Giải pháp thúc đẩy quá trình kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tại Công ty TNHH Lotteria Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ **************** BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH KINH DOANH THEO HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY TNHH LOTTERIA VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn:TS.Đàm Quang Vinh Sinh viên : Lê Thị Mai Lớp : KDQT 46A Khóa : 46 Hệ : Chính qui Hà Nội, 2008 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước với nền kinh tế đang phát triển một cách nhanh chóng, quá trì

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy quá trình kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tại Công ty TNHH Lotteria Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra từng ngày đặc biệt Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 11/01/2007 thì nhu cầu về mở cửa giao lưu với các nền kinh tế khác trên thế giới ngày càng tăng. Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài đang diễn ra một cách tích cực được thể hiện ở việc Nhà nước đã thực hiện dỡ bỏ dần những rào cản thương mại và phi thương mại, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho những nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năn gần đây, hàng loạt những nhà đầu tư nước ngoài đã đến với Việt Nam theo phương thức kinh doanh nhượng quyền như là Bourbon Group, Metro Cash & Carry, Lotteria, KFC, Medicare và Parkson… Kinh doanh nhượng quyền đã trở thành phương pháp kinh doanh chủ đạo cho những nhà đầu tư muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình một cách nhanh nhất tuy nhiên nó cũng đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm tròn hoạt động điều hành quản lý. Thấy được đặc điểm này cũng là lý do em chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp thúc đẩy quá trình kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tại Công ty TNHH Lotteria Việt Nam” với kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan vế hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Chương 2. Tình hình kinh doanh theo hình thức nhượng quyền tại công ty TNHH Lotteria Việt Nam. Chương 3. Giải pháp thúc đẩy kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tại Công ty TNHH Lotteria Việt Nam. Thể hiện toàn cảnh bức tranh về kinh doanh nhượng quyền tại Công ty TNHH Lotteria Việt Nam nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung. Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề, em đã được sự hướng dẫn tận tình của TS. Đàn Quang Vinh và các thầy cô trên khoa. Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự đóng góp của các thầy, các cô để cho đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm và đặc điểm của nhượng quyền thương mại và kinh doanh nhượng quyền. 1.1. Khái niệm. 1.1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại. Franchise, Franchising, Nhượng quyền thương mại hay Nhượng quyền kinh doanh (gọi tắt là Franchise) dùng để chỉ một phương thức kinh doanh đặc biệt, có nhiều định nghĩa về franchise trên thế giới. Theo Từ điển Anh Việt của viện ngôn ngữ học: Franchise là cho phép ai đó chính thức được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó. Theo Từ điển Webter của Anh: Franchise là một đặc quyền được trao cho một người để phân phối hay bán sản phẩm của thương hiệu. Tại Hoa Kỳ, Uỷ ban Thương mại liên bang (FTC) định nghĩa rằng: “Fanchise là hoạt động thoả thuận giữa các bên, mà trong đó một bên chủ thương hiệu cho phép bên kia được quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu của chủ thương hiệu. Người được cấp quyền phải trả cho bên cấp quyền một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp gọi là phí Franchise”. Còn theo Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh Quốc tế , hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau: "Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". Vậy có thể định nghĩa nhượng quyền thương mại như sau: Nhượng quyền thương mại là hoạt động mà theo đó bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền quyền sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản phẩm dịch vụ dưới thương hiệu của mình và nhận lại một khoản phí hay % doanh thu trong  thời gian nhất định. 1.1.2. Khái niêm kinh doanh nhượng quyền. Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương mại 2005 thì Franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo những điều kiện sau: - Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Vậy kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại là việc tiến hành các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng nhượng quyền được thoả thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền về các điều khoản: (i) Nội dung của quyền thương mại, (ii) quyền và nghĩa vụ của hai bên, (iii) giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán, (iv) thời hạn hiệu lực, gia hạn, chấm dứt hợp đồng, (v) giải quyết tranh chấp, vi phạm. Do một số đối tượng của nhượng quyền thương mại đồng thời là các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, do đó, khi xác lập hợp đồng nhượng quyền cần phải xây dựng các điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ, khi chuyển giao các đối tượng này cũng phải đăng ký theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.  1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại. 1.2.1. Lịch sử phát triển của Franchise. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động franchise được chính thức thừa nhận khởi nguồn và phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình. Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn - nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới. Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hoá franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức franchise. Chính phủ các nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý... cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc bán franchise ra nước ngoài. Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách về franchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêng chuyên ngành về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế. Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền (Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách sạn-nhà hàng... Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế. Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli's... đồng thời đây là cứ địa đầu tiên để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á. Thông qua đó, hoạt động franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái độ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng của Trung Quốc. Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và quảng bá hoạt động franchise đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng Franchise Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp hội franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise. Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như: Tổ chức các hội chợ franchise quốc tế. Xây dựng niên giám franchise khu vực, và trên toàn thế giới. Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến franchise... Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh franchise. Ở Việt Nam, franchise được xem manh nha xuất hiện vào giữa thập niên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nước. Trung Nguyên là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhạy bén nắm bắt hình thức kinh doanh franchising. Thành lập từ giữa năm 1996, đến nay thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt trên 63 tỉnh thành. Từ 1998-2004, Trung Nguyên đã có khoảng trên 500 quán cà phê nhượng quyền chính thức. Theo ông Nguyễn Trần Quang, Giám đốc Tiếp thị của Công ty Cà phê Trung Nguyên, để được trưng biển Trung Nguyên, các quán cà phê đều phải ký hợp đồng ràng buộc với công ty. Họ sẽ phải bài trí quán theo một phong cách thống nhất, pha chế cà phê theo một công thức nhất quán của Trung Nguyên. Phía Trung Nguyên không hề thu phí chuyển nhượng đối với những quán này. Ngược lại, phía Trung Nguyên có những sự giám sát nhất định về mặt kỹ thuật pha chế, cách thức quản lý với những quán này. Mặc dù, cách làm của Trung Nguyên lúc đó không hoàn toàn là franchise, nhưng cũng phần nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của phương thức franchise. Trong thời gian đó, khái niệm franchise gần như xa lạ, chưa được luật hóa. Năm 1998, lần đầu tiên thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn Nghị định 45/CP/1998 về chuyển giao công nghệ, tại mục 4.1.1, có nhắc đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise...”. Tháng 02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ, trong đó có nhắc đến việc cấp phép đặc quyền kinh doanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ, do đó chịu sự điều chỉnh của nghị định này. Tiếp đến, tại Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyển giao công nghệ.Kể từ năm 2006, franchise chính thức được luật hoá và công nhận. Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) đã dành nguyên Mục 8 Chương VI để quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, đến ngày 25/5/2006 thì Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để điều chỉnh và tạo điều kiện cho franchise phát triển tại Việt Nam. Hiện nay, khi nhắc đến các nhà nhượng quyền (franchisor) thành công tại Việt Nam, có lẽ người ta nghĩ ngay đến Phở 24. Mặc dù, Trung Nguyên là thương hiệu tiên phong trong hoạt động nhượng quyền (khoảng năm 2000), thế nhưng việc xây dựng một hệ thống nhượng quyền chuẩn mực, mang tính hàn lâm vẫn là Phở 24. Sở dĩ nói như vậy là vì Trung Nguyên thành công trong việc nhân rộng mô hình quán cà phê trên khắp Việt Nam, nhưng Trung Nguyên lại không chú trọng đến việc phải duy trì, phát triển hệ thống theo những chuẩn mực, nguyên tắc nhất định của phương thức franchise, vì thế kể từ năm 2004 trở về sau, hệ thống quán cà phê Trung Nguyên bị “khựng lại”, không còn dấu hiệu mạnh mẽ như trước. Phở 24 mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2003, việc xây dựng hệ thống, tổ chức nhượng quyền được đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động franchise: nhượng quyền có thời hạn, có thu phí nhượng quyền, tổ chức kinh doanh đặc thù, có cơ chế kiểm tra, giám sát cụ thể. Mặc khác, hoạt động quảng bá của của Phở 24 được thực hiện khá tốt và bài bản đã khiến cho hệ thống này phát triển một cách ngoạn mục, chưa đầy 03 năm, Phở 24 đã có trên 20 cửa hàng phở nhượng quyền trong khắp cả nước. Đặc biệt, trong năm 2006, Phở 24 đã tiến hành nhuợng quyền sang Phillipine và Indonesia. Theo nhận định của một số chuyên giavề nhượng quyền, có lẽ Phở 24 sẽ còn phát triển và “phủ sóng” sang khu vực Đông Á tại Hongkong, Nhật bản và Hàn Quốc.Bên cạnh các thương hiệu nói trên, có thể kể đến Kinh Đô bakery, thời trang Ninomax, Foci, giày dép T&T... Đặc biệt T&T là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Thương mại cấp phép nhượng quyền sang Maysia và Úc. Đây cũng là những tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển non trẻ của lĩnh vực franchise tại Việt Nam. Thế nhưng, nếu nhìn nhận về mặt tổng thế, Việt Nam thực sự vẫn chưa có những nhà nhượng quyền tầm cở mang tính xuyên quốc gia như McDonald, KFC, Lotteria ... việc thực hiện hoạt động nhượng quyền đa phần mang tính thử nghiệm hoặc chập chững từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đồng thời, Nhà nước vẫn chưa có chính sách thúc đẩy phát triển hoạt động franchise, do đó số lượng các nhà nhượng quyền Việt Nam vẫn đếm đầu ngón tay. Và có thể mạnh dạn mà nói vui vui rằng: franchise tại Việt Nam đang đón chào bình minh. 1.2.2. Thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại. Ở một số nước trên thế giới, quy định này cũng có thể là bắt buộc hoặc khuyến khích tự nguyện đăng ký với mục đích để Nhà nước có thể thu thập thông tin về hoạt động nhượng quyền để xây dựng các chính sách, cơ chế pháp lý có nội dung khuyến khích, phát triển hoạt động nhượng quyền, đồng thời đảm bảo lợi ích hợp pháp của người mua franchise. Tại Hoa Kỳ, trên 12 tiểu bang có luật quy định bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại, điều này thể hiện chính sách bắt buộc thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. Ở Malaysia, từ năm 1992, với Chương trình Phát triển nhượng quyền (Franchise Development Programme), Chính phủ nước này đã có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp trong việc tư vấn pháp lý, xây dựng hệ thống nhượng quyền và quy định khá cởi mở trong việc đăng ký (hoặc khai báo) việc nhượng quyền ra nước ngoài. Tại Việt Nam, cơ sở pháp lý của thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh nhượng quyền dựa trên: Luật Thương mại năm 2005;   2. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại; 3. Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Theo Điều 291 Luật Thương mại 2005, Điều 17 và 18 Nghị định 35, bất kỳ doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại. Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền bao gồm: 1. Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại ( theo mẫu ); 2. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu); 3. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; 4. Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được văn bằng bảo hộ; 5. Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp; (Trong trường hợp các giấy tờ trên thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước) . và các văn bản khác để xác nhận tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền, quyền sở hữu trí tuệ đối tượng liên quan hoạt động nhượng quyền...do Bộ Thương mại quy định mục II điều 1 Thông tư 09. Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại là cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, các điều kiện để được nhượng quyền (Điều 5 của Nghị định 35) để quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp. Do vẫn chưa có chế tài ràng buộc cụ thể đối với trường hợp bị từ chối đăng ký nhượng quyền, nên trong thực tế, những doanh nghiệp bị xét không đủ điều kiện nhượng quyền nhưng vẫn có thể tiếp tục thực hiện nhượng quyền bắt cách lách luật thông qua việc ký kết hợp đồng đại lý với đối tác, trong đó có thỏa thuận cho phép đối tác được sử dụng thương hiệu và tổ chức kinh doanh theo phương thức hoạt động của mình.Ngoài ra, hiện thời Bộ Tài chính vẫn chưa có văn bản cụ thể quy định mức phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, do đó có thể dẫn đến lúng túng đối với cơ quan tiếp nhận đăng ký. Về vấn đề xây dựng, cung cấp Bản Giới thiệu về Nhượng quyền thương mại. Về nguyên tắc, việc yêu cầu doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền xây dựng Bản Giới thiệu về nhượng quyền thương mại là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền. Bản Giới thiệu về nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp thực chất đó là tài liệu quan trọng, còn gọi là UFOC (Uniform Franchise Offering Circular), mà Bên nhượng quyền phải cung cấp cho Bên dự kiến nhận quyền nghiên cứu trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền. Do đó, Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại phải thể hiện đầy đủ, trung thực, chính xác mọi thông tin về Bên nhượng quyền, hệ thống nhượng quyền và các vấn đề cơ bản liên quan đến việc ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, việc xây dựng và cung cấp tài liệu UFOC là bắt buộc theo luật định, tài liệu này luôn đảm bảo 02 chức năng cơ bản: cung cấp chính xác thông tin liên quan đến nội dung nhượng quyền thương mại, quảng bá cho Bên nhượng quyền. Tại Việt Nam, Bộ Thương mại cũng ban hành mẫu Bản Giới thiệu nhượng quyền thương mại kèm Thông tư 09, có nội dung khá chi tiết gồm 02 phần và 13 mục. Tuy nhiên, Bản Giới thiệu mẫu được soạn thảo hơi cứng nhắc, các thông tin yêu cầu cung cấp có vẻ như chủ yếu để phục vụ cho hoạt động thống kê, quản lý nhà nước, mà không tính đến yếu tố thể hiện sự quảng bá của Bên dự kiến nhuợng quyền. Ngoài ra, một số nội dung thông tin phân chia theo đề mục không hợp lý, khó hiểu hoặc một số yêu cầu có thể không cần thiết, cụ thể như sau: - Trùng lắp tiêu đề tại Mục I Phần A và mục I Phần B. Theo nội dung được nêu, Mục I Phần A nhắm giới thiệu tổng quát về vị trí pháp lý, chức năng kinh doanh cùa Bên nhượng quyền, Mục I Phần B cung cấp thông tin cơ bản về bộ máy, tổ chức kinh doanh nhượng quyền của Bên nhượng quyền. Vì vậy, nên chăng sửa đổi tiêu đề Mục I Phần A thành “Giới thiệu tư cách pháp lý của Bên nhượng quyền”, tiêu đề Mục I Phần B thành “Thông tin về tổ chức - hoạt động của Bên nhượng quyền”. - Điểm 2 Mục V Phần B nói về khả năng cho phép Bên nhận quyền có được chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Thực chất đây chính là quyền của Bên nhận quyền do Bên nhượng quyền quy định, thế nhưng lại được sắp xếp vào nhóm nghĩa vụ của Bên nhận quyền. - Điểm 3, 4, 5, 6, 7, 8 Mục IX Phần B yêu cầu phải công khai chi tiết số lượng và tình trạng ký kết, thực hiện, gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền của Bên nhượng quyền. Có vẻ như những yêu cầu này can thiệp quá sâu vào bí mật kinh doanh của Bên nhượng quyền, và có thể gây ra rủi ro cho Bên nhượng quyền nếu Bên dự kiến nhận quyền không ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở đây, chỉ cần Bên nhượng quyền cung cấp thông tin về số lượng cơ sở kinh doanh trong hệ thống nhượng quyền đang hoạt động hoặc đã chấm dứt trong thời gian 03 năm gần nhất, đối với trường hợp nào đã ký kết hợp đồng mà vẫn chưa triển khai thực hiện thì phải trình bày lý do cụ thể là đủ. - Mục X Phần B yêu cầu Bên nhượng quyền phải cung cấp nội dung báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 01 năm gần nhất. Việc cung cấp nội dung báo cáo tài chính là hợp lý, tuy nhiên yêu cầu phải có kiểm toán có thực sự phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam không? Tại Hoa Kỳ, chỉ có một số tiểu bang mới đòi hỏi báo cáo tài chính của bên nhượng quyền phải có kiểm toán xác nhận mà thôi. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn chưa quen với việc kiểm toán, do đó thiết nghĩ chỉ nên yêu cầu cung cấp bản sao Báo cáo tài chính, quyết toán thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, xác nhận là được. - Mục XI Phần B có tiêu đề “Phần thưởng, sự công nhận sẽ nhận được hoặc tổ chức cần phải tham gia” hoàn toàn không phù hợp với nội dung thông tin thể hiện sự cam kết của Bên nhượng quyền về tính chính xác, trung thực của Bản Giới thiệu nhượng quyền thương mại. Do đó, tiêu đề này đề xuất nên sửa lại là “Sự cam kết, chế tài và cơ quan tài phán được lựa chọn để đảm bảo thực hiện”. Bản Giới thiệu về Nhượng quyền thương mại là một tài liệu không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền. Nó quyết định rất lớn đến khả năng ký kết hợp đồng nhượng quyền giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền và sự lớn mạnh của thương hiệu. 1.2.3. Đặc điểm. Franchise trên thế giới xuất hiện đầu tiên tại Mỹ, vào giữa thế kỷ 19. Đến nay Franchise đã trở thành một phương thức kinh doanh hiện đại, rất phổ biến. Tại Mỹ, gần một nửa doanh số bán lẻ được thực hiện thông qua các hệ thống Franchise. Mặt dù chưa có định nghĩa thống nhất trên thế giới, nhưng khái quát chung, Franchise là phương thức kinh doanh mà theo đó, Bên nhượng quyền (Franchisor, doanh nghiệp sản xuất hoặc mua bán hoặc dịch vụ) cho phép Bên nhận quyền (Franchisee, doanh nghiệp kinh doanh độc lập) sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh và bí quyết kinh doanh hoặc quy trình vận hành hệ thống kinh doanh. Ngược lại, Bên nhận quyền phải trả phí ban đầu, gồm: phí nhượng quyền (Franchise fee), phí lãnh thổ (territorial fee) trong trường hợp ký hợp đồng qua Bên nhượng quyền của khu vực) và phí bản quyền (royalty fee) khi kinh doanh hoặc cũng có một số hệ thống nhượng quyền thu phí cố định trả một lần trong thời gian nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ đem lại cho bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu. Nhưng trong một số trường hợp, Bên nhận quyền vẫn phải chịu sự kiểm soát trong quá trình kinh doanh dưới nhãn hiệu đã đăng ký. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm chung trong tất cả những định nghĩa về kinh doanh nhượng quyền thương mại như đã trình bày ở trên đều có chung những đặc điểm cơ bản sau: Quan hệ nhượng quyền thương mại trong kinh doanh nhượng quyền về bản chất là quan hệ hợp đồng. Các bên tham gia trong quan hệ này kể cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều bị chi phối bằng hợp đồng nhượng quyền. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ cấp quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh và bí quyết kinh doanh hoặc quy trình vận hành hệ thống kinh doanh cho bên nhận quyền. Đồng thời có trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền cũng như cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Bên cạnh đó, bên nhận quyền phải có trách nhiệm trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền để được quyền kinh doanh trên nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký và chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Các trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hai bên đều có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Một Bên độc lập (Bên nhận) được phép phân phối sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và mô hình kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu. Với bất cứ một nhãn hiệu hàng hoá được kinh doanh theo hình thức nhượng quyền, mặc dù có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền nhưng vẫn tồn tại một sự độc lập về quyết định phân phối sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Mặt khác, để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định theo hợp đồng nhượng quyền giữa hai bên. Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật nữa là có sự phân biệt khá rõ rệt về chức năng của mỗi bên trong hệ thống nhượng quyền. Bên nhượng quyền đảm nhiệm vai trò chính trong việc phát triển hệ thống, tạo dựng uy tín của thương hiệu, chuẩn hoá các quy trình, khẳng định tính ưu việt của hệ thống, hỗ trợ về huấn luyện, các điều kiện cần thiết khác để bên nhận quyền triển khai tốt nhất hoạt động kinh doanh. Bên nhận quyền chịu trách nhiệm triển khai hoạt động kinh doanh: đầu tư về vốn, nguồn lực, trực tiếp vận hành hoạt động kinh doanh dưới sự hỗ trợ liên tục của bên giao quyền. Tóm lại, nhìn từ các quan điểm khác nhau về nhượng quyền thương mại trên thế giới, chúng ta có thể khẳng định “kinh doanh nhượng quyền thương mại, xét về bản chất, là một cách thức mở rộng kinh doanh”. 1.3. Vai trò của nhượng quyền thương mại. 1.3.1. Vai trò của nhượng quyền thương mại trong các nền kinh tế phát triển. Franchise có xuất xứ từ châu Âu cách đây hàng trăm năm và sau đó lan rộng và bùng nổ tại Mỹ. Từ Franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “Franc” có nghĩa “Freedom” – tự do. Sự lớn mạnh của mô hình franchise thực sự chỉ bắt đầu sau thế chiến thứ II khi hàng loạt thương hiệu trong các ngành dịch vụ, bán lẻ, chuỗi khách sạn, nhà hàng thức ăn càng phát triển và phổ biến khắp thế giới và đặc biệt là thập niên 90. Trong đó phải kể đến : Mcdonald’s, 7-elevent,… Hàng năm, công nghệ franchise mang lại cho nền kinh tế nước Mỹ Hơn 600 tỷ USD doanh số gấp 10 lần tổng số GDP Việt Nam (theo số liệu năm 2004), 8 triệu việc làm, cứ 7 người làm việc thì có 1 người làm cho Franchise, cũng như tại Mỹ, cứ mỗi 8 phút có một cửa hàng Franchise ra đời, hay nói cách khác đi, mỗi ngày có 180 của hàng Franchise khai trương. Với tốc độ và đà phát triển chóng mặt của mô hình kinh doanh Franchise tại Mỹ và nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp riêng lẻ có thương hiệu độc lập khó có thể cạnh tranh và tồn tại nổi. Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh Quốc tế , hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau: "Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". Theo định nghĩa này, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền. Quan điểm này cũng xuất phát từ sự chênh lệch về quyền lực và chênh lệch về thông tin giữa các bên trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền. Những yêu cầu mạnh mẽ hơn về phía bên nhượng quyền nhằm đảm bảo lợi ích cho bên nhận quyền. Tuy nhiên, định nghĩa cũng chỉ ra tính độc lập tương đối giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Định nghĩa của Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ lại nhấn mạnh tới việc Bên giao quyền kinh doanh hỗ trợ và kiểm soát Bên nhận trong hoạt động. FTC định nghĩa một hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó Bên giao: + Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận. + Li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu. Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU) lại định nghĩa nhượng quyền kinh doanh theo hướng nhấn mạnh tới quyền của Bên nhận, khi sử dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù, ghi nhận vai trò của thương hiệu và hệ thống, bí quyết kinh doanh của Bên giao quyền, định nghĩa này không đề cập tới những đặc điểm khác của việc nhượng quyền kinh doanh. EC định nghĩa quyền kinh doanh là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền kinh doanh có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa ở trên. Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của việc nhượng quyền kinh doanh về mặt hỗ trợ kỹ thuật (technical assistance) và nhấn mạnh tới việc chuyển giao "kiến thức kỹ thuật" (technical knowledge) để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ và có chất lượng. Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: "Nhượng quyền kinh doanh tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán._. sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó." Định nghĩa này phản ánh một phần quan điểm của Mêhicô là một nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu công nghệ và bí quyết kinh doanh từ nước ngoài. Ở Nga, thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa là "Sự nhượng quyền thương mại" (commercial concession). Chương 54, Bộ luật dân sự Nga định nghĩa bản chất pháp lý của "sự nhượng quyền thương mại" như sau: "Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ,.." Tương tự như định nghĩa của EU, định nghĩa của Nga nhấn mạnh tới việc Bên giao chuyển giao một số quyền sở hữu trí tuệ độc quyền cho Bên nhận để đổi lấy những khoản phí nhất định, mà không đề câp đến vai trò, nghĩa vụ của bên nhận. Để có thể hiểu rõ hơn những ích lợi đến từ nhượng quyền thương mại đến nền kinh tế ta xem qua một vài ví dụ: Trường hợp của McDonald , thương hiệu thức ăn nhanh lớn nhất thế giới gắn liền với khái niệm nhượng quyền. Đây là hệ thống nhượng quyền đã hiện diện ở 119 nước trên thế giới, có lượng khách hàng tiêu thụ mỗi ngày lên đến 47 triệu lượt (Nguồn: Asia-Inc). Năm thành lập: 1955 Thời điểm bắt đầu áp dụng nhượng quyền: 1955 Kroc Dr. Oak Brook, IL 60523 Phone:(630)623-6196 Fax:(630)623-5658 www.mcdonalds.com Đây là một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (Public company) McDonald’s có 885 lao động. Trong đó: 15 lao động thuộc bộ phận Nhượng quyền. Bảng 1.1. Tăng trưởng hệ thống nhượng quyền thương mại của McDonald. Năm Cửa hàng tại Mỹ Cửa hàng tại Canada Cửa hàng ngoài Mỹ và Canada Cửa hàng do công ty sở hữu 2004 11.610 867 9.715 8.028 2003 11.533 843 9.740 8.065 2002 11.276 832 9.850 8.262 2001 11.051 812 9.455 6.918 2000 10.839 787 9.176 6.539 (Nguồn: www.mcdonalds.com) Tính đến 2004, công ty đã có 49 năm phát triển hệ thống với hàng loạt những nhà hàng trên khắp thế giới, hàng năm mang lại doanh thu rất lớn. Với tổng cộng 22.192 cửa hàng trên toàn cầu, bình quân mỗi tháng hệ thống này có trên 33 cửa hàng mới khai trương. Nếu nhiệm vụ dự khai trương cửa hàng mới dành cho một người, trong suốt 49 năm liên tục, 365 ngày mỗi năm người này được phải có mặt trong ngày khai trương thì vẫn không dự hết các buổi khai trương này. Mức đầu tư cho một cửa hàng McDonald khoảng từ 200.000 đến 1 triệu đô la Mỹ. Để mở được tổng số cửa hàng trên, chủ nhân thương hiệu phải đầu tư 443, 840 – 22. 192 triệu đô la Mỹ (hơn 1/2 GDP của Việt Nam năm 2004). Mỗi cửa hàng của McDonald có tối thiểu là 20 lao động, bộ phận nhân sự của công ty sẽ phải phỏng vấn tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo về nghiệp vụ, v.v.. trung bình 660 người mỗi tháng. Nếu tính một cách khiêm tốn nhất, một người từ lúc có ý định đầu tư, đến khi khai trương được một cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh sẽ mất khoản thời gian 6 tháng, để có thể mở được hệ thống cửa hàng có số lượng như của McDonald, người này sẽ phải mất 11.096 năm để làm điều này. Trường hợp của Gloria Jean's Gourmet Coffees Franchising Corp, một hệ thống nhượng quyền trong lĩnh vực cà phê và trà. Năm thành lập: 1979. Thời điểm áp dụng nhượng quyền: 1986. 2144 Michelson Dr. Irvine, CA 92612 Phone: (949)260-1600 Fax: (949)260-1610 www.gloriajeans.com Là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Có 40 lao động Trong đó: có 4 lao động thuộc bộ phận nhượng quyền Bảng 1.2. Tăng trưởng hệ thống nhượng quyền thương mại của Gloria Jean's Gourmet Coffees Franchising Corp. Năm Cửa hàng tại Mỹ Cửa hàng tại Canada Cửa hàng ngoài Mỹ và Canada Cửa hàng do công ty sở hữu 2003 142 0 232 10 2002 173 0 140 18 2001 195 0 62 23 2000 213 0 36 20 1999 213 0 32 34 (Nguồn: www.gloriajeans.com) Tính toán tương tự cho hệ thống Gloria Jean's Gourmet Coffees Franchising Corp: Gloria Jean's Gourmet Coffees Franchising Corp đã có 18 năm phát triển hệ thống, 374 cửa hàng trên toàn cầu, bình quân mỗi 3 tháng hệ thống này khai trương 5 cửa hàng. Tổng giá trị đầu tư đầu tư 7,48 triệu đô la Mỹ. Bộ phận nhân lực sẽ phải quản lý 7480 lao động ở quy mô toàn cầu Hai ví dụ nhỏ trên đây càng củng cố mạnh mẽ cho ích lợi của nhượng quyền đối với nền kinh tế. John Naisbitt, nhà tương lai học hàng đầu thế giới phát biểu rằng: “Nhượng quyền thương mại là khái niệm tiếp thị thành công nhất trong tất cả các khái niệm đã từng phát minh”. Ngày nay, doanh số từ khu vực nhượng quyền thương mại đã chiếm đến 40% tổng mức bán lẻ của Mỹ. Ở đâu đó trên đất Mỹ, cứ mỗi 12 phút là có một nhượng quyền ra đời. Một câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là: Quan hệ giữa các bên trong nhượng quyền liệu có cần thiết phải điều chỉnh bởi luật riêng hay không? Khái niệm nhượng quyền kinh doanh khá đa dạng và nhiều chiều do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia. Dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền kinh doanh, có thể ba quan điểm khác nhau trong việc điều chỉnh hành vị nhượng quyền thương mại như sau: (i) Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền kinh doanh như: Anbani, Úc, Brazin, Canađa (Alberta, Ontario), Trung Quốc, Pháp, Inđônêxia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Malaixia, Mêhicô, Rumani, Nga, Tây Ban Nha, Đài Loan, Mỹ, Vênêzuêla. (ii) Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại trên tinh thần tự nguyện: ví dụ như Quy chế Đạo đức của Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại châu Âu được các nước thành viên thông qua và có hiệu lực ràng buộc các bên nhượng quyền là thành viên. (iii) Nhóm các nước không điều chỉnh nhượng quyền kinh doanh: phần lớn các nước năm trong nhóm này. Tuy nhiên, xu hướng điều chỉnh hoạt động nhượng quyền ngày càng gia tăng. Ba quan điểm trên tiêu biểu cho ba cơ sở lý luận về hành vi nhượng quyền thương mại: Đối với các quốc gia sử dụng luật pháp như công cụ điều chỉnh hành vi nhượng quyền thương mại bắt buộc cho rằng: - Nhượng quyền có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế; - Nhượng quyền được xây dựng trên mối quan hệ không bình đẳng giữa các bên tham gia. Biểu hiện qua sự không bình đẳng về thông tin, về quyền lực; - Chính phủ có xu hướng thúc đẩy sự phát triển của loại hình nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế Đối với các quốc gia điều chỉnh hoạt động nhượng quyền trên cơ sở tự nguyện cho rằng: - Nhượng quyền có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế; - Nhượng quyền được xây dựng trên mối quan hệ không bình đẳng giữa các bên tham gia. Tuy nhiên, biểu hiện của sự không bình đẳng là không nghiêm trọng và các tổ chức nghề nghiệp, các quy tắc đạo đức có thể điều chỉnh khá đầy đủ quan hệ này. Sự can thiệp của pháp luật là không cần thiết; - Chính phủ có quan tâm đến loại hình nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế nhưng không có chủ trương điều chỉnh theo định hướng kinh tế quốc gia. Đối với các quốc gia không xem nhượng quyền thương mại là một hoạt động cần điều chỉnh, cho rằng: - Nhượng quyền thương mại không có ý nghĩa nhiều đối với nền kinh tế; - Không cần thiết phải có các quy định về luật pháp để điều chỉnh hành vi này. Đây là một quan hệ dân sự bình thường trong xã hội, các bên tham gia tự thoả thuận và sử dụng pháp luật dân sự làm khung pháp lý. 1.3.2. Vai trò và tiềm năng của nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Việt Nam kể từ sau khi đổi mới kinh tế đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, về bản chất, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo với thu nhập đầu người chỉ khoảng 400 đô la Mỹ, nằm trong số các quốc gia chậm phát triển. Thời gian tích lũy cho nền kinh tế, đặc biệt là sức cạnh tranh của doanh nghiệp chưa được chuẩn bị lại phải đối mặt với sự hội nhập kinh tế sâu trên diện rộng. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng nhanh. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 30 tỷ đô la Mỹ mỗi năm nhưng cán cân thương mại có xu hướng thâm hụt ngày càng tăng. Sự bất ổn, thiếu bền vững của tăng trưởng thể hiện qua các điểm sau: - Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp. Hàng hoá xuất khẩu Việt Nam cũng chính là thế mạnh xuất khẩu của Trung Quốc như dệt may, da giày, đồ gỗ, … - Tỷ trọng dân số khu vực nông nghiệp ở mức 70% nhưng giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp là rất thấp và chịu sự chi phối của thế giới về giá cả, thị trường tiêu thụ. - Theo chuẩn mới về hộ nghèo, tỷ trọng hộ nghèo Việt Nam vẫn ở mức cao trên 20%. - Hàng hoá Việt Nam đang có xu hướng bị thua ngay trên sân nhà khi lộ trình giảm thuế theo Hiệp định ưu đãi thuế quan khu vực Đông nam á (AFTA), Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã ở giai đoạn thực thi cam kết mở cửa thị trường, miễn giảm thuế xuất. - Đầu tư về thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang ở mức sơ khai trước những tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp ngoại quốc. - Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ở mức vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận vốn từ các định chế tài chính lại rất hạn chế do thị trường vốn Việt Nam khá èo uột và kênh vốn cho đầu tư bị biến dạng bởi sự lệch lạc trong đối xử giữa các thành phần kinh tế. - Tỷ trọng lao động thất nghiệp luôn ở mức cao. Trước thực trạng trên của nền kinh tế, nhượng quyền thương mại, ít ra cũng là một mô hình tốt cho nền kinh tế Việt Nam. Mô hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) từng được dự đoán sẽ “bùng nổ” ở Việt Nam. Đến năm 2007, nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đã hình thành một thị trường franchise rõ nét. Trong đó, nhà hàng, quán ăn, tiệm giải khát là lĩnh vực phù hợp nhất để áp dụng mô hình này. Vì thế, franchise đã và đang trở thành một khuynh hướng, trào lưu, thậm chí là một “mốt” làm ăn mới. Tuy vậy, mua – bán franchise trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay đang hiển hiện cả cơ hội lẫn thách thức (trang 56, Cẩm nang Ẩm thực & khách sạn, tháng 7-8/2007, PV Đông Phong). 1.4. Lợi ích khi kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại. 1.4.1. Đối với bên nhượng quyền. Kinh doanh bằng mô hình nhượng quyền thương mại tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng sức hấp dẫn và những ưu điểm của nó đã được chứng minh qua thực tiễn ở các nước phát triển trên thế giới. Ngày nay, trên thế giới, khu vực kinh tế dịch vụ đang chứng kiến hàng loạt các doanh nghiệp sử dụng phương thức này. Đối với chủ thương hiệu, thông qua mô hình chuỗi liên kết tạo thành mạng lưới kinh doanh – phân phối dày đặc, nhượng quyền thương mại mang lại siêu lợi nhuận cho họ và cả sự tiện lợi cho người tiêu dùng. McDonald’s, Kentucky Fried Chicken, Burger King, Pizza Huts…là những điển hình minh chứng cho sự thành công này. Thể hiện ở: Bên nhượng quyền có thu nhập từ phí nhượng quyền thương mại ban đầu và được hưởng một luồng tiền mặt liên tục thông qua tiêu thụ sản phẩm và từ các khoản phí nhượng quyền mà không phải cung cấp thêm vốn hoặc trực tiếp quản lý bên nhận quyền. Với luồng tiền mặt này chủ thương hiệu có thể tiếp tục nhân rộng hệ thống nhượng quyền của mình một cách nhanh chóng. Đây chính là một ưu thế nổi bật của kinh doanh nhượng quyền. Bên cạnh đó nhượng quyền thương mại thể hiện một chiến lược có hệ thống và tiết kiệm chi phí để phát triển nhanh chóng hệ thống tiếp thị với sự tham gia trực tiếp và đầu tư tài chính tối thiểu. Lợi thế kinh tế theo quy mô được phát huy một cách tối đa trong mô hình nhượng quyền: sức mạnh trong việc sở hữu một hệ thống đồng nhất giúp bên nhượng quyền có khả năng giảm thiểu chi phí do có quy mô lớn. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong việc giảm chi phí vận hành và chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Lấy ví dụ trong trường hợp của McDonald’s, hệ thống này có thể tiêu thụ đến 10.000 tấn thịt lợn mỗi ngày. Và đó là con số hấp dẫn cho bất kỳ nhà sản xuất hay hệ thống siêu thị nào trên thế giới. Do vậy, chúng ta có thể hình dung mức giá McDonal’s phải trả cho một tấn thịt khi mua hàng với quy mô nói trên. Điểm cần phân tích thêm chính là hoạt động tiếp thị xây dựng thương hiệu và nghiên cứu phát triển. Đây là hai hoạt động rất cơ bản để xây dựng và phát triển một thương hiệu. Tuy nhiên, chúng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro và đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn. Việc tập trung nguồn lực về một đầu mối trong toàn hệ thống để triển khai các hoạt động truyền thông tiếp thị và nghiên cứu phát triển giúp khẳng định được vị thế của thương hiệu và gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra hệ thống có khả năng bành trướng nhanh chóng vì có khả năng vượt qua những cản trở về áp lực quản lý. Trong hệ thống nhượng quyền, có sự phân chia rất rạch ròi về vai trò quản lý hệ thống và quản lý kinh doanh trực tiếp. Do tính chuyên nghiệp hoá này, quản trị công ty được tối ưu hoá. Bên nhượng quyền dành phần lớn nguồn lực để phát triển hệ thống thông qua các hoạt động như: quảng bá hình ảnh; hoàn thiện quy trình; đầu tư vào nghiên cứu cơ bản về hành vi tiêu dùng của khách hàng, về chiến lược phát triển, về chính sách hỗ trợ hệ thống, v.v… Mặt khác những khó khăn về vị trí địa lý, tập quán văn hoá, đặc thù địa phương đều được hệ thống nhượng quyền thương mại giải quyết khá tốt khi bên nhận quyền giải quyết các vấn đề này. Chỉ có bên nhận quyền, do phải quản lý ở quy mô nhỏ, cấp cửa hàng, lại thường là doanh nghiệp có nguồn gốc chính tại địa phuơng triển khai hoạt động kinh doanh nên sẽ am hiểu tốt hơn bên nhận quyền để có thể vận hành hoạt động kinh doanh tốt. Nói cách khác, hệ thống nhượng quyền đã khai thác được cả uy tín và cách quản trị toàn cầu nhưng triển khai phù hợp với địa phương. Một lợi ích nữa đối với chủ thương hiệu khi tham gia nhượng quyền là việc giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh: việc vận hành nhượng quyền được hình thành trên quan điểm hệ thống. Một rủi ro xảy ra sẽ được san xẻ rủi ro trong toàn bộ hệ thống. Lấy ví dụ về trường hợp bệnh cúm gà trong thời gian qua. Có những lúc, chính quyền đã cấm không được kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm trong thời gian nhiều tháng thì rõ ràng một hệ thống hàng ngàn cửa hàng như KFC, Lotteria với thực đơn chính là gà rán thì nguy cơ phá sản hẳn không phải là không hiện thực. Trong thực tế, thiệt hại này được san sẻ đều cho cả hệ thống. Bên nhượng quyền bằng nguồn lực của mình sẽ nhanh chóng nghiên cứu và đưa ra thực đơn thay thế, món cá rán của KFC là một ví dụ. 1.4.2. Đối với bên nhận quyền. Lợi ích trong kinh doanh nhượng quyền không chỉ có đối với chủ thương hiệu hay bên nhượng quyền mà còn thể hiện một cách rõ ràng đối với bên nhận quyền, cụ thể ở các mặt: Giảm thiểu tối đa chi phí thực và chi phí cơ hội nhờ vào hệ thống và lợi thế kinh tế theo quy mô của bên nhượng quyền. Khi ra nhập hệ thống, bên nhận quyền chỉ phải trả một khoản phí gọi là phí nhượng quyền và không hề mất bất cứ một loại phí nào khác so với các doanh nghiệp kinh doanh độc lập. Từ đó bên nhận quyền hoàn toàn có khả năng phát triển hoạt động kinh doanh của mình một cách tốt nhất. Bên cạnh đó bên nhận quyền được cung cấp toàn bộ kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý trong nền kinh tế cạnh tranh, ý tưởng (concept) quyết định phần lớn sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp gia nhập thị trường. Bên nhận quyền còn được đào tạo các kỹ năng quản lý và dịch vụ một cách chuyên nghiệp và khoa học. Với một hệ thống đã được chứng minh và thành công đã được kiểm định gắt gao bởi thị trường, kinh nghiệm kinh doanh đó chính là lợi ích to lớn mà bên nhận quyền có được trong mối quan hệ này. Doanh nghiệp nhận quyền còn được hỗ trợ quá trình khởi đầu và đào tạo về mọi mặt của việc điều hành doanh nghiệp: “vạn sự khởi đầu nan”, sự trợ giúp trong lúc khởi sự doanh nghiệp là vô cùng cần thiết vì thường bên nhận quyền rất lúng túng khi không biết phải bắt đầu từ đâu. Bộ máy quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn khởi sự bắt buộc phải trải nghiệm qua thời gian để đảm bảo sự vận hành nhịp nhàng. Dưới góc độ bên nhận quyền, tất cả các công việc giai đoạn khởi sự đều mới lạ, bở ngỡ. Ngược lại, với bên nhượng quyền, đây chỉ là công việc thường xuyên và đã được trải nghiệm. Quá trình trợ giúp, hỗ trợ và hướng dẫn liên tục mà bên nhận quyền nhận được từ bên nhượng quyền có sự khác biệt so với sự hỗ trợ trong các quan hệ khác. Đối với quan hệ mua bán, nhìn từ góc độ kinh doanh , hợp đồng đồng nghĩa với kết thúc quan hệ. Trong nhượng quyền, ký kết hợp đồng là điểm bắt đầu, mở ra cho các bên một quan hệ lâu dài và gắn bó chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ. Chính vì vậy mà đây chính là một lợi thế nổi bật trong kinh doanh nhượng quyền đối với bên nhận quyền. Bên nhận quyền có cơ hội sở hữu và vận hành một công việc kinh doanh đối với: - Một sản phẩm hoặc phương thức kinh doanh được trải nghiệm, đã chứng tỏ sự thành công: Bên nhận quyền sẽ không trả tiền cho một hệ thống không chứng tỏ được khả năng thành công; - Thương hiệu được nhận biết rộng rãi: Quá trình bành trướng của bên nhượng quyền, cùng với các hoạt động tiếp thị xây dựng thương hiệu đã tạo nên một vị thế nhất định trên thị trường và bện nhận quyền sẽ được thừa hưởng lợi thế này; - Rủi ro tài chính tối thiểu: Nghiên cứu của Phòng thương mại Mỹ từ năm 1974 đến 2002, trung bình chỉ có 5% số doanh nghiệp thất bại trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, trong khi con số tương ứng ở các doanh nghiệp không nhượng quyền là 30-65%; - Thu được từ việc tiếp cận các hệ thống kinh doanh được thiết lập, các sản phẩm hoặc dịch vụ được phát triển, việc đào tạo và tư vấn kinh doanh, quảng cáo cho nhóm và rủi ro thấp hơn. Đây chính là những lợi ích tiêu biểu trả lời cho câu hỏi tại sao kinh doanh nhượng quyền đang phát triển một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. 1.4.3. Đối với người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày nay có thể mua được những sản phẩm đáng tin cậy, có thương hiệu trên toàn thế giới. Đó chính là lợi ích của hoạt động nhượng quyền đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới, thể hiện cụ thể như sau: Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền có nhiều khuyến khích việc đa dạng hóa và phục vụ các phân đoạn thị trường vì vậy có thể đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tại những thị trường khác nhau. Ví dụ như đối với sản phẩm thức ăn nhanh, một hãng thức ăn nhanh hoạt động ở những thị trường của các quốc gia khác nhau thì có thể thay đổi một phần thực đơn của mình để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng; Sự mở rộng của hoạt động kinh doanh nhượng quyền đưa ra cho người tiêu dùng khả năng lựa chọn lớn nhất, sự tin tưởng và sự thuận tiện. Người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm, những dịch vụ mang đến cho họ lợi ích tối đa nhất với sự tin tưởng tuyệt đối về giá thành, về chất lượng…; Bên cạnh đó người tiêu dùng được tiếp cận chất lượng đồng nhất của các sản phẩm và dịch vụ của hệ thống. Một nhà kinh doanh nhượng quyền bao giờ cũng phải đặt chất lượng lên hàng đầu và tiêu chuẩn chất lượng đó phải mang tính đồng bộ, thống nhất trên toàn hệ thống. Vì vậy khi tiêu dùng sản phẩm người tiêu dùng có thể tiếp cận được với những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng một cách đồng nhất. Chất lượng cao của sản phẩm dịch vụ làm giảm rủi ro và tính không ổn định cho người tiêu dùng. Mặt khác người tiêu dùng sẽ có được phương thức mua hàng hóa và dịch vụ có uy tín, thương hiệu đẳng cấp theo một cách dễ dàng và đáng tin cậy. Không có gì tiện lợi bằng khi mà một người Việt Nam có thể thưởng thức cùng một loại bánh McDonald’s, loại gà rán KFC, loại trà Dilmahs...như hầu hết mọi người ở Âu, Mỹ, Nhật... mà chất lượng, kiểu dáng, mùi vị không có sự khác biệt, thì đó chính là lợi ích mà nhương quyền thương mại đem đến cho khách hàng. 1.4.4. Đối với nền kinh tế. Một nền kinh tế vận hành tốt là có thể tận dụng được những cơ hội của thị trường và kinh doanh nhượng quyền chính là một cơ hội lớn cho một nền kinh tế phát triển. Kinh doanh nhượng quyền khuyến khích hoạt động của doanh nhân và hiệu quả của công việc kinh doanh quy mô nhỏ khi chỉ với một khoản tiền tích lũy khiêm tốn, không cần bất kỳ kiến thức kinh doanh, không nhất thiết phải hiểu biết về kỹ thuật, một người hoàn toàn có thể trở thành một nhà đầu tư, chủ nhân của một cơ sở kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại. Tính toán trong nghiên cứu về nhượng quyền thương mại tại Úc cho thấy đầu tư khởi sự doanh nghiệp theo mô hình nhượng quyền trung bình 120.000 đô la Úc. Tại Việt Nam, để đầu tư một cửa hàng nhượng quyền Phở 24, chủ đầu tư cần có khoản tài chính từ 50.000-60.000 đô la Mỹ. Với cà phê Trung Nguyên, chủ đầu tư phải trả phí nhượng quyền khi gia nhập hệ thống là hai mươi triệu đồng và đầu tư theo sự tư vấn và các quy định của bên chuyển nhượng. Đây là một khoản đầu tư không phải quá lớn đối với nhiều người Việt Nam. Nhượng quyền kinh doanh đã huy động một lượng lớn đầu tư xã hội cả về tài chính và con người. Những nguồn tài chính rất cần cho sự phát triển của nền kinh tế nhưng các định chế tài chính hiện tại chưa thể tiếp cận được. Đặt biệt, đối tượng hưu trí của xã hội có thể trở thành một chủ đầu tư và đóng góp thiết thực cho quốc gia ngay khi đã nghỉ hưu. Ngày nay lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội vẫn còn tồn đọng nhiều, với sự phát triển của phương thức kinh doanh nhượng quyền này thì rất nhiều đối tượng trong xã hội có thể đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả. Từ đó kinh doanh nhượng quyền đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền có thể làm giảm thiểu tổn thất cho nền kinh tế: sự thất bại trong khởi sự doanh nghiệp là một thất thoát cho nền kinh tế vì đó chính là các khoản đầu tư không hiệu quả, góp phần gia tăng lực lượng lao động thất nghiệp do sự đóng cửa của doanh nghiệp, làm giảm ý chí đầu tư của chủ đầu tư, ảnh hưởng lây lan đến các nhà đầu tư khác. Trong khi đó, kinh doanh nhượng quyền có thể tránh khỏi những tổn thất trên. Bên nhận quyền không cần phải có kinh nghiệm cũng có thể đầu tư một cách an toàn theo hình thức này và mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội. Kinh doanh nhượng quyền hiệu quả góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho cả nền kinh tế nói chung. Một nền kinh tế có những hệ thống nhượng quyền thương mại hiệu quả sẽ tạo ra sức cạnh tranh vì tính hiệu quả và quy mô của hệ thống. Kinh doanh nhượng quyền góp phần chuyển giao công nghệ và kỹ năng, kích thích phát triển trí tuệ của xã hội đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho sự bành trướng quyền sở hữu trí tuệ trên diện rộng trong thời gian ngắn. Đây cũng chính là cơ sở tạo ra xã hội tri thức trong lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra kinh doanh theo hình thức nhượng quyền còn có vai trò thúc đẩy thương mại quốc tế: Kinh doanh nhượng quyền có ưu điểm lớn trong việc mô hình hoá và khả năng nhân bản nhanh và vượt qua những khó khăn về thông hiểu địa phương. Một hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết để KFC hiện diện tại Việt Nam là nhanh chóng hơn rất nhiều so với việc phát triển theo hình thức khác (mở văn phòng, chi nhánh, thành lập công ty v.v tại Việt Nam đối với KFC). Chính vì lý do này mà hình thức kinh doanh này đang có “nguy cơ bùng nổ” nhanh chóng tại thị trường Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Ngoài việc thúc đẩy thương mại quốc tế thì kinh doanh theo hình thưc này còn tạo giá trị gia tăng cao cho hoạt động xuất khẩu vì tất cả những sản phẩm nhượng quyền đều là những sản phẩm có thương hiệu. Ví dụ một tô phở 24 tại Jakarta có giá tương đương 2 đô la Mỹ, một ly cà phê Trung Nguyên tại Nhật có giá tương đương 3 đô la Mỹ. Cuối cùng nhờ có hoạt động kinh doanh nhượng quyền mà các giá tị văn hoá của một quốc gia được chuyển tải ra thế giới và ngược lại. Chính vì vậy mà khi nói đến văn hoá Mỹ là nói đến Coca-cola, là nói đến bánh mỳ kẹp McDonald’s. Rất mong một tương lai không xa, nói đến Việt Nam là nói đến Phở 24, cà phê Trung Nguyên. Xét về bản chất, có lẽ nhượng quyền thương mại là hình thức tổ chức kinh doanh duy nhất tạo ra các cơ sở kinh doanh mới, tạo ra các nhà doanh nghiệp mới, việc làm mới, các dịch vụ mới, cũng như các cơ hội xuất khẩu mới. (US Department of Commerce). Trong các nền kinh tế đang phát triển, sự tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa sống còn trong việc cải thiện mức sống dân cư và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Để có tăng trưởng, đòi hỏi quốc gia phải đầu tư. Tỷ trọng đầu tư để đảm bảo tăng trưởng luôn phải ở mức cao trong cơ cấu GDP của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, sự hạn chế về tiềm lực kinh tế dẫn đến giá trị đầu tư cho dù đã ở mức cao vẫn còn rất nhỏ tính về giá trị tuyệt đối so với các nước phát triển. Do vậy, nguồn vốn đầu tư là bài toán luôn được ưu tiên nhưng không dễ trong giải quyết đối với các quốc gia đang phát triển. Đồng thời, sự thất thoát trong đầu tư sẽ làm chậm quá trình phát triển và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế trong tương lai khi đầu tư sử dụng nguồn vốn nước ngoài như ODA, vốn vay từ chính phủ hoặc từ thị trường tài chính. Cũng không là quá đề cao khi có những phát biểu đánh giá cao về phát minh hình thức nhượng quyền thương mại khi bài toán vốn và rủi ro đầu tư, nhược điểm bản chất của nền kinh tế đang phát triển, được giải quyết rất tốt trong mô hình này. 2. Những thuận lợi và khó khăn đối với những doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức nhượng quyền tại Việt Nam. 2.1. Thuận lợi. Hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, hệ thống những doanh nghiệp nhượng quyền đang phát triển với tốc độ nhanh và mang lại nhiều lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế thế giới và quốc gia. Việt Nam đang là một thị trường béo bở cho rất nhiều nhà kinh doanh muốn đầu tư theo hình thức nhượng quyền, thị trường Việt Nam đã thể hiện được nhiều ưu thế mang đến những thuận lợi trong việc kinh doanh của những nhà nhượng quyền. Thứ nhất, Việt Nam là một nước đã và đang tiến hành mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Bắt đầu từ ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, đánh dấu một bước chuyển minh rõ rệt trong việc mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, các rào cản vô hình và hữu hình ngày càng được lới lỏng và tiến tới xoá bỏ. Đặc biệt chúng ta đã đưa ra được những chính sách khuyến khích thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài tạo môi trường đầu tư an toàn. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều những ông trùm về kinh doanh nhượng quyền để ý đến thị trường Việt Nam, còn một số thương hiệu đã có mặt tại Việt Nam thì ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng và thu được lợi nhuận cao hơn. Thứ hai, Franchise còn khá mới mẻ nên dễ dàng phát triển và ít cạnh tranh. Như đã nghiên cứu ở trên, kinh doanh nhượng quyền lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng giữa thập niên 90 với người đi tiên phong là chuỗi các cửa hàng cà phê Trung Nguyên. Cho đến nay, franchise tuy không còn xa lạ đối với nhiều người nhưng xét trên nhiều phương diện thì đối với thị tường Việt Nam thì phương thức kinh doanh này vẫn còn khá mới mẻ. Hiện nay thị trường Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền cả trong nước và ngoài nước với những tên tuổi đã trở nên quên thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Lotteria, Metro… Vì thị trường vẫn được xem là mới mẻ nên sự cạnh tranh trên thị trường còn chưa cao, đó chính là một yếu tố rất thuận lợi cho những nhà kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Thứ ba, 95% doanh nghiệp Việt Nam còn ở quy mô vừa và nhỏ nên rất thích hợp đầu tư theo mô hình nhượng quyền. Để trở thành một nhà đầu tư, ra nhập hệ thống nhượng quyền thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần bỏ một số vốn không quá 100.000 USD. Với số vốn không phải là quá lớn như vậy thì rất nhiều những doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng trở thành một nhà đầu tư. Chính vì vậy, thị trường Việt Nam được coi là thích hợp cho kinh doanh nhượng quyền. Tiến sĩ Lý Quí Trung, nhà sáng lập và tổng giám đốc của Nam An Group – trong đó có Công ty Phở 24 - được xem là một trong những chuyên gia về franchise uy tín nhất Việt Nam hiện nay, đánh giá: “Franchise rất thích hợp với xu hướng kinh tế ở nước ta và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới”. Hơn nữa, cũng theo ông Trung: “Khác với Mỹ, nơi mô hình nhượng quyền phát triển mạnh mẽ nhất, và nhiều nước khác, Việt Nam có đặc trưng là các cửa hàng bán lẻ không bắt buộc phải tập trung vào các khu thương mại dành riêng mà có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong thành phố. Do đó, franchsie sẽ giúp thương hiệu len lỏi vào nhiều ngõ ngách hơn. Đây là điểm khác biệt khá thú vị của kinh tế Việt Nam mà chúng ta khó có thể tìm thấy được trong các tài liệu, sách vở của các chuyên gia franchise thế giới. Mặt khác, trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh, franchise sẽ giúp chứng minh năng lực của đội ngũ kinh doanh Việt Nam khi nhanh chóng hình thành những chuỗi cửa hiệu hùng hậu, những thương hiệu nổi tiếng, những công ty, tập đoàn mạnh”. Theo thông tin từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, hiện thị trường trong nước đã có 530 nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sử dụng, 21.000 nhãn hiệu đã nộp đơn xin bảo hộ độc quyền, hàng loạt thương hiệu “khổng lồ” đang “hùng dũng” bước vào Việt Nam qua hình thức franchise. Các lĩnh vực franchise mạnh và thành công nhất là cửa hàng bán lẻ, dịch vụ tiện ích và dịch vụ tài chính, đào tạo. Chiếm tuyệt đại đa số nhãn hiệu thu hút mua nhượng quyền và đứng đầu các bảng thống kê hiệu quả kinh doanh là lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, hàng ăn uống. 2.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi tạo đà phát triển nhanh chóng cho hệ thống kinh doanh nhượng quyền thì những nhà kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại về: Khung pháp lý về hoạt động nhượng quyền còn chưa rõ ràng khiến cho cả bên mua và bán đều gặp khó khăn và bất trắc. Trước khi có Luật Thương mại 2005, hầu như pháp luật nước ta không đề cập đến hình thức kinh doanh mới mẻ này, các doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức ._.của cửa hàng, đó là một chương trình nhằm làm cho khách hàng cảm thấy vị trí của mình cao hơn khi đến với cửa hàng, khuyến khích cho khách hàng đến với cửa hàng vào những lần tiếp theo vì khi đã có thẻ VIP trong tay thi những lần mua hàng của khách hàng sẽ được giảm 10% trị giá sản phẩm và thẻ VIP sẽ có giá trị sử dụng trong vòng 2 năm. Ngoài ra, đối với những khách hàng muốn tổ chức sinh nhật, họp lớp hay tiệc tại cửa hàng nếu có liên hệ trước thì sẽ được cửa hàng trang trí phù hợp và đẹp mắt, sau bữa tiệc khách hàng còn được tặng thẻ VIP. Lotteria liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi giảm giá sản phẩm, hay chương trình tặng đồ chơi cho bé khi khách hàng mua xuất ăn dành cho bé trị giá 35.000đ… Đó là một số chính sách dành cho khách hàng đến cửa hàng. Bên cạnh đó công ty còn cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi, khi khách hàng muốn mua sản phẩm mà không cần phải đến cửa hàng thì chỉ cần gọi điện đến cửa hàng, nhân viên cửa hàng sẽ mang hàng đến tận nhà mà không cộng thêm chi phí giao hàng. Công ty sẽ phục vụ tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng, đó chính là chiến lược nhằm nâng cao vị trí cạnh tranh cho sản phẩm của mình cũng như quảng bá về thương hiệu một cách hữu hiệu nhất. Hoạt động Marketing của công ty còn thể hiện ở công tác nghiên cứu thị trường, công ty luôn luôn tìm cách khai thác thị trường, tìm kiếm những địa điểm kinh doanh đẹp mắt, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng… Chính vì vậy những cửa hàng của công ty luôn nằm ở những vị trí đẹp mắt có thể thu hút được sự chú ý của nhiều người, sản phẩm thi thường xuyên được thay đổi bổ xung cho phù hợp hơn. 1.4.3. Chi phí sản xuất và giá thành. Giá thành một số loại sản phẩm chủ yếu của công ty. Bảng 2.2. Giá bán một số sản phẩm chủ yếu. STT Sản phẩm Giá thành (Đvị: đ) 1 Bánh Burger Tôm 24.000 2 Bánh Bulgogi 24.000 3 Bánh Burger Gà 23.000 4 Bánh Burger Phô Mai 19.000 5 Khoai tây chiên 13.000 6 Salad 17.000 7 Tôm viên 16.000 8 Cá nugget 16.000 9 Gà chiên giòn 1 miếng 15.000 10 Gà H&S 1 miếng 17.000 11 Cơm gà 25.000 12 Cơm bò 22.000 13 Nước Pepsi 11.000 14 Nước Cam 17.000 15 Nước Milo 12.000 (Nguồn: Thực đơn Lotteria Việt Nam.) Do vài năm gần đây, sự trượt giá của đồng tiền VND làm cho giá cả của tất cả các mặt hàng tiêu dùng đều tăng lên trong đó có sản phẩm thức ăn nhanh cũng tăng lên theo vì mọi chi phí sản xuất cũng như vận chuyển đều tăng lên. Từ đó giá thành của sản phẩm tăng lên từ 1000đ đến 2000đ cho một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên khách hàng của Lotteria không phải vì vậy mà không tiêu dùng sản phẩm nữa mà ngược lại doanh thu hàng năm của Lotteria ngày càng tăng do biết khai thác sở thích của khách hàng. 2. Tình hình kinh doanh theo hình thức nhượng quyền tại công ty TNHH Lotteria Việt Nam. Sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, Lotteria đã có một hệ thống cửa hàng lên đến con số sấp sỉ 50 cửa hàng trong đó có 18 cửa hàng nhượng quyền. Đặc biệt mới đây nhất, Lotteria đã khai trương thêm hai cửa hàng ở Hà Nội tại 120 Lê Duẩn và Trung tâm mua sắm Parkson số 1 Thái Hà. Trong tháng tới Lotteria sẽ tiến hành khai trương thêm hai cửa hàng tiếp theo ở Hà Nội. Vậy riêng tại thị trường Hà Nội Lotteria Việt Nam đã gặt hái được những thành công bước đầu, tuy bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn nhưng “vạn sự khởi đầu nan” là tương đối thành công. Sở dĩ có được những thành công ban đầu như vậy là do Lotteria đã nhận biết, nắm bắt được nhu cầu và tiềm năng thị trường chuyển sang mô hình kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại. Mô hình này bắt đầu được chính thức hoạt động từ năm 2006 cho đến nay Lotteria đã có 18 cửa hàng nhượng quyền. Tỷ lệ doanh thu hàng năm từ các cửa hàng này vào khoảng 5 tỷ đồng, chưa kể đến lợi nhuận khi chính công ty đứng ra cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các cửa hàng nhượng quyền. Càng ngày hệ thống cửa hàng nhượng quyền của Lotteria Việt Nam càng được nhân rộng vì tính ưu việt của kinh doanh nhượng quyền nói chung và nhu cầu thị trường nói riêng. Với múc giá nhượng quyền mà công ty đưa ra giao động trong khoảng từ 75.000 đến 80.000 USD, tuỳ vào mỗi cửa hàng thì cũng có rất nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư trở thành chủ cửa hàng Lotteria mà không cần phải có một chút kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này cũng như đây là một phương thức đầu tư an toàn. Các chủ đầu tư sẽ được đào tạo về phương pháp kinh doanh, phương pháp quản lý với sản phẩm đã có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Cũng chính vì sản phẩm của Lotteria đã tạo được cho mình một vị trí trong làng thức ăn nhanh mà cho đến nay hệ thống những cửa hàng nhượng quyền cửa Lotteria đã đi vào kinh doanh rất hiệu quả theo một chuẩn mực chung trên toàn hệ thống Lotteria Việt Nam. Mặc dù kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại nhưng Lotteria Việt Nam vẫn là trung tâm theo dõi sát sao tình hình kinh doanh trên toàn hệ thống cửa hàng, nắm bắt được tình hình cụ thể của từng cửa hàng và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời khi cửa hàng gặp khó khăn. Với tỷ lệ doanh thu nhượng quyền hàng năm từ các cửa hàng nhượng quyền trung bình là 5%/năm. Tất cả những cửa hàng nhượng quyền đều phải biết cách điều phối hoạt động kinh doanh của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất, vì dù hoạt động như thế nào đi chăng nữa thì hàng năm các cửa hàng nhượng quyền vẫn phải nộp một khoản phí không phải là nhỏ. Hiện nay trên hệ thống cửa hàng nhượng quyền, mặc dù có những quy định chung cho toàn hệ thống nhưng chủ đầu tư vẫn có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh riêng cho mình sao cho có hiệu quả cao nhất. Tuy mới kinh doanh nhượng quyền được hơn 2 năm nhưng Lotteria Việt Nam đã có được những thành công, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng chính là một khuôn mẫu kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp muốn hướng hoạt động của mình theo hình thức nhượng quyền thương mại. 3. Những thành công và chưa thành công trong kinh doanh nhượng quyền của Lotteria tại Việt Nam. 3.1. Những thành công đã đạt được. Nhìn vào tình hình kinh doanh thực tế cửa công ty chúng ta có thể khẳng định một điều rằng, tuy Lotteria Việt Nam mới áp dụng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại được hơn hai năm nhưng Lotteria đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, thể hiện cụ thể ở các mặt: Thứ nhất, hệ thống cửa hàng nhượng quyền của công ty tăng lên một cách nhanh chóng về số lượng. Từ khi bắt đầu chuyển sang hình thức kinh doanh nhượng quyền cho đến nay công ty đã thực hiện nhượng quyền được 18 cửa hàng, điều hành quản lý hoạt động của các cửa hàng trên hợp đồng nhượng quyền. Dự định trong năm 2008 công ty sẽ tiếp tục đẩy nhanh hoạt động nhượng quyền, khai trương thêm được nhiều cửa hàng nhượng quyền cũng như cửa hàng do công ty sở hữu. Thứ hai, nhờ vào hoạt động kinh doanh nhượng quyền mà Lotteria Việt Nam đã tận dụng được nguồn vốn và nguồn nhân lực để mở rộng hoạt động kinh doanh. Vốn và nguồn nhân lực là hai yếu tố hết sức cần thiết không thể thiếu trong hoạt động của bất kỳ công ty nào. Riêng đối với Lotteria khi thực hiện kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, theo tính chất của kinh doanh nhượng quyền thì công ty đã tận dụng được một cách tối đa nguồn vốn của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư muốn trở thành chử nhân của những cửa hàng thức ăn nhanh mang thương hiệu của Lotteria thì bắt buộc phải bỏ ra một số vốn nhất định để được quyền kinh doanh sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty. Nguồn vốn mà công ty thu được còn được gọi là phí nhượng quyền này lại phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiếp theo của công ty và làm cho hệ thống cửa hàng ngày càng được mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng. Thứ ba, một thành công nữa mà công ty đạt được là nâng cao sức cạnh tranh. Bất cứ một sản phẩm nào trên một thị trường nào cũng có những sản phẩm thay thế cạnh tranh. Trong lĩnh vực thức ăn nhanh cũng vậy, tại thị trường Việt Nam nói riêng thì không chỉ có Lotteria mà còn có KFC – một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng trên toàn thế giới và một số thương hiệu khác như là BBQ, Rick and Brown, Gà 99. Tuy nhiên riêng tại thị tường Việt Nam thì Lotteria và KFC có thể nói là một chín một mười. Đây chính là thành công lớn nhất khi kinh doanh tại Việt Nam, do sự nhạy bén trong kinh doanh, tận dụng được cơ hội thị trường Lotteria đã có được thành công như ngày hôm nay. Thứ tư, một thành công không thể không kể đến là vấn đề quảng bá được thương hiệu, quảng bá được hình ảnh của công ty. Ngày nay, nếu để ý một chút thì bạn sẽ nhận thấy một điều rằng tại những địa điểm đẹp ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội cũng như một số thành phố khác đều thấy xuất hiện những cửa hàng thức ăn nhanh mang thương hiệu Lotteria. Rất nhiều người dân đặc biệt là giới trẻ ngày nay khi nhắc đến thức ăn nhanh thì họ đều biết đến Lotteria. Từ đó có thể nhận thấy rằng, hình ảnh của Lotteria đã được rất nhiều người dân Việt Nam biết đến. Ngoài ra Lotteria cũng có những chương trình nhằm hướng vào khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, công ty đã có một số cửa hàng đặt tại những địa điểm thu hút được nhiều khách nước ngoài từ đó càng làm cho nhiều người biết đến Lotteria và sản phẩm của Lotteria hơn. Đó chính là những thành công bước đầu mà Lotteria đạt được trong hoạt động kinh doanh của mình nói chung và kinh doanh nhượng quyền nói riêng. Vói tốc độ phát triển như ngày nay thì trong tương lai không xa Loteria sẽ có được nhiều thành công hơn và chiếm lĩnh được nhiều thị phần trong ngành thức ăn nhanh. 3.2. Những vấn đề tồn tại hay chưa thành công. Bên cạnh những thành công mà Lotteria đã có được khi kinh doanh nhượng quyền tại thị trường Việt Nam thì một vấn đề lớn được đặt ra chính là việc quản lý một số lượng lớn những cửa hàng nhượng quyền, đây cũng chính là một vấn đề còn tồn tại mà hầu hết nhà nhượng quyền nào cũng gặp phải. Với một số lượng cửa hàng lớn và những chủ đầu tư khác nhau như vậy đòi hỏi bên nhượng quyền phải theo dõi sát tình hình hoạt động kinh doanh của các cửa hàng, tránh để xảy ra tình trạng có sự khác nhau về chất lượng sản phẩm, dịch vụ giữa những cửa hàng nhượng quyền, luôn luôn phải đảm bảo tính đồng nhất trên toàn bộ hệ thống kể cả cửa hàng nhượng quyền và cửa hàng do công ty sở hữu. Với Lotteria cũng vậy, 18 cửa hàng nhượng quyền với 18 chủ đầu tư khác nhau. Với tư cách là chủ đầu tư, họ luôn tìm mọi cách sao cho hoạt động kinh doanh của mình mang lại lợi nhuận cao nhất nên đôi khi họ có những cách làm không đi đúng hướng so với toàn hệ thống, vi phạm hợp đồng nhượng quyền ảnh hưởng đến sự phát triển của thương hiệu. Trước tình hình như vậy Lotteria Việt Nam do là chủ sở hữu của rất nhiều cửa hàng thêm vào đó là việc quản lý 18 cửa hàng nhượng quyền nên đây chính là một vấn đề yếu kém, còn tồn tại tại công ty TNHH Lotteria Việt Nam. Tóm tắt chương 2 Với quá trình phát triển hơn 30 năm tại Hàn Quốc và hơn 10 năm tại thị trường Việt Nam, đến nay Lotteria đã có một chỗ đứng vững trắc trên thị trường thức ăn nhanh Việt Nam, thị phần của Lotteria đã lên đến sấp sỉ 50%, doanh thu hàng năm lên đến 1 triệu USD, đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Với cam kết thực hiện “sản xuất sản phẩm với chất lượng cao, dịch vụ tốt” và lấy 4 chữ “QCST” là phương châm kinh doanh phục vụ khách hàng Lotteria Việt Nam đã không ngừng phát triển hệ thống cửa hàng của mình và ngày càng có nhiều người biết đến sản phẩm cũng như dịch vụ thân thiện tại Lotteria. Bên cạnh những gì đã đạt được Lotteria vẫn còn một số vấn đề yếu kém trong lĩnh vực quản lý hoạt động của các cửa hàng nhất là đối với các cửa hàng nhượng quyền. Nhưng với tốc độ phát triển này, hy vọng trong tương lai Lotteria sẽ khắc phục được những hạn chế của minh và không ngừng phát triển hơn nữa trên thị trương Việt Nam và tiến tới vươn ra thị trường thế giới. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHIH DOANH THEO HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TAI CÔNG TY TNHH LOTTERIA VIỆT NAM 1. Những định hướng kinh doanh nhượng quyền của Lotteria Việt Nam. Ngày nay kinh doanh nhượng quyền đang trở thành một xu thế kinh doanh của lĩnh vực thức ăn nhanh nói riêng và lĩnh vực dịch vụ nói chung. Đối với Lotteria Việt Nam từ khi chính thức chuyển sang mô hình kinh doanh nhượng quyền đến nay đã thu được những thành công bước đầu, trong thời gian tới Lotteria đã có những định hướng trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền của mình, cụ thể: Thứ nhất, tiếp tục mở rộng hệ thống cửa hàng nhượng quyền trên cả nước. Đây chính là một mục tiêu hàng đầu được đặt ra, tuy nhiên việc mở rộng hệ thống cũng phải dựa vào sự phát triển kinh tế nói chung của từng vùng, thu nhập của người dân địa phương, nhu cầu về sản phẩm của thị trường… Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như thị phần của sản phẩm. Thứ ba, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng là một trong những phương châm hoạt động của Lotteria, việc kinh doanh nhượng quyền cũng phải gắn liền với việc khai thác nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền này chính là một cơ hội để khai thác tốt nhu cầu của khách hành, chính những chủ đầu tư tại địa phương sẽ là những người cung cấp thông tin khách hàng một cách hiệu quả nhất mà công ty không cần phải mất công khai thác. Mục tiêu này có thể được coi là mục tiêu sống còn của Lotteria vì chỉ có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì công ty mới có thể phát triển hay nếu không có khách hàng thì không có sự tồn tại của công ty. Thứ tư, hoàn thiện bộ máy quản lý các cấp, bảo đảm sự thống nhất trên toàn bộ hệ thống nhượng quyền về chỉ tiêu chất lượng, sản phẩm và dịch vụ… Bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả thì mới đảm bảo hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh nhượng quyền từ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cho đến việc thiếu đồng nhất về sản phẩm, quy cách phục vụ, hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống. 2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Lotteria trong kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Khi một doanh nghiệp, một công ty hoạt động trên thị trường đều chịu sự tác động của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Môi trường bên trong thể hiện ở những điểm mạnh, điểm yếu của của chính công ty. Còn môi trường bên ngoài thể hiện ở những cơ hội, thách thức do thị trường mang lại, do môi trường kinh doanh, môi trường chính trị tác động vào. 2.1. Điểm mạnh. Lotteria kinh doanh trên lĩnh vực thức ăn nhanh, một lĩnh vực đang có cơ hội phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Với những gì Lotteria đã đạt được thì không thể phủ nhận được những điểm mạnh sẵn có của Lotteria, thể hiện ở: Lotteria Việt Nam được kế thừa kinh nghiệm đã được tích luỹ qua hơn 30 năm hoạt động của công ty mẹ tại Hàn Quốc. Lotteria Hàn Quốc là một thương hiệu chiếm vị trí số một tại Hàn Quốc vượt trên cả McDonald’s. Kinh nghiệm về hoạt động quản lý, kinh nghiệm về kinh doanh, kinh nghiệm về khai thác thị trường, kinh nghiệm về dịch vụ… là những kinh nghiệm hết sức cần thiết khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành thức ăn nhanh nói chung và sản phẩm của Lotteria nói riêng đang trở thành một trào lưu ẩm thực mới trong giới trẻ Việt Nam. Mức giá nhượng quyền tương đối hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Với múc giá nhượng quyền mà công ty đưa ra giao động trong khoảng từ 75.000 đến 80.000 USD, tuỳ vào mỗi cửa hàng thì cũng có rất nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư trở thành chủ cửa hàng Lotteria mà không cần phải có một chút kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này cũng như đây là một phương thức đầu tư an toàn. Các chủ đầu tư sẽ được đào tạo về phương pháp kinh doanh, phương pháp quản lý với sản phẩm đã có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Cũng chính vì sản phẩm của Lotteria đã tạo được cho mình một vị trí trong làng thức ăn nhanh mà cho đến nay hệ thống những cửa hàng nhượng quyền cửa Lotteria đã đi vào kinh doanh rất hiệu quả theo một chuẩn mực chung trên toàn hệ thống Lotteria Việt Nam. 2.2. Điểm yếu. Thách thức thứ nhất mà các nhà quản lý hoạt động nhượng quyền gặp phải nằm ngay trong lợi thế của nó. Khi mạng lưới phân phối dày đặc rộng lớn tồn tại yếu điểm với một số lượng lớn cửa hiệu nhượng quyền cách trở về địa lý, thông tin thì việc quản lý của các nhà quản lý sẽ gặp trở ngại nhất là khi cần có sự xử lý kịp thời và mang tính chuyên môn (một vấn đề có thể là hạn chế đối với bên mua). Đôi khi chỉ là thái độ thiếu lịch sự của một nhân viên một cửa hàng franchise hay vết bẩn trong món ăn dẫn tới tổn hại chung cho cả thương hiệu và các đối tác trong hệ thống. Bên cạnh những thành công mà Lotteria đã có được khi kinh doanh nhượng quyền tại thị trường Việt Nam thì một vấn đề lớn được đặt ra chính là việc quản lý một số lượng lớn những cửa hàng nhượng quyền, đây cũng chính là một vấn đề còn tồn tại mà hầu hết nhà nhượng quyền nào cũng gặp phải. Với một số lượng cửa hàng lớn và những chủ đầu tư khác nhau như vậy đòi hỏi bên nhượng quyền phải theo dõi sát tình hình hoạt động kinh doanh của các cửa hàng, tránh để xảy ra tình trạng có sự khác nhau về chất lượng sản phẩm, dịch vụ giữa những cửa hàng nhượng quyền, luôn luôn phải đảm bảo tính đồng nhất trên toàn bộ hệ thống kể cả cửa hàng nhượng quyền và cửa hàng do công ty sở hữu. 2.3. Cơ hội. Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 65 hệ thống franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão. Việt Nam là một nước đã và đang tiến hành mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đây chính là một cơ hội lớn cho các nhà nhượng quyền nói chung và Lotteria nói riêng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động kinh doanh quốc tế, các hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hợp đồng càng trở nên quan trọng và được các công ty áp dụng phổ biến nhằm khai thác các cơ hội trên thị trường mục tiêu. Đối với Việt Nam trong quá trình kinh doanh quốc tế, các rào cản thương mại và phi thương mại đang là những nhân tố gây cản trở hoạt động mở rộng thị trường của các công ty thì đến nay những rào cản này đang dần được tháo dỡ và tiến tới xoá bỏ tạo cơ hội cho sự phát triển của kinh doanh nhượng quyền đối với Lotteria. Khi tiến hành mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ chứng kiến sự thâm nhập của các thương hiệu lớn trên thế giới thông qua con đường nhượng quyền thương mại. Thị trường nhượng quyền lúc này sẽ trở nên sôi động hơn, chuyên nghiệp hơn với sự nở rộ của khu vực kinh tế dịch vụ. Đây là cơ hội cho các cá nhân, tổ chức có thể trở thành đối tác nhượng quyền của những thương hiệu lớn, tiếng tăm. Điều này đồng nghĩa với một cơ hội thành công cao hơn, một tiềm năng phát triền xa hơn. Đối với thị trường Việt Nam Franchise còn khá mới mẻ nên dễ dàng phát triển và ít cạnh tranh. Việt Nam đang được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là một thị trường lý tưởng của hoạt động bán lẻ. Trong vài năm tới, hoạt động này sẽ bùng nổ với sự đổ bộ của nhiều nhãn hiệu trong và ngoài nước thông qua phương thức nhượng quyền thương mại. Theo ông Terry Ghani, Giám đốc TGA-Malaysia, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực marketing tại Malaysia, Việt Nam được xem là thị trường tiềm ẩn, chưa được khai phá. Với những ưu thế như chính trị ổn định, tỷ lệ người biết chữ cao, thị trường trẻ với 70% dân số dưới 30 tuổi, sức mua ngày càng tăng, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để thực hiện các hoạt động nhượng quyền thương mại. Ông Luke Kim, Giám đốc Công ty A.S Louken của Singapore cũng cho biết hầu hết các thương hiệu trên thế giới nhượng quyền thành công tại Singapore như thương hiệu giày da thời trang Charles & Keith, Chapter 2 và một số thương hiệu thức ăn nhanh như Break Talk, Cavana đều đang có ý định nhắm đến Việt Nam. "Thị trường Việt Nam đã bắt đầu chín muồi để các thương hiệu trong và ngoài nước áp dụng nhượng quyền thương mại", ông Luke Kim nhận xét. Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết mới đây tập đoàn bán lẻ Wall Mart của Mỹ đã sang làm việc với ITPC để tìm hiểu đầu tư vào thị trường Việt Nam dưới dạng nhượng quyền thương mại. Đó chính là một số nhận định mang tính khách quan về thị trường Việt Nam với tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong đó có cơ hội cho sự phát triển mang tính tất yếu của Lotteria Việt Nam. Mặt khác, 95% doanh nghiệp Việt Nam còn ở quy mô vừa và nhỏ nên rất thích hợp đầu tư theo mô hình nhượng quyền. Với những cơ hội sẵn có tại thị trường Việt Nam, Lotteria đã và đang khai thác một cách hiệu quả thị trường này, hệ thống cửa hàng nhượng quyền phát triển một cách nhanh chóng trên cả nước. 2.4. Thách thức. Sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO với sự xâm nhập mạnh mẽ của hàng loạt tập đoàn bán lẻ và đồ ăn nhanh bằng phương pháp franchising họ có thể thành lập nên mạng lưới kinh doanh dày đặc cạnh tranh với cường độ khốc liệt và có khả năng sẽ chiếm lĩnh cả thị trường bán lẻ. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Lotteria có nhiều kinh nghiệm và năng lực hơn là KFC, một “ông lớn” cả về giá trị thương hiệu và hiệu quả franchise đến từ Mỹ, hiện đã phát triển được khoảng 45 cửa hiệu tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong mục tiêu gần, KFC muốn “bành trướng” cửa hàng gà rán của mình đến nhiều địa phương khác. Chắc chắn KFC hiểu rằng phải tiến hành nhanh nhất kế hoạch này ngay khi có thể, bởi thị trường trống đang là lợi thế cho những người đi trước, trước khi McDonald’s, Subway và nhiều “gã khổng lồ” khác tiến quân vào. Theo “sát ván” KFC chính là Lotteria - một nhãn hiệu gà rán, thức ăn nhanh. Trên địa bàn TP.HCM, người ta có thể thấy rõ sự cạnh tranh ráo riết giữa hai nhãn hiệu này. Tiếp đó, Jollibee, Pizza Hut, cà phê Gloria Jean’s… đang kéo thị trường Việt Nam vào bản đồ franchise của các nhãn hiệu quốc tế hùng mạnh. Do nhượng quyền thương mại là một hoạt động có liên quan đến li-xăng và chuyển giao công nghệ nên việc xảy ra tranh chấp cũng là một vấn đế cần quan tâm. Khi đã là thành viên của WTO, các tranh chấp về thương mại của Việt Nam cũng sẽ được giải quyết dựa trên những điều lệ của tổ chức này. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thông thoáng hơn, ít tốn thời gian và có tính ràng buộc cao. Các nhà quản lý Việt Nam có thể an tâm kinh doanh hơn khi các tranh chấp thương mại dược giải quyết công bằng hơn, đặc biệt là các tranh chấp nảy sinh với các cường quốc trên thế giới. Khung pháp lý về hoạt động nhượng quyền còn chưa rõ ràng khiến cho cả bên mua và bán đều gặp khó khăn và bất trắc. Trong khi khái niệm nhượng quyền thương mại trong Bộ luật Dân sự 2005 được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được xếp vào nhóm đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 755 của Bộ luật. Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tượng chuyển giao công nghệ. Đây chính là điểm mâu thuẩn nghiêm trọng giữa Luật Chuyển giao công nghệ với Bộ Luật Dân sự.Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35, nếu việc nhượng quyền có liên quan việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ).  Như vậy quy định nêu trên của Nghị định 35 chưa phù hợp với luật, đồng thời Luật Thương mại 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào để nối kết một cách hợp lý với Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006, do đó đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa các văn bản pháp luật có liên quanNhượng quyền thương mại vẫn còn khá mới mẽ đối với Việt Nam, do đó rất cần sự hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước trong việc phát triển loại hình kinh doanh đặc thù này. Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần phải có các chính sách xúc tiến, tư vấn, hỗ trợ đào tạo trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Đối với doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, Nhà nước nên khuyến khích họ thành lập, tham gia vào các hiệp hội nhượng quyền thương mại để có điều kiện tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm, tự đào tạo, đồng thời cũng là một trong những đầu mối tham khảo, phản biện xã hội để hoàn thiện về chính sách pháp luật về nhượng quyền thương mại. Về những quy định pháp luật hiện thời, Nhà nước cần phải xem xét, làm rõ các khái niệm phạm vi điều chỉnh giữa các luật, văn bản pháp quy có liên quan, từ đó có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp, ban hành các quy định mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nhượng quyền thương mại. Hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Nguy cơ bị mất cắp bí quyết kinh doanh trong quá trình hoạt động cũng là một thách thức đặt ra đối với một nhà quản lý thương hiệu. Bên mua franchise sẽ được chủ thương hiệu đào tạo phương thức hoạt động cung cấp những phương công thức chế biến đặc biệt mang đặc trưng thương hiệu. Đặc điểm này khiến cho kinh doanh nhượng quyền thương mại khó có thể diễn ra ở những nơi có hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh như là ở Việt Nam. Như trường hợp nhãn hiệu bánh phồng tôm Sa Giang của An Giang khi xuất khẩu sang Châu Âu thông qua một đại lý đã bị chính đại lý đó lợi dụng và chủ thương hiệu Sa Giang tại Việt Nam đã phải mua lại nhãn hiệu của chính mình nếu không thì không có cách nào xâm nhập thị trường Mỹ. 3. Giải pháp thúc đẩy kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tại công ty TNHH Lotteria Việt Nam. Với những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức mà thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh tác động đến Lotteria trong quá trình theo đuổi hình thức kinh doanh nhượng quyền khiến cho hoạt động của Lotteria có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Trước tình hình đó, để nhằm mục đích phát triển tối đa hoạt động kinh doanh của mình Lotteria Việt Nam cần phải có những giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu cũng như tận dụng cơ hội thị trường tránh được những rủi ro một cách tối ưu nhất. Để đạt được như vậy, Lotteria cần có những hành động ngay tức thì trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể: Đối với việc quản lý chuỗi cửa hàng nhượng quyền, Lotteria cần phải có những biện pháp theo dõi một cách hiệu quả nhất tình hình hoạt động kinh doanh của các cửa hiệu nhượng quyền cách trở về địa lý, thông tin và cần có sự xử lý kịp thời và mang tính chuyên môn (một vấn đề có thể là hạn chế đối với bên mua) khi có những rủi ro xảy ra đối với thương hiệu và việc vi phạm hợp đồng, không để rơi vào tình thế mất kiểm soát chất lượng và tính đồng bộ của mình. Nguy cơ bị tổn hại do các franchise khác trong hệ thống hoạt động không hiệu quả hoặc làm trái với các nguyên tắc hoạt động kinh doanh rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống vì vậy nhà nhượng quyền luôn luôn phải lập kế hoạch quản lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh, từ các nhà quản lý cấp cao nhất cho đên những nhân viên cấp dưới luôn luôn phải cập nhập thông tin từ phía khách hàng, thông tin từ phía nhà cung cấp, thông tin từ phía đối thủ cạnh tranh. Có được thông tin phản hồi từ phía khách hàng chính là cơ hội để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của cả hệ thống nhà hàng. Bên cạnh đó thông tin từ phía đối thủ cạnh tranh cũng hết sức quan trọng, cần thiết để kịp thời đưa ra những biện pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thức ăn nhanh. Ví dụ như những thông tin về chương trình khuyến mãi, thông tin về sự bành trướng của đối thủ cạnh tranh thì chúng ta có thể đưa bắt kịp, thực hiện đón đầu những chương trình khuyến mãi tương tự… Như chúng ta đã nghiên cứu, hệ thống luật pháp về nhượng quyền tại Việt Nam còn nhiều mâu thuẫn và chồng chéo ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Lotteria nói riêng và của tất cả các nhà nhượng quyền tại Việt Nam nói chung. Vì vậy trong quá trình kinh doanh, chúng ta có thể chủ đông đưa ra những kiến nghị đóng góp về những thiếu sót của pháp luật nhượng quyền, từ đó giúp hoàn thiện môi trường kinh doanh, tránh được những rủi ro do chính môi trường mang lại và đặc biệt làm cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền trở nên thuận lợi hơn và ngày càng phát triển góp phần đưa toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đi lên. Tóm tắt chương 3 Sau hai năm hoạt động theo hình thức kinh doanh nhượng quyền và với những định hướng kinh doanh trong thời gian tiếp theo tại thị trường Việt Nam, nhìn chung Lotteria đã bước đầu thu được những thành công, tận dung được những điểm mạnh của mình và cơ hội thị trường cũng như hoàn thiện hơn về lĩnh vực quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh một thị phần không nhỏ trên thị trường thức ăn nhanh Việt Nam. Bên cạnh đó Lotteria không ngừng nghiên cứu đưa ra những biện pháp khắc phục cho những thiếu xót, yếu kém của mình để ngày càng đứng vững trên thị trường Việt Nam cũng như tìm kiếm thị trường mới. KẾT LUẬN Nhìn từ các quan điểm khác nhau về nhượng quyền thương mại trên thế giới, chúng ta có thể khẳng định “nhượng quyền thương mại, xét về bản chất, là một cách thức mở rộng kinh doanh”. Do vậy, sự phát triển của nhượng quyền thương mại gắn chặt với sự phát triển kinh tế. Tính tiên tiến trong phương thức phân phối theo nhượng quyền giúp doanh nghiệp bành trướng một cách mau lẹ và vượt qua được các rào cản về vốn, công nghệ, nguồn lao động, hệ thống quản lý, sự am hiểu về địa phương, v.v. đã tạo ra những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển. Lợi ích trong nhượng quyền thương mại đến từ cả ba bên trong mối quan hệ bên nhượng quyền – bên nhận quyền và người tiêu dùng. Tại thị trường Việt Nam cũng vậy, không chỉ có Lotteria mà còn một số nhà nhượng quyền khác đang hoạt động kinh doanh rất hiệu quả, hàng năm đóng góp rất nhiều vào GDP của đất nước góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26610.doc
Tài liệu liên quan