Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty CPTraphaco

lời nói đầu Lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn hướng tới. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này trong điều kiện chi phí luôn đòi hỏi phải gia tăng, sản phẩm hàng hóa sản xuất ra phải đáp ứng phân phối với mức giá cạnh tranh và chất lượng tốt nhất là khó khăn và thách thức đối với mọi doanh nghiệp. Giảm chi phí, tăng doanh thu là những biện pháp mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩ

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty CPTraphaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m. Ngày nay, các doanh nghiệp luôn phải tính đến nhiều những biện pháp tổ chức sản xuất, quản ly hiệu quả nhất để qua đó chỉ phải bỏ ra chi phí ở mức nhỏ nhất. Đó là chi phí sản xuất như nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản ly, tài chính...Bên cạnh việcxây dựng và đưa ra các chiến lược, kế hoạch hành động để nhằm tăng tối đa sản phẩm bán ra để qua đó tăng doanh thu và đạt được lợi nhuận cao. Tuy vây, ngoài việc tăng doanh thu và giảm chi phí, doanh nghiệp cũng cần có những cách thức riêng để tăng lợi nhuận bằng việc cho ra đời các dòng sản phẩm đặc trưng, phù hợp với nhu cầu và thị hiệu của khách hàng trong điều kiện gia thành hấp dẫn. Qua thời gian thực tập tìm hiểu về hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Traphaco, một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa và đang ngày càng phát triển không ngừng với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 35% và đã khẳng định được thương hiệu Traphaco qua những sản phẩm đông dược nổi tiếng trong nước như Boganic, Hoạt huyết dưỡng não...,tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu về lợi nhuận của Công ty với chủ đề "Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Traphaco". Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương I : Tổng quan về Công ty Cổ phần Traphaco Chương II : Thực trạng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Traphaco Chương III : Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Traphaco Trong đó, những giải pháp tăng lợi nhuận tại Traphaco ngoài những phương pháp mang tính chất tài chính như giảm tối đa chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hay việc tính đến các kế hoạch làm tăng doanh thu là những kiến nghị trong việc đưa ra các sản phẩm đặc trưng về đông dược để tăng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chuyên đề thực tập được thực hiện trong thời gian hạn hẹp nên chắc chắn sẽ có nhiều hạn chế về thông tin, số liệu và qua đó các giải pháp đưa ra cũng sẽ còn nhiều hạn chế về chiều sâu cũng như khả năng áp dụng. Chuyên đề thực tập hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sỹ Nguyễn Trung Thành - Giảng viên khoa Ngân hàng Tài chính - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các cán bộ tại Phòng Tài chính - Công ty Cổ phần Traphaco. Tôi xin gửi đến lời cảm ơn chân thành tới những sự giúp đỡ nói trên. Chương i: Tổng quan về công ty cổ phần traphaco 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế TRAPHACO tiền thân là xưởng sản xuất được thành lập từ năm 1972, với nhiệm vụ sản xuất thuốc cho cán bộ công nhân viên ngành đường sắt dưới hình thức tự sản tự tiêu. Tháng 5 năm 1993 sở y tế đường sắt được chuyển sang bộ giao thông vận tải từ đó xưởng được mở rộng và trở thành xí nghiệp dược phẩm đường sắt có tên giao dịch là TRAPHACO (theo nghị định số 338 - HĐBT) với chức năng sản xuất thuốc và thu mua vật liệu. Tháng 6 năm 1994 từ xí nghiệp dược TRAPHACO được Bộ giao thông vận tải quyết định thành Công ty dược TRAPHACO với chức năng nhiệm vụ là: - Thu mua dược liệu và sản xuất thuốc chữa bệnh - Sản xuất và kinh doanh dược phẩm thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu phòng chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên ngành giao thông vận tải và nhân dân. Căn cứ vào nghị định (số 4/CP ngày 09/06/98) về chuyển đổi một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần, do đó đến tháng 9 Công ty được đổi thành Công ty Cổ phần TRAPHACO ngày nay có tên đầy đủ là: "Công ty Cổ phần thiết bị y tế giao thông vận tải TRAPHACO" Trụ sở chính của Công ty tại số 75 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội Công ty cổ phần còn có nhiều dịch vụ đặt tại các địa điểm như 108 Thành Công, 20 Giải Phóng, 31 Láng Hạ, 17 Ngọc Khánh. 1.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty - Thu mua gieo trồng chế biến dược liệu. - Sản xuất kinh doanh dược phẩm hoá chất vật tư thiết bị y tế. - Pha chế thuốc theo đơn. - Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm. - Kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu làm thuốc các sản phẩm thuốc. Traphaco là đơn vị kinh doanh dược phẩm có bề dầy kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc phổ biến và phát triển đông dược của Việt nam. Traphaco được cấp phép lưu hành trên 230 sản phẩm, phân bổ trên nhiều nhóm như: hệ thần kinh, tiêu hóa và gan mật, tim mạch, giảm đau - hạ sốt, tai mũi họng, mắt. Các sản phẩm của Traphaco được phân phối rộng khắp trên cả nước. Traphaco đang quản lý nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP ở Hà Nội và là cổ đông của một nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP khác tại Hưng Yên. Các nhà máy của Traphaco được xây dựng theo thiết kế hiện đại, với hệ thống trang thiết bị tiên tiến phần lớn được nhập khẩu từ Đức và Hàn Quốc. Doanh thu của Traphaco năm 2007 ước tính khoảng 33,4 triệu đô la Mỹ. 1.2. Cơ cấu tổ chức công ty Sơ đồ tổ choc Công ty Cổ phần Traphaco được thể hiện trên bản vẽ sau: GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐễNG PTGĐ Kinh doanh PTGĐ Chất lượng PTGĐ Tài Chính PTGĐ Nghiên cứu Phòng HC Phòng KD Phòng ĐBCL Phòng Tài Vụ Phòng Labo Phòng XNK Chi nhánh HCM Nhà máy SX Phòng R&D Phòng KH Chi nhánh ĐN Phòng KTCL PhòngMaketing 1.3. Một số sản phẩm thế mạnh Đông Dược Đông dược đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Traphaco. Công ty hiện đang tập trung các nguồn lực chính nhằm phát triển dòng sản phẩm này, tận dụng ưu thế Việt Nam có sẵn các loài thảo mộc đặc biệt đa dạng. Các loại đông dược chính trong dòng sản phẩm này là “Hoạt huyết dưỡng não”, Boganic, “Lục vị ẫm”, Alaska, Ampelop, “Hà thủ ô”, “Viên sáng mắt”, Sitar, “ích mẫu”, “Thập toàn đại bổ”, trà “Hà Thủ ô”,. Doanh thu từ những sản phẩm này chiếm khoảng 84% tổng doanh thu từ đông dược. Với thế mạnh trong các nhãn hiệu đông dược nổi tiếng, năng lực sản xuất, nghiên cứu và phát triển, nguồn cung thảo mộc độc lập, hệ thống phân phối rộng khắp đến khách hàng và đặc biệt là xu hướng không ngừng của việc sử dụng đông dược, Traphaco sẽ có cơ hội tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong những năm tới và trở thành nhà tiên phong trong thị trường đông dược Việt Nam. Tây Dược Traphaco sở hữu một thị trường rộng lớn về tây dược với hơn 100 sản phẩm được cấp phép lưu hành. Các loại tây dược chính trong dòng sản phẩm này là Amovita, Antot-Philatop, Avircream, Dibetalic, Levigatus, “T-B Mouthwash”, Trafedin, Tramorin, Trapha. Hầu hết các sản phẩm này được bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Doanh thu từ những sản phẩm này chiếm khoảng 60% tổng doanh thu từ tây dược. 1.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Traphaco 1.2.1Các chủng loại sản phẩm Traphaco có số lượng tăng trưởng sản phẩm khá cao, trung bình mỗi năm công ty cho ra đời khoảng 20 sản phẩm mới. Đến nay, Công ty đã được Cục quản ly Dược Việt Nam cấp phép lưu hành 231 sản phẩm, phân bổ trên 12 nhóm sản phẩm sau: - Giảm đau- hạ sốt - Tai mũi họng - ho hen suyễn - sổ mũi - Tim mạch - Tiêu hóa và gan mật - Cơ xương khớp - Kháng sinh – Kháng nấm – diệt ky sinh trùng - Tiểu đường - Hệ thần kinh - Vitamin – khoáng chất - Mắt - Da liễu - Các sản phẩm chăm sóc sắn đẹp Các sản phẩm trên được sản xuất dưới 15 đạng bào chế với nhiều dạng báo chế hiện đại như:viên tác dụng kéo dài, viên sủi bọt, viên nang cứng, viên nang mềm, thuốc bột, thuốc bột pha hỗn dịch, siro, thuốc nước uống, thuốc nước dùng ngoài, thuốc nhỏ mắt và mũi, thuốc kem, mỡ... Theo các nguồn nguyên liệu, Công ty sản xuất cả 2 nhóm thuốc tân dược và đông dược. Trong đó, đông dược là thế mạnh của công ty với số lượng chiếm 50% số lượng sản phẩm, 30-50% doanh thu và chiếm 60 – 70% lợi nhuận của toàn công ty. 1.2.2 Doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Đơn vị: VNĐ) Năm Doanh thu thuần Tỷ lệ tăng trưởng 2002 106.984.605.381 - 2003 139.832.799.063 30,70% 2004 187.309.032.748 33,95% 2005 261.227.189.295 39,46% 2006 36.240.574.791 37,90% 2007 533.220.851.499 48,02% 6T đầu năm 2008 378.312.825.903 - (Bảng 1: Thống kê doanh thu từ hoạt động SXKD giai đoạn 2002-2008) Từ khi thực hiện cổ phần hóa, Traphaco đã luôn đạt được mức tăng trưởng doanh thu ổn định nhờ những đầu tư vào công tác nghiên cứu những sản phẩm mới và mở rộng thị trường. Điều này đã được minh chứng qua việc kể từ năm 2002, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của Công ty ở mức 38%. Doanh thu theo nhóm hàng Nhìn vào Bảng 2 ta thấy, về cơ cấu doanh thu, với tỷ trọng từ 30-50% doanh thu thuần hàng năm, nhóm hàng đông dược được đánh giá là nhóm hàng chủ lực của Công ty Traphaco. Bên cạnh đó, với lợi thế thương hiệu và mạng lưới phân phối, trong thời gian qua, mảng hàng hóa khai thác của Traphaco ngày càng được chú trọng. Cụ thể, trong năm 2007 và 2008, Traphaco đã đẩy mạnh việc xuất khẩu ủy thác và phân phối độc quyền một số sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy, doanh thu của nhóm hàng này ghi nhận sự tăng trưởng mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Traphaco. (Đơn vị: VNĐ) TT Khoản mục 2006 2007 6T đầu năm 2008 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 Hàng SX 246.017.764.68.1 62,29% 305.615.240.354 57,31% 194.323.858.669 50,17% Hàng đông dược 179.922.653.681 49,95% 226.332.943.978 42,45% 146.600.739.663 37,85% Hàng tân dược 66.095.111.000 18,34% 79.282.296.376 14,87% 47.723.115.706 12,32% 2 Hàng hóa khai thác 114.222.810.110 31,77% 227.605.611.145 42,69% 192.988.970.134 49,83% Doanh thu thuần 360.240.574.791 100% 533.226.851.499 100% 387.312.825.803 100% (Bảng 2: Thống Kê doanh thu theo nhóm hàng giai đoạn 2006 - 2008) - Doanh thu của các sản phẩm chủ lực. Các sản phẩm chủ lực cũng đóng góp một phần đáng kể trong cơ cấu tổng doanh thu, góp phần ổn định tăng trưởng và lợi nhuận hàng năm của Công ty. Một số sản phẩm chủ lực có tỷ trọng doanh thu cao như: sản phẩm đông dược hoạt huyết dưỡng não, Boganicic...hàng năm đem lại cho Traphaco những nguồn doanh thu lớn. Để giữ vững tốc độ phát triển, Công ty đã kiên định đi theo chiến lược đa dạng hóa các loại sản phẩm, tuy nhiên tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh nhằm tạo doanh thu chính và tiếng vang thương hiệu. Trong những năm qua, các sản phẩm chủ lực đã trong nhóm hàng sản xuất đã mang lại 60-80% doanh thu của nhóm hàng này. - Thực trạng về lợi nhuận STT Nhóm hàng 2006 2007 6T đầu năm 2008 1 Thành phẩm SX 122.876.689.925 121.729.327.37 63.687.903.108 Đông dược 25.275.172.635 18.133.523.829 16.767.107.688 Tân dược 97.601.517.290 103.595.803.408 46.920.795.420 2 Hàng khai thác 7.968.698.906 18.531.890.343 8.547.375.988 Tổng lợi nhuận 109.243.881.846 130.845.388.831 72.235.279.096 Với thế mạnh về các sản phẩm đông dược, tỷ trọng lợi nhuận của nhóm hàng này luôn chiếm khoảng 70% tổng lợi nhuận gộp của các mặt hàng sản xuất. Mặc dù, nhìn vào Bảng 2 ta thấy, tỷ trọng doanh thu của hàng đông dược ngày càng giảm nhưng tỷ trọng lợi nhuận được phản ánh trong Bảng 3 lại cho thấy nhóm hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, đây là mảng hàng hóa truyền thống và mang lại hiệu quả cao cho Traphaco, tạo dựng uy tín và thương hiệu Traphaco trong những năm qua. Bên cạnh đó, nhóm hàng khai thác cũng được Traphaco chú trọng đầu tư. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu, lợi nhuận của của nhóm hàng khai thác cũng đã được cải thiện đáng kể. Năm 2007, lợi nhuận gộp của nhóm hàng này lên tới 18,54 tỷ đồng, tăng 133% so với năm 2006. Trong những năm tiếp theo kể từ năm 2008, nhóm hàng này sẽ được Công ty tận dụng để gia tăng doanh thu và lợi nhuận. - Nguồn nguyên vật liệu Với thế mạnh là đông dược, phần lớn nguồn nguyên vật liệu của công ty là dược liệu truyền thống trong nước với tỷ lệ 65%. Phần còn lại (35%) là nguyên liệu cho việc sản xuất tân dược được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua lại trong nước qua các nhà nhập khẩu. Để đảm bảo nguốn nguyên liệu đầu vào, công ty sử dụng nguyên tắc hợp tác lâu dài để tạo sự chủ động với các đối tác cung ứng nguyên vật liệu. Cụ thể, phòng Cung ứng nguyên liệu đã xây dựng quy trình thao tác chuẩn nhằm lựa chọn bạn hàng cung ứng sản phẩm cho công ty, trên cơ sở đó, lựa chọn các đối tác để ky kết các hợp tác lâu dài. Giá cả nguyên vật liệu và ảnh hưởng tới lợi nhuận Nhìn tổng thể, Công ty có thể đảm bảo được sự chủ động trong cung ứng 65% nguồn nguyên liệu đầu vào. Tính đến cuối năm 2008, công ty chưa chịu ảnh hưởng nào lớn từ việc gia tăng giá cả đầu vào của thị trường thế giới cũng như trong nước. Đặc biệt, Công ty đã vượt qua “cơn bão giá’ năm 2008 với việc hạn chế tối đa những tác động của việc biến động giá thất thường của các nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như nguồn các nguồn nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. 1.3 Định hướng phát triển của Traphaco 1.3.1 Phù hợp hóa hướng phát triển sản phẩm theo thị trường Hiện nay, theo xu hướng của ngành dược toàn cầu đang thực hiện tìm kiếm và bảo tồn các tri thức về dược phẩm bản địa để tạo ra những sản phẩm thuốc có nguồn gốc thiên nhiên với phương châm an toàn và ít có tác dụng phụ đối với người sử dụng. Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 80% dân số trên thế giới vẫn sử dụng các sản phẩm dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên trong việc chăm sóc sức khỏe. Nhiều nước như, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu cũng đang tập trung nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm thuốc và thực phẩm bổ sung từ nguyên liệu thiên nhiên và dược liệu. Quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh đang được tuyên truyền rộng rãi đồng nghĩa với xu hướng sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong những cái nôi của ngành y dược cổ truyền phương Đông với một kho tàng tri thực trong việc sử dụng thuốc từ dược liệu để chăm sóc sức khỏe con người. Với nền sinh học đa dạng đã mang lại cho các cơ sở sản xuất đông dược những nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú mà ít quốc gia trên thế giới có được. Trong điều kiện Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chính sách quốc gia về thuốc Y học cổ truyền và chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010 trong đó có việc khuyến khích sản xuất các sản phẩm dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu. Trong bối cảnh đó, Chiến lược của Công ty sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển và hiện đại hóa các thuốc từ dược liệu để đưa Traphaco trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực đông dược là một hướng đi đã được nghiên cứu và lựa chọn. Điều này với mục đích đưa Công ty Traphaco đứng vững và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 1.3.2 Phát triển mạng lưới phân phối Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua, mặc dù đông dược là sản phẩm chủ lực trong việc tạo ra thương hiệu uy tín và những đóng góp chủ lực cả về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua, các sản phẩm từ việc khai thác mạng lưới phân phối của Công ty hàng năm đang đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển tại Traphaco. Trong khi đó, theo cam kết gia nhập WTO, kể từ 1/1/2009, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chính thức được nhập khẩu dược phẩm. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn không được phép phân phối các sản phẩm dược phẩm mà chỉ có quyền được bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp có mạng lưới phân phối uy tín và hàng đầu như Traphaco. Đối với Traphaco, ngay từ những ngày đầu của giai đoạn Việt Nam chuyển hướng theo nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp nhà nước chỉ bán thành phẩm sản xuất cho các doanh nghiệp có chức năng phân phối do nhà nước chỉ định thì Traphaco đã chú y và quan tâm đặc biệt đến mạng lưới phân phối của mình. Sau 15 năm xây dựng, đến nay hệ thống phân phối của Traphaco đã phủ rộng toàn quốc và đến nay đã có 2 chi nhánh tại Miền Nam, Miền Trung, 48 đại ly và 3 cửa hàng bán lẻ, 3 cửa hàng bán buôn, thực sự tạo nên sức mạnh cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn hội nhập. Với những lợi thế và cơ hội nói trên, định hướng phát triển trong thời gian tới của Traphaco là tận dụng và khai thác tối đa mạng lưới phân phối để mang về doanh thu cho Công ty bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển mạng lưới phân phối vững mạnh. Chương II. Thực trạng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Traphaco 2.1. Những vấn đề chung về lợi nhuận 2.1.1. Khái niêm, vai trò và kết cấu lợi nhuận trong doanh nghiệp Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự phấn đấu để đạt đợc lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đợc đặt ra hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, các nhân tố ảnh hởng đến lợi nhuận để có biện pháp hữu hiệu làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp là rất cần thiết. a. Khái niệm về lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là khoản chênh lệch giữa khoản thu nhập và chi phí đã bỏ ra để đạt đợc thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. Trong các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp thì lợi nhuận là mục tiêu kinh tế đợc đặt lên hàng đầu. Để cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho nhu cầu thị trờng, nhu cầu xã hội, các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí nhất định phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nh: Chi phí nhân công, vốn sản xuất ... ta gọi chung là đầu vào. Do đó, khi tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp phải bù đắp đợc chi phí và phải có lợi nhuận để đầu t tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh trừ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm đã tiêu thụ và thuế theo quy định của Nhà nớc. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trờng, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn có nhiều hoạt động khác để tận dụng tối đa năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thêm lợi nhuận nh các hoạt động tài chính, hoạt động bất thờng. Nh vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động trong doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu chất lợng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. b. Kết cấu của lợi nhuận: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đợc phân chia thành: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thờng, thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng đợc phân chia thành ba loại tơng ứng. - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là số lợi nhuận thu đợc từ các hoạt động tiêu thụ hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong kỳ. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu trong toàn bộ lợi nhuận (trớc thuế) của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lợi nhuận thu đợc từ các hoạt động đầu t tài chính hoặc kinh doanh về vốn đa lại. Các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp thờng là hoạt động liên doanh, liên kết, đầu t mua bán chứng khoán, cho thuê tài sản, thu lãi tiền gửi ... - Lợi nhuận từ hoạt động bất thờng là lợi nhuận từ các hoạt động mà doanh nghiệp không dự tính trớc hoặc những hoạt động không mang tính chất thờng xuyên nh: thanh lý tài sản, thu từ vi phạm hợp đồng. Việc xem xét kết cấu lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng nó giúp ta thấy các khoản tạo nên lợi nhuận và tỷ trọng của từng khoản trong tổng lợi nhuận, từ đó cho ta đánh giá kết quả của từng hoạt động, tìm ra mặt tích cực cũng nh tồn tại trong từng hoạt động để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao lợi nhuận hơn nữa. c. Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận: - Lợi nhuận có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì nó tác động đến mọi mặt hoạt động và ảnh hởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện đợc chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng bảo đảm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp đợc ổn định, vững chắc. * Vai trò của lợi nhuận đối với bản thân doanh nghiệp - Nh đã biết, lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Doanh nghiệp có lợi nhuận ngày càng nhiều thì tình hình tài chính sẽ ổn định và tăng trởng tạo sự tín nhiệm cao trong thơng trờng, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trờng trong, ngoài nớc. - Lợi nhuận cao là yếu tố khẳng định tính đúng đắn của phơng hớng sản xuất kinh doanh, biểu hiện tính năng động và khoa học trong tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Để đạt đợc lợi nhuận, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều công đoạn của quá trình kinh doanh, trong đó bao gồm: thu mua các yếu tố đầu vào, sản xuất chế biến thực hiện tiêu thụ sản phẩm. Mức độ hiệu quả của các công đoạn này đều đợc phản ánh chung vào chỉ tiêu lợi nhuận. Có thể nói lợi nhuận chính là thớc đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để tái sản xuất mở rộng, bù đắp thiệt hại, rủi ro (nếu có) cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bảo đảm quyền lợi cho ngời lao động, có điều kiện xây dựng quỹ trong đó có quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu t phát triển, quỹ khen thởng, phúc lợi. Điều này khuyến khích ngời lao động tích cực làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo trong lao động, gắn bó với doanh nghiệp. Nhờ đó năng suất lao động đợc nâng cao, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hơn lợi nhuận doanh nghiệp. * Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội. - Doanh nghiệp là tế bào của nền Kinh tế Quốc dân; lợi nhuận của doanh nghiệp là động lực, là đòn bẩy kinh tế của xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đảm bảo tài chính ổn định và luôn tăng trởng, có lợi nhuận cao thì tiềm lực tài chính quốc gia sẽ ổn định và phát triển. - Lợi nhuận của doanh nghiệp tham gia đóng góp vào ngân sách Nhà nớc dới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp; khoản đóng góp này sẽ góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo dựng môi trờng kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp và góp phần hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế, xã hội của đất nớc. - Lợi nhuận của doanh nghiệp còn có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với xã hội, nhất là trong hoàn cảnh nớc ta hiện nay, đó là doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho ngời lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Đồng thời doanh nghiệp cũng có điều kiện để tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. 2.1.2 Phương pháp xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lợi nhuận trong doanh nghiệp a. Phương pháp xác định lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế quan trọng của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Việc đảm bảo lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành một yêu cầu bức thiết, lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để xác định đợc lợi nhuận khi lập kế hoạch lợi nhuận và lập báo cáo thu nhập hàng năm của doanh nghiệp ngời ta áp dụng hai phơng pháp sau: Phơng pháp trực tiếp: * Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Trong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận của doanh nghiệp = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận từ hoạt động bất thờng - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đợc xác định nh sau: Lợi nhuận từ hoạt động SXKD = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ theo quy định - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Hoặc: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ - Nh vậy, lợi nhuận tăng, giảm phụ thuộc vào hai yếu tố là doanh thu và chi phí Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ theo quy định của Nhà nớc. Trong đó: + Tổng doanh thu: (doanh thu bán hàng) là tổng trị giá thực hiện bán hàng hoá, sản phẩm, cung ứng lao vụ, dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phần trợ giá, trợ cớc, phụ giá (nếu có) của Nhà nớc, đây là nguồn thu nhập chủ yếu và thờng xuyên của doanh nghiệp. + Các khoản giảm trừ: Là những khoản nằm trong tổng doanh thu và chúng có tính chất làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, bao gồm: giảm giá hàng bán, trị giá hàng bán bị trả lại, thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) - Trị giá vốn hàng bán: Đối với doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất của khối lợng sản phẩm tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp thơng nghiệp, là trị giá mua vào của hàng hoá bán ra. + Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trị giá vốn Chi phí nguyên Chi phí nhân Chi phí sản hàng bán vật liệu trực tiếp công trực tiếp xuất chung + Đối với doanh nghiệp thơng nghiệp Trị giá vốn Giá mua sản Các chi phí thu mua, vận hàng bán phẩm hàng hoá chuyển, bảo quản sơ chế - Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nh tiền lơng, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, bao bì, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu dùng để đóng gói, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác nh chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo... - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp nh tiền lơng, phụ cấp trả cho cán bộ công nhân viên, chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp và các chi phí khác phát sinh nh chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, công tác phí, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp nh tiền điện, điện thoại, nớc, chi phí cho lãi vay vốn kinh doanh, lãi vay vốn đầu t tài sản cố định đã đa vào sử dụng, dự phòng giảm giá hàng tồn kho ... - Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trong kỳ: Là tổng chi phí đã bỏ ra liên quan đến doanh thu bán hàng. + Đối với doanh nghiệp: Hoạt động có tính chất sản xuất kinh doanh: Giá thành toàn bộ của Trị giá vốn Chi phí Chi phí quản lý Sản phẩm hàng hoá mua hàng bán hàng doanh nghiệp + Đối với doanh nghiệp thơng nghiệp Giá thành toàn bộ của Trị giá Chi phí Chi phí quản lý Sản phẩm hàng hoá mua hàng bán hàng doanh nghiệp * Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Đợc hình thành từ hai yếu tố chính là doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí về hoạt động tài chính và thuế gián thu (nếu có) đợc xác định nh sau: Lợi nhuận từ hoạt Doanh thu từ hoạt Chi phí về hoạt Thuế động tài chính động tài chính động tài chính (Nếu có) Trong đó: - Doanh thu từ hoạt động tài chính: là doanh thu thu đợc từ các hoạt động nh tham gia góp vốn liên doanh, đầu t mua bán chứng khoán ngắn, dài hạn, cho thuê tài sản. Các hoạt động đầu t khác nh chênh lệch lãi tiền vay của ngân hàng, cho vay vốn, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán. - Chi phí về hoạt động tài chính: là những chi phí cho các hoạt động tài chính, nói trên: - Thuế gián thu: là các khoản thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. Đây là phần thu hộ cho Nhà nớc thông qua giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. * Lợi nhuân từ hoạt động bất thường Lợi nhuận hoạt động bất thờng đợc hình thành từ hai yếu tố chính là doanh thu bất thờng với chi phí bất thờng và thuế (nếu có) và đợc xác định nh sau: Lợi nhuận Doanh thu Chi phí Thuế bất thờng bất thờng bất thờng (nếu có) Trong đó: - Doanh thu bất thờng của doanh nghiệp là các khoản thu không thể dự tính đợc trớc, những khoản thu không mang tính chất thờng xuyên, nh: + Thu về thanh lý, nhợng bán tài sản cố định. + Thu tiền phạt do bên khác vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp. + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ do không xác định được chủ. - Chi phí bất thờng, là các khoản chi phí cho các hoạt động nói trên. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong lợi nhuận của doanh nghiệp. Nh vậy, tổng lợi nhuận trớc thuế, lợi nhuận sau thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp đều đợc xác định trên cơ sở lợi nhuận từ hoạt động của sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thờng. Từ đó, có thể xác định lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp trong kỳ: Lợi nhuận sau thuế của Lợi nhuận trớc thuế Thuế thu nhập doanh Doanh nghiệp trong kỳ TNDN trong kỳ nghiệp trong kỳ Phơng pháp xác định lợi nhuận qua các bớc trung gian: Là phơng pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp qua từng khâu hoạt động, trên cơ sở đó giúp nhà kinh doanh thấy đợc quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động hoặc từng yếu tố kinh tế đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp: Doanh thu từ hoạt động khác Hoạt động tài chính Hoạt động bất thờng - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại - Thuế gián thu Doanh thu thuần Lợi nhuận hoạt động khác Chi phí hoạt động khác Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động khác - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động khác Lợi nhuận trớc thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế * Các nhân tố ảnh hởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Những phân tích trên ta thấy lợi nhuận tăng, giảm do ảnh hởng của các nhân tố sau: Khối lợng sản phẩm tiêu thụ: Yếu tố này phụ thuộc vào: a. Khối lợng sản phẩm tiêu thụ. b. Chất lợng sản phẩm tiêu thụ. c. Kết cấu mặt hàng kinh doanh Giá bán đơn vị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hợp lý mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được, sẽ làm tăng doanh thu. Mặt khác, có thể áp dụng biện pháp giảm giá hàng, chiết khấu bán hàng để kích thích tiêu thụ sản phẩm và hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Giá thành sản xuất hoặc giá vốn hàng bán. Giá thành thấp sẽ tạo đợc sức cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ đợc khối lợng hàng hoá lớn, trực tiếp._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22399.doc
Tài liệu liên quan