoả, hao hụt nhiên liệu trong mức cùng các chi phí bằng tiền khác chung cho phân xưởng, bộ phận sản xuất hay bộ phận quản lý…Chính bởi nội dùng của khoản mục chi phí này lớn nên trong cơ cấu chi phí để tính giá thành sản phẩm của Công ty Điện lực I thì chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng đứng thứ hai sau chi phí điên mua. Hàng năm Công ty chi cho khoản mục chi phí này khoản 15-18% trong tổng chi phí thực hiện của Công ty, cụ thể là năm 2004 chi phí cho sản xuất chung của Công ty là 309.750 triệu đồng, năm 2005 là 390.269 triệu đồng, năm 2006 là 526.940 triệu đồng c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9727.doc
Tài liệu liên quan