Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp-Khu chế xuất

LỜI MỞ ĐẦU Chiến lược phát triển các Khu Công nghiệp tập trung là một bước đi đúng đắn trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Nó không những thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút nguồn vốn lớn cả trong nước và nước ngoài, tạo dựng các khu đô thị vệ tinh mới, tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho nhiều lao động... mà còn mở ra cơ hội rất tốt để chúng ta sử dụng có hiệu quả những lợi thế tiềm nǎng đất đai và nguồn nhân lực. Đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng t

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp-Khu chế xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên lãnh thổ Việt Nam. Sau gần 16 nǎm hình thành và phát triển Viêt Nam Hiện nay, cả nước có trên 331 khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) với tổng diện tích 40.510,7 ha, thu hút 4.516 dự án, Đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 2 tỷ USD và trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước/năm... Tuy chỉ sau hơn 16 năm xây dựng nhưng sự góp mặt của các KCN, KCX đã thực sự làm cho nền kinh tế Việt Nam sôi động hơn theo chiều hướng tích cực. Trong lúc nền kinh tế Việt Nam đang rất thiếu vốn thì đây thực sự là nguồn tiếp sức có ý nghĩa. Các KCN, KCX đã thực sự trở thành địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tư thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước…Hiện nay, nhiều dự án đầu tư tại các Khu Công nghiệp tập trung đã đi vào sản xuất một cách ổn định và có triển vọng rất lạc quan. Một thành công khác về mặt xã hội là các Khu Công nghiệp đã thu hút giải quyết công ǎn việc làm cho một số đông người lao động. Theo số liệu thống kê đến nay các doanh nghiệp trong KCN, KCX đã giải quyết việc làm cho hơn 900.000 lao động trực tiếp hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Đó là chưa kể hàng vạn người tìm được việc làm thông qua các hoạt động dịch vụ liên quan. Thông qua làm việc tại các Khu Công nghiệp, người lao động Việt Nam không những đáp ứng được cuộc sống cho mình mà còn được đào tạo, rèn luyện kỹ nǎng và tác phong công nghiệp. Một điều đáng mừng và lạc quan là nếu trước kia cơ cấu vốn đầu tư phát triển vào các KCN, KCX chỉ có một số ít ngành thì giờ đây các doanh nghiệp tham gia đầu tư ngày càng đa dạng và phong phú vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất hoá chất, dệt may, da giầy, điện tử, lắp ráp ô tô xe máy…Điều này đã tạo nên một mô hình kinh tế đa dạng, làm tǎng sức cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thu hút nhiều hơn các dự án đầu tư cả trong và ngoài nước vào các Khu Công nghiệp... Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, nhưng do mới chỉ được hình thành trong thời gian ngắn nên sự phát triển của các KCN, KCX vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Và để các KCN, KCX thực sự là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước chúng ta cần phải khắc phục những khó khăn, vướng mắc để xây dựng hoàn thiện hơn nữa các KCN, KCX này. Qua phân tích ở trên nhận thấy được tầm quan trọng của các KCN, KCX trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam . Vì vậy em chọn đề tài “ giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN – KCX ” Em xin chân thành cảm ơn cô giáo_Thạc sĩ Đinh Đào Ánh Thuỷ đã giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành được đề án của mình. Do sự hạn chế về thời gian và kiến thức nên chắc chắn bài làm của em còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I :MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT 1. Khái niệm, đặc điểm của KCN, KCX 1.1 Khái niệm Theo Luật đầu tư 2005 Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của chính phủ Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới điạ lý xác định, được thành lập theo quy định của Chỉnh phủ. 1.2 Đặc điểm của KCN, KCX 1.2.1Về tính chất hoạt động KCN, KCX là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi chung là doanh nghiệp khu công nghiệp). KCN là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. Theo điều 6 qui chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo NĐ 36 /CP thì doanh nghiệp KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể như sau: Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng. Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng ở trong nước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ Nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới. Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. 1.2.2 Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật Các khu công nghiệp đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, điện thoại.. thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp do 1 công ty này là doanh nghiệp liên doanh , doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện. 1.2.3 Về tổ chức quản lý Trên thực tế mỗi KCN đều thành lập hệ thống ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN. Ngoài ra tham gia vào quản lý tại các KCN, KCX còn có các Bộ như bộ KH- ĐT ,bộ Thương Mại, bộ Công Nghiệp. 1.3 Sự khác nhau giữa KCN ,KCX KCN được xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm xuất khẩu, còn KCN được mở ra cho tất cả các ngành công nghiệp. KCN, KCX kể cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước do vậy KCN có thể bao gồm KCX. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định trong đó đặc biệt ưu đãi với những hãng sản xuất hàng xuất khẩu do đó những hãng này mà nằm trong khu công nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi như trong KCN. Việc lựa chọn vị trí để xây dựng KCN, KCX là rất quan trọng đòi hỏi phát huy được thế mạnh tiềm năng của từng vùng. 2. Vai trò của KCN, KCX 2.1- Điạ chỉ thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ Chỉ sau hơn 16 năm xây dựng các KCN, KCX đã thực sự trở thành địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tư thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước…Nếu không tính các dự án đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN cho đến năm 2005 đã có 4.516 dự án đầu tư còn hiệu lực trong các KCN, KCX trong đó có 2.202 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đuợc cấp giấy phép ( chiếm 48.5% số dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép ở Việt Nam) và 2.314 dự án đầu tư trong nước. Các dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất hoá chất, dệt may, da giầy, điện tử, lắp ráp ô tô xe máy… Cho đến nay đã có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào các KCN, KCX của Việt Nam với tổng số vốn đăng kí đạt khoảng 17,6 tỷ USD chiếm khoảng 37% vốn đăng kí của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép của cả nước. Các dự án đầu tư trong KCN, KCX chủ yếu là hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm gần 80% tổng số dự án. Nhìn chung các dự án đầu tư vào KCN,KCX đều được triển khai nhanh chóng và thuận lợi hơn so với các dự án bên ngoài KCN, KCX do thời gian xây dựng ngắn nên tỉ lệ vốn thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX đạt khá cao, khoảng 40% cao hơn nhiều so với trung bình chung của cả nước. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các dự án đầu tư nứơc ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành đòi hỏi nhiều lao động và có tỉ lệ xuất khẩu cao như dệt, sợi, may mặc, và công nghiệp chế biến thực phẩm… Không chỉ có vai trò quan trọng trong thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà trong những năm gần đây đặc biệt là từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực và đi vào thực tiễn, xu hướng đầu tư trong nước vào các KCN, KCX ngày càng gia tăng. Tính đến cuối năm 2005, cả nước có 2.314 dự án đầu tư trong nước được phê duyệt với tổng số vốn đầu tư trên 103 nghìn tỷ đồng. Mặc dù các dự án đầu tư trong nước có qui mô còn nhỏ chiếm tỉ trọng thấp trong tổng số vốn đầu tư vào KCN,KCX nhưng nguồn vốn này đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2003 tổng vốn đầu tư trong nước ở các KCN, KCX là 77 tỷ đồng thì đến năm 2005 con số này đã lên tới 103tỷ đồng gấp 1,3 lần 2.2-KCN,KCX góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tuy thời gian phát triển chưa lâu, song các KCN, KCX đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra nhiều giá trị sản xuất công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước đưa nước ta tham gia vào phân công lao động quốc tế theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá, khai thác tốt mọi nguồn lực hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Trong những năm qua, doanh thu và giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN, KCX liên tục tăng nhanh đều qua các năm. Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN, KCX tăng trưởng bình quân gần 48%/năm, gấp 6,3lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, KCX đã làm tăng đáng kể tỉ trọng của toàn ngành công nghiệp của các nước (chuyển đổi 13.77 điểm phần trăm toàn ngành công nghiệp) Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước đã tăng từ 8% (1996) lên 14% (2000) và 17% (2001) lên 28% (2005). Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX từ 1996 đến 2005 ước đạt khoảng 28,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp này đã đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước; thời kỳ 2001-2005, tổng giá trị nộp ngân sách đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng 45%/năm và gấp 6 lần thời kỳ 1996-2000 Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN, KCX trong giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (đơn vị: %) 2.3-Góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xoá đói giảm nghèo Theo số liệu thống kê đến nay các doanh nghiệp trong KCN, KCX đã tạo việc làm cho khoảng 900 nghìn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Nếu so với khả năng tạo việc làm thì những con số này chưa phải là lớn và chưa tưong xứng với tiềm năng. Nhưng điều quan trọng đáng nói ở chỗ phần lớn những lao động này là những lao động trẻ ( có đến 90% lao động có độ tuổi từ 18 đến 35) có khả năng nhanh chóng tiếp thu kĩ thuật mới. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũ lao động mới có kỉ luật, có kỹ thuật và có năng suất cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo lại và tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong thời gian qua nhiều KCN, KCX đã thành lập các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương. Điển hình như các khu công nghiệp Nghi Sơn, khu công nghiệp Dung Quất, KCN Việt Nam – Singapo…Việc này đã góp phần rất nhiều vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN nói riêng vàcho sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đạihoá của ta nói chung Tạo việc làm đồng nghĩa với việc tạo thu nhập cho người lao động, tác động tích cực đến việc xoá đói, giảm nghèo và giảm tỉ lệ thất nghiệp đồng thời góp phần giảm các tệ nạn xã hộ do thất nghiệp gây ra. Theo điều tra có khoảng 40% số lao động làm việc trong các KCN,KCX là những người nghèo đến từ các địa phương. Tỷ lệ này cho thấy số thoát nghèo trực tiếp nhờ KCN,KCX là gần 30 vạn, nếu tính thêm số lao động gián tiếp thì con số thoát nghèo lên tới nửa triệu người. Như vậy mở mang các KCN, KCX không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn góp phần đáng kể vào việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người lao động nước ta. 2.4-Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia Cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động sản xuất tập trung trong 1 địa bàn tương đối thuận lợi với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù các doanh nghiệp trong các KCN, KCX đã tiếp nhận nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giớí để tiến hành sản xuất kinh doanh. Theo thống kê nhìn chung các doanh nghiệp trong KCN, KCX có các thiết bị, trình độ công nghệ ở mức tiên tiến hiện đại hơn so với mặt bằng chung của cả nước 2.5. KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi gây ô nhiễm của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài KCN.  Thực tế cho thấy một số KCN thực hiện rất tốt và hài hoà mục tiêu thu hút đầu tư với giải quyết vấn đề về môi trường, thực sự là những "công viên công nghiệp", là mẫu hình để các KCN khác tiếp tục triển khai áp dụng, điển hình là KCN Biên Hoà II, KCN Thăng Long. 2.6. Các KCN có tác dụng lan toả tích cực tới trình độ phát triển của các vùng, các ngành, lĩnh vực KCN mở rộng mối liên kết ngành và liên kết vùng tập trung xung quanh KCN. Liên kết ngành trong KCN bước đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ KCN bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp KCN hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các KCN có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh KCN. Các KCN ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tập trung, tác động rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất. Hiệu qủa này đặc biệt rõ nét ở các KCN thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp chế biến tại KCN tại Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Cần Thơ...góp phần tiêu thụ nông sản của các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp ở vùng nông thôn xung quanh, cải thiện một bước đời sống nông dân. KCN góp phần mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra tại các vùng lân cận, đặc biệt là những địa phương trình độ công nghiệp phát triển, có sức lan tỏa lớn tại thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh lân cận, chuyển các địa phương này từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại. Trong thời gian tới, xu hướng lan tỏa từ các KCN, ở các địa phương này sẽ còn mở rộng hơn nữa sang các địa phương khác như Long An, Bình Phước...  Đánh giá một cách chung nhất, có thể nói các KCN không chỉ trực tiếp thúc đẩy công nghiệp của địa phương và của vùng có KCN phát triển mạnh mẽ trong 16 năm qua, mà còn có tác động lan toả rộng rãi tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế từng địa phương và cả nước. Đó chính là hạt nhân của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. 2.7.Thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương và thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá Nhờ sự phát triển của các KCN, KCX thời gian qua đã hình thành nhiều khu đô thị mới, mang lại văn minh đô thị, góp phần cải thiện đời sống kinh tế,văn hoá, xã hội cho khu vực rộng lớn được đô thị hoá. Ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã đang dấn hình thành các đô thị mới như Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn, Nam Thăng Long của Hà Nội; đô thị Vật Cách, Đình Vũ của Hải Phòng… Khu đô thị Nam Thanh- Bắc Nghệ. Khu kinh tế Dung Quất với thành phố Vạn Tường sẽ tạo lực mới cho Quảng Ngãi nói riêng và cho các tỉnh Trung Trung Bộ nói chung. Tại thành phố HCM với 5 cụm đô thị dọc tuyến đường Bắc Nhà Bè- Nam Bình Chánh đô thị mới Nam Sài Gòn cũng đã xuất hiện góp phần cải thiện bộ mặt các vùng nông thôn nước ta. Qua những phân tích nêu trên ta có thể thấy được vai trò hết sức to lớn của các KCN, KCX trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nói riêng. Vì vậy thu hút vốn để phát triển các KCN, KCX có vai trò vô cùng quan trọng. Sau đây em xin trình bày qua thực trạng về thu hút đầu tư vào các KCN, KCX của Việt Nam thời gian qua và em cũng xin được đề xuất 1 một số giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế để tăng cường, thu hút hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại các KCN, KCX. CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG THU HÚ ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT 1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của các KCN, KCX Sự ra đời của các KCN, KCX gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa do đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 đã đề ra yêu cầu “Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các KCN, KCX, khu kinh tế đặc biệt”. Tiếp đó nghị quyết đại hội VIII của Đảng năm 1996 cũng đã xác định rõ “ Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCN, KCX) tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị, ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp xen lẫn với khu dân cư”. Xây dựng và phát triển các KCN, KCX và khu kinh tế là chủ trương chiến lược đang được Chính phủ tích cực triển khai để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Sự ra đời của Khu chế xuất Tân Thuận (TP. Hồ Chí Minh) năm 1991 đã đánh dấu sự phát triển của mô hình tổ chức sản xuất này, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống KCN, KCX mạnh để làm đầu tàu thúc đẩy công nghiệp quốc gia phát triển và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Trong 15 năm, 1991-2005, hệ thống các KCN - KCX đã phát triển mạnh trên phạm vi toàn quốc. Đến cuối năm 2005, đã có 130 KCN - KCX được thành lập tại 45 tỉnh, thành phố. Hầu hết các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm có sức cạnh tranh cả trên thị trường xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Riêng năm 2005, các doanh nghiệp trong khu vực này đã tạo ra 14 tỷ USD giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm 30% tổng giá trị công nghiệp của cả nước; xuất khẩu đạt hơn 6 tỷ USD, chiếm gần 29% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. Sang năm 2006, tốc độ xây dựng và phát triển các khu công nghiệp có bước phát triển vượt bậc nhờ Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp lý và hàng loạt chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu này. Trong đó, việc áp dụng chung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đối với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được giới đầu tư đánh giá là bước chuyển biến quan trọng, góp phần tạo lập môi trường đầu tư ngày càng minh bạch, thông thoáng và bình đẳng. Cùng với đó, việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là việc cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, quản lý đầu tư được phân cấp triệt để, đã góp phần giảm bớt thời gian và chi phí cho nhà đầu tư. Với những nỗ lực trên, tính đến cuối tháng 6 năm 2007, cả nước đã có 148 KCN - KCX với tổng diện tích trên 32.000ha, trong đó 90 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 58 khu công nghiệp đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Không chỉ tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, các KCN - KCX đã chuyển dần sang nhiều vùng địa bàn như Long An , Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương nhằm tận dụng lợi thế và tiềm năng của các địa phương 2.Thực trạng thu hút đầu tư vào các KCN, KCX KCN đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho CNH, HĐH đất nước. Việc áp dụng các chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Số dự án ĐTNN và tổng vốn đăng ký vào KCN ngày càng được mở rộng. Giai đoạn 5 năm 1991-1995, số dự án ĐTNN có 155 dự án, đến 5 năm 2001-2005 là 1.377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996 - 2001. Tính đến cuối tháng 12/2005, các KCN đã thu hút được 2.120 dự án có vốn ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16.843 triệu USD. Thực tế đã chứng tỏ, nguồn vốn nước ngoài đầu tư xây dựng và phát triển KCN 16 năm qua là hết sức quan trọng. Cùng với nguồn lực từ bên ngoài, chúng ta còn đặc biệt coi trọng phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Nếu như trong 5 năm 1991 - 1995, chỉ có gần 50 dự án trong nước đầu tư vào các KCN, thì đến 5 năm 2001 - 2005 thu hút được 1870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với kế hoạch 5 năm trước. Đến cuối tháng 12/2005, tổng số có 2.367 dự án trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 117 nghìn tỷ đồng. Tính đến 7/2007, các KCN cả nước đã thu hút được gần 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 24,2 tỷ USD và trên 2.700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 136 nghìn tỷ đồng (chưa kể các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 976 triệu USD và trên 41 nghìn tỷ đồng). Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả nước đạt 53,5%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy trên 70%. Chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2007, tính chung cả vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêm vào các KCN, KCX đạt 2.891 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của cả nước, tăng hơn 2 lần so với 7 tháng đầu năm ngoái Quy mô vốn trung bình của dự án đầu tư trong nước là 1,709 triệu USD/dự án, chiếm tỉ trọng vốn 28,3% tổng vốn đầu tư vào KCN, KCX còn dự án đầu tư nước ngoài là 4.67triệu USD/dự án, chiếm 71,7% Con số cuối cùng về thu hút FDI trong năm 2006, theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó vốn cấp mới là 7,5 tỷ USD, còn lại là vốn đăng ký bổ sung. Và trong tổng vốn đăng ký cấp mới cho 797 dự án, riêng các khu công nghiệp và khu chế xuất trong cả nước đã chiếm tới 48,6% tổng vốn đăng ký. Trong 10 dự án có quy mô vốn lớn nhất được cấp phép trong năm 2006 phải kể tới dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD. Cũng chính dự án này đã đẩy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng các địa phương về thu hút FDI với tổng vốn tiếp nhận gần 1,7 tỷ USD. Cũng có thể kể đến dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử do Tập đoàn Meiko của Nhật đầu tư với số vốn 300 triệu USD tại Khu công nghiệp Phùng Xá (Hà Tây), đây cũng là dự án lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh này. Đối với dự án đăng ký vốn bổ sung, cũng không thiếu vắng những dự án đang hoạt động tại khu công nghiệp của cả nước. Đơn cử, Công ty Công nghiệp Gốm Bạch Mã tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bình Dương) tăng 150 triệu USD (chỉ đứng sau dự án tăng vốn của Intel), Công ty Canon Việt Nam tăng 70 triệu USD đầu tư nhà máy sản xuất máy in ở Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh), Công ty Fomosa ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (Đồng Nai) tăng 66,4 triệu USD 3.Hạn chế và nguyên nhân tồn tại a. Hạn chế của các KCN, KCX Những thành tựu phát triển các KCN, KCX trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. Trong thời gian qua KCN, KCX đã thể hiện vai trò không thể thay thế của mình trng quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước. Tuy nhiên do mới thành lập và phát triển trong 1 thời gian chưa được lâu chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm và thiếu cơ sở vật chất nên các KCN, KCX của chúng ta còn bộc lộ một số khuyết điểm, cản trở sự phát triển bền vững của nước ta. Cụ thể ở một số mặt như sau: Về phân bố Thời gian qua chúng ta đã thành lập quá nhiều KCN, KCX ở cùng một vùng trong khi khả năng thu hút đầu tư hạn chế, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật cho các KCN. Điều này vô hình chung đã hình thành nên các KCN, KCX có chức năng tương tự nhau ở các địa phương dẫn tới tình trạng cạnh tranh gay gắt, tự phát, chạy đua theo “phong trào”, làm cho hiệu quả sự dụng vốn đầu tư thấp, không khai thác được lợi thế riêng có của các địa phương trong việc phát triển các KCN, KCX. Không chỉ những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, mà nhiều tỉnh, thành đang rơi vào “một cuộc đua” thành lập, thu hút đầu tư vào KCN, KCX. Nhiều tỉnh khá “hào phóng” trong việc cắt đất nông nghiệp để thành lập KCN, KCX, đồng thời đưa ra những chính sách ưu đãi riêng, chấp nhận dùng ngân sách địa phương bù lỗ. Hậu quả là, ưu đãi lớn, nhưng các KCN, KCX của cả nước mới chỉ lấp đầy khoảng trên 60%. Có những KCN, KCX đã được rào lại nhưng chưa sử dụng, đất bỏ hoang, trong khi nông dân thiếu đất trồng trọt vì đất đó đã được quy hoạch thành đất công nghiệp. Ngay tại Hà Nội, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho tới thời điểm này đã thành lập 6 KCN tập trung với mô hình chủ đầu tư rất đa dạng, gồm các hình thức liên doanh (KCN Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng A), doanh nghiệp nhà nước (KCN Sài Đồng B), công ty 100% vốn nước ngoài (KCN Hà Nội- Đài Tư). Thế nhưng, thực tế chỉ có 3 KCN đi vào hoạt động, đón các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh (KCN Thăng Long, Sài Đồng B, Nội Bài). Các KCN còn lại chưa triển khai được hoặc chậm triển khai do một số nguyên nhân như chủ đầu tư không có năng lực tài chính, thiếu kinh nghiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật nội bộ. Hay để thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, Thái Nguyên thực hiện ưu đãi đầu tư vào KCN Sông Công đối với các dự án tham gia lấp đầy 30 ha đất công nghiệp đầu tiên, dự án xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên, dự án trả trước trên 90% tiền thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng, dự án sử dụng trên 100 lao động địa phương. Dự án nào đáp ứng đủ 5 điều kiện ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi tối đa là giảm 90% tiền thuê lại đất trong 4 năm và miễn phí sử dụng hạ tầng trong 7 năm...Có thể nói, việc thành lập các KCN, KCX là chủ trương đúng đắn, nhưng tình trạng “ganh đua” giữa các địa phương, với những ưu đãi “xé rào” để thu hút đầu tư, làm ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước là một thực tế đáng báo động. Điều đáng nói là, nhiều địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX có nguồn gốc từ ngân sách Trung ương, nên nếu các tỉnh cứ tiếp tục dùng ngân sách bù lỗ để thu hút đầu tư vào KCN, KCX thì rốt cuộc ngân sách Trung ương phải è lưng ra... gánh nợ. Hơn nữa, giữa công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa ăn khớp với nhau. Nhiều quy hoạch đã được duyệt, thậm chí đã đi vào xây dựng kết cấu hạ tầng thì địa phương lại thay đổi quy hoạch về diện tích, ranh giới, gây ra sự hoài nghi về tính ổn định của môi trường đầu tư và hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ, ảnh hưởng xấu đến thu hút nguồn vốn đầu tư vào các KCN, KCX . Tỉ lệ lấp đầy Theo báo cáo của Chính phủ, đến cuối năm 2005 cả nước có 130 Khu công nghiệp và khu chế xuất với tổng diện tích 26.520 ha do Chính phủ quyết định thành lập. Ngoài ra, còn có trên 200 cụm công nghiệp do Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành lập với tổng diện tích 13.991 ha và trên 10.000 ha đất các khu kinh doanh tập trung khác. Tổng cộng cả 3 hạng mục, “ngốn” hết 50.511 ha đất nông nghiệp, phần lớn bờ xôi, ruộng mật, làm ăn dễ dàng, giao thông thuận lợi. Tại nhiều địa phương, đặc biệt là các khu đô thị lớn, hàng loạt dự án được phác thảo, toàn những ý tưởng tốt đẹp, song vì nhiều lý do dự án không triển khai được, hoặc triển khai chậm, “treo” ngắn thì một vài năm, dài thì, có khi hơn cả chục năm; có những dự án triển khai không hiệu quả để lại nỗi xót xa, tiếc nuối cho hàng ngàn, hàng vạn nông dân khát khao một mảnh đất để trồng trọt. Thiếu việc làm ắt dẫn đến nghèo đói và theo đó là các tệ nạn xã hội phát triển, tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút năm sau nhiều hơn năm trước. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên – Môi trường: Tỷ lệ lấp đầy các KCN, KCX trên toàn quốc chỉ đạt 50%; nghĩa là còn 50% diện tích đất bỏ trống trong tình trạng để cho cỏ mọc. Hiện có 12 KCN, KCX với tổng diện tích 2000 ha được thành lập từ trước năm 1998, song đến nay tỷ lệ lấp đầy vẫn chưa “quá bán”. Một vài ví dụ điển hình như là khu chế xuất Hải Phòng có quy mô 150 ha, thành lập từ năm 1997, nhưng đến nay chỉ cho thuê được 1 ha. Cũng tại Hải Phòng, Khu công nghiệp Nomura với diện tích 153 ha, thành lập từ năm 1994, nay mới cho thuê được 39 ha. Như vậy, hơn 10 năm qua Hải Phòng đã bỏ trống 263 ha đất trong KCN, KCX . Thủ đô Hà Nội cũng không chịu thua, Khu công nghiệp Đài tư, Daewoo Hanel quy mô trên 200 ha, thành lập từ những năm 1995 – 1996 nhưng đến nay mới cho thuê được 5 ha. Hà Nội vốn là thành phố được xếp vào hàng “4 Đ”: đất đai đắt đỏ. Vậy mà, chỉ mới qua 2 dự án, 195 ha đất đã bị bỏ trống cả chục năm nay. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 quy mô 226 ha thành lập từ năm 1996, nay cũng mới cho thuê được 20 ha.  Hiệu quả đầu tư Dù đã trải qua 16 năm hình thành và phát triển, nhưng các KCN, KCX chỉ thực sự mới phát triển mạnh trong khoảng 10 năm gần đây. Tuy doanh thu và xuất khẩu của các khu công nghiệp này tốc độ tăng bình quân lên đến 31,9% / năm ở thời kì 2001-2005, cao gấp đôi so với mức tăng trưởng công nghiệp của cả nước. Các doanh nghiệp này có mức doanh thu/ lao động bình quân ở mức khá cao, trên 15.000USD/ người; mức xuất khẩu/ lao động cũng đạt mức trên 7.000 USD/người. Tuy nhiên, những năm gần đây cả hai chỉ tiêu này đều có xu hướng giảm dần Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của các khu công nghiệp Việt Nam TT chỉ tiêu ĐVT 1996 2000 2002 2004 2005 1 Doanh thu KCN Triệu USD 500 3350 5600 1187 13425 - tốc độ tăng trưởng % 100 112 124.4 115.5 120 2 Xuất khẩu KCN Triệu USD 421 2170 3200 4949 6137 - Xuất khẩu KCN/ Tổng giá trị XK cả nước % 5 14,98 19,36 19 20 3 Số lao động luỹ kế 1000 người 201 370 706 953 - Tăng tương đối % - 45,1 38,16 35,00 4 Doanh thu/ lao động 1000 USD/ng 16,67 15,14 15,85 14,09 5 Xuất khẩu/ lao động 1000USD/ ng 10,8 8,65 7,01 6,44 Nguồn : Tính toán từ số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư Cơ cấu đầu tư Cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư chưa phong phú. Trong những năm gần đây, xu hướng đầu tư vào khu công nghiệp KCN, KCX của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất cập . Hầu hết các dự án hoạt động trong các KCN, KCX đều là các dự án công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, tiêu dùng như dệt, sợi, may mặc, da giày … Còn các dự án đầu tư vào những ngành công nghiệp nặng hay những ngành đòi hỏi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36089.doc
Tài liệu liên quan